Luận văn Phân tích tình hình lợi nhuận công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa

Qua phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty trong hai năm: 2015 và 2016 và tình hình lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch năm 2016, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của có nhiều biến động. Bằng chứng là năm 2016 doanh thu thuần của Công ty giảm dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm so với năm trước. Còn so với kế hoạch, mặc dù doanh thu thực hiện năm 2016 giảm 13.9% nhưng lợi nhuận thực hiện lại tăng. Đây chính là nhờ Công ty đã có chính sách phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Qua đó, ta thấy được Công ty tích cực trong việc duy trì phát triển sản xuất kinh doanh, giảm bớt các chi phí không cần thiết, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, có những giải pháp vượt qua khó khăn, đưa lợi nhuận tăng qua hai năm. Một số chỉ số tài chính đạt hiệu quả như tỷ suất sinh lời của tài sản và tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu đều tăng từ năm 2015 đến 2016, cho thấy Công ty đã có chính sách đầu tư và sử dụng vốn một cách hiệu quả. Bên cạnh các nhân tố làm tăng lợi nhuận thì khối lượng hàng hóa tiêu thụ giảm và thuế suất là 2 nhân tố chính làm lợi nhuận giảm đáng kể, Công ty cần có các chính sách phù hợp để tăng khối lượng tiêu thụ, đặt biệt là ở sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao để gia tăng lợi nhuận trong giai đoạn tiếp theo.

docx51 trang | Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình lợi nhuận công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u còn bao gồm các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định của nhà nước đối với một số hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ trong kì được nhà nước cho phép và giá trị các hàng hóa đem biếu tặng hoặc tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp. Để tìm hiểu rõ hơn về doanh thu, chúng ta tiếp cận một số khái niệm có liên quan: - Doanh thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ: là doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, các khoản thuế. Các khoản giảm trừ gồm giảm giá hàng bán, hàng bán bị gửi trả lại, chiết khấu thương mại. - Doanh thu thuần: là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng cho các khoản hoàn nhập như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu nợ khó đòi không phát sinh trong kỳ báo cáo. 2.1.1.2 Nội dung của doanh thu Doanh thu về bán hàng: Là doanh thu về bán sản phẩm hàng hoá thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về các dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và chức năng sản xuất của doanh nghiệp. Doanh thu nội bộ: Là số tiền thu được do bán hàng hóa, sản phẩm cung cấp dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty hay tổng công ty Doanh thu tài chính: Là các khoản thu bao gồm tiền lãi (vay, gởi, trả chậm, trả góp, đầu tư trái phiếu), thu nhập từ cho thuê tài sản như bằng sáng chế, nhãn mác, thương mại. Doanh thu từ tiêu thụ khác bao gồm: Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại. Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như thu về tiền lãi gửi ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu nhập từ đầu tư trái phiếu, cổ phiếu. Thu nhập bất thường như thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đòi đã chuyển vào thiệt hại. Thu nhập từ các hoạt động khác như thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, giá trị vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, thu từ bản quyền phát minh, sáng chế, tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm. 2.1.1.3 Vai trò của doanh thu Đối với doanh nghiệp. Doanh thu có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, là khâu cuối cùng trong lưu thông. Doanh thu giúp doanh nghiệp bù đắp chi phí, thu hồi vốn, thực hiện giá trị thặng dư. Doanh thu thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp và mở rộng thị trường. Nâng cao doanh thu là biện pháp căn bản để tăng lợi nhuận doanh nghiệp, nâng cao uy tín, khả năng chiếm lĩnh thị trường. Đối với xã hội. Đối với doanh nghiệp ngoại thương, doanh thu là nguồn thu ngoại tệ góp phần ổn định cán cân thanh toán. Doanh thu tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và góp phần tích lũy thúc đẩy nền sản xuất xã hội (thuế, lệ phí). Nghiên cứu doanh thu mang lại cho nhà đầu tư cơ sở để lựa chọn đối tác kinh doanh. 2.1.1.4 Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu Giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát đối với tình hình biến động doanh thu. Giúp doanh nghiệp phát triển trọng tâm kinh doanh, từ đó khai thác tốt tiềm năng của doanh nghiệp. Phân tích doanh thu giúp cho doanh nghiệp theo dõi sát sao và đánh giá kế hoạch thực hiện doanh thu qua các kỳ kinh doanh. Làm cơ sở để doanh nghiệp đề ra kế hoạch tăng trưởng doanh thu. Hỗ trợ doanh nghiệp đạt được những khoản lợi nhuận tiềm năng. Tạo nên nguồn tài liệu quan trọng để phân tích doanh nghiệp 2.1.2 Chi phí 2.1.2.1 Khái niệm chi phí Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hoá. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó. 2.1.2.2 Chi phí gồm các khoản 1 Giá vốn hàng bán: Là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm đã bán được (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hoá đã bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành, đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Chi phí bán hàng: Là chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bao gồm: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ, đồ dùng cho hoạt động bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí mua ngoài, các chi phí khác bằng tiền Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện dịch vụ Chi phí công nhân trực tiếp: Bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, theo tủy lệ quy định trên tổng quỹ lương Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các khoản như chi phí nhân viên phân xưởng, nhân viên chi phí nguyên vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp, bao gồm: chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu phục vụ cho quản lý doanh nghiệp, chi phí đồ dùng văn phòng, thuế phí, lệ phí Chi phí tài chính: bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán Chi phí khác: Là chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, tiền phạt do vi phạm hợp