Về số lượng doanh nghiệp: Cơ cấu về số lượng doanh nghiệp thương mại,
dịch vụ năm 2012 hoạt động trong ngành bán buôn và bán lẻ chiếm 56,90% tổng số
doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; ngành vận tải kho bãi chiếm
9,91%; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 9,30%; ngành thông tin và truyền
thông chiếm 0,13%; ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm chiếm
1,81%; ngành kinh doanh bất động sản chiếm 0,13%; ngành hoạt động chuyên môn,
khoa học và công nghệ chiếm 14,73%; ngành hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ
trợ chiếm 2,41%; ngành giáo dục và đào tạo chiếm 0,47%; ngành y tế và hoạt động
trợ giúp xã hội chiếm 0,60%; ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí chiếm 0,80% và
các ngành dịch vụ khác chiếm 2,81%. Đến năm 2016 số lượng doanh nghiệp hoạt
động trong các ngành bán buôn và bán lẻ chiếm 53,29% tổng số doanh nghiệp
thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; ngành vận tải kho bãi chiếm 12,01%; ngành
dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 11,96%; ngành thông tin và truyền thông chiếm
0,34%; ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm chiếm 1,53%; ngành kinh
doanh bất động sản chiếm 0,49%; ngành hoạt động chuyên môn, khoa học và công
nghệ chiếm 13,14%; ngành hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ chiếm 3,99%;
ngành giáo dục và đào tạo chiếm 0,69%; ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
chiếm 0,54%; ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí chiếm 1,08% và các ngành dịch
vụ khác chiếm 0,94%.
123 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số lượng ý kiến đồng ý chiếm tỷ lệ cao
nhất trên 50%, tiếp theo là sự hài lòng về mức độ phù hợp của môi trường kinh
doanh có ý kiến đồng ý là 44,5%. Tuy nhiên thì mức độ đồng ý đối với các chính
sách về hỗ trợ công nghệ và hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh cho doanh nghiệp còn
thấp dưới 30%. Kết quả trên đánh giá đúng với thực tế của môi trường kinh doanh
tại tỉnh Quảng Bình, chứng tỏ một số chính sách chưa thực sự mang lại hiệu quả
tích cực cho sự phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình. Vì vậy, cần có chính sách cụ thể nhằm cải thiện vấn đề về hỗ trợ công nghệ,
thu hút đối tác vào thị trường tỉnh Quảng Bình.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh ế Huế
85
Bảng 2.17. Đánh giá đối với các biến yếu tố
về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Các biến điều tra
Ý kiến đánh giá (%) Mean
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Tương
đối
đồng ý
đ
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng
ý
Chính sách hỗ trợ cung cấp
thông tin thị trường do các cơ
quan của tỉnh thực hiện rất tốt
0,9 7,7 31,8 47,7 11,8 3,62
Chính sách hỗ trợ tìm kiếm
đối tác kinh doanh do các cơ
quan của tỉnh thực hiện rất
tốt
0,9 17,3 55,9 25,9 0 3,07
Chính sách hỗ trợ công nghệ
các cơ quan của tỉnh thực
hiện rất tốt
9,1 32,3 40,0 13,2 5,5 2,74
Chính sách hỗ trợ xúc tiến
thương mại và triển lãm
thương mại các cơ quan của
tỉnh thực hiện rất tốt
0,9 12,3 25,5 48,2 13,2 3,60
Chính sách hỗ trợ tuyển
dụng và môi giới lao động
do các cơ quan của tỉnh thực
hiện rất tốt
4,5 5,5 21,4 50,9 17,7 3,72
Chính sách hỗ trợ đào tạo
nghề cho người lao động do
các cơ quan của tỉnh thực
hiện rất tốt
8,2 11,8 19,1 37,3 23,6 3,60
Chính sách hỗ trợ tư vấn
thông tin pháp luật thực hiện
rất tốt
3,2 10 22,7 48,2 15,9 3,64
Môi trường kinh doanh trên
địa tỉnh Quảng Bình rất
thuận lợi
0 5,0 50,5 44,5 0 3,40
Nguồn: Phân tích SPSS và tổng hợp của tác giả
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
86
2.4.3.2.2. Ý kiến đánh giá của đối tượng khảo sát về thủ tục hành chính
Bảng 2.18. Đánh giá ý kiến đối với các biến yếu tố
về thủ tục hành chính
Các biến điều tra
Ý kiến đánh giá (%) Mean
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Tương
đối
đồng ý
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng
ý
Doanh nghiệp dễ dàng tiếp
cận các thông tin, tài liệu
của tỉnh
0,0 14,1 58,6 27,3 0 3,1
Đề tiếp cận các thông tin,
tài liệu của tỉnh doanh
nghiệp không cần phải có
mối quan hệ với cơ quan
nhà nước
0,0 13,2 55,5 31,4 0
Doanh nghiệp đã từng tham
gia đóng góp ý kiến về các
quy định chính sách của
Nhà nước
0,9 27,2 50,0 21,8 0 2.93
Các hiệp hội địa phương có
vai trò đáng kể trong xây
dựng và phản biện chính
sách của tỉnh
0,9 55,0 38,6 5,5 0 2.49
Thủ tục vay vốn của doanh
nghiệp tại tổ chức tín dụng
thuận tiện
0 4,1 18,6 65,0 12,3 3,85
Doanh nghiệp dễ dàng tiếp
cận với các nguồn vốn vay 0 2,3 10,9 59,1 27,7 4,12
Lãi suất cho vay rất ưu đãi 0 0 14,1 52,3 33,6 4,20
Nguồn: Phân tích SPSS và tổng hợp của tác giả
Kết quả về mức độ hài lòng đối với nhóm thủ tục hành chính chưa thực sự
tốt, mặc dù trong những năm qua các chính sách cũng như thủ tục hành chính đã cải
thiện, giảm nhẹ tính rườm rà về văn bản. Tuy nhiên hiệu quả thực hiện vẫn chưa
cao, theo thống kê thì có 3/7 yếu tố nhận được sự đồng ý trên 50% gồm “1_Thủ tục
vay vốn, 2_Khả năng tiếp cận nguồn vốn, 3_Lãi suất cho vay ưu đãi”, các nhân tố
còn lại có sự đồng ý rất thấp dưới 30%, ý kiến ‘không đồng ý” đối với việc công
nhận vai trò của các hiệp hội địa phương chiếm 55%. Như vậy, sự hài lòng đối với
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
87
nhóm nhân tố này thực sự chưa tốt và cần có biện pháp cải thiện nhiều đối với chính
sách tiếp cận các thông tin, tài liệu, tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia góp ý
các quy định, chính sách cấp tỉnh liên quan trực tiếp đến môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp.
