Mạnh dạn đầu tư áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, quan tâm công tác thú y.
Cần tích cực học hỏi, nâng cao trình độ nhận thức, trao đổi kinh nghiệm, mạnh dạn đưa các giống mới có năng suất cao cũng như áp dụng khoa học kĩ thuật và sản xuất chăn nuôi.
Mặt khác tăng cường tích lũy để tái đầu tư, đòng thời trên cơ sở phát huy nội lực của hộ về lao động, vốn, nguồn thức ăn có sẵn, hạn chế những khó khăn để phát triển những phương thức chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế của hộ nhằm đạt được kết quả tốt và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi tạo thu nhập ổn định và cải thiện đời sống nông hộ.
Các hộ cần tăng cường tìm hiểu tiếp cận thông tin thị trường để không chạy theo trào lưu để tránh rủi ro.
60 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2723 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển sản xuất chăn nuôi tại xã Krông Buk, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IC là chi phí trung gian
GO là tổng giá trị sản xuất
Thu nhập hỗn hợp (MI) là thu nhập thuần túy của người sản xuất gồm công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích, một con gia súc hoặc một công lao động.
MI = VA – ( A + T + L )
Trong đó :
A là khấu hao tài sản cố đinh
T là các khoản thuế phải nộp
L là tiền thuê nhân công để chăn nuôi
Khấu hao chuồng trại được tính theo cách khấu hao theo đường thẳng = tổng giá trị của chuồng mới xây/ tổng thời gian sử dụng nó. Và theo điều tra thì chuồng trại có thể sử dụng được từ 8-10 năm đối với loại chuồng được xây dựng kiên cố.
Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất chăn nuôi
Hiệu quả trên một đồng vốn trung gian
GO/IC là giá trị sản xuất trên một đồng vốn trung gian.
VA/IC là giá trị gia tăng trên một đồng vốn hỗn hợp
MI/IC là thu nhập hỗn hợp trên một đồng thu nhập hỗn hợp.
Hiệu quả kinh tế trên một công lao động
GO/L là giá trị sản xuất trên một ngày lao động.
VA/L là giá trị gia tăng trên một ngày lao động
MI/L thu nhập hỗn hợp trên một ngày lao động
Một ngày lao động ở đây là 8 tiếng trong một ngày lao động dành cho chăn nuôi.
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng phát triển chăn nuôi tại xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk
Quy mô chăn nuôi của xã
Điều kiện tự nhiên của Xã Krông Buk tương đối thuận lợi cho sự phát triển chăn nuôi đặc biệt là các loại gia súc cỡ lớn như bò thịt và một số loại khác như gà thả vườn, heo hay dê. Trong những năm gần đây người dân còn nuôi thêm một số loại động vật quý hiếm như hươu, chồn từ thống kê của các báo cáo thường niên của xã trong những năm gần đây khoảng từ năm 2010 tới năm 2014 có sự tăng giảm như sau:
Bảng 4: Số lượng vật nuôi qua các năm trên địa bàn xã Krông Buk
Năm
Vật
Nuôi
2012
2013
2014
Tốc độ PTBQ 2012-2014(%)
Trâu/ bò
2.486
2.446
3.343
134,47
Heo
17.750
18.500
23.125
130,28
Gia cầm
56.500
57.700
84.000
148,67
Dê
376
552
780
207,47
Thỏ (con)
100
140
270
270,00
Hươu (con)
25
25
30
120,00
Ong (đàn)
278
720
811
291,73
Cá (m2)
36,52
36,52
36,52
100,00
(Nguồn: UBND xã Krông Buk, (2011, Báo cáo thường niên của xã Krông Buk từ năm 2010-2014)
Dựa và bảng 4 ta có thể thấy rằng các loại vật nuôi trong tổng đàn vật nuôi đều có xu hướng tăng lên về quy mổ, số lượng cho thấy rằng chăn nuôi trên địa bàn đang dần phát triển và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nông nghiệp của xã Krông Buk. Một số loại vật nuôi mới như thỏ, dê, ong mặc dù giá trị chưa lớn nhưng có tốc độ phát triển bình quân tăng nhanh hơn các loại vật nuôi cơ bản như trâu/bò, heo và gà như dê TĐPTBQ 207%, thỏ TĐPTBQ tới 270%, ong có TĐPTBQ 291%. Nguyên nhân chủ yếu là do những vật nuôi này còn mới tuy chưa được nuôi rộng rãi trên địa bàn nhưng chúng có tiềm năng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nên người chăn nuôi đang dần để ý tới chúng làm cho số lượng của những vật nuôi này dần tăng lên. Còn một số loại vật nuôi quen thuộc như trâu/ bò, heo ,gà có tốc độ tăng trưởng thấp hơn ở trâu bò có TĐPTBQ là 134,47%, heo có TĐPTBQ 130,28%, gà có TĐPTBQ 148,67%. Nhưng do các vật nuôi cơ bản đã được chăn nuôi từ lâu đời nên chúng có giá trị cao hơn trông tổng giá trị vật nuôi. Một phần là do các vật nuôi này rất cần thiết trong đời sống, là những thực phẩm thiết yếu, có giá vừa phải hợp với túi tiền nên nhu cầu rất cao nên tốc độ tăng của chúng mỗi năm như vậy đã là rất cao về số lượng và về cả giá trị.
