Hiệu suất sửdụng toàn bộtài sản là sựkết hợp giữa vòng quay tài sản cố
định và vòng quay tài sản lưu động. Nhìn vào kết quảtrên ta thấy trong năm
2004 cứ100 đồng tài sản tạo ra được 6,22 đồng doanh thu. Sang năm 2005 tạo ra
được 2,71 đồng doanh thu, đến năm 2006 thì tạo ra được 2,41 đồng. Nhưvậy,
trong 3 năm qua hiệu suất sửdụng toàn bộtài sản giảm. Nếu xét riêng năm 2005,
hiệu suất sửdụng tài sản cố định có tăng nhưng bên cạnh đó hiệu suất sửdụng tài
sản lưu động lại giảm xuống đáng kể. Do đó làm cho hiệu suất sửdụng toàn bộ
tài sản giảm. Tương tựnăm 2006 cũng vậy, hiệu quảsửdụng tài sản lưu động
giảm kéo theo hiệu quảsửdụng toàn bộtài sản giảm.Vì tỷlệtài sản lưu động
chiếm khá lớn trong tổng tài sản như đã phân tích trên bảng kết cấu vốn.
Tóm lại, qua phân tích trên ta thấy công ty cần có biện pháp đểsửdụng tài
sản cho có hiệu quảhơn. Đặc biệt cần chú ý đến việc sửdụng tài sản lưu động
của mình.
91 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2495 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn dầu khí Mêkông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- SVTH: Trần Quốc Khánh
thấy vốn chủ sở hữu 3 năm qua có tăng nhưng rất thấp. Trong khi đó tổng nguồn
vốn tăng lên rất nhanh và chiếm tỷ trọng cao. Điều này cho thấy phần lớn tài sản
đang sử dụng đều được đầu tư bằng nguồn vốn chiếm dụng của các tổ chức khác.
Chủ yếu là từ các khoản nợ ngắn hạn năm 2004 chiếm 40,89%, năm 2005 là
74,46% và năm 2006 là 80,78% trong tổng nguồn vốn. Với tỷ lệ này chứng tỏ
công ty đang bị ràng buộc bởi các chủ nợ. Vì vậy công ty cần cố gắng hơn nữa
trong thời gian tới.
4.4.4.5. Khả năng thanh toán lãi vay:
Thông qua chỉ tiêu này cho ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước
hết có đủ để chi trả lãi vay hay không. Chỉ tiêu này còn có thể cho ta biết tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty và cũng phản ảnh hoạt động tài chính của
công ty. Nhìn chung 3 năm qua ta thấy lợi nhuận của công ty có thể đảm bảo trả
được lãi vay và biến động không đều. Ta thấy năm 2004 có 3,2 đồng lợi nhuận
để thanh toán một đồng lãi vay. Năm 2005 thì có khả quan hơn lợi nhuận của
công ty từ hoạt động kinh doanh dư để đảm bảo thanh toán lãi vay, có tới 6 đồng
lợi nhuận để thanh toán một đồng lãi vay. Năm 2006 thì khả năng thanh toán lãi
vay thấp hơn có 2,02 đồng lợi nhuận để thanh toán một đồng lãi vay. Sỡ dĩ năm
2006 khả năng thanh toán lãi vay thấp là vì khoản vay của công ty rất lớn trong
khi đó lợi nhuận công ty mang về bị giảm sút. Công ty cần hạn chế vốn vay để
đảm bảo không mất khả năng trả nợ vay.
4.5. PHÂN TÍCH DUPONT CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH:
Qua sơ đồ 3 ta thấy các tỷ số tài chính được trình bày đều ở dạng một phân
số. Điều đó có nghĩa là mỗi tỷ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào hai
nhân tố là tử số và mẫu số của tỷ số đó. Mặt khác các tỷ số tài chính còn ảnh
hưởng lẫn nhau. Hay nói cách khác một tỷ số tài chính lúc này được trình bày
bằng tích một vài tỷ số tài chính khác.
- Xét chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Có thể trình bày tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu như sau:
Lợi nhuận ròng
Nguồn vốn CSH
= ROE
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -68- SVTH: Trần Quốc Khánh
Hay
ROE = ROA x Tỷ số đòn bẩy tài chính
Với số liệu năm 2006 ta có:
ROE2006 = ROA2006 x Tỷ số đòn bẩy tài chính (2006)
ROE2006 = 1,89% x 5,63% = 10,64%
Vậy qua phân tích trên cho ta thấy để tăng ROE phụ thuộc vào hai
nhân tố
(1) Gia tăng tỷ số đòn bẩy tài chính.
(2) Sử dụng hiệu quả tổng tài sản (sức sinh lợi của tài sản cao).
- Xét mức sinh lợi trên doanh thu:
Mức sinh lợi trên doanh thu của công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhân
tố chính đó chính là tổng chi phí (Lợi nhuận = doanh thu – tổng chi phí).
Như vậy trên cơ sở phân tích nhân tố chi phí công ty sẽ dần tìm ra được
biện pháp hợp lý để giảm bớt chi phí từ đó sẽ nâng cao mức lợi nhuận trên
doanh thu.
- Xét doanh thu trên tổng tài sản (vòng quay tài sản):
Doanh thu trên tổng tài sản phụ thuộc vào toàn bộ tài sản sử dụng
trong năm. Mà tài sản thì bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Do
vậy cần phải đi sâu vào xem xét từng nhân tố để biết vòng quay toàn bộ
vốn bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào.
- Xét tỷ suất sinh lợi trên doanh thu:
Nếu muốn tăng tỷ số này thì phải giảm chi phí ở mức cho phép sao
cho tốc độ tăng chi phí sẽ thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu khi đó lợi
nhuận ròng sẽ tự động tăng lên.
ROE
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
Tổng tài sản
Nguồn vốn CSH
= x
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -69- SVTH: Trần Quốc Khánh
Qua sơ đồ phân tích dupont về tình hình tài chính của công ty TNHH
dầu khí MeKong chúng ta có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về tình
hình tài chính của công ty trong đó hầu hết các tỷ số đều có tương tác với
nhau. Cụ thể:
* Xét bên phải sơ đồ:
Nhìn vào bên phải của sơ đồ ta có thể thấy vòng quay của tài sản bị
ảnh hưởng bởi những nhân tố như doanh thu và tổng tài sản. Mà tổng tài
sản thì bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Vậy để tăng vòng quay
tài sản thì có hai cách hoặc là tăng doanh thu hoặc là giảm tổng tài sản. Nếu
muốn giảm tổng tài sản thì ngược lại. Khi tăng hay giảm tổng tài sản thì
đều liên quan tới tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động
khác. Qua 3 năm tổng tài sản tăng, doanh thu thuần cũng tăng nhưng tốc độ
chậm hơn. Như vậy chúng ta có thể suy ra rằng vòng quay tổng tài sản của
công ty đang chậm lại.