đồng, bị phạt thuế, truy nộp thuế, các khoản chi phí do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán, các khoản chi phí khác còn lại 2.1.2.3 Ý nghĩa Phân loại này có ý nghĩa cho việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng một cách đúng đắn, hợp lý 2.1.3 Lợi nhuận 2.1.3.1 Khái niệm lợi nhuận Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật. Lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khi tham gia hoạt động kinh tế đều hướng mục đích vào lợi nhuận, có được lợi nhuận doanh nghiệp mới chứng tỏ được sự tồn tại của mình. Lợi nhuận dương là tốt, chỉ cần xem là cao hoặc thấp để phát huy hơn nữa, nhưng khi lợi nhuận là âm thì khác, nếu không có biện pháp khả thi bù lỗ kịp thời, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp tiến đến bờ vực phá sản là tất yếu không thể tránh khỏi. Ngoài ra, lợi nhuận còn là tiền đề cơ bản khi doanh nghiệp muốn tái sản xuất mở rộng để trụ vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, lợi nhuận giúp nâng cao đời sống cho người lao động, đó chính là động lực to lớn nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như tinh thần làm việc của người lao động vốn được xem là một trong những bí quyết tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Lợi nhuận của một doanh nghiệp gồm có: - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp từ bán hàng và các dịch vụ trừ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hoá, thành phẩm dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Phản ánh hiệu quả hoạt động của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ ra các chi phí phát sinh từ hoạt động này. - Lợi nhuận khác: Là những khoản lợi nhuận của doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra, những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan từ phía đơn vị hoặc khách quan đưa tới. Lợi nhuận từ hoạt động khác như hoạt động thanh lý tài sản cố định, thắng kiện trong kinh doanh Công thức: L = ∑Qi (Pi - Zi - CBHi - CQLi - Ti) L: Lợi nhuận Qi: Sản lượng năm thứ i Pi: Giá bán năm thứ i Zi: Giá vốn năm thứ i CBhi: Chi phí bán hàng năm thứ i CQli: Chi phí quản lý năm thứ i Ti: Thuế suất đơn vị sản phẩm năm thứ i 2.1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng Ảnh hưởng bởi nhân tố khối lượng hàng hóa ∆Q = Lk x % hoàn thành KH tiêu thụ - Lk - Ảnh hưởng bởi nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm ∆K = ∑(Q1i - Qki) (Pki - Zki - CBHki - CQLki - Tki) - ∆Q - Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm ∆P = ∑Q1i (P1i - Pki) - Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn đơn vị sản phẩm ∆Z = ∑Q1i (Z1i - Zki) - Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí bán hàng ∆CBH = ∑Q1i (CBH1i - CBHki) - Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý ∆CQL = ∑Q1i (CQL1i - CQLki) - Ảnh hưởng bởi nhân tố thuế suất đơn vị sản phẩm ∆T = ∑Q1i (T1i - Tki) 2.1.3.3 Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh lời của doanh thu (ROS) ROS được xác định bằng tỷ lệ của lợi nhuận trên doanh thu thuần trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Công thức: Lợi nhuận Doanh thu thuần ROS = Tử số của công thức trên có thể là các khoản mục lợi nhuận khác nhau, được lấy ra từ Báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ, tùy theo mục đích và đối tượng phân tích mà nhà nghiên cứu lựa chọn, chẳng hạn lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước lãi vay, thuế, khấu hao tài sản cố định hữu hình và vô hình (EBITDA), lợi nhuận trước lãi vay và thuế hay lợi nhuận hoạt động (EBIT), lợi nhuận trước thuế (EBT), lợi nhuận sau thuế hay lợi nhuận ròng (EAT). Thông thường các nhà phân tích lựa chọn lợi nhuận sau thuế làm tử số, khi đó tỷ suất này trở thành tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu – một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khả năng sinh lời của toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp: Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần ROS = Tỷ suất trên cho biết quy mô lợi nhuận được tạo ra từ mỗi đồng doanh thu thuần. Suất sinh lời của tài sản (ROA) ROA được tính bằng tỷ lệ của lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Công thức: Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân ROA = Tổng tài sản bình quân trong kỳ được tính bằng trung bình cộng của tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ của doanh nghiệp. Trong trường hợp không có đủ số liệu, nhà phân tích có thể sử dụng tổng tài sản tại một thời điểm nào đó, ví dụ thời điểm cuối kỳ, thay cho tổng tài sản bình quân). Tỷ suất này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng được đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp, qua đó phản ánh khả năng sinh lợi của các tài sản hoặc tần suất khai thác các tài sản của doanh nghiệp. Suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) ROE được xác định bằng tỷ lệ của lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ của doanh nghiệp. Công thức: Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân ROE = Vốn chủ sở hữu (VCSH) bình quân trong kỳ được tính bằng trung bình cộng của VCSH đầu kỳ và cuối kỳ của doanh nghiệp. Trong trường hợp không có đủ số liệu, nhà phân tích có thể sử dụng VCSH tại một thời điểm nào đó, ví dụ thời điểm cuối kỳ, thay cho VCSH bình quân. Tỷ suất này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng vốn đầu tư của các chủ sở hữu, từ đó phản ánh hiệu quả sử dụng VCSH của doanh nghiệp và mức doanh lợi tương đối mà các cổ đông được hưởng khi đầu tư vào doanh nghiệp. Do đó, ROE là một chỉ tiêu được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, thường xuyên được sử dụng làm cơ sở đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư tiềm năng ra quyết định trong hoạt động đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp. 2.1.3.4 Vai trò và ý nghĩa Lợi nhuận doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, vì nó tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phấn đấu thực hiện được chỉ tiêu, lợi nhuận là điều quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính doanh nghiệp được ổn định vững chắc Đối với bản thân doanh nghiệp: Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ làm giảm chi phí, hạ giá thành sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên. Lợi nhuận còn là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất mở rộng, là nguồn vốn rất quan trọng để đầu tư phát triển