Thứ năm về các chỉ tiêu sử dụng tài sản là chỉ tiêu đánh giá công tác sử dụng
vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này bao gồm các chỉ số tổng thu nhập/tổng tài sản và chỉ
số tổng chi phí/tổng tài sản. Nhìn chung các chỉ số này biến động theo chiều hướng
tốt. Chẳng hạn như chỉ số tổng thu nhập/tổng tài sản là chỉ số đánh giá có bao nhiêu
đồng thu nhập được mang lại trong 100 đồng tài sản bỏ ra để đầu tư, chỉ số này tăng
dần qua các năm; năm 2006 chỉ số này là 11,35%; năm 2007 là 11,69%; năm 2008
là 22,16%.
91 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3395 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng
154.405 triệu đồng hay tăng 14,11% so với năm 2007. Trong 2 năm 2007 và năm
2008 công tác huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều thuận lợi do lãi suất
tăng cao trong khi giá vàng, giá chứng khoán không ổn định và bất động sản thì
đóng băng. Do đó người dân gửi tiền vào ngân hàng sẽ có lợi hơn và an toàn hơn.
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN VỐN HUY ĐỘNG
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Năm
Tr
iệu
đồ
ng
Tiền gửi của TCTD khác
Phát hành giấy tờ có giá
Tài sản nợ khác
Tiền gửi của các TCKT,
dân cư
Tổng vốn huy động
Hình 3: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
Tuy công tác huy động vốn của ngân hàng 3 năm qua gặp nhiều thuận lợi
nhưng cơ cấu vốn huy động của ngân hàng cũng có sự biến động lên xuống, điều
này ảnh hưởng đến cơ cấu trả lãi tiền gửi và ít nhiều cũng ảnh hưởng đến cơ cấu
cho vay của ngân hàng, do đó cần phải nắm rõ sự biến động trong cơ cấu nguồn
vốn của ngân hàng. Cụ thể ta đi vào phân tích từng sự biến động của các khoản
mục vốn huy động.
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng (TCTD) khác: Trong kết cấu nguồn vốn
huy động được của ngân hàng thì tỷ trọng tiền gửi của các TCTD qua 3 năm đều
chiếm tỷ lệ rất thấp chưa quá 1% so với tổng vốn huy động. Chứng tỏ đây không
phải là nguồn vốn huy động chủ lực của ngân hàng. Năm 2006 tiền gửi của các
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 44 SVTH: Nguyễn Văn Thi
TCTD khác chiếm 1% so với tổng nguồn vốn huy động (tức là chỉ chiếm 3.600
triệu đồng trong 358.629 triệu đồng vốn huy động); năm 2007 chỉ còn 130 tiệu
đồng, chiếm 0,01% tổng nguồn vốn huy động; năm 2008 còn 104 triệu đồng,
chiếm gần bằng 0,01% so với tổng vốn huy động. Điều này cho ngân hàng thấy
không nên quá tập trung vào hình thức huy động từ nguồn này. Tuy nhiên nếu xét
về tỷ lệ tiền gửi các TCTD khác của năm này so với năm trước thì năm 2007
giảm 96,39% so với năm 2006; năm 2008 so với năm 2007 giảm 20%.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT) dân cư: Trong tổng nguồn vốn
huy động thì vốn huy động từ tiền gửi của các TCKT dân cư qua 3 năm luôn
chiếm tỷ trọng lớn. Nhìn chung tiền gửi của các TCKT dân cư tăng mạnh qua 3
năm. Năm 2007 tiền gửi của các TCKT dân cư là 929.512 triệu đồng, tăng
171,50% so với năm 2006. Đến năm 2008 là 1.116.744 triệu đồng, tăng 20,14%
so với năm 2007. Và tỷ lệ tiền gửi của các TCKT dân cư so với nguồn vốn huy
động cũng chiếm tỷ lệ rất cao trên 91% qua các năm; năm 2006 chiếm 95,46% so
với nguồn vốn huy động; năm 2007 chiếm tỷ lệ 99,90%; năm 2008 là 91,71%.
Đây là nguồn vốn huy động chủ lực của ngân hàng, ngân hàng cần tập trung khai
thác tối đa nguồn lực này. Thể hiện qua việc ngân hàng huy động nguồn lực này
đạt đến mức 99,90% trong năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến tiền gửi của các
TCKT dân cư tăng mạnh là vì trong năm 2007 và năm 2008 nền kinh tế tăng
trưởng nóng, lãi suất tiền gửi liên tục tăng trong khi giá vàng và giá chứng khoán
không ổn định, nên các TCKT dân cư gửi tiền vào ngân hàng có lợi hơn và an
toàn hơn.
Phát hành giấy tờ có giá: Bên cạnh việc huy động vốn từ các hình thức tiền
gửi thì ngân hàng còn huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá cả
ngắn hạn lẫn dài hạn, hình thức này cũng thu hút một lượng vốn đáng kể vào vốn
huy động của ngân hàng. Qua bảng trên ta thấy tiền phát hành giấy tờ có giá thì
ngược với tiền gửi của các TCKT dân cư, tiền phát hành giấy tờ có giá giảm
mạnh trong năm 2007 và tăng mạnh trong năm 2008. Trong năm 2007 tiền phát
hành giấy tờ có giá giảm 11.908 triệu đồng (giảm 93,97%) so với năm 2006. Và
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 45 SVTH: Nguyễn Văn Thi
trong năm 2008 tiền phát hành giấy tờ có giá tăng 13.107,07% so với năm 2007.
Nguyên nhân đến tiền phát hành giấy tờ có giá tăng với tốc độ kinh hoàng này là
do vào đầu năm 2008 Eximbank hội sở phát hành cổ phiếu ưu đãi để huy động
vốn. Và năm 2008 lãi suất cổ phiếu, trái phiếu tăng mạnh nên lượng tiền khách
hàng đầu tư vào nhiều hơn năm 2007.
Tài sản nợ khác của ngân hàng giảm qua các năm, đây là dấu hiệu rất tốt
trong kinh doanh. Và điều này cho thấy lượng tài sản ngân hàng nợ các đơn vị
khác giảm, ngân hàng đang trên đà phát triển tốt. Năm 2006 tài sản nợ khác là
149.030 triệu đồng chiếm 28,91% so với tổng nguồn vốn; năm 2007 giảm còn
14,72%; năm 2008 còn 4,23%. Và trong năm 2007 tài sản nợ khác tăng 14.938
triệu đồng hay tăng 10,02% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì tài sản nợ khác
giảm được 132.939 triệu đồng tương đương giảm 81,08% so với năm 2007.
4.2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH QUA BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH
4.2.1. Phân tích doanh thu của ngân hàng
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 46 SVTH: Nguyễn Văn Thi
Bảng 5: Bảng thể hiện tổng doanh thu của ngân hàng qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng)
Ghi chú: Tỷ lệ* % là tỷ lệ % so với tổng doanh thu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lêch
2007-2006
Chênh lêch
2008-2007Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ lệ* % Số tiền Tỷ lệ* % Số tiền Tỷ lệ* % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ%
1.Thu từ lãi 55.269 94,48 120.526 92,61 269.801 95,18 65.257 118,07 149.275 123,85
2.Thu ngoài lãi 3.230 5,52 9.614 7,39 13.662 4,82 6.384 197,65 4.048 42,11
Tổng doanh thu 58.499 100,00 130.140 100,00 283.463 100,00 71.641 122,47 152.323 117,81
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 47 SVTH: Nguyễn Văn Thi
Cũng như các NHTM khác thì thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm
tỷ lệ cao trong tổng doanh thu của ngân hàng. Eximbank Cần Thơ cũng vậy thu
nhập từ hoạt động tín dụng cũng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu.
