Luận văn Phân tích tình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển triển nông thôn chi nhánh thị xã Vĩnh Long

Nhận định được vấn đề nên em chọn đề tài nhỏ “Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thị xã Vĩnh Long” làm luận văn tốt nghiệp. Đề tài nhằm góp một phần nhỏ và thực tế cho vay của Ngân hàng cho tình hình sản xuất VAC. Qua đó, trình bày các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc hỗ trợ vốn kịp lúc, kịp thời cho hộ nông dân sản xuất mô hình VAC trong tình hình phát triển kinh tế của Thị xã Vĩnh Long, cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHN bàn, giữ vững thị phần kinh doanh mang lại hiệu quả ngày càng cao cho Ngân hàng.

pdf106 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2534 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển triển nông thôn chi nhánh thị xã Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng mạnh, nên bà con chuyển sang nuôi cá là điều tất yếu. Con giống cũng có vị trí rất quan trọng trong thu nhập của người dân và nhất là sự thuận lợi từ hệ thống sông ngòi nước ta hiện nay. Bình quân chi phí để nuôi 1000 con cá/1 Vụ là 2113,750 ngàn đồng chiếm 32,8% trong tổng cơ cấu chi phí nuôi cá của hộ nông dân. Qua kết quả thu thập Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 54 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân số liệu từ 32 hộ nông dân tham gia sản xuất mô hình VAC, khi bà con nuôi cá trên ao thường tận dụng nuôi kết hợp nhiều loại cá khác nhau nhằm giảm bớt chi phí nuôi thức ăn, cụ thể nhà nông kết hợp nuôi cá điêu hồng với cá phi, cá điêu hồng với cá tra, cá điêu hồng với cá trê phi…. Hình 9: Tình hình cơ cấu chi phí bình quân nuôi cá 4.2.2. Cơ cấu vốn bình quân tham gia sản xuất mô hình VAC Trong cơ cấu vốn của 32 hộ nông dân tham gia mô hình sản xuất VAC thì vốn tự có không cao, phần còn lại nông dân chủ yếu vay Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thị xã Vĩnh Long. Nếu hộ nông dân với số tiền ít thì cán bộ tín dụng sẽ cho vay dưới hình thức tín chấp, nếu vay với khoản tín dụng lớn thì sẽ được cán bộ tín dụng lập hợp đồng tín dụng theo phương thức từng lần. Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng đầy đủ các giấy tờ về hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay vốn có đảm bảo bằng tài sản cho mục đích sản xuất mô hình VAC như sau:  Hợp đồng tín dụng (2 bản).  Giấy đề nghị vay vốn (1 bản).  Giấy thỏa thuận giao dịch tài sản chung (1 bản).  Phụ lục hợp đồng tín dụng (2 bản).  Biên bản xác định giá trị tài sản đảm bảo (2 bản).  Báo cáo thẩm định, tái thẩm định (1 bản).  Biên bản kiểm tra sau khi cho vay (1 bản).  Phương án vay vốn của hộ sản xuất mô hình VAC (1 bản).  Phiếu xếp loại khách hàng vay vốn (1 bản). Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 55 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân Sau khi đã xét duyệt đầy đủ các hồ sơ vay vốn của khách hàng, thì Ngân hàng sẽ cung cấp nguồn vốn cho hộ nông dân sản xuất mô hình VAC. 4.2.2.1. Vốn vay bình quân làm vườn tạp Bảng 9: Vốn vay bình quân làm vườn tạp Đơn vị tính: 1000 đồng/0,1 ha/1 Vụ Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Vốn tự có 1468,78625 36,99 Vay Ngân hàng 2502,500 63,01 Tổng 3971,2862500 100,00 (Nguồn: Theo kết quả tính toán từ thu thập số liệu) Theo số liệu tính toán thì trong tổng nguồn vốn để sản xuất vườn tạp của 32 hộ nông dân vốn tự có chiếm tỷ lệ nhỏ hơn phần vốn cung cấp của Ngân hàng cho khách hàng sản xuất. Bình quân nguồn vốn tự có của bà con là 1468,78625 ngàn đồng/1 Vụ chiếm 36,99% trong tổng cơ cấu nguồn vốn bình quân. Phần còn lại hộ vay từ Ngân hàng là 2502,500 ngàn đồng/1 Vụ chiếm 63,01%. Như vậy tổng nguồn vốn khách hàng cần để đáp ứng chi phí làm vườn tạp là 3971,2862500 ngàn đồng/1 Vụ. Vào năm 2006 và năm 2007 giá cả của các mặt hàng trái cây, lương thực thực phẩm giảm mạnh, tình trạng trái cây không thể xuất khẩu bị tồn động trong nước xảy ra nhiều. Chính những nguyên nhân này làm cho nhà nông hạn chế trồng trọt mà chuyển sang canh tác loại hình phù hợp với sự tăng trưởng của thị trường hơn. Nhưng đến năm 2008 khi giá của trái cây như nhãn, cam,… lại bắt đầu tăng lên làm cho nhà nông chúng ta phấn khởi và tiếp tục thực hiện việc sản xuất nông nghiệp điển hình của địa phương. Do những năm trước thu nhập mang lại từ canh tác vườn không cao, nên nguồn vốn tự có cho những mùa vụ sau ít là điều đương nhiên. Đa số hộ vay vốn Ngân hàng để đáp ứng chi phí phân bón và chi phí thuốc sâu cho vườn. Vì vậy Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thị xã Vĩnh Long là nơi cung cấp vốn nhiều và tin cậy nhất cho bà con nông dân tham gia sản xuất mô hình VAC của 4 xã và 1 phường tại địa bàn Thị xã Vĩnh Long Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 56 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân Hình 10: Tình hình cơ cấu vốn vay bình quân làm vườn tạp 4.2.2.2. Vốn vay bình quân nuôi gia súc Bảng 10: Vốn vay bình quân nuôi gia súc Đơn vị tính: 1000 đồng/4 con lợn/1 Vụ Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Vốn tự có 3069,375 31,92 Vay Ngân hàng 6545,000 68,08 Tổng 9614,375 100,00 (Nguồn: Theo kết quả tính toán từ thu thập số liệu) Nguồn vốn tự có của hộ bình quân để chăn nuôi 4 con lợn/1 Vụ là 3069,375 ngàn đồng chiếm 31,92% trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Ngân hàng cho khách hàng vay thêm 6545,000 ngàn đồng/4 con lợn/1 Vụ chiếm 68,08%. Hộ nông dân vay vốn Ngân hàng chủ yếu để chi trả cho việc mua con giống và thức ăn gia súc. Những năm 2007 và năm 2008 giá bán ra của gia súc ngày càng tăng cao, nên con giống cho gia súc cung tăng theo. Bình quân 1 con lợn giống có giá 900.000 đồng/1 con. Bình quân 1 con bò giống có giá 3.000.000 đồng. Khi khách hàng vay vốn sẽ phải lập kế hoạch kinh doanh và có tài sản thế chấp, vì chăn nuôi gia súc món vay thường cao. Trong toàn Thị xã Vĩnh Long phần lớn các hộ nuôi gia súc dưới dạng gia đình là chính. Vì vậy Ngân hàng khi cho khách hàng vay với món vay lớn thì khách hàng phải lập kế hoạch rõ ràng và xác định được lợi nhuận thì Ngân hàng sẽ đầu tư phần con giống, thức ăn trong quá trình nuôi, phải hoàn trả nợ đúng thời hạn theo hợp đồng tín dụng. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 57 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân Hình 11: Tình hình cơ cấu vốn vay bình quân nuôi gia súc 4.2.2.3. Vốn vay bình quân nuôi cá Bảng 11: Vốn vay bình quân nuôi cá Đơn vị tính: 1000 đồng/1000 con/1 Vụ Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Vốn tự có 2005,6875 31,31 Vay Ngân hàng 4400,000 68,69 Tổng 6405,6875 100,00 (Nguồn: Theo kết quả tính toán từ thu thập số liệu) Theo kết quả tính toán từ thu thập số liệu của 32 hộ nông dân, bình quân vốn tự có của khách hàng cho 1000 con cá/1 Vụ là 2005,6875 ngàn đồng chiếm 31,31% trong tổng cơ cấu vốn vay bình quân. Còn lại 68,69% là nguồn vốn do Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thị xã Vĩnh Long cung cấp, bình quân là 4400 ngàn đồng. Số vốn vay mà hộ nông dân vay từ các cá nhân cho vay nặng lãi phải gánh chịu lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất của Ngân hàng. Đa số các hộ vay vốn từ Ngân hàng với thời hạn ngắn để chăn nuôi cá. Trong những năm gần đây đa số nông dân đi vay vốn để sản xuất. Vì vậy, doanh số cho vay của Ngân hàng liên tục tăng trong ba năm 2006 – 2008. Điều này nói lên tính hiệu quả trong sản xuất của nông dân. Ngân hàng đã góp phần nâng cao nguồn vốn trong sản xuất của các hộ nông dân một phần cải thiện được đời sống của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất. Bên cạnh đó Ngân hàng đã tạo điều kiện đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho nông dân trong sản xuất Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 58 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân nhằm hạn chế tình trạng vay với lãi suất cao, đem lại lợi nhuận cao hơn trong sản xuất. Hình 12: Tình hình cơ cấu vốn vay bình quân nuôi cá 4.3. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ẢNH HƯỞNG KẾT QUẢ VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI MÔ HÌNH SẢN XUẤT VAC Theo định hướng phát triển vùng của Bộ Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là phải “ tiếp tục phát huy vai trò của vùng lúa và nông sản, thủy sản xuất khẩu lớn nhất cả nước; đẩy mạnh sản xuất và nâng cao chất lượng lương thực, rau quả, chăn nuôi, thủy sản, hàng hóa, phát triển công nghiệp chế biến, cơ khí, các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Triển khai xây dựng các cụm công nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tỷ trọng lao động công nghiệp… hoàn chỉnh các cảng sông, nâng cấp các sân bay, quy hoạch và xây dựng khu dân cư, kết cấu hạ tầng phù hợp với điều kiện kinh tế của vùng”… Tỉnh Vĩnh Long là một trong những trung tâm vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, đã tận dụng tối đa các lợi thế về giao thông, về vị trí địa lý, về trình độ kỷ thuật,… đẩy mạnh phát triển các ngành vốn là mũi nhọn của nền kinh tế trong những năm qua như: công nghiệp chế biến, thương mại, xây dựng, thủy sản, chăn nuôi, VAC… một mặt tạo bước chuyển mạnh trong cơ cấu kinh tế, mặt khác thể hiện sự quán triệt thực hiện đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và Tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Trong những năm qua, nhu cầu vốn để phục vụ mô hình sản xuất VAC đã không ngừng tăng và Ngân hàng nông nghiệp Thị xã Vĩnh Long đã chủ động tài trợ, việc đáp ứng nhu cầu này được phân tích cụ thể ở phần sau. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 59 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân 4.3.1. Phân tích tình hình doanh số cho vay Doanh số cho vay ngắn hạn có nhiều biến động qua các năm. Năm 2006 đạt 150.484 triệu đồng. Đây là con số tương đối cao thể hiện chính sách tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thị xã Vĩnh Long luôn hướng tới khách hàng sản xuất kinh doanh ngắn hạn là chủ yếu. Đến năm 2007 và năm 2008 chỉ tiêu này tiếp tục tăng không ngừng, cụ thể năm 2007 đạt 172.235 triệu đồng và năm 2008 đạt 217.241 triệu đồng. Tình hình doanh số cho vay ngắn hạn sẽ được phân tích cụ thể theo mục đích đi vay mô hình sản xuất VAC của khách hàng. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 60 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 61 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân Cho vay theo mô hình sản xuất VAC là đầu tư vào một đối tượng sản xuất mới, có thời hạn dài hơn bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, mua bán nhỏ kết hợp lại với nhau để đạt được hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp cao hơn, để các đối tượng này có thể tương trợ cho nhau trong quá trình cùng phát triển như mô hình VAC, VACR, VR. Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thị xã Vĩnh Long đã khuyến khích đầu tư và thu hút được bà con nông dân. Việc áp dụng hình thức đầu tư này góp phần làm tăng tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Cụ thể, năm 2006 doanh số cho vay mô hình sản xuất VAC đạt 19.577 triệu đồng. Sang năm 2007, doanh số này tăng lên đạt 24.453 triệu đồng, tăng 4.876 triệu đồng, tương ứng tăng 24,91% so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số cho vay lại tiếp tục tăng lên một cách đáng kể tăng 19.908 triệu đồng, cụ thể đạt 44.361 triệu đồng, chiếm 20,42% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng. Việc cho vay theo hình hức này có nhiều thuận lợi cho Ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng sẽ đỡ mất thời gian và chi phí vì giảm được thủ tục vay nhiều lần của hộ nông dân trong cùng một hộ; còn đối với hộ nông dân thì chủ động hơn, linh hoạt hơn trong việc sử dụng đồng vốn vay sao cho đạt nhiều lợi nhuận nhất. Cả Ngân hàng và nông dân sẽ giảm được rủi ro khi đầu tư mô hình sản xuất VAC vì rủi ro được phân bổ không tập trung vào đối tượng nhất định nào. Bên cạnh đó trong quá trình thu thập số liệu qua tìm hiểu, điều mà hộ nông dân quan tâm nhất khi đến Ngân hàng vay vốn đó là “lãi suất”. Hộ nông dân chấp nhận làm nhiều thủ tục khi vay vốn, vì họ cho đó là an toàn hơn khi vay nóng bên ngoài. Chính vì thế Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong những năm qua có mức lãi suất phù hợp cho hộ nông dân vay vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Theo ý kiến của cán bộ tín dụng tại Ngân hàng: Lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ dao động rất