của một doanh nghiệp. Doanh thu doanh nghiệp hoạt động lợi nhuận sẽ có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, có điều kiện xây dựng quỹ như Quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi Điều này khuyến khích người lao động tích cực làm việc, nâng cao ý thức tránh nhiệm, phát huy tính sáng tạo trong lao động và gắn bó với doanh nghiệp. Nhờ vậy năng suất lao động sẽ được tăng cao góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Đối với xã hội: Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, lợi nhuận là động lực, là đòn bẩy kinh tế của xã hội. Nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đảm bảo tài chính ổn định và luôn tăng trưởng, có lợi nhuận cao thì tiềm lực tài chính của quốc gia sẽ ổn định và phát triên. Vì lợi nhuận là nguồn tham gia đóng góp theo luật định vào ngân sách nhà nước dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhờ vậy mà nhà nước có nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo dựng môi trường kinh doanh tốt cho doanh nghiệp và góp phần hoàn thành những chỉ tiêu kinh tế, xã hội của đất nước CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH THÀNH CÔNG - BIÊN HOÀ 3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH THÀNH CÔNG BIÊN HOÀ 3.1.1 Tên công ty Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH THÀNH CÔNG BIÊN HOÀ Tên giao dịch: THANH THANH CONG – BIEN HOA JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: SBT 3.1.2 Thông tin về công ty Địa chỉ : Xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh Số điện thoại : 0276 375 3250 Fax : 0276 383 9834 E-mail : ttcs@ttcsugar.com.vn Website : 3.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ Phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh (SBT) tiền thân là Công ty liên doanh giữa Tập đoàn Group Bourbon (GB) và Liên hiệp mía đường II (LHMĐ II) và Liên hiệp Mía đường Tây Ninh (LHMĐTN), được thành lập theo Giấy phép Đầu tư số 1316/GP ngày 15/7/1995 do Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư cấp. Tổng số vốn đầu tư ban đầu của Công ty là 95 triệu USD và vốn pháp định đăng ký là 28,5 triệu USD. Trong đó GB sở hữu 70% vốn điều lệ, LHMĐII sở hữu 15% và LHMĐTN sở hữu 15%. Dự án đầu tư là Nhà máy sản xuất đường có dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiến tiến nhất với sản phẩm chính là đường tinh luyện RE theo tiêu chuẩn Châu Âu, công suất thiết kế giai đoạn 1 là 8.000 tấn mía/ngày. Điểm đặc biệt của dây chuyền này là sử dụng nhiệt lượng từ đốt bã mía để chạy 2 tua bin sản xuất điện với công suất 24MW, hơi nước thứ cấp sau khi qua tua bin sẽ được sử dụng cho sản xuất đường, phần còn thừa sau khi tự cung cấp điện cho toàn nhà máy sẽ được hòa vào lưới điện quốc gia. Năm 1995: Công ty TNHH Mía đường Bourbon Biên Hòa (nay là Công ty CP Mía đường Thành Thành Công Biên Hòa) thành lập ngày 15/07/1995 do Ủy ban nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp. Tiền thân là Công ty liên doanh giữa Tập đoàn Bourbon (Pháp), Tổng Công ty Mía đường II và Công ty Mía đường Tây Ninh. Tháng 12 năm 1998: SBT điều chỉnh tăng vốn đầu tư lần thứ nhất lên 111 triệu USD và vốn pháp định cũng được tăng lên 39,5 triệu USD theo Giấy phép điều chỉnh số 1316/GPĐC1 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên do tình hình sản xuất kinh doanh không thuận lợi, ngành đường rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Tháng 3 năm 1999, Tổng Công ty mía đường II thực hiện chuyển nhượng toàn bộ phần góp vốn pháp định của mình cho Group Bourbon theo Giấy phép Đầu tư điều chỉnh số 1316/GPĐC2 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tháng 5 năm 2000: Liên Hiệp Mía Đường Biên Hòa đã chuyển nhượng phần vốn góp cho Tập đoàn Bourbon. SBT được chính thức chuyển đổi hình thức đầu tư thành Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo Giấy phép Đầu tư điều chỉnh số 1316A/GP của Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư. Tháng 2 năm 2001: SBT điều chỉnh tăng vốn đầu tư lần thứ hai lên 113 triệu USD và vốn pháp định là 112,189 triệu USD theo Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 1316A/GPĐC1 của Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau khi Tập đoàn Bourbon mua lại nợ vay nước ngoài và vốn hóa toàn bộ số nợ này, qua đó thể hiện sự cam kết đầu tư và phát triển lâu dài của Tập đoàn Bourbon ở Việt Nam. Tháng 12 năm 2005: SBT được Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư chuẩn bị điều chỉnh thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) còn 10% cho suốt đời dự án (50 năm kể từ năm 1995), miễn thuế TNDN 4 năm kể từ năm đầu tiên có lãi (năm 2004) và giảm 50% trong 04 năm tiếp theo và bãi bỏ quy định về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo Giấy phép điều chỉnh số 1316A/GPĐC2. Tháng 3 năm 2007: SBT được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh cấp phép chuyển đổi hình thức doanh nghiệp thành Công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đầu tư số 451033000014 ngày 23 tháng 3 năm 2007 với vốn điều lệ là 1.419 tỷ đồng trên cơ sở vốn góp của Công ty TNHH sau khi xử lý toàn bộ lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2006. Năm 2008: Công ty niêm yết 44.824.172 cổ phiếu (với mã chứng khoán TTCS) trên Sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM, chiếm 31,58% tổng số cổ phiếu phát hành. Năm 2009: Sau khi thực hiện chiến lược đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Bourbon, công ty đã tiếp nhận và triển khai dự án Khu công nghiệp. Tháng 10/2009, công ty chính thức tổ chức Lễ động thổ Vườn Công nghiệp Bourbon An Hòa. Đây là khu công nghiệp sinh thái đầu tiên tại Việt Nam. Cuối năm 2010: Tập đoàn Bourbon thoái vốn tại Công ty Cổ phần Bourbon Biên Hòa chuyển nhượng toàn bộ số lượng cổ phần sở hữu cho đối tác Việt Nam, trong đó Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Thành Công là cổ đông lớn, chiếm 24,5% tổng số lượng cổ phần phát hành của Công ty. Năm 2011: Lần đầu tiên sau 16 năm thành lập và hoạt động, nhà máy Bourbon Tây Ninh triển khai dự án nâng công suất ép từ 8.000 tấn mía/ngày lên 9.000 tấn mía/ngày. Nhà máy chính thức đưa vào hoạt động với công suất 9.000 tấn mía/ngày trong vụ ép 2011-2012. Năm 2012: Công ty tiếp tục triển khai dự án nâng công suất ép từ 9.000 tấn mía/ngày lên 9.800 tấn mía/ngày. Dự án đã hoàn thành và Nhà máy chính thức hoạt động với công suất mới trong vụ ép 2012 - 2013. Bên cạnh đó, nhà