Cơ cấu trong chăn nuôi của xã
Xã Krông Buk giai đoạn 2012-2014 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng trong đó chăn nuôi cũng góp một phần không hề nhỏ trong tổng giá trị sản xuất nông hằng năm mặc dù chăn nuôi thường có sự tăng giảm thất thường vào năm 2011 giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi đạt 91,78 tỷ chiếm 35,29% giá trị sản xuất nông nghiệp (UBND xã Krông Buk, 2013). Tới năm 2014 thì tổng giá trị sản xuất đạt 296tỷ đồng trong đó chăn nuôi chiếm 156 tỷ đồng chiến 502,70 % trong tổng giá trị sản xuất (UBND xã Krông Buk, 2014).
Bảng 5: Cơ cấu giá trị của đàn vật nuôi trên địa bàn xã
Năm
Vật nuôi
2012
2013
2014
Tổng giá trị (000đ)
115.981.150
117.795.700
156.514.325
Trâu/ bò (%)
50,23
48,72
46,40
Heo (%)
43,76
44,94
48,52
Gia cầm (%)
5,33
5.67
7,03
Dê (%)
0,66
0,95
1,02
Khác
0.02
0.02
0,04
(Nguồn: UBND xã Krông Buk, (2011),Báo cáo thường niên của xã Krông Buk từ năm 2010-2014)
Theo bảng trên ta có thể thấy rằng cơ cấu của đàn vật nuôi trong xã đang dần có những chuyển động theo hướng nhất định và theo mục đích công nghiệp hóa chăn nuôi, hướng theo hướng lợi nhuận cao hơn trong thời gian ngắn hơn.
Trâu/bò tuy chiếm phần lớn trong tổng giá trị sản xuất chăn nuôi nhưng có cơ cấu giảm dần trong giai đoạn này từ 50,23% năm 2012 tới năm 2014 chỉ còn có 46,40% giảm xuống 3,83% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu khi cơ cấu đàn trâu bò giảm xuống là do trâu bò là động vật cỡ lớn, hàm lượng chất dinh dưỡng có cao hơn và giá thành thịt của nó các loại động vật ngắn ngày như heo hay gia cầm nhưng thời gian sinh trưởng dài phải mất hai tới ba năm để từ bê có thể trường thành để xuất chuồng dẫn đến hiệu quả kinh tế so với thời gian giảm khi thời gian chăn nuôi dài. Nguyên nhân nữa là do tình hình dịch bệnh trên địa bàn xã diễn ra bất ngờ, nguồn thức ăn vào mùa khô chưa đảm bảo cả số lượng và hàm lượng dinh dưỡng và khi đó người chăn nuôi thường bán rẻ trâu bò vì không duy trì được nguồn thức ăn.
Về đàn heo trên địa bàn có cơ cấu tăng dần lên từ 43,76% năm 2012 tăng lên 48,52% năm 2014 tăng lên 4,76% trong tổng cơ cấu của đàn vật nuôi. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu về thịt heo cao hơn với giá cả vừa với túi tiền của người dân. Trong khi đó thời gian sinh trưởng ngắn hơn trâu bò. Nguồn thức ăn ngày nay chủ yếu là cám và trộn thêm một số cám hỗn hợp, vi lượng, vi chất hầu hết là có trên thị trường nên không phải vất vả tìm nguồn thức ăn như trâu bò. Vì vậy nên cơ cấu của đàn heo đang dịch chuyển theo hướng tăng lên và tương lai sẽ chiếm phần lớn cơ cấu của đàn vật nuôi trên địa bàn xã.
Về gia cầm trên thực tế số lượng có tăng lên hàng năm nhưng cơ cấu có phần giảm xuống năm 2012 là 5,33% tới năm 2014 chiếm 7,03% tăng 1,7%cơ cấu của đàn. Nguyên nhân chủ yếu có thời gian này dịch bênh của các năm trước như là cúm A, cúm H5, cúm H7.. có xu hướng giảm hơn tới năm 2014 thì dịch bắt dầu được kiểm soát nên tình hình đã có những tín hiệu khả quan hơn.
