Luận văn Pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu

Gian lận thương mại là một hiện tượng kinh tế - xã hội, tồn tại ở tất cả các nền kinh tế với trình độ phát triển khác nhau trên thế giới, trong đó có nước ta. Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhất là từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì tình hình gian lận thương mại ngày càng gia tăng về quy mô với nhiều phương thức, thủ đoạn phức tạp, tinh vi. Nghiên cứu đề tài “Pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu”, luận văn đã hoàn thành những mục tiêu trong nghiên cứu và có những đóng góp sau: 1. Hệ thống hóa và làm rõ những cơ sở lý luận về gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu và pháp luật về xử lý hành vi gian lận trong kinh doanh xăng dầu. Đồng thời để làm rõ những vấn đề lý luận, luận văn đã nghiên cứu thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật xử lý hành vi gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu ở nước ta

pdf27 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 2506 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT NGUYỄN TẤN HƯƠNG TOÀN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ HÀNH VI GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC XĂNG DẦU Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8 38 01 07 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Luật - Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thảo Trường Đại học Luật Huế Phản biện 1: PGS. TS Hà Thị Mai Hiên Trường Đại học Luật Huế Phản biện 2: PGS. TS Trần Văn Hải Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại: Trường Đại học Luật...............giờ..............ngày........... tháng 7 năm 2017 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Liên quan đến xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu có tương đối nhiều quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, những quy định này nằm rải rác ở các văn bản khác nhau do còn phụ thuộc vào mức độ của hành vi vi phạm, hậu quả xảy ra nên có nhiều hạn chế trong áp dụng xử lý như quy định liên quan đến thẩm quyền xử lý hay quy định về chế tài xử lý gian lận thương mại xăng dầu. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng và thực thi pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu hiện này vẫn tồn tại nhiều hạn chế nhất định, nhiều vụ việc vi phạm gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu chưa được xử lý một cách kịp thời, xử lý chưa triệt để. Dẫn đến tình trạng tái phạm, không đảm bảo được tính công bằng giữa các chủ thể trong kinh doanh xăng dầu, làm thất thu nguồn ngân sách Nhà nước. Hoặc chồng chéo trong việc phân định thẩm quyền xử lý, dẫn đến kết quả xử lý nhiều vụ việc gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu không đạt được kết quả như mong muốn. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, liên quan đến đề tài đã có những công trình nghiên cứu của nhiều tác giả ở các mức độ khác nhau như: Nhóm công trình thứ nhất: liên quan đến lĩnh vực chống buôn lậu và tội chống buôn lậu. TS. Lê Thanh Bình (1998), Chống buôn lậu và gian lận thương mại”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. ThS. Lê Văn Tới (2000), Buôn lậu và chống buôn lậu, nhận diện và giải pháp, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. Tổng Cục cảnh sát nhân dân – Bộ Nội vụ (1994), Tội phạm ở Việt 2 Nam, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp, NXB Công an nhân dân. Tổng Cục Hải quan (1996), Chống buôn lậu qua biên giới, Tổng cục Hải quan, Hà Nội. GS.TS Nguyễn Xuân Yêm -PGS.TS Nguyễn Hòa Bình (chủ biên 2003), Tội phạm kinh tế thời mở cửa, Nxb Công an nhân dân (tài liệu lưu hành nội bộ). TS. Đỗ Đình Hòa (2003), Tổ chức hoạt động điều tra của lực lượng cảnh sát nhân dân, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Các công trình trên đề cập đến các khía cạnh của công tác đấu tranh chống buôn lậu, nghiên cứu có hệ thống, đánh giá đúng tình hình thực trạng, nguyên nhân và điều kiện của tội buôn lậu hoặc vận chuyển hàng hóa qua biên giới cũng như các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn loại tội phạm này. Nhóm công trình thứ hai: liên quan đến công tác chống buôn lậu và xử lý theo pháp luật hành chính. Vũ Ngọc Anh (1996), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về Hải quan ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Ngọc Đường, Ts.Trịnh Đức Thảo. Nguyễn Thị Thủy (2008), Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung các công trình trên kết hợp nghiên cứu lý luận chung có liên quan đến gian lận thương mại, gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở ngành Hải quan. Đồng thời, có nêu kinh nghiệm chống gian lận thương mại qua giá của một số nước tiến tiến. Nhóm các công trình khoa học đã công bố là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho việc nghiên