Luận văn Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây

Hoạt động của dịch vụ phi tín dụng là mảng hoạt động kinh doanh không thể thiếu của các ngân hàng thương mại. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM không ngừng mở rộng chi nhánh hoạt động, phát triển các DVPTD nhằm đáp ứng yêu cầu về dịch vụ của khách hàng được xem là điều tất yếu của nền kinh tế. Với mộtđịnh hướngđúngđắn của các ngân hàng trong việc phát triển DVPTD cung cấp cho khách hàng, các ngân hàng sẽthu hútđược khách hàng và tăng tỷ trọng doanh thu dịch vụ cũng như góp phần thúc đẩy việc xã hội hóa thanh toán không dùng tiền mặt. Với những nghiên cứu của tác giả thì luận văn đã đạtđược những kết quả như sau: Thứ nhất: Tác giả đã hệ thống hóa một cách cụ thể những lý luận cơ bản về DVPTD của NHTM như: Khái niệm, đặc điểm, phân loại DVPTD, vai trò của DVPTD, các chỉ tiêu đánh giá phát triển DVPTD như; chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVPTD, kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài trong việc phát triển DVPTD của NHTM từ đó đưa ra bài học cho các NHTM Việt Nam Thứ hai: Từ những cơ sở lý thuyết về phát triển DVPTD của NHTM, tác giả đã phân tích những cơ hội và thách thức trong phát triển DVPTD của NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây. Từ đó nghiên cứu một cách cụ thể về thực trạng phát triển DVPTD của ngân hàng thương mại cổ phầnĐầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây trong giai đoạn 2012-2014, đánh giá sự phát triển DVPTD thông qua các chỉ tiêu cụ thể và các nhân tố tác động đến phát triển DVPTD, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.

pdf132 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của chi nhánh Sơn Tây. Việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng của chi nhánh còn phải phụ thuộc quá nhiều vào Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam, dẫn đến chưa có những bước đi đúng hướng trong vấn đề nâng cao chất lượng những dịch vụ có tính chất riêng có phù hợp với đặc điểm của địa bàn. Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng chưa đa dạng, phong phú, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu tức là mới chỉ là cung cấp những gì mình có chứ không phải là những gì khách hàng cần. Nguyên nhân chính của tồn tại này chính là do các chi nhánh (không chỉ riêng chi nhánh Sơn Tây) vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào Hội sở chính, các chi nhánh không thể tự mình triển khai các sản phẩm mới do chi nhánh đề xuất mà phải làm theo sự chỉ đạo của Trung ương. Điều này đã hạn chế rất nhiều khả năng năng động sáng tạo của chi nhánh trong việc tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng và những đặc điểm đặc thù của địa bàn. - Năng lực tài chính yếu nên làm cho khả năng cạnh tranh kém so với các ngân hàng khác. Việc đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ phát triển dịch vụ còn gặp phải nhiều khó khăn trước hết là trong nội bộ hệ thống do thủ tục trình duyệt phức tạp, rườm rà phải qua nhiều cấp xét duyệt. Khả năng cạnh tranh kém còn là nguyên nhân của việc một số sản phẩm dịch vụ tiện ích kém như dịch vụ POS máy móc đường truyền thường xuyên bị đứt, dịch vụ Thang Long University Libraty 99 ATM thì thiếu máy nên thời gian khách hàng phải chờ để được rút tiền rất lâu, dịch vụ nhắn tin BSMS tốc độ chậm mà lại phải trả phí - Các dịch vụ mới còn nhỏ lẻ và đem lại nguồn thu ít, nhiều dịch vụ sau khi triển khai xong hầu như không có giao dịch, khả năng duy trì và chăm sóc dịch vụ sau triển khai còn kém. Có thể kể ra đây dịch vụ các điểm chấp nhận thẻ POS: do thiếu nhân lực nên không thể chăm sóc thường xuyên nên nhiều khi máy móc, đường truyền bị hỏng gây khó khăn, bất tiện cho khách hàng trong thanh toán. Thêm vào đó do không có chương trình đào tạo một cách bài bản nên chủ doanh nghiệp nơi có lắp máy POS không hiểu thấu đáo về dịch vụ nên vẫn còn tâm lý ngại cho người mua hàng thanh toán băng thẻ do sợ vì không được thu tiền trực tiếp khi giao hàng. - Thiếu thông tin tổng hơp̣ để thưc̣ hiêṇ hoaṭ đôṇg chăm sóc khách hàng cá nhân như thông tin về báo cáo xếp loaị khách hàng (theo mức đô ̣sử duṇg dic̣h vu,̣ số dư tiền gửi bình quân,..) hay những thông tin cơ bản vâñ chưa đươc̣ chính xác như thông tin về ngày sinh, điạ chỉ, điêṇ thoaị,.....Như vâỵ se ̃ chưa thể có đươc̣ chính sách khách hàng thích hơp̣ và hiêụ quả. - Sự phối hợp về nghiệp vụ giữa các phòng ban còn chưa tốt dẫn đến việc đôi khi còn gây phiền hà cho khách hàng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, hình ảnh, thương hiệu của BIDV. Môi trường làm việc tuy đã được cải thiện xong vẫn còn nhiều bất cập của một doanh nghiệp nhà nước đó là việc nhân viên không thể tự do nêu ý kiến, tự do sáng tạo theo cách riêng, luôn phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt và cả những nguyên tắc bất thành văn. Người tài chưa được đối xử tương xứng với tài năng, phân phối thu nhập không dựa theo năng lực và mức độ đóng góp mà chủ yếu vẫn dựa vào thâm niên và mang nặng tính chất cào bằng. Điều này đã gây tâm lý không thoải mái cho một số cán bộ đặc biệt là những cán bộ trẻ. Từ đó dẫn đến việc có những người đã chuyển sang làm cho các NHTMCP. - Chưa chú trọng đến hoạt động marketing: Việc quảng bá hình ảnh chưa được làm thường xuyên, liên tục chưa mang tính hệ thống nhất quán, 100 chưa tạo được điểm nhấn và ấn tượng đối với khách hàng. Chưa tạo dựng được phong cách, tác phong phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại để từ đó tạo ấn tượng, làm nổi bật hình ảnh của BIDV với khách hàng. Chưa giúp khách hàng hiểu rõ về các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Các chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm mới được triển khai chỉ mang tính hình thức qua loa, đại khái. - Chưa xây dựng được một hình ảnh riêng có của BIDV trong tâm trí khách hàng tại địa bàn, các sản phẩm dịch vụ chưa có nhiều tiện ích nổi bật riêng có. Chưa có chính sách, kế hoạch xây dựng một hình ảnh riêng thông qua chất lượng hoạt động, tác phong giao dịch, quy trình nghiệp vụ. Việc quảng bá hình ảnh của BIDV chưa được làm thường xuyên, liên tục, chưa mang tính hệ thống, nhất quán, chưa tạo được điểm nhấn và ấn tượng với khách hàng. Chưa tạo được phong cách phục vụ chuyên nghiệp từ đó làm nổi bật hình ảnh của BIDV trong mắt khách hàng. - Khách hàng để được sử dụng dịch vụ của BIDV