Phát triển sản xuất cao su là chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tạo công
ăn việc làm và thu nhập ổn định cho phần lớn lao động chủ yếu ở miền núi, vùng
sâu, vùng xa, vùng biên giới của cả nước góp phần thực hiện mục tiêu xóa
đói giảm nghèo, ổn định và phát triển nông nghiệp nông thôn ở miền núi, góp phần
bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững an ninh quốc phòng. Phát triển cao su là giải
pháp quan trọng để phát triển kinh tế, cho phép khai thác hết các tiềm năng về đất
đai, lao động và nguồn vốn trong nhân dân. Đồng thời là tiền đề, là con đường ngắn
nhất để làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
Từ việc nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị, tôi xin rút ra một số kết luận như sau:
1. Về phần lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận liên
quan đến sự phát triển sản xuất cây cao su; luận văn cũng xác định được các nhân tố
ảnh hưởng đến sự phát triển cây cao su và các chỉ tiêu nghiên cứu về phát triển sản
xuất cao su.
2. Về thực trạng phát triển sản xuất cao su:
Cây cao su là một trong những cây trồng đã có mặt từ lâu trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị, là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh
trong thời gian qua đã có sự phát triển mạnh, diện tích và sản lượng, năng suất
không ngừng tăng góp phần đáng kể trong sự phát triển kinh tế địa phương, góp
phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và
đóng vai trò quan trọng trong việc thực ngành nông nghiệp của địa phương.
Từ cuối năm 2011 đến nay, có 8/10 huyện, thành phố có trồng cao su, với diện
tích trồng mới hàng năm bình quân 800 - 1.000 ha (có năm trên 1.500 ha). Tính đến
cuối năm 2016, tổng diện tích cao su trên địa bàn tỉnh là: 19945,6 ha.
Diện tích cao su KTCB năm 2016 tăng 10,23% (859,1ha) so với năm 2011,
tăng bình quân 1,97%/năm. Diện tích cao su KD năm 2016 tăng 10,26% (994,8ha)
101 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác cây
trồng thay thế khác ta thấy:
Về giá trị gia tăng, cây cao su tạo ra giá trị gia tăng lớn. Trong thời kỳ kinh
doanh, bình quân 1 năm cây cao su tạo ra 45529 triệu đồng giá trị gia tăng, bằng 0,32
lần cây tiêu, gấp 2,27 lần cây sắn, và 1,06 lần cây tràm keo.
Về lợi nhuận, cây cao su tạo ra trong thời kỳ kinh doanh là 32030 triệu
đồng/năm, bằng 0,60 lần cây tiêu, 2,45 lần cây sắn và 1,06 lần cây tràm keo.
Về khả năng tạo việc làm, cây cao su cũng có khả năng tạo ra việc làm khá
cao. Bình quân 1 ha cao su trong một năm, người trồng cao su có một khoản thu
nhập từ tiền công lao động là 8997 nghìn đồng trong khi cây tiêu là 20882 nghìn
đồng (bằng 0,43 lần), cây sắn là 7014 nghìn đồng (gấp 1,28 lần), cây tràm keo là
7000 nghìn đồng (gấp 1,29 lần).
Như vậy, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, cây cao su là một trong những cây có
giá trị kinh tế cao, hiệu quả và phù hợp để đầu tư bên cạnh cây hồ tiêu và hơn một
số loại cây trồng thay thế khác. Cần có những giải pháp, chính sách phù hợp để cây
cao su có thể phát triển hơn nhằm nâng cao đời sống cho người dân trồng cao su nói
riêng và nền nông nghiệp tỉnh Quảng Trị nói chung.
2.5. Đánh giá chung về tình hình phát triển cao su của tỉnh Quảng Trị
2.5.1. Kết quả đạt được
Từ thực tiễn nghiên cứu, tác giả đánh giá được những kết quả đạt được trong
tình hình phát triển cao su tỉnh Quảng Trị như sau:
- Tỉnh Quảng Trị đã xác định được cây cao su là một trong 3 cây công nghiệp
dài ngày chủ lực trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (gồm cao su, hồ tiêu, cà phê). Việc
trồng cây cao su đã đem lại lợi ích kinh tế cho nhiều hộ dân. Phát triển cao su đã tạo
việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, giảm nghèo và làm giàu.
- Việc phát triển cây cao su đều theo quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, tỉnh đã đề ra các chủ trương, định hướng để phát triển cây cao su như Nghị
quyết số 01/2014/NQ-HĐND ngày 25/4/2014 của HĐND tỉnh về quy hoạch phát
triển ngành nông nghiệp đến năm 2020. Nghị quyết số 02/2014/NQ-HĐND ngày
25/4/2014 của HĐND tỉnh về huy động các nguồn lực và quy định định mức hỗ trợ
58
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Việc ban hành các văn bản của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đã định hướng và hỗ trợ cho việc phát triển cây cao su,
mặc dù chịu sự ảnh hưởng nặng nề do thiên tai khắc nghiệt nhưng trong những năm
qua diện tích cây cao su trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng.
- Việc phát triển cây cao su theo các vùng chuyên canh đã tạo ra tạo ra các vùng
nguyên liệu ổn định phục vụ cho công nghiệp chế biến mủ cao su phát triển, từ đó
cũng làm thay đổi đáng kể đời sống của nông dân, ngày càng xuất hiện nhiều hơn
những “triệu phú” nông dân làm giàu từ nông sản hàng hóa. Để tạo được những vùng
chuyên canh bền vững, tỉnh đã đầu tư khá đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ
sản xuất và đời sống như các công trình điện, thuỷ lợi, giao thông nông thôn...
- Trình độ sản xuất của người dân địa phương trong trồng cây cao su đã cơ bản
được cải thiện. Những năm qua công tác tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học
kỹ thuật, tăng cường liên tục thu hút đông đảo nông dân tham gia. Nhờ đó, trình độ
canh tác và nhận thức của nông dân được nâng cao rõ rệt. Những ứng dụng kỹ thuật
trong chăm sóc và thu hoạch cao su đã làm thay đổi cơ bản chất lượng sản xuất cao
su ở tỉnh Quảng Trị.
2.5.2 Hạn chế
- Cơ sở hạ tầng phục vụ trồng cao su tuy được đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn
thiếu và yếu, nhất là đường giao thông nên khó khăn trong việc sản xuất. Hầu hết
diện tích cao su tiểu điền đều không có hệ thống giao thông hoàn chỉnh, chủ yếu do
nhân dân tự đầu tư nên vào mùa mưa đường xá lầy lội rất khó khăn trong việc đi lại
chăm sóc và khai thác.
- Quảng Trị là địa bàn chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai, nhất là bão và lốc tố.
Mỗi năm trung bình tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hưởng của từ 02 đến 03 cơn bão nên
người dân chưa an tâm và mạnh dạn đầu tư vào các vườn cao su. Như năm 2013 do
chịu ảnh hưởng của cơn bão số 10 mà làm thiệt hại hàng nghìn ha.
- Năng suất thấp hơn bình quân chung cả nước nên hiệu quả kinh tế của cây
cao su mang lại chưa được cao. Năng suất cây cao su phụ thuộc vào nhiều yếu tố
đầu vào khác nhau như: Giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc và khai thác. Nhiều
59
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
diện tích cây cao su ở Quảng Trị được trồng mới nhưng chưa được chú trọng các
yếu tố đầu vào nên chưa cho năng suất tương ứng.