cứu luận văn của tác giả. Trên cơ sở kế thừa vấn đề lý luận về gian lận thương mại, hành vi gian lận thương mại nói chung, tác giả đi sâu nghiên cứu về hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và các hình thức xử lý gian lận kinh doanh xăng dầu. Hiện tại, theo nghiên cứu của tác giả, chưa thấy có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh 3 vực kinh doanh xăng dầu. Do vậy, đề tài “Pháp luật về xử lý hành vi gian lận trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu” là một lĩnh vực chuyên sâu, có tính khoa học cao của chuyên ngành luật kinh tế. Khi giải quyết những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, luận văn làm sáng tỏ cơ sở pháp lý và thực tiễn các hành vi gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu và chế tài xử lý đối với hành vi gian lận này. Ngoài ra, những phương hướng và biện pháp mà luận văn nêu ra, sẽ góp phần đồng bộ, hoàn thiện việc xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Đề tài nhằm giải quyết một cách tương đối có hệ thống những vấn đề có liên quan đến xử lý hành vi gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu góp phần hoàn thiện pháp luật của nước ta về chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi gian lận này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tiến hành nghiên cứu và làm rõ hành vi gian lận thương mại, bản chất của hành vi gian lận, đặc điểm của hành vi gian lận, cơ cấu pháp lý đến truy cứu trách nhiệm đối với hành vi gian lận kinh doanh xăng dầu, thực trạng quy định và thực trạng áp dụng pháp luật xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu. Từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả thực áp dụng và thực thi pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài, luận văn tiến hành các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu và pháp luật về xử lý hành vi gian lận trong lĩnh vực xăng dầu. - Nghiên cứu và làm rõ nội hàm các quy định của pháp luật hiện hành về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu. - Nghiên cứu và phân tích thực trạng pháp luật và thực tiển áp dụng pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu. 4 - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý về hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thứ nhất, luận văn tiến hành nghiên cứu những văn bản quy phạm pháp luật và những hành vi gian lận thương mại; Thứ hai, luận văn nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu; Thứ ba, luận văn đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: tại Việt Nam. Về thời gian: từ năm 2012 đến đầu tháng 4 năm 2017. Về chủ thể của hành vi gian lận bị xử lý: theo quy định của pháp luật hiện hành, thì kinh doanh xăng dầu là ngành nghề có điều kiện do tính chất đặc thù. Do vậy, luận văn xem xét các hành vi gian lận thương mại bị xử lý của chủ thể là thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm bán buôn, và bán lẻ. Không nghiên cứu pháp luật xử lý các cá nhân không đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, như trường hợp buôn lậu xăng dầu qua biên giới. Bởi hành vi buôn lậu xăng dầu qua biên giới không mang tính chất đặc thù của gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu. 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Trên tinh thần tiếp thu ý kiến và kế thừa có chọn lọc các tư tưởng của các học giả về về tự do thương mại, thuyết lợi ích, thuyết về hành vi của người tiêu dùng và dựa trên nền tảng lý luận thuyết bất cân xứng là tình traṇg trong môṭ giao dic̣h, môṭ bên có thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn so với bên còn lại. Nói cách khác, thông tin bất cân xứng là traṇg thái không có sư ̣ cân bằng trong viêc̣ nắm giữ thông tin giữa các bên tham gia giao dịch. Khi đó giá cả không phải là giá cả cân bằng của thi ̣ 5 trường mà nó có thể thấp hơn hoăc̣ cao hơn dẫn tới thi ̣ trường không đaṭ hiêụ quả. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng lý thuyết chung về thương mại, lý thuyết về xử lý hành chính, hình sự, dân sự đối với hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích, diễn dịch được dùng để làm rõ nội hàm các quy định của pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu tại Chương 1. Đồng thời, phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu của luận văn tại Chương 1 và Chương 2. Phương pháp thống kê, tổng hợp được dùng để tổng hợp số liệu, làm cơ sở chứng minh cho phần lý luận tại Chương 2. Phương pháp đánh giá, bình luận được dùng để làm rõ các quan điểm của tác giả tại Chương 2. Phương pháp quy nạp được tác giả sử dụng tại Chương 3 để đưa ra các giải pháp trên cơ sở đã phân tích thực tiễn tại Chương 3. Phương pháp quy nạp được sử dụng để làm cơ sở kết luận tại Chương 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu Khi tiến hành nghiên cứu đề tài, luận văn đã dựa trên một số câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1. Hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu là gì? Câu hỏi 2. Xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu theo những nguyên tắc nào? Câu hỏi 3. Thực trạng pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu như thế nào? Câu hỏi 4. Thực trạng áp dụng pháp luật đối với hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu thời gian qua như thế nào? 6 Câu hỏi 5. Biện pháp nào nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu. 6.2. Giả thuyết nghiên cứu Giải thuyết 1. Thực trạng pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo. Giải thuyết 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, chưa hạn chế và ngăn chặn được hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa kết luận thực trạng, góp phần hoàn thiện về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Góp phần nâng cao áp dụng một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại nói chung và pháp luật về xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu nói riêng đạt hiệu quả cao. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu với ba chương như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu. Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu. Chương 3. Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu. 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ HÀNH VI GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC XĂNG DẦU 1.1. Lý luận chung về hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu và pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu 1.1.1. Khái niệm hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu Gian lận thương mại là hành vi gian lận các luồng sản phẩm xuất nhập khẩu, buôn bán lẻ bằng cách lợi dụng sơ hở của luật pháp, chính sách và quản lý của các cơ quan Nhà nước để lẩn tránh việc kiểm tra kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước và thu lợi bất chính. Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng: Hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu là những hành vi gian lận, sử dụng những mánh khóe nhằm trốn tránh việc kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước để trốn thuế xuất nhập khẩu, buôn bán các mặt hàng xăng dầu kém chất lượng, không đúng số lượng, chủng loại như các doanh nghiệp xuất nhập, bán lẻ đã niêm yết với mục đính thu lợi bất chính trong hoạt động kinh doanh xăng dầu. 1.1.2. Đặc điểm của hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu Xét ở góc độ thương mại, hành vi gian lận thương mại theo tác giả có một số đặc điểm sau: Một là, chủ thể tham gia hành vi gian lận thương mại gồm người mua, người bán hoặc cả người mua lẫn người bán, thông qua đối tượng là hàng hóa và dịch vụ; Hai là, mục đích của hành vi gian lận thương mại là lợi nhuận bất chính, là hành vi trốn tránh pháp luật của Nhà nước; Ba là, hành vi gian lận phải xảy ra trong lĩnh vực thương mại; 8 Xét trong mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng thì hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu mang những đặc trưng sau: Thứ nhất, chủ thể của hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu phải là người kinh doanh xăng dầu. Cụ thể, đó là các cá nhân, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xăng dầu. Thứ hai, mục đích hướng tới là các khoản lợi bất chính thu được từ hành vi gian lận thương mại phát sinh từ xăng dầu. 1.1.3. Tác động tiêu cực của hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu Dù dưới hình thức nào, của loại đối tượng nào thì gian lận thương mại cũng gây ra những nguy cơ và tác hại lâu dài, nghiêm trọng. Thứ nhất, hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại sẽ tạo ra môi trường kinh doanh bất bình đẳng cho các doanh nghiệp trong ngành. Thứ hai, với việc nhập lậu hoặc xuất lậu những mặt hàng kém chất lượng, hoặc hàng giả không những gây tổn thất lớn cho người tiêu dùng, và doanh nghiệp làm hàng thật rất dễ bị ảnh hưởng tới uy tín và khó khăn hơn trong việc mở rộng thị trường. Điều này có thể làm giảm uy tín quốc gia trên thị trường quốc tế. Thứ ba, hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại sẽ tạo những đồng tiền “bẩn”, buộc những cá nhân sẽ thực hiện hoạt động rửa tiền tại trong nước hoặc qua nước ngoài sẽ tạo cơ hội cho các hoạt động tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia gây bất ổn và tác động xấu đến thương mại thế giới. 1.1.4. Các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu 1.1.4.1. Gian lận thuế Gian lận thuế là hành vi cố ý khai hoặc áp dụng không đúng cở sở tính thuế dẫn đến làm sai lệch số thuế phải nộp. 1.1.4.2. Buôn lậu xăng dầu Đối với thương nhân kinh doanh xăng dầu, xăng dầu nhập vào Việt Nam qua con đường tạm nhập tái xuất. Mặt hàng xăng dầu này sau khi tạm nhập vào nước ta không được xuất đi mà quay ngược bán lại cho các cửa hàng