Luận văn Pháp luật về công khai minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

Công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là giải pháp phòng ngừa tham nhũng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, nhiều văn bản pháp luật, chính sách đã được ban hành và thực hiện góp phần tạo ra những chuyển biến trong công tác quản lý kê khai tài sản, thu nhập và định hình rõ nét hơn chính sách phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trên thực tế còn chưa đạt hiệu quả cao. Điều này được phản ánh phần nào qua những tồn tại, hạn chế trong việc kê khai; công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; xác minh tài sản, thu nhập và xử lý vi phạm trong việc kê khai của người có chức vụ, quyền hạn. Chính vì vậy, để đẩy mạnh hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới thì công khai, minh bạch tài sản, thu nhập là một trong những giải pháp chính sách đặc biệt quan trọng. Giải pháp này hướng đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng. Từ thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Với những giới hạn về đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn sau: Thứ nhất: Luận văn đã hệ thống hoá một số vấn đề chung về công khai, minh bạch tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước như khái niệm, đặc điểm, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng tới việc công khai, minh bạch làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá ở phần thực trạng quy định pháp luật và thực trạng thực hiện các116 116 quy định pháp luật về công khai, minh bạch tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Ngoài ra, Luận văn cũng nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xác định đối tượng, nội dung, hình thức, xử lý vi phạm trong việc kê khai tài sản, thu nhập và vận dụng đối với Việt Nam. Thứ hai: Luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng các quy định pháp luật về công khai, minh bạch tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn cũng như thực trạng thực hiện các quy định về vấn đề này trên thực tiễn từ năm 2013 đến nay. Đồng thời, qua phân tích thực trạng, luận văn chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những điểm còn khó khăn, vướng mắc và tồn tại cần phải khắc phục để làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trong thời gian tới. Thứ ba: Với những cơ sở lý luận và thực trạng đã được luận giải, Luận văn đã đưa ra các phương hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong thời gian tới, bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Chương trình tổng thể cải cách hành chính và Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng. Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị cụ thể cho vấn đề này về mặt nâng cao nhận thức, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện về vấn đề này. Hoàn thành bản luận văn này, tác giả mong muốn được đóng góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào góp phần đưa ra giải pháp, kiến nghị tăng cường công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, do đây là vấn đề phức tạp, rộng nên các kết quả đạt được của Luận văn còn khiêm tốn, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế./.

pdf127 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về công khai minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn năm 2013 - 2016. Bên cạnh những kết quả đạt được, Luận văn đã luận giải những hạn chế còn tồn tại như: tổ chức thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập còn chậm, bỏ sót đối tượng; việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính hàng năm vẫn còn mang tính hình thức và chưa được quan tâm đúng mức; tác dụng phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng thông qua biện pháp kê khai tài sản, thu nhập còn rất hạn chế, chưa đảm bảo yêu cầu về minh bạch tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ 94 94 kê khai và việc xử lý vi phạm trong việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn ít. Từ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện đặt ra yêu cầu cần phải có định hướng, giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong tình hình mới. 95 95 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM PHÁP LUẬT VỀ CÔNG KHAI, MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 3.1. Định hướng bảo đảm pháp luật về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước Thứ nhất, quán triệt và thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng Từ trước đến nay, Đảng ta đã ban hành rất nhiều chỉ thị, nghị quyết về phòng, chống tham nhũng. Nghị quyết số 14/NQ/TW ngày 15/5/1996 về quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp để đấu tranh chống tham nhũng của Bộ Chính trị khóa VII đã chỉ rõ: Đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay. Nó góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng Đảng và kiện toàn bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chống tham nhũng là cuộc đấu tranh hết sức phức tạp, đòi hỏi có sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng, quan điểm, nguyên tắc xây dựng pháp luật về phòng, chống tham nhũng chủ yếu dựa trên các quan điểm lớn đã được chỉ ra tại Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 15-5-1996 và trong một số văn kiện 96 96 khác của Đảng như sau: Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn chặt với đổi mới kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân; đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Đảng và kiện toàn, tăng cường đoàn kết nội bộ; chống tham nhũng phải gắn liền với chống quan liêu, lãng phí; đấu tranh chống tham nhũng phải kết hợp giữa xây, phòng và chống. Vừa tích cực phòng ngừa, vừa xử lý nghiêm mọi hành vi tham nhũng; đẩy mạnh phòng và chống tham nhũng một cách chủ động, huy động và phối hợp chặt chẽ mọi lực lượng đấu tranh chống tham nhũng, thực hiện chống tham nhũng ở mọi cấp, mọi ngành; đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ lâu dài, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì và thận trọng, không nóng vội, không chủ quan; phải có kế hoạch cụ thể, có bước đi vững chắc; sử dụng nhiều biện pháp, trong đó lấy giáo dục làm cơ sở, lấy pháp chế làm đảm bảo. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, trong đó xác định: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Đại hội yêu cầu: “Thành lập các ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương và địa phương đủ mạnh, có thực quyền, hoạt động có hiệu quả” [47, tr.286-287, 289]. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ra Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đây là Nghị quyết đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề cập một cách toàn diện, tập trung về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nghị quyết Trung ương 3 khóa X đã đưa ra những nhận định, đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chỉ ra những nguyên nhân chủ 97 97 yếu của những thiếu sót, khuyết điểm trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đề ra những mục tiêu, quan điểm chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 khóa X là: “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính”[25]. Để đạt được mục tiêu nêu trên, nhiều chủ trương, giải pháp đã được xác định. Trong đó, công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là một trong những giải pháp quan trọng được Đảng và Nhà nước nhấn mạnh với mong muốn ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn tham ô, tham nhũng. Việc tiếp tục sửa đổi các quy định về kê khai tài sản, thu nhập rất cần thiết phải được tiếp tục nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng và nhất thiết phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Các văn kiện của Đảng, một mặt yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định hiện hành của Nhà nước về kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, mặt khác có các yêu cầu cụ thể như đối tượng kê khai, công khai bản kê khai, trách nhiệm giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm Về đối tượng kê khai, Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) có chủ trương từng bước mở rộng diện đối tượng kê khai tài sản, thu nhập và ghi rõ: “tiến tới tất cả đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đều phải kê khai tài sản”. Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) lại khẳng định: “Từng bước mở rộng diện kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức” [25]. 98 98 Về công khai bản kê khai, đối với đảng viên, Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) yêu cầu: “xây dựng và thực hiện cơ chế đảng viên là cán bộ, công chức thuộc diện kê khai tài sản theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng phải công khai trong chi bộ bản kê khai, là cấp ủy viên thì còn phải công khai trong cấp ủy” [25]. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” yêu cầu: “Kê khai tài sản phải trung thực và được công khai ở nơi công tác và nơi cư trú” [33]; tức là bổ sung việc công khai kết quả kê khai tại nơi cư trú. Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) nhắc lại việc công khai ở nơi công tác và nơi cư trú, và đặt ra yêu cầu cao hơn, là: “Từng bước mở rộng phạm vi công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức” [29]; tức là, không chỉ công khai ở nơi công tác và nơi cư trú như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) quy định mà phải mở rộng hơn. Về trách nhiệm giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm, Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI), sau khi nhắc lại quy định về giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm, đã bổ sung một nội dung rất quan trọng nhằm bảo đảm sự trung thực trong việc kê khai, là: “cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức chủ động kiểm tra, xác minh kết quả kê khai tài sản, thu nhập đối với những người thuộc quyền quản lý” [29]. Nội dung này cần phải được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói chung và công khai, minh bạch tài sản nói riêng. Nghị quyết Đại hội 12 nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp nhằm phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới, theo đó cần “thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình là điều kiện đầu tiên để kiểm soát quyền lực, tạo 99 99 điều kiện cho các chủ thể giám sát có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, không có vùng tối, vùng trống, vùng cấm trong phòng, chống tham nhũng. Hoàn thiện quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhất là các nội dung về công khai, quản lý, kiểm tra, giám sát, xác minh bản kê khai; trách nhiệm giải trình, chế tài xử lý vi phạm trong kê khai và xử lý tài sản tăng thêm không giải trình được một cách hợp lý. Hoàn thiện quy định và hệ thống cơ sở hạ tầng để tiến tới thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt”. Thứ hai, bám sát tinh thần của Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 đã quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020; đồng bộ với Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và đồng bộ với Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước. Chiến lược phòng, chống tham nhũng cũng xác định mục tiêu cơ bản, lâu dài, mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn; đề ra hệ thống các giải pháp toàn diện, đồng bộ, thống nhất và có tính khả thi; kế thừa, bổ sung, hoàn thiện các giải pháp được thể hiện trong Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy những thành quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua. Theo đó, xuất phát từ yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng đã được Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng quy định và triển khai, trong đó công khai, minh bạch tài sản, thu nhập được coi là giải pháp trọng tâm, then chốt. Việc tiếp tục 100 100 hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói chung với tổng thể các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng theo Chiến lược là những định hướng quan trọng tổng thể về hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham nhũng, gắn liền với chính sách về phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, thực hiện việc hoàn thiện pháp luật về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập. Trên cơ sở giải pháp đề ra tại Chiến lược “tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc minh bạch tài sản, thu nhập”, cần phải thực hiện nghiên cứu, hoàn thiện từng chế định cụ thể nhằm tạo một sự thống nhất chung trong các quy định pháp luật, tạo sức mạnh toàn diện, đồng bộ để từng bước phòng chống tham nhũng nói chung và đặc biệt nâng cao hiệu quả công khai, minh bạch tài sản, thu nhập nói riêng. Thứ ba, thực hiện trên cơ sở tổng kết thực tiễn một cách khoa học Hoàn thiện pháp luật về kê khai, xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập là những nội dung quan trọng, tạo cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả trên thực tiễn, góp phần vào phòng ngừa, phát hiện tham nhũng. Việc hoàn thiện pháp luật về kê khai, xác minh tài sản, thu nhập ngược lại cũng phải dựa trên cơ sở những tổng kết, đánh giá thực tiễn. Quá trình tổng kết, đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định về công khai minh bạch, tài sản thu nhập nói chung và kê khai, xác minh tài sản, thu nhập nói riêng một cách toàn diện, cụ thể sẽ chỉ ra được những quy định hợp lý, khoa học, phù hợp với tinh thần của các chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp và các yêu cầu quản lý nhà nước; những quy định đã có sự bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn, cần sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ; thấy được những nội dung cần bổ sung mới trong các chế định; thấy được những điểm còn bất cập trong triển khai thực hiện các quy định để có những điều chỉnh cho phù hợp, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả 101 101 của các quy định về công khai minh bạch, tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước. 3.2. Giải pháp bảo đảm pháp luật về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước 3.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức Tăng cường quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập để phát huy tính tự giác, trung thực và ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập. Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản. Theo đó cần tăng cường lãnh đạo để thống nhất nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị về việc kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản theo quy định của Đảng, Nhà nước. Qua đó, phát huy trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong việc kê khai tài sản; phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản. Nâng cao nhận thức xuất phát từ việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc kê khai và công khai bản kê khai tài sản theo quy định của pháp luật cho đến việc cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc diện kê khai tài sản theo quy định của pháp luật phải kê khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng, đúng thời hạn. Việc quán triệt, nâng cao nhận thức phải được thực hiện thường xuyên, ở mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chi ủy tổ chức việc công khai bản kê khai tài sản của đảng viên thuộc diện phải kê khai trong sinh hoạt chi bộ. Cấp 102 102 ủy tổ chức công khai bản kê khai tài sản của cấp ủy viên trong sinh hoạt cấp ủy. Hình thức, thời điểm, phạm vi công khai bản kê khai tài sản của cán bộ, công chức, viên chức khác thuộc diện phải kê khai thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Từ đó, xác định việc kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản là tiêu chí để đánh giá cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu. 3.2.2. Nhóm giải pháp sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan hành chính nhà nước Việc hoàn thiện pháp luật về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước tập trung vào một số nội dung sau: Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập Một là, sửa đổi, bổ sung Điểm a, Khoản 1, Điều 44 Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành để đảm bảo tính phù hợp và thống nhất với Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010 về phân định cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể, Điểm a, Khoản 1, Điều 44 Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành cần sửa đổi, bổ sung thành: “Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ từ Phó Trưởng phòng của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị”. Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập. Hiện nay, đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập chưa tương xứng với phạm vi quy định về người có chức vụ, quyền hạn. Việc mở rộng đối tượng kê khai tài sản cũng sẽ được thực hiện từng bước nhưng trước mắt chưa bao gồm tất cả những người có chức vụ, quyền hạn. Trước mắt, yêu cầu về đối 103 103 tượng chịu sự kiểm soát về tài sản, thu nhập phải phù hợp với đối tượng đang thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập, có thể tương đương hoặc h p hơn đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập và tập trung vào cán bộ cấp cao. Về nguyên tắc, với mục tiêu phòng, chống tham nhũng thì phải kiểm soát tất cả các khoản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và ngày càng mở rộng đối tượng phải kê khai, nhưng cũng cần xét đến tính khả thi của các biện pháp có thể triển khai thực hiện ở nước ta hiện nay. Trước mắt, tập trung vào những đối tượng có điều kiện và khả năng dẫn đến tham nhũng cao và trọng tâm là kiểm soát những khoản thu nhập liên quan đến nhiệm vụ, công vụ tạo điều kiện để người có chức vụ, quyền hạn tăng thu nhập chính đáng. Bên cạnh đó, cần quy định theo hướng mở rộng việc kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập đối với cả vợ (chồng) và con thành niên, con chưa thành niên của người có chức vụ, quyền hạn. Việc này nhằm ngăn ngừa việc chuyển tài sản cho những người thân của người phải kê khai (đứng tên hộ các tài sản có giá trị). Thực tiễn cho thấy có nhiều vụ việc tham nhũng, tài sản tham nhũng không thu hồi được do đối tượng đã chuyển cho những người thân đứng tên hộ, bao gồm con thành niên, bố m , anh chị, Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung, hình thức kê khai Một là, nội dung bản kê khai cần được thực hiện theo hướng người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai mọi biến động về tài sản của mình chứ không phải chỉ kê khai giá trị tài sản tăng thêm tại thời điểm kê khai so với thời điểm kê khai trước đó như hiện nay. Tài sản hiện hữu của người có chức vụ, quyền hạn có mối liên hệ với thu nhập của người đó. Trường hợp tài sản tăng thêm bất bình thường so với thu nhập thì đó có thể là dấu hiệu của những tài sản bất minh được hình thành từ thu nhập bất hợp pháp. Hai là, mở rộng các hình thức công khai việc kê khai, xác minh tài sản, thu nhập như trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại cơ quan 104 104 và nơi sinh sống, Đây là những phương thức quan trọng để người dân, xã hội thực hiện giám sát, qua đó góp phần phát hiện những trường hợp kê khai không trung thực, những tài sản tăng kê khai còn thiếu, Đồng thời là cơ sở quan trọng để các cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra, điều tra và xử lý, qua đó góp phần phát hiện tham nhũng và các tiêu cực, vi phạm khác của người có chức vụ, quyền hạn. Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định về xác minh tài sản, thu nhập Trao thẩm quyền chủ động xác minh và yêu cầu giải trình cho thủ trưởng các cơ quan quản lý trực tiếp cán bộ, công chức và các cơ quan thanh tra. Hiện nay pháp luật về phòng, chống tham nhũng chỉ cho phép xác minh việc kê khai trong một số trường hợp, vì vậy đã tạo ra sự thiếu chủ động trong phát hiện tham nhũng của chính bản thân thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp quản lý cán bộ, công chức và các cơ quan thanh tra. Theo định hướng sửa Luật Phòng, chống tham nhũng vào năm 2017 và Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đã coi việc giao cơ quan chống tham nhũng trong các cơ quan thanh tra nhà nước chủ động xác minh việc kê khai là một bước đột phá nhằm góp phần phòng chống tham nhũng hiệu quả. Quy định cụ thể hơn thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong việc xác minh bản kê khai thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn theo định kỳ hoặc đột xuất. Cơ quan tiến hành việc xác minh thu nhập có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước liên quan thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc che giấu thông tin, tẩu tán tài sản hoặc cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra, xác minh. Việc xác minh có thể sử dụng một số nghiệp vụ điều tra nhằm làm rõ các khoản thu nhập có dấu hiệu bất minh. Thứ tư, hoàn thiện quy định trách nhiệm giải trình về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và của người thân thích 105 105 Các đối tượng thuộc diện phải công khai, minh bạch tài sản, thu nhập nếu trong năm phát sinh các khoản thu nhập bất thường có giá trị lớn hoặc có tài sản mới giá trị lớn hoặc chi tiêu các khoản lớn thì có trách nhiệm giải trình về các khoản thu nhập, tiêu dùng và tài sản đó. Trường hợp đối tượng không giải trình được thì cần có biện pháp xử lý phù hợp đối với người có chức vụ, quyền hạn và tài sản liên quan theo hướng coi đó là các khoản thu nhập, tiêu dùng và tài sản bất hợp pháp; phải được tịch thu vào ngân sách nhà nước, đồng thời chuyển hồ sơ vi phạm cho cơ quan công an điều tra kết luận xem người có chức vụ, quyền hạn có dấu hiệu tham nhũng hoặc rửa tiền hay không. Thứ năm, hoàn thiện quy định về thành lập cơ quan quản lý tập trung, thống nhất nhằm theo dõi, giám sát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn Hiện nay, việc quản lý, theo dõi bản kê khai tài sản, thu nhập được phân cấp cho các cơ quan quản lý cán bộ, công chức và được quyết định bởi người đứng đầu. Việc kê khai, kiểm soát thông tin về tài sản, thu nhập được thực hiện bởi một bộ phận, đơn vị nội bộ của cơ quan, tổ chức và thường là bộ phận này không có thẩm quyền xác minh tính đúng đắn của thông tin kê khai. Mô hình này tỏ ra không hiệu quả khi việc phòng ngừa xung đột lợi ích không được thực hiện một cách hiệu quả trong quản lý và khi người đứng đầu không nhận thức đúng về trách nhiệm của mình trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập của cấp dưới. Vì vậy, cần nghiên cứu xác định cụ thể hệ thống các cơ quan, đơn vị được giao chức năng theo dõi, giám sát về tài sản, thu nhập của người thuộc diện kê khai tài sản. Có thể nghiên cứu giao đầu mối cho các cơ quan chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính. Việc quản lý này cần được tin học hóa, tạo hệ thống dữ liệu chung để thuận lợi cho việc quản lý, theo dõi sự biến động về tài sản, thu nhập; khai thác 106 106 phục vụ cho việc xác minh tính trung thực của các bản kê khai cũng như xác minh nguồn gốc tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Thứ sáu, sửa đổi, bổ sung quy định về chế tài xử lý vi phạm trong công khai, minh bạch tài sản thu nhập Một là, tăng chế tài về hành chính, hình sự và cả chính trị đối với những trường hợp kê khai không trung thực. Việc kê khai tài sản, thu nhập hiện nay đang để quyền chủ động kê khai cho người kê khai, chỉ thực hiện xác minh trong một số trường hợp như khi có tố cáo, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm việc kê khai, Tỷ lệ số trường hợp kê khai được xác minh chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng tỷ lệ kê khai không trung thực trên tổng số trường hợp được xác minh là khá lớn. Điều này cho thấy nguy cơ hiện hữu của việc kê khai không trung thực là rất lớn, điều này phản ánh việc kê khai còn mang tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy bên cạnh việc tăng cường xác minh việc kê khai, cần quy định tăng chế tài về hành chính, hình sự và cả chính trị đối với những trường hợp kê khai không trung thực. Hai là, quy định tội làm giầu bất hợp pháp theo yêu cầu của Công ước Chống tham nhũng cũng như phù hợp với thực tiễn phòng, chống tham nhũng của nước ta hiện nay. Pháp luật nhiều quốc gia đã quy định trong pháp luật của mình tội làm giàu bất hợp pháp nhằm ngăn ngừa triệt để việc hình thành tài sản từ các nguồn thu bất hợp pháp, trong đó có hình thành từ tài sản tham nhũng. Trường hợp qua xác minh tài sản mà không giải trình được nguồn gốc hợp pháp của tài sản thì sẽ bị tịch thu, sung công. Quy định này ở các quốc gia đang phát triển, khi hệ thống pháp luật chưa được hoàn thiện và tỏ ra kém hiệu quả đã giúp các chính phủ thu hồi một lượng lớn tài sản có nguồn gốc phạm tội đã được che giấu trong quá trình phạm tội. Tuy nhiên khi đưa ra sử dụng hay bị phát hiện nếu không giải trình được nguồn gốc thì sẽ bị tịch thu, như những tài sản phạm tội khác. Quy định này đã được đưa ra trong Công 107 107 ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và khuyến nghị các quốc gia thành viên giải thích và áp dụng đúng đắn tinh thần của quy định này. Việt Nam đang nghiên cứu và nội luật hóa quy định này trong dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi. 3.2.3. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan hành chính nhà nước Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, trong đó minh bạch tài sản, thu nhập mà trọng tâm là kê khai, xác minh tài sản, thu nhập Hiện nay, việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng đã đạt những kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức, làm chuyển biến nhận thức và hành động về phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kê khai, xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập vẫn cần được tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn, nhất là về trách nhiệm kê khai, các nội dung phải kê khai và vai trò giám sát từ phía xã hội đối với việc kê khai nói riêng và phòng, chống tham nhũng nói chung của hệ thống các cơ quan nhà nước. Việc tuyên truyền tập trung vào việc nâng cao nhận thức về kê khai tài sản, thu nhập vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của mỗi cán bộ công chức, viên chức; Thủ trưởng các đơn vị cần xác định việc tổ chức triển khai các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập một cách nghiêm túc, thực chất, khoa học sẽ góp phần quan trọng trong phòng ngừa tham nhũng. Đồng thời, đa dạng các hình thức tập huấn công tác kê khai tài sản, thu nhập; tổ chức các hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai tài sản và hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập. Qua đó, cán bộ, công 108 108 chức, viên chức nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc công khai, minh bạch tài sản thu nhập trong công tác phòng, chống tham nhũng; xem đây là chủ trương lớn của Đảng, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của mỗi cơ quan, đơn vị. Thứ hai, tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về kê khai và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn Tiếp tục thực hiện nghiêm túc tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đó là: “Trong Đảng, xây dựng và thực hiện cơ chế đảng viên là cán bộ, công chức thuộc diện kê khai tài sản theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, phải công khai trong chi bộ bản kê khai, là cấp ủy viên thì còn phải công khai trong cấp ủy; phải giải trình nguồn gốc tài sản của mình theo yêu cầu của tổ chức đảng có thẩm quyền; trường hợp không giải trình được một cách minh bạch, hợp lý thì bị xem xét kỷ luật về Đảng, chính quyền, đoàn thể. Tiến tới tất cả đảng viên là cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản, công bố trong chi bộ, cấp ủy và giải trình nguồn gốc khi có yêu cầu”; và thực hiện nhiệm vụ đã được nhấn mạnh tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay là “thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản theo quy định của Đảng và Nhà nước. Kê khai tài sản phải trung thực và được công khai ở nơi công tác và nơi cư trú”. Trên cơ sở chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, cần thực hiện đánh giá tổng thể việc thực hiện các quy định pháp luật về vấn đề này, trong đó có việc thực hiện kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 78/2013/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập để từ đó đề xuất các kiến nghị cụ thể đối với việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Thực tế cho thấy, để việc công khai, 109 109 minh bạch kê khai tài sản, thu nhập mang lại hiệu quả cao trong việc phòng, chống tham nhũng nếu thực hiện tốt quy định cán bộ, công chức có nghĩa vụ giải trình đối với tài sản của mình và từng bước công khai tài sản. Hiện nay, trong Chiến lược Quốc gia phòng chống tham nhũng đã có quy định từng bước công khai thu nhập, tài sản của cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan liên quan cần tiến hành tổng kết, đánh giá việc kê khai tài sản, thu nhập thời gian qua để quy định kiểm soát thu nhập. Đồng thời, khi thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng chống tham nhũng, cần từng bước công khai bản thu nhập này, các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, xem xét đối tượng, hình thức công khai khả thi, phù hợp thực tiễn quản lý. Việc này cũng cần phải có lộ trình khoa học và chặt chẽ để mang lại hiệu quả thiết thực. Thứ ba, tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói chung và việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập nói riêng Trước mắt, tập trung vào những nhóm đối tượng có chức vụ, từ lãnh đạo cấp sở trở lên ở địa phương và từ cấp phòng trở lên ở Trung ương. Đây là những nhóm đối tượng phải kê khai theo quy định của pháp luật và có nguy cơ xảy ra tham nhũng. Mặt khác với một số lượng lớn đối tượng phải kê khai, thì trước mắt cần tập trung vào một số nhóm đối tượng chính, trên cơ sở đó sẽ mở rộng ra ở các giai đoạn thích hợp, khi có đủ các điều kiện thực hiện. Trên cơ sở việc thanh tra, kiểm tra, sẽ tiến hành việc xác minh, làm rõ về tính trung thực của các bản kê khai, yêu cầu giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm, trường hợp không giải trình được hoặc giải trình không phù hợp sẽ xử lý nghiêm khắc và mở rộng điều tra về nguồn gốc của các khoản thu nhập, tài sản tăng thêm đó. 110 110 Tăng cường công tác kiểm tra, đối chiếu, xác minh thông tin về tài sản, thu nhập, tiêu dùng của người có chức vụ, quyền hạn và người thân thích của họ, bao gồm cả việc kiểm tra xác minh theo kế hoạch và kiểm tra, xác minh đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Kiểm tra thông tin về tài sản, thu nhập là một trong những hình thức đảm bảo tính liêm chính. Nếu công chức biết rằng các thông tin về tài sản, thu nhập của mình không bị kiểm tra tính đúng đắn thì sẽ nảy sinh nguy cơ kê khai không đảm bảo tính xác thực. Tuy nhiên không thực tế nếu cho rằng mọi thông tin về tài sản, thu nhập phải được kiểm tra. Do vậy, việc kiểm tra cần được lựa chọn để