Luận văn Phát triển các hình thức hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa tại sở công thương tỉnh Quảng Bình

Để các giải pháp phát triển các hình thức hoạt động XTTM thị trường nội địa tại Sở Công Thương tỉnh QB có cơ sở, luận văn đã nghiên cứu quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển các Chương trình XTTM quốc gia, Chương trình XTTM tỉnh QB, đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản để phát triển các hình thức hoạt động XTTM thị trường nội địa tại Sở Công Thương tỉnh QB trong những năm tiếp theo. Phát triển các hình thức hoạt động XTTM là vấn đề khó, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, đủ mạnh, với sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều bên liên quan. Tác giả luận văn đã phân thành 08 nhóm giải pháp: (i) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thương mại, XTTM; (ii) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thương mại, XTTM; (iii) Phát triển các hình thức hoạt động XTTM theo hướng tăng trưởng về quy mô và chất lượng, phát triển theo chiều sâu; (iv) Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN và sản phẩm; (v) Nâng cao nhận thức và thị hiếu của người tiêu dùng; (vi) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí để phát triển các hình thức hoạt động XTTM; (vii) Gắn kết các hoạt động XTTM với xúc tiến đầu tư và xúc tiến du lịch; (viii) Tăng cường liên kết vùng miền và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại, XTTM

pdf118 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển các hình thức hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa tại sở công thương tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại bị giới hạn về hồ sơ, thủ tục khi tham gia các chương trình XTTM quốc gia (Chương trình XTTM quốc gia yêu cầu bắt buộc con dấu của doanh nghiệp đóng trong hồ sơ thủ tục khi tham gia chương trình phải là dấu tròn thì mới được hỗ trợ kinh phí), nên các đơn vị này khó tiếp cận được các nội dung hoạt động thuộc Chương trình XTTM quốc gia, nếu muốn tham gia thì phải đóng đủ 100% chi phí theo quy định. 2.4.3 Nguyên nhân 2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan Tỉnh Quảng Bình có xuất phát điểm thấp về kinh tế, lại bị ảnh hưởng hệ quả kéo dài của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên kinh tế Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 84 trong nước cũng như kinh tế của tỉnh Quảng Bình bị suy giảm. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Bình phải đối mặt với những khó khăn, thách thức từ sự cố môi trường biển do Formosa gây ra và thường xuyên đối mặt với thiên tai, lũ lớn đã làm cho sản xuất, kinh doanh, khai thác thủy hải sản bị đình trệ, đời sống việc làm, thu nhập của người dân gặp khó khăn, làm giảm sức mua, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thị trường nội địa nói chung và xúc tiến thương mại nội địa nói riêng. Các chương trình xúc tiến thương mại thiếu một chiến lược chung ở cấp quốc gia và cấp địa phương để liên kết các hoạt động XTTM thành một tổng thể nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người tiêu dùng trong cả nước. Nội dung được phê duyệt từ Chương trình XTTM quốc gia cho các địa phương chưa phong phú, phần lớn chỉ tập trung hỗ trợ những nội dung rập khuôn như HCTL, Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn miền núi, đào tạo tập huấn Thủ tục hỗ trợ về tài chính còn rườm rà, gây khó khăn cho việc thanh quyết toán. Nguồn kinh phí được phê duyệt từ các Chương trình XTTM quốc gia cho Sở Công Thương QB không thường xuyên, kinh phí không nhiều ảnh hưởng đến việc triển khai các hình thức hoạt động XTTM theo Chương trình, kế hoạch đề ra. Nguồn kinh phí cấp từ ngân sách tỉnh cho việc triển khai các hoạt động XTTM tỉnh Quảng Bình thường được phân khai chậm nên ảnh hưởng đến một số hoạt động liên quan đến công tác hỗ trợ cho doanh nghiệp và tổ chức các chương trình XTTM từ đầu năm. Kinh phí hoạt động xúc tiến thương mại tuy được quan tâm nhưng vẫn còn hạn hẹp, chưa đảm bảo cho các hoạt động có quy mô và chiều sâu. Tính liên kết và kết nối vùng miền giữa các địa phương trong cả nước chưa cao, thiếu cơ chế liên kết, chưa được thường xuyên, liên tục. Các tổ chức xúc tiến thương mại hoạt động tương đối độc lập và riêng rẽ chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp trên địa bàn hoặc ngành nghề quản lý. Các loại hình thương mại hiện đại đã hình thành nhưng chưa nhiều. Hệ thống phân phối chủ yếu nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết và tính chuyên nghiệp. Cơ sở hạ tầng thương mại và cơ sở vật chất còn chưa được đầu tư và phát triển, chưa đáp ứng được việc tổ chức HCTL, các sự kiện lớn trên địa bàn tỉnh ảnh hưởng đến công tác tổ chức, công tác mời gọi doanh nghiệp và thu hút sự tham gia của người dân. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 85 Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài chính và quản lý kinh doanh còn hạn chế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như sản phẩm thấp. Hầu hết các doanh nghiệp thiếu chiến lược, tư duy tổ chức kinh doanh, chưa nắm bắt được các cơ hội cũng như chưa linh hoạt trong sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp chưa đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của công tác xúc tiến thương mại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị nên việc thực hiện và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại còn hạn chế. Hoạt động hỗ trợ kết nối, hình thành chuỗi liên kết sản xuất- phân phối- tiêu dùng đến nay còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi nhiều sản phẩm thế mạnh, tiềm năng của tỉnh vẫn còn sản xuất với quy mô nhỏ, sản xuất thủ công, chưa đảm bảo tiêu chí, quy chuẩn mẫu mã, bao bì sản phẩm và chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm.. theo yêu cầu và điều kiện cung ứng vào các hệ thống phân phối hiện đại. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, vấn đề tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho sản phẩm địa phương trong hệ thống phân phối hiện đại còn hạn chế. 2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan Bộ máy, cơ cấu tổ chức chưa thật sự ổn định, còn tồn tại việc chia tách, sát nhập ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai các hoạt động XTTM. Chức năng quản lý Nhà nước về XTTM và chức năng thực hiện nhiệm vụ XTTM không có sự phân biệt rõ ràng dẫn đến có sự chồng chéo, nhầm lẫn trong việc triển khai thực hiện, làm giảm hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại. Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình có trên 150 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Tuy vậy, đội ngũ trực tiếp làm công tác thương mại và xúc tiến thương mại mỏng về số lượng (chỉ gần 10 người), chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ XTTM và hạn chế về ngoại ngữ, khả năng sáng tạo và nguồn lực chưa được khơi dậy và phát huy đúng mức, tỷ lệ luân chuyển, thay đổi công việc còn cao. Việc triển khai các hình thức XTTM trong thời gian qua chưa được chú trọng đúng mức, các hoạt động chưa phong phú, chậm đổi mới, các hoạt động nhiều khi còn mang tính hình thức. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 86 TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2 Chương 2 giới thiệu đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình; Nội dung các chương trình XTTM của tỉnh; Giới thiệu khái quát về Sở Công Thương tỉnh QB; thực trạng phát triển các hình thức hoạt động XTTM thị trường nội địa tại Sở Công Thương tỉnh QB từ 2013 -2017; Phân tích kết quả điều tra khảo sát doanh nghiệp về các hình thức hoạt động XTTM tại Sở Công Thương tỉnh QB; Đánh giá kết quả, những hạn chế và nguyên nhân trong phát triển các hình thức hoạt động XTTM thị trường nội địa tại Sở Công Thương tỉnh QB thời gian qua. Thực trạng phát triển các hình thức hoạt động XTTM thị trường nội địa tại Sở Công Thương tỉnh QB được phân tích trên nhiều góc độ: quy mô, chất lượng, cách thức tổ chức thực hiện. Trong đó tập trung vào đánh giá các hình thức hoạt động XTTM cơ bản (HCTL; Khuyến mại; Cung cấp thông tin thương mại; Hỗ trợ xây dựng điểm bán hàng Việt Nam; Khảo sát thị trường; Đào tạo tập huấn về XTTM, Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa; Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu; Phát triển thương mại điện tử; Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc sản). Ưu điểm của thực trạng phát triển các hình thức hoạt động XTTM thị trường nội địa tại Sở Công Thương tỉnh QB thời gian qua là thực hiện đúng theo chủ trương định hướng của Đảng, Nhà nước, chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh và xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp; có sự phát triển cả về lượng và chất, phần nào đáp ứng được yêu cầu về phát triển các hình thức hoạt động XTTM. Bên cạnh đó, các chương trình XTTM còn thiếu chiến lược chung cấp quốc gia và địa phương; Nội dung các chương trình XTTM chưa phong phú, đa dạng, chậm đổi mới; các chương trình XTTM chưa phát huy hết được vai trò là cầu nối giữa sản xuất- phân phối- tiêu dùng, chưa tạo được sự lan tỏa của các hình thức hoạt động; Bộ máy, cơ cấu tổ chức chưa ổn định còn tổn tại việc chia tách, sát nhập; Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia vào các hình thức hoạt động XTTM còn khiêm tốn, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thấp. Thủ tục hỗ trợ cho doanh nghiệp còn rườm rà, ngân sách hỗ trợ còn hạn hẹp. Chưa có sự gắn kết giữa các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch gây lãng phí các nguồn lực.... Đại học Kinh tế Huế Đại học kin tế Huế 87 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1 Định hướng, mục tiêu để phát triển các hình thức hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa tại Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình 3.1.1 Định hướng, mục tiêu các Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia * Xúc tiến thương mại thị trường trong nước Chương trình XTTM quốc gia cần triển khai theo hướng thiết thực, tiếp tục ưu tiên và huy động các nguồn lực triển khai thực hiện các hoạt động XTTM thị trường trong nước, miền núi và nông thôn. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức XTTM thuộc Chính phủ từ trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Xây dựng chiến lược XTTM dài hạn cho cả nước với các mục tiêu cụ thể. Các Bộ, ngành liên quan tham gia trực tiếp vào quá trình quy hoạch, phân phối sản xuất, tiêu thụ và đặc biệt là liên kết ngành theo chuỗi giá trị. Chú trọng các hoạt động XTTM có tính liên kết vùng, kết nối cung cầu, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước ưu tiên dùng sản phẩm của nhau, củng cố và phát triển hệ thống phân phối và và thị trường tiêu thụ trong nước, khai thác thị trường miền núi, nông thôn. Thời gian tới, nâng cao hơn nữa sự liên kết, trao đổi thông tin giữa Cục XTTM với các cơ quan XTTM địa phương và giữa các đơn vị XTTM trong nước với các doanh nghiệp để cung cấp thông tin hữu ích, cần thiết đến các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng và hiệu quả các khóa đào tạo, tập huấn và dịch vụ tư vấn đối với doanh nghiệp đặc biệt về xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm và bao bì, xây dựng chiến lược thương hiệu nhằm thúc đẩy xuất khẩu giá trị cao và bền vững. Chú trọng công tác nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác XTTM. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 88 Tăng cường các hoạt động XTTM quốc tế ngay tại Việt Nam. Các hội chợ quốc tế với quy mô lớn và công tác tổ chức chu đáo sẽ giúp gây dựng hình ảnh thương mại Việt Nam trong mắt đối tác quốc tế. Bên cạnh đó, thông qua đẩy mạnh phương thức đón các đoàn khách quốc tế tới địa phương làm việc và kết nối với doanh nghiệp trong nước, các cơ quan XTTM cấp địa phương cũng có thể giúp DN quảng bá sản phẩm tới thị trường thế giới mà không phải tốn nhiều chi phí. Chú trọng các hoạt động XTTM có tính liên kết vùng, kết nối cung cầu. Các sản phẩm nông sản của từng vùng cần được hỗ trợ về xây dựng thương hiệu và đảm bảo chất lượng. Sở Công Thương tại các địa phương cần phối hợp chặt chẽ để hỗ trợ lẫn nhau trong việc tiêu thụ hàng nông sản vào mùa vụ để giải quyết tình trạng mất cân đối cung cầu gây ảnh hưởng đến người nông dân. Gắn kết hoạt động XTTM và xúc tiến đầu tư thông qua các chương trình kết nối doanh nghiệp với kênh phân phối và các chuỗi siêu thị lớn. Hỗ trợ xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, bao gồm xây dựng và phát triển thương hiệu và nghiên cứu thị trường trong nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận đến những kênh phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại Tiếp tục triển khai đi vào chiều sâu Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để tạo điều kiện cho hàng Việt Nam phát triển rộng khắp. * Phát triển thương mại điện tử quốc gia Về hạ tầng cho TMĐT: Hoàn thiện hạ tầng pháp lý cho TMĐT với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một cách toàn diện; Xây dựng được hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình TMĐT; Hạ tầng an toàn, an ninh cho TMĐT được phát triển với việc thiết lập các hệ thống quản lý, giám sát giao dịch TMĐT; các cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong TMĐT; Nguồn nhân lực TMĐT được đào tạo đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và tổ chức trong xã hội Về quy mô thị trường TMĐT: Mua sắm trực tuyến trở thành hình thức mua hàng phổ biến của người tiêu dùng; DN ứng dụng rộng rãi các loại hình TMĐT trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu. Thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển nhanh, phục vụ thiết thực hoạt động xuất nhập khẩu. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 89 Về ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp: 50% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin giới thiệu và bán sản phẩm của doanh nghiệp; 80% doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử; 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán (POS) và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng... Về ứng dụng TMĐT trong cơ quan nhà nước: 50% dịch vụ công liên quan tới xuất nhập khẩu được cung cấp trực tuyến mức độ 4 vào năm 2020; 30% dịch vụ công liên quan tới thương mại và hoạt động sản xuất kinh doanh được cung cấp trực tuyến mức độ 4 vào năm 2020; 100% các thông tin trong quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng được đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, 50% gói thầu mua sắm công được thực hiện trực tuyến trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; Toàn bộ các thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia được triển khai dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia cho tất cả các Bộ, ngành, địa phương về phạm vi, đối tượng 3.1.2 Định hướng, mục tiêu phát triển các Chương trình XTTM tỉnh QB Phát triển thương mại Quảng Bình theo hướng hiện đại, nâng cao khả năng tham gia điều tiết, cân đối cung cầu, đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, người sản xuất. Thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế để thực hiện nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng thương mại theo hướng văn minh hiện đại, thân thiện với môi trường; Phát triển thị trường Quảng Bình trong mối quan hệ với thị trường của vùng và cả nước, gắn hiệu quả kinh doanh với yêu cầu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển đa dạng các loại hình cơ sở vật chất – kết cấu hạ tầng thương mại của tỉnh, kết hợp hài hòa giữa thương mại truyền thống với thương mại Đại học Kinh tế Huế Đại học kin tế Huế 90 hiện đại. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại và xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh triển khai các chương trình XTTM, nhằm thúc đẩy tiêu thụ và sức mua trên thị trường. Tăng cường các hoạt động XTTM thị trường nội địa, tập trung vào các thị trường tiềm năng ở nông thôn, miền núi; Hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm hàng hóa, phát triển thương hiệu. Tăng cường hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa; Hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa, tập trung trước hết vào các chuỗi hàng nông sản thực phẩm thiết yếu của thị trường, xã hội. Hình thành chuỗi cung ứng từ sản xuất tới phân phối là yếu tố rất quan trọng, không chỉ giúp ổn định thị trường mà có thể kiểm soát tốt vấn đề an toàn thực phẩm. Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp và khuyến khích người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh phát triển các hoạt động TMĐT, mua bán trực tuyến. Đẩy mạnh hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển nhanh các mặt hàng xuất khẩu mà tỉnh có tiềm năng, thế mạnh như: hàng nông, lâm, thủy hải sản.. Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt phát triển. Nhân rộng điểm bán hàng Việt tại các huyện, thị xã, thành phố. Lồng ghép các hoạt động HCTL, kết nối cung cầu trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa của tỉnh, qua đó từng bước xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường hướng đến xuất khẩu. Phát triển thương mại điện tử tỉnh Quảng Bình: Về hạ tầng cho TMĐT: Hoàn thiện hạ tầng pháp lý; Phát triển hệ thống thanh toán TMĐT, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình TMĐT; Phát triển hạ tầng an toàn, an ninh cho TMĐT, các cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong TMĐT; Nguồn nhân lực TMĐT được đào tạo đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và tổ chức trong xã hội. Về ứng dụng TMĐT trong cơ quan nhà nước: 100% công chức, viên chức chuyên trách về công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước được tập huấn, đào tạo và phổ biến kiến thức về TMĐT, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TMĐT, vai trò và nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 91 đối với TMĐT cho các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước; Cung cấp các dịch vụ công liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh ở mức độ 3, 4; Hỗ trợ cho các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn trong việc ứng dụng chữ ký số, thanh toán qua tài khoản. Về ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp và người tiêu dùng: Hỗ trợ các DN tiến hành giao dịch TMĐT theo loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), trong đó: 100% DN sử dụng thường xuyên thư điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; 80% DN có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của DN; 40% DN ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh; 20% cơ sở kinh doanh phát triển các kênh giao dịch điện tử phục vụ người tiêu dùng; 100% lãnh đạo DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán buôn, bán lẻ, dịch vụ được tập huấn, đào tạo phổ biến kiến thức về TMĐT; Thúc đẩy các DN tham gia Sàn TMĐT của tỉnh và các website TMĐT 3.2 Các giải pháp phát triển các hình thức hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa tại Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình 3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thương mại, xúc tiến thương mại Để phát triển thị trường trong nước và kích thích tiêu dùng thị trường nội địa phát triển, vấn đề hàng đầu là các cơ chế, chính sách, khuôn khổ pháp lý, văn bản pháp luật của Nhà nước; Nhà nước cần có chiến lược cấp quốc gia về phát triển thị trường nội địa thực sự trở thành chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tiến hành rà soát, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và đồng bộ hóa hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách về thương mại, ngoại thương, XTTM thị trường nội địa, xúc tiến xuất khẩu, TMĐTTăng cường cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh ổn định, thông thoáng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp... 3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thương mại, xúc tiến thương mại Ổn định tổ chức Bộ máy, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thực thi công tác thương mại, XTTM từ Trung ương đến địa phương một cách đồng bộ và có hiệu quả. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 92 Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và thực thi công tác xúc tiến thương mại dựa trên phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng với yêu cầu của đổi mới. Chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về thương mại và thương mại điện tử. Đào tạo lý thuyết kết hợp với học tập kinh nghiệm thực tiễn ở các địa phương trong và ngoài nước. Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, UBND các huyện, TP, thị xã tổ chức và triển khai tốt công tác quản lý nhà nước về thương mại, XTTM; tháo gỡ khó khăn cho các DN; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ... 3.2.3 Nhóm giải pháp phát triển các hình thức hoạt động XTTM theo hướng tăng trưởng về quy mô và chất lượng, phát triển theo chiều sâu Tiếp tục duy trì các HCTL thường niên cấp tỉnh, nâng cao chất lượng HCTL cấp huyện, tập trung phát triển thị trường nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa thông qua các Phiên chợ đưa hàng Việt. Cải tiến công tác tổ chức HCTL thông qua việc lựa chọn các đơn vị tổ chức sự kiện có năng lực, kinh nghiệm. Tổ chức các đoàn vận động, mời gọi và lựa chọn doanh nghiệp có uy tín tham gia. Nâng cao chất lượng các loại hàng hóa, dịch vụ, cải thiện mẫu mã, nhãn mác, giá cả phù hợp. Thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông để vận động doanh nghiệp tham gia và thu hút người dân đến tham quan, mua sắm. Nhà nước cần xây dựng và áp dụng một khung pháp lý để điều chỉnh sự tác động của các hoạt động khuyến mại tới vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các chương trình khuyến mại, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh, bình đẳng cho các doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, giúp các doanh nghiệp nắm bắt thông tin thị trường nhanh chóng, đầy đủ, chính xác. Khai thác và hỗ trợ các thông tin mang tính định hướng, dự báo cho doanh nghiệp về thị trường trong và ngoài nước. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng nguồn thông tin XTTM đáp ứng yêu cầu của sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo chiều sâu, đẩy mạnh xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định tại các địa Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 93 phương, trong đó chú trọng việc chọn đúng đối tác để xây dựng điểm bán hàng Việt, thiết lập các điểm bán hàng Việt cố định từ kinh phí xã hội hóa cũng như từ nguồn kinh phí hợp pháp khác. Tiến tới mục tiêu là điểm phát luồng hàng hóa trong khu vực, điểm tập kết các đặc sản vùng, địa phương, gắn kết phù hợp với chương trình bình ổn thị trường, an toàn thực phẩm Nghiên cứu khảo sát, phát triển thị trường tiềm năng. Trong nước, tập trung các thị trường trọng điểm Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, Khu vực miền Trung Tây Nguyên; Nước ngoài, tăng cường phát triển thương mại với thị trường Lào, và Thái Lan. Tập trung xuất khẩu vào các thị trường truyền thống như ASEAN, Đông Âu, Trung Quốc Tăng cường hợp tác, liên kết với các Trường, các Viện nghiên cứu mở các lớp đào tạo tập huấn về XTTM để bồi dưỡng kiến thức về phát triển thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu, TMĐT chú trọng cả về số lượng và chất lượng nhằm nâng cao sự hiểu biết, năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp trong tình hình hội nhập kinh tế, quốc tế. Đẩy mạnh việc tổ chức và tham gia các Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa nhằm đưa các sản phẩm của Quảng Bình phân phối, tiêu thụ tại các thị trường tiềm năng trong nước. Công tác chỉ đạo, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh triển khai có hiệu quả các biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh đã được ký kết tại Hội nghị. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp Quảng Bình tiếp cận, kết nối với doanh nghiệp, các nhà cung cấp trong và ngoài tỉnh, tăng cường mối quan hệ liên kết vùng miền và tạo tiền đề xây dựng chuỗi cung ứng hàng hóa giữa Quảng Bình với các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đẩy mạnh hoạt động tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp lập chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; thiết kế in ấn bao bì, nhãn mác, đóng gói; quảng bá, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông, tờ rơi, băng rôn... khẳng định được chỗ đứng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm trên thị trường nội địa, từ đó vươn ra thị trường thế giới. Tăng cường ứng dụng CNTT và TMĐT nhằm nâng cao hiệu quả các hình thức hoạt động XTTM. Duy trì, thường xuyên nâng cấp giao diện, các tính năng kỹ Đại học Kinh tế Huế Đại học kin tế Huế 94 thuật của Sàn TMĐT tỉnh QB, Trang thông tin điện tử Sở Công Thương QB và triển khai dịch vụ công trực tuyến có hiệu quả. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về TMĐT; Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động TMĐT; Phát triển các cơ sở hạ tầng cho TMĐT; Phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT; Phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong TMĐT; Phát triển TMĐT tại một số vùng và lĩnh vực trọng điểm; Hợp tác quốc tế về TMĐT. Tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc sản, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến người tiêu dùng trong và ngoài nước; Tạo thương hiệu sản phẩm đặc sản theo các tiêu chuẩn quốc tế như Global Gap, ASean Gap; Tăng cường chính sách hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ tài chínhtừng bước đưa các sản phẩm của Quảng Bình hội nhập sâu rộng thị trường trong và ngoài nước. 3.2.4 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm Các hoạt động XTTM có thành công hay không là kết quả của sự nỗ lực của Nhà nước và cộng đồng DN. Việc huy động sự vào cuộc của các DN tham gia vào các hình thức hoạt động XTTM là một thành công đối với việc triển khai các hoạt động XTTM. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các DN cần phải nhận thức rõ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của xúc tiến thương mại thị trường nội địa đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị; xác định được vị thế của mình trong quá trình tiếp cận thị trường nội địa. Chú trọng đến việc tiêu thụ hàng hóa ở các khu vực nông thôn, miền núi, kết hợp với các dịch vụ khuyến mãi thông qua việc tận dụng các kênh phân phối hiện đại và truyền thống; Đẩy mạnh việc liên kết với các doanh nghiệp, các nhà sản xuất, nhà phân phối và tiêu thụ sản phẩm tạo ra sức mạnh tổng hợp, vừa giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chú trọng đầu tư đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của DN. Các DN, đơn vị sản xuất, kinh doanh phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với hàng hoá, dịch vụ làm ra; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Vì vậy cần thiết phải nâng cao năng lực của sản phẩm, tiếp tục cải tiến chất lượng, giá cả, mẫu mã, nhãn mác, bao bì, đóng gói, có chiến lược tuyên truyền, quảng bá, marketing sản phẩm, xây dựng và phát triển thương Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 95 hiệu để chiếm được lòng tin của khách hàng, tạo uy tín cho sản phẩm, từ đó nâng cao sức cạnh tranh với các sản phẩm trong và ngoài nước. 3.2.5 Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức và thị hiếu của người tiêu dùng Phát triển thị trường nội địa thông qua các hình thức hoạt động XTTM phải nghiên cứu, xem xét đến phong tục tập quán, văn hóa tiêu dùng, thị hiếu, sở thích, niềm tin và mức độ chi trả... Các doanh nghiệp phải chủ động khảo sát thị trường để hiểu thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng, những tập quán tiêu dùng của mỗi địa phương; Biết nhanh nhạy với khuynh hướng của người tiêu dùng. Do sở thích của người tiêu dùng là rất khác nhau, lại liên tục thay đổi vì vậy việc đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm và thường xuyên cải tiến mẫu mã là hết sức cần thiết. Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người VN ưu tiên dùng hàng VN” theo chiều sâu, kết hợp lồng ghép vào các Chương trình hành động của Bộ, ngành, địa phương, đơn vị nhằm đẩy mạnh các hoạt động phát triển thị trường trong nước, tạo hiệu ứng cộng đồng mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc. Cần thiết phải có chiến lược tuyên truyền, vận động, làm cho người tiêu dùng trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; vận động người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam khi tiêu dùng cá nhân, coi đó là thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, thể hiện nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam. 3.2.6 Nhóm giải pháp huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí để phát triển các hình thức hoạt động Xúc tiến thương mại Huy động và sử dụng tối đa, có hiệu quả các nguồn kinh phí Trung ương, địa phương, và các nguồn kinh phí khác: Nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương (Chương trình XTTM quốc gia, Chương trình phát triển TMĐT quốc gia...); Nguồn kinh phí từ ngân sách Tỉnh (kinh phí cấp hàng năm cho các hoạt động Khuyến công và XTTM; Chương trình phát triển TMĐT tỉnh QB; kinh phí cấp bổ sung) . Xã hội hóa và đóng góp của doanh nghiệp. Ngoài ra, huy động nguồn kinh phí từ các nguồn khác (từ các chương trình, dự án, đề án khác, huy động đóng góp của người dân, các nhà tài trợ), kết hợp lồng ghép các nguồn kinh phí, phối hợp nhiều biện Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 96 pháp trong quá trình triển khai thực hiện nhằm nâng cao cả về chất và lượng các hình thức hoạt động XTTM. 3.2.7 Nhóm giải pháp gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư và xúc tiến du lịch. Các hoạt động XTTM, xúc tiến đầu tư và xúc tiến du lịch hiện nay đang thực hiện một cách riêng rẽ, gây lãng phí các nguồn lực, chưa có sự gắn kết để đạt được hiệu quả cao nhất. Cần thiết phải tăng cường hơn nữa sự gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch để giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; cũng như vùng đất, văn hóa và con người Quảng Bình 3.2.8 Nhóm giải pháp tăng cường liên kết vùng miền và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại, xúc tiến thương mại. Tăng cường liên doanh, liên kết giữa thị trường QB với các thị trường trong nước và với nước ngoài trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá, DN và từng địa phương. Tiếp tục thúc đẩy hợp tác phát triển thương mại, XTTM các tỉnh Bắc Trung Bộ đi vào chiều sâu và phát huy tiềm năng lợi thế của mỗi địa phương. Có sự kiên kết chặt chẽ, liên kết vùng miền của từng địa phương để nâng cao việc tiêu thụ sản phẩm một cách bền vững và ổn định. Đa dạng các hình thức và nội dung hợp tác giữa các tỉnh trong khu vực. Hợp tác xây dựng chương trình XTTM nội Vùng và liên kết tiêu thụ sản phẩm cấp Vùng. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh quốc gia, sản phẩm đặc trưng của tỉnh trên các phương tiện thông tin truyền thông trong và ngoài nước. Hoạt động XTTM cần được đổi mới, có tầm nhìn dài hạn, trọng tâm trọng điểm, trong đó tập trung hỗ trợ đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, triển khai nhiều chương trình XTTM tại các thị trường tiềm năngĐẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực XTTM để tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm cũng như về tài chính của các tổ chức XTTM trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, việc làm này vừa giúp nâng tầm thương hiệu Việt Nam, vừa là tiền đề xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng nước ngoài với các sản phẩm Việt, từ đó Hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu. Đại học Kinh tế Huế Đại học kin tế Huế 97 TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3 Để các giải pháp phát triển các hình thức hoạt động XTTM thị trường nội địa tại Sở Công Thương tỉnh QB có cơ sở, luận văn đã nghiên cứu quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển các Chương trình XTTM quốc gia, Chương trình XTTM tỉnh