Để tăng lợi nhuận sau thuế lên công ty cần phải nâng cao chất lượng của hàng hóa từ đó giảm bớt các khoản giảm trừ do hàng kém chất lượng, đồng thời giảm bớt chi phí sản xuất sản phẩm để hạ giá vốn sản phẩm:
Nâng cao chất lượng hàng hóa bằng cách chọn lọc kỹ càng ở khâu đầu vào, các sản phẩm nguyên liệu mũ cao su thô cần phải được kiểm tra đúng tiêu chuẩn đầu vào để tránh có phế phẩm khi sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng hàng hóa.
Công ty cũng nên chú trọng nâng cao tay nghề của công nhân khâu nạo lấy mũ thô sơ, để đạt được sản lượng cao, chất lượng tốt.
Công ty cũng nên cải tiến dây chuyền sản xuất, thay đổi công nghệ sản xuất tiên tiến, kỹ thuật mới, từ đó giảm chi phí sản xuất giảm giá vốn hàng bán, nâng cao chất lượng sản phẩm.
60 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2489 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tổng công ty cao su Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
Kế toán TSCĐ, XDCB: Chịu trách nhiệm kiểm tra theo dõi, hạch toán các khoản xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định, căn cứ vào chứng từ thanh toán mà hạch toán tăng hoặc giảm TSCĐ.
Kế toán tiền lương: kiểm tra và hạch toán các khoản tiền lương phát sinh hằng tháng.
Kế toán XDCB, sửa chữa TSCĐ: Chịu trách nhiệm kiểm tra theo và hạch toán các khoản XDCB, mua sắm tài sản cố định. Căn cứ vào bảng thanh toán mà hạch toán tăng hay giảm TSCĐ.
Hình thức kế toán áp dụng tại công ty:
Do đặc điểm, quy mô của công ty về vốn, lao động… các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều thường trùng lặp và phát sinh thường. Để đáp ứng nhu cầu quản lý theo dõi kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã áp dụng hình thức sổ kế toán “NHẬT KÝ CHUNG”
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Số, thẻ, bảng thẻ kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chi tiết
Nhập ký- chứng từ
Báo cáo tài chính
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ lưu chuyển chứng từ
Ghi chú:
: đối chiếu kiểm tra
: ghi hằng ngày
: ghi cuối tháng
2.4.4 Chế độ kế toán áp dụng:
Chế độ áp dụng: công ty áp dụng chế độ kế toán việt Nam ban hành quyết định số quyết định/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 áp dụng cho các doanh nghiệp.
2.5 Quá trình phát triển:
2.5.1 Khái quát quá trình phát triển của công ty:
Chỉ trong vòng 10 năm vừa khôi phục vừa phát triển sản xuất, công ty đã tu bổ phục hồi lại 21.000 ha vườn cây kiệt mủ trước đây của thực dân Pháp để lại, trồng mới thêm 31.000 ha, đưa tổng diện tích vường cây của Công Ty lên trên 52.000 ha. Diện tích cao su do công nhân trồng bằng gấp 1,5 lần so với tư bản Pháp trồng trong 68 năm ở 12 đồn điền trên đất cao su.
Năm 1976 đến năm 1985 công Ty đã thành lập thêm 6 nông Trường mới, với mô hình “ vùng kinh tế mới” chuyên canh cây công nghiệp cao su đạt kết quả thắng lợi. với 10 năm Công Ty Cao Su Đồng Nai đã sản xuất được 174.647 tấn mủ Cao Su chiếm 45% sản lương cao Su của toàn ngành.
Năm 1982 Công Ty cao Su Đồng Nai đã thử nghiệm áp dụng chính sách khoán sản phẩm, dùng đòn bẩy kinh tế để kích thích sản xuất. Kết quả cho thấy chính sách khoán sản phẩm đã tác động tích cực đối với người công nhân trong việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động.
Công Ty Cao Su Đồng Nai có một bước chuyển biến quan trọng trong sản xuất và đời sống xã hội. Hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch qua mỗi năm đều tăng. Đến năm 1991 tổng diện tích cao su trong 17 Nông Trường là 54.200 ha, trong đó diện tích khai thác là 39.371ha.
Năm 1989 cơ cấu đầu tư được điều chỉnh theo hướng đầu tư chiều sâu, coi trọng hiệu quả đầu tư. Ngoài việc đầu tư nông nghiệp, công ty đã đầu tư thiết bị, xây dựng thêm nhà máy chế biến mới Hàng Gòn, mở rộng nâng cấp nhà máy Cẩm Mỹ, An Lộc. từ đó mà sản phẩm mủ loại I (SVR 5, SVR 3L) từng năm đều tăng, đặt biệt hơn nhà máy Hàng Gòn chẳng những sản phẩm loại I đạt 90% mà còn làm giảm 60% chi phí lao động, giảm tiêu hao nhiên liệu 20% lời hàng năm 1,5 tỷ đồng. Sản phẩm của công ty từng bước vươn lên, đáp ứng sự cạnh tranh của thị trường quốc tế, góp phần quan trọng vào chỉ tiêu xuất khẩu của ngành.
Năm 1994 do sự phát triển của công ty trên địa bàn quá rộng thuộc phạm vi 2 tỉnh quản lý nên Nhà Nước , Tổng Công ty Cao Su Việt Nam cho phép tách riêng thành 2 công ty thuộc địa bàn quản lý của 2 tỉnh:.
Đất nước đã trãi qua gần 30 năm xây dựng và phát triển công Ty Cao Su Đồng Nai không ngừng lớn mạnh và đạt kết quả.
2.5.2 Những thuận lợi và khó khăn hiện nay:
Khó khăn:
Vùng chuyên canh cao su thuộc loại hình sản xuất nông nghiệp, mang nặng tính thời vụ, chịu ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng mủ cao so thu hoạch, mưa bão không khai thác được làm mất mủ, cây gẫy đổ làm hư hại vườn cao su, nắng hạn gay gắt cây cũng cho rất ít mủ và vườn cây chậm phát triển, tác động lớn đến kế hoạch sản lượng và giá thành sản phẩm.
Tổng quan thị trường cao su biến động vào biến động thị trường thế giới: có lúc hàng không bán được phải để tồn kho, thiếu vốn để xoay trở kinh doanh hoạt động, cũng có lúc nhu cầu thị trường lớn không sản xuất kịp mủ để giao hàng.
Tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao su còn nhiều vấn đề cần quan tâm, ở đây là thời gian và hiệu quả công tác quản lý chỉ tiêu giá thành còn mang nặng tính bình quân, giá thành sản phẩm còn bị ảnh hưởng lớn do diễn biến của thị trường thế giới.
Thuận lợi:
Nước Việt Nam ta ngày càng quan hệ rộng rãi với nhiều nước trên thế giới, uy tín ngày càng tăng. Do đó, việc quan hệ mua bán sản phẩm cao su ngày càng thuận lợi và phát triển.
Trung Quốc là một nước lớn có nhu cầu tiêu thụ nhiều cao su lại ở gần kề nên là một thị trường lơn, mở rộng thị trường tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc,… đồng thời mở rộng quan hệ mua bán với các nước Mỹ, Ý và các nước tư bản khác. Bên cạnh đó chú trọng đến thị trường trong nước tìm cách chế biến sản phẩm sử dụng từ nguyên liệu mủ cao su.
Nhà nước chú trọng đến ngành cao su: cao su là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước, góp phần ổn định và phát triễn đời sống vật chất tinh thần cho một bộ phận dân cư không ít của Tỉnh Đồng Nai.
Công ty trực thuộc Tổng Công Ty mạnh, có đầu mối quan hệ mua bán với thị trường thế giới nên những chỉ đạo, hướng dẫn luôn kịp thời và mang lại hiệu quà cao cho ngành cao su nói chung và Công ty nói riêng.
