Luận văn Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp

Trước hết đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về DLST, phân biệt DLST với một số loại hình du lịch tương tự, các loại hình DLST chủ yếu trên thế giới và Việt Nam. Từ đó đưa ra ý nghĩa của việc phát triển loại hình du lịch này. Phân tích 4 đặc điểm cơ bản, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của DLST; kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch này ở một số địa phương trong nước và một số quốc gia trên thế giới.

pdf122 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4058 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guyên thiên nhiên, đặc biệt là việc tiêu thụ các nguồn nhiên liệu hóa thạch để phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch, giảm chất thải từ sinh hoạt và kinh doanh. Ba là, duy trì tính đa dạng sinh học và văn hóa trong đó coi trọng sự đa dạng văn hóa cộng đồng của cư dân địa phương ở các địa điểm DLST. Bốn là, hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch, phải coi du lịch là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh do đó phải được chú trọng quy hoạch và đầu tư Năm là, hỗ trợ kinh tế địa phương nơi có DLST phát triển, bởi sự hỗ trợ đảm bảo cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa địa phương và đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Sáu là, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương đó vừa là mục tiêu, vừa là nội dung của DLST. Bảy là, lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan khi đầu tư phát triển DLST ở một địa điểm cụ thể. Những ý kiến đó vừa góp phần cho DLST phát triển đúng với tôn chỉ mà nó đề ra đồng thời đảm bảo lợi ích của các đối tượng khác nhau. Tám là, đào tạo nguồn nhân lực vì nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của DLST. Chín là, tiếp thị du lịch có trách nhiệm, không khoa trương quá mức những tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn của điểm du lịch, việc tiếp thị phải làm cho du khách và các tổ chức, cá nhân làm du lịch hiểu rõ DLST và ý nghĩa của nó. Mười là, tiếp tục nghiên cứu và giám sát, nghiên cứu tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn của điểm DLST đồng thời giám sát các hoạt động kinh doanh và hoạt động tiêu dùng sản phẩm DLST của du khách. Bốn yêu cầu chủ yếu để phát triển sản phẩm DLST: Thứ nhất, phải đảm bảo sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao. Tức là hoạt động DLST luôn gắn với khu bảo tồn thiên nhiên đặc biệt là ở các vườn quốc gia. Thứ hai, người hướng dẫn viên ngoài kỹ năng giao tiếp tốt (văn hoá ngôn ngữ) phải là người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá bản địa. Thứ ba, người điều hành DLST là người phải có nguyên tắc, phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng cư dân địa phương với các mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống và nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và khách du lịch. Thứ tư, phát triển DLST phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa. Sức chứa bao hàm bốn khía cạnh sức chứa vật lý, sức chứa sinh học, sức chứa tâm lý và sức chứa văn hoá - xã hội. 3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở NINH BÌNH 3.2.1. Củng có các khu du lịch sinh thái đã có và xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái mới Từ thực trạng về tài nguyên và cơ sở vật chất cũng như những điều kiện hiện có của DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tôi xin đưa ra những định hướng theo không gian phát triển DLST của Ninh Bình như sau: DLST Ninh Bình nên phân chia theo bảy cụm du lịch chính để đầu tư và hướng dẫn đầu tư cho phù hợp với cảnh quan môi trường và những điều kiện cụ thể để tạo ra cho du khách những tuyến du lịch phù hợp * Cụm lịch Tam Cốc - Bích Động - Hang động Tràng An và cố đô Hoa Lư: Là cụm du lịch có giá trị nhất với việc phát triển du lịch Ninh Bình. Về không gian, cụm du lịch tương đối tập trung, với trung tâm là Hoa Lư - Tam Cốc - Bích Động - Tràng An. Hiện tại các điểm du lịch này đang tách rời nhau nhưng trong thời gian tới khi hoàn thành khu DLST hang động Tràng An các điểm này sẽ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm tăng thêm thời gian lưu trú của du khách, đây sẽ là khu du lịch hàng đầu của Ninh Bình. Tài nguyên du lịch của khu du lịch này tương đối đa dạng và độc đáo. Về tài nguyên tự nhiên, đó là hệ thống hang động karst với nhiều hang đẹp, xuyên thuỷ và cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục. Về tài nguyên nhân văn, đó là hàng loạt du tích có giá trị gắn với cố đô Hoa Lư - nơi đang xúc tiến các thủ tục đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. - Sản phẩm du lịch tiêu biểu: Văn hoá lễ hội, tín ngưỡng; thăm quan nghiên cứu lịch sử di tích thời Đinh - Lê; Thăm quan các danh thắng hang động karst, leo núi, đi bộ trong rừng, thăm quan làng nghề, và du lịch thể thao (Sau khi dự án sân gold Gia Sinh hoàn thành đi vào hoạt động) - Khả năng thu hút khách du lịch: Thời kỳ trước năm 2006 khách đến du lịch Ninh Bình tập trung chủ yếu ở cụm này. Sau 2006, số lượng khách tăng lên nhưng tỷ trọng của cụm so với tổng số khách đến Ninh Bình có thể giảm chút ít, nhưng vẫn chiếm tới 70 -80%. Ngoài việc củng cố các sản phẩm đã có theo hướng du lịch cần tập trung vào phát triển sản phẩm DLST ở thung Động Long với diện tích 20 ha Bãi Tiên với diện tích 45 ha vì hai điểm này có nhiều giá trị tiềm năng thu hút khách DLST với diện tích rộng và sức chứa lớn cả về vật lý, sinh học và văn hoá xã hội. * Cụm rừng quốc gia Cúc Phương - Kỳ Phú - Hồ Đồng Chương: - Cụm này trải dài trên địa bàn huyện Nho Quan, hạt nhân của cụm này là điểm du lịch rừng quốc gia Cúc Phương và điểm nước khoáng mới phát hiện Kỳ Phú. Tài nguyên du lịch của cụm chủ yếu là tài nguyên rừng nguyên sinh và suối nước khoáng. - Sản phẩm tiêu biểu: Tham quan, nghiên cứu rừng nguyên sinh; thể thao leo núi; nghỉ dưỡng; chữa bệnh bằng suối nước khoáng. - Khả năng thu hút khách: thời kỳ trước 2007 khách đến cụm này chủ yếu là tới Cúc Phương và suối khoáng Kỳ Phú; Sau 2007 cả Cúc Phương, Kỳ Phú và hồ Đồng Chương đều có sức thu hút khách khi hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch ở khu tắm ngâm Kỳ Phú. Quy hoạch và hoàn thành xây dựng khu DLST Hồ Đồng Chương bao gồm hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng, các công trình vui chơi giải trí và các công trình dịch