Hoàn thiện pháp luật về phân cấp quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc của
huyện Nho Quan hiện nay là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Điều
này không chỉ bắt nguồn từ sự hạn chế yếu kém trong quá trình thực hiện
phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc theo pháp luật mà còn là sự đòi hỏi của
các qui luật, Nghị quyết của Đảng và chính sách Nhà nƣớc về đổi mới cơ chế
pháp lý về quản lý thu chi ngân sách. Đây là một hoạt động quản lý có liên
quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, do vậy cần phải đƣợc quan tâm
đúng mức và cần phải có các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc. Bởi vì nó có ý nghĩa trên
nhiều mặt, tác động, chi phối, quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội ở
trên địa bàn huyện và luôn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Đảng bộ
và UBND huyện cho đến các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng.
Việc triển khai công tác phân cấp NSNN theo Luật ngân sách nhà nƣớc
2002 trên thực tế còn hạn chế. Chẳng hạn nhƣ, đối với các khoản thu phí lệ
phí, các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc để lại một phần để bù đắp chi phí
thu, phần còn lại mới nộp vào ngân sách nhà nƣớc, việc để lại nhƣ vậy làm
một phần số thu phí bị để ngoài ngân sách đồng thời tỷ lệ để lại đƣợc Bộ tài
chính quyết định chƣa sát hoạt động của đơn vị nên có đơn vị không đủ kinh
phí để tổ chức thu, có đơn vị thừa nguồn dẫn đến dƣ kinh phí lớn hoặc sử
dụng sai mục đích.
Luật ngân sách nhà nƣớc 2015 hiện hành đã thay thế Luật NSNN 2002 và
quy định cụ thể các cơ quan đƣợc ban hành các chính sách về định mức phân
bổ ngân sách, chế độ tiêu chuẩn ngân sách. Tuy nhiên, các bộ, ngành chức
năng chậm ban hành hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn, định mức chi làm căn cứ lập
dự toán và kiểm soát chi; nhiều chế độ chi còn chƣa sát chi phí, giá cả đã biến
động trên thực tế ở chênh lệch lớn.83
Trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, qua 10 năm thực hiện Luật
Ngân sách nhà nƣớc 2002 với cơ chế phân cấp quản lý ngân sách, các cấp
chính quyền từ tỉnh đến xã đã tăng tính chủ động tích cực, phát huy cao độ
tính tự chủ trong quản lý ngân sách cấp mình, bƣớc đầu quan tâm khai thác,
nuôi dƣỡng nguồn thu, hạn chế bớt tình trạng thụ động, trông chờ ỷ lại vào
ngân sách cấp trên. Tuy nhiên, do bối cảnh kinh tế liên tục thay đổi, xu hƣớng
toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, cải cách hành chính địa
phƣơng. nên chƣa hoàn thiện hệ thống pháp luật về phân cấp quản lý ngân
sách, vì vậy, địa phƣơng chƣa kịp thích ứng, chƣa tạo động lực khai thác tốt
nguồn thu, tình trạng dây dƣa, trốn lậu thuế, thất thu thuế còn diễn ra khá phổ
biến. Mặt khác, một số chính sách của Nhà nƣớc thay đổi nhƣ: Thuế bảo vệ
môi trƣờng thay thế cho khoản thu phí xăng dầu, thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp thay thế cho luật thuế nhà đất,. cũng ảnh hƣởng đến việc thực hiện
phân cấp quản lý ngân sách địa phƣơng.
96 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước - Từ thực tiễn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra phần thích đáng để tái tạo, bảo vệ môi trƣờng.
2.3.3. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế nêu trên. Có thể liệt
kê một số nguyên nhân chủ yếu nhƣ sau:
- Đối với phân cấp nguồn thu ngân sách
Thứ nhất, các nguồn thu đƣợc phân chia 100% cho NSĐP thƣờng là
61
những sắc thuế có hiệu suất thu thấp và không bền vững, chính quyền địa
phƣơng bị hạn chế về khả năng tăng nguồn thu cho mình ngoài các chính sách
thu do Trung ƣơng quy định. Trong các nguồn thu hiện nay NSĐP đƣợc
hƣởng 100% thì các khoản thu từ đất đai chiếm tỷ trọng khá lớn. Tuy nhiên,
các khoản thu này thƣờng có tính chất thu một lần nhƣ thu từ giao quyền sử
dụng đất.
Thứ hai, địa phƣơng chỉ có quyền quyết định một số loại phí, lệ phí theo
phân cấp của Chính phủ và đƣợc quy định mức thu một số loại phí, lệ phí
trong khung pháp luật hiện hành quy định. Tuy nhiên, nguồn thu từ các loại
phí, lệ phí này trên thực tế là rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 10% tổng thu NSĐP.
Thứ ba, hiện nay khung luật pháp chƣa có quy định về thuế địa phƣơng.
Toàn bộ các vấn đề về thu thuế nào, mức thuế suất bao nhiêu, cơ sở tính thuế
nhƣ thế nào đều do Trung ƣơng quy định. Mặt khác, trong những năm gần
đây do kinh tế suy giảm, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Chính phủ,
Quốc hội đã ban hành các chính sách miễn, giảm, giãn thời hạn nộp một số
sắc thuế, khoản thu NSNN gây ảnh hƣởng tới nguồn thu của NSĐP trong khi
các nhiệm vụ chi không giảm.
Thứ tư, mặc dù quy định tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có toàn
quyền quyết định việc phân cấp nguồn thu cho chính quyền cấp huyện, xã
trong phạm vi đƣợc phân cấp nhƣng một số nội dung phân cấp thu cụ thể lại
đƣợc quy định trong Luật NSNN năm 2002 nhƣ: (i) Phân cấp tối thiểu 70%
các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu
từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ
phí trƣớc bạ nhà, đất cho ngân sách xã, thị trấn; (ii) phân cấp tối thiểu 50%
khoản thu lệ phí trƣớc bạ, không kể lệ phí trƣớc bạ nhà, đất cho ngân sách thị
xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thứ năm, việc không quy định cụ thể nguồn thu ở cấp huyện và cấp xã
trong Luật NSNN năm 2002 mà giao cho chính quyền cấp tỉnh quy định đã
tạo cho chính quyền tỉnh có đƣợc sự linh hoạt trong điều hành ngân sách, tuy
62
nhiên hạn chế mức độ chắc chắn và khả năng dự đoán trƣớc về nguồn thu
ngân sách của cấp huyện và cấp xã.
Thứ sáu, việc phân cấp nguồn thu chƣa đi đôi với phân cấp quản lý thu
gây ảnh hƣởng đến nguồn thu của các cấp ngân sách. Chẳng hạn trƣờng hợp
Cục thuế tỉnh quản lý thu một doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang thực hiện
điều tiết 100% số thu về ngân sách cấp tỉnh, trong năm ngân sách nếu có sự
điều chuyển doanh nghiệp đó về huyện thì sẽ thực hiện điều tiết 100% số thu
cho ngân sách cấp huyện. Điều đó gây ảnh hƣởng rất lớn trong việc điều hành
ngân sách, tạo nên cơ chế “xin - cho” các doanh nghiệp trong các cơ quan
quản lý thu giữa tỉnh và huyện.
- Đối với phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách
Thứ nhất, Luật NSNN năm 2002 cho phép các tỉnh đƣợc quyết định phân
cấp nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách trực thuộc (huyện, xã), mặt khác lại
phân cấp cụ thể nhiệm vụ chi đầu tƣ xây dựng các trƣờng phổ thông, điện
chiếu sáng, cấp thoát nƣớc, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình
phúc lợi công cộng cho thị xã, thành phố thuộc tỉnh nên đã phần nào hạn chế
quyền chủ động của chính quyền cấp tỉnh. Đồng thời, việc khống chế các tỷ lệ
cứng đối với chi cho giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ đã tạo ra sự
cứng nhắc và kém linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội tại các tỉnh.
