Luận văn Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty hải sản 404

Thủy sản là ngành kinh tế mang lại hiệu quả xuất khẩu cao, tốc độ phát triển nhanh góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa nhà nước và các doanh nghiệp. Nhưng các doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc xuất khẩu sang các thị trường để đảm bảo sự phát triển bền vững.

pdf90 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3612 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty hải sản 404, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o hợp lý để không làm chi Phí này tăng cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, nhưng trong chi phí giá vốn hàng bán bao gồm những chi phí nào, chi phí nào chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí giá vốn hàng bán. Để biết rõ thêm chi tiết về từng loại chi phí này ta tìm hiểu bảng số liệu sau: Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 60 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh BẢNG 9: CHI PHÍ GIÁ VỐN HÀNG BÁN CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Đơn vị: 1000 VNĐ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 chênh lệch 2007/2006 chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Chi phí NVLTT 174.611.533 74,69 214.566.722 77,42 172.381.567 71,36 39.955.189 22,88 -42.185.155 -19,66 Chi phí NCTT 17.514.656 7,49 19.351.623 6,98 22.416.625 9,28 1.836.967 10,49 3.065.002 15,84 Chi phí SXC 41.655.589 17,82 43.219.385 15,59 46.766.153 19,36 1.563.796 3,75 3.546.768 8,21 Giá vốn hàng bán 233.781.778 100 277.137.730 100 241.564.345 100 43.355.952 18,55 -35.573.385 -12,84 (Nguồn: Phòng kế toán công ty Hải Sản 404) Chi phí NVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí NCTT: Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí SXC: Chi phí sản xuất chung Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 61 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm lệ cao nhất trong chi phí giá vốn hàng bán của công ty qua 3 năm (2006 – 2008). Năm 2006 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ lệ là 74,69%, trong khi đó chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ lệ là 7,49% và chi phí sản xuất chung chiếm tỷ lệ là 17,82% trong chi phí giá vốn hàng bán của công ty. Năm 2007 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ lệ là 77,42%, chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ lệ là 9,28% và chi phí sản xuất chung chiếm tỷ lệ là 15,59%. Năm 2008 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ lệ là 71,36%, chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ lệ là 9,28% và chi phí sản xuất chung chiếm tỷ lệ là 19,36%. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao là do nó là thành phần chính yếu tạo ra sản phẩm và là phần trọng yếu trong việc tạo ra giá trị cho sản phẩm thủy sản, năm 2007 chi phí này tăng 30.955.189 (ngàn đồng) tương đương với tỷ lệ là 22,88% so với năm 2006. Năm 2008 chi phí này giảm 42.185.155 (ngàn đồng) tương đương giảm 19,66% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do trong những năm vừa qua nhu cầu của thị trường nhập khẩu thế giới ngày càng gia tăng, do đó công ty phải đáp ứng yêu cầu của sản xuất và xuất khẩu sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung có xu hướng ngày càng tăng qua 3 năm. Chi phí nhân công năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 1.836.967 (ngàn đồng). Nguyên nhân chi phí nhân công năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là do năm này công ty mở rộng thêm thị trường nên cần thêm lao động, lao động năm 2007 tăng hơn so với năm 2006. Năm 2008 chi phí này tiếp tục tăng lên là 3.065.002 (ngàn đồng) so với năm 2007. Chi phí sản xuất chung năm 2007 tăng 1.563.796 (ngàn đồng) so với năm 2006, tương đương tăng là 3,57%, năm 2008 chi phí sản xuất chung tăng 3.546.768 (ngàn đồng) so với năm 2007. - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Qua ba năm (2006- 2008) chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có sự thay đổi theo hướng giảm xuống rồi lại tăng lên. Hai loại chí phí này vào năm 2006 là 17.123.806 (ngàn đồng), đến năm 2007 chi phi bán hàng và và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty là 13.802.557 (ngàn đồng), giảm hơn so với năm 2006 là 3.321.249 (ngàn đồng) tương đương với 19,40%. Nhưng vào năm 2008 Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 62 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty đã tăng lên rất cao so với năm 2007, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty vào năm 2008 là 16.079.886 (ngàn đồng), tăng hơn so với năm 2007 là 2.277.329 (ngàn đồng) tương ứng với 16,50%. Vào năm 2008, nguyên nhân mà hai loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh là có nhiều lý do, cụ thể là:  Thứ nhất, chi phí vận chuyển, phí bốc xếp, phí bán hàng tăng cao. Vì tại thời điểm này giá xăng, dầu gia tăng ở nước ta và cả trên toàn thế giới mà Công ty Hải Sản 404 chủ yếu là xuất khẩu hàng thủy sản ra nước ngoài rất nhiều nên dẫn đến tình trạng chi phí vận chuyển nước ngoài và cả trong nước đã vượt qua mức bình thường so với những năm trước.  Thứ hai, là chi phí quản lý của Công ty gồm rất nhiều phần như là lương nhân viên quản lý, bảo hiểm, chi phí tiền ăn, chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa,... tất cả các chi phí này đều biến động khá mạnh theo chiều hướng tăng dần qua từng năm. Đặc biệt, nước ta ngày càng phát triển mạnh nên người dân đòi hỏi nhiều hơn về mặt vật chất và giá cả của các mặt hàng tiêu dùng trong xã hội cũng tăng cao. Vì vậy, nếu Công ty muốn nhân viên của mình làm việc năng động hơn, có hiệu quả hơn thì chắc chắn một điều là lương công nhân phải tăng lên nhằm kích thích đội ngũ nhân viên của Công ty làm việc hăng say hơn và tốt hơn nữa. Do đó, phần chi phí về lương nhân viên của Công ty đã tăng lên rất nhiều so với trước đây. Ngoài ra, trong thời gian này Công ty cũng đẩy mạnh việc quảng cáo, tiếp thị nên chi phí quảng cáo cũng tăng lên kéo theo sự gia tăng của chi phí bán hàng. - Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường khác cũng góp phần khá lớn trong tổng chi phí của Công ty. Công ty ngày càng phát triển mạnh nên đòi hỏi nguồn vốn phải đầu tư vào Công ty ngày càng nhiều, từ đó, nhiều chi phí bắt đầu phát sinh nên bắt buộc Công ty phải vay ngân hàng một phần vốn nào đó để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó, các khoản trả tiền lãi vay ngân hàng của Công ty cũng tăng dần theo từng năm, cụ thể như năm 2006 chi phí trả tiền lãi vay ngân hàng là 751.335 (ngàn đồng), đến năm 2007 là 1.266.060 (ngàn đồng) tăng so với năm 2006 là 514.725 (ngàn đồng) Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 63 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh tăng tương đương 68.51 % và năm 2008 thì chi phí chi trả cho lãi vay là 4.138.334 (ngàn đồng) lại tăng quá cao so với năm 2007 tương đương một số tiền 2.872.279 (ngàn đồng) Ngoài ra, còn các khoản chi phí khác gia tăng cũng làm tăng tổng chi phí của Công ty.  