* Xét bên trái sơ đồ:
Bên trái của sơ đồ có thể cho ta thấy được những nhân tố có thể ảnh
hưởng đến tỷ lệ lãi thuần. Trên cơ sở đó công ty muốn tăng tỷ lệ lãi thuần
cần quan tâm đến tổng chi phí, đi sâu phân tích những nhân tố cấu thành
tổng chi phí để có biện pháp xử lý hợp lý và kịp thời. Vậy để nâng cao lợi
nhuận trên doanh thu công ty cần xem xét tổng chi phí. Nếu tổng chi phí
tăng mà doanh thu thuần tăng chậm hơn thì khi đó tỷ lệ lãi thuần giảm
xuống. Ngược lại khi doanh thu tăng mà tổng chi phí không thay đổi thì tỷ
lệ lãi thuần cao.
Tóm lại, dựa vào sơ đồ dupont ta có thể thấy một cách tổng quát mối
quan hệ tác động qua lại giữa các tỷ số với nhau. Từ đó ta có thể điều chỉnh
các tỷ số cho phù hợp với ý muốn của nhà quản trị.
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -70- SVTH: Trần Quốc Khánh
Sơ đồ 2: PHÂN TÍCH DUPONT CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM
Lợi nhuận ròng
2004 = 5.327
2005 = 17.664
2006 = 13.620
Tổng chi phí
2004 = 1.304.543
2005 = 1.681.064
2006 = 2.049.814
Tài sản cố định
2004 = 122.153
2005 = 105.936
2006 = 96.013
LN / TTS
Năm 2004 = 2,53%
Năm 2005 = 3,10%
Năm 2006 = 1,89%
LN / DT
Năm 2004 = 0,41%
Năm 2005 = 1,14%
Năm 2006 = 0,78%
DT / TTS
Năm 2004 = 6,22lần
Năm 2005 = 2,71lần
Năm 2006 = 2,41lần
Khoản phải thu
2004 = 16.889
2005 = 133.581
2006 = 131.595
TSLĐ khác
2004 = 716
2005 = 525
2006 = 355
Tiền
2004 = 10.812
2005 = 66.253
2006 = 114.375
Hàng tồn kho
2004 = 59.935
2005 = 263.679
2006 = 380.144
Lãi vay
2004 = 2.771
2005 = 4.044
2006 = 15.288
Giá vốn hàng bán
2004 = 1.250.402
2005 = 1.617.050
2006 = 1.976.165
Thuế TNDN
2004 = 761
2005 = 2.514
2006 = 1.946
Chi phí hoạt động
2004 = 50.609
2005 = 3.456
2006 = 56.415
TTS/NVCSH
Năm 2004 = 1,90 lần
Năm 2005 = 4,41 lần
Năm 2006 = 5,63 lần
LN/NVCSH
Năm 2004 = 4,81%
Năm 2005 = 13,67%
Năm 2006 = 10,62%
Trừ
Doanh thu thuần
2004 = 1.309.820
2005 = 1.545.350
2006 = 1.738.002
Tài sản lưu động
2004 = 88.352
2005 = 464.038
2006 = 626.468
Doanh thu thuần
2004 = 1.309.820
2005 = 1.545.350
2006 = 1.738.002
Tổng tài sản
2004 = 210.505
2005 = 569.975
2006 = 722.481
Cộng
Chia Chia
Nhân
Nhân
ĐVT: Triệu đồng
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -71- SVTH: Trần Quốc Khánh
4.6. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DẦU KHÍ MEKONG
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty sau đây
là một vài nhân tố điển hình.
4.6.1. Tính chất độc quyền của ngành sản xuất kinh doanh:
Ngay từ tên gọi công ty TNHH dầu khí MeKong cũng đã cho ta biết được
công ty kinh doanh mặt hàng các sản phẩm dầu mỏ. Đây là mặt hàng thiết yếu
trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống xã hội. Mặt hàng này
chịu sự quản lý của nhà nước vì có tính chiến lược quốc gia. Nhà nước can thiệp
vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thông qua
khống chế giá trần, giá sàn, hạn ngạch nhập khẩu, khống chế lượng dự trữ bắt
buộc, chất lượng xăng dầu... Sự can thiệp của nhà nước làm ảnh hưởng đến tình
hình kinh doanh của công ty như để đảm bảo quota nhập khẩu do bộ thương mại
quy định công ty buộc phải nhập khẩu đúng tiến độ mặc dù giá dầu thế giới đang
tăng. Mỗi lần nhập như vậy công ty phải chịu lỗ với chi phí khá lớn, công ty
thiếu vốn phải đi vay thêm làm phát sinh thêm chi phí tài chính. Vì vậy mà nó
ảnh hưởng đến tài chính của công ty.
4.6.2 Thực tế tại công ty:
Đây là công ty trách nhiệm hữu hạn nên vốn được hình thành chủ yếu từ
các thành viên góp vào. Vốn góp của công ty hiện tại 113 tỷ đồng chủ yếu để đầu
tư xây dựng. Công ty hiện không có vốn lưu động để kinh doanh. Chủ yếu nguồn
vốn kinh doanh của công ty có được từ việc thế chấp tài sản hiện có tại các ngân
hàng thương mại để vay vốn. Mở L/C nhập khẩu chủ yếu tín chấp, được tập đoàn
dầu khí Việt Nam cho sử dụng tài khoản trung tâm tại tập đoàn. Do không đủ vốn
kinh doanh nên khi thiếu vốn công ty phải đi vay thêm bên ngoài làm phát sinh
thêm chi phí tài chính ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Hơn nữa công ty
đang tài khoản trung tâm từ tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam nên công ty
phair chịu phụ thuộc.
4.6.3. Khách hàng:
Công ty dầu khí PetroMeKong chủ yếu phân phối xăng dầu cho các tỉnh ở
đồng bằng Sông Cửu Long. Khách hàng của công ty là các cơ quan, các đơn vị
kinh tế trong khu vực ĐBSCL, các đại lý xăng dầu, các cửa hàng bán lẻ, các
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -72- SVTH: Trần Quốc Khánh
doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu về xăng dầu với số lượng lớn. Ngoài ra lượng
xăng dầu cần cho người đi lại được tiêu thụ cũng khá cao. Để bán được sản phẩm
công ty cần có nhiều khách hàng do đó khách hàng rất quan trọng. Doanh thu của
công ty tăng lên cũng do khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Khách hàng góp phần
tăng lợi nhuận cho công ty. Nếu không có khách hàng thì công sẽ không tiêu thụ
được sản phẩm của mình. Vì vậy công ty muốn có lợi nhuận cao cần phải có
nhiều khách hàng nên khách hàng là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến tình hình
tài chính của công ty.
