Cuộc cách mạng CNTT & TT cùng với quá trình toàn cầu hóa tác động
mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt trong đời sống chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội trên toàn thế giới, đang được tạo ra cơ hội cho nhũng biến đổi
cơ bản và những thành công to lớn. nhiều nước trên thế giới đã nắm bắt cơ hội
ứng dụng, phát huy thế mạnh, tăng cường năng lực kinh tế xã hội tạo ra những
biến đổi vượt bậc đưa đất nước tiến mạnh lên phía trước. Một trong những nội
dung mạnh mẽ và thành công của CNTT & TT là CPĐT.
Phát triển chính phủ điện tử là một tất yếu khách quan xuất phát từ xu
hướng toàn cầu. Đồng thời, CPĐT cũng mang lại những lợi ích to lớn, lâu dài
không chỉ cho chính phủ, cá nhân, doanh nghiệp mà còn thiết thực đối với sự
phát triển của cả quốc gia và toàn xã hội.
CPĐT tại Lào hiện nay vẫn còn khoảng cách khá xa với các nước trên
thế giới, CPĐT ở CHDCND Lào mới ở giai đoạn đầu, tức là CNTT sao cho
chính phủ hoạt động có hiệu quả hơn, cung cấp các thông tin chính phủ phục
vụ đời sống xã hội, tin học hóa hoạt động quản lý nhà nước
Muốn vậy thì Lào phải tìm ra hướng đi thích hợp trong ứng dụng CNTT
& TT vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính quyền các cấp, đồng
thời từng bước cung cấp dịch vụ công cho người dân qua internet nhằm tạo ra
những điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp cũng như tiết kiệm thời gian và sức lực của người dân trong quan hệ
với chính phủ.
Để thực hiện được thì CHDCND Lào phải xây dựng và củng cố cơ sở hạ
tầng công nghệ thông tin và viễn thông, xây dựng và có kế hoạch hợp lý chặt
chẽ đề án chính phủ điện tử, loại bỏ trở ngại tâm lý và tích cực tuyên truyền để
đưa CPĐT tới gần người dân hơn.
111 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển chính phủ điện tử ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n mực trong quản lý nhà nước. Năm 2007, tạp chí Business
81
Insight có thực hiện một cuộc khảo sát về mục tiêu cụ thể của các giải pháp chính
phủ điện tử, kết quả thu được như sau:
Báo cáo đánh giá về hiện trạng phát triển Chính phủ điện tử do Liên
Hợpquốc công bố có chỉ ra mức độ phát triển chính phủ điện tử dựa trên ba nền
tảng chính đó là: mức độ trực tuyến, hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực .
Tuy nhiên, việc cùng lúc đẩy mạnh phát triển cả ba yếu tố này là không khả
thi với khá nhiều nước do đòi hỏi đầu tư có tính dài hạn. Chính phủ các nước,
đặc biệt là những nước phát triển, luôn phải chịu một sức ép từ xã hội về cách
thức sử dụng ngân sách sao cho có hiệu quả, vừa đáp ứng các nhu cầu xã hội
và phát triển kinh tế, trong khi vẫn phải lưu ý thực hiện các biện pháp giảm
thuế, cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch, và tăng cường hệ thống phúc
lợi xã hội . Chính vì vậy, tới năm 2010 phần lớn chính phủ các nước vẫn tập
trung vào nâng cao khả năng cung cấp thông tin trực tuyến hoặc qua thiết bị
di động thay vì đầu tư vào các dịch vụ có tính tương tác mức độ cao.
3.1.2. Quan điểm của Nhà nƣớc Lào.
Xây dựng CPĐT ở các nước nói chung và ở Lào nói riêng đang là một
yêu cầu cấp thiết, nó đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình cải cách nền
hành chính quốc gia, hướng tới tăng cường năng lực điều hành nhà nước của
Chính phủ; mang lại thuận lợi cho người dân; tăng cường sự minh bạch, giảm
tham nhũng, giảm chi phí Chính phủ, làm tăng thu nhập quốc dân, cung cấp tốt
hơn các dịch vụ của Chính phủ đến người dân và điện tử hoá tổ chức bộ máy
của chính quyền. Nhất là trong thời kỳ suy thoái khủng hoảng kinh tế trầm
trọng, nợ công của các chính phủ đang gia tăng, thì vai trò của CPĐT còn thể
hiện rõ hơn nữa.
Lào nhận thức được rằng xây dựng CPĐT giúp đổi mới hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước, đưa Chính phủ tới gần dân, minh bạch hóa
hoạt động của Chính phủ, giúp Chính phủ hoạt động hiệu lực, hiệu quả
hơn.Trong báo cáo chính trị của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại
82
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhân dân cách mạng Lào đã
khẳng định rằng: ứng dụng khoa học-công nghệ hiện đại đặc biệt là phát triển hệ
thống CNTT & TT (ICT) để phát triển đất nước có khả năng hòa nhập với các
nước trong khu vực và quốc tế [1,18].
Kế hoạch hành động của CPĐT là ứng dụng CNTT vào trong công việc
của CQNN từ cấp bộ, đơn vị, tỉnh, huyện và bản của CHDCND Lào để tạo
thànhhành chính hiện đại bằng áp dụng CPĐT phù hợp cho dân. Mục đích để
làm cho người dân tiếp cận thông tin của chính phủ, cung cấp dịch vụ cho dân
bằng hình thức trang Web và kết nối với trung tâm dịch vụ người dân đặc biệt
cho dân các khu dân cư nghèo ở vùng xa tiết kiệm thời và chi phí của nhà
nước. nâng cao hiệu quả việc trao đổi nội bộ của các CQNN với nhau.
Áp dụng CPĐT sẽ đem lại những lợi ích rõ nét về kinh tế. Không chỉ như
vậy, ở góc độ xã hội và chính trị, hiệu quả của CPĐT còn góp phần xây dựng
lòng tin, thúc đẩy tính minh bạch và tăng cường sự tham gia của cộng đồng.
Xây dựng CPĐT là quá trình lâu dài và có nhiều khó khăn, thách thức đối
với hầu hết các quốc gia, đặc biệt đối với Lào, một đất nước đang phát triển thì
những khó khăn thách thức càng lớn hơn. Dưới đây là phương hướng phát triển
CPĐT ở CHDCND Lào.
Theo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ VIII của Chính
phủ đã xác định: “Xúc tiến phát triển cơ sở hạ tầng mạng viễn thông hiện đại,
dung lượng lớn, tốc độ cao và có chất lượng [11,26].
Chỉ tiêu phấn đấu của việc xây dựng chính phủ điện tử. Ngành khoa học –
công nghệ có vai trò quan trọng đối với quá trình CNH, HĐH cho nên phải tập
trung nghiên cứu và vận dụng những thành tựu mới vào trong việc khai thác và
phát huy tiềm năng của CHDCND Lào. Nói riêng trong quản lý hành chính nhà
nước, trước mắt phải tập trung thực hiện đề án xây dựng CPĐT mở rộng và
phổ biến rộng rãi, phát triển hệ thống kết nối với các huyện, bản được 20% của
toàn bộ các bản [12, 45].
83
- Xây dụng trung tâm cơ sở dữ liệu quốc gia để nhận và chuyển dữ liệu
một cách tập trung của các Bộ, các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp hoàn
thành trong năm 2018. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Bản chất
của quá trình quản lý là quá trình thông tin, do vậy nhiệm vụ của trung tâm
này là xây dựng quản lý và cung cấp thông tin hành chính công trực tuyến, rà
soát lại hệ thống văn bản quy phạm và hệ thống các thủ tục hành chính có hiệu
lực xem xét và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền loại bỏ những thủ tục
không hợp lý khó áp dụng trong quản lý.
