Luận văn Phân tích tình hình tài chính trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và năng lực đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng

Để thực thi thành công các giảỉ pháp nêu trên , Tổng công ty phải xuất phát từ phân tích đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp. Từ đó nghiên cứu và lựa chọn chỉ tiêu phân tích tài chính phù hợp. Muốn vậy cần không ngừng nâng cao và bồi dưỡng trình độ cho đội ngũ cán bộ và đội ngũ công nhân nói chung, đội ngũ cán bộ phân tích tài chính nói riêng . Đặc biệt Tổng công ty cần có kế hoạch chọn lọc và tuyển lựa đối với các cán bộ làm công tác quản lý , công tác đấu thầu và tìm kiếm thị trường , họ nhất thiết phải là những người am hiểu về công tác quản lý tài chính cũng như đặc thù cuả ngành, đồng thời có sự năng động, nhanh nhạy với thị trường .

pdf97 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2956 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và năng lực đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ty được đánh giá tương đối tốt. Quy mô tài chính của Tổng công ty lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh, tình hình tài chính ổn định tạo ưu thế lớn trong đấu thầu. Đặc biệt chất lượng hoạt động của bộ phận kiểm tra kiểm soát tài chính nội bộ nhanh chóng phát hiện sai sót lãng phí góp phần tiết kiệm chi phí hạ giá thành công trình, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổng công ty có số lượng máy móc thiết bị công nghệ lớn đáp ứng yêu cầu thi công hiện đại. Hàng năm Tổng công ty luôn giành tỷ lệ lớn trong nguồn vốn kinh doanh để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới nhằm nâng cao chất lượng , giảm thời gian thi công đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. * Nhược điểm: - Đối với các nhân tố khách quan: Việc các nguồn vốn đầu tư , vốn vay ODA của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ vào nước ta và việc gia nhập thị trường xây dựng của các tập đoàn quốc tế với tiềm lực hùng mạnh thực sự là những bất lợi đối với các Tổng công ty xây dựng trong đó có CIENCO 1. Tổng công ty sẽ có thêm những khách hàng nước ngoài nhưng cũng có thêm nhiều đối thủ lớn chia sẻ thị phần xây dựng của mình. - Đối với các nhân tố chủ quan: Về mặt nhân lực và tổ chức, tuy có một khối lượng nhân lực đông đảo song vẫn còn một bộ phận cán bộ còn mang nặng tính bao cấp chưa thích hợp với cơ chế thị trường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh chung. Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm bài thầu thì số cán bộ có kinh nghiệm nhưng trình độ ngoại ngữ vi tính còn nhiều hạn chế, nhìn chung khi tham gia đấu thầu quốc tế còn nhiều lúng túng khi lập dự toán, xác định phương án thi công do vậy chất lượng bài thầu chưa thật hoàn chỉnh. Quan hệ giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên còn gò bó, một số lĩnh vực các doanh nghiệp thành viên chưa được độc lập tự chủ hoàn toàn. Về năng lực kỹ thuật máy móc, Tổng công ty còn tồn tại nhiều máy móc cũ lạc hậu. Chưa có thiết bị thi công hiện đại ở một số ngành như xây dựng cầu hầm, thủy lợi... nên chưa có điều kiện mở rộng thị phần ở những ngành này. Công tác quản lý thiết bị máy móc thi công chưa thu về quản lý thống nhất mà nằm rải rác ở các bộ phận khác nhau , chưa có sự liên kết điều chuyển máy móc thiết bị hợp lý , hiệu quả sử dụng chưa cao. Năng lực tài chính của Tổng công ty góp phần quan trọng trong đánh giá năng lực đấu thầu của doanh nghiệp. Như đã phân tích ở trên ,CIENCO 1 có vốn chủ sở hữu nhỏ do vậy chưa có khả năng tự chủ tài chính, nguồn vốn sản xuất kinh doanh chủ yếu đi vay , số tiền trả lãi lớn , dự án thực hiện kéo dài công tác thanh quyết toán chậm gây đọng vốn. 2.4 Đánh giá chung về thực trạng phân tích tình hình tài chính của Tổng Công ty xây dựng Công trình giao thông I Qua xem xét thực tế tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 có thể rút ra một số nhận xét chung về công tác phân tích tình hình tài chính của đơn vị như sau: Trong thời gian gần đây Tổng công ty đã có sự quan tâm nhất định đến công tác phân tích tình hình tài chính phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và các đối tượng quan tâm ngoài doanh nghiệp. Việc phân tích dựa trên các thông tin trên báo cáo tài chính nhằm đưa ra các thông số và đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng công ty mới chỉ so sánh một số chỉ tiêu đơn giản về tổng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, công nợ... chưa so sánh các chỉ tiêu cần tính với chỉ tiêu chung của ngành. Do vậy Tổng công ty chưa có cơ sở để nhận xét về tình hình của mình so với ngành đang hoạt động. Việc phân tích chủ yếu theo định kỳ theo quý, năm kết thúc niên độ kế toán và thường được lồng ghép vào báo cáo tài chính năm hoặc phân tích theo sự vụ cần thiết. Công tác phân tích tình hình tài chính chưa trở thành một hoạt động thường xuyên phục vụ cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh. Thông tin thu được từ việc phân tích chủ yếu sử dụng cho ban lãnh đạo Tổng công ty , Hội đồng quản trị để đánh giá , tổng kết hoạt động tài chính của một kỳ theo quy định và để báo cáo trong các hội nghị tổng kết. Đôi khi việc phân tích cũng để phục vụ xem xét đánh giá một số vấn đề tài chính để đưa ra quyết định kinh doanh mới phục vụ cho các đối tượng cho vay khi Tổng công ty hoặc các doanh nghiệp thành viên có nhu cầu vay vốn, hoặc các đối tượng liên doanh , liên kết khi doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư. Do vậy việc phân tích tài chính thường không được tiến hành thường xuyên mà theo thời điểm phát sinh nhu cầu. Số liệu phân tích tập hợp chậm, nội dung phân tích đơn giản, đại khái, ý nghĩa của thông tin thu được chưa cao. Phương pháp phân tích chủ yếu là so sánh, đối chiếu giản đơn, hầu như chưa có sự liên hệ so sánh các chỉ tiêu để tìm ra nguyên nhân tổng quát ảnh hưởng đến một sự việc, chưa tìm ra bản chất của đối tượng phân tích. Các chỉ tiêu sử dụng phân tích là các chỉ tiêu theo quy định chung thể hiện ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính cụ thể là theo mẫu số B09-DN ban hành theo Quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và các thông tư hướng dẫn bổ sung theo các chuẩn mực kế toán. Cho nên các số lượng các chỉ tiêu này so yêu cầu của quá trình phân tích còn thiếu quá nhiều. Nội dung kinh tế của các chỉ tiêu chưa thống nhất . Việc thu thập số liệu