tiến hành theo những tiêu chí nhất định. Ví dụ như: Kiểm tra toàn bộ thông tin tài sản, thu nhập được kê khai bởi một nhóm công chức nhất định. Tiêu chí này thường tập trung vào nhóm những cán bộ, công chức giữ chức vụ cao nhất trong cơ quan nhà nước. Số lượng cán bộ, công chức trong nhóm này thường tương đối nhỏ. Lợi ích của tiêu chí này là tập trung vào nhóm cán bộ, công chức cao cấp nhất, mặc dù có thể bỏ qua những công chức giữ chức vụ thấp hơn. Hoặc cũng có thể lựa chọn hình thức kiểm tra xác minh ngẫu nhiên. Hình thức này được thực hiện dựa trên một tỷ lệ hoặc con số tuyệt đối được xác định và việc kiểm tra không phụ thuộc vào vị trí chức vụ của công chức kê khai tài sản, thu nhập. Hình thức này mặc dù đảm bảo tính khách quan nhưng cũng có thể bỏ sót các trường hợp gian dối. - Kiểm tra dựa trên những phản ánh từ thông tin công khai. Điều này có nghĩa rằng, việc kiểm tra được thực hiện khi có dấu hiệu cho thấy rằng tài sản, thu nhập được kê khai tăng quá so với nguồn gốc và không có sự rõ ràng từ hoạt động bên ngoài. - Kiểm tra dựa trên các dấu hiệu làm giầu không chính đáng và hành vi đáng ngờ. Với tiêu chí này, việc kiểm tra được thực hiện dựa trên những thông tin hay yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền. Thông tin về tài sản, thu nhập 111 111 của công chức kê khai được coi là những bằng chứng để đánh giá và so sánh với hành vi thực tế như hành vi sống xa hoa một cách giàu có hoặc sự chi tiêu quá mức mà các thông tin về tài sản, thu nhập không cho thấy điều đó. - Kiểm tra theo đơn tố giác của công dân. Việc kiểm tra không phải chỉ tiến hành độc lập theo từng biện pháp kiểm soát mà phải có sự so sánh, đối chiếu lẫn nhau. Ví dụ phải so sánh giữa thu nhập đầu vào và việc chi tiêu với tài sản hiện hữu, so sánh thu nhập với việc kê khai nộp thuế Việc kiểm tra, đối chiếu thông tin về thu nhập có thể thực hiện theo định kỳ đối với các đối tượng có nguồn thu nhập phức tạp hoặc có sự nghi ngờ về việc kê khai thu nhập chưa đầy đủ, chưa chính xác. Cụ thể như sau: căn cứ kê khai thu nhập của đối tượng và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ đạo các tổ chức, đơn vị có trách nhiệm kiểm tra tính đúng đắn, chính xác của các nguồn thu nhập; đối chiếu với các chứng từ kèm theo tờ khai (nếu có) và thu nhập, đối chiếu thông tin với các cơ quan quản lý khác có liên quan đến nguồn thu nhập của cá nhân như thông tin về nhà đất, tài sản, tài sản thừa kế, quà biếu, quà tặng, tài khoản cá nhân tại ngân hàng, tại công ty chứng khoán, tình hình nộp thuế thu nhập cá nhân, Thứ tư, đẩy mạnh giám sát việc kê khai và phát hiện việc tài sản tăng lên bất thường của người có chức vụ, quyền hạn từ phía xã hội Giám sát từ phía xã hội trong bối cảnh hiện nay được coi là một trong những hoạt động giám sát có hiệu quả, nhất là trong việc phát hiện, phản ánh và tố cáo các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Pháp luật hiện nay đã tạo cơ sở pháp lý cho sự tham gia của người dân, của các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, trong công tác phòng, chống tham 112 112 nhũng, mà chủ yếu thông qua hoạt động giám sát của mình. Thời gian qua, việc tham gia của người dân, của các tổ chức xã hội vào công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thêm các thông tin để thực hiện tốt hơn công tác phòng, chống tham nhũng của mình. Trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh sự tham gia của xã hội trong công tác này, nhất là trong phản biện xã hội, tham gia xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về minh bạch tài sản, thu nhập và giám sát việc kê khai, xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức một cách hiệu quả. Cơ chế phát hiện việc tài sản tăng lên bất thường của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam còn khó khăn, do sử dụng tiền mặt còn phổ biến; việc xác minh, tài sản, thu nhập của người phải kê khai để kết luận là có trung thực hay không là rất khó khăn. Trong khi đó, tình trạng tham nhũng ngày càng phức tạp, biến tướng; tài sản tham nhũng được che đậy hết sức tinh vi, đối tượng tham nhũng kịp thời tẩu tán tài sản như đứng tên chủ sở hữu là người thân, họ hàng hoặc những người khác và có thỏa thuận ngầm. Đặc biệt, là đối tượng tham nhũng thường mở tài khoản hoặc sở hữu tài sản ở nước ngoài, dẫn đến việc xác minh tài sản, thu nhập hoặc thu hồi tài sản nếu xử lý hành vi tham nhũng là cực kỳ khó khăn. Do đó, quá trình kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức chỉ là phần tài sản “nổi”, còn phần tài sản “chìm” thì khó có thể xác định, Vì vậy, khi và chỉ khi theo dõi sát sao được biến động tài sản mới nhận biết được dấu hiệu giàu bất thường. Theo đó, cần có quy định chặt chẽ và thực hiện hiệu quả về việc thanh toán thông qua tài khoản ngân hàng đối với các tài sản có giá trị (chẳng hạn từ 50 triệu đồng trở lên); cùng với đó, cần xây dựng cơ chế cho việc kết nối thông tin giữa bản kê khai tài sản, thu nhập với 113 113 bản kê khai thu nhập cá nhân, các giao dịch ngân hàng, các đăng ký quyền sử dụng bất động sản Thứ năm, xử lý nghiêm việc kê khai không trung thực, không giải trình được nguồn gốc tài sản tăng thêm, vi phạm các quy định về việc kê khai tài sản, thu nhập. Qua tổng kết việc xác minh kê khai tài sản, thu nhập trong những năm gần đây cho thấy, còn tỷ lệ khá lớn việc kê khai thiếu trung thực trên tổng số các trường hợp được xác minh. Bên cạnh đó việc giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm hiện nay pháp luật quy định chưa triệt để, chưa truy đến nguồn gốc hình thành các tài sản tăng thêm một cách chặt chẽ như pháp luật một số quốc gia. Các chế tài xử lý trong trường hợp kê khai không trung thực cũng chưa cụ thể, còn chung chung nên rất khó áp dụng. Thực tế cho thấy chủ yếu là khiển trách, cảnh cáo. Chính vì vậy tính răn đe trong áp dụng các chế tài chưa cao, chưa bảo đảm cho việc thực hiện các quy định về kê khai tài sản, thu nhập được đúng đắn. Trong thời gian tới, trên cơ sở hoàn thiện pháp luật về vấn đề này theo hướng tăng thẩm quyền xác minh việc kê khai, tăng các chế tài xử lý việc kê khai không trung thực và không giải trình được nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm, cần thiết thực