- Cải thiện, nhân rộng hệ thống mạng và CPĐT (E-Government) cả hệ
thống hội họp từ xa có khả năng kết nối văn phòng chính phủ với các bộ và cơ
quan ngang bộ và văn phòng của các tỉnh đạt 100%.
- Xây dựng mạng nội bộ và hệ thống tổ chức hội họp từ xa kết nối các
CQNN, các văng phòng của tỉnh đạt 50%, các quận và bản đạt 20%
- Xây dựng dần các dịch vụ mà người dân có nghĩa vụ và quyền lợi tham
gia đóng góp cho nhà nước như đóng thuế, đóng góp ý kiến qua mạng.
- Phát triển và mở rộng việc ứng dụng ICT (e-service) trong hoạt động
của chính phủ (G2G), doanh nghiệp (G2B) và nhân dân (G2C).
- Phát triển và cung cấp thông tin trực tuyến phục vụ cán bộ, công chức
trong các cơ quan nhà nước: thông tin công khai về tuyển dụng, chế độ lương,
hưu, bảo hiểm, khen thưởng, kỷ luật.
- Tăng cường sức mạnh cho trung tâm điều hành CPĐT ở Trung ương
có khả năng dịch vụ toàn diện và đại diện cho các dịch vụ ở địa phương đạt 50%
của các tỉnh.
- Xây dựng trung tâm học tập ứng dụng CNTT và TT tại các nhóm bản
lớn được thí 2 điểm, tại văn phòng huyện ủy và tỉnh ủy có 2 thí điểm trong năm
2020 nhằm nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT và TT của cán bộ nhà nước và
người dân.
- Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước từng bước tiến tới áp dụng
84
CPĐT tự động hóa đạt 25% của các cơ quan nhà nước.
- Xây dựng các cơ sở dữ điện tử của Chính phủ, các Bộ, ngành thì
việc xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia là điều hết
sức cần thiết giúp xác định rõ ràng các cơ sở dữ liệu quốc gia, tài nguyên
thông tin của đất nước và hoàn thiện hệ thống chính sách, vai trò của cơ sở dữ
liệu quốc gia trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời đại
mới, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội.
- Tăng tỷ lệ người đăng ký sử dụng điện thoại bàn và không dây đạt 20%
của dân số cả nước; tỷ lệ người đăng ký sử dụng di dộng đạt 100% của dân số
cả nước; tỷ lệ người dân biết sử dụng máy tính đạt 30% biết sử dụng Internet
đạt 40% của dân số cả nước; tỷ lệ người đăng ký sử dụng mật mã Internet quốc
gia (.la) và Internet tốc độ cao và không dây đạt 30% của dân số cả nước trong
năm 2020.
- Tổ chức đào tạo cán bộ lãnh đạo thông tin đủ khả năng tập hợp lực
lượng, tổ chức thực hiện thành công các dự án CPĐT, ứng dụng CNTT & TT
trong các cơ quan Chính phủ.
- Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan
Chính phủ về kiến thức và khả năng ứng dụng CNTT & TT trong các cơ quan
Chính phủ. Đảm bảo thành công trong nhũng giai đoạn tiếp theo của CPĐT,
những kỹ năng về CNTT & TT cần phải được mở rộng phát triển ở tất cả các
cấp dịch vụ và thông tin trên mạng đi vào hoạt động nhanh chóng thuộc về các
nhà quản lý CNTT, do vậy các nhà quản lý trong các cơ quan chính phủ phải
có kiến thức và nhũng kỹ năng cần thiết đủ để hiểu được quy trình cung cấp
dịch vụ trên mạng của chính phủ hoạt động như thế nào.
- Tổ chức giảng dạy về CPĐT trong các trường đào tạo cán bộ chuyên
ngành quản lý hành chính nhà nước như một môn chính khóa.
- Đẩy mạnh ứng dụng đào tạo trực tuyến cho cán bộ, công chức.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý dự án CNTT. Tập
85
huấn cho các văn phòng nhà nước trong nhiều cấp độ như sau: đối với người
quản lý sẽ tập huấn chương trình 2 tuần với số lượng 32 người; đối với người
điều hành phần mềm sẽ tập huấn chương trình 2 tuần với số lượng 200 người;
đối với người quản lý dữ liệu sẽ tập huấn chương trình 1 tuần với số lượng 300
người; đối với lãnh đạo sẽ tập huấn chương trình 1 ngàyvới số lượng 50 người;
đối với người sử dụng là công chức sẽ tập huấn chương trình 2 ngày với số
lượng 500 người.
3.2. Yêu cầu và giải pháp phát triển CPĐT ở CHDCND Lào.
3.2.1. Nâng cao nhận thức và thay đổi cách nghĩ về CPĐT.
Trước tiên là nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo từ trung ương
đến địa phương. Đây là công việc có tầm quan trọng vì đây là cấp có vai trò
quyết định. Một khi các cấp lãnh đạo trung ương nhận thức đầy đủ về vai trò
và tác dụng của chính phủ điện tử và có ý kiến chỉ đạo cụ thể về vấn đề này
thì việc xây dựng chương trình kế hoạch phát triển chính phủ điện tử sẽ thuận
lợi hơn.
Nâng cao nhận thức của cán bộ công chức. Đây là bộ phận trực tiếp thực
hiện các chương trình ứng dụng phục vụ cho hoạt động quản lý hành chính do
vậy nhận thức của các bộ, công chức tốt sẽ tạo điều kiện để cán bộ, công chức
nâng cao trình độ chuyên môn nói chung cũng như trình độ tin học nói riêng,
tránh lãng phí tài sản quốc gia khi thực hiện các dự án ứng dụng CNTT trong
các hoạt động quản lý hành chính.
Để triển khai ứng dụng CNTT cũng như CPĐT thì người đứng đầu các
cơ quan nhà nước cần quan tâm, nhận thức đúng, có chỉ đạo quyết liệt và có
phương pháp triển khai. Thời gian tới cần có nhiều ứng dụng CNTT cho lãnh
đạo sử dụng. Từ đó, lãnh đạo thấy được lợi ích thiết thực cảu việc ứng dụng
CNTT trong giải quyết công việc hằng ngày và sẽ có chỉ đạo tích cực việc
ứng dụng CNTT tại cơ quan mình phụ trách.
Nâng cao nhận thức của người dân, các doanh nhiệp và các tổ chức, bằng
86
việc tuyên truyền, phổ biến giúp họ hiểu về thế nào là CPĐT và những tiện ích
mà CPĐT mang lại, khi đó mức độ nhận thực của người dân, các doanh nghiệp,
tổ chức sẽ được nâng cao họ sẽ tự giác hơn trong việc học tập cũng như nâng cao
trình độ tin học của bản thân khi đó việc xây dựng CPĐT tử sẽ thuận lợi hơn.
Tổ chức tuyên truyền trong cơ quan Chính phủ và trong toàn xã hội về
lợi ích xây dựng và phát triển CPĐT. Nâng cao hiểu biết, nhận thức, trách nhiệm
và năng lực xây dựng CPĐT cho cán bộ, công chức, viên chức. Nâng cao hiểu
biết và khả năng khai thác các lợi ích mà CPĐT đem lại cho người dân và doanh
nghiệp. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền
về xây dựng và phát triển CPĐT trong toàn xã hội.
Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến được tổ chức thành phong trào
liên tục, rộng khắp với sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của mọi tổ chức, mọi
thành phần kinh tế xã hội, mọi người dân.
Cần tạo sự hiểu biết về CPĐT cho tất cả các đối tượng liên quan.
- Cần phổ biến kiến thức và lợi ích của CPĐT.
- Chú trọng đến quyền lợi của nhà chính trị, nhân viên chính phủ,
doanh nghiệp, người dân.
- Làm cho các bên liên quan có thái độ tích cực với sự thay đổi.