Thứ hai, việc thực hiện thời kỳ ổn định ngân sách nhƣ hiện hành cũng làm
hạn chế nguồn lực của các tỉnh do các tỉnh tăng thu thì đƣợc tăng chi trong
thời kỳ ổn định ngân sách (từ 3 đến 5 năm) song qua mỗi thời kỳ ổn định thì
tỷ lệ điều tiết về NSTW bắt buộc phải tăng lên.
Thứ ba, phân cấp chi ngân sách chƣa gắn liền với việc cung cấp các dịch
vụ công cộng ở địa phƣơng mà chủ yếu vẫn đƣợc phân bổ dựa trên hệ thống
tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách theo yếu tố đầu vào, chƣa tính đến hiệu
quả đầu ra của các nhiệm vụ chi, hiệu quả phân bổ chƣa cao, gây thất thoát,
lãng phí.
63
Thứ tư, mặc dù Luật NSNN năm 2002 quy định không đƣợc dùng ngân
sách của cấp này để chi nhiệm vụ của cấp khác (trừ trƣờng hợp đặc biệt theo
quy định của Chính phủ) nhƣng thực tế nhiều địa còn phải hỗ trợ thêm kinh
phí cho các cơ quan Trung ƣơng ở địa phƣơng (cơ quan tƣ pháp, công an,
quân đội) để thực hiện nhiệm vụ chung trên địa bàn. Mặt khác, mức hỗ trợ và
đối tƣợng hỗ trợ giữa các tỉnh khác nhau đã gây áp lực cho NSĐP, đặc biệt là
các tỉnh còn phải nhận hỗ trợ từ NSTW.
- Phân cấp chƣa dựa trên cơ sở tăng cƣờng năng lực quản lý, hỗ trợ điều
kiện, cơ sở vật chất cho cấp dƣới. Năng lực, trình độ cán bộ quản lý tài chính,
ngân sách chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là
cán bộ quản lý tài chính ngân sách xã.
64
Tiểu kết chƣơng 2
Chƣơng này đã đi sâu phân tích thực tiễn thi hành pháp luật về phân cấp
quản lý ngân sách nhà nƣớc tại huyện Nho Quan và thu đƣợc một số kết quả:
Nguồn thu và nhiệm vụ chi cho từng cấp chính quyền ở địa phƣơng đã đƣợc
quy định cụ thể, rõ ràng. Chính quyền địa phƣơng đã bƣớc đầu chủ động
trong việc xây dựng và phân bổ ngân sách cấp mình, chủ động khai thác tiềm
năng, thế mạnh của địa phƣơng, đặc biệt là cấp xã đã chủ động, linh hoạt hơn
và từng bƣớc phân cấp mạnh nguồn thu và nhiệm vụ chi cho cấp của mình.
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, việc thi hành pháp luật về phân cấp
quản lý ngân sách nhà nƣớc vẫn còn một số hạn chế về thẩm quyền của các
cơ quan nhà nƣớc thực hiện phân cấp ngân sách và hoạt động phân cấp quản
lý ngân sách nhà nƣớc.
Khi phân tích các thực trạng trên, tác giả đều xem xét dựa trên văn bản
quy phạm pháp luật về phân cấp và đánh giá triển khai thực hiện phân cấp
quản lý ngân sách nhà nƣớc trên thực tế.
Từ đó đánh giá đƣợc những kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong việc thi
hành pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc ở huyện Nho Quan
hiện nay và chỉ ra đƣợc các nguyên nhân của hạn chế. Những đánh giá về
thực trạng là căn cứ thực tiễn để tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp
luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc trong thời gian tới.
65
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC – TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về phân cấp quản lý ngân
sách nhà nƣớc
Thứ nhất, thiết kế lại hệ thống NSNN: Cần tách bạch rõ ràng các cấp ngân
sách. Sửa đổi cơ chế phân cấp theo hƣớng tạo quyền chủ động hơn cho địa
phƣơng trong phân bổ và quyết định ngân sách. Ngân sách phải đƣợc phân bổ
trên cơ sở đo lƣờng kết quả đầu ra một cách chính xác. Phân cấp cũng cần
xem xét đến điều kiện, năng lực thực tế từng địa phƣơng và cơ chế để thực
hiện các dự án đầu tƣ mang tính liên khu vực.
Thứ hai, phân cấp các khoản thu cần dựa trên nguyên tắc “lợi ích”, nghĩa
là tăng thu của NSĐP phải đi kèm với việc cải thiện chất lƣợng dịch vụ công
do địa phƣơng có cung cấp. Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các lợi
ích tối thiểu cần thiết của xã hội, đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững có
kỷ cƣơng, trật tự. Do vậy, tăng thu NSĐP, chủ yếu là các khoản thuế do nhân
dân ĐP đóng, thì chính quyền địa phƣơng cần phải đặt lợi ích của nhân dân
lên trên hết. Phải nâng cao, cải thiện chất lƣợng dịch vụ công do địa phƣơng
cung cấp để nâng cao đƣợc mức sống của ngƣời dân và xứng đáng với các
mức đóng góp vào NSNN của nhân dân.
Thứ ba, đổi mới quy trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách:
Quy trình ngân sách theo kiểu truyền thống dựa trên cơ sở tổng nguồn lực hiện
có và hệ thống các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành để xây dựng dự toán
và phân bổ ngân sách, dẫn đến hiệu quả quản lý ngân sách thấp, không gắn giữa
kinh phí đầu vào với kết quả đầu ra, chỉ quan tâm đến lợi ích trớc mắt, không có
tầm nhìn trung hạn, ngân sách bị phân bổ dàn trải, hiệu quả sử dụng nguồn lực
thấp. Cần đổi mới một cách cơ bản quy trình này theo tƣ duy và phƣơng pháp
hiện đại, dựa vào kết quả đầu ra và gắn với tầm nhìn trung hạn.
66
Thứ tư, cần kiên định chủ trƣơng tăng cƣờng tính tự chủ của ngân sách địa
phƣơng bằng cách tăng dần các nguồn thu cho địa phƣơng. Thực tiễn phân
cấp ngân sách ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những nƣớc phát triển cho thấy,
việc phi tập trung hóa bằng cách tăng cƣờng khả năng thu và chi cho ngân
sách cấp dƣới đem lại nhiều hiệu quả tích cực và hoàn toàn không làm xói
mòn sự ổn định của ngân sách. Với mô hình thiết kế các nguồn thu nhƣ hiện
nay, thực tế đã cho thấy hầu hết các địa phƣơng không thể tự cân đối đƣợc,
điều đó cho thấy cần có những khảo sát, đánh giá cụ thể để đƣa ra phƣơng
thức mới hoặc cơ cấu lại các nguồn thu sao cho trong từ 5 đến 10 năm tới sẽ
có từ 50% đến 60% số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có thể cân đối
đƣợc nguồn thu đáp ứng nhiệm vụ chi.
Thứ năm, cần nghiên cứu bãi bỏ mô hình ngân sách địa phƣơng lồng ghép
hiện nay vì mô hình này thƣờng dẫn đến việc lạm quyền của cấp trên trong
việc điều hành ngân sách. Trong trƣờng hợp giữ lại mô hình này thì cần đƣợc
tiếp tục hoàn thiện bằng việc tăng cƣờng nguồn thu cho ngân sách huyện và
xã cũng nhƣ đề ra các nguyên tắc nhằm phân định rõ ràng nguồn thu và nhiệm
vụ chi của các cấp ngân sách địa phƣơng.
Thứ sáu, cần tăng cƣờng công tác giám sát và hƣớng dẫn của cơ quan tài
chính cấp trên đối với quá trình ngân sách nhà nƣớc nói chung trong đó đặc
biệt là ngân sách địa phƣơng nhằm đảm bảo phát huy đƣợc ý nghĩa của việc
phân cấp ngân sách, đồng thời cần tăng cƣờng nội dung và chất lƣợng kiểm
toán nhà nƣớc đối với ngân sách cấp huyện và xã.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về phân cấp quản lý ngân
sách nhà nƣớc – từ thực tiễn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật đối với cơ quan quản lý nhà nước thực hiện
việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Một là, quy định rõ về thẩm quyền ngân sách của 3 cấp Hội đồng nhân
dân, đồng thời không trao hết thẩm quyền cho Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh quyết định phân cấp nguồn thu, đặc biệt là tỷ lệ phân chia các khoản thu
67
của từng cấp ngân sách ở địa phƣơng, trao cho Hội đồng nhân dân các cấp
quyết định tỷ lệ phân chia các khoản thu của địa phƣơng mình; đồng thời Hội
đồng nhân dân các cấp đƣợc quyết định các chế độ chi ngân sách để phù hợp
với tình hình thực tế của từng địa phƣơng.
