Liên doanh là một hình thức hợp tác kinh tế và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích mở rộng quy mô và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ, đưa lại lợi ích lớn hơn cho các bên tham gia. Nguồn gốc bên trong của nó là sự vận động của dòng đầu tư quốc tế, chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động xã hội khi lực lượng sản xuất đã đạt tới một trình độ nhất định. Từ khi ra đời cho đến nay, các hình thức LD mà chủ yếu là LDVNN đã trở thành hiện tượng phổ biến và cần thiết trong đời sống kinh tế của nhiều nước. LDVNN trong SXHXK có vai trò quan trọng không những đối với các công ty đa quốc gia trong việc chuyển giao công nghệ, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm nhờ việc khai thác được các yếu tố đầu vào ở các quốc gia có lợi thế về nguồn nguyên liệu dồi dào, nguồn nhân lực rẻ và các chính sách ưu đãi về thuế. Nó còn là con đường để các nước đang phát triển trong đó có các nước XHCN tranh thủ các nguồn vốn và công nghệ từ bên ngoài, học tập kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu phục vụ quá trình quá trình CNH, HĐH đất nước.
232 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2938 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệm phát triển kinh tế thị trường ở các nước ASEAN và khả năng vận dụng ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Võ Đại Lược (1996), Công nghiệp hóa và hiện đại hóa Việt Nam đến năm 2000, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
C. Mác và Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
N. G. Mankiw (1997), Kinh tế vĩ mô, Nxb Thống kê và Trường Đại học KTQD (dịch), Hà Nội .
Đinh Trọng Minh dịch (1999), những bài học kinh nghiệm tăng trưởng của khu vực Đông và Đông Nam Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Vũ Hữu Ngoạn, Không Doãn Hợi (1993), Mấy vấn đề về chủ nghĩa tư bản Nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Thẩm Ký Như (1999), Trung Quốc không làm "Bất tiên sinh", Viện TTKH, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (dịch), Hà Nội.
Hà Thị Ngọc Oanh (1998), Liên doanh và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Đình Phan (1994), Thành lập và quản lý công ty, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ (1999), chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phan Thanh Phố (1996), Những vấn đề cơ bản về kinh tế và đổi mới kinh tế ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Bá Phượng (1995), Liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Trần Anh Phượng (1998), "Ảnh hưởng của thương mại Nhật Bản đến ngoại thương của các nước ASEAN", Nghiên cứu kinh tế, tr 57-63.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1994) Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1997) Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành (văn bản hiện hành mới nhất), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1997) Luật bảo vệ môi trường và nghị định hướng dẫn thi hành, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Quyền, Lê Minh Tâm (1998), hướng phát triển thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam tới năm 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Nguyễn Duy Quý (1994), kinh tê - xã hội - văn hóa tỉnh Nghệ An trong tiến trình đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Quyết định của Thủ tướng chính phủ (1999), Về một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài (53), Hà Nội.
P.A.Samuelson và W. D Nordhaus (1989), Kinh tế học, tập 2, Viện Quan hệ Quốc tế (dịch), Hà Nội.
Vũ Trường Sơn (1999), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An (1998), Dự thảo kế hoạch đầu tư nước ngoài tỉnh Nghệ An năm 1999, Vinh - Nghệ An.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An (1999), Báo cáo tình hình cấp giấy phép và triển khai dự án FDI, Vinh - Nghệ An.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An (1999), Dự thảo kế hoạch đầu tư nước ngoài tỉnh Nghệ An năm 2000, Vinh - Nghệ An.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, Phòng Kinh tế đối ngoại (2000), Bảng theo dõi hoạt động các dự án FDI trong chỉ tiêu kế hoạch 1999 - 2000, Vinh - Nghệ An.
Sở Tài chính Vật giá Nghệ An (2000), Báo cáo hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý, Vinh - Nghệ An.
Sở Thương mại Nghệ An (1999), Kế hoạch thương mại Nghệ An thời kỳ 2001 - 2005, Vinh - Nghệ An.
Sở Thương mại Nghệ An (2000), Báo cáo tình hình thị trường và hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 1999 và phương hướng nhiệm vụ năm 2000, Vinh - Nghệ An.
Sở Công nghiệp Nghệ An (1998), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các mặt công tác năm 1998, phương hướng nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch năm 1999, Vinh - Nghệ An.
Sở Thủy sản Nghệ An (1999), Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (2000 - 2005), Vinh - Nghệ An.
Sở Tư pháp Nghệ An (1998), Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Vinh - Nghệ An
Nguyễn Văn Thông (1999), Tìm hiểu luật doanh nghiệp (áp dụng từ 01- 01- 2000) Nxb Đồng Nai, Đồng Nai.
Hoàng Công Thi, Phùng Thị Đoan (1994), Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1992), Giáo trình Kinh tế đối ngoại, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Võ Thanh Thu, Nguyễn Cương, Bùi Lê Hà (1998), Quan hệ thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN, Nxb Tài chính, Hà Nội.
Phạm Thế Thọ (1998), Những điều cần biết về kinh doanh xuất nhập khẩu thương mại quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Tổng cục Thống kê (1999), Niên gián thống kê 1998, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Đinh Công Tuấn (1998), Quá trình cải cách kinh tế - xã hội của CHND Trung Hoa từ năm 1978 đến nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Kinh tế thế giới (1997), Liên doanh với tư bản nước ngoài, Trung tâm thông tin tư liệu, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (1995), Báo cáo nhận định tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIV và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (1996 - 2000), Vinh - Nghệ An.
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (1999), Tóm tắt định hướng khung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh 5 năm 2001 - 2005, Vinh - Nghệ An.
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (1995), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Nghệ An thời kỳ 1996 - 2000, Vinh - Nghệ An.
Viện Nghiên cứu và phổ biến tri thức Bách khoa (1998) Đại từ điển kinh tế thị trường, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW (1998), Tự do hóa, toàn cầu hóa - rút ra những kết luận đối với công cuộc phát triển, Trung tâm Thông tin tư liệu, Hà Nội.
Viện Kinh tế thế giới (1995), Trung tâm Khoa học và Nhân văn Quốc gia, Đổi mới kinh tế Việt Nam và chính sách kinh tế đối ngoại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (1993), Khuyến khích đầu tư và phát triển khu vực tư nhân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (1996), chính sách cơ cấu vùng kinh nghiệm quốc tế và sự vận dụng ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Xavirer Richet (1997), Kinh tế doanh nghiệp, Nxb Thế giới, Hà Nội.
Xí nghiệp liên doanh chế biến gỗ Nghệ An (1992), Điều lệ liên doanh, hợp đồng liên doanh, Vinh - Nghệ An.
Xí nghiệp liên doanh chế biến gỗ Nghệ An (1999), báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư, Vinh - Nghệ An.
Xí nghiệp liên doanh sản xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ thuộc Công ty SX - DV- XNK Thủ công mỹ nghệ Nghệ An (1993), Hợp đồng kinh tế, Vinh - Nghệ An.
Xí nghiệp liên doanh sản xuất sản phẩm gỗ thuộc Công ty XNK Nghệ An (1993), Hợp đồng mua bán sản phẩm gỗ, Vinh - Nghệ An.
Xí nghiệp liên doanh sản xuất sản phẩm gỗ thuộc Công ty XNK Nghệ An (2000), Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 1998 - 1999, Vinh - Nghệ An.
Xí nghiệp chế biến dầu thực vật Nghệ An (1996), Báo cáo nghiên cứu khả thi về đầu tư mở rộng sản xuất, Vinh - Nghệ An.
B. TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Adam.J.H (1992). Longman Concise Dictionay of Business English. Longman York Press.
Anderson. R.A Kumpf.W.A(1970),.Business Law, Printed by South Western Publishing Co.
Asheghian P (1995) International Economics, Printed by West Pubishing Company California Stated University San Bernardion.
Khambata D. and Ajami R (1992), Internationl Business: Theory and Practice. Pinted in the United State of America.
OECD (1986), Competition policy and Joint Venture, Asian Institute of Technology (AIT) Library, Bangkok ( Thái Land).
Salvatore. D (1995), International Economics, Fordham University - Fifth Edition Prentice Hall International Inc, Pinted in USA.