- Sử dụng các phương tiện truyền thông như TV, đài, báo, bảng điện tử.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo để lôi kéo sự ủng hộ và hỗ trợ của
các chính trị gia.
Tuyên truyền và phổ biến nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X, chiến
lược10 năm 2016-2025, kế hoạch phát triển 5 năm (2016-2020) của ngành bưu
chính viễn thông, đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước cho
cán bô, bộ đội công an, học sinh sinh viên tri thức, người dân, các doanh nghiệp
trong nước và quốc tế thấm nhuồn và nắm chắc nội dung tinh thần đó để triển
khai thực hiện trở thành hiện thực.
Tóm lại, để triển khai thành công CPĐT cần làm tốt công tác tuyên truyền
87
tới tất cả tầng lớp từ lãnh đạo đến nhân dân và để làm tốt được việc này nên triển
khai từ qui mô nhỏ sau đó phát triển ra diện rộng và đặc biệt quan tâm tới nhấn
mạnh quyền lợi của người dân và doanh nghiệp.
Các nhà quản lý phải giữ vai trò chủ đạo, phải có sự lãnh đạo thống từ
cấp cao nhất của chính phủ. Nếu người lãnh đạo không nhận thức được đầy đủ
vai trò và ý nghĩa của ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước thì việc ứng dụng
CNTT khó có thể thành công. Như vậy, người lãnh đạo phải hiểu trước, hiểu sâu
hơn về CNTT mới có thể đưa CNTT vào ứng dụng một cách hiệu quả. Hiệu quả
phải đo được, tức là phải lượng hóa được những gì mà CNTT góp phần nâng cao
chất lương quản lý. Hiệu quả đầu tư cần được đặt lên hàng đầu. Các dự án CNTT
phải có mục tiêu rõ ràng cụ thể, phải tính toán kỹ, đảm bảo sự đồng bộ giữa phần
cứng, phần mềm, đào tạo huấn luyện chuyên viên kỹ thuật và người sử dụng,
người quản lý sao cho khi hệ thống được thiết lập xong là vận hành ngay được,
thực hiện được mục tiêu đặt ra một cách hiệu quả.Tránh vội vàng, rập khuôn, làm
ào ạt theo phong trào mà không chuẩn bị kỹ năng càng các điều kiện thực hiện.
3.2.2. Phát triển CPĐT gắn với cải cách hành chính nhà nước.
Việc xây dựng CPĐT là một phần của chiến lược CCHC hướng tới nâng
cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ và chính quyền các cấp, giúp người dân
và doanh nghiệp làm việc với các CQNN nhanh chóng thuận tiện, tiết kiệm và
hiệu quả hơn.
Cải cách hành chính nhà nước là một lĩnh vực được hầu hết các nước
trên thế giới quan tâm. Nhiều quốc gia coi cải cách hành chính là một yếu tố hết
sức quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời thông qua
CCHC nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước; tăng khả năng
phát triển kinh tế - xã hội. Hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ
và chính quyền các cấp, giúp người dân và doanh nghiệp làm việc với các cơ quan
chính phủ được nhanh chóng, thuận tiện, tiếc kiệm và hiệu quả hơn.
Phát triển CPĐT gắn với cải cách thủ tục hành chính là một công việc
88
khó khăn phức tạp. Một trong những xu hướng chung của cải cách hành chính ở
khu vực và trên thế giới là hướng tới việc xây dựng một nền hành chính gọn nhẹ,
hoạt động linh hoạt, năng động, hiệu quả, cung ứng tốt nhất các dịch vụ công
cho xã hội, đáp ứng các yêu cầu hội nhập và toàn cầu hoá. Trong đó, việc ứng
dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, ứng dụng CNTT vào các
hoạt động hành chính đã và đang góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả của
hoạt động công vụ, thay đổi cách làm việc.
Để góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra, Lào cần nỗ lực hiện đại
hoá nền hành chính theo hướng: ứng dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quan
hành chính nhà nước.Thời gian tới, Lào tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT, từng
bước phát triển CPĐT. Đây là một mục tiêu quan trọng của hiện đại hoá nền
hành chính mà cải cách hành chính hướng tới.Vấn đề quan trọng ở đây là cơ quan
công quyền sẽ phải thay đổi thói quen làm việc dựa trên công văn, tài liệu giấy
tờ chuyển sang phong cách làm việc dựa trên các văn bản điện tử và hệ thống
thông tin trợ giúp. Quá trình số hóa thông tin phải được đẩy mạnh. Cải tiến quy
trình thủ tục hành chính, chuẩn hóa nghiệp vụ, cung cấp thông tin trực tuyến cho
người dân.
Công cuộc cải cách hành chính ở Lào giai đoạn hiện nay đã xác định ứng
dụng CNTT, xây dựng CPĐT là mục tiêu quan trọng nhằm hiện đại hóa nền
hành chính. Trong thời gian qua, Chính phủ đã triển khai đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong cơ quan hành chính nhà nước, tạo ra phương thức làm việc mới,
nâng cao hiệu quả làm việc của công chức; xây dựng được cơ sở hạ tầng thông
tin phục vụ tin học hoá quản lý hành chính nhà nước.
Phải gắn tin học hoá quản lý hành chính nhà nước với vấn đề cải cách
hành chính. Đây là hai quá trình có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cải cách
hành chính giúp cho quá trình xây dựng CPĐT được nhanh hơn và ngược lại
và ứng dụng CNTT là một yếu tố quan trọng tác động tích cực thúc đẩy quá
trình cải cách hành chính.
89
Xây dựng CPĐT không thể tách rời việc xây dựng các quy trình hành
chính hiệu quả giữa các cơ quan của chính phủ và cung cấp các dịch vụ công
điện tử cho các công dân, doanh nghiệp nhờ ứng dụng CNTT & TT. Điều này
bao gồm: Chuẩn hoá các quy trình hành chính, quy trình cung cấp dịch vụ công
và thanh toán trực tuyến phí dịch vụ. Tuy nhiên, CPĐT cũng cần tăng tính phối
hợp sử dụng chung giữa các hệ thống, tích kiệm chi phí chứ không chỉ là những
chuẩn hoá quy trình triển khai tách biệt.
Điểm mới trong cải cách hành chính ở Lào hiện nay là: Hệ thống mục
tiêu cải cách hành chính trên từng lĩnh vực đã được lượng hóa bằng hệ thống
chỉ tiêu cụ thể. Cải cách hành chính đã coi trọng sự đánh giá, giám sát của người
dân bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và mong đợi của người dân, tổ
chức về một nền hành chính chuyên nghiệp, năng động, minh bạch, hiệu quả.
Các công cụ theo dõi, đánh giá cải cách hành chính đã được xây dựng và triển
khai nhằm đánh giá cụ thể, khách quan kết quả đạt được trong cải cách hành
chính.
Để góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra, Lào cần nỗ lực hiện
đại hoá nền hành chính theo hướng: u dứng dụng CNTT vào hoạt động của các
CQNN.Thời gian tới, Lào tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT, từng bước phát
triển CPĐT. Đây là một mục tiêu quan trọng của hiện đại hoá hành chính mà
cải cách hành chính hướng tới.Vấn đề quan trọng ở đây là cơ quan công quyền
sẽ phải thay đổi thói quen làm việc dựa trên công văn, tài liệu giấy tờ chuyển
sang phong cách làm việc dựa trên các văn bản điện tử và hệ thống thông tin
trợ giúp. Quá trình số hóa thông tin phải được đẩy mạnh. Cải tiến quy trình thủ
tục hành chính, chuẩn hóa nghiệp vụ, cung cấp thông tin trực tuyến cho người
dân.
- Kiện toàn công tác quản lý các hoạt động ứng dụng CNTT.