Năm 2006 thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 94,48% tổng doanh thu; năm
2007 chiếm 92,61%; năm 2008 chiếm 95,18%. Do tỷ trọng đầu tư vào tín dụng
chiếm ưu thế cho nên doanh thu chủ yếu của ngân hàng là doanh thu từ lãi, còn
doanh thu ngoài lãi chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng doanh thu của ngân hàng. Cụ
thể trong năm 2006 thu ngoài lãi chiếm 5,52% tổng doanh thu; năm 2007 chiếm
7,39%; năm 2008 chiếm 4,82%. Trong điều kiện cạnh tranh như ngày nay ngân
hàng nào có thu nhập từ dịch vụ cao thì có lợi thế cạnh tranh hơn và an toàn hơn.
Theo xếp loại ngân hàng thế giới thì ngân hàng nào có thu nhập từ lãi và thu nhập
ngoài lãi chiếm tỷ lệ 5:5 thì ngân hàng đó được gọi là kinh doanh an toàn. Ở đây
thu nhập từ lãi của Eximbank Cần Thơ còn chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều thu nhập
ngoài lãi. Cụ thể thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi của Eximbank Cần Thơ là
18:1. Tức là trong tổng thu nhập của Eximbank Cần Thơ thì thu nhập từ lãi chiếm
18 phần và thu nhập ngoài lãi chiếm 1 phần. Điều này cho thấy việc kinh doanh
của ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi vì doanh thu từ hoạt động tín dụng
chiếm đến 18 phần, nếu xảy ra rủi ro tín dụng thì ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro
ngay. Và vấn đề này rất dễ dàng dẫn đến tình trạng phá sản. Đây cũng là nổi lo
của Eximbank Cần Thơ nói riêng và của hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam nói chung.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 48 SVTH: Nguyễn Văn Thi
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH THU CỦA NGÂN HÀNG
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Năm
Tr
iệu
đồ
ng Thu ngoài lãi
Thu từ lãi
Tổng doanh thu
Hình 4: TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
Trong năm 2006 thu nhập từ lãi là 55.269 triệu đồng, đến năm 2007 thu
nhập từ lãi là 120.526 triệu đồng tăng 65.257 triệu đồng hay tăng 118,07% so với
năm 2006; năm 2008 là 269.801 triệu đồng tăng 149.275 triệu đồng hay tăng
123,85% so với năm 2007. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng
tăng trong năm 2007 và năm 2008 là do năm 2007 và năm 2008 lãi suất cho vay
tăng, nguồn vốn khách hàng đi vay tăng. Ngược lại thu nhập ngoài lãi của ngân
hàng có xu hướng tăng không đều giữa các năm. Cụ thể năm 2007 thu nhập ngoài
lãi của ngân hàng là 9.614 triệu đồng tăng 6.384 triệu đồng hay tăng 197,65% so
với năm 2006; nhưng năm 2008 thu nhập ngoài lãi chỉ còn tăng 42,11% so với
năm 2007. Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng tăng lên qua các năm, cho thấy cơ
cấu thu nhập của ngân hàng bắt đầu có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 49 SVTH: Nguyễn Văn Thi
4.2.2. Phân tích chi phí của ngân hàng
Tín dụng là một nghiệp vụ chính của ngân hàng cho nên để có nguồn vốn
hoạt động kinh doanh thì nghiệp vụ huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng
song song với nghiệp vụ tín dụng, do đó chi phí dành cho tín dụng là một khoản
chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động của ngân hàng. Chi phí tín
dụng còn gọi là chi phí trả lãi, chi phí trả lãi bao gồm chi phí trả lãi tiền gửi và chi
phí trả lãi giấy tờ có giá. Ngoài ra để ngân hàng hoạt động tốt và có hiệu quả ngân
hàng còn phải chi thêm các khoản phí như chi phí từ hoạt động dịch vụ, chi phí từ
hoạt động khác, chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Tất cả các
khoản phí này được tín vào chi phí ngoài lãi.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 50 SVTH: Nguyễn Văn Thi
Bảng 6: Bảng thể hiện chi phí của ngân hàng qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng)
Ghi chú: Tỷ lệ* % là tỷ lệ % so với tổng chi phí
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lêch
2007-2006
Chênh lêch
2008-2007Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ lệ* % Số tiền Tỷ lệ* % Số tiền Tỷ lệ* % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ%
Chi phí trả lãi 39.848 78,76 93.677 84,54 202.127 86,67 53.829 135,09 108.450 115,77
Chi phí ngoài lãi 10.748 21,24 17.133 15,46 31.079 13,33 6.385 59,41 13.946 81,40
Tổng chi phí 50.596 100,00 110.809 100,00 233.206 100,00 60.213 119,01 122.397 110,46
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 51 SVTH: Nguyễn Văn Thi
Hình 5: THỂ HIỆN TÌNH HÌNH CHI PHÍ
Nhìn qua bảng 6 ta thấy tổng chi phí của ngân hàng tăng mạnh qua các
năm, tăng ở mức trên 110%. Năm 2006 tổng chi phí là 50.596 triệu đồng; năm
2007 là 110.809 triệu đồng, tăng 119,01% hay tăng 60.213 triệu đồng; năm 2008
tăng 122.397 triệu đồng tương đương 110,46% so với năm 2007. Nguyên nhân
dẫn đến tổng chi trong năm 2007 và năm 2008 tăng mạnh là do chi phí trả lãi và
chi phí trong 2 năm này tăng với tốc độ rất cao.
Chi chi phí dành cho trả lãi tín dụng là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng chi phí hoạt động của ngân hàng cụ thể năm 2006 chi phí trả lãi là
39.848 triệu đồng chiếm 78,76% tổng chi phí hoạt động; năm 2007 là 93.677
triệu đồng chiếm 84,54% tổng chi phí tăng 53.829 triệu đồng hay tăng 135,09%
so với năm 2006; năm 2008 chi phí cho hoạt động tín dụng tiếp tục tăng 108.450
triệu đồng hay tăng 115,77% so với năm 2007. Chi phí trả lãi năm 2007 và năm
2008 tăng mạnh là do trong năm 2007 và năm 2008 công tác huy động vốn của
ngân hàng đạt mức rất cao. Trong cơ cấu vốn huy động thì tiền gửi của các
TCKT, dân cư chiếm tỷ lệ rất lớn đó cũng là nguyên nhân dẫn đến chi phí lãi
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG
0
50000
100000
150000
200000
250000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Năm
Tri
ệu
đồ
ng Chi phí ngoài lãi
Chi phí trả lãi
Tổng chi phí
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 52 SVTH: Nguyễn Văn Thi
tăng. Một nguyên nhân khác nữa là trong 2 năm này lãi suất tiền gửi luôn được
điều chỉnh ở mức cao. Lãi suất tăng cao là do tính cạnh tranh giữa các ngân hàng.
Ngoài ra chi phí ngoài lãi cũng tăng dần qua các năm; năm 2006 là 10.748
triệu đồng ; năm 2007 tăng 6.385 triệu đồng hay tăng 59,41% so với năm 2006;
năm 2008 tăng 81,40% tương đương 13.946 triệu đồng so với năm 2007. Tuy
nhiên nếu xét về tỷ lệ chi phí ngoài lãi trên tổng thu nhập nó lại giảm dần qua các
năm; năm 2006 chi phí ngoài lãi chiếm 21,24% tổng chi phí; năm 2007 chiếm
15,46% đến năm 2008 giảm còn 13,33%. Nguyên nhân dẫn đến việc giảm này là
do chi phí trả lãi và tổng chi phí tăng nhanh hơn chi phí ngoài lãi.