đòi hỏi trong thời gian ngắn , thiếu sự kiểm tra đối chiếu cho nên thông tin thu được chưa chính xác ảnh hưởng đến kết luận chung của quá trình phân tích. Tổng công ty chưa tính toán phân tích cơ cấu , tỷ trọng chi tiết cụ thể của từng loại vốn khác nhau trong tổng các loại nguồn vốn để thấy sự biến động của chúng trong năm tài chính, chưa phân tích để tìm ra mối liên hệ , nhân tố tác động đến sự biến động đó. Số liệu tính toán chưa có sự liên hệ chặt chẽ với nhau để thấy một bức tranh toàn cảnh về tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Dưới góc độ hiệu quả sản xuất kinh doanh Tổng công ty mới chỉ đưa ra phân tích các chỉ tiêu tổng quát, đơn giản như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu, tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu chưa đi sâu phân tích tốc độ luân chuyển của các loại vốn trong doanh nghiệp, vòng quay vốn... Tình hình xem xét các báo cáo kết quả kinh doanh cũng diễn ra tương tự. Tổng công ty mới chỉ xem so sánh các thông số tuyệt đối và tương đối trên báo cáo kết quả kinh doanh. Thông thường đầu năm Tổng công ty thường xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu , sản lượng, thu nhập người lao động...sau đó so sánh với thực tế để biết mức độ hoàn thành kế hoạch. Doanh nghiệp mới chỉ so sánh mức độ tăng giảm lợi nhuận của từ bộ phận và tổng thể nhưng chưa có sự liên hệ so sánh giữa các chỉ tiêu với nhau về mức độ tăng giảm, chưa xác định nguyên nhân nội tại của việc tăng giảm lợi nhuận là do tăng doanh thu hay giảm chi phí hay nguyên nhân khác. Khi phân tích cũng chưa thấy mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ của từng nhân tố đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chung. Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay chưa quan tâm đến việc theo dõi lưu chuyển của các dòng tiền tệ cũng như hoạt động đầu tư tài chính (trừ ngành ngân hàng, tài chính) nhằm đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, điều này có thể dẫn tới một số doanh nghiệp sẽ bị phá sản, giải thể, hoặc sát nhập. Việc phân tích rủi ro đối với các doanh nghiệp là cần thiết vì thông qua việc phân tích có thể có các biện pháp dự phòng tài chính để đối phó với các tổn thất có thể xảy ra do ảnh hưởng của các nguyên nhân khách quan , chủ quan. Tuy nhiên việc phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh hiện nay vẫn chưa thực sự được quan tâm chú ý. Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là do Tổng công ty chưa có bộ phận chuyên trách làm công tác phân tích nghiên cứu dự báo tài chính. Hơn nữa bản thân cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp cũng chưa ý thức được vai trò quan trọng của công tác này đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với một số đơn vị thành viên không phải giám đốc nào cũng có thể hiểu hết được các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính. Việc nâng cao trình độ nhận thức và trình độ chuyên môn cho cán bộ các doanh nghiệp quyết định chất lượng của công tác phân tích tình hình tài chính Tổng công ty. Với sự bùng nổ và phát triển của thị trường xây dựng, CIENCO 1 có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Hiện nay Tổng công ty được đánh giá có năng lực đấu thầu khá so với các đối thủ cạnh tranh và có uy tín đối với các chủ đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên với đặc thù của ngành Tổng công ty cũng có những khó khăn chung về vốn, thiết bị và con người. Để đứng vững trong cơ chế thị trường hiện nay hoạt động tài chính có vai trò không nhỏ. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp giúp các nhà quản lý điều hành công việc kịp thời và có hiệu quả. Hiện nay chất lượng phân tích tình hình tài chính chưa được như mong đợi. Cho nên hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp là rất cần thiết. Chương III Phương hướng và giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính với việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và năng lực đấu thầu của Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông I 3.1 Chiến lược phát triển của Cienco I đến năm 2020 Sau hơn 10 năm thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới toàn diện nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa . Văn kiện Đại hội đảng VIII chỉ rõ : “Mục tiêu của công nghiệp hóa hiện đại hóa là xây dựng cơ sở vật chật kỹ thuật hiện đại ; cơ cấu kinh tế hợp lý; quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; đời sống vật chất và tinh thần cao; quốc phòng, an ninh vững chắc; dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Từ nay đến năm 2020 , toàn Đảng toàn dân nỗ lực phấn đấu đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp. Để đạt mục tiêu trên . Nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải là phải xây dựng được hệ thống giao thông vận tải ngang tầm với hệ thống giao thông vận tải của các nước công nghiệp ở mức thấp, thỏa mãn nhu cầu vận tải của xã hội với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. Với hạ tầng giao thông như nước ta hiện nay để đạt mục tiêu đề ra vốn đầu tư cần có hàng tỷ USD cho phát triển , điều đó cho thấy thị trường giao thông nước ta đầy tiềm năng. Nó mở ra nhiều cơ hội và cả thách thức cho các doanh nghiệp xây dựng giao thông trong đó có Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1. Trước tình hình thực tế của đất nước và của ngành , CIENCO 1 đã xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2020 là “đa dạng hóa ngành nghề và sản phẩm để trở thành tập đoàn kinh tế lớn trong nước và khu vực”. Quan điểm phát triển của Tổng công ty là: - Củng cố và phát triển , hoàn thiện khối xây dựng công trình, phục vụ kịp thời các yêu cầu phát triển giao thông vận tải trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Lấy xây dựng cơ bản làm mũi nhọn để phát triển Tổng công ty. - Tăng cường tiềm năng mọi mặt , xây dựng và phát triển khối thương mại, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh, đưa Tổng công ty thành Tổng công ty Nhà nước vững mạnh, toàn diện, hoạt động đa hình thức sở hữu, đa ngành nghề và sản phẩm, tạo cơ sở để từ năm 2010 trở đi hình thành tập đoàn kinh tế. - Vừa có các công ty chuyên ngành mạnh (cầu đường, tài chính...) vừa có các công ty kinh doanh tổng hợp ( xây dựng hỗn hợp, khách sạn - du lịch - siêu thị - taxi...) sẵn sàng điều chỉnh sản xuất kinh doanh, tập trung vào những ngành , những mặt hàng lợi nhuận cao, siêu lợi nhuận. - Hiện đại, dân tộc , đại chúng Phương châm phát triển sản xuất kinh doanh của CIENCO 1 đến năm 2020: thận trọng, khẩn trương, táo bạo - Thận trọng : đối với các ngành nghề sản phẩm mới tránh những tổn thất không đáng có , nhất là các ngành nghề sản phẩm cần nhiều vốn đầu tư. Đối với các ngành nghề sản phẩm này nếu thua lỗ sẽ làm cho toàn Tổng công ty bị thụt lùi nghiêm trọng. Muốn thận trọng, công tác khảo sát, lập dự án tiền khả thi và khả thi phải làm tốt, do các lực lượng chuyên nghiệp thực hiện. - Khẩn trương không bao giờ là thừa , vì thời gian chính là lực lượng vật chất. Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước ta bước vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở điểm xuất phát thấp, chậm chạp đi liền với nguy cơ bị đào thải. Đứng trước một ngành nghề sản phẩm mới sau khi đã thận trọng xem xét dự án tiền khả thi và khả thi cần quyết tâm và nhanh chóng tập trung lực lượng tổng thể thực hiện. Khẩn trương nhưng không ẩu, không đốt cháy giai đoạn, phá vỡ các nguyên tắc cần thiết. - Táo bạo là đức tính cần có, không phải chỉ ở nhà doanh nghiệp. Táo bạo trên cơ sở có khoa học - kỹ thuật , có thực tiễn. Táo bạo không đồng nghĩa với liều lĩnh. Mục tiêu của chiến lược : từ nay đến năm 2010 phấn đấu trở thành Tổng công ty Nhà nước vững mạnh, toàn diện, đa hình thức sở hữu, đa ngành nghề và sản phẩm. Đến năm 2020 trở thành tập đoàn kinh tế mạnh ngang tầm khu vực, không những sản xuất kinh doanh xây dựng, thương mại và dịch vụ mà còn có công ty tài chính, kinh doanh phần mềm máy tính điện tử. Tỷ trọng ngành nghề truyền thống và lĩnh vực thương mại và dịch vụ là 30-70% tổng giá trị sản lượng. Nội dung của chiến lược phát triển đến năm 2020 cụ thể như sau: Đối với khối kinh doanh sản phẩm xây dựng: đến năm 2007 tiếp tục phấn đấu vì một nền tài chính lành mạnh toàn Tổng công ty, các đơn vị thành viên phải làm ăn có lãi, riêng Công ty Cầu 12 giữ vị trí số 1 về xây dựng cầu quốc gia. Phát triển các mặt hàng mới về xây dựng như thi công hầm và thi công các công trình đầu mối thủy lợi - thủy điện . Củng cố và phát triển các công ty xây dựng cầu đường, xây dựng hỗn hợp, tư vấn, thí nghiệm, sản xuất vật liệu xây dựng, đưa một số công ty lên hàng đầu quốc gia như Công ty Cầu 14, Công ty Thí nghiệm, Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng Việt Nam, Công ty Đường 122, 118... Đối với khối thương mại dịch vụ: hiện tại Tổng công ty đã có sẵn một số cơ sở và doanh nghiệp thương mại dịch vụ. trong thời gian tới Tổng công ty có kế hoạch điều chỉnh tập trung vốn cho khu vực này vì nó hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đối với khối kinh doanh bất động sản và xây dựng đô thị: Nhà nước ta chủ trương đẩy nhanh việc quy hoạch và phát triển đô thị, xây dựng kết cầu hạ tầng theo hướng văn minh hiện đại, tăng cường công tác quản lý thực hiện quy hoạch. Nắm bắt được xu thế đó CIENCO 1 dự định trong tương lai sẽ chuyển Ban đầu tư xây dựng kinh doanh nhà đất và đô thị trở thành một công ty thành viên hạch toán độc lập nhằm phát triển dịch vụ kinh doanh bất động sản và đô thị có khả năng thu lợi nhuận cao . Để có thể thực hiện thắng lợi chiến lược đề ra, một trong những nhiệm vụ cấp thiết của Tổng công ty trong các năm tới là không ngừng củng cố và hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, làm cho hoạt động này trở nên thường xuyên để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính toàn doanh nghiệp. Đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty phát triển thị phần , quản lý hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt nhất. 3.2 Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện công tác phân tích tình tình tài chính tại Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 3.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện công tác phân tích tình tình tài chính Xã hội càng phát triển nhu cầu thông tin càng trở nên đa dạng và cần thiết. Thông tin từ phân tích tình hình tài chính được xem là nhân tố quan trọng trong việc ra quyết định của các nhà lãnh đạo , nhà quản và nhà đầu tư...Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế, nhu cầu thông tin tài chính trở nên cấp bách khi các doanh nghiệp đặt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Các nhà quản lý phải xử lý nhanh chóng và linh hoạt các tình huống trong kinh doanh. Do đó thông tin phân tích tài chính nhằm mục đích sau: *Phản ánh trung thực tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động tài chính có quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình tài chính tốt hay xấu có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc sử dụng các công cụ quản lý tài chính.Điều này giúp cho doanh nghiệp sớm phát hiện những tồn tại hay những ưu điểm trong đầu tư kinh doanh từ đó kịp thời hành động để khắc phục những tồn tại hay phát huy thế mạnh của mình. Kết quả và tình hình các mặt hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh thông qua chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính như tài sản nguồn vốn, kết quả doanh thu, lợi nhuận, chi phí, công nợ...Để đánh giá trung thực hiệu quả sản xuất kinh doanh phải dựa trên việc phân tích mối quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu trên. Các nhà chuyên môn đã thiết lập các chỉ tiêu biểu thị ý nghĩa của các mối quan hệ và phản ánh các khuynh hướng của nó trong tương lai. Người sử dụng thông tin phân tích chỉ cần so sánh các chỉ tiêu phân tích của doanh nghiệp đối với các tiêu tiêu chuẩn sẵn có hoặc của các doanh nghiệp khác phục vụ cho việc ra quyết định. * Giúp các doanh nghiệp có cơ sở xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh Mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững và tồn tại lâu dài đều cần xây dựng cho mình một chiến lược phát triển. Chiến lược kinh doanh tập trung khai thác các thế mạnh, khắc phục nhược điểm nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Trong khi xây dựng chiến lược cần xác định phạm vi, mục tiêu và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh. Xác định phạm vi kinh doanh đòi hỏi chiến lược kinh doanh phải đảm bảo không sử dụng dàn trải nguồn lực, sử dụng không hết nguồn lực. Các chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở tình hình phát triển chung của ngành của đất nước và quan trọng nhất là thực tế của doanh nghiệp.Tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp thể