vụ thể dục thể thao như lướt ván đua thuyền, công viên nước. - Phân đợt phát triển: Sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng khu DLST hồ Đồng Chương và hoàn thành khu nước khoáng Kỳ Phú cần phối hợp với Bộ NN&PTNT để có hướng đầu tư khai thác mức độ cao hơn vào Cúc Phương. * Cụm nhà thờ đá Phát Diệm và vùng bãi bồi, rừng ngập mặn Cồn Thoi: - Cụm này nằm trọn trong huyện Kim Sơn. Nhà thờ đá Phát Diệm hiện tại là hạt nhân của cụm này. Trong tương lai, khi Cồn Thoi được đầu tư để trở thành điểm du lịch nối thông với Hòn Nẹ thì đây sẽ có sức hút rất lớn đối với khách du lịch, lấy điểm xuất phát từ thị trấn Phát Diệm. Tài nguyên du lịch của cụm cũng đa dạng và rất độc đáo. Về tài nguyên nhân văn, đó là nhà thờ Phát Diệm, đền thờ Nguyễn Công Trứ, một số đền chùa, các lễ hội và làng nghề dệt cói truyền thống. Tài nguyên du lịch tự nhiên chủ yếu là bãi bồi Cồn Thoi và Hòn Nẹ, vườn chim, du lich biển và bãi tắm Cồn Thoi là những tài nguyên có thể tổ chức các loại hình du lịch nghỉ dưỡng độc đáo hấp dẫn khách bốn phương. - Sản phẩm tiêu biểu: Văn hoá tín ngưỡng, tham quan làng nghề truyền thống, thăm quan nghiên cứu rừng ngập mặn và vườn cây ăn quản, săn bắn, nghiên cứu biển và nghiên cứu vườn chim vào mùa chim di cư về. - Khả năng thu hút khách du lịch: Trước năm 2006 khách tập trung vào tham quan điểm nhà thờ đá; sau năm 2008 khách sẽ tới cả Phát Diệm và Cồn Thoi và vùng biển, bãi bồi… - Phân đợt phát triển: Trước năm 2007 khai thác điểm du lịch nhà thờ Phát Diệm; sau 2007 đầu tư vào Cồn Thoi để biến nơi đây thành điểm thăm quan, nghiên cứu và thể thao, săn bắn và du lịch biển. * Cụm suối nước khoáng nóng Kênh Gà - động Vân Trình - khu bảo tồn Vân Long - chùa Địch Lộng: - Cụm này nằm trên địa bàn huyện Gia Viễn. Đây là tuyến du lịch hấp dẫn và có thể khai thác bằng hình thức kết hợp giữa tham quan, nghiên cứu, thể thao và nghỉ dưỡng. Tài nguyên du lịch ở khu vực này cũng rất đa dạng cả về tài nguyên nhân văn và tài nguyên tự nhiên. Đặc biệt khu vực Vân Long với quần thể voọc quần đùi trắng lớn nhất Việt Nam và một hệ động, thực vật đa dạng phong phú cùng với các làng sinh thái đang được quy hoạch và đầu tư xây dựng ở vùng đệm của Vân Long. - Sản phẩm du lịch chủ yếu: Thăm quan, nghiên cứu hang động tự nhiên, leo núi, nghiên cứu hệ động thực vật và tín ngưỡng, chữa bệnh bằng nước khoáng nóng. - Khả năng thu hút khách: Trước năm 2006 lượng khách đến khu vực này không nhiều chủ yếu tập trung vào khu vực Vân Long. Từ sau năm 2006 sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của khu Vân Long và các làng sinh thái vùng đệm và khu vực suối khoáng Kênh Gà thì đây sẽ là khu du lịch rất hấp dẫn. - Phân đợt phát triển: trước năm 2007 gấp rút hoàn thành việc quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sau đó tiếp tục đầu tư, quảng bá và khai thác ở mức cao hơn. Nếu quy hoạch cụ thể, kịp thời và triển khai thực hiện sớm thì các sản phẩm DLST tạo ra từ các điểm du lịch này liên kết với nhau thành chương trình DLST trọn gói lý tưởng cho khách đến Ninh Bình. Với hệ sinh thái đặc biệt đa dạng mang đặc trưng của hệ sinh thái đất ngập nước, kết hợp với Vân Long vùng đất đầy huyền thoại gắn với lịch sử dân tộc từ những ngày đầu dựng nước. * Cụm hồ Đồng Thái - Đoòng Đèn- phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn và thị xã Tam Điệp: Với diện tích rộng lớn nằm ở hai địa phương là huyện Yên Mô và thị xã Tam Điệp với khu vực hạt nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà nghỉ và các dịch vụ liên quan là khu vực hồ Đồng Thái - Đoòng Đèn với diện tích khoảng hơn 1.900ha và diện tích rừng tự nhiên là 1.527ha là khu vực được quy hoạch, bảo vệ rừng và động vật hoang dã như khỉ, trăn, rắn, cò, bìm bịp, bói cá… cây ăn quả và cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao xen lẫn thảm thực vật, cây cảnh như đào, nhãn, hồng… cùng với hệ thống phòng tuyến Tam Điệp, đèo Tam Điệp, (Ba dội), và thị xã Tam Điệp, các nông trường của thị xã Tam Điệp. Sản phẩm du lịch: Đua thuyền, lướt ván, kayak, leo núi, nghỉ dưỡng,chữa bệnh, thăm quan làng nghề truyền thống. Khả năng thu hút khách: Hiện tại lượng khách đến với cụm du lịch này chưa nhiều do chưa được đầu tư xây dựng, quảng bá nhưng nếu được quy hoạch và đầu tư xây dựng một cách khoa học đây sẽ là một khu DLST gắn với lịch sử - văn hoá, dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao và nghỉ dưỡng cuối tuần với chất lượng cao chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách du lịch nhất là khách du lịch quốc tế. Phân đợt phát triển: Hiện tại đây là cụm du lịch có nhiều tiềm năng phát triển do đó có nhiều đơn vị, cá nhân muốn được đầu tư khai thác tuy nhiên, các cơ quan quản lý du lịch hết sức thận trọng trong phê duyệt quy hoạch và lựa chọn đối tác đầu tư. Phát triển khu du lịch này là một điểm nhấn cho DLST của Ninh Bình, có thể nói đây là khu du lịch đa chức năng và tạo cho du khách một chương trình sinh động hấp dẫn với nhiều hình thức, hoạt động khác nhau. Với diện tích lớn nằm ở hai địa phương của Ninh Bình là huyện Yên Mô và thị xã Tam Điệp, với khu vực hạt nhân đầu tư xây dựng khu trung tâm du lịch, cơ sở hạ tầng, nhà nghỉ và các dịch vụ là khu vực Xây dựng tuyến DLST điển hình: Tuyến DLST điển hình của Ninh Bình là: Kênh Gà - động Vân Trình - khu bảo tồn Vân Long - vườn quốc gia Cúc Phương. Với tuyến DLST này dựa trên bốn trụ cột chính là trung tâm truyền thông của vườn quốc gia Cúc Phương, hệ thống đường mòn vườn quốc gia Cúc Phương và khu bảo tồn Vân Long cùng với hướng dẫn viên DLST là người Ninh Bình và các dịch vụ, hàng hóa dịch vụ mang bản sắc của Cố Đô Hoa Lư. Các hoạt động chính trên tuyến này là tuyến đường mòn đi bộ trong rừng, thăm quan nghiên cứu rừng nguyên sinh, xem động thực vật quý hiếm ở rừng quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn Vân Long, đi xe trâu trên đê Vân Long, đi thuyền trên sông Hoàng Long và đầm Kênh Gà, tắm nước khoáng Kênh Gà, thăm động Vân Trình, leo núi Vân Long, thăm bản Khanh dân tộc Mường nằm ở phía Bắc vườn quốc gia Cúc Phương. Tất cả các hoạt động này phải tạo ra sức hấp dẫn để khách chủ động tích cực tham gia. Có nghĩa là các hoạt động dịch vụ phải đảm bảo sự độc đáo, đặc sắc. Một mặt giúp cho khách có được các trải nghiệm trong điều kiện môi trường sinh thái. Mặt khách tập đóng vai trò là người dân địa phương nơi đến du lịch thông qua hoạt động giao tiếp thân mật, thoải mái