Luận văn Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần phú cường jostoco

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1Đặt vấn đề nghiên cứu Thế kỷ XXI là thế kỷ của quá trình CNH và HĐH, không một quốc gia nào phát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Điều đó không loại trừ đối với Việt Nam, đặc biệt trong quá trình CNH và HĐH đất nước hiện nay. Mở cửa giao thương là vấn đề tất yếu và quan trọng của mỗi quốc gia. Việt Nam, một đất nước đầy tiềm năng, với nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên phong phú và đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, đang tận dụng triệt để lợi thế so sánh của mình. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển nhảy vọt, đóng vai trò quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, từ khi gia nhập WTO, nước ta càng có nhiều cơ hội để phát triển, từng bước khẳng định vai trò của mình trên trường quốc tế. Những cơ hội đó đã đưa các mặt hàng xuất khẩu của nước ta như: thủy sản, dệt may, nông sản có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, rõ hơn là ở các cường quốc có thế mạnh về kinh tế như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU Hàng thủy sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam bởi Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi về mặt địa hình và khí hậu- đó là một một tiềm năng dồi dào để phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Hiện nay, mặt hàng thủy sản nước ta đứng thứ 4 trong số các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu trên thế giới (chỉ sau dầu thô, dệt may và giày dép ). Năm 2007, mặc dù gặp nhiều rào cản nhưng thủy sản Việt Nam vẫn nằm trong top 10 nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,75 tỷ USD. Trong năm 2008 - một năm gặp nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn tăng mạnh về giá trị. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 1,2 triệu tấn, trị giá đạt trên 4,5 tỷ USD, tăng 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với năm trước. Năm 2009, ngành thủy sản Việt Nam cũng gặp nhiều bất lợi trước những khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, những rào cản về kỹ thuật và thuế quan của các nước nhập khẩu .Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này cũng đạt được kết quả khả quan với xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 1.216 nghìn tấn, trị giá 4,3 tỷ USD, tăng khoảng 13% về lượng và giảm gần 5% về giá trị so với năm 2008. Để Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco có được những thành tựu như vậy trong ngành thủy sản, chúng ta phải kể đến sự đóng góp của ngành thủy sản tỉnh Cà Mau. Như chúng ta biết, Cà Mau là vùng đất được thiên nhiên ban tặng cho một nguồn lực thủy sản phong phú, có giá trị lớn. So với cả nước, Cà Mau có lợi thế phát triển thủy sản thuận lợi nhất, thể hiện ở cả ba nhóm nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến. Chính vì thế tại Cà Mau có rất nhiều công ty xuất nhập khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam như: Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Minh Phú, Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Quốc Việt, Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Cà Mau, Công ty cổ phần Phú Cường .Tuy vậy, thủy sản Cà Mau cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Trong đó, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những mặt hàng thủy sản Cà Mau ngày càng chịu nhiều kiểm soát gắt gao từ việc chống bán phá giá đến kiểm tra chất lượng . Cùng với đó, thị trường nhiên liệu thế giới và trong nước biến động phức tạp theo hướng tăng nhanh, khiến lợi nhuận người sản xuất thấp. Giá dầu thô, lãi suất ngân hàng sẽ là gánh nặng lớn trong cả ba lĩnh vực chế biến, đánh bắt lẫn nuôi trồng. Giảm thiểu chi phí là vấn đề vô cùng khó khăn trong khi kết cấu hạ tầng của Cà Mau thấp kém, nhất là các huyện có thế mạnh nuôi trồng, khiến chi phí đi lại, vận chuyển lớn. Ngoài ra, sản xuất thủy sản của Cà Mau còn mang nặng yếu tố tự phát, khiến việc quản lý không chặt chẽ. Vì vậy, qua thời gian tìm hiểu tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần Phú Cường Jostoco” để biết được thực tiễn của việc xuất khẩu thủy sản của công ty cũng như các công ty khác trong nước. Từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản cho công ty. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty từ năm 2007 đến nay. Từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản của công ty cũng như ngành thủy sản Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty trong những năm gần đây. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco - Phân tích ma trận SWOT để biết được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và thách thức đã và đang tồn tại trong công ty. Từ đó, đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản cho công ty. 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi công ty cổ phần Phú Cường 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chỉ lấy số liệu từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Do hoạt động của Công ty đa dạng, nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng và do kiến thức, thời gian có hạn nên đề tài này không đi sâu nghiên cứu phân tích hết tất cả các lĩnh vực kinh doanh của Công ty mà chỉ tập trung vào lĩnh vực xuất khẩu, đối tượng nghiên cứu là mặt hàng thủy sản.

pdf91 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5982 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần phú cường jostoco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á chai, cá mú… Bên cạnh đó, việc nuôi trồng tại khu vực mặt nước ven biển cũng rất thuận lợi, gồm các loài nhuyễn thể và các loài hai mảnh vỏ như: nghêu, sò huyết; các loại tôm, cua, cá nước mặn có giá trị cao trong tiêu dùng và xuất khẩu. Nuôi trồng thủy sản ven biển, đặc biệt là nuôi tôm sú, đang phát triển nhanh chóng và trở thành thế mạnh của tỉnh Cà Mau. Do các nhà máy tăng cường đổi mới thiết bị công nghệ, dây chuyền sản xuất tiên tiến, từ đó mức độ tham gia thị trường rộng và chuyên sâu hơn, sản xuất được nhiều mặt hàng giá trị gia tăng... Đây là yếu tố tạo nên giá trị để tăng kim ngạch xuất khẩu và nâng cao uy tín, thương hiệu tôm Cà Mau trên thị trường thế giới và quan trọng hơn hàng thủy sản Cà Mau ngày càng được giá hơn, người nông dân cũng hưởng lợi từ những điều này. Cũng nên nhấn mạnh có được những kết quả trên là do trong những năm qua công nghiệp chế biến thủy sản đã phát triển mạnh theo hướng CNH-HĐH. Nhiều băng chuyền, tủ đông Block, nhiều dây chuyền chế biến những mặt hàng giá trị gia tăng cao đều được những nhà chế biến của Cà Mau nhập về. Nhờ vậy, công nghiệp chế biến thủy sản Cà Mau đã đạt trình độ ngang tầm so với các nước trong khu vực. Nhiều DN có sản phẩm chất lượng cao, thương hiệu mạnh và có giá trị xuất khẩu (XK) lớn. Điển hình là Cty XNK Thủy sản Minh Phú, Camimex, Phú Cường, Quốc Việt… có giá trị xuất khẩu hàng chục triệu USD mỗi năm… Có thể nói: Kim ngạch XK tăng nhanh trong những năm qua cho thấy thủy sản Cà Mau đã có chỗ đứng trên thị trường, phát huy lợi thế cạnh tranh. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 59 SVTH: Liêu Kim Thúy Đây là thành tựu lớn, khẳng định vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chất thúc đẩy các ngành nghề và kinh tế xã hội tỉnh phát triển. 4.2.2 Yếu tố kinh tế - chính trị 4.2.2.1 Yếu tố chính trị - pháp luật Việt Nam theo chế độ xã hội chủ nghĩa,dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước. Nước ta chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm”Việt Nam sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình,độc lập và phát triển”.Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 168 quốc gia thuộc tất cả các châu lục, bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Quốc tế(WTO). Đây là một bước ngoặc lớn trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Cũng trong năm này Việt Nam được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Với thời kỳ hội nhập như vậy thì rất thuận lợi cho việc giao thương. Đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu. Mà nhất là xuất khẩu hàng thủy sản đang rất được quan tâm. Bên cạnh đó nhà nước còn hỗ trợ rất nhiều điều kiện thuận lợi để ngành ngày thêm phát triển; về phát triển thị trường phụ trợ cho ngành thủy sản; những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào các thị trường trọng điểm; giải bài toán về lao động trong ngành thủy sản; các biện pháp tài chính, tiền tệ để hỗ trợ phát triển bền vững ngành thủy sản. Nhà nước còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi về kinh nghiệm xây dựng và bảo vệ thương hiệu, tập trung vào việc đánh giá kết quả thuộc lĩnh vực thủy sản từ khi gia nhập WTO. 4.2.2.2 Yếu tố kinh tế Việt Nam Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng nhảy vọt. Đặc biệt từ khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam càng có nhiều cơ hội để phát triển. Cụ thể, năm 2007 nền kinh tế có sự tăng trưởng toàn diện trong hầu hết các lĩnh vực. Theo Tổng cục Thống kê ngày 31/12, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 60 SVTH: Liêu Kim Thúy (8,2-8,5%). Trong đó, giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 ước đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006, trong đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng. Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội nước ta trong năm 2008 được thực hiện trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường. Sự lên xuống thất thường của giá dầu thô, diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong năm qua. Nhờ sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thống nhất của Đảng và Nhà nước cùng sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân, các bộ, ngành, các tập đoàn kinh tế..., nền kinh tế nước ta đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, kiềm chế và đẩy lùi được lạm phát, an sinh xã hội được đảm bảo, nhiều vấn đề xã hội bức xúc được giải quyết. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Trong đó, giá trị xuất khẩu năm 2008 của Việt Nam đạt 62,906 tỷ USD, tăng gần 29,5% so với năm 2007. Theo báo cáo công bố tình hình kinh tế xã hội năm 2009 của Tổng cục Thống kê được công bố ngày 31/12, trong năm 2009, Việt Nam đã hoàn thành hai mục tiêu khó khăn là chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững; đồng thời chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại. Kết quả này một lần nữa khẳng định sự nhất trí đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân và những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô linh hoạt hiệu quả của Chính phủ. Thành công này đáng ghi nhận trong bối cảnh khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác. Năm 2009, kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 5,32%, vượt mục tiêu đề ra và đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và trên thế giới. Sản xuất công nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ những tháng đầu năm và cả năm đã tăng 7,6%. Sản xuất nông nghiệp được mùa với sản lượng lúa cả năm đạt 38,9 triệu tấn, tăng 165.700 tấn so với năm 2008. Cân đối Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 61 SVTH: Liêu Kim Thúy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 56,6 tỷ USD. Nửa chặng đường của năm kế hoạch 2010, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trên đà hồi phục từ cuối năm ngoái. Nhìn chung, hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch quan trọng đều có bước cải thiện đáng ghi nhận…Trong 6 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 6 tháng đầu năm đạt 6- 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,7-3,2%, công nghiệp và xây dựng tăng 6-6,7%, dịch vụ tăng 6,8-7,2%. Kim ngạch xuất khẩu nửa đầu năm đạt 32,1 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ, với những mặt hàng quan trọng có tốc độ tăng trưởng cao như sắt thép, dây và cáp điện, hóa chất và sản phẩm hóa chất, máy móc, thiết bị, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng điện tử, máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ, thủy sản… Đáng chú ý là giá cả nhiều loại hàng xuất khẩu được cải thiện trên thị trường thế giới góp phần tích cực vào kết quả xuất khẩu. Đến nay, đã có 9 mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD gồm thủy sản, hàng dệt may, dầu thô, gạo, giày dép, thiết bị và phụ tùng, đá quý và kim loại quý, hàng điện tử và máy tính; gỗ và sản phẩm gỗ. 4.2.2.3 Chính sách đối với xuất khẩu của nhà nước Về thương mại quốc tế, mục tiêu quan trọng nhất của Việt Nam trong những năm gần đây là gia nhập WTO đã thành hiện thực. Trong thời gian tiếp theo, có lẽ mục tiêu lớn nhất của Việt Nam là phải hoàn thiện tất cả các yêu cầu mà WTO đặt ra như hoàn thiện hệ thống luật pháp, cắt giảm thuế quan, bỏ các biện pháp bảo hộ mậu dịch không được WTO cho phép... Ngoài ra, Việt Nam cũng cần nên tích cực tham gia các khu vực mậu tự do (FTA) như đã tham gia AFTA, ký các hiệp định thương mại song phương, như đã ký hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA),...Các biện pháp này đều có lợi cho xuất nhập khẩu Việt Nam và cũng là điều tất yếu phải làm khi hội nhập quốc tế. Một vấn đề nữa, khi gia nhập WTO, thuế quan tất nhiên phải bị cắt giảm, thêm vào đó nhà nước không được dùng các biện pháp bảo hộ xuất khẩu như trước kia ( Việt Nam đã từng thưởng xuất khẩu cho gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, thịt lợn..bù lỗ xuất khẩu cho cà phê, gạo, thịt lợn...nay đã bị