nhiều khi phải chờ đợi rất lâu đó là do các quy trình còn có những điểm chưa hợp lý. Phần lớn các quy trình đưa ra chủ yếu để đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng nhưng chưa chú trọng đến việc điều đó có thể gây ra phiền hà khiến khách hàng phải chờ đợi. Tại các phòng giao dịch khách hàng, việc bố trí quầy giao dịch, cách thức xử lý tình huống chưa khoa học dẫn tới tình trạng ách tắc, khách hàng phải chờ đợi lâu vào những ngày đông khách. Chưa có bộ phận chuyên trách hướng dẫn khách hàng như: cách ghi chứng từ, chỉ cho khách hàng vào quầy giao dịch tương ứngnên nhiều khách hàng lần đầu vào ngân hàng còn bỡ ngỡ không biết cách thức thủ tục nên vừa tốn thời gian, vừa tốn giấy tờ và gây tâm lý ức chế cho cả khách hàng và giao dịch viên ngân hàng. b) Những nhân tố ảnh hưởng khách quan - Việt Nam nói chung và Thị xã Sơn Tây nói riêng vẫn là một thị trường thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt. Hiện nay tuy đã có một số phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ, séc, chuyển tiền qua ngân hàng, thanh toán qua các máy chấp nhận thẻ POS/EDC được áp dụng trong một Thang Long University Libraty 101 số giao dịch xong vẫn chưa đạt đến mức độ xã hội hoá. Trình độ dân trí không đồng đều, sự thiếu hiểu biết cộng với thói quen tích trữ và sử dụng tiền mặt hàng ngày đã khiến các dịch vụ phi tín dụng gặp rất nhiều khó khăn để phát triển. Nhiều dịch vụ ngân hàng còn rất mới mẻ với đại bộ phận dân cư, cộng với thu nhập bình quân của người dân còn thấp và thủ tục chứng từ thanh toán qua ngân hàng chưa được cải tiến đơn giản hơn nên chưa phù hợp với trình độ phổ thông chung của dân cư dẫn đến việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng gặp phải nhiều khó khăn. Tỷ trọng dân cư sử dụng dịch vụ ngân hàng còn rất thấp. - Cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ: Ví dụ thời gian qua để triển khai Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ về trả lương qua tài khoản, dịch vụ thanh toán lương qua tài khoản phát triển. Hầu hết các cơ quan, đơn vị đều thực hiện trả lương qua tài khoản cho cán bộ nhân viên (riêng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây số lượng thẻ phát hành tăng thêm phục vụ cho dịch vụ này là trên 1.500 thẻ). Mục đích của việc triển khai chỉ thị và phát triển dịch vụ này là để khuyến khích người dân mà đi đầu là các cán bộ công chức, viên chức sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, hệ thống máy ATM thì lại thiếu, các điểm chấp nhận thẻ còn ít, hiểu biết của người dân và các chủ cơ sở chấp nhận thẻ còn ít nên dịch vụ POS hầu như không phát triển. Lương trả vào tài khoản xong lại được rút ra ngay bằng tiền mặt vì ở những nơi mà người dân sử dụng tiền nhiều nhất như các chợ, cửa hànghệ thống máy chấp nhận thẻ không đủ và chưa có để đáp ứng nhu cầu thanh toán của người dân. - Môi trường cạnh tranh gay gắt: đây là một điều không thể tránh khỏi và nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển các dịch vụ phi tín dụng của chi nhánh. Trên một địa bàn nhỏ hẹp như Thị xã Sơn Tây tính đến cuối năm 2014 có 3 chi nhánh cấp 1(Agribank Sơn Tây, BIDV Sơn Tây, MB Sơn Tây) và 4 phòng giao dịch của các ngân hàng khác ( phòng GD Maritime Bank, phòng GD Techcombank, phòng GD Đông Á, Phòng GD MHB). Các NHTMCP mới mở mới phòng giao dịch tại đây đã sử dụng nhiều biện pháp để lôi kéo, thu hút 102 khách hàng như các chương trình khuyến mại, tặng quà, tăng lãi suất từ đó gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trên đây là một số những mặt còn tồn tại, hạn chế của việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây những nguyên nhân khách quan, chủ quan của những tồn tại, hạn chế đó. Hiểu rõ những nguyên nhân sẽ giúp ta tìm ra được những giải pháp, biện pháp giải quyết những tồn tại, đề xuất những kiến nghị đối với các cấp lãnh đạo nhằm giải quyết những khó khăn giúp các dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây ngày càng phát triển hơn. Kết luận chương 2 Chương 2 của luận văn đã phân tích điều kiện kinh tế xã hội của thị xã Sơn Tây đối với sự phát triển hoạt động dịch vụ phi tín dụng của Chi nhánh BIDV Sơn Tây, trong chương này đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về hoạt động dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sơn Tây. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, thu thập số liệu, luận văn đã tập trung phân tích thực trạng hệ thống các sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng: dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại, bảo lãnh, mua bán ngoại tệ....lợi nhuận từ dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sơn Tây. Thông qua phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sơn Tây, luận văn đã đánh giá thực trạng trên 2 góc độ: Kết quả đạt được, tồn tại hạn chế, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế nhằm tạo cơ sở thực tiễn cho giải pháp và kiến nghị trong chương tiếp theo. Thang Long University Libraty 103 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SƠN TÂY 3.1 Định hướng và phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây 3.1.1 Định hướng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây đến năm 2020 Theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, việc đánh giá hoạt động của một ngân hàng dựa trên cơ sở đánh giá 04 tiêu chí ”Phát triển an toàn - Chất lượng - Hiệu quả - Bền vững”, để thực hiện đẩy đủ các tiêu chí đó, BIDV xác định phát triển dịch vụ phi tín dụng có vai trò quan trọng, tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển dài hạn của BIDV theo định hướng trở thành NHTM hiện đại hàng đầu Việt Nam. Theo đó, cần thiết phải có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong hoạt động phi tín dụng của BIDV, theo hướng gia tăng cả về quy mô, hiệu quả và chất lượng; xác định đây là một hoạt động kinh doanh cốt lõi, cần tiếp tục đầu tư, tạo ra đột phá trong hoạt động ngân hàng thời gian tới với mục tiêu: Mục tiêu đến 2020: Phát triển dịch vụ phi tín dụng có hiệu quả và chất lượng, nắm giữ thị phần lớn thứ nhất trên thị trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ phi tín dụng . 