4.6.4. Nhà cung cấp:
Mặt dù nước ta có trữ lượng dầu mỏ tương đối lớn nhưng hiện nay vẫn
chưa sản xuất được xăng dầu mà còn phải nhập khẩu từ nước ngoài các sản phẩm
từ dầu mỏ, gây bất lợi cho các nhà kinh doanh xăng dầu nói chung và công ty nói
riêng. Tuy vậy nhưng công ty đã cố gắng tích cực tìm kiếm nguồn hàng cho
mình. Hiện nay, công ty nhập khẩu từ các quốc gia như Singapo, Hàn Quốc, Thái
Lan nên phụ thuộc rất lớn vào những quốc gia này. Khi nhà nhập khẩu ngưng
hay gây khó khăn thì công ty sẽ bị gặp khó khăn vì không đủ hàng cung cấp, gây
thiệt hại cho công ty trong lúc công ty đang sử dụng vốn vay là chủ yếu. Nếu
công ty tìm nhà cung cấp mới thì phát sinh thêm chi phí. Vì vậy nhà cung cấp
cũng tác động đến tình hình tài chính của công ty.
4.7. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH DẦU
KHÍ MEKONG TRONG GIAI ĐOẠN 2004 - 2006:
Dựa trên kết quả đã phân tích ta thấy tình hình tài chính của công ty trong
giai đoạn 2004 – 2006 là khá tốt. Doanh thu của công ty tăng đều qua 3 năm, lợi
nhuận của công ty đạt được tương đối khá. Tài sản cố định đưa vào sử dụng đã
mang lại hiệu quả. Song song với sự tăng trưởng của kết quả hoạt động kinh
doanh là sự đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách nhà nước thông qua khoản
thuế phải nộp ngày càng nhiều góp phần làm giàu cho tổ quốc. Tuy nhiên, tỷ số
thanh toán, hệ số tự tài trợ, khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy công ty
đang gặp khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn. Đồng thời lượng vốn đi chiếm
dụng khá lớn, và vốn vay khá cao. Vì vậy ta cần thấy rõ những ưu điểm và nhược
điểm của công ty để đề ra giải pháp phù hợp.
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -73- SVTH: Trần Quốc Khánh
4.7.1. Ưu điểm:
4.7.1.1. Về qui mô:
Công ty TNHH dầu khí MeKong là công ty có quy mô lớn. Thể hiện qua
việc doanh thu bán hàng đạt hàng nghìn tỷ đồng. Trong những năm qua quy mô
của công ty ngày càng được mở rộng. Công ty mở rộng kinh doanh nhiều sản
phẩm ngoài các loại xăng dầu còn kinh doanh gas, phân bón, nhựa đường. Sản
phẩm của công ty ngày càng được khách hàng tín nhiệm và biết đến.
4.7.1.2. Về lợi nhuận sau thuế:
Tổng lợi nhuận sau thuế và doanh thu của công ty tăng thể hiện qua
hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng tốt. Đây là sự nỗ lực
rất lớn của công ty trong tình hình cạnh tranh gây gắt như hiện nay. Qua việc
tăng doanh thu chứng tỏ công ty đã tạo được cho mình một chỗ đứng vững
chắc trên thương trường, gây được niềm tin đối với khách hàng. Chất lượng
sản phẩm được ổn định và đạt tiêu chuẩn qui định thể hiện ở chỗ trong 3 năm
qua công ty không có hàng bán bị trả lại.
4.7.1.3. Về tài sản cố định:
Trong các năm qua công ty không đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định.
Nhưng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cố định cao thể hiện công ty đã khai thác
được khả năng sinh lợi của tài sản cố định. Công ty có kho chứa có sức chứa
đến 36.000m3 và có hệ thống ống dẫn từ cảng biển vào kho đảm bảo có thể
nhập nhiều xăng dầu vào kho khi giá thị trường rẻ.
4.7.1.4. Sự giúp đỡ của cấp trên:
Tuy công ty hoạt động dưới hình thức công ty TNHH xong cũng được
sự quan tâm giúp đỡ của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Khi công ty
gặp khó khăn về vốn công ty có thể vay PetroVietnam, công ty còn được
PetroVietnam cho sử dụng tài khoản trung tâm của mình. Nhờ vậy trong
những năm qua công ty có đủ nguồn vốn để đảm bảo cho việc phát triển kinh
doanh của mình. Hơn nữa khi vay vốn gặp khó khăn thì PetroVietnam đứng
ra bảo lãnh giúp cho công ty vay vốn.
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -74- SVTH: Trần Quốc Khánh
4.7.2. Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm như đã nên trên PetroMeKong cũng tồn tại
một số nhược điểm như sau:
- Tài sản cố định của công ty chưa được sử dụng một cách có hiệu quả
hay nói cách khác công ty chưa khai thác triệt để tài sản cố định.
- Tài sản lưu động của công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản
nhưng khả năng sinh lợi chưa tương xứng. Công ty đang đầu tư quá nhiều
vào tài sản lưu động mà khả năng mang lại hiệu quả của nó chưa cao.
- Tốc độ thu hồi công nợ còn chậm mặc dù công ty đã có chính sách
bán hàng trả chậm nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả. Khoản phải thu còn cao thể
hiện qua kỳ thu tiền bình quân tăng lên. Nếu giải quyết được vấn đề này
công ty có thể giảm được các khoản phải trả và tăng khả năng thanh toán.
- Khả năng thanh toán chưa cao: tình hình và khả năng thanh toán thể
hiện qua các tỷ số tài chính vẫn còn thấp, điều này cho thấy khả năng trang
trải các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của công ty thấp.
- Hàng tồn kho cao: lượng hàng tồn kho của công ty hiện nay khá cao
và ngày càng tăng dẫn đến tình trạng lượng vốn của công ty bị ứ đọng, gây
thiếu hụt vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí bán hàng cao và đang tăng lên: công ty cần có sự thay đổi về
chính sách bán hàng để giảm chi phí bán hàng góp phần nâng cao lợi nhuận
cho công ty.
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -75- SVTH: Trần Quốc Khánh
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DẦU KHÍ MEKONG
TRONG THỜI GIAN TỚI
Trong bối cảnh hiện nay, để có thể khẳng định sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp trên thị trường thì vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần phải
tổ chức và quản lý tài chính một cách hợp lý để đem lại lợi nhuận cao nhất.
Căn cứ vào những nhược điểm của công ty như trên tôi xin trình bày một số
biện pháp nhằm góp phần nâng cao tình hình tài chính tại công ty như sau:
5.1. QUẢN TRỊ TIỀN MẶT HỢP LÝ HƠN:
Khoản tiền mặt hiện nay của công ty còn tồn lại rất cao. Công ty cần
biết cách quản trị tiền mặt cho hợp lý hơn. Để quản trị tốt tiền mặt ta có thể:
* Xác định nhu cầu tiền mặt:
Thực trạng ở công ty trong những năm qua tiền mặt luôn chiếm một tỷ
trọng khá cao trong tổng tài sản. Biết rằng công ty dự trữ tiền mặt cho nhu
cầu thanh toán. Tuy nhiên, công ty cần có chính sách tiền mặt hợp lý hơn.
Cụ thể là dự báo chính xác nhu cầu thu chi tiền mặt hàng năm, hàng quý,
hàng tháng, thậm chí hàng tuần dựa trên bảng kế hoạch kinh doanh. Để đảm
bảo nhu cầu tiền mặt không thiếu cũng không thừa góp phần tăng hiệu quả
kinh doanh giảm các khoản đi vay khi bị thiếu vốn.