PHỤ LỤCPHỤ LỤC 1
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TỪ 1991 - 1995 VÀ DỰ KIẾN 2000- 2010
ĐV tính
1991
1994
1995
2000
2010
1. Giá trị xuất khẩu
Tr.USD
6,852
18,624
24,2
100
320
- Thịt chế biến
“
1,2
2,560
5
8
34
- Sản phẩm gỗ
“
1,580
3
10
50
- Dệt
“
1,400
3
10
30
- May mặc
“
0,907
1
10
50
- Sản phẩm giày da
“
3
10
- Chè
“
1,480
2,0
7
24
- Cao su
“
1,0
2
15
- Cà phê
“
0,5
3
24
- Lạc
“
2,7
3,267
5,5
10
20
- Vừng
“
5
9
- Thiếc
“
6
12
- Thuỷ sản
“
1.103
1.800
2,5
7
15
- Hàng khác
“
5.630
1,0
19
27
Nguồn: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An thời kỳ 1996 - 2010 (trang 27 phần phụ lục)
PHỤ LỤC 2
SẢN PHẨM CHỦ YẾU CỦA NGHỆ AN.
Tên sản phẩm
ĐVT
1996
1997
1998
I. Nông nghiệp
Lúa
Tấn
529.284
656.579
752.165
Ngô, khoai, sắn
Tấn
135.635
136.925
164.531
Chè
Tấn
9.946
1.160
12.029
Cao su
Tấn
3.354
6.597
7.126
Hồ tiêu
Tấn
150
158
161
Dứa quả
Tấn
4.077
4.530
5.436
Cam, quýt, chanh tấn
“
14.430
17.414
18.753
Chuối
“
20.720
23.796
26.900
Cà phê
“
1.817
5.227
1.268
Dâu tằm
“
7.098
7.074
6.840
Mía
“
179.774
257.262
425.405
Lạc
“
28.384
32.905
38.837
Vừng
“
815
2.185
1.574
Lợn
Con
741.793
762.628
775.779
Trâu
Con
250.051
253.545
257.289
Bò
Con
245.348
252.122
257.167
Cá, thịt
Tr/đồng
154.967
170.956
168.879
Tôm
Tr/đồng
16.205
17.654
20.905
II. Công nghiệp
Nước mắm
1000 lít
8.379
10.305
9.850
Thuỷ sản đông lạnh
Tấn
413
517
539
Đường, mật
Tấn
3.344
4.643
4.657
Quần áo dệt kim
1000 cái
1.415
1.234
Quần áo may sẵn
“
2.892
2.667
Bánh mứt kẹo
Tấn
2.181
4.582
4.657
Xi măng
Tấn
43.001
78.000
108.000
III. Dịch vụ
Tr/đồng
122.845
126.540
155.234
Nguồn: Số liệu cơ bản kinh tế - xã hội 1996 - 1998 tỉnh Nghệ An, Cục Thống kê Nghệ An tháng 7/1999; trang 15;16;19;51;54;56;57;66;69.
Phụ lục 4
MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÁC HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU Ở NGHỆ AN ĐÃ THỰC HIỆN
(THỜI KỲ 1992 - 1999)
----------
HỢP ĐỒNG1
HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH THÀNH LẬP XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ NGHỆ AN
(Ký ngày 20/8/1992)
A: Bên Việt Nam : Nhà máy gỗ Vinh trực thuộc Sở Lâm nghiệp Nghệ An (Gọi tắt là bên Việt Nam)
B: Bên nước ngoài: Công ty hữu hạn HER CHUEN WOOD WORK TAI WAN (Gọi tắt là bên Đài Loan)
Điều 1: Tên, địa điểm của Xí nghiệp liên doanh và mục đích thành lập:
Hai bên thoả thuận đầu tư để thành lập Xí nghiệp Liên doanh tại CHXHCN Việt Nam nhằm sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu thuộc danh mục Nhà nước Việt Nam cho phép.
Bao gồm: Các sản phẩm khung cửa, cánh cửa các loại, ván sàn, các chi tiết đồ gỗ, gương, tủ, các chi tiết cầu thang, sản phẩm dùng cho xây dựng, copha, palet nâng hàng.v.v...
Công suất : 340 m3 sản phẩm/tháng
Tương đương: 4.000m3/năm
Do phía Công ty Đài Loan bao tiêu sản phẩm 100%.
- Xí nghiệp liên doanh lấy tên là “Xí nghiệp liên doanh chế biến gỗ Nghệ An” là một Xí nghiệp trách nhiệm hữu hạn, có tư cách theo pháp luật Việt Nam.
Trụ sở đóng tại phường Trung Đô - Thành phố Vinh - Nghệ An
Điều 2: Tổng số vốn đầu tư, vốn pháp định và lịch trình góp vốn của các bên:
- Tổng số vốn đầu tư của Xí nghiệp LD là 788.640 USD
- Vốn pháp định do các bên đóng góp là: 527.837 USD
- Bên Việt Nam đóng góp 49% vốn pháp định bằng 258.640 USD
Bao gồm:
+ Nhà xưởng, kho tàng, nhà văn phòng và các công trình phụ trợ: 188.640 USD
+ Tiền mặt: 20.000 USD
+ Quyền sử dụng 1,5 ha đất và hồ chứa gỗ trong 15 năm: 150.000 USD
- Bên nước ngoài đóng góp 51% vốn pháp định bằng: 269.197 USD
Bao gồm:
+ Thiết bị phụ tùng kèm theo: 250.000 USD
+ Tiền mặt: 19.197 USD
Còn lại là vốn vay.
Cả hai bên cam kết sẽ góp đầy đủ vốn pháp định trong vòng 30 ngày sau khi Xí nghiệp được cấp giấy phép đầu tư
Thời hạn của hợp đồng liên doanh là 15 năm.
Điều 3: Trách nhiệm của các bên
a) Bên Việt Nam:
Cung cấp mặt bằng, nhà xưởng, thực hiện các thủ tục để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho Xí nghiệp hoạt động liên tục tối thiểu là 1000m3/tháng.
b) Bên nước ngoài:
- Cung cấp dây chuyền máy móc thiết bị mới 100%
- Cung cấp chuyên gia kỹ thuật, hướng dẫn đào tạo công nhân
- Bao tiêu sản phẩm
Điều 4: Hệ thống kế toán và phân chia lợi nhuận của Xí nghiệp
Hệ thống tài chính kế toán của Xí nghiệp Liên doanh đựơc thành lập phù hợp với thông lệ quốc tế, được Bộ tài chính Việt Nam chấp nhận và chịu sự kiểm soát các cơ quan tài chính Việt Nam
- Tài sản của Xí nghiệp được bảo hiểm Công ty Bảo hiểm Việt Nam
- Thời hạn khấu hao tài sản cố định là 10 năm
- Tỷ lệ thành lập các quỹ của Xí nghiệp Liên doanh sẽ do Hội đồng quản trị căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của Xí nghiệp và theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Sau khi việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam và trích lập các quỹ Xí nghiệp, lợi nhuận toàn bộ củ Xí nghiệp được phân chia:
Bên Việt Nam : 49%
Bên Đài Loan: 51%
Điều 5: Hội đồng quản trị, quyền hạn và nhiệm vụ (Theo điều lệ Liên doanh)
Hội đồng quản trị của Xí nghiệp Liên doanh gồm 4 người:
+ Bên Việt Nam : 2 người
+ Bên Đài Loan: 2 người
Chủ tịch Hội đồng quản trị được chỉ định luân phiên 3 năm/1 lần. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ và quyền lợi như sau:
- Quyết định kế hoạch sản xuất và kinh doanh của Xí nghiệp Liên doanh các nguồn vay nợ.
- Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ Xí nghiệp Liên doanh, thay đổi quan trọng về tổ chức và hoạt động của Xí nghiệp như thay đổi mục đích, phương hướng hoạt động, tăng vốn pháp định, chuyển nhượng vốn, kéo dài thời gian hoạt động, tạm ngừng hoạt động...
- Chỉ định, thay đổi, bãi miễn Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Trưởng ban thanh tra....
- Uỷ quyền cho Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình trong trường hợp đặt biệt.
Những vấn đề quan trọng này phải được toàn thể các thành viên Hội đồng Quyết định theo nguyên tắc nhất trí.
Những Quyết định của Hội đồng quản trị và các vấn đề khác chỉ có giá trị khi được 2/3 số thành viên Hội đồng nhất trí.
Điều 6: Bộ máy điều hành, Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc
(Theo Điều lệ LD)
Tổng giám đốc là người Đài Loan, Phó tổng giám đốc là người Việt Nam.
- Tổng giám đốc và Phó tổng GĐ chịu trách nhiệm trước HĐQT về hoạt động của Xí nghiệp gồm:
+ Bảo đảm thực hiện các kế hoạch đã được duyệt, tổ chức thực hiện các Nghị quyết của HĐQT và báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết đó.