- Quy hoạch thiếu tính bền vững, chưa gắn với công nghiệp chế biến, việc phát
triển cây cao su và công nghiệp chế biến cũng như các dịch vụ hỗ trợ trên địa bàn
tỉnh thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Sự phát triển còn mang tính tự
phát; nhiều nơi chưa được quy hoạch để phát huy hết lợi thế về đất đai, đảm bảo
phát triển bền vững, có điều kiện áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị
trường. Các loại hình dịch vụ tuy đã phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu
sản xuất nhất là khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm; việc định hướng thị trường tiêu
thụ vẫn còn nhiều hạn chế.
- Giống cây cao su được trồng tại tỉnh Quảng Trị chưa được quản lý chặt chẽ.
Trong các yếu tố đầu vào quyết định năng suất, cũng như sự sinh trưởng, chống sâu
bệnh của cây cao su thì giống có vai trò quyết định nhất. Tuy nhiên, hiện nay giống
cây cao su ở Quảng Trị, đặc biệt là giống cây cao su của các hộ dân tự trồng thì
giống cây được mua từ nhiều nguồn khác nhau, do nhân dân ham rẻ, thiếu hiểu biết
nên mua phải những cây giống có chất lượng thấp.
- Mặc dù trong những năm qua, trình độ canh tác cây cao su của các nông
trường, các hộ nông dân được cải thiện nhờ thông qua các lớp tâp huấn, bồi dưỡng,
đào tạo do các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp tổ chức nhằm nâng cao
kỹ thuật canh tác, nâng cao hiệu quả trong cây cao su nhưng trình độ canh tác chung
chưa cao. Phần lớn các hộ dân trồng cây cao su chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa
nhận thức được vai trò quan trọng của việc đổi mới kỹ thuật canh tác. Trình độ lực
lượng lao động và dân trí còn thấp nên là hạn chế lớn trong tiếp nhận khoa học kỹ
thuật về trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su.
- Giá có nhiều biến động, những lúc giảm sâu người dân không có điều kiện
đầu tư, có ý định chặt bỏ. Giá cả có vai trò quyết định trong việc người dân có đầu
tư trở lại, mở rộng diện tích trồng cao su hay không. Trong những năm qua, giá mủ
cao su giảm mạnh nhiều diện tích cao su ở tỉnh Quảng Trị bị cặt bỏ thay vào đó là
các loại cây trồng khác hoặc người dân không đầu tư chăm sóc nên ảnh hưởng đến năng
60
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
suất, chất lượng mủ.. Bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, các dự án hỗ trợ phát
triển cây cao su đều gặp khó khăn về vốn cũng ảnh hưởng đến việc phát triển cây cao su.
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế
Cây cao su là cây có thân mềm nên gặp gió to rất dễ gãy. Mặt khác người dân
chưa biết hoặc chưa chú trọng việc trồng rừng vành đai để bảo vệ diện tích cây cao
su bên trong nên mỗi lần có bão chịu thiệt hại rất lớn.
Giá cao su giảm mạnh là do phụ thuộc vào thị trường cao su Trung quốc quá
lớn. Những năm trước năm 2013, Trung Quốc nhập khẩu nguyên liệu cao su mạnh
giá cả lên cao, còn sau năm 2013 Trung Quốc hạn chế nhập khẩu nguyên liệu cao su
thì giá xuống thấp, thậm chí có những thời điểm giá cả xuống thấp nên nguồn thu từ
mủ cao su không đủ để bù đắp cho nguồn chi. Mặt khác công nghiệp chế biến cao
su trong nước chưa phát triển tương xứng, nghiên liệu cao su thừa so với công suất
của các nhà máy chế biến cao su trong nước.
Tỉnh Quảng Trị là tỉnh nghèo nên ngân sách còn khó khăn, việc đầu tư cho
phát triển cây cao su mặc dù đã được chú trọng nhưng còn hạn chế về nguồn vốn để
xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ người dân vốn vay trồng và chăm sóc cây cao su, hỗ
trợ vốn phát triển công nghiệp chế biến nguyên liệu từ cây cao su.
Thiếu đội ngũ làm công tác quy hoạch, chuyển giao các tiến bộ về khoa học kỹ
thuật trồng, chăm sóc, chế biến cây cao su giỏi. Chưa gắn kết giữa nhà khoa học với
người dân, giữa nhà khoa học với cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh.
61
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
Để xây dựng các giải pháp phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị đảm bảo tín bền vững, đồng bộ, khả thi và có hiệu quả, tác giả dựa trên các cơ
sở sau:
3.1.1. Nhu cầu về cao su tự nhiên trên thế giới
Cao su là nguồn vật liệu không thể thay thế trong nhiều lĩnh vực như sản xuất
ôtô, bao tay cao su, đồ chơi, Trong đó ngành công nghiệp chế tạo săm lốp chiếm
từ 60-70% sản lượng cao su được sản xuất nên việc tiêu thụ cao su có quan hệ mật
thiết với tăng trưởng kinh tế thế giới.
Theo số liệu của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), thế
giới có hơn 13,5 triệu ha cao su, trong đó 12 nước thành viên ANRPC chiếm 90%.
ước tính sơ bộ, nguồn cung thế giới trong 4 tháng đầu năm 2017 thiếu hụt 466.000
tấn so với nhu cầu. Nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu được dự báo tăng 1,2% trong
năm 2017, đạt 12,38 triệu tấn. Trong khi đó, nguồn cung cao su toàn cầu được dự báo
đạt khoảng 12,88 triệu tấn. Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam là những
nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới tổng cộng chiếm gần 80% sản lượng
cao su toàn cầu.
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2017, Việt Nam
xuất khẩu hơn 955.680 tấn cao su tự nhiên, trị giá 1,6 tỷ USD, tăng 10,6% về lượng
và 49,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Đồng thời, Việt Nam cũng chi ra
802,3 triệu USD để nhập khẩu hơn 392.455 tấn cao su trong 9 tháng đầu năm 2017.
Bênh cạnh đó, ngành cao su Việt nam còn có nhiều thuận lợi và cơ hội khi được
Nhà nước công nhận là cây đa mục tiêu, vừa góp phần phát triển kinh tế đất nước,
vừa cải thiện điều kiện kinh tế xã hội cho vùng nông thôn, đồng thời phủ xanh đất
trống, rừng nghèo để góp phần bảo vệ môi trường; về thu hút vốn đầu tư, hội nhập
quốc tế đã tạo cơ hội cho ngành cao su thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến của
nước ngoài thông qua các công ty cổ phần, liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.