4.2.3. Phân tích lợi nhuận của ngân hàng
Mục tiêu sau cùng của công việc kinh doanh là đạt được lợi nhuận. Đây
cũng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Yếu tố có ảnh
hưởng quyết định đến lợi nhuận của ngân hàng là tổng thu nhập và tổng chi phí.
Tuy nhiên tổng thu nhập và tổng chi phí hàng năm luôn có sự biến đổi, do đó nó
cũng làm cho lợi nhuận của ngân hàng luôn có sự biến động giữa các năm. Để
thấy rõ sự biến động này và sự tác động của tổng thu nhập và tổng chi phí đến lợi
nhuận. Ta tiến hành phân tích lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm để thấy rõ điều
này.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 53 SVTH: Nguyễn Văn Thi
Bảng 7: Bảng thể hiện lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng)
Ghi chú: Tỷ lệ* % là tỷ lệ % so với lợi nhuận trước thuế
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lêch
2007-2006
Chênh lêch
2008-2007Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ lệ* % Số tiền Tỷ lệ* % Số tiền Tỷ lệ* % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ%
Tổng doanh thu 58.499 740,21 130.140 673,25 283.463 564.03 71.641 122,47 153.323 117,81
Tổng chi phí 50.596 640,21 110.809 573,25 233.206 464.03 60.213 119,01 122.397 110,46
Lợi nhuận trước thuế 7.903 100,00 19.330 100,00 50.257 100,00 11.427 114,59 30.927 159,99
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 54 SVTH: Nguyễn Văn Thi
Hình 6: TÌNH HÌNH LỢI NHUÂN TRƯỚC THUẾ CỦA NGÂN
HÀNG QUA 3 NĂM
Qua bảng số liệu cho ta thấy lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng qua
các năm; năm 2006 lợi nhuân trước thuế là 7.903 triệu đồng; đến năm 2007 lợi
nhuận trước thuế là 19.330 triệu đồng tăng 114,59% tương đương với 11.427
triệu đồng so với năm 2006; năm 2008 lợi nhuận trước thuế lại tăng lên 30.927
triệu đồng hay tăng 159,99%. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lợi nhuận của ngân
tăng dần qua các năm là do trong năm 2007 và năm 2008 là do tổng doanh thu
của ngân hàng tăng nhanh hơn tổng chi phí.
Trong tổng doanh thu của ngân hàng thì doanh thu từ hoạt động tín dụng
vẫn là chủ yếu, mặc dù ngân hàng đã tích cực mở rộng các lĩnh vực hoạt động
dịch vụ nhưng doanh doanh của lĩnh vực này vẫn còn ở mức thấp. Năm 2006 tổng
doanh thu của ngân hàng là 58.499 triệu đồng; đến năm 2007 tổng doanh thu là
130.140 triệu đồng tăng 71.641 triệu đồng hay tăng 122,47% so với năm 2006
trong khi đó tốc độ tăng chi phí gần bằng tốc độ tăng thu nhập. Chi phí năm 2006
là 50.596 triệu đồng, đến năm 2007 là 110.809 triệu đồng tăng 60.213 triệu đồng
hay tăng 119,01% so với năm 2006. Như vậy ta thấy rằng tốc độ tăng của thu
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Năm
Tri
ệu
đồ
ng Tổng chi phí
Tổng doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 55 SVTH: Nguyễn Văn Thi
nhập chỉ cao hơn chi phí là 3,46%, tốc độ tăng không cao lắm. Đến năm 2008
tổng doanh thu của ngân hàng là 283.463 triệu đồng tăng 153.323 triệu đồng hay
tăng 117,81% so với năm 2007. Tốc độ tăng của thu nhập ngày càng chậm lại.
Trong năm 2008 tốc độ tăng của chi phí thì cũng cũng tăng chậm lại, tăng
122.397 triệu đồng hay tăng 110,46% so với năm 2007.
Tốc độ tăng bình quân của tổng doanh thu là 120,14%, trong khi tốc độ
tăng bình quân của tổng chi phí là 114,74%. Điều này cho chúng ta thấy rằng
ngân hàng đang kinh doanh rất hiệu quả bởi vì tổng doanh thu bình quân luôn cao
hơn tổng chi phí bình quân.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 56 SVTH: Nguyễn Văn Thi
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI
CHÍNH
4.3.1. Chỉ tiêu thanh khoản
Là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá tính ổn định trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng và cũng là chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn của ngân hàng.
Các chỉ tiêu cấu thành chỉ tiêu thanh khoản của ngân hàng gồm có chỉ tiêu tài sản
có thanh khoản/vốn huy động, chỉ tiêu tổng dư nợ /vốn huy động và chỉ tiêu tài
sản có thanh khoản/tổng tài sản. Tuy nhiên các chỉ tiêu này mỗi năm có mức biến
động khác nhau, để thấy các chỉ tiêu này biến động ra sao và nguyên nhân của các
biến động này. Ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu thanh khoản.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 57 SVTH: Nguyễn Văn Thi
Bảng 8: Bảng thể hiện chỉ tiêu thanh khoản
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007-2006
Chênh lệch
2008-2007
Vốn huy động Triệu đồng 358.629 930.406 1.217.750 571.777 287.344
Tài sản có thanh khoản Triệu đồng 18.704 95.941 37.421 77.237 (58.520)
Tổng dư nợ Triệu đồng 493.385 991.420 1.095.638 498.035 104.218
Tổng tài sản Triệu đồng 515.562 1.113.708 1.279.047 598.146 165.339
Tài sản có thanh khoản/Vốn huy động % 5,22 10,31 3,07 5,09 (7,24)
Tổng dư nợ /Vốn huy động Lần 1,38 1,07 0,90 (0,31) (0,17)
Tài sản có thanh khoản/Tổng tài sản % 3,63 8,61 2,93 4,98 (5,68)
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng)
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 58 SVTH: Nguyễn Văn Thi
Chỉ tiêu tài sản có thanh khoản/vốn huy động: chỉ tiêu này đo lường khả
năng thanh khoản của ngân hàng và cho thấy có bao nhiêu đồng tài sản có thể
dùng để thanh toán ngay trên 100 đồng vốn huy động và chỉ số này thấp thì cho
thấy khả năng sinh lời của vốn huy động cao, tuy nhiên nó lại tiềm ẩn nhiều rủi ro
thanh khoản. Năm 2006 chỉ tiêu này là 5,22%, nghĩa là trong 100 đồng vốn huy
động thì có 5,22 đồng tài sản có thể dùng để thanh toán ngay; đến năm 2007 chỉ
tiêu này tăng lên 10,31% tức là tăng 5,09% so với năm 2006, có nghĩa là trong
100 đồng vốn huy động thì có 10,31 đồng tài sản có thanh khoản. Tại sao chỉ tiêu
này trong năm 2007 tăng hơn năm 2006 là do tài sản có thanh khoản năm 2007
tăng đến 77.237 triệu đồng (tăng gần gấp 5,2 lần) so với năm 2006. Nguyên nhân
dẫn đến tài sản có thanh khoản năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006, là do năm
2007 chính phủ muốn kiềm chế lạm phát nên chính phủ buộc các NHTM phải
tăng tiền dự trữ bắt buộc. Trong năm 2007 NHNN bắt buộc các NHTM tăng dự
trữ bắt buộc từ 10% lên 15%. Do đó làm cho tài sản có thanh khoản của ngân
hàng tăng lên. Năm 2008 chỉ số này là 3,07% giảm 7,24 lần so với năm 2007,
điều này cũng có nghĩa là trong 100 đồng vốn huy động thì có 3,07 đồng tài sản
có thể dùng để thanh toán ngay. Nguyên nhân làm cho chỉ số này giảm là do tài
sản có thanh khoản giảm và vốn huy động thì lại tăng. Tài sản có thanh khoản
giảm còn 37.421 triệu đồng giảm gần 2,5 lần năm 2007. Nguyên nhân là trong
năm 2008 NHNN đã nới rộng tiền dự trữ bắt buộc tài sản có thanh khoản đã giảm
xuống. Trong khi đó thì vốn huy động liên tục tăng do năm 2008 tín dụng vẫn còn
trên đà phát triển nóng.