+ Tập trung vào một đầu mối chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn thực hiện các
chương trình, đề án, dự án và các hoạt động cứng dụng CNTT trong các cơ quan
90
Chính phủ theo kế hoạch tổng thể thống nhất – kế hoạch tổng thể CPĐT.
+ Các dự án ứng dụng CNTT thuộc các Bộ, ngành, địa phương do các Bộ,
ngành, địa phương chịu trách nghiệm tổ chức thực hiện và quản lý.
- Thành lập ban điều phối quốc gia về CPĐT để điều phối có hiệu quả các
hoạt động liên bộ, liên ngành, giao cho Bộ bưu chính Viễn thông làm cơ quan
thường trực điều phối. Thành phần ban điều phối gồm: Trưởng ban (01 phó thủ
tướng), Phó trưởng ban thường trực (Bộ trưởng Bộ bưu chính Viễn thông); 02
phó trưởng ban (Bộ trưởng bộ Nội vụ; Bộ trưởng –Chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ); 03 ủy viên (Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư; Bộ
trưởng Bộ tài chính).
- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của Bộ bưu chính Viễn thông:
Tăng cường, tập trung và thống nhất chức năng quản lý nhà nước về CNTT trên
toàn quốc của Bộ bưu chính Viễn thông.
- Kiện toàn đầu mối quản lý CNTT tại các Bộ, ngành rà soát và tổ chức lại
các đơn vị liên quan đến quản lý CNTT thành một đơn vị quản lý ứng dụng
CNTT thống nhất, thực hiện chức năng quản lý và tổ chức triển khai có hiệu
quả kế hoạch thực hiện CPĐT và ứng dụng CNTT & TT tại Bộ, ngành mình.
- Kiện toàn đầu mối quản lý CNTT tại các địa phương Sở bưu chính,
Viễn thông là cơ quan giúp tỉnh ủy thực hiện chức năng quản lý và tổ chức triển
khai có hiệu quả kế hoạch thực hiện ứng dụng CNTT và phối hợp với các cơ quan
liên quan thực hiện các nội dung triển khai CPĐT tại các tỉnh.
3.2.3. Phải có lộ trình, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
Qua tìm hiểu quá trình phát triển CPĐT của các nước, có thể thấy một
số kinh nghiệm về lộ trình phát triển chính phủ điện tử của các nước như sau:
1. Hạ tầng kỹ thuật CNTT.
Một trong những mấu chốt cho sự phát triển ứng dụng CNTT trong CPĐT
là xây dựng hạ tầng CNTT và bảo đảm an ninh thông tin. Hạ tầng xây dựng tốt,
đáp ứng được các nhu cầu sử dụng với chi phí hợp lý là bài toán đang được quan
91
tâm hiện nay. Bên cạnh đó, an toàn thông tin cũng là vấn đề mang ý nghĩa sống
còn trong lộ trình ứng dụng CNTT khi mà tình hình mất an toàn thông tin diễn
ra trong những năm gần đây đang diễn biến phức tạp với những hình thức tấn
công xâm nhập gia tăng ngày một nhiều với mức độ nghiêm trọng ngày càng
cao. Theo đó, trong Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động
của cơ quan nhà nước đề ra, an ninh thông tin được coi là một trong 5 trụ cột
lớn cho sự phát triển CNTT được xem xét trên mọi góc độ nhằm xây dựng CPĐT
hiệu quả và hoàn thiện hơn.
Hạ tầng cho CPĐT được tiếp tục phát triển. Tăng dung lượng và tốc độ
cho mạng truyền thông của Chính phủ. Hạ tầng an ninh được củng cố tạo niềm tin
cho người dân và doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ CPĐT. Các điểm truy cập
công cộng được phát triển với nhiều hình thức truy nhập đa dạng hơn để phục
vụ nhiều người dân với những điều kiện truy cập khác nhau và làm giảm khoảng
cách số giữa các dân cư.
Đây là hai vấn đề quan trọng đối với việc xây dựng chính phủ điện tử.
Muốn xây dựng được hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thì phải có tài
chính đầu tư vấn đề này có thể giải quyết bằng nguồn vốn ODA hoặc lấy từ
ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn vốn mày được sử dụng
hiệu quả thì phải có kế hoạch về việc phân bổ kinh phí và giải ngân, tránh thất
thoát, lãng phí trong quá trình triển khai dự án.
Còn đối với hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thì chúng ta có thể xây dựng,
nhập khẩu hoặc kêu gọi đầu tư . Xây dựng mạng truyền số liệu chuyên dụng
và hạ tầng viễn thông – Internet phục vụ cho CPĐT, chúng ta có thể tận dụng
những thiết bị còn có thể sử dụng được đồng thời xây dựng kết cấu hạ tầng mới
phù hợp với trình độ công nghệ trên thế giới.
Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ bao gồm:
- Phát triển mạng điện thoại cố định.
- Phát triển mạng di động.
92
- Phát triển chiến lược ICT quốc gia.
- Hợp tác với khu vực tư nhân trong giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
Chính phủ phải hỗ trợ người dân đến mức tối đa như: triển khai hạ tầng,
nối mạng đến tận người dân, thiết bị giá rẻ, dự án phổ cập tin học. Như vậy mới
có thể tạo ra được nền tảng để phát triển CPĐT và hướng tới một xã hội thông tin.
- Từng bước xây dựng hạ tầng truyền dẫn tốc độ cao, kết nối rộng (có thể
sử dụng kết nối cáp quang, không dây) tới cơ quan nhà nước các cấp.
- Trước hết cần xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành
quan trọng phục vụ cho nội bộ CQNN, cũng như phục vụ người dân, doanh
nghiệp như: dân cư, đất đai, thuế, đăng ký ô tô, xe máy
- Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật an toàn, bảo mật, đặc biệt phải xây dựngđược
hạ tầng khóa công khai, sử dụng rộng rãi chữ ký số trong giao dịch giữa các
CQNN.
2. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước
- Trước hết cần ứng dụng hiệu quả, trên diện rộng các hệ thống trao đổi
tài liệu, văn bản điện tử, thay thế tối đa việc lưu trữ, xử lý, truyền đưa văn bản
giấy theo cách truyền thống.
- Tăng cường khả năng chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước, đặc
biệt là các thông tin chuyên ngành, liên ngành trên diện rộng, hướng tới giảm
thiểu giấy tờ trao đổi giữa các CQNN.
- Xây dựng và triển khai hiệu quả trên diện rộng các hệ thống thông tin
phục vụ quản lý nội bộ trong cơ quan nhà nước như quản lý tài chính, cán bộ,
chế độ, chính sách.
- Từng bước ứng dụng CNTT trong công tác tự động thu thập, xử lý thông
tin, hỗ trợ quản lý, điều hành và ra quyết định.
3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Ứng dụng CNTT để đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với người dân
và doanh nghiệp.
93
- Ứng dụng CNTT cung cấp dịch vụ trực tuyến dựa trên nhu cầu của
người dân và doanh nghiệp, hướng tới tạo điều kiện thuận tiện cho người dân
và doanh nghiệp trong việc giao tiếp với các cơ quan công quyền (một cửa, mọi
lúc, mọi nơi).
- Tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ công
của cơ quan chính phủ.
3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
CNTT (Information Technology – IT) là hệ thống các tri thức và phương
pháp khoa học, các kỹ thuật, công cụ và phương tiện hiện đại, các giải pháp
công nghệ ..., được sử dụng để thu thập, lưu trữ, xử lý, sản xuất, xuất bản, phát
hành và truyền thông tin nhằm giúp con người nhận thức, tổ chức khai thác và
sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thông tin vào mọi lĩnh vực hoạt động
của con người.