Hai là, trao cho địa phƣơng quyền tự chủ cao hơn trong quyết định và
quản lý nguồn thu: Quyền tự chủ về thu bao gồm quyền thay đổi thuế suất
một số sắc thuế, hoặc ở mức tự chủ cao hơn là địa phƣơng có thể tự định ra
sắc thuế của riêng mình. Trong điều kiện cụ thể của Nho Quan nói riêng và
Việt Nam nói chung, việc để địa phƣơng tự định ra các sắc thuế của riêng
mình là không khả thi, bởi vì điều này có thể tạo ra sự cạnh tranh về thuế giữa
các địa phƣơng và khuyến khích việc di chuyển của hàng hóa và dịch vụ sang
những địa phƣơng có lợi về thuế, do đó sẽ làm thay đổi phân bố sản xuất và
tiêu dùng, mở rộng khoảng cách bất bình đẳng giữa các địa phƣơng. Trƣớc
mắt có thể thí điểm áp dụng cho phép chính quyền địa phƣơng đƣợc tự quyết
định thuế suất đối với một số loại thuế trong khung thuế suất do Trung ƣơng
quyết định. Thông thƣờng, nhiều nƣớc trên thế giới lựa chọn thuế đánh vào
đất đai, tài sản (nhƣ thuế nhà đất, tiền cho thuê đất) làm loại thuế của địa
phƣơng. Để khắc phục sự chênh lệch giữa các địa phƣơng, Chính phủ có thể hạn
chế quyền tự chủ này bằng cách đặt ra mức trần cho các loại thuế nói trên.
Ba là, tăng cƣờng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở
cấp địa phƣơng, thực hiện nghiêm kỷ luật tài khóa: Việc đẩy mạnh phân cấp
quản lý ngân sách chỉ có thể đạt đƣợc mục tiêu mong muốn nếu đƣợc gắn liền
với việc tăng cƣờng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở
cấp địa phƣơng. Tăng cƣờng tính minh bạch, công khai trong quản lý ngân
sách ở các cấp chính quyền, đồng thời tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, giám
sát của các cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo đảm tính hiệu quả của quản lý
ngân sách. Tăng cƣờng trách nhiệm giải trình của mỗi cấp chính quyền trong
quản lý ngân sách không chỉ với cấp trên mà trƣớc hết là với trƣớc Hội đồng
nhân dân và ngƣời dân ở địa phƣơng đó.
68
Bốn là, mở rộng quyền tự chủ của địa phƣơng trong quyết định chi tiêu:
Cho phép chính quyền địa phƣơng tự chủ ở một mức độ thích hợp trong việc
ra các quyết định chi tiêu theo ƣu tiên của địa phƣơng. Việc đặt ra những ƣu
tiên chi tiêu của địa phƣơng phải phù hợp với chiến lƣợc và mục tiêu phát
triển của quốc gia. Việc mở rộng quyền tự chủ của địa phƣơng trong các
quyết định chi tiêu sẽ dựa trên nguyên tắc chi tiêu đƣợc thực hiện ở cấp chính
quyền nào trực tiếp cung ứng dịch vụ công có hiệu quả nhất. Tránh tình trạng
cùng một nhiệm vụ chi đƣợc phân ra cho quá nhiều cấp mà không có sự xác
định ranh giới rõ ràng, dẫn đến chỗ không quy đƣợc trách nhiệm giải trình và
sự chồng chéo, đùn đẩy giữa các cấp chính quyền.
Năm là, cần có cơ chế để từng bƣớc tăng sự tự chủ về tài chính cho chính
quyền địa phƣơng, đặc biệt là những nguồn thu địa phƣơng đƣợc hƣởng
100%, gắn với việc quản lý và cung ứng dịch vụ công tại địa phƣơng. Cụ thể:
Từng bƣớc tăng cƣờng vai trò của thuế nhà, đất trong việc tạo nguồn thu cho
chính quyền địa phƣơng. Nghiên cứu xem xét tăng mức thuế suất để phát huy
vai trò của sắc thuế này trong nền kinh tế, nghiên cứu đánh thuế đối với nhà ở
nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên, việc thu thuế vào nhà, đất là rất nhạy
cảm nên cần có sự đồng thuận cao trong xã hội. Nghiên cứu hƣớng dẫn điểm
c khoản 3 điều 5 của Luật Đất đai về việc điều tiết phần giá trị tăng thêm từ
đất mà không do đầu tƣ của ngƣời sử dụng đất mang lại để tạo thêm nguồn
thu chủ động cho địa phƣơng. Hoàn thiện hệ thống phí, lệ phí; xây dựng mức
thu, chế độ và phƣơng pháp thu hợp lý, thống nhất theo hƣớng đơn giản, hiệu
quả. Nghiên cứu ban hành Luật Phí, lệ phí thay thế Pháp lệnh Phí, lệ phí theo
hƣớng phân định rõ phí và lệ phí; tăng cƣờng phân cấp cho các địa phƣơng
trong việc quyết định các khoản thu phí, lệ phí gắn với chức năng quản lý nhà
nƣớc của chính quyền địa phƣơng; quy định rõ về thẩm quyền ban hành danh
mục, khung và mức phí, lệ phí cụ thể cũng nhƣ thẩm quyền hƣớng dẫn, quản
lý sử dụng phí, lệ phí.
69
Sáu là, quy định cụ thể phƣơng thức bổ sung từ ngân sách cấp trên cho
ngân sách cấp dƣới theo nguyên tắc nhiệm vụ chi thuộc địa phƣơng nào địa
phƣơng đó phải sắp xếp kinh phí để thực hiện, nếu còn thiếu thì ngân sách cấp
trên mới hỗ trợ để thực hiện mục tiêu trên. Ngân sách các cấp địa phƣơng sẽ
đƣợc bổ sung thềm nguồn thu hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc trong trƣờng hợp
tổng nguồn thu của địa phƣơng đó không đủ cho các nhiệm vụ chi. Nhƣng ở
đây vấn đề cần đƣợc quan tâm là khi nào ngân sách nhà nƣớc sẽ chi bổ sung
cho ngân sách địa phƣơng. Nếu nhƣ, chỉ cần ở ngân sách địa phƣơng không
đủ thì ngân sách nhà nƣớc sẽ hỗ trợ ngay thì khi đó sẽ rất dễ xảy ra tình trạng
địa phƣơng ở trong tình thế bị động và chỉ chờ kinh phí từ cấp trên mà không
thể tận dụng đƣợc hết khả năng nhạy bén, linh hoạt của bộ máy chính quyền ở
cấp địa phƣơng trong hoạt động phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách
nhà nƣớc.
Hoàn thiện pháp luật phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc trên cơ ở kế
thừa có chọn lọc những quy định trong pháp luật ngân sách hiện hành, đảm
bảo phù hợp với thực tiễn và hệ thống pháp luật của Việt Nam và phù hợp với
thông lệ quốc tế. Luật ngân sách nhà nƣớc cần đƣợc đảm bảo tiếp thu những
thành tựu của các đạo luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc trƣớc đó
đồng thời có những điều chỉnh hợp lý nhằm khắc phục những hạn chế của
pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách cũ. Việc ban hành các quy định pháp
luật về phân cấp ngân sách phải đảm bảo luôn phù hợp với thực tiễn kinh tế,
xã hội đất nƣớc.
Hoàn thiện các quy định về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc do cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền trong lĩnh vực ngân sách nhà nƣớc và các quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình thực hiện việc phân cấp nguồn thu và chi của
ngân sách các cấp.
