Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

TÓM TẮT Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang ( Agifish) trong 3 năm 2006 – 2008. Trong đó, đề tài phân tích sâu tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty để thấy được khả năng chủ động về vốn, mức độ đầu tư tài sản của công ty, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thông qua việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bên cạnh đó đề tài còn phân tích các tỷ số tài chính tiêu biểu để đánh giá khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn, tỳ suất lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hòan để phân tích. Qua kết quả phân tích nhận thấy rằng quy mô sản xuất của công ty được mở rộng, khả năng tài chính của công ty là vững vàng với vốn chủ sở hữu luôn cao hơn nợ phải trả. Kết cấu nguồn vốn được thay đổi linh hoạt cho phù hợp với tình hình sản xuất, đầu tư của công ty. Tuy nhiên, do thị trường có nhiều biến động, chi phí sản xuất tăng cao, các khoản mục đầu tư chưa phát huy hiệu quả tối ưu nên lợi nhuận của công ty giảm mạnh, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Từ kết quả phân tích đề tài đã đề ra giải pháp để đẩy mạnh tình hình tài chính của công ty như tăng doanh thu bằng giải pháp cơ bản là hạ giá thành sản phẩm và vận dụng marketing vào hoạt động kinh doanh, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. Đặt vấn đề nghiện cứu . 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung . 2 1.2.2.Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu . 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu 3 1.4.1.Không gian nghiên cứu . 3 1.4.2.Thời gian nghiên cứu . 3 1.4.3.Đối tượng nghiên cứu 3 1.5.Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu . 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4 2.1 Phương pháp luận 4 2.1.1. Khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa của phân tích tài chính 4 2.1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính . 4 2.1.1.2. Mục tiêu phân tích tài chính . 4 2.1.1.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính 4 2.1.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính . 5 2.1.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán . 5 2.1.2.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh . 5 2.1.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 6 2.1.2.4. Tỷ suất đầu tư . 6 2.1.2.5. Tỷ suất tự tài trợ 7 2.1.3. Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình tài chính . 7 2.1.3.1. Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán 7 2.1.3.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 9 2.1.3.3. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận . 10 2.1.3.4. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính . 11 2.1.3.5. Phân tích tài chính theo sơ đồ DuPont 12 2.2. Phương pháp nghiên cứu 13 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 13 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu . 13 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG . 14 3.1. Khái quát về công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang 14 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển . 14 3.1.2. Giới thiệu sơ lược về công ty . 14 3.1.3. Tổ chức bộ máy quả lý tại công ty . 15 3.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty 15 3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 17 3.2. Những thuận lợi và khó khăn của công ty qua 3 năm 2006, 2007, 2008 . 21 3.2.1. Thuận lợi . 21 3.2.2. Khó khăn . 21 3.2.3. Định hướng phát triển . 22 3.2.4. Kế họach sản xuất kinh doanh năm 2009 . 22 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG QUA 3 NĂM (2006 - 2008) 23 4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính . 23 4.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm (2006 - 2008) . 23 4.1.1.1 Phân tích tình hình tài sản 23 4.1.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn . 31 4.1.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2006 - 2008) 35 4.1.2.1. Phân tích theo chiều ngang . 37 4.1.2.2. Phân tích theo chiều dọc . 40 4.1.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 42 4.1.3.1. Lưu chuyển tiền thuần vào từ hoạt động kinh doanh 44 4.1.3.2. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 44 4.1.3.3. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính . 44 4.1.3.4. Lưu chuyển tiền thuần trong năm . 45 4.1.4. Tỷ suất đầu tư 45 4.1.4.1. Tỷ suất đầu tư tổng quát . 46 4.1.4.2. Tỷ suất đầu tư tài sản cố định . 46 4.1.4.3. Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn 47 4.1.5. Tỷ suất tự tài trợ . 47 4.1.5.1. Tỷ suất vốn chủ sở hữu . 47 4.1.5.2. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 47 4.2. Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình tài chính . 48 4.2.1. Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán 48 4.2.1.1. Hệ số khái quát tình hình công nợ 48 4.2.1.2. Vòng quay khoản phải thu 49 4.2.1.3. Các khoản phải trả 49 4.2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 50 4.2.2.1. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản . 51 4.2.2.2. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định . 51 4.2.2.3. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu 52 4.2.2.4. Vòng quay hàng tồn kho . 52 4.2.3. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận . 52 4.2.3.1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu . 53 4.2.3.2. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản . 53 4.2.3.3. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu . 53 4.2.3.4. Nhóm tỷ số đánh giá cổ phiếu 54 4.2.4. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính . 55 4.2.4.1. Tỷ số nợ trên tài sản 56 4.2.4.2. Tỷ số nợ vốn chủ sở hữu . 56 4.2.4.3. Khả năng thanh toán lãi vay . 56 4.2.5. Phân tích tài chính theo sơ đồ DuPont . 57 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 60 5.1. Đánh giá chung tình hình tài chính của công ty . 60 5.1.1. Những kết quả đạt được . 60 5.1.2. Những mặt còn hạn chế về tình hình tài chính . 60 5.1.3. Giải pháp 61 5.1.3.1. Hạn chế ứ đọng vốn 61 5.1.3.2. Hạn chế hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán 61 5.1.3.3. Tiết kiệm chi phí sản xuất . 61 5.1.3.4. Tăng lợi nhuận 62 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 6.1 Kết luận . 63 6.2 Kiến nghị . 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

