Một là: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh tế cấp
huyện và các nội dung của phát triển kinh tế, như tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. Làm rõ vai trò của các thủ thể.
Hai là: Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên kinh tế- xã hội, lợi thế so sánh
và hiện trạng phát triển kinh tế của huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời
phân tích hiện trạng phát triển kinh tế trên địa bàn huyện để rút ra những kết quả đạt
được, những tồn tại và hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề
xuất các giải pháp. Nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
114 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3555 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc trong điều kiện hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo trục này. Các
khu dân cư cũ được nâng cấp cải tạo lại. Khu dân cư mới được nghiên cứu quy hoạch ở
vị trí đối diện với khu công nghiệp Bình Xuyên về phía nam đường quốc lộ 2. Khu
trung tâm thương mại định hướng xây dựng về phía tây bắc khu dân cư mới. Khu trung
tâm văn hoá được xây dựng gần bệnh viện hiện có.
Hiện tại từ nay đến năm 2010 khu vực trung tâm hành chính huyện Bình
Xuyên với quy mô khoảng 02 ha vẫn được sử dụng, sau năm 2010 ở thị trấn Hương
Canh phát triển lên đô thị loại 4 khi đó dựa trên nhu cầu sử dụng đất có thể xây
dựng UBND huyện ở khu đất dự trữ trong khu dân cư số 1. với quy hoạch khoảng
15 ha và khu hành chính hiện nay được chuyển giao cho thị trấn Hương Canh.
Về khu dân cư dự kiến phát triển 03 khu dân cư mới với cơ sở hạ tầng kỹ
thuật hiện đại cũng như cơ sở hạ tầng xã hội đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của một
khu đô thị.
+ Khu dân cư số 1 với quy mô khoảng 35 ha phát triển ở khu vực phía tây
nam đường BOT của thị trấn.
+ Khu dân cư số 2 với quy mô trong tương lai là 70 ha. Trước mắt từ nay đến
năm 2010 chỉ phát triển 20 ha ở khu vực đối diện với khu công nghiệp Bình Xuyên
phía nam đường BOT.
+ Dự kiến phát triển khu dân cư số 3 ở phía bắc khu vực vườn sim của thị
trấn Hương Canh với quy mô khoảng 50 ha.
Khu trung tâm thương mại dự kiến xây dựng gần Chi Cục thuế hiện nay
nằm phía tây bắc khu dân cư số 2 dự kiến khoảng 5ha. Khu trung tâm thương mại sẽ
hình thành một vài siêu thị dọc theo đường BOT.
- Khu đô thị Gia khánh: Thuộc thị trấn Gia khánh là vùng có đặc thù làng
quê có vị trí thuận lợi gần khu du lịch Tam Đảo, khu du lịch Đại Lải giáp với thành
phố Vĩnh Yên. Trên địa bàn có nhiều đơn vị quân đội, công an đóng trên địa bàn
gồm: Trường vũ khí đạn, trung đoàn 66, trung đoàn 834, Xí nghiệp Z 192, cơ sở
giáo dục Thanh Hà đây là khu vực có tiềm năng phát triển thành khu đô thị lớn hiện
đại theo hướng phát triển thương mại dịch vụ, sản xuất lương thực thực phẩm phục
vụ nhân dân và các đơn vị.
- Khu đô thị Bá Hiến: Trên địa bàn xã có 02 khu công nghiệp đó là : khu
công nghiệp Bá Thiện, khu công nghiệp Hồng Hải, khi 02 khu công nghiệp đi vào
hoạt động có khoảng 20.000 công nhân. Vì vậy ở đây tập trung cho phát triển công
nghiệp và các dịch vụ thương mại phục vụ cho công nghiệp. Nên phải quy hoạch
thêm một số khu đô thị, nhà chung cư đảm bảo nhà ở cho công nhân và các văn
phòng đại diện. Trên địa bàn sẽ quy hoạch thêm một khu đô thị với diện tích 126 ha
bám sát theo đường đối diện với khu công nghiệp Bá Thiện.
3.2.2. Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục
vụ sản xuất và dịch vụ
* Giao thông vận tải: Xây dựng từng bước với quy mô hiện đại đáp ứng
được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện và tiến trình công nghiệp hoá hiện
đại hoá nông nghiệp nông thôn. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giao thông nội huyện,
trong đó hàng đầu là các trục giao thông chính kết nối giữa huyện và trung tâm của tỉnh
và các vùng lân cận. Trước mắt là đầu tư các tuyến đường:
- Đường giao thông nối với khu trung tâm huyện với đường BOT với hiện
trạng đường rộng 7,5 m đã xuống cấp lên đường có mặt đường 24 m có giải phân
cách mỗi bên có 02 làn xe cơ giới và 01 làn cho phương tiện thô sơ.
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng mới các đường giao thông qua các khu
công nghiệp và cụm công nghiệp:
- Đường Hương Canh -Tân phong- Thanh Lãng kết nối trung tâm huyện với
xã Tân Phong, Phú Xuân, thị trấn Thanh Lãng và huyện Yên Lạc. Rút ngắn khoảng
cách giữa các xã với trung tâm huyện phục vụ giao lưu giữa huyện với huyện Yên
Lạc, huyện Vĩnh Tường và thị xã Sơn Tây.
- Xây dựng đường Quảng khai gắn kết khu công nghiệp Khai Quang thành
phố Vĩnh Yên, với khu công nghiệp Bình Xuyên, khu công nghiệp nghiệp Bá
Thiện, khu công nghiệp Hồng Hải huyện Bình Xuyên.
- Nâng cấp mở rộng đường kết nối từ ngã tư Hương Canh đi Tam Hợp- Bá
Thiện phục vụ cho việc phát triển công nghiệp ở khu công nghiệp Bá Thiện, Hồng
Hải.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường có mặt cắt 100 m kết nối khu công
nghiệp Bình Xuyên với các khu công nghiệp, khu đô thị của huyện Mê Linh thành
phố Hà Nội, mở rộng giao lưu phát triển công nghiệp.
* Xây dựng hạ tầng khu đô thị: Đẩy nhanh tốc độ xây dựng hoàn thiện các
khu đô thị, khu dân cư mới đang đầu tư tại thị trấn Hương Canh, xã Bá Hiến, xã
Thiện Kế và thị trấn Gia Khánh.
* Đầu tư phát triển hạ tầng xã hội:
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường dạy nghề của huyện ở xã Tân Phong.
Tạo môi trường lành mạnh đẩy nhanh việc thu hút dự án xây dựng bệnh viện liên
doanh Việt Đức xây trên địa bàn xã Quất Lưu. Trường đại học dầu khí xây dựng tại
xã Hương sơn. Đẩy nhanh tốc độ xây dựng trung tâm văn hoá thể dục thể thao của
huyện. Quy hoạch và xây dựng một số bến xe ở TT Hương Canh, Thanh Lãng, Gia
Khánh, phối hợp cùng với tỉnh hình thành tuyến xe buýt Hà Nội - Vĩnh Yên.
- Hệ thống điện: Tiếp tục triển khai dự án điện REII, cải tạo các trạm biến áp
cũ nâng từ cấp điện áp 6 KV lên 22 KV, cải tạo hệ thống điện 0,4 KV đảm bảo an
toàn giảm tỷ lệ tiêu hao.
- Xây dựng trường học: Tiếp tục đầu tư xây dựng trường học theo tiêu chuẩn
trường chuẩn quốc gia. Tiến hành đầu tư đồng bộ, đầu tư trường nào hoàn thiện nhà
lớp học, nhà đa năng, nhà điều hành, sân vườn, đến năm 2015, tỷ lệ phòng học được
kiên cố hoá 100%, đầu tư đồng bộ 60% số trường theo tiêu chuẩn trường chuẩn
quốc gia.
3.2.3. Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng chủ động quỹ đất để đầu tư
phát triển công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, đồng thời khai thác giá trị từ đất
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
Căn cứ vào quy hoạch đã được phê duyệt, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy
động sức mạnh của hệ thống chính trị làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng, coi đây là yếu tố quyết định đến môi trường thu hút đầu tư và tốc độ thu hút
đầu tư của huyện. Trong quá trình thực hiện phải công khai, dân chủ, minh bạch,
trên cơ sở đảm bảo lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, đặc biệt
là lợi ích của người dân giao đất cho các dự án, trong đó cần quan tâm nhu cầu về
nhà ở, việc làm và đảm bảo đời sống của nhân dân. Tiếp tục triển khai chủ trương
giao đất dịch vụ để tạo việc làm cho các hộ có đất phải thu hồi. Thực hiện tốt việc
đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Việc khai thác
quỹ đất phải gắn liền với tiết kiệm đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Trước mắt
tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Bình Xuyên mở
rộng, phần còn lại khu công nghiệp Hồng Hải và các công trình hạ tầng kỹ thuật
trên địa bàn.
3.2.4. Giải pháp phát triển mạnh các ngành công nghiệp, nông nghiệp,
thương mại - dịch vụ
* Về công nghiệp tiểu thủ công nghiệp - XDCB
Đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn,
đến năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong
cơ cấu kinh tế của huyện.
Thực hiện quy hoạch các khu, cụm công nghiệp đã dự kiến, đầu tư hoàn
thiện hạ tầng khu công nghiệp Bình Xuyên, cụm công nghiệp làng nghề Thanh
Lãng, làng nghề gốm Hương canh, quy hoạch và xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp
Gia Khánh, tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn
huyện phấn đấu đến 2015 lấp đầy các cụm công nghiệp làng nghề, lấp đầy khu công
nghiệp Bình Xuyên với diện tích khoảng 500 ha và một phần khu công nghiệp Bá
Thiện, khu công nghiệp Hồng Hải.
Hạn chế các ngành nghề công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, tạo
điều kiện ưu tiên cho các doanh nghiệp có sản phẩm công nghệ cao, kỹ thuật hiện
đại, có hàm lượng chất xám cao như công nghiệp lắp giáp, công nghiệp điện tử....
Khuyến khích tư nhân phát triển các cơ sở cơ khí sửa chữa nhỏ tại các thị
trấn, nơi đông dân cư để phục vụ nhu cầu tại chỗ và chuyển một phần lực lượng lao
động nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp.
Phát triển công nghiệp chế biến nông sản với quy mô vừa và nhỏ phù hợp
với thực tế của huyện, nhằm nâng cao giá trị các loại hàng nông sản của huyện đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Thực hiện có hiệu quả các chương trình dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, chú
trọng phát triển hệ thống giao thông, hạ tầng các khu cụm công nghiệp, hệ thống
thuỷ lợi, trường học, hệ thống điện, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá ở huyện,
xã, thị trấn.
Tiếp tục khôi phục và phát triển làng nghề cùng với quan tâm tìm hiểu và du
nhập thêm một số nghề mới phù hợp với điều kiện của huyện.
* Về sản xuất nông lâm nghiệp
Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá
và hiện đại hoá nông nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, đưa tiến bộ
vào sản xuất nông nghiệp, từng bước đưa cơ khí vào nông nghiệp, lấy chăn nuôi là mũi
nhọn để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn.
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng tăng tỷ
trọng chăn nuôi, thuỷ sản, giảm dần tỷ trọng trồng trọt. Quy hoạch tăng diện tích
trồng cây công nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, giảm dần tỷ trọng đất trồng cây
lương thực, nhưng vẫn bảo đảm an ninh lương thực.
Về trồng trọt: Diện tích lúa gieo trồng hàng năm khoảng 7000 ha/năm, trong
đó 95% diện tích được gieo cấy bằng các giống tiến bộ khoa học kỹ thuật có năng
suất cao. Diện tích ngô từ 1.000-1.100 ha/năm. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây
trồng theo hướng tăng nhanh diện tích cây đậu tương, thanh hao hoa vàng, nấm,
rau...nhằm tạo ra giá trị hàng hoá lớn tăng thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích
đẩy mạnh công tác sản xuất giống tại chỗ.
Về chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi toàn diện, chăn nuôi bò thịt, lợn, gia cầm,
thuỷ sản là hàng hoá chủ yếu. Chú trọng phát triển đàn gia súc gia cầm, đưa đàn bò
từ 12.500 con năm 2005 lên 15.000 con năm 2015, giữ vững và ổn định đàn trâu
khoảng 3.000 con, tăng đàn lợn từ 51.000 con năm 2005 lên 55.000 con năm 2015,
đàn gia cầm khôi phục và phát triển lên 0,5 triệu con vào năm 2015. Tăng sản lượng
thịt bò, thịt lợn và thịt gia cầm, trứng bình quân 10-15%/năm, xác định sản xuất
ngành chăn nuôi là ngành sản xuất hàng hoá chủ yếu của ngành nông nghiệp, tăng
cường đầu tư giống, khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng hàng hoá xuất ra thị
trường.Tiếp tục thực hiện các chương trình sinh hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn đến
năm 2015 sind hoá đàn bò đạt 90-100%, đàn lợn nạc hoá 100% trong đó có 50% nái
ngoại, coi phát triển chăn nuôi là mũi nhọn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn, khuyến khích chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công
nghiệp, trang trại.
Về thuỷ sản: Tăng cường đầu tư thâm canh, đẩy nhanh việc mở rộng diện
tích nuôi trồng thuỷ sản theo hướng cải tạo vùng trũng kém hiệu quả sang nuôi
trồng thuỷ sản, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản,
chuyển từ quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh. Tiếp tục thực hiện chương
trình cải tạo đồng chiêm trũng đến năm 2015 phân lô sử dụng hiệu quả những diện
tích đã được cải tạo và cải tạo mới 300 ha vùng trũng để nuôi trồng thuỷ sản có hiệu
quả, tăng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng từ 900 tấn năm 2005 lên 1.600 tấn năm
2015.
Về lâm nghiệp: Bảo đảm trồng hết diện tích đất có thể trồng rừng, tích cực
khoanh nuôi, bảo vệ và chăm sóc diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh phong trào trồng
cây phân tán hạn chế tối đa tình trạng cháy rừng, vi phạm lâm luật.
* Về thương mại dịch vụ:
Đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực thương mại -dịch vụ- du lịch trên địa
bàn huyện phù hợp với xu thế phát triển; khuyến khích các thành phần kinh
tế, đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh tham gia đầu tư khai thác những thế
mạnh của huyện về thương mại dịch vụ du lịch, nghỉ ngơi, vui chơi giải
trí..v.v. xây dựng 3 trung tâm thương mại ở thị trấn Hương Canh - Gia Khánh
- Thanh Lãng, quy hoạch hệ thống chợ nông thôn, phát triển mạng lưới dịch
vụ ở nông thôn; các loại hình dịch vụ như tín dụng, ngân hàng, bưu điện cơ
bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện.
Đầu tư để hình thành các điểm du lịch vui chơi giải trí, trung tâm nghỉ ngơi ở
Hồ Thanh lanh; Hồ Đồng Câu; Đình Hương Canh; Đền thánh mẫu.
Phát triển hệ thống phương tiện giao thông vận tải theo hướng mở rộng và
tăng cường giao thông đối ngoại ra các huyện và tỉnh bạn.
- Tăng cường các biện pháp quản lý ổn định thị trường, bảo vệ người tiêu
dùng, tạo môi trường thuận lợi cho thương mại dịch vụ phát triển mạnh và ổn định.
3.2.5. Giải pháp huy động và sử dụng nguồn vốn cho đầu tư phát triển
kinh tế và xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật
* Đối với nguồn thu tại chỗ
- Vốn doanh nghiệp
Để có thể huy động tối đa nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, trước tiên
Luật doanh nghiệp phải được triển khai mạnh trên địa bàn; đầy nhanh tốc độ cổ
phần hoá doanh nghiệp với các hình thức thích hợp để tạo ra được một đội ngũ các
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích ngày càng tăng cho toàn xã
hội.
Tạo sân chơi bình đẳng đối với đầu tư trong nước và ngoài nước cũng như
giữa khu vực tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, xoá bỏ sự khác biệt về chính sách
đất đai, tín dụng, để các doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn, qua đó nguồn
thu của nhà nước từ thành phần này tăng lên, cần khuyến khích và tạo nhiều điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ,
tìm kiếm đối tác liên doanh; mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng, cho các
doanh nghiệp vay vốn ưu đãi với những cơ chế thuận lợi; tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo thực hiện tốt
nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước;
Nhà nước địa phương cần hoàn thiện khuôn khổ thể chế, pháp lý, nhanh chóng
tạo môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng và bình đẳng giữa các thành phần kinh
tế để các doanh nghiệp có cơ hội nhiều hơn trong kinh doanh và sản xuất. Ngoài ra,
cần có 2 tác động hỗ trợ các doanh nghiệp là: hỗ trợ đào tạo các doanh nhân và thợ
lành nghề, hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường (giá cả, thông lệ buôn bán quốc
tế) và điều kiện tiếp thị, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng tỷ lệ tái đầu tư;
- Vốn từ các thành phần sản xuất tư nhân và hộ gia đình
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tư nhân trong bỏ vốn đầu tư mua sắm
máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, từng bước cơ giới hoá để giảm bớt thời gian lao
động nông nghiệp, mở rộng các ngành nghề, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là
sản xuất hàng thủ công xuất khẩu.
- Tăng thu nhập từ giải pháp tích cực và chủ động để tăng tỷ lệ hộ có khả
năng tiết kiệm đầu tư. Vì vậy đối với các hộ gia đình cần:
+ Khuyến khích các hộ trong làm giàu chính đáng, phát huy lợi thế so sánh
của địa phương (phát triển dịch vụ du lịch, trung chuyển hàng hoá; trang trại...),
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp; chuyển dịch một bộ phận
lớn lao động và gia đình sang lĩnh vực dịch vụ, thương mại.
+ Hướng dẫn các hộ về hướng đầu tư và lĩnh vực đầu tư; hỗ trợ vốn ban đầu
cho các hộ phát triển sản xuất kinh doanh; Cung cấp thông tin về thị trường và hỗ
trợ đào tạo nghiệp vụ cho các hộ tham gia sản xuất kinh doanh.
+ Huy động tối đa các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân (tài sản tích trữ, để
dành) thông qua việc động viên nhân dân gửi tiết kiệm vào ngân hàng nhà nước, tạo
môi trường kinh doanh hấp dẫn, tin cậy, ổn định để lôi cuốn các hộ bỏ vốn đầu tư
kinh doanh.
- Vốn từ ngân sách nhà nước (nguồn vốn tích luỹ từ GDP)
+ Muốn đảm bảo nguồn vốn này, cần phải tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng
cao, có biện pháp khuyến khích tiết kiệm và tăng cường đầu tư cho lĩnh vực sản
xuất;
+ Kiến nghị với tỉnh có chính sách điều tiết nguồn thu đối với huyện thu
ngân sách lớn như Bình Xuyên, qua đó huyện sẽ có thêm nguồn vốn đầu tư cho phát
triển.
- Đối với các nguồn thu khác
Có biện pháp khuyến khích các nguồn vốn từ các nhóm hội, cá nhân kiều
bào ở nước ngoài là con em trong huyện; nguồn vốn từ đấu giá quyền sử dụng đất ở
các địa phương. Tăng cường quản lý đất đai, nhất là quỹ đất để phát triển đô thị và
đất xây dựng công nghiệp. Tiến hành điều chỉnh giá đất, thực hiện tốt việc chuyển
nhượng, cho thuê và thu thuế, thu lệ phí sử dụng đất nhằm tăng nguồn thu cho ngân
sách huyện. Ngoài ra cần tăng cường quản lý thị trường để tận dụng các nguồn thu
khác, chống thất thu thuế trong các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh.
* Đối với nguồn vốn nước ngoài.
Nhanh chóng tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi bằng cách cải
tiến các thủ tục hành chính, hợp lý hoá giá thuê đất và mức thuế, cung cấp đầy đủ
và đảm bảo chất lượng điện, nước, thông tin liên lạc, giao thông, khách sạn và nhà
hàng, bệnh viện, nhà ở....là giải pháp cơ bản để thu hút đầu tư từ bên ngoài vào
huyện.
Rà soát lại các hạng mục thu hút đầu tư với những ngành nghề, sản phẩm có
sức cạnh tranh trên thị trường, phù hợp với nhu cầu của tỉnh với các mức khuyến khích
đầu tư hấp dẫn. Trong đó, đặc biệt dành ưu tiên cho các dự án thuộc lĩnh vực, ngành
nghề mà huyện có lợi thế so sánh như: cơ khí chế tạo các loại phụ tùng ô tô và xe máy;
các dự án về phát triển các khu du lịch, khu vui chơi giải trí; các dự án chế biến rau,
quả xuất khẩu và các sản phẩm chăn nuôi.
Khu công nghiệp Bình Xuyên, khu công nghiệp Bá Thiện trong những năm
tới sẽ là địa điểm chủ lực thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Nếu chỉ tính từ nay đến
năm 2010 khu công nghiệp Bình Xuyên đầu tư từ bên ngoài lấp đầy khoảng 70%
diện tích thì đến năm 2010, vốn đầu tư trong khu công nghiệp sẽ đạt được gần 858
tỷ đồng và vốn đầu tư thực hiện sẽ đạt khoảng 320 tỷ đồng (tính toán theo định mức
cho các khu công nghiệp từ kết quả dự án điều tra "Kết quả hoạt động của các khu
cụm công nghiệp của Việt Nam"). Để vốn từ bên ngoài nhanh chóng vào khu công
nghiệp Bình Xuyên, cần làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thiện cơ sở hạ
tầng trong và ngoài khu công nghiệp; và tỉnh cần ban hành những quy chế ưu đãi
đầu tư vào khu CN Bình Xuyên, tạo cho huyện có các yêu tố cạnh tranh cao hơn
trong việc thu hút vốn từ bên ngoài; còn khu công nghiệp Bá Thiện khi nhà máy,
sản xuất máy tính xách tay của tập đoàn ComPan hoàn thành thì vốn đầu tư trong
khu công nghiệp Bá Thiện là 500 triệu USD (khoảng 9.000 tỷ)
3.2.6. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
Con người là yếu tố đặc biệt quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
quá trình phát triển. Bởi vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong
những chính sách quan trọng nhất đảm bảo cho việc thực hiện lợi ích các mục tiêu
phát triển kinh tế-xã hội của huyện.
So với các huyện trên địa bàn tỉnh, Bình Xuyên có tỷ trọng lao động qua đào
tạo ở mức trung bình (37%). Đây là một hạn chế của huyện trên bước đường thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Để đáp
ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội thì từ nay đến năm 2010, tỉnh phải nâng tỷ
trọng lao động qua đào tạo lên 45%, đến năm 2020 đạt 55-60%. Để thực hiện được
mục tiêu này cần triển khai các cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực sau
đây:
* Đào tạo nguồn nhân lực
- Trước tiên cần coi trọng hệ thống giáo dục đào tạo chính quy cho các thế hệ
tương lai, từ giáo dục mẫu giáo, mầm non đến giáo dục phổ thông và đào tạo
chuyên nghiệp dạy nghề gắn với các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực của huyện và của tỉnh.
- Có chính sách ưu tiên đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ lãnh đạo, cán
bộ quản lý và cán bộ tham mưu cho nhiều kênh: Gửi đến các khoá học do tỉnh các
bộ ngành TW liên quan tổ chức, xin tỉnh, nhà nước hỗ trợ các nguồn vốn hợp tác
quốc tế để cử ra nước ngoài đào tạo.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật giỏi trong các lĩnh
vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ-du lịch, nông nghiệp... phù hợp với xu thế phát
triển khoa học- công nghệ chung cả nước và quốc tế, trước mắt là đáp ứng nhu cầu
lao động của các ngành công nghiệp hiện đại trên địa bàn. Để thực hiện yêu cầu
này, huyện cần tận dụng tiềm năng của các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp
FDI trên địa bàn, kêu gọi họ hỗ trợ trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho huyện.
- Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao trong một số lĩnh vực như
vi tính, công nghệ sinh học...để sẵn sàng đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng kinh tế
của huyện trong 10-15 năm tới.
Nhu cầu lao động cho giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn huyện là rất lớn, đặc
biệt là lao động tay nghề cao, kỹ thuật cao. Do vậy đào tạo nguồn nhân lực để hình
thành đội ngũ công nhân lành nghề là yêu cầu cần thiết cho giai đoạn 2010-2015 và
nhu cầu tiếp theo. Dự báo lượng lao động được giải quyết mới tại các khu vực liên
doanh trên địa bàn huyện từ năm 2010-2015 khoảng 12.000 lao động. Vì vậy trọng
tâm đào tạo nghề của huyện cần tập trung vào một số nghề đón đầu cung ứng lao
động cho các ngành công nghiệp của khu công nghiệp Bình Xuyên, khu công
nghiệp Bá Thiện. Thực hiện gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, bằng cách
khuyến khích các doanh nghiệp hợp đồng với các trung tâm đào tạo nghề, đào tạo
mới, đào tạo lại cho công nhân.
* Đổi mới cơ cấu nguồn nhân lực
Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu vực
sản xuất, cần phải tạo cơ sở cho việc thu hút một phần lao động nông nghiệp sang
các lĩnh vực kinh tế khác, nhất là công nghiệp và dịch vụ. Từng bước hình thành
một cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý.
* Giải pháp thu hút nguồn nhân lực và thu hút nhân tài
- Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực có vai trò quyết định không những
trong việc thực hiện sự nghiệp phát triển kinh tế của mình mà còn tạo cho mỗi cá
nhân trong cộng đồng phát huy hết khả năng trí tuệ của mình đóng góp cho xã hội,
qua đó có thu nhập cao hơn để nâng cao chất lượng sống cho bản thân. Với quan
điểm trên, huyện cần có những chính sách và cơ chế cụ thể để thu hút nguồn nhân
lực.
- Từng bước tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức nhà nước bằng cách
đào tạo và tuyển dụng theo đúng chức danh; đổi mới công tác tuyển chọn và đề bạt
cán bộ, viên chức, bố trí cán bộ đúng người, đúng việc. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ
được đào tạo cơ bản, có năng lực và thông thạo ngoại ngữ, sớm phát huy kiến thức
của mình trong công việc.
- Rà soát kế hoạch đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có sao cho hài hoà giữa
các ngành, giữa giai đoạn trước mắt và giai đoạn dài hạn;
- Tổ chức tốt công tác mạng lưới dịch vụ cung ứng lao động, giao dịch tìm
hiểu và giới thiệu việc làm.
- Xây dựng cơ chế-chính sách cả về vật chất lẫn tinh thần để thu hút, trọng
dụng nhân tài, kết hợp với các trường đại học nuôi dưỡng những tài năng trẻ về xây
dựng kinh tế-xã hội của huyện Bình Xuyên.
3.2.7. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trước hết là thủ tục hành
chính
Giảm tối đa những thủ tục không cần thiết ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện
các dự án đầu tư, quá trình sản xuất, kinh doanh, nhất là các thủ tục xin thuê đất,
giao đất, cấp quyền sử dụng đất, cấp phép đầu tư; chống phiền hà sách nhiễu trong
việc thực hành công vụ. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các
ngành, khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý hoặc bỏ chống không được
quản lý.
Tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức gắn với việc thực hiện công
việc cụ thể được giao, đồng thời có giải pháp đẩy lùi bệnh quan liêu, tham nhũng
trong cán bộ, công chức và bộ máy nhà nước. Cấp uỷ, chính quyền đoàn thể các cấp
phải thường xuyên giữ mối quan hệ gần gũi, gắn bó và chủ động, tích cực tham gia
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
3.2.8. Tạo lập tiền đề, điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế
Tạo môi trường thuận lợi và bình đẳng để các thành phần kinh tế trên địa bàn
hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển, thực hiện có hiệu quả các chương trình
phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư nhân theo tinh thần Nghị quyết TW5 khoá
IX. Phát huy mọi nguồn lực của thành phần kinh tế, trong đó lấy kinh tế dân doanh
làm động lực chính để phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn khuyến khích và tạo
điều kiện phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn có quy mô vừa và nhỏ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, giải
quyết việc làm cho nhiều lao động, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của
huyện. Củng cố và phát triển mô hình các tổ hợp tác, hợp tác xã thương mại dịch
vụ, Hợp tác xã kinh doanh tổng hợp hoạt động theo luật hợp tác xã. Hoạt động kinh
doanh của hợp tác xã nhằm hỗ trợ đầu mối mua bán, giới thiệu sản phẩm, đại lý cho
các cơ sở sản xuất và nông dân tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.
Vận động hình thành hội doanh nghiệp của huyện để tăng cường sự liên kết
hỗ trợ giữa các doanh nghiệp. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, mức độ
cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Do vậy cần tăng cường mối liên kết giữa các
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ trong cùng ngành
hàng về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp nhỏ là vệ tinh, là đơn vị
sản xuất cho các doanh nghiệp lớn để đảm bảo tính ổn định và phát triển. Hình
thành mối liên kết này sẽ tạo ra sự chủ động về nhu cầu nguồn nguyên liệu, chủ
động trong cung ứng sản phẩm ra thị trường đúng tiến độ, thời gian, chất lượng sản
phẩm và tạo uy tín cho các đơn vị kinh doanh theo hướng lâu dài.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng nhãn hiệu
hàng hoá và đăng ký thương hiệu sản phẩm, tạo dựng và quảng bá hình ảnh doanh
nghiệp, xây dựng chiến lược thị trường, xác định rõ thế mạnh của ngành hàng, thị
trường chủ lực để có hướng đầu tư, khai thác.
Tăng cường tổ chức các hội chợ triển lãm, có chính sách hỗ trợ về mặt bằng
tại các hội chợ triển lãm cho các doanh nghiệp mới hình thành hoặc có sản phẩm
mới. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng Website của huyện, của ngành công
nghiệp để quảng cáo và quảng bá sản phẩm. Các cơ quan nhà nước tích cực phổ
biến các thông tin thị trường, tổ chức các hội nghị hội thảo về các chính sách cũng
như thông tin thị trường trong nước và thế giới đến các doanh nghiệp. Tổ chức các
cuộc gặp mặt theo định kỳ giữa các doanh nghiệp, hộ sản xuất với các cấp cơ quan
quản lý nhà nước nhằm tìm hiểu những tâm tư nguyện vọng và tháo gỡ những khó
khăn cho các doanh nghiệp để vừa nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp, hộ sản
xuất vừa nâng cao hơn nữa vai trò quản lý nhà nước trên địa bàn huyện.
Phát triển các dịch vụ hỗ trợ: sản xuất công nghiệp gắn liền mật thiết với
các ngành thương mại, dịch vụ, tài chính, tín dụng, bảo hiểm, bưu chính, viễn
thông, vận tải. Sự phát triển của các ngành này sẽ có sự hỗ trợ đắc lực trong thu hút
và tạo điều kiện cho sản xuất công nghiệp phát triển. Quy hoạch hình thành cụm
kho, bãi, cụm phát triển các dịch vụ cho đời sống công nhân và lưu chuyển hàng
hoá. Đẩy mạnh đầu tư nâng cấp mở rộng hệ thống đường sắt, hệ thống cấp thoát
nước, điện chiếu sáng… Một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ sẽ tạo ra cho huyện
một diện mạo mới, hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư. Đồng thời tạo điều kiện để phát
triển các ngành dịch vụ có giá trị cao. Dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ viễn
thông, dịch vụ du lịch, các loại dịch vụ tư vấn để hỗ trợ tổ chức, cá nhân thành lập
doanh nghiệp, lựa chọn phương án kinh doanh các dịch vụ nghề nghiệp như kế toán
đáp ứng nhu cầu nhân sự ngày càng nhiều của doanh nghiệp và cá nhân.
3.2.9. Giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ
Để thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đòi
hỏi đội ngũ cán bộ phải có phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn
đáp ứng yêu cầu đề ra. Do vậy, huyện phải có kế hoạch tuyển chọn tạo nguồn, kế
hoạch đào tạo bồi dưỡng, kế hoạch sử dụng cán bộ. Đây là biện pháp rất cần thiết để
đội ngũ cán bộ không bị hẫng hụt, bảo đảm tính liên tục trong công tác cán bộ.
Về tuyển chọn cán bộ phải coi trọng cả đức và tài, đức là gốc. Khi vận dụng
cần hiểu đúng vị trí và mối quan hệ chặt chẽ giữa đức và tài, tránh cực đoan, tuyệt
đối hoá từng mặt.
Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải xuất phát từ công tác quy hoạch cán bộ,
phải có chương trình, nội dung, thời gian đào tạo cho từng loại cán bộ. Ngoài việc
đào tạo, bồi dưỡng ở các trường lớp, cần phải đưa cán bộ tham gia vào các hoạt
động thực tiễn để rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh chính trị.
Sử dụng cán bộ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và sở trường, đề bạt, bổ
nhiệm đúng lúc, giao việc đúng tầm với cương vị thích hợp để cán bộ có môi trường
phát triển khả năng của mình, bảo đảm tính phù hợp giữa trình độ, năng lực với đòi
hỏi của công việc đặt ra. Đồng thời phải có chính sách sử dụng, đãi ngộ thích đáng,
kịp thời nhằm khuyến khích cán bộ tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của huyện.
3.2.10. Giải pháp về cơ chế chính sách
* Cơ chế khuyến khích các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Trước hết tập trung triển khai Luật doanh nghiệp, Luật khuyến khích đầu tư
trong nước; thực hiện miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp mức ưu đãi tối đa theo
luật định;
- Cấp tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp hơn bình thường cho các doanh nghiệp
bỏ vốn đầu tư vào các lĩnh vực ít hấp dẫn, lâu thu hồi vốn những kinh tế tỉnh đang
cần và các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành chủ lực của tỉnh như: cơ khí chế tạo
các linh kiện, phụ tùng xe đạp, xe máy phục vụ cho nội địa hoá các sản phẩm; chế
biến nông sản xuất khẩu, dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch.
- Thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vay vốn lãi suất ưu
đãi sản xuất hàng xuất khẩu và có cơ chế khuyến khích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất kinh doanh;
- Có cơ chế thưởng phạt cụ thể đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh, khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đóng góp nhiều cho
tỉnh;
- Tạo điều kiện thuận lợi về địa điểm, mặt bằng, vốn tín dụng, chuyển giao
công nghệ, tiếp thị cho các doanh nghiệp cũng như các hộ sản xuất để thúc đẩy kinh
doanh.
* Cơ chế khuyến khích sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp.
- Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác
xã trên cơ sở liên kết hợp tác, tự nguyện giữa các hộ dưới nhiều hình thức. Hợp tác
xã phải tập trung làm dịch vụ đầu vào, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, tổ chức tốt
các quy hoạch và hướng dẫn nông dân ứng dụng khoa học-công nghệ mới, liên kết
với các doanh nghiệp để mua vật tư và tìm nơi tiêu thụ nông sản cho nông dân,...
Quan tâm đến việc quản lý đất đai, khuyến khích nông dân đổi điền đổi thửa tích tụ
ruộng đất trong nông nghiệp để sản xuất hàng hoá;
- Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến
khích các hộ nông dân sử dụng các giống lúa mới, đưa các giống lúa năng suất cao,
chất lượng tốt vào trồng phổ biến trên địa bàn, đồng thời gắn với công nghệ bảo
quản sau thu hoạch. Mở rộng các biện pháp khuyến nông, khuyến ngư, phổ biến
rộng rãi các phương pháp bảo vệ thực vật tiên tiến. ứng dụng các công nghệ sinh
học trong sản xuất rau quả sạch, cây ăn quả, nhân giống thuỷ sản và tạo đàn gia súc,
gia cầm.
* Mở rộng và tìm kiếm thị trường
Để mở rộng và tìm kiếm thị trường có hiệu quả, cần quán triệt coi trọng và
đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường trong nước, đặc biệt là nhu cầu của vùng
KTTĐ Bắc Bộ, đồng thời quan tâm đặc biệt đến sức mua của thị trường nông thôn
rộng lớn để tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh về giá cả, về mẫu mã, thị hiếu
người tiêu dùng đối với từng khu vực nông thôn và thành thị.
Củng cố mạng lưới thương nghiệp, phát triển chợ nông thôn, khuyến khích
mọi thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ hàng hoá sản xuất.
Mở rộng liên kết với các tỉnh, địa phương khác để liên kết tiêu thụ sản phẩm của
nhau, nhằm tạo thị trường ổn định cho sản phẩm của nông dân trong tỉnh.
* ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ
Tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ là khâu then chốt để nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh việc ứng dụng các
tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ trong mọi lĩnh vực từ sản xuất, dịch vụ đến
quản lý.
Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới vào
sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất, dịch vụ đến quản lý.
Đẩy mạnh việc áp dụng và phát triển công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ
tin học trong mọi lĩnh vực. Từng bước đưa công nghệ thông tin vào các lĩnh vực
quản lý, kể cả quản lý kinh tế và quản lý xã hội. Trước mắt, cần dành phần đầu tư
nhất định cho việc trang bị hệ thống máy vi tính và đào tạo nhân viên máy tính cho
các bộ phận quản lý dữ liệu thông tin kinh tế-xã hội, các bộ phận đầu não quản lý
của tỉnh.
Kết luận
Với mục tiêu nghiên cứu những vẫn đề cơ bản về phát triển kinh tế trên địa
bàn huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện hiện nay. Luận văn đã hoàn
thành các nội dung chủ yếu sau:
Một là: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh tế cấp
huyện và các nội dung của phát triển kinh tế, như tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. Làm rõ vai trò của các thủ thể.
Hai là: Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên kinh tế- xã hội, lợi thế so sánh
và hiện trạng phát triển kinh tế của huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời
phân tích hiện trạng phát triển kinh tế trên địa bàn huyện để rút ra những kết quả đạt
được, những tồn tại và hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề
xuất các giải pháp. Nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Ba là: Trên cơ sở định hướng phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc, trong vùng phát
triển kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Luận văn đã căn cứ vào hiện trạng phát triển kinh
tế của huyện Bình Xuyên, đặc biệt khai thác lợi thế vị trí địa lý, các nguồn lực về
đất đai, sông ngòi, nguồn lực con người, nguồn nhân lực cũng như xu thế phát triển
của huyện về phát triển công nghiệp, đô thị để đề xuất hệ thống giải pháp, nhằm
khai thác nguồn lực tại chỗ, tranh thủ ngoại lực để xây dựng và phát triển kinh tế
huyện Bình Xuyên trong giai đoạn hiện nay là một đề tài chưa có công trình khoa
học nào nghiên cứu một cách hoàn chỉnh. Do vậy kết quả nghiên cứu luận văn sẽ
góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế của
cấp huyện trong giai đoạn hiện nay. Thông qua việc nghiên cứu phát triển kinh tế
trên địa bàn huyện Bình Xuyên là một huyện mới tái lập của tỉnh Vĩnh Phúc.
Tuy nhiên do thời gian, điều kiện có hạn, chắc chắn luận văn còn nhiều
khiếm khuyết, tác giả luận văn mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các
nhà quản lý để có thể tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện kết quả nghiên cứu, về đề tài
phục vụ thiết thực cho thực tiễn phát triển kinh tế của huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh
Phúc trong giai đoạn hiện nay.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. TS. Đinh Văn Ân (2003), Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.
2. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị
quyết Đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (1999), Hệ thống chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp, Nxb
thống kê Hà Nội.
4. Bộ Thương mại (2000), Việt Nam hướng tới thế kỷ XXI, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
5. Bộ Tài chính (2001), Chiến lược tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Hà
Nội.
6. Bộ Kế hoạch Đầu tư (2002), Một số vấn đề lý luận, phương pháp luận, phương
pháp xây dựng chiến lược và Quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
7. Bộ Nội Vụ (2003), Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và quản lý Nhà nước,
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
8. Chính sách tài chính vĩ mô trong phát triển hội nhập (2002), Nxb Tài chính,
Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Chiến (2006), Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát
triển kinh tế xã hội ở Tỉnh Bình Dương hiện nay, Luận văn Thạc sĩ kinh
tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
10. Trần Kim Chung (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới góc độ
tiếp cận phân tích các nguồn lực, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
11. Cục đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Báo cáo tình hình
đầu tư trực tiếp ngoài thời kỳ 1998-2005, Hà Nội.
12. Đinh Văn Cường (2004), Thu hút đầu tư trực tiếp từ các nước trong khu vực nhằm
thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam- Thực trạng và giải pháp, Luận văn
Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
13. GS.TS Mai Ngọc Cường (2005), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội.
14. Trần Mạnh Dũng (1999), Sự hình thành và phát triển thị trường vốn ở Việt
Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh.
15. TS Trần Thái Dương (2003), Chức năng kinh tế của Nhà nước Lý luận và thực
tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
16. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần
thứ XIII.
17. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Văn kiện Đại đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
XIV.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Nghiêm Xuân Đạt, Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (2002), Phát triển và quản lý
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
21. Trần Anh Đức (2006), Định hướng giải pháp và quản lý nhà nước nhằm phát
triển kinh tế trên địa bàn quận Cẩm Lệ- Thành Phố Đà Nẵng, Luận văn
thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
22. Phan Thi An Hoà (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương hiện
nay, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
23. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình quản lý kinh tế,
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
24. Học viện Hành chính Quốc gia (1998), Giáo trình quản lý hành chính Nhà
nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ chí Minh (2002), Giáo trình kinh tế phát triển,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình quản lý kinh tế,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Huyện uỷ Bình Xuyên (2000), Văn kiện Đại đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVI.
28. Huyện uỷ Bình Xuyên (2002), Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện.
V/v tăng cường sự lãnh đạo quy hoạch và phát triển công nghiệp -Làng
nghề huyện Bình Xuyên giai đoạn 2002-2010.
29. Huyện uỷ Bình Xuyên (2005), Văn kiện Đại đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVII.
30. Huyện uỷ Bình Xuyên (2006), Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện
về quy hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp và đô thị huyện Bình
Xuyên giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo.
31. Nguyễn Hoài Khanh (2006), Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát
triển kinh tế xã hội ở thành phố Đà Nẵng hiện nay, Luận văn Thạc sĩ kinh
tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
32. Nguyễn Xuân Kiên (1999), Tích tụ và tập trung vốn trong nước để phát triển
công nghiệp ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
33. Doãn Văn Kính, Quách Nhan Cương, Uông Tổ Đỉnh (1996), Kinh tế các
nguồn lực tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.
34. Nguyễn Văn Lai (1966), Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước
phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế.
35. Mai Đức Lộc (1994), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển kinh tế
Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế.
36. Luật xây dựng (2003), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. C.Mác (1960), Tư bản, Nxb Sự thật, Hà Nội.
38. Ngô Quang Minh (2004), Kinh tế Nhà nước và quá trình đổi mới doanh
nghiệp nhà nước, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Nguyễn Công Nghiệp, Lê Hải Mơ, Vũ Đình ánh (1998), Tiếp tục đổi mới
chính sách tài chính phục vụ mục tiêu tăng trưởng, Nxb Tài chính, Hà
Nội.
40. GS. TS Đỗ Hoài Nam (2004), Một số vấn đề về công nghiệp hoá - hiện đại
hoá ở Việt Nam, Viện Kinh tế Việt Nam.
41. Nguyễn Huy Oánh (2004), Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh với tư tưởng xây
dựng nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Phòng Thống kê huyện Bình Xuyên (2005), Niên giám thống kê huyện Bình
Xuyên năm 2005.
43. Phòng Thống kê huyện Bình Xuyên (2006), Niên giám thống kê huyện Bình
Xuyên năm 2006.
44. Phòng Thống kê huyện Bình Xuyên (2007), Niên giám thống kê huyện Bình
Xuyên năm 2007.
45. Phòng Thống kê huyện Bình Xuyên (2008), Niên giám thống kê huyện Bình
Xuyên năm 2008.
46. Nguyễn Văn Phúc (1996), Huy động vốn trong nước phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
47. P.A.Samuelson, Wiliam D Nordhalls (2002), Kinh tế học, tập 2, Nxb Thống
kê, Hà Nội.
48. Nguyễn Huy Thám (1999), Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở các
nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
49. Đinh Trung Thành (1998), Đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN tại Việt Nam
- Những vấn đề đặt ra và phương án giải quyết, Luận văn Thạc sĩ kinh tế,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
50. Nguyễn Hữu Thắng (1999), Quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở nước
ta hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
51. Huỳnh Khánh Toàn (2006), Mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với hình
thành đô thị mới ở phía Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh.
52. Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở
Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
53. Nguyễn Anh Tuấn (2006), Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội
quận Long Biên-Thành Phố Hà Nội đến năm 2001, Luận văn thạc sĩ kinh
tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
54. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (1999), Giáo trình kinh tế và quản
lý công nghiệp, Nxb Chính trị Hà Nội.
55. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (1999), Giáo trình kinh tế học quốc
tế, Nxb Thống kê, Hà Nội.
56. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2005), Giáo trình kinh tế phát
triển, Nxb Lao động -xã hội, Hà Nội.
57. Trường Đại học kinh tế Quốc dân (2005), Giáo trình quản lý Nhà nước về kinh
tế, Nxb Lao động-xã hội, Hà Nội.
58. Trường Đại học kinh tế Quốc dân (2008), Giáo trình kinh tế Việt Nam, Nxb
Đại học kinh tế Quốc dân.
59. Trường Đại học kinh tế Quốc dân (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực,
Nxb Đại học kinh tế Quốc dân.
60. Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (2000), Giáo trình lý thuyết tài
chính, Nxb Chính trị Hà Nội.
61. Uỷ ban nhân dân huyện Bình Xuyên (2005), Kế hoạch phát triển kinh tế -xã
hội 5 năm 2006-2010.
62. Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020.
63. Uỷ ban nhân dân huyện Bình Xuyên (2005), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ kinh tế -xã hội năm 2005 và mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội năm
2006.
64. Uỷ ban nhân dân huyện Bình Xuyên (2006), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ kinh tế -xã hội năm 2006 và mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội năm
2007.
65. Uỷ ban nhân dân huyện Bình Xuyên (2007), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ kinh tế -xã hội năm 2007 và mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội năm
2008.
66. Uỷ ban nhân dân huyện Bình Xuyên (2008), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ kinh tế -xã hội năm 2008 và mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội năm
2009.
67. Uỷ ban nhân dân huyện Bình Xuyên (2007), Quy hoạch chung xây dựng thị
trấn Hương Canh và vùng phụ cận đến năm 2020.
Phụ lục
Phụ lục 1
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bình Xuyên năm 2005 - 2008
ĐVT: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu thu ngân sách
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Tổng thu NSNN trên Địa
bàn 89,605 112,123 132,484 186,825
A Tổng thu Cân đối 56,258 70,171 99,139 128,843
I Thu nội địa 44,701 65,047 91,020 117,601
1 Thu DN QDTW 56 71 128 717
Thuế GTGT 3 700
Thuế TNDN 4
Thuế Tài nguyên 50 63 110 15
Thuế Môn bài 6 8 11 2
2 Thu DN QDĐP 3 8 447 499
Thuế GTGT 437 190
Thuế TNDN 300
Thuế môn bài 3 8 10
Thu khác 9
3 Thu DN ĐTNN 15 30 47 17
Thuế Môn bài 15 30 47 17
4 Thu Ngoài QD 38,678 50,691 65,352 69,730
a Thu từ DN TL luật DN, 32,134 49,186 63,233 66,990
TT Chỉ tiêu thu ngân sách
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
HTX
Thuế GTGT 30,645 41,086 39,071 43,286
Thuế TNDN 1,401 7,896 23,951 23,464
Thuế Môn bài 60 139 175 218
Thuế TTĐB 1 14 17 2
Thuế Tài nguyên 27 51 19 20
b Thu từ các hộ cá thể 6,544 1,505 2,119 2,740
Thuế GTGT 5,671 521 792 1,259
Thuế TNDN 633 776 1,137 1,286
Thuế TT ĐB 2
Thuế Môn bài 231 178 185 195
Thuế Tài nguyên 5 30 5
Thu khác 2
5 Lệ phí trước bạ 1,210 1,589 2,726 3,689
6 Thuế sử dụng đất NN 203 48 51 78
7 Thuế nhà đất 284 269 272 543
8 Thuế thu nhập 16 51 79 534
9 Thu phí lệ phí 407 778 1,116 1,965
10 Thuế CQSD Đ 263 348 566 893
11 Thu tiền SD đất 387 5,769 11,551 29,952
12 Tiền thuê đất 114 257 929 1,151
13 Thu tại xã 2,542 4,412 4,927 6,969
TT Chỉ tiêu thu ngân sách
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
14 Thu khác NS 523 726 2,829 864
II Thu viện trợ 40
III Thu chuyển nguồn 1,289
IV Thu kết dư NS 11,557 3,795 8,119 11,242
B Các khoản thu để lại 2,815 2,548 1,150 1,860
C
Thu bổ sung từ NS cấp
trên 29,666 41,952 33,345 57,982
D
Thu từ tín phiếu, trái
phiếu 866 208
Tổng thu
NSNN(A+B+C+D) 89,605 114,879 133,634 188,685
Phụ lục 2
Chi ngân sách nhà nước huyện Bình Xuyên năm 2005 - 2008
ĐVT: tỷ đồng
TT Nội dung chi
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Tổng số chi 33,319 42,672 46,442 67,362
A Tổng số chi cân đối NS 32,647 42,513 46,263 67,331
1 Chi đầu tư phát triển 2,845 4,207 2,089 6,103
Chi ĐT XDCB tập trung 716 1,085.78 6,103
Chi đầu tư từ nguồn thưởng
vượt thu 610.00
Chi ĐT từ nguồn vốn khác 2,129 393.00
2 Chi thường xuyên 18,298 22,770 27,374 34,258
2.1 Chi quốc phòng 396.5 399.0 482.00 773.0
2.2 Chi an ninh 293.2 201.5 194.00 881.0
2.3 SN giáo dục ĐT và dạy nghề 290.0 378.2 587.17 763.0
2.4 Chi sự nghiệp y tế 1,018.6 1,217.7 2,040.52 2,035.0
2.5 Chi SN văn hoá thông tin 522.7 313.9 662.14 1,031.0
2.6
Chi SN phát thanh truyền
hình 218.1 182.9 120.83 10.0
2.7 Chi SN thể thao 146.1 57.6 32.50
2.8 Chi SN đảm bảo xã hội 2,820.7 1,654.0 1,819.39 5,965.0
2.9 Chi sự nghiệp kinh tế 1,953.7 5,578.5 6,991.89 4,437.0
2.10 Chi QLHCĐảng, Đoàn thể 8,196.8 8,775.6 9,373.78 13,835.0
2.11 Chi khác ngân sách 2,441.6 4,011.1 5,070.00 4,528.0
3 Chi bổ sung cho NS cấp dưới 11,504 15,536 16,800 26,970
3.1 Chi bổ sung cân đối 4,659 7,782 8,847 12,690
3.2 Bổ sung mục tiêu 6,845 6,737 7,456 14,280
3.2 Bổ sung khác 1,017 497
B Chi bằng nguồn thu để lại 672 159 179 31
1 Chi XDCB 131 159 29 31
2 Chi QLHC 400
3 Chi khác 141 150
Phụ lục 3
vốn đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện bình xuyên
ĐVT : Triệu đồng
Năm 2001-2005 Năm 2006- 2008
STT Số Doanh nghiệp Số Doanh Số vốn Cơ cấu vốn đầu tư Số
Doanh
Số vốn Cơ cấu vốn đầu tư
nghiệp đầu tư Cố định Lưu
động
nghiệp Cố định Cố định Lưu động
1 Doanh nghiệp tư nhân 30 55.345 36.590 18.755 22 105.634 59.178 46.456
2 Công ty TNHH 120 134.675 87.200 47.475 67 345.968 205.523 140.445
3 Hợp tác xã 21 31.208 19.583 11.625 3 4.365 2.674 1.691
4 Doanh nghiệp nhà nước 3 12.564 7.648 4.916
5 DN có vốn đầu tư nước
ngoài
4 235.000 142.000 93.000 6 13.770.000 9.875.000 3.895.000
Cộng 178 468.792 293.021 175.771 98 14.225.967 10.142.375 4.083.592
Mục lục
Trang
Mở đầu 1
Chương 1: phát triển kinh tế và tác động của quản lý nhà nước cấp
huyện đối với phát triển kinh tế 6
1.1. Những vấn đề cơ bản về phát triển kinh tế 6
1.2. Các yếu tố điều kiện về nguồn lực và tác động của quản lý nhà nước
cấp huyện đối với phát triển kinh tế 20
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế và tác động của quản lý nhà
nước đối với phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên 36
2.1. Hiện trạng các yếu tố điều kiện và nguồn lực phát triển kinh tế huyện
Bình Xuyên 36
2.2. Tình hình phát triển kinh tế và tác động của quản lý nhà nước tới phát
triển kinh tế huyện Bình Xuyên giai đoạn 2005 - 2008 43
2.3. Đánh giá chung 68
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế huyện Bình
Xuyên giai đoạn 2010-2020 74
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên giai đoạn
2010-2020 74
3.2. Giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên 78
Kết luận 98
Danh mục tài liệu tham khảo 100
CN-TTCN-XDCB : Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây
dựng cơ bản
GTSX : Giá trị sản xuất
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTCT : Hệ thống chính trị
KHKT : Khoa học kỹ thuật
KTCTVH : Kinh tế, chính trị, văn hoá
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
UBND : Uỷ ban nhân dân
Danh mục các biểu
Trang
Biểu 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Bình Xuyên phân theo công
dụng kinh tế năm 2005 38
Biểu 2.2: Dân số huyện Bình Xuyên giai đoạn 2005-2008 41
Biểu 2.3: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế 2005-2008 42
Biểu 2.4: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005-2008 45
Biểu 2.5: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu huyện Bình
Xuyên 45
Biểu 2.6: Hiện trạng phát triển ngành nông - lâm - thủy sản của huyện 46
Biểu 2.7: So sánh năng xuất một số loại cây trồng của Bình Xuyên với các
huyện khác trong tỉnh năm 2005 49
Biểu 2.8: Các chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp - xây dựng của huyện
2005-2008 53
Biểu 3.1: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc Giai đoạn 2010-
2020 75
Biểu 3.2: Tốc độ phát triển kinh tế và Cơ cấu kinh tế đến 2015 77
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- phát triển kinh tế huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc trong điều kiện hiện nay.pdf