3.1.2 Mục tiêu phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây đến năm 2020 Để cụ thể hóa định hướng cung ứng sản phẩm dịch vụ của mình và góp phần đưa BIDV trở thành tập đoàn tài chính đa năng hiện đại tương đương với các ngân hàng lớn trong nước và của các quốc gia trong khu vực, Chi nhánh Sơn Tây đã xây dựng cho mình một số mục tiêu phát triển cụ thể là: Thứ nhất: Đưa Chi nhánh trở thành chi nhánh ngân hàng hiện đại, hoạt động đa năng, phát triển bền vững, có thương hiệu mạnh, có năng lực tài chính, có trình độ về kỹ thuật công nghệ, nguồn nhân lực và quản trị ngân hàng. 104 Thứ hai: Chi nhánh có hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh các dịch vụ tài chính ngân hàng có hàm lượng công nghệ cao để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nền kinh tế và tối đa hóa các giá trị gia tăng. Thứ ba: Tăng cường sự liên kết và hợp tác với các tổ chức tín dụng và phi tín dụng trong việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng theo nhu cầu thị trường. Gắn kết chặt chẽ các dịch vụ tín dụng và phi tín dụng, giữa dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính phi ngân hàng để đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng có chất lượng. Thứ tư: Đa dạng hóa các kênh phân phối dịch vụ thông qua việc đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối mới, hiện đại tăng thêm tiện ích cho khách hàng. Ngoài ra còn tăng cường phát triển các dịch vụ đại lý thanh toán. Thứ năm: Có nền khách hàng ổn định để đẩy mạnh cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Thứ sáu: Tiếp tục tìm kiếm địa điểm và nghiên cứu nhu cầu thị trường để mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch trên cùng địa bàn kinh doanh. Căn cứ vào định hướng chiến lược tổng thể phát triển dịch vụ ngân hàng của BIDV Việt Nam và kế hoạch phát triển dịch vụ trong từng giai đoạn, chi nhánh tiến hành triển khai các bước thực hiện. Để thực hiện thành công định hướng mang tính chiến lược về phát triển dịch vụ BIDV Việt Nam đề ra, đồng thời có thể khắc phục được những tồn tại, yếu kém trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng thời gian qua, chi nhánh cần tìm ra các giải pháp thích hợp có tính khả thi, phù hợp với khả năng, khai thác được lợi thế và tận dụng được nguồn lực để phát triển các dịch vụ ngân hàng một cách thành công nhất Với những mục tiêu như vậy, chi nhánh xác định phát triển dịch vụ đặc biệt các dịch vụ phi tín dụng là trọng tâm chiến lược, trở thành lợi thế cạnh tranh giúp chi nhánh phát triển bền vững trong tương lai. Thang Long University Libraty 105 3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây 3.2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng chính sách phát triển dịch vụ hợp lý Để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng thì trước hết ngân hàng phải nâng cao được năng lực cạnh tranh của sản phẩm đó là các sản phẩm phải có một mức giá hợp lý, chất lượng phục vụ được nâng cao, giảm thời gian chờ đợi và tăng cường các hoạt động chăm sóc khách hàng. Để làm được điều này Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sơn Tây cần tập trung vào một số chiến lược và chính sách quan trọng như: chính sách giá cả, chính sách sản phẩm, chính sách khách hàng và chính sách marketing. - Chính sách sản phẩm: xác lập các sản phẩm dịch vụ cơ bản, các dịch vụ mũi nhọn cần ưu tiên mở rộng trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế cạnh tranh của chi nhánh đó là: là ngân hàng uy tín hàng đầu có những sản phẩm dịch vụ là thế mạnh Cần lưu ý các sản phẩm dịch vụ bổ sung (có thể không sinh lời) nhưng có tác dụng thu hút khách hàng. Các bước đi và lộ trình triển khai cụ thể gồm nghiên cứu, triển khai thí điểm và nhân rộng các địa bàn có khả năng. - Chính sách khách hàng: Phân loại khách hàng, duy trì các khách hàng truyền thống nhất là các khách hàng lớn, phát triển các khách hàng mới, chú trọng các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, phát triển thị trường sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Cần có một chính sách khách hàng hợp lý với những ưu đãi về lãi suất, giá, phí cho từng đối tượng khách hàng, xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Để thực hiện tốt phương hướng trên cần chuyên nghiệp hóa trong xây dựng chính sách khách hàng để tạo ra những sản phẩm hợp lý đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của khách hàng, tăng cường sáng tạo các sản phẩm mới, hiện đại, đơn giản hóa quá trình, rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng. 106 - Chính sách về giá: Xây dựng một chính sách giá hợp lý, đủ sức cạnh tranh trên từng phần thị trường đã lựa chọn. Chính sách giá phải dựa trên nền tảng một hệ thống hình thành giá vững chắc, linh hoạt và hiệu quả. Chính sách giá phải mềm dẻo, bám sát yêu cầu thực tế sức mua của thị trường theo nguyên tắc dịch vụ chất lượng cao thì phí cao hơn. Cung cấp các dịch vụ khép kín với giá trọn gói có thể chấp nhận lỗ ở dịch vụ này để thu lãi ở dịch vụ khác lớn hơn hoặc lỗ trong ngắn hạn để thu lãi trong dài hạn. 3.2.2. Đầu tư trang thiết bị công nghệ, ứng dụng công nghệ hiện đại vào các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Đối với cả hệ thống, BIDV đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến theo hướng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. BIDV đã tiến hành hiện đại hóa đồng bộ hệ thống công nghệ ngân hàng và có tính liên kết cao trong toàn hệ thống với mục tiêu mở rộng khả năng cung ứng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng thời hoàn thiện và chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ và quản lý nghiệp vụ dựa trên sự tương hỗ mật thiết giữa hệ thống công nghệ- mô hình tổ chức- cơ chế điều hành các đơn vị, phòng, ban. Từng bước xây dựng một hệ thống dữ liệu thông tin, phân tích, lập kế hoạch thống nhất dần tiến tới tự động hóa các nghiệp vụ ngân hàng. - Tập trung đầu tư cải tiến công nghệ ngân hàng ở hội sở và mạng lưới các điểm giao dịch trước hết là hiện đại hóa công nghệ thanh toán, xử lý dữ liệu thông tin nhằm tăng khả năng phục vụ khách hàng, thu hút nguồn vốn. - Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, tập trung đầu tư phần mềm ứng dụng vào các tiện ích ngân hàng đào tạo cán bộ đủ khả năng tiếp nhận kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả thiết bị hiện có. - Nâng cấp hệ thống tin học, phát triển và hoàn thiện mạng giao dịch trực tuyến giữa hội sở chi nhánh và các điểm giao dịch. - Hoàn thiện đưa vào ứng dụng hệ thống ngân hàng bán lẻ, dịch vụ ATM, POS, thấu chi Thang Long University Libraty 107 - Nghiên cứu và thử nghiệm việc tự động hóa các quy