Nhìn chung, tình hình chi phí của công ty Hải Sản 404 trong ba năm vừa qua (2006-2008) có khá nhiều biến động. Tuy sự biến động này theo chiều hướng gia tăng nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến tình hình lợi nhuận của Công ty. Mặc dù là ảnh hưởng không nhiều nhưng để Công ty ngày càng đi lên thì sự tăng trưởng của chi phí trong thời gian qua vẫn là một điều đáng lo ngại. Công ty cần phải dùng nhiều biện pháp hơn như cố gắng phấn đấu trong việc tiết kiệm các khoản chi phí, hạn chế những phí tổn để giảm phần nào sự tăng lên của tổng chi phí nhằm gia tăng mức lợi nhuận để Công ty kinh doanh có hiệu quả hơn nữa. Muốn thực hiện điều này một cách tốt nhất Công ty phải xem xét việc sử dụng chi phí ở từng bộ phận, tiêu biểu như các chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện thoại, fax, công tác phí,... đồng thời, Công ty cũng phải có những kế hoạch, những chiến lược và giải pháp hợp lý hơn. 4.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Lợi nhuận có thể hữu hình như: tiền, tài sản… và vô hình như uy tín, của công ty đối với khách hàng và phần trăm thị trường mà công ty chiếm được. 4.2.3.1. Phân tích tình hình lợi nhuận chung của công ty Hải Sản 404 Phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình lợi nhuận để thấy được các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lợi nhuận của công ty. Từ đó, Công ty cần đề ra các biện pháp khai thác khả năng kinh doanh tốt hơn nhằm nâng cao lợi nhuận và giúp hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả tối đa trong tương lai. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 64 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh BẢNG 10 : TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Đơn vị: 1000 VNĐ (Nguồn: Phòng kế toán của công ty Hải Sản 404) Năm Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 giá trị % giá trị % Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 256.497.486 298.105.062 265.371.962 41.607.576 16,22 -32.733.100 -10,98 Giá vốn hàng bán 233.781.778 277.137.730 241.564.345 43.355.952 18,55 -35.573.385 -12,84 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 22.715.707 20.967.331 23.807.616 -1.748.376 -7,70 2.840.285 13,55 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 5.494.610 6.378.723 6.006.360 884.113 16,09 -372.363 -5,84 Lợi nhuận khác 8.466.121 128.625.545 194.492.834 120.159.424 1419,30 65.867.289 51,21 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5.602.169 6.507.348 6.200.853 905.179 16,16 -306.495 -4,71 Lợi nhuận sau thuế 4.033.562 4.685.291 4.464.614 651.729 16,16 -220.676 -4,71 Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 65 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh 4.033.562 4.685.291 4.464.614 3.700.000 3.800.000 3.900.000 4.000.000 4.100.000 4.200.000 4.300.000 4.400.000 4.500.000 4.600.000 4.700.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lợi nhuận sau thuế BIỂU ĐỒ 4: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 TRONG 3 NĂM (2006 – 2008) Qua bảng số liệu ở bảng 8 ta thấy tình hình lợi nhuận của công ty Hải Sản 404 qua 3 năm (2006-2008) có nhiều biến động. Lợi nhuận sau thuế của công ty Hải sản 404 hai năm 2006-2007 tăng nhanh nhưng đến năm 2008 thì lợi nhuận sau thuế của công ty lại giảm rõ rệt. Cụ thể như sau năm 2006 lợi nhuận sau thuế của công ty là 3.962.214 (ngàn đồng), năm 2007 lợi nhuận sau thuế của công ty là 6.507.348 (ngàn đồng). Ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 651.729 (ngàn đồng), công ty hoạt động có hiệu quả vào năm 2007. Tuy nhiên, đến năm 2008 lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt ở mức 4.464.614 (ngàn đồng), giảm hơn so với năm 2007 là 220.676 (ngàn đồng). Lợi nhuận sau thuế của công ty vào năm 2007 tăng nhanh hơn so với lợi nhuận sau thuế của công ty vào năm 2006 là do công ty đã tìm kiếm, mở rộng được thị trường xuất khẩu cá tra đi các thị trướng mới như Nga, EU. Công ty đã xây dựng được những phương pháp kinh doanh mới, mua vừa đủ để xuất khẩu, không để hàng tồn kho nhiều. Trong năm 2007 các hoạt động khác cũng mang về lợi nhuận tương đối cho công ty. Năm 2006 các hoạt động khác như xuất bán Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 66 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh thuỷ sản nội địa, cho thuê mướn kho,các phụ phẩm trong quá trình sản xuất đã đem lại 764.976 ngàn đồng cho công ty, năm 2007 các hoạt động này mang lại cho công ty 795.691 ngàn đồng Tuy nhiên đến năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm giá nguồn nguyên liệu không ổn định, luôn tăng nên ảnh hưởng đến giá thành xuất khẩu, làm lợi nhuận giảm và tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.  