+ Tuyển dụng lao động cho Xí nghiệp thông qua hợp đồng lao động.
+ Ký các hợp đồng kinh tế nhân danh Xí nghiệp theo kế hoạch sản xuất đã được HĐQT thông qua mà không cần giấy uỷ nhiệm của Chủ tịch HĐ quản trị.
+ Đại diện cho Xí nghiệp trong quan hệ với các tổ chức cơ quan Nhà nước và toà án của các nước có đối tác tham gia Liên doanh và các nước khác về tất cả các vấn đề thuộc hoạt động của Xí nghiệp trong phạm vi và quyền hạn do điều lệ Xí nghiệp Liên doanh quy định.
+ Được giải quyết những vấn đề do Hội đồng quản trị uỷ nhiệm.
Điều 7: Tuyển dụng lao động và các vấn đề về tiền lương:
- Mọi trường hợp sử dụng lao động đều phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản giữa Tổng Giám đốc và người lao động. Xí nghiệp phải có thoả ước lao động tập thể.
- Ưu tiên tuyển chọn lao động là người địa phương, thông qua 1 Công ty cung ứng lao động.
- Xí nghiệp Liên doanh trả lương cho người lao động và các khoản phụ cấp khác một cách trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn tại nơi làm việc. Mọi khoản chi phí phải trả bằng tiền mặt Việt Nam.
- Tiền lương của Tổng Giám đốc, Phó tổng GĐ và các thành viên khác do Hội đồng quản trị Quyết định.
Điều 8: Giải quyết tranh chấp và các vấn đề liên quan đến giải thể XNLD:
Các tranh chấp nếu có, đầu tiên phải được giải quyết bằng thương lượng và hoà giải. Trong trường hợp không thoả thuận được mới đưa ra Trọng tài Nhà nước phân xử. Việc giải thể Xí nghiệp Liên doanh được giải quyết theo sự thoả thuận của các bên, phù hợp với Điều lệ của Xí nghiệp Liên doanh và phải được sự chuẩn y của UB Nhà nước về hợp tác đầu tư.
Các điều khoản khác đúng quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Hợp đồng làm thành 08 bản bằng tiếng Việt Nam, Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc và đều có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN NHÀ MÁY GỖ VINH ĐÃ KÝ
ĐẠI DIỆN CÔNG TY HỮU HẠN HER CHUEN
WOOD WORK TAI WAN ĐÃ KÝ
XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH
CHẾ BIẾN GỖ NGHỆ AN
------
Số: /XNLD
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------o0o-------------
Vinh, ngày. tháng năm
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Kể từ khi được cấp giấy phép đến tháng 6/1999
Tên dự án: Xí nghiệp Liên doanh chế biến gỗ Nghệ An
Số giấy phép: 466/GP cấp ngày 19 tháng 11 năm 1992
Tổng vốn đầu tư đăng ký: 788.640 USD
Vốn pháp định đăng ký: 528.000 USD
Điện thoại: 038 855552 - 038.855398
FAX: 038 855552
Các chỉ tiêu
ĐVT
1993
1994
1995
1996
1997
1998
6 th. đầu năm 1999
I: Vốn thực hiện
USD
Tổng số
1.000
369,7
588,2
609,9
609,9
609,9
609,9
609,9
Trong đó: Vốn pháp định
1.000
369,7
588,2
609,9
573,3
573,3
573,3
573,3
1. Nhà máy gỗ Vinh
1.000
264,8
264,8
264,8
264,8
264,8
264,8
264,8
Bằng Q.sử dụng đấy
1.000
150
150
150
150
150
150
150
Nhà xưởng
1.000
88,6
88,6
88,6
88,6
88,6
88,6
88,6
Tiền mặt
1.000
26,2
26,2
26,2
26,2
26,2
26,2
26,2
2. Tiền Công ty Hoà Xuân
104,9
323,3
345,1
308,4
308,4
308,4
308,4
Bằng máy móc thiết bị
1.000
87,2
279,2
279,2
242,5
242,5
242,5
242,5
Tiền mặt
1.000
17,7
44,1
65,9
65,9
65,9
65,9
65,9
Diện tích sử dụng
Ha
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
Diện tích XD nhà, kho
Ha
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
Nhà lao động
người
Tổng số
người
52
87
98
92
92
92
92
Trong đó: Người Việt Nam
người
49
84
95
89
89
89
89
Lương bình quân
USD/T
42,8
42,8
44,7
48
48
48
45
Người nước ngoài
người
3
3
3
3
3
3
3
Lương bình quân
USD/T
340
260
260
260
260
260
250
3. Giá trị sản lượng
1.000
146
327
286,7
299,1
297,4
201,8
83,3
Giá trị xuất khẩu
1.000
146
327
286,7
299,1
297,4
201,8
22,3
Tiêu thụ nội địa
61
4. Thực hiện nghĩa vụ TC
Tổng số
1.000
12,2
79,68
12,17
0,4
2,8
0,5
6,1
Trong đó: Thuế xuất khẩu
1.000
12,2
78,7
11,67
Thuế nhập khẩu
1.000
0,4
Thuế thu nhập
1.000
0,5
0,5
0,3
2,8
0,4
5. Lợi nhuận
Tổng số:
1.000
- 5,3
66,1
39,2
50,1
51,6
17,6
- 12,8
Trong đó đã chi cho
- Nhà máy gỗ Vinh
1.000
17,3
14
17,4
17,8
6,5
Công ty Hoà Xuân
1.000
13
15
20,2
20,8
7,6
Chi đầu tư + quỹ xí nghiệp
1.000
35,8
12,5
13
3,5
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------o0o---------------
BIÊN BẢN KIỂM KÊ GỖ NHÓM II A (PƠ MU)
Hôm nay, ngày 20 tháng 9 năm 1993
Tại Liên doanh chế biến gỗ Nghệ An chúng tôi gồm có:
A: ĐẠI DIỆN HẠT KIỂM SOÁT LÂM SẢN VINH
1. Ông Nguyễn Quang Toán - Hạt trưởng
2. Ông Nguyễn Văn Bính - Cán bộ pháp chế
3. Ông Đoàn Xuân Lạc - Tổ trưởng tổ địa bàn
4. Ông Bùi Văn Ba - Cán bộ
5. Ông Nguyễn Bá Thành - Cán bộ
B: ĐẠI DIỆN XNLD CHẾ BIẾN GỖ NGHỆ AN
1. Ông Trần Phú Đức - Tổng giám đốc
2. Ông Mai Hồng Khiêm - Cán bộ
3.Bà Nguyễn Thị Hồng - Kế toán trưởng
4. Bà Vũ Thị Thanh - Thủ kho
Căn cứ tờ trình ngày 16 tháng 9 năm 1993 của Xí nghiệp Liên doanh chế biến gỗ Nghệ An, yêu cầu kiểm kê gỗ nhóm II A của Xí nghiệp.
Chúng tôi đã tiến hành kiểm kê nội dung cụ thể như sau:
I. Kiểm kê hồ sơ giấy tờ:
- Toàn bộ hồ sơ gốc có 12 bộ, trong đó:
- Biên lai thu thuế tài nguyên của các tỉnh Lào Cai, Hoàng Liên Sơn, Yên Bái: 151 tờ
- Giấy phép vận chuyển đặc biệt do Cục kiểm lâm ND cấp có 14 lệnh.
- Kèm theo mỗi bộ hồ sơ có hợp đồng mua bán, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, lý lịch (có bảng kê chi tiết kèm theo).
- Ngoài ra có 5 bộ hồ sơ xử lý bổ sung của hạt kiểm soát Lâm sản Vinh, khối lượng xử phạt là : 8,4m3
Tổng khối lượng theo hồ sơ có: 1.376,576m3
Như vậy tổng khối lượng thực tế: 1.584,976 m3
Kho 1 có : 66,980 m3
Kho 2 có : 325,826 m3
Kho 3 có : 992,170 m3
--------------------
1.384,976m3
II. Kiểm kê thực tế ở các kho như sau:
Kho 1 có : 66,980 m3 đã chế biến : 25,300 m3
Kho 2 có : 325,826 m3 đã chế biến 200,826 m3
Kho 3 có : 992,170 m3 đã chế biến 625,553 m3
-------------------- -----------------
1.384,976m3 851,679m3
Kích cỡ từng loại:
1. Tay vịn cầu thang : 310 x 18 x 7cm
Gồm 15.512 thanh chiếm 605m3
2. Khung cửa : 230 x 10,5 x 8
125 x 10,5 x 8 có 4214 cái
Gồm 10.535 thanh chiếm 207 m3
3. Cột điện : 210 x 12 x 12
Gồm 1311 thanh chiếm 39m3, 679
Qua kiểm tra hồ sơ, thực tế ở kho và biên bản nghiệm thu sản phẩm giữa bên bán và bên mua, chúng tôi thấy số liệu khớp nhau. Đoàn chúng tôi có ý kiến như sau:
1. Số gỗ Pơ mu Xí nghiệp liên doanh chế biến gỗ Nghệ An mua 1.384,976 m3 (Một nghìn ba trăm tám tư khối chín bảy sáu). Thủ tục đầy đủ và nguồn gốc hợp pháp.