pdf82 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6438 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện - - (17.451) 0 (17.451) Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư 811 (925) (17.281) (1.736) (16.356) Chi phí lãi vay 6.829 9.423 38.178 2.594 28.755 3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 72.666 71.888 79.715 (778) 7.827 Tăng, giảm các khoản phải thu (47.986) (4.691) (270.852) 43.295 (266.161) Tăng, giảm hàng tồn kho (43.160) (73.814) (559) (30.654) 73.255 Tăng, giảm các khoản phải trả (9.683) 7.237 49.510 16.920 42.273 Tăng, giảm chi phí trả trước (983) (7.845) (4.338) (6.862) 3.507 Tiền lãi vay đã trả (6.829) (9.014) (38.364) (2.185) (29.350) Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (4.990) (6.919) (1.252) (1.929) 5.667 Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (156) - 5.485 156 5.485 Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (2.532) (6.608) (2.118) (4.076) 4.490 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (43.653) (29.766) (182.773) 13.887 (153.007) www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 43 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2006 – 2008) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác (106.420) (168.443) (104.671) (62.023) 63.772 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác 866 3.791 527 2.925 (3.264) 4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác - - 100 0 100 5. Tiền chi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác (125.635) (464.179) (217.344) (338.544) 246.835 6. Tiền thu hồi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác 104.209 320.567 214.659 216.358 (105.908) 7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia - - 17.884 0 17.884 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (126.980) (308.264) (88.845) (181.284) 219.419 III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 159.920 294.737 - 134.817 (294.737) 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 567.240 847.739 2.423.392 280.499 1.575.653 4. Tiền chi trả nợ gốc vay (538.533) (798.979) (2.152.461) (260.446) (1.353.482) 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (6.822) (4.724) (15.431) 2.098 (10.707) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 181.805 338.773 255.500 156.968 (83.273) Lưu chuyển tiền thuần trong năm 11.172 745 (16.118) (10.427) (16.863) Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 1.789 12.961 13.706 11.172 745 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ - - 16.244 0 16.244 Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 12.961 13.706 13.832 745 126 www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 44 4.1.3.1. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Quan sát bảng 8 ta thấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2006 – 2008 đều âm chứng tỏ trong hoạt động kinh doanh chi nhiều hơn thu. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2006 âm 43.653 triệu đồng. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2007 cao hơn năm 2006 13.887 triệu đồng nhưng vẫn ở mức nhỏ hơn 0. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008 giảm 153.007 triệu đồng so với năm 2007. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm chủ yếu là do tiền bị chuyển quá nhiều vào hàng tồn kho và khoản phải thu. Như vậy, trong 3 năm qua tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thiếu tiền thanh toán. 4.1.3.2. Lưu chuyền tiền thuần từ hoạt động đầu tư Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư trong 3 năm 2006 – 2008 cũng âm. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư năm 2006 âm 126.980 triệu đồng. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư năm 2007 thấp hơn so với năm 2006 chủ yếu là do tiền chi đầu tư mua sắm tài sản cố định, tài sản dài hạn khác tăng 62.023 triệu đồng, tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác tăng 338.544 triệu đồng, tuy nhiên tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác tăng 216.358 triệu đồng so với năm 2006 nên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư chỉ giảm 181.284 triệu đồng. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư năm 2008 tăng 219.419 triệu đồng so với năm 2007 chủ yếu do tiền chi đầu tư mua sắm tài sản cố định giảm 63.772 triệu đồng, tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác giảm 246.835 triệu đồng, song tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác giảm 105.908 triệu đồng so với năm 2007. Như vậy, cũng giống như hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư trong 3 năm qua cũng thiếu tiền thanh toán. Tuy nhiên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm thể hiện quy mô đầu tư của doanh nghiệp được mở rộng vì đây là kết quả của số tiền chi ra để mở rộng đầu tư, mua sắm tài sản cố định và tăng đầu tư tài chính lớn hơn số tiền thu do bán tài sản cố định và thu hồi vốn đầu tư tài chính. 4.1.3.3. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2007 tăng 156.968 triệu đồng so với năm 2006 chủ yếu là do tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu tăng 134.817 triệu đồng, tiền vay ngắn hạn dài hạn tăng 280.499 triệu đồng và tiền chi trả nợ gốc vay tăng 260.446 triệu đồng so với năm 2006. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2008 giảm 83.273 triệu đồng chủ yếu do tiền thu từ phát hành www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 45 cổ phiếu nhận vốn góp của chủ sở hữu giảm 294.737 triệu đồng, tiền vay ngắn hạn dài hạn tăng 1.575.653 triệu đồng, tiền chi trả nợ gốc vay tăng 1.353.482 triệu đồng so với năm 2007. Như vậy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính trong 3 năm qua đều dương và cao nhất vào năm 2007. Điều này phù hợp với tình hình huy động vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặc dù tiền vay ngắn hạn dài hạn tăng mạnh trong 3 năm vừa qua nhưng tiền chi trả nợ gốc vay cũng tăng cao, cho thấy đây phần lớn là các khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm và công ty cũng đảm bảo thanh toán, không để dồn nợ. 4.1.3.4. Lưu chuyển tiền thuần trong năm Trong 3 năm 2006 – 2008, lưu chuyển tiền thuần trong năm giảm dần. Lưu chuyển tiền thuần trong năm 2007 giảm 10.427 triệu đồng so với năm 2006 do lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư giảm mạnh. Lưu chuyển tiền thuần trong năm 2008 âm 16.118 triệu đồng, giảm 16.863 triệu đồng so với năm 2007 chủ yếu do lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm. Kết quả trên cho ta thấy dòng tiền của công ty đã tạo nên chủ yếu từ hoạt động tài chính. Khả năng tạo tiền của hoạt động kinh doanh là quan trọng nhất vì đây là hoạt động sản xuất chính của doanh nghiệp nhưng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đều âm qua 3 năm. Do đó ta thấy công ty cần có biện pháp nâng cao khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh. 4.1.4. Tỷ suất đầu tư Các tỷ suất đầu tư cho ta biết mức độ đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn. Bên cạnh đó thông qua tỷ suất đầu tư ta có thể biết tài sản cố định của doanh nghiệp được đầu tư chủ yếu từ nguồn nào. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 46 Bảng 9: TỶ SUẤT ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 A. Tổng tài sản Triệu đồng 468.269 844.207 1.164.260 375.938 320.053 B. TSCĐ và đàu tư tài chính dài hạn Triệu đồng 187.200 471.659 537.384 284.459 65.725 C. Tài sản cố định Triệu đồng 187.100 321.084 406.844 133.984 85.760 D. Tài sản tài chính dài hạn Triệu đồng 100 150.575 130.540 150.475 (20.035) E. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 468.269 844.207 1.164.260 375.938 320.053 F. Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 300.316 621.741 621.504 321.425 (237) Tỷ suất đầu tư tổng quát (B/A) % 39,98 55,87 46,16 15,89 (9,71) Tỷ suất đầu tư TSCĐ (C/A) % 39,96 38,03 34,94 (1,92) (3,09) Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn(D/A) % 0,02 17,84 11,21 17,81 (6,62) Tỷ suất vốn chủ sở hữu (F/E) % 64,13 73,65 53,38 9,51 (20,27) Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ (F/C) % 160,51 193,64 152,76 33,13 (40,88) ( Nguồn: Báo cáo tài chính 2006 – 2008) 4.1.4.1. Tỷ suất đầu tư tổng quát Chỉ tiêu này biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản cố định với tổng tài sản của doanh nhiệp. Nhìn vào bảng 9 ta thấy tỷ suất đầu tư tổng quát của công ty tương đối cao, trung bình khoảng 47 %. Tỷ suất này thể hiện cứ 100 đồng tổng tài sản thì có khoảng 47 đồng cho đầu tư tài chính dài hạn và đầu tư tài sản cố định. Tỷ suất đầu tư tổng quát cao chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng khả quan hơn. Tỷ suất đầu tư năm 2007 là 55,87 %, cao nhất trong 3 năm do trong năm 2007 công ty tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ngoài ra công ty còn đầu tư vào chứng khoán trị giá 130.075 triệu đồng. 4.1.4.2. Tỷ suất đầu tư tài sản cố định Tỷ suất đầu tư tài sản cố định trong 3 năm qua khoảng 37 %, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản thì có 37 đồng đầu tư vào tài sản cố định. Trong 3 năm qua, tài sản cố định của công ty liên tục tăng cao nhưng tỷ suất đầu tư tài sản cố định lại giảm nhẹ. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 47 Điều này cho thấy tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản cố định, chứng tỏ các thành phần khác trong tổng tài sản tăng lên như các khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, khủng hoảng thừa nguyên liệu năm 2007 làm hàng tồn kho tăng, khoản phải thu năm 2008 tăng do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới; ngoài ra công ty còn chú ý tăng đầu tư tài chính dài hạn. 4.1.4.3. Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn Qua số liệu bảng trên cho thấy, tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn năm 2007 là 17,84 %, cao hơn năm 2006 17,81 % do công ty đầu tư vào cổ phiếu. Năm 2008 tỷ suất này giảm nhẹ, giảm 6,62 % so với năm 2007, do đáo hạn công trái xây dựng tổ quốc và công ty giữ nguyên mức đầu tư cổ phiếu như năm 2007. Tỷ suất này tăng lên cho thấy công ty đã quan tâm nhiều hơn đến đầu tư tài chính dài hạn nhằm mục đích tăng thêm lợi nhuận. 4.1.5. Tỷ suất tự tài trợ 4.1.5.1. Tỷ suất vốn chủ sở hữu Tỷ số này phản ánh tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp trong tổng nguồn vốn. Tỷ số vốn chủ sở hữu có biến động qua 3 năm. Năm 2007 tỷ số này tăng 9,51% so với năm 2006, và đến năm 2008 tỷ số này giảm xuống thấp nhất trong 3 năm, chỉ còn 53,38 %. Tỷ số này giảm do công ty vay nợ ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động. Mặc dù vậy tỷ số vốn chủ sở hữu vẫn duy trì ở mức trên 50 % nên doanh nghiệp không bị ràng buộc hoặc bị sức ép của nợ vay. Bên cạnh đó từ tỷ số vốn chủ sở hữu ta có thể biết được tỷ số nợ của doanh nghiệp thấp hơn 50 %. Điều đó càng khẳng định vốn của bản thân doanh nghiệp chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp được các nhà cho vay tin tưởng hơn, vì nếu có rủi ro trong kinh doanh thì phần thiệt hại của các chủ nợ sẽ đỡ hơn so với trường hợp vốn tự có của doanh nghiệp thấp. 4.1.5.2. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ Nhìn vào bảng 9 ta thấy tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định của doanh nghiệp qua 3 năm đều lớn hơn 150 %. Thêm vào đó ta thấy trong 2 năm 2007, 2008 công ty tập trung đầu tư vào tài sản cố định nhưng không vay dài hạn, điều này cho thấy doanh nghiệp có khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh. Một trong những nguyên tắc quản lý là dùng nguồn dài hạn để tài trợ cho các sử dụng dài hạn do đó việc công ty đầu tư tài sản cố định bằng vốn chủ sở hữu là hoàn toàn hợp lý. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 48 4.2. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 4.2.1. Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán Trước khi phân tích các hệ số thanh toán ta khái quát tình hình công nợ của công ty qua 3 năm để thấy được doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của đơn vị khác hay bị chiếm dụng vốn, tốc độ thu hồi nợ có nhanh không. Bảng 10: CÁC TỶ SỐ VỀ TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 A. Khoản phải thu Triệu đồng 135.820 139.534 393.603 3.714 254.069 B. Khoản phải trả Triệu đồng 167.953 222.466 542.756 54.513 320.290 C. Doanh thu thuần Triệu đồng 1.190.906 1.233.734 1.966.449 42.828 732.715 E. Các khoản phải thu bình quân Triệu đồng 111.942 137.677 266.569 25.736 128.892 Tỷ số khái quát tình hình công nợ (A/B) % 80,87 62,72 72,52 (18,15) 9,80 Vòng quay các khoản phải thu (C/E) Vòng 10,64 8,96 7,38 (1,68) (1,58) Kỳ thu tiền bình quân Ngày 33,84 40,17 48,80 6,33 8,63 ( Nguồn: Báo cáo tài chính 2006 – 2008) 4.2.1.1. Tỷ số khái quát tình hình công nợ Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ số khái quát tình hình công nợ của doanh nghiệp trong 3 năm qua đều nhỏ hơn 100 %. Tỷ số khái quát tình hình công nợ năm 2006 là 80,87 %. Năm 2007 tỷ số này giảm 18,15 % so với năm 2006, năm 2008 tỷ số này tăng lên 9,80 % so với năm 2007. Tỷ số này nhỏ hơn 100% cho thấy doanh nghiệp chiếm dụng vốn của các đơn vị khác nhiều hơn số vốn bị chiếm dụng. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào tỷ số này thì chưa thể đánh giá chính xác mà phải căn cứ vào tính chất, thời hạn và nguyên nhân phát sinh các khoản nợ phải thu, phải trả cũng như các biện pháp mà công ty đã và đang áp dụng để thu hồi và thanh toán nợ thì mới có thể đánh giá khách quan, chính xác. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 49 4.2.1.2. Vòng quay khoản phải thu Quan sát bảng trên ta thấy, vòng quay các khoản phải thu năm 2007 giảm 1,68 vòng so với năm 2006, năm 2008 tiếp tục giảm 1,58 vòng so với năm 2007. Như vậy năm 2008 có số vòng quay các khoản phải thu thấp nhất, song song đó thì kỳ thu tiền bình quân của năm 2008 cũng cao nhất, 48,80 ngày một vòng. Vòng quay các khoản phải thu giảm dần, thời gian thu tiền chậm dần qua 3 năm. Điều đó cho thấy tốc độ luân chuyển nợ phải thu giảm, khả năng thu hồi vốn chậm. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, khách hàng yêu cầu thanh toán chậm nhất là khách hàng nước ngoài nên làm cho khoản phải thu tăng cao, vòng quay các khoản phải thu giảm. Đây cũng là tình hình chung của hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, công ty cần có những biện pháp tích cực, phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay để thu hồi nhanh các khoản nợ, hạn chế ứ đọng vốn. 4.2.1.3. Các khoản phải trả Thông qua các tỷ số thanh toán ta sẽ đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong 3 năm qua như thế nào đồng thời tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bảng 11: CÁC TỶ SỐ THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 – 2008 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 A. Tài sản lưu động Triệu đồng 274.879 360.337 614.015 85.458 253.678 B. Hàng tồn kho Triệu đồng 96.599 176.313 176.872 176.872 559 C. Nợ ngắn hạn Triệu đồng 166.537 221.752 542.026 542.026 320.274 Vốn luân chuyển ròng (A - C) Triệu đồng 108.342 138.585 71.989 30.243 (66.596) Tỷ số thanh toán hiện hành (A/C) Lần 1,65 1,62 1,13 (0,03) (0,49) Tỷ số thanh toán nhanh (A - B)/C Lần 1,07 0,83 0,81 (0,24) (0,02) ( Nguồn: Báo cáo tài chính 2006 – 2008) a. Vốn luân chuyển ròng Vốn luân chuyển ròng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Tình hình vốn lưu động không chỉ quan trọng đối với nội bộ www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 50 doanh nghiệp mà còn là một chỉ tiêu được dùng rộng rãi để ước lượng những rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Vốn luân chuyển ròng của công ty trong 3 năm qua có biến động. Vốn luân chuyển ròng năm 2007 tăng 30.243 triệu đồng so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 vốn luân chuyển ròng giảm 66.56 triệu đồng so với năm 2007, vốn luân chuyển năm 2008 là thấp nhất trong 3 năm qua. Nguyên nhân là do trong năm 2008 khoản phải thu tăng cao gây ứ đọng vốn nên công ty tăng vay nợ ngắn hạn để mua nguyên vật liệu và tăng vốn lưu động. Mặc dù vốn luân chuyển ròng giảm nhưng khả năng tài chính của công ty rất vững vàng vì phần lớn các khoản vay của công ty là vay tín chấp và vốn chủ hữu luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nợ phải trả. b. Tỷ số thanh toán hiện hành Quan sát tiếp bảng 11 ta thấy tỷ số thanh toán hiện hành của công ty trong 3 năm qua có xu hướng giảm. Hệ số này năm 2006 là 1,65; năm 2007 giảm còn 1,62 và năm 2008 tiếp tục giảm còn 1,13. Nguyên nhân như đã phân tích ở trên là do khoản phải thu tăng cao, vốn bị ứ đọng nên công ty tăng các khoản vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động. c. Tỷ số thanh toán nhanh Bên cạnh sự tăng lên của khoản phải thu, hàng tồn kho cũng tăng cao, vì thế tỷ số thanh toán nhanh của công ty cũng giảm dần trong 3 năm qua. Tuy vậy, tỷ số thanh toán nhanh thấp nhất trong 3 năm qua là 0,81 lần, đây vẫn là mức chấp nhận được. Thêm vào đó, các khoản vay đều là vay tín chấp cho thấy các chủ nợ vẫn tin tưởng vào khả năng thanh toán của công ty. Tóm lại, sự biến động của khoản phải thu và hàng tồn kho làm khả năng thanh toán của công ty trong 3 năm 2006 – 2008 giảm nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. 4.2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn thể hiện khả năng chuyển đổi tài sản, vốn thành thu nhập và ngược lại từ thu nhập tạo điều kiện tài chính cho việc bù đắp chi phí, tạo vốn, tích lũy vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 51 Bảng 12: CÁC TỶ SỐ VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 – 2008 Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 A. Doanh thu thuần Triệu đồng 1.190.906 1.233.734 1.966.449 42.828 732.715 B. Giá vốn hàng bán Triệu đồng 1.047.145 1.071.110 1.669.253 23.965 598.143 C. Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng 75.482 136.456 176.593 60.975 40.137 D. Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 359.951 656.238 1.004.234 296.287 347.996 E. Tài sản cố định bình quân Triệu đồng 141.329 254.092 363.964 112.763 109.872 F. Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 201.042 461.028,5 621.623 259.987 160.595 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (A/D) Lần 3,31 1,88 1,96 (1,43) 0,08 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (A/E) Lần 8,43 4,86 5,40 (3,57) 0,55 Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu (A/F) Lần 5,92 2,68 3,16 (3,25) 0,49 Vòng quay hàng tồn kho (B/C) Vòng 13,87 7,85 9,45 (6,02) 1,60 Thời gian của một vòng Ngày 25,95 45,86 38,08 19,91 (7,78) ( Nguồn: Báo cáo tài chính 2006 – 2008) 4.2.2.1. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Hiệu suất sử dụng tổng tài sản là chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả của tài sản đầu tư, thể hiện doanh thu thuần sinh ra từ tài sản đầu tư đó. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty trong 3 năm qua có biến động. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2007 giảm 1,43 lần so với năm 2006 và tăng nhẹ trở lại vào năm 2008. Như vậy, hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trong 2 năm 2007, 2008 là chưa cao, các dự án đầu tư của công ty trong những năm vừa qua chưa phát huy được hiệu quả. Thêm vào đó năm 2008, khoản phải thu tăng quá cao làm cho hiệu quả sử dụng tài sản giảm. 4.2.2.2. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cũng biến động tương tự như hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Năm 2006, một đồng tài sản cố định tạo ra 8,43 đồng doanh thu, năm 2007 giảm còn 4,86 đồng và năm 2008 là 5,40 đồng. Nếu xét khả năng tạo ra www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 52 doanh thu của tài sản cố định ở thời điểm hiện tại thì khả năng này biến động không tốt nhưng trong tương lai khi mà tài sản cố định mới được đưa vào sản xuất trong năm 2007, 2008 phát huy hiệu quả thì hiệu suất sử dụng tài sản cố định sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực. 4.2.2.3. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu Quan sát bảng 12 ta thấy hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2007 giảm 3,25 lần so với năm 2006. Đây là điều tất nhiên do năm 2007 công ty huy động vốn để đầu tư tài sản cố định mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong năm 2008 hiệu suất này tăng lên 0,49 lần so với năm 2007 cho thấy công ty đã sử dụng vốn chủ sử hữu hiệu quả hơn, các tài sản được đầu tư dần phát huy hiệu quả của mình. 4.2.2.4. Vòng quay hàng tồn kho Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ ngắn hạn để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Năm 2006, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty đạt 13,87 vòng, thời gian của một vòng gần bằng 26 ngày. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2007 chậm hơn năm 2006 6,02 vòng và chậm hơn 20 ngày cho mỗi vòng luân chuyển. Như vậy trong năm 2007 công ty mất nhiều vốn dự trữ hơn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Năm 2008, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng 1,6 vòng so với năm 2007, kéo theo số ngày luân chuyển của mỗi vòng nhanh hơn năm 2007 gần 8 ngày. Sự luân chuyển hàng tồn kho nhanh hơn đã giúp cho công ty giảm bớt được vốn dự trữ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn so với năm 2007. 4.2.3. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, để nhận thức đúng về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 53 Bảng 13: CÁC TỶ SỐ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 – 2008 Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 A. Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 359.951 656.238 1.004.234 296.287 347.996 B. Doanh thu thuần Triệu đồng 1.190.906 1.233.734 1.966.449 42.828 732.715 C. Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 201.042 461.029 621.623 259.987 160.595 D. Lợi nhuận ròng Triệu đồng 46.616 38.021 16.913 (8.595) (21.108) Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (D/B) % 3,91 3,08 0,86 (0,83) (2,22) Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (D/A) % 12,95 5,79 1,68 (7,16) (4,11) Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (D/C) % 23,19 8,25 2,72 (14,94) (5,53) ( Nguồn: Báo cáo tài chính 2006 – 2008) 4.2.3.1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu Ta thấy trong năm 2006, cứ 100 đồng doanh thu thì có 3,91 đồng lợi nhuận. Quan sát 2 năm tiếp theo ta thấy doanh thu thuần tăng trong khi đó lợi nhuận ròng giảm làm cho tỷ suất sinh lời trên doanh thu giảm, nhất là trong năm 2008 tỷ suất sinh lợi trên doanh thu chỉ còn 0,86%. Kết quả này cho thấy trong 2 năm vừa qua khả năng sinh lời của doanh nghiệp chưa tốt. 4.2.3.2. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản Qua bảng trên ta thấy tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty giảm quá nhanh. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản năm 2007 giảm 7,16 % so với năm 2006, năm 2008 tỷ suất này tiếp tục giảm 4,11 % so với năm 2007. Nguyên nhân là do tổng tài sản tăng nhanh nhưng lợi nhuận lại giảm mạnh. Nếu trong những năm tiếp theo doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thời kỳ thì tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản sẽ có xu hướng tăng lên vì khi đó bên cạnh lợi nhuận ròng tăng thì doanh thu thuần cũng sẽ thay đổi tích cực do tài sản được đầu tư trong 2 năm 2007, 2008 sẽ phát huy khả năng tạo ra doanh thu của nó. 4.2.3.3. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng giảm nhiều trong 3 năm qua. Thời gian vừa qua vốn chủ sở hữu của công ty tăng rất cao, công ty sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu này đầu tư chủ yếu vào tài sản cố định, nhưng khoản www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 54 đầu tư này chưa phát huy hiệu quả, thêm vào đó lợi nhuận ròng giảm do chi phí thời kỳ tăng cao. Do đó, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty giảm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu rất được các nhà đầu tư quan tâm. Vì vậy công ty cần có những biện pháp tích cực để nhanh chóng phát huy hiệu quả tài sản mới đầu tư đồng thời tiết kiệm chi phí để làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng lên. Tóm lại, 2 năm 2007 – 2008 là thời gian công ty đầu tư tài sản cố định nên kết quả hoạt động kinh doanh ít nhiều sẽ suy giảm. Thêm vào đó tình hình kinh tế thế giới trong 2 năm này có nhiều biến động ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, mà cụ thể là khoản phải thu và hàng tồn kho tăng cao. Điều đó làm ứ đọng vốn và công ty phải vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn giảm và chi phí lãi vay tăng cao làm cho lợi nhuận giảm dẫn đến các chỉ tiêu lợi nhuận không tốt. 4.2.3.4. Nhóm tỷ số đánh giá cổ phiếu Các cổ đông và nhà đầu tư mua cổ phiếu thường rất quan tâm đến thu nhập mỗi cổ phiếu và lợi tức cổ phần. Nhóm chỉ tiêu đánh giá cổ phiếu sẽ phản ánh các chỉ tiêu này một cách cụ thể. Bảng 14: CÁC TỶ SỐ ĐÁNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 A. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Triệu đồng 46.616 38.021 16.913 (8.595) (21.108) B. Số lượng cổ phần thường Cổ phiếu 5.662.178 10.039.715 12.859.288 4.377.537 2.819.573 C. Tổng cổ tức Triệu đồng 6.795 12.048 12.859 5.253 811 Thu nhập mỗi cổ phần (A/B) Đồng 8.233 3.787 1.315 (4.446) (2.472) Cổ tức mỗi cổ phần (C/B) Đồng 1.200 1.200 1.000 (0) (200) Tỷ lệ chi trả cổ tức % 14,58 31,69 76,03 17,11 44,34 ( Nguồn: Báo cáo tài chính 2006 – 2008) www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 55 a. Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) Nhìn vào bảng 14 ta thấy, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007, 2008 giảm nhưng số lượng cổ phần thường tăng. Điều đó nghĩa là thu nhập mỗi cổ phần giảm mạnh. Thật vậy EPS năm 2007 giảm 4.446 đồng so với năm 2006, EPS năm 2008 tiếp tục giảm 2.472 đồng so với năm 2007. Các nhà đầu tư đều mong muốn sẽ thu được lợi nhuận trong tương lai từ vốn đầu tư vào cổ phiếu, nên thu nhập mỗi cổ phần là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Chính vì vậy EPS giảm sẽ làm cho các nhà đầu tư e ngại trong việc có nên tiếp tục đầu tư vào công ty, và sẽ không thu hút các nhà đầu tư mới. b. Tỷ lệ chi trả cổ tức Tỷ lệ chi trả cổ tức là mối quan hệ tỷ lệ giữa cổ tức mỗi cổ phần và thu nhập mỗi cổ phần. Tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2007 cao hơn năm 2006 17,11 %. Tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2008 tiếp tục tăng 44,34 % so với năm 2007. Với mức chi trả cổ tức như vậy, công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang muốn cho cổ đông biết rằng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai sẽ tốt hơn và doanh nghiệp muốn chia sẻ điều đó với cổ đông. 4.2.4. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính phản ảnh mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp có chịu sức ép từ vay không đồng thời phản ảnh khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Bảng 15: CÁC TỶ SỐ VỀ CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 – 2008 Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 A. Tổng tài sản Triệu đồng 468.269 844.207 1.164.260 375.938 320.053 B. Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 300.316 621.741 621.504 321.425 (237) C. Tổng nợ Triệu đồng 167.953 222.466 542.756 54.513 320.290 D. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Triệu đồng 57.499 52.469 56.459 (5.030) 3.990 E. Lãi vay Triệu đồng 6.829 9.424 38.179 2.595 28.755 Tỷ số nợ (C/A) % 35,87 26,35 46,62 (9,51) 20,27 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (C/B) % 55,93 35,78 87,33 (20,14) 51,55 Khả năng thanh toán lãi vay (D/E) Lần 8,42 5,57 1,48 (2,85) (4,09) ( Nguồn: Báo cáo tài chính 2006 – 2008) www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 56 4.2.4.1. Tỷ số nợ trên tài sản Tỷ số nợ của công ty qua 3 năm tăng giảm khác nhau. Tỷ số nợ năm 2007 giảm 9,51 % so với năm 2006 và năm 2008 tỷ số nợ tăng 20,27 % so với năm 2007. Tỷ số nợ năm 2007 là thấp nhất do năm này vốn chủ sở hữu tăng cao do công ty huy động vốn từ các cổ đông để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật. Năm 2008, tỷ số nợ tăng lên cao nhất trong 3 năm do công ty vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động. Qua đó ta thấy việc sử dụng nợ để đầu tư tài sản cố định của công ty là rất thấp. 4.2.4.2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Nhìn vào bảng 15 ta thấy tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm vào năm 2007 và tăng cao trong năm 2008. Tỷ số nợ trên vốn chủ hữu thay đổi nghĩa là kết cấu nguồn vốn thay đổi. Sự thay đổi này là phù hợp với mục tiêu đầu tư của công ty. Thật vậy, năm 2007 công ty đầu tư vào tài sản cố định nên cần tăng vốn chủ sở hữu, năm 2008 công ty phải vay ngắn hạn để đảm bảo mức vốn lưu động cần thiết. Mặc dù kết cấu nguồn vốn thay đổi nhưng tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu luôn thấp hơn 100 % cho thấy khả năng độc lập về vốn, không chịu sức ép từ nợ vay của công ty. 4.2.4.3. Khả năng thanh toán lãi vay Khả năng thanh toán lãi vay cho ta biết một đồng lãi vay phải trả của công ty thu được bao nhiêu đồng lãi trước thuế. Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ số lợi nhuận trên lãi vay của công ty luôn lớn hơn 1 cho thấy công ty không những hoàn trả được vốn vay mà còn trả được cả lãi vay. Tuy nhiên, khả năng thanh toán lãi vay của công ty trong 2 năm 2007, 2008 giảm đi rất nhiều, nhất là trong năm 2008, chỉ còn 1,48. Điều này cho thấy công ty sử dụng chưa hiệu quả các khoản vay. Qua đó ta thấy khoản phải thu và hàng tồn kho tăng cao gây ứ đọng vốn ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 57 4.2.5. Phân tích tài chính theo sơ đồ DuPont Hình 7: Sơ đồ DuPont Qua sơ đồ trên ta thấy tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu. Trong đó, ROA lại chịu ảnh hưởng của hai nhân tố tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu và số vòng quay tổng tài sản nên để phân tích sự biến động của ROE ta xem xét mối quan hệ của 3 nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, số vòng quay tổng tài sản, tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu. Ta có phương trình DuPont được viết lại như sau: ROE = a x b x c Trong đó: a : Tỷ suất lợi nhuận trên với doanh thu b : Số vòng quay tổng tài sản Suất sinh lời của vốn CSH (ROE) 2006 2007 2008 23,19 8,25 2,72 Suất sinh lời của tài sản (ROA) 2006 2007 2008 12,95 5,79 1,68 Tỷ lệ tài sản / vốn CSH (lần) 2006 2007 2008 1,79 1,42 1,62 Lợi nhuận ròng Năm Trđ 2006 46.616 2007 38.021 2008 16.913 Doanh thu thuần Năm Trđ 2006 1.190.906 2007 1.233.734 2008 1.966.449 Tổng tài sản Năm Trđ 2006 359.951 2007 656.238 2008 1.004.234 Tỷ suất lợi nhuận so với DT 2006 2007 2008 3,91 3,08 0,86 Số vòng quay tổng tài sản (lần) 2006 2007 2008 3,31 1,88 1,96 X X Doanh thu thuần Năm Trđ 2006 1.190.906 2007 1.233.734 2008 1.966.449 ÷ ÷ www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 58 c : Tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu - Năm 2007 so với năm 2006 Gọi Q0 là ROE năm 2006 Q1 là ROE năm 2007 Ta có: Q0 = a0b0c0 Q1 = a1b1c1 Chênh lệch ROE giữa năm 2007 và năm 2006 ∆Q = Q1 - Q0 = 8,25 - 23,19 = - 14,94 * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: ∆a = a1b0c0 - a0b0c0 = 18,25 - 23,19 = - 4,94 * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: ∆b = a1b1c0 - a1b0c0 = 8,22 - 18,25 = - 10,03 * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: ∆c = a1b1c1 - a1b1c0 = 8,25 - 8,22 = 0,03 Nhận xét: ROE năm 2007 giảm 14,94 so với năm 2006 là do: * Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2007 giảm 0,83 % so với năm 2006 làm cho ROE năm 2007 giảm 4,94 % so với năm 2006. * Số vòng quay tổng tài sản năm 2007 giảm 1,43 lần so với năm 2006 làm cho ROE năm 2007 giảm 10,03 % so với năm 2006. * Tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu năm 2007 giảm 0,37 lần so với năm 2006 làm cho ROE năm 2007 tăng 0,03 % so với năm 2006. - Năm 2008 so với năm 2007 Gọi Q0 là ROE năm 2007 Q1 là ROE năm 2008 Ta có: Q0 = a0b0c0 Q1 = a1b1c1 Chênh lệch ROE giữa năm 2008 và năm 2007 ∆Q = Q1 - Q0 = 2,72 - 8,25 = - 5,53 * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: ∆a = a1b0c0 - a0b0c0 = 2,30 - 8,25 = - 5,95 * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: ∆b = a1b1c0 - a1b0c0 = 2,39 - 2,30 = 0,09 www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 59 * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: ∆c = a1b1c1 - a1b1c0 = 2,72 - 2,39 = 0,33 Nhận xét: ROE năm 2008 giảm 5,53 so với năm 2007 là do: * Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2007 giảm 3,94 % so với năm 2006 làm cho ROE năm 2008 giảm 5,95 % so với năm 2007. * Số vòng quay tổng tài sản năm 2007 tăng 0,08 lần so với năm 2006 làm cho ROE năm 2008 tăng 0,09 % so với năm 2007. * Tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng 0,20 lần so với năm 2007 làm cho ROE năm 2008 tăng 0,33 % so với năm 2007. Qua 2 nhận xét trên ta thấy suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giảm chủ yếu là do vòng quay tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm. Tuy nhiên trong năm 2008 vòng quay tổng tài sản đã tăng lên rất nhiều so với năm 2007. Do vậy để tăng suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cần phải tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố doanh thu thuần và lợi nhuận ròng. Quan sát sơ đồ DuPont ở trên ta thấy doanh thu thuần của doanh nghiệp 3 năm qua liên tục tăng, nhưng lợi nhuận ròng lại giảm mạnh. Qua đó ta thấy nguyên nhân cốt lõi làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm trong 3 năm qua là do lợi nhuận ròng giảm. Vì vậy nếu trong những năm tới doanh nghiệp nâng cao được lợi nhuận của mình đồng thời tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, vòng quay tổng tài sản ổn định hoặc tăng lên thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ được cải thiện. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 60 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 5.