62
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
Ngoài ra, việc giảm thuế quan nhập khẩu cũng giúp các nhà sản xuất trong nước tiết
kiệm chi phí đối với thiết bị máy móc, nguyên liệu cần nhập vì trong nước chưa sản
xuất được hoặc không đủ đáp ứng. Đặc biệt, Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác
kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP); hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
và ký kết các hiệp định thương mại tự do khác, đã mở ra nhiều cơ hội cho sản xuất và
xuất khẩu cao su như: Tạo lợi thế cạnh tranh về nhập khẩu do một số sản phẩm cao su
Việt Nam và một số nước khi nhập vào Hoa Kỳ, đây là cơ hội để các khu công
nghiệp và ngành cao su Việt Nam đón làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp nước
ngoài nhằm tận dụng ưu đãi về nguồn nguyên liệu tại chỗ và thuế, đồng thời ngành có
điều kiện hợp tác, liên doanh liên kết trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển sản xuất cao su của tỉnh Quảng Trị
Xuất phát từ cơ hội, thách thức trong sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam;
thực trạng phát triển sản xuất cao su Quảng Trị có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, kỹ
thuật sản xuất còn nhiều hạn chế, thiếu các cơ sở chế biến, thời tiết khí hậu tỉnh
Quảng Trị có nhiều biến động phức tạp; và căn cứ vào quy hoạch phát triển cao su
Việt nam và Quảng Trị đến năm 2020, luận văn xác định mục tiêu và định hướng
phát triển cao su tỉnh Quảng Trị như sau:
- Quy hoạch diện tích cao su:
+ Nâng tổng diện tích cao su toàn tỉnh lên 22.000 – 23.000 ha năm 2020 và
25.000 ha năm 2025. Tập trung tại các huyện có lợi thế về sản xuất cao như: Vĩnh
Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa và Triệu Phong [17].
+ Sản lượng khai thác mủ cao su ước đạt 20.000 – 27.000 tấn, cần mở rộng
diện tích cây cao su trên các đối tượng đất có điều kiện lập địa phù hợp, trong đó
xem xét chuyển đổi những diện tích rừng tự nhiên sản xuất nghèo kiệt, rừng trồng
sản xuất kém hiệu quả sang trồng cao su nhằm tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập
trung có quy mô phù hợp [17].
- Đẩy mạnh phương thức sản xuất gắn với cơ cấu giống đồng bộ, mật độ, kỹ
thuật canh tác; kết hợp trồng rừng vành đai chắn gió để hạn chế thiệt hai cho cây
cao su khi có bão xảy ra.
63
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
- Để đảm bảo sản xuất cao su đúng quy trình kỹ thuật cần đẩy mạnh công tác
khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, cung cấp thông tin, tập huấn, đào
tạo nâng cao trình độ cho người lao động trong sản xuất và khai thác cao su.
- Quy hoạch, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến mủ,
tiêu thụ sản phẩm cao su và đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản
xuất. Cụ thể, đầu tư đường liên vùng và đường nối từ đường quốc lộ, tỉnh lộ vào các
vùng trồng cao su; nâng cấp và xây dựng mới các vườn ươm; phát triển các dịch vụ
cung ứng giống, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, máy móc, vật tư, phân bón.
- Tổ chức tốt việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cao su với tổ chức, người
sản xuất, đảm bảo tiêu thụ hết sản phẩm với giá cả hai bên cùng có lợi. Mặt khác
đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao
su; xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa;
thúc đẩy quan hệ hợp tác trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
- Phát triển đa dạng về các loại hình tổ chức sản xuất cao su và có các chủ
trương, chính sách đảm bảo phát triển sản xuất kinh doanh. Cụ thể, định hướng mô
hình sản xuất với 2 mô hình, mô hình liên kết (CSTĐ) gồm nông dân có đất, các
doanh nghiệp hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm; mô hình tự chủ (cao su
đại điền) gồm các doanh nghiệp thuê đất hoặc liên kết với các đơn vị chủ rừng, tự
chủ về vốn, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.
3.1.3. Căn cứ vào thực trạng phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua đã có sự phát
triển mạnh, diện tích và sản lượng, năng xuất không ngừng tăng góp phần đáng kể
trong sự phát triển kinh tế địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết
việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và đang đóng vai trò quan trọng trong
việc thực ngành nông nghiệp của địa phương. Tuy nhiên, hiệu quả của việc phát
triển cao su trên địa bàn tỉnh chưa cao. So với các địa phương khác như Bình
Dương, Bình Phước thì hiệu quả sản xuất cao su của tỉnh còn thấp.
Bên cạnh đó, quá trình sản xuất còn phải đối mặt với nhiều rủi ro như giá cả
thị trường không ổn định, thiên tai và dịch bệnh.
64
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
Thực trạng tình hình phát triển cao su tỉnh Quảng Trị như trên do các nguyên
nhân sau:
Kỹ thuật sản xuất còn nhiều hạn chế chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa chú
trọng việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất; tâm lý ưa rẻ
nên việc chọn giống và sử dụng phân bón chưa phù hợp với với khí hậu, thời tiết, tỷ
lệ lẫn giống cao, dòng vô tính được trồng phổ biến; công các chọn đất, thiết kế lô,
hàng trồng, hướngng trồng, mật độ và khoảng cách trồng chưa tuần thủ quy trình
khuyến cáo; công tác chăm sóc và bảo vệ vườn cây như bấm ngọn, tạo tán, phòng
trừ sâu bệnh, làm sạch cỏ,...chưa thực hiện thường xuyên và có hiệu quả.
- Quy mô sản xuất nhỏ, có vốn đầu tư thấp, nguồn vốn đầu tư chủ yếu là vốn
vay. Người sản xuất chưa mạnh dạn đầu tư áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, còn thiếu
kinh nghiệm trong sản xuất, trình độ tay nghề còn nhiều hạn chế.
- Thiếu các cơ sở chế biến mủ, gỗ cao su đảm bảo đám ứng nhu cầu sản xuất
cao su trên địa bàn. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cao su chưa
đảm bảo, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất còn thiếu và yếu.
- Tình hình thời tiết, khí hậu tỉnh Quảng Trị có nhiều biến đổi phức tạp, sự gia
tăng thiên tai gây nhiều khó khăn và rủi ro cho sản xuất cao su. Tuy nhiên, người
sản xuất có mức độ quan tâm chưa cao, chưa có biện pháp phòng và giảm thiểu rủi
ro do thời tiết, khí hậu.
65
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
3.2. Giải pháp về phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Giải pháp
về phát
triển sản
xuất cây
cao su trên
địa bàn
tỉnh Quảng
Trị
Hoàn thiện
chính sách
phát triển cây
cao su
Tăng cường
các nguồn lực
phát triển cây
cao su
Quản lý chặt chẽ việc thực hiện
quy hoạch
Hoàn thiện cơ
sở hạ tầng
Thực hiện tốt chính sách đất đai
Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư
Tăng cường lao động có chất
lượng để phát triển cây cao su
Tăng cường phát triển và ứng
dụng khoa học công nghệ
Mở rộng thị
trường tiêu
thụ
Hệ thống giao thông
Hệ thống hạ tầng thủy lợi
66
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
3.2.1. Hoàn thiện chính sách phát triển sản xuất cây cao su
a) Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất cây cao su
Hoàn thiện quy hoạch phát triển cây cao su của tỉnh theo hướng chuyên môn
hóa. Trước tiên phải xây dựng một cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng ở
mỗi vùng để lựa chọn vùng phù hợp nhất phát triển sản xuất cây cao su và đồng thời
phải tính toán đầy đủ các điều kiện để thực hiện việc phát triển sản xuất cây cao su.
Để cây cao su phát triển bền vững, trước hết cần phải rà soát lại quy hoạch để
ổn định diện tích. Địa điểm quy hoạch trồng cao su phải đảm bảo các tiêu chí theo
quy định tại Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2009 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Riêng Quảng Trị là tỉnh có diện tích bờ biển dài,
chiều rộng Đông - Tây hẹp càng phải tính đến yếu tố gió bão từ biển Đông. Vì vậy,
ưu tiên phát triển cây cao su vùng phía tây càng xa biển càng tốt. Đối với những
vùng gần biển phải lựa chọn những nơi kín gió.