2.4.3.2.3. Ý kiến đánh giá của đối tượng khảo sát về đất đai và cơ sở hạ tầng
Bảng 2.19. Đánh giá ý kiến đối với các biến yếu tố
về đất đai và cơ sở hạ tầng
Các biến điều tra
Ý kiến đánh giá (%) Mean
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Tương
đối
đồng ý
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng
ý
Giá thuê đất và mặt bằng
kinh doanh phù hợp
0,5 35,5 46,8 17,3 0 2,81
Hệ thống đường giao thông
thuận lợi 2,3 7,7 27,3 55,9 6,8 3,57
Hệ thống điện, nước sạch
phục vụ sản xuất kinh doanh
ổn định, đảm bảo chất lượng
1,4 7,7 27,3 45,0 18,6 3,72
Hệ thống điện thoại, dịch vụ
internet, viễn thông ổn định,
đảm bảo chất lượng
1,8 7,7 28,6 55,9 5,9 3,56
Nguồn: Phân tích SPSS và tổng hợp của tác giả
Kết quả của nhóm chính sách về đất đai và cơ sở hạ tầng, các ý kiến tương
đối hài lòng với các biến về hệ thống điện, hệ thống nước sạch, hệ thống điện thoại
và viễn thông, ý kiến đồng ý cho các biến này trên 50% , tuy nhiên số người tương
đối đồng ý chiếm tỷ lệ gần 30%, đây cũng là một vấn đề cần quan tâm đến các hạn
chế tồn tại đối với các yếu tố này. Biến “giá thuê mặt bằng kinh doanh phù hợp”
không được đánh giá tốt, ý kiến trả lời tập trung vào nhóm tương đối đồng ý chiếm
46,8% và không đồng ý chiếm 35,5%. Với kết quả trên đòi hỏi các cơ quan có thẩm
quyền cần chú trọng đến việc quy hoạch, tạo điều kiện về mặt bằng kinh doanh,
điều này một phần do tính đặc biệt của thị trường bất động sản, giá thị trường bất
động sản không ổn định và tính kỳ vọng vào loại thị trường này rất lớn.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
88
2.4.3.2.4. Ý kiến đánh giá của đối tượng khảo sát về tính minh bạch và khả
năng tiếp cận thông tin
Bảng 2.20. Đánh giá đối với các biến yếu tố về tính minh bạch
và khả năng tiếp cận thông tin
Các biến điều tra
Ý kiến đánh giá (%) Mean
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Không
đồng
ý
Tương
đối
đồng ý
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng
ý
Các vướng mắc của doanh
nghiệp đều được các cơ quan
nhà nước giải quyết nhanh
chóng, thỏa đáng.
0 23,2 49,1 27,7 0 3,05
Thủ tục hành chính với cơ
quan nhà nước nhanh chóng,
thuận lợi.
0 11,4 60,0 28,6 0 3,17
Chính sách thanh tra, kiểm
tra của cơ quan nhà nước là
minh bạch, rõ ràng.
0 19,1 52,3 28,6 0 3,10
Doanh nghiệp không gặp khó
khăn trong giải quyết thủ tục
kinh doanh
4.55 5.55 21.36 50.91 17.73 3,72
Nguồn: Phân tích Excel và tổng hợp của tác giả
Về tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin cho thấy các khảo sát nhận
được sự đồng ý thấp (dưới 30%), tập trung vào mức “tương đối đồng ý”, tỷ lệ tương
đối đồng ý chiếm cao nhất là 60% đối với biến thủ tục hành chính với cơ quan nhà
nước tại địa phương nhanh chóng, thuận tiện, tiếp đó là biến chính sách thanh tra,
kiểm tra của cơ quan nhà nước là minh bạch rõ ràng chiếm 52,3%, biến doanh nghiệp
không gặp khó khăn nào trong việc giải quyết thủ tục kinh doanh được số lượng đồng
ý trên 50% cho thấy sự cải thiện về thủ tục rất là lớn, biến giải quyết các vướng mắc
của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước chiếm 49,1%, đây cũng là biến có nhiều ý
kiến “không đồng ý” nhiều nhất (23,2%). Kết quả này đánh giá đúng với thực tế ở
một số cơ quan nhà nước, thủ tục mặc dù đã cải thiện nhưng chưa thực sự rõ ràng,
mức độ nhiệt tình trong giải quyết các vướng mắc khó khăn của cá nhân và tổ chức
liên quan còn yếu, trách nhiệm chưa cao, chưa có sự đổi mới, lối làm việc trông chờ,
ỷ lại.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
89
2.4.3.2.5. Ý kiến đánh giá của đối tượng khảo sát về thiết chế pháp lý
Bảng 2.21: Đánh giá ý kiến đối với các biến về thiết chế pháp lý
Các biến điều tra
Ý kiến đánh giá (%) Mean
Hoàn toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Tương
đối đồng
ý
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng ý
Doanh nghiệp rất tin tưởng
vào thiết chế pháp lý hiện
nay tại địa phương
4,1 4,1 36,8 35,5 19,5 3,62
Việc sử dụng thiết chế pháp
lý để giải quyết tranh chấp
hiện nay là rất phổ biến
4,1 4,1 36,4 34,5 20,9 3,64
UBND tỉnh rất linh hoạt
trong khuôn khổ pháp luật
nhằm tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi cho doanh
nghiệp
4,1 4,1 36,4 35,0 20,5 3,64
Nguồn: Phân tích Excel và tổng hợp của tác giả
Bảng thống kê về kết quả thiết chế pháp lý, các ý kiến đánh giá về nhóm
thiết chế pháp lý có hướng tích cực, ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm trên
50%; nhóm “tương đối đồng ý” chiếm gần 37%; có 8,2% là các ý kiến hoàn toàn
không đồng ý và không đồng ý. So với các trước đó thì các ý kiến đánh giá nhóm
này tương đối đa dạng, số ý kiến đánh giá “ hoàn toàn không đồng ý” cao nhất trong
5 nhóm được phân tích, cho thấy ý kiến đánh giá của thiết chế pháp lý còn thiếu
đồng bộ, thiếu chặt chẽ, nhiều vấn đề tranh chấp ở các cơ sở địa phương như đất
đai, thiếu công bằng trong phân phối các phúc lợi xã hội cũng như sự ưu tiên về các
điều kiện kinh doanh trên địa bàn.
Nhìn chung, đánh giá về môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại, dịch vụ trên địa bàn đã có ý kiến đánh giá tích cực về các chính sách hỗ
trợ tín dụng, chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng (điện, nước, viễn thông), hoạt động hỗ
trợ triển lãm, tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp Kết quả có 15 biến yếu tố được
đánh giá đồng ý hài lòng với tỷ lệ trên 50%, 10 biến còn lại có mức độ hài lòng
thấp. Điều này cho thấy rằng môi trường kinh doanh chưa thực sự thuận lợi cho các
doanh nghiệp phát triển, thiếu tính đồng bộ về các chính sách, thiếu tính năng động,
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
90
môi trường chưa hấp dẫn với các đối tác kinh doanh, điều kiện phát triển doanh
nghiệp chưa mở rộng, tiềm lực về vật chất và kỹ năng hòa nhập hạn chế.
Tóm lược phân tích đánh giá của đối tượng khảo sát về yếu tố ảnh hưởng
phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ:
Đánh giá về mức độ hài lòng đối với sự phát triển của doanh nghiêp thương
mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cho thấy các ý kiến đánh giá đúng thực tế
với môi trường kinh doanh của tỉnh Quảng Bình.