hiện nghiêm túc, xử lý triệt để những trường hợp vi phạm. Đây có thể coi là một trong những chìa khóa nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay. Thứ sáu, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý, xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hiệu quả công khai, minh bạch tài sản, thu nhập. Một là, tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý việc kê khai tài sản, thu nhập để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là kỹ năng trong việc hướng dẫn nội dung, hình thức, thủ tục kê khai và quy trình xác 114 114 minh việc kê khai tài sản, thu nhập; chỉ ra được những tồn tại, hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật; từ đó có nghiệp vụ phân tích, luận giải để đưa ra được những kiến nghị để hoàn thiện thể chế, chính sách về vấn đề này. Hai là, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về kê khai tài sản, thu nhập là cơ sở cho việc quản lý và xác minh, xử lý các trường hợp kê khai không trung thực. Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang xây dựng và hoàn thiện hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng, trong đó có các thông tin về kê khai, xác minh tài sản, thu nhập. Tuy nhiên, hệ thống dữ liệu này vẫn chỉ trên cơ sở tổng hợp các báo cáo, số liệu còn chung chung, chưa cụ thể, nhất là việc phân tách, quản lý một cách khoa học, hệ thống nhằm tạo cơ sở cho việc thực hiện các chính sách phòng, chống tham nhũng khác như xây dựng, hoàn thiện thể chế, thực hiện việc xác minh, làm rõ tính trung thực của các bản kê khai, giải trình viêc tăng thêm của tài sản, thu nhập, Do vậy, trong thời gian tới, cần thiết đầu tư các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và cơ sở pháp lý cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu về kê khai tài sản, thu nhập trong phạm vi cả nước. Cơ sở dữ liệu này cần thiết giao cho các cơ quan chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước quản lý, khai thác. Các dữ liệu đầu vào cho hệ thống dữ liệu cũng cần được cụ thể với các trường thông tin về tên tuổi, địa chỉ, chức vụ, tài sản gia tăng theo các năm, nguồn gốc tài sản, Đây chính là cơ sở quan trọng nhằm tiến đến kiểm soát được tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong thời gian tới. 115 115 KẾT LUẬN Công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là giải pháp phòng ngừa tham nhũng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, nhiều văn bản pháp luật, chính sách đã được ban hành và thực hiện góp phần tạo ra những chuyển biến trong công tác quản lý kê khai tài sản, thu nhập và định hình rõ nét hơn chính sách phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trên thực tế còn chưa đạt hiệu quả cao. Điều này được phản ánh phần nào qua những tồn tại, hạn chế trong việc kê khai; công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; xác minh tài sản, thu nhập và xử lý vi phạm trong việc kê khai của người có chức vụ, quyền hạn. Chính vì vậy, để đẩy mạnh hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới thì công khai, minh bạch tài sản, thu nhập là một trong những giải pháp chính sách đặc biệt quan trọng. Giải pháp này hướng đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng. Từ thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Với những giới hạn về đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn sau: Thứ nhất: Luận văn đã hệ thống hoá một số vấn đề chung về công khai, minh bạch tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước như khái niệm, đặc điểm, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng tới việc công khai, minh bạch làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá ở phần thực trạng quy định pháp luật và thực trạng thực hiện các 116 116 quy định pháp luật về công khai, minh bạch tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Ngoài ra, Luận văn cũng nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xác định đối tượng, nội dung, hình thức, xử lý vi phạm trong việc kê khai tài sản, thu nhập và vận dụng đối với Việt Nam. Thứ hai: Luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng các quy định pháp luật về công khai, minh bạch tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn cũng như thực trạng thực hiện các quy định về vấn đề này trên thực tiễn từ năm 2013 đến nay. Đồng thời, qua phân tích thực trạng, luận văn chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những điểm còn khó khăn, vướng mắc và tồn tại cần phải khắc phục để làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trong thời gian tới. Thứ ba: Với những cơ sở lý luận và thực trạng đã được luận giải, Luận văn đã đưa ra các phương hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong thời gian tới, bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Chương trình tổng thể cải cách hành chính và Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng. Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị cụ thể cho vấn đề này về mặt nâng cao nhận thức, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện về vấn đề này. Hoàn thành bản luận văn này, tác giả mong muốn được đóng góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào góp phần đưa ra giải pháp, kiến nghị tăng cường công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, do đây là vấn đề phức tạp, rộng nên các kết quả đạt được của Luận văn còn khiêm tốn, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế./. 117 117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (2014), Báo cáo số 382/BC-CP ngày 09/10/2014 về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014. 2. Chính phủ (2015), Báo cáo số 516/BC-CP ngày 16/10/2015 về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2015. 3. Chính phủ (2016), Báo cáo số 419/BC-CP ngày 17/10/2016 về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016. 4. Thanh tra Chính phủ (2017), Báo cáo số 1663/BC-TTCP ngày 03/7/2017 về kết quả minh bạch tài sản, thu nhập năm 2016. 5. Bộ Chính trị (2014), Chỉ thị số 33/2014/CT-BCT ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác kê khai tài sản, thu nhập. 6. Bộ luật Dân sự năm 2005 (sửa đổi năm 2015). 7. Các kết luận của Chủ tịch, Hội đồng Châu Âu Copenhagen, 21- 22/6/1993. 