Việc thực hiện quy hoạch phát triển của tỉnh cần được đảm bảo bố trí các yếu
tố và điều kiện sản xuất khác để thực hiện phân bố sản xuất. Trước tiên phải điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp với yêu cầu quy hoạch phát triển cây cao su.
Quy hoạch chỉ được bão đảm khi thực hiện đồng bộ các chính sách khác nhằm
thúc đẩy sự phát triển cây công nghiệp này.
Thực hiện nghiêm túc việc lập và trình duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trước khi thực
hiện dự án đầu tư trồng mới và xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su.[2]
b) Thực hiện tốt chính sách đất đai
- Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai theo luật để kiểm soát các biến động
về đất đai. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tạo điều kiện thuận
lợi để thuê đất trồng cao su cũng như xây dựng cơ sở chế biến.
- Những vùng đất canh tác cao su chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, cần tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài theo đúng
quy định hiện hành cho người dân trong vùng quy hoạch để tạo điều kiện cho người
dân trong việc mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư sản xuất và tạo điều kiện cho
nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
67
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
- Các tổ chức, cá nhân không phải nông dân có quyền được thuê đất để tổ chức
sản xuất nông - lâm nghiệp. Thời hạn và diện tích được thuê đất tùy thuộc vào vị trí,
mục đích và quy mô sử dụng đất.
c) Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
Với những yếu kém trong tổ chức sản xuất của các hộ gia đình, các lâm
trường, nông trường, những rủi ro của thiên tai thì cần phải có những chính sách hỗ
trợ phát triển sản xuất. Để làm tốt việc này cần phải:
- Đưa ra định hướng cho chủ trang trại phát triển cao su theo hướng trang trại
tổng hợp (trồng cao su, cây hàng năm như lạc sắn, chăn nuôi gà lợn, nuôi trồng thủy
sản, trồng cây lâm nghiệp...) nhằm giảm bớt căng thẳng về vốn đầu tư nhưng quan
trọng hơn nữa là giảm thiểu những rủi ro.
- Nhà nước cần hỗ trợ và khuyến khích người trồng cao su mua Bảo hiểm cho
cây cao su để tránh rủi ro. UBND tỉnh có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư vườn ươm giống cây cao su đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại và phù hợp
với điều kiện sinh thái Quảng Trị.
- Để cây cao su sớm khôi phục và phát triển sau thiệt hại nặng nề của cơn bão
số 10, UBND tỉnh và các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần quan
tâm, có chính sách hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật, máy móc thiết bị... vận động thành
lập các hình thức tổ chức sản xuất như: HTX, THT trồng, thu mua, chế biến mủ cao
su để giúp các chủ trang trại, hộ dân chia sẻ kinh nghiệm và liên doanh liên kết
trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng tạo điều kiện, có chính sách
khoanh nợ cho người dân, chủ trang trại cao su bị thiệt hại. Các ngân hàng thương
mại, các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay tín chấp theo Nghị định 41/2010/NĐ-
CP của Chính phủ và ưu tiên hỗ trợ, bù lãi suất sau đầu tư cho các trang trại cao su.
- Khuyến khích mọi thành phần tham gia đầu tư phát triển trồng, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm cao su theo quy hoạch được duyệt, trong đó lấy các công ty đã
đầu tư sản xuất cao su lâu năm, các doanh nghiệp làm đầu mối trung tâm tạo điều
kiện để các hộ gia đình có năng lực đầu tư trồng cao su hoặc liên kết, liên doanh
trong tổ chức sản xuất, khai thác và tiêu thụ sản phẩm.
68
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
- Đẩy nhanh áp dụng mô hình 4 nhà “ nhà nước, nhà nông - người sản xuất cây
công nghiệp lâu năm, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp” trên địa bàn tỉnh.
- Ngoài ra cần có chính sách ưu tiên cho việc nghiên cứu ứng dụng khoa học
vào sản xuất như: lai tạo, nhân giống cao su có năng suất, chất lượng cao, phù hợp
với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh; nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển
cao su có hiệu quả.
3.2.2. Tăng cường các nguồn lực phát triển sản xuất cao su
a) Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất cao su
Nhất quán trong cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để tạo niềm tin và sự an tâm
cho nhà đầu tư. Tạo môi trường thông thoáng, đơn giản hóa các thủ tục trong đầu
tư. Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để
các doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách khuyến khích và các chương trình hỗ
trợ của Nhà nước về đầu tư và tín dụng.
- Về thu hút vốn: đẩy mạnh cổ phần hóa, có chính sách khuyến khích đầu tư
nhằm thu hút nguồn vốn từ các thành phần kinh tế và huy động nguồn vốn trong dân.
- Các doanh nghiệp trồng và chế biến cao su thuộc mọi thành phần kinh tế
được ưu tiên vay vốn từ các nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để trồng, cũng
như đầu tư trang bị và đổi mới công nghệ thiết bị.
- Các hộ nông dân và các doanh nghiệp trồng và chế biến cao su được vay vốn
từ các chương trình hỗ trợ phát triển cây trồng, vật nuôi, trồng rừng và từ các nguồn
vốn ưu đãi khác để sản xuất nguyên liệu.
- Chú trọng việc huy động vốn đầu tư vào sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng,
tranh thủ huy động nguồn vốn tín dụng Nhà nước. Chú trọng phổ biến thông tin về
đầu tư các dự án cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao để thu hút nguồn vốn
đầu tư.
b) Tăng cường lao động có chất lượng để phát triển sản xuất cao su
Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Chính vì thế, để phát
huy lợi thế của lực lượng lao động tại địa phương cần đẩy mạnh công tác đào tạo về
kỹ thuật sản xuất cao su để nâng cao tay nghề cho người lao động, cụ thể:
69
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
Trước khi tiến hành trồng mới cây cao su cần phải mở những lớp tập huấn kỹ
thuật thực sự có chất lượng cho những người tham gia. Tùy theo từng giai đoạn sinh
trưởng của cây cao su để tiến hành mở lớp tập huấn, đối với cây cao su nên mở lớp
tập huấn vào đầu hai thời kỳ: thời kỳ KTCB và thời kỳ kinh doanh vì vào đầu
những thời kỳ này yêu cầu kỹ thuật rất cao và có tầm ảnh hưởng lớn đến kết quả của
cả quá trình sản xuất.
Trong quá trình đào tạo phải cho người dân tiếp xúc được với thực tế, thực
hiện phương thức “Cầm tay chỉ việc” cho người dân, tạo cho họ tâm lý phải làm
đúng quy trình kỹ thuật như một thói quen để tránh hiện tượng xem nhẹ kỹ thuật,
chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không để ý đến lợi ích lâu dài của vườn cây.
Bênh cạnh đào tạo nghề cho lực lượng lao động tại các vườn cây cao su cũng
cần chú trọng đào tạo nghề cho lực lượng lao động trong các nhà máy chế biến cao
su để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cây cao su.
Cần có cơ chế, chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức và trang
trại sử dụng lao động địa phương vào sản xuất và chế biến cao su.
c) Tăng cường phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong phát
triển sản xuất cao su
Khoa học - công nghệ là một nhân tố hết sức quan trọng và không thể thiếu
được trong phát triển sản xuất.
Yếu tố cơ bản nhất để tăng năng suất lao động là cải tiến kỹ thuật, áp dụng
những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Vì vậy, phải tăng
cường phát triển khoa học - công nghệ trong việc thúc đẩy nhanh và bền vững quá
trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Để nâng cao năng suất cũng như chất lượng trong sản xuất cao su cần tuân thủ
nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật sau:
- Về giống: Cần quản lý giống chặt chẽ về chất lượng và bão đảm đúng giống
theo khuyến cáo. Khi tiến hành trồng nên chọn giống có khả năng chống chịu bão
cao, bộ rễ tốt, tán lá thấp, thân cứng. Tăng cường trồng mới và sử dụng các giống có
khả năng chống, chịu gió như RRIC 100, RRIC 121, RRIM 712, RRIM 600, GT1...
70
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
Lựa chọn cây con có hai tầng lá để trồng, ưu tiên dạng tum bầu, để cây nhanh ổn
định và phát triển, chống chịu được mưa rét, gió bão...
- Về kỹ thuật trồng: Trồng âm so với mặt đất tối thiểu 20cm. Tùy theo từng địa
hình và sự tác động tổng hợp của các hướng gió có liên quan để chọn hướng trồng
thích hợp nhưng ở tỉnh ta vẫn chủ yếu theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, tạo khoảng
trống cho gió lùa và hạn chế tác hại của hướng gió chính. Ở những vùng không kín gió
sẽ không để cây cao su phát triển quá cao bằng cách cắt ngọn khi cây đã lên từ 2-3m.
- Vành đai chắn gió: Tất cả các vườn cao su phải trồng vành đai chắn gió (Tất
nhiên vành đai chắn gió cũng chỉ có tác dụng khi bão từ cấp 10 trở lại). Thiết lập đai
chắn gió nhiều tầng với sự kết hợp các loại cây như tràm hoa vàng, keo lai và các
cây bụi tầng thấp... Giữa các vườn cao su, nên giữ lại rừng tự nhiên và khoanh nuôi
tái sinh để tạo vành đai chắn gió và dưới tán cao su có thể trồng thêm các loại cây
có tán thấp để tăng khả năng che chắn gió.
- Khuyến cáo các hộ dân có diện tích cao su đang trong thời kỳ lấy mủ cần
khai thác đúng quy trình kỹ thuật để bão đảm sức chống chịu cho vườn cây, không
nên vì lợi ích trước mắt mà khai thác theo kiểu "vắt kiệt".
3.2.4. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng
a) Hệ thống giao thông
- Mở rộng, nâng cấp các tuyến trục giao thông lớn kết nối với các tỉnh lân cận
trong tỉnh và vùng Tây Nguyên cũng như ngoài vùng Tây Nguyên nhằm gia tăng
giao lưu kinh tế, xã hội giữa các địa phương.
- Từng bước hoàn thiện, nâng cấp hệ thống giao thông đồng bộ; hiện đại, liên
hoàn, thông suốt, quy mô phù hợp với từng vùng, từng địa phương trên địa bàn tỉnh
theo tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại đường.
- Nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn kỹ thuật,
đồng bộ với kết cấu kỹ thuật hạ tầng khác, gắn kết liên thông với tỉnh lân cận.
- Phát triển nâng cấp mạng lưới đường giao thông nông thôn đến các vùng cao,
vùng sâu, đảm bảo thông suốt tới các điểm dân cư trong tỉnh.
b) Hệ thống hạ tầng thủy lợi
71
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
- Phải phân chia các vùng để cung cấp nước và thoát nước dựa vào các đặc
điểm về điều kiện tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu thủy văn, mạng lưới sông
ngòi, ranh giới hành chính như các xã trong quy hoạch.
- Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý thủy lợi; quản lý tốt hệ thống công trình,
chuyển giao dần cho các tổ chức nông dân quản lý các công trình nhỏ. –
- Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ thủy lợi trong điều tra, khảo
sát, đánh giá tài nguyên nước phục vụ cho nghiên cứu qui hoạch, lập dự án, đánh
giá tác động môi trường
3.2.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ
- Bão đảm cho việc tiêu thụ sản phẩm cây cao su một cách chủ động hạn chế
tình trạng thị trường biến động do tư thương chi phối như hiện này cần phải có sự
phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp kinh doanh chế biến xuất khẩu và người sản
xuất theo hợp đồng bão đảm và có sự giảm sát của chính quyền để giảm dần việc
xuất khẩu sản phẩm chưa qua chế biến. Đồng thời bão đảm lợi ích cho người sản
xuất và doanh nghiệp.
- Chính quyền các xã cần phải quan tâm cung cấp thông tin một cách kịp thời
đến người dân bằng nhiều cách thức khác nhau như: thông báo qua bảng tin của xã
một cách định kỳ, thông qua hệ thống loa phát thanh... để người dân kịp thời nắm
bắt các thông tin về thị trường liên quan, từ đó đưa ra các quyết định, các điều chỉnh
trong hoạt động sản xuất.
- Đảm bảo chuỗi cung thị trường ổn định từ người sản xuất đến người tiêu
dùng cuối cùng, tránh tình trạng sản phẩm thu về không có người thu mua, bị ép giá
.v.v.
- Ngoài ra cần khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế khác vào
thu mua, chế biến để tạo thuận lợi hơn nữa cho người sản xuất cũng như tạo ra sự
cạnh tranh về giá thu mua.
Tóm lại, các giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị xuất phát từ những vấn đề vướng mắc thực tế mà tôi tìm hiểu được qua
quá trình điều tra.
72
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
Tuy nhiên, để áp dụng những giải pháp trên cần phải có quá trình nghiên cứu
cụ thể của các cấp, các ngành có liên quan để tùy thuộc vào từng giai đoạn, hoàn
cảnh cụ thể của từng huyện mà chúng ta áp dụng, nhằm tạo được kết quả tốt hơn
trong phát triển sản xuất cây cao su.
73
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Phát triển sản xuất cao su là chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tạo công
ăn việc làm và thu nhập ổn định cho phần lớn lao động chủ yếu ở miền núi, vùng
sâu, vùng xa, vùng biên giới của cả nước góp phần thực hiện mục tiêu xóa
đói giảm nghèo, ổn định và phát triển nông nghiệp nông thôn ở miền núi, góp phần
bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững an ninh quốc phòng. Phát triển cao su là giải
pháp quan trọng để phát triển kinh tế, cho phép khai thác hết các tiềm năng về đất
đai, lao động và nguồn vốn trong nhân dân. Đồng thời là tiền đề, là con đường ngắn
nhất để làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
Từ việc nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị, tôi xin rút ra một số kết luận như sau:
1. Về phần lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận liên
quan đến sự phát triển sản xuất cây cao su; luận văn cũng xác định được các nhân tố
ảnh hưởng đến sự phát triển cây cao su và các chỉ tiêu nghiên cứu về phát triển sản
xuất cao su.