cấm), hàng hóa, doanh nghiệp nước ngoài được đối xử như hàng hóa trong nước (NT), ... cùng với đó, khi gia nhập WTO, Việt Nam vẫn phải chấp nhận là nền kinh tế thị trường (Non- Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 62 SVTH: Liêu Kim Thúy Market Economy) trong vòng 12 năm, điều này gây ra không ít khó khăn cho Việt Nam trong thương mại quốc tế, đặc biệt trong các vụ kiện bán phá giá như vụ kiện bán phá giá cá da trơn và tôm của Mỹ trong mấy năm trước. Những qui định này gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu trong nước, nhà nước cần có những biện pháp phù hợp để hỗ trợ xuất khẩu và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước mà không vi phạm qui định của WTO. Nói chung là còn nhiều việc phải làm, hội nhập là con dao 2 lưỡi, nếu không tận dụng được thời cơ chúng ta phải lãnh những hậu quả hết sức nặng nề. 4.2.3 Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ Hiện nay, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao sản xuất là điều không thể thiếu đối với các công ty. Công nghệ chế biến thủy sản của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam hiện nay ngang với trình độ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với công nghệ của thế giới. Việt Nam có 470 DN chế biến thuỷ sản đông lạnh thì 346 cơ sở đạt tiêu chuẩn ngành về ATVSTP, trong đó 245 DN được phép xuất khẩu sang EU, 34 DN được xuất vào Mỹ và Canada. Đáng chú ý, dù là năm đầu tiên gia nhập WTO, nhưng xuất khẩu thủy sản có chuyển biến lớn về nhiều mặt: số lượng DN đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính (EU, Mỹ, Nhật Bản…) tăng hai lần so với trước; hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ; sản phẩm xuất khẩu đa dạng hơn về chủng loại. Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản cũng còn nhiều thách thức, trong đó chủ yếu là các hàng rào kỹ thuật mới từ các thị trường nhập khẩu đòi hỏi ngày càng cao. Bởi vậy, các DN thuỷ sản phải không ngừng đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và DN để siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh chất lượng hàng thủy sản. Ngành thủy sản cũng phải đẩy mạnh sử dụng các tiến bộ công nghệ sinh học để phát triển nuôi trồng thủy sản trên quy mô lớn, giảm thuế nhập khẩu thủy sản để tạo điều kiện cho các DN giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu, đa dạng mặt hàng và tăng cường chế biến hàng có giá trị gia tăng cao. Trong kế hoạch phát triển giai đoạn 2010-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu, giá trị xuất khẩu của riêng thủy sản phải đạt tối thiểu 7 tỷ USD (gấp đôi năm 2007), đòi hỏi ngành thủy sản phải có những bước chuyển cơ bản trong tư duy phát triển kinh tế thủy sản bền vững. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 63 SVTH: Liêu Kim Thúy 4.2.4 Chính sách đối với hàng nhập khẩu của các nước nhập khẩu Các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam như: Nga, Hoa Kỳ, EU, Nhật… liên tục đưa ra những quy định mới về chất lượng thủy sản nhập khẩu. Năm 2009, lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản đạt con số tăng trưởng âm. Theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep) năm 2009, trừ sản phẩm tôm có kim ngạch xuất khẩu tăng, còn hầu hết các mặt hàng thủy sản khác điều giảm cả về sản lượng và giá trị. Nguyên nhân cơ bản được xác định là do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên, một yếu tố tác động không nhỏ tới sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chính là các rào cản thương mại, kỹ thuật mà các nước nhập khẩu đưa ra. Cụ thể, lấy lý do “thủy sản Việt Nam không đảm bảo chất lượng VSATTP” Nga đã dừng nhập khẩu thủy sản Việt Nam trong khoảng thời gian dài( từ cuối năm 2008 đến tháng 5/2009). Thêm vào đó từ năm 2009, cũng như nhiều quốc gia, Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn trong đẩy mạnh xuất khẩu do các nước nhập khẩu đã tận dụng những quy định mở nhằm tạo ra những rào cản mới như chống bán phá giá, chống trợ cấp... để bảo hộ sản xuất trong nước. Sự sụt giảm ở các thị trường lớn như châu Âu, Nhật Bản, Mỹ thời gian qua đã chứng minh điều đó. Ngoài lý do nhu cầu tiêu thụ giảm, phần khác do các nước này thắt chặt chính sách bảo hộ hàng nông, lâm, thủy hải sản trong nước, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta ngày một khó khăn hơn. Ngày nay, đứng trước thách thức về cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nội địa, các quốc gia đã tăng cường sử dụng các công cụ bảo hộ ngày càng tinh vi thông qua các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng của WTO, trong đó có thuế chống bán phá giá. Vì vậy, các vụ kiện bán phá giá xảy ra trên thế giới ngày càng tăng về số lượng chủ thể tham gia và ngày càng mở rộng phạm vi hàng hoá áp dụng. Theo nhận định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), thị trường thủy sản thế giới vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là khi nền kinh tế toàn cầu chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng. Bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU trở nên khó khăn hơn khi quy định chống đánh bắt thủy sản trái phép (IUU) bắt đầu được thực hiện từ Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 64 SVTH: Liêu Kim Thúy năm 2010, gây khó khăn cho người nông dân và DN xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khó khăn lớn nhất cho xuất khẩu thủy sản năm 2010, chủ yếu vẫn là xu hướng bảo hộ thương mại, hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ có nhiều triển vọng trong thời gian tới. Ưu thế tuyệt đối của tôm sú cỡ lớn của Việt Nam so với các nước sẽ khiến xuất khẩu tôm tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trên thị trường Mỹ. Mặt khác, hiện nay, thị trường châu Âu đang thực hiện việc quản lý chặt chẽ và hạn chế thủy sản đánh bắt. Đây sẽ là cơ hội để các sản phẩm thủy sản nuôi trồng của Việt Nam chiếm lĩnh thị trường. Ngoài ra, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (JVEPA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1-10-2009, trên 86% hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi rất lớn về thuế, trong đó các mặt hàng tôm đã được giảm thuế xuất khẩu xuống 1-2%... Đây là điều kiện thuận lợi cho các DN thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này. 4.2.5 Tỷ giá hối đoái Nền kinh tế ổn định thì việc thương mại sẽ diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu. Cụ thể là vấn đề tỷ giá hối đoái, việc tăng, giảm của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu của công ty. Hiện nay do cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều bất cập, 70 -80% đầu vào của mặt hàng xuất khẩu là nhập khẩu, trong khi xuất khẩu lại lệ thuộc vào biến động trên thị trường quốc tế về điều kiện thương mại cũng như biến động giá cả. Do xuất khẩu nhiều, nhưng hầu hết ở dạng thô, giá trị gia tăng trên từng đơn vị xuất khẩu không cao, trong khi nhập siêu rất lớn, chủ yếu từ Trung Quốc (chiếm đến 80-90%/tổng kim ngạch nhập khẩu). Như vậy sự phụ thuộc của giá cả trong nước vào giá cả thị trường quốc tế khá lớn. Do đó, các ý kiến cho rằng cần xử lý tỷ giá theo hướng tăng để khuyến khích xuất khẩu, chủ động nhập khẩu là trực tiếp hoặc gián tiếp thu hẹp vai trò của tỷ giá. Chính vì thế Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 65 SVTH: Liêu Kim Thúy tỷ giá hối đoái hiện nay đang diễn biến theo hướng có lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu của công ty. 4.