2. Số sản phẩm đã chế biến theo biên bản nghiệm thu giữa bên bán và bên mua ngày 16/8/1993 đều nằm trong tổng số gỗ có nguồn gốc hợp pháp nói trên.
Biên bản lập thành 6 bản, mỗi bên giữ 1 bản, còn lại gửi cho cơ quan cấp trên có liên quan để báo cáo.
ĐẠI DIỆN HẠT KIỂM LÂM VINH
Hạt trưởng
Pháp chế
Tổ trưởng địa bàn
ĐẠI DIỆN XNLD CHẾ BIẾN GỖ NGHỆ AN
BAN GIÁM ĐỐC
HỢP ĐỒNG 2
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ
Số: 08 AL ngày 18-08- 1995
--------------
Căn cứ hợp đồng số 07 AL ngày 19/07/1993
Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên
Hôm nay, ngày 18/8/1995 tại Thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An
Bên A: CÔNG TY SẢN XUẤT - DỊCH VỤ - XNK HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NGHỆ AN
Địa chỉ: Số 161 Nguyễn Trãi - Thành phố Vinh - Nghệ An - Việt Nam
Tel: 842292 - 842376
FAX: 84 - 38.82292
Do ông: Phan Văn Thuỳ - Giám đốc Công ty làm đại diện
Bên B: NEW LUCKY WOODEN CO TAI WAN
No: 6ALLEY 47, LANE 173 SHIANQYANG RD FENGYUAN CITY
TAICHUNG HSIEN, TAIWAN, R.O.C
Tel: (04) 5225790 - 5273007
FAX: (04) 5270060
Do ông: Lâm Tam Minh - Giám đốc làm đại diện.
Hai bên đồng ý ký hợp đồng hợp tác sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ (thay thế hợp đồng số 07AL, ngày 19/7/1993), theo những điều kiện và điều khoản sau:
Điều I: Mục tiêu hợp đồng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ
Bên A và bên B cùng nhau xây dựng 1 Xí nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu tại Vinh - Nghệ An - Việt Nam. Toàn bộ hoạt động này chịu sự quản lý và điều hành của bên A với tư cách pháp nhân của bên A trước Nhà nước Việt Nam.
Quan hệ giữa A và B là hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng thương mại.
Các sản phẩm chính trong hợp đồng trong hợp đồng là:
- Các sản phẩm gỗ mỹ nghệ
- Các sản phẩm gỗ trang trí nội thất...
Chủng loại gỗ sử dụng chủ yếu là gỗ rừng tự nhiên từ nhóm 3 đến nhóm 8 và nguồn gỗ vườn, rừng trồng.
Điều II: Trách nhiệm và quyền lợi của bên A:
1) Trách nhiệm:
- Cung cấp mặt bằng nhà xưởng, trạm điện cho Xí nghiệp hoạt động bằng hình thức ký hợp đồng cho Xí nghiệp sử dụng. Mặt bằng nhà xưởng, trạm điện được xác định theo nguyên trạng và giá trị ban đầu.
- Thời hạn hợp đồng sử dụng cho sản xuất là 20 năm.
- Cung cấp nguồn gỗ, tổ chức thu mua gỗ, khối lượng gỗ đủ để sản xuất khoảng 200 - 250 m3 sản phẩm trong 1 tháng
- Làm các thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên phụ kiện cho bên B từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Tổ chức tìm kiếm thị trường xuất khẩu và làm các thủ tục xuất khẩu sản phẩm như: Quota, giấy phép xuất khẩu, thuê tàu, bến bãi, thủ tục hải quan, v.v... Làm các thủ tục về đăng ký tạm trú (thường trú) cho cán bộ nhân viên bên B trong thời gian hoạt động ở Việt Nam. Tất cả các chi phí trên do bên B thanh toán.
- Tổ chức sản xuất, quản lý và tuyển dụng lao động phục vụ cho nhu cầu sản xuất tại Xí nghiệp.
2. Quyền lợi:
- Được thanh toán tiền thuế đất, khấu hao nhà xưởng, trạm điện, nước... được quy định cho từng thời điểm có phụ kiện kèm theo.
- Được hưởng hoa hồng 8% trên tổng giá trị nguyên liệu đưa vào sản xuất nếu nguyên liệu do bên A mua, 7% nếu bên B chịu các chi phí tổ chức tự thu mua nguyên liệu.
- Được hưởng hoa hồng 1,5% trên trị giá hàng xuất khẩu (giá FOB)
- Thời hạn thanh toán theo từng kỳ 3 tháng một lần vào đầu tháng thứ nhất của 1 quý.
Điều III: Trách nhiệm và quyền lợi của bên B:
1. Trách nhiệm:
- Bên B có trách nhiệm cung cấp 1 dây chuyền đồng bộ về thiết bị, máy móc cho việc sản xuất các hàng hoá nói trên.
- Cung cấp nguyên liệu phụ và một số vật tư phụ tùng máy móc thay thế cần thiết phải nhập khẩu cho việc sản xuất hàng xuất khẩu. Toàn bộ chi phí này sẽ được khấu trừ dần vào trị giá tiền hàng mà A sẽ xuất khẩu cho B.
- Cung cấp đủ vốn để xây dựng hoàn thiện nhà xưởng, nhà kho và lắp đặt thiết bị. Chi trả tiền thuế đất, khấu hao nhà xưởng (kể cả chi phí nhà xưởng Công ty thuê cho Xí nghiệp sử dụng) và các chi phí thu mua nguyên liệu, bảo vệ môi trường.
- Bên B có trách nhiệm: Bao tiêu sản phẩm và cùng A xác định giá xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.
- Cùng bên A tuyển dụng công nhân thông qua hợp đồng lao động với bên A phù hợp với pháp lụât Việt Nam và nhu cầu lao động của Xí nghiệp.
- Sản xuất và xuất khẩu sản phẩm phù hợp với luật pháp của Nhà nước Việt Nam hiện hành.
- Cùng bên A thực hiện đầy đủ việc hạch toán tài chính theo quy định về chế độ thống kê, tài chính của Nhà nước Việt Nam hiện hành.
- Nạp đầy đủ các loại thuế theo luật định.
2. Quyền lợi:
- Được toàn quyền sử dụng toàn bộ mặt bằng, nhà xưởng, trạm điện trong thời hạn hợp đồng.
- Cùng với bên A đề ra quy chế quản lý Xí nghiệp theo quy định của Nhà nước Việt Nam.
- Cùng A định giá thu mua nguyên liệu, tiền công, xác định thị trường bán hàng và giá cả hàng hoá xuất khẩu.
- Được quyền sử dụng toàn bộ nguồn vốn (bao gồm tiền và máy móc thiết bị do bên B đưa vào) trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cũng như khi dịch chuyển ra nước ngoài sau khi thoả thuận với bên A và phù hợp với chính sách quản lý của Nhà nước Việt Nam.
Điều IV: Điều khoản chung:
Sau 10 năm hai bên sẽ hoàn thiện hình thức tổ chức Xí nghiệp theo hướng liên doanh đầu tư phù hợp với luật đầu tư của Nhà nước Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện, hai bên thường xuyên trao đổi để giải quyết những vướng mắc. Những vướng mắc sẽ được giải quyết trên tinh thần hữu ngị và xây dựng.
Trường hợp hai bên không khắc phục được sẽ trình lên Trọng tài kinh tế Nghệ An để giải quyết.
Hợp đồng được làm tại Thành phố Vinh - Nghệ An ngày 18 tháng 8 năm 1995 và được lập thành 04 bản bằng tiếng Việt Nam, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
HỢP ĐỒNG 3
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
VỀ MUA BÁN GỖ XUẤT KHẨU
Số: 14-93/XNK Ngày: 14-4/93
A. CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NGHỆ AN VÀ CÔNG TY SẢN XUẤT - DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ.