CNTT đang tham gia ngày càng sâu rộng vào mọi mặt của đời sống xã hội
và trở thành công cụ không thể thiếu đối với mọi cá nhân, tổ chức. Trong đó,
nhân lực CNTT đóng vai trò then chốt trong việc nghiên cứu, sản xuất và phát
triển các sản phẩm, dịch vụ CNTT phục vụ nhu cầu của các ngành, lĩnh vực
KT-XH. Mục tiêu của nhiều quốc gia và Lào là phát triển đội ngũ người làm
CNTT đủ mạnh đáp ứng yêu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu lao động
ra khu vực và thế giới. Thực tế ở CHCDND Lào hiện nay, sự phát triển nguồn
nhân lực CNTT vẫn chưa theo kịp với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ,
dẫn đến tình trạng thiếu hụt về cả quy mô và chất lượng.
Để phát triển CPĐT, việc cần thiết nhất là có nguồn nhân lực dồi dào.
Nguồn nhân lực ở đây được hiểu là đội ngũ cán bộ-công chức làm việc trong
lĩnh vực CNTT & TT, đội ngũ cán bộ quản lý có nhận thức đầy đủ về CNTT
cũng như CPĐT. Nguồn nhân lực mạnh mẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho
sự thành công của chiến lược xây dựng CPĐT.
Phát triển nguồn nhân lực CNTT là phát triển nguồn nhân lực làm công
94
tác về CNTT, điện tử, viễn thông; nhân lực chuyên nghiệp về CNTT, điện tử,
viễn thông làm trong các doanh nghiệp và công nghiệp; nhân lực cho ứng dụng
CNTT của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; cán bộ, viên chức và mọi người
dân sử dụng, ứng dụng tốt về CNTT.
Phát triển nguồn nhân lực CNTT. Để xây dựng thành công CPĐT thì việc
xây dựng đội ngũ cán bộ hiểu rõ tầm quan trọng của CPĐT và biết cách ứng
dựng CPĐT vào giải quyết công việc hàng ngày là nhân tố quan trọng hàng đầu.
Cần phải có chính sách khuyến khích, đãi ngộ về điều kiện làm việc cho cán bộ
hoạt động chuyên trách về CNTT, đào tạo Giám đốc chuyên nghiệp về CNTT,
đào tạo cán bộ chuyên trách CNTT và xây dựng các tiêu chuẩn ngành nghề đạt
tiêu chuẩn quốc tế. Nâng cao trình độ dân trí, phổ cập tin học cho người dân,
đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với đó, tăng
cường triển khai nội dung giảng dạy môn tin học ứng dụng vào hệ thống giáo
dục quốc dân, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về CNTT & TT.
- Ngiên cứu xây dựng chế độ ưu đãi đối với cán bộ, công chức chuyên
trách về CNTT để cho họ động lực làm việc để hoàn thành công việc tốt hơn.
Khen thưởng tuyên dương cá nhân, tổ chức có thành tích trong việc ứng dụng
CPĐT trong làm việc.
3.2.5. Nâng cao chất lượng bảo mật thông tin đảm bảo an toàn, an ninh
thông tin.
Trong bối cảnh tình hình an ninh mạng đang diễn biến hết sức phức tạp
thì vấn đề bảo mật thông tin và việc đăng ký dịch vụ công từ các thiết bị di động
cũng phải được bảo đảm an toàn tuyệt đối. Vấn đề này các nhà cung cấp dịch
vụ, chính phủ, người dùng đều phải quan tâm.
Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin (đặc biệt là thông tin cá nhân và quyền
riêng tư khi tham gia giao dịch trên môi trường điện tử nói chung, môi trường
Internet nói riêng) là một trong những yếu tố tiên quyết cho thành công của
95
CPĐT. Thông tin cá nhân (bao gồm những thông tin cho phép xác định chính
xác danh tính một người dân cụ thể cũng như tình trạng pháp luật của họ) chính
là những thành tố cơ bản nhất của hệ thống thông tin CPĐT.
Trong những năm gần đây, Chính phủ các nước đã triển khai phát triển
CPĐT một cách rộng khắp, đa dạng từ các cổng thông tin điện tử, các trang thông
tin điện tử công cộng, các dịch vụ, thủ tục công được truy xuất từ xa, và các ứng
dụng CNTT phục vụ trong công tác, quản lý điều hành. Các trang thông tin
điện tử cung cấp phương thức trao đổi giữa chính phủ và người dân không chỉ
qua thư điện tử mà còn cả các dịch vụ công trực tuyến, tiếp nhận phản hồi từ phía
người dân và kích thích việc tham gia góp ý cho các chính sách hoặc dự thảo
văn bản pháp luật. Trong lĩnh vực tư, các doanh nghiệp cũng đầu tư tương đối
mạnh vào các hệ thống thương mại điện tử, cho phép việc sản xuất, quảng cáo,
bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán ngày càng thuận
tiện hơn thông qua mạng Internet. Bản thân những hệ thống thông tin đứng đằng
sau giao dịch trực tuyến được nhìn nhận như là hạ tầng xã hội kỹ thuật, phụ thuộc
chặt chẽ vào yếu tố con người. Điều này càng tỏ ra đặc biệt đúng trong lĩnh vực
an toàn, an ninh thông tin, khi yếu tố con người chiếm phần lớn trách nhiệm trong
những sự việc mất an toàn, an ninh thông tin.
Tại nhiều quốc gia, các cuộc tấn công mạng hiện nay thường liên quan
tới an ninh CPĐT. An ninh mạng dùng để chỉ các biện pháp an ninh được áp dụng
cho các máy tính, nhằm cung cấp một mức độ bảo vệ mong muốn. Hoạt động của
CPĐT đang gia tăng cùng với nhu cầu của người dân về các dịch vụ hiệu quả
về chi phí và kịp thời. An ninh liên quan đến hệ thống cá nhân tương tự như nhiều
giải pháp thương mại điện tử. Khoảng thời gian kiểm soát của CPĐT và tác động
của nó trên một cộng đồng xác định một hệ thống nhiều hơn là tổng của các hệ
thống cá nhân. Hiện nay, CPĐT cũng phải đối mặt với những thách thức tương
tự mà kinh doanh điện tử phải đối mặt trong các lĩnh vực tư nhân.
Cùng với thực tế là cả cơ quan chính phủ lẫn doanh nghiệp tư nhân đều
96
quan tâm đến những thông tin có liên quan đến cá nhân, nhận thức của người
dân về những rủi ro khi tham gia vào CPĐT và thương mại điện tử đã tăng lên,
đặc biệt là những vấn đề xung quanh việc thất thoát thông tin cá nhân khi khai
thác thông tin trên trang thông tin điện tử. Số người sử dụng Internet đã mất
lòng tin vào các dịch vụ thương mại điện tử ngày càng tăng. Sự e ngại sử dụng
dịch vụ trực tuyến trong thương mại điện tử đã lan sang cả những dịch vụ chính
phủ điện tử. Hiện tại, các nước trên thế giới cũng đang nỗ lực xây dựng các
phương án kỹ thuật biến môi trường Internet trở nên an toàn hơn. Ngoài ra, còn
cần phải xây dựng những giải pháp có tính pháp lý để bảo vệ thông tin cá nhân
và quyền riêng tư khi giao dịch trực tuyến trên trang thông tin điện tử để không
chỉ nâng cao mức độ bảo mật thông tin có tính chất hành chính mà còn phải
hướng tới mục tiêu khôi phục lòng tin của người dân vào CPĐT.