Tuy các chỉ tiêu như doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế có xu hướng giảm nhưng lợi nhuận gộp và lợi nhuận khác qua 3 năm (2006-2008) thì lại tăng. Nên đã làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty tuy có giảm nhưng không đáng kể vẫn còn cao so với các doanh nghiệp khác trong lúc này. Tất cả những điều đó là do sự nổ lực của công ty trong việc tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và không ngừng mở rộng quy mô, mở rộng thị trường nhằm đưa công ty Hải sản 404 trở thành một công ty phát triển vững mạnh trên thương trường 4.2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty BẢNG 11: TÌNH HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Đơn vị:1000 VNĐ NămChỉ tiêu 2006 2007 2008 Khối lượng sản phẩm tiêu thụ (tấn) 6.269 7.109,50 6.293,94 Doanh thu 256.497.486 298.105.062 265.371.962 Giá vốn hàng bán 233.781.778 277.137.730 241.564.345 Chi phí bán hàng 13.047.946 8.602.549 241.564.345 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.075.860 5.200.008 5.497.835 Thuế 1.568.607 1.822.057 1.736.239 (Nguồn: phòng kế toán của công ty Hải Sản 404) Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và thuế là những nhân tố ảnh hưởng nhiều Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 67 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh đến lợi nhuận, sau đây ta đánh giá xem các nhân tố này ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty: Ta có công thức: Lợi nhuận = Qi*(Pi – Zi – CBHi – CQLi – Ti) Hay Lợi nhuận = Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng- Chi phí quản lý doanhn nghiệp – Thuế Với Q là khối lượng hàng hoá P là giá bán sản phẩm CBH và CQL là chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp T là thuế của sản phẩm, i là loại mặt hàng.  So sánh năm 2007/2006 :Năm 2006: LN2006 = 6.268,80 * (256.497.486 – 233.781.778 – 13.047.946 – 4.075.860)  LN 2006 = 25.221.229.690 (ngàn đồng) Năm 2007: LN 2007 = 7.109,50 *(298.105.062 – 277.137.730 – 8.602.549 – 5.200.008) LN2007 = 37.984.061.178 (ngàn đồng)  Lợi nhuận = LN2007 – LN2006 Lợi nhuận = 45.651.598.172 - 25.221.229.690 Lợi nhuận = 12.762.831.488 (ngàn đồng) Qua số liệu trên ta thấy rằng lợi nhuận của công ty Hải sản 404 năm 2007 tăng hơn lợi nhuận năm 2006 rất nhiều, điều đó chứng tỏ là công ty làm ăn có hiệu quả cao trong năm 2007. Mặt khác, vào năm 2007 công ty còn xuất khẩu được nhiều sản phẩm sang các thị trường nước ngoài nên đã làm cho doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên.  So sánh năm 2008/2007 Năm 2007: LN 2007 = 7.109,507 *(298.105.062 – 277.137.730 – 8.602.549 – 5.200.008) LN2007 = 37.984.061.178 (ngàn đồng) Năm 2008: LN2008 = 6.293,94 *(265.371.962 – 241.564.345 – 10.582.051 – 5.497.835) Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 68 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh LN2008 = 37.710.085.934 (ngàn đồng)  Lợi nhuận = LN2008 – LN2007  Lợi nhuận = 37.710.085.934 - 37.984.061.178 Lợi nhuận = -273.975.244 (ngàn đồng) Dựa vào số liệu trên ta thấy lợi nhuận của công ty Hải Sản 404 năm 2008 giảm hơn nhiều so với năm 2007. Lợi nhuận của công ty Hản Sản 404 năm 2008 giảm hơn so với năm 2007 tương ứng với 3.055.072.677 (ngàn đồng). Nguyên nhân là cho lợi nhuận của công ty giảm ở năm 2008 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát ở nước ta trong năm nay tăng rất cao, giá nguồn nguyên liệu tăng lên nên làm cho tình hình xuất khẩu của công ty giảm xuống. Do đó, muốn tăng thêm lợi nhuận trong tương lai thì Công ty phải có những biện pháp thích hợp để có thể gia tăng phần sản lượng tiêu thụ bằng cách đẩy mạnh việc đầu tư công nghệ mới hiện đại hơn nữa với công suất lớn, hạn chế được thời gian hao phí trong sản xuất. Từ đó, sẽ nâng cao năng lực sản xuất của Công ty. kết hợp với việc mở rộng thị trường, tìm thêm khách hàng mới.  Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp BẢNG 12: TÌNH HÌNH CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 Đơn vị: 1000 VNĐ Năm Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % Chi phí BH 13.047.946 8.602.549 10.582.051 -4.445.397 -34,07 1.979.502 23,01 Chi phí QLDN 4.075.860 5.200.008 5.497.835 1.124.148 27,58 297.827 5,73 Tổng chi phí 17.123.806 13.802.557 16.079.886 -3.321.249 -19,40 2.277.329 16,50 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty Hải Sản 404) Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 69 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh Dựa vào bảng số liệu ta thấy chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi phí của công ty. 8,602,549 10,582,051 13,047,946 5,497,8355,200,008 4,075,860 - 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 14,000,000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp BIỂU ĐỒ 5: TÌNH HÌNH CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 a. Chi phí bán hàng Trong chi phí bán hàng của Công ty Hải Sản 404 bao gồm chi phí các loại chi phí như: Chi phí nhân viên Chi phí vật liệu bao bì Chi phí dụng cụ đồ dung Chi phí sử dụng máy, khấu hao tài sản cố định Chi phí dịch vụ mua ngoài ( chi phí khác, chi phí bao bì xuất hàng, chi phí bảo hiểm, chi phí xe kéo công, chi phí điện thoại, chi phí hoa hồng xuất khẩu, chi phí chứng từ xuất khẩu, chi phí lưu kho hàng tại cảng, chi phí ngân hàng, chi phí tiền tàu vận chuyển hàng xuất, chi phí kiểm vi sinh, chi phí tiền xe vận chuyển hàng xuất, tiền cước tàu trong nước) Chi phí khác (chi phí mua văn phòng phẩm, chi phí giao dịch, chi phí đổ dầu chuyển hàng, chi phí công tác,…) Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 70 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh BẢNG 13: TÌNH HÌNH CHI PHÍ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 Đơn vị: 1000 VNĐ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Chi phí nhân viên 2.990.118 22,92 1.169.838 13,06 2.164.346 20,45 -1.820.280 -60,88 994.508 85,01 Chi phí vật liệu 9.427 0,07 7.868 0,09 8.941 0,08 -1.559 -16,54 1.073 13,64 Chi phí công cụ dụng cụ 60.418 0,46 63.278 0,74 65.457 0,62 2.860 4,73 2.179 3,44 Chi phí sử dụng máy, khấu hao tài sản cố định 87.523 0,67 83.515 0,97 80.673 0,76 -4.008 -4,58 -2.842 -3,40 Chi phí dịch vụ mua ngoài 9.768.215 74,86 7.136.435 82,96 8.112.386 76,66 -2.631.780 -26,94 975.951 13,68 Chi phí khác 132.245 1,01 141.615 1,65 150.248 1,42 9.370 7,09 8.633 6,10 Tổng cộng 13.047.946 100 8.602.549 100 10.582.051 100 -4.445.397 -34,07 1.979.502 23,01 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty Hải Sản 404) Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 71 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh Trong tổng chi phí bán hàng của công ty hải Sản 404 thì chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ lệ cao nhất. Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty vào năm 2006 là 9.768.215 (ngàn đồng), năm 2007 là 7.136.435 (ngàn đồng) giảm hơn so vứoi năm 2006 là 2.631.780 (ngàn đồng), chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty năm 2008 là 8.112.386 (ngàn đồng) tăng hơn so với năm 2007 là 975.951 (ngàn đồng). Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty trong ba năm (2006-2008) giảm xuống rồi lại tăng lên. Trong chi phí dịch vụ mua ngoài này gồm có chi phí vận chuyển, chi phí hoa hồng, chi phí ngân hàng,…ta thấy chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2007 giảm nhiều hơn so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 lại tăng cao là do chi phí vận chuyển tăng, vì giá các loại xăng dầu dùng cho các phương tiện vận chuyển luôn tăng giá đồng thời giá điện cũng tăng do đó đã làm giảm lợi nhuận đáng kể. Mặt khác trong những tháng đầu năm 2008 lạm phát tăng cao, lãi suất ngân hàng cũng tăng nên làm cho chi phí ngân cũng tăng. Do đó, công ty cần phải có những giải pháp hợp lý để giảm thiểu phần nào chi phí này nhằm làm tăng lợi nhuận của công ty. Ngoài ra Chi phí quản lý nhân viên cũng chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty. Năm 2006 chi phí quản lý nhân viên của công ty là 2.990.118 (ngàn đồng), năm 2007 là 1.169.838 (ngàn đồng) giảm hơn so với năm 2006 là 1.820.280 (ngàn đồng). năm 2008 chi phí quản lý nhân viên của công ty là 2.164.346 (ngàn đồng) tăng hơn so với năm 2007 là 994.508 (ngàn đồng). Chi phí nhân viên năm 2008 cao hơn so với năm 2007 là do Ngoài chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí nhân viên chúng ta còn phải xét đến chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí sử dụng máy vì nó chiếm tỷ trọng khá cao trong chi phí bán hàng. Năm 2008, chi phí vật liệu tăng 994.508 ngàn đồng so với năm 2007, chi phí công cụ dụng cụ cũng tăng 2.179 ngàn đồng so với năm 2007. Chi phí vật liệu tăng là do khối lượng vật liệu bao bì tăng lên do xuất khẩu nhiều đồng thời giá thu mua bao bì biến động theo chiều hướng tăng lên nên đã làm cho chi phí vật liệu tăng. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 72 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh b. Chi phí quản lý doanh nghiệp Trong chi phí quảtn lý doanh nghiệp của Công ty Hải Sản 404 bào gồm các loại chi phí như: Chi phí quản lý nhân viên Chi phí vật liệu quản lý Chi phí đồ dùng văn phòng Chi phí sử dụng máy, khấu hao tài sản cố định Thuế, phí và lệ phí. Chi phí dịch vụ mua ngoài bào gồm (chi phí khác, chi phí điện thoại, chi phí vệ sinh, chi phí báo chí, quảng cáo, chi phí sử dụng nước, chi phí điện, chi phí bảo hiểm, chi phí sử dụng máy văn phòng) Chi phí bằng tiền khác như ( các chi phí khác, chi phí mua văn phòng phẩm, chi phí công tác, chi phí tiếp khách, chi phí khác, chi phí sử dụng xe, chi phí nghỉ phép, tiền giữa ca, chi phí may quân phục, chi phí tập huấn,…) Để hiểu rõ hơn ta đánh giá từng chi phí trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp này qua bảng 14 sau: Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 73 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh BẢNG 14: TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 Đơn vị: 1000 VNĐ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Chi phí quản lý nhân viên 1.564.361 38,38 2.208.221 42,47 2.446.461 44,50 643.860 41,16 238.240 10,79 Chi phí vật liệu quản lý 35.454 0,87 39.283 0,76 37.265 0,68 3.829 10,80 -2.018 -5,14 Chi phí đồ dùng văn phòng 126.576 3,11 148.498 2,86 256.247 4,66 21.922 17,32 107.749 72,56 Chi phí sử dụng máy, Khấu hao tài sản cố định 632.742 15,52 487.426 9,37 549.125 9,99 -145.316 -22,97 61.699 12,66 Thuế, phí và lệ phí 93.536 2,29 89.681 1,72 84.315 1,53 -3.855 -4,12 -5.366 -5,98 Chi phí dịch vụ mua ngoài 481.658 11,82 511.584 9,84 499.267 9,08 29.926 6,21 -12.317 -2,41 Chi phí khác 1.141.533 28,01 1.715.315 32,99 1.625.155 29,56 573.782 50,26 -90.160 -5,26 Tổng cộng 4.075.860 100 5.200.008 100 5.497.835 100 1.124.148 27,58 297.827 5,73 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty Hải Sản 404) Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 74 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh Qua bảng số liệu ở bảng 14 ta thấy trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp thì chi phí quản lý nhân viên chiếm tỷ trọng cao nhất, và chi phí này tăng cao qua từng năm chi phí quản lý nhân viên của công ty năm 2006 là 1.564.361 (ngàn đồng), năm 2007 là 2.208.221 (ngàn đồng) tăng hơn so với năm 2006 là 643.860 (ngàn đồng) tương ứng với tỷ lệ là 41,16%. Năm 2008 chi phí quản lý nhân viên của công ty là 2.446.461 (ngàn đồng) tăng hơn so với năm 2007 là 238.240 (ngàn đồng) tương ứng với tỷ lệ là 10,79%. Để biết rõ thêm về chi phí quản lý nhân viên của công ty ta tìm hiểu về số lượng nhân viên của công ty qua 3 năm (2006 – 2008) như sau: Bảng 15: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY. Đơn vị : Người CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lao động chính thức 595 614 614 Lao động mùa vụ 150 200 170 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – công ty Hải sản 404) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy Số lượng lao động chính thức của công ty năm 2007 tăng lên so với năm 2006 là do công ty mở rộng thêm quy mô nên cần thêm nhân lực để đáp ứng nhu cầu công việc nên đã làm cho chi phí quản lý nhân viên năm 2007 cao hơn so với năm 2006. Năm 2008 số lượng lao động chính thức của công ty là không thay đổi nhưng còn còn lao động mùa vụ thì giảm hơn so với năm 2007. Lao động mùa vụ năm 2008 giảm hơn so với năm 2007 nhưng chi phí quản lý nhân viên năm 2008 vẫn cao hơn so với năm 2007 là do lạm phát tăng, giá cả hàng hoá dịch vụ,giá xăng dầu tăng nên công ty cần phải tăng lương cho công nhân để đời sống công nhân được ổn định. Ngoài ra, thì các khoản chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn cũng đã tăng theo mức tiền lương, chính từ hai khoản chi phí mà công ty trả cho nhân viên tăng qua từng năm đã chứng minh được rằng công ty ngày một quan tâm nhiều hơn đến đời sống cán bộ nhân viên. Điều đó đã khuyến khích rất nhiều đến quá trình làm việc của nhân viên, không khí lao động sản xuất vui tươi, tích cực, ra sức phấn đấu vươn lên để đạt năng suất, chất lượng cao, dẫn đến tình hình kinh doanh của công ty ngày một hiệu quả hơn. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 75 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh Chi phí khấu hao tài sản cố định: Năm 2006 chi phí khấu hao tài sản cố định là 632.742 (ngàn đồng), năm 2007 có chi phí là 487.426 (ngàn đồng) và năm 2008 là 549.125 (ngàn đồng), qua ba năm (2003-2005) ta thấy thì tình hình chi phí khấu hao tài sản cố định của Công ty tăng giảm không ổn định. Năm 2007 chi phí khấu hao tài sản cố định giảm 145.316(ngàn đồng) so với năm 2006 và tỷ lệ giảm là 22,97%. Nguyên nhân mà chi phí khấu hao của Công ty năm 2007 giảm là vì Công ty đã thanh lý và nhượng bán một số máy móc kém hiện đại và không cần thiết lắm cho khâu sản xuất sản phẩm của Công ty. Đến năm 2008 thì chi phí khấu hao tài sản cố định tăng hơn so với năm 2007, tăng lên 61.699 (ngàn đồng) tức tương ứng với 12,66%. sở dĩ chi phí này tăng là vì năm 2004 Công ty xây dựng thêm nhiều phòng, mua sắm thêm các trang thiết bị, máy móc hiện đại. Ngoài ra, cần chú ý là trong Công ty thì chi phí này đóng vai trò khá quan trọng, do đó, Công ty nên có những biện pháp tiết kiệm hơn về loại chi phí này vì nó chính là cơ sở để làm tăng lợi nhuận cho Công ty. Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện thoại, chi phí nước sử dụng, chi phí điện, chi phế sử dụng máy văn phòng,…cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí, nhưng một điều đáng mừng đó là chi phí này có xu hướng ngày càng giảm. Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty năm 2008 giảm hơn so với năm 2007 là 12.317 (ngàn đồng). Các khoản chi phí này có thể cắt giảm được bằng cách công ty nên có các quy định về khoản định mức sử dụng, khen thưởng các bộ phận sử dụng tiết kiệm và ngược lại công ty cũng nên phê bình đối với những bộ phận sử dụng lãng phí chi phí này. Tuy chi phí này chỉ là một phần nhỏ nhưng nếu công ty tiết kiệm được thì nó cũng góp phần quan trọng trong việc tăng lợi nhuận của công ty. Chi phí khác: bao gồm các khoản chi phí còn lại như chi phí đào tạo, chi phí tiếp khách, chi phí bảo quản, chi phí công tác, chi phí may quân phục,… tương đối không ổn định có một số chi phí tăng và cũng có một số chi phí giảm. Do công ty Hải Sản 404 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc công ty Miền Tây Quân Khu 9 nên mỗi năm công ty cần phải bỏ ra một khoản chi phí để may quân phục. Công ty cần có những biện pháp để tiết kiệm khoản chi phí này như là hạn chế các phần chi phí tiếp khách, công tác phí, tính toán hợp lý khi thuê Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 76 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh nhân công bảo quản, ngoài ra, Công ty định kỳ tổ chức các buổi tổng vệ sinh để cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty tham gia và tự bảo quản lấy tài sản trong Công ty.  Tóm lại, nhân tố chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy, Công ty cần có những giải pháp cần thiết để tiết kiệm tối đa khoản chi phí này nhằm đem lại lợi nhuận cho Công ty ngày càng nhiều hơn nữa và đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của Công ty trong tương lai. 4.2.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty Hải sản 404 4.2.4.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn Tài sản lưu động Khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn BẢNG 16: KHẢ NĂNG THANH TOÁN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tài sản lưu động (1000 VNĐ) 37.429.202 560.346.623 62.979.875 Nợ ngắn hạn (1000 VNĐ) 43.184.906 58.236.850 49.168.214 Khả năng thanh toán nhanh (lần) 0,87 0,96 1,28 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty Hải Sản 404) Chỉ tiêu này là thước đo khả năng trả nợ của Công ty. Nó thể hiện khả năng trả ngay những món nợ tới hạn theo yêu cầu của chủ nợ. Phần tài sản của công ty dùng để trả những khoản nợ tới hạn là các khoản tiền như tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu… Qua bảng số liệu ta thấy khả năng thanh toán nhanh của Công ty qua 3 năm (2006-2008) luôn luôn tăng. Năm 2006 khả năng thanh toán của Công ty là 0.87 lần, tức là 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,87 đồng tài sản có tính đảm bảo thanh toán nhanh. Sang năm 2007 tỷ số này tăng lên 0,96 lần, tức là trong 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,96 đồng tài sản có tính đảm bảo thanh toán nhanh. Và đến năm 2008 khả năng thanh toán nhanh lại tiếp tục tăng lên là 1,28 lần, tức là trong 1 Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 77 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh đồng nợ ngắn hạn thì có 1,28 đồng tài sản có tính thanh toán nhanh. Tỷ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ càng lớn, tỷ số này thường biến động từ 0,5- 1 lần thì có khả năng đảm bảo trả nợ khi đến hạn. Từ kết quả trên cho thấy khả năng thạnh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty là khả quan. 4.2.4.2. Mức lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận ròng Mức lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu thuần BẢNG 17: MỨC LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 QUA 3 NĂM (2006 – 2008) NămChỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng doanh thu (1000 VNĐ) 256.497.486 298.105.062 265.371.963 Lợi nhuận ròng (1000 VNĐ) 3.962.215 4.687.091 4.650.639 Lợi nhuận/Doanh thu (%) 1,54 1,57 1,75 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty Hải Sản 404) Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty qua 3 năm (2006-2008) tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể như tổng doanh thu của năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 41,607,576 (1000 VND), nhưng đến năm 2008 thì tổng doanh thu giảm hơn so với năm 2007 là 32,733,099 (1000 VND). Lợi nhuận ròng của năm 2007 tăng nhanh hơn so với năm 2006 là 724,876 (1000 VND), lợi nhuận ròng của năm 2008 lại giảm hơn so với năm 2007 là 36,452 (1000 VND). Tuy tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty qua 3 năm tăng giảm không ổn định nhưng tình hình lợi nhuận trên doanh thu qua 3 năm thì lại tăng. Năm 2007 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty đạt được là 1,57%, có nghĩa là với 100 đồng doanh thu Công ty sẽ thu được 1,57 đồng lợi nhuận. Đến năm 2008 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty là 1,75% cũng có nghĩa là với 100 đồng doanh thu Công ty thu được 1,75 đồng lợi nhuận. Tuy tình Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 78 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty vào năm 2008 giảm hơn so với năm 2007 nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty vào năm 2008 lại tăng hơn so với năm 2007. Tuy doanh thu và lợi nhuận của