70
Hoàn thiện quy định pháp luật về việc phân bổ nguồn thu và nhiệm
vụ chi cho từng cấp ngân sách địa phƣơng phải phù hợp với phân cấp
nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phù hợp với đặc điểm
của từng vùng cũng nhƣ đối với trình độ quản lý của từng địa phƣơng.
Trình độ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của mỗi vùng là khác nhau
cũng nhƣ trình độ quản lý của từng địa phƣơng là khác nhau. Có địa
phƣơng mạnh về lĩnh vực kinh tế - xã hội này, có địa phƣơng mạnh về
lĩnh vực kinh tế - xã hội khác và quốc phòng, an ninh cũng vậy, hay nói
cách khác, tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phƣơng, cấp địa phƣơng
mà việc phân bổ nguồn thu, nhiệm vụ chi cũng có sự khác nhau và phải
dựa vào đó để thực hiện. Nhƣ vậy, sẽ giúp cho ngân sách địa phƣơng
hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội của mình đồng thời hỗ trợ vốn
cho các địa phƣơng miền núi, vùng dân tộc và thực hiện các chƣơng trình
mục tiêu quốc gia, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chế độ đối với gia đình
chính sách, ngƣời có công, cán bộ hƣu trí.
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách
- Hoàn thiện pháp luật về phân cấp nguồn thu
Một là, cần sửa đổi quy định tại điểm b, khoản 1, điều 34, Luật NSNN
năm 202 về mức để lại tối thiểu 70% một số nguồn thu cho ngân sách xã, thị
trấn theo hƣớng: đối với các xã, thị trấn có khả năng đảm bảo cân đối thu, chi
thì Hội đồng nhân dân tỉnh có quyền điều chỉnh giảm tỷ lệ xuống dƣới 70%
cho phù hợp.
Hai là, cần sửa đổi quy định tại điểm d, khoản 1, điều 32, Luật NSNN
năm 2002 về nguồn thu từ đấu giá đất là nguồn thu phân chia giữa ngân sách
trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng để đảm bảo điều tiết nguồn lực từ đất đai
một cách hài hòa giữa các địa phƣơng. Việc trung ƣơng điều tiết nguồn thu về
đất cũng không làm ảnh hƣởng gì đến những địa phƣơng còn lại vì hầu hết họ
đều có tỷ lệ điều tiết các nguồn thu phân chia là 100%.
71
Ba là, cần sửa đổi quy định tại điểm k, khoản 1, điều 32, Luật NSNN năm
2002 về nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết là nhƣ thế nào, bao gồm
những khoản thu gì? Đồng thời quy định cụ thể nguyên tắc hạch toán nguồn
thu xổ số kiến thiết vào ngân sách nhà nƣớc theo đúng quy định, cùng nhƣ
nguyên tắc sử dụng nguồn thu từ xổ số kiến thiết.
Bốn là, cần sửa đổi quy định tại điểm d, khoản 1, điều 30, Luật NSNN năm
2002, phân hóa các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành thành 2 nhóm: một
nhóm số ít các đơn vị không liên quan quá nhiều đến các địa phƣơng hoặc có
số thuế thu nhập doanh nghiệp không lớn thì nguồn thu thuế thu nhập doanh
nghiệp sẽ thuộc nguồn thu 100% của ngân sách trung ƣơng (ví dụ nhƣ hàng
không, bảo hiểm, đƣờng sắt), còn các đơn vị còn lại có liên quan mật thiết đến
địa phƣơng (nhƣ bƣu chính viễn thông, ngân hàng, điện lực) thì thuế thu nhập
là nguồn thu phân chia giữa trung ƣơng và địa phƣơng. Có nhƣ vậy ngân sách
của địa phƣơng mới giảm sự lệ thuộc vào nguồn bổ sung của trung ƣơng.
Năm là, quy định cụ thể các nguồn thu đối với từng cấp chính quyền địa
phƣơng nhƣng có cơ chế điều hòa theo chiều ngang giữa ngân sách cấp xã,
cấp huyện trong một tỉnh. Theo đó, vẫn tiếp tục phân cấp các khoản thu này
cho ngân sách cấp xã, thị trấn và khoản thu lệ phí trƣớc bạ (không kể thuế
trƣớc bạ nhà, đất) cho thị xã, thành phố thuộc tỉnh, song việc quyết định tỷ lệ
để lại cụ thể cho ngân sách xã, thị trấn; thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo tình hình thực tế địa phƣơng nhằm tăng
tính chủ động cho địa phƣơng trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình.
- Hoàn thiện pháp luật về phân cấp chi ngân sách
Một là, hoàn thiện các quy định về phân định nhiệm vụ chi giữa các cấp
ngân sách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền theo
phân cấp quản lý kinh tế - xã hội (phân loại về các cấp chính quyền địa
phƣơng; cơ cấu tổ chức, trong đó quy định rõ vai trò và trách nhiệm của các
tổ chức, cơ quan; mức độ độc lập trong quản lý điều hành của chính quyền địa
phƣơng...). Hạn chế việc cùng một nhiệm vụ chi đƣợc phân ra cho quá nhiều
72
cấp mà không có ranh giới rõ ràng, dẫn đến sự chồng chéo, không quy đƣợc
trách nhiệm giải trình giữa các cấp chính quyền. Yếu tố cơ bản nhất để có
đƣợc sự thành công của một hệ thống phân cấp là đảm bảo nhiệm vụ chi đƣợc
xây dựng phù hợp với trách nhiệm cung cấp các dịch vụ công đƣợc giao.
Hai là, gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phƣơng với hiệu quả
chi NSNN trong khuôn khổ pháp luật về quản lý ngân sách.
Hiệu quả của chi tiêu NSNN là một khái niệm mang tính chuẩn tắc mà mọi
quốc gia cần phải hƣớng tới và có thể đƣợc hiểu một cách khá thống nhất, đó
là cùng một lƣợng vốn đầu vào có thể tạo ra đƣợc một lƣợng đầu ra tối ƣu.
Tính hiệu quả chi NSNN phải thể hiện ở Dự toán NSNN phải phản ánh trung
thực nhu cầu chi tiêu và bảo đảm việc chi tiêu đó mang lại hiệu quả trên thực
tế. Đối với các dự án đầu tƣ nhằm mục đích phát triển kinh tế khu vực, không
phải dự án nào cũng đạt hiệu quả kinh tế, tuy nhiên, cũng cần đặt ra tiêu chí
để hạn chế việc các cơ quan có thẩm quyền lạm dụng quyền quyết định đầu tƣ
làm thất thoát vốn NSNN. Còn đối với hoạt động đầu tƣ vào các lĩnh vực phi
lợi nhuận là lĩnh vực giáo dục, y tế và an sinh xã hội, thì hiệu quả chi NSNN
chỉ có thể đánh giá đƣợc thông qua sự thay đổi về chất lƣợng của dịch vụ
công và sự thay đổi của dịch vụ y tế, giáo dục đƣợc cung cấp. Việc phân bổ
nguồn thu để thực hiện các hoạt động này cần phải dựa trên kết quả điều tra
xã hội học và thẩm định phƣơng án đầu tƣ cũng nhƣ đánh giá chất lƣợng dịch
vụ cung cấp sau đầu tƣ để làm căn cứ khắc phục những thiếu sót trong quyết
định đầu tƣ gây thất thoát cho NSNN. Nếu chỉ chú ý mở rộng thẩm quyền
phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các chính quyền địa phƣơng mà
không chú ý tới trách nhiệm của các cấp chính quyền sẽ rất dễ dẫn đến tính
trạng phân phối ngân sách một cách vô tổ chức, dẫn tới sử dụng ngân sách
không đạt hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nƣớc. Hiện nay
tình trạng “địa phƣơng quyết định dự án đầu tƣ, trung ƣơng lo vốn” vẫn còn
thƣờng xuyên xảy ra đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thực hiện thu, chi
ngân sách ở địa phƣơng, làm giảm tính linh hoạt trong hoạt động tổ chức thực
73
hiện pháp luật quản lý ngân sách của bộ máy chính quyền địa phƣơng trong
việc thu chi ngân sách. Vì vậy, cần xây dựng cơ chế rằng buộc trách nhiệm
đối với các cấp ngân sách địa phƣơng, giúp các cấp chính quyền tự giác hơn
trong hoạt động phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chia ngân sách nhà nƣớc và
hoạt động thực hiện pháp luật quản lý ngân sách ở địa phƣơng mình.