2.5.3 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới:
Công ty đề ra phương hướng kế hoạch thời gian tới như sau:
Xuất phát từ thực tế đặc điểm tình hình hiện tại của công ty, Công ty đã đề ra một số biện pháp và phương hướng phát triển như sau:
Mở rộng thị trường các nước SNG, Mỹ và các nước tư bản khác.
Giá bán hợp lý có lợi nhuận cao.
Tiếp tục tích cực rà soát để hạ giá thành, tăng tích lũy, tái đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống phúc lợi, văn hóa và tinh thần cho công nhân.
Nghiên cứu thị trường.
Thỏa mãn tốt các yêu cầu của khách hàng.
Hiện đại hóa dây chuyền sản xuất để tăng năng suất, hạ giá thành hợp lý.
Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9002 cho các nhà máy còn lại.
Nâng cao trình độ CB. CNVC, phát huy tối đa khả năng sáng tạo.
Trang bị máy móc và thiết bị hiện đại bằng phương thức thích hợp như: Liên doanh, cải tiến qui trình sản xuất.
Sử dụng tiềm năng trong nước, hạn chế nhập khẩu, phát huy nội lực tiềm tàng.
Phát huy hiệu quả sử dụng vốn, quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu tài chính.
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI NĂM 2012
3.1 Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính năm 2012:
3.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán.
ĐVT: Triệu VND
CHỈ TIÊU
2011
2012
% Quy mô
Chênh lệch
2011
2012
Tuyệt đối
Tương đối %
Tiền và tương đương tiền
30.416
30.416
2,57
1,99
0
0
Đầu tư tài chính ngắn hạn
30.000
0
2,53
0
-30.000
(100)
Các khoản phải thu
280.042
284.904
23,7
18,71
4.862
1,74
Hàng tồn kho, ròng
451.968
707.032
38,26
46,43
255.064
56,43
Tài sản lưu động khác
4.308
25.185
0,36
1,65
20.877
484,6
Tổng tài sản lưu động
829.556
1.059.626
67,42
68,78
230.070
27,73
Phải thu dài hạn
0
0
0
0
0
0
Tài sản cố định, ròng
294.032
415.022
24,89
27,15
120.990
41,15
Bất động sản đầu tư
0
0
0
0
0
0
Đầu tư tài chính dài hạn
55.782
45.966
4,62
4,02
-9.816
(17,59)
Tài sản dài hạn khác
1.917
2.271
0,17
0,15
354
18,47
Tổng tài sản dài hạn
351.731
463.259
29,58
31,42
111.528
31,71
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
1.181.287
1.522.885
100
100
341.598
28,92
Bảng 3.1: Tình hình biến động tài sản năm 2011 và 2012.
Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản:
Qua bảng phân tích trên ta thấy được tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2012 tăng so với nam 2011 là 341.598 triệu đồng, tương ứng là 28,92%. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng lên năm 2012 so với 2011 là 230.070 triệu đồng, tức là tăng lên 27,73%. Nguyên nhân của sự biến động này là do:
Các khoản phải thu của công ty năm 2012 tăng lên so với năm 2011 là 4.862 triệu đồng, tương ứng 1,74%. Gía trị hàng tồn kho cũng tăng lên năm 2012 so với 2011 là 255.064 triệu đồng, tương ứng với 56,43%. Các tài sản lưu động khác cũng tăng lên so với 2011 là 20.877 triệu động, tương ứng với 484,6%. Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2012 tăng lên khá ít so với 2011 là 1,36%, chủ yếu là do tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền giảm 0,58%. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 2,53%. Các khoản phải thu giảm 4,99%. Gía trị hàng tồn kho tăng từ 38,26% lên 46,43% tức là tăng 8,17%. Các tài sản lưu động khác cũng tăng 1,29%.
Tài sản dài hạn năm 2012 tăng so với năm 2011 là 111.528 triệu đồng, tức là tăng 31,71%, xét về mặt tỷ trọng thì đã tăng 1,84%, trong đó tài sản cố định ròng tăng 120.990 triệu đồng, tương ứng tăng 41,15% so với năm 2011. Đầu tư tài chính dài hạn giảm 9.816 triệu đồng, tương ứng với 17,59% so với năm 2011. Các tài sản dài hạn khác cũng tăng 354 triệu đồng, tương ứng 18,47% so với năm 2011.
ĐVT: Triệu VND
CHỈ TIÊU
2011
2012
% Quy mô
Chênh lệch
2011
2012
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Vay ngắn hạn
288.705
597.029
24,44
39,2
308.324
106,8
Phải trả nhà cung cấp ngắn hạn
53.283
61.086
4,51
4,01
7.803
14,64
Tạm ứng của khách hàng
2.489
2.966
0,21
0,19
477
19,16
Các khoản phải trả về thuế
18.951
12.728
1,6
0,83
-6.223
(32,84)
Phải trả người lao động
44.466
31.299
3,76
2,05
-13.167
(29,61)
Chi phí phải trả
13.760
17.861
1,16
1,17
4.101
29,8
Phải trả khác
16.363
7.325
1,38
0,48
-9.038
(55,23)
Nợ ngắn hạn
455.724
751.193
37,06
47,93
295.469
64,83
Phải trả dài hạn khác
2.010
1.982
0,17
0,13
-28
(1,39)
Vay dài hạn
582.477
582.477
49,31
38,25
0
0
Dự phòng trợ cấp thôi việc
2.108
194
0,18
0,01
-1.914
(90,79)
Nợ dài hạn
50.085
152.763
4,24
10,03
102.678
205
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ
505.809
903.956
53,9
59,36
398.147
78,71
Vốn và các quỹ
675.478
618.929
57,18
40,64
-56.549
(8,37)
Vốn chủ sở hữu
675.478
618.929
57,18
40,64
-56.549
(8,37)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
1.181.287
1.522.885
100
100
341.598
28,92
Bảng 3.2: Phân tích tình hình biến động nguồn vốn năm 2011 và 2012.
Phân tích tình hình biến động nguồn vốn:
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trong nam 2012 tăng so với 2011 là 341.598 triệu đồng, tương ứng với tăng 28,92%, trong đó:
Nợ phải trả từ bảng phân tích, ta thấy tài sản của doanh nghiệp nhận được nguồn tài trợ chủ yếu từ nợ phải trả. Cụ thể, vào năm 2011 cứ 100 đồng tài sản thì nhận được từ nguồn tài trợ là 53,9 đồng, đến năm 2012 thì nhận nhận được 59,36 đồng. Như vậy về mặt kết cấu thì nợ phải trả năm 2012 đã tăng 5,46% so với 2011. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang, ta thấy về giá trị nợ phải trả 2012 so với 2011 tăng lên 398.147 triệu đồng, tương ứng với 78,71%. Chi tiết như sau:
Nợ ngắn hạn: Năm 2012 so với năm 2011 tăng là 295.469 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 64,83%.
Nợ dài hạn: Năm 2012 so với năm 2011 tăng là 102.678 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 205%.
Nguồn vốn chủ sở hữu: Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu, ta thấy vào năm 2012 giảm so với năm 2011 là 56.549 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 8,37%.
Tóm lại, qua phân tích ta thấy quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tăng, tuy nhiên kết cấu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn thì giảm thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của công ty giảm. Mặt khác, các khoản nợ phải trả lại tăng lên mà chủ yếu là lượng vốn tín dụng. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm so với gia tăng của nợ phải trả. Đây là dấu hiệu không tốt, vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu có chiều hướng giảm dần. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp nên giảm bớt lượng vốn vay và nâng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn.