bán lẻ, đầu mối tiêu thụ xăng dầu. Ở đây, thương nhân đã 9 sử dụng mánh khóe, gian lận về giấy tờ để đưa đi tiêu thụ trong nước, nhằm hưởng lợi nhuận chênh lệch bất hợp pháp. Do đó, đây là một chủ thể kinh doanh xăng dầu có hành vi gian lận thương mại cần được xem xét xử lý theo hành vi buôn lậu. 1.1.3. Tác động tiêu cực của hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu Thứ nhất, hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại sẽ tạo ra môi trường kinh doanh bất bình đẳng cho các doanh nghiệp trong ngành. Khi tất cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều đóng thuế xuất nhập khẩu, thì giá trị thuế phải nộp sẽ được đưa vào chi phí kinh doanh, và giá trị thuế là giống nhau với những doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng. Trong khi đó các hàng hóa nhập lậu, trốn thuế lại ngang nhiên tồn tại trên thị trường cạnh tranh trực tiếp với hàng được bảo hộ, gây thiệt hại cho doanh nghiệp làm ăn đúng pháp luật. Thứ hai, với việc nhập lậu hoặc xuất lậu những mặt hàng kém chất lượng, hoặc hàng giả không những gây tổn thất lớn cho người tiêu dùng, và doanh nghiệp làm hàng thật rất dễ bị ảnh hưởng tới uy tín và khó khăn hơn trong việc mở rộng thị trường. Điều này có thể làm giảm uy tín quốc gia trên thị trường quốc tế. Thứ ba, hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại sẽ tạo những đồng tiền “bẩn”, buộc những cá nhân sẽ thực hiện hoạt động rửa tiền tại trong nước hoặc qua nước ngoài sẽ tạo cơ hội cho các hoạt động tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia gây bất ổn và tác động xấu đến thương mại thế giới. 1.1.4. Các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu 1.1.4.3. Gian lận chất lượng và số lượng Gian lận chất lượng xăng dầu là hình thức pha trộn xăng, dầu với nước hoặc các chất cấm nhằm làm thay đổi thể tích của xăng, dầu nhằm trục lợi từ các thể tích tăng thêm đó. Bên cạnh hình thức pha trộn, các đại lý bán lẻ còn mập mờ, cố tình niêm yết sai lệch về chủng loại của xăng dầu, lợi dụng sự khách biệt về giá bán của từng loại xăng dầu khác nhau để trục lợi. Gian lận số lượng là cung cấp không đủ về số lượng xăng dầu như đã thoả thuận với khách hàng bằng các hình thức, mánh khoé gian lận như: tác động trực tiếp vào chip điện tử của bộ điều khiển trong cột đo xăng dầu làm thay đổi tỉ số đếm, sai lệch về số lượng xăng dầu cung cấp 10 cho người tiêu dùng. 1.1.4.4. Găm hàng Găm hàng là một biểu hiện của đầu cơ trong kinh doanh. Mục đích của găm hàng là mua hàng hoặc giữ hàng trong kho, chờ khi giá tăng thì bán ra để thu được lợi nhuận lớn. 1.1.5. Chủ thể của hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu Thương nhân nhập khẩu xăng dầu. Thương nhân phân phối xăng dầu. Tổng Đại lý kinh doanh xăng dầu. Đại lý bán lẻ xăng dầu. Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu. 1.2. Lý luận chung về pháp luật xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu 1.2.1. Khái niệm pháp luật xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu Khái niệm pháp luật xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu có thể được hiểu là các hình thức, biện pháp xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi gian lận trong kinh doanh xăng dầu xâm hại quan hệ pháp luật do nhà nước bảo vệ. Qua đó, cơ quan nhà nước có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định đối với chủ thể thực hiện hành vi gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu, và chủ thể thực hiện hành vi gian lận phải gánh chịu hậu quả pháp lý bắt buộc. 1.2.2. Căn cứ xử lý đối với hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu Căn cứ xử lý đối với hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu là có hành vi gian lận trong kinh doanh xăng dầu vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến các chủ thể kinh doanh trên thị trường, người tiêu dùng và lợi ích chung của xã hội. 11 1.2.3. Các hình thức xử lý đối với hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu 1.2.3.1. Xử lý theo pháp luật hình sự Đối với hành vi gian lận thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm, thì xử lý theo pháp luật hình sự, với tội danh trốn thuế. Như đã phân tích tại mục 1.1.4.1 của Luận văn, tác giả cho rằng hành vi gian lận thuế đó là thủ đoạn gian dối, tìm mọi cách thức để đóng thuế ít hơn số thế mà lẽ ra phải nộp. Hành vi này, chính là hành vi trốn thuế. Đối với hành vi buôn lậu xăng dầu, mà biểu hiện cụ thể là thương nhân có hành vi tạm nhập tái xuất, nhưng đưa xăng dầu tiêu thụ trong nước nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm có thể áp dụng pháp luật hình sự để xử lý. Đối với hành vi gian lận về số lượng, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu có thể xem xét xử lý theo pháp luật hình sự theo tội lừa dối khách hàng nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Đối với hành vi găm