máy SBT cũng đã hoàn thành dự án Affinage (xưởng hòa tan đường thô), đã đưa vào sử dụng tháng 12/2012, góp phần làm gia tăng sản lượng đường RE - vốn là sản phẩm chủ lực của Công ty, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Năm 2013: Công ty phát hành thành công 6.574.200 cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong Công ty và tăng vốn điều lệ lên thành 1.485.000.000.000 đồng vào Quý III. Ngày 02/12/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ 13 cho Công ty. Theo đó, Công ty chính thức đổi tên từ Công ty Cổ phần Bourbon Biên Hòa sang tên mới là Công ty Cổ phần Mía đường Thành Thành Công Biên Hòa Năm 2014: Công ty vinh dự được Bộ Y tế công nhận sản phẩm đạt danh hiệu “Thương hiệu vàng thực phẩm Việt Nam 2014”. Cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô, hoạt động và xu hướng của nền kinh tế, Công ty tiến hành các thủ tục sáp nhập với Công ty Cổ phần Mía đường Nhiệt điện Gia Lai nhằm mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh tranh. Năm 2015: Ngày 24/03/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ 14 cho Công ty. Trong đó, Công ty bổ sung một số ngành nghề kinh doanh: sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai, truyền tải và phân phối điện. Năm 2015, Công ty tròn 20 tuổi, đánh dấu 20 năm hình thành phát triển với những đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Sáp nhập CTCP Mía đường Nhiệt điện Gia Lai và đổi tên thành CTCP Mía đường Thành Thành Công. Năm 2016: Phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu và nâng vốn điều lệ lên 1.948 tỷ đồng. Ngày 25/5, Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công Biên Hòa (TTCS - Mã CK: SBT) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường niên độ 2016 - 2017. Tại đại hội, TTCS đã thông qua chủ trương sáp nhập và phương án hoán đổi toàn bộ cổ phiếu của CTCP Đường Biên Hòa (BHS - Mã CK: BHS) đang lưu hành với cổ phiếu phát hành thêm của TTCS. TTCS và BHS là hai đơn vị trực thuộc Tập đoàn Thành Thành Công - TTC của gia đình đại gia Đặng Văn Thành.  Sau khi hoán đổi cổ phiếu, BHS được đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành Công ty TNHH MTV với tên gọi là Công ty TNHH MTV Đường TTC Biên Hòa Lĩnh vực kinh doanh Sản xuất đường, các sản phẩm phụ; Trồng cây mía; Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có sử dụng đường hoặc sử dụng phụ phẩm, phế phẩm từ sản xuất đường; Sản xuất điện thương phẩm và điện để tự sử dụng từ nguyên liệu chính là bã mía và/hoặc than đá Sản xuất và kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, các công trình dân dụng Xây dựng và kinh doanh siêu thị, nhà hàng, khách sạn 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCP mía đường Thành Thành Công - Biên Hòa (Nguồn: ttcsugar.com.vn) Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ động ủy quyền. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan công lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Hội đồng quản trị năm 2011 – 2016 hiện có 6 thành viên. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2011 – 2016 gồm 3 thành viên. Ban tổng giám đốc: Ban Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày của Công ty theo những kế hoạch và chiến lược đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Tổng giám đốc là người đứng đầu bộ máy điều hành, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty trên cơ sở quyền và nhiệm vụ được giao; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó tổng giám đốc thường trực là người thay mặt Tổng giám đốc trực tiếp xử lý một số mảng công việc với tư cách của Tổng giám đốc. Phó giám đốc thường trực chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty trên cơ sở quyền và nhiệm vụ được giao. Các phó tổng giám đốc khác là người giúp việc cho Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thường trực; thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công, ủy quyền của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thường trực. Văn phòng Hội đồng quản trị: Là đơn vị thực hiện vai trò cầu nối các hoạt động giữa các tổ chức cá nhân có liên quan trong công ty, công ty trực thuộc và các tổ chức khác. Phòng kiểm soát nội bộ: Là đơn vị thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, tham gia đóng góp ý kiến để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Văn phòng Tổng giám đốc: Là đơn vị thực hiện công tác thư ký, trợ lý cho Ban tổng giám đốc; hỗ trợ ban hành và giám sát việc triển khai, thực hiện các Quyết định của Ban tổng giám đốc. Phòng nhân sự: Là đơn vị thực hiện việc hoạch định nguồn nhân lực và tuyển dụng nhân sự; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ trả lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ khác cho người lao động; việc quan hệ lao động. Phòng quản lý hệ thống: Là đơn vị thực hiện việc tư vấn pháp luật, đại diện tố tụng và ngoài tố tụng; việc quản lý hệ thống văn bản lập quy; việc quản lý hệ thống phù Hiện và quản lý danh mục đầu tư; việc phân tích hiệu quả và thẩm định các dự án đầu tư; việc tham mưu, tư vấn, hỗ trợ; việc thực hiện các nghĩa vụ của Công ty niêm yết; việc hoạch định, tổ chức xây dựng, điều phối và đánh giá kết quả thực hiện công tác kế hoạch của từng đơn vị trong Công ty. Phòng kế toán: Là đơn vị tổ chức và thực hiện các công tác kế toán, thống kê của Công ty theo các quy định của pháp luật về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán; là đơn vị thực hiện công tác kế toán quản trị theo yêu cầu quản lý, quản trị của lãnh đạo Công ty. Phòng kinh doanh: Là đơn vị thu thập thông tin, phân tích đánh giá, nhận định thị trường; bán hàng; quản lý, chăm sóc khách hàng và giải quyết các khiếu nại; kinh doanh xuất nhập khẩu; thu hồi công nợ; quản lý phân phối. Phòng Marketing: Là đơn vị quản lý thương hiệu Công ty, marketing các sản phẩm. Kho vận: Là đơn vị quản lý xuất nhập và bảo quản kho đường; điều phối việc giao nhận vận chuyển hàng hóa; lập và thực hiện các thủ tục, hồ sơ liên quan đến nhập khẩu đường. Phòng nguyên liệu: Là đơn vị thực hiện chức năng phát triển diện tích mía, tổ chức đầu tư vốn cho nông dân trồng, chăm sóc mía và thu hồi vốn đầu tư, tổ chức thu mua mía nguyên liệu, phân phối vật tư nông nghiệp cho đối tương ký hợp đồng trồng mía với Công ty, quản lý máy móc, thiết bị cơ giới hóa của Công ty và phổ biến rộng rãi đến bà con nông dân để áp dụng, khuyến nông và tuyên truyền chính sách Công ty đến nông