hiện qua hệ thống báo cáo tài chính và việc sử dụng hệ thống báo cáo tài chính để phân tích tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh. Do vậy muốn có cơ sở cho việc phát triển chiến lược, muốn có kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì số liệu báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực khách quan từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá đúng đắn cụ thể về tình hình tài chính thực tế và dự đoán xu thế phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. * Giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan kiểm toán, ngân hàng, các nhà đầu tư nắm được thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động tài chính trong doanh nghiệp thể hiện qua sự vận động của vốn, tài sản , công nợ , liên quan mật thiết đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích tính hình tài chính doanh nghiệp, kết hợp với việc đánh giá thực trạng và phương hướng sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiển toán, ngân hàng, các nhà đầu tư nhìn nhận khái quát và ra quyết định đúng đắn đối với doanh nghiệp. 3.2.2. Yêu cầu hoàn thiện công tác phân tích tình tình tài chính Để phục vụ mục đích trên, hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phải đảm bảo sao cho các chỉ tiêu phân tích phản ánh tổng hợp và trình bày một cách tổng quát , toàn diện tình hình tài sản , công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Các chỉ tiêu phân tích phải cung cấp những thông tin kinh tế tài chính chủ yếu , giúp cho việc đánh giá tình hình và kết quả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính doanh nghiệp kỳ trước và dự đoán trong tương lai. Thông tin do phân tích cung cấp là căn cứ quan trọng cho việc ra quyết định quản lý điều hành hoặc quyết định của các chủ nợ, các nhà đầu tư. Cần có sự thống nhất trong nội dung, phương pháp tính toán và hình thức trình bày các chỉ tiêu. Giữa các số liệu trình bầy cần có sự liên hệ bổ sung cho nhau nhằm phản ánh trung thực tình tình tài chính doanh nghiệp. Việc hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp phải thoả mãn các yêu cầu định tính cơ bản là dễ hiểu, phù hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh được. 3.3 Nội dung hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính với việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp và năng lực đấu thầu tại Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 3.3.1 Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính Để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, nhằm đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh , Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 cần tiếp tục hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính theo các giải pháp sau: 3.3.1.1. Xây dựng và ban hành quy định tổ chức phân tích tài chính: Để công tác phân tích tình hình tài chính được tiến hành có bài bản và hệ thống Tổng công ty cần đặt ra một quy định rõ ràng và cụ thể cho công tác này. Quy định cần nêu rõ công tác phân tích tình hình tài chính phải được tiến hành thường xuyên và báo cáo định kỳ tại doanh nghiệp. Quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ phân tích tài chính, cũng như trách nhiệm của các phòng ban chức năng có liên quan trong việc kiểm tra đánh giá chất lượng phân tích và có chế độ khen thưởng kỷ luật đối với những người làm công tác phân tích. 3.3.1.2. Hoàn thiện đội ngũ cán bộ phân tích tài chính Như đã nêu ở thực trạng công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1, hiện công tác phân tích tài chính do cán bộ phòng kế toán kiêm nhiệm. Vì vậy để nâng cao hiệu quả công tác phân tích thì cần bổ sung thêm cán bộ chuyên trách hoặc tách các cán bộ khỏi công việc của kế toán và chuyển sang đảm nhận việc phân tích tài chính. Công tác phân tích tình hình tài chính tuy cần thiết nhưng còn khá mới mẻ ở nước ta, do vậy cho dù có bổ sung thêm nhân sự hay tách hẳn đội ngũ cán bộ cũ thì cũng cần phải đào tạo bồi dưỡng , nâng cao nghiệp vụ cho những người này. Có thể cử họ đi học các khóa đào tạo ngắn hạn, hoặc mời chuyên gia về phổ biến kiến thức mới . Trong các khóa học này cũng cần có sự tham gia của các cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp thành viên để nâng cao nhận thức của họ về tầm quan trọng của thông tin phân tích tài chính đối với đơn vị mình. Con người là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp. Vì vậy Tổng công ty cần có chính sách thu hút và đãi ngộ thỏa đáng với đội ngũ làm công tác phân tích tài chính , làm cho họ yên tâm công tác và phấn đấu cho sự phát triển chung của doanh nghiệp. 3.3.1.3. Hoàn thiện nguồn thông tin phục vụ cho phân tích tài chính Để có kết luận chính xác, việc phân tích phải dựa trên một dãy số liệu ít nhất là ở ba thời điểm khác nhau. Thông tin tài chính thực sự có hiệu quả khi phân tích cần kiểm tra các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính nhằm đảm bảo các chỉ tiêu phản ánh đúng tình tình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận... của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Muốn các chỉ tiêu phản ánh khách quan thì cần kiểm tra sự liên quan chặt chẽ của chúng với nhau. Thông tin kế toán hữu ích phải đảm hai yêu cầu là phù hợp và tin cậy. Tuy vậy báo cáo tài chính hiện tại của Tổng công ty mới cung cấp thông tin đáng tin cậy nhưng thiếu tính phù hợp. Nguyên nhân do nguyên tắc giá gốc chi phối việc trình bày báo cáo tài chính. Theo nguyên tắc này thì tất cả tài sản và công nợ phải được phản ánh theo giá trị hình thành ban đầu chứ không phản ánh theo giá thị trường. Cho nên đối với người sử dụng số liệu trên báo tài chính là đáng tin cậy, nhưng cái họ cần hơn là các thông tin phù hợp, hữu ích về giá trị thị trường của các tài sản , công nợ đó. Yêu cầu đặt ra đối với kế toán là phải phản ánh thông tin tài chính theo giá trị thị trường. Vì vậy nên chăng báo cáo tài chính có thể được trình bày thành ba cột: cột thứ nhất phản ánh theo giá trị gốc ban đầu, cột thứ hai phản ánh những thay đổi do phản ánh theo giá thị trường và cột thứ 3 là số liệu tổng cộng của cột một và hai. Bên cạnh đó khi lập các báo cáo kế toán , Tổng công ty cũng nên cung cấp thông tin về tỷ lệ giữa phần số liệu ước tính và số liệu thực tế đạt được, Điều này giúp cho thông tin mang tính khách quan đối với người sử dụng, đồng thời giúp cho doanh nghiệp đánh giá hiệu quả quản lý , đánh giá tính chính