Công ty vào năm 2008 giảm hơn so với những năm trước nhưng lợi nhuận của công ty đạt kết quả cao. Công ty hoạt động có hiệu quả. 4.2.4.3. Lợi nhuận trên tài sản có (ROA) Lợi nhuận ròng Lợi nhuận trên tài sản có = Tổng tài sản có BẢNG 18 : TỶ SỐ LỢI NHUẬN TRÊN TÀI SẢN CÓ CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 QUA 3 NĂM (2006 – 2008) NĂMCHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Lợi nhuận ròng (1000 VNĐ) 3.962.215 4.687.091 4.650.639 Tổng tài sản (1000 VNĐ) 92.808.564 106.201.236 115.122.752 ROA (%) 4,27 4,41 4,04 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty Hải Sản 404) Đây là tỷ số đo lường khả năng sinh lợi ròng của tổng tài sản có trong quá trình hoạt động của Công ty. Qua số liệu về tỷ số lợi nhuận trên tài sản có (ROA) ở bảng trên, cho thấy năm 2006 tỷ số này của Công ty là 4,27% và năm 2007 có tỷ số là 4,41%, điều này chứng tỏ rằng trong năm 2007 hoạt động của Công ty hiệu quả. Nghĩa là cứ 100 đồng tài sản có Công ty sẽ thu được 4,41 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, đến năm 2008 thì tỷ số lợi nhuận trên tài sản của công ty lại giảm xuống so với năm 2007 chỉ còn 4,04% lợi nhuận ròng của công ty vào năm 2008 giảm hơn so với năm 2007 l à 36.452 (1000 VNĐ) nguyên nhân làm cho lợi nhuận của công ty giảm là do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và thực hiện các nhóm giải pháp kiềm chế chống lạm phát của chính phủ nên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu và nguồn vốn kinh doanh. Tỷ số Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 79 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh lợi nhuận trên tài sản có của công ty vào năm 2008 là 4,.4% tức là cũng với 100 đồng tài sản có Công ty chỉ thu được 4,04 đồng lợi nhuận. 4.2.4.4. Tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có của công ty (ROE) Lợi nhuận ròng Lợi nhuận trên vốn tự có = Tổng vốn tự có chung BẢNG 19: TỶ SỐ LỢI NHUẬN TRÊN VỐN TỰ CÓ CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 QUA 3 NĂM (2006 – 2008) NĂM CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Lợi nhuận ròng (1000 VNĐ) 3.962.215 4.687.091 4.650.639 Nguồn vốn chủ sở hữu (1000 VNĐ) 47.673.657 46.839.386 46.467.310 ROE (%) 8,31 10,007 10,008 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty Hải Sản 404) Tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) là tỷ số đo lường khả năng sinh lời của vốn tự có trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Tương tự như tỉ số lợi nhuận trên tài sản có (ROA), tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) của Công ty trong 3 năm cũng có sự biến động đáng kể. Trong thời gian ba năm (2006-2008) do tình hình hoạt động của Công ty tuy không ổn định nhưng vẫn đạt hiệu quả cao so với các doanh nghiệp khác nên khả năng sinh lời của vốn tự có của Công ty đạt tỷ lệ cao. Năm 2007, tỷ số này rất cao, tăng hơn so với năm 2006 là1,697%. Tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có của năm 2007 là 10,007% điều đó có thể hiểu là cứ 100 đồng vốn tự có của mình, Công ty sẽ thu được10,007 đồng lợi nhuận ròng. Đến năm 2008 thì tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) của Công ty trong năm 2008 có tăng hơn so với năm 2007 nhưng tăng không đáng kể. tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có của công ty trong năm 2008 là 10,008% có nghĩa là với 100 đồng vốn tự có trong năm 2008 thì Công ty thu được 10,008 đồng lợi nhuận ròng. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần phải có một số biện pháp thích hợp hơn để làm tăng lợi nhuận của Công ty. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 80 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh CHƯƠNG 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÔNG TY 5.1. BIỆN PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG  Công ty chỉ xuất khẩu là chủ yếu chưa chú trọng nhiều đến thị trường trong nước nhưng thị trường trong nước lại là thị trường đầy tiềm năng. Chính vì vậy, thời gian qua công ty đã bỏ phí mất phần nào doanh thu và lợi nhuận của mình. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần phải mở rộng thêm thị trường trong nước như là: + Đầu tư xây dựng các chi nhánh bán lẽ ở các trung tâm thành phố, đại lý, siêu thị vì hình thức tiêu thụ chủ yếu của công ty ở thị trường nội địa là xuất khẩu dựa trên đơn đặt hàng của khách hàng. Quảng bá, giới thiệu để đưa sản phẩm thuỷ sản của Công ty đến tay tất cả người tiêu dùng trong nước. + Giới thiệu các sản phẩm của công ty đến các nhà hàng, khách sạn, vì càng có nhiều nhà hàng chấp nhận bán sản phẩm của công ty thì cơ hội bán được hàng cho các khách hàng lại càng cao và lượng tiêu thụ sản phẩm tăng, để thuyết phục họ có thể thực hiện phương pháp như là cho hưởng chiết khấu.  Bên cạnh với việc mở rộng thị trường trong nước thì công ty cũng phải mở rộng thêm thị trường nước ngoài. Duy trì, củng cố các bạn hàng hiện có như Hàn Quốc, Hồng Kông, Nga,…đồng thời không ngừng tìm kiếm và mở rộng thêm thị trường ở các thị trường tiềm năng và thị trường mới của công như thị trường Châu Á, Châu Phi, Châu Úc. 5.2. BIỆN PHÁP GIẢM CHI PHÍ 5.2.1. Giảm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là khoản chi phí chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng chi phí. Vì thế, giảm chi phí có ý nghĩa thiết thực góp phần vào việc tăng lợi nhuận cho công ty. Để giảm chi phí Công ty cần có những biện pháp thích hợp trong việc giảm chi phí sản xuất như: Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 81 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh  Giám sát tình hình làm việc của các công nhân trực tiếp sản xuất nhằm hạn chế thời gian hao phí trong thao tác công việc của công nhân.  Giám sát chặt chẽ và có kế hoạch thích hợp trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu để tránh gây hao phí nguyên liệu.  Công ty cũng cần tìm thêm những vùng cung cấp nguyên vật liệu ổn định, với giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và quy cách theo yêu cầu. Đây là khâu đầu vào rất quan trọng góp phần giảm nhẹ phần nào chi phí sản xuất nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm để sản phẩm của Công ty có đủ năng lực cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường  Trong khâu bảo quản, đây cũng là khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty và cũng góp phần làm tăng chi phí sản xuất của công ty. Vì vậy, Công ty cần đổi mới các trang thiết bị cất trữ và xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể khi nhận được đơn hàng để đảm bảo giao hàng đúng hẹn, nhanh chóng đưa đến người tiêu dùng nước ngoài để giảm thiểu chi phí bảo quản.  