nhỏ và tùy theo đối tượng vay mà cán bộ tín dụng có thể linh hoạt áp dụng mức lãi suất phù hợp trong phạm vi cho phép. Nếu khách hàng là khách hàng truyền thống, đã vay nhiều lần ở Ngân hàng thì khách hàng sẽ được xếp loại A, nếu khách hàng có nợ quá hạn và đã trả hoàn tất nợ, khách hàng xin vay lại hoặc khách hàng lần đầu tiên xin vay vốn thì sẽ được xếp loại B. Căn cứ Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 62 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân vào hình thức xếp loại thì Ngân hàng có mức lãi suất phù hợp và độ tin cậy vì ít rủi ro xảy ra. Hình 13: Tình hình doanh số cho vay về mô hình sản xuất VAC 4.3.2. Phân tích tình hình doanh số thu nợ Cùng với sự thay đổi về tình hình cho vay thì doanh số thu nợ của Ngân hàng trong lĩnh vực cho vay ngắn hạn cũng tăng hoặc giảm theo. Năm 2006, doanh số thu nợ đạt 137.235 triệu đồng. Ðến năm 2007 công tác thu hồi nợ của chi nhánh có phần tăng nhẹ không đáng kể, chỉ thu được 155.648 triệu đồng. Bước sang năm 2008, tình hình thu nợ của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thị xã Vĩnh Long được đánh giá đáng kể, doanh số thu nợ của toàn chi nhánh đạt 201.703 triệu đồng, tăng 29,6% so với năm 2008. Từ kết quả trên cho thấy toàn bộ cán bộ nhân viên Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thị xã Vĩnh Long đã tập trung lực lượng chấn chỉnh công tác tín dụng, đặc biệt là công tác cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay đối với các đối tượng có tiềm năng rủi ro. Khách hàng của Agribank Thị xã Vĩnh Long ngày càng đa dạng, nhiều khách hàng làm ăn có hiệu quả hợp tác với chi nhánh. Do đó không những doanh số cho vay tăng mà cả chất lượng món vay cũng tăng. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 63 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 64 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân Về cho vay theo mục đích sản xuất VAC, như chúng ta phân tích lượng tín dụng cung cấp theo chiều hướng này có chiều hướng tăng dần và doanh số thu nợ đối với loại hình cho vay này cũng tăng theo. Năm 2006 doanh số thu nợ đạt 21.199 triệu đồng, năm 2007 doanh số thu nợ tăng lên 21.285 triệu đồng, tăng 86 triệu đồng. Năm 2008 đạt 46.426 triệu đồng, tăng 25.141 triệu đồng. Nếu xét về cơ cấu tỷ trọng qua các năm lần lượt năm 2006 chiếm 15,45% năm 2007 chiếm 13,68% và năm 2008 chiếm tỷ trọng 23,02%. Sở dĩ lĩnh vực cho vay cho loại hình sản xuất VAC được tăng lên một cách đáng kể là do mô hình sản xuất VAC được tỉnh đặc biệt quan tâm từ công tác chọn giống đến công tác thực hiện. Các cơ sở khuyến nông thường xuyên đôn đốc hộ nông dân thực hiện việc kiểm tra phòng ngừa dịch bệnh, cảnh báo dịch bệnh có thể xảy ra trên diện rộng qua các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nắm bắt kịp thời. Từ đó giúp hộ nông dân tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Hoạt động của hộ đạt được hiệu quả cao thì việc thu hồi các món vay của Ngân hàng được gia tăng đáng kể. Hình 14: Tình hình doanh số thu nợ về mô hình sản xuất VAC 4.3.3. Phân tích tình hình dư nợ Nhìn chung tình hình dư nợ của Agribank Thị xã Vĩnh Long tăng đều qua các năm. Năm 2006 tình hình dư nợ đạt 93.781 triệu đồng, nhưng đến cuối năm 2007 tình hình dư nợ của chi nhánh tăng lên 16.587 triệu đồng, đạt 110.368 triệu đồng. Đến năm 2008 dư nợ của toàn chi nhánh đạt 125.906 triệu đồng, tăng 15.538 triệu đồng, tương ứng tăng 14,08% so với năm trước. Tình hình dư nợ ngắn hạn mỗi năm tăng cao so với năm trước là do một phần doanh số cho vay Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 65 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân tăng. Mặt khác, nhu cầu vay vốn ngắn thường vào thời điểm giữa hoặc cuối năm. Bên cạnh đó nền kinh tế đạt nhịp độ tăng trưởng cao, nhu cầu sản xuất kinh doanh chuẩn bị hội nhập diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu vốn vay sản xuất cao, nên tình hình dư nợ tăng là điều tất yếu. Dư nợ chính là nguồn thu lợi nhuận cho Ngân hàng. Chính vì vậy mà dư nợ càng cao thì quy mô tín dụng ngắn hạn của chi nhánh càng lớn. Tuy nhiên cùng với sự tăng cao về tình hình dư nợ thì chi nhánh cần quan tâm chú ý đến chất lượng tín dụng nhằm đạt được mức dư nợ cao, thu lãi nhiều nhưng vẫn thu hồi được nợ, hạn chế được rủi ro. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 66 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 67 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân Mặc dù cho vay theo mục đích nông nghiệp là chủ yếu đối với Ngân hàng, nhưng qua 3 năm dư nợ cho mục đích này có xu hướng tăng giảm không đều. Năm 2006 dư nợ ngắn hạn đạt 17.290 triệu đồng. Năm 2007 tăng nhẹ 3.168 triệu đồng, đạt 20.458 triệu đồng, chiếm 18,32% so với năm 2006, với tỷ trọng cơ cấu là 18,54%. Năm 2008 lại giảm, giảm 2.065 triệu đồng so với năm 2007, đạt 18.393 triệu đồng, với tỷ lệ cơ cấu 14,61%, giảm tương ứng 10,1% so với năm trước. Qua kết quả thu thập số liệu cho biết rằng đa số hộ nông dân đều không muốn vay nóng bên ngoài vì họ cho rằng lãi suất vay bên ngoài rất cao, một khi hộ đã có nhu cầu vay vốn thì họ rất cần sự hỗ trợ của Ngân hàng và hộ nông dân luôn đặt niềm tin ở Ngân hàng. Chính vì thế trong tương lai Ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi hơn đối với những hộ có chí hướng làm ăn góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Hình 15: Tình hình dư nợ về mô hình sản xuất VAC 4.3.4. Phân tích nợ xấu/dư nợ Trong hoạt động tín dụng cho vay, rủi ro là một vấn đề không thể tránh khỏi. Dù một Ngân hàng có hoạt động tốt đến đâu, hiệu quả cách mấy thì rủi ro vẫn có thể xảy ra biểu hiện là nợ xấu không ngừng tăng. Tuy nhiên mức độ rủi ro của các khoản nợ còn tùy thuộc vào tình hình thị trường, khả năng của người vay và sự đánh giá của nhân viên quản lý nợ. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 68 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 69 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân Trong lĩnh vực cho vay ngắn hạn, rủi ro về lĩnh vực nông nghiệp cũng không kém. Nợ xấu theo mục đích mô hình sản xuất VAC chiếm tỷ trọng trong tổng dư nợ ngắn hạn liên tục giảm qua các năm, trong đó năm 2006 tình hình nợ xấu chiếm 0,269% . Năm 2007 lại tiếp tục giảm chỉ còn 0,1903%. Và năm 2008 chỉ số này là 0,1009%. Nợ xấu của hộ nông dân cho mô hình sản xuất VAC trong tổng dư nợ ngắn hạn không cao. Vì đây là khách hàng chủ yếu của Ngân hàng nên công tác thu hồi vốn được các cán bộ tín dụng quan tâm trước tiên. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu/dư nợ qua ba năm về mô hình sản xuất VAC của Ngân hàng dao động trong phạm vi rất nhỏ, đây là chỉ tiêu lý tưởng mà tất cả các Ngân hàng đang vươn đến. Để đạt được kết quả trên là cả một quá trình phấn đấu của cán bộ công nhân viên chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thị xã Vĩnh Long, đặc biệt là Ban Giám đốc Ngân hàng thường xuyên theo dõi, thống kê tất cả các món vay sau đó liệt kê các món vay sắp đến hạn và cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm phải đến từng hộ nhắc nhở đôn đốc khách hàng đóng lãi và trả gốc đúng hạn, không để xảy ra tình trạng phát sinh nợ xấu. Hơn nữa Ngân hàng còn thực hiện chính sách cho vay lại đối với khách hàng thực hiện trả lãi tốt trong quá trình vay vốn, điều này kích thích bà con trả lãi và nợ đúng hạn, đồng thời cần có tác dụng giữ chân được một số lượng lớn khách hàng truyền thống của Ngân hàng. 4.4. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN CHO MÔ HÌNH SẢN XUẤT VAC Với đề tài “Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thị xã Vĩnh Long”, nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu em đã tiến hành điều tra thu thập số liệu của hộ nông dân từ 4 xã và 1 Phường trên địa bàn Thị xã Vĩnh Long. Số liệu em thu thập được thông qua việc chọn lựa ngẫu nhiên phân tầng. Số mẫu thu thập là 32 mẫu, đối tượng thu thập là các hộ nông dân đang tham gia mô hình sản xuất VAC. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 70 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân Bảng 16: Doanh thu của hộ nông dân Số tiền Mẫu Tỷ trọng (%) Dưới 10 triệu 1 3,125 10 triệu - < 50 triệu 17 53,13 50 triệu - < 100 triệu 10 31,25 Trên 100 triệu 4 12,5 Tổng 32 100,00 (Nguồn: Theo kết quả tính toán từ thu thập số liệu) Theo số liệu thu thập được ban đầu, hầu hết các hộ sinh sống bằng nghề nông: chăn nuôi heo, bò, gia cầm, làm vườn (trồng cam, bưởi, nhãn,…) và một số ít trồng lúa. Bình quân mỗi gia đình có 3 người với thu nhập bình quân 400.000 đồng/tháng/người. Với khoảng thu nhập như vậy đã gây rất nhiều khó khăn trong việc xoay chuyển đồng vốn của mình, họ phải vừa đảm bảo nhu cầu sinh hoạt trong gia đình vừa phải tích góp để sản xuất. Vì thế mà họ rất cần sự hỗ trợ đồng vốn từ các tổ chức tín dụng để có thể sản xuất theo chu kỳ sinh trưởng của con giống và cây trồng, và Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính là nơi tin cậy để hộ nông dân đặt trọn niềm tin của mình. Tùy thuộc vào quy mô của mô hình sản xuất VAC mà mỗi hộ nông dân có doanh thu khác nhau, kết quả từ thu thập số liệu của 32 hộ cho thấy doanh thu đạt được từ mô hình sản xuất VAC đạt hiệu quả cao. Trong 32 hộ thì có 1 hộ đạt doanh thu dưới 10 triệu đồng chiếm 3,125% trong tổng cơ cấu doanh thu. Với doanh thu từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng thì có 17 mẫu trong tổng số 32 mẫu thu thập số liệu chiếm 53,13%. Đây là khoản thu thập chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng cơ cấu doanh thu của 32 mẫu. Hộ Ngô Văn A (xã Tân Hòa, Thị xã Vĩnh Long). Với tổng chi phí cho mô hình sản xuất VAC (trồng cam, nuôi heo thịt, nuôi heo nái) là 28.372.000 đồng lãi suất vay 1,708%/tháng. Doanh thu đạt được là 41.600.000 đồng. Sau khi đã trừ đi các khoản chi phí như: chi phí con Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 71 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân giống, chi phí phân bón cho cam, trả tiền lãi vay Ngân hàng (cả tiền gốc và tiền lãi) thì hộ ông A vẫn đạt lợi nhuận ròng 9.128.800 đồng. Doanh từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng có 10 mẫu chiếm 31,25 % và trên 100 triệu đồng có 4 hộ nông dân chiếm 12,5% trong tổng cơ cấu doanh thu của 32 hộ nông dân. Theo số liệu thu thập được từ 4 xã (Trường An, Tân Ngãi, Tân Hòa, Tân Hội) và 1 phường (Phường 9). Hộ ông Trần Văn B (Phường 9, Thị xã Vĩnh Long). Với tổng chi phí cho mô hình sản xuất VAC (nuôi bò, nuôi heo, nuôi cá điêu hồng, nuôi cá trê phi) là 268.100.000 đồng lãi suất vay 0,875%/tháng. Doanh đạt được của ông B cho mô hình sản xuất VAC là 376 triệu đồng. Sau khi đã trừ đi các khoản chi phí như: chi phí con giống, chi phí thức ăn cho heo, chi phí thức ăn cho cá, trả tiền lãi vay Ngân hàng (cả tiền gốc và tiền lãi) thì hộ ông B vẫn đạt lợi nhuận ròng 40.400.000 đồng. Như vậy với hiệu quả mô hình VAC đa số hộ nông dân đều có cuộc sống tốt hơn, thu nhập tăng hơn và góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp – nông thôn của nước nhà. Hình 16: Tình hình cơ cấu doanh thu Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 72 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CHO MÔ HÌNH VAC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỊ XÃ VĨNH LONG 5.1. KHÓ KHĂN CỦA HỘ NÔNG DÂN THAM GIA MÔ HÌNH SẢN XUẤT VAC KHI TIẾP XÚC NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG Bảng 17: Khó khăn của hộ nông dân Khó khăn Số mẫu Tỷ trọng (%) Thủ tục vay vốn 4 8,51 Tài sản thế chấp 7 14,9 Lãi suất vay 22 46,8 Khác 14 29,8 Tổng 47 100,00 (Nguồn: Theo kết quả tính toán từ thu thập số liệu) Trong 32 hộ hoạt động tham gia mô hình sản xuất VAC thì có 4 hộ gặp khó khăn về thủ tục vay vốn, 7 hộ gặp khó khăn về tài sản thế chấp, lãi suất vay chiếm nhiều nhất với 22 hộ, 14 hộ gặp khó khăn về những vấn đề khác. Xét về tỷ trọng lần lượt như sau: 8,51% gặp khó khăn về thủ tục vay vốn, 14,9% gặp khó khăn về tài sản thế chấp, 46,8% gặp khó khăn về lãi suất vay, 29,8% gặp khó khăn về các vấn đề khác. Năm 2008 là năm biến động về lãi suất, vì vậy hộ nông dân khi vay vốn phải chịu lãi suất rất cao, trung bình là 1,06%/tháng dành cho các khoản vay. Người dân Việt Nam luôn có tâm lý “Của phải gắn liền người”, hộ nông dân ít có tâm lý sẵn sàng đem tài sản thế chấp đến Ngân hàng để xin vay vốn. Đây là vấn đề khó khăn cho cả Ngân hàng và hộ nông dân trong quá trình làm hồ sơ tín dụng. Và còn rất nhiều khó khăn về tài sản thế chấp như: tài sản chưa được