Môi trường kinh doanh chịu ảnh hưởng chung về khủng hoảng kinh tế toàn
cầu từ giai đoạn 2011 - 2015, quá trình phục hồi của các doanh nghiệp nhỏ, non yếu
đòi hỏi mất một thời gian nhất định, một số doanh nghiệp đang chờ phá sản hoặc sát
nhập hoặc chuyển đổi cổ phần cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.
Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi, phục hồi, chi phí tăng
cao, doanh thu thấp dẫn đến lợi nhuận giảm sút.
Các ý kiến đánh giá về môi trường kinh doanh với sự đồng ý khá cao, tuy
nhiên có gần 10% là các ý kiến không đồng ý hoặc hoàn toàn không đồng ý và gần
30% là không có ý kiến. Nhìn chung thì chưa khả quan về môi trường kinh doanh,
các cơ sở kinh doanh lớn thường lấn sân các cơ sở kinh doanh nhỏ, nên tạo ra sự
cạnh tranh không công bằng, nhiều ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp nhà nước còn
nặng tính xin cho vì vậy việc tạo điều kiện và hỗ trợ các điều kiện và môi trường
kinh doanh chưa đồng bộ.
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG
MẠI, DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
Đánh giá ở cấp độ quy mô, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp thương mại, dịch vụ đã cho thấy giai đoạn 2012 - 2016 các loại hình
doanh nghiệp ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tăng lên về số lượng
doanh nghiệp, quy mô vốn và số lượng lao động.... Năm 2016, số lượng doanh
nghiệp thương mại, dịch vụ khu vực thành thị chiếm 72,83%, khu vực nông thôn
chỉ chiếm 27,17%.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học inh tế Huế
91
2.5.1. Kết quả
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, tỉnh Quảng Bình cũng phát triển
về hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ. Các hình thức kinh doanh đa dạng,
phong phú. Trong những năm qua, các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ tăng lên
đáng kể, đặc biệt là về phương diện quy mô vốn và quy mô lao động.
Số lượng doanh nghiệp thương mại, dịch vụ có quy mô vốn cao tăng lên. Cụ
thể: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 100 tỷ tăng bình quân giai đoạn 2012 - 2016
là 24,3%; doanh nghiệp có vốn đầu từ 50 tỷ đến dưới 100 tỷ tăng bình quân giai
đoạn 2012 - 2016 là 26,6 %; doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ tăng bình
quân giai đoạn 2012 - 2016 là 16,7%; doanh nghiệp có vốn từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ
tăng bình quân giai đoạn 2012 - 2016 là 16,4%; các loại hình doanh nghiệp có quy
mô vốn nhỏ hơn cũng tăng trong giai đoạn này nhưng tăng chậm hơn.
Các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ tạo công ăn việc làm cho người lao
động, góp phần giảm thất nghiệp cho địa phương. Số lao động làm việc trong một
số loại hình doanh nghiệp thương mại, dịch vụ tăng lên, tập trung chủ yếu vào loại
hình doanh nghiệp Công ty TNHH tư nhân thể hiện xu hướng phát triển của các loại
hình này trong thời gian tới, đây cũng là loại hình doanh nghiệp có tiềm lực và khả
năng đáp ứng tốt nhu cầu về cung cấp dịch vụ và hàng hóa của thị trường.
Các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa
phương. Thể hiện qua số liệu doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp tăng qua các năm, cùng với đó là các sản phẩm dịch vụ đáp ứng được
nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của người tiêu dùng.
2.5.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, sự phát triển của các doanh nghiệp thương
mại, dịch vụ còn một số hạn chế:
- Doanh nghiệp phát triển chỉ mang tính tự phát, chưa có quy hoạch và định
hướng rõ ràng. Trong số các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ chủ yếu tập trung
trong các ngành bán buôn và bán lẻ chiếm 53,29%; ngành vận tải kho bãi chiếm
12,01%; dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 11,96%; ngành hoạt động chuyên môn,
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
92
khoa học và công nghệ chiếm 13,14% và các ngành dịch vụ khác chiếm 9,60%. Các
doanh nghiệp thương mại, dịch vụ cho đến hiện nay chưa có sự định hướng, quy
hoạch, phân bổ vẫn mang tính tự phát, không đồng đều ở nông thôn và thành thị,
chủ yếu tập trung ở thành thị, các nơi có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng kỹ
thuật.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước có định hướng rõ ràng hơn nhưng chỉ chiếm
0,30% trong tổng số doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa tỉnh. Doanh nghiệp
ngoài nhà nước chiếm 99,70% tổng số doanh nghiệp, trong đó hầu hết là doanh
nghiệp có quy mô nhỏ được phân bố ở tất cả các huyện/thị xã/thành phố trên địa
bàn tỉnh, nhưng định hướng không rõ ràng, phát triển dàn trải, thiếu quy hoạch, quy
mô nhỏ và mang tính tự phát. Do phát triển phân tán và thiếu quy hoạch định
hướng, nên sự ra đời của các doanh nghiệp thiếu tính ổn định, bền vững. Sự mất cân
đối trong phân bổ doanh nghiệp, một mặt ảnh hưởng trực tiếp quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, mặt khác sẽ hạn chế vai trò và tác dụng
của doanh nghiệp trong việc khai thác các tiềm năng về vốn, đất đai, lao động,... do
đầu tư phát triển. Điều đó cho thấy hạn chế của sự quản lý nhà nước, sức hút của
các cơ chế chính sách chưa đủ hấp dẫn để các chủ doanh nghiệp đầu tư tiến hành
kinh doanh ở địa phương.
- Số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng đa số là doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Năm 2012, bình quân 1 doanh nghiệp chỉ có 9,84 lao động/doanh nghiệp và bình
quân 1 doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh là 7,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Đến
năm 2016 bình quân 1 doanh nghiệp có 9,01 lao động/doanh nghiệp và bình quân 1
doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh là 11,8 tỷ đồng/doanh nghiệp
- Hiệu quả kinh doanh còn thấp, mặc dù những năm qua hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ có bước tiến bộ đáng kể, nhưng
nhìn chung hiệu quả kinh doanh còn thấp, qua số liệu điều tra cho thấy: Tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu tiêu thụ đạt quá thấp, mới đạt 0,33%. Số doanh nghiệp kinh
doanh thua lỗ năm 2016 vẫn còn cao, chiếm 20,96% (có 426 doanh nghiệp).