Ba là, cần xác định rõ nguyên tắc bổ sung có mục tiêu của ngân sách cấp
trên cho ngân sách cấp dƣới: bổ sung trong trƣờng hợp nào? Do ai quyết
định? Có cần đƣợc sự phê chuẩn của Hội đồng nhân dân để bổ sung vào dự
toán hay không? Thêm nữa, cần dứt khoát chấm dứt tình trạng còn các khoản
thu “để lại” nhƣ hiện nay, vì điều đó không những không đảm bảo tính minh
bạch, mà còn trao quyền cho Bộ Tài chính quyết định định mức bổ sung, mà
đúng ra phải thuộc thẩm quyền của Quốc hội hoặc của Thủ tƣớng Chính phủ
(trong những trƣờng hợp đột xuất).
Bốn là, cần bổ sung quy định về tăng thêm các nhiệm vụ chi theo hƣớng
nếu phân công thêm các nhiệm vụ chi thì cần phải đƣợc đánh giá thận trọng
về nguồn thu nhằm đảm bảo nguyên tắc thêm nhiệm vụ thì phải thêm nguồn
thu để tránh tình trạng co kéo ngân sách, mất cân đối ngân sách và làm giảm
sút hiệu quả chi tiêu công.
3.2.3. Các giải pháp khác
3.2.3.1. Hoàn thiện việc tổ chức thi hành pháp luật quản lý ngân sách nhà nước
- Kiện toàn bộ máy quản lý ngân sách nhà nước và hoàn thiện các quy
định về tuyển dụng, sử dụng và xử lý vi phạm đối với đội ngũ cán bộ, công
chức thực hiện quản lý ngân sách nhà nước.
Xây dựng bộ máy quản lý NSNN có trách nhiệm, quyền hạn trong nội bộ
hệ thống dọc của cơ cấu bộ máy và các quy định quan hệ ngang với các tổ
chức, đơn vị ở địa phƣơng để phối hợp quản lý NSNN. Xây dựng bộ máy
quản lý NSNN gọn nhẹ theo tinh thần cải cách hành chính nhƣng làm việc có
hiệu quả, tổ chức cơ cấu các bộ phận quản lý hợp lý với một số cán bộ có
74
năng lực và số lƣợng vừa đủ. Đồng thời, trang bị đầy đủ các phƣơng tiện kỹ
thuật hiện đại cần thiết cho bộ máy quản lý NSNN hoạt động có hiệu quả.
Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, sử dụng bảo đảm hợp lý, hiệu quả cả về số
lƣợng và cơ cấu cán bộ, công chức quản lý ngân sách chuyên trách, kiêm
nhiệm; phát triển năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức: tăng cƣờng, chuẩn
hoá kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ của cán bộ, công chức nhƣ: Nâng
cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, nhận thức chính trị, phẩm
chất đạo đức và bản lĩnh của cán bộ, công chức quản lý ngân sách; tạo lập
môi trƣờng học tập, chia sẻ kinh nghiệm công tác. Đồng thời, quy định chi tiết
xử lý vi phạm đối với các cán bộ, công chức trong việc tổ chức pháp luật về
quản lý ngân sách, để đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý ngân sách.
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý
Bên cạnh tƣ tƣởng chính trị vững vàng thì việc nâng cao trình độ chuyên
môn công tác là một việc làm cần thiết. Xã hội ngày càng phát triển, xuất hiện
nhiều tiến bộ khoa học công nghệ làm thay đổi mọi mặt của đời sống, vì vậy
luôn cần đƣợc học hỏi tu luyện để nâng cao nghiệp vụ hoàn thành tốt mọi
công việc đƣợc giao. Một số giải pháp để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ
trong thời gian này cần tập trung là:
+ Tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đƣa các áp dụng hệ
thống phần mền vào quản lý nhằm giúp quản lý có hiệu quả hơn.
+ Thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ đại học chính
quy về làm việc cho chính quyền địa phƣơng bằng các chế độ đãi ngộ hợp lý,
trẻ hóa đội ngũ cán bộ ở địa phƣơng và tạo một phong cách làm việc mới mẻ,
trẻ trung nhƣng cũng rất vững vàng về nghiệp vụ cũng nhƣ lý luận chính trị.
+ Đối với các cán bộ có tuổi, có nhiều kinh nghiệm trong công việc cần đƣợc
tạo điều kiện trong công việc với chủ trƣơng đào tạo cho lớp trẻ kế cận. Đây là
công việc quan trọng vì với những kiến thức thực tế ngoài cuộc sống tầng lớp cán
bộ trẻ chƣa lĩnh hội nhiều. Vì thế cần tổ chức nhiều cuộc họp cán bộ bàn về vấn đề
đào tạo cán bộ trẻ trong đó kinh nghiệm của các bậc đi trƣớc là rất cần thiết.
75
+ Đặc biệt hiện nay cán bộ tài chính cấp xã còn yếu, chủ yếu đƣợc đào tạo
qua các trƣờng trung cấp. Vì vậy cần có chính sách quan tâm hơn nữa đến đội
ngũ này phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý NS.
- Đẩy mạnh các biện pháp hành chính nhằm xây dựng hệ thống tổ chức
thực hiện pháp luật về quản lý thu ngân sách
Xây dựng bộ máy hành chính quản lý ngân sách tinh giản, hiệu quả. Phân
công nhiệm vụ rõ ràng giữa các cấp chính quyền, đơn vị thu nhằm thực hiện
đồng bộ các biện pháp quản lý hành thu đối với từng khoản thu, sắc thuế, từng
địa bàn, từng đối tƣợng nộp thuế. Thu hẹp các đầu mối quản lý trực tiếp và
các khâu chức năng mang tính phục vụ nội ngành để tập trung nguồn nhân lực
cho các bộ phận chức năng quản lý thuế chủ yếu nhƣ tuyên truyền - hỗ trợ,
thanh tra - kiểm tra, xử lý tờ khai dữ liệu thuế... Mở rộng ủy nhiệm thu để thu
hẹp, tiến tới giải thể phòng trƣớc bạ, phòng quản lý doanh nghiệp dân
doanh
Đẩy mạnh cải cách hành chính - hiện đại hóa công tác thu ngân sách. Xây
dựng cơ sở dữ liệu đối với đối tƣợng nộp thuế; Rà soát để mở rộng có chọn
lọc các doanh nghiệp có đủ điều kiện đƣa vào diện thực hiện cơ chế tự khai -
tự nộp thuế. Thƣờng xuyên đánh giá lại quy trình, thủ tục về thuế để đề xuất,
kiến nghị nhà nƣớc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, tránh gây phiền
hà cho tổ chức, cá nhân nộp thuế
Tăng cƣờng biện pháp quản lý đối tƣợng chịu thuế. Phối hợp với các
ngành liên quan, tổ chức giám sát chặt chẽ việc đăng ký thuế, kê khai thuế,
tình hình nộp thuế trên địa bàn để có những biện pháp kịp thời đôn đốc, xử lý
mọi vi phạm pháp luật, đảm bảo thu đầy đủ, kịp thời các nguồn thu phát sinh,
các khoản thuế nợ đọng vào NSNN...
Nâng cao chất lƣợng công tác tuyên truyền thuế. Tăng cƣờng đối thoại,
tập huấn chính sách, chế độ và các thủ tục hành chính thuế, giải quyết kịp thời
vƣớng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật thuế. Thƣờng xuyên thực hiện
thăm dò nhu cầu và tổ chức các lớp tập huấn miễn phí phổ biến về chính sách
76
thuế cho từng đối tƣợng, tích cực tuyên truyền thuế qua phƣơng tiện thông tin
đại chúng, báo đài...