xác của các ước lượng. Bên cạnh đó các thông tin ngoài báo cáo tài chính cũng có vai trò quan trọng trong việc phân tích tài chính của Tổng công ty. Các thông tin về tình hình giá cả thị trường, các chính sách của nhà nước hoặc của đối thủ cạnh tranh cũng góp phần đáng kể trong việc nhận định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví như trong thời gian qua tình hình giá xăng dầu và giá cả nguyên vật liệu tăng mạnh làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của Tổng công ty. Vì vậy các thông tin trên phải thường xuyên cập nhật để kết hợp với các chỉ tiêu tài chính lý giải cho tình hình tài chính hiện tại và có kế hoạch kinh doanh trong tương lai. Có được như vậy kết quả của công tác phân tích tài chính mới thực sự chính xác và có ý nghĩa thiết thực đối với các đối tượng quan tâm . Tổng công ty cần xây dựng báo cáo lưu chuyển tiền tệ toàn doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đã trở thành báo cáo tài chính bắt buộc trong những năm gần đây và được quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nội dung báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp những thông tin hữu ích về thực trạng dòng tiền và khả năng tạo tiền của Tổng công ty trong một thời kỳ nhất định. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể tính toán được chỉ tiêu hệ số tiền ròng từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền ròng; hệ số tiền ròng từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền ròng và hệ số tiền ròng từ hoạt động khác so với tổng dòng tiền ròng. Qua các chỉ tiêu này ta có thể xem xét dòng tiền từ các hoạt động trên chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng số tiền thu vào kỳ báo cáo nhờ đó đánh giá hiệu quả và vai trò của các hoạt động sản xuất, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác trong việc tạo ra nguồn thu của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng cho phép Tổng công ty biết và cân đối khả năng chi trả của mình. Trên cơ sở dòng tiền nhập và xuất quỹ có thể cân đối ngân qũy với số dư đầu kỳ để xác định số dư cuối kỳ, từ đó thiết lập mức quỹ dự phòng tối thiểu đảm bảo khả năng chi trả cần thiết. Để lập được báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cần có sự thống nhất trong việc ghi chép số liệu tài chính giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên, để làm được điều này cần có một số thay đổi trong việc áp dụng hình thức và nội dung ghi sổ kế toán, ban đầu có thể có một số khó khăn cho các đơn vị đã quen với cách ghi chép cũ song về lâu dài sẽ tạo sự thống nhất, thông tin tài chính đáng tin cậy hơn. 3.3.1.4. Xây dựng tổ chức kế toán CIENCO 1 theo mô hình công ty mẹ -công ty con. Để đổi mới và phát triển các Tổng công ty nhà nước , phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước ta cố chủ trương củng , sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước và thành lập các Tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã có sự chuẩn bị để hoà nhập với xu thế chung của đất nước. Quan hệ kinh tế giữa công ty mẹ và các công ty con là quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân bình đẳng, tự nguyện, không tồn tại chế độ trích nộp phí quản lý tổng công ty , không áp đặt theo kiểu điều lệ mẫu . Kế toán với vai trò là công cụ quan trọng phục vụ cho quản trị và điều hành doanh nghiệp, thiết kế hệ thống thông tin kinh tế tài chính phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của cơ chế chính sách quản lý tài chính và bị chi phối bởi mô hình tổ chức của tập đoàn. Để phù hợp với mô hình tổ chức quản lý công ty mẹ - công ty con trong thời gian tới tổ chức kế toán tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 cần xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu sau: - Xây dựng tổ chức kế toán phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế, hội nhập kế toán quốc tế và các nguyên tắc , chuẩn mực quốc tế về kế toán. - Tổ chức kế toán theo mô hình công ty mẹ - công ty con phải tuân thủ pháp luật, cơ chế chính sách của Việt Nam, phù hợp với đặc điểm tổ chức, đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý cũng như khả năng và trình độ quản lý của doanh nghiệp. - Tổ chức công tác kế toán kết hợp hài hoà , đáp ứng yêu cầu quản trị của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước. - Đảm bảo tính hiệu quả và kinh tế của hoạt động kế toán. 3.3.1.4. Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính * Hoàn thiện phân tích khái quát tình hình tài chính - Quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn : thực tế cho thấy khi phân tích các doanh nghiệp thường tiến hành phân tích tách biệt các chỉ tiêu về tài sản riêng , chỉ tiêu về nguồn vốn riêng. Nhưng tài sản và nguồn hình thành tài sản có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Việc xem xét nguồn vốn cho thấy tài sản của doanh nghiệp hình thành do đâu, phần tài sản cho thấy nguồn vốn này được sử dụng ra sao, từ đó cho thấy tài sản doanh nghiệp có được hình thành trên nền tảng vững chắc hay không, có cần phải cân đối lại cơ cầu nguồn vốn cho phù hợp và chủ động . Đối với Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 qua phân tích báo cáo tài chính cho thấy: nếu chỉ xem riêng từng phần thì trong năm 2004 quy mô tài sản và nguồn vốn đều tăng tương đối nhanh ( tổng tài sản cuối năm 2004 tăng 41,83% so với đầu năm 2004) . Nếu xét trong mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản thì ta thấy nguồn vốn tăng nhanh chủ yếu do nợ phải trả , trong khi tỷ trọng vốn chủ sở hữu có tỷ trọng giảm dần. Do vậy Tổng công ty cần bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu nhằm tăng khả năng độc lập về tài chính trong kinh doanh. - Khi phân tính tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu Tổng công ty cần xác định tỷ trọng chi tiết của từng loại để biết tác động của từng nguồn vốn đến sự thay đổi của nguồn vốn chủ sở hữu, ví dụ tại bảng 3.1 cho thấy cuối năm 2004 vốn chủ sở hữu đã tăng 2,72% so với đầu năm 2004, phần tăng chủ yếu do vốn ngân sách nhà nước cấp và doanh nghiệp tự bổ sung, điều này cho thấy Tổng công ty đã có ý thức tiết kiệm, thu hút mọi nguồn tài trợ tăng cường vốn tự có cho sản xuất kinh doanh. Chi tiết thể hiện tại bảng 3.1. Bảng 3.1: Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Tăng giảm Số tuyệt đối (triệu đồng) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (triệu