3.1.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
ĐVT: Triệu VND
CHỈ TIÊU
2011
2012
% Quy mô
Chênh lệch
2011
2012
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Doanh số
2.701.050
2.938.889
100,05
100,51
237.839
8,8
Các khoản giảm trừ
1.397
15.052
0,05
0.51
13.655
977,4
Doanh số thuần
2.699.654
2.923.838
100
100
224.184
8,3
Giá vốn hàng bán
2.328.205
2.661.211
86,24
91,02
333.006
14,3
Lãi gộp
371.448
262.627
13,76
8,98
-108.821
29,3
Thu nhập tài chính
18.580
17.331
0,69
0,59
-1.249
6,72
Chi phí tài chính
41.940
106.193
1,55
3,63
64.253
153,2
Chi phí tiền lãi
37.530
75.920
1,39
2,59
38.390
102,3
Chi phí bán hàng
92.125
73.401
3,41
2,51
-19.277
20,9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
80.678
59.749
2,99
2,04
-20.929
25,9
Lãi/(lỗ) từ hoạt động kinh doanh
175.284
40.615
6,49
1,39
-134.669
76,8
Thu nhập khác
11.523
11.470
0,43
0,39
-53
0,46
Chi phí khác
1.488
849
0,05
0,03
-639
42,9
Thu nhập khác, ròng
10.035
10.620
0,37
0,36
585
5,83
Lãi/(lỗ) ròng trước thuế
185.319
51.236
6,86
1,75
-134.083
72,3
Chi phí thuế TNDN
44.422
11.972
1,64
0,41
-32.450
73
Lãi/(lỗ) thuần sau thuế
140.897
39.264
5,22
1,35
-101.633
72,1
Bảng 3.3: Tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2012 và 2011.
Theo bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tổng doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011 là 237.839 triệu đồng, tương ứng với 8,8%. Điều này cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng có chiều hướng phát triển phát triển tốt. Nguyên nhân do công ty đẩy mạnh sản xuất và thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 đạt 262.627 triệu đồng giảm 108.821 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng 29,3%. Nguyên nhân do trong năm 2012 tuy sản lượng tiêu thụ và cung cấp dịch vụ gia tăng. Nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu 14,3% > 8,8%. Điều này là chưa tốt, cần phải xem xét lại giá vốn hàng bán tăng là do nhân tố nào ảnh hưởng. Nguyên nhân tăng do mức thuế một số mặt hàng phế liệu nhập khẩu tăng và do trong năm 2012 giá dầu thế giới tăng làm cho giá các nguyên liệu tăng dẫn đến giá vốn hàng bán tăng.
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2012 là 51.236 triệu đồng, so với năm 2011 giảm 134.083 triệu đồng, tương ứng giảm 72,3%. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng đã tiết kiệm được một số chi phí cụ thể:
Chi phí bán hàng: Năm 2012 chi phí bán hàng là 73.401 triệu đồng, so với năm 2011 giảm 19.277 triệu đồng, tương ứng giảm 20,9%.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp là 59.749 triệu đồng , so với năm 2011 giảm 20.929 triệu đồng, tương ứng giảm 25,9%.
Chi phí tài chính: Năm 2012 chi phí tài chính là 106.193 triệu đồng, so với năm 2011 tăng 64.253 triệu đồng, tương ứng tăng 153,2%.
Chi phí lãi vay: Năm 2012 chi phí lãi vay là 75.920 triệu đồng, so với năm 2011 tăng 38.390 triệu đồng, tương ứng tăng 102,3%.
Kết quả phân tích trên cho thấy năm 2012 công ty kinh doanh có hiệu quả hơn năm 2011. Nguyên nhân do doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, thị trường tiêu thụ được mở rộng, đặc biệt doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý và kiểm soát chi phí. Tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng nhanh do ảnh hưởng của tính hình chung, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận đáng kể.
3.1.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
ĐVT: Triệu VND
CHỈ TIÊU
2011
2012
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Lãi trước thuế
185.319
51.236
-134.083
(72,3)
Khấu hao TSCĐ
75.098
66.846
-8.252
(10,99)
Chi phí dự phòng
-7.791
12.384
20.175
258,9
Lãi/(lỗ) từ hoạt động đầu tư
-30.103
-28.801
1.302
(4,32)
Chi phí lãi vay
37.530
75.920
38.390
102,3
Lãi/(lỗ) trước những thay đổi vốn cố định
260.053
177.584
-82.469
(31,7)
Các khoản phải thu
-101.894
-25.298
76.596
(75,2)
Hàng tồn kho
46.616
-255.065
-301.681
(647,2)
Các khoản phải trả
21.697
-10.249
-31.946
(147,2)
Chi phí trả trước
1.004
-544
-1.548
(154,2)
Chi phí lãi vay đã trả
-37.530
-75.920
-38.390
102,3
Thuế thu nhập doanh nghiệp đã trả
-42.157
-17.771
24.386
57,8
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
0
10.489
10.489
-
Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh
-2.451
-11.481
-9.030
368,4
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ các hoạt động kinh doanh
145.337
-208.255
-353.592
(243,3)
Tiền mua các tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác
-32.330
-191.030
-158.700
490,9
Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định
13.068
4.174
-8.894
(68,06)
Đầu tư vào các doanh nghiệp khác
-10.562
-2.595
7.967
(75,4)
Tiền thu từ việc bán khoản đầu tư vào các doanh nghiệp khác
22.173
30.236
8.063
36,4
Tiền lãi nhận được
18.580
17.331
-1.249
(6,72)
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động đầu tư
10.928
-141.884
-152.812
(1398,3)
Tiền thu từ vốn góp
172.498
0
-172.498
(100)
Chi trả cho việc mua lại cổ phiếu
-12
0
12
(100)
Tiền thu được từ các khoản đi vay
-1.864.139
-2.145.422
-281.283
15,9
Tiền trả các khoản đi vay
1.724.635
2.558.366
833.731
48,3
Cổ tức đã trả
-172.498
-84.500
87.998
(51,01)
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động tài chính
-139.516
328.445
467.961
(335,4)
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
16.749
-21.694
-38.443
(229,5)
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
46.047
63.239
17.192
37,3
ảnh hưởng chênh lệch tỷ giá
443
959
516
116,4
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
63.239
42.504
-20.735
(32,8)
Bảng 3.4: Tình hình lưu chuyển tiền tệ từ các hoạt động của công ty năm 2012 và 2011.
Phân tích dòng tiền từ hoạt kinh doanh:
Từ bảng lưu chuyển tiền tệ ta thấy năm 2011 công ty có luồng tiền dương khá lớn chảy vào chủ yếu là do lợi nhuận trước thuế cao và các khoản phải thu, hàng tồn kho giảm đáng kể. Công ty đã tăng khả năng trả nợ lên, làm cho các khoản nợ dài hạn giảm đi đáng kể, và đến năm 2012 nợ của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Đến năm 2012, tình hình luồng tiền lại có những diễn biến ngược lại. Lợi nhuận trước thuế giảm so với năm 2011 là 134.083 triệu đồng, đồng thời chi phí lãi vay cũng tăng lên, khoản phải thu của doanh nghiệp cũng tăng,do đó luồng tiền rời khỏi doanh nghiệp cũng nhiều lên.
Tóm lại tiền từ hoạt động kinh doanh năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 tạo nên luồng tiền âm do doanh nghiệp bị ứ đọng vốn trong hàng tồn kho, chi trả chi phí lãi vay, khoản phải thu cũng tăng. Doanh nghiệp cần phải xem xét lại kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của mình cũng như chính sách tính dụng đối với bạn hàng.
Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư:
Từ bảng lưu chuyển tiền tệ của công ty tha thấy trong cả hai năm 2011 và 2012, doanh nghiệp đều chi những khoản tiền lớn để đầu tư. Năm 2011 doanh nghiệp đầu tư 32.330 triệu đồng để mua sắm tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác. Đến năm 2012 là 191.029 triệu đồng, điều này chứng tỏ doanh nghiệp luôn chú trọng mở rộng quy mô sản xuất.