* Tăng tốc độ thu hồi:
Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt, một mặt giúp cho các khoản phải thu giảm
đáng kể, khoản vốn bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng, mặt khác công ty
có thể chủ động sử dụng nó vào các mục đích kinh doanh của mình để đem
lại hiệu quả cao hơn. Có nhiều biện pháp tăng tốc độ thu hồi tiền mặt. Công
ty có thể đem lại cho khách hàng những mối lợi để khuyến khích họ sớm trả
nợ. Hoặc bằng cách áp dụng các chiết khấu đối với các khoản nợ được thanh
toán trước hay đúng hạn. Ngoài hai biện pháp trên công ty có thể quan tâm
đến hình thức thanh toán sao cho phù hợp với tình hình công ty nói chung và
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -76- SVTH: Trần Quốc Khánh
của khách hàng nói riêng. Hiện nay công ty có áp dụng các biện pháp thanh
toán qua ngân hàng, điều này được đánh giá là khá tốt. Tuy nhiên công ty
cũng có thể xem xét một phương thức thanh toán khác cũng không kém hiệu
quả đó là hộp thư chuyển tiền, phát tiền nhanh qua đường bưu điện. Điều này
tạo điều kiện cho các cửa hàng của công ty ở vùng xa không gần ngân hàng
có thể thanh toán tiền cho công ty mà không cần lên công ty. Vì hiện nay
công ty có nhiều đại lý ở các xã vùng nông thôn. Có như vậy mới tạo điều
kiện thuận lợi tăng sự lựa chọn cho việc thanh toán của khách hàng.
* Giảm tốc độ chi tiêu:
Cùng với việc tăng tốc độ thu hồi tiền mặt, công ty còn có thể thu được
lợi nhuận bằng cách giảm tốc độ chi tiêu, để có càng nhiều tiền nhàn rỗi để
đầu tư sinh lợi càng tốt.
Thay vì dùng tiền mặt thanh toán sớm các hóa đơn mua hàng công ty
nên tìm cách trì hoãn việc thanh toán trong phạm vi thời gian cho phép để
tránh được chi phí tài chính phát sinh làm tăng chi phí cho công ty. Công ty
có thể áp dụng biện pháp chiến thuật chậm thanh toán các hóa đơn mua hàng
tận dụng sự chênh lệch thời gian của các khoản thu chi.
5.2. QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU VÀ HÀNG TỒN KHO:
Vấn đề quản trị khoản phải thu và hàng tồn kho có liên quan có liên
quan mật thiết đến quản trị tiền mặt. Vì vậy, để quản trị tiền mặt tốt công ty
cần phải quan tâm đến quản trị hàng tồn kho. Bởi vì, đây là nguyên nhân
chính dẫn đến việc tồn đọng tiền trong doanh nghiệp mà không thể đem ra sử
dụng nhanh chóng khi cần thiết.
Như đã phân tích ở phần trước, giá trị khoản phải thu và hàng tồn kho
của công ty biểu hiện dấu hiệu không tốt. Vì vậy công ty cần phải có chiến
lược quản trị 2 mục tiêu này sao cho có hiệu quả hơn. Cụ thể:
- Đối với khoản phải thu:
Công ty nên hoạch định cho mình một chính sách tín dụng phù hợp với
đặc điểm sản xuất của ngành. Cụ thể là:
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -77- SVTH: Trần Quốc Khánh
+ Tiêu chuẩn tín dụng: công ty cần định rõ tài chính tối thiểu có thể
chấp nhận bán chịu cho khách hàng.
+ Cho hưởng chiết khấu tiền mặt: để khuyến khích khách hàng thanh
toán sớm các hóa đơn mua hàng.
+ Qui định thời hạn bán chịu và phải có biện pháp xử phạt đối với
những khách hàng thanh toán quá hạn, hay cho hưởng thêm lợi từ việc khách
hàng trả tiền đúng hạn hay sớm hạn.
+ Chính sách thu tiền: công ty nên qui định cụ thể và nghiêm khắc xử lý
những khoản tín dụng thương mại quá hạn.
- Đối với hàng tồn kho:
+ Bên cạnh các chính sách bán hàng hiệu quả để nhanh chóng giải
phóng hàng tồn trữ công ty cần phải qua tâm, hoạch định xem mức tồn kho
cần thiết đối với từng thời điểm cụ thể là như thế nào, chi phí tồn kho có
vượt quá lợi nhuận do nó đem lại hay không để từ đó công ty lập kế hoạch
đặt hàng và dự trữ hàng phù hợp.
5.3. TĂNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN:
- Đối với tài sản cố định:
Tài sản nào đã đưa vào sử dụng thì nên khai thác triệt để công suất của
nó, nếu không thì cho thuê. Chẳng hạn như tổng kho xăng dầu có sức chứa lên
đến 36.000m3 công ty không thể nào một lúc mà chứa đầy hết. Vì vậy nên có
thể cho các đơn vị khác thuê để tận dụng triệt để hiệu quả sử dụng tài sản cố
định. Có kế hoạch sửa chữa nâng cấp những tài sản cố định đã khấu hao hết
nhưng còn có thể sử dụng được nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Ví
dụ công ty có một số xe bồn bị hư, chưa khấu hao hết công ty không nên
thanh lý mà nên nâng cấp sửa lại để có thể giảm được chi phí. Những tài sản
chưa dùng thì nên cho thuê để kiếm thêm thu nhập như xe bồn, bồn chứa...
Cần xem xét kỹ để quyết định đầu tư đúng hướng trên cơ sở tiết kiệm chi phí
đầu tư ở mức thấp nhất. Luôn luôn cải tiến công nghệ, thay đổi nhưng tài sản
lỗi thời nhằm làm giảm chi phí, tăng năng suất lao động. Một số máy thiết bị
dùng pha chế xăng, máy đo lường tiêu chuẩn chất lượng hiện đang hoạt động
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -78- SVTH: Trần Quốc Khánh
với công suất thấp nên công ty có thể bỏ đi mua máy mới để tăng năng suất
lao động góp phần giảm chi phí thuê người khác kiểm tra chất lượng.
- Đối với tài lưu động:
Công ty cần phân bổ tài sản lưu động cho hợp lý bằng cách giảm tỷ
trọng hàng tồn kho đến mức thấp nhất có thể nhằm đẩy mạnh tốc độ luân
chuyển hàng tồn kho, bám sát qui trình quản lý hao hụt ở tất cả các khâunhư
nhập, tồn chứa, vận chuyển nhằm giảm hao hụt về số lượng cũng như chất
lượng. Giảm tỷ trọng các khoản phải thu bằng cách giảm thời gian bán chịu
hoặc tăng doanh thu tiêu thụ góp phần tăng vòng quay vốn. Để tăng doanh
thu đòi hỏi phải nâng cao chất lượng dịch vụ và làm tốt công tác tiếp thị.