đồng) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (triệu đồng) Số tương đối (%) I Nguồn vốn kinh doanh 155.220 89,69% 160.454 90,26% 5.234 3,37% 1 Vốn ngân sách cấp 56.327 32,55% 57.328 32,25% 1.001 1,78% 2 Vốn tự bổ sung 98.893 57,14% 103.126 58,01% 4.233 4,28% II Các quỹ 17.394 10,05% 16.864 9,49% -530 -3,05% 1 Qũy phát triển kinh doanh 8.640 4,99% 7.918 4,45% -722 -8,36% 2 Quỹ dự trữ + trợ cấp mất việc làm 4.604 2,66% 5.279 2,97% 675 14,66% 3 Quỹ khen thưởng + phúc lợi 3.772 2,18% 3.667 2,06% -105 -2,78% 4 Quỹ quản lý cấp trên 378 0,22% 0,00% -378 - 100,00 % III Nguồn vốn đầu tư XDCB 450 0,26% 449 0,25% -1 -0,22% 1 Vốn ngân sách cấp 173 0,10% 172 0,10% -1 -0,58% 2 Vốn tự bổ sung 277 0,16% 277 0,16% 0 0,00% Tổng cộng 173.064 177.767 4.703 2,72% Trong đó: *Nguồn vốn kinh doanh 168.915 0 174.101 5.186 - Vốn ngân sách 56.501 57.501 1.000 - Vốn tự bổ sung 112.414 116.600 4.186 *Các qũy 4.151 3.667 -484 Nguồn: báo cáo tài chính của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1 Việc phân tích các chỉ tiêu tài chính của Tổng công ty cần so với mặt bằng chung của ngành và của các doanh nghiệp khác để đánh giá khách quan hơn khả năng tài chính của doanh nghiệp. Ví như theo kết quả phân tích cho thấy tỷ suất tự tài trợ của Tổng công ty năm 2003 là 0,134 và năm 2004 là 0,103 so với con số của ngành giao thông vận tải tương ứng là 0,12 cho thấy tình hình thanh toán của Tổng công ty sáng sủa hơn các đơn vị cùng ngành. Nhưng so với các nhà thầu quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam với tỷ suất tự tài trợ từ 0,42 đến 0,77 cho thấy năng lực tài chính của Tổng công ty còn yếu . Điều này có thể làm Tổng công ty bị mất điểm khi tham gia đấu thầu quốc tế. * Hoàn thiện phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Trong điều kiện khó khăn chung của ngành giao thông , việc đảm bảo đủ nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh là thách thức lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính liên quan đến nguồn vốn, Tổng công ty đã có chú trọng phân tích cơ cấu của những nguồn vốn chính đảm bảo cho hoạt động và sự tăng giảm của nó qua các kỳ , song chưa tiến hành phân loại, liên hệ các nguồn vốn với nhau trong việc tạo nên tài sản của doanh nghiệp. Việc phân nhóm nhằm xác định vai trò của từng loại nguồn vốn là cơ sở cho việc định hướng, tổ chức , khai thác, sử dụng nguồn vốn hợp lý hơn. Bảng 3.2 minh họa điều này. Kết quả phân tích cho thấy tỷ trọng nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp giảm từ 23,35% xuống còn 19,36%, nguồn vốn tài trợ tạm thời của Tổng công ty tăng từ 76, 65% lên 80,64%. Hiệu số giữa tài sản cố định và nguồn tài trợ thường xuyên đầu năm là -46.136 triệu động và cuối năm là -36.150 triệu đồng chứng tỏ Tổng công ty không đủ vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản cố định, do vậy có thể thấy ngay là doanh nghiệp phải sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản , điều này lý giải cho nguyên nhân của việc tăng mạnh các khoản vay ngắn hạn để thanh toán cho các khoản nợ đến hạn. Điều đáng mừng là cuối năm tuy hiệu số này vẫn mang số âm nhưng con số này đã giảm đáng kể chứng tỏ Tổng công ty đã cố gắng giảm thiểu rủi ro bằng biện pháp chiếm dụng vốn hoặc vay vốn ngắn hạn. Bảng 3.2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 năm 2004 Số đầu kỳ Số cuối kỳ chỉ tiêu Số tuyệt đối (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (triệu đồng) Tỷ trọng(%) I Nguồn vốn 1 Nguồn tài trợ thường xuyên 292.266 23,35% 343.703 19,36% a Vốn chủ sở hữu 168.105 13,43% 183.417 10,33% - Nguốn vốn kinh doanh 155.220 12,40% 160.455 9,04% - Các quỹ và nguồn vốn khác 12.885 1,03% 22.962 1,29% b Vay và nợ dài hạn 124.161 9,92% 160.286 9,03% 2 Nguồn tài trợ tạm thời 959.245 76,65% 1.431.278 80,64% a Vay ngắn hạn 940.558 75,15% 1.411.564 79,53% b Các khoản phải thanh toán 18.687 1,49% 19.714 1,11% Tổng cộng nguồn vốn 1.251.511 1.774.981 II tài sản 1 Tài sản lưu động 913.109 72,96% 1.395.128 78,60% a Vốn bằng tiền 94.335 7,54% 111.830 6,30% b Đầu tư ngắn hạn 19 0,00% 19 0,00% c Các khoản phải thu 487.611 38,96% 894.974 50,42% d Hàng tồn kho 231.279 18,48% 282.796 15,93% e Tài sản lưu động khác 99.865 7,98% 105.509 5,94% 2 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 338.402 27,04% 379.853 21,40% Tổng cộng tài sản 1.251.511 1.774.981 So sánh nhu cầu về TSCĐ với nguồn tài trợ thường xuyên (I1-II2) -46.136 -36.150 So sánh nhu cầu về vốn lưu động với nguồn tài trợ tạm thời (II1c+II1d- I2a) -221.668 -233.794 Nguồn: báo cáo tài chính của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1 Bảng 3.2 cũng cho thấy kết quả so sánh hiệu số giữa nguồn tài trợ tạm thời với hàng tồn kho và các khoản phải thu đầu năm là -221.668 triệu đồng chứng tỏ các khoản nợ ngắn hạn đã dư thừa rất lớn để tài trợ cho tài sản lưu động, đến cuối năm tình hình chuyển biến theo chiếu hướng xấu số âm lớn hơn -233.794 . Qua sự phân tích nêu trên có thể thấy tình hình bảo đảm cho tài sản cố định chưa được tài trợ vững chắc, quy mô vay nợ ngắn hạn cao, Tổng công ty còn sử dụng nhiều nguồn vốn tạm thời và bị chiếm dụng vốn lớn. Doanh nghiệp cần có biện pháp tích cực thu hồi công nợ và tìm nguồn vốn ổn định lâu dài cho sản xuất kinh doanh. * Hoàn thiện phân tích tình hình và khả năng thanh toán Nghiên cứu thực tế phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 ở chương II cho thấy: chỉ tiêu phân tích chưa đầy đủ, số liệu phân tích còn xơ xài, chưa đi xâu phân tích quan hệ bên trong , nguyên nhân căn bản nhằm đánh giá chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để hoàn thiện nội dung này, trước hết cần tính toán và phân tích các chỉ tiêu như lý thuyết đã trình bày ở chương I . Đồng thời cần tiến hành so sánh số liệu phân tích của kỳ này so với kỳ trước về từng chỉ tiêu , kết hợp với việc xem xét mức độ biến động của các khoản phải thu, phải trả , mức chi tiêu cho từng đối tượng , tìm ra nguyên nhân của các khoản nợ khó đòi, các khoản nợ chưa trả. Tổng công ty cần chú ý đến khả năng tạo tiền, nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tăng giảm các khoản phải thu và hàng tồn kho. Trong nhiều trường hợp , đây là nguyên nhân của những khó khăn về khả năng thanh toán mà áp lực của của các khoản nợ đến hạn trả làm nhu cầu tiền của doanh nghiệp căng thẳng hơn. Lúc này mục tiêu khả năng thanh toán là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp chứ không phải là lợi nhuận. Tình hình công nợ của CIENCO 1 quý 2 năm 2005 chi tiết thể hiện ở bảng 3.3, theo đó các khoản phải thu cuối kỳ tăng so với đầu kỳ là 513.126 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 57,33%. Nguyên nhân của việc gia tăng mạnh các khoản phải thu chủ yếu do phải thu từ khách hàng chiếm quy mô lớn nhất và các khoản phải thu nội bộ trong Tổng công ty tăng đột biến (100,15%). Chứng tỏ vốn của Tổng công ty hiện đang bị nợ đọng rất lớn từ khách hàng chính là các chủ đầu tư, đồng thời vốn của Tổng công ty hiện cũng đang bị các doanh nghiệp thành viên chiếm dụng. Đây là phản ứng dây chuyền do các doanh nghiệp thành viên hiện cũng đang chưa thu hồi được vốn đầu tư thi công từ các Chủ đầu tư. Cùng với đó các khoản phải trả của Tổng công ty cuối kỳ cũng tăng 38,50% so với đầu kỳ phần lớn do vay ngắn hạn và phải trả nội bộ. Điều này chứng tỏ Tổng công ty đang gặp khó khăn trong thanh toán phải dùng vốn vay ngắn hạn để trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tự chủ thanh toán của doanh nghiệp không cao. Trong tình hình như vậy nhưng chỉ tiêu phải trả công nhân viên vẫn tăng cao 58,15%, còn tình hình nộp ngân sách Nhà nước giảm 46,90% chứng tỏ Tổng công ty luôn bảo đảm đời sống cho người lao động và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Bảng 3.3: Chi tiết tình hình công nợ đến hết quý 2/2005 chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Tăng giảm Số tuyệt đối (triệu đồng) Số tuyệt đối (triệu đồng) Số tuyệt đối (triệu đồng) Số tương đối (%) I Các khoản phải thu 894.974 1.408.100 513.126 57,33% 1 Phải thu của khách hàng 625.593 948.780 323.187 51,66% 2 Trả trước cho người bán 31.524 38.753 7.229 22,93% 3 Thuế GTGT đợc khấu trừ 24.772 30.690 5.918 23,89% 4 Phải thu nội bộ 170.383 341.024 170.641 100,15% 5 Các khoản phải thu khác 41.973 48.124 6.151 14,65% 6 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 729 729 0 0,00% II Các khoản phải trả 1.411.562 1.955.060 543.498 38,50% 1 Vay ngắn hạn 634.949 943.417 308.468 48,58% 2 Nợ dài hạn đến hạn trả 2.552 2.754 201,5 7,90% 3 Phải trả cho người bán 257.022 299.474 42.452 16,52% 4 Người mua trả tiền trước 216.430 227.067 10.637 4,91% 5 Phải nộp ngân sách nhà nước 14.986 7.958 -7.028 -46,90% 6 Phải trả công nhân viên 12.174 19.253 7.079 58,15% 7 Phải trả nội bộ 215.149 395.510 180.361 83,83% 8 Các khoản phải trả, phải nộp khác 58.300 59.628 1.328 2,28% Khi phân tích chỉ tiêu “hệ số thanh toán nhanh” cần chú ý đến khoản nợ ngắn hạn phải trả phải bao gồm nợ khác vì trong nợ khác có cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nhưng trong khoản mục nợ ngắn hạn không có nợ khác. Vì vậy doanh nghiệp cần tính toán lại chỉ tiêu này để đánh giá đúng khả năng thanh toán của mình. Việc không tính thêm nợ khác vào nợ ngắn hạn sẽ làm cho hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp tăng lên , khả năng thanh toán khả quan hơn, chính xác hơn. * Hoàn thiện phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Nhằm đánh giá toàn diện hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phân tích hệ thống chỉ tiêu quả sử dụng vốn phù hợp và thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung. Thực trạng phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông dừng lại ở các chỉ tiêu chung trên báo cáo tài chính phản ánh kết quả kinh doanh của đơn vị . Để hoàn thiện phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định theo các chỉ tiêu ở bảng 3.4. Bảng 3.4: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động TT Chỉ tiêu Đơn vị 31/12/2003 31/12/2004 Tăng giảm 1 Vốn cố định tr.đồng 338.402 379.852 41.450 2 Vốn lưu động tr.đồng 913.109 1.395.128 482.019 3 Doanh thu tr.đồng 1.114.221 1.341.166 226.945 4 Hiệu quả sử dụng vốn cố định (3/1) 3,293 3,531 0,238 5 Hiệu quả sử dụng vốn sản lưu động (3/2) 1,220 0,961 -0,259 Nguồn: báo cáo tài chính của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1 Theo bảng 3.4 thì trong năm 2004 hiệu quả sử dụng vốn cố định tốt hơn vón lưu động, một đồng vốn lưu động bỏ ra chỉ tạo được 0,961 đồng doanh thu, việc sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả. Điều này cho thấy cơ cấu vốn lưu động của Tổng công ty sử dụng chưa hợp lý, Tổng công ty cần có biện pháp đẩy nhanh tốc độ thanh quyết toán thu hồi công nợ nâng cao hiệu quả kinh doanh. Điều này có thể thấy rõ hơn qua việc phân tích chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động ở bảng 3.5 sau đây: Bảng 3.5: Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Tăng giảm 1 Vốn lưu động tr.đồng 913.109 1.395.128 482.019 2 Giá vốn hàng bán tr.đồng 1.021.146 1.200.653 179.507 3 Số lần luân chuyển vốn lưu động (2/1) lần 1,12 0,86 -0,26 4 Độ dài bình quân của một lần luân chuyển vốn lưu động (365/3) ngày 326 424 98 Theo bảng 3.5 thời gian luân chuyển vốn của Tổng công ty tương đối dài trong năm 2003 vốn luân chuyển đạt 326 ngày, sang năm 2004 do các công trình cũ chưa hoàn thành nhưng Tổng công ty đã trúng thầu thêm nhiều dự án trọng điểm quốc gia như cầu Thanh Trì, quốc lộ 1, quốc lộ 5... yêu cầu đầu tư dàn trải, đồng thời Tổng công ty đã bỏ một lượng vốn khá lớn vào các dự án quan trọng trải qua nhiều năm chưa quyết toán được. Như vậy có thể thấy là mặc dù tình hình thanh toán và công nợ của Tổng công ty gặp khó khăn song khả năng sinh lợi của tài sản cố định vẫn tăng lên, nhưng thời gian luân chuyển vốn lại chậm đi chứng tỏ vốn bị ứ đọng nhiều. Doanh nghiệp cần có biện pháp giảm chi phí, giảm lượng hàng tồn kho tăng nhanh vòng quay của vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới 3.3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu * Thiết lập liên doanh sản xuất vật liệu xây dựng khu vực Miền trung Chủ trương của Nhà nước phát triển kinh tế và hạ tầng của Miền Trung ngang bằng với hai đầu đất nước, do vậy từ cuối năm 2000 số lượng các dự án hạ tầng tại khu vực này có xu hướng tăng lên. Đồng thời với chính sách ưu đãi đầu tư cho thấy Miền Trung trong tương lai sẽ là trọng điểm của thị trường xây dựng. Miền Trung là “sân nhà” của CIENCO 4 đối thủ cạnh tranh của CIENCO 1, do vậy để thâm nhập thị trường này đối với CIENCO 1 tương đối khó khăn. Nếu nhận được công trình tại miền Trung, CIENCO 1 gặp nhiều yếu tố bất lợi như phải vận chuyển máy móc, thiết bị , thông tin giá cả nguyên vật liệu còn hạn chế...