Tóm lại năm 2012 doanh nghiệp tiến hành đẩy mạnh đầu tư vào tài sản cố định làm lượng tiền suy giảm rất nhiều, dẫn đến thâm hụt tiền mặt sau hoạt động đầu tư so với năm 2011. Điều này có thể đem lại những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp trong tương lai.
Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính:
Năm 2012, công ty tiến hành nghiệp vụ tăng vốn bằng cách phát hành thêm cố phiếu. Tiền thu được từ phát hành cổ phiếu tăng 143.348 triệu đồng so với năm 2011. Việc vốn chủ sở hữu tăng lên sẽ làm tăng năng lực tài chính của công ty,những đồng thời cũng tạ nên áp lực lớn trong việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, đặc biệt là trong điều kiện doanh nghiệp đang chưa tìm được nhiều dự án giải ngân có tính khả thi cao. Bên canh đó doanh nghiệp cũng không thể tận dụng được ưu thế của đòn bẩy tài chính từ sử dụng nợ.
Đến năm 2012 công ty đã hoàn toàn trả hết cổ tức cho công đông nên công ty không còn gánh nặng quá lớn về vấn đề cổ tức nhưng điều này cũng làm cho công ty chi ra một lượng tiền khá lớn 139.515 triệu đồng. Thay vào đó công ty đã tăng nguồn nợ ngắn và dài hạn lên cao hơn so với năm 2011, công ty đang bắt đầu tận dụng lợi ích từ đòn bẩy tài chính.
Tóm lại các nguồn tiền mặt bổ sung trong năm 2011 chủ yếu là từ việc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn, trong khi các khoản vay ngắn hạn và dài hạn nhận được lại tăng trong năm 2012. Lưu chuyển tiền thuần cũng có nhiều biến động năm 2011 so với 2012.
3.2 Phân tích các tỷ số tài chính năm 2012:
3.2.1 Phân tích khả năng thanh toán.
Phân tích khả năng thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản phải thu, phải trả, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán nhằm giúp cho công ty kiểm soát và biết được tình hình tài chính của công ty để có cách giải quyết thích hợp.
Phân tích các khoản phải thu(Receivables analysis).
Công thức:
Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và tổng vốn=
Chỉ tiêu
2011
2012
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối(%)
Tổng các khoản phải thu
280.041.904.061
284.903.997.158
4.862.093.100
1,74
Tổng tài sản ngắn hạn
829.556.105.438
1.059.625.701.574
230.069.596.136
27,73
Tổng các khoản phải trả
455.723.804.603
751.192.843.936
295.469.039.333
64,83
Tỷ lệ khoản phải thu/ tài sản ngắn hạn
37,76
26,89
-
(6,87)
Tỷ lệ khoản phải thu/khoản phải trả
61,45
37,93
-
(23,52)
Bảng 3.5: Bảng phân tích tỷ số các khoản phải thu.
Từ bảng cân đối kế toán của công ty và bảng phân tích trên ta thấy được khoản phải thu năm 2012 tăng 4.862.093.100 đồng tương ứng 1,74% so với năm 2011, nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã tăng cường mở rộng các đối tác làm ăn, mở rộng thị trường kinh doanh nhưng với qui mô còn nhỏ chưa thực sự lớn.Từ đó đã làm cho khoản phải thu khách hàng tăng từ 248.361.468.872 đồng lên 256.444.404.175 đồng tức là tăng 8.082.935.300 đồng tương ứng 3,25%.
Từ bảng phân tích trên ta còn thấy được tỷ lệ khoản phải thu/tài sản ngắn hạn năm 2012 giảm 6,87% so với 2011 chủ yếu là do tổng tài sản ngắn hạn (27,73%) tăng nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu (1,14%), và tỷ lệ khoản phải thu/khoản phải trả năm 2012 giảm 23,52% so với 2011, chủ yếu là do tồng các khoản phải trả (64,83%) tăng nhanh hơn các khoản phải thu.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy được tình hình tài chính của công ty khá tốt vì tỷ lệ khoản phải thu/tài sản ngắn hạn và tỷ lệ khoản phải thu/khoản phải trả đang giảm,nguyên nhân là công ty đang hạn chế việc bán chịu cho khách hàng và đang tiến hành thu hồi tốt các khoản nợ phải thu hồi.
Phân tích các khoản phải trả (Payables analysis).
Công thức:
Tỷ lệ giữa các khoản phải trả và tổng vốn=
Chỉ tiêu
2011
2012
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối(%)
Tổng các khoản phải trả
455.723.804.603
751.192.843.936
295.469.039.333
65
Tổng tài sản ngắn hạn
829.556.105.438
1.059.625.701.574
230.069.596.136
27,73
Tỷ lệ nợ phải trả/Tài sản ngắn hạn
54,93%
70,89%
-
15,96
Bảng 3.6: Bảng phân tích tỷ lệ khoản phải trả trên tổng tài sản ngắn hạn.
Từ bảng cân đối kế toán của công ty và bảng phân tích trên ta nhận thấy được năm 2012 khoản phải trả tăng 295.469.039.333 đồng tương ứng 65% so với năm 2011, nguyên nhân chủ yếu là do tăng vay ngắn hạn 7.802.654.280 đồng tương ứng 14,64%.Ngoài ra còn do tăng khoản người mua trả tiền trước, khoản phải trả người lao động.
Từ bảng phân tích trên ta thấy được tỷ lệ nợ phải trả/tài sản ngắn hạn năm 2012 so với năm 2011 tăng 15,96%.Điều này thể hiện lượng vốn do doanh nghiệp chiếm dụng của các đơn vị khác khác có xu hướng tăng.
Tóm lại qua phân tích trên ta thấy được khoản phải trả có khuynh hướng tăng dần, chủ yếu là do hoạt động của công ty ngày càng mở rộng nhưng lượng vốn tự có của công ty còn hạn chế, nên để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường công ty công ty phải đi vay vốn, hoặc chiếm dụng vốn của các đơn vị khác nhằm đáp ứng vốn thiếu hụt.Do đó, trong những năm tới , công ty cần giảm bớt lượng vốn vay, vì nếu vay nhiều thì rủi ro trong kinh doanh càng cao.
Phân tích khả năng thanh toán nhanh bằng tiền (Cash ratio).
Công thức:
Tỷ lệ thanh toán nhanh bằng tiền mặt =
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tiền và các khoản tương đương tiền
63.239.001.173
42.504.059.741
20.734.941.432
(32,8)
Nợ ngắn hạn
455.723.804.603
751.192.843.936
295.469.039.333
64,4
Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền
0,14
0,06
(0,08)
-
Bảng 3.7: Bảng số liệu tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt của công ty.
Từ phân tích trên ta thấy được tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt của công ty năm 2012 là 0,06 và năm 2011 là 0,14.Từ đó cho thấy tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt năm 2011 cao hơn năm 2012.Chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh toán nhanh bằng tiền của công ty không được khả quan.
Lượng tiền mặt của công ty năm 2012 giảm 20.734.941.432 đồng so với năm 2011, tương ứng giảm 32,8% so với năm 2011, đồng thời nợ ngắn hạn của công ty năm 2012 tăng 295.469.039.333 đồng, tương ứng với 64,4% so với 2011.
Qua đó ta thấy được công ty đang trong tình trạng thiếu tiền mặt, điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty vì thế công ty cần đề xuất các phương án để nâng cao lượng tiền mặt trong công ty như tăng cương bán hàng tồn kho, giảm các khoản bán chịu và đồng thời phải giảm bớt các khoản nợ ngắn hạn nếu để lâu thì các khoản nợ này sẽ trở thành rủi ro tài chính cho công ty.
Phân tích khả năng thanh toán hiện thời (Current ratio).