trình cung cấp dịch vụ theo hướng cắt giảm các bước trung gian nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng hơn. Phát triển, mở rộng các dịch vụ như Homebanking, Phonebanking, Internetbanking 3.2.3. Xây dựng chiến lược phát triển cho từng giai đoạn cụ thể Để có một chiến lược phát triển dịch vụ hợp lý trước tiên cần có sự thay đổi trong nhận thức về việc thay đổi cơ cấu hoạt động và thu nhập theo hướng giảm dần các hoạt động tín dụng thuần túy, thay vào đó là nâng cao tỷ trọng các khoản thu từ các sản phẩm dịch vụ hiện đại. Để làm được điều này phải xuất phát từ sự thống nhất trong toàn hệ thống chứ không thể chỉ thực hiện được tại một chi nhánh. Cùng với cả hệ thống chi nhánh phải mở rộng nền khách hàng, chú trọng chất lượng phục vụ đặc biệt là các dịch vụ mới dựa trên nền tảng khách hàng, tiềm năng tài chính và các lợi thế sẵn có của mình. Cần tích cực và chủ động trong cải thiện năng lực tài chính bằng cách đẩy mạnh công tác xử lý và thu hồi nợ xấu, làm trong sạch bảng tổng kết tài sản đi đôi với việc nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro. Chiến lược phát triển dịch vụ phải được lập cho từng khoảng thời gian: quý, năm, 3 năm, 5 năm để có kế hoạch khai thác tối đa nguồn lực, nhân lực, vật lực. Các chiến lược dài hạn phải đảm bảo hiệu quả và đồng bộ dựa trên mục tiêu và định hướng phát triển của ngành. Tiếp đó tiến hành nghiên cứu tổng thể nhu cầu của thị trường, nghiên cứu phân đoạn thị trường đối với khách hàng, đồng thời nghiên cứu chiến lược, chính sách của các ngân hàng trên địa bàn kể cả của các đối thủ tiềm năng. Trên cơ sở lợi thế cạnh tranh của chi nhánh cần xác định các dịch vụ cơ bản, dịch vụ mũi nhọn để tập trung khai thác, phát triển. Bên cạnh đó là phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho các dịch vụ trọng điểm, rồi từng bước điều chỉnh các yếu tố tiềm năng như vốn, công nghệ, nhân lực nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thực thi của chiến lược. Trong quá trình triển khai cần có lộ trình cụ thể, phân công, phân nhiệm và giao chỉ tiêu cần thực hiện cho từng bộ phận, từng 108 nhân viên. Cần có cơ chế khuyến khích tính chủ động, sáng tạo cho nhân viên tìm tòi, phát huy sáng kiến trong việc áp dụng thực thi chiến lược vào thực tế. Trong quá trình thực hiện cần định kỳ đánh giá tính hiệu quả của chiến lược cũng như những thay đổi của thị trường để từ đó có được sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với nhu cầu thực tế và khả năng thực thi của chiến lược, hạn chế tối đa tính bảo thủ không mang đến hiệu quả. 3.2.4. Cải tiến quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng các dịch vụ phi tín dụng Đối với các dịch vụ phi tín dụng mà chi nhánh đang cung cấp như thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại, thẻchi nhánh cần phải chú trọng hoàn thiện, cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm có thể xâm nhập vào công chúng một cách có hiệu quả nhất. 3.2.4.1. Dịch vụ thanh toán - Đa dạng hóa các kênh chuyển tiền, các sản phẩm chuyển tiền. Mở tài khoản thanh toán trực tiếp với các ngân hàng khác không cùng hệ thống để việc thanh toán, chuyển tiền giữa các ngân hàng được nhanh chóng, kịp thời. - Xây dựng biểu phí dịch vụ thanh toán trong nước linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng, theo từng mức độ giao dịch với ngân hàng đảm bảo tuân thủ quy định của BIDV. - Cùng với các ngân hàng khác tiến hành quảng cáo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò và tiện ích của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, khuyến khích các tổ chức và cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng với mức phí thấp thậm chí không thu phí. - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị ngành khác để đưa dịch vụ thanh toán tới tận người dân như: thanh toán tiền điện, tiền nước, điện thoại, truyền hình cáp, phí bảo hiểm bằng tài khoản thay vì thanh toán tiền mặt như hiện nay. Đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm như lắp đặt thêm các máy ATM, POSkết hợp với các trung tâm thương mại, siêu thị để phát triển các dịch vụ ngân hàng tự động như gửi rút tiền, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, vấn tin Thang Long University Libraty 109 - Đẩy nhanh thời gian thực hiện thanh toán, đơn giản hóa thủ tục đảm bảo an toàn cho khách hàng tham gia thanh toán. - Đầu tư nâng cấp hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, thường xuyên cập nhật các chương trình phần mềm tiện ích mới phục vụ hoạt động thanh toán. - Tiếp tục hoàn thiện quy trình thanh toán trong đó phân rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận, của từng chi nhánh và trung tâm khi tham gia thanh toán. 3.2.4.2. Dịch vụ tài trợ thương mại Đây là một loại hình dịch vụ quan trọng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sơn Tây, là sản phẩm dịch vụ mà chi nhánh đã có uy tín từ lâu trên địa bàn. Tuy nhiên gần đây sự cạnh tranh trên thị trường là rất gay gắt do sự xuất hiện của nhiều ngân hàng mới. Vì thế để giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu về các sản phẩm thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sơn Tây cần nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm này: - Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các nghiệp vụ, tăng cường công tác phòng ngừa rủi ro, tạo sự phối kết hợp giữa các bộ phận, phòng ban từ đó tạo nên sự khép kín giữa các dịch vụ, dịch vụ này là tiền đề hỗ trợ dịch vụ kia phát triển. - Nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ thuộc bộ phận tài trợ thương mại giỏi về nghiệp vụ ngoại thương, thông thạo các tập quán thanh toán quốc tế có thể làm trực tiếp chứ không chỉ nhận hồ sơ và sau đó gửi trung tâm thanh toán xử lý. 3.2.4.3. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ - Phối kết hợp chặt chẽ với các dịch vụ khác như thanh toán quốc tế, chuyển tiền, tín dụng để mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán và trả nợ vay của khách hàng. 110 - Phối hợp chặt chẽ với Hội sở chính và các chi nhánh khác để phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm kinh doanh ngoại tệ như: kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ chéo, thanh toán biên mậuđể phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. - Tăng cường hoạt động thu đổi ngoại tệ tại các bàn trực tiếp. Mở rộng mạng lưới thu đổi bằng cách ký hợp đồng đại lý với các doanh nghiệp có đủ điều kiện để thu hút lượng ngoại tệ trôi nổi ngoài thị trường. - Tăng cường liên kết với Ngân hàng Phát triển để mua bán ngoại tệ phục vụ thanh toán quốc tế và trả nợ cho các khoản vay vốn tại Ngân hàng Phát triển. - Mở rộng quan hệ với các ngân hàng đầu mối lớn để thu hút kiều hối, mở rộng dịch vụ Western Union để thu hút lượng kiều hối lớn bổ sung nguồn ngoại tệ cho chi nhánh. - Linh hoạt trong điều hành tỷ giá mua bán từng thời kỳ đảm bảo tính cạnh tranh và thu hút được nguồn ngoại tệ. 3.2.4.4. Dịch vụ bảo lãnh Là một ngân hàng lớn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sơn Tây có uy tín từ lâu trong các hoạt động tín dụng phục vụ đầu tư phát triển và các dịch vụ truyền thống trong đó có dịch vụ bảo lãnh. Để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ này Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sơn Tâycần phải: - Đẩy mạnh và đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm chất lượng, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tiền ứng trướcphục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. - Nâng cao chất lượng thẩm định dự án: cần được tiến hành cả trên tư cách pháp lý của các tổ chức, cá nhân cũng như năng lực sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp cho đến các yếu tố thị trường, kỹ thuật, Thang Long University Libraty 111 tổ chức, tính khả thi và hiệu quả của dự án và những rủi ro có thể xảy ra. Tóm lại thẩm định gồm thẩm định chung và thẩm định dự án đầu tư có liên quan cần bảo lãnh để tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình bảo lãnh. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh. - Tuân thủ quy trình bảo lãnh. Bổ sung và hoàn thiện cơ chế nghiệp vụ phù hợp với chính sách, pháp luật mới ban hành và diễn biến thực tế của thị trường như bổ sung cơ chế cho vay, áp dụng biện pháp đồng tài trợ trong bảo lãnh 3.2.4.5. Dịch vụ chi trả kiều hối Western Union - Tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị đi kèm với tặng quà, các hình thức khuyến mại cho khách hàng sử dụng các sản phẩm nhận tiền kiều hối đặc biệt là những sản phẩm chuyển tiền nhanh như: Western Union, Express Money & IME. Đây đều là những sản phẩm có tính an toàn cao, khách hàng có thể nhận tiền ngay khi người gửi hoàn tất thủ tục gửi tiền. - Mở rộng mạng lưới hoạt động của các điểm chi trả Western Union, triển khai các hình thức như: nhận tiền kiều hối tại nhà, nhận kiều hối qua thẻ ATM để giảm áp lực khách hàng đến giao dịch tại quầy. 3.2.4.6. Một số dịch vụ khác * Dịch vụ ngân quỹ - Tăng cường tổ chức các lớp học đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ ngân quỹ về phân biệt tiền thật, tiền giả, quá trình bảo quản vật, giấy tờ có giá - Giáo dục cán bộ làm công tác kho quỹ đặc biệt là những cán bộ mới về đạo đức nghề nghiệp hạn chế những rủi ro đáng tiếc. - Triển khai một số dịch vụ mới như cho thuê két sắt, giữ hộ tài sản * Dịch vụ trả lương qua tài khoản - Tăng cường quảng cáo tiếp thị để thu hút thêm nhiều khách hàng là các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp ký hợp đồng trả lương qua 112 tài khoản, tăng tiện ích của các dịch vụ thẻ, POS, thấu chi đi kèm để khuyến khích các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản. - Rút ngắn thời gian giao dịch, đảm bảo ngay sau khi nhận được bảng kê tính lương từ đơn vị gửi lên là người lao động đã nhận được lương. * Dịch vụ điểm chấp nhận thẻ POS - Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, chăm sóc hệ thống máy móc thiết bị sau khi triển khai tránh tình trạng máy lắp xong để đấy không dùng cũng không hề có phát sinh giao dịch. - Lắp đặt thêm nhiều điểm chấp nhận thẻ nữa để khách hàng có thể sử dụng nhiều hơn dịch vụ này như tại các chợ, siêu thị, trung tâm mua sắm - Đào tạo cho chủ các doanh nghiệp có lắp đặt máy POS và người dân về tiện ích cũng như tính tiện lợi khi sử dụng hình thức thanh toán qua máy POS. * Dịch vụ thấu chi tài khoản tiền gửi - Mở rộng đối tượng khách hàng được sử dụng dịch vụ đi kèm với tăng cường các biện pháp quản lý các khách hàng sử dụng sản phẩm để đảm bảo không xảy ra rủi ro vì dịch vụ này thực chất là cho vay ứng trước để sử dụng cho chi tiêu hàng ngày khi có tiền sẽ trả sau nên nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro của tín dụng. Xác định hạn mức thấu chi phù hợp cho từng đối tượng khách hàng. - Linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất đảm bảo lợi ích cho khách hàng. Rút ngắn thời gian làm thủ tục. Tăng cường quảng cáo, tiếp thị cho sản phẩm như là một dịch vụ hỗ trợ đi kèm của dịch vụ thẻ và dịch vụ trả lương qua tài khoản. * Dịch vụ nhắn tin qua điện thoại di động (BSMS) - Cần tăng cường quảng cáo, tiếp thị cho sản phẩm vì hiện nay số lượng khách hàng mở tài khoản tăng nhanh đặc biệt là khi dịch vụ trả lương qua tài khoản đang rất phát triển. - Miễn phí tiến tới cung cấp dịch vụ này như một tiện ích mặc định cho mỗi khách hàng khi mở tài khoản tại ngân hàng như một số NHTMCP hiện nay đang làm. Thang Long University Libraty 113 - Tăng thêm tiện ích cho sản phẩm như nhắn tin hỏi giá chứng khoán, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ, các thông tin về thị trường tài chính tiền tệ * Dịch vụ Homebanking Tăng cường quảng cáo, tiếp thị cho sản phẩm này. Hiện nay dịch vụ này tuy đã triển khai xong hầu như không có tiến triển vì việc thanh toán hay gặp sự cố và mất thời gian. Vì vậy cần phải cải tiến, nâng cao chất lượng, tốc độ đường truyền, đảm bảo tính bảo mật trong thanh toán, tăng thêm tiện ích cho dịch vụ để khách hàng có thể giao dịch tại nhà mà vẫn an toàn, chính xác như khi lên ngân hàng. Và cũng như các dịch vụ khác triển khai xong cần chăm sóc, bảo trì bảo dưỡng thường xuyên để duy trì và phát triển sản phẩm. 3.2.5. Đẩy mạnh việc ứng dụng marketing trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng - Thống nhất về hình ảnh của BIDV trong toàn quốc cũng như tại chi nhánh từ các biển hiệu, quảng cáo, đồng phục đến cách thức bố trí quầy giao dịch để tạo dấu ấn riêng có để lại ấn tượng trong tâm trí khách hàng về hình ảnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sơn Tây. - Các nhà quản trị ngân hàng cần phải nhanh chóng thay đổi từ tư duy kinh doanh cũ sang tư duy kinh doanh mới lấy hoạt động Marketing làm chủ đạo; phải có tầm nhìn chiến lược; khả năng phân tích, dự báo và nhạy bén với nhu cầu thị trường để đưa ra