QB, đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản để phát triển các hình thức hoạt động XTTM thị trường nội địa tại Sở Công Thương tỉnh QB trong những năm tiếp theo. Phát triển các hình thức hoạt động XTTM là vấn đề khó, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, đủ mạnh, với sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều bên liên quan. Tác giả luận văn đã phân thành 08 nhóm giải pháp: (i) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thương mại, XTTM; (ii) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thương mại, XTTM; (iii) Phát triển các hình thức hoạt động XTTM theo hướng tăng trưởng về quy mô và chất lượng, phát triển theo chiều sâu; (iv) Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN và sản phẩm; (v) Nâng cao nhận thức và thị hiếu của người tiêu dùng; (vi) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí để phát triển các hình thức hoạt động XTTM; (vii) Gắn kết các hoạt động XTTM với xúc tiến đầu tư và xúc tiến du lịch; (viii) Tăng cường liên kết vùng miền và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại, XTTM. Theo tác giả để phát triển các hình thức hoạt động XTTM trong thời gian tới cần phải triển khai một cách đồng bộ các nhóm giải pháp trên, cần thiết phải có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành liên quan mới tạo được những chuyển biến mạnh mẽ. Trong các nhóm giải pháp trên, ưu tiên nhóm giải pháp “Phát triển các hình thức hoạt động XTTM theo hướng tăng trưởng về quy mô và chất lượng, phát triển theo chiều sâu”, đây là nhóm giải pháp có tính bản lề để đánh giá toàn diện về việc phát triển các hình thức hoạt động XTTM theo cả về lượng và về chất. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 98 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Xúc tiến thương mại có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Bình nói riêng. Xúc tiến thương mại là cầu nối giữa sản xuất- phân phối- tiêu dùng; góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho các doanh nghiệp; tạo chuyển biến mới về nhận thức cho người dân, xây dựng văn hóa tiêu dùng hàng Việt Nam; từ đó thúc đẩy phát triển thương mại nội địa, xúc tiến xuất khẩu, nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh của tỉnh, góp phần vào thành công chung của ngành Công Thương và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các hình thức hoạt động XTTM của Sở Công Thương tỉnh QB ngày càng được triển khai phong phú và đa dạng, có sự phát triển cả về lượng và về chất, thể hiện rõ vai trò và vị trí của mình, khai thác tốt các nguồn lực từ Trung ương đến địa phương, tranh thủ các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án, huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp, các nhà tài trợ để triển khai có hiệu quả việc định hướng và hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề kinh doanh, địa bàn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng các hình thức hoạt động XTTM tại Sở Công Thương tỉnh QB hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn về phát triển các hình thức hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh. Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Phát triển các hình thức hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa tại Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình”, tác giả đi đến một số kết luận như sau: Luận văn đã được tác giả hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu, bám sát mục tiêu đề ra là đánh giá thực trạng các hình thức hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa tại Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình từ năm 2013-2017; tìm ra những hạn chế, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển các hình thức hoạt động xúc tiến thương mại những năm tiếp theo.. Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế, thu thập số liệu và phân tích xử lý số liệu, Luận văn đã thực hiện được các mục tiêu như sau: Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 99 - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về xúc tiến thương mại, phát triển các hình thức hoạt động xúc tiến thương mại. - Phân tích thực trạng về việc triển khai các chương trình XTTM của tỉnh, các hình thức hoạt động XTTM thị trường nội địa (Hội chợ triển lãm; Khuyến mại; Cung cấp thông tin thương mại; Hỗ trợ xây dựng điểm bán hàng Việt Nam; Khảo sát thị trường; Đào tạo, tập huấn về XTTM; Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa; Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu; Phát triển thương mại điện tử; Xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm đặc sản tỉnh Quảng Bình); đánh giá những kết quả đạt được, tìm ra được những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân. - Khảo sát điều tra 55 doanh nghiệp có mối quan hệ thương xuyên, lâu dài và đã từng tham gia các hình thức hoạt động XTTM tại Sở Công Thương tỉnh QB về tình hình tham gia các chương trình XTTM, về hồ sơ thủ tục, về tiếp cận nguồn kinh phí, về tổ chức thực hiện, về mức độ hiệu quả hiệu quả đối với doanh nghiệp... - Luận văn đã tập trung định hướng, mục tiêu để phát triển các hình thức hoạt động XTTM thị trường nội địa tại Sở Công Thương tỉnh QB trong thời gian tới. Đề xuất 08 nhóm giải pháp. Phát triển các hình thức hoạt động XTTM là vấn đề khó, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, đủ mạnh, với sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều bên liên quan. Vì vậy, tác giả luận văn đã mạnh dạn đưa ra các nhóm giải pháp một khá toàn diện từ nhiều góc độ khác nhau. Do hạn chế về mặt thời gian, kinh nghiệm và khả năng nghiên cứu, cũng như những hiểu biết của tác giả, Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích về các hình thức hoạt động XTTM thị trường nội địa, đưa ra các giải pháp cơ bản, có tính cần thiết nhất, có khả năng áp dụng được đối với tỉnh QB trong giai đoạn hiện nay, nhằm góp phần phát triển các hình thức hoạt động XTTM tại Sở Công Thương tỉnh QB trong thời gian tới. 2. Kiến nghị 2.1 Đối với Trung ương Đề nghị Bộ Công Thương sớm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu xúc tiến thương mại quốc gia tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc tiếp cận và khai thác thông tin. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 100 Đề nghị Bộ Công Thương, Cục XTTM, Cục TMĐT và Kinh tế số tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho Sở Công Thương QB để thực hiện có hiệu quả các đề án Chương trình XTTM quốc gia, Chương trình phát triển TMĐT quốc gia; Xem xét, đơn giản hóa các thủ tục thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ các đề án XTTM quốc gia, TMĐT quốc gia; tăng cường hơn nữa sự kết nối mạng lưới XTTM, liên kết vùng miền, khu vực.. 2.2 Đối với UBND tỉnh Quảng Bình Đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình sớm kiện toàn, sắp xếp và thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch để sớm ổn định tổ chức bộ máy; Có cơ chế quy định rõ ràng giữa chức năng quản lý nhà nước về thương mại và thực hiện XTTM nhằm tránh sự chồng chéo, nhầm lẫn quá trình triển khai thực hiện; Chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan tạo điều kiện, phối hợp với Sở Công Thương tỉnh QB trong việc phát triển các hình thức hoạt động XTTM. Đề nghị UBND tỉnh xây dựng chiến lược phát triển XTTM của tỉnh trong dài hạn làm cơ sở để phát triển các hình thức hoạt động XTTM, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của DN và người tiêu dùng. Chú trọng đầu tư hạ tầng thương mại và cơ sở vật chất cho các hoạt động XTTM. Quy hoạch và xây dựng kịp thời Trung tâm HCTL. Chỉ đạo các Sở, ban ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. 2.3 Đối với các doanh nghiệp, các đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Đề nghị các doanh nghiệp tích cực, chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm thông qua nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; nâng cao chất lượng sản phẩm; chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại vào sản xuất; tạo sự gắn kết giữa hoạt động sản xuất và hoạt động XTTM; bố trí nguồn kinh phí hợp lý cho các hoạt động XTTM và TMĐT... Đề nghị các doanh nghiệp tham gia có hiệu quả các hoạt động XTTM do Sở Công Thương QB tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh các hoạt động XTTM thị trường nội địa và mở rộng hoạt động xúc tiến xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh./. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 171/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, Hà Nội. 2. Chính phủ (2006), Nghị định số 37/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, Hà Nội. 3. Chính phủ (2013), Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử, Hà Nội. 4. Nguyễn Mạnh Cường (2015), Xây dựng và phát triển thương hiệu Sơn JoTon, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia, Hà Nội. 5. Hoàng Minh Đường, Nguyễn Thừa Lộc (2005), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại, Nxb. Lao động- Xã hội, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Hiền (2014), Tăng cường công tác xúc tiến thương mại tại Sở Công Thương Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 7. Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2005), Các tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại với vai trò đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Bùi Đình Thanh (2015), về khái niệm phát triển, bài báo đăng trên Trang thông tin điện tử Viện nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (ngày 20/3/2015), Hà Nội. 9. Quốc hội (2005), Luật Thương mại số 36/2005/QH11, Hà Nội 10. Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình (2016), Quyết định số 902/QĐ-SCT ngày 16/8/2016 của Giám đốc Sở Công Thương về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại trực thuộc Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình, Quảng Bình. 11. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, Hà Nội. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 102 12. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Hà Nội. 13. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình Phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014-2020, Hà Nội. 14. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 07/2015/QĐ-TTg ngày 02/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình Phát triển thương mại điện tử quốc gia, Hà Nội. 15. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016- 2020, Hà Nội. 16. UBND tỉnh Quảng Bình (2010), Quyết định số 1021/QĐ-UBND ngày 14/5/2010 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc Phê duyệt Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010- 2015, Quảng Bình. 17. UBND tỉnh Quảng Bình (2012), Quyết định số 1333/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, Quảng Bình. 18. UBND tỉnh Quảng Bình (2012), Quyết định số 08/2012/QĐ-UBND ngày 09/5/2012 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành Quy định chính sách khuyến khích phát triển Công nghiệp-Thương mại giai đoạn 2011-2015,Quảng Bình. 19. UBND tỉnh Quảng Bình (2015), Quyết định số 2079/QĐ-UBND ngày 28/7/2015 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành Chương trình Phát triển thương mại điện tử tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, Quảng Bình. 20. UBND tỉnh Quảng Bình (2016), Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND ngày 09/5/2016 Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình, Quảng Bình 21. UBND tỉnh Quảng Bình (2016), Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành Quy định nội dung và mức Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 103 hỗ trợ khuyến khích phát triển công nghiệp và xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình, Quảng Bình. 22. UBND tỉnh Quảng Bình, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình các năm từ 2013 đến năm 2017, Quảng Bình. 23. Website: 23.1 Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Quảng Bình (www.quangbinhtrade.vn) 23.2 Trang Bách khoa toàn thư mở (www.wikipedia.org) 23.3 Trang thông tin điện tử Bộ Công Thương ( ) 23.4 Trang thông tin điện tử Cục Xúc tiến thương mại (www.vietrade.gov.vn ) 23.5 Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình (https://www.quangbinh.gov.vn ) 23.6 Trang thông tin điện tử Sở Công Thương QB (https://sct.quangbinh.gov.vn) 23.7 Trang thông tin điện tử Cục Thương mại điện tử và KTS (www.vecita.gov.vn ) 23.8 Trang thông tin điện tử Viện nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (tadri.org) Đại học Kinh tế Huế Đạ học kinh tế Huế 104 Phụ lục 1 PHIẾU ĐIỀU TRA Kính gửi: Quý doanh nghiệp. Tôi tên là Hoàng Thị Hải Vinh, công tác tại Sở Công Thương Quảng Bình. Tôi đang nghiên cứu đề tài luận văn thạc sỹ “Phát triển các hình thức hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa tại Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình”. Tôi kính mong quý đơn vị có thể giúp đỡ tôi hoàn thành phiếu điều tra này. Sự quan tâm của quý đơn vị và tính chính xác của những thông tin mà quý đơn vị cung cấp có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ thành công luận văn của tôi. Tôi cam kết, các thông tin quý đơn vị cung cấp trong phiếu điều tra này chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Kính mong nhận được sự quan tâm, hợp tác và giúp đỡ của quý doanh nghiệp. Trân trọng cảm ơn! I. THÔNG TIN CHUNG 1. Thông tin về đơn vị: - Tên đơn vị: ..... - Địa chỉ: .... - Họ và tên người cung cấp thông tin: ... - Chức vụ: .. 