Tăng cường kiểm tra, giám sát và hỗ trợ hoạt động điều phối ứng cứu sự
cố như triển khai công tác giám sát an toàn mạng để phát hiện và cảnh báo sớm
các vụ tấn công gây mất an toàn thông tin; hỗ trợ các cơ quan, tổ chức thành lập
các tổ chức ứng cứu sự cố tại chỗ và xây dựng mạng lưới ứng cứu sự cố trên
toàn quốc có sự hợp tác chặt chẽ; tạo sự phối hợp và liên kết chặt chẽ giữa các
cơ quan chức năng, mạng lưới ứng cứu sự cố và các nhà cung cấp dịch vụ Internet
để sẵn sàng hỗ trợ xử lý khi có sự cố xảy ra; tăng cường kiểm tra đánh giá các
cổng/trang thông tin điện tử của các CQNN để có biện pháp khắc phục kịp thời
trước khi xảy ra các sự cố
Phối hợp với các cơ quan liên quan như Bộ Quốc phòng, Bộ an ninh trong
công tác bảo đàm an toàn thông tin mạng cũng như đẩy mạnh hoạt động hợp tác
và phối hợp quốc tế, nhất là trong việc chống lại những vụ tấn công từ nước
ngoài...
Hạn chế tác động tiêu cực của những thông tin sai trái, độc hại trên
Internet; nâng cao năng lực bộ máy quản lý Nhà nước về tổ chức bộ máy, về
nguồn nhân lực, về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cao, hiện
97
đại bảo đảm triển khai có hiệu quả các biện pháp quản lý về cả hành chính và
kỹ thuật để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các sai phạm theo
pháp luật.
Để đảm bảo an toàn thông tin và dữ liệu cho dịch vụ công điện tử cần phải
tiến hành bảo mật theo nhiều mức: mức mạng, mức xác thực người sử dụng,
mức cơ sở dữ liệu. Đồng thời việc xác thực và mã hóa dữ liệu cần phải có cơ
chế xác thực, cấp phép truy cập, mã hóa thông tin, dữ liệu cho việc truy cập
vào các thông tin, dịch vụ cần phải định danh người truy cập nhằm đảm bảo an
toàn cho trang thông tin điện tử trong quá trình khai thác, vận hành
3.2.6. Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý để triển khai
CPĐT.
Trong bối cảnh phát triển hiện nay, xây dựng những chế định pháp lý giúp
định hướng cho các mô hình CPĐT đi vào ứng dụng một cách thực chất là một
yêu cầu bức thiết.
Đây là việc cần thiết vì xây dựng CPĐT là một chương trình quốc gia,
sử dụng nguồn lực quốc gia và để thành công thì bắt buộc phải có sự tham gia
của các cơ quan của chính phủ do vậy phải có một khung pháp lý chung nhằm
định hướng cho các cơ quan của chính phủ xây dựng và thực hiện đồng bộ.Cơ
sở pháp lý để xây dựng và triển khai các ứng dụng CNTT & TT không đầy đủ
dẫn đến tình trạng lúng túng, không rõ phương hướng phát triển, nhiều hệ thống
thông tin sau khi được tin học hoá xong lại không được sử dụng vì không đồng
bộ với các quy chế, quy trình làm việc hiện hành.
Củng cố môi trường pháp lý, tạo điều kiện thúc đẩy CPĐT. Tiếp tục rà soát,
điều chỉnh và xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo hoàn thiện
hệ thống môi trường pháp lý hỗ trợ tích cực phát triển CPĐT Lào.
Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý để triển khai CPĐT.
Cụ thể, cần phải khẩn trương xây dựng quy chế đối thoại trực tuyến,
98
quy chế cung cấp thông tin hỏi đáp trực tuyến, quy chế đưa thông tin chỉ đạo,
điều hànhcủa các cấp, các ngành lên mạng, quy chế sử dụng mạng máy tính,
thư điện tử, thanh toán điện tử Bên cạnh đó, cần phải xây dựng khung pháp
lý bảo đảm an toàn thông tin và bí mật thông tin cá nhân nhằm tạo dựng niềm
tin cho những chủ thể tham gia vào các giao dịch của CPĐT.
Tuy nhiên thực tế hiện nay ta có thể thấy việc triển khai CPĐT chưa
xác định rõ ràng cơ quan cụ thể nào chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo theo
một chương trình thống nhất. Hiện nay, Văn phòng chính phủ, bộ bưu chính
viễn thông và một số cơ quan khác cùng tham gia triển khai. Việc có nhiều cơ
quan tham gia triển khai và quản lý sẽ làm mọi việc trở nên phức tạp đôi khi
không thồng nhất khó thực hiện.
Do vậy việc tạo lập khung pháp lý xác định rõ một hoặc hai cơ quan cùng
tham gia thực hiện, điều hành và chịu trách nhiệm về sự thành công và thất bại
của CPĐT là việc có ý nghĩa quan trọng, một khi đã xác định rõ chức năng
nhiệm vụ của cơ quan tiến hành, mọi công việc sẽ được tập trung về đầu mối
khi đó sẽ dễ phát hiện được những vướng mắc khi thực hiện và kịp thời điều
chỉnh, đồng thời có thể biết chính sác được tiến độ dự án.
Xây dựng một đề án tổng thể thật cụ thể về CPĐT để trình các cơ quan
có thẩm quyền xem xét, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động xây dựng chính phủ
điện tử. Bản đề án phải thật chi tiết về các bước đi cũng như tiến trình thực hiện
đề án, thời gian cũng như nguồn nhân vật lực tham gia vận hành dự án. Các bước
xây dựng mô hình CPĐT phải theo một quy trình. Đầu tiên phải định nghĩa rõ
tầm nhìn về chiến lược, sau đó phải đưa ra thiết kế. Kế tiếp là phải xây dựng hình
mẫu triển khai và sau đó phải tiếp tục củng cố, cập nhật. Bởi tất cả các công nghệ
đều thay đổi theo thời gian nên sau khi chúng ta kiểm tra phải tiếp tục duy trì nó
nhưng bên cạnh đó cũng phải củng cố và có những thay đổi cần thiết trong quá
trình áp dụng.
Xác định nhiệm vụ rõ ràng, phân công phân cấp và phối hợp thực hiện
99
giữa trung ương và địa phương một cách đồng bộ, trung ương làm gì và địa phương
phải làm những gì khi xây dựng CPĐT. Khi trung ương và địa phương xây
dựng xong thì kết hợp lại sẽ thành một CPĐT thống nhất từ trung ương đến
địa phương. Người dân và doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận các dịch vụ hành
chính công mà không gặp các trở ngại như khi thực hiện các giao dịch với các
cơ quan hành chính.
Điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách liên
quan cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của quá trình thực hiện, triển khai các
dự án ứng dụng CNTT & TT và xây dựng CPĐT.
3.2.7. Phát triển nguồn tài chính cho phát triển CPĐT.
Các giai đoạn và chi phí cho việc triển khai dự án sẽ phụ thuộc vào mức
độ sẵn sằng của cơ hạ tầng hiện nay, vào năng lực của nhà cung cấp và người
sử dụng cũng như phương thức cung cấp dịch vụ (thông qua Internet, qua đường
điện thoại trực tuyến hoặc thông qua các cửa hàng “một cửa”). Các dịch vụ mà
hính phủ muống cung cấp càng phức tạp, tinh vi chi phí cho chúng càng lớn.
Đây là yếu tố quan trọng. Chính phủ cần phải huy động tối đa các nguồn
vốn khác nhau để phát triển CPĐT. Cân đối kinh phí để đảm bảo thực hiện các
chương trình, dự án trọng điểm và xây dựng cơ sở hạ tầng của CPĐT. Kinh phí
thực hiện CPĐT của các Bộ, ngành, địa phương được lấy từ ngân sách của Bộ,
ngành, đia phương, vốn hỗ trợ (ODA) và các doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài.
Nguồn tài chính sẽ xách định các dự án CPĐT nào có thể thực hiện được.
Các yếu tố cần xem xét khi huy động nguồn vốn cho phát triển CPĐT:
- Cần xem xét đến hợp tác khu vực tư nhân trong xây dựng và bảo dưỡng
hệ thống hạ tầng cho CPĐT.
- Cần phát triển hệ thống khen thưởng khuyến khích tham gia CPĐT của
nhân viên và đội ngũ lãnh đạo.