Quản lý con ngƣời, phòng chống tiêu cực trong công tác thu NSNN trên
địa bàn. Đầu tƣ tăng cƣờng công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ nhằm nâng cao
trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp ứng xử đối với ngƣời nộp
thuế, khả năng ứng dụng tin học trong công tác quản lý thuế của cán bộ công
chức. Việc sử dụng chế độ luân phiên các cán bộ thuế cũng rất đáng lƣu tâm,
không để cho các cán bộ và các đối tƣợng nộp thuế có thời gian, điều kiện
móc ngoặc nảy sinh tiêu cực.
- Đảm bảo tính đồng bộ giữa các quy định về tổ chức chính quyền địa
phương quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương với các thiết
chế về phân cấp ngân sách theo Luật Ngân sách nhà nước.
Phân cấp ngân sách phải có sự đồng bộ và đƣợc đặt trong tổng thể mối
quan hệ về phân cấp các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc khác có ảnh hƣởng đến
kết quả triển khai phân cấp ngân sách, đặc biệt là việc xác định nhiệm vụ và
quyền hạn của chính quyền địa phƣơng các cấp; đồng thời phƣơng thức phân
cấp ngân sách cũng phải phù hợp với đặc điểm của từng cấp chính quyền
(nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt). Để đạt đƣợc
yêu cầu này, Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng cần quy định cụ thể về
quyền hạn và trách nhiệm của HĐND và UBND các cấp đối với vấn đề liên
quan đến việc quản lý nguồn lực NSNN, trong đó phải bao quát đƣợc các
khâu của quy trình ngân sách.
- Nâng cao công tác giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật quản lý
ngân sách một cách chặt chẽ
Giám sát và đánh giá chính là cơ chế hữu hiệu để điều chỉnh và xử lý
những sai sót có thể có nhằm đảm bảo đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Giám sát
và đánh giá có rất nhiều ý nghĩa đối với việc nâng cao hiệu quả của việc tổ
chức thực hiện pháp luật. Đó là công cụ để kiểm soát việc thực hiện pháp luật
và đặc biệt là để hạn chế sự lạm quyền của các công chức, viên chức trong
77
quá trình tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật quản lý ngân sách
nhà nƣớc. Giám sát cũng tạo ra áp lực để các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm
tổ chức thực hiện pháp luật quản lý ngân sách phải thực hiện theo đúng bổn
phận của mình, tránh trƣờng hợp trễ nải trong việc thực hiện nhiệm vụ. Và
giám sát, đánh giá cũng là công cụ để thu thập phản hồi nhằm điều chỉnh bản
thân các quy định của văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngân sách.
Trong công tác giám sát ngân sách nhà nƣớc thời gian qua, thì hoạt động này
vẫn còn những hạn chế nhất định nhƣ chất lƣợng chƣa cao, còn tình trạng nể
nang, né tránh, chƣa thực sự mang tính xây dựng và thúc đẩy công tác quản lý
và điều hành ngân sách nhà nƣớc có hiệu quả. Để thực hịên tốt các nội dung,
hình thức và phƣơng pháp giám sát thì cần tăng cƣờng sự phối hợp giữa Quốc
hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Sau giám sát, Quốc hội và Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh cần có kiến nghị xác đáng với Chính phủ, Uỷ ban nhân dân trong
việc chấp hành Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân; xử lý các kiến nghị sau giám sát.
Hoàn thiện pháp luật về giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật về quản
lý ngân sách, trƣớc tiên là hoàn thiện các quy định về hoạt động giám sát của
Quốc hội và đặc biệt là HĐND, bổ sung các quy định về quyền hạn của
HĐND trong việc giám sát đối với hoạt động quản lý ngân sách nhà nƣớc.
3.2.3.2. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về phân cấp quản lý
ngân sách nhà nước
Thứ nhất, thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về phân cấp nguồn
thu thuế
- Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra. Đẩy mạnh công tác thanh
tra, kiểm tra thuế trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích thông tin và phân
loại doanh nghiệp để lựa chọn đúng những đối tƣợng có hành vi gian lận thuế
dƣới mọi hình thức. Tập trung thanh tra, kiểm tra những doanh nghiệp, hộ có
tình trạng thất thu lớn, các doanh nghiệp có dấu hiệu sử dụng hóa đơn bất hợp
pháp, chiếm đoạt tiền thuế GTGT và trốn thuế TNDN. Thanh tra nội bộ phải
78
đƣợc thực hiện quyết liệt, coi đây nhƣ phƣơng pháp thúc đẩy quá trình thanh
tra các đối tƣợng nộp thuế.
- Bổ sung thêm quy định về phối hợp điều tra thuế nhằm nâng cao hơn nữa
hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế kịp thời phát hiện các hành vi vi
phạm pháp luật có tính chất phức tạp, tinh vi. Quy định về điều tra thuế nên
theo hƣớng xác định điều tra thuế là chỉ điều tra hành chính, đồng thời với
quy định về điều tra thuế cần bổ sung các quy định rõ về trách nhiệm của cơ
quan thuế, công chức thuế trƣớc các quyết định của mình.
- Ban hành các quy định hƣớng dẫn một cách cụ thể về vấn đề kiểm tra
tính đầy đủ, chính xác của các tài liệu thông tin trong hồ sơ thuế để tránh tính
trạng cơ quan thuế và doanh nghiệp có cách hiểu khác nhau về trách nhiệm
xác định tính đầy đủ và chính xác trong hồ sơ nộp thuế của ngƣời nộp thuế.
Theo cơ chế quản lý thu thuế tự khai, tự nộp thuế, ngƣời nộp thuế phải chịu
trách nhiệm về những thông tin, tài liệu đã khai trong hồ sơ nộp thuế, việc
kiểm tra của cơ quan thuế và việc chấp nhận tờ khai của cơ quan thuế mới là
các thủ tục chỉ mang tính chất hành chính.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định về mô hình tổ chức thanh tra, kiểm tra
việc thực hiện pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nói riêng và thực hiện
quản lý NSNN nói chung. Để tạo sự đồng bộ, thống nhất trong việc thực hiện
chức năng thanh tra, kiểm tra; tạo điều kiện cho các cơ quan thanh tra hoạt
động có hiệu quả cao và theo đúng khuôn khổ pháp luật.
Thứ ba, bổ sung quy định về thanh tra, kiểm tra đột xuất: tiến hành thanh
tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về phân cấp quản lý
NSNN hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Quy định phải đƣợc làm rõ đƣợc dấu
hiệu vi phạm về phân cấp quản lý ngân sách để cơ quan quản lý ngân sách
mới có quyền tiến hành thanh tra đột xuất; phải làm rõ đƣợc việc giải quyết
kiếu nai, tố cáo phải đƣợc xác minh và xác định chính xác nhƣ thế nào thì cơ
quan quản lý ngân sách mới tiến hành thanh tra đột xuất.
79
Thứ tư, đẩy mạnh, nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật
ngân sách dƣới nhiều hình thức phong phú. Các cơ quan quản lý ngân sách
cần chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục
quốc dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật để mọi tổ chức
cá nhân hiểu biết rõ và tự giác nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
Thứ năm, kiểm tra các văn bản pháp lý quản lý, sử dụng ngân sách địa
phƣơng, Kiểm toán nhà nƣớc cần xem đây là một trong những nội dung chủ
yếu và cần phải tập trung kiểm toán tại sở tài chính và các đơn vị quản lý
ngân sách. Qua đó, kiểm tra một cách đầy đủ và toàn diện hơn các văn bản do
Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân và các cơ quan chức năng ban hành liên
quan đến quản lý, sử dụng ngân sách, từ đó có thể kiến nghị thu hồi, sửa đổi
các quyết định, quy định, hƣớng dẫn không đúng hoặc không phù hợp, không
đúng với quy định pháp luật, quy định của Trung ƣơng. Nhƣ vậy, Kiểm toán
nhà nƣớc mới có thể kiến nghị đúng đắn với Quốc hội, Chính phủ sửa đổi các
quy định pháp luật trong quản lý ngân sách, kiến nghị sửa đổi các chế độ
chính sách không phù hợp. Để kiểm toán nội dung này, kiểm toán viên yêu
cầu các cơ quan quản lý ngân sách cung cấp các văn bản do tỉnh ban hành
hiện đang áp dụng và các văn bản về điều hành ngân sách để kiểm tra chính
xác việc thực hiện pháp luật về quản lý ngân sách, từ đó có bổ sung, sửa đổi
các quy định pháp luật phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phân cấp quản lý
ngân sách nhà nƣớc là biện pháp nhằm bảo đảm cho pháp luật đƣợc thực hiện
nghiêm chỉnh, mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Biện pháp này đòi hỏi
trƣớc hết phải thƣờng xuyên kiểm tra hoạt động thu, chi ngân sách nhà nƣớc để
phát hiện những sai sót lệch lạc, kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm, bảo đảm
cho việc thực hiện pháp luật về phân cấp quản lý NSNN hoạt động nhịp nhàng
đúng nguyên tắc và yêu cầu của pháp luật. Đặc biệt, cần tăng cƣờng công tác
thanh tra, kiểm tra, rà soát những đối tƣợng có dấu hiệu gian lận thuế. Từ đó có
biện pháp xử lý thu hồi kịp thời tránh tình trạng thất thoát nguồn thu.
80
Những vi phạm pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc cần
phải đƣợc phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo nguyên tắc, mọi cán
bộ quản lý ngân sách nhà nƣớc đều bình đẳng trƣớc pháp luật, bất kỳ ai dù ở
cƣơng vị nào cũng phải sống và làm việc theo pháp luật. Mọi hành vi vi phạm
pháp luật của cán bộ, công chức trong quản lý NSNN đều có ảnh hƣởng
không tốt đến quá trình điều chỉnh pháp luật, làm tổn hại đến pháp chế. Do
vậy, Nhà nƣớc cần có những biện pháp hữu hiệu để xử lý nghiêm minh, kịp
thời các hành vi vi phạm pháp luật. Để nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện
pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc.
3.2.3.3. Công khai hóa ngân sách
Các cấp NS từ huyện đến xã, các đơn vị hành chính sự nghiệp phải công
khai dự toán thu, chi NS theo đúng quy định hiện hành của Nhà nƣớc. Các
đơn vị hành chính sự nghiệp phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện
công khai quyết toán chi đến mã chƣơng, mã ngành kinh tế, mã nội dung kinh
tế chi NS bằng các hình thức thông báo trong hội nghị tổng kết năm, hội nghị
cán bộ công nhân viên chức, niêm yết quyết toán chi tại trụ sở cơ quan đơn vị
để cán bộ công nhân viên chức biết, qua đó, cán bộ, nhân viên đơn vị biết và
kiểm tra, giám sát, góp phần làm lành mạnh, minh bạch hoá chi tiêu NS, tăng
cƣờng hiệu quả sử dụng NS, góp phần chống tiêu cực, lãng phí trong chi tiêu
NSNN.
Muốn đƣợc phân cấp mạnh mẽ cần có hoạt động quản lý NS hiệu quả
gắn liền với các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội khác trên địa bàn.
Vì vậy từng đồng vốn NS cần đƣợc cân nhắc kỹ và làm sáng rõ thể hiện đƣợc
những nhiệm vụ chi là chính đáng và hiệu quả. Đồng thời các khoản thu cũng
cần giám sát sao cho công bằng và hợp lý.
81
Tiểu kết chƣơng 3
Dựa trên cơ sở lý luận của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà
nƣớc và những đánh giá về thực tiễn thi hành pháp luật về phân cấp quản lý
ngân sách trong giai đoạn 2013-2016, tác giả đã đề xuất một số phƣơng
hƣớng nhƣ: thiết kế lại hệ thống ngân sách nhà nƣớc; trao cho địa phƣơng
quyền tự chủ cao hơn trong quyết định và quản lý nguồn thu - chi; tăng thu
của NSĐP phải đi kèm với việc cải thiện chất lƣợng dịch vụ công do địa
phƣơng có cung cấp; đổi mới quy trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán
ngân sách; đặc biệt là tăng cƣờng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về
tài chính ở cấp địa phƣơng, thực hiện nghiêm kỷ luật tài khóa để đạt đƣợc
mục tiêu trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc.
Và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách
nhà nƣớc trong thời gian tới: Hoàn thiện pháp luật về phân cấp nguồn thu -
chi ngân sách; tăng quyền tự chủ về tài chính cho cấp địa phƣơng, đồng thời
gắn trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng với hiệu quả chi ngân sách để
đảm bảo việc tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý ngân sách đạt hiệu quả
và nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về
phân cấp quản lý ngân sách.
Tác giả đã đề xuất các giải pháp từ tổng thế tới các giải pháp cụ thể về
hoàn thiện pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc nhằm tạo khung
khổ pháp lý trong việc xác định rõ thẩm quyền giữa các cấp chính quyền địa
phƣơng, tạo sự tự chủ cho chính quyền cấp huyện và xã, nâng cao hiệu quả
phân cấp nguồn thu, chi ngân sách một cách hài hòa, hợp lý.
82
KẾT LUẬN
Hoàn thiện pháp luật về phân cấp quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc của
huyện Nho Quan hiện nay là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Điều
này không chỉ bắt nguồn từ sự hạn chế yếu kém trong quá trình thực hiện
phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc theo pháp luật mà còn là sự đòi hỏi của
các qui luật, Nghị quyết của Đảng và chính sách Nhà nƣớc về đổi mới cơ chế
pháp lý về quản lý thu chi ngân sách. Đây là một hoạt động quản lý có liên
quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, do vậy cần phải đƣợc quan tâm
đúng mức và cần phải có các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc. Bởi vì nó có ý nghĩa trên
nhiều mặt, tác động, chi phối, quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội ở
trên địa bàn huyện và luôn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Đảng bộ
và UBND huyện cho đến các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng.
Việc triển khai công tác phân cấp NSNN theo Luật ngân sách nhà nƣớc
2002 trên thực tế còn hạn chế. Chẳng hạn nhƣ, đối với các khoản thu phí lệ
phí, các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc để lại một phần để bù đắp chi phí
thu, phần còn lại mới nộp vào ngân sách nhà nƣớc, việc để lại nhƣ vậy làm
một phần số thu phí bị để ngoài ngân sách đồng thời tỷ lệ để lại đƣợc Bộ tài
chính quyết định chƣa sát hoạt động của đơn vị nên có đơn vị không đủ kinh
phí để tổ chức thu, có đơn vị thừa nguồn dẫn đến dƣ kinh phí lớn hoặc sử
dụng sai mục đích.
Luật ngân sách nhà nƣớc 2015 hiện hành đã thay thế Luật NSNN 2002 và
quy định cụ thể các cơ quan đƣợc ban hành các chính sách về định mức phân
bổ ngân sách, chế độ tiêu chuẩn ngân sách. Tuy nhiên, các bộ, ngành chức
năng chậm ban hành hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn, định mức chi làm căn cứ lập
dự toán và kiểm soát chi; nhiều chế độ chi còn chƣa sát chi phí, giá cả đã biến
động trên thực tế ở chênh lệch lớn.
83
Trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, qua 10 năm thực hiện Luật
Ngân sách nhà nƣớc 2002 với cơ chế phân cấp quản lý ngân sách, các cấp
chính quyền từ tỉnh đến xã đã tăng tính chủ động tích cực, phát huy cao độ
tính tự chủ trong quản lý ngân sách cấp mình, bƣớc đầu quan tâm khai thác,
nuôi dƣỡng nguồn thu, hạn chế bớt tình trạng thụ động, trông chờ ỷ lại vào
ngân sách cấp trên. Tuy nhiên, do bối cảnh kinh tế liên tục thay đổi, xu hƣớng
toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, cải cách hành chính địa
phƣơng... nên chƣa hoàn thiện hệ thống pháp luật về phân cấp quản lý ngân
sách, vì vậy, địa phƣơng chƣa kịp thích ứng, chƣa tạo động lực khai thác tốt
nguồn thu, tình trạng dây dƣa, trốn lậu thuế, thất thu thuế còn diễn ra khá phổ
biến... Mặt khác, một số chính sách của Nhà nƣớc thay đổi nhƣ: Thuế bảo vệ
môi trƣờng thay thế cho khoản thu phí xăng dầu, thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp thay thế cho luật thuế nhà đất,... cũng ảnh hƣởng đến việc thực hiện
phân cấp quản lý ngân sách địa phƣơng.