2. Về thực trạng phát triển sản xuất cao su:
Cây cao su là một trong những cây trồng đã có mặt từ lâu trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị, là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh
trong thời gian qua đã có sự phát triển mạnh, diện tích và sản lượng, năng suất
không ngừng tăng góp phần đáng kể trong sự phát triển kinh tế địa phương, góp
phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và
đóng vai trò quan trọng trong việc thực ngành nông nghiệp của địa phương.
Từ cuối năm 2011 đến nay, có 8/10 huyện, thành phố có trồng cao su, với diện
tích trồng mới hàng năm bình quân 800 - 1.000 ha (có năm trên 1.500 ha). Tính đến
cuối năm 2016, tổng diện tích cao su trên địa bàn tỉnh là: 19945,6 ha.
Diện tích cao su KTCB năm 2016 tăng 10,23% (859,1ha) so với năm 2011,
tăng bình quân 1,97%/năm. Diện tích cao su KD năm 2016 tăng 10,26% (994,8ha)
so với năm 2011, tăng bình quân 1,97%/năm. Diện tích cao su đại điền năm 2016
74
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
tăng 14,32% (608,6ha) so với năm 2011, tăng bình quân 2,71%/năm. Diện tích cao
su tiểu điền năm 2016 tăng 10% (1245,3ha) so với năm 2011, tăng bình quân
2,74%/năm. Tại tỉnh Quảng Trị, diện tích cao su tiểu điền chiếm tỷ trọng lớn (năm
2016 chiếm 75,63% tổng diện tích cao su toàn tỉnh). Diện tích cao su tiểu điền
những năm qua tăng mạnh hơn so với diện tích cao su đại điềnNhư vậy tại tỉnh
Quảng Trị, diện tích cao su qua thời gian có tăng lên và diện tích cao su KTCB
chiếm tỷ lệ ít hơn diện tích cao su kinh doanh, diện tích cao su tiểu điền chiếm phần
lớn diện tích cao su của toàn tỉnh.
Năm 2016, diện tích cây cao su tập trung chủ yếu các huyện Gio Linh; huyện
Vĩnh Linh và huyện Cam Lộ, chiếm phần lớn tổng diện tích cây cao su của cả tỉnh,
chiếm đến 88,8%. Trong 08 huyện có trồng cây cao su thì từ năm 2011 đến năm
2016, huyện có diện tích cây cao su tăng nhiều nhất là huyện Gio Linh tăng:
10,71% (666,1ha), bình quân mỗi năm tăng 2,06%/năm; huyện Hướng Hóa tăng
79,51% (467,5 ha), bình quân mỗi năm tăng 12,41%/năm; huyện có tỷ lệ tăng
nhanh nhất là huyện Đakrông, mặc dù tốc độ tăng rất cao là 348% nhưng diện tích
chỉ tăng khiêm tốn là 24,8 ha, bình quân mỗi năm tăng 28,33%/năm. Huyện có diện
tích cây cao su giảm nhiều nhất là huyện Vĩnh Linh với 4,07% (279 ha), giảm bình
quân 0,36%/năm.
Năng suất cao su của tỉnh Quảng Trị dao động từ 1,13-1,33 tấn/ha. Năng suất
năm 2016 giảm 7,69% so với năm 2011, bình quân năm giảm 1,64%/năm. Năng
suất có sự thay đổi thất thường, đặc biệt năm 2014 có giảm mạnh về năng suất từ
1,31tấn/ha năm 2013 xuống còn 1,13ha ảnh hưởng của bão. Năng suất mủ cao su
của đại điền thường cao hơn nhiều so với hộ tiểu điền. Ở nhóm đại điền, năng suất
bình quân giao động từ 1,6 đến 1,83 tấn/ha. Ở nhóm tiểu điều, năng suất năm 2016
giảm 14,88%, bình quân mỗi năm giảm 3,27%.
Như vậy, năng suất bình quân của tỉnh Quảng Trị thấp hơn nhiều so với bình
quân chung của cả nước. Một phần là do những thiệt hại do thiên tai, phần khác là
do kỹ canh tác, cách chăm sóc cũng như các điều kiện về tự nhiên khác biệt giữa
tỉnh Quảng Trị so với cả nước trong việc trồng cây cao su. So với các địa phương
khác như Bình Dương, Bình Phước thì hiệu quả sản xuất cao su của tỉnh còn thấp.
75
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
Từ thực trạng phát triển sản xuất cao su trên địa bàn, tác giả đã nghiên cứu và
nhận thấy một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất cao su:
- Chính sách và hỗ trợ của Nhà nước
- Công tác quy hoạch sản xuất
- Chế biến và xuất khẩu cao su
- Yếu tố thị trường
- Yếu tố tự nhiên
-Yếu tố nguồn lực
3. Về giải pháp phát triển sản xuất cao su: Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác
giả đã đề xuất 04 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản suất cao su trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị thời gian tới, bao gồm:
- Hoàn thiện chính sách phát triển sản xuất cây cao su
- Tăng cường các nguồn lực phát triển sản xuất cao su
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng
- Mở rộng thị trường tiêu thụ.
II. Kiến nghị
1. Đối với Chính phủ
+ Có các chính sách hỗ trợ người sản xuất, doanh nghiệp về thuế, tín dụng và
các chính sách khác để giảm khó khăn cho người trồng cao su khi tình hình giá cả
bất lợi, ảnh hưởng do thiên tai để ổn định sản xuất.
+ Đẩy mạnh tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ cao su ngoài thị trường
Trung Quốc.
2. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thực hiện bảo hiểm nông nghiệp cho cây cao su theo Quyết định số 315/QĐ-TTg
ngày 1/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với UBND tỉnh Quảng Trị
- Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người trồng
cao su để họ yên tâm và tiếp tục duy trì và chăm sóc những vườn cao su, tránh việc
tự phát chuyển đổi diện tích cao su sang cây trồng khác.
76
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
- Nghiên cứu, ban hành quy trình kỹ thuật trồng cao su ở tỉnh Quảng Trị để
thích ứng với điều kiện thời tiết bất lợi;
- Nghiên cứu và cung ứng các giống cao su có chất lượng và chống chịu cao
với gió bão;
- Hỗ trợ các doanh nghiệp cải tiến quy trình kỹ thuật, đổi mới công nghệ để sản
xuất sản phẩm cao su chất lượng cao.
77
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008), Quyết định số 2855/QĐ-
BNN-KHCN về việc công bố xác định cây cao su là cây đa mục đích, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 58/2009/TT-
BNNPTNT ngày 09/9/2009, Hà Nội.
3. Nguyễn Thành Công chủ biên (2011), Giáo trình Mô đun trồng và chăm
sóc cây cao su, Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su, Bình Phước.
4. Cục thống kê tỉnh Quảng Trị (2012), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị
năm 2012, NXB Tổng Cục thống kê, Hà Nội.
5. Cục thống kê tỉnh Quảng Trị (2016), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị
năm 2016, NXB Tổng Cục thống kê, Hà Nội.
6. Dự án đa dạng hóa nông nghiệp tỉnh Quảng Trị (2006), Báo cáo tình hình
sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Quảng Trị.
7. Đặng Thế Sửu (2013), Phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn huyện
Gia Lai, Luận văn thạc sĩ kinh tế, bảo vệ tại đại học Đà Nẵng, TP. Đà Nẵng.
8. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2011),
Từ điển Bách Khoa Việt Nam, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
9. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa
học Mác- Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình Triết học Mác-Lê Nin,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. HĐND tỉnh Quảng Trị (1996), Nghị quyết 7B/NQ-HĐ về phát triển cây
công nghiệp dài ngày bằng vốn vay ngân hàng được ngân sách cấp bù lãi suất,
Quảng Trị.
11. HĐND tỉnh Quảng Trị (2014), Nghị quyết 01/2014/MQ-HĐND về Quy
hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, Quảng Trị.
12. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị (2008),
Thống kê tình hình hỗ trợ vay vốn cho nông dân tỉnh Quảng Trị, Quảng Trị.
13. Nguyễn Cảnh Sơn (2014), Báo cáo tình hình sản xuất cao su trên địa bàn
huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
78
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
14. UBND tỉnh Quảng Trị (2015), Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020,
Quảng Trị.
15. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị (2013), Báo cáo
số 78/SNN-TT ngày 10 tháng 10 năm 2013 về tình hình phát triển cao su thời gian
qua, quan điểm, định hướng phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thời gian
đến 2020, Quảng Trị.
16. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị (2015), Báo cáo
số 89/SNN-TT về nghiên cứu giá trị kinh tế một số cây trồng chủ lực tại tỉnh Quảng
Trị, Quảng Trị.
17. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị (2017), Báo cáo
số 62/BC-SNN ngày 7 tháng 4 năm 2017 của Sở Nông nghiệp và PTNN tỉnh Quảng
Trị về tình hình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Quảng Trị.
18. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền nam (2013), Phát triển cây cao
su ở Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.
Trang web
19. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị (2009), Tổng quan về tỉnh Quảng
Trị, Quảng Trị.
20. Hồ Chiến, Trọng Hoàng (2017), Bài viết “Nhiều người dân lén bỏ tạp chất
vào mủ cao su”, Ban thời sự đài truyền hình Quảng Trị, Quảng Trị.
79
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ
I. Thông tin về chủ hộ:
1. Họ tên chủ hộTuổiGiới tính
2.Địachỉ
4. Trình độ văn hóa của chủ hộ:...........................................
I.Tình hình chung của hộ
1.1. Lao động, nhân khẩu:
Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Nam
-Nhân khẩu Người
-Lao động Lao động
+ Trong độ tuổi Lao động
+ Ngoài độ tuổi Lao động
1.2. Vốn vay cho sản xuất cao su
Nguồn vay
Thời hạn vay
(Tháng)
Lãi suất
vay (%)
Tổng số vốn đã vay
(tr.đ)
+Vay ngân hàng
+Vay
+Vay
1.3. Diện tích đất sản xuất: Gia đình có bao nhiêu diện tích đất trồng cao su
Loại đất
Tổng diện
tích (m2)
Nguồn hình thành (m2)
Cấp Đấu thầu Khai hoang khác
Đất trồng cao su
1.4. Có trả tiền cho thuê, mua đất trồng cao su không
Loại đất
Diện
tích(m2)
Chi phí (tr.đ)
Đấu thầu Mua Thuê
- Cao su
80
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
1.5. Tình hình sử dụng lao động cho sx cao su
Có bao nhiêu lao động tham gia vào việc sản xuất cao su của hộ? Số ngày làm
việc bình quân?
Loại lao động
Số
lượng
LĐ
Số tháng
làm trong
năm
(tháng)
Bình quân
(ngày/tháng)
Tổng số
ngày làm
trong năm Cao nhất Thấp nhất
Tổng số
1. Lao động gia đình
- LĐ chính
- Lao động phụ
2. LĐ thuê
- Thuê th xuyên
- Thuê thời vụ
- Giá tiền công lao động : Thường xuyên:...........................................................
Thời vụ:.......................................................................
II. Tình hình sản xuất của hộ
2.1. Diện tích? sản lượng thu hoạch? Giá bán bình quân của mủ cao su.
Loại cây trồng
Số lượng
(ha)
Sản lượng
thu hoạch
(tạ)
Sản
lượng
bán ra
Giá bán
bình quân
(1000 đ)
Tổng giá trị
(1000 đồng)
Cao su
2.2. Diện tích sx cây cao su
Năm trồng Diện tích (ha)
Tổng số TKKTCB TKKD
81
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
III. CHI PHÍ SẢN XUẤT CAO SU
3.1. Chi phí sản xuất CAO SU thời kì KTCB
Loại chi phí Trồng mới Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
SL 1000 đ SL 1000 đ SL 1000 đ SL 1000 đ SL 1000 đ SL 1000 đ SL 1000 đ
1. Dịch vụ
- Khai hoang
-Đào hố
2. Cây giống
3. Phân bón
-
-
4. Thuốc BVTV
-
-
5. Nhân công
- Trồng
- Chăm sóc
6. Lãi vay
82
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
3.2. Chi phí sản xuất và sản lượng CAO SU thời kì kinh doanh
Loại chi phí Năm 7
Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15
Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ
1. Phân bón
-
-
2. Thuốc bảo vệ
Tv
3. Thuê nhân
công
4. Chi khác
5. Lao động gia
đình
6. Lãi vay
7. Sản lượng
thu hoạch
Giá bán
83
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
Loại chi phí Năm 16
Năm 17 Năm 18 Năm 19 Năm 20 Năm 21 Năm 22
Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ
1. Phân bón
-
-
2. Thuốc bảo vệ
Tv
3. Thuê nhân
công
4. Chi khác
5. Lao động gia
đình
6. Lãi vay
7. Sản lượng thu
hoạch
Giá bán
84
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
Loại chi phí Năm 23
Năm 24 Năm 25 Năm 26 Năm 27 Năm 28 Năm 29
Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ
1. Phân bón
-
-
2. Thuốc bảo vệ
Tv
3. Thuê nhân
công
4. Chi khác
5. Lao động gia
đình
6. Lãi vay
7. Sản lượng
thu hoạch
Giá bán
85
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
PHỤC LỤC 2
Bảng 1: Chi phí đầu tư cao su kinh doanh của các hộ dân từ năm 8 đên năm 19 bình quân 1 ha
ĐVT: 1000đ
Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15 Năm 16 Năm 17 Năm 18 Năm 19
1.Chi phí trung
gian 10000 10450 10350 10600 10550 10300 10305 10210 10215 10450 10350 10350
-Phân bón 6500 6500 6500 6500 6500 6500 6500 6500 6500 6500 6500 6500
-Thuốc BVTV 1000 1200 1100 1300 1200 1100 1105 1010 1015 1250 1200 1200
-Chi khác 500 550 550 600 650 500 500 500 500 500 450 450
-Thuê nhân công 2000 2200 2200 2200 2200 2200 2200 2200 2200 2200 2200 2200
2. Nhân công
gia đình 12000 17000 20000 21000 23000 23000 23000 23000 23000 23000 23000 23000
3. Khấu hao 4189 4189 4189 4189 4189 4189 4189 4189 4189 4189 4189 4189