chuyển nhượng cụ thể cho người thụ hưởng, tài sản thế chấp gặp khó khăn trong thủ tục pháp lý,… Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 73 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân 5.2. YÊU CẦU ĐỀ XUẤT CỦA HỘ NÔNG DÂN Bảng 18: Yêu cầu đề xuất Ý kiến đề xuất Số mẫu Tỷ trọng (%) Giảm bớt thủ tục xét duyệt hồ sơ 9 12 Tăng thời hạn vay vốn 14 18,7 Tăng tiền vay 7 9,33 Giảm lãi suất vay 22 29,3 Cho vay lưu vụ 0 0 Khác 23 30,7 Tổng 75 100,00 (Nguồn: Theo kết quả tính toán từ thu thập số liệu)  Qua kết quả nghiên cứu cho thấy với lãi suất hiện nay thì có 29,3% số hộ yêu cầu giảm lãi suất, 30,7% số hộ nông dân có những đề xuất khác như: hộ có thể trả số tiền gốc và lãi trễ vài ngày hay không vì khi món vay đã đến hạn mà hộ chưa có đủ số tiền cả gốc và lãi, cán bộ tín dụng giúp đỡ hộ nông dân để hộ có thể đóng lãi đúng theo hợp đồng,…  Và có thêm 12% hộ đề xuất giảm thủ tục hồ sơ vay vốn vì khi làm hồ sơ hộ phải tốn rất nhiều giai đoạn. Vậy tổ chức tín dụng nên khẩn trương xem xét trong khâu xét duyệt hồ sơ cho vay. Nên nghiên cứu để cụ thể hoá các qui định về trình tự xét duyệt hồ sơ và hồ sơ thủ tục cho phù hợp.  Về thời hạn tín dụng và khối lượng tín dụng: có 18,7% số hộ sản xuất đề xuất là nên tăng thời hạn tín dụng và có tới 9,33% số hộ đề xuất là nên tăng khối lượng tín dụng tức là mỗi một lần cho một hộ vay phải nhiều hơn so với hiện nay vì nhu cầu vốn cho sản xuất ngày càng tăng, do một số nông dân mở rộng mô hình sản xuất. Các tổ chức tín dụng nên nghiên cứu để đề xuất chính sách cho phù hợp với thực tiễn của Ngân hàng. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 74 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân 5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG CHO VAY MÔ HÌNH SẢN XUẤT VAC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỊ XÃ VĨNH LONG 5.3.1. Tăng nguồn vốn huy động  Tăng lãi suất huy động để tăng nguồn vốn huy động. Hiện nay tất cả các Ngân hàng đã đồng loạt bước vào cuộc đua tăng lãi suất huy động, đối với Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Long việc làm này là điều tất yếu.  Thường xuyên thông báo rộng rãi thể lệ và bảng lãi suất huy động vốn cho khách hàng biết.  Ngân hàng nên thường xuyên phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi để đa dạng hóa hình thức huy động vốn.  Chủ động mời gọi các cơ quan thực hiện chi trả lương qua Ngân hàng, tìm kiếm mở rộng quan hệ với các khách hàng được đánh giá là có khả năng tài chính mạnh, có nguồn tiền gửi nhiều. Khi mà sự cạnh tranh của các Ngân hàng ngày càng gay gắt nhất là về huy động vốn thì Ngân hàng không thể chỉ bị động ngồi chờ khách hàng mang tiền đến gửi ở Ngân hàng mình như trước đây mà phải chủ động tìm đến khách hàng.  Có quà tặng cho những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn.  Khuyến khích khách hàng mở tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng như giảm chi phí mở tài khoản để qua đó Ngân hàng có thêm một nguồn vốn do yêu cầu dự trữ để duy trì tài khoản. 5.3.2. Có chính sách cho vay cụ thể cho khách hàng là hộ nông dân Để làm tốt chính sách khách hàng, Ngân hàng cần quan tâm đến những vấn đề sau:  Có chính sách về vốn, lãi suất, điều kiện tín dụng, dịch vụ đối với khách hàng truyền thống, có uy tín, sản xuất mô hình VAC tốt nhằm tăng trưởng và giữ vững thị phần đối với nhóm khách hàng này.  Có chính sách với những món vay cho mô hình sản xuất VAC lớn sau khi thẩm định có hiệu quả vì khi cho vay những món này Ngân hàng tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 75 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân  Phân loại khách hàng là hộ nông dân sản xuất mô hình VAC trên cơ sở chấm điểm hàng năm, chuẩn hoá theo bảng điểm trong việc phân loại trên cơ sở các tiêu chí như: Doanh thu, lợi nhuận, chất lượng tín dụng, khả năng trả nợ, chấp hành hợp đồng tín dụng. Chính sách khách hàng đối với hộ nông dân tham gia sản xuất mô hình VAC rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và đặc biệt quan trọng trong việc xem xét quyết định cho vay, áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay nhằm tăng trưởng tín dụng một cách có hiệu quả. 5.3.3. Thực hiện tốt công tác tín dụng đối với mô hình sản xuất VAC Vai trò của tín dụng đối với phát triển mô hình sản xuất VAC phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của Ngân hàng. Để nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thị xã Vĩnh Long xin đề xuất một số giải pháp sau:  Ngân hàng cần tìm kiếm các khả năng cho vay an toàn, tìm những phương án sản xuất mô hình VAC có hiệu quả nhằm phòng ngừa và giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động tín dụng, xây dựng những quy định cho vay phù hợp với hộ nông dân, xác định thời hạn cho vay phải sát với yêu cầu của sản xuất mô hình VAC của hộ nông dân.  Đa dạng hóa các hình thức cho vay nhằm tăng thêm sự lựa chọn và khả năng tiếp cận của hộ nông dân đối với tín dụng Ngân hàng.  Để hoạt động tín dụng Ngân hàng thật sự lành mạnh, việc đầu tư vốn phải do chính Ngân hàng tự quyết định và tự chịu trách nhiệm, cần thấy rằng tình hình quan hệ tín dụng giữa khách hàng với Ngân hàng là nguồn thông tin quan trọng để các cấp lãnh đạo, các ngành đánh giá đúng tình hình hoạt động của các thành phần kinh tế, nhất là hộ nông dân sản xuất mô hình VAC. Tóm lại, chúng ta sử dụng nguồn lực tín dụng Ngân hàng như một công cụ để thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời phát huy vai trò kiểm soát bằng đồng tiền của nó gắn liền với hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các thành phần kinh tế. Và muốn đạt được tăng trưởng tín dụng đáp ứng tốt các nhu cầu vay vốn phục vụ cho phát triển kinh tế địa phương, các Ngân hàng trên địa bàn ra sức tạo lập nguồn vốn bằng nhiều biện pháp, trong điều kiện vốn huy động tại chỗ không đủ để cho vay. Ngoài việc cố gắng nâng dần tỷ trọng vốn huy động tại chỗ gắn liền Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 76 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân với kết quả phát triển kinh tế - xã hội, một biện pháp thiết nghĩ hết sức quan trọng là đảm bảo chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa nợ xấu, có như thế các chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới có điều kiện tranh thủ vốn điều hoà trong từng hệ thống để chủ động nguồn vốn, đủ sức phục vụ nhu cầu sản xuất mô hình VAC của hộ nông dân ngày càng hiệu quả hơn. 5.3.4. Các biện pháp khác Để việc đầu tư tín dụng đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thị xã Vĩnh Long cần liên kết chặt chẽ với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn để hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Vì thế, các Ngân hàng trên cùng địa bàn dưới sự chủ trì của Ngân hàng Nhà nước, cần có sự thống nhất về lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay trên cơ sở đảm bảo cho việc hoạt động bình thường của các Ngân hàng và lãi suất cơ bản do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành trong từng giai đoạn. Các Ngân hàng nên phối hợp cung cấp thông tin về khách hàng để phòng tránh rủi ro nợ quá hạn xảy ra. Cần đơn giản, cụ thể hóa các thủ tục và quy trình cho vay sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Chi nhánh nên kết hợp với Phòng nông nghiệp hướng dẫn nông dân các kiến thức về chăm sóc cây trồng, vật nuôi; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và khâu xử lý sau khi thu hoạch nhằm tăng nănbg suất, giảm thất thoát, tăng chất lượng nông phẩm giúp nông hộ làm ăn có hiệu quả để trả vốn vay Ngân hàng và tăng thu nhập cho gia đình. Ví dụ: thu hoạch cây ăn trái vào mùa thuận thì giá sẽ bị rẻ hơn giá các loại trái cây vào mùa nghịch, nông dân đành bán với giá rẻ do đó thu nhập không cao, có khi lỗ vốn khó có thể trả nợ vay ngân hàng. Vì thế, Ngân hàng cần kết hợp với Phòng nông nghiệp của tỉnh trình diễn các loại cây thu hoạch được cả hai mùa nghịch và thuận, tư vấn kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả cho bà con và Ngân hàng sẽ giúp vốn để họ mua phân bón và thuốc trừ sâu về sử dụng . Làm được như thế sẽ giảm thất thoát, tăng chất lượng cây ăn quả nên tăng giá bán, giúp tăng thu nhập cho nông hộ và tăng khả năng trả nợ vay Ngân hàng. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 77 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Trong những năm qua, chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đạt được những thành tựu to lớn, biến nước ta từ nước nông nghiệp lạc hậu, thiếu lương thực trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới. Điều này khẳng định hướng đi hoàn toàn đúng đắn trong việc chọn nông nghiệp là mặt trận hàng đầu để công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Cùng với việc thực hiện tốt chủ trương, chính sách đó người dân Vĩnh Long đã vượt qua những khó khăn, thử thách giành được nhiều thắng lợi về mọi mặt. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đã có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, số hộ đói không còn, số hộ nghèo ngày càng giảm, hộ làm ăn khá giả ngày một tăng trong đó có sự đóng góp tích cực, hiệu quả của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thị xã Vĩnh Long đã khẳng định vị trí, vai trò cùa Ngân hàng nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Là một đơn vị kinh doanh tiền tệ nhưng chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thị xã Vĩnh Long luôn xác định đúng đối tượng để phục vụ, hướng về nông nghiệp và nông thôn rộng lớn mà khách hàng đông đảo là các hộ nông dân. Ngân hàng không ngừng hỗ trợ vốn để đáp ứng thiếu hụt về vốn trong sản xuất – kinh doanh mà còn đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn đầu tư cho vay với dự án phát triển sản xuất sau thu hoạch, cho nông dân vay để xây mới và sửa chữa nhà, nước sạch sinh hoạt,…nhằm nâng cao điều kiện sống. Nhờ vào vốn của Ngân hàng, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất: nhiều giống cây trồng mới, các tiến bộ công nghệ trồng trọt, chăn nuôi được sử dụng để đưa sản lượng hàng hóa ngày càng tăng góp phần nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi cũng như gia tăng thu nhập cho người nông dân. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 78 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thị xã Vĩnh Long là chỗ dựa, là người bạn thân thiết của hộ nông dân trong khu vực, bởi nó hợp lòng dân, hơn nữa góp phần không nhỏ vào việc chống tình trạng cho vay nặng lãi, giúp nông dân yên tâm phát triển sản xuất và sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả. Có được thành quả như trên, một phần cũng nhờ vào sự nỗ lực của các nhân viên trong Ngân hàng, nội bộ đoàn kết nhất trí tạo nên sức mạnh để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Cuối cùng đã đem lại cho ngân hàng một kết quả kinh doanh đáng khích lệ thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh mà em đã có dịp đề cập ở phần trước. Trong thời gian qua chi nhánh Ngân hàng Thị xã Vĩnh Long đã giúp đỡ bà con nông dân rất nhiều trong việc hỗ trợ vốn, bên cạnh đó môi trường nông nghiệp vẫn còn tồn đọng rất nhiều khó khăn:  Nông nghiệp nông thôn là khu vực sản xuất có nhiều ngành nghề , nhiều tiềm năng kinh tế và thị trường rộng lớn nhưng thị trường tài chính nông thôn lại kém phát triển, thu nhập của người dân còn thấp và hạn chế trong khi nhu cầu về vốn cho sản xuất lại rất lớn.  Món vay của hộ nông dân thường nhỏ làm cho đồng vốn bị manh mún và trải dài trên địa bàn rộng, việc đi lại khó khăn dẫn đến chi phí của việc giải ngân và thu hồi nợ cao.  Đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn nhưng tỷ lệ sinh lời thấp và vòng quay vốn chậm.  Khu vực nông nghiệp chứa đựng rủi ro cao do đặc điểm sản xuất của khu vực này phụ thuộc rất lớn vào yếu tố khách quan như: thời tiết, giá cả,… từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Nhận định được vấn đề nên em chọn đề tài nhỏ “Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thị xã Vĩnh Long” làm luận văn tốt nghiệp. Đề tài nhằm góp một phần nhỏ và thực tế cho vay của Ngân hàng cho tình hình sản xuất VAC. Qua đó, trình bày các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc hỗ trợ vốn kịp lúc, kịp thời cho hộ nông dân sản xuất mô hình VAC trong tình hình phát triển kinh tế của Thị xã Vĩnh Long, cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 79 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân bàn, giữ vững thị phần kinh doanh mang lại hiệu quả ngày càng cao cho Ngân hàng. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thị xã Vĩnh Long Qua thời gian thực tập và tiếp xúc với thực tế tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thị xã Vĩnh Long, em nhận thấy hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng cho mô hình VAC nói riêng thật sự có hiệu quả, biểu hiện đó là lợi nhuận thu được hàng năm của Ngân hàng. Tuy nhiên, để hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng nâng cao và hiệu quả hơn, em xin đề xuất một số ý kiến sau:  Ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, có thể kêu gọi vốn đầu tư từ các tổ chức khác để có nguồn vốn ổn định, lâu dài giúp Ngân hàng đầu tư vào các món vay trung, dài hạn.  Phân loại khách hàng trên cơ sở uy tín, số dư tiền gởi hay giao dịch lâu năm để áp dụng mức lãi suất thích hợp và cần có hành động thiết thực như tặng quà, xổ số trúng thưởng,… nhằm duy trì khách hàng cũ khuyến khích khách hàng mới.  Thực hiện điều tra kinh tế hộ nông dân sản xuất mô hình VAC thường xuyên để phân loại từ đó có chính sách đầu tư thích hợp. Qua đó, Ngân hàng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân mà hộ sản xuất mô hình VAC có nhu cầu vay vốn nhưng chưa liên hệ vay để có kế hoạch phát triển đầu tư.  Hiện nay, nguồn vốn thu nhập chủ yếu của chi nhánh là thu từ hoạt động tính dụng, vì thế Ngân hàng cần có chính sách đẩy mạnh việc mở rộng thêm các dịch vụ góp phần gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.  Cần tranh thủ phối chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức, ban ngành đoàn thể trong khâu xét duyệt hồ sơ tín dụng và thu hồi nợ để hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả hơn. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 80 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân 6.2.2. Đối với Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long  Quan tâm và tạo điều kiện trong việc đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ cho nhân viên để hoạt động của các Ngân hàng chi nhánh cấp dưới ngày càng hiệu quả hơn.  Trang bị bổ sung cở sở vật chất kỹ thuật công nghệ cho chi nhánh cấp dưới đảm bảo đủ điều kiện để giao dịch thuận lợi, chính xác.  Ngân hàng cần duy trì phát động phong trào thi đua hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, kịp thời khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích tốt điển hình.  Duy trì phát động phong trào thi đua hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, kịp thời khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích tốt điển hình.  Nên thành lập Phòng Marketing để đi sâu nghiên cứu thị trường nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu, tăng khả năng cạnh tranh làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 6.2.3. Đối với chính quyền địa phương  Chính quyền địa phương nên tăng cường việc cung cấp thông tin chính xác về hộ nông dân, giúp Ngân hàng nắm vững tình hình kinh tế của từng hộ nông dân.  Vận động sản xuất vay vốn Ngân hàng để phát triển sản xuất tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi.  Cần có quy hoạch tổng thể trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vật nuôi, cây trồng hợp lý, phù hợp với thực tế địa phương và nhu cầu của xã hội.  Cần có chương trình khuyến nông hỗ trợ các biện pháp cải tạo cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua Phòng nông nghiệp.  Nâng cao trình độ dân trí, xóa mù chữ ở nông thôn, tuyên truyền tập huấn nhằm tạo cho nhân dân có ý thức vay và sẵn sàng trả nợ vay khi đến hạn. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 81 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thạc sĩ Thái Văn Đại (2008). Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Tủ sách Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. 2. Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (7/2004). Sổ tay tín dụng, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Hà Nội. 3. Ngô Đức Cát, Vũ Đình Thắng (2001). Giáo trình chính sách nông nghiệp nông thôn, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 4. Phó Giáo Sư Nguyễn Đăng Dờn, (1998). “Tín dụng và nghiệp vụ Ngân hàng thương mại” , Nhà xuất bản Tài chính. 5. ThS. Nguyễn Văn Phúc, (2006). “Vai trò tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế tư nhân tại TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng (số 12, 13). 6. PGS-TS Nguyễn Đình Tự, (08/07/2004). “Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân”. 7. 8. TS. Nguyễn Văn Lâm, (2007). “Chính sách cho vay tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ (số 21-243), trang 48-49. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 82 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI Kính thưa quý Cô (Chú), em là sinh viên trường Đại học Cần Thơ, chuyên ngành Kinh tế Nông Nghiệp, hiện nay em đang thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thị xã Vĩnh Long – Phòng giao dịch Mỹ Thuận với đề tài: “ Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thị xã Vĩnh Long”. Xin quý Cô (Chú) dành chút thời gian để điền vào bảng câu hỏi dưới đây. Sự giúp đỡ của quý Cô (Chú) sẽ giúp em hoàn thành tốt đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Cô (Chú). Câu 1: Họ và tên chủ hộ: ....................................................................................Nam Nữ ....................................................................................Nam Nữ Câu 2: Tuổi của chủ hộ: ..................................... Câu 3: Địa chỉ chủ hộ ...................................................................................................................... Câu 4: Ngành nghề đang hoạt động ...................................................................................................................... Câu 5: Tổng diện tích đất của chủ hộ .......................................................... m2 Câu 6: Mọi thành viên trong gia đình có tham gia lao động hay không? Có Không Câu 7: Thuê lao động................................................(đồng/ngày) Chi phíKhoản mục ĐVT Số tiền Đơn giá Câu 8: Chi phí làm vườn Câu 8a: Phân bón Câu 8b: Thuốc sâu Câu 8c: Thuê lao động Mẫu số: Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 83 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân Câu 9: Chi phí nuôi gia súc Câu 9a: Con giống Câu 9b: Thức ăn Câu 9c: Thuốc thú y Câu 10: Chi phí nuôi cá Câu 10a: Con giống Câu 10b: Thức ăn Câu 10c: Thuốc Câu 11: Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của hộ được lấy từ nguồn nào? Vốn tự có Vốn tự có và vốn vay Ngân hàng Khoản mục ĐVT Số tiền Câu 12: Cơ cấu vốn làm vườn Câu 12a: Vốn tự có Câu 12b: Vay Ngân hàng Câu 13: Cơ cấu vốn nuôi gia súc Câu 13a: Vốn tự có Câu 13b: Vay Ngân hàng Câu 14: Cơ cấu vốn nuôi cá Câu 14a: Vốn tự có Câu 14b: Vay Ngân hàng Câu 15: Hộ thường trồng cây gì? ...................................................................................................................... Câu 16: Hộ thường nuôi loại gia súc nào? ...................................................................................................................... Câu 17: Hộ thường nuôi loại cá nào? ...................................................................................................................... Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại NHNo&PTNT chi nhánh TXVL GVHD: THS. Nguyễn Thanh Nguyệt 84 SVTH: Nguyễn Thúy Kim Ngân Câu 18: Hộ vay vốn có cần thế chấp tài sản hay không? Có Không Doanh thuKhoản mục ĐVT Số tiền Đơn giá Câu 19: Doanh thu từ làm vườn Câu 20: Doanh thu từ nuôi gia súc Câu 21: Doanh thu từ nuôi cá Câu 22: Khó khăn trong vay vốn Ngân hàng của hộ Thủ tục vay vốn Tài sản thế chấp Lãi suất vay Khác Câu 23: Hộ có những yêu cầu nào về dịch vụ tín dụng? Giảm bớt thủ tục xét duyệt hồ sơ Tăng thời hạn vay Giảm bớt lãi suất vay Cho vay lưu vụ Tăng tiền vay Khác 28 Hình 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Thị xã BAN GIÁM ĐỐC Phòng Tín Dụng Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ Phòng giao dịch Mỹ Thuận Phòng giao dịch Số 1 31 Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2006 – 2008 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Năm Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Tổng doanh thu 39.838 100 51.799 100 87.239 100 11.961 30,02 35.440 68,42 -Thu từ hoạt động tín dụng 39.070 98,07 49.013 94,62 78.539 90,02 9.943 25,45 29.526 60,24 -Thu từ phí dịch vụ 270 0,68 339 0,65 400 0,46 69 25,56 61 17,99 -Thu khác 498 1,25 2.447 4,73 8.300 9,52 1.949 391,4 5.853 239,2 2. Tổng chi phí 31.811 100 44.317 100 85.581 100 12.506 39,31 41.264 93,11 -Chi lãi tiền gởi 27.078 85,12 35.827 80,84 31.239 36,50 8.749 32,31 -4.588 (12,8) -Chi hoạt động dịch vụ 90 0,283 120 0,27 332 0,39 30 33,33 212 176,7 -Chi khác 4.643 14,6 8.370 18,89 54.010 63,11 3.727 80,27 45.640 545,3 3. Lợi nhuận 8.027 7.482 1.658 -545 (6,79) -5.824 (77,8) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Phòng kế toán Ngân hàng Thị xã) 32 Bảng 2: Chỉ tiêu doanh thu của Ngân hàng được giao qua 3 năm (2006 – 2008) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Kếhoạch Thực hiện Chênh lệch Kếhoạch Thực hiện Chênh lệch Doanh thu trong năm 28.544 39.838 11.284 40.515 51.799 11.284 54.595 87.239 32.644 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Phòng kế toán Ngân hàng Thị xã) 40 Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Thị xã qua 3 năm 2006 – 2008 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Vốn huy động 226.768 97,9 249.289 73,21 374.644 100 22.521 9,931 125.355 50,29 Vốn điều chuyển 4.805 2,07 91.228 26,79 86.423 1798,6 -91.228 (100) Tổng 231.573 100 340.517 100 374.644 100 108.944 47,05 34.127 10,02 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Phòng kế toán Ngân hàng Thị xã) 44 Bảng 4: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Thị xã Vĩnh Long qua 3 năm 2006 – 2008 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Năm Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Tiền gởi tổ chức tín dụng 150 0,1 304 0,1 389 0,1 154 102,67 85 28 2. Tiền gởi tổ chức kinh tế 55.458 24 61.986 25 53.279 15 6.528 11,771 -8.707 (14) 3. Tiền gởi tiết kiệm 117.949 52 141.775 57 295.426 82 23.826 20,2 153.651 108 - Không kỳ hạn 7.741 3,4 19.188 7,7 14.986 4,2 11.447 147,9 -4.202 (22) - Có kỳ hạn 110.208 49 122.587 49 280.440 78 12.379 11,23 157.853 129 4. Các loại tiền gởi khác 53.211 23 45.224 18 11.210 3,1 -7.987 (15,01) -34.014 (75,2) Tổng 226.768 100 249.289 100 360.304 100 22.521 9,931 111.015 44.5 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Phòng kế toán Ngân hàng Thị xã) 60 Bảng 12: Doanh số cho vay về mô hình sản xuất VAC qua 3 năm 2006 – 2008 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Năm Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Doanh số cho vay ngắn hạn 150.484 100 172.235 100 217.241 100 21.751 14,45 45.006 26,13 VAC 19.577 13 24.453 14,2 44.361 20,42 4.876 24,91 19.908 81,41 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Phòng kế toán Ngân hàng Thị xã ) 63 Bảng 13: Doanh số thu nợ về mô hình sản xuất VAC qua 3 năm 2006 – 2008 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Năm Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Doanh số thu nợ ngắn hạn 137.235 100 155.648 100 201.703 100 18.413 13,4 46.055 29,6 VAC 21.199 15,45 21.285 13,68 46.426 23,02 86 0,41 25.141 118 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Phòng kế toán Ngân hàng Thị xã) 66 Bảng 14: Dư nợ về mô hình sản xuất VAC qua 3 năm 2006 – 2008 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Năm Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Dư nợ ngắn hạn 93.781 100 110.368 100 125.906 100 16.587 17,69 15.538 14,08 VAC 17.290 18,44 20.458 18,54 18.393 14,61 3.168 18,32 -2.065 (10.1) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Phòng kế toán Ngân hàng Thị xã) 68 Bảng 15: Nợ xấu/dư nợ về mô hình sản xuất VAC qua 3 năm 2006 – 2008 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Dư nợ ngắn hạn 93.781 110.368 125.906 Nợ xấu VAC 252 210 127 Nợ xấu/dư nợ 0,269 0,1903 0,1009 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Phòng kế toán Ngân hàng Thị xã)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn Phân tích tình tín dụng ngắn hạn cho mô hình VAC tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển triển nông thôn chi nhánh thị xã Vĩnh Long.pdf
Luận văn liên quan