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
93
CHƯƠNG 3
MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG
MẠI, DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1.1. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ
Thứ nhất, đổi mới tư duy. Đứng trước xu thế phát triển mạnh mẽ về khoa học
- công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế, Việt Nam đã và đang chuẩn bị
những điều kiện cần thiết cho doanh nghiệp về môi trường pháp lý cũng như chính
sách kinh tế mở cửa hội nhập (ký hiệp định TPP, gia nhập AFTA,...). Các doanh
nghiệp thương mại, dịch vụ đứng trước tình hình đó cần chủ động tích cực đổi mới
tư duy theo hướng hội nhập và phát triển, bền vững và hiệu quả để có thể tồn tại,
đứng vững một cách lâu dài và vững chắc trên thị trường. Khi Việt Nam mở cửa hội
nhập, các doanh nghiệp nước ngoài tràn vào Việt Nam, nếu không có chiến lược
phát triển bền vững thì chắc chắn sẽ sớm bị đào thải theo quy luật thị trường.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thông
thoáng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo, đào tạo và
đào tạo lại nguồn nhân lực theo hướng phù hợp với nhu cầu xã hội cần để tạo điều
kiện cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tích cực có những chiến lược đổi mới tư duy toàn diện về quan hệ giữa
doanh nghiệp và nhà nước, giữa những doanh nghiệp Việt Nam với nhau và cần
chấm dứt tư duy một chiều là nhà nước làm gì cho doanh nghiệp mà phải quan điểm
doanh nghiệp và nhà nước cùng làm. Đối với địa phương, đặc biệt là những tỉnh
nhỏ như Quảng Bình thì việc quan tâm sát sao đến doanh nghiệp thương mại, dịch
vụ là một việc làm cần thiết do số lượng doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa
bàn tỉnh chiếm số lượng lớn, hàng năm đóng góp chủ yếu vào nguồn thu ngân sách
tỉnh nhà.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
94
Hiện nay các chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ
trong việc đổi mới tư duy cũng đang được tích cực thực hiện như tạo sân chơi cho
các doanh nghiệp thông qua các Hội chợ Thương mại hàng năm, Sở Công Thương
và các sở ban ngành phối hợp với hội doanh nghiệp để tổ chức các buổi tập huấn
bồi dưỡng kỹ năng marketing, nhận diện thương hiệu, định giá thương hiệu... Đây là
những dấu hiệu đáng mừng trong quá trình thiết lập mối quan hệ Nhà nước và
doanh nghiệp cùng làm để cùng nhau thay đổi tư duy từ nhiều mặt, góp phần giúp
các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ là một bộ phận quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với xu hướng phát triển
chung của đất nước, Quảng Bình cũng đã có những chiến lược cụ thể nhằm phát
triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ. Phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch
vụ sẽ khuyến khích và tăng cường cạnh tranh ngay trên địa bàn tỉnh và trong nước,
làm cho nền kinh tế hàng hóa năng động hơn, nhu cầu đáp ứng được thuận tiện
hơn.Từ chỗ phát triển doanh nghiệp bền vững, hội nhập, sẽ tạo điều kiện giải quyết
được công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động cho tỉnh nhà, tạo động cơ cho
các ngành hàng sản xuất, dịch vụ phát triển.
Thứ ba, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ cần lấy quan điểm hiệu quả kinh
tế - xã hội làm thước đo. Các chủ trương biện pháp phát triển doanh nghiệp thương
mại, dịch vụ cần phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước đo cho mọi hành động,
điều này là cần thiết trong điều kiện hội nhập vì các doanh nghiệp phải đặt tính bền
vững lên hàng đầu trong quá trình kinh doanh và phát triển doanh nghiệp mình.
Thứ tư, ưu tiên phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ theo hướng
công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tỉnh cần tập trung thúc đẩy doanh nghiệp thương
mại, dịch vụ phát triển theo hướng CNH - HĐH nhằm: Thúc đẩy các doanh nghiệp
đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ; tăng cường hoạt động dịch vụ thông tin kỹ
thuật, công nghệ.
Thứ năm, tăng cường hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp thương mại, dịch
vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi,
Đại học Kinh tế Huế
Đại học ki h tế Huế
95
xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, xúc tiến thương mại và phát triển
thương hiệu, mở rộng thị trường, tạo nguồn nhân lực, v.v..
3.1.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ
Thứ nhất, đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, tạo môi trường đầu tư và kinh
doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch để các doanh nghiệp trong đó có doanh
nghiệp thương mại, dịch vụ đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế và nâng
cao năng lực cạnh tranh thị trường khu vực.
Thứ hai, tăng số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm.
Thứ ba, giải quyết thêm việc làm (tăng thêm) bình quân hàng năm cho lao
động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt đối với lao động trẻ mới ra trường.
Thứ tư, tăng tổng vốn đầu tư vào doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa
bàn và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
Thứ năm, tăng tốc độ giá trị thương mại, dịch vụ đóng góp vào GRDP toàn
tỉnh.
Thứ sáu, đóng góp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp thương mại,
dịch vụ bình quân tăng hàng năm.
3.2. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG
THỜI GIAN TỚI
Thứ nhất, nhóm giải pháp về định hướng chiến lược. Kết quả trên cho thấy,
mặc dù định hướng phát triển các loại hình doanh nghiệp trên thị trường là phù hợp,
tuy nhiên việc hình thành các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ còn mang tính tự
phát, chưa tập trung nên chất lượng hoạt động chưa cao. Vì vậy, cần có quy định cụ
thể, định hướng các loại hình doanh nghiệp chuyên sâu, tập trung vào từng thị
trường mục tiêu, thị trường chiến lược, xây dựng thương hiệu và mức hài lòng về
dịch vụ của công ty.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kin tế Huế
96
Tăng cường hơn nữa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cụ thể hóa chính sách
thuế, tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp năng động hơn, hoàn thiện
môi trường thiết chế pháp lý.
Chính sách ổn định thị trường bất động sản nhằm tăng tính ổn định về giá
thuê mặt bằng kinh doanh, quy hoạch các địa điểm, vị trí thuận lợi cho doanh
nghiệp thuê mặt bằng kinh doanh,...
Thứ hai, nhóm về chính sách thị trường lao động, tài chính. Sự phát triển của
các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ thường không ổn định và dễ bị tác động, một
trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này là nguồn lao động tại các doanh
nghiệp thương mại, dịch vụ hiện đang rất thiếu và yếu. Trong tổng số lao động hiện
đang làm việc tại doanh nghiệp thương mại, dịch vụ năm 2016 chỉ có 0,46% lao
động có trình độ trên đại học và có đến 20,87% lao động chưa qua đào tạo. Các
doanh nghiệp thương mại, dịch vụ hiện nay không chỉ thiếu lao động và lao động
chưa đáp ứng được yêu cầu mà các doanh nghiệp cũng rất thụ động trong công tác
đào tạo nghề. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ hứng phần ngọn, tuyển dụng những lao
động đã được đào tạo nhưng mỗi doanh nghiệp có công nghệ khác nhau, kinh doanh
những loại sản phẩm dịch vụ khác nhau nên lao động đã qua đào tạo chưa chắc đã
đáp ứng được nhu cầu của công việc.
Để các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ có đủ nguồn lao động và đáp ứng
nhu cầu của công việc, thì ngoài việc tăng cường đầu tư, tập trung nâng cao các điều
kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và mở rộng
quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu về số lượng lao động cho các doanh nghiệp thì
còn cần tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề trong công
tác đào tạo. Các doanh nghiệp không chỉ cung cấp thông tin nhu cầu về trình độ của
người lao động mà còn trực tiếp tham gia đào tạo nghề từ việc xây dựng chương
trình, tiêu chuẩn kỹ năng mà còn là nơi thực hành cho lao động học nghề
Trình độ lao động trong các doanh nghiệp là tương đối đảm bảo, tuy nhiên
trình độ lao động có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này lại rất ít, đặc biệt là
loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước không chỉ là kinh nghiệm kinh doanh mà
Đại học Kinh tế Huế
Đại học ki h tế Huế
97
kinh nghiệm quản lý năng động, linh hoạt vẫn còn thiếu. Vì vậy các doanh nghiệp
cần hỗ trợ kinh phí đào tạo cho lao động mới hành nghề, đào tạo chuyên môn sâu,
các kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm thương trường, kỹ năng tài chính, kỹ năng
quản trị nguồn nhân lực.