5.4. NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN:
Khả năng này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty trên thương
trường. Khi khả năng thanh toán thấp sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng
cũng như của các nhà tài trợ, các nhà đầu tư và cả nội bộ cán bộ công nhân
viên công ty. Hiện nay các tỷ số thanh toán của công ty thấp cho thấy công
ty đang gặp khó khăn về thanh toán nhất là các khoản nợ ngắn hạn. Do đó,
tôi đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình này như định kỳ kiểm
tra lượng tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, kết hợp với so sánh thu chi
của các kỳ trước và lập kế hoạch tiền mặt để dự đoán trước lượng tiền cần sử
dụng, duy trì lượng tiền mặt hợp lý để có thể thanh toán những khoản bất
ngờ... Song song đó công ty có thể tăng doanh số bán thu được nhiều lợi
nhuận để bù đắp những khoản thiếu hụt, định kỳ kiểm kê vốn thanh toán để
xác định vốn lưu động hiện có của đơn vị từ đó xác định nhu cầu vốn cần
thiết để có thể huy động kịp thời các nguồn vốn bổ sung.
5.5. TĂNG CƯỜNG VỐN CHỦ SỞ HỮU:
Hiện nay công ty đang thiếu nguồn vốn chủ sở hữu, vốn kinh doanh của
công ty chủ yếu là vốn vay. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng
như xứng tầm là công ty đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu công ty cần huy
động thêm vốn chủ sở hữu để đảm bảo đủ vốn kinh doanh, hạn chế vốn vay,
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -79- SVTH: Trần Quốc Khánh
bằng cách tăng cường thêm thành viên góp vốn hay có thể chuyển đổi thành
công ty cổ phần. Làm được điều này công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi
phí rất lớn từ chi phí lãi vay.
Tăng cường vốn chủ sở hữu, tranh thủ những nguồn vốn tạm thời chưa
sử dụng như thu nhập chưa phân phối, các nguồn quỹ công ty tạm thời chưa
sử dụng, thu hút vốn từ nội bộ công ty để huy động vào kinh doanh. Từ đó
có thể giảm bớt các khoản nợ phải trả như các khoản nợ vay...
5.6. BỐ TRÍ TÀI SẢN – NGUỒN VỐN HỢP LÝ:
Hiện nay cơ cấu nguồn vốn của công ty chưa thật hợp lý. Công ty cần
bố trí lại cơ cấu tài sản của mình cho hợp lý. Bằng cách giảm bớt lượng đầu
tư vào tài sản lưu động tăng cường đầu tư vào tài sản cố định bằng cách giảm
các khoản phải thu, giải phóng hàng tồn kho. Bởi vì tài sản lưu động chiếm
tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản mà suất sinh lợi của nó thấp. Tỷ trọng nợ
phải trả rất lớn trong tổng nguồn vốn trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu thì
chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Vì vậy công ty cần thay đổi cơ
cấu này bằng cách giảm các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Để làm được
điều này công ty cần tăng cường thêm vốn chủ sở hữu đáp cho nhu cầu kinh
doanh khi đó công ty sẽ giảm được các khoản nợ của mình.
5.7. GIẢM CHI PHÍ BÁN HÀNG:
Trong 3 năm qua công ty cũng đã cố gắng giải quyết lượng hàng tồn kho
bằng các chính sách bán hàng chiết khấu, để giảm các khoản phải thu công
ty cho khách hàng hưởng một số ưu đãi. Vì vậy công ty đã đẩy chi phí bán
hàng lên rất cao làm giảm lợi nhuận cho công ty. Công ty cần giảm bớt chi
phí bán hàng bằng cách giảm khoản tiền chiết khấu, quản trị chặt chẽ các chi
phí phát sinh trong bán hàng như chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển, dụng
cụ đồ dùng phục vụ cho công tác bán hàng.
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -80- SVTH: Trần Quốc Khánh
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tại một doanh nghiệp nào đó thì việc
đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp là hết sức cần thiết, nhằm định lại
hướng hoạt động của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất, mở rộng phạm vi
kinh doanh hay thu hẹp phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp mình. Sau khi tiến
hành phân tích tình hình tài chính công ty TNHH dầu khí MeKong giai đoạn
2004 – 2006 chủ yếu thông qua báo cáo tài chính tôi có một số kết luận như sau:
Việc mở rộng thị trường, công ty hết sức chú trọng và phát triển hệ thống
kênh phân phối và đại lý của công ty theo các hình thức thuê, nâng cấp sửa chữa
các kho cấp phát và cửa hàng xăng dầu, đồng thời đẩy mạnh việc ký các hợp
đồng đại lý, hiện nay công ty đã phát triển hơn 300 đại lý trong đó, có 18 tổng
đại lý ở khắp các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long.
Công ty đã tổ chức nhiều lớp đào tạo nghiệp vụ trong và ngoài nước cho
hơn 70 cán bộ công nhân viên, trong đó có các lĩnh vực như quản lý sản xuất,
nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, nghiệp vụ xăng dầu, hệ thống cung cấp điện
chế biến dầu thô, hóa nghiệm và an ninh cảng biển.
Qua phân tích tài chính ở công ty PetroMekong đã giúp cho chúng ta cái nhìn
đầy đủ về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh. Mặc dù
trong thời gian qua công ty luôn phải đối đầu với tình hình giá cả xăng dầu thế giới
biến động, nhưng bằng sự nỗ lực quyết tâm của toàn bộ nhân viên cùng với sự lãnh
đạo của Ban Tổng Giám đốc, công ty cũng đã vượt qua các khó khăn và từng bước
khẳng định mình trên thương trường. Qua phân tích tình hình tài chính của công ty
PetroMeKong tôi nhận thấy tình hình tài chính hiện nay của công ty tốt, quy mô
ngày càng được mở rộng, doanh thu của công ty ngày càng tăng tuy lợi nhuận sau
thuế năm 2006 có giảm nhưng lợi nhuận của công ty vẫn ở mức cao. Công ty ngày
càng chiếm được lòng tin của khách hàng. Biểu hiện qua doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ ngày càng tăng lên. Khả năng thanh toán của công ty chưa cao
nhưng vẫn đảm bảo thanh toán được các khoản nợ của mình.
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -81- SVTH: Trần Quốc Khánh
Bên cạnh những thành quả đã đạt được, tình hình tài chính của công ty vẫn
còn những biểu hiện chưa tốt như hàng tồn kho còn cao, các khoản phải thu còn
nhiều điều này làm cho khả năng thanh toán của công ty thấp, vay ngắn hạn
tương đối lớn, về công tác phát triển mạng lưới tiêu thụ còn hạn chế, chi phí bán
hàng cao, tiền mặt tồn cuối kỳ lớn. Nhưng có lẽ khó khăn lớn nhất đối với công
ty là nguồn vốn kinh doanh, nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển kinh doanh
ngày càng tăng, trong khi đó nguồn vốn tự bổ sung không đáng kể. Nguồn vốn
cho hoạt động của công ty chủ yếu là vay ngắn hạn, điều này ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của công ty.