10 Quang Trung - Thành phố Vinh - Nghệ An - Việt Nam
Tel: 42429 - 42778
FAX: 84-0138 - 32682
Do ông: Đặng Đình Toản - Giám đốc làm đại diện
B. KOIGRACE INTERNATIONAL CORPORATION
N0: 373025 - ChANGXUAN RD., PAX SHA VILL., HUA-TANHSIANG
CHANG - HUA, TAIWAN.
Tel: (04) 786 - 5889
FAX: (04) 786- 3890
Do ông: LIN WEN FOU - Giám đốc làm đại diện
Hai bên bàn bạc và thống nhất những điều khoản sau:
Điều I: Bên B đồng ý thuê của bên A nhà xưởng, nhà kho, văn phòng và nhà kho, trạm điện cùng với mặt bằng để đặt dây chuyền sản xuất gia công gỗ xuất khẩu tại phường Đông Vĩnh - Thành phố Vinh
- Diện tích mặt bằng : 116m x 110m
- 01 nhà kho Tiệp: 45m x 22,7m
- 01 dãy nhà : 8 m x 30m
- 01 dãy nhà làm văn phòng: 8 m x 33m
- 01 dãy nhà kho: 40 m x 7m
- 01 trạm biến thế điện, nhà vệ sinh, nhà bảo vệ
- Với mặt bằng và diện tích nhà sử dụng mà bên B đã thuê nói trên, bên B có thể sửa chữa thay đổi đổi bố trí hoặc xây dựng thêm cho phù hợp với dây chuyền sản xuất.
- Thời gian thuê trong 3 năm
- Giá cả và các chi tiết cụ thể sẽ có phụ lục kèm theo.
Điều II: Gia công sản xuất :
- Bên B sẽ đưa dây chuyền sản xuất chế biến gỗ loại tiên tiến có công suất tối đa 1.500m3/tháng (sản phẩm) và sẽ có kim ngạch xuất khẩu là 3 triệu USD /năm.
Bước đầu hai bên sẽ cố gắng thực hiện gia công chế biến các loại sản phẩm gỗ như sau:
- Loại sản phẩm bào 4 mặt gỗ trám hồng: 800m3/tháng
- L 11 làm bằng gỗ vang trứng : 700m3/tháng
- Tay tròn (làm bàn chổi) bằng gỗ tạp : 200m3/tháng
- Hộp bàn, ngăn kéo bằng gỗ vang trứng : 100m3/tháng
- Chi tiết khung cửa bằng gỗ dổi: 200m3/tháng
- Sản phẩm sẽ được xuất khẩu từng chuyến từ cảng Cửa Lò hoặc Hải Phòng đến cảng Đài Trung hoặc XX Lung-Đài Loan. Nếu không đủ số lượng cho một chuyến tàu sẽ vận chuyển bằng Container.
- Các chi tiết cụ thể của sản phẩm sẽ có phụ kiện kèm theo.
Điều III: Trách nhiệm các bên tham gia:
A: Trách nhiệm bên A:
1. Bên A có trách nhiệm giải toả mặt bằng, sửa lại nhà cửa (nhà..., phòng làm việc...) thuê đủ nhân công để xây dựng thêm một số nhà xưởng theo như yêu cầu của bên B. Công trình sẽ được hoàn thành trong vòng 30-35 ngày. Mọi chi phí bên B sẽ chịu trách nhiệm.
2. Bên A hỗ trợ tổ chức thu mua đủ, kịp thời nguyên liệu cho máy hoạt động, có thể mua dự trữ nguyên liệu cho máy hoạt động trong 2 tháng. Bên B ứng trước tiền mua nguyên liệu.
3. Bên A có trách nhiệm tổ chức quản lý sản xuất, tuyển đủ số lao động cần thiết cho bên B. Người lao động lúc đầu thì được hưởng lương tối thiểu 250.000đ/người/tháng. Nếu trong 3 tháng lao động tốt thì sẽ tăng lương 350.000đ/người/tháng.
- Số người lao động : 176 người
- Số người bốc xếp: 14 người
Trong đó nữ chiếm 60%, nam 40%
Độ tuổi trung bình: dưới 30 tuổi
Trình độ văn hoá: 9/12 là tối thiểu.
- Người lao động được học việc và làm thử trong 3 tháng, qua giai đoạn thử thách nếu tiến bộ thì hai bên căn cứ vào đó để tăng lương. Nếu không làm đúng yêu cầu thì hai bên có quyền cho nghỉ, nhận lao động khác.
4. Bên A lo các thủ tục xuất khẩu: Như Quota, giấy phép, thuê tàu, thủ tục hải quan.. mọi chi phí bên B sẽ thanh toán.
5. Bên A có trách nhiệm cùng với bên B để mở rộng thêm mặt bằng sản xuất theo tiến độ dây chuyền sản xuất tăng lên.
b) Trách nhiệm bên B:
1. Bên B có trách nhiệm cung cấp đủ tiền vốn để xây dựng các nhà xưởng, nhà kho và các sản phẩm khác (cống thoát nước, hàng rào...) đồng thời bỏ tiền để mua nguyên liệu.
2. Bên B đưa máy móc và một số nhân viên kỹ thuật vào để quản lý sản xuất.
3. Bên B có trách nhiệm bao tiêu sản phẩm bao gồm cả xuất khẩu đi nhiều nước.
4. Cùng với bên A tuyển chọn công nhân, thông qua bên A trả lương cho công nhân kịp thời hàng tháng mức lương tối thiểu của lao động phổ thông là 250.000đ/tháng/người. Lương công nhân kỹ thuật được hưởng theo bậc kỹ thuật.
Điều IV: Phương thức hoạt động trong 10 năm:
- Xí nghiệp sẽ hoạt động theo nêu trên trong 3 năm đầu. Phương thức liên doanh tiếp đó sẽ bàn sau.
- Mọi chi tiết cụ thể có phụ kiện kèm theo.
Điều V: Điều khoản chung:
Trong quá trình thực hiện, 2 bên trao đổi, giải quyết các vấn đề tranh chấp trên tinh thần hữu nghị, hợp tác, nếu không giải quyết được sẽ trình lên Trọng tài kinh tế Nghệ An giải quyết.
Hợp đồng này được làm tại Nghệ An - Thành phố Vinh ngày 14/4/1993, làm thành 6 bản tiếng Anh và 6 bản tiếng Việt, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 3 bản của mỗi thứ tiếng.
Hợp đồng này có giá trị từ ngày hai bên ký kết.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
CÔNG TY XNK NGHỆ AN
------
Số: 118/TK
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------o0o-------------
Vinh, ngày 18 tháng 4 năm 1994
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÀI SẢN XÍ NGHIỆP
CHẾ BIỄN GỖ THUỘC CÔNG TY XNK NGHỆ AN
I: PHẦN THIẾT BỊ MÁY MÓC:
a) : Đầu tư thiết bị máy móc:
Trong đó:
TT
Tên máy
Số lượng
Giá (FOB) (USD)
1
Máy bào 2 mặt 2FT
1
22.400
2
Cưa xẻ
1
23.800
3
Cưa bàn trục nghiêng và
máy cấp nhiên liệu
1
1
2.000
980
4
Máy làm gờ 4 mặt
1
14..840
5
Máy tiện tròn
2
6.440
6
Máy đóng gói nửa tự động
3
5.040
7
Máy chính mài dao tự động
1
1.600
8
Máy mài cắt
1
3.360
9
Máy giũa lưỡi cưa
1
4.900
10
Máy giũa
1
350
11
Máy kẹp hàn lưỡi cưa
1
1.050
12
Máy kéo dàn cưa tròn
1
1.330
13
Máy mài lưỡi cưa tự động
1
1.820
14
Máy nén khí 7,5
1
3.500
15
đẩy 2 tấn
1
770
16
Cưa kép 8’
1
900
17
Cưa kép 12’
1
1.120
Cộng
96.460 USD
b) Phần bổ sung : Tên máy Trị giá (USD)
1. Cưa bàn tốc độ cao: 10.160
- Phụ tùng kèm theo
2. Cưa khúc công suất tự động nạp gỗ: 17.210
- Phụ tùng kèm theo
3. Cưa cắt mộng: 10.800
4. Cưa vòng: 2.150
Cộng trị giá: 40.000 USD
c) Phần hệ thống lò sấy:
1. Nồi hơi: 7.950 USD
2. 6 lò sấy: 30.000 USD
II. PHẦN XÂY DỰNG CƠ BẢN:
A. Phần cải tạo và nâng cấp:
1. Khu nhà làm việc: 50 triệu đồng Việt Nam
2. Nhà xưởng: 100 triệu đồng Việt Nam
3. Vùng kho: 50 triệu đồng Việt Nam
Tổng cộng: 200 triệu đồng Việt Nam
B. Phần xây dựng mới:
1. Hai nhà kho và 2 xưởng cưa: 100 triệu đồng Việt Nam
(Làm bằng vì kèo gỗ, lợp lá cọ)
2. Hệ thống thoát nước: 80 triệu đồng Việt Nam
3. Hệ thống vệ sinh: 85 triệu đồng Việt Nam
4. Xây trạm biến thế: 15 triệu đồng Việt Nam
Cộng: 280 triệu đồng Việt Nam
III. TRỊ GIÁ TÀI SẢN CŨ CHUYỂN SANG:
Điện + Nhà xưởng : 250 triệu đồng Việt Nam
Tổng cộng toàn bộ :
1. Máy móc thiết bị : 174.460 USD
2. Xây dựng : 730 triệu đồng Việt Nam
Để đảm bảo sản phẩm tinh chế phù hợp với Nghị định 614/CP đồng thời để tránh lãng phí, về công suất, đổi mới thiết bị hoàn chỉnh dây chuyền, trong quá trình triển khai sản xuất chế biến chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thiết bị công nghệ tiên tiến, do đó với số liệu trên đây coi như bước đầu, chưa phải là hoàn chỉnh.
KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY XNK NGHỆ AN
MATSUGI CORPORATION
4-2 Kisarazu Mokuzaiko Chiba Ken 292, Japan
Tel: 0438 - 36 - 0021 - FAX: 0438 - 36 - 0022
HỢP ĐỒNG 3B
HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
Số : 01/ UN - MT ngày 16 tháng 1 năm 1999
BÊN NHẬN GIA CÔNG:
Xí nghiệp sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu thuộc UNIMEX Nghệ An
Quán Bàu - Thành phố Vinh - Nghệ An
Điện thoại: 84 - 38 - 851952
Do ông : Nguyễn Đắc Tùng - Chức vụ: Giám đốc làm đại diện
Gọi tắt là bên A.
BÊN ĐẶT GIA CÔNG:
Công ty MATSUGI CORPORATION
No 4-2Mokuzaiko Kisarazu ChiBa Ken 292,Japan.
Điện thoại: 0081 - 438 - 36 - 0021 FAX: 0081-438-36-0022
Do ong: MATSUGI KENSAKU, Phó Giám đóc làm đại diện.
Gọi tắt là bên B.
Sau khi thoả thuận, hai bên đồng ý ký hợp đồng gia công ván sàn và các sản phẩm khác từ gỗ thông Lào nhập khẩu với các điêù khoản sau:
Điều I: Tên hàng - số lượng - địa điểm giao nhận hàng:
Tên hàng : Ván sàn
Số lượng: Theo từng lô hàng của gỗ tròn và ván sàn
Địa điểm giao nhận: Gỗ tròn trên xe tại bãi của bên A
Ván sàn lên container tại bãi bên A
Điều II: Quy cách - phẩm chất - đóng gói:
* Quy cách: Theo yêu cầu của bên B, tuỳ theo từng lô hàng có thể thay đổi:
- Chiều dày: 15mm
- Chiều rộng: 150mm, 125mm, 110mm, 90mm.
- Chiều dài: 4000mm, 3700mm, 2000mm, 1820mm, 900mm,
600mm, 310mm.
Ván sàn từ 2000 mm trở xuống có đánh 2 đầu
* Phẩm chất : Ván sàn được phân loại theo phẩm cấp là A, B, C theo hướng dẫn của bên B.
* Đóng gói: Sản phẩm được dóng theo từng bó bằng dây nhựa từ 2-3 dây theo từng loại sản phẩm và bao ngoài bằng bao PE. Sản phẩm được đóng kiện Pallet theo từng loại.
Điều III: Đơn giá - cách đo khối lượng thành phẩm:
Đơn giá: Tính theo từng công đoạn gia công:
- Sấy gỗ: 200.000đ/m3
- Xẻ gỗ tròn ván sàn: 120.000đ/m3
- Xẻ gõ tròn mặt vuông: 100.000đ/m3
- Tinh chế ván sàn: 400.000đ/m3
- Tinh chế ván ốp tường: 400.000đ/m3
- Tinh chế bào 4 mặt (4S): 150.000đ/m3
- Tinh chế ván 4S thành ván sàn: 270.000đ/m3
Phương pháp đo số lượng:
- Gỗ tròn: Theo list gỗ tròn nhập khẩu của người bán (từ Lào)
- Ván sàn và các sản phẩm khác: Tính theo từng thanh của từng chủng loại.
Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền Việt Nam đồng tiền mặt. Thanh toán theo từng đợt (của từng lô hàng). Hàng xuất đợt sau thì thanh toán lô đợt trước. Số tiền gia công do hai bên tính toán và cân đối.
Điều IV: Trách nhiệm của mỗi bên:
Bên A:
- Gia công hàng theo đúng yêu cầu hướng dẫn của bên B theo từng lô hàng, từng thời điểm.
- Bảo đảm đủ chất lượng, số lượng, thời gian khi bên B yêu cầu.
- Bảo quản hàng hoá cho bên B. Nếu để mất mát hư hỏng phải bồi thường.
Bên B:
- Hướng dẫn quy cách, phẩm chất sản phẩm cho bên A. Nếu có thay đổi phải thông báo cho bên A.
- Cung cấp vật tư để đóng gói và sản xuất (bao PP, dây nhựa, dao các loại...)
- Thanh toán tiền gia công đầy đủ cho bên A.
Điều V: Các điều khoản khác:
Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, hai bên sẽ gặp nhau bàn bạc giải quyết trên tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện tốt các điều khoản đã ký và phụ lục kèm theo hợp đồng.
Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký đến 31/12/1999, được lập thành 04 bản, hai bản tiếng Việt và 2 bản tiếng Nhật có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 2 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A
Nguyễn Đắc Tùng
ĐẠI DIỆN BÊN B
MATSUGI KENSAKU
CÔNG TY XNK NGHỆ AN
XÍ NGHIỆP SXCB GỖ XUẤT KHẨU
----------
Số: 18/XN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------o0o-------------
Vinh, ngày 18 tháng 9 năm 2000
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
NĂM 1998 - 2000
1. Gia công :
Khối lượng: 400m3 (Sản phẩm)
Giá: 700.000 đ/m3
Tiền: 280.000.000 đồng
2. Nếu xuất khẩu trực tiếp:
Giá : 1.000 USD/m3 (bình quân)
Kim ngạch: 400m3 x1.000 = 400.000 USD
Tỷ giá: 1.200đ/1USD = 4.800.000.000 đồng
Năm 1999:
1. Gia công :
Khối lượng: 1.450m3 (Sản phẩm)
Giá: 700.000 đ/m3
Tiền: 1.450 x 700.000 = 1.015.000.000 đồng
2. Nếu xuất khẩu trực tiếp:
Giá : 900 - 1.000 USD/m3
Khối lượng: 1.450m3
XN: 1450 x 900 USD
9 tháng năm 2000
1. Gia công:
Khối lượng: 890m3 (Sản phẩm)
Giá: 698.000 đ/m3
Doanh số: 890 x 698.000 đ
2. Nếu xuất khẩu trực tiếp:
Giá : 900- 1.000 USD/m3 (bình quân)
Khối lượng: 890 m3
HỢP ĐỒNG 4
HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH THÀNH LẬP CÔNG TY
LIÊN DOANH GIÀY DA VIỆT ĐỨC
A: Bên Việt Nam : Công ty sản xuất, xuất nhập khâut Việt An (Công ty SX-XNK Việt An) trực thuộc Ban Tài chính Tỉnh uỷ Nghệ An
Ngành nghề kinh doanh : sản xuất - xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng - các dịch vụ khách sạn - du lịch.
B: Phía nước ngoài:
Công ty : INTER NATIONALE SCHUH - MASCHINEN TRADE & SERVICE. Co (ISMC) - Đức
Ngành nghề kinh doanh :
- Kinh doanh thiết bị đóng giày
- Thực hiện các dự án lắp đặt đồng bộ các nhà máy sản xuất giày.