Đặc biệt các mỏ đất đá thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp địa phương. Cho nên khi lập giá đấu thầu chi phí nguyên vật liệu đẩy giá dự thầu lên cao. Để tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực đấu thầu so với các đối thủ cạnh tranh tại khu vực CIENCO 1 phải liên doanh với với doanh nghiệp có sẵn mỏ đá ở Miền Trung . Hiện tại đa phần các doanh nghiệp xây dựng ở Miền Trung đều sở hữu những mỏ đá lớn chưa có cơ hội khai thác hết. Việc liên doanh với CIENCO 1 sẽ tạo lợi ích chung cho cả hai bên. * Tập trung đầu tư thiết bị đặc chủng hiện đại Để mở rộng đấu thầu sang một số lĩnh vực mới và đón đầu một số dự án lớn trong tương lai gần CIENCO 1 cần đầu tư các thiết bị tiên tiến đồng bộ đáp ứng yêu cầu. Trong năm 2004 Tổng công ty đã đầu tư mua mới thiết bị tổng giá trị lên đến 53, 862 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty trực tiếp mua 6, 569 tỷ , bảo lãnh để các đơn vị vay mua 47,293 tỷ. Số lượng thiết bị đầu tư lớn , nhưng số lượng thiết bị đặc chủng còn thiếu vẫn phải đi thuê làm giảm tính chủ động trong điều hành sản xuất, chậm tiến độ, tăng chi phí sản xuất kinh doanh. Tổng công ty đặc biệt thiếu thiết bị và công nghệ thi công hầm, do vậy khi thi công phải liên doanh với các đối tác có thiết bị, khi phân chia lợi nhuận có nhiều khó khăn. Trong thời gian tới Tổng công ty dự định sẽ mua thêm một số dàn khoan cỡ EPC 350 phục vụ thi công hầm phục vụ các dự án hầm giao thông và xe điện ngầm tại các thành phố lớn. * Hoàn thiện mô hình tổ chức của các ban quản lý điều hành dự án Ban điều hành dự án là bộ phận theo dõi, quản lý trực tiếp mỗi dự án. Tổ chức tốt ban điều hành dự án sẽ tạo điều kiện giảm chi phí , nâng cao hiệu quả và chất lượng công trình. Hiện tại các ban điều hành dự án của CIENCO 1 tổ chức mô hình quản lý phân theo chức năng chuyên môn: ngoài giám đốc điều hành và phó giám đốc điều hành nhân sự còn lại tổ chức theo các phòng như phòng nhân sự, phòng kỹ thuật, phòng kế toán, phòng kế hoạch... Ưu điểm của mô hình này là có thể linh hoạt sử dụng nhân viên. Mỗi bộ phận làm một chức năng chuyên môn riêng trong đó các nhân viên có thể củng cố, trau dồi và phát triển chuyên môn riêng, việc theo dõi từng phần trong dự án được thực hiện liên tục, toàn diện từ đầu đến khi kết thúc. Nhược điểm của mô hình là các bộ phận chuyên môn vận động riêng lẻ theo mục tiêu riêng, hầu như không có sự liên hệ ràng buộc lẫn nhau dồng thời cũng không có quan hệ với các ban điều hành khác do vậy việc điều hòa nhân lực, thiết bị giữa các dự án còn hạn chế. Cơ hội giảm chi phí không thực hiện được làm giảm ưu thế cạnh tranh khi đấu thầu. Đối với doanh nghiệp khi cùng một lúc phải thực hiện nhiều công trình trên cùng một địa bàn và trên các địa bàn khác nhau sử dụng mô hình quản lý sau sẽ mang lại nhiều lợi thế. Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức ban quản lý điều hành dự án Đặc điểm của mô hình trên là mỗi người ( tại mỗi điểm giao của hàng, cột) cùng chịu sự quản lý của hai thủ trưởng chuyên môn và theo dự án. Nhờ vậy cùng một lúc ban điều hành có thể quản lý nhiều dự án gần nhau, không phải thành lập nhiều ban quản lý dự án tiết kiệm nhân lực , chi phí , tài sản, đặc biệt chi phí chung giảm đáng kể. Nhờ quản lý các dự án mà ban điều hành nắm rõ thông tin về tiến độ, chất lượng và nhu cầu nhân lực thiết bị, tài chính của các công trình từ đó có kế hoạch sử dụng điều Giám đốc điều hành Ban chỉ huy trưởng Phòng nhân sự Phòng kỹ thuật Phòng kế toán Phòng kế hoạch Dự án 3 Dự án 2 Dự án 1 chuyển hợp lý tối đa các nguồn lực đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh nâng lên rõ rệt, đặc biệt khi có đội ngũ cán bộ năng động nhạy bén trong công việc. Tuy vậy mô hình này có thể gây chồng chéo trong cách phân quyền quản lý và không thể áp dụng cho các công trình cự ly cách xa nhau . 3.4 Các điều kiện để thực hiện giải pháp 3.4.1 Điều kiện từ phía doanh nghiệp Để thực thi thành công các giảỉ pháp nêu trên , Tổng công ty phải xuất phát từ phân tích đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp. Từ đó nghiên cứu và lựa chọn chỉ tiêu phân tích tài chính phù hợp. Muốn vậy cần không ngừng nâng cao và bồi dưỡng trình độ cho đội ngũ cán bộ và đội ngũ công nhân nói chung, đội ngũ cán bộ phân tích tài chính nói riêng . Đặc biệt Tổng công ty cần có kế hoạch chọn lọc và tuyển lựa đối với các cán bộ làm công tác quản lý , công tác đấu thầu và tìm kiếm thị trường , họ nhất thiết phải là những người am hiểu về công tác quản lý tài chính cũng như đặc thù cuả ngành, đồng thời có sự năng động, nhanh nhạy với thị trường . 3.4.2 Kiến nghị đối với Nhà nước Nhà nước cần tiếp tục xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán và các văn bản hướng dẫn sao cho hệ thống kế toán Việt Nam ngày một hoàn thiện và phù hợp với chuẩn mực quốc tế phù hợp với xu thế mở cửa và hội nhập của nước ta hiện nay. Các cơ quan chức năng cần hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện chế độ báo báo đầy đủ cung cấp thông tin chính xác trung thực phục vụ cho các đối tượng quan tâm. Nhà nước cần có sự ưu đãi và hỗ trợ thiết thực đối với các nhà thầu trong nước về vốn như đơn giản các quy định về thủ tục vay vốn, bảo lãnh, thế chấp. . Có chính sách hỗ trợ lãi suất, tăng thời gian cho vay đối với các dự án tăng cường năng lưc thiết bị , tài chính của các Tổng công ty xây dựng. Chính phủ cần tạo điều kiện thanh toán vốn xây dựng cơ bản cho các doanh nghiệp giao thông thực hiện những công trình trọng điểm, công trình phát triển kinh tế vùng khó khăn nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp. Nhà nước cần hoàn thiện các chỉ tiêu trung bình trong ngành xây dựng. Hiện tại phần lớn các ngành nghề trong đó có ngành xây dựng đều có các chỉ tiêu nhưng chưa đầy đủ và chính xác. Hệ thống các chỉ tiêu của ngành là căn cứ quan trọng giúp cho các doanh nghiệp trong ngành đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Nếu không có hệ thống này đội ngũ phân tích tài chính sẽ gặp khó khăn trong việc rút ra kết luận về tình hình tài chính của đơn vị mình phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. Do vậy Nhà nước sớm có những quy định cụ thể hơn trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình của ngành.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Phân tích tình hình tài chính trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và năng lực đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng.pdf
Luận văn liên quan