Đối với mức lương mà các lao động được hưởng còn thấp vì vậy cần có
chính sách phụ cấp mức thưởng phù hợp, tạo động lực cho lao động làm việc tích
cực và hiệu quả hơn.
Cần có chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo điều
kiện đầu tư các phương tiện vật chất hiện đại đáp ứng nhu cầu cao hiện nay, bởi các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường có năng lực tự chủ tốt hơn khi xuất
hiện các biến động thị trường, quy mô hoạt động và khả năng đa dạng hóa các
chủng loại hàng hóa cao hơn, mức hài lòng của các nhân viên về các chính sách ưu
đãi tốt hơn.
Thứ ba, chính sách cân đối sự phát triển các loại hình doanh nghiệp:
- Loại hình doanh nghiệp nhà nước hiện nay có xu hướng thu hẹp quy mô,
chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành các Công ty cổ phần, Công ty TNHH
một thành viên... Vì vậy đã mất cân đối giữa quy mô vốn, lao động đối với lĩnh vực
nhà nước. Mặc dù hiện nay việc chuyển đổi thành các loại hình doanh nghiệp khác
hoạt động tự chủ hơn và hiệu quả tốt hơn, tuy nhiên cần đảm bảo một tỷ lệ nhất
định để tồn tại và vai trò chủ đạo.
- Cần tận dụng các chính sách ưu tiên thuế đang được nhà nước hỗ trợ và bổ
sung vào nguồn vốn hoạt động.
- Cần xây dựng nhóm phục vụ cung ứng tài chính kịp thời, đáp ứng nhanh
các nhu cầu về vốn và nhu cầu tài chính hoạt động của công ty, tìm các nguồn cho
vay lãi suất ưu đãi nhằm hạn chế được chi phí kinh doanh.
- Cần hình thành các kênh phân phối hàng hóa, quảng bá đa dạng và tiện ích
cho người tiêu dùng, phát triển hình thức bán hàng qua kênh tự động Internet...
Thứ tư, nhóm giải pháp về tạo lập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
dịch vụ cho các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ:
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
98
Trong số các khó khăn của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương
mại, dịch vụ nói riêng thì khó khăn lớn nhất là vấn đề thị trường đầu ra cho sản
phẩm. Phương châm của chính sách thị trường cho doanh nghiệp thương mại, dịch
vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình phải mềm dẻo, đa phương và đa dạng, coi trọng
vấn đề chiếm lĩnh thị trường, trước hết là thị trường tại chỗ của tỉnh với gần 1 triệu
dân bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh. Đồng thời
nghiên cứu thị trường, mở rộng phạm vi tiêu thụ sản phẩm trong vùng Bắc Trung
Bộ và Duyên hải miền Trung và các địa phương khác.
- Tổ chức tốt công tác thông tin, dự báo thị trường cho doanh nghiệp, tổ chức
các dịch vụ tư vấn tiếp thị để giúp các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội đầu tư kinh
doanh. Tạo điều kiện cho các doanh nhân trong tỉnh tiếp cận, tham quan, khảo sát
tìm đối tác, khai thác thị trường trong và ngoài nước để liên kết có hiệu quả, có khả
năng chiếm lĩnh thị trường.
- Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, kiểm soát lưu thông hàng
hóa, chống và xử lý nghiêm các vi phạm sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng kém
chất lượng và gian lận thương mại.
- Đẩy mạnh khuyến khích tiêu dùng xã hội một cách có hiệu quả. Hiện các
doanh nghiệp thương mại, dịch vụ ở tỉnh Quảng Bình đang đứng trước thách thức
lớn của xu hướng hội nhập quốc tế cũng như thách thức trong cân đối cung - cầu
trong nước hiện nay. Hiện nay, tổng cung đang lớn hơn tổng cầu do GDP sản xuất
các ngành đều tăng, tiêu dùng của Chính phủ giảm do chính sách tiết kiệm, tiêu
dùng của dân cư giảm do thu nhập tăng chậm Đó là những khó khăn lớn cho thị
trường sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương
mại, dịch vụ. Do đó, nhà nước cần đẩy mạnh các giải pháp kích cầu, bình ổn giá cả
các mặt hàng nhà nước quản lý, tăng chi ngân sách cho đầu tư, đẩy mạnh các
chương trình kinh tế - xã hội, như xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm Đồng
thời, kích thích tiêu dùng xã hội hợp lý trên cơ sở xem xét cải tiến chế độ tiền lương
và tăng thu nhập cho người lao động, có những biện pháp hữu hiệu kích cầu, đẩy
mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực.
Đại học Kinh tế Huế
Đại họ kinh tế Huế
99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Trong những năm qua vai trò, vị trí của các doanh nghiệp thương mại, dịch
vụ đã được khẳng định và ngày càng nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước. Duy trì và phát triển mạnh các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ có ý nghĩa
quan trọng trong nền kinh tế, là công cụ hữu hiệu góp phần thúc đẩy nền kinh tế
tăng trưởng. Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương,
chính sách, các văn bản pháp quy nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp
nói chung và doanh nghiệp thương mại, dịch vụ nói riêng. Tuy nhiên, những chủ
trương, chính sách riêng đối với doanh nghiệp thương mại, dịch vụ chưa đủ mạnh.
Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều biện pháp hỗ trợ phát triển
các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại, dịch vụ nói riêng: Từ tổ
chức bộ máy hỗ trợ, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, gặp gỡ, trao đổi
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Nhờ đó, các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ
đã có bước phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện còn không
ít những hạn chế, trở ngại trong việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp thương mại,
dịch vụ trên địa bàn từ công tác tổ chức hỗ trợ đến các biện pháp hỗ trợ cụ thể. Vai
trò của chính quyền địa phương chưa được phát huy tối đa. Nhiều doanh nghiệp
chưa đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược, đổi
mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và thực hiện tốt các quy định của Nhà nước.
Từ thực tế đó, các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn còn gặp không ít
khó khăn, vướng mắc. Qua nghiên cứu đề tài đưa ra một số giải pháp cơ bản để
chính quyền các cấp, doanh nghiệp tham khảo, vận dụng để hoạt động ngày một
hiệu quả hơn, góp phần xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương:
- Cần có quy định cụ thể, định hướng các loại hình doanh nghiệp chuyên sâu,
tập trung vào từng thị trường mục tiêu, thị trường chiến lược, xây dựng thương hiệu
và mức hài lòng về dịch vụ của công ty.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học ki
ế Huế
100
- Tăng cường hơn nữa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cụ thể hóa chính sách
thuế, tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp năng động hơn, hoàn thiện
môi trường thiết chế pháp lý.