hàng, đặc biệt là mặt hàng xăng dầu rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của người dân, quan điểm tác giả cho rằng đây là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, cần xử lý theo tội đầu cơ. 1.2.3.2. Xử lý theo pháp luật hành chính Theo pháp luật hành chính, căn cứ để xử lý hành vi gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu là có hành vi vi phạm được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Khi đề cập đến pháp luật xử phạt vi phạm hành chính thì một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu là cơ sở của việc xử phạt hành chính. Cơ sở của việc xử phạt vi phạm hành chính là có hành vi vi phạm hành chính được pháp luật quy định. 1.2.3.3. Xử lý theo pháp luật dân sự Đối với hành vi gian lận về chất lượng, số lượng thì tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà có thể xử lý hình sự hoặc hành chính. Nhưng đối 12 tượng bị thiệt hại trực tiếp ở đây là khách hàng, và vấn đề xử theo pháp luật dân sự cần được xem xét, theo phương thức bồi thường thiệt hại. 1.2.4. Cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu 1.2.4.1. Tòa án Đối với hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền áp dụng một hoặc cả hai hình thức xử lý: xử lý theo pháp luật hình sự, hoặc xử lý theo pháp luật dân sự. 1.2.4.2. Các cơ quan khác Căn cứ theo quy định tại Nghị định 185 năm 2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Qua nghiên cứu và phân tích về hành vi gian lận thương mại, tác giả thấy rằng hành vi này thường biểu hiện dưới các dạng gian dối như: gian lận thuế, buôn lậu xăng dầu, gian lận về chất lượng, số lượng, gian lận bằng hình thức găm hàng chờ tăng giá bán. Và tương ứng với mỗi hình thức gian lận, tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà có hình thức xử lý khác nhau. Pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu ghi nhận có 3 hình thức xử lý: theo pháp luật hình sự, theo pháp luật hành chính và theo pháp luật dân sự. Mỗi một hình thức xử lý thuộc một cơ quan có thẩm quyền khác nhau. Đó có thể là tòa án, quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh,... 14 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ LÝ HÀNH VI GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC XĂNG DẦU 2.1. Thực trạng pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu 2.1.1. Đối với hành vi gian lận thuế trong kinh doanh xăng dầu Như đã phân tích tại mục 1.1.4.1 Chương 1 của Luận văn, thì gian lận thuế trong kinh doanh xăng dầu nghĩa là trốn đóng toàn bộ, hoặc trốn đóng một phần nghĩa vụ thuế mà lẽ ra thương nhân phải nộp. Dù trốn một phần thuế, thì tác giả cho rằng đây cũng là hành vi trốn thuế và cần được xem xét đầu tiên dưới góc độ pháp luật hình sự. Tôị trốn thuế đươc̣ quy điṇh taị Điều 200 Bô ̣luâṭ hình sư ̣2015. Theo nghiên cứu của tác giả, căn cứ Điều 200 Bô ̣ luâṭ hình sư ̣ 2015 thì hành vi gian lận thuế, trốn thuế dưới 100 triệu thì bị xử phạt hành chính. Mức phạt theo quy định của Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài Chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế. 2.1.2. Đối với hành vi buôn lậu trong kinh doanh xăng dầu Đối với hành vi tạm nhập tái xuất xăng dầu, nhưng chỉ thực hiện việc nhập xăng dầu vào lãnh thổ Việt Nam mà không thực hiện việc tái xuất, trái lại còn đưa đi tiêu thụ trong nước cần xem xét xử lý về tội buôn lậu theo pháp luật hình sự. Tội buôn lậu được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 188 Bộ Luật hình sự 2015. Nếu hành vi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì áp dụng pháp luật hành chính để xử lý. Căn quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP ngày 08/05/2015 của Bộ Tài chính – Bộ Công Thương – Bộ Công an – Bộ Quốc phòng quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường, hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu để xác định thì hàng hóa nhập khẩu bị coi là hàng hóa nhập lậu. Theo quy định của Nghị định 185/2015NĐ-CP và Nghị định 15 124/2015NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 185 của Chính phủ thì đối với hành vi nhập lậu xăng dầu, sẽ bị xử lý như sau: Một là, phạt tiền. Hai là, áp dụng các hình thức phạt bổ sung đối với hành vi nhập lậu xăng dầu như: tịch thu tăng vật, tịch thu phương tiện vi phạm. Và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ hành vi vi phạm hoặc thu hồi xăng dầu nhập lậu. 2.1.3. Thực trạng xử lý đối với hành vi gian lận chất lượng, số lượng Gian lận về số lượng, chất lượng được xem là lừa dối khách hàng bởi hành vi được thực hiện với lỗi cố ý vì mục đích lợi nhuận mà thực hiện các mánh khóe gian lận. Và theo quy định phải bị xử lý hình sự nếu có đủ các yếu tố về dấu hiệu theo pháp luật hình sự. Tôị lừa dối khách hàng đươc̣ quy điṇh taị Điều 198 Bô ̣luâṭ hình sư ̣2015. Việc xử phạt hành chính đối với hành vi gian lận trong kinh doanh xăng dầu được