- Chuyển giao công nghệ, dịch vụ kỹ thuật cho công nghiệp sản xuất giày.
Vốn đăng ký: DM.50.000
Năm 1998, do Công ty này phá sản nên chuyển giao lại cho Công ty EUROPEAN PROJEG COMPANY GMBH (EPC) của Đức thực hiện.
Điều 1: Tên Công ty Liên doanh và mục đích thành lập:
1. Tên Công ty Liên doanh: Công ty Liên doanh giày da Việt Đức
- Tên giao dịch: Công ty Liên doanh Giày da Việt - Đức
- Tên viết tắt: Công ty GER MAVIA
Là một Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo Luật pháp của CHXHCN Việt Nam.
Công ty Liên doanh được thành lập để sản xuất các kiểu giày da dựa theo chất lượng và tiêu chuẩn của Italia và Đức, 100% xuất khẩu, công suất dự kiến 1000 đôi/giờ tương đương 300.000 đôi/năm.
Điều 2: Tổng vốn đầu tư, vốn pháp định và lịch trình góp vốn của các bên:
Tổng vốn đầu tư : 5.340.000 DM
Trong đó: - Vốn cố định: 4.240.000 DM
- Vốn lưu động: 1.100.000 DM
Vốn pháp định là : 4.240.000 DM do các bên đóng góp như sau:
- Bên Việt Nam góp : 2.968.000 DM chiếm 70%
- Bên nước ngoài góp: 1.272.000 DM chiếm 30%
Sau khi nhận được giấy phép đầu tư trong vòng 28 ngày các bên sẽ góp vốn đầy đủ nếu đã hoàn thành các thủ tục sau:
1. Công ty Liên doanh có giấy phép nhập khẩu máy móc và các phương tiện cần thiết khác.
2. Công ty Liên doanh đã mở được tài khoản tiền Việt và ngoại tệ.
3. Công ty Liên doanh có giấy phép hoạt động đầy đủ.
4. Các hợp đồng kinh tế giữa các bên được phê duyệt đầy đủ thời hạn hoạt động của Công ty Liên doanh là 10 năm.
Điều 3: Trách nhiệm của các bên:
a) Bên Việt Nam : - Chịu trách nhiệm về toàn bộ các thủ tục có liên quan đến việc thành lập và hoạt động của Công ty Liên doanh, thủ tục thành lập, xin giấy phép đầu tư, thuê đất, thủ tục nhập khẩu thiết bị, xây dựng và chọn thầu xây dựng, tuyển dụng nhân viên và lao động.
b) Bên nước ngoài: Tìm kiếm đối tác để bao tiêu toàn bộ sản phẩm xuất khẩu. Chuyển giao bí quyết về công nghệ và chế tạo giày, đào tạo công nhân và giám sát kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
Cung cấp máy móc thiết bị chế tạo giày theo hợp đồng mua bán thiết bị.
Điều 4: Hệ thống kế toán, kiểm toán và phân chia lợi nhuận:
1. Hệ thống kế toán của Công ty Liên doanh sẽ được thành lập phù hợp với tập quán quốc tế. Bên Việt Nam được uỷ quyền chuẩn bị hệ thống chứng từ kế toán của Công ty Liên doanh để trình Bộ Tài chính phê chuẩn và hê thống kế toán đó sẽ chịu sự giám sát của cơ quan tài chính Việt Nam.
2. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định:
Về máy móc và thiết bị sản xuất : 15%/năm
Nhà xưởng cũ : 15%/năm
Nhà xưởng mới: 10%/năm
Các phương tiện hành chính: 15%/năm
Tỷ lệ lợi nhuận để lập các quỹ sẽ do Hội đồng quản trị quyết định dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và trích lập các quỹ, lợi nhuận ròng của Công ty Liên doanh sẽ được chia theo tỷ lệ đóng góp vốn pháp định của mỗi bên: Bên Việt Nam 70%; Bên nước ngoài: 30%
Điều 5: Quản lý hành chính:
1. Hội đồng quản trị của Công ty Liên doanh được thành lập bao gồm:
Bên Việt Nam : 3 thành viên
Bên nước ngoài: 2 thành viên
Chủ tịch Hội đồng quản trị do bên Việt Nam chỉ định.
Hội đồng quản trị sẽ hoạt động phù hợp với các điều khoản của Điều lệ Công ty Liên doanh.
2. Trách nhiệm điều hành Công ty Liên doanh hàng ngày là của Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc.
Bên Việt Nam sẽ giới thiệu Tổng Giám đốc để Hội đồng quản trị phê chuẩn.
Bên nước ngoài giới thiệu Phó tổng giám đốc.
Quyền hạn và trách nhiệm của Tổng Giám đốc sẽ chuyển sang Phó Tổng giám đốc trong trường hợp Tổng giám đốc vắng mặt và uỷ quyền bằng văn bản.
3. Mọi sự tuyển dụng phải được thực hiện dưới dạng văn bản hợp đồng lao động giữa Tổng giám đốc (hoặc người được Tổng giám đốc uỷ quyền) với từng người lao động phù hợp với Luật lao động Việt Nam.
Thoả ước lao động tập thể phải được ký kết không chậm quá 6 tháng sau khi Công ty Liên doanh hoạt động.
Thoả ước lao động phải đầy đủ các điểm sau:
- Trách nhiệm của tập thể lao động đối với Công ty Liên doanh trong sản xuất và kinh doanh.
- Tiền lương, điều kiện lao động, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, phúc lợi tập thể...
Điều 6: Trọng tài, giải quyết vi phạm hợp đồng, giải thể và chấm dắt hợp đồng Liên doanh:
Bất cứ tranh chấp nào nếu có giữa các bên, đầu tiên phải giải quyết thông qua tham khảo chung và hoà giải. Nếu không hoà giải được thì sẽ đưa ra trọng tài quốc tế do các bên chọn để xét xử. Việc xét xử sẽ do 3 trọng tài thực hiện. Phán quyết của trọng tài là tối hậu, các bên liên quan phải thi hành phán quyết đó.
Bất cứ bên nào, nếu vi phạm hợp đồng mà không khắc phục trong vòng 60 ngày, các bên khác có thể chấm dắt hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm chuyển nhượng lại vốn pháp định cho bên bị vi phạm.
Việc giải thể Công ty Liên doanh có thể được giải quyết bằng thoả thuận của tất cả các bên phù hợp với điều lệ Công ty Liên doanh và phải được MPI phê duyệt.
Hợp đồng Liên doanh sẽ được chấm dứt trong những trường hợp sau:
a) Do bất khả kháng không thể khắc phục được.
b) Do một bên vi phạm nghiêm trọng các quy định hay cam kết trong hợp đồng dẫn đến tổn hại và thua lỗ nặng cho Công ty Liên doanh. Trong trường hợp này việc chấm dứt hợp đồng sẽ thực hiện theo quy định trên và dựa trên Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
c) Do các bên hoặc một bên đề nghị và được các bên thoả thuận, đồng thời được MPI phê chuẩn.
d) Do kết quả quyết định của MPI rút giấy phép đầu tư
e) Theo phán quyết của trọng tài quốc tế.
Các điều khoản khác theo đúng quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Hợp đồng Liên doanh được làm thành 6 bản, tiếng Anh và Tiếng Việt, có giá trị ngang nhau.
Các bên đã ký ngày 14 tháng 10 năm 1998
BÊN VIỆT NAM
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT AN
BÊN NƯỚC NGOÀI
EUROPEAN PROJEG COMPANY (EPC)
HOÀNG ĐỨC ÁI ĐẠI DIỆN
PIETRO TORIELLI VÀ TILO ULMER
ĐẠI DIỆN
HỢP ĐỒNG 4B
HỢP ĐỒNG MUA BÁN THIẾT BỊ SỐ 278
Hợp đồng này được làm ngày 17 tháng 12 năm 1998 gồm:
Công ty Liên doanh giày da Việt Đức, dưới đây gọi là (Liên doanh Việt Đức) và Công ty EUROPEAN PROJEG COMPANY GMBH gọi tắt là (EPC)
1. Hai bên đã thoả thuận các điều khoản sau:
Công ty Liên doanh Việt Đức đồng ý mua của EPC máy móc, thiết bị, nguyên liệu, công nghệ, dịch vụ lắp đặt và kỹ thuật hỗ trợ, đào tạo một Nhà máy giày da sản xuất 1000 đôi/ngày làm việc (8 giờ) tương ứng 300.000 đôi/năm.