Ngoài ra, với công nghệ mới hiện đại được đầu tư và đội ngũ công nhân viên có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn, có tay nghề cao, năng lực sản xuất của Công ty được cải thiện sẽ làm giảm đi phần nào chi phí tồn trữ nguyên liệu và giúp cho Công ty có thể điều chỉnh, hoạch định chiến lược nguyên vật liệu phù hợp hơn. Điều này cũng sẽ góp phần vào việc hạ thấp giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hải sản 404 trong tương lai. 5.2.2. Giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Bên cạnh việc giảm chi phí sản xuất thì việc việc giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là một vấn đề mà Công ty cần xem xét. Mặc dù với quy mô sản xuất của công ty ngày càng một gia tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí quản lý và chi phí bán hàng vẫn tăng nhanh tương đương với tốc độ tăng của doanh thu làm giảm hiệu quả hoạt động của Công ty.  Để giảm chi phí bán hàng thì công tác bán hàng rất quan trọng, do đó, Công ty cần lựa chọn nhân viên bán hàng một cách hợp lý như nhân viên phải có trình độ, năng lực, thực hiện tốt công tác bán hàng. Vì như vậy phần nào Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 82 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh sẽ giảm được chi phí đào tạo Từ đó, sẽ giảm được phần nào chi phí bán hàng làm tăng doanh thu cho Công ty.  Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp: tuy chi phí điện, nước, điện thoại, vệ sinh, chiếm tỷ lệ không cao bằng các chi phí khác nhưng nếu tiết kiệm được các chi phí này thì sẽ làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp giảm xuống và làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên. Để giảm được các chi phí này công ty nên: + Xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại. Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí. ví dụ: đối với chi phí văn phòng phẩm, tuy nhiên không khống chế nó ở mức quá thấp vì nó chỉ hỗ trợ cho văn phòng làm việc, hoặc đối với chi phí hội họp, tiếp khách, công ty cần lập ra một biên độ dao động thích hợp, đối với chi phí điện thoại khuyên công nhân hạn chế sử dụng điện thoại vào mục đích riêng. + Công ty định kỳ tổ chức các buổi tổng vệ sinh để cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty tham gia và tự bảo quản lấy tài sản trong Công ty. Như vậy sẽ giảm được chi phí vệ sinh. + Đối với chi phí cho quảng cáo thì Công ty cần phải có kế hoạch cụ thể và việc sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp phải hợp lý hơn, chi phí nào không cần thiết thì nên giảm bớt để hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao. + Ngoài ra, với những phương tiện hiện có của Công ty, nếu Công ty nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ ra khắp cả nước thì có thể nói Công ty vẫn chưa đủ phương tiện để vận chuyển cho khách hàng. Khi đó Công ty sẽ phải thuê phương tiện vận chuyển bên ngoài. Mặc dù, giá thuê của Công ty là tương đương với giá thuê của những đơn vị khác, nhưng nếu như Công ty tự trang bị thêm cho mình những phương tiện vận chuyển thì sẽ hạ thấp được rất nhiều chi phí.. 5.3. BIỆN PHÁP VỀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao, lãi vay ngân hàng cao làm ảnh hưởng dến việc việc vay vốn của người dân để nuôi cá cho vụ tiếp theo nên làm cho diện tích nuôi trồng ngày càng bị thu hẹp, chính vì vậy đã tạo ra một số biến động cho thị trường nguyên liệu và cũng làm ảnh Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 83 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Để tránh được tình hình giá nguyên liệu ngày càng tăng cao công ty Hải Sản 404 nên:  Thiết lập cho mình một hoặc nhiều hơn kênh thu mua nguyên liệu cho chính công ty mình.  Cần phải tạo mối liên kết giữa công ty với các hộ nuôi cá thật thân thiết như hỗ trợ vốn, đầu tư khoa học công nghệ, chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nuôi cá trong quá trình nuôi thủy sản để khi thị trường có biến động thiếu nguồn nguyên liệu thì công ty vẫn ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào. 5.4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MARKETING VÀ QUẢNG BÁ Để ngày càng thu hút được người tiêu dùng trong nước cũng như ngoài nước công ty nên:  Tích cực tham gia các kỳ hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường, tổ chức hội nghị khách hàng, giới thiệu văn hoá ẩm thực chế biến từ thuỷ sản để người tiêu dùng biết được sản phẩm của công ty.  Tìm những cộng tác viên ở nhiều nước để thu thập thông tin và xúc tiến thương mại, có hoa hồng hợp lý.  Quảng bá, giới thiệu bằng các phương tiện truyền thông để người tiêu dùng trong và ngoài nước biết được sản phẩm của công ty.  Lựa chọn thị trường tối ưu: vì sức tiêu thụ của mặt hàng thuỷ sản nói chung chịu ảnh hưởng một phần đáng kể bởi tâm lý người tiêu dùng cùng với các phong tục tập quán và nét văn hoá đặc thù của mỗi dân tộc, do đó nên phân tích kỹ và có chọn lọc khi thâm nhập thị trường mới. Vì vậy công ty cần tìm hiểu kỹ và phân tích sở thích cũng như văn hoá của các quốc gia rồi mới thăm dò và mở rộng thị trường. 5.5. GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC, KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ VÀ ĐẦU TƯ Với nhu cầu ngày càng cao của thị trường thủy sản thế giới và sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, do đó công ty cần phải:  Thường xuyên cải tiến, đổi mới quy trình công nghệ nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các thị trường nhập khẩu. Hiện nay công ty đang hoạt động với công nghệ ngày càng Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 84 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh tiên tiến, đây là một thế mạnh của công ty trong việc định hướng phát triển trong tương lai với những giải pháp phù hợp.  Nghiêm túc thực hiện các quy định của bộ thủy sản về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm thủy sản.  Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nguyên liệu, chế biến xuất khẩu thủy sản.  Tăng cường kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, đặc biệt là kiểm soát dư lượng kháng sinh, chất xử lý môi trường. Bên cạnh đó doanh nghiệp thường xuyên cập nhật danh mục hóa chất, kháng sinh, chất xử lý môi trường bị cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng của các tổ chức quốc tế, các nước nhập khẩu chủ yếu. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 85 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Thủy sản là ngành kinh tế mang lại hiệu quả xuất khẩu cao, tốc độ phát triển nhanh góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa nhà nước và các doanh nghiệp. Nhưng các doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc xuất khẩu sang các thị trường để đảm bảo sự phát triển bền vững. Qua việc phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty Hải Sản 404 trong 3 năm qua thì ta thấy rằng Công ty làm ăn có hiệu quả rất cao. Đặc biệt là năm 2007, Công ty đã có mức tiêu thụ sản phẩm khá lớn và tổng doanh thu của Công ty cũng tăng mạnh so với năm 2006 và năm 2008, trong đó, thủy sản là mặt hàng chủ lực mang lại hiệu quả xuất khẩu cao với tốc độ tăng trưởng nhanh đã đem lại lợi nhuận cho Công ty và nhờ đó, mà Công ty đã tạo thêm việc làm cho nhiều người lao động hơn. Tóm lại, Công ty Hải Sản 404 đang ngày càng có uy tín và đứng vững trên thị trường, một thị trường với sự cạnh tranh gay go và quyết liệt. Tuy nhiên trong hoạt động xuất khẩu thủy sản ra các thị trường nước ngoài thì vẫn còn những yếu tố mất ổn định, thiếu tính bền vững đe dọa đến tốc độ phát triển. Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình hơn nữa để có thể tồn tại và phát triển mạnh trong điều kiện như ngày nay thì công ty cần phải không ngừng cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng và nghiên cứu thực trạng xuất khẩu của công ty trên một số thị trường lớn, thị trường chủ lực và đề xuất những giải pháp cụ thể và toàn diện mang ý nghĩa thực tiển cao. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với công ty Để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cũng như gia tăng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu công ty Hải sản 404 cần:  Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho cán bộ công nhân viên để đáp ứng cho yêu cầu sản xuất. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 86 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh  Đào tạo những cán bộ Marketing năng động.  Nâng cấp, trang bị những máy móc hiện đại có công suất lớn.  Cải tiến chất lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm.  Xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng.  Xây dựng hệ thồng thông tin, thường xuyên cập nhật những thay đổi của môi trường bên ngoài để có sự đối phó kịp thời. 6.2.2. Đối với nhà nước Để thuỷ sản có sức cạnh tranh ngày càng cao, cần tập trung làm công tác quy hoạch phát triển thỷ sản trong thời gian tới theo hướng bền vững có trách nhiệm chú trọng các mục tiêu mà Việt Nam đã cam kết. Phát triển các loại hình sản xuất thuỷ sản sạch từ khâu con giống đến chế biến xuất khẩu. Bảo đảm nguồn cung cấp nguuyên liệu sạch từ nuôi tròng đến khái thác. Tăng cướng năng lực chế biến nhằm đa dạng hoá các mặt hang thuỷ sản xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh. Tổ chức nhiều cuộc giao lưu, triển lãm và các buổi hội chợ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp tại địa phương, trong nước đến người tiêu dùng của ngoài tỉnh và trên thế giới. Thường xuyên giám sát, kiểm tra tồn dư hoá chất độc hại trong thuỷ sản trước khi thu hoách, sơ chế, vệ sinh thuỷ sản, xử lý nghiêm các vi phạm. Cập nhật kịp thời và đầy đủ các yêu cầu mới về an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trường để hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện, bổ sung các quy định liên quan đến thủ tục hành chính trong sản xuất kinh doanh. Liên kết chặt chẽ các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản với nhau để cùng phát triển. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 87 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh TÀI LIỆU THAM KHẢO  Nguyễn Thanh Nguyệt - Trần Ái Kết. Quản trị tài chính, Tủ sách Đại học Cần Thơ, 1997. Nguyễn Tấn Bình. Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại học Quốc gia Tp HCM, 2000. Phùng Thị Thanh Thủy. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2000. Võ Thị Thanh Lộc. Thống kê ứng dụng và dự báo, NXB Thống kê, năm 2000. Võ Thanh Thu. Kinh tế và phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2000. Võ Thanh Thu – Hà Thị My. Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế, NXB Thống kê, 2000. Tạp chí kinh tế, báo tuổi trẻ. Website: www.mof.gov.vn Website : www.vietcombank.com.vn Website: www.agroviet.gov.vn Website : www.thuonghieuviet.com.vn Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 88 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh PHỤ LỤC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY HẢI SẢN 404 QUA 3 NĂM (2002 – 2008) NĂM TÀI SẢN 2.006 2.007 2.008 TÀI SẢN NGẮN HẠN 37.429.202 56.034.661 62.979.875 1.Tiền và các khoản tương đương tiền 4.315.126 5.003.920 1.402.597 2.Các khoản phải thu 24.884.220 35.124.048 32.075.889 3.Hàng tồn kho 7.187.967 14.189.711 28.917.799 4.Tài sản ngắn hạn khác 1.041.889 1.716.982 583.590 TÀI SẢN DÀI HẠN 55.379.363 50.166.575 52.142.877 1.Tài sản cố định hữu hình 31.723.986 26.916.647 29.040.067 2.Tài sản cố định vô hình 552.567 147.118 0 3.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 23.102.810 23.102.810 23.102.810 TỔNG TÀI SẢN 92.808.564 106.201.236 115.122.752 NĂM NGUỒN VỐN 2006 2007 2008 NỢ PHẢI TRẢ 45.134.906 59.361.850 68.655.442 1. Nợ ngắn hạn 43.184.906 58.236.850 49.168.214 2. Nợ dài hạn 1.950.000 1.125.000 19.487.228 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 47.673.657 46.839.386 46.467.310 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 45.323.088 43.673.089 43.515.390 2.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 63.719 65.579 76.840 3.Các quỹ 1.341.800 2.212.301 1.924.900 4. Nguồn kinh phí và quỹ khác 945.050 888.417 950.180 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 92.808.563 106.201.236 115.122.752

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 4049.pdf