Chỉ tiêu dư nợ/vốn huy động: Vốn hoạt động chủ yếu của các ngân hàng
thương mại là nguồn vốn huy động. Và chỉ tiêu này cho thấy khả năng huy động
vốn của ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình dư nợ trên vốn huy
động của ngân hàng 3 năm qua rất thấp. Cụ thể năm 2006 tổng dư nợ trên vốn
huy động là 1,38 lần; năm 2007 là 1,07 lần; năm 2008 là 0,90 lần. Và ta thấy chỉ
tiêu này giảm dần qua các năm, năm 2007 giảm 0,31 lần so với năm 2006; năm
2008 giảm 0,17 lần so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến chỉ số này giảm trong
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 59 SVTH: Nguyễn Văn Thi
năm 2007, năm 2008 là do trong năm 2007 và năm 2008 vốn huy động tăng
nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ. Năm 2007 so với năm 2006 vốn huy động tăng
571.777 triệu đồng, trong khi đó tổng dư nợ tăng chỉ có 498.035 triệu đồng. Còn
trong năm 2008 so với năm 2007 vốn huy động tăng 287.344 triệu đồng và tổng
dư nợ thì tăng 104.218 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến vốn huy động trong năm
2007 và năm 2008 tăng mạnh là do trong 2 năm này tín dụng đang trên đà tăng
trưởng nóng. Nhìn chung qua số liệu phân tích ta thấy chỉ số này rất thấp và giảm
dần qua các năm, cho ta kết luận rằng công tác huy động vốn của ngân hàng rất
tốt và cải thiện dần theo chiều hướng tốt qua các năm. Năm 2006 bình quân 1,38
đồng dư nợ thì có 1 đông vốn huy động tham gia. Năm 2007 tình hình vốn huy
động cải thiện hơn so với năm 2006, bình quân 1,07 đồng dư nợ thì có 1 đồng
vốn huy động tham gia. Sang năm 2008 công tác huy động tốt hơn nữa là bình
quân 0,90 đồng thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Nhưng chỉ tiêu này quá
thấp làm ta cũng nghi ngờ về hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Đặc
biệt là trong năm 2007 và năm 2008 chỉ số này quá thấp.
Chỉ tiêu tài sản có thanh khoản/ tổng tài sản: chỉ tiêu này nói lên có bao
nhiêu đồng tài sản có thanh khoản trên 100 đồng tài sản, chỉ tiêu này tăng thì sẽ
làm cho khả năng sinh lời của ngân hàng giảm, tài sản có thanh khoản tăng và
ngược lại. Năm 2006 tài sản có thanh khoản trên tổng tài sản là 3,63%, có nghĩa
là trong 100 đồng tổng tài sản thì có 3,63 đồng tài sản có thanh khoản; đến năm
2007 chỉ tiêu này là 8,61% hay tăng 4,98% so với năm 2006, có nghĩa là trong
100 đồng tài sản thì có 8,61 đồng tào sản có thanh khoản. Nguyên nhân dẫn đến
chỉ tiêu này tăng là do tài sản có thanh khoản tăng mạnh hơn tổng tài sản. Tài sản
có thanh khoản tăng 412,94% so với năm 2006, còn tổng tài sản tăng chỉ tăng có
116,02% so với năm 2006. Chỉ tiêu này tăng cho ta kết luận là khả năng sinh lời
của ngân hàng giảm, khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng. Năm 2008 chỉ
tiêu này chỉ còn 2,93% tức là giảm 5,68% so với năm 2007. Điều này cho thấy
rằng khả năng sinh lời của ngân hàng tăng, tài sản có thanh khoản giảm. Trong
100 đồng tài sản thì chỉ có 2,93 đồng tài sản có thanh khoản. Nguyên nhân dẫn
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 60 SVTH: Nguyễn Văn Thi
đến chỉ tiêu này trong năm 2008 giảm hơn so với năm 2007 là trong năm 2008
NHNN đã nới rộng chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho tài sản có thanh khoản
giảm. Tại sao NHNN nới rộng chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho tài sản có
thanh khoản giảm, bởi vì tài sản có thanh khoản thì bao gồm cả tiền dự trữ bắt
buộc tại NHNN, tiền gửi tại NHNN và tiền mặt.
4.3.2. Chỉ tiêu khả năng sinh lời
Chỉ tiêu khả năng sinh lời là thước đo cuối cùng trong quá trình đánh giá
hoạt động của ngân hàng. Là chỉ tiêu cho thấy khả năng tạo ra giá trị cho các cổ
đông, tạo vốn trong kinh doanh… Để thấy được chỉ tiêu này đánh giá ra sao? Ta
tiến hành phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lời.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 61 SVTH: Nguyễn Văn Thi
Bảng 9: Bảng thể hiện chỉ tiêu sinh lời
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007-2006
Chênh lệch
2008-2007
Tổng tài sản Triệu đồng 515.562 1.113.708 1.279.047 598.146 165.339
Tổng thu nhập Triệu đồng 58.499 130.140 283.463 71.641 153.323
Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 7.903 19.334 30.268 11.431 10.934
Lợi nhuận ròng Triệu đồng 5.690,16 13.917,60 36.185,04 8.227,44 22.267,44
Lợi nhuận ròng/ Tổng thu nhập % 9,73 10,69 12,77 0,96 2,08
Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản % 1,1 1,25 2,83 0,15 1,58
Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu % 72 71,99 119,55 (0,01) 47,56
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng)
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 62 SVTH: Nguyễn Văn Thi
Chỉ số lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập (ROS) chỉ số này phản ánh mức
độ sinh lời của một đồng thu nhập. Năm 2006 ROS là 9,73% có nghĩa là trong
100 đồng thu nhập ngân hàng kiếm được lợi nhuận là 9,73 đồng. Năm 2007 chỉ
số ROS là 10,69% cũng có nghĩa là trong 100 đồng thu nhập ngân hàng đạt được
lợi nhuận là 10,69 đồng. Năm 2008 lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập là 12,77%
điều này cũng có nghĩa là trong 100 đồng thu nhập thì có tới 12,77 đồng lợi
nhuận ròng. Xét qua 3 năm thì ta thấy chỉ số lợi nhuận trên thu nhập của ngân
hàng tăng dần, năm 2007 tăng 0,96% so với năm 2006; năm 2008 so với năm
2007 tăng 2,08. Điều này cho thấy công việc kinh doanh của ngân hàng rất tốt thể
hiện qua chỉ số ROS tăng lên hàng năm.
Qua bảng số liệu ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) tăng lên
hàng năm. Cho thấy được công việc kinh doanh của ngân hàng rất hiệu quả. Bởi
vì việc đầu tư của ngân hàng luôn tạo ra thu nhập và thu nhập tăng lên hàng năm.
Hoạt động tạo ra lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu từ hoạt động tín dụng vì vậy
chỉ tiêu ROA tăng tương đối ổn định qua các năm Năm 2006 ROA là 1,1%; đến
năm 2007 ROA là 1,25% tăng 0,15% so với năm 2006; năm 2008 ROA là 2,83%
tăng 1,58% so với năm 2007. Nguyên nhân của ROA trong năm 2007 và năm
2008 tăng là do ngân hàng sử dụng tài sản đúng mục đích làm cho lợi nhuận ròng
tăng; năm 2007 lợi nhuận ròng tăng 8.227,44 triệu đồng; năm 2008 tăng
22.267,44 triệu đồng.
Chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ số này phản ánh mức
độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Cũng thông qua chỉ số này nó giúp cho các cổ
đông quyết định có nên mua cổ phiếu của ngân hàng không. Trong năm 2006
ROE của ngân hàng là 72% có nghĩa là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu sinh lời
được 72 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2007 ROE là 71,99% giảm 0,01% so với năm
2006, điều này có nghĩa là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra để đầu tư thì
kiếm được 71,99 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2008 ROE là 119,55% tăng 47,56%
so với năm 2007, điều này cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì sẽ thu
được 119,55 đồng. Nhìn chung các nhà đầu tư nên mua cổ phiếu của ngân hàng
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 63 SVTH: Nguyễn Văn Thi
bởi vì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu rất cao, nhà đầu tư bỏ ra 100 đồng vốn chủ
sở hữu thì thu được trên 71 đồng lợi nhuận.
4.3.3. Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh
Là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thể hiện qua các
chỉ số dư nợ bình quân/doanh số thu nợ là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi nợ
của ngân hàng, tốc độ luân chuyển vốn và trình độ chuyên môn của cán bộ tín
dụng; chỉ tiêu vòng quây vốn tín dụng là chỉ tiêu đánh giá tốc độ quay vốn của
ngân hàng và khả năng thu hồi vốn của ngân hàng và chỉ số tổng chi phí/tổng thu
nhập là chỉ số đánh giá bao nhiêu đồng chi phí phải bỏ ra khi thu được thu nhập.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 64 SVTH: Nguyễn Văn Thi
Bảng 10: Bảng thể hiện chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007-2006
Chênh lệch
2008-2007
Tổng chi phí Triệu đồng 50.596 110.809 233.206 60.213 122.397
Tổng thu nhập Triệu đồng 58.499 130.140 283.463 71.641 153.323
Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.416.774 6.126.806 7.861.349 4.710.032 1.734.543
Dư nợ bình quân Triệu đồng 459.855 742.403 1.043.529 282.548 301.126
Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân Vòng 3,08 8,25 7,53 5,17 (0,72)
Dư nợ bình quân/Doanh số thu nợ Ngày 116,85 43,62 47,79 (73,23) 4,17
Tổng chi phí/Tổng thu nhập % 86,49 85,15 82,27 (1,34) (2,88)
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng)
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 65 SVTH: Nguyễn Văn Thi
Chỉ số vòng quay vốn tín dụng: thể hiện việc luân chuyển vốn cho vay,
thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này khá quan trọng trong việc
đánh giá chất lượng tín dụng, đồng vốn quay nhanh thì hiệu quả tín dụng càng
cao và ngược lại. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong những năm qua có
sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự tăng và sau đó lại
giảm. Năm 2006 vòng quay vốn tín dụng là 3,08 vòng và đến năm 2007 tăng lên
8,25 vòng, tăng 5,17 vòng so với năm 2006. Nhưng năm 2008 lại giảm 1 ít so với
năm 2007 là 0,72 vòng, nghĩa là năm 2008 vòng quay vốn tín dụng là 5,17 vòng.
Nguyên nhân dẫn đến trình trạng vòng quay vốn tín dụng trong 2007 tăng mạnh
so với năm 2006 là do năm 2007 NHNN tăng dự trữ bắt buộc các NHTM thiếu
vốn trong kinh doanh, nên giữa các NHTM cạnh tranh nhau quyết liệt dẫn đến lãi
suất tiền gửi và lãi cho vay cũng liên tục tăng. Từ đó Eximbank Cần Thơ khuyến
khích tăng cường tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn và cũng tăng cho vay ngắn
hạn hạn chế cho vay dài hạn. Đó là nguyên nhân dẫn đến vòng quay vốn tín dụng
tăng mạnh trong năm 2007. Trong năm 2008 vòng quay vốn tín dụng giảm so với
năm 2007 là do năm 2008 NHNN giảm dự trữ bắt buộc, nên lãi suất tiền gửi và
cho vay cũng giảm. Do đó Eximbank Cần Thơ bắt đầu cho vay dài hạn nhiều hơn
trong năm 2007. Đó là nguyên nhân dẫn đến vòng quay vốn tín dụng giảm hơn
so với năm 2007.
Chỉ số dư nợ bình quân/doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tốc độ thu hồi
nợ. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng cao, tốc độ
luân chuyển vốn của ngân hàng càng nhanh, và ngược lại. Nhìn chung chỉ tiêu thu
hồi nợ bình quân của ngân hàng trong những năm qua có sự biến động giảm và
sau đó lại tăng, nhưng tốc độ giảm thì nhanh hơn tốc độ tăng. Điều này nói lên
khả năng thu hồi nợ của ngân hàng những năm qua rất tốt và tốc độ luân chuyển
vốn của ngân hàng cũng rất tốt. Năm 2006 chỉ tiêu thu hồi nợ bình quân của ngân
hàng là 116,85 ngày và đến năm 2007 giảm còn 43,62 ngày, giảm 73,23 ngày so
với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 thì chỉ tiêu này lại tăng lên 1 ít so với năm
2007 là 4,17 ngày. Nguyên nhân của chỉ tiêu này trong năm 2007 giảm theo chiều
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 66 SVTH: Nguyễn Văn Thi
hướng tốt là do năm 2007 ngân hàng chú trọng nhiều vào cho vay ngắn hạn và
hạn chế cho vay dài hạn, dẫn đến tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng nhanh,
khả năng thu hồi nợ cao. Còn trong năm 2008 ngân hàng cho vay dài hơn nhiều
hơn năm 2007 nên tốc độ luân chuyển vốn chậm lại, khả năng thu hồi nợ chậm
lại.
Chỉ số tổng chi phí/tổng thu nhập: Để đo lường hiệu quả hoạt động của
ngân hàng ta cũng cần xét đến chỉ tiêu tổng chi phí trên tổng thu nhập. Chỉ số này
cho biết bao nhiêu đồng chi phí phải bỏ ra để thu được 100 đồng thu nhập. Chỉ số
này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng đang hoạt động có hiệu quả, ngược lại ngân hàng
hoạt động kém hiệu quả. Năm 2006 chỉ số này là 86,49% điều này có nghĩa là để
có được 100 đồng thu nhập ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí là 86,49 đồng
chi phí. Đến năm 2007 chỉ số này là 85,15%, cũng có nghĩa là để có được 100
đồng thu nhập ngân hàng phải tốn 85,15 đồng chi phí. Đến năm 2008 chỉ số này
là 82,27% và điều này cũng có nghĩa để thu được 100 đồng thu nhập ngân hàng
phải mất đến 82,27 đồng chi phí. Nhìn chung chỉ số tổng chi phí trên tổng thu
nhập giảm dần qua các năm; năm 2007 giảm 1,34% so với năm 2006; năm 2008
giảm 2,88% so với năm 2007. Điều này cho thấy ngân hàng đang hoạt động rất có
hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến chỉ số này giảm dần qua các năm là do tốc độ
tăng của tổng thu nhập tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng chi phí.