2. Giá cả:
Hai bên thoả thuận giá cả cho toàn bộ doanh vụ cả gốc là : 4.240.000 DM
Chi tiết như sau:
- Máy móc thiết bị và bảo hiểm: 2.400.000 DM
- Chi phí chuyển giao công nghệ: 237.000 DM
- Chi phí chuyển giao thị trường : 217.000 DM
- Khuôn mẫu giày: 70.000 DM
- Chi phí chuyên chở đường biển: 100.000 DM
- Chi phí đào tạo công nhân: 200.000 DM
- Phụ tùng thay thế trong 1 năm: 126.000 DM
- Chi phí tham quan khảo sát tại Đức: 50.000 DM
- Nguyên vật liệu chạy thử, nghiệm thu: 200.000 DM
- Lương chuyên gia Đức trong thời gian đào tạo: 341.000 DM
- Phí kiểm định SGS tại cảng đi : 52.700 DM
3. Thanh toán:
Giá trị của hợp đồng sẽ được thanh toán một lần bằng tín dụng thư không huỷ ngang và có xác nhận, L/C có giá trị trong 120 ngày và được mở chậm nhất là 31/12/1998, trả tiền khi xuất trình bộ chứng từ bao gồm:
a) Bộ đầy đủ vận đơn 3/3
b) Hoá đơn thương mại
c) Phiếu đóng gói
d) “Báo cáo giám định hoàn hảo” của đại lý giám định SGS tại Đức về chất lượng, số lượng máy móc thiết bị
e) Giấy chứng nhận xuất xứ
4. Điều kiện giao hàng
Toàn bộ máy móc và thiết bị phải được giao trong một chuyến trong vòng 1 tháng kể từ khi hợp đồng ký và có hiệu lực, L/C được mở và chấp nhận. Ngày của “Vận đơn” xếp hàng là ngày giao hàng thực tế.
5. Kiểm tra hàng hoá
Container chứa hàng chỉ được mở khi có đại diện của bên bán, chỉ trừ trường hợp hòm hàng bị hư hỏng trong khi vận chuyển, nhưng cũng chỉ được mở với sự có mặt của hãng tàu hoặc nhân viên bảo hiểm.
6. Bảo hành kỹ thuật
EPC bảo đảm rằng máy móc thiết bị cung cấp theo hợp đồng này được chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn kỷ thuật bảo hành thời kỳ 12 tháng kể từ ngày sản xuất thử.
7. Thuế, lệ phí và hải quan
Mọi chi phí phát sinh từ khi thực hiện hợp đồng này theo thứ tự từ Đức cho đến khi giao hàng theo điều kiện C&F Hải Phòng do EPC chịu.
Mọi chi phí, lệ phí, thuế.... Từ Hải Phòng về nhà máy do Liên doanh Việt Đức chịu.
8. Các điều kiện khác về bất khả kháng
9. Trọng tài
CHỦ TỊCH HĐQTLD GIÀY DA VIỆT ĐỨC
(Giám đốc công ty SXXNK Việt Nam)
HOÀNG ĐỨC ÁI
Đã ký
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CÔNG TY EPC
(Kiêm phó chủ tịch HĐQTLD Giày da Việt Đức)
TILO ULMER
Đã ký
HỢP ĐỒNG 4C
THOẢ THUẬN BAO TIÊU HÀNG XUẤT KHẨU
THOẢ THUẬN NÀY LÀM NGÀY 12 THÁNG 11 NĂM 1998 GỒM:
Bên A: Tên Công ty: M.M.I.C Gmbh ManagemenT& Maketing
viết tắt M.M.I.C
Dưới đây gọi tắt là “Người mua”
Bên B: Tên Công ty: Công ty liên doanh Giầy da Việt - Đức
(Liên doanh Việt Đức)
Dưới đây gọi là “Người bán”
Điều 1: Sản phẩm.
Người mua sẽ “tiếp thị và thu xếp” mua của người bán toàn bộ sản phẩm do Công ty Liên doanh sản xuất, công suất 300.000đôi/ năm
+ Năm thứ nhất : 60% công suất
+ Năm thứ hai : 80% công suất
+ Năm thứ ba : 90% công suất
+ Năm thứ tư : 100% công suất
Điều 2: Quy cách, kiểu dáng và chất lượng, nguyên liệu
Toàn bộ nguyên liệu cũng như quy cách, kiểu dáng của giày điều kiện đều do người mua cung cấp và đặt hàng trước đồng thời người mua sẽ giám sát chất lượng và kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
Điều 3: Giá cả
1. Người bán sẽ cung cấp sản phẩm theo điều kiện C&F của Incoterm 90
2. Người mua sẽ chịu trách nhiệm để bảo đảm cho người bán một tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu là 30% giá thành chi tiết của đôi giày
3. Khi giá nguyên liệu và các yếu tố khác tăng lên, thì giá mới cũng sẽ cố định lợi nhuận tối thiểu cho người mua là 30% so với giá thành.
Điều 4: Giao hàng
1. Người bán sẽ giao hàng theo điều kiện C&F Cảng Châu Âu, căn cứ theo Incoterm 90 và phù hợp với những hướng dẫn vận chuyển của người mua.
2. Việc xếp hàng lên tàu phải được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày người bán nhận tín dụng thư từ gười mua hoặc theo thời điểm được hai bên cùng nhất trí theo định kỳ
Điều 5: Thanh toán.
Tất cả các khoản thanh toán cho hàng hoá do người bán cung cấp phải đươc thực hiện bằng tín dung thư do một Ngân hàng được người bán chấp nhận mở đồng thời với việc giao đơn mua hàng
Điều 6: Hiệu lực và thời hạn thoả thuận
1. Bản thoả thuận này sẽ bắt đầu có hiệu lưc từ ngày Hội đồng quản trị của người bán phê duyệt
2. Thời hạn của bản thoả thuận là 5 năm, sau thời hạn đó, nếu người mua yêu cầu người bán sẽ xem xét và gia hạn
Điều 7: Các điều kiện về bất khả kháng
Điều 8: Chấm dứt thoả thuận:
Bản thoả thuận mua hàng xuất khẩu này có thể chấm dứt trước thời hạn trong các trường hợp sau:
1. Người bán không thể hoàn thành nghĩa vụ do vỡ nợ, giải thể, do bị rút giấy phép đầu tư
2. Khi toà án hoặc trọng tài phán quyết theo điều kiện sau
Điều 9: Khiếu nại và trọng tài:
1. Bất cứ tranh chấp nào nếu có giữa các bên liên quan, trước tiên phải giải quyết thông qua thương lượng.
2. Nếu hai bên không đi đến thoả thuận chung thì mỗi bên sẽ được quyền đưa tranh chấp ra trọng tài quốc tế do các bên nhất trí và sẽ do 3 trọng tài xét xử, phán quyết của trọng tài là tối hậu. Chi phí trọng tài do bên thua kiện chịu.
3. Trọng tài sẽ được triệu tập xử tại Zurích.
ĐẠI DIỆN CỦA CÁC BÊN ĐÃ KÝ
M.M.I.C GMBH. MANAGEMENTAND MARKETING
MR. DIKL KURT
CÔNG TY LIÊN DOANH GIÀY DA VIỆT - ĐỨC
ÔNG HOÀNG ĐỨC ÁI
PHỤ LỤC 5
TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN LDVNN TẠI NGHỆ AN
THỜI KỲ 1991- 1999
Các dự án
Năm thành lập
Vốn đăng ký (1000 USD)
Vốn thực hiện (1000 USD)
Tỷ lệ xuất khẩu
- XNLD chế biến gỗ Nghệ An
1993
788
573
100%
- Hợp đồng hợp tác sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ
1993
4000
4000
100%
- Hợp đồng hợp tác sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ ván sàn
1993
200
200
100%
- XNLD đá xây dựng
1995
1839
1839
- CTLD Hữu hạn Sell- Bitumen - Việt Nam
1996
16.827
12.318
- CTLD Mía đường Nghệ An - Tate & Lyle
1996
90.000
90.000
- Xí nghiệp vận tài Chang Lin - Việt Nam
1996
5.208
1.200
DVVT quá cảnh
- CTLD Bia NASADECO
1997
120.000
- CTLD Giày da Việt đức
1998
3.000
3.000
100%
- CTLD sản xuất ván ép từ Gỗ
Mới đăng ký
4.500
30%
- CTLD đá trắng xuất khẩu
1999
3.500
100%
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Nghệ An, phòng kinh tế đối ngoại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanan_7853.doc