dân. Phòng kỹ thuật nông nghiệp: Là đơn vị tổ chức quy hoạch và khuyến nông nông dân, tuyên truyền với chính quyền địa phương; thực hiện công tác giám sát quá trình đầu tư, giải ngân và thu hoạch mía; định hướng giống mía và phương pháp canh tác giảm chi phí; kiểm tra chất lượng hom giống trước khi phân phối đến các trại giống của Công ty và cho nông dân; thực hiện các khảo nghiệm về giống, phân bón và các phương pháp canh tác; phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư nông nghiệp; đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nông vụ nhằm nâng cao tay nghề. Ban chuyên gia: Là đơn vị tham mưu cho PTGD KTSX các vấn đề chuyên môn về điện, tự động hóa, cơ khí, công nghệ; tham mưu cho BTGĐ về công tác bán điện lên lưới quốc gia; hỗ trợ cho PTGĐ KTSX trong việc quản lý tất cả các công cụ phần mềm điều khiển của hệ thống điều khiển toàn Nhà máy; hỗ trợ kỹ thuật về điện, tự động, cơ khí và công nghệ cho khối nhà máy; đề xuất các chương trình cải tiến hoặc phát triển các sản phẩm mới liên quan đến điện, tự động, cơ khí, công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất; tham gia đào tạo đội ngũ kế thừa. Phòng kỹ thuật – sản xuất: Là đơn vị quản lý tiến độ, chi phí, kế hoạch sản xuất, kế hoạch bảo trì, kế hoạch đầu tư mới; quản trị các hệ thống quản lý sản xuất như EAM, Key Performance Indicator (KPIs), SmartLab; quản lý lưu trữ hồ sơ tài liệu liên quan đến sản xuất và dự án kỹ thuật; Công tác kiểm tra và thử nghiệm chất lượng (nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm, nước thải); nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; quản lý công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. Kho vật tư: Là đơn vị quản lý việc nhập, xuất, tồn kho và bảo quản thiết bị, máy móc, công cụ dụng cụ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. Phòng hành chính: Là đơn vị thực hiện công tác văn thư – lưu trữ, mua sắm – cung ứng, quản lý tài sản, hành chính phục vụ, công nghệ thông tin, y tế, sửa chữa nhỏ thuộc lĩnh vực cơ bản. Trung tâm bảo vệ: Là đơn vị thực hiện công tác bảo vệ mục tiêu; công tác điều xe, quản lý xe và tài xế. 3.4 TẦM NHÌN, SỨ MỆNH 3.4.1 Tầm nhìn Trở thành Công ty sản xuất đường tinh luyện hàng đầu Việt Nam và khu vực. 3.4.2 Sứ mệnh Cung cấp sản phẩm đường tinh luyện cao cấp đạt tiêu chuẩn Châu Âu, phục vụ cộng đồng vì sức khỏe. 3.4.3 Giá trị cốt lõi Thõa mãn nhu cầu khách hàng là mối quan tâm hàng đầu Nhân viên là tài sản Nông dân là bạn đồng hành Đề cao trách nhiệm xã hội, môi trường và cộng đồng Luôn là người tiên phong. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH THÀNH CÔNG – BIÊN HÒA 4.1 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CHUNG 4.1.1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty Bảng 4.1 Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (ĐVT: Đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I Tài sản 7,303,677,952 100 17,853,009,920 100 10,549,331,968 100 1 Tài sản ngắn hạn 4,497,567,744 61,6 9,519,097,856 53,3 5,011,530,112 47,5 2 Tài sản dài hạn 2,806,109,952 38.4 8,333,912,576 46,7 5,527,802,624 52,5 II Nguồn vốn 7,303,677,696 100 17,853,010,944 100 10,449,333,248 100 1 Nợ phải trả 4,356,086,272 59,6 10,717,362,176 60 6,361,275,904 60,9 2 Vốn chủ sở hữu 2,947,591,424 40,4 7,135,648,768 40 4,188,057,344 39,1 (Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa) Qua bảng cho thấy, tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty tăng đáng kể từ 7,303,677,952 đồng ở năm 2016 lên 17,853,009,920 đồng ở năm 2017 (tăng cụ thể đạt 10,549,331,968 đồng). Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 5,011,530,112 đồng tương đương 47,5%. Tài sản dài hạn cũng tăng lên theo với số tiền là 5,527,802,624 đồng tương đương với 52,5%. Về nguồn vốn năm 2017, chỉ tiêu vốn chủ sở hữu tăng 4,188,057,344 đồng tương đương 39,1%. Bên cạnh đó thì nợ phải trả cũng tăng 6,361,275,904 tương đương với tỷ trọng là 60,9% so với năm 2016 4.1.2 Phân tích kết quả kinh doanh của CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa Do hạn chế về thời gian, năng lực cũng như đặc thù kinh doanh của công ty nên nhóm tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty theo phương pháp gián tiếp. Phương pháp này căn cứ trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của công ty. Bảng 4.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa năm 2016 và năm 2017 (ĐVT: Đồng) CHỈ TIÊU 2016 2017 Doanh thu bán hàng 4,364,491,537,823 7,889,944,706,734 Các khoản giảm trừ doanh thu -7,099,737,274 -19,616,783,112 Doanh thu thuần 4,357,391,800,549 7,870,327,923,622 Giá vốn hàng bán -3,750,734,568,287 -6,937,305,529,684 Lợi nhuận gộp 606,657,232,262 933,022,393,938 Doanh thu hoạt động tài chính 147,318,987,149 557,993,987,735 Chi phí tài chính -262,704,750,963 -565,342,889,263 Trong đó: Chi phí lãi vay -223,888,371,424 -522,039,750,247 Chi phí bán hàng -79,937,767,827 -207,552,571,979 Chi phí quản lý doanh nghiệp -140,610,148,072 -299,149,245,257 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 315,158,443,531 476,966,125,673 Thu nhập khác 12,738,065,959 46,165,912,531 Chi phí khác -6,799,878,142 -21,735,015,000 Lợi nhuận khác 5,938,187,817 24,430,897,531 Lợi nhuận từ công ty liên kết Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 321,096,631,348 501,397,023,204 Chi phí thuế TNDN hiện hành -22,578,763,051 -80,026,397,564 (Chi phí) lợi ích thuế TNDN hoãn lại 34,627,948 3,147,300,993 Lợi nhuận thuần sau thuế TNDN 298,552,496,245 424,517,926,633 18.1 Lợi ích của cổ đông thiểu số -524,958,264 4,252,975,060 18.2 Cổ đông của công ty mẹ 299,077,454,509 420,264,951,573 Lợi nhuận (lỗ) thuần sau thuế của cổ đông không kiểm soát 1,077 Lãi cơ bản và lãi suy giảm trên cổ phiếu 608 1,077 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa) Qua bảng 4.2 cho thấy, doanh thu từ hoạt động bán hàng năm 2017 tăng 3,525,453,168,911 đồng so với năm 2016. Các khoản giảm trừ trong năm 2017 so với năm 2016 tăng đáng kể từ -7,099,737,274 đồng lên -19,616,783,112 đồng vào năm 2017 dẫn đến doanh thu thuần 2017 tăng lên 3,512,936,122,073 đồng. Trong hai năm 2016 và 2017 thì doanh thu bán hàng khá lớn, tăng từ 4,364.49 tỷ đến 7,889.94 tỷ, Kế đến là doanh thu từ các hoạt động tài chính; thu nhập từ các hoạt động khác. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của công ty. So với năm 20 17 thì chi phí này tăng 17.88% ở năm 2016. Trong khi đó doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2017 so với năm 2016 chỉ tăng 16.55, nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí giá vốn hàng bán. Do đó công ty cần xem xét lại mức chi phí chiếm tỷ trọng lớn này để có biện pháp cải thiện tình hình lợi nhuận. Loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng chi phí đó là chi phí bán hàng. Mặc dù số lượng hàng hóa dịch vụ năm 2017 tăng so với năm 2016, nhưng chi phí bán hàng năm 2016 lại giảm so với năm 2017. Ngoài hai chi phí chiếm tỷ trọng lớn nêu trên, thì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là chỉ tiêu quan trọng mà công ty cần quan tâm. 4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa 4.1.3.1 So sánh tình hình lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước Bảng 4.3 Tình hình lợi nhuận của CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (2016 -2017) (ĐVT: Đồng) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2016 2017 Tuyệt đối % Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 606,657,232,262 933,022,393,938 326,365,161,676 53.79 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 315,158,443,531 476,966,125,673 161,807,682,142 51,34 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 321,096,631,348 501,397,023,204 180,300,391,856 56,15 Lợi nhuận sau thuế 298,552,496,245 424,517,926,633 125,965,430,388 42,19 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa năm 2017) Dựa vào bảng ta thấy lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty Cổ phần Th ành Thành Công – Biên Hòa qua 2 năm đều dương (lớn hơn 0). Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2017 là 501,397,023,204 đồng tăng 326,365,161,676 đồng so với năm 2016, làm cho lợi nhuận sau thuế tăng lên 125,965,430,388 đồng. Nguyên nhân là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2017 tăng 161,807,682,142 đồng, làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng từ 606,657,232,262 đồng năm 2016 lên 933,022,393,938 đồng tức tăng 326,365,161,676 đồng. 4.2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN 4.2.1 Suất sinh lời của doanh thu ROS Sau đây là bảng thống kê tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu năm 2016 – 2017 của Công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa Bảng 4.4 Suất sinh lời của doanh thu (2016 - 2017) (ĐVT: Đồng) Khoản mục Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch Tuyệt đối (%) Doanh thu 4,357,391,800,549 7,870,327,923,622 3,512,936,123,073 80,6 Lợi nhuận sau thuế 298,552,496,245 424,517,926,633 125,965,430,388 42,2 ROS (%) 6,85% 5.39% -1,46 - (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa 2016 – 2017) Nhận xét: Qua bảng 4.4 ta thấy suất sinh lời của doanh thu qua 2 năm của Công ty tương đối cao. ROS năm 2016 là 0,0685 (6,85%) điều này cho thấy với mỗi đồng doanh thu giúp công ty thu về 0,0685 đồng lợi nhuận; năm 2017 ROS của công ty là 0,0539 (5,39%), điều này cho thấy với 1 đồng doanh thu công ty sẽ thu về 0,0539 đồng lợi nhuận. Từ năm 2016 – 2017 suất sinh lời của doanh thu công ty đã giảm từ 6,85% xuống còn 5,39% tức giảm 1,19%. Nguyên nhân ROS giảm là do trong năm 2016 mức tăng về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty là rất lớn so với mức doanh thu, cụ thể: lợi nhuận sau thuế tăng 42,2% (tăng 125,965,430,388 đồng), doanh thu tăng 80,6% (tăng 3,512,936,123,073 đồng). 4.2.2 Suất sinh lời của tài sản ROA Sau đây là bảng thống kê tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản năm 2016 – 2017 của Công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa. Bảng 4.5 Suất sinh lời của tài sản (2016 -2017) (ĐVT: Đồng) Khoản mục Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch Tuyệt đối % Lợi nhuận sau thuế 298,552,496,245 424,517,926,633 125,965,430,388 42,2% Tổng tài sản 7,303,677,952 17,853,009,920 10,549,331,968 144,4% ROA 40,88 23,77 -17,11 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa 2016 – 2017) Nhận xét: Qua bảng 4.5, nhìn chung ta thấy thì suất sinh lời tài sản của Công ty trong 2 năm có xu hướng giảm. Trong năm 2016 tỷ số ROA của Công ty là 40,88% nhưng đến năm 2017 tỷ số ROA của công ty chỉ còn 23,77% tức giảm 17,11%. Nghĩa là trong 100 đồng tài sản đem đi đầu tư thì công ty thu được 40,888 đồng lợi nhuận ở năm 2016 và thu được 17,11 đồng lợi nhuận ở năm 2017. 4.2.3 Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu Sau đây là bảng thống kê tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu năm 2016 – 2017 của Công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa. Bảng 4.6 Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (2016 – 2017) (ĐVT: Đồng) Khoản mục Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch Tuyệt đối % Lợi nhuận sau thuế 298,552,496,245 424,517,926,633 125,965,430,388 42,2 Vốn Chủ sở hữu 2,947,591,424 7,135,648,768 4,188,057,344 142,1 ROE (%) 101,3 59,5 -49,8 - (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa 2016 – 2017) Nhận xét: Nhìn chung thì tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng qua 2 năm, cụ thể trong năm 2016 tỷ số ROE là 101,3%, có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì tạo được 101,3 đồng lợi nhuận. Đến 2017, tỷ số này giảm xuống 49,8%, có nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng tiền vốn chủ sở hữu tạo ra được 59,5 đồng lợi nhuận. CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.1.1 Thuận lợi Trải qua hơn nhiều năm hoạt động, Công ty Thành Công không ngừng phát triển và đổi mới để hòa nhập với môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay. Bên cạnh lĩnh vực truyền thống là mía đường, Thành Thành Công hiện còn sở hữu hàng chục công ty lớn nhỏ trong các lĩnh vực bất động sản, năng lượng, du lịch... Nếu tính riêng SBT trước sáp nhập, đây đã là một doanh nghiệp vượt trội hơn hẳn trong ngành về vốn, nhân sự, thị phần cũng như về khoa học công nghệ hay vùng nguyên liệu. Bởi công ty được kế thừa toàn bộ dây chuyền công nghệ của Tập đoàn Bourbon để lại trên mảnh đất Tây Ninh – nơi mà người Pháp xem là thủ phủ của ngành mía đường và gầy dựng nên cơ đồ công ty tại đây. Sau sáp nhập, nhân rộng mô hình áp dụng cho SEC (khi đó sẽ là công ty con của SBT), SBT sẽ trở thành “anh cả” trong ngành mía đường Việt Nam Bên cạnh đó, SBT cũng sẽ trở thành công ty có công suất ép mía lớn nhất cả nước đạt 15,800 TMN và có thể nâng lên 21,000 TMN. Cùng với sự tăng lên của vùng nguyên liệu, sản lượng mía của công