với cư dân, với người phục vụ du lịch. Trong DLST, kiến thức về các hệ sinh thái tự nhiên không yêu cầu những khách du lịch phải là những chuyên gia môi trường hay tự nhiên. Những kiến thức đó được cung cấp cho du khách du lịch thông qua chính việc khách đi du lịch được trực tiếp quan sát, cảm thụ môi trường tự nhiên, gần gũi với cuộc sống của người dân địa phương. Nó giống với nội dung trong câu thành ngữ được nhắc đến: “nghe thì quên, nhìn thì nhớ, mà làm thì hiểu” hoặc trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một lần có sự tham gia của tất cả các hoạt động tâm lý. Như vậy, muốn những kiến thức về sinh thái và văn hoá của người dân địa phương khách có thể cảm nhận và tiếp thu và có được những kiến thức đó như những người dân địa phương thì phương pháp tốt nhất là hãy tạo điều kiện để khách du lịch trong chuyến đi của mình được trở thành những người dân địa phương thực sự. Việc thiết kế chương trình chi tiết trên tuyến du lịch này cần thiết phải có sự tham gia của các hãng lữ hành có thị trường mục tiêu là khách DLST. Vì vậy để các sản phẩm DLST của Ninh Bình phù hợp với với mong muốn của người tiêu dùng việc tìm kiếm các đối tác, các nhà phân phối sản phẩm là các hãng lữ hành và các công ty lữ hành DLST có vai trò quyết định đến sự phát triển của DLST của Ninh Bình. Để làm tốt điều này, cơ chế phân phối lợi ích với các hãng lữ hành DLST phải đặt lên hàng đầu và là cốt lõi của mối quan hệ giữa các nhà cung ứng sản phẩm DLST với các hãng lữ hành. 3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách Cơ chế chính sách là một trong những nhân tố quan trọng để DLST của Ninh Bình phát triển. Do vậy các cơ quan ban ngành liên quan của Trung ương và địa phương phải bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách đồng bộ và thống nhất theo hướng: - Ưu tiên, khuyến khích việc khai thác các tiềm năng DLST, đặc biệt đối với vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long khu Tam Cốc - Bích Động, khu hang động Tràng An... Điều quan trọng ở đây là cần có chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư của tỉnh, của Tổng Cục Du lịch, Bộ NN&PTNT. - Hiện nay DLST ở Ninh Bình đã hấp dẫn và thu hút khá nhiều thành phần xã hội tham gia tuy nhiên, cần tạo môi trường thuận lợi hơn nữa với những cơ chế có tính khuyến khích để các thành phần kinh tế có thể đầu tư phát triển các khu DLST điều này đặc biệt có ý nghĩa bởi việc thu hồi vốn từ các dự án này thường dài và khả năng rủi ro cao. - Phải có quy định và chế tài để đảm bảo các chủ thể tham gia vào hoạt động DLST có sự cam kết trong việc quản lý, điều hành hoạt động DLST đúng với nguyên tắc của loại hình du lịch này và đảm bảo đúng với những quan điểm và mục tiêu định hướng của Nhà nước và của tỉnh Ninh Bình đã đề ra. Phải có cơ chế lợi ích và chế tài đủ mạnh để ràng buộc và nâng cao chất lượng trong phối hợp và thống nhất hành động của các công ty điều hành hướng dẫn du lịch; người quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia; Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư. 3.2.3. Nâng cao nhận thức về du lịch sinh thái Để nâng cao nhận thức để về DLST cần phải chú trọng đến các nhà quản lý các khu du lịch, điểm du lịch, các hướng dẫn viên, các nhà hoạch định chính sách liên quan đến bảo tồn và phát triển du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng cư dân ở Ninh Bình và khách du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng cư dân ở Ninh Bình và khách du lịch. Đối với từng đối tượng phải vận dụng các hình thức, nội dung khác nhau để tuyên truyền và giáo dục về DLST cho thích hợp. Cần thường xuyên và bằng nhiều hình thức khác nhau để các đối tượng tham gia vào hoạt động DLST ở Ninh Bình hiểu và nâng cao nhận thức về loại hình du lịch này, các yêu cầu của DLST, vai trò và trách nhiệm của mỗi thành phần tham gia vào kinh doanh sản phẩm DLST, lợi ích của DLST cho mỗi thành phần tham gia vào nó. Chúng tôi đề xuất hình thức và nội dung chủ yếu để nâng cao nhận thức về DLST cho các đối tượng tham gia vào kinh doanh DLST ở Ninh Bình như sau: Đối với nhà quản lý, hoạch định chính sách. Cần nâng cao nhận thức về lợi ích của DLST; nguyên tắc của DLST. Hình thức đào tạo: Bồi dưỡng tập trung, tham quan, thông qua các phương tiện truyền thông. Đối với Nhà kinh doanh du lịch. Cần nâng cao nhận thức về Bản chất và các yếu tố cấu thành DLST, các nguyên tắc và yêu cầu của DLST. Hình thức áp dụng là Bồi dưỡng tập trung, đi thăm quan và thông qua các phương tiện truyền thông. Đối với khách du lịch. Giảng giải về lợi ích của DLST và trách nhiệm của du khách. Hình thức áp dụng là thông tin được truyền cho du khách và thông qua các phương tiện truyền thông. Đối với dân cư tại điểm du lịch. Nâng cao nhận thức về lợi ích của DLST và trách nhiệm đối với tài nguyên, môi trường và văn hóa bản địa. Hình thức đào tạo là bồi dưỡng tập trung và thông qua các phương tiện truyền thông. Đối với hướng dẫn viên du lịch. Cần được đào tạo mang tính chuyên nghiệp và trách nhiệm đối với hoạt động mà mình tham gia làm việc. Hình thức đào tạo là bồi dưỡng tập trung, tự bồi dưỡng và thông qua các phương tiện truyền thông. Đối với học sinh, sinh viên. Cần phải hiểu được Bản chất và lợi ích của DLST. Hình thức đào tạo là lồng ghép trong các môn học và thông qua các phương tiện truyền thông Phương pháp giáo dục, đào tạo nhằm phổ biến kiến thức về tự nhiên, quan hệ trao đổi giữa tự nhiên và con người cho cư dân địa phương tại các điểm DLST của Ninh Bình bắt đầu từ nhóm nhỏ theo cách đơn giản. Có một thức tế mà chúng ta phải thừa nhận là trình độ học vấn của cộng đồng dân cư địa phương, nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa thường thấp hơn so với mặt bằng xã hội và so với những người dân ở khu vực đô thị. Chính vì vậy, khi xây dựng các chương trình giáo dục nâng cao ý thức cho cộng đồng cư dân địa phương về bảo vệ môi trường chúng ta cần phải có những phương pháp phù hợp để vừa đạt hiệu quả trong công tác giáo dục vừa tiết kiệm chi phí. Các khóa giáo dục cho cộng đồng địa phương cần phải được tiến hành trước khi họ tham gia vào hoạt động DLST 3.2.4. Giải pháp về quy hoạch Một điểm tích cực cho du lịch ở Ninh Bình là bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010 của tỉnh đã được phê duyệt từ năm 1995 tuy nhiên cho đến nay có rất nhiều biến động về tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như của cả nước nhưng bản quy hoạch vẫn chưa được điều chỉnh, bổ sung do đó, cần thiết phải có bản quy hoạch có tầm nhìn rộng hơn cả về không gian và thời gian. Trong những năm trước mắt, ngành du lịch Ninh Bình cần tiến hành phối hợp với Tổng Cục Du Lịch, viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Sở Tài nguyên Môi trường, sở Khoa học - Công nghệ và các cơ quan chuyên ngành khác đặc biệt là đối với các chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm để tiến hành quy hoạch chi tiết các khu DLST trọng điểm, chỉnh sửa, bổ xung bản quy hoạch chi tiết phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020 và xa hơn nữa. Song song với công tác quy hoạch, sẽ tăng cường đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng và các cơ sở dịch vụ du lịch theo mô hình sinh thái. Trong quá trình lập Quy hoạch, cần lưu ý kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, lợi ích cộng đồng dân cư với bảo vệ tôn tạo môi trường sinh thái, tránh sự phá hoại làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Ở rừng quốc gia Cúc Phương có đội ngũ các nhà nghiên cứu sinh học nước ngoài thường xuyên có mặt ở đây họ là các chuyên về các lĩnh vực tài nguyên và môi trường và cả lĩnh vực DLST, việc hợp tác với các chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm trong lĩnh vực này có vai trò đặc biệt quan trọng đảm bảo tính khả thi của các dự án và sự phát triển bền vững của DLST Ninh Bình. 3.2.5. Giải pháp về thị trường - Cần đầu tư cho những nghiên cứu chuyên đề về DLST để xác định rõ yếu tố “cầu” đối với loại hình này. Việc giải quyết vấn đề này sẽ tạo cơ sở vững chắc cho các kế hoạch phát triển một cách bền vững cả về kinh tế lẫn xã hội - Có đầu tư thoả đáng cho công tác xúc tiến quảng bá DLST góp phần tạo thị trường đối với loại hình du lịch hấp dẫn này. Để DLST của Ninh Bình phát triển theo đúng với những gì mà thiên nhiên ban tặng và đúng với chủ trương mà tỉnh Ninh Bình đề ra thì cần phải tập trung vào các thị trường khách DLST sau: Thị trường khách quốc tế. Khu vực Châu Âu: Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha; Thị trường Châu á: các nước Đông á - Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Trung cận Đông; Thị trường Bắc Mỹ: Canada, Hoa Kỳ. Trong thời gian tới thị trường khách du lịch quốc tế nên tập trung vào: Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Hoa Kỳ, Hà Lan. Cần phải xây dựng các đề tài nghiên cứu từng loại thị trường khách cụ thể. Phụ thuộc vào kinh phí cho mỗi đề tài, tuy nhiên một trong những phương pháp tốt nhất là mời các đối tác là các nhà kinh doanh lữ hành sinh thái, các tổ chức sinh thái phi chính phủ tới thăm quan và thực hiện hoạt động Marketing Quốc tế tại chỗ. Thị trường khách nội địa. Nguồn khách DLST nội địa lớn, đầy tiềm năng đó là học sinh, sinh viên, giáo viên các trường trung học phổ thông, cao đẳng, đại học, các nhà khoa học tại các viện nghiên cứu, thuộc các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên thị trường khách du lịch nội địa nên tập trung vào các đối tượng khách là các nhà hoạt đông môi trường, các cơ sở nghiên cứu đào tạo về địa lý, sinh học, văn hóa, du lịch họ vừa là khách tiêu dùng sản phẩm DLST chất lượng cao lại là những nhà khoa học có thể đóng góp ý kiến, tổ chức các hoạt động nghiên cứu về môi trường, hệ sinh thái về thực trạng tiềm năng DLST của Ninh Bình từ đó có thể làm cho DLST của Ninh Bình ngày càng phát triển bền vững hơn. Trên cơ sở lựa chọn các thị trường chung, Sở Du lịch Ninh Bình cần tổ chức các công trình nghiên cứu đặc điểm tiêu dùng cụ thể của từng thị trường để nhận biết quy mô, động cơ, kinh nghiệm, yêu cầu về chất lượng và thói quen tiêu dùng của từng đoạn thị trường DLST trong nước theo tôi tốt nhất là liên kết với các khoa du lịch của các trường Đại học. Đối với thị trường khách du lịch quốc tế cần tăng cường các hoạt động Marketing trực tuyến vì đối tượng khách du lịch khác thường tìm kiếm thị trường, tìm kiếm sản phẩm, đăng ký tour DLST trên các website. 3.2.6. Giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho du lịch sinh thái Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch được tạo ra là yếu tố quan trọng tác động đến mức độ thoả mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó. Trên thực tế, có ba yếu tố cấu thành để tạo nên sản phẩm và dịch vụ du lịch thoả mãn nhu cầu của du khách. Đó là: Tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, lao động trong ngành du lịch. Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình xản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch, là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển của ngành du lịch. Con người bằng sức lao đông của mình sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật để khai thác các giá trị tài nguyên du lịch tạo ra dịch vụ, hàng hoá cung ứng cho du khách. Ngoài việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên du lịch thì tính đa dạng, phong phú, hiện đại, hấp dẫn của cơ sở vật chất - kỹ thuật cũng tạo nên sự hấp dẫn của dịch vụ du lịch. Có thể nói rằng, trình độ phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển du lịch của một quốc gia. Vì thế, một vùng, một quốc gia nào đó muốn phát triển du lịch, mà đặc biệt là DLST thì cần phải có một hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tốt. Do đó, ngành kinh tế du lịch, trong đó có DLST của Ninh Bình cần phải quan tâm phát triển các lĩnh vực sau: - Khách sạn, nhà nghỉ: Xu hướng khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình trong những năm tới sẽ tăng dần. Điều này đòi hỏi du lịch Ninh Bình cần phải đầu tư, nâng cấp khách sạn, cần ưu tiên đối với các dự án đầu tư, xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt du khách quốc tế. Bên cạnh đó, cần phải thiết kế đảm bảo dành không gian nhất định cho giao thông tĩnh. Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong xây dựng các công trình lưu trú ở Ninh Bình nhằm bảo đảm văn minh trong giao thông, thoải mái và an toàn cho du khách. Đặc biệt phải đảm bảo phù hợp cảnh quan môi trường. - Các cơ sở khác: Một trong những vấn đề hạn chế đối với DLST ở Ninh Bình là thiếu những cơ sở dịch vụ cho hoạt động du lịch thể thao, du lịch hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo quốc tế. Mặt khác, so với nhu cầu phát triển du lịch và dự báo lượng du khách đến với Ninh Bình trong những năm tới, hệ thống nhà hàng kinh doanh ăn uống đạt tiêu chuẩn quốc tế vẫn còn thấp trong khi đó, số dự án và vốn đầu tư vào lĩnh vực này còn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Vì vậy, cần có những ưu tiên đầu tư hợp lý vào việc xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch. Điều này sẽ giải quyết được hai vấn đề quan trọng: + Đáp ứng được yêu cầu phát triển của lĩnh vực dịch vụ du lịch quan trọng. + Góp phần đưa dần chất lượng dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú của hoạt động kinh doanh du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế. - Các khu vui chơi giải trí: Trong những năm qua, việc phát triển các công trình vui chơi giải trí ở Ninh Bình chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Cho nên tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh chưa có một điểm vui chơi giải trí nào có thể đáp ứng được nhu cầu đó của du khách trong và ngoài nước. Thực tế trên cho thấy, hoạt đông kinh doanh và hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực này tại nhiều địa phương đã khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh hướng phát triển này. Việc đầu tư xây dựng phát triển hệ thống các điểm vui chơi giải trí ở Ninh Bình nói chung là một yêu cầu cần thiết, góp phần vào chiến lược đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du lịch, nhằm tạo ra sự hấp dẫn của du lịch tỉnh trong những năm tới. Muốn đạt được điều đó trước hết ngành cơ quan quản lý và định hướng phát triển du lịch ở Ninh Bình cần thực hiện tốt các vấn đề sau: + Đầu tư một số công viên giải trí lớn ở trung tâm tỉnh hoặc ở gần các điểm DLST. + Đầu tư nâng cấp, mở rộng và tạo ra những loại hình vui chơi giải trí độc đáo ở các vườn hoa trong thị xã Ninh Bình. + Đầu tư xây dựng thêm các điểm vui chơi giải trí ở các điểm du lịch như: khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Vườn quốc gia Cúc Phương, và ở rất nhiều các khu DLST khác. + Tăng cường hiện đại hoá các dịch vụ công cộng như các khu công viên, vui chơi giải trí, các trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của du khách. 3.2.7. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực Đặc điểm của DLST là hình thức du lịch chủ yếu gây được cảm hứng bởi lịch sử tự nhiên của nơi đến, bao gồm cả các nền văn hóa bản địa ở đó. Sản phẩm của DLST nên bắt đầu từ quy mô nhỏ, phát triển từ từ, đặc biệt phải quan tâm đến chất lượng phục vụ, tấm lòng mến khách là rất quan trọng. Vì vậy cần có giải pháp đào tạo nguồn nhân lực thích hợp để kinh doanh sản phẩm DLST ở Ninh Bình ngay từ bây giờ. DLST đòi hỏi người phục vụ du lịch có tri thức rộng và sâu về điểm DLST, có tính chuyên nghiệp cao. Ứng xử thông minh, chân thành, giỏi về ngoại ngữ… để làm được điều đó DLST Ninh Bình trước hết tập trung vào các chuyên môn sau: Đối với cư dân tại điểm DLST, cần phân định rõ và bảo đảm tính chuyên môn trong quá trình tham gia vào việc tạo ra sản phẩm dịch vụ và quá trình phục vụ du khách. Việc phân định này nhằm đảm bảo nội dung đào tạo chuyên sâu để hình thành và phát triển các kỹ năng của người lao động cho phù hợp sản phẩm và thị trường là khách DLST. Đối với các hộ gia đình tham gia vào kinh doanh DLST cần bồi dưỡng cho họ về đạo đức kinh doanh, nhận thức về tầm quan trọng của môi trường tự nhiên và các giá trị văn hóa của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để cho họ đăng ký kinh doanh. Đối với cán bộ quản lý, điều hành tại các điểm, khu DLST cần được trang bị kiến thức về quản lý hành chính, về môi trường và DLST, văn hóa ứng xử trong hoạt động du lịch. Đối với hướng dẫn viên du lịch của các công ty lữ hành đưa khách đến Ninh Bình cần được phối hợp và đào tạo có tính chuyên nghiệp sâu về các giá trị hệ sinh thái, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, văn hóa bản địa Ninh Bình. Đối với thuyết minh viên tại các điểm du lịch, khu DLST cần phải có kiến thức sâu rộng về đối tượng mà họ phải diễn giải (tức là họ phải biết chắc chắn, đầy đủ cái mà họ giới thiệu và diễn giải cho khách). Ngoài ra phải thông thạo một ngoại ngữ thông dụng là tiếng Anh và có thể biết một số các câu mời, chào, chúc sức khỏe, chia tay… bằng ngôn ngữ của khách đến thăm quan. Đối với nhà cung ứng hàng hóa dịch vụ DLST cần được đào tạo theo hướng có kiến thức rộng, biết nhiều, biết sâu, biết mình, biết người. Có kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp về loại dịch vụ mà mình cung cấp. Ngoài hình thức đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại, theo chúng tôi Sở Du lịch Ninh Bình cần có dự án đào tạo nguồn nhân lực kinh doanh du lịch sản phẩm du lịch của tỉnh. Điều này nhấn mạnh rằng không phải là đào tạo nguồn nhân lực chung cho du lịch, mà phải mang tính chuyên sâu, chuyên nghiệp. Nguồn kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực có thể kết hợp giữa người lao động, doanh nghiệp, ngân sách và sự tài trợ của các tổ chức phi chính phủ. 3.2.8. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch sinh thái Ninh Bình Trong thời gian tới, để tạo lập và nâng cao hình ảnh DLST Ninh Bình, tăng cường thu hút khách du lịch, một trong những việc cần làm của DLST Ninh Bình là công tác xúc tiến quảng bá. Ở Ninh Bình cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm về quảng bá xúc tiến du lịch là “Trung tâm xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình” của Sở Du lịch Ninh Bình. Những định hướng chính trong công tác này là: Thứ nhất, nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách du lịch để có sản phẩm phù hợp với thị trường thông qua các hình thức tuyên truyền quảng cáo. Thứ hai, xây dựng chương trình quảng cáo có tính chất chuyên ngành bằng hình ảnh qua phim truyền hình, các sách báo giới thiệu về danh thắng, làng nghề, lễ hội… của Ninh Bình. Thứ ba, đa dạng hoá các hình thức thông tin tuyên truyền, các ấn phẩm phát hành thông tin một cách thường xuyên và liên tục theo các kênh khác nhau có chất lượng, phản ánh đầy đủ các thông tin về DLST của Ninh Bình. Thứ tư, phối kết hợp chặt chẽ với Tổng cục du lịch, các cơ quan báo chí tại Trung ương và địa phương, quan hệ với các hãng du lịch lớn trong và ngoài nước để tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu đầu tư du lịch. Thứ năm, tham gia thường xuyên các hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu và DLST Ninh Bình. Phối hợp với các ngành, các cấp, các đơn vị có liên quan tiến hành các chiến dịch phát động thị trường. Thứ sáu, khuyến khích các cơ sở kinh doanh, các nhà đầu tư, các tổ chức văn hoá - xã hội và nhân dân trong tỉnh, tích cực tham gia hơn nữa công tác tuyên truyền - quảng bá - xúc tiến phát triển du lịch. Thứ bảy, Cần đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cho trung tâm xúc tiến du lịch, trung tâm thông tin du lịch để thực hiện nhiệm vụ xúc tiến tuyên truyền, quảng cáo để kêu gọi đầu tư kinh doanh du lịch. Thứ tám, tranh thủ những lợi thế về ổn định chính trị, về truyền thống văn hoá và lịch sử, cần sớm xây dựng các sự kiện về du lịch Ninh Bình, tạo ra điểm nhấn trong việc nâng cao hình ảnh về về DLST của tỉnh nhà, phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá một cách hiệu quả nhất. Thứ chín, cần thành lập quỹ hỗ trợ và phát triển du lịch trên cơ sở hình thành nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các ngồn thu của hoạt động du lịch, đóng góp của các doanh nghiệp, tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước. 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ, Tổng Cục Du lịch và các cơ quan Trung ương. * Kiến nghị với Chính phủ: - Sớm triển khai các nghị định, thông tư hướng dẫn để luật Du lịch sớm đi vào cuộc sống. Định hướng thị trường khách DLST cho Ninh Bình, xúc tiến sản phẩm DLST cho Ninh Bình - Có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho DLST của Ninh Bình. - Áp dụng mức lãi suất ưu tiên vay vốn đầu tư phát triển các làng du lịch, khu DLST ở Ninh Bình. - Chỉ đạo xây dựng hệ thống quản lý thống nhất đối với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng DLST. - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện tiếp cận các khu vực có tiềm năng DLST, đặc biệt là các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. - Có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư xem xét các dự án đầu tư phát triển các khu DLST trên cơ sở các quy hoạch đã được phê duyệt. - Xem xét cho phép triển khai các dự án “Nâng cao năng lực phát triển DLST Việt Nam” với sự tài trợ của quốc tế về kinh nghiệm và tài chính. *Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Tổng cục Du lịch: - Sớm nghiên cứu ban hành các thông tư liên bộ khuyến khích phát triển DLST ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các điểm có hệ sinh thái điển hình khác. Phân định rõ chức năng và quyền hạn của các ban quản lý Vườn quốc gia và các khu bảo tồn và theo đó các ban này dứt khoát không có chức năng kinh doanh du lịch. - Chỉ đạo việc triển khai nghiên cứu thị trường DLST và xúc tiến quảng bá DLST Việt Nam trong khu vực và quốc tế. Phát triển DLST còn là một lĩnh vực mới đối với du lịch Việt Nam vì vậy việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nghiệp vụ là hết sức cần thiết để giải quyết vấn đề này, cần phải có sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế *Kiến nghị với Bộ Kế Hoạch và Đầu tư: quan tâm đầu tư vốn cho công tác khảo sát, quy hoạch chi tiết một số khu DLST điển hình phù hợp với định hướng về tổ chức không gian DLST đã được xác định. Ưu tiên trước hết khu vực vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long 3.3.2. Kiến nghị với Tỉnh Ninh Bình - Cần có chính sách khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào hoạt động DLST. Sự tham gia của người dân địa phương sẽ góp phần tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho họ. Nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh du lịch sẽ hỗ trợ dân địa phương trong việc cải thiện, nâng cao đời sống văn hoá và có tác động tích cực đến việc quản lý, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây. - Nên ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm: Thiết kế nơi ăn nghỉ cho du khách theo kiểu nhà nghỉ DLST (nếu xây dựng các khách sạn sang trọng thì khó có khả năng cạnh tranh với các khách sạn ở Thủ đô Hà Nội), xây dựng hệ thống đường bộ, đường mòn, biển báo chỉ dẫn... xây dựng trung tâm đón khách để giáo dục môi trường. - Có chính sách đầu tư cho công tác đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ lao động tại các khu DLST nhất là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch vì hiện nay lực lượng lao động thiếu về số lượng và yếu về chất lượng - Tăng cường công tác giáo dục và nâng cao nhận thức về DLST cho cộng đồng dân cư địa phương, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với công tác bảo tồn tài nguyên môi trường sinh thái một cách bền vững. - Sớm điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2010 và định hướng đến 2020 cho phù hợp với luật Du lịch và Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam. Rà soát lại quy hoạch cụ thể các khu du lịch và các điểm du lịch tại Ninh Bình theo luật du lịch có hiệu lực từ 01/01/2006. - Các dự án đã được phê duyệt cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể ở từng điểm và yêu cầu chặt chẽ việc tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường. Ví dụ nhà máy xi măng chỉ cách Vân Long có 7 km về phía Đông Nam; Dự án khu du lịch Tràng An đang có dấu hiệu phá vỡ môi trường sinh thái. Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, điểm thăm quan động người xưa, cây chò nghìn năm tuổi tại vườn quốc gia Cúc Phương đang có dấu hiệu vượt quá sức chứa, cần có giải pháp khắc phục kịp thời. Nếu không có sự điều chỉnh kịp thời mà chỉ quan tâm đến việc thu hút được nhiều khách du lịch đến Ninh Bình thì phát triển du lịch bền vững ở Ninh Bình sẽ không khả thi và không có cơ hội để làm lại. 3.2.3. Với các nhà đầu tư kinh doanh du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - Lựa chọn các dự án đầu tư cho phù hợp với loại hình DLST. Với loại hình du lịch này thì việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ phải sử dụng tối đa các yếu tố địa phương: Lao động địa phương, nguyên nhiên vật liệu địa phương để tạo ra các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, hàng hoá phục vụ du khách. Nếu các dự án đầu tư được lựa chọn theo hướng này thì một mặt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà đầu tư. Mặt khác sẽ tạo ra nhiều việc làm cho cư dân ở Ninh Bình và tạo ra các dịch vụ du lịch phù hợp với đặc điểm tiêu dùng của khách DLST. - Khi đầu tư kinh doanh loại hình du lịch này nhất thiết phải quan tâm và mang lại lợi ích cho cộng đồng cư dân địa phương nơi có giá trị tài nguyên sinh thái. Các nhà quản lý, kinh doanh và du khách đều có sự nhất trí thống nhất trong nhận thức tư duy và hành động đó là: không thể cứu thiên nhiên, không thể bảo vệ và tôn tạo các giá trị tài nguyên cho việc phát triển du lịch ở Ninh Bình khi mà không quan tâm đến lợi ích của chính người dân Ninh Bình. - Bảo đảm chất lượng các dịch vụ, hàng hoá tương xứng với giá cả mà khách phải chi trả, phối hợp chặt chẽ với sở du lịch Ninh Bình có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực cho kinh doanh du lịch nói chung và DLST nói riêng. - Phải có sự phối hợp chặt chẽ trên cơ sở phân chia lợi ích để tạo động lực cho các nhà kinh doanh lữ hành thu hút du khách và tiêu thụ sản phẩm DLST cho Ninh Bình 3.2.4. Với nhân dân tỉnh Ninh Bình (Thông qua Mặt trận tổ quốc, Sở Văn hoá thông tin, các Đoàn thể và chính quyền địa phương...) Thứ nhất, nêu cao tinh thần truyền thống mến khách của dân tộc, tôn trọng khách, không chèo kéo, nài ép khách, lịch sự văn minh trong giao tiếp và phục vụ du khách. Nâng cao kiến thức về kinh doanh du lịch, tự hào, sẵn sàng và nhiệt tình hướng dẫn khách tiêu dùng các sản phẩm du lịch của quê hương Cố đô. Thứ hai, giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống của mình như thêu ren, chạm khắc đá, gỗ, mỹ nghệ cói, trồng thảo quả để khách du lịch được chiêm ngưỡng, học hỏi, mua các sản phẩm do chính cư dân làm ra. Kết hợp chặt chẽ với các hãng lữ hành tổ chức cho khách tham quan làng nghề, giới thiệu với khách về quy trình và phương pháp tạo ra sản phẩm, nâng cao nghệ thuật bán hàng, không nói giá quá cao và cần có sự hỗ trợ của các nhà chuyên môn để tạo điều kiện thuận lợi cho khách trong việc sử dụng các phương tiện thanh toán và vận chuyển sản phẩm. Nên cử đại diện của các làng nghề thành đoàn khách đi thăm quan và học tập kinh nghiệm cách bán hàng lưu niệm và đặc sản của người Trung Quốc. Thứ ba, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa, phong tục tập quán riêng biệt của vùng quê Ninh Bình thông qua việc tổ chức các lễ hội, các nghi lễ trong giao tiếp, trong thức ăn, đồ uống, trong trang phục và sinh hoạt thường ngày. Đây là các tài sản vô giá tạo ra điểm nhấn của DLST Ninh Bình để thu hút khách thăm quan. Thứ tư, tôn trong luật pháp và chỉ làm những gì mà pháp luật không cấm, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở quê hương mình. Kết luận chương 3 Trên cơ sở lý luận ở chương 1 và kết quả phân tích ở chương 2, chương 3 đã thực hiện các nội dung sau đây: Đưa ra những quan điểm của Đảng, Chính phủ và của tỉnh Ninh Bình về phát triển DLST của đất nước nói chung và của Ninh Bình nói riêng. nêu 10 nguyên tắc và 4 yêu cầu đối với phát triển DLST ở Ninh Bình. Thứ hai, đưa ra các định hướng quy hoạch phát triển DLST cả về không gian và thời gian trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Thứ ba, trình bày các giải pháp để phát triển DLST và các giải pháp phát triển thị trường cho sản phẩm DLST Ninh Bình. Đây được xác định là một trong những đóng góp mới về mặt khoa học cho phát triển DLST ở Ninh Bình Thư tư, đưa ra các kiến nghị với các chủ thể để phát triển DLST ở Ninh Bình trong thời gian tới. KẾT LUẬN Đề tài nghiên cứu “Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thực trạng và giải pháp” là công trình nghiên cứu về DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, ít nhiều góp phần làm cho những người quan tâm đến DLST có thêm căn cứ để nâng cao sự hiểu biết về loại hình du lịch này và phát triển nó ở Ninh Bình. Đề tài đã nghiên cứu, phân tích và đạt được một số kết quả sau đây: Trước hết đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về DLST, phân biệt DLST với một số loại hình du lịch tương tự, các loại hình DLST chủ yếu trên thế giới và Việt Nam. Từ đó đưa ra ý nghĩa của việc phát triển loại hình du lịch này. Phân tích 4 đặc điểm cơ bản, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của DLST; kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch này ở một số địa phương trong nước và một số quốc gia trên thế giới. Thứ hai, giới thiệu, đánh giá và tập trung làm rõ tiềm năng bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Thông qua việc giới thiệu khái quát các điều kiện về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn, các điều kiện đặc trưng khác để khẳng định Ninh Bình có tiềm năng to lớn để phát triển DLST. Một mặt phân tích các mặt tổ chức quản lý và kinh doanh sản phẩm DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Mặt khác phân tích cụ thể các yếu tố cấu thành sản phẩm DLST của Ninh Bình, đưa ra những nhận xét về thực trạng DLST trên địa bàn Ninh Bình.Phân tích các yếu tố về sản DLST, những cái được và những cái chưa được, điểm mạnh, điểm yếu đối với sự phát triển DLST Ninh Bình trong thời gian tới. Thứ ba, đưa ra các giải pháp và kiến nghị có cơ sở lý luận và thực tiễn mang tính khả thi để phát triển DLST ở Ninh Bình trong thời gian tới. Trình bày các giải pháp để phát triển DLST và các giải pháp để phát triển thị trường cho DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Nêu 10 nguyên tắc và 4 yêu cầu đối với việc phát triển DLST, các kiến nghị với các chủ thể để phát triển DLST ở Ninh Bình trong thời gian tới. Đây được xác định là một trong những thành công quan trọng nhất của việc nghiên cứu đề tài. Chắc chắn các vấn đề nghiên cứu trên chưa thể phản ánh hết nội dung phong phú và đa dạng của DLST cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là thực trạng về khách DLST ở Ninh Bình, không thống kê cụ thể các đối tượng khách theo mục đích và động cơ chính của chuyến đi. Trong khi nguồn lực có hạn không thể thu thập bằng cách khảo sát khách du lịch đến Ninh Bình trong năm vừa qua. Tác giả hy vọng trong quá trình nghiên cứu sau này chắc chắn những vấn đề được nêu ra trong công trình sẽ được nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc hơn. Danh môc Tµi liÖu tham kh¶o 1. Ph¹m §øc ¸nh (2002), “Du lÞch Ninh B×nh ph¸t triÓn bÒn v÷ng”, T¹p chÝ Du lÞch ViÖt Nam, (2), tr.17. 2. Ban Th­êng vô TØnh uû Ninh B×nh (2001), NghÞ quyÕt sè 03-NQ/T¦ vÒ ph¸t triÓn du lÞch tõ nay ®Õn 2010, Ninh B×nh. 3. NguyÔn Th¸i B×nh (2003), “§Ó du lÞch thùc sù trë thµnh ngµnh kinh tÕ mòi nhän”, T¹p chÝ Du lÞch ViÖt Nam, (2), tr.64. 4. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (1991), V¨n kiÖn §¹i héi §¶ng toµn quèc lÇn thø VII, Nxb ChÝnh trÞ Quèc gia, Hµ Néi. 5. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (1996), V¨n kiÖn §¹i héi §¶ng toµn quèc lÇn thø VIII, Nxb ChÝnh trÞ Quèc gia, Hµ Néi. 6. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2001), V¨n kiÖn §¹i héi §¶ng toµn quèc lÇn thø IX, Nxb ChÝnh trÞ Quèc gia, Hµ Néi. 7. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2006), V¨n kiÖn §¹i héi §¶ng toµn quèc lÇn thø X, Nxb ChÝnh trÞ Quèc gia, Hµ Néi. 8. §¶ng bé tØnh Ninh B×nh (2000), V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu lÇn thø XVIII, Ninh B×nh. 9. §¶ng bé tØnh Ninh B×nh (2005), V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu lÇn thø XIX, Ninh B×nh. 10. NguyÔn V¨n §Ýnh vµ TrÇn ThÞ Minh Hoµ (2004), Gi¸o tr×nh Kinh tÕ du lÞch, Nxb Lao ®éng - X· héi, Hµ Néi. 11. §ç ThÞ Thanh Hoa (2005), “Kinh nghiÖm cña mét sè quèc gia vÒ ph¸t triÓn du lÞch g¾n víi b¶o vÖ m«i tr­êng”, T¹p chÝ Du lÞch ViÖt Nam, (12), tr.17. 12. NguyÔn §×nh Hoµ (2004), “Du lÞch sinh th¸i - thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ®Ó ph¸t triÓn ë ViÖt Nam”, T¹p chÝ kinh tÕ vµ ph¸t triÓn, (3), tr.11. 13. Phan Quang Huy (2002), “Gãp ý kiÕn ®Ó du lÞch thùc sù trë thµnh ngµnh kinh tÕ mòi nhän”, T¹p chÝ Du lÞch ViÖt Nam, (2), tr.29. 14. §inh Trung Kiªn (2003), “§µo t¹o nguån nh©n lùc du lÞch tr­íc yªu cÇu míi”, T¹p chÝ Du lÞch ViÖt Nam, (2), tr.75. 15. NguyÔn ThÞ Hoa LÖ (2003), “§Ó du lÞch ViÖt Nam trë thµnh ngµnh kinh tÕ mòi nhän”, T¹p chÝ Du lÞch ViÖt Nam, (1), tr.16. 16. Kreg Lindberg vµ Donald E.Hawkins (1999), Du lÞch sinh th¸i: H­íng dÉn cho c¸c nhµ lËp kÕ ho¹ch vµ qu¶n lý. 17. Ph¹m Trung L­¬ng, Du lÞch sinh th¸i, nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn ph¸t triÓn ë ViÖt Nam (2002) Nxb Gi¸o dôc, Hµ Néi 18. NguyÔn Duy M¹nh vµ Lª Trung Kiªn (2005), "Du lÞch sinh th¸i vµ kinh doanh s¶n phÈm du lÞch sinh th¸i t¹i c¸c v­ên Quèc gia vµ khu b¶o tån thiªn nhiªn cña ViÖt Nam", T¹p chÝ Kinh tÕ ph¸t triÓn, (4). 19. Lª V¨n Minh (2005), ”§a d¹ng sinh häc víi ph¸t triÓn du lÞch bÒn v÷ng ë ViÖt Nam”, T¹p chÝ du lÞch ViÖt Nam, (11), tr.24. 20. Bïi Xu©n Nhµn (2003), “§µo t¹o nguån nh©n lùc thùc hiÖn th¾ng lîi chiÕn l­îc ph¸t triÓn du lÞch giai ®o¹n 2001 - 2010”, T¹p chÝ Du lÞch ViÖt Nam, (1), tr.37. 21. BÝch Nhung (2003), “§Ó du lÞch thùc sù lµ ngµnh kinh tÕ mòi nhän”, T¹p chÝ Th­¬ng nghiÖp thÞ tr­êng ViÖt Nam, (6), tr.34 - 35. 22. “NghÞ quyÕt JAKARTA vÒ ph¸t triÓn bÒn v÷ng” (1987), M¹ng Internet. 23. “NghÞ quyÕt sè 41-NQ/T¦ Bé ChÝnh trÞ vÒ b¶o vÖ m«i tr­êng trong thêi kú ®Èy m¹nh c«ng nghiÖp ho¸ hiÖn ®¹i ho¸ ®Êt n­íc” 24. TrÇn Ph­¬ng (2003), “B¶o tån v¨n ho¸ duyªn h¶i ®Ó ph¸t triÓn du lÞch”, T¹p chÝ V¨n ho¸ NghÖ thuËt, (6), tr. 41- 44 25. Quèc héi n­íc Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam kho¸ XI (2005), kú häp thø 7, LuËt du lÞch, Hµ Néi. 26. QuyÕt ®Þnh cña Thñ t­íng ChÝnh phñ (2004), VÒ viÖc ban hµnh §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn bÒn v÷ng ë ViÖt Nam (ch­¬ng tr×nh nghÞ sù 21 cña ViÖt Nam) (153), Hµ Néi. 27. NguyÔn ThÞ Thanh T©m (2005), “Du lÞch Ninh B×nh: phÊn ®Êu trë thµnh ngµnh kinh tÕ mòi nhän cña tØnh”, T¹p chÝ Kinh tÕ vµ dù b¸o, (382), tr.70. 28. NguyÔn V¨n Thanh vµ §oµn Liªng ViÔn (2002), “Ph¸t triÓn bÒn v÷ng ë ®« thÞ - mét yªu cÇu tÊt yÕu”, T¹p chÝ Du lÞch ViÖt Nam, (2), tr.74-75. 29. NguyÔn V¨n Thanh (2005), “§µo t¹o du lÞch céng ®ång, du lÞch sinh th¸i víi b¶o vÖ m«i tr­êng” (11) tr. 21. 30. NguyÔn Xu©n Th¶o - L· §¨ng BËt (2005), X©y dùng thµnh phè Hoa L­ du lÞch, Nxb V¨n ho¸ d©n téc, Hµ Néi. 31. Do·n Quang ThiÖn (1993), §æi míi c¬ chÕ qu¶n lý ngµnh du lÞch n­íc ta trong giai ®o¹n hiÖn nay, LuËn ¸n phã tiÕn sü khoa häc Kinh tÕ, Tr­êng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n, Hµ Néi. 32. Th«ng t­ cña Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t­ (2005), H­íng dÉn viÖc TriÓn khai thùc hiÖn QuyÕt ®Þnh cña Thñ t­íng ChÝnh phñ vÒ §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn bÒn v÷ng ë ViÖt Nam (Ch­¬ng tr×nh nghÞ sù 21 cña ViÖt Nam), (01), Hµ Néi. 33. Stephanie Thullen (SNV - ViÖt Nam) (2006), "Du lÞch sinh th¸i kh«ng ®¬n thuÇn chØ lµ du lÞch thiªn nhiªn”, T¹p chÝ du lÞch ViÖt Nam, (3), tr.34. 34. Tæng côc Du lÞch ViÖt Nam (2000), Sæ tay h­íng dÉn ®¸nh gi¸ t¸c ®éng m«i tr­êng cho ph¸t triÓn du lÞch, C«ng ty in TiÕn bé, Hµ Néi. 35. Tæng côc Du lÞch ViÖt Nam vµ Quü ph¸t triÓn bÒn v÷ng T©y Ban Nha (2003), Dù ¸n “X©y dùng n¨ng lùc cho ph¸t triÓn du lÞch ë ViÖt Nam”. 36. Tæng côc Du lÞch (2004), Kû yÕu héi th¶o b¶o vÖ m«i tr­êng du lÞch, Hµ Néi. 37. Tæng côc Du lÞch ViÖt Nam (2004), Tµi liÖu Héi th¶o x©y dùng luËt du lÞch ViÖt Nam, Hµ Néi. 38. Tæng côc Du lÞch - IUCN - ESCAP, TuyÓn tËp b¸o c¸o héi th¶o “X©y dùng chiÕn l­îc quèc gia vÒ ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i t¹i ViÖt Nam”, Hµ Néi 7-9/9/1999. 39. Së Du lÞch Ninh B×nh - ViÖn Nghiªn cøu Quy ho¹ch ph¸t triÓn Du lÞch (1995), §Ò ¸n quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn Du lÞch Ninh B×nh ®Õn 2010, Ninh B×nh. 40. Së Du lÞch Ninh B×nh, B¸o c¸o tæng kÕt ho¹t ®éng du lÞch Ninh B×nh c¸c n¨m 1995, 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, vµ 2005. 41. Së Du lÞch Ninh B×nh (2005), B¸o c¸o tæng kÕt ho¹t ®éng du lÞch Ninh b×nh n¨m 2004 - nhiÖm vô n¨m 2005. Ho¹t ®éng 10 n¨m du lÞch Ninh B×nh vµ ph­¬ng h­íng, môc tiªu, nhiÖm vô ph¸t triÓn du lÞch 2005 - 201, Ninh B×nh. 42. Së Du lÞch Ninh B×nh, (2003) B¸o c¸o dù ¸n tæ chøc tour du lÞch sinh th¸i nói chïa B¸i §Ýnh Gia Sinh - Gia ViÔn, tØnh Ninh B×nh. 43. Së Du lÞch Ninh B×nh (2004), Tãm t¾t b¸o c¸o quy ho¹ch chi tiÕt x©y dùng khu du lÞch Trµng An. 44. Së Du lÞch Ninh B×nh (2004), ThuyÕt minh quy ho¹ch khu du lÞch sinh th¸i hå §ång Th¸i, hå §oßng §Ìn, huyÖn Yªn M«, thÞ x· Tam §iÖp, tØnh Ninh B×nh. 45. Së Du lÞch Ninh B×nh (2001), Ch­¬ng tr×nh ph¸t triÓn du lÞch Ninh B×nh 2001 - 2005. 46. Së Du lÞch Ninh B×nh (2005), Th«ng tin du lÞch Ninh B×nh, (02). 47. Së Du lÞch Ninh B×nh (2006), Th«ng tin du lÞch Ninh B×nh, (03). 48. Së Du lÞch Ninh B×nh (2002), Kû yÕu héi th¶o ph¸t triÓn du lÞch Ninh B×nh bÒn v÷ng trong t­¬ng quan hîp t¸c - hç trî cña c¸c tØnh b¹n. 49. Uû ban nh©n d©n tØnh Ninh B×nh (2002), B¸o c¸o quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi tØnh Ninh B×nh ®Õn 2010, Ninh B×nh. 50. Uû ban Th­êng vô Quèc héi (1999), Ph¸p LÖnh Du lÞch, Nxb ChÝnh trÞ Quèc gia, Hµ Néi. 51. ViÖn Nghiªn cøu ph¸t triÓn du lÞch - Tæ chøc b¶o tån thiªn nhiªn Quèc tÕ (1998), TuyÓn tËp b¸o c¸o “Héi th¶o vÒ du lÞch sinh th¸i víi ph¸t triÓn du lÞch bÒn v÷ng ë ViÖt Nam”, Hµ Néi 22- 23/4/1998.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp.pdf
Luận văn liên quan