Công thức:
Tỷ lệ nợ =
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tài sản ngắn hạn
829.556.105.438
1.059.625.701.574
230.069.595.056
27,7%
Nợ ngắn hạn
455.723.804.603
751.192.843.936
295.469.030.333
64,8%
Tỷ số thanh toán hiện hành
1,82
1,41
(0,41)
-
Bảng 3.8: Tỷ lệ thanh toán hiện hành của công ty.
Kết quả bảng trên cho thấy hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty cả 2 năm đều lớn hơn 1. Cụ thể, năm 2011 đạt 1,82 và năm 2012 là 1,41, nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì công ty có 1,41 đồng để có thể thanh toán ngay. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn năm 2012 tăng 230.069.595.056 đồng, tương ứng 27,7% so với năm 2011. Nợ ngắn hạn năm 2012 tăng 295.469.030.333 đồng, tương ứng với 64,8% so với 2011. Vậy khả năng thanh toán năm 2012 giảm so với năm 2011.
Điều này cho ta thấy khả năng thanh toán nợ của công ty là không tốt và đồng thời chênh lệch khá lớn với chỉ số thanh toán hiện hành bình quân ngành 1,85. Tuy nhiên, khả năng toán hiện hành được tính toán dựa trên giá trị tài sản ngắn hạn, mà bản thân tài sản ngắn hạn chứa đựng cả khoản mục hàng tồn kho, mà hàng tồn kho là một loại tài sản khó chuyển đổi thành tiền.
Vì thế trong nhiều trường hợp, hệ số khả năng thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty. Để đánh giá chính xác hơn chúng ta nên dùng chỉ số thanh toán nhanh.
Phân tích khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio).
Công thức:
Tỷ số thanh toán nhanh =
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Chệnh lệch
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tiền + đầu tư ngắn hạn + khoản phải thu
373.280.905.234
327.408.056.899
(45.872.848.845)
(12,3%)
Nợ phải trả
455.723.804.603
751.192.843.936
295.469.039.333
64,8%
Tỷ số thanh toán nhanh
0,82
0,43
(0,39)
-
Bảng 3.9: Bảng phân tích tỷ số thanh toán nhanh.
Từ bảng phân tích trên ta thấy tỷ số thanh toán nhanh của công ty năm 2012 là 0,43 < 1 và năm 2011 là 0,82 < 1. Điều này có nghĩa là giá trị tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản nhanh của công ty nhỏ hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói cách khác đi là tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay của công ty không đủ đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn, nếu chủ nợ đòi tiền cùng một lúc. Cụ thể là tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn năm 2012 giảm 45.872.848.845 đồng, tương ứng với 12,3% so với 2011. Nợ phải trả năm 2012 tăng 295.469.039.333 đồng, tương ứng với 64,8% so với 2011. Đồng thời tỷ số thanh toán nhanh bình quân ngành 1,13 chênh lệch khá lớn với tỷ số thanh toán nhành 2012 là 0,43.
Từ những phân tích trên ta có tỷ số thanh toán hiện thời ở mức không thấp lắm nhưng tỷ số thanh toán nhanh lại thấp. Điều này do giá trị hàng tồn kho và giá trị tài sản ngắn hạn kém thanh khoản khác của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị tài sản ngắn hạn.
Nhìn chung công ty nên cải thiện tỷ số thanh toán nhanh bằng các biện pháp tích cực hơn trong việc cắt giảm hàng tồn kho, cắt giảm các khoản phải thu…
3.2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động.
Để làm rõ hiệu quả hoạt động của công ty trên thực tế phân tích chủ yếu sử dụng tỷ số hoạt động còn được gọi là tỷ số quản lý tài sản.Vậy để biết được hiệu quả hoạt động của công ty ta sẽ đi phân tích cái gì cà cần làm rõ vấn đề gì? Để làm rõ vấn đề này cần phải dựa vào các yêu tố sau:
Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover).
Công thức:
Vòng quay hàng tồn kho =
Số ngày hàng tồn kho =
Chỉ số
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Giá vốn hàng bán
2.328.205.266.748
2.661.210.457.808
333.005.191.060
14,3%
Hàng tồn kho bình quân
410.816.795.163
581.343.923.107
170.527.128.944
41,5%
Vòng quay hàng tồn kho
5,67 vòng
4,58 vòng
(0,09 vòng)
-
Bảng 4.1: Bảng phân vòng quay hàng tồn kho của công ty.
Vòng quay tồn kho của công ty năm 2012 là 4,58 vòng, số ngày tồn kho là 79 ngày, so với năm 2011 là 5,76 vòng, số ngày hàng tồn kho là 63 ngày. Nguyên nhân do giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 333.005.191.060 đồng, tương ứng với 14,3% so với năm 2011. Hàng tồn kho bình quân năm 2012 tăng 170.527.128.944 đồng, tương ứng với 41,5% so với năm 2011.
Điều này cho thấy rằng công ty đã đầu tư quá nhiều vào hàng tồn kho. Nếu liên hệ tỷ số này với tỷ số thanh toán nhanh chúng ta có thể nhận thấy do công ty giữ hàng tồn kho nhiều nên tỷ số thanh toán nhanh giảm xuống thấp và ngược lại số ngày tồn kho của công ty quá cao.
Tóm lại công ty nên duy trì hàng tồn kho tại một mức hợp lý để khuyến khích sản xuất và bán hàng. Công ty nên dự trữ một một số lượng hàng tồn kho thấp hơn thì sẽ dễ dàng chuyển đổi nhanh. Việc số lượng hàng tồn kho tăng như bảng trên có thể hiểu như là công ty đang trong giai đoạn khó khăn, công ty cần khắc phục bằng việc thúc đẩy sản xuất để theo kịp tiến độ như những chiêu thức khuyến mãi và sản xuất.
Vòng quay khoản phải thu (Receivable TurnOver).
Công thức:
Vòng quay khoản phải thu =
Kỳ thu tiền bình quân =
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Doanh thu bán chịu
2.701.049.971.350
2.938.889.249.473
237.839.278.123
8,8%
Bình quân khoản phải thu
275.041.904.061
282.472.950.610
7.431.046.600
2,7%
Vòng quay khoản phải thu
9,82 vòng
10,4 vòng
0,58 vòng
-
Kỳ thu tiền bình quân
37 ngày
35 ngày
(2 ngày)
-
Bảng 4.2: Bảng phân tích vòng quay khoản phải thu của công ty.
Từ bảng phân tích trên ta thấy vòng quay khoản phải thu năm 2012 là 10,4 vòng, số ngày thu tiền bình quân là 35 ngày và vòng quay khoản phải thi năm 2011 là 9,82 vòng, số ngày thu tiền bình quân là 37 ngày. Cụ thể là doanh thu bán chịu năm 2012 tăng 237.839.278.123 đồng, tương ứng với 8,8% so với 2011. Bình quân khoản phải thu năm 2012 tăng 7.431.046.600 đồng, tương ứng 2,7% so với 2011. Điều này có nghĩa bình quân trong vòng 35 đến 37 ngày công ty sẽ đòi được nợ trong khoảng thời gian này.
Tóm lại kỳ thu tiền bình quân của công ty khá cao. Điều này cho thấy công ty bán chịu hàng hóa hoặc thời hạn bán chịu tương đối dài, trên 30 ngày. Có thể do đặc điểm của ngành khiến kỳ thu tiền bình quân của công ty khá cao nên công ty không thể không bán chịu hàng hóa nhiều hoặc dài hạn vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng xấu hơn nữa đến hiệu quả hoạt động của tài sản nói chung.
Vòng quay tài sản ngắn hạn (Current TurnOver).
Công thức:
Vòng quay tài sản ngắn hạn =
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Doanh thu thuần
2.699.653.425.966
2.923.837.436.155
224.184.011.189
8,3%
Tài sản ngắn hạn bình quân
800.485.082.590
944.590.903.506
144.105.821.916
18%
Vòng quay tài sản ngắn hạn
3,37 vòng
3,09 vòng
(0,28 vòng)
-
Bảng 4.3: Bảng phân tích vòng quay tài sản ngắn hạn.