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 5.1.1. Những kết quả đạt được - Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị, nâng cấp nhà xưởng. Nhà máy đông lạnh AFG9 và kho 3000 tấn được đưa vào vận hành đầu năm 2007. Nhà máy AGF8, AGF7 được cải tạo và nâng cấp đã đi vào hoạt động trong năm 2008, nhà máy chế biến hàng giá trị gia tăng AGF360 được lắp đặt dây chuyền chế biến tự động đảm bảo các sản phẩm chế biến cao cấp có chất lượng đồng nhất,. Những trang thiết bị hiện đại này sẽ giúp cho công ty phát triển bền vững. - Công ty đã thực hiện việc đẩy mạnh công tác thị trường một cách tích cực, tìm hiểu thị trường, chăm sóc khách hàng, xây dựng hình ảnh công ty đối với khách hàng. Sản lượng xuất khẩu liên tục tăng trong 3 năm qua. Năm 2008, sản lượng xuất khẩu tăng 216 % so với năm 2007, kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 90 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay. Doanh thu thuần của công ty cũng tăng lên. - Chất lượng sản phẩm của công ty không ngừng được tăng lên nhờ việc đầu tư vào tài sản cố định và cố gắng đạt các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm. Công ty liên tục được công nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao trong những năm vừa qua. Bên cạnh các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng đã đạt được trong những năm trước, năm 2007 công ty được cấp chứng nhận ISO : 14.001. - Hoạt động đầu tư tài chính được đẩy mạnh. Công ty đã đầu tư 100 tỷ đồng vào Quỹ tầm nhìn SSI, mua cổ phiếu của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn, công ty cổ phần Hùng Vương, Sacombank. 5.1.2. Những mặt còn hạn chế về tình hình tài chính - Hàng tồn kho trong 2 năm 2007, 2008 cao. - Nợ phải thu tăng nhanh, tốc độ thu hồi nợ chậm. - Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán tăng . Chi phí trong 3 năm qua tăng cao và tăng nhanh hơn doanh thu nhất là chi phí bán hàng. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 61 - Giá chứng khoán giảm liên tục đã ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của công ty. - Lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua giảm mạnh. - Hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa cao. 5.1.3. Giải pháp 5.1.3.1 Hạn chế ứ đọng vốn Hàng tồn kho và khoản phải thu tăng cao làm cho vốn công ty bị ứ đọng, do đó để hạn chế ứ đọng vốn cần những biện pháp hạn chế hàng tồn kho và khoản phải thu. - Đối với hàng tồn kho: Lập kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình tiêu thụ thực tế. Căn cứ trên kế hoạch đó dự trữ hàng tồn kho phù hợp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục mà không bị ứ đọng vốn. - Đối với khoản phải thu: Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, khách hàng yêu cầu thanh toán chậm làm khoản phải thu tăng cao gây ứ đọng vốn. Biện pháp làm giảm khoản phải thu là công ty tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, đồng thời tiếp tục áp dụng chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng thanh toán tiền sớm. 5.1.3.2. Hạn chế hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán - Để giảm hàng bán bị trả lại ta cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ngoài ra do mặt hàng của công ty phần lớn là hàng đông lạnh nên cần thực hiện tốt khâu bảo quản và vận chuyển. - Để hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến giảm giá hàng bán ta cần dự báo sự biến động của tỷ giá. 5.1.3.3. Tiết kiệm chi phí sản xuất Trong tình hình suy thoái hiện nay thì tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là giải pháp căn bản để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó ta cần: - Tiết kiệm chi phí nguyên liệu, năng lượng điện nước, vật tư bao bì. - Đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân. Mặc dù việc này sẽ tốn chi phí nhưng bù lại những công nhân này sẽ sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn nguyên vật lệu và tạo ra sản phẩm tốt hơn và như thế ta sẽ tiết kiệm được chi phí. Hơn nữa, khi đưa máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất thì việc đào tạo công nhân cách sử dụng là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó cần có chính sách khen thưởng đối với những công nhân có thâm niên làm việc, giàu kinh nghiệm, tay www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 62 nghề cao bởi các công nhân này làm việc có hiệu quả, sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm nhất. - Tăng sản lượng để hạ giá thành vì sản lượng càng nhiều thì khấu hao tài sản cố định càng thấp. 5.1.3.4. Tăng lợi nhuận a. Tăng doanh thu Trong tình hình giảm phát hiện nay, giải pháp cơ bản để tăng doanh thu là giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời phát triển các sản phẩm mới có giá bình dân. Nâng cao chất lượng sản phẩm: các nhà máy của công ty đã được cải tạo và trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại. Công ty cần phát huy hiệu quả những tài sản này để nâng cao chất lượng sản phẩm. Quan hệ với các trung tâm sản xuất giống cung ứng cá giống tốt, sạch bệnh cho các thành viên. Khai thác thị trường nội địa, thị trường mới như khu vực Tây Nguyên Đa dạng hóa sản phẩm: nghiên cứu phát triển theo nhu cầu của thị trường, phối hợp với khách hàng dự báo xu hướng phát triển sản phẩm mới nhất là sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra, cá basa bán trong siêu thị các nước phát triển. Nghiên cứu nắm bắt thông tin về giá đề ra chính sách giá linh hoạt trong từng thời điểm. Chủ động điều chỉnh giá bán sản phẩm khi nguyên liệu đầu vào có biến động nhằm đảm bảo lợi nhuận cho công ty gắn liền với lợi ích của khách hàng. Tiếp tục xây dựng quảng bá thương hiệu của công ty trong và ngoài nước. Phát huy lợi thế uy tín thương hiệu để hướng tới các thị trường tiềm năng như Trung Đông, Đông Âu, Bắc Phi, Nam Mỹ, bù vào những thị trường cũ bị suy giảm do khủng hoảng tài chính. b. Giảm chi phí Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí sản xuất, cần tiết kiệm chi phí thời kỳ nhất là chi phi bán hàng. - Cải tiến công tác quản lý, quy trình kỹ thuật chế biến và đẩy mạnh việc đóng container thành phẩm xuất khẩu tại kho của xí nghiệp đông lạnh để tiết kiệm chi phí bán hàng. - Chi phí cước tàu rất lớn, cần thường xuyên thương lượng tìm tàu có giá cạnh tranh nhất. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 63 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Sau khi phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) giai đoạn 2006 – 2008 ta thấy công ty có uy tín trên thị trường, khả năng tài chính vững vàng. Với uy tín và khả năng tài chính của mình, công ty đã huy động được rất nhiều nguồn vốn từ bên ngoài như vay tín chấp ngân hàng ngoại thương chi nhánh An Giang, ngân hàng phát triển chi nhánh An Giang, ngân hàng Indovina chi nhánh TP.HCM, ngân hàng ANZ chi nhánh TP.HCM. Bên cạnh đó công ty có khả năng huy động vốn từ thị trường chứng khoán. Vốn chủ sở hữu của công ty tăng cao trong 2 năm 2007, 2008. Đội ngũ cán bộ của công ty không ngừng nâng cao năng lực, chuyên môn của mình. Quy mô tài sản được mở rộng nhất là tài sản cố định. Đó là bước chuẩn bị cho sự phát triển bền vững cho tương lai. Bên cạnh những thành công, công ty cũng còn một số hạn chế cần khắc phục như hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, chi phí tăng nhanh, lợi nhuận giảm. 6.2 KIẾN NGHỊ  Đối với công ty - Mặc dù khả năng thanh toán không xấu nhưng nó có xu hướng giảm qua 3 năm 2006 – 2008 nên doanh nghiệp cũng cần quan tâm nâng cao khả năng thanh toán. - Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo sự phát triển ổn định trong tình hình giảm phát hiện nay. - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn góp phần tăng doanh thu.  