những sản phẩm dịch vụ phù hợp. - Hoạt động Marketing cần được thâm nhập vào tất cả các bộ phận giao dịch và nhân viên ngân hàng, đặc biệt là những nhân viên giao dịch dựa trên nền tảng là tất cả cùng hợp sức để đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong muốn của khách hàng - Cần phải có phòng chức năng Marketing trong cơ cấu tổ chức quản trị để đưa ta những chủ trương, định hướng và tổ chức các hoạt động Marketing một cách bài bản, với một đội ngũ nhân sự am hiểu về Marketing để nhanh chóng đưa nó lên tuyến đầu của công cuộc kinh doanh ngân hàng đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng. 114 - Khi vận dụng Marketing một cách chuyên nghiệp và hoạt động kinh doanh ngân hàng cần phải đảm bảo tính thực tiễn với một thị trường các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhiều tiềm năng, chưa có thói quen tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng một cách phổ biến, môi trường kinh doanh kém ổn định... và phải phù hợp với thực tiễn của các NHTM Việt Nam. 3.3 Một số kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ Chính phủ cần tiếp tục sửa đổi luật các TCTD, bởi bên cạnh những đóng góp quan trọng trong việc tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho tổ chức và hoạt động của hệ thống các TCTD thì Luật Các TCTD và Luật sửa đổi một số điều của Luật Các TCTD cũng bắt đầu bộc lộ một số hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống tổ chức tín dụng, cũng như yêu cầu nâng cao khả năng quản lý an toàn trong hoạt động của các TCTD như: Một là, các quy định quan trọng của Luật ở dạng chung cần phải có quy định cụ thể của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Nhiều nội dung cụ thể của Luật liên quan đến tổ chức và hoạt động ngân hàng còn để ngỏ, chưa quy định nên khi triển khai hướng dẫn thực hiện Luật còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Luật chưa quy định rõ những nghiệp vụ nào TCTD đương nhiên được làm, những nghiệp vụ nào phải xin phép, những nghiệp vụ nào được thực hiện trực tiếp và những nghiệp vụ nào chỉ được phép gián tiếp thực hiện thông qua việc thành lập công ty trực thuộc. Từ đó dẫn đến có nhiều giấy phép con không phù hợp với tiến trình cải cách hành chính của Chính phủ. Hai là, các quy định của Luật chưa đồng bộ, phát sinh nhiều xung đột luật với các quy định của nhiều Luật khác như Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật Phá sản... Do vậy, việc triển khai thực hiện các quy định của Luật gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như quy định về quản trị, kiểm soát, điều hành, cổ đông, cổ phần, cổ phiếu, phát hành trái phiếu huy động vốn, giải thể, phá sản... Thang Long University Libraty 115 Ba là, Luật chưa quy định rõ được mô hình tổ chức của từng loại hình TCTD, thiếu các quy định đặc thù về quản trị, tổ chức quản lý, nên các TCTD khó xây dựng được mô hình tổ chức cho mình trong điều kiện bị nhiều Luật chi phối (như Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã...). Việc ban hành các văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của một số loại hình TCTD như ngân hàng đầu tư, ngân hàng hợp tác, ngân hàng phát triển cũng gặp khó khăn. Bốn là, Luật có quy định khá cụ thể về nghiệp vụ ngân hàng nhưng không phân định rõ ràng giữa hoạt động của ngân hàng và hoạt động của TCTD phi ngân hàng và thực tế đã biến các TCTD đó trở thành các ngân hàng “bậc thấp”, tạo thêm rủi ro cho hệ thống các TCTD. Năm là, nhiều thuật ngữ cần thiết trong Luật Các TCTD chưa được định nghĩa như “cung ứng dịch vụ thanh toán”, “công ty con của tổ chức tín dụng”, “bao thanh toán”, “phát hành giấy tờ có giá”, “môi giới tiền tệ”, “góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng”, “người có liên quan”; một số thuật ngữ chưa được định nghĩa chính xác dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Sáu là, một số quy định về tỷ lệ an toàn, những nội dung về cấm, hạn chế cho vay chưa theo kịp những thay đổi trong thông lệ quốc tế, nảy sinh nhiều vướng mắc trong quá trình hội nhập. Bảy là, Luật cũng chưa có quy định về giám sát hợp nhất hoạt động của nhóm các công ty con, công ty liên kết của một tổ chức tín dụng, chưa có quy định về việc phối hợp với cơ quan giám sát nước ngoài và giám sát các TCTD nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Sự cần thiết ban hành Luật các TCTD để khắc phục bất cập của Luật Các TCTD hiện hành: - Quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng. Luật Các TCTD năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2004 (sau đây gọi tắt là Luật Các TCTD hiện hành) chưa quy định thật cụ thể và rõ ràng quyền chủ động kinh doanh, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD. Luật 116 chưa quy định rõ phạm vi hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng, đặc biệt trong việc xác định loại nghiệp vụ được phép thực hiện. - Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực ngân hàng. Một số quy định của Luật Các TCTD hiện hành chưa theo kịp so với công cuộc cải cách hành chính chung đang được thực hiện. Một số công việc chỉ cần giao cho NHNN nhưng Luật lại giao cho Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, nên phát sinh nhiều đầu mối quản lý, làm chậm trễ quá trình hướng dẫn thực hiện Luật và việc xử lý các vấn đề phát sinh trên thực tiễn. Ngoài ra, thủ tục xin chấp thuận, chuẩn y các thay đổi của TCTD trong Luật Các TCTD hiện hành mang tính hành chính, không cần thiết và làm tăng thêm chi phí cho các TCTD cũng cần được xem xét để thay đổi cho phù hợp. - Đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá, tính năng động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Luật Các TCTD hiện hành chưa tạo lập được cơ sở pháp lý để cụ thể hoá hoặc đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng. Các quy định của Luật Các TCTD hiện hành chưa phân biệt phạm vi hoạt động của từng loại hình TCTD, do vậy, ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển của các loại hình TCTD. Các bất cập của Luật Các TCTD hiện hành không chỉ làm hạn chế sự phát triển và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, mà còn ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý, thanh tra, giám sát an toàn của NHNN đối với hệ thống TCTD. Việc soạn thảo và ban hành Luật các TCTD mới gắn với việc khắc phục bất cập của Luật hiện hành, đặc biệt là các quy định về tổ chức, quản trị, điều hành, kiểm