2. Loại hình doanh nghiệp  Công ty TNHH  Doanh nghiệp tư nhân  Công ty cổ phần  Doanh nghiệp Nhà nước  Công ty hợp danh  Loại hình khác: ..................................... Hướng dẫn điền phiếu: Đề nghị đánh dấu ⱱ vào ô trả lời tương ứng. - Đối với dấu : Chỉ chọn đánh dấu (ⱱ) MỘT câu trả lời; - Đối với dấu : Có thể đánh dấu (ⱱ) NHIỀU câu trả lời. - Phần “.” để ghi câu trả lời - Nội dung nào quý đơn vị không áp dụng hoặc không thực hiện thì bỏ qua. - Phiếu không yêu cầu phải ký tên và đóng dấu. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 105 3. Ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp  Nông - Lâm - Thủy sản  Du lịch, khách sạn, nhà hàng  Xây dựng, VLXD, thiết bị nội thất  Thủ công mỹ nghệ- quà tặng  Điện, điện tử, CNTT, viễn thông  Thời trang, dệt may, da giày  Dược phẩm, hóa chất, phân bón  Thực phẩm, đồ uống  Ô tô, xe máy, đồ gia dụng  Ngành nghề khác: II. THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH THAM GIA CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI 4. Doanh nghiệp đã tham gia các Chương trình Xúc tiến thương mại nào? 4.1 Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia:  Đã tham gia  Chưa tham gia 4.2 Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh QB:  Đã tham gia  Chưa tham gia 5. Số lần doanh nghiệp tham gia các Chương trình Xúc tiến thương mại ? 5.1 Chương trình XTTM quốc gia:  Từ 1- 5 lần  Từ 6- 10 lần  Trên 10 lần 5.2 Chương trình XTTM tỉnh QB:  Từ 1-10 lần Từ 11- 20 lần Trên 20 lần 6. Những hình thức hoạt động Xúc tiến thương mại nào là hữu ích và cần thiết đối với doanh nghiệp ?  Hội chợ triển lãm  Đào tạo, tập huấn về XTTM  Khuyến mại  Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa  Cung cấp thông tin thương mại  Xây dựng và phát triển thương hiệu  Điểm bán hàng Việt Nam  Phát triển thương mại điện tử  Khảo sát thị trường  Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc sản 7. Những khó khăn mà doanh nghiệp thường gặp phải khi tham gia các hình thức hoạt động Xúc tiến thương mại thị trường trong nước ?  Thủ tục hành chính  Khó khăn về tài chính  Thiếu thông tin về thị trường  Vấn đề về marketing sản phẩm và quảng bá thương thiệu  Khó khăn về phát triển kênh phân phối  Khó khăn về ứng dụng và phát triển thương mại điện tử  Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao  Khó khăn khác: Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 106 8. Doanh nghiệp đã tham gia các hình thức hoạt động Xúc tiến thương mại thị trường nội địa tại Sở Công Thương Quảng Bình?  Hội chợ triển lãm  Đào tạo, tập huấn về XTTM  Khuyến mại  Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa  Cung cấp thông tin thương mại  Xây dựng và phát triển thương hiệu  Điểm bán hàng Việt Nam  Phát triển thương mại điện tử  Khảo sát thị trường  Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc sản 9. Đánh giá của doanh nghiệp về hồ sơ thủ tục khi tham gia các hình thức hoạt động Xúc tiến thương mại thị trường nội địa tại Sở Công Thương QB?  Đơn giản  Bình thường  Quá phức tạp 10. Đánh giá của doanh nghiệp về việc tiếp cận nguồn kinh phí hỗ trợ từ các Chương trình Xúc tiến thương mại? 10.1 Chương trình XTTM quốc gia:  Dễ dàng  Bình thường  Khó tiếp cận 10.2 Chương trình XTTM tỉnh QB:  Dễ dàng  Bình thường  Khó tiếp cận 11. Đánh giá của doanh nghiệp về tổ chức thực hiện các hình thức hoạt động Xúc tiến thương mại thị trường nội địa tại Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình? STT Các hình thức hoạt động xúc tiếnthương mại Các mức đánh giá Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém 11.1 Hội chợ triển lãm      11.2 Khuyến mại      11.3 Cung cấp thông tin thương mại      11.4 Điểm bán hàng Việt Nam      11.5 Khảo sát thị trường      11.6 Đào tạo, tập huấn về XTTM      11.7 Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa      11.8 Xây dựng và phát triển thương hiệu      11.9 Phát triển thương mại điện tử      11.10 Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc sản      Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 107 12. Đánh giá của doanh nghiệp về hiệu quả các hình thức hoạt động Xúc tiến thương mại thị trường nội địa tại Sở Công Thương Quảng Bình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị? (Đề nghị đánh số thứ tự từ cao đến thấp 1,2,3,10; Trong đó: Hiệu quả nhất đánh số 1, hiệu quả thứ 2 đánh số 2 ít hiệu quả nhất đánh số 10)  Hội chợ triển lãm  Đào tạo, tập huấn về XTTM  Khuyến mại  Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa  Cung cấp thông tin thương mại  Xây dựng và phát triển thương hiệu  Điểm bán hàng Việt Nam  Phát triển thương mại điện tử  Khảo sát thị trường  Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc sản 13. Đánh giá về sự cải thiện năng lực xúc tiến thương mại của doanh nghiệp sau khi tham gia các hình thức hoạt động xúc tiến thương mại tại Sở Công Thương Quảng Bình tổ chức?  Có cải thiện  Không cải thiện  Kém đi 14. Nếu có cơ hội, doanh nghiệp có nhu cầu tham gia các hình thức hoạt động Xúc tiến thương mại thị trường nội địa nào?  Hội chợ triển lãm  Đào tạo, tập huấn về XTTM  Khuyến mại  Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa  Cung cấp thông tin thương mại  Xây dựng và phát triển thương hiệu  Điểm bán hàng Việt Nam  Phát triển Thương mại điện tử  Khảo sát thị trường  Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc sản III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CỦA DOANH NGHIỆP 15. Đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp để phát triển các hình thức hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa tại Sở Công Thương Quảng Bình trong thời gian tới: TRÂN TRỌNG CẢM ƠN! Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_cac_hinh_thuc_hoat_dong_xuc_tien_thuong_mai_thi_truong_noi_dia_tai_so_cong_thuong_tinh_qu.pdf
Luận văn liên quan