quy định cụ thể tại Nghị định 97/2013/NĐ – CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng, cụ thể như sau: • Gian lận về chất lượng xăng dầu sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định 97/2013/NĐ – CP . • Gian lận về đo lường, thay đổi cấu trúc kỹ thuật của phương tiện đo sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Nghị định 97/2013/NĐ – CP. Ngoài ra, người hoặc đơn vị kinh doanh xăng dầu vi phạm sẽ phải chấp hành một số hình thức xử phạt bổ sung như buộc đình chỉ sử dụng phương tiện đo vi phạm và thực hiện kiểm định phương tiện đo trước khi đưa vào sử dụng; buộc nộp lại ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đối với vi phạm. Khi áp dụng Bộ luật dân sự để giải quyết thì áp dụng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với khách hàng bị thiệt hại. Xét thấy rằng đối với hành vi gian lận thuế, buôn lậu, găm hàng thì không gây thiệt hại trực tiếp cho người tiêu dùng, mà chủ thể bị thiệt hại ở đây là nhà nước, là xã hội. Do vậy, khi xử lý các hành vi này không đặt ra vấn đề bồi thường cho người bị thiệt hại. Chỉ có trường hợp chủ thể của hành vi 16 gian lận thương mại về chất lượng, số lượng trong kinh doanh xăng dầu thì gây thiệt hại trực tiếp cho người tiêu dùng, cho khách hàng, do vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần được xem xét, xử lý. Như vậy, pháp luật dân sự đã tạo thành một khung pháp lý cơ bản để giải quyết vấn đề đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi gian lận về số lượng, chất lượng xăng dầu. Chủ thể của hành vi vi phạm đã gian lận nhằm chiếm đoạt một lượng nhỏ xăng dầu mà chưa đến mức xử lý hình sự, bằng các thủ đoạn gian dối, gây thiệt hại cho khách hàng bằng cách bớt, xén số lượng, chất lượng xăng dầu mà đáng lẽ ra khách hàng được hưởng khi mua xăng dầu. 2.1.4. Đối với hành vi găm hàng Như đã phân tích tại mục 1.1.4.4 và mục 1.2.3.1 Chương 1 của luận văn thì hành vi găm hàng thực chất là đầu cơ xăng dầu, chờ tăng giá để thu lợi bất chính và phải bị xử lý theo pháp luật hình sự khi có đủ các dấu hiệu. Tội đầu cơ được quy định, hướng dẫn tại Điều 196 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015. Theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thì hành vi găm hàng thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này, được quy định tại điểm e khoản 2 Điều 1 và Điều 47. 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu 2.2.1. Xử lý hành vi gian lận thuế trong kinh doanh xăng dầu Theo thống kê cho thấy, tính từ 1-1-2012 đến 27-9-2015, các lực lượng: Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng (Bộ Quốc phòng) đã chủ động nắm tình hình, phát hiện, bắt giữ và xử lý 69 vụ/67 tàu với 259 đối tượng có liên quan đến hành vi buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu trên biển. Trong số này có 7 tàu với 45 đối tượng là người nước ngoài. Trong đó, tính đến thời điểm hiện tại Bộ Quốc phòng đã khởi tố 2 vụ/ 2 tàu với 15 đối tượng về hành vi buôn lậu trái phép 649.079 lít dầu DO; xử lý hành chính 67 vụ, tịch thu 21.321.682 lít xăng, dầu, nhớt các loại, 17 xử phạt hành chính, tịch thu và phát mại tài sản thu nộp ngân sách Nhà nước 270 tỷ đồng. 2.2.2. Xử lý hành vi buôn lậu trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu Theo thống kê cho thấy, tính từ 1-1-2012 đến 27-9-2015, các lực lượng: Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng (Bộ Quốc phòng) đã chủ động nắm tình hình, phát hiện, bắt giữ và xử lý hành chính 67 vụ, tịch thu 21.321.682 lít xăng, dầu, nhớt các loại, xử phạt hành chính, tịch thu và phát mại tài sản thu nộp ngân sách Nhà nước 270 tỷ đồng.1 2.2.3. Xử lý hành vi gian lận về số lượng, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu Với thủ đoạn gắn chíp điện tử vào các cây xăng, 16 người làm việc tại Công ty xăng dầu khí đốt Hà Nội đã bị toà tuyên phạm tội lừa dối khách hàng. Trong tháng 8/2012, Cục Quản lý thị trường đã xử lý vi phạm về chất lượng 57 vụ; vi phạm về đo lường 42 vụ2. Có các hướng xử lý các thương nhân gian lận trong kinh doanh xăng dầu đối với hành vi gian lận về số lượng, chất lượng: Truy cứu trách nhiệm hình sự; truy cứu trách nhiệm hành chính. Tuy nhiên ngay cả khi các hướng xử lý này được áp dụng đối với các thương nhân bị vi phạm bị phát hiện, thì quyền lợi của khách hàng vốn bị những kẻ gian lận móc túi lâu nay, sẽ được giải quyết như thế nào là vấn đề cần đặt ra để áp dụng pháp luật dân sự về mặt thực tiễn. Qua nghiên cứu thực tiễn các vụ vi phạm gian lận xăng dầu, đến giờ chưa có phương án nào để giải quyết vấn đề này. 2.2.4. Xử lý hành vi găm hàng Theo nghiên cứu thống kê của tác giả, hiện tại chưa có trường hợp nào găm hàng, đầu cơ xăng dầu bị khởi tố. Tất cả các vụ việc chỉ dừng lại ở xử lý hành chính. 