- Chính sách ổn định thị trường bất động sản nhằm tăng tính ổn định về giá
thuê mặt bằng kinh doanh, quy hoạch các địa điểm, vị trí thuận lợi cho doanh
nghiệp thuê mặt bằng kinh doanh.
- Cần hỗ trợ kinh phí đào tạo cho lao động mới hành nghề, đào tạo chuyên
môn sâu, các kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm thương trường, kỹ năng tài chính,
kỹ năng quản trị nguồn nhân lực.
- Có chính sách phụ cấp mức thưởng phù hợp, tạo động lực cho lao động làm
việc tích cực và hiệu quả hơn.
- Cần có chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo điều
kiện đầu tư các phương tiện vật chất hiện đại.
- Cần đảm bảo một tỷ lệ nhất định để tồn tại và vai trò chủ đạo của loại hình
doanh nghiệp cũng như ngành nghề kinh doanh.
- Cần tận dụng các chính sách ưu tiên thuế đang được nhà nước hỗ trợ và bổ
sung vào nguồn vốn hoạt động.
- Xây dựng nhóm phục vụ cung ứng tài chính kịp thời, đáp ứng nhanh các
nhu cầu về vốn và nhu cầu tài chính hoạt động của công ty, tìm các nguồn cho vay
lãi suất ưu đãi nhằm hạn chế được chi phí kinh doanh.
- Cần hình thành các kênh phân phối hàng hóa, quảng bá đa dạng và tiện ích
cho người tiêu dùng.
2. KIẾN NGHỊ
Căn cứ thực trạng phát triển của các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình tôi đưa ra một số giải pháp như trên và có một số kiến nghị
về lý luận và thực tiễn phát triển của các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ như
sau:
2.1. Đối với các cấp chính quyền cấp tỉnh
Cần mạnh dạn có những đột phá mới, táo bạo, tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc, bất cập, bức xúc đang tồn tại hoặc sẽ phát sinh trong thực tiễn quản lý
nhà nước đối với các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, nhất là về đất đai, mặt
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
101
bằng sản xuất kinh doanh, vốn, năng lực khoa học công nghệ, thị trường, nhân
lực
Có chính sách thu hút các nhà đầu tư vốn, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp tiếp cận kinh nghiệm khoa học công nghệ mới. Tăng nguồn vốn đào tạo cho
cán bộ nhân viên, tăng kinh nghiệp quản lý, kỹ năng quản trị nhân lực.
Tạo ra các sân chơi, các buổi tập huấn về kinh nghiệp quản lý, ứng xử với
các biến động của thị trường, thảo luận các chiến lược kinh doanh bền vững, hợp
tác giữa các doanh nghiệp với nhau
Tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư, hoàn thiện thiết chế, pháp
lý, thủ tục hành chính
2.2. Đối với doanh nghiệp
Cần chủ động trong việc tìm thị trường kinh doanh, thị trường vốn, tìm kiếm
thị trường lao động có chuyên môn cao để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh hiện
đại.
Có kế hoạch trong việc đào tạo nguồn nhân lực, lao động công ty, bồi dưỡng
các lao động có tiềm năng phù hợp với vị trí và công việc của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần có những đột phá hơn nữa trong việc tìm kiếm thị
phần, nâng cao hiệu quả hoạt động, có chiến lược kinh doanh bền vững, lâu dài.
Xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, không tham gia kinh doanh hàng
lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Tổ chức lại bộ máy kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cho phù hợp với đặc
điểm, ngành nghề sản xuất kinh doanh, nhằm phát huy tốt nhất hiệu quả và năng
suất lao động của từng cá nhân trong bộ máy.
Thường xuyên nghiên cứu các chế độ chính sách để thực hiện và áp dụng
một cách có hiệu quả vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói
chung và doanh nghiệp thương mại, dịch vụ nói riêng.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Đình Chiến (2002), quản trị marketing trong doanh nghiệp, Trường Đại
học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ
về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Công (2013), Giáo trình phân tích kinh doanh, NXB Đại học kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
4. Nguyễn Cúc, Đặng Ngọc Lợi, Nguyễn Hữu Thắng, Hồ Văn Vĩnh (1997), Chính
sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
5. Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình (2010), Bức tranh toàn cảnh cơ sở kinh tế, hành
chính, sự nghiệp tỉnh Quảng Bình, Công ty Cổ phần In Quảng Bình.
6. Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình (2011), doanh nghiệp Quảng Bình thời kỳ 2006 -
2010 qua kết quả điều tra năm 2007 - 2011, Công ty Cổ phần In Quảng Bình.
7. Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng
Bình năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016.
8. Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, Niêm giám Thống kê năm 2012, 2013, 2014,
2015, 2016, Công ty Cổ phần In Quảng Bình và Nhà xuất bản Thống kê.
9. Vũ Hùng Cường (2010), “Kinh nghiệm phát triển khu vực kinh tế tư nhân Nhật
Bản và vận dụng ở Việt Nam”, Tạp chí những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới.
10. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần
thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Quảng Bình.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
12. HĐND tỉnh Quảng Bình (2017), Nghị quyết số 19/2017/NQ-HĐND ngày
18/7/2017 về việc ban hành Quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Quảng Bình.
13. Hoàng Thu Hà, Vũ Quốc Tuấn (2001), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh
nghiệm nước ngoài và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, NXB
Thống kê, Hà Nội.
Đại học Kinh tế Huế
Đại ọc kinh tế Huế
103
14. Hoàng Xuân Hòa, Vụ Kinh tế - Văn phòng Trung ương Đảng, Kinh nghiệm phát
triển dịch vụ ở Nhật Bản, Trung Quốc và một số gợi ý cho Việt Nam.
15. Phạm Văn Hồng (2007), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong
quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc
dân, Hà Nội.
16. Ngân hàng Thế giới (2006), Báo cáo phát triển Việt Nam 2006. Doanh nghiệp,
Hà Nội.
17. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Luật doanh nghiệp năm
2014, Hà Nội.
18. Trương Phương Sin (2016), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành thương
mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ
khoa học kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Huế.
19. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 23/01/2007,
Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, Hà Nội.
20. Tài liệu hướng dẫn điều tra doanh nghiệp năm 2016, Tổng cục Thống kê (2016),
Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2016, theo Quyết định số 47/QĐ-TCTK
ngày 22/02/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, NXB Thống kê, Hà
Nội.
21. Nguyễn Thị Anh Thủy (2015), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, chuyên
ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Huế.
22. Tổng cục Thống kê (2012), Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm
2009, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
23. Tổng cục Thống kê (2016), Niên giám Thống kê năm 2012, 2013, 2014, 2015,
2016, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
24. Tổng cục Thống kê, Tài liệu điều tra doanh nghiệp năm 2013, 2014, 2015, 2016,
2017, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
25. UBND tỉnh Quảng Bình (2017), Quyết định số 45/2017/QĐ-UBND ngày
07/11/2017, Ban hành Quy định thủ tục thực hiện một số chính sách ưu đãi và hỗ
trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình theo Nghị quyết số 19/2017/NQ-HĐND
ngày 18/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quảng Bình.