6.2. KIẾN NGHỊ:
Để tình hình tài chính của công ty phát triển khả quan hơn về trước mắt
cũng như lâu dài nhằm để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh thì:
- Công ty mở rộng kinh doanh các sản phẩm dầu khí nhiều hơn nữa, ngoìa
xăng dầu còn kinh doanh đạm, nhựa đường, hầu hết các phụ gia... để đáp ứng
nhu cầu tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và đa dạng hóa các sản phẩm
kinh doanh.
- Đề nghị chính phủ có chính sách bù lỗ cho công ty kịp thời, trên cơ sở các
báo cáo quyết toán bù lỗ của công ty đã được Bộ Tài Chính quyết toán. Hiện nay
tuy chính phủ cho công ty tự điều chỉnh giá bán mặt hàng xăng các loại nhưng
mặt hàng dầu DO, KO, FO còn phải chịu sự quản lý của nhà nước. Tuy nhà nước
bù lỗ cho công ty hàng tháng với 95% số lỗ được cấp bù nhưng thực tế thì khoản
2 đến 3 tháng sau công ty mới nhận được khoản bù lỗ này. Do đó số vốn của
công ty thường bị nhà nước chiếm dụng.
- Các ngân hàng thương mại, các định chế tài chính tạo thuận lợi cho công
ty vay vốn khi gặp khó khăn. Hiện nay công ty đang rất thiếu vốn để đáp ứng cho
nhu cầu kinh doanh. Công ty thường xuyên vay ngân hàng Vietcombank. Trước
kia chủ yếu vay tín chấp nhưng hiện nay công ty phải có sự bảo lãnh của
PetroVietNam hay phải thế chấp tài sản thì ngân hàng mới cho vay. Các tổ chức
này có thể hợp tác với công ty với hình thức liên doanh, liên kết để hợp tác kinh
doanh các sản phẩm dầu mỏ.
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -82- SVTH: Trần Quốc Khánh
- Trong 3 năm qua 2004 – 2006 tài sản lưu động của công ty có sự thay đổi
rõ rệt và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Công ty đầu tư vào tài sản lưu
động rất lớn nhưng suất sinh lợi chưa cao. Vì vậy công ty cần phải giảm bớt
lượng đầu tư vào tài sản lưu động để tránh rủi ro cũng như tránh sự đầu tư thừa,
phát huy tốt hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn.
- Công ty cần xem xét lại tỷ trọng vốn lưu động và vốn cố định nhằm tránh
được sự đầu tư thừa trong quá trình kinh doanh, phát huy tốt hơn nữa hiệu quả sử
dụng vốn.
- Công ty cần xúc tiến mạnh hơn nữa việc thu hồi công nợ nhằm đẩy nhanh
tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao lợi nhuận và đảm bảo cho việc thanh toán
thuận lợi, giảm các khoản nợ vay.
- Công ty cần đẩy mạnh marketing với nhiều hình thức để tiếp cận thị
trường, bằng cách quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mở rộng
hệ thống kênh phân phối, xây mới các kho trung chuyển, các cửa hàng xăng dầu
hoặc thuê lại của tư nhân; tổ chức hoặc hợp tác liên doanh liên kết với các tổ
chức các cá nhân để cùng đầu tư.
Bên cạnh đó công ty cần phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -83- SVTH: Trần Quốc Khánh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Lưu Thị Hương (2004). “Tài chính doanh nghiệp”, Tr. 50 – 106, NXB
lao động.
2. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2005). “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, Tr. 119 –
143, NXB Thống Kê.
3. Nguyễn Tấn Bình (2003). “Kế toán quản trị”, Tr. 462 – 551, NXB Đại học
quốc gia TP. HCM.
4. Nguyễn Việt Tân (2004). “Chuyên đề tốt nghiệp”.
5. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2006). “Phân tích tài chính công ty cổ phần”, Tr
42 – 170, NXB Tài Chính.
6. PGS.TS Ngô Thế Chi (2000). “Đọc, lập và phân tích báo cáo tài chính trong
công ty cổ phần”, NXB Tài Chính.
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -84- SVTH: Trần Quốc Khánh
PHỤ LỤC 1
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 3 NĂM 2004 – 2006
ĐVT: 1.000 đồng
CHỈ TIÊU MÃ SỐ NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 100 88.352.007 464.038.475 626.468.191
I. Tiền: 110 10.811.818 66.253.217 114.374.606
1. Tiền mặt 111 813.131 1.057.920 551.969
2. Tiền gửi Ngân Hàng 112 9.998.687 65.195.297 113.362.637
3. Tiền đang chuyển 113 - - 460.000
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 - - -
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 - - -
2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 - - -
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 - - -
III. Các khoản phải thu 130 16.888.517 133.581.072 131.594.642
1. Phải thu khách hàng 131 11.833.653 42.659.332 37.867.487
2. Trả trước cho gnười bán 132 1.667.651 859.200 1.281.438
3. Thuế GTGT được khấu trừ 133 - - 2.464.436
4. Phải thu nội bộ 134 - - -
- Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 135 - - -
- Phải thu nội bộ khác 136 - - -
5. Các khoản phải thu khác 138 4.591.866 91.192.642 90.136.731
6. Dự phòng phải thu khó đòi 139 (1.204.652) (1.130.103) (155.450)
IV. Hàng tồn kho 140 59.934.760 263.679.450 380.144.188
1. Hàng mua đang đi trên đường 141 - - -
2. Nguyên vật liệu tồn kho 142 - - 75.298
3. Công cụ dụng cụ trong kho 143 - - -
4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 - - -
5. Thành phẩm tồn kho 145 1.626.924 8.297.048 -
6. Hàng hóa tồn kho 146 47.868.348 255.382.403 380.068.890
7. Hàng gửi đi bán 147 - - -
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - - -
V. Tài sản lưu động khác 150 716.912 524.736 354.755
1. Tạm ứng 151 671.160 245.697 100.381
2. Chi phí trả trước 152 38.182 135.000 160.000
3. Chi phí chờ kết chuyển 153 - - -
4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 7.570 144.039 94.373
5. Khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 155 - - -
VI. Chi sự nghiệp 160 - - -
1. Chi năm trước 161 - - -
2. Chi năm nay 162 - - -
B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 122.153.366 105.936.402 96.013.096
I. Tài sản cố định 210 120.166.385 101.220.715 89.725.219
1. Tài sản cố định hữu hình 211 120.166.385 95.547.566 84.397.827
- Nguyên giá 212 140.154.913 128.910.222 132.307.645
- Giá trị hao mòn lũy kế 213 (119.988.528) (33.362.656) (47.909.817)
21 - - -
- Nguyên giá 215 - - -
- Giá trị hao mòn lũy kế 216 - - -
3. Tài sản cố định vô hình 217 - 5.673.148 5.327.392
- Nguyên giá 218 - 6.424.759 6.424.759
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -85- SVTH: Trần Quốc Khánh
- Giá trị hao mòn lũy kế 219 - (751.611) (1.097.367)
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 - - -
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 - - -
2. Góp vốn liên doanh 222 - - -
3. Các khoản đầu tư dài hạn khác 228 - - -
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 229 - - -
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 1.487.866 1.319.472 2.536.362
1. Tổng kho 231 - - -
2. Cây xăng 232 846.689 - -
3. Khác 233 641.177 - -
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 - 3.115.215 3.220.515
V. Chi phí trả trước dài hạn 241 499.115 281.000 531.000
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 210.505.373 569.974.876 722.481.287
NGUỒN VỐN - - -
A. NỢ PHẢI TRẢ 300 99.749.333 440.802.136 594.176.829
I. Nợ ngắn hạn 310 86.075.864 424.386.303 583.644.900
1. Vay ngắn hạn 311 37.040.699 126.433.046 356.326.222
2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 4.890.340 5.443.276 5.335.644
3. Phải trả cho người bán 313 32.457.026 253.796.564 173.347.766
4. Người mua trả tiền trước 314 1.219.423 5.258.073 23.329.646
5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước 315 1.961.535 25.005.210 10.419.678
6. Phải trả công nhân viên 316 3.279.198 3.122.589 1.900.140
7. Phải trả đơn vị nội bộ 317 2.676.169 3.032.982 -
8. Các khoản phải trả phải nộp khác 318 2.551.475 2.294.563 12.985.804
II. Nợ dài hạn 320 13.593.408 10.788.998 5.453.354
1. Vay dài hạn 321 13.593.408 10.788.998 5.453.354
2. Nợ dài hạn khác 322 - - -
III. Nợ khác 330 80.061 5.626.835 5.078.575
1. Chi phí phải trả 331 80.061 2.573.190 1.760.159
2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 - 214.525 418.121
3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333 - 2.839.120 2.900.295
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 110.756.040 129.172.740 128.304.458
I. Nguồn vốn, quỹ 410 109.620.779 127.577.730 126.836.109
1. Nguồn vốn kinh doanh 411 105.012.156 110.896.968 112.926.253
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 - - -
3. Chênh lệch tỷ giá 413 - - -
4. Quỹ đầu tư phát triển 414 - - -
5. Quỹ dự phòng tài chính 415 563.836 1.459.957 1.971.125
6. Lợi nhuận chưa phân phối 416 4.040.787 15.220.805 11.938.730
- Năm trước - - -
- Năm nay 4.044.787 - -
7. Nguồn vốn đầu tư XDCB 417 - - -
- Tổng kho - - -
- Hệ thống phân phối - - -
II. Nguồn kinh phí 420 1.135.261 1.595.010 1.468.349
1. Quỹ trợ cấp mất việc làm 421 334.030 1.595.010 1.468.349
2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 801.231 - -
3. Quỹ quản lý của cấp trên 423 - - -
4. Nguồn kinh phí sự nghiệp 424 - - -
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước - - -
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay - - -
5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 - - -
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 210.505.373 569.974.876 722.481.287
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -86- SVTH: Trần Quốc Khánh
PHỤ LỤC 2
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3 NĂM
ĐVT: 1.000 đồng
C M
Ã
N
Ă
N
Ă
N
ĂDoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 1.362.128.629 1.553.437.575 1.739.054.063
Các khoản giảm trừ (03= 04+05+06+07) 3 52.308.172 8.088.048 1.052.026
+ Chiết khấu thương mại 4 - 16.607 6.532
+ Giảm giá hàng bán 5 53.525 19.848 34.403
+ Hàng bán bị trả lại 6 - - -
+ Thuế TTĐB, xuất khẩu, GTGT theo
phương pháp trực tiếp phải nộp 7 52.254.647 8.051.593 1.011.091
1. Doanh thu thuần 10 1.309.820.457 1.545.349.528 1.738.002.037
2. Giá vốn hàng bán 11 1.250.401.624 1.617.049.697 1.976.164.737
3. Lợi nhuận gộp (20=10-11) 20 59.418.832 (71.700.169) (238.162.700)
4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 225.185 1.603.319 1.689.810
5. Chi phí hoạt động tài chính 22 3.465.243 5.308.101 17.067.623
- Trong đó: lãi vay phải trả 23 2.771.489 4.043.987 15.288.477
6. Chi phí bán hàng 24 45.409.722 54.530.493 53.257.241
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 5.225.705 3.918.857 3.324.758
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh (30=20-21-22-24-25) 30 5.543.347 (133.917.301) (310.122.512)
9. Thu nhập khác 31 585.245 906.564 3.188.102
10. Chi phí khác 32 40.705 257.148 12
11. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 544.540 649.415 3.188.090
12. Tổng lợi nhuận trước thuế trước bù lỗ 50 6.808.887 (133.204.886) (306.934.422)
13. Số lỗ kinh doanh xăng dầu được bù 51 0 153.383.711 322.499.811
14. Tổng lợi nhuận trước thuế sau bù lỗ 52 6.087.887 20.178.826 15.565.390
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 53 760.986 2.514.478 1.945.674
16. Lợi nhuận sau thuế 54 5.326.901 17.664.348 13.619.716
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -87- SVTH: Trần Quốc Khánh
PHỤ LỤC 3
BẢNG LƯU CHUỂN TIỀN TỆ 3 NĂM
ĐVT: 1.000 đồng
CHỈ TIÊU MÃ SỐ 2004 2005 2006
I. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG
SXKD 0 - - -
1. Tiền thu bán hàng, cung cấp DV và DT khác 1 1482819546 1735738566 2032257954
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và
DV 2 251433366 1596616522 2132525151
3. Tiền chi trả cho người lao động 3 7468395 8786596 10703031
4. Tiền chi trả lãi vay 4 3465243 4043987 15063715
5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 5 1594711 2576202
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 6 619967117 111562419 353255213
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 7 1518497380 262745260 356021349
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động SXKD 20 321922280 -26486092 -131316281
II. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ 20A - - -
1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các TS
dài hạn khác 21 5730884 5372053 5231275
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các
TS dài hạn khác 22 - - -
3. Tiền chi cho vay, mua lại các công cụ nợ của
các đơn vị khác 23 - - -
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ
của đơn vị khác 24 - - -
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 - - -
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 - - -
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được
chia 27 - - -
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 -5730884 -5372053 -5231275
III. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG
TÀI CHÍNH 30A - - -
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp
của CSH 31 - - -
2. Tiền chi trả vốn góp cho các CSH, mua lại cổ
phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 32 - - -
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 136908559 245387741 1010301690
4. Tiền chi trả nợ gốc vay 34 468010341 158088197 825407983
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 - - -
6. Cổ tức lợi nhuận đã trả cho CSH 36 - - -
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 40 -331101781 87299544 184893707
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
(50=20+30+40) 50 -14910386 55441399 48346152
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 25722204 10811818 66253217
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi
ngoại tệ 61 - - -224762
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
(70=50+60+61) 70 10811818 66253317 114374606
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -88- SVTH: Trần Quốc Khánh
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 --------------------------------------------------------------------------------1
GIỚI THIỆU-------------------------------------------------------------------------------1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:--------------------------------------------------1
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài:--------------------------------------------------------1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn: -----------------------------------------------1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: -----------------------------------------------------2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:------------------------------------------------------------2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:----------------------------------------------------------------2
1.3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: --------------------------------------------------------2
CHƯƠNG 2 --------------------------------------------------------------------------------3
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ----------------3
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN: ---------------------------------------------------------3
2.1.1. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán:------------------3
2.1.2. Phân tích tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh: ----------------------------------------------------------------------------------------3
2.1.3. Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ số tài chính:------------4
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:------------------------------------------------
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: --------------------------------------------- 12
2.2.2. Xử lý và phân tích số liệu: ------------------------------------------------- 12
CHƯƠNG 3 ------------------------------------------------------------------------------ 13