Đối với nhà nước - Giá cả trong những năm qua biến động mạnh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy Nhà nước cần có những chính sách bình ổn giá cả để giúp cho các doanh nghiệp phát triển ổn định. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 64 - Thị trường tiền tệ trong những năm qua cũng có những biến động lớn, lạm phát tăng cao, lãi suất tăng. Những biến động đó đã ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các công ty. Do đó, để giúp cho hoạt động tài chính của công ty đạt kết quả tốt Nhà nước cần phải giữ sự ổn định tiền tệ, kịp thời đề ra những chính sách phù hợp để hạn chế những biến động xấu của thị trường tiền tệ. - Hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kịp thời bổ sung vốn lưu động khi cần đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên điều hành tỷ giá linh hoạt có lợi cho xuất khẩu. www.kinhtehoc.net TÀI LIỆU THAM KHẢO    1. Nguyễn Tấn Bình, (2004). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê. 2. Th.s Nguyễn Công Bình, Đặng Kim Cương, (2008). Phân tích các báo cáo tài chính, NXB Giao thông vận tải. 3. Trần Văn Chánh, Ngô Quang Huân, (2001). Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học quốc gia TP. HCM. 4. Th.S Huỳnh Lợi, (2007). Kế toán quản trị, NXB Thống Kê. 5. PGS-TS Võ Thanh Thu, Nguyễn Thị My, (2004). Kế toán doanh nghiệp và phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê. 6. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc, (2006). Phân tích tài chính công ty cổ phần, NXB Tài Chính. www.kinhtehoc.net PHỤ LỤC BẢNG KẾT CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 274.879 58,70 360.337 42,68 614.015 52,74 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 12.961 2,77 13.706 1,62 13.832 1,19 1. Tiền 12.961 2,77 13.706 1,62 3.832 0,33 2. Các khoản tương đương tiền - - - - 10.000 0,86 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 24.522 5,24 22.830 2,70 22.473 1,93 1. Đầu tư ngắn hạn 24.522 5,24 24.216 2,87 26.901 2,31 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn - - (1.386) (0,16) (4.428) (0,38) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 135.820 29,00 139.534 16,53 393.603 33,81 1. Phải thu khách hàng 100.697 21,50 112.782 13,36 348.806 29,96 2. Trả trước cho người bán 34.255 7,32 26.525 3,14 43.373 3,73 3. Các khoản phải thu khác 1.044 0,22 227 0,03 1.424 0,12 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (176) (0,04) - - - 0,00 IV. Hàng tồn kho 96.599 20,63 176.313 20,89 176.872 15,19 1. Hàng tồn kho 102.500 21,89 176.313 20,89 176.872 15,19 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (5.901) (1,26) - - - 0,00 V. Tài sản ngắn hạn khác 4.977 1,06 7.954 0,94 7.235 0,62 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 1.065 0,23 2.889 0,34 2.828 0,24 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 2.293 0,49 920 0,11 3.520 0,30 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 48 0,01 555 0,07 362 0,03 4. Tài sản ngắn hạn khác 1.571 0,34 3.590 0,43 525 0,05 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 193.390 41,30 483.870 57,32 550.245 47,26 I. Tài sản cố định 187.100 39,96 321.084 38,03 406.844 34,94 1. Tài sản cố định hữu hình 87.697 18,73 194.666 23,06 367.112 31,53 Nguyên giá 151.402 32,33 274.098 32,47 475.015 40,80 Giá trị hao mòn lũy kế (63.705) (13,60) (79.432) (9,41) (107.903) (9,27) www.kinhtehoc.net BẢNG KẾT CẤU TÀI SẢN TIẾP THEO ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2. Tài sản cố định vô hình 2.796 0,60 35.184 4,17 35.229 3,03 Nguyên giá 3.106 0,66 35.529 4,21 35.627 3,06 Giá trị hao mòn lũy kế (310) (0,07) (345) (0,04) (398) (0,03) 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 96.607 20,63 91.234 10,81 4.503 0,39 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 - 150.575 17,84 130.540 11,21 1. Đầu tư vào công ty con - - 20.400 2,42 20.400 1,75 2. Đầu tư dài hạn khác 100 0,02 130.175 15,42 130.075 11,17 3. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn - - - - (19.935) (1,71) III. Tài sản dài hạn khác 6.190 1,32 12.211 1,45 12.861 1,10 1. Chi phí trả trước dài hạn 1.915 0,41 7.936 0,94 12.336 1,06 2. Tài sản dài hạn khác 4.275 0,91 4.275 0,51 525 0,05 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 468.269 100,00 844.207 100,00 1.164.260 100,00 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm 2006 – 2008) www.kinhtehoc.net BẢNG KẾT CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008) ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm 2006 – 2008) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A - NỢ PHẢI TRẢ 167.953 35,87 222.466 26,35 542.756 46,62 I. Nợ ngắn hạn 166.537 35,56 221.752 26,27 542.026 46,56 1. Vay và nợ ngắn hạn 113.244 24,18 162.997 19,31 433.730 37,25 2. Phải trả người bán 25.267 5,40 43.700 5,18 73.630 6,32 3. Người mua trả tiền trước 104 0,02 2.952 0,35 1.916 0,16 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 2.708 0,58 372 0,04 2.111 0,18 5. Phải trả người lao động 17.894 3,82 4.751 0,56 8.721 0,75 6. Chi phí phải trả 5.262 1,12 3.141 0,37 13.044 1,12 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 2.058 0,44 3.839 0,45 8.874 0,76 II. Nợ dài hạn 1.416 0,30 714 0,08 730 0,06 4. Vay và nợ dài hạn 993 0,21 - 0,00 - 0,00 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 423 0,09 714 0,08 730 0,06 B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 300.316 64,13 621.741 73,65 621.504 53,38 I. Vốn chủ sở hữu 298.960 63,84 620.612 73,51 618.206 53,10 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 78.876 16,84 128.593 15,23 128.593 11,05 2. Thặng dư vốn cổ phần 124.712 26,63 385.506 45,66 385.506 33,11 7. Quỹ đầu tư phát triển 53.477 11,42 76.753 9,09 77.750 6,68 8. Quỹ dự phòng tài chính 3.802 0,81 6.114 0,72 8.009 0,69 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 36.584 7,81 22.137 2,62 16.839 1,45 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.509 0,32 1.509 0,18 1.509 0,13 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 1.356 0,29 1.129 0,13 3.298 0,28 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.245 0,27 1.038 0,12 3.287 0,28 2. Nguồn kinh phí 111 0,02 91 0,01 11 0,00 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 468.269 100,00 844.207 100,00 1.164.260 100,00 www.kinhtehoc.net

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.pdf