5. Lãi vay 2400 2400 2400 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng 28589 34039 36939 35789 37739 37489 37494 37399 37404 37639 37539 37539
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
86
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
Bảng 2: Chi phí đầu tư cao su kinh doanh của các hộ dân từ năm 20 đên năm 30 bình quân 1 ha
ĐVT: 1000đ
Năm 20 Năm 21 Năm 22 Năm 23 Năm 24 Năm 25 Năm 26 Năm 27 Năm 28 Năm 29 Năm 30
1. Chi phí trung
gian 10300 8900 8700 8600 7300 6900 6200 6000 5800 5400 600
Phân bón 6500 5300 5300 5300 4500 4200 4000 3800 3800 3500 0
Thuốc BVTV 1250 1150 1100 1000 1000 1000 500 500 500 500 0
Thuê nhân công 2100 2000 2000 2000 1500 1500 1500 1500 1300 1300 500
Chi phí khác 450 450 300 300 300 200 200 200 200 100 100
2. Lao động gia
đình 23000 23000 23000 23000 20000 20000 19000 15000 12000 8000 5000
3. Khấu hao 4189 4189 4189 4189 4189 4189 4189 4189 4189 4189 4189
4.Lãi vay 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng 37489 36089 35889 35789 31489 31089 29389 25189 21989 17589 9789
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
87
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
Bảng 3: Kết quản sản xuất cây cao su năm thứ 8 đến năm 19 bình quân 1 ha của hộ điều tra
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu ĐVT Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15 Năm 16 Năm 17 Năm 18 Năm 19
Năng suất mủ
tươi Tạ/ha 29 39 44 57 64 64 64 64 64 64 64 64
Sản lượng Tạ/ha 29 39 44 57 64 64 64 64 64 64 64 64
Giá mủ/tạ 1000đ 1000 1000 1000 1000 1000 1000 1000 1000 1000 1000 1000 1000
Giá trị SXBQ/ha 1000đ 29000 39000 44000 57000 64000 64000 64000 64000 64000 64000 64000 64000
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
ĐVT:1000đ
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Bảng 4: Kết quản sản xuất cây cao su năm thứ 20 đến năm 30 bình quân ha của hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Năm 20 Năm 21 Năm 22 Năm 23 Năm 24 Năm 25 Năm 26 Năm 27 Năm 28 Năm 29 Năm 30
Năng suất mủ tươi Tạ/ha 60 60 60 60 58 58 55 50 42 37 25
Sản lượng Tạ/ha 60 60 60 60 58 58 55 50 42 37 25
Giá mủ/tạ 1000đ 1000 1000 1000 1000 1000 1000 1000 1000 1000 1000 1000
Giá trị SXBQ/ha 1000đ 60 60 60 60 58 58 55 50 42 37 25
Bán gỗ 1000đ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 160000
Tổng 1000đ 60000 60000 60000 60000 58000 58000 55000 50000 42000 37000 185000
88
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
Bảng 4: Tính toán các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản xuất cây cao su tỉnh
Quảng Trị
Năm N Go IC VA C1 MI GO/IC VA/IC MI/IC
8 7 29000 10000 19000 4189 14811 2,90 1,90 1,48
9 8 39000 10450 28550 4189 24361 3,73 2,73 2,33
10 9 44000 10350 33650 4189 29461 4,25 3,25 2,85
11 10 57000 10600 46400 4189 42211 5,38 4,38 3,98
12 11 64000 10550 53450 4189 49261 6,07 5,07 4,67
13 12 64000 10300 53700 4189 49511 6,21 5,21 4,81
14 13 64000 10305 53695 4189 49506 6,21 5,21 4,80
15 14 64000 10210 53790 4189 49601 6,27 5,27 4,86
16 15 64000 10215 53785 4189 49596 6,27 5,27 4,86
17 16 64000 10450 53550 4189 49361 6,12 5,12 4,72
18 17 64000 10350 53650 4189 49461 6,18 5,18 4,78
19 18 64000 10350 53650 4189 49461 6,18 5,18 4,78
20 19 60000 10300 49700 4189 45511 5,83 4,83 4,42
21 20 60000 8900 51100 4189 46911 6,74 5,74 5,27
22 21 60000 8700 51300 4189 47111 6,90 5,90 5,42
23 22 60000 8600 51400 4189 47211 6,98 5,98 5,49
24 23 58000 7300 50700 4189 46511 7,95 6,95 6,37
25 24 58000 6900 51100 4189 46911 8,41 7,41 6,80
26 25 55000 6200 48800 4189 44611 8,87 7,87 7,20
27 26 50000 6000 44000 4189 39811 8,33 7,33 6,64
28 27 42000 5800 36200 4189 32011 7,24 6,24 5,52
29 28 37000 5400 31600 4189 27411 6,85 5,85 5,08
30 29 25000 600 24400 4189 20211 41,67 40,67 33,69
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
89
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
Bảng 5: Hiệu quả đầu tư của cây cao su
Năm
trồng
Năm
tính
toán
(n)
Doanh
thu
Chi
phí
Thu
nhập
1/(1+i)^n
PV
PV cộng
dồn
PMT
1 0 0 29500 -29500 1 -29500 -29500 4286,704
2 1 0 10200 -10200 0,93 -9272,73 -38772,7 4286,704
3 2 0 11290 -11290 0,86 -9330,58 -48103,3 4286,704
4 3 0 11340 -11340 0,79 -8519,91 -56623,2 4286,704
5 4 0 11340 -11340 0,74 -7745,37 -64368,6 4286,704
6 5 0 11340 -11340 0,68 -7041,25 -71409,8 4286,704
7 6 0 11340 -11340 0,63 -6401,13 -77811 4286,704
8 7 29000 28589 411 0,58 210,908 -77600,1 4286,704
9 8 39000 34039 4961 0,54 2314,343 -75285,7 4286,704
10 9 44000 36939 7061 0,50 2994,553 -72291,2 4286,704
11 10 57000 35789 21211 0,46 8177,759 -64113,4 4286,704
12 11 64000 37739 26261 0,43 9204,32 -54909,1 4286,704
13 12 64000 37489 26511 0,40 8447,222 -46461,9 4286,704
14 13 64000 37494 26506 0,37 7677,844 -38784 4286,704
15 14 64000 37399 26601 0,34 7004,875 -31779,1 4286,704
16 15 64000 37404 26596 0,32 6366,871 -25412,3 4286,704
17 16 64000 37639 26361 0,29 5736,922 -19675,4 4286,704
18 17 64000 37539 26461 0,27 5235,168 -14440,2 4286,704
19 18 64000 37539 26461 0,25 4759,243 -9680,94 4286,704
20 19 60000 37489 22511 0,23 3680,728 -6000,21 4286,704
21 20 60000 36089 23911 0,21 3554,218 -2446 4286,704
22 21 60000 35889 24111 0,20 3258,133 812,1365 4286,704
23 22 60000 35789 24211 0,18 2974,224 3786,36 4286,704
24 23 58000 31489 26511 0,17 2960,7 6747,06 4286,704
25 24 58000 31089 26911 0,16 2732,155 9479,215 4286,704
26 25 55000 29389 25611 0,15 2363,793 11843,01 4286,704
27 26 50000 25189 24811 0,14 2081,778 13924,79 4286,704
28 27 42000 21989 20011 0,13 1526,393 15451,18 4286,704
29 28 37000 17589 19411 0,12 1346,024 16797,2 4286,704
30 29 185000 9789 175211 0,11 11045,2 27842,4 4286,704
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
90
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
Bảng 6: Kết quả sản xuất cao su với các mức chiết khấu khác nhau.
Lãi suất chiết
khấu
NPV
10% 27842,40
11% 14202,27
12% 2990,05
13% -6255,67
IRR= 12%
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
91
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_san_xuat_cao_su_tren_dia_ban_tinh_quang_tri_0906_2076259.pdf