1 tren-bien.aspx 2 pham-ve-xang-dau 18 Tháng 8/2012, lực lượng Quản lý thị trường đã xử lý 02 vụ vi phạm do ngừng bán hàng không có lý do chính đáng (cửa hàng xăng dầu số 3, địa chỉ Châu Thời, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương và cửa hàng kinh doanh xăng dầu Long Đức, địa chỉ ấp Long Đức 3, xã Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 10 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu 03 tháng. Tiếp theo đó, ngày 27/8, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM vừa có văn bản đề nghị xử phạt 75 triệu đồng với hành vi ngừng bán hàng mà không có lý do chính đáng và kinh doanh xăng dầu khi giấy phép kinh doanh hết hạn đối với cây xăng của DNTN TM Ngọc Đến tại Q. Bình Thạnh và Q.6 và cây xăng số 247A Phan Văn Khỏe (Q.6). Ngoài việc xử phạt hành chính, cơ quan chức năng áp dụng hình phạt bổ sung, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu trong ba tháng đối với hai cây xăng trên. Tuy nhiên, việc găm hàng xảy ra tràn lan qua hai lần tăng giá xăng vừa qua nhưng mãi đến nay mới chỉ có 2 cây xăng nhỏ bị xử lý. 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Quy định của pháp luật xử lý đối với hành vi gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu là khá rõ ràng. Một hành vi gian lận thương mại, cần phải nhận thức rõ biểu hiện của hành vi vi phạm là gian lận về thuế, hay buôn lậu, hay gian lận về số lượng, chất lượng, găm hàng từ đó đánh giá về mức độ vi phạm mà có chế tài áp dụng. Ngoài chế tài áp dụng là hình sự, hành chính còn có thể áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại về mặt dân sự khi người tiêu dùng có yêu cầu khởi kiện tài tòa án. Thực tế chứng minh rằng, vì mục tiêu lợi nhuận, các thương nhân kinh doanh xăng dầu đã bất chấp các quy định của pháp luật, cố tình gian lận xăng dầu, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Mặc dù, chưa có trường hợp nào người tiêu dùng khởi kiện để yêu cầu bồi thường, nhưng trên góc độ nghiên cứu khoa học, đây là vấn đề được đặt ra trong phạm vi nghiên cứu của tác giả. 20 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ HÀNH VI GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC XĂNG DẦU 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật phải đảm bảo mục tiêu ổn định thị trường xăng dầu, tạo ra môi trường kinh doanh xăng dầu lành mạnh giữa các chủ thể và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Thứ hai, hoàn thiện pháp luật xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu phải thống nhất và có tính khả thi cao, rõ ràng. Thứ ba, hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu, trước hết là thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu. Thứ tư, quy định hạn mức nhập khẩu hợp lý dựa trên dự toán tương đối chính xác cung, cầu về mặt hàng xăng dầu. Thứ năm, phải chủ động đấu tranh chống buôn lậu từ xa và ngay từ khi còn mầm mống buôn lậu. Thứ sáu, phải xác định được trọng tâm, trọng điểm và có phương án cụ thể cho từng địa bàn, từng cửa khẩu, từng chuyên đề, từng lĩnh vực nghiệp vụ. Thứ bảy, chống buôn lậu và gian lận thương mại là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các ngành, các cấp. Thứ tám, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác đấu tranh chống buôn lậu . 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu 3.2.1. Giải pháp thực hiện pháp luật Thứ nhất, việc định lượng giá trị hàng hóa xăng dầu là 100 triệu đồng hoặc trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên bị coi là tội phạm không phù hợp với thực tiễn hiện nay. 21 Thứ hai, việc bổ sung trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc thắt chặt hành lang pháp lý trong thời kỳ kinh tế Việt Nam hội nhập như hiện nay. - Giải pháp xử lý theo pháp luật hành chính Khoản 1 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính nên được sửa theo hướng: bỏ cụm từ “trong trường hợp phạt tiền” mà chỉ cần quy định “thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp hai lần thẩm quyền xử phạt của cá nhân và được xác định theo tỷ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó”. 3.2.2. Giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu 3.2.2.1. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho quần chúng nhân dân và thương nhân kinh doanh xăng dầu Trước hết cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục sâu rộng hơn cho các cơ sở kinh doanh xăng dầu về các quy định của pháp luật về đo lường, chất lượng và các nội dung khác về kinh doanh xăng dầu. Ngoài các hình thức như từ trước đến nay đã làm (tổ chức các hội nghị tập huấn, triển khai các quy định của pháp luật về đo lường, chất lượng), cần biên soạn và phát hành đến tận các cơ sở bán lẻ xăng dầu những hình thức như: Sổ tay, tờ rơi về kinh doanh xăng dầu. 3.2.2.2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền phải nắm vững pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền nắm chắc và chấp hành nghiêm quy định của pháp luật và các điều luật trực tiếp hoặc có liên quan đã được quy định tại Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định hướng dẫn có liên quan và thưc̣ hiêṇ nghiêm túc chế tài đối với các hành vi gian lận đo lường, chất lượng theo Nghị định số 80/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa có hiêụ lưc̣ từ ngày 15/9/2013 và Nghị định số 97/2013/NĐ-CP của Chińh phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng có 22 hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2013. 