Một số chiến lược huy động nguồn vốn cho phát triển CPĐT:
100
- Liên doanh, hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp tư nhân: Chính
phủ và doanh nghiệp có thể hợp tác chia sẻ chi phí, rủi ro và lợi ích trong các
dự án CPĐT.
- Thuê ngoài: Chính phủ trực tiếp đầu tư thuê các công ty tư nhân thực
hiện.
- Phát hành trái phiếu.
- Nguồn thu từ quảng cáo.
- Phát triển hình thức công ty nhà nước: chi phí được hoản lại qua việc
thu phí dịch vụ.
3.2.8. Nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến (online).
Để tập trung đẩy mạnh được các cải cách hành chính và cung cấp các
dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo việc rút ngắn được các quy trình xử lý, thời
gian và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính thì cần phải triển khai các
giải pháp để nâng cao chất lượng của dịch vụ công trực tuyến:
- Các đơn vị, CQNN phải tập trung đẩy mạnh, đổi mới ứng dụng CNTT
trong công tác quản lý, nhất là trong công việc giải quyết các thủ tục hành chính,
cung cấp các dịch vụ công trực tuyến đối với những lĩnh vực có liên quan đến
người dân và doanh nghiệp. Từng bước triển khai các hệ thống thông tin quốc gia
về việc quản lý dân cư, đất đai, doanh nghiệp và ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật để thực hiện các chứng từ, hồ sơ điện tử.
- Triển khai việc thuê các doanh nghiệp về công nghệ thông tin để thực
hiện các dịch vụ về phần cứng, phần mềm, giải pháp...để tất cả các cơ quan
nhà nước có thể cung cấp được các dịch vụ công trực tuyến.
- Nâng cấp, bổ sung và tích hợp các dịch vụ hành chính công trực tuyến
của các bộ, ngành địa phương cùng các đơn vị trực thuộc lên cổng thông tin
điện tử của các bộ, ngành địa phương. Tích hợp các dịch vụ công trực tuyến
của bộ, ngành địa phương lên cổng thông tin quốc gia.
- Xây dựng một môi trường pháp lý được nhiều người quan tâm. Các quy
101
định về việc cung cấp dịch vụ công trên môi trường internet cùng với việc xây
dựng cơ sở hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu, nhân lực phục vụ cho các hoạt động
của cơ quan nhà nước. Các hoạt động, trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà
nước với cá nhân, tổ chức hoạt động phục vụ vì lợi ích cho cộng đồng sẽ được
ghi nhận trong các văn bản pháp luật.
- Tăng cường sự đảm bảo về an toàn và bí mật thông tin của các cá nhân
khi sử dụng dịch vụ hành chính công điện tử. Với các dịch vụ điện tử thì sự
thuận tiện, dễ sử dụng sẽ đối ngược với vấn đề bảo mật an ninh. Việc cung
cấp nhiều dịch vụ với quy trình đơn giản, thuận tiện cho người sử dụng thì độ
an toàn sẽ thấp. Còn hệ thống cần nhiều cấp độ khi đăng nhập thì lại không
thân thiện với người dụng. Vì vậy các công ty xây dựng phần mềm dịch vụ
công trực tuyến cần phải có một phương pháp để cân bằng cả hai yếu tố bảo
mật và dễ sử dụng.
3.2.9. Học tập kinh nghiệm về phát triển CPĐT của nước ngoài, đẩy
mạnh phối hợp với các tổ chức quốc tế.
Toàn cầu hoá đang kéo các quốc gia trên thế giới lại gần nhau hơn, nhưng
cùng với đó tính cạnh tranh cũng cao hơn. Trong bối cảnh quá trình toàn cầu
hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các Chính phủ phải tìm cách giúp đỡ
công dân và doanh nghiệp cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hoá. Nếu vẫn
tồn tại dưới hình thức truyền thống, Chính phủ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi
thực hiện vai trò của mình. Vậy làm thế nào để bộ máy Chính phủ giải quyết
được vấn đề trên. Câu trả lời được nhiều người tán thành là phát triển CPĐT.
Trong bối cảnh chi phí công đang ngày càng trở thành nỗi ám ảnh thời
hậu khủng khoảng, CPĐT càng là bước đi cấp thiết của tất cả nền kinh tế. CPĐT
ra đời có thể sẽ dễ dàng đáp ứng yêu cầu của toàn cầu hoá bàng cách áp dụng
công nghệ hiện đại, rút ngắn không gian và tiết kiệm thời gian, tạo khả năng
kiểm soát các “rủi ro toàn cầu” một cách hiệu quả.
Kinh nghiệm về phát triển CPĐT của Lào còn rất hạn chế. Do vậy, việc
102
nghiên cứu cũng như học tập các kinh nghiệm về phát triển CPĐT của các quốc
gia trên thế giới là rất hữu ích. Nghiên cứu về đặc điểm, cách thức cũng như
những thất bại mà các quốc gia khác đã từng trải qua sẽ giúp Lào rút ra được
nhiều kinh nghiệm, từ đó tham mưu cho Chính phủ nhằm hoạch định chiến lược
tổng thể, đồng bộ hơn cho phát triển CPĐT tại Lào trong thời gian sắp tới.
Trong thời đại ngày nay, thời đại mở của hội nhập và trao đổi thông tin.
Lào có thể tận dụng ưu thế này để giao lưu, hợp tác với các nước có trình độ
khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực CNTT & TT phát triển, và các nước đã thành
công trong việc xây dựng chính phủ điện tử để học hỏi kinh nghiệm vận dụng
vào hoàn cảnh nước mình để xây dựng một CPĐT phù hợp với điều kiện kinh
tế chính trị, xã hội của đất nước.
Hiện nay, Hàn Quốc, xin-ga-po, Mỹ, Anh... là những nước đứng đầu
trên thế giới về phát triển CPĐT, chúng ta cần học tập những kinh nghiệm,
cách làm của các nước để áp dụng vào nền hành chính nói chung và CPĐT nói
riêng của đất nước Lào.
Thực tế, về tình hình tài chính, kinh tế, chính trị và xã hội cuả Lào khác
biệt so với các nước trên, vì vậy muốn học tập các nước khác chúng ta cần rút
kinh nghiệm một cách có chọn lọc, ứng dụng và thay đổi phù hợp với điều kiện
riêng biệt của đất nước mình từ đó rút ngắn thời gian triển khai CPĐT. Nghiên
cứu về đặc điểm, cách thức cũng như những thất bại mà các quốc gia khác đã từng
trải qua sẽ giúp CHDCND Lào rút ra được nhiều kinh nghiệm, từ đó hoạch định
chiến lược tổng thể, đồng bộ hơn cho phát triển CPĐT tại Lào trong thời gian
sắp tới.
Ngoài ra, cũng cần phải đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức có tiếng về
phát triển CPĐT như NIC (tập đoàn công nghệ hỗ trợ phát triển dịch vụ công
trực tuyến cho chính phủ nổi tiếng tại Mỹ), IBM, Cisco v..v nhằm mục đích hỗ
trợ, tư vấn về công nghệ, bảo mật an toàn thông tin, các giải pháp về ứng dụng
kỹ thuật ở mức độ tiên tiến nhất hiện nay. Tiến tới phát triển một hệ thống CPĐT
103
hiện đại, an toàn, chính xác và thân thiện hơn trong tương lai tại Lào. Vấn đề
an toàn bảo mật hiện chính là một trong những vấn đề yếu kém nhất của hạ tầng
CNTT của Chính phủ Lào, do vậy, phát triển CPĐT buộc phải đi kèm với đẩy
mạnh năng lực an toàn bảo mật.
Trước mắt, do năng lực cũng như nguồn nhân lực về mảng này còn
hạn chế, có thể sử dụng phương thức liên kết hợp tác để giải quyết khó khăn
một cách tạm thời, còn trong thời gian tới thì ắt phải có chiến lược phát triển
đồng bộ.