4.3.4. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 67 SVTH: Nguyễn Văn Thi
Bảng 11: Bảng thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngân hàng qua 3 năm
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007-2006
Chênh lệch
2008-2007
Tổng chi phí Triệu đồng 50.596 110.809 233.206 60.213 122.397
Tổng thu nhập Triệu đồng 58.499 130.140 283.463 71.641 153.323
Tổng tài sản Triệu đồng 515.562 1.113.708 1.279.047 598.146 165.339
Tổng thu nhập/Tổng tài sản % 11,35 11,69 22,16 0,34 10,47
Tổng chi phí/Tổng tài sản % 9,81 9,95 18,23 0,14 8,28
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng)
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 68 SVTH: Nguyễn Văn Thi
Chỉ số tổng thu nhập trên tổng tài sản chỉ số này cho biết ngân hàng đầu tư
ra sao, mức độ tạo ra thu nhập từ việc đầu tư như thế nào. Đây cũng là chỉ tiêu
đánh giá ngân hàng đã sử dụng các tài sản của mình có đạt hiệu quả không. Trong
tổng tài sản thì ngân hàng sử dụng tài sản để đầu tư vào tín dụng chiếm tỉ lệ rất
cao nên nó tạo ra thu nhập khá ổn định làm cho tỷ số thu nhập trên tổng tài sản
tăng khá ổn định. Năm 2006 tổng thu nhập trên tổng tài sản là 11,35% điều này
có nghĩa là cứ 100 tài sản đem đi đầu tư thì ngân hàng thu được 11,35 đồng doanh
thu; năm 2007 là 11,69% tăng 0,34% so với năm 2006, cứ 100 đồng tài sản đem
đi đầu tư ngân hàng thu được 11,69 đồng doanh thu; năm 2008 là 22,16% tăng
10,47% so với năm 2007 và cũng có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản đem đi đầu tư
thì thu được 22,16 đồng doanh thu. Trong tổng tài sản của ngân hàng đem đi đầu
tư thì đầu tư vào tín dụng là cao nhất và thu được doanh thu cũng nhiều nhất,
nhưng nó cũng tiềm ẩn rủi ro cao nhất. Do đó ngân hàng cần đa dạng hóa các
danh mục đầu tư.
Chỉ số tổng chi phí trên tổng tài sản chỉ số này xác định chi phí bỏ ra cho
việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này qua 3 năm đi theo chiều hướng tăng
lên. Cụ thể năm 2006 tổng chi phí trên tổng tài sản là 9,81% điều này có nghĩa là
để sử dụng được 100 đồng tài sản thì ngân hàng phải mất 9,81 đồng chi phí. Năm
2007 tổng chi phí trên tổng tài sản là 9,95% tăng 0,14% so với năm 2006, điều
này cũng có nghĩa là để có 100 đồng tài sản để đầu tư thì ngân hàng phải trả 9,95
đồng chi phí; năm 2008 là 18,23 % đồng nghĩa với việc để có 100 đồng tài sản để
đầu tư ngân hàng phải trả 18,23 đồng chi phí, tăng 8,28% so với năm 2007.
Nguyên nhân dẫn đến tổng chi phí trên tổng tài sản trong năm 2007 và năm 2008
tăng là do trong năm 2007 và năm 2008 lãi suất huy động vốn liên tục tăng và lãi
suất các hình thức huy động vốn khác cũng được điều chỉnh theo hướng tăng để
loại bỏ tác động của lạm phát.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 69 SVTH: Nguyễn Văn Thi
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA EXIMBANK CẦN THƠ
Để đề ra cá giải pháp năng cao khả nâng tài chính của Eximbank Cần Thơ,
chúng ta cần tiến hành phân tích những cơ hội, thách thức, thuận lợi và khó khăn
của Eximbank Cần Thơ nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực và cụ thể.
Cơ hội
- Hiện nay nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), các
doanh nghiệp dễ dàng xuất và nhập khẩu hàng hóa hơn trước. Do dó cũng tạo cơ hội
cho ngân hàng cho các doanh nghiệp này vay nhiều hơn.
- Việt Nam gia nhập WTO cũng tạo điều kiện cho Eximbank Cần Thơ dễ
dàng tiếp cận các nguồn vốn nước ngoài hơn.
- Thời gian gần đây NHNN đã nới rộng chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho
lượng tiền dự trữ bắt buộc giảm, ngân hàng có nhiều vốn hơn để cho vay.
- Ngân hàng đã di chuyển về trụ sở mới, có cở sở vật chất rất khang trang nên
rất thận lợi trong kinh doanh.
Thách thức
- Trong năm 2009 các NHTM nước ngoài (100% vốn nước ngoài) được đầu
tư vào trong nước ta. Do đó sẽ cạnh tranh khóc liệt với Eximbank Cần Thơ và có
khả năng chiếm thị phần của Eximbank Cần Thơ nhờ vào kinh nghiệm quản lý dồi
dào, nguồn tài chính phong phú.
- Trên địa bàn TP Cần Thơ ngày càng có nhiều ngân hàng mộc lên. Theo
thống kê thì trong năm 2007 trên địa bàn chỉ có khoảng 35 ngân hàng nhưng đến
năm 2008 thì đã có khoảng 40 ngân hàng.
- Trong năm 2009 ngân hàng phải đối mặt với tình trạng nợ xấu ngày càng
tăng do các doanh nghiệp kinh doanh gặp nhiều khó khăn vì bị tác động của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới.
- Cũng trong năm 2009 công tác huy động vốn và cho vay chịu nhiều sự điều
tiết của chính phủ. Do tác động của việc giảm pháp nên chính phủ phải có biện pháp
kích cầu.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 70 SVTH: Nguyễn Văn Thi
Điểm mạnh
- Eximbank Cần Thơ chuyên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay xuất nhập
khẩu. Đặc biệt là ở vùng ĐBSCL các doanh nghiệp thường vay để xuất thủy sản.
Đây cũng là điểm mạnh của ngân hàng.
- Eximbank Cần Thơ còn có điểm mạnh nữa là cho vay hỗ trợ các du học
sinh du học trọn gói, các dịch vụ thẻ quốc tế như thẻ visa, thẻ mastercard, thẻ
visabusiness…
- Có tiềm lực về vốn cũng rất dồi dào do Eximbank hội sở là một trong những
ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất nhì trong cả nước, nên khi Eximbank Cần
Thơ gặp khó khăn về vốn thì ngân hàng hội sở có thể điều vốn về…
- Lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập tăng lên hàng năm, kết quả kinh doanh
rất thuận lợi.
Điểm yếu
- Ngân hàng chưa đa dạng hóa các nguồn thu nhập, nguồn thu chủ yếu của
ngân hàng từ cho vay và kinh doanh ngoại hối.
- Các hình thức thanh toán bằng thể trong nước còn yếu chẳng hạn như thẻ
ATM.
- Trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên chưa cao.
Trên cơ sở những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của Eximbank
Cần Thơ đã phân tích ở trên, chúng ta sử dụng ma trận SWOT để đề ra các giải
pháp nhằm tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức, phát huy điểm mạnh hạn chế những
điểm yếu từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 71 SVTH: Nguyễn Văn Thi
* Những điểm mạnh (S)
1. Cho vay xuất và nhập
khẩu
2. Cho vay hỗ trợ du học
và dịch vụ thẻ quốc tế
3. Có tiềm lực về vốn
4. Công việc kinh doanh
rất thuận lợi
* Những điểm yếu (W)
1. Các nguồn thu nhập
chưa đa dạng
2. Các hình thức thanh
toán bằng thẻ trong nước
còn yếu
3. Trình độ chuyên môn
của cán bộ nhân viên
chưa cao
* Các cơ hội (O)
1. Việt Nam gia nhập
WTO doanh nghiệp vay
xuất khẩu, nhập khẩu
nhiều hơn.
2. Việt Nam gia nhập
WTO nên ngân hàng có
thể dễ dàng tiếp cận
nguồn vốn nước ngoài.
3. NHNN nới rộng chính
sách thắt chặt tiền tệ nên
có nhiều vốn hơn để kinh
doanh.
4. Có trụ sở mới, cơ sở
vật chất kỹ thuật khang
trang .