8. Công ước của Liên minh Châu Phi về Phòng, chống tham nhũng. 9. Công ước Chống tham nhũng Liên châu Mỹ. 10. Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2009. 11. Chính phủ (2009), Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 ban hành theo Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ. 12. Chính phủ (2010), Quyết định số 445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07 tháng 4 năm 2010 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện công ước của liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng. 13. Chính phủ (2012), Báo cáo số 130/BC-CP ngày 23 tháng 5 năm 2012 Báo cáo sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng. 118 118 14. Chính phủ (2012), Báo cáo số 266/BC-CP ngày 10 tháng 10 năm 2012 Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012. 15. Chính phủ (2013), Báo cáo số 391/BC-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013. 16. Chính phủ (2013), Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập. 17. Chính phủ (2014), Báo cáo số 308/BC-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014, Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014. 18. Chính phủ (2014), Báo cáo số 382/BC-CP ngày 09 tháng 10 năm 2014 Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014. 19. Nguyễn Đăng Dung: Hạn chế sự tùy tiện của cơ quan nhà nước, Nxb Tư pháp, HN.2010. 20. Phạm Trọng Đạt, 2011, “Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng - Thực trạng và giải pháp” - đề tài khoa học cấp bộ, Thanh tra Chính phủ. 21. Phạm Trọng Đạt, 2012, “Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn” - đề tài khoa học cấp bộ, Thanh tra Chính phủ. 22. Nguyễn Sỹ Giao, 2013, “Những điều kiện bảo đảm thực hiện trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ nhằm góp phần phòng chống tham nhũng” - đề tài khoa học cấp cơ sở, Thanh tra Chính phủ; 23. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001, 2013). 24. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Thông tin khoa học, Thông tin tư liệu chuyên đề, Tham nhũng và chống tham nhũng ở một số nước trên thế giới, số 1/2006. 25. Hội nghị lần III của BCH TW Đảng Khoá X về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Phòng, chống tham nhũng, lãng phí". 119 119 26. Nguyễn Quốc Hiệp, 2010, “Vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng” - đề tài khoa học cấp Bộ, Thanh tra Chính phủ. 27. Nguyễn Quốc Hiệp, 2015, “Thực hiện trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ nhằm phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” - đề tài khoa học cấp bộ, Thanh tra Chính phủ. 28. Ngô Mạnh Hùng, 2013, “Một số vấn đề về quản lý nhà nước trong phòng, chống tham nhũng” - đề tài khoa học cấp bộ, Thanh tra Chính phủ. 29. Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khóa XI của Đảng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hàng Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí. 30. M.V. Mendieta (2008), “Các chính sách và thực tiễn về Xung đột lợi ích ở 9 quốc gia EU”, Tham nhũng và Dân chủ, Nhà xuất bản Hội đồng Châu Âu. 31. Đinh Văn Minh, 2014, “Tổ chức và hoạt động của các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng và một số vấn đề đang đặt ra” - đề tài khoa học cấp bộ, Thanh tra Chính phủ. 32. Đinh Văn Minh. Thiết lập cơ chế giám sát việc công khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, Trang tin điện tử Viện Khoa học Thanh tra. 33. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI của Đảng về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay”. 34. Trần Văn Long, 2012, “Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng” - đề tài khoa học cấp cơ sở, Thanh tra Chính phủ. 35. Quốc hội (2005), Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005. 120 120 36. Quốc hội (2007), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2007. 37. Quốc hội (2012), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012. 38. Thanh tra Chính phủ - Cục Chống tham nhũng (2014), Báo cáo số 103/BC-CCTN ngày 26 tháng 5 năm 2014 Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng. 39. Thanh tra Chính phủ (2013), Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các qui định về minh bạch tài sản, thu nhập. 40. Thanh tra Chính phủ, Một số vấn đề về tham nhũng và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2012. 41. Thanh tra Chính phủ, Tăng cường công khai, minh bạch theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010 góp phần đảm bảo thực hiện UNCAC, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2011. 42. Nguyễn Hà Thanh, 2016, “Kinh nghiệm quốc tế về công khai, minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ, công chức”, Tạp chí Ban Nội chính TW. 43. Tạ Thu Thủy, 2015, “Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan thực hiện chức năng phòng, chống tham nhũng” - đề tài khoa học cấp cơ sở, Thanh tra Chính phủ; 44. Huỳnh Phong Tranh, 2014, “Thực thi Công ước Liên Hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” - đề tài khoa học trọng điểm cấp bộ, Thanh tra Chính phủ; 45. Phạm Hồng Thái, “Chức vụ và thẩm quyền chức vụ trong cơ quan hành chính nhà nước”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 25 (2009); 121 121 46. Phan Xuân Sơn - Phạm Tiến Lực: Nhận diện tham nhũng và các giải pháp PCTN ở Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG, HN,2008. 47. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. CTQG, HN,2009. 48. Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ - Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam, Thông cáo báo chí tại Đối thoại về phòng chống tham nhũng lần thứ 3, tháng 6 năm 2008. 49. Viện Ngôn ngữ học - Trung tâm Từ điển học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2006. 50. Trịnh Thị Xuyến: Kiểm soát quyền lực nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, H.2008. 51. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 52. Nguyễn Xuân Yêm, PGS.TS Nguyễn Hòa Bình, TS. Bùi Minh Thanh (đồng chủ biên), 2007, Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới, Nxb. CAND, HN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phap_luat_ve_cong_khai_minh_bach_tai_san_thu_nhap_c.pdf
Luận văn liên quan