Để làm được này đòi hỏi chính phủ phải tăng cường hoạt động ngoại
giao, kêu gọi và hợp tác đầu tư với tổ chức, chính phủ các nước trong lĩnh vực
CNTT phục vụ cho việc xây dựng CPĐT.
104
KẾT LUẬN
Cuộc cách mạng CNTT & TT cùng với quá trình toàn cầu hóa tác động
mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt trong đời sống chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội trên toàn thế giới, đang được tạo ra cơ hội cho nhũng biến đổi
cơ bản và những thành công to lớn. nhiều nước trên thế giới đã nắm bắt cơ hội
ứng dụng, phát huy thế mạnh, tăng cường năng lực kinh tế xã hội tạo ra những
biến đổi vượt bậc đưa đất nước tiến mạnh lên phía trước. Một trong những nội
dung mạnh mẽ và thành công của CNTT & TT là CPĐT.
Phát triển chính phủ điện tử là một tất yếu khách quan xuất phát từ xu
hướng toàn cầu. Đồng thời, CPĐT cũng mang lại những lợi ích to lớn, lâu dài
không chỉ cho chính phủ, cá nhân, doanh nghiệp mà còn thiết thực đối với sự
phát triển của cả quốc gia và toàn xã hội.
CPĐT tại Lào hiện nay vẫn còn khoảng cách khá xa với các nước trên
thế giới, CPĐT ở CHDCND Lào mới ở giai đoạn đầu, tức là CNTT sao cho
chính phủ hoạt động có hiệu quả hơn, cung cấp các thông tin chính phủ phục
vụ đời sống xã hội, tin học hóa hoạt động quản lý nhà nước
Muốn vậy thì Lào phải tìm ra hướng đi thích hợp trong ứng dụng CNTT
& TT vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính quyền các cấp, đồng
thời từng bước cung cấp dịch vụ công cho người dân qua internet nhằm tạo ra
những điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp cũng như tiết kiệm thời gian và sức lực của người dân trong quan hệ
với chính phủ.
Để thực hiện được thì CHDCND Lào phải xây dựng và củng cố cơ sở hạ
tầng công nghệ thông tin và viễn thông, xây dựng và có kế hoạch hợp lý chặt
chẽ đề án chính phủ điện tử, loại bỏ trở ngại tâm lý và tích cực tuyên truyền để
đưa CPĐT tới gần người dân hơn.
105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Lào
1. Báo cáo chính trị của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhân dân cách mạng Lào, năm
2016.
2. Báo cáo việc thực hiện dự án xây dựng CPĐT giai đoạn 1 năm 2007-2011.
3. Bao cáo của Bộ bưu chính viễn thông Lào, năm 2015.
4. Chiến lược quốc gia về khoa học và công nghệ của CHDCND Lào năm
2011-2020.
5. Chiến lược phát triển ngành bưu chính viễn thông từ năm 2016-2020.
6. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ IV, Nxb Chanthabuly, Viêng Chăn.
7. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb Chanthabuly, Viêng Chăn.
8. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chanthabuly, Viêng Chăn.
9. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chanthabuly, Viêng Chăn.
10. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chanthabuly, Viêng Chăn.
11. Hiến pháp sửa đổi năm 2015của nước CHDCND Lào.
12. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ VIII của Chính phủ, năm 2016-2020.
13. Kế hoạchphát triển Chính phủ điện tử 5 năm (2016-2020).
14. Luật Chính phủ cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, năm 2003
15. Luật viễn thông,năm 2011.
16. Luật giao dịch điện tử, năm 2012.
17. Luật chống tội phạm máy tính, năm 2015.
18. Nghị định số 60/Cp, ngày 03/02/2014của Thủ tướng Chính phủ về tần số.
19. Nghị định số 174/CP, ngày 23/5/2014.
20. Nghị định số 327/CP, ngày 17/09/2014 của Thủ tướng Chính phủ về quản
106
lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internetvà thông tin trên mạng.
21. Quyết định số 590, ngày 18/03/2016 về cho phép tiến hành kinh doanh
trung tâm giao dịch thông tin qua internet.
22. Sô Đa Lasasima (2012), Từng bước quản lý nhà nước theo hướng CPĐT.
23. U Đa Sắc (2005), phát triển CNTT & TT để làm cho đất nước vững mạnh.
II. Tài liệu tiếng Việt:
24. Đoàn Mạnh Hồng (2009), Nghiên cứu xây dựng lộ trình phát triển CPĐTở việt
nam và đề xuất mô hình CPĐT tại đại học thái nguyên, Luận văn thạc sỹ, Đại
học Thái nguyên.
25. Khoa công nghệ thông tin Đại học phương đông, giáo trình Chính phủ điện tử.
26. Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủvề dịch hành chính công và
dịch vụ công trực tuyến.
27. Patricia J. Pascual (2003), Chính phủ điện tử, nhóm công tác e-ASEAN,
eprimer-egov-vietnamese-version.
28. Nguyễn Ngọc Hiến (2006), hành chính công, Nhà xuất bản khoa học kỹ
thuật.
29. TS. Nguyễn Đăng Hậu, TS. Nguyền Hoài Anh, CN. Ao Thu Hoài (2010),
Chính phủ điện tử, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà nội.
30. Nguyễn Đặng Tuấn Minh – Giám đốc tập đoàn công nghệ số MSc (2009),
E-Government Service Development – A Vital Factor in Business
Environment Improvement in Viet Nam, truy cập ngày 24 tháng 03 năm 2013.
31.Nguyễn Nam Trung (2007), CPĐT và khả năng áp dụng CPĐT Việt Nam,
Luận văn thạc sỹ, Đại học Ngoại Thương (Hà Nội).
32.Thành Chung (2012), „Chính phủ điện tử: Minh bạch hơn, phục vụ tốt hơn‟,
Báo điện tử Baodientu.Chinhphu.vn, truy cập ngày 19 tháng 03 năm 2013.
33. Trọng Cầm (2012), „Chính phủ điện tử mạnh phải cho dân quyền giám sát‟,
Báo điện tử Vietnamnet.vn, truy cập ngày 19 tháng 03 năm 2013.
III. Tiếng Anh:
34. ASEAN ICT Masterplan 2015 Completion Report
35. E-Government and E-Governance: Definitions/Domain Framework and
Status around the World by C. Jain Palvia and S. Sharma, 2007.
eprimer-egov-vietnamese-version
36. Global e-Government Readiness Report 2008: From E-Government to
Connected Governance. UNPAN. 2008
37. Global e-Government Readiness Report 2010: Leveraging e-Government at
a Time of Financial and Economic Crisis. UNPAN. 2010
38. Measuring the Information Society 2010, internationalTelecommunication
Union, 2010
107
39. Shailenda C.Jain Palvia and Shushil S.Sharma (2007), E-Government and E-
Governance: Definitions/Domain Framework and Status around theWorld,
www.iceg.net, truy cập ngày 20 tháng 03 năm 2013.
40. United Nation E-government survey 2014.
41. United Nation E-government survey 2016.
IV. Truy cập các trang web.
42.
43.
44.https://www.google.la
45.
46. www.laopdr.gov.la
47.
48.
49. whitehouse.gov
50.
51.
52.
108
PHỤ LỤC 1
Hạ tầng cơ sở chính phủ điện tử quốc gia
109
PHỤ LỤC 2
Hạ tầng cơ sở của chính phủ điện tử
của CHDCND Lào
110
PHỤ LỤC 3
Phát triển phần mềm Chính phủ điện tử
111
Phục Lục 4
Khóa tập huấn kỹ năng sử dụng CNTT cho cán bộ-công chức
Lào
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phat_trien_chinh_phu_dien_tu_o_cong_hoa_dan_chu_nha.pdf