* Giải pháp (SO)
S1,3O1,2: tiếp tục phát huy
cho vay xuất nhập khẩu
S2O2,3: phát triển hơn nữa
dịch vụ hỗ trợ du học và
các thẻ thanh toán quốc tế
S4O4: phát huy thế mạnh
và đa dạng hóa các dịch
vụ tín dụng và các sản
phẩm dịch vụ.
* Giải pháp (WO)
W1O1: từng bước đa dạng
hóa các nguồn thu nhập
và nâng cao thu nhập từ
các dịch vụ tài chính như
góp vốn liên doanh, bảo
lãnh vay xuất nhập
khẩu…
W2O4: Áp dụng khoa học
công nghệ để đa dạng
hóa các hình thức thanh
toán bằng thẻ trong nước
W3O2,3: nâng cao trình độ
của cán bộ nhân viên
bằng cách gửi đi học
trong nước và ngoài
nước.
* Các thách thức (T)
1. Cạnh tranh với các
ngân hàng trong nước và
nước ngoài.
2. Tình trạng nợ xấu ngày
càng tăng.
3. Huy động vốn và cho
* Giải pháp (ST)
S1,2T1: Sử dụng kinh
nghiệm đã có từ cho vay
xuất nhập khẩu, cho vay
hỗ trợ du học để nâng cao
khả năng cạnh tranh.
S3T2: tiếp tục xét duyệt
* Giải pháp (WT)
W1T1: từng bước nâng
cao thu nhập từ các dịch
vụ tài chính, tiếp tục phát
huy các nguồn thu nhập
từ lãi để nâng cao khả
năng cạnh tranh.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 72 SVTH: Nguyễn Văn Thi
vay chịu nhiều sự điều
tiết của chính phủ.
cho vay những dự án khả
thi, tìm hiểu nguyên nhân
dẫn đến nợ xấu và khung
vùng các khoản nợ xấu.
S3,4T3: thực hiện tốt chủ
trương của chính phủ, tiếp
tục công việc kinh doanh
như bình thường.
W2T1: học hỏi kinh
nghiệm và từng bước mở
rộng các hình thức thanh
toán bằng thẻ trong nước
W3T1,2: nâng cao trình độ
và thẩm định chính xác
các dự án cho vay.
Hình 7: Sơ đồ ma trận SWOT
Sau khi tiến hành phân tích tình hình tài chính và qua sơ đồ ma trận SWOT
tôi đưa ra một số giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, Eximbank Cần Thơ phải tiếp tục phát huy thế mạnh cho vay xuất
nhập khẩu, hỗ trợ du học và các hình thức thanh toán thẻ quốc tế. Để tạo ra cái thế
mạnh được gọi là sản phẩm độc quyền của ngân hàng, để khi khách hàng có nhu cầu
vay xuất nhập khẩu, vay du học hay các hình thức thanh toán bằng thẻ quốc tế thì
khách hàng sẽ nhớ tới Eximbank Cần Thơ.
Thứ hai, ngân hàng phải từng bước chuyển dịch cơ cấu nguồn thu nhập của
ngân hàng. Để nguồn thu của ngân hàng không chỉ có nguồn thu từ lãi là chủ yếu mà
nguồn thu ngoài lãi cũng đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn thu của ngân
hàng. Từng bước nâng cao nguồn thu ngoài lãi như thu từ các dịch vụ phi tài chính,
thu góp vốn liên doanh,…
Thứ ba, từng bước năng cao trình độ của cán bộ nhân viên bằng cách cho các
nhân viên còn trẻ, tận tình trong công việc tiếp tục đi học ở các trường trong nước và
nước ngoài.
Thứ tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thật vào trong công việc kinh doanh
và quản lí nhân viên, các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các sản phẩm kinh doanh
của ngân hàng.
Thứ năm, từng bước mở rộng các hình thức thanh toán bằng thẻ trong nước,
bằng cách học hỏi những kinh nghiệm của các ngân hàng đối thủ. Từng bước nghiên
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 73 SVTH: Nguyễn Văn Thi
cứu để đưa ra thị trường các dịch vụ thẻ mới ngày càng hiện đại hơn, tạo ra nét đột
phá mới cho hình thức thanh toán bằng thẻ trong nước.
Thứ 6, tiếp tục thực hiện tốt chủ trương của chính phủ và của NHNN về huy
động vốn và cho vay. Tiếp tục kinh doanh như bình thường khi phải thực hiện chủ
trương của chính phủ và của NHNN.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 74 SVTH: Nguyễn Văn Thi
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, áp lực cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp ngày càng lớn, khối ngân hàng cũng không ngoại lệ. Do đó để nâng cao tính
cạnh tranh của mình, các ngân hàng phải tăng cường củng cố về số lượng cũng như
chất lượng phục vụ khách hàng. Đặc biệt là ngân hàng phải biết về khả năng tài
chính của mình để có chiến lược cạnh tranh cho phù hợp và có hiệu quả.
Thông qua việc phân tích các số liệu trong bảng cân đối kế toán và kết quả
hoạt động kinh doanh của Eximbank Cần Thơ. Ta nhận thấy tình hình tài chính của
ngân hàng của ngân hàng rất tốt thể hiện qua kết quả kinh doanh và các chỉ số tài
chính của ngân hàng trong 3 năm qua liên tục có sự chuyển biến theo chiều hướng
tốt.
Trước hết về kết quả kinh doanh của ngân hàng, kết quả kinh doanh của ngân
hàng trong 3 năm qua đạt được kết quả ngoài mong đợi, tổng doanh thu của ngân
hàng mỗi năm điều tăng trên 117%, từ đó dẫn đến lợi nhuận sau thuế của ngân hàng
3 năm qua tăng rất mạnh; năm 2007 tăng 144,59% so với năm 2006; năm 2008 tăng
159,99% so với năm 2007. Điều này cho ta kết luận rằng công việc kinh doanh của
ngân hàng đang trên đà phát triển thuận bườm suôi gió.
Thứ hai về các chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu này bao gồm chỉ số về tài sản có
thanh khoản/vốn huy động, chỉ số về dư nợ/vốn huy động và chỉ số về tài sản có
thanh khoản/ tổng tài sản. Nhìn chung các chỉ số này điều biến động theo chiều
hướng tốt cho lợi nhuận nhưng lại tiềm ẩn rủi ro thanh khoản. Cụ thể như chỉ số về
tài sản có thanh khoản/vốn huy động là chỉ số nói về khả năng thanh khoản của ngân
hàng, chỉ số này càng thấp thì khả năng sinh lời của vốn huy động càng cao, nhưng
nó lại tiềm ẩn rủi ro cao. Tùy mỗi năm thì chỉ số này biến động theo chiều hướng
khác nhau chẳng hạn như năm 2006 chỉ số này là 5,22% năm 2007 là 10,31% ( năm
này NHNN tăng dự trữ bắt buộc) năm 2008 là 3,07%. Chỉ số dư nợ/vốn huy động
chỉ số này nói về khả năng huy động vốn của ngân hàng và chỉ số này càng thấp
càng tốt. Và qua 3 năm ta thấy chỉ số này liên tục giảm theo chiều hướng tốt, năm
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 75 SVTH: Nguyễn Văn Thi
2006 chỉ số này là 1,38 lần năm 2007 là 1,07 lần và năm 2008 là 0,90 lần. Tuy nhiên
chỉ số này thấp quá cũng chứa đựng việc sử dụng vốn không hiệu quả. Chỉ số về tài
sản có thanh khoản/tổng tài sản chỉ số này cho biết khả năng sinh lời của tài sản, chỉ
số này tăng thì nói lên khả năng sinh lời của tài sản giảm. Trong 3 năm qua chỉ số
này cũng biến động theo chiều hướng tốt, năm 2006 chỉ số này là 3,63% năm 2007
là 8,61% năm 2008 là 2,93%.