Đại học Kinh tế Huế
Đại ọc kinh tế Huế
104
PHỤ LUC
Phụ lục 1. Phiếu phỏng vấn doanh nghiệp thương mại, dịch vụ
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ
(Phục vụ nghiên cứu khoa học )
Tôi là Trần Quốc Lợi, hiện đang công tác tại Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình,
tôi đang thực hiện Luận văn Cao học Quản lý kinh tế với đề tài “Phát triển doanh
nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”.
Mục đích của phiếu điều tra này là để tìm hiểu, đánh giá hiệu quả chính sách
hỗ trợ của Nhà nước đối với sự phát triển của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ và
đánh giá về môi trường sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, từ đó đề xuất những chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn
trong thời gian tới.
Thông tin do các Anh/Chị cung cấp chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu của cá
nhân. Tất cả các thông tin liên quan đến cá nhân Anh/Chị và doanh nghiệp sẽ không
được đề cập đến trong luận văn, tuyệt đối không công bố, in ấn và phát hành.
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN
1. Giới tính: Nam Nữ
2. Tuổi: Dưới 25 Từ 25 đến 40
Từ 41 đến 60 Trên 60
3. Trình độ chuyên môn:
Trên đại học Đại học
Cao đẳng Trung cấp
Khác
4. Chức vụ hiện nay:
Giám đốc/Phó giám đốc Trưởng/Phó các Phòng, Ban
Nhân viên
Số:
Đại học Kinh tế Huế
Đại học ki h tế Huế
105
II. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Loại hình doanh nghiệp:
DN nhà nước DN ngoài nhà nước
DN có vốn đầu tư nước ngoài
2. Lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp:
3. Số lao động bình quân năm 2016 của doanh nghiệp:
Dưới 10 lao động Từ 10 - 50 lao động
Từ 51 - 100 lao động Trên 100 lao động
4. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm 2016 doanh nghiệp:
Dưới 1 tỷ đồng Từ 1 - dưới 5 tỷ đồng
Từ 5 - 10 tỷ đồng Trên 10 tỷ đồng
5. Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm qua của doanh nghiệp:
Doanh thu Lợi nhuận
Triệu đồng
So cùng kỳ
năm trước
(%)
Triệu đồng
So cùng kỳ
năm trước
(%)
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
6. Những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Anh/Chị chỉ chọn
một khó khăn mà Anh/Chị cho là quan trọng nhất):
Thiếu vốn Thiếu lao động
Năng lực hạn chế Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kém
Công nghệ lạc hậu Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm
Khác
III. THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
1. Doanh nghiệp có biết thông tin về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Nhà
nước: Biết Không biết
2. Kênh thông tin mà doanh nghiệp tiếp cận (Anh/Chị chỉ chọn 1 kênh thông tin mà
Anh/Chị cho là quan trọng nhất):
Báo, đài, tivi Công văn
Qua các cuộc họp Khác
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
106
3. Từ năm 2012 - 2016 doanh nghiệp có nhận được sự hỗ trợ từ những chính sách
nào sau đây của Nhà nước cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
Lãi suất vay vốn
Thuế (miễn thuế, giảm thuế, giãn nợ thuế)
Mặt bằng sản xuất
Khoa học, công nghệ
Khác
4. Nếu không nhận được sự hỗ trợ từ bất kỳ chính sách nào, đề nghị cho biết lý do:
Thủ tục phức tạp
Không biết thông tin, nên không đăng ký hỗ trợ
Biết thông tin, nhưng không có nhu cầu, nên không đăng ký hỗ trợ
Lý do khác
5. Sau khi nhận được sự hỗ trợ, doanh nghiệp có sử dụng nguồn hỗ trợ đúng mục
đích hay không?
Có Không
IV. ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
Xin Anh/Chịcho biết đánh giá của mình về môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình bằng cách khoanh tròn vào các mã số mà Anh/Chị cho là phù hợp nhất
với các mức: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Tương đối đồng ý;
(4) Đồng ý và (5) Hoàn toàn đồng ý:
TT Một số nhận định Các mức đánh giá
1 Giá thuê đất và mặt bằng kinh doanh phù hợp 1 2 3 4 5
2 Hệ thống đường giao thông thuận lợi 1 2 3 4 5
3 Hệ thống điện, nước sạch phục vụ sản xuất kinh doanh ổn định,đảm bảo chất lượng 1 2 3 4 5
4 Hệ thống điện thoại, dịch vụ internet, viễn thông ổn định, đảmbảo chất lượng 1 2 3 4 5
5 Doanh nghiệp không gặp khó khăn nào để có đủ các loại giấyphép kinh doanh cần thiết 1 2 3 4 5
6 Các vướng mắc của doanh nghiệp đều được các cơ quan nhà nướcgiải quyết nhanh chóng, thỏa đáng 1 2 3 4 5
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
107
7 Thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước nhanh chóng, thuận lợi 1 2 3 4 5
8 Chính sách thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước là minhbạch, rõ ràng 1 2 3 4 5
9 Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin, tài liệu của tỉnh 1 2 3 4 5
10 Để tiếp cận các thông tin, tài liệu của tỉnh doanh nghiệp khôngcần phải có mối quan hệ với cơ quan nhà nước 1 2 3 4 5
11 Doanh nghiệp đã từng tham gia đóng góp ý kiến về các quy địnhchính sách của Nhà nước 1 2 3 4 5
12 Các hiệp hội địa phương có vai trò đáng kể trong xây dựng vàphản biện chính sách của tỉnh 1 2 3 4 5
13 Chính sách hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường do các cơ quancủa tỉnh thực hiện rất tốt 1 2 3 4 5
14 Chính sách hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh do các cơ quan củatỉnh thực hiện rất tốt 1 2 3 4 5
15 Chính sách hỗ trợ công nghệ các cơ quan của tỉnh thực hiện rấttốt 1 2 3 4 5
16 Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và triển lãm thương mạicác cơ quan của tỉnh thực hiện rất tốt 1 2 3 4 5
17 Chính sách hỗ trợ tuyển dụng và môi giới lao động do các cơquan của tỉnh thực hiện rất tốt 1 2 3 4 5
18 Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động do các cơquan của tỉnh thực hiện rất tốt 1 2 3 4 5
19 Chính sách hỗ trợ tư vấn thông tin pháp luật thực hiện rất tốt 1 2 3 4 5
20 Thủ tục vay vốn của doanh nghiệp tại tổ chức tín dụng thuận tiện 1 2 3 4 5
21 Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay 1 2 3 4 5
22 Lãi suất cho vay rất ưu đãi 1 2 3 4 5
23 Doanh nghiệp rất tin tưởng vào thiết chế pháp lý hiện nay tại địaphương 1 2 3 4 5
24 Việc sử dụng thiết chế pháp lý để giải quyết tranh chấp hiện naylà rất phổ biến 1 2 3 4 5
25 UBND tỉnh rất linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môitrường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp 1 2 3 4 5
26 Môi trường kinh doanh trên địa tỉnh Quảng Bình rất thuận lợi 1 2 3 4 5
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
108
Phụ lục 2. Phiếu phỏng vấn cán bộ quản lý về doanh nghiệp TMDV
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ VỀ
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ
(Phục vụ nghiên cứu khoa học )
Tôi là Trần Quốc Lợi, hiện đang công tác tại Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình,
tôi đang thực hiện Luận văn Cao học Quản lý kinh tế với đề tài “Phát triển doanh
nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”.