ty sau sáp nhập ước tính vào khoảng 2.5 triệu tấn, chiếm 15.6% tổng sản lượng mía cả nước. Còn trên phương diện nhà đầu tư, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính chứng khoán cho rằng, để đưa ra quyết định đầu tư, họ xem xét kỹ các yếu tố về quy mô, năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và quản trị điều hành của doanh nghiệp và đặc biệt là tiềm năng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Ở SBT hội tụ nhiều đặc điểm để trở thành doanh nghiệp vượt trội trong ngành về vốn hóa, công nghệ sản xuất, vùng nguyên liệu, chất lượng sản phẩm và thương hiệu tốt, khách hàng ổn định, nhân sự và quản lý điều hành tốt cũng như hoạch định chiến lược trong tương lai rõ ràng. Một minh chứng điển hình là cổ đông ngoại Halley Sicav đã âm thầm gom cổ phiếu SBT trong nhiều năm nay và nâng lên 7.03% vốn tính. Bên cạnh đó, theo thông tin từ SBT, công ty còn có sự tham gia của cổ đông ngoại khác là Elite Mutual Fund, cùng với Halley Sicav tổng tỷ lệ sở hữu của hai quỹ này tại SBT khoảng 10%. Sẵn sàng gia nhập AFTA Theo số liệu đưa ra từ CTCK Bảo Việt (BVS), công ty sau sáp nhập sẽ sở hữu diện tích 25,000 ha vùng nguyên liệu và dự kiến nâng lên mức 30,000 ha chủ yếu nhờ dư địa để mở rộng vùng nguyên liệu tại SEC còn khá lớn, có thể tăng mạnh từ mức 11,200 ha hiện nay lên khoảng 20,000 ha. Đặc biệt, Gia Lai còn được đánh giá là “thủ phủ” mới của cây mía khi vẫn còn rất nhiều diện tích lớn, trù phú có thể khai thác cho nông nghiệp cũng như các điều kiện về thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng rất tốt phù hợp cho sinh trưởng của cây mía. Chia sẻ cùng người viết, ông Phạm Hồng Dương, cho biết: Trước ngưỡng cửa gia nhập AFTA khi rào cản thuế quan không còn là “bùa hộ mệnh” của các doanh nghiệp trong nước, thì để sống còn, cạnh tranh với các đối thủ lớn từ nước ngoài, việc sáp nhập giữa SBT và SEC sẽ mở lối đi tốt nhất tiến đến nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và mở rộng quy mô. Vấn đề vùng nguyên liệu đã được SBT cải tiến từ nhiều năm trước đây. Với việc tăng quy mô và tăng diện tích vùng nguyên liệu, SBT sẽ dễ dàng áp dụng cơ giới hóa trong tất cả các khâu từ trồng đến khi thu hoạch mía. Công ty cho biết không đi theo con đường giảm giá mua mía mà ưu tiên tạo công ăn việc làm cho người nông dân với nguyên tắc “làm sao nông dân Việt Nam phải có lời, nhà máy đường có lãi và Việt Nam có thể xuất khẩu đường”, để người dân có thể an tâm, trung thành với cây mía và cơ giới hóa là điều kiện tiên quyết để giải bài toán này. Tại SEC, công ty đang có dự án nâng cấp chất lượng và công suất ép mía lên 6,000 TMN, trong đó, SBT đã cử các chuyên gia đầu ngành tập trung sang hỗ trợ SEC về công tác quản lý dự án cũng như quản lý kỹ thuật, đặc biệt là nhân rộng công nghệ, cải thiện năng suất và chất lượng cây mía để giúp SEC giảm giá thành sản xuất. Sau sáp nhập, dự kiến chữ đường sẽ đạt trên 11CCS, năng suất mía bình quân trên 75 tấn/ha và năng suất đường trên 72 tấn/ha. Chưa dừng lại ở đó, doanh nghiệp sau sáp nhập có quy mô sản xuất lớn với vị thế của “người mua lớn” cũng thuận lợi khi thương thảo với các nhà cung cấp đầu mối. Từ đó, các chi phí đâu vào như giá mua hóa chất, vật tư sản xuất có thể giảm 5-10%. Ngoài ra, việc tận dụng hệ thống phân phối của cả hai bên cũng giúp chi phí vận chuyển tiết kiệm khoảng 50%. Một điểm nhấn rất đáng chú ý tại SBT nói riêng cũng như các đơn vị mía đường thuộc TTC là quy trình khép kín, tạo ra các các phụ phẩm như mật rỉ, điện, phân vi sinh... nhằm tận dụng được tất cả các nguyên vật liệu đầu vào và đầu ra, cùng cộng hưởng giúp giảm giá thành sản xuất và tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Trong đó, về mật rỉ thì SBT cho biết sản lượng chiếm khoảng 1/3 lượng đường sản xuất, tức cứ khoảng 100 tấn mía cây ép ra thì sẽ cho ra 3-4 tấn mật rỉ. Còn sản phẩm điện sản xuất tận dụng từ nguồn năng lượng đốt bã mía sẽ mang về trung bình 4-5% tổng doanh thu cho công ty. Hiện SBT đang theo đuổi một dự án lớn là hợp tác xây dựng nhà máy sản xuất cồn thực phẩm có công suất 25 triệu lít/năm cùng với đối tác ED&Fman với mục đích đưa sản phẩm cồn ra thị trường thế giới. Dự án có giá trị đầu tư 20 triệu USD và nhà máy dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 01/2016. Về nhiệt điện, SBT đã trang bị và tiến hành thiết kế tại SEC lò hơi 90 kg cho độ mở kỹ thuật lớn để tăng áp lực giúp phát điện cao nhất, đồng thời dự án này cũng giúp suất tiêu hao hơi trên điện tốt nhất. Cùng với việc phát triển và mở rộng ngành điện, dự kiến lợi nhuận của SEC sẽ tăng trưởng nhờ tận dụng được nguồn bã mía giúp bù đắp chi phí sản xuất trong hoạt động mía đường. Sản phẩm của SBT cũng sẽ đa dạng từ đường RS, RS cao cấp đến đường RE, đáp ứng nhu cầu đa dạng gồm hàng công nghiệp lớn cũng như người tiêu dùng. Trong đó, khách hàng của SBT tập trung vào khách hàng công nghiệp và khá ổn định của những thương hiệu nước giải khát, thực phẩm, bánh kẹo nổi tiếng như Pepsi, Vinamilk (VNM), Kinh đô (KDC), Vinabico, Tân Hiệp Phát, Trung Nguyên Trong đó, Tập đoàn Thành Thành Công đã ký kết hợp tác với Pepsico Việt Nam để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cũng như nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới như đường lỏng, Bigbag 1 tấn phù hợp với thiết bị và công nghệ sản xuất của Pepsico Việt Nam, giúp tạo nên khác biệt và thế mạnh riêng của sản phẩm mía đường của các đơn vị thành viên thuộc Thành Thành Công - trong đó có SBT, bởi các sản phẩm của Tập đoàn có thể tùy biến để phù hợp với các đơn vị khách hàng khác nhau. 5.1.2 Khó khăn Giá đường của thị trường lên xuống thất thường, nông trường trồng mía ngày càng bị thu hẹp bởi những loại cây khác. Thị trường chứng khoán cũng là 1 điểm khó khăn của cty. Việc sát nhập nhiều cty khác lại của tập đoàn TTC bước đầu gây ra nhiều khó khăn cho Cty. Sản xuất ồ ạt gây ra nhiều tồn kho không kịp xuất khẩu 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 5.2.1 Giải pháp giảm chi phí giá vốn hàng hóa Trong dài hạn công ty cần có những biện pháp làm giảm giá vốn hàng bán để thích ứng tốt hơn trong điều kiện nền kinh tế hiện nay. Nhóm chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau Giảm chi phí nguyên vật liệu đầu vào Muốn tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao công ty nên cải tiến kỹ thuật sản xuất và thiết kế sản phẩm nhằm giảm bớt số lượng tiêu hao cho mỗi đơn vị sản phẩm, sử dụng vật liệu thay thế và tận dụng phế liệu phế phẩm, cải tiến công tác thu mua, công tác bảo quản để vừa giảm tối đa nguyên vật liệu hư hỏng kém phẩm chất vừa giảm được chi phí mua nguyên vật liệu. Bên cạnh đó công ty cần chủ động tìm kiếm các nhà cung cấp nguồn nguyên liệu với chất lượng tốt nhưng có giá thành thấp hơn các nhà cung cấp hiện nay. Còn đối với các nhà cung cấp hiện tại công ty cần có những thương lượng để đạt được mức giá tốt nhất. Tăng năng suất lao động Nâng cao năng suất lao động làm cho số giờ công tiêu hao để sản xuất ra mỗi đơn vị sản phẩm giảm bớt hoặc làm cho số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng thêm. Giảm bớt những tổn thất trong sản xuất. Muốn giảm bớt sản phẩm hỏng phải không ngừng nâng cao kỹ thuật sản xuất, công nghệ và phương pháp thao tác. Nâng cao ý thức trách nhiệm trong sản xuất, vật liệu và máy móc thiết bị dùng trong sản xuất phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, xây dựng và chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra chất lượng sản xuất ở các công đoạn sản xuất, thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất khi xảy ra sản phẩm hỏng. 5.2.2 Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp Cần xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí trong toàn thể cán bộ nhân viên công ty và Ban lãnh đạo phải là người gương mẫu để khuyến khích nhân viên tham gia. Chẳng hạn có ý thức trong việc tiết kiệm vật liệu văn phòng, điện, nước, chi phí điện thoại công, phương tiện đi lại,... Công ty nên hạn chế, tiết kiệm các khoản chi phí bằng tiền trực tiếp như hội nghị khách hàng, tiếp khách bằng cách lên kế hoạch tài chính chi tiết, rõ ràng và tiết kiệm. CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty trong hai năm: 2015 và 2016 và tình hình lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch năm 2016, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của có nhiều biến động. Bằng chứng là năm 2016 doanh thu thuần của Công ty giảm dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm so với năm trước. Còn so với kế hoạch, mặc dù doanh thu thực hiện năm 2016 giảm 13.9% nhưng lợi nhuận thực hiện lại tăng. Đây chính là nhờ Công ty đã có chính sách phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Qua đó, ta thấy được Công ty tích cực trong việc duy trì phát triển sản xuất kinh doanh, giảm bớt các chi phí không cần thiết, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, có những giải pháp vượt qua khó khăn, đưa lợi nhuận tăng qua hai năm. Một số chỉ số tài chính đạt hiệu quả như tỷ suất sinh lời của tài sản và tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu đều tăng từ năm 2015 đến 2016, cho thấy Công ty đã có chính sách đầu tư và sử dụng vốn một cách hiệu quả. Bên cạnh các nhân tố làm tăng lợi nhuận thì khối lượng hàng hóa tiêu thụ giảm và thuế suất là 2 nhân tố chính làm lợi nhuận giảm đáng kể, Công ty cần có các chính sách phù hợp để tăng khối lượng tiêu thụ, đặt biệt là ở sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao để gia tăng lợi nhuận trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên trong thời gian tới, nền kinh tế thị trường năng động sẽ luôn tạo ra những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp, nếu chỉ dựa vào các lợi thế trước đây thì khó có thể đứng vững và phát triển được. Vì vậy, Công ty cần có những chiến lược kinh doanh phù hợp, phải hoàn thiện hơn nữa những mặt còn hạn chế để có thể ứng phó với những khó khăn chung của toàn ngành cũng như của nền kinh tế nhằm giúp Công ty phát triển lớn mạnh hơn, đồng thời xác định đúng hướng đi của mình trong quá trình phát triển, từng bước khẳng định vị thế và khả năng của mình trên thị trường. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Kiến nghị với công ty Công ty nên thành lập nhóm chuyên gia phụ vụ cho việc lập kế hoạch kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ. Công ty cần khai thác nhiều dòng sản phẩm phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau về sức khỏe của người tiêu dùng để tăng nguồn thu cho doanh nghiệp. Không ngừng cập nhật, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới tiên tiến trên thế giới vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quản lý doanh nghiệp. Cần có những hoạch định chiến lược cũng như kế hoạch rõ ràng trong việc thực hiện hoạt động liên doanh, liên kết nhằm cải thiện và tạo nguồn thu từ các hoạt động này. Đối với việc mở rộng quy mô sản xuất doanh nghiệp cần chú ý đến nguồn cung ứng, kho bãi để giảm giá thành nguyên liệu, hư hao trong qua trình vận chuyển, bảo quản. 6.2.2 Kiến nghị với nhà nước Cần có những chính sách khuyến khích ngành sản xuất đường phát triển, bình ổn giá cả để giúp các nhà sản xuất nói chung và của Thành Thành Công Biên Hòa nói riêng giảm được giá thành nguồn nguyên vật liệu đầu vào góp phần giảm giá vốn hàng bán, giá thành sản phẩm. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, tại môi trường cạnh tranh lành mạnh trong ngành sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Võ Thành Danh (1997). Kế toán quản trị tóm tắt lý thuyết & bài tập & tình huống, Tủ sách Đại Học Cần Thơ 2. Huỳnh Đức Lộng (1997). Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB Thống kê, TP.HCM 3. Nguyễn Xuân Kiều, 2016. Quản trị tài chính. Nxb. Tài chính 4. Võ Văn Nhị (2005), Nguyên lý kế toán, NXB Thống kê, TP. HCM 5. Tài liệu trên Internet VSSA hiến kế các giải pháp cứu nguy cho các doanh nghiệp mía đường Link: https://tinnhanhchungkhoan.vn Phân tích tình hình lợi nhuận Công ty Cổ phần Kinh Đô, tháng 10/2017, nhóm 1.4 Đại học Cần Thơ Ngành mía đường Việt Nam với sự phát triển nông thôn bền vững và xoá đói giảm nghèo trong quá trình hội nhập Link: https://giongmia.files.wordpress.com Website chính thức của Công ty CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa Link : Tác giả Công Quang, Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh sáp nhập với Đường Biên Hoà Link: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/mia-duong-thanh-thanh-cong-tay-ninh-sap-nhap-voi-duong-bien-hoa-20170525201323184.htm giả Hồ Thị Nguyên, Khái niệm nội dung của doanh thu Link: Tác giả Nguyễn Văn An, năm 2016 Link: Trịnh Thị Thu Hương, Lý luận chung về lợi nhuận Link:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxphan_tich_tinh_hinh_loi_nhuan_ctcp_thanh_thanh_cong_bien_hoa_nhom_5_lop_du_lich_k16_4496_2083488.docx
Luận văn liên quan