Về đàn dê theo số liệu thống kê thì sô lượng có tăng lên và cơ cấu cũng tăng dần nhưng vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng giá trị năm 2012 chỉ chiếm 0,66% tới năm 2014 có chuyển biến chút ít không đáng kể 1,02%. Tuy xã cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển đàn dê nhưng do nhu cầu về tiêu thụ thịt dê cũng không phổ biến khi người nuôi chỉ bán với giá 30-35 ngàn/kg thì khi thịt ra thì thịt dê lên tới 100-150 ngàn/kg giá khá là đắt nên người dân còn ít nuôi. Một phần là do dê ăn rất nhiều nên mùa khô rất khó kiếm thức ăn.
Một số loại vật nuôi khác có phát triển và đang được người dân đem về nuôi thử nghiêm như thỏ, hươu, chồn, rắn, giun và nhiều loại khác nữa, có lẽ do chưa có kinh nghiệm chăn nuôi các loại vật nuôi này nên vẫn chưa đạt hiệu quả cao về kinh tế. Vì vậy trong cơ cấu của đàn vật nuôi thì các loại vật nuôi này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị chăn nuôi vào năm 2012 chiếm 0,02 2% tới năm 2014 chiếm 0,04% tăng 0,02 %.
Kết quả và hiệu quả chăn nuôi của nông hộ trên địa bàn xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk
Số lượng đầu vật nuôi của nông hộ trên địa bàn xã
Bảng 6: Số lượng đầu vật nuôi theo nhóm hộ
Đơn vị tính: con/hộ
Vật nuôi
Khá
Trung bình
Nghèo
BQC
Bò
2,93
2,10
1,52
2,32
Heo
3,20
2,30
1,40
1,77
Gia cầm
204,66
105,20
30,40
126,72
Dê
5,53
2,60
1,10
3,30
Khác
1,98
1,67
0,15
1,54
(Nguồn: Theo kết quả tổng hợp của phiếu điều ta)
Từ bảng số 6 ta có thể thấy rằng số tình hình chăn nuôi của nông hộ được biểu hiện khác biệt từ các nhóm nông hộ khác nhau. Ở nhóm hộ khá số vật nuôi bình quân đều cao hơn hai nhóm hộ còn lại. Tiếp theo là nhóm hộ trung bình và cuối cùng là nhóm hộ trung bình. Các nhóm hộ trên địa bàn chủ yếu chăn nuôi với quy mô nhỏ đối với các vật nuôi cơ bản. Ngoài ra ở nhóm hộ khá và trung bình còn nuôi một số vật nuôi khác như hươu, thỏ, ong và đạt một số lượng nhất định. Nguyên nhân là do nhóm hộ khá tập trung chăn nuôi vào hai loại chính nên mức độ chuyên môn hóa của hai loại vật này cao hơn nhiều so với các nhóm hộ khác. Một phần do vốn đầu tư lớn hơn, kĩ thuật chăm sóc, giống hay lao động đều ổn định nên tập trung vào chăn nuôi đã mang lại hiệu quả cao cho nhóm hộ này. Còn nhóm hộ trung bình do chăn nuôi dàn trải với nguồn vốn hạn chế nên số lượng vật nuôi thấp hơn nhóm hộ khá nhiều. Còn lại nhóm hộ trung bình là có số đầu vật nuôi thấp nhất hầu như không có tham gia vào việc đổi mới vật nuôi để gia tăng hiệu quả kinh tế.
Nói chung các nhóm hộ ở đây chăn nuôi chủ yếu theo quy mô nhỏ là chủ yếu, một số hộ ở nhóm hộ khá chăn nuôi theo quy mô vừa còn quy mô lớn hầu như không có.
Kết quả chăn nuôi của nông hộ trên địa bàn xã
Bảng 7: Kết quả chăn nuôi phân theo nhóm hộ
Đơn vị tính: trđ/hộ
Kết quả
Khá
Trung bình
Cận nghèo
BQC
Tổng giá trị sản xuất (GO)
65,40
49,78
22,00
51,47
Chi phí trung gian (IC)
33,80
30,79
17,33
29,90
Giá trị gia tăng (VA)
31,60
18,99
4,67
21,57
Thu nhập hỗ hợp (MI)
30,20
17,77
3,71
20,32
(Nguồn: Theo điều tra của tác giả)
Theo bảng 7 kết quả chăn nuôi của nông hộ thì phần giá trị tăng thêm của các nhóm hộ tăng giảm theo mức thu nhập. Ở nhóm hộ khá phần thu nhập hỗn hợp là 30,20 triệu đồng/hộ/năm chiếm 46,17 % tổng giá trị sản xuất. Ở nhóm hộ khá đầu tư cho chăn nuôi nhiều hơn so với các nhóm hộ khác cho nên phần thu nhập hỗn hợp cũng cao hơn nhưng phần đầu tư vẫn chiếm trên phần giá trị tăng thêm tới 53,82% so với tổng giá trị sản xuất.