Theo như ta biết thì một người bán có thể có vòng quay tài sản ngắn hạn giữa 6,0 và 8,0. Tuy nhiên, trong trường hợp của công ty hiện tại thì vòng quay tài sản ngắn hạn chỉ có 3,09 vào năm 2012 và 3,37 vào năm 2011. Cụ thể là do doanh thu thuần năm 2012 tăng 224.184.011.189 đồng, tương ứng với 8,3% so với năm 2011. Tài sản ngắn hạn bình quân năm 2012 tăng 144.105.821.916 đồng, tương ứng 18% so với năm 2011. Điều này nghĩa là một đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được 3,09 đồng doanh thu năm 2012 và 3,37 đồng doanh thu vào năm 2011.
Tóm lại hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty còn chưa tốt chỉ có 3,09 năm 2012 và 3,37 năm 2011. Công ty cần có những phương án kinh doanh mới có hiệu quả cao hơn để tạo ra doanh thu cao hơn.
Vòng quay tài sản dài hạn (Long-Term Assets TurnOver).
Công thức:
Vòng quay tài sản dài hạn =
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Doanh thu thuần
2.699.653.425.966
2.923.837.436.155
224.184.011.189
8,3%
Tài sản dài hạn bình quân
371.337.363.591
407.496.168.874
36.158.805.283
9,7%
Vòng quay tài sản dài hạn
7,27 vòng
7,17 vòng
(0,1 vòng)
-
Bảng 4.4: Bảng phân tích vòng quay tài sản dài hạn của công ty.
Từ bảng phân tích trên ta thấy tỷ số vòng quay tài sản dài hạn của công ty bằng 7,17 vòng năm 2012 và 7,72 vòng năm 2011, cho biết mỗi đồng tài sản cố định của doanh nghiệp tạo ra được 7,17 đồng và 7,27 đồng doanh thu tương ứng năm 2012 và 2011. Cụ thể doanh thu thuần năm 2012 tăng 224.184.011.189 đồng, tương ứng với 8,3% so với 2011. Tài sản dài hạn bình quân năm 2012 tăng 36.158.805.283 đồng, tương ứng tăng 9,7% so với 2011.
Tóm lại từ những số liệu trên ta thấy được hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty rất có hiệu quả. Nguyên nhân có thể là do phương pháp tính khấu hao tài sản cố định của công ty đã làm ảnh hưởng đến tài sản dài hạn bình quân.
3.2.3 Phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu tài chính.
Trong phân tích báo cáo tài chính, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty gọi là đòn bẩy tài chính.Đòn bẩy tài chính có tính hai mặt.Một mặt đòn bẩy tài chính giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác đòn bẩy tài chính làm gia tăng rủi ro. Do đó đối với công ty quản lý nợ cũng quan trọng như quản lý tài sản.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Total Debt To Assets).
Công thức:
Tỷ số nợ so với tổng tài sản =
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tổng nợ
505.809.068.665
903.955.592.220
398.146.523.555
78,7%
Tổng tài sản
1.181.287.264.729
1.522.884.880.031
341.597.616.302
28,9%
Tỷ số nợ/Tài sản
0,43 lần
0,59 lần
0,16 lần
-
Bảng 5.1: Bảng phân tích tỷ số nợ so với tổng tài sản của công ty.
Từ phân tích trên ta thấy được tỷ số nợ/tổng tài sản năm 2012 là 0,59 cao hơn năm 2011 là 0,43, tỷ số nợ/tài sản có xu hướng tăng nguyên nhân là do tổng nợ năm 2012 tăng 398.146.523.555 đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 78,7% so với 2011. Tổng tài sản năm 2012 tăng 341.597.616.302 đồng so với 2011, tương ứng tăng 28,9% so với 2011.
Tóm lại tỷ lệ nợ như trên của công ty nằm trong khoản tỷ lệ nợ/tài sản chung là 50% đến 70%. Điều này cho thấy được khả năng tự chủ tài chính của công ty, khả năng còn được vay nợ của công ty cao, tuy nhiên doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ.
Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu (Total Debt To Equity).
Công thức:
Tỷ số nợ/Vốn chủ sở hữu =
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tổng nợ
505.809.068.665
903.955.592.220
398.146.523.555
78,7%
Vốn chủ sở hữu
675.478.196.064
618.929.287.811
56.548.908.253
(8,4%)
Tỷ số nợ/Vốn chủ sở hữu
0,75 lần
1,46 lần
0,71 lần
-
Bảng 5.2: Bảng phân tích tỷ nợ so với vốn chủ sở hữu của công ty.
Từ bảng phân tích trên ta thấy được tỷ số nợ so với vốn chủ cở hữu năm 2012 là 1,46 cao hơn so với năm 2011 là 0,75. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu có sự sụt giảm nhẹ 56.548.908.253 đồng từ năm 2012 đến 2011, tương ứng 8,4% so với 2011, và sự tăng mạnh của tổng nợ 398.146.523.555 đồng từ năm 2012 đến 2011, tương ứng với 78,7%.
Tóm lại từ phân tích trên ta thấy được tỷ số nợ so với vốn chủ hữu năm 2012 là 1,46 lần lớn hơn 1. Điều này cho thấy công ty đang bắt đầu sử dụng nợ nhiều hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu từ năm 2012 để tài trợ cho tài sản. điều này khiến công ty quá phụ thuộc vào nợ vay và khả năng tự chủ tài chính cũng như khả năng còn được vay nợ của công ty thấp.
Tỷ số khả năng trang trải lãi vay (Ability To Pay Interest).
Công thức:
Tỷ số khả năng trả lãi vay =
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối (%)
EBIT
222.848.954.857
127.155.345.815
(95.693.609.042)
(42,9%)
Chi phí lãi vay
37.530.031.142
75.919.815.881
38.389.784.749
102,3%
Tỷ số khả năng trả lãi
5,94 lần
1,67 lần
4,27 lần
-
Bảng 5.3: Bảng phân tích tỷ số khả năng trả lãi vay của công ty.
Từ bảng phân tích trên ta thấy được tỷ số khả năng trả lãi của công ty năm 2012 giảm so với năm 2011 từ 5,94 xuống còn 1,67. Nguyên nhân là do chi phái lãi vay tăng từ 37.530.031.142 đồng năm 2011 lên 75.919.815.881 đồng năm 2012, tương ứng tăng 102,3% và doanh thu trước lãi và thuế của công ty đã bị sụt giảm nhiều giảm 95.693.609.042 đồng so với 2011, tương ứng giảm 42,9% so với 2011.
Tóm lại từ những phân tích trên ta thấy tỷ số khả năng trả lãi vay của công ty năm 2012 là 1,67 lần lớn hơn 1. Điều này cho thấy công ty tạo ra được lợi nhuận trước thuế gấp 1,67 lần chi phí lãi vay. Như vậy khả năng trả lãi vay của công ty tương đối tốt, vì cứ mỗi đồng chi phí lãi vay của công ty có đến 1,67 đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh có thể sử dụng để thanh toán.
3.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Profit Margin On Sales).
Công thức:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = x100
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Thu nhập thuần
138.989.192.800
38.426.647.450
(100.562.545.400)
(72,3)
Doanh thu
2.701.049.971.350
2.938.889.249.473
237.839.278.123
8,8
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
5,14%
1,3%
3,84%
-
Bảng 6.1: Bảng phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của công ty.
Từ bảng phân tích trên ta thấy tỷ số lợi nhuận trên doanh thu đã giảm từ 5,14% năm 2011 xuống 1,3% năm 2012. Cụ thể là do thu nhập thuần năm 2012 giảm 100.562.545.400 đồng, tương ứng giảm 72,3% so với 2011. Doanh thu năm 2012 tăng 237.839.278.123 đồng, tương ứng với 8,8% so với 2011. Trong trường hợp này ta nhận thấy năm 2012 cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được 1,3 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.
Tóm lại từ những phân tích trên ta thấy được tỷ số lợi nhuận trên doanh thu có xu hướng giảm tạo nên tình hình không tốt cho công ty sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông. Do tình hình thu nhập thuần của công ty giảm do các khoản chi phí tài chính, bán hàng, quản lý doanh nghiệp…
Tỷ số EBIT trên tài sản (EBIT TO ASSET RATIO).
Công thức:
Tỷ số EBIT so với tài sản = x100
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối (%)
EBIT
222.848.954.857
127.155.345.815
(95.693.609.042)
(42,9)
Bình quân tổng tài sản
1.171.822.265.487
1.351.579.213.359
179.756.948.872
15,3
Tỷ số EBIT/tài sản
19%
9,4%
9,6%
-
Bảng 6.2: Bảng phân tích tỷ số EBIT/Tài sản của công ty.
Từ bảng phân tích tên ta thấy được tỷ số EBIT/Tài sản năm 2012 so với năm 2011 giảm 9,6% nguyên nhân là do EBIT năm 2012 giảm so với nam 2011 và tổng tài sản bình quân năm 2012 lại tăng so với năm 2011. Cụ thể là EBIT năm 2012 giảm 95.693.609.042 đồng, tương ứng với 42,9% so với 2011. Bình quân tổng tài sản năm 2012 tăng 179.756.948.872 đồng, tương ứng 15,3% so với 2011.
Tóm lại từ phân tích trên ta có tỷ số EBIT/Tài sản năm 2012 là 9,4% điều này có nghĩa là công ty làm ăn có hiệu quả, bình quân cứ mỗi 100 đồng tài sản công ty tạo ra được 9,4 đồng lợi nhuận nhưng lại giảm nhiều so với năm 2011 là 19 đồng lợi nhuận.
Tỷ số lãi ròng trên tổng tài sản (RETURN ON TOTAL ASSETS).
Công thức:
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản = x100
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Thu nhập thuần
138.989.192.800
38.426.647.450
(100.562.545.400)
(72,3)
Tổng tài sản
1.171.822.265.487
1.351.579.213.359
179.756.948.872
15,3
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản
11,86%
2,84%
9,02%
-
Bảng 6.3: Bảng phân tích tỷ số lợi nhuận trên tài sản của công ty.
Từ bảng phân tích trên ta thấy mức sinh lời trên tài sản của công ty đã giảm từ 11,86% năm 2011 xuống 2,84% năm 2012, nguyên nhân là do thu nhập thuần năm 2012 giảm mạnh từ 138.989.192.800 đồng xuống 38.426.647.450 đồng năm 2011, tương ứng giảm 72,3% và tài sản năm 2012 tăng 179.756.948.872 đồng, tương ứng 15,3% so với 2011.
Tóm lại từ những số liệu phân tích trên ta thấy công ty có một mức sinh lời trên tài sản quá thấp và đây là tình hình tài chính không được tốt nếu công ty không có những biện pháp nhằm nâng cao mức sinh lời.
Tỷ số lãi ròng trên vốn chủ sở hữu (RETURN ON COMMON EQUITY).
Công thức:
ROE = x100
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối(%)
Thu nhập thuần
138.989.192.800
38.426.647.450
(100.562.545.400)
(72,3)
Bình quân vốn cổ phần
615.190.235.964
647.193.254.789
32.003.018.825
5,2%
Tỷ số sinh lời trên vốn cổ phần
22,6%
5,9%
16,7%
-
Bảng 6.4: Bảng phân tích tỷ số sinh lời trên vốn cổ phần của công ty.
Từ bảng phân tích trên ta thấy được tỷ số ROE năm 2011 giảm từ 22,6% xuống còn 5,9% năm 2012, là do vốn cổ phần đã tăng 32.003.018.825 đồng so với 2011, tương ứng 5,2%. Từ chỉ số ROE trên cũng cho chúng ta biết được vào năm 2012 cứ 100 đồng vốn cổ phần bỏ ra thì tạo ra 5,9 đồng lợi nhuận cho công ty.
Tóm lại từ những phân tích trên chúng ta cũng có thể thấy được ROE đã giảm mạnh từ 2011 đến 2012, nhưng ROE vẫn lớn hơn ROA năm 2012 điều này có nghĩa công ty chủ yếu tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của mình hơn là sử dụng đòn bẩy tài chính là vay nợ từ bên ngoài.
3.2.5 Phân tích khả năng sinh lợi.
Các tỷ số tăng trưởng cho thấy triển vọng phát triển của công ty trong dài hạn.Do vậy nếu đầu tư hay cho vay dài hạn người ta thường quan tâm nhiều hơn đến các tỷ số này.Phân tích triển vọng tăng trưởng của công ty có thể sử dụng các loại tỷ số sau:
Tỷ số lợi nhuận giữ lại (RETAINED EARNINGS RATIO).
Công thức:
Tỷ số lợi nhuận giữ lại =
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Lợi nhuận giữ lại
98.548.326.987
28.265.987.213
(70.282.339.774)
(71,3)
Lợi nhuận sau thuế
138.989.192.800
38.426.647.450
(100.562.545.400)
(72,3)
Tỷ số lợi nhuận giữ lại
71,1%
73,7%
2,6%
-
Bảng7.1: Bảng phân tích tỷ số lợi nhuận giữ lại của công ty.
Từ bảng phân tích trên ta thấy được năm 2012 cứ 100 đồng lợi nhuận sau thuế thì có 73,7 đồng lợi nhuận giữ lại. Trong trường hợp này công ty đã để lại 73,7 lợi nhuận giữ lại dùng cho mục đích đầu tư. Cụ thể là lợi nhuận giữ lại 2012 giảm 70.282.339.774 đồng, tương ứng với 71,3% so với 2011. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm 100.562.545.400 đồng, tương ứng 72,3% so với 2011.
Tỷ số tăng trưởng bền vững (Growth Rato).
Công thức:
Tỷ số tăng trưởng bền vững =
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
Tương đối
Tuyệt đối (%)
Lợi nhuận giữ lại
98.548.326.987
28.265.987.213
(70.282.339.774)
(71,3)
Vốn chủ sở hữu
675.478.196.064
618.929.287.811
(56.549.908.253)
(8,37)
Tỷ số tăng trưởng bền vững
14,6%
4,6%
(10%)
-
Bảng 7.2: Bảng phân tích tỷ số tăng trưởng bền vững.
Từ bảng phân tích trên ta thấy tỷ số tăng trưởng bền vững của năm 2012 là 4,6% điều này có nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu thì công ty sẽ tạo ra được 4,6 đồng lợi nhuận con số này thấp hơn nhiều so với năm 2011 là 14,6 đồng lợi nhuận giữ lại. Cụ thể là lợi nhuận giữ lại 2012 giảm 70.282.339.774 đồng, tương ứng với 71,3% so với 2011. Vốn chủ sở hữu năm 2012 giảm 56.549.908.253 đồng, tương ứng giảm 8,37% so với 2011.
3.3 Phân tích dupont công ty cao su Đồng Nai:
3.3.1 Phân tích ROA:
ROA = (Lãi ròng / Doanh thu) x (Doanh thu / Tổng tài sản)
Chỉ Tiêu
2011
2012
Chênh lệch
Lãi ròng/Doanh thu
5,14%
1,13%
(4,01%)
Doanh thu/Tổng tài sản
2,3 vòng
2,2 vòng
(0,1 vòng)
ROA
11,86%
2,84%
(9,02%)
Bảng 8.1: Phân tích chỉ tiêu ROA
Như đã phân tích trên thì tỷ suất sinh lợi trên doanh thu có xu hướng giảm tạo nên tình hình không tốt cho công ty sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông. Do tình hình thu nhập thuần của công ty giảm do các khoản chi phí tài chính, bán hàng, quản lý doanh nghiệp…Vòng quay tài sản cũng có xu hướng giảm nhẹ từ 2,3 xuống 2,2 vòng.
Như vậy sự sụt giảm của ROA do 2 yếu tố tỷ suất sinh lợi trên doanh thu và vòng quay tài sản giảm đã tác động đến ROA của công ty.
3.3.2 Phân tích ROE:
ROE = (Doanh thu thuần/Vốn cổ phần) x (Lãi ròng/Doanh thu thuần)
Chỉ tiêu
2011
2012
Chênh lệch
Doanh thu thuần/Vốn cổ phần
399%
472%
73%
Lãi ròng/Doanh thu thuần
5,1%
1,31%
(3,79%)
ROE
22,6%
5,9%
(16,7%)
Bảng 8.2:Phân tích chỉ tiêu ROE
Từ phân tích trên ta thấy được tỷ số Doanh thu thuần/Vốn cổ phần năm 2012 tăng 73% so với năm 2011. Và tỷ số Lãi ròng/ Doanh thu thuần năm 2012 giảm 3,79% so với 2011.
Như vậy do sự tác động sụt giảm của yếu tố Lãi ròng/ Doanh thu thuần đã làm cho ROE năm 2012 giảm 16,7% so với năm 2011.
CHƯƠNG IV: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Nhận xét:
4.1.1 Ưu điểm:
Từ việc phân tích tình hình nguồn vốn và tài sản của công ty ta thấy được tổng tài sản và tổng nguốn vốn tăng liên tục qua các năm.Tổng tài sản và nguồn vốn năm 2011 tăng so với năm 2010 là 196.799.218.973 đổng tương ứng với 20%.Qua năm 2012 tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty tiếp tục gia tăng lên 341.597.615.302 đồng, tương ứng với 28,92%.Năm 2012 công ty tiếp tục hoạt động kinh doanh thuận lợi và bền vững hơn.
Tiếp theo ta phân tích khả năng thanh toán ta thấy được tình hình tài chính của công ty khá tốt vì tỷ lệ khoản phải thu/tài sản ngắn hạn và tỷ lệ khoản phải thu/khoản phải trả đang giảm.
Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty rất có hiệu quả. Nguyên nhân có thể là do phương pháp tính khấu hao tài sản cố định của công ty đã làm ảnh hưởng đến tài sản dài hạn bình quân.
Dựa vào việc phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu tài chính ta thấy tỷ lệ nợ của công ty nằm trong khoản tỷ lệ nợ/tài sản chung là 50% đến 70%. Điều này cho thấy được khả năng tự chủ tài chính của công ty, khả năng còn được vay nợ của công ty cao, tuy nhiên doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ.
4.1.2 Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm trên công ty còn tồn tại một số nhược điểm:
Lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh là do giá vốn hàng bán, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí tài chính tăng cao.
Ta thấy được khoản phải trả có khuynh hướng tăng dần, chủ yếu là do hoạt động của công ty ngày càng mở rộng nhưng lượng vốn tự có của công ty còn hạn chế, nên để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường công ty công ty phải đi vay vốn, hoặc chiếm dụng vốn của các đơn vị khác nhằm đáp ứng vốn thiếu hụt. Như vậy nếu vay nhiều thì rủi ro trong kinh doanh càng cao.
Từ tỷ số thanh toán nhanh ta thấy được công ty đang trong tình trạng thiếu tiền mặt, điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty. Nếu để lâu thì các khoản nợ này sẽ trở thành rủi ro tài chính cho công ty.
Tỷ số thanh toán hiện thời ở mức không thấp lắm nhưng tỷ số thanh toán nhanh lại thấp. Điều này do giá trị hàng tồn kho và giá trị tài sản ngắn hạn kém thanh khoản khác của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị tài sản ngắn hạn.
Tiền từ hoạt động kinh doanh năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 tạo nên luồng tiền âm do doanh nghiệp bị ứ đọng vốn trong hàng tồn kho, chi trả chi phí lãi vay, khoản phải thu cũng tăng.
4.2 Kiến nghị:
Để tăng lợi nhuận sau thuế lên công ty cần phải nâng cao chất lượng của hàng hóa từ đó giảm bớt các khoản giảm trừ do hàng kém chất lượng, đồng thời giảm bớt chi phí sản xuất sản phẩm để hạ giá vốn sản phẩm:
Nâng cao chất lượng hàng hóa bằng cách chọn lọc kỹ càng ở khâu đầu vào, các sản phẩm nguyên liệu mũ cao su thô cần phải được kiểm tra đúng tiêu chuẩn đầu vào để tránh có phế phẩm khi sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng hàng hóa.
Công ty cũng nên chú trọng nâng cao tay nghề của công nhân khâu nạo lấy mũ thô sơ, để đạt được sản lượng cao, chất lượng tốt.
Công ty cũng nên cải tiến dây chuyền sản xuất, thay đổi công nghệ sản xuất tiên tiến, kỹ thuật mới, từ đó giảm chi phí sản xuất giảm giá vốn hàng bán, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Công ty cũng nên giảm bớt các khoản phải trả đặt biệt là dài hạn vì các khoản này dể trở thành rủi ro đối với công ty. Hoặc công ty nên có những kế hoạch dự án sử dụng các khoản nợ một cách có hiệu quả tốt nhất:
Như ta thấy từ báo cáo tài chính của công ty, các khoản nợ dài hạn của công ty chủ yếu là đi vay ngân hàng đã tăng liên tục từ năm 2009 đến 2012. Nếu công ty biết cách vận dụng tốt đòn bảy tài chính này thì sẽ giúp công ty tăng lợi nhuận còn ngược lại thì sẽ đưa công ty vào tình trạng khó khăn về tài chính.
Công ty nên có những bảng báo cáo chi tiết về mục đích sử dụng các khoản nợ vay. Công ty nên sử dụng số tiền vay nào vào mục đích sản xuất kinh doanh để tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty, không nên sử dụng nợ vay để đầu tư vào bất động sản hay chứng khoán.
Hàng tồn kho và các tài khoản ngắn hạn kém thanh khoản chiếm tỷ trọng khá cao trong công ty vì thế công ty cần có các giải pháp để giảm bớt lượng hàng tồn kho như tìm thêm các đối tác làm ăn… và công ty cũng cần có những phương án sản xuất phù hợp với lượng hàng tồn kho tại công ty.
Công ty nên có các biện pháp cụ thể để giải quyết lượng hàng tồn kho từ đó tiết kiệm được tiền thuê mướn kho bãi, tăng tiền mặt hiện có của công ty như: mở rộng thêm đối tác làm ăn là các nước khu vực châu á và châu âu.
Công ty nên có những chính sách bán hạ giá hay chiết khấu thương mại cho khách hàng khi mua số lượng lớn hàng.
Ban giám đốc cũng nên có những biện pháp thích hợp để theo dõi lượng hàng tồn kho từ đó đưa ra các mục tiêu sản lượng sản xuất cho thời gian sắp tới để tránh làm tăng lượng hàng tồn kho hiện tại.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.TS.Phan Đức Dũng (2011), Phân tích báo cáo tài chính, nhà xuất bản Thống Kê.
2.TS.Phan Đức Dũng (2009), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.
3.TS.Nguyễn Quang Thu (2007), Giáo trình quản trị tài chính căn bản, Nhà xuất bản Thống Kê.
4.Các trang wed tham khảo.
www.tailieu.vn
www.kienthuctaichinh.com
www.ssi.com.vn
www.cophieu68.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_i_9147.doc