3.2.2.3. Tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu gian lận trong kinh doanh xăng dầu Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành với chế đô ̣kiểm tra đôṭ xuất hoăc̣ theo kế hoac̣h. Qua thống kê những năm qua cho thấy công tác kiểm tra, thanh tra đôṭ xuất có hiêụ quả hơn công tác kiểm tra, thanh tra theo kế hoac̣h kiểm tra kinh doanh xăng dầu, do vâỵ nên thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra theo chế đô ̣đôṭ xuất. 3.2.2.4. Nâng cao trình độ quản lý, năng lực thi hành công vụ của đội ngũ các cá nhân có chức năng và trách nhiệm trong công tác xử lý hành vi gian lận thương mại Đây là giải pháp quan trọng, có tính chất quyết định trực tiếp đến việc phòng, chống gian lận thương mại qua biên giới. Cần kiện toàn Ban chỉ đạo 389 chống gian lận thương mại của Chính phủ để chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các lực lượng được tốt hơn. 3.2.2.5. Người tiêu dùng tự bảo vệ mình theo quy định của pháp luật Trong trường hợp bị gian lận khi mua xăng, dầu, người tiêu dùng cũng có thể thực hiện một trong các biện pháp sau: - Yêu cầu người bán xăng cung cấp đầy đủ lượng xăng còn thiếu hoặc hoàn trả lại tiền còn thừa. - Thông báo hành vi gian lận tới Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tại địa chỉ số 214/22 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội hoặc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Hà Nội tại địa chỉ số 7 Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội. - Tố cáo hành vi gian lận tới Chi cục Quản lý thị trường tại các tỉnh, thành phố. - Khởi kiện đơn vị chủ quản cây xăng để yêu cầu bồi thường những thiệt hại do hành vi gian lận xăng dầu gây ra (nếu có). 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trên cơ sở phương hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại nói chung, tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi gian lận trong kinh doanh xăng dầu nói riêng nhằm áp dụng xử lý hành vi gian lận thương mại một cách thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản luật, hướng đến mục tiêu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử lý đối với hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu trong thời gian sắp tới. 24 KẾT LUẬN Gian lận thương mại là một hiện tượng kinh tế - xã hội, tồn tại ở tất cả các nền kinh tế với trình độ phát triển khác nhau trên thế giới, trong đó có nước ta. Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhất là từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì tình hình gian lận thương mại ngày càng gia tăng về quy mô với nhiều phương thức, thủ đoạn phức tạp, tinh vi. Nghiên cứu đề tài “Pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu”, luận văn đã hoàn thành những mục tiêu trong nghiên cứu và có những đóng góp sau: 1. Hệ thống hóa và làm rõ những cơ sở lý luận về gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu và pháp luật về xử lý hành vi gian lận trong kinh doanh xăng dầu. Đồng thời để làm rõ những vấn đề lý luận, luận văn đã nghiên cứu thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật xử lý hành vi gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu ở nước ta. 2. Luận văn nội hàm các quy định của pháp luật hiện hành về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu Từ đó luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng áp dụng pháp luật xử lý hành vi gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu ở nước ta trong thời gian qua. Đó là cơ sở đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý về hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIẤY XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC (V/v đồng ý cho đăng Luận văn công khai) Tên đề tại: “Pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu” Chuyên ngành: Luật kinh tế - Mã số: 60 38 01 07 Họ và tên học viên: Nguyễn Tấn Hương Toàn Khóa: 4 (2015-2017) Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thảo Đơn vị công tác của người hướng dẫn khoa học: Trường đại học Luật Huế. Nội dung xác nhận: Đồng ý với việc đăng công khai đề tài luận văn “Pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu” trên trang website của trường Đại học Luật Huế. Huế, ngày tháng 7 năm 2017 TS.Lê Thị Thảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphap_luat_ve_xu_ly_hanh_vi_gian_lan_thuong_mai_trong_linh_vuc_9246_2075525.pdf
Luận văn liên quan