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DẦU KHÍ
MEKONG: ------------------------------------------------------------------------------- 13
3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH DẦU KHÍ MÊKÔNG: 13
3.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty TNHH dầu khí
MêKông:----------------------------------------------------------------------------------- 13
3.1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty TNHH dầu khí MêKông:------------ 17
3.1.3. Tổ chức quản lý của công ty TNHH dầu khí MêKông: ---------------- 18
3.2. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CỦA CÔNG TY ---------------------------------------------------------------- 20
3.2.1. Thuận lợi:--------------------------------------------------------------------- 20
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -89- SVTH: Trần Quốc Khánh
3.2.2. Khó khăn:--------------------------------------------------------------------- 21
3.2.3. Phương hướng phát triển: -------------------------------------------------- 21
3.3. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY QUA 3 NĂM (2004 – 2006). --------------------------------------------- 22
3.3.1. Doanh thu:-------------------------------------------------------------------- 22
3.3.2. Chi phí: ----------------------------------------------------------------------- 22
3.3.3. Lợi nhuận: -------------------------------------------------------------------- 22
CHƯƠNG 4 ------------------------------------------------------------------------------ 24
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN DẦU KHÍ MÊKÔNG --------------------------------------------------- 24
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI
KẾ TOÁN: -------------------------------------------------------------------------------- 24
4.1.1. Phân tích tình hình tài sản: ------------------------------------------------- 24
4.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn: -------------------------------------------- 33
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG BÁO CÁO
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:------------------------------------------ 43
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG LƯU
CHUYỂN TIỀN TỆ: --------------------------------------------------------------------- 45
4.3.1. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh:---------------------------------- 45
4.3.2. Đối với hoạt động đầu tư: -------------------------------------------------- 46
4.3.3. Đối với hoạt động tài chính: ----------------------------------------------- 46
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA CÁC TỶ SỐ TÀI
CHÍNH: ------------------------------------------------------------------------------------ 49
4.4.1. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: --------------- 49
4.4.2. Phân tích khả năng sinh lợi:------------------------------------------------ 52
4.4.3. Phân tích vốn và hiệu quả sử dụng vốn:---------------------------------- 54
4.4.4. Phân tích nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính: --------------------------------- 58
4.5. PHÂN TÍCH DUPONT CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH: ----------------------- 60
4.6. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DẦU KHÍ MÊKÔNG--------------------------- 64
4.6.1. Tính chất độc quyền của ngành sản xuất kinh doanh:------------------ 64
4.6.2 Thực tế tại công ty: ---------------------------------------------------------- 64
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -90- SVTH: Trần Quốc Khánh
4.6.3. Khách hàng: ------------------------------------------------------------------ 64
4.6.4. Nhà cung cấp:---------------------------------------------------------------- 65
4.7. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRONG GIAI
ĐOẠN 2004 - 2006: --------------------------------------------------------------------- 65
4.7.1. Ưu điểm:---------------------------------------------------------------------- 66
4.7.2. Nhược điểm: ----------------------------------------------------------------- 67
CHƯƠNG 5 ------------------------------------------------------------------------------ 68
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DẦU KHÍ MÊKÔNG
TRONG THỜI GIAN TỚI------------------------------------------------------------ 68
5.1. QUẢN TRỊ TIỀN MẶT HỢP LÝ HƠN: ------------------------------------- 68
5.2. QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU VÀ HÀNG TỒN KHO: ---------------- 69
5.3. TĂNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN: ----------------------------------- 70
5.4. NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN: -------------------------------- 71
5.5. TĂNG CƯỜNG VỐN CHỦ SỞ HỮU: --------------------------------------- 71
5.6. BỐ TRÍ TÀI SẢN – NGUỒN VỐN HỢP LÝ: ------------------------------ 72
5.7. GIẢM CHI PHÍ BÁN HÀNG: ------------------------------------------------- 72
CHƯƠNG 6 ------------------------------------------------------------------------------ 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ -------------------------------------------------------- 73
6.1. KẾT LUẬN: ---------------------------------------------------------------------- 73
6.2. KIẾN NGHỊ: ---------------------------------------------------------------------- 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO:------------------------------------------------------------ 76
PHỤ LỤC 1:------------------------------------------------------------------------------ 77
PHỤ LỤC 2:------------------------------------------------------------------------------ 79
PHỤ LỤC 3:------------------------------------------------------------------------------ 80
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -91- SVTH: Trần Quốc Khánh
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Danh sách thành viên góp vốn------------------------------------------------ 15
Bảng 2: Tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm ----------------------- 23
Bảng 3: Phân tích tình hình tài sản qua 3 năm --------------------------------------- 25
Bảng 4: Phân tích kết cấu tài sản qua 3 năm------------------------------------------ 31
Bảng 5: phân tích tình hình nguồn vốn qua 3 năm----------------------------------- 34
Bảng 6: Phân tích kết cấu nguồn vốn qua 3 năm------------------------------------- 40
Bảng 7: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm ----------------------- 44
Bảng 8: Tổng hợp dòng tiền vào từ các hoạt động qua 3 năm --------------------- 47
Bảng 9: Phân tích lưu chuyển tiền tệ qua 3 năm ------------------------------------- 48
Bảng 10: Phân tích khả năng thanh toán qua 3 năm --------------------------------- 49
Bảng 11: Phân tích các tỷ số thanh toán----------------------------------------------- 51
Bảng 12: Phân tích các tỷ số sinh lợi -------------------------------------------------- 52
Bảng 13: Tổng hợp các tỷ số về hiệu suất sử dụng vốn----------------------------- 55
Bảng 14: Tổng hợp các tỷ số đòn bẩy tài chính -------------------------------------- 58
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty PetroMeKong--------------------------------- 18
Sơ đồ 2: Phân tích dupont của công ty trong 3 năm --------------------------------- 63
DANH MỤC HÌNH
Hình 01: Kết cấu tài sản ----------------------------------------------------------------- 24
Hình 02: Kết cấu nguồn vốn: ----------------------------------------------------------- 33
Hình 03: Nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán------------------------------- 49
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH dầu khí MeKong.pdf