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh 4.3.1 Đối thủ cạnh tranh nước ngoài Để thành công trên thương trường quốc tế, ngoài việc am hiểu về khách hàng, công ty cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh. Vì cùng một loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng nhưng sản phẩm của công ty khác tốt hơn, làm cho sản phẩm của công ty mình bị tẩy chay. Mặc khác phân tích đối thủ cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp đưa ra chiến lược giá phù hợp, sản phẩm, dịch vụ cung ứng làm hài lòng khách hàng hơn. Đối thủ cạnh tranh của công ty bao gồm các doanh nghiệp, công ty hiện kinh doanh cùng ngành nghề và các doanh nghiệp tiềm ẩn có tiềm năng kinh doanh trong tương lai. Đối với Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, những nước này từ lâu đã là đối thủ lớn của Việt Nam trong việc xuất khẩu thủy sản nói chung. Mặc dù, xuất khẩu tôm sú thì hiện nay Việt Nam đứng đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu nhưng sản lượng xuất khẩu thì vẫn còn đứng sau các nước này. Thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam là do xuất khẩu được tôm sú cỡ lớn. Từ đó, doanh nghiệp nước ta và cả công ty cần có những giải pháp hiệu quả để tăng sản lượng xuất khẩu. - Thái Lan: Thái Lan là một trong những đối thủ lớn của Phú Cường với các mặt hàng thủy sản rất đa dạng bên cạnh tôm sú thì tôm chân trắng là thế mạnh đứng thứ 2 Châu Á chỉ đứng sau Trung Quốc. Thái Lan là nước xuất nhiều tôm nhất sang Mỹ với thị phần ngày càng tăng với 188.300 tấn, tương đương 1,2 tỉ USD, bên cạnh thủy sản là một lợi thế xuất khẩu về giá, thì tôm của nước này còn được ưu ái với mức thuế rất thấp khi xuất hàng vào Mỹ. Tuy nhiên do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì thương mại thủy sản nước này cũng đang bị ảnh hưởng mạnh. Nhiều công ty trong ngành đã không bắt kịp những thay đổi trong môi trường kinh doanh hiện nay hơn nữa nhiều công ty có dấu hiệu không có khả năng thanh toán tài chính do xuất khẩu giảm, trong khi một số khác lại kém khả năng cạnh tranh do thiếu nguyên liệu để sản xuất. Bên cạnh đó thì các nhà máy thủy sản ở Thái Lan đã mọc lên như nấm do nhu cầu thủy sản mạnh mẽ tại các Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 66 SVTH: Liêu Kim Thúy thị trường thế giới trong khi Thái Lan cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu do những thay đổi môi trường và vấn đề về chính trị. Mặt khác, do đồng bạt tăng trong nhiều tháng vừa qua cũng khiến các nhà xuất khẩu Thái Lan khó cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài - Inđônêxia: là một nước xuất khẩu thủy sản lớn của Châu Á sang các nước như Mỹ, EU, Nhật, …và cũng là một trong những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty Phú Cường trong việc cung ứng các mặt hàng thủy sản sang Mỹ, EU và Nhật Bản. Hiệp định Hợp tác Kinh tế (EDA) giữa Nhật và Inđônêxia với mức thuế nhập khẩu bằng 0 (có hiệu lực từ 01/07/2008) có thể tạo thuận lợi cho xuất khẩu tôm Inđônêxia. - Ấn Độ: Tôm đông lạnh vẫn là mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ chiếm gần 44% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, tuy nhiên do tác động của khủng hoảng kinh tế nên xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ trong năm 2009 giảm 60% so với các năm trước. EU vẫn là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Ấn Độ với 25% sản lượng và 32,5% giá trị (tính theo đồng rupi). Đứng thứ 2 là Trung Quốc, Nhật Bản lùi xuống vị trí thứ 3 và đứng thứ 4 là Mỹ. Ngoài ra, sự đầu tư mạnh mẽ trong việc mở rộng sản lượng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, tạo dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng thủy sản của một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia, Philippin nhằm củng cố và phát triển thị phần tại một số thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản cũng sẽ là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. 4.3.2 Đối thủ cạnh tranh trong nước Hiện nay Việt Nam có nhiều công ty xuất khẩu thủy sản với kim ngạch xuất khẩu hàng năm cao. Hiện tại công ty Cổ phần Phú Cường hoạt động kinh doanh trên các thị trường nội địa và thị trường thế giới nên công ty luôn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trênthị trường trong và ngoài nước. Hiện tại ngành thủy sản Việt Nam có 439 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu với tổng công suất 4.262 tấn/ ngày, trong đó có 209 nhà máy đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường EU, 300 doanh nghiệp áp dụng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, 171 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường EU, trong đó có công ty Cổ phần Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 67 SVTH: Liêu Kim Thúy Phú Cường. Tuy nhiên trong số này có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực đa ngành bên cạnh tôm thì cá tra cá basa, nghêu, mực, cua...nên nguồn thông tin trong đề tài chỉ thu thập những doanh nghiệp hoạt động chủ yếu là hoạt động xuất khẩu tôm với sản phẩm tương đồng với công ty. Và do đặc điểm vị trí địa lý thuận lợi của Cà Mau thì tôm sú là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các công ty đang hoạt động trong ngành thủy sản Cà Mau. Tại Cà Mau hiện nay có nhiều công ty xuất khẩu thủy sản lớn và đang là đối thủ cạnh tranh lớn của Phú Cường như: công ty cổ phần thủy hải sản Minh Phú, công ty xuất khẩu thủy sản Cà Mau, công ty xuất khẩu thủy sản Quốc Việt…Các công ty này ngày càng khẳng định vị trí của mình trong nước và quốc tế. Hàng năm, các công ty này cũng đã xuất khẩu một lượng lớn thủy sản, đem về giá trị kim ngạch rất lớn cho nước nhà. 4.3.2.1 Công ty xuất khẩu thủy sản Minh Phú Được thành lập ngày 14 tháng 12 năm 1992, Sau gần 20 năm không ngừng phát triển, đến nay Minh Phú đã khẳng định được vị trí uy tín của mình trong ngành ở khu vực và trên toàn thế giới. Hiện nay Minh Phú đang là đối thủ cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và thế giới. Hiện nay, Minh Phú là công ty đang dẫn đầu cả nước về kim ngạch và sản lượng xuất khẩu thuỷ sản so với cả nước. Năm 2007, công ty đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản gần 144 triệu USD, năm 2008 đạt 160 triệu USD, tăng hơn 11% so với năm 2007, tương đương 13900 tấn tôm, tăng 18,8% so với năm 2007. Năm 2009, công ty xuất khẩu được 16096 tấn, đạt giá trị xuất khẩu 158 triệu USD. Tính đến hết 6 tháng đầu năm nay, ước tính công ty đã xuất khẩu được 8500 tấn tôm, đạt kim ngạch 87 triệu USD. Nguyên nhân dẫn đến giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty cao là do công ty chế biến nhiều mặt hàng tôm, không chỉ một mặt hàng tôm sú. Đặc biệt, công ty cũng có sự góp mặt của tôm thẻ chân trắng. Năm 2009, Minh Phú tập trung toàn bộ mọi nguồn lực vào sản xuất kinh doanh chính là sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm và chế biến tôm xuất khẩu tôm, công ty cũng đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu tôm chân trắng thay vì đầu tư lớn vào tôm sú như trước đây. Vì vậy, nguồn nguyên liệu của công ty tương đối đa dạng và ổn định. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 68 SVTH: Liêu Kim Thúy Công ty hiện nay đang có 3 nhà máy chế biến tôm với tổng công suất 19.500 tấn/năm. Đặc biệt, vùng nuôi của công ty đã giúp công ty chủ động được 10% nhu cầu nguyên liệu và MPC cũng kết hợp chặt chẽ với người nuôi giống thông qua việc hỗ trợ giống và thức ăn. Với sự biến động về nguồn tôm nguyên liệu tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng như tỉnh nhà, năm 2010 công ty vừa thành lập công ty nuôi tôm tại Cà Mau. Trước mắt, Nuôi tôm sinh thái Minh Phú sẽ triển khai nuôi 318ha tại xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau theo quy trình nuôi tôm sạch thân thiện và bền vững với môi trường nhằm đảm bảo môi trường được trong sạch, cân bằng đồng thời tạo ra được các sản phẩm tôm đạt tiêu chuẩn quốc tế, không bị nhiễm bất kỳ một loại hoá chất kháng sinh nào. Không chỉ tạo được nguồn tôm sạch, Nuôi tôm sinh thái Minh Phú còn giúp Minh Phú chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất xuất khẩu. Ngoài ra, công ty đã xây dựng được một mạng lưới khách hàng rộng lớn trên toàn thế giới. - Tại thị trường Mỹ: Censea Inc., Eastern Fish, Berdex, H&N Food, Pacific Coral, Fishery Product International v.v… - Tại thị trường Canada: FPI, Export Packer, Calkin, Ocean To Ocean v.v… - Tại thị trường Úc: Markwell, Censea, PFD v.v…, - Tại thị trường Nhật: Hanwa Osaka, Maruha, Cralay, Daiei Taigen v.v..., tại thị trường EU: Nortrade, Binc, Icelandic, Amoje, Balimoon v.v... Về chất lượng sản phẩm, ngoài các chứng nhận về chất lượng sản phẩm như ISO 9001:2000, HACCP,… công ty cũng vừa mới nhận“ chứng chỉ GLOBAL GAP”, trở thành công ty đầu tiên của Việt Nam đạt được chứng nhận này. Sự kiện vùng nuôi của công ty đạt được chứng nhận GLOBAL GAP sẽ là cơ hội tốt cho công ty trong năm nay và sắp tới . Tạo điều kiện cho sản phẩm của công ty đáp ứng tất cả những đòi hỏi khắc khe nhất của khách hàng và đặc biệt với chứng nhận Global Gap Minh Phú đã có tờ giấy thông hành để bán sản phẩm của mình vào các hệ thống siêu thị lớn ở Châu Âu. Với cam kết mạnh mẽ về chất lượng sản phẩm, khép kín qui trình sản xuất cùng với chính sách bảo vệ môi trường. Minh Phú đã và đang đạt được bước phát triển mạnh trong chiến lược phát triển một cách bền vững của mình. Minh Phú sẽ Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 69 SVTH: Liêu Kim Thúy phấn đấu trở thành tập đoàn chế biến và xuất khẩu thủy sản tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, khó khăn nhất của công ty hiện nay vẫn là sự biến động của nguồn nguyên liệu. Mặc dù công ty đã xây dựng được vùng nguyên liệu nhưng vẫn chỉ đáp ứng được một phần nhỏ cho công ty, đặc biệt là tôm sú nguyên liệu. Dù tôm thẻ chân trắng hiện nay được được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng nhưng tôm sú vẫn chiếm ưu thế và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Thêm vào đó, mặc dù hàng năm công ty đạt kim ngạch xuất khẩu rất cao nhưng doanh thu của công ty lại thấp, là do chi phí bán hàng của công ty quá lớn. Điều đó cho thấy dù công ty có mạng lưới khách hàng rộng lớn trên thế giới nhưng hoạt động bán hàng của công ty chua hiệu quả cao. 4.3.2.2 Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản CADOVIMEX Địa chỉ của công ty nằm tại khóm 2- Thị trấn Cái Đôi Vàm- Huyện Phú Tân- Tỉnh Cà Mau. Các lĩnh vực kinh doanh gồm chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng nông lâm thủy sản; nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa tiêu dùng và nhận thực hiện các dịch vụ thương mại nông lâm thủy sản và xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Tuy nhiên tôm đông lạnh là sản phẩm chính của công ty ngoài ra còn có mực các loại., các dạng thành phẩm tôm đông lạnh như: HOSO, HLSO, R.PTO, R.PD, C.PDTO, CPD, vv…Sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn quy định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm. Công ty có hệ thống tổ chức quản lý khá chặt chẽ, với lực lượng cán bộ nhân viên khá đông đảo gần 2000 người và có trình độ tay nghề cao trong đó có 70 người có trình độ đại học, 200 người có trình độ cao đẳng, trung cấp còn lại là lực lượng lao động bằng nghề. Cadovimex hiện là một trong 10 doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Tại tỉnh Cà Mau, Công ty là một trong ba doanh nghiệp đứng đầu tỉnh về sản lượng chế biến và kim ngạch xuất khẩu. Lợi thế cạnh tranh của công ty là ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào bởi Công ty hiện tại có ba xí nghiệp sản xuất đều được xây dựng tại những nơi có nguồn nguyên liệu ổn đinh dồi dào đó là Xí nghiệp Cadovimex 72 và xí nghiệp Phú Tân nằm gần hai cửa biển Cái Đôi Vàm và cửa biển Sông Ông Đốc có ngư trường khai thác rộng lớn và xí nghiệp Nam Long là nơi giáp ranh của ba huyện: Cái Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 70 SVTH: Liêu Kim Thúy Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, ... nơi đây là đầu mối của giao thong thủy bộ, rất thuận tiện cho công tác vận chuyển hàng hóa là mỏ tôm của tỉnh Cà Mau nói riêng và của cả nước nói chung. trang thiết bị máy móc hiện đại và đã tạo được mối quan hệ đối tác với nhiều khách hàng lớn tại thị trường nhập khẩu. 4.3.2.3 Công ty xuất khẩu thủy sản Quốc Việt Trong 24 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại Cà Mau, nếu Công ty Minh Phú là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, thì công ty Quốc Việt cũng là đối thủ cạnh tranh rất mạnh của công ty, với kim ngạch xuất khẩu luôn tăng qua các năm bất chấp sự tác động của khủng hoảng kinh tế đối với thương mại thủy sản của Cà Mau. Trụ sở chính của công ty số 444 đường Lý Thường Kiệt, Phường 6 Tp. Cà Mau. Sản phẩm kinh doanh chính là xuất khẩu tôm sú, thị trường của Công ty này tương đối rộng lớn gồm các thị trường như Nhật Bản, Australia, EU, Canada, Hàn Quốc và một số quốc gia khác. Là một trong những Công ty xuất khẩu thủy sản lớn của Cà Mau và cũng là đối thủ cạnh tranh mạnh và trực tiếp của Phú Cường với kim ngạch xuất khẩu tôm hàng năm luôn ở mức cao trên 80 triệu USD. Tuy mới thành lập và đi vào kinh doanh từ năm 1996, Công ty đã xuất khẩu hơn 10 nghìn tấn tôm/ năm. Hiện tại Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất, cung cấp các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng chất lượng cao nhằm thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Hầu hết các sản phẩm của Quốc Việt đạt tiêu chuẩn quốc tế với các tiêu chí như: HACCP, GMP, SSOP, tiêu chuẩn BRC và ISO 22000. Với nguồn tài chính vững mạnh và ưu thế về nguồn lao động, tổ chức bộ máy quản lý tinh gọn với cán bộ quản lý có trình độ cao có năng lực quản lý điều hành cho phép Công ty có khả năng cạnh tranh với các công ty thủy sản khác trong cùng ngành. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì Công ty cũng có những khó khăn: chưa chủ động được nguồn nguyên liệu; công suất của nhà máy dư thừa; thị trường xuất khẩu không ổn định; chịu tác động lớn của khủng hoảng kinh tế mà công ty cũng chưa có biện pháp để ứng phó kịp thời. 4.4 Sản phẩm thay thế Hiện tại hơn 100% sản phẩm của Công ty là tôm sú xuất khẩu sang các nước Nhật, EU, Hàn Quốc, Hồng Kông… Ở những thị trường này trong thời Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 71 SVTH: Liêu Kim Thúy gian qua đã hạn chế nhập hàng thủy sản từ Việt Nam đây là một thách thức rất lớn đối với ngành thủy sản nói chung và Công ty Phú Cường nói riêng. Hiện tại sản phẩm chính xuất khẩu của Công ty là các sản phẩm chế biến từ tôm sú qua hai mặt hàng chính là tôm sú đông Block và tôm sú đông IQF. Mặc dù các mặt hàng này được công ty đa dạng hóa tuy nhiên đối với sản phẩm từ tôm sú hiện nay có nguy cơ bị thay thế bởi tôm thẻ chân trắng từ Thái Lan, Trung Quốc. Loại tôm này có giá rẻ hơn tôm sú khoảng 2 USD/ kg, trong khi đó chất lượng của hai loại tôm này là rất khó phân biệt đối với người tiêu dùng các nước nhập khẩu thủy sản. Bên cạnh tôm thẻ chân trắng thì các sản phẩm khác như cá basa, cá tra, cá ngừ, cá diêu hồng, cá hồi, bạch tuộc, nhuyễn thể, … là các sản phẩm được ưa chuộng ở các nước trong khối EU, Mỹ,Nhật trong những năm gần đây với các yếu tố có khả năng cạnh tranh như thị trường ngày càng rộng lớn sức mua nhiều, giá tương đối rẽ hơn nhiều so với tôm sú. Điều đó cũng cho thấy rằng với vị thế của con tôm sú hiện nay cũng gặp không ít khó khăn khi mà tình hình kinh tế thế giới đang gặp khó khăn trong khi giá cả của những mặt hàng thủy sản khác có giá rẽ hơn tôm sú rất nhiều thì đó cũng là một bài toán cho việc đa dạng hóa sản phẩm mặt hàng thủy sản là cần thiết. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 72 4.5 Phân tích ma trận SWOT Điểm mạnh (S) 1.Ban lãnh đạo có kinh nghiệm và năng lực. 2.Công ty được xếp vào danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín 3.Cơ sở thiết bị hiện đại. 4.Tài chính mạnh, dễ chủ động huy động vốn. 5. Chất lượng sản phẩm cao được chứng nhận các tiêu chuẩn: HACCP, ISO 9001:2000, EU Codes, BRC, HALAL, IFS. 6. Nguồn lao động đồi dào có tay nghề cao 7.Mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung ứng tốt 1.Thông tin v 2.Ho 3.Thi 4 5 nư Cơ hội (O) Chiến lược S/O 1.Thị trường mở rộng sau khi gia nhập WTO 2.Tôm sú được ưa chuộng trên thế giới 3.Diện tích nuôi tôm sú ở các tỉnh ĐBSCL lớn. 4. Việt Nam có nền kinh tế chính trị ổn định 5. Ngành thủy sản được Nhà nước quan tâm và có nhiều ưu đãi 6.Công nghệ chế biến thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam hiện ngang với trình độ của các nước trong khu vực 7.Mặt hàng tôm của Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế ở nhiều nước 8.Tỷ giá hối đoái hiện nay đang có lợi cho các nhà xuất khẩu. 9. Nền kinh tế thế giới đang phục hồi dần sau khủng hoảng Mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển sản phẩm. Tăng cường xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường. Phát triển thị trường Tăng cường phát triển mối quan hệ đang có, nâng cao doanh số tiêu thụ. Thâm nhập thị trường xuất khẩu Tăng cư máy thu th ti Hoàn thi đón cơ h Thách thức (T) Chiến lược S/T 1.Các rào cản thương mại ở các nước nhập khẩu ngày càng gay gắt. 2.Đối thủ cạnh tranh trong, ngoài nước ngày càng mạnh 3.Tôm sú nguyên liệu có tính thời vụ cao và có khả năng dịch bệnh giảm sản lượng 4.Sự đòi hỏi an toàn về vệ sinh thực phẩm ngày càng cao. 5.Nguồn tôm sú nguyên liệu đang thiếu trầm trọng Tăng cường công tác Marketing, giữ vững chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu. Phát triển thị trường Nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm hiểu kỹ các hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu, theo dõi tình hình nguồn nguyên liệu đầu vào, mở rộng quy mô sản xuất. Phát triển sản phẩm C vi th Tăng cư sinh th theo chi Tăng cư gi ph Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 73 SVTH: Liêu Kim Thúy CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ CƯỜNG JOSTOCO 5.1 Vấn đề nguồn nguyên liệu Hiện nay nguồn nguyên liệu tôm sú tại các tỉnh ĐBSCL rất bất ổn, tình hình dịch bệnh lại cao. Do đó, công ty đã tận dụng những thế mạnh của mình để đưa ra những giải pháp phù hợp, nâng cao hiệu quả xuất khẩu tôm trong thời gian tới. Để nguồn tôm nguyên liệu từ quá trình nuôi, khai thác đến khâu chế biến đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm thì phải kiên quyết ngăn chặn hành vi ngâm, bơm tạp chất vào tôm và tăng cường hơn nữa công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân trong quá trình nuôi vì họ giữ vai trò hết sức quan trọng để giúp cho thủy sản của công ty tăng khả năng cạnh tranh. Ngoài ra cần phải trang bị cho người dân những kiến thức để cho họ hiểu kỉ về các loại kháng sinh cấm sử dụng. Để hạn chế tình hình thiếu nguồn tôm nguyên liệu và giá nguyên liệu ngày càng tăng cao công ty nên: + Thiết lập thêm cho công ty nhiều kênh thu mua nguyên liệu ổn định không chỉ trong tỉnh mà mở rộng sang các tỉnh khác như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh… + Liên kết với các hộ nuôi tôm thật thân thiết hơn, ta không nên bỏ họ khi giá cá bị sụt giảm. Hãy quan tâm đến họ nhiều hơn để lúc giá cá tăng cao thì nguồn nguyên liệu cung cấp cho công ty vẫn đảm bảo. . + Thông qua việc đẩy mạnh hoàn thiện khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào ổn định chất lượng nguồn nguyên liệu cho Công ty. Công ty có thể liên kết với các đại lý lớn thành lập quy trình sản xuất khép kín từ khâu con giống, nuôi trồng đến khâu sản xuất sau đó cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng này cho Công ty mẹ chế biến và xuất khẩu. Theo dự đoán của nhiều công ty, doanh nghiệp xuất khẩu thì trong thời gian tới, giá nguyên liệu có thể tăng cao, tăng gấp 20-30% so với thời điểm hiện tại. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 74 SVTH: Liêu Kim Thúy Vì vậy, công ty cần có kế hoạch để thu mua dự trữ nguyên liệu từ bây giờ thông qua việc ký kết các hợp đồng dài hạn với các đại lý, để có thể đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào đồng thời có thể ổn định giá tôm xuất khẩu. 5.2 Vấn đề thị trường Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. Hơn nữa, thủy sản nói chung và tôm sú nói riêng là mặt hàng được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Vì thế, ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường truyền thống, công ty nên tìm kiếm và khám phá thêm nhiều thị trường mới. Do đó, với nguồn tài chính mạnh của công ty nên định hướng phát triển của Phú Cường Jostoco sắp tới là đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu tôm sú sang các thị trường truyền thống và tăng cường tìm kiếm phát triển thị trường mới đặc biệt ở những thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, muốn mở rộng thêm thị trường thì trước hết công ty cần phải nghiên cứu thị trường. Bởi vì, đối với doanh nghiệp xuất khẩu, việc nắm vững thị trường nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài một cách dể dàng và giảm bớt rủi ro. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu phải quan tâm các vấn đề: Dung lượng thị trường nước ngoài, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng về mặt hàng mà mình đang kinh doanh. Các kênh phân phối và tiêu thụ mặt hàng như thế nào, tình hình cung cầu về hàng hoá mình đang kinh doanh. Chiều hướng giá cả hàng hoá đang lên hay đang xuống, có những biến động gì lớn về giá cả hay không và nguyên nhân sự biến đổi là do đâu. Đặc biệt khi xuất khẩu lô hàng lớn, cũng cần phải chú ý đến cả tình hình thu mua hàng trong nước có gặp khó khăn hay cạnh tranh lớn gì không và giá thu mua hàng xuất khẩu ở mức tối đa và tối thiểu ra sao. Công ty có thể mở văn phòng đại diện, cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các đơn vị nước nhập khẩu lớn như Nhật, EU, Úc,.. để tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm cho đầu ra của mình. Cũng thông qua đó, công ty có thể thâm nhập sâu hơn vào những thị trường ngách có nhiều tiềm năng tăng thị phần xuất khẩu trong khi các đối thủ cạnh tranh chưa làm được. Với chiến lược này đòi hỏi công Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 75 SVTH: Liêu Kim Thúy ty phải tốn kém chi phí cho công tác marketing rất nhiều nhưng thành công mang lại có thể là rất lớn thông qua việc gia tăng sản lượng xuất khẩu. 5.3 Xây dựng chiến lược Marketing Thông qua tình hình xuất khẩu của công ty, ta thấy hoạt động marketing của công ty chưa mạnh, nên thị trường tiêu thụ của công ty chưa mở rộng, vậy công ty cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động marketing, xúc tiến thương mại…dựa trên chiến lược 4P. 5.3.1 Sản phẩm Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chủ lực, chất lượng cao, công ty phải luôn luôn đổi mới sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Nếu công ty không quan tâm vấn đề này thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đối thủ cạnh tranh nhảy vào và chiếm lĩnh thị trường. Mỗi thị trường đều có phong tục, văn hoá riêng và đòi hỏi những tiêu chuẩn chất lượng khác nhau tùy vào sự tiến bộ của mỗi quốc gia. Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Chính vì thế, ngày càng có nhiều rào cản kỹ thuật. Do đó, công ty cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát kỹ các mặt hàng của công ty trước khi xuất khẩu. Hiện nguồn nguyên liệu tôm sú tại Cà Mau không ổn định, giá lại tăng cao. Bên cạnh đó các mặt hàng khác như: tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá rô phi… cũng đang được thế giới ưa chuộng, giá lại rẻ hơn tôm sú. Do đó, công ty nên điều chỉnh cơ cấu nguyên liệu sản xuất, đa dạng hóa các sản phẩm của mình theo hướng sử dụng các loại sản phẩm khác có tiềm năng, công ty sẽ giảm được mối lo nguồn nguyên liệu chủ yếu hiện nay là tôm sú. 5.3.2 Giá cả Sản phẩm của công ty chủ yếu là xuất sang các nước EU, Nhật, Úc... Đây là những nước có nền kinh tế dẫn đầu thế giới. Họ có quan điểm là “tiền nào của đó” cho nên khi xuất khẩu sản phẩm thủy sản qua các nước này công ty đều quyết định chọn giá sản phẩm theo giá thị trường. Tuy nhiên, hiện nay giá tôm sú trong nước tăng cao, công ty cần có những giải pháp phù hợp để giá tôm xuất khẩu theo giá thị trường. Trước mắt, công ty nên cắt giảm bớt chi phí của các Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 76 SVTH: Liêu Kim Thúy nguồn nguyên liệu phụ, để giảm bớt giá thành sản phẩm để giá của công ty có thể cạnh tranh lại với các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế. 5.3.3 Phân phối Việc chọn nơi phân phối rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vì vậy, công ty cần chọn những nơi phân phối chính, đem lại hiệu quả cao. Thông thường các công ty nên chọn ở các thành phố lớn, các trung tâm thương mại đầu não của các quốc gia. Thực hiện phân phối thông qua các trung tâm thương mại lớn của các nước. Tại các trung tâm thương mại đó mạng lưới phân phối sẽ tỏa đi khắp nước. Vì vậy việc chọn nhà phân phối tại đây sẽ giúp cho sản phẩm của công ty được nhiều người biết đến thông qua việc tham gia các hội chợ được tổ chức hàng năm tại các thành phố lớn . Ngoài ra công ty nên thành lập đại lý bán sỉ và lẻ tại nước sở tại. Để thuận tiện trong việc phân phối hàng và marketing cho sản phẩm của công ty. 5.3.4 Chiêu thị Công ty thực hiện chiến lược đẩy trong hoạt đông marketing của mình, kế hoạch này sẽ được thể hiện rõ khi bộ phận marketing vận dụng tích cực trong quá trình chiêu thị với khách hàng, tiếp thị sản phẩm, thiết lập quan hệ công chúng tại thị trường nước sở tại. Trước tiên doanh nghiệp sẽ tác động đến khách hàng mua sĩ của mình. Việc tác động này sẽ thực hiện thông qua hình thức chiết khấu, tặng phẩm khuyến mãi, thường xuyên gửi các catalogue quảng mặt hàng của công ty. Đối với người tiêu dùng, công ty sẽ chủ động tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng ở nước sở tại thông qua một số hoạt động công chúng như: quảng cáo, trưng bày sản phẩm ở các hội chợ,… 5.4 Giải pháp về nhân sự Hiện nay, tình hình lao động của công ty còn thấp so với các doanh nghiệp hiện có của khu vực. Hơn nữa, trình độ lao động của công nhân dù đã có tay nghề nhưng công ty cũng cần có những giải pháp để nâng cao tay nghề của họ hơn nữa để thích ứng với những công nghệ chế biến ngày càng hiện đại. Đối với lực lượng này cần có những chính sách khuyến khích lương thưởng phù hợp để Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 