Mục đích của phiếu điều tra này là để tìm hiểu, đánh giá hiệu quả chính sách
hỗ trợ của Nhà nước đối với sự phát triển của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ và
đánh giá về môi trường sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, từ đó đề xuất những chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn
trong thời gian tới.
Thông tin do các Anh/Chị cung cấp chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu của cá
nhân. Tất cả các thông tin liên quan đến cá nhân Anh/Chị và doanh nghiệp sẽ không
được đề cập đến trong luận văn, tuyệt đối không công bố, in ấn và phát hành.
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN
1. Giới tính: Nam Nữ
2. Tuổi: Dưới 25 Từ 25 đến 40
Từ 41 đến 60 Trên 60
3. Trình độ chuyên môn:
Trên đại học Đại học
Cao đẳng Trung cấp
Khác
4. Chức vụ hiện nay:
5. Cơ quan công tác:
6. Số năm kinh nghiệm công tác: .. năm
Số:
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
109
II. THÔNG TIN VỀ CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ
1. Theo Anh/Chị các chính sách của Nhà nước hiện tại đối với việc phát triển doanh
nghiệp thương mại, dịch vụ ở tỉnh Quảng Bình là?
Phù hợp Chưa phù hợp
2. Theo Anh/Chị các chính sách của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi để các
doanh nghiệp thương mại, dịch vụ ở tỉnh Quảng Bình phát triển?
Mức độ thấp Mức độ vừa phải
Mức độ cao
3. Giữa các văn bản chính sách hỗ trợ của Nhà nước có sự chồng chéo hay không?
Có Không
4. Tỉnh có Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển doanh nghiệp thương mại,
dịch vụ không?
Có Không
5. Theo Anh/Chị dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở tỉnh Quảng Bình phát triển như thế
nào?
Mức độ thấp Mức độ vừa phải
Mức độ cao
III. ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
Xin Anh/Chị cho biết đánh giá của mình về môi trường sản xuất kinh doanh trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình bằng cách khoanh tròn vào các mã số mà Anh/Chị cho là phù
hợp nhất với các mức: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Tương
đối đồng ý; (4) Đồng ý và (5) Hoàn toàn đồng ý:
TT Một số nhận định Các mức đánh giá
1 Giá thuê đất và mặt bằng kinh doanh phù hợp 1 2 3 4 5
2 Hệ thống đường giao thông thuận lợi 1 2 3 4 5
3 Hệ thống điện, nước sạch phục vụ sản xuất kinh doanh ổn định,đảm bảo chất lượng 1 2 3 4 5
4 Hệ thống điện thoại, dịch vụ internet, viễn thông ổn định, đảmbảo chất lượng 1 2 3 4 5
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
110
5 Doanh nghiệp không gặp khó khăn nào để có đủ các loại giấyphép kinh doanh cần thiết 1 2 3 4 5
6 Các vướng mắc của doanh nghiệp đều được các cơ quan nhà nướcgiải quyết nhanh chóng, thỏa đáng 1 2 3 4 5
7 Thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước nhanh chóng, thuận lợi 1 2 3 4 5
8 Chính sách thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước là minhbạch, rõ ràng 1 2 3 4 5
9 Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin, tài liệu của tỉnh 1 2 3 4 5
10 Để tiếp cận các thông tin, tài liệu của tỉnh doanh nghiệp khôngcần phải có mối quan hệ với cơ quan nhà nước 1 2 3 4 5
11 Doanh nghiệp đã từng tham gia đóng góp ý kiến về các quy địnhchính sách của Nhà nước 1 2 3 4 5
12 Các hiệp hội địa phương có vai trò đáng kể trong xây dựng vàphản biện chính sách của tỉnh 1 2 3 4 5
13 Chính sách hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường do các cơ quancủa tỉnh thực hiện rất tốt 1 2 3 4 5
14 Chính sách hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh do các cơ quan củatỉnh thực hiện rất tốt 1 2 3 4 5
15 Chính sách hỗ trợ công nghệ các cơ quan của tỉnh thực hiện rấttốt 1 2 3 4 5
16 Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và triển lãm thương mạicác cơ quan của tỉnh thực hiện rất tốt 1 2 3 4 5
17 Chính sách hỗ trợ tuyển dụng và môi giới lao động do các cơquan của tỉnh thực hiện rất tốt 1 2 3 4 5
18 Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động do các cơquan của tỉnh thực hiện rất tốt 1 2 3 4 5
19 Chính sách hỗ trợ tư vấn thông tin pháp luật thực hiện rất tốt 1 2 3 4 5
20 Thủ tục vay vốn của doanh nghiệp tại tổ chức tín dụng thuận tiện 1 2 3 4 5
21 Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay 1 2 3 4 5
22 Lãi suất cho vay rất ưu đãi 1 2 3 4 5
23 Doanh nghiệp rất tin tưởng vào thiết chế pháp lý hiện nay tại địaphương 1 2 3 4 5
24 Việc sử dụng thiết chế pháp lý để giải quyết tranh chấp hiện naylà rất phổ biến 1 2 3 4 5
25 UBND tỉnh rất linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môitrường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp 1 2 3 4 5
26 Môi trường kinh doanh trên địa tỉnh Quảng Bình rất thuận lợi 1 2 3 4 5
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
111
Phụ lục 3. Phân tích mức độ hài lòng về môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
1. Phân tích độ tin cậy và nhóm nhân tố của 26 biến (Reliability and Factor)
1.1. Độ tin cậy
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 217 98.6
Excludeda 3 1.4
Total 220 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Squared
Multiple
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
X20 85.9447 135.627 .356 . .912
X21 85.1751 133.247 .425 . .911
X22 85.0369 133.100 .390 . .912
X23 85.1843 133.762 .414 . .911
X24 85.6959 133.120 .505 . .909
X25 85.5668 136.284 .372 . .911
X26 85.6452 134.730 .424 . .911
X9 85.6037 134.287 .501 . .910
X10 85.5576 135.026 .441 . .910
X11 85.8157 132.818 .521 . .909
X12 86.2535 137.366 .292 . .912
x1 85.1198 126.810 .773 . .904
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
Cronbach's Alpha Based on
Standardized Items
N of
Items
.912 .915 26
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
112
x2 85.6682 130.482 .702 . .906
x3 86.0000 129.231 .522 . .909
x4 85.1336 124.866 .808 . .903
x5 85.0184 127.352 .620 . .907
x6 85.1751 124.830 .579 . .909
x7 85.1014 124.499 .758 . .904
X13 84.8894 131.877 .623 . .908
X14 84.6175 135.858 .354 . .912
X15 84.5438 136.221 .341 . .912
X16 85.1014 130.073 .491 . .910
X17 85.0829 130.530 .463 . .910
X18 85.0876 130.414 .471 . .910
x8 85.3456 130.792 .811 . .906
X19 85.0691 131.555 .464 . .910
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_doanh_nghiep_thuong_mai_dich_vu_tren_dia_ban_tinh_quang_binh_1774_2076180.pdf