Thứ ba về các chỉ tiêu khả nănh sinh lời là chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh
doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu khả năng sinh lời bao gồm các chỉ tiêu về lợi nhuận
ròng/tổng thu nhập, lợi nhuận ròng/tổng tài sản, lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu.
Nhìn chung qua 3 năm các chỉ tiêu này điều biến động theo chiều hướng tăng, đây là
kết quả tốt trong việc kinh doanh. Cụ thể trong năm 2006 lợi nhuận ròng/tổng thu
nhập là 9,73%, lợi nhuận ròng/tổng tài sản là 1,1% và lợi nhuận ròng/vốn chủ sở
hữu là 72%. Năm 2007 lợi nhuận ròng/tổng thu nhập là 10,69% lợi nhuận ròng/tổng
tài sản là 1,25% và lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu là 71,99%. Năm 2008 lợi nhuận
ròng/tổng thu nhập là 12,77% lợi nhuận ròng/tổng tài sản là 2,83% và lợi nhuận
ròng/vốn chủ sở hữu là 119,55%.
Thứ tư về các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu này bao
gồm chỉ số doanh số thu nợ/dư nợ bình quân, chỉ tiêu vòng quây vốn tín dụng và chỉ
số tổng chi phí/tổng thu nhập. Nhìn chung các chỉ số này cũng biến động theo chiều
hướng tốt. Cụ thể chỉ số tổng chi phí/tổng thu nhập biến động theo chiều hướng
giảm cho ta thấy rằng chi phí cho viêc mang lại thu nhập giảm, năm 2007 so với
năm 2006 giảm 1,34%, năm 2008 giảm 2,88% so với năm 2007. Chỉ số vòng quay
vốn tín dụng là chỉ số đánh giá khả năng quay vòng vốn của ngân hàng. Trong
những năm qua chỉ số này biến động theo chiều hướng tăng và sau đó lại giảm
nhưng tốc độ tăng cao hơn tốc độ giảm, năm 2006 chỉ số này là 3,08 vòng; năm
2007 tăng 5,17 vòng; năm 2008 giảm 0,72 vòng so với năm 2007. Chỉ số thu hồi nợ
bình quân của ngân hàng những năm qua cũng rất tốt, năm 2006 chỉ số này là
116,85 ngày; năm 2007 giảm 73,23 ngày so với năm 2006; năm 2008 tăng 4,17 ngày
so với năm 2007. Ta thấy rằng tốc độ giảm nhiều hơn tốc độ tăng. Kết quả này đạt
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 76 SVTH: Nguyễn Văn Thi
được là nhờ vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng và chất lượng cán bộ tín
dụng.
Thứ năm về các chỉ tiêu sử dụng tài sản là chỉ tiêu đánh giá công tác sử dụng
vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này bao gồm các chỉ số tổng thu nhập/tổng tài sản và chỉ
số tổng chi phí/tổng tài sản. Nhìn chung các chỉ số này biến động theo chiều hướng
tốt. Chẳng hạn như chỉ số tổng thu nhập/tổng tài sản là chỉ số đánh giá có bao nhiêu
đồng thu nhập được mang lại trong 100 đồng tài sản bỏ ra để đầu tư, chỉ số này tăng
dần qua các năm; năm 2006 chỉ số này là 11,35%; năm 2007 là 11,69%; năm 2008
là 22,16%. Chỉ số tổng chi phí/tổng thu nhập là chỉ số đánh giá có bao nhiêu đồng
chi phí phải bỏ ra để sử dụng 100 đồng tài sản. Tuy chỉ số này hàng năm có tăng lên
nhưng nó được đánh giá là khoản chi phí tăng lên để bù đắp lạm phát; năm 2006 chỉ
số này là 9,81%; năm 2007 là 9,95% và năm 2008 là 18,23%. Và chỉ số này cũng
tăng chậm hơn chỉ số tổng thu nhập/tổng tài sản.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 77 SVTH: Nguyễn Văn Thi
6.2. KIẾN NGHỊ
- Đối với Eximbank Cần Thơ
Ngân hàng phải đa dạng hóa các nguồn thu nhập, từng bước nâng cao nguồn
thu nhập ngoài lãi như các nguồn thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng.
Ngân hàng phải phát triển mạnh hơn các hình thức thanh toán bằng thẻ trong
nước. Với nền kinh tế phát triển thì các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
ngày càng phổ biến. Và chính phủ đã có chủ trương phát triển các hình thức thanh
toán không dùng tiền mặt. Vấn đề này được xem là lĩnh vực rất tiềm năng.
Ngân hàng phải có nguồn tài sản có thanh khoản thật sự an toàn để hạn chế
đến mức tối đa những rủi ro mang tính thanh khoản.
Đối với vấn đề nợ xấu ngày càng tăng thì ngân hàng phải có chính sách phân
công nhiệm vụ cho cán bộ tín dụng thật thích hợp để cán bộ tín dụng có thể thẩm
định các dự án cho vay thật thích hợp, có điều kiện giám sát, theo dõi, đánh giá
khách hàng của mình sử dụng vốn có đúng mục đích không. Từ đó có thể hạn chế
nợ xấu và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
Ngân hàng phải tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ ngân hàng có thể đi học
nâng cao trình độ, để sau này có nguồn lực cán bộ có trình độ chuyên môn thật sâu
để có thể cạnh tranh cùng các ngân hàng đối thủ.
Ngân hàng phải áp dụng những tiến bộ kỹ thuật tốt nhất vào trong công việc
kinh doanh, cũng như quản lý nhân viên.
- Đối với chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương phải tạo điều kiện thuận lợi nhất về mặt pháp lý để
các doanh nghiệp có thể dễ dàng xuất nhập khẩu hàng hóa. Và các thủ tục giấy tờ
cho các du học sinh có thể đi du học một cách dễ dàng.
- Đối với Eximbank hội sở
Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các ngân hàng chi nhánh.
Thường xyên tổ chức thi đua khen thưởng các ngân hàng chi nhánh cũng như
các cá nhân hoàn thành tốt chỉ tiêu đã giao.
Hỗ trợ các ngân hàng chi nhánh trong việc đào tạo cán bộ
Ngân hàng phải sẵn sàng điều chuyển vốn khi các ngân hàng chi nhánh cần
Luận Văn Tốt Nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ
GVHD: Trương Chí Hải 78 SVTH: Nguyễn Văn Thi
- Đối với ngân hàng nhà nước
NHNN cần tạo điều kiện thông thoáng hơn cho các NHTM trong việc kinh
doanh. Chẳng hạn như có thể nới rộng biên độ giao động lãi suất trong ngày, giảm
dự trữ bắt buộc...
NHNN và chính phủ không nên điều tiết quá nhiều vào công tác huy động
vốn và hoạt động tín dụng của các NHTM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
----
1. Ths Thái Văn Đại, năm 2007. Giáo trình Nghiệp Vụ Ngân Hàng
Thương Mại, Tủ sách Đại Học Cần Thơ.
2. Ths Thái Văn Đại, năm 2007. Giáo trình Quản Trị ngân hàng Thương
Mại, Tủ sách Đại Học Cần Thơ.
3. Ts Nguyễn Văn Tiến, năm 2002. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro
trong kinh doanh ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.
4. Gs,Ts Lê Văn Tư, năm 2005. Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà
xuất bản tài chính, Hà Nội.
5. PGs,Ts Phạm Văn Được, năm 2008. Phân tích hoạt động kinh doanh,
Nhà xuất bản thống kê.
6. PGs, Ts Nguyễn Đăng Dờn, năm 2003. Tín dụng ngân hàng, Nhà
xuất bản thống kê.
------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI EXIMBANK CẦN THƠ.pdf