77 SVTH: Liêu Kim Thúy giữ chân họ. Đồng thời, công ty cũng phải tăng cường tuyển dụng thêm nguồn lao động mới. Xây dựng chế độ lương bổng hợp lý nâng cao thu nhập cho lao động là công nhân bởi lao động hiện tại của Công ty chỉ đang ở mức trung bình 2 triệu đồng/ tháng. Trong khi mức sống hiện tại của Cà Mau là khá cao không đảm bảo cho công nhân lao động gắn bó lâu dài với Công ty. Chính điều đó làm cho Công tác tuyển dụng diễn ra thường xuyên làm tốn kém chi phí đào tạo tuyển dụng công nhân mới lẽ ra là không đáng có. Công ty cần thể hiện sự quan tâm hơn nữa của cấp lãnh đạo đối với nhân viên của mình như đảm bảo chỗ ở cho công nhân ở xa, đảm bảo về thời hạn trả lương, các chính sách phúc lợi; bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội; duy trì hoạt động công đoàn tốt; khuyến khích tinh thần hợp tác thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí các hoạt động thể thao cần nên tăng cường. Thường xuyên kiểm tra đánh giá đúng năng lực của nhân viên cấp dưới để có những biện pháp hỗ trợ giúp đỡ kịp thời sắp xếp đúng người đúng việc, hỗ trợ kèm cập cán bộ công nhân viên còn yếu kém, phát hiện những cá nhân có thành tích xuất sắc để nhằm bồi dưỡng đào tạo để bổ sung cho lực lượng cán bộ khi cần thiết. Đối với lực lượng nhân viên tiếp thị, bán hàng: Đây là lực lượng quan trọng quyết định đầu ra của sản phẩm nên Công ty cần chú ý đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ kinh tế ngoại thương, xúc tiến bán hàng, trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu kinh doanh hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với lực lượng này hiện nay công ty còn yếu chỉ có vài người trong bộ phận kinh doanh có năng lực đảm nhiệm. Nên ngoài việc đào tạo nhân viên trong đơn vị thì công tác tuyển mộ, tuyển chọn bên ngoài cũng nên được tiến hành. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 78 SVTH: Liêu Kim Thúy CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận Qua phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Phú Cường Jostoco, ta thấy trong 3 năm qua sản lượng và giá trị xuất khẩu của công ty biến động rất nhiều. Mặc dù do biến động của nền kinh tế và nguồn nguyên liêu nên giá trị xuất khẩu của công ty đã giảm từ 2008, nhưng giá trị xuất khẩu đã có dấu hiệu tăng trở lại. Trong những năm qua công ty đã từng đạt được chứng nhận Công ty Xuất khẩu có uy tín, sản phẩm của công ty cũng được chứng nhận là chất lượng cao… để đạt được những thành tựu như vậy là nhờ vào sự nổ lực rất lớn của Ban lãnh đạo và toàn bộ đội ngũ công nhân viên của công ty. Ngoài ra, công ty cũng đang mở rộng hoạt động kinh doanh góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân tỉnh nhà. Bên cạnh đó công ty cũng đang gặp một ít khó khăn như: thị trường xuất khẩu chưa mở rộng, hoạt động Marketing còn yếu đặc biệt nguồn nguyên liệu chưa thật ổn định. Ty gặp khó khăn nhưng công ty cũng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển thu về ngoại tệ đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Việc kinh doanh tôm sú xuất khẩu đã mang về doanh thu và lợi nhuận rất lớn cho công ty trong những năm qua. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, sự biến động về giá tôm sú nguyên liệu tại tỉnh nhà không ổn định, có xu hướng tăng cao nên công ty cần phải nổ lực hết mình để vượt qua những khó khăn về nguồn nguyên liệu trong giai đoạn hiện nay. 6.2 Kiến nghị 6.2.1 Về phía nhà nước Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng như tôm sú là mặt hàng chủ lực của tỉnh Cà Mau. Nhưng hiện nay, Cà Mau đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc nuôi tôm sú, do vậy nguồn tôm sú nguyên liệu hiện nay Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 79 SVTH: Liêu Kim Thúy không ổn định cho các doanh nghiệp. Vì vậy Nhà nước cần có những biện pháp thiết thực hơn trong việc đầu tư cho con tôm sú Cà Mau. Hỗ trợ kinh phí cho các dự án đào tạo huấn luyện nguồn nhân lực để xây dựng vùng nuôi tôm sú an toàn và chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Phối hợp với các trường học, Viện nghiên cứu, tổ chức tập huấn hướng dẫn người dân chọn giống tốt và các biện pháp phòng ngừa chữa trị một số bệnh gây hại đối với tôm nuôi. Cần thúc đẩy nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ để phục vụ tốt hơn nuôi trồng và chế biến tôm sú. Đầu tư nâng cấp và xây dựng các xí nghiệp sản xuất thức ăn tôm, nhập khẩu nguyên liệu và công nghệ cần thiết để sản xuất thức ăn cho tôm có chất lượng và giá thành hợp lý. Bộ thủy sản cần sớm ban hành các tiêu chuẩn về vùng nuôi, qui trình nuôi. Hỗ trợ các địa phương về trang thiết bị để tăng cường kiểm tra, kiểm soát lưu lượng kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng và chế biến thủy sản. Quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất theo hướng tập trung để tạo điều kiện thuận lợi trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. 6.2.2 Đối với công ty Trong điều kiện hội nhập như hiện nay, mở rộng thị trường rất thuận lợi. Vì vậy, hoạt động Marketing là rất cần thiết, công ty cần phải: Tổ chức nghiên cứu thị trường ngoài nước để đáp ứng nhu cầu thông tin cho hoạt động của công ty. Xây dựng chiến lược Marketing của công ty ngắn hạn và dài hạn để thu thập thông tin về thị trường. Xây dựng chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị hợp lý để thu hút người tiêu dùng. Thiết lập và tổ chức thực hiện kiểm tra giám sát các kế hoạch Marketing đã vạch ra. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 80 SVTH: Liêu Kim Thúy TÀI LIỆU THAM KHẢO ---------- - Các giáo trình: 1. Th.s. Phan Thị Ngọc Khuyên (2009). “ Giáo trình Kinh tế đối ngoại”, lưu hành nội bộ, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. 2. GS.TS Bùi Xuân Lưu – PGS.TS Nguyễn Hữu Khải (2001). “Giáo trình Kinh tế Ngoại Thương”, NXB Lao động – xã hội. 3. GVC. Nguyễn Thị Mỵ; TS. Phan Đức Dũng – Giảng viên ĐHQG TP.HCM (2006). “Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh”, NXB Thống kê, TP.HCM. 4. PGS.TS Nguyễn Xuân Quang (2005). “Giáo trình Marketing thương mại”, NXB Lao động – xã hội. 5. Tổng hợp tài liệu và bảng báo cáo từ Công ty Phú Cường. - Các bài báo: 1. Mai Ca (19/08/2010). “Xuất khẩu tôm: Rộng thị trường, hẹp nguồn cung”, 2. Duy Khang – Trần Mạnh (19/06/2010). “Xuất khẩu tôm: Giá cao vẫn thiếu hàng”, 3. Vasep (18/06/2010). “43 DN thủy sản đạt danh hiệu Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2009”, 4. Xuân Trường – Lê Sen (10/08/2010). “Vụ tôm sú tại ĐBSCL: Nông dân và doanh nghiệp đều lo âu”, - Cùng một số thông tin trên các trang web: 1. Website: 2. Website: 3. Website: 4. Website: 5. Website: 6. Website:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần phú cường jostoco.pdf
Luận văn liên quan