soát, hoạt động và bảo đảm an toàn, tạo lập khung pháp lý hoàn chỉnh, minh bạch cho tổ chức và hoạt động của các TCTD là yêu cầu cấp thiết của thực tiễn. Đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập và xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng hiện đại. Hiện tại một số quy định của Luật Các TCTD còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế như các quy định về an toàn vốn, dịch vụ ngân hàng được phép cung cấp Do vậy, việc ban hành Luật Các TCTD mới Thang Long University Libraty 117 với mục tiêu thể chế hóa các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế vào trong Luật, phù hợp với điều kiện Việt Nam là rất cần thiết để tạo cơ sở pháp lý xây dựng hệ thống TCTD hiện đại, có đủ năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, cũng như cho việc giám sát an toàn trong hoạt động của các TCTD. Đảm bảo sự đồng bộ giữa các quy định của Luật Các TCTD và các Luật khác. Việc ban hành Luật Các TCTD mới với các quy định cụ thể về tổ chức, quản trị điều hành và quy định rõ ràng về nguyên tắc áp dụng luật là yêu cầu cấp thiết nhằm tạo sự đồng bộ giữa Luật này và các luật có liên quan. Phát triển thị trường tiền tệ theo hướng hiện đại hoá và đa dạng hoá các hình thức hoạt động; hoàn thiện hệ thống luật pháp, nâng cao sức cạnh tranh, năng lực quản trị của các ngân hàng; xoá bỏ các phân biệt đối xử trong tiếp cận nguồn vốn và tham gia thị trường, tạo môi trường bình đẳng trên thị trường tiền tệ; tăng cường liên kết giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn" và "Thực hiện chính sách lãi suất thoả thuận theo nguyên tắc thị trường và đi tới loại bỏ hoàn toàn quy định hành chính đối với lãi suất ngoại tệ." Phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức, áp dụng đầy đủ các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về quản trị ngân hàng. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước. Nâng cao chất lượng tín dụng, khả năng sinh lời, xử lý nhanh nợ đọng, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức an toàn; tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại đạt chuẩn mực quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư và doanh nghiệp tiếp cận với các sản phẩm và tiện ích ngân hàng." và "...Thực hiện mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo lộ trình hội nhập quốc tế, bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta. Hình thành môi trường pháp luật về tiền tệ, tín dụng minh bạch và công khai. Loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp, ưu đãi và phân biệt đối xử giữa các tổ chức tín dụng. Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật và ngăn chặn việc hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng. 118 Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. Xây dựng môi trường pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng. Các chính sách và quy định pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng góp phần tạo môi trường lành mạnh và động lực cho các TCTD, doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất kinh doanh. Loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp, ưu đãi trong lĩnh vực ngân hàng và phân biệt đối xử giữa các TCTD... Ban hành Luật NHNN mới thay thế Luật NHNN (năm 1997), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NHNN (năm 2003); Luật các TCTD mới thay thế Luật các TCTD (năm 1997), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD (năm 2004) để tạo cơ sở thúc đẩy quá trình cải cách, phát triển hệ thống tiền tệ, ngân hàng an toàn, hiện đại và hội nhập quốc tế có hiệu quả. Luật NHNN và Luật các TCTD hướng tới điều chỉnh mọi hoạt động tiền tệ, ngân hàng, không phân biệt đối tượng tiến hành hoạt động ngân hàng. Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tăng cường hiệu lực những chế tài pháp lý, kinh tế và hành chính bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của người đi vay và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các TCTD. Hạn chế và tiến tới xoá bỏ việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng. Áp dụng Tiêu chuẩn Quốc tế về Thanh tra Giám sát Ngân hàng, Một khuôn khổ pháp lý phù hợp cho công tác thanh tra giám sát ngân hàng cũng là cần thiết. Một hệ thống thanh tra giám sát hiệu quả yêu cầu là cơ quan thanh tra giám sát phải luôn hiểu rõ về hoạt động của từng ngân hàng và tập đoàn ngân hàng, và của toàn hệ thống ngân hàng, chú trọng vào sự an toàn và tính ổn định của hệ thống ngân hàng. Về thị trường tài chính, tín dụng, thị trường chứng khoán, quan điểm quản lý nhà nước là không can thiệp trực tiếp vào thị trường mà tập trung vào thực hiện chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính để tránh rủi ro hệ thống và khủng hoảng tài chính. Thang Long University Libraty 119 3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước cần phải tạo một khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh bằng cách ban hành luật và các thể chế. Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao vai trò NHTW, việc quản lý của NHNN đối với toàn hệ thống ngân hàng phải chuẩn xác. Trong dài hạn phải hoàn thiện cải cách hành chính và công tác truyền thông để ngành Ngân hàng luôn công khai, minh bạch, rõ ràng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước cần làm công tác tuyên truyền và dự báo một cách tương đối chính xác về những biến động của nền kinh tế thị trường để kịp thời có những chính sách tiền tệ phù hợp giúp cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại luôn được ổn định và phát triển. 3.3.3 Kiến nghị đối với Hiệp hội ngân hàng Trong quá trình hoạt động của các tổ chức tín dụng và các NHTM, vai trò của Hiệp hội NH khá quan trọng, là đại diện cho các hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến NH và của Hiệp hội. Chính vì vậy, để phát triển hoạt động kinh doanh của NHTM thì nhất thiết cần tăng cường vai trò hoạt động kinh doanh của NHTM thì cần thiết phải tăng cường vai trò hoạt động của hiệp hội NH. Cần mở rộng sự hợp tác của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam với hiệp hội ngân hàng các nước khu vực và trên thế giới. Mặt khác, hiệp hội ngân hàng Việt Nam cũng cần nâng cao vai trò của mình trong việc tổ chức, liên kết, hợp tác giữa NHTM trong nước về các nghiệp vụ, nhằm tạo điều kiện cho các NHTM hỗ trợ nhau, nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam, góp phần thực thi chính sách tiền tệ, đảm bảo cho hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam hoạt động an toàn, phát triển lành mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội 120 Kết luận chương 3 Chương 3 đã nêu lên định hướng và mục tiêu phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây trong những năm tới. Từ đó, đưa ra các giải pháp để phát triển dịch vụ phi tín dụng tại chi nhánh. Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ giúp chi nhánh Sơn Tây triển dịch vụ phi tín dụng cả về quy mô cũng như chất lượng, phát triển khả năng cạnh tranh và mang lại doanh thu và lợi nhuận cao với mức rủi ro thấp đối với dịch vụ phi tín dụng. Đồng thời chương 3 cũng nêu lên một số kiến nghị đối với sự quản lý vĩ mô của Chính phủ và NHNN và Hiệp hội ngân hàng Việt Nam với mong muốn có thể góp phần phát triển dịch vụ phi tín dụng tốt hơn trong những năm tới tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây. Thang Long University Libraty 121 KẾT LUẬN Hoạt động của dịch vụ phi tín dụng là mảng hoạt động kinh doanh không thể thiếu của các ngân hàng thương mại. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM không ngừng mở rộng chi nhánh hoạt động, phát triển các DVPTD nhằm đáp ứng yêu cầu về dịch vụ của khách hàng được xem là điều tất yếu của nền kinh tế. Với mộtđịnh hướngđúngđắn của các ngân hàng trong việc phát triển DVPTD cung cấp cho khách hàng, các ngân hàng sẽthu hútđược khách hàng và tăng tỷ trọng doanh thu dịch vụ cũng như góp phần thúc đẩy việc xã hội hóa thanh toán không dùng tiền mặt. Với những nghiên cứu của tác giả thì luận văn đã đạtđược những kết quả như sau: Thứ nhất: Tác giả đã hệ thống hóa một cách cụ thể những lý luận cơ bản về DVPTD của NHTM như: Khái niệm, đặc điểm, phân loại DVPTD, vai trò của DVPTD, các chỉ tiêu đánh giá phát triển DVPTD như; chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVPTD, kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài trong việc phát triển DVPTD của NHTM từ đó đưa ra bài học cho các NHTM Việt Nam Thứ hai: Từ những cơ sở lý thuyết về phát triển DVPTD của NHTM, tác giả đã phân tích những cơ hội và thách thức trong phát triển DVPTD của NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây. Từ đó nghiên cứu một cách cụ thể về thực trạng phát triển DVPTD của ngân hàng thương mại cổ phầnĐầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây trong giai đoạn 2012-2014, đánh giá sự phát triển DVPTD thông qua các chỉ tiêu cụ thể và các nhân tố tác động đến phát triển DVPTD, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Thứ ba: Từ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp chung về sự phát triển DVPTD và giải pháp cụ thể cho từng loại hình DVPTD của NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây, các kiến nghị với Chính phủ, NHNN, Hiệp hội hội ngân hàng. 122 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê 2. Trần Quốc Đạt (2006), Kinh nghiệm phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng thương mại một số nước, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng số 51. 3. Tạ Quang Đôn (2006), Hoàn thiện khuôn khổ thể chế đối với dịch vụ ngân hàng hiện đại hiện nay, Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2020, Các vụ chức năng Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu tổng hợp và phát hành. 4. Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội 5. Nguyễn Đắc Hưng (2007), Cơ sở lý luận và thực tiễn của một số biện pháp nâng cao hiệu quả cạnh tranh và hợp tác trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tạp chí Ngân hàng. 6. Cầm Hiếu Kiên (1999), Cần phân định rõ nghiệp vụ ngân hàng và dịch vụ ngân hàngtheo luật các tổ chức tín dụng, Tạp chí ngân hàng số 7 7. Phùng Khắc Kế (2006), Ngân hàng Việt Nam 20 năm đổi mới cùng đất nước và những việc cần làm trong tiến trình phát triển, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng, Các vụ chức năng Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu tổng hợp và phát hành. 8. Peter S.Rose (2010), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 9. Trương Thị Mỹ Nhân (2009), Phát triển kênh phân phối hiện đại sử dụng giao dịch công nghệ cao của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 13. 10. Lê Xuân Nghĩa (2006), Một số định hướng chiến lược phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Xây dựng chiến Thang Long University Libraty 123 lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2020, Các vụ chức năng Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu tổng hợp và phát hành. 11. Ngân hàng thế giới (1995), Một số kiến thức về quản lý ngân hàng hiện đại. 12. Nguyễn Thị Quy (2008), Giáo trình Dịch vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội 13. Nguyễn Văn Tiến (2014), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 14. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 v/v Phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam. 15.Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Quyết định số 2453/2011/QĐ-TTG ngày 27/12/2011 v/v Phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015. 16. Thủ tướngChính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt. 17. Từ điển Bách Khoa (2010), Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam 18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 (2010), Luật Các Tổ chức tín dụng, số 46/2010/QH12 ngày 16 /06/2010. 19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước, số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010. 20.Phạm Minh Điền (2010), Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án TS khoa học 124 Học viện Ngân hàng Hà Nội. 21.Phan Thị Linh (2015), Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các Ngân hàng thương mại Nhà Nước Việt Nam, Luận án TS Đại học Kinh tế Quốc Dân. 22.Nguyễn Thị Thúy (2015), Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại một số quốc gia và những bài học kinh nghiệm, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số14. CÁC WEBSITES TRONG NƯỚC 19. www.sbv.gov.vn 20. www.vneconomy.com.vn 21. www.tintucvietnam.com 22. www.bidv.com.vn 23. www.thebanker.com 24. www.mof.gov.vn 25. www.der.gov.vn 26. www.thuvienphapluat.vn 27. www.luatvietnam.vn 28. www.vietlaw.gov.vn 29www.kienthuckinhte.com 30. www.ub.com.vn Thang Long University Libraty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf96_1597_7127.pdf
Luận văn liên quan