84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (1996), ướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước, Nhà xuấ
bản Tài chính, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng
dẫn thực hiện, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
3. Chính Phủ (2003), Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 06/06/2003 Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Phạm Tiến Dũng (2011), “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kiểm
toán quyết toán ngân sách huyện và kiểm toán điều hành ngân sách cấp
huyện”, Tạp chí Kiểm toán, số 5 (14), tr. 23-47.
5. Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật ngân sách nhà nước, Nhà
xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
6. Trần Vũ Hải (2013), “Thực tiễn áp dụng pháp luật về phân cấp quản lý
ngân sách nhà nƣớc ở Việt Nam và phƣơng hƣớng hoàn thiện”, Tạp chí luật
học, số 3 (17), tr. 12-23.
7. Học viện tài chính (2016), Giáo trình lý thuyết quản lý tài chính công,
Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
8. Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình (2010), Nghị quyết số 03/2010/NQ -
ĐND ngày 27/7/2010 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần
trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa
phương trên địa bàn tỉnh.
9. Lê Chi Mai (2006), Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương.
Thực trạng và gải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Bùi Đƣờng Nghiêu (2006), Điều hòa ngân sách giữa trung ương và
địa phương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đặng Văn Thanh (2013), Phân cấp quản lý tài chính nhà nước và
ngân sách nhà nước - thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Cổng thông tin
điện tử Viện nghiên cứu lập pháp, tại địa chỉ:
85
iencuuchuyende/Lists/nghiencuuphapluat/View_Detail.aspx?ItemID=156.
12. Lê Toàn Thắng (2014), Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt
Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ Quản lý hành chính công, Học viện hành
chính quốc gia, Hà Nội.
13. Lê Thị Thu Thủy (2010), “Một số vấn đề pháp lý về phân cấp quản lý
Ngân sách Nhà nƣớc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học
Đại học Quốc gia Hà Nội, số 26 (1), tr. 34- 10.
14. Trƣơng Bá Tuấn (2014), “Phân cấp ngân sách trong bối cảnh cải cách
mô hình tổ chức chính quyền địa phƣơng”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 15
(47), tr. 11-36.
15. Uỷ ban nhân dân huyện Nho Quan (2010), Báo cáo phát triển kinh tế
xã hội của huyện 5 năm (giai đoạn 2015-2020).
16. Uỷ ban nhân dân huyện Nho Quan, Báo cáo quyết toán ngân sách
huyện năm 2013,2014,2015, 2016.
17. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013), Đổi mới chính sách pháp luật về phân
cấp quản lý ngân sách nhà nước, Cổng thông tin điện tử Tạp chí tài chính, tại
địa chỉ:
moi-chinh-sach-phap-luat-ve-phan-cap-quan-ly-ngan-sach-nha-nuoc-
32533.html.
86
PHỤ LỤC
Phụ lục 01
Tổng thu - chi ngân sách huyện Nho Quan gia đoạn năm 2013-2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
Nội dung
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
A
Tổng thu NSNN trên địa
bàn
547.391 618.259
790.33
6
887.03
4
1 Thu nội địa 72.747 104.232
128.76
4
147.24
1
2 Thu bổ sung NS cấp trên 449.771 480.777
625.40
2
701.89
4
3
Thu chuyển nguồn từ NS
năm trƣớc
21.141 25.124 26.196 27.154
4 Thu kết dƣ ngân sách 1.652 3.250 4.129 4.754
5
Các khoản huy động đóng
ghóp
2.080 4.876 5.845 5.991
B
Thu NS Địa phƣơng
545.311 720.313
906.95
6
999.78
2
1
Thu NSĐP hƣởng theo
phân cấp
70.316 102.957
122.46
5
129.76
0
Thu NSNN hƣởng 100% 36.004 52.746 62.600 67.214
Thu NSNN theo tỷ lệ % 34312 50.211 59.865 62.546
2 Thu bổ sung NS cấp trên 449.771 480.777
625.40
2
701.89
4
3
Thu chuyển nguồn từ NS
năm trƣớc
21.141 25.124 26.196 27.154
4 Thu kết dƣ ngân sách 1.652 3.250 4.129 4.754
87
5
Thu từ NS cấp dƣới nộp
lên
351 372 454 469
6
Các khoản huy động đóng
ghóp
2.080 4.876 5.845 5.991
C Tổng chi NSNN 544.141 618.194
787.69
6
866.84
5
1 Chi đầu tƣ phát triển 160.919 209.450
285.10
2
321.98
9
2 Chi thƣờng xuyên 341.458 362.335
450.82
8
495.12
4
3
Chi chuyển nguồn sang
năm
37.102 41.781 46.245 44.235
4 Chi nộp ngân sách cấp trên 451 569 801 795
5 Chi trợ cấp trùng tại NSĐP 1.102 1.051 1.214 1.123
6
Chi bổ sung cho NS cấp
dƣới
3.109 3.008 3.506 3.579
88
Phụ lục 02
Thu Ngân sách nội địa huyện Nho Quan
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Thu nội địa 72.747 104.232 128.764 147.241
1. Thu từ kinh tế quốc doanh 135 163 193 228
Thuế GTGT 101 112 129 154
Thuế thu nhập doanh nghiệp 33 47 57 64
Thuế môn bài 1 4 7 10
2. Thu từ khu vực công thƣơng
nghiệp ngoài quốc doanh
21.521 25.924 36.001 39.856
Thuế GTGT 20.237 23.688 32.408 35.400
Thuế thu nhập doanh nghiệp 387 807 1.275 1.647
Thuế môn bài 486 525 668 785
Thuế tiêu thụ đặc biệt 1 3 5 7
Thuế tài nguyên 410 901 1.646 2.017
3. Thuế thu nhập cá nhân 982 1.572 2.382 3.597
4. Lệ phí trƣớc bạ 1.245 5.740 9.432 13.569
5. Thuế bảo vệ môi trƣờng do CQ
thuế thực hiện
0,985 5,81 7 9,24
6. Thu phí, lệ phí 1.012 4.121 6.496 7.568
7. Các khoản thu về nhà đất,
khoáng sản
42.869 54.261 57.224 59.238
8.Thu xổ số kiến thiết 847 1.014 1.729 2.198
9. Thu khác 4.135 11.431 15.300 20.978
89
Phụ lục 03
Tổng chi NSNN cấp huyện
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Tổng chi NSNN 542.588 616.574 785.681 864.927
1. Chi đầu tƣ phát triển 160.919 209.450 285.102 321.989
Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản 160.919 209.450 285.102 321.989
2. Chi thƣờng xuyên 341.458 362.335 450.828 495.124
Chi sự nghiệp giáo dục - đào
tạo
86.323 97.938 129.569 141.184
Chi sự nghiệp Y tế 101.543 102.922 125.642 135.361
Chi sự nghiệp môi trƣờng 805 854 1.124 1.568
Chi sự nghiệp thể dục, thể thao 758 821 1.428 1.848
Chi sự nghiệp văn hóa thông
tin
874 897 1.214 1.455
Chi Quốc phòng và an ninh 1.586 1.750 2.625 3.984
Chi sự nghiệp phát thanh
truyền hình
568 584 1.054 1.513
Chi sự nghiệp kinh tế 42.285 45.008 54.972 63.351
Chi quản lý hành chính 93.546 97.128 116.095 124.810
Chi đảm bảo xã hội 12.481 13.652 15.867 18.561
Chi khác 689 781 1.238 1.489
3. Chi chuyển nguồn sang năm 37.102 41.781 46.245 44.235
4. Chi bổ sung cho NS cấp
dƣới
3.109 3.008 3.506 3.579
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phap_luat_ve_phan_cap_quan_ly_ngan_sach_nha_nuoc_tu.pdf