Nhóm hộ trung bình có thu nhập hỗn hợp là 20,77 triệu đồng/hộ chiếm 35,69 % tổng giá trị sản suất GO của nhóm hộ này và lượng đầu tư bao gồm cả khấu hao chuồng trại chiếm phần lớn hơn trong tổng giá trị sản xuất chiếm tới 64,30% tức là người chăn nuôi vẫn chưa có lời nhiều trong việc đầu tư chăn nuôi.
Nhóm hộ cận nghèo thu nhập hỗ hợp chỉ đạt 3,71 triệu đồng/ hộ/ năm rất thấp so với các nhóm hộ khác nó chỉ chiếm 16,86% so với tổng giá trị sản suất và phần đầu tư và khấu hao chuồng trại tốn nhiều hơn trong tổng giá trị sản suất 83,13%.
Ở đây nhóm hộ khá có mức thu nhập cao nhất tiếp theo là nhóm trung bình và cưới cùng là nhóm hộ cận nghèo. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là do nhóm hộ khá họ ứng dụng khoa học kĩ thuật về giống, chuồng trại phù hợp với quy mô mặc dù chi phí có cao hơn các hộ còn lại nhưng mặt khác tạo thu nhập hỗn hợp cao hơn cụ thể thu nhập của hộ khá cao gấp 1,69 lần hộ trung bình và gấp 8,14 lần hộ cận nghèo.
Tuy phần lợi nhuận không lớn nhưng chăn nuôi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất của nông hộ, nó không những mang lại thu nhập cho nông hộ mà còn giúp tận dụng các phụ phẩm thừa hay các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Do đó các cấp nên quan tâm nhiều hơn và tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển nhằm nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân.
Hiệu quả kinh tế trong sản suất chăn nuôi của nông hộ tại xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk
Bảng 8: Hiệu quả chăn nuôi phân theo nhóm hộ
Hiệu quả
ĐVT
Khá
Trung bình
Cận Nghèo
BQC
1.Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí
GO/IC
đ
1,93
1,62
1,27
1,68
VA/IC
đ
0,93
0,62
0,27
0,68
MI/IC
đ
0,89
0,58
0,21
0,64
2.Hiệu quả kinh tế tính trên một công lao động
GO/L
Đ
480.000
340.000
160.000
370.000
VA/L
Đ
230.000
130.000
33.200
154.000
MI/L
Đ
220.000
120.000
26.380
145.000
(Nguồn: Theo điều tra của tác giả)
Từ bảng 8 trên ta có thể thấy về hiệu quả chăn nuôi của nông hộ trên địa bàn có hai loại hiệu quả được tính toán đó là hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí và hiệu quả kinh tế tính trên một công lao động cụ thể như sau:
Nhóm hộ khá có tổng giá trị trên chi phí là 1,93 đồng tức là nếu bỏ ra 1 đồng trì sẽ có thu về 1,93 đồng và có lời tức giá trị tăng thêm là 0,93 đồng. Về lao động nhóm hộ này đạt hiệu quả lao động khá cao đối với tổng giá trị sản xuất chăn nuôi được 0,48 triệu đồng/một công lao động và có giá trị tăng thêm đối với một công lao động là 230.000 triệu đồng/1 công lao động và thu nhập hỗn hợp trên một công lao đông là 220.000 đ/ 1 công lao động ta có thể thấy ở mức 220.000 là khá cao vì công lao động ở các lao động ở các hoạt động khác như làm thuê, xây dựng không có tay nghề.. trung bình mức giá chỉ khoảng 120.000đ hiệu quả lao động như vậy là đã đạt hiệu quả kinh tế.
Nhóm hộ trung bình có hiệu quả của tổng giá trị sản suất /chi phí là 1,62 đồng tức là bỏ ra một đồng chi phí sẽ thu về 1,62 đồng và có giá trị tăng thêm là 0,62 đồng như vậy là hộ trung bình có thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí thấp hơn hộ khá 0,31 đồng. Về hiệu quả lao động của nhóm hộ trung bình là 340.000 đồng/1 công lao động và thu nhập hỗn hợp trên một công lao động là 120.000 đồng/1 công lao động một mức công bình thường như mức công lao động tự do bên ngoài và thấp hơn nhóm hộ khá tới 100.000 đồng/công lao động.
Nhóm hộ cận nghèo hiệu quả của tổng giá trị sản suất /chi phí là 1,27 đồng tức là bỏ ra một đồng chi phí sẽ thu về 1,27 đồng và có giá trị tăng thêm là 0,27 đồng Về hiệu quả lao động của nhóm hộ trung bình là 160.000 đồng/1 công lao động và thu nhập hỗn hợp là 30.000 đồng/1 công lao động một mức công rất thấp so với mức công lao động tự do bên ngoài và thấp hơn mức thu nhập bình thường của các lao động tự do vì vậy nhóm này nên chuyển đổi phương thức chăn nuôi hoặc chuyển sang các lĩnh vực khác để đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng lao động cao hơn.
Từ đó ta có thể thấy rằng hiệu quả về sử dụng nguồn vốn và sử dụng lao động thì hộ khá luôn đạt hiệu quả cao hơn do mức đầu tư về vật chất kĩ thuật lớn hơn các hộ còn lại. Các hộ trung bình và cận nghèo thì chăn nuôi với mục đích tận dụng thức ăn và phế phụ phẩm dư thừa của ngành trồng trọt nên hiệu quả về sử dụng nguồn vốn và lao động không cao. Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi ở các hộ gia đình chưa cao do quy mô nhỏ, ngoài ra từ những năm trước dịch bệnh bùng phát nên chăn nuôi ở trên địa bàn chưa phục hồi kịp thời nên hiệu quả chi phí giảm đi.
Những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk
4.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố giống và thức ăn trong phát triển chăn nuôi
Trong chăn nuôi giống là một trong những yếu tố rất quan trọng nằm ở vị trí hàng đầu. Chất lượng giống ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển chăn nuôi ở xã Krông Buk, nó không chỉ làm ảnh hưởng đến năng suất sản phẩm mà còn ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Giống là điều kiện cơ bản để phát huy hiệu quả đầu tư chăn nuôi. Nên để phát triển chăn nuôi thì phải phát triển được nguồn giống để cung cấp cho các hộ chăn nuôi, trên địa bàn xã Krông Buk hiện nay hầu hết không có trại con giống nào hầu hết người chăn nuôi đều mua các loại giống từ các thương lái. Giống vật nuôi như giống bò chủ yếu mua từ các nhà buôn mua ở khắp nới rải rác về chủ yếu là các giống bò cỏ, có một phần là các giống bò lai như một số loại bò lai như bò vàng, bò lai Sind, bò Brahman Những loại bò này với tầm vóc lớn cho năng suất cao nhanh lớn nhưng các loại giống này chủ yếu là trôi nổi không rõ nguồn gốc và địa phương chưa có nơi lai tạo, thụ tinh nhân tạo các loại bò có chất lượng cao mà chủ yếu giống là do người dân tự lai tạo nên chất lượng giống thấp.
Đối với heo về giống trên 90 % là người dân tự tìm kiếm ở các hộ dân tự lại tạo nái chủ yếu là giống heo siêu nạc, ngoài ra còn có một số giống khác như giống lợn ỉ, lợn móng cái, lợn mọi ( lợn đê)
Đối với gia cầm thì chủ yếu là giống gà chăn thả tự do 50 % là gà ri giống gà này có trọng lượng nhỏ, chậm lớn, năng suất kém. Ngoài ra một số hộ chăn nuôi lớn hơn một chút thì có thêm giống gà Dabaco, gà lai chọi, gà công nghiệpcác loại giống này chủ yếu nhập ở các trại dưới huyện Ea Kar chạy dọc theo quốc lộ 26 xuống tới km 68. Hiện tại trên địa bàn chỉ có một số trại gà ta thả vườn nhỏ khoảng 1000-2000 con. Giống gà Dabaco đây là những giống gà cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, bán được giá nhưng ở địa bàn xã rất ít người nuôi các giống gà này còn lại là các loại ngan, ngỗng, chim bồ câu chiếm 20 %.
Đối với dê giống chủ yếu là giống dê cỏ do người dân tự lai tạo theo đàn sau đó bán con giống.
Và có một số vật nuôi mới được nhập về nuôi thử ví dụ như chồn hương, hươu, rắn, giun, dế các giống này do mới được nuôi thử nghiệm nên chủ yếu được nhập ở các trại giống có uy tín.
Người dân ở trên địa bàn cho rằng có tới 80% số giống là các loại giống lai còn 20% còn lại là các giống địa phương. Giống chủ được mua từ các thương lái nên không rõ nguồn gốc có thể đã qua tay nhiều người dễ bị nhiễm dịch bệnh (Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2015).
Một số giống vật nuôi như bò, heo, gia cầm được nuôi chủ yếu trên địa bàn nhất là bò được đa số các hộ chọn làm vật nuôi chính do bò là loại động vật cỡ lớn, khỏe có sức chống chịu được bệnh tật, thức ăn của bò chủ yếu được tận dụng từ tự nhiên dễ kiếm và đơn giản như rơm hay cỏ, bò có giá trị cao tuy nhiên thời gian gần đây tuy số lượng có tăng lên nhưng người dân đã chuyển dần sang nuôi các loại vật nuôi ngắn ngày như heo, gà, dê do bò chăn nuôi phải trong thời gian dài và chậm lớn, thức ăn không còn dồi dào và càng khó kiếm hơn vào mùa khô thay vì đó đối với heo và gà thì thức ăn của chúng có trên thị trường và dễ mua hơn nữa thời gian chăn nuôi ngắn ngày một năm có thể nuôi từ 3 tới 4 lứa giá tuy không cao bằng bò nhưng cũng không phải thấp thậm chí còn cho lợi nhuận cao hơn như thịt bò bán trên thị trường loại ngon có giá là 220 nghìn đồng thì thịt heo ngon giá cũng 90-100 nghìn đồng nhưng thời gian sinh trưởng ngắn hơn nên về lâu về dài những vật nuôi ngắn ngày sẽ chiếm ưu thế hơn.
Trong chăn nuôi nếu giống được coi là điều kiện tiên quyết thì thức ăn là nền tảng cho phát triển sản xuất chăn nuôi. Tùy theo loại vật nuôi và đặc điểm sinh lý của từng loài mà yêu cầu về thức ăn và cách chuyển hóa thức ăn cũng khác nhau. Ví dụ như đối với lợn thì thức ăn chủ yếu là cám nhưng đối với lợn nái và lợn thịt thì chế độ thức ăn cũng không giống nhau vì tùy theo mục đích của sản phẩm mà loại thứ ăn và cách chăm sóc cũng khác nhau. Phương thức chăn nuôi ở địa bàn xã trong những năm gần đây cũng có những thay đổi nhất định chuyển đổi từ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ sang quy mô trang trại hay thực hiện các mô hình VAC, chuyên môn hóa chăn nuôi. Tuy nhiên phương thức chăn nuôi chủ yếu vẫn là chăn nuôi tự nhiên sử dụng cỏ tự kiếm hoặc trồng cỏ cho bò ăn phương thức này chiếm tới 70 % các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã. Còn heo thì hoàn toàn là phương thức chăn nuôi bán tự nhiên tức là sử dụng cả cám ngoài lẫn tận dụng các phụ phẩm trong gia đình. Đối với gia cầm chủ yếu vẫn là thả vườn rất ít các hộ dùng phương pháp công nghiệp hoàn toàn.
Bảng 9: Diện tích cỏ trồng ở các nhóm hộ
Khá
Trung bình
Cân nghèo
BQC
Tổng diện tích đất (m2)
14.733,33
11.915,79
4.300
11.829,99
Diện tích trồng cỏ (m2)
1.053,33
623,98
450,00
758.88
Cơ cấu diện tích cỏ (m2)
7,14
5,23
10,46
6,73
(Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ,2015)
Nguồn thức ăn của vật nuôi trên địa bàn hiên nay phần lớn vẫn là dựa vào tận dụng một cách triệt để để trồng các loại cây trái mùa như đậu, bắp nếp, rau, lúa nên một số nông hộ đã dành ra một diện tích nhỏ để trồng cỏ hay tận dụng bờ ven đường, bờ ao.. để trồng cỏ cho bò. Ở các nhóm hộ khác nhau thì diện tích đất dùng để trồng cỏ cũng khác nhau như nhóm hộ khá bình quân họ dành 826,66 m2 ,nhóm hộ trung bình 597,36 m2 ,hộ cận nghèo 450 m2 nhìn chung diện tích mà mỗi nhóm hộ dành ra đều không đủ đáp ứng nhu cầu của vật nuôi đặc biệt là mùa khô.
Ảnh hưởng của yếu tố nguồn nhân lực và kĩ thật trong phát triển chăn nuôi
Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng phản ánh nguồn lực sản xuất chăn nuôi, đồng thời quy mô cơ cấu lao động cho biết khả năng và trình độ sử dụng lao động của từng hộ. Phần lớn người chăn nuôi trên địa bàn chủ yếu là người dân thuần nông chưa từng đi học qua kĩ thuật, có thì chỉ một số lớp khuyến nông ngắn hạn không có thực hành, bên cạnh đó người dân tiếp thu khá chậm và chưa thực sự chú trọng tới chăn nuôi. Từ bảng 10 từ đó có thể thấy dân số của xã nằm trong diện dân số trẻ đa số người trong các nhóm hộ khá và trung bình đều nằm trong độ tuổi lao động và số người ăn theo nhỏ hơn số lao động, chỉ riêng nhóm hộ cận nghèo thì số người ăn theo cao 2,6 người trên 2 người lao động chính đây là một gánh nặng lớn bên cạnh đó một số người bị bệnh hay già yếu thì sẽ tăng thêm gánh nặng cho nhóm hộ này.
Bảng 10: Tình hình nhân khẩu lao động của các nhóm hộ
STT
Hạng mục
Khá
Trung bình
Cận nghèo
BQC
1
Số nhân khẩu
4,1
4,8
4,6
4,11
2
Số lao động
3,06
2,9
2
3,21
3
Số người ăn theo
1,04
1,3
2,6
1,39
( Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ, 2015)
Hoạt động khuyến nông hướng dẫn, truyền tải kĩ thuật hay khoa học công nghệ trên địa bàn xã một năm bình quân tổ chức khoảng 3 lần bao gồm các hoạt động như giới thiệu sản phẩm mới như giống, phân, cám, thuốc trừ sâu, các loại chế phẩm sinh học ngoài ra còn có hội thảo đầu bờ. Theo kết quả điều tra bằng phiếu điều tra nông hộ nhóm hộ khá hầu như tham gia đầy đủ các hoạt động khuyến nông bình quân là 3,8 lần một năm, nhóm hộ trung bình tham gia 2,78 lần/năm, hộ nghèo ít tham gia hơn 2 lần/năm. Nguyên nhân mà người dân ít than gia là do công việc của họ bận rộn, một số hộ ở xa không nhận được thông báo của cán bộ khuyến nông hay các công ty tổ chức các hoạt động khuyến nông ở địa bàn (Tổng hợp theo phiếu điều tra, 2015).
Kĩ thuật : Những năm gần trước đây bò là vật nuôi chủ yếu chiếm cơ cấu đàn cao nhất năm 2010 chiếm 71,73% nhưng tớ năm 2014 chỉ còn 50% (UBND xã Krông Buk, 2014) lí do thời gian trước chiếm tỷ trọng cao như vậy cũng là do bò là loại vật nuôi cần chăm sóc nhưng không cần chăm sóc và theo dõi nhiều như các loại vật nuôi khác như heo, gia cầm. Thay vì chăm sóc, tắm, theo dõi hàng ngày thì bò chỉ cần thức ăn, chú ý vệ sinh theo dõi khi thời tiết thay đổi thì loại vật nuôi to lớn này sẽ phát triển bình thường. Heo, gia cầm và một số loại vật nuôi khác thì có kích thước nhỏ hơn, sức đề kháng kém nên cần kĩ thuật chăn nuôi cao thì mới có thế chăm sóc chúng.
4.2.3. Ảnh hưởng của yếu tố chuồng trại và thú y phòng bệnh trong phát triển chăn nuôi
Chuồng trại cũng là một yếu tố quan trọng trong phát triển chăn nuôi là nơi mà vật nuôi nghỉ ngơi. Yêu cầu chủ yếu của chuồng trại là thoáng mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông có nơi chứa phân và rác thải do chúng thải ra. Đối với chuồng trại vệ sinh là rất quan trọng vì hiện nay xu hướng chăn nuôi nhốt là chủ yếu không còn chăn thả như những năm trước đây nữa nên chuồn trại đóng một vai trò không thể thiếu. Ở các nhóm hộ khác nhau thì diện tích chuồng cũng khác nhau nhóm hộ khá có diện tích chuồng bình quân là 35,86 m2, nhóm này có diện tích lớn hơn điện tích bình quân chung nhóm khá có diện tích lớn hơn 12,8%. Nhóm hộ trung bình có diện tích 31,47 m2 nhỏ hơn mức bình mức bình quân chung 0,9%. Nhóm hộ cận nghèo có diện tích 22,5 m2 nhỏ hơn mức bình quân chung 29,18%. Nguyên nhân chủ yếu do vốn đầu tư vào xây dựng chuồng trại hiện nay hầu hết nông hộ đều xây dựng chuồng trại kiên cố để đảm bảo chăn nuôi hiệu quả hơn.
Bảng 11: Diện tích chuồng trại của các nhóm hộ
STT
Hạng mục
Khá
Trung bình
Cận nghèo
BQC
1
Diện tích (m2)
35,86
31,47
22,5
31,77
2
Giá trị (trđ)
14,00
12,26
9,6
12,51
( Nguồn: Tổng hợp theo phiếu điều tra, 2015)
Hiện nay thời tiết diễn biến hết sức thất thường nên khi diễn biến hết sức thất thường như vậy thì kinh nghiệm chăm sóc và công tác thú y là rất quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn vật nuôi. Công tác thú y đảm bảo cho người chăn nuôi tránh được rủi ro rất nhiều. Thú y phòng bệnh rất quan trọng vì “ phòng bệnh hơn chữa bệnh” khi phòng bệnh đảm bảo đàn vật nuôi có kháng thể chống lại một số dịch bệnh phổ biến như lở mồm long móng, tụ huyết trùng, đậu, kiết lỵ Để đàn vật nuôi khỏe mạnh và cho năng suất cao thì đòi hỏi các nông hộ và địa phương thực hiện tốt công tác thú y cho đàn vật nuôi.
Thực tế điều tra ngẫu nhiên các hộ cho thấy hầu hết các hộ đều không phòng bệnh cho vật nuôi chủ yếu là khi phát hiện ra dịch bệnh người dân mới thực hiện công tác thú y nên không đạt hiệu quả cao. Thường sau khi bị bệnh thì 100% các nhóm hộ đều có sử dụng thuốc thú y nhưng chỉ khi phát hiện kịp thời thì mới còn hiệu quả , khi được cứu chữa vật nuôi có khỏi bệnh nhưng thường chậm lớn, cho năng xuất không cao, không đạt hiệu quả như mong muốn. Công tác thú y ở xã chủ yếu do các hộ tự tiêm. Các cán bộ thú y có tiêm phòng nhưng liều lượng còn hạn chế trong năm 2014 cán bộ đã tiến hành tiêm phòng 2 đợt trong năm với 7100 liều vacxin các loại và tổ chức tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi 2 đợt cho các hộ chăn nuôi.
Ảnh hưởng của yếu tố vốn và khoa học công nghệ trong phát triển chăn nuôi
Vốn là một trong những khó khăn khó khắc phục nhất của chăn nuôi. Vì chăn nuôi thường có chu kì sản xuất nhất định nên thu hồi vốn lâu hơn các hoạt động sản xuất khác nên hầu hết muốn vay vốn chăn nuôi cũng hơi khó khăn và người có vốn cũng không muốn đầu tư và chăn nuôi vì rủi ro cao. Nhưng để chăn nuôi theo hướng hàng hóa thì phải tăng đầu tư thâm canh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi do vậy yêu cầu đầu tư vốn lớn. Hiện nay ở xã đã có nhiều nguồn vốn vay: Quỹ xóa đói giảm nghèo, vốn vay theo các chương trình dự án, các hình thức tín dụng Nhưng lượng vốn vay còn ít thời gian ngắn nên việc phát triển chăn nuôi chưa được phát triển rộng rãi. Hầu hết các hộ trên địa bàn xã đều có vay vốn của các ngân hàng chính sách trên địa bàn. Như nhóm hộ khá bình quân vay 50,20 triệu đồng chiếm 37,65% tổng vốn với lãi suất bình quân là 0,85, nhóm hộ trung bình quân vay 28,73 triệu đồng chiếm 33,08% tổng vốn của nhóm hộ này, với lãi suất bình quân là 0,84%, nhóm hộ cận nghèo bình quân vay 40 triệu đồng chiếm 58,53% trong tổng vốn của nhóm hộ với lãi suất bình quân là 0,82%. Từ đó ta có thể thấy nhóm hộ khá dùng vốn nhiều vào sản xuất hơn nên họ vay nhiều hơn so với các nhóm hộ khác. Sau đó là hộ cận nghèo do họ cần tiền trang trải cuộc sống và đầu tư một phần nhỏ nên số tiền họ vay cũng nhiều hơn so với hộ trung bình. Lãi suất đối với hộ cận nghèo là thấp nhất do họ được hưởng một số chính sách do nhà nước ban hành để hỗ trợ thoát nghèo, vượt qua được những khó khăn trước mắt.
Bảng 12: Tình hình vốn của các nhóm hộ
STT
Hạng mục
Khá
Trung bình
Cận nghèo
BQC
1
Tổng vốn (trđ)
133,33
86,84
68,33
101,50
2
Vốn tự có (trđ)
83,13
58,10
28,33
63,02
3
Vốn vay (trđ)
50,20
28,73
40,00
38,47
4
Lãi suất (%)
0,85
0,84
0,66
0,81
( Nguồn: Tổng hợp theo phiếu điều tra, 2015)
Khoa học và công nghệ trong chăn nuôi rất ít hầu hết chăn nuôi trên địa bàn chủ yếu do người dân truyền đời lại cho nhau nhưng khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ như các loại máy móc nhỏ để chế biến thức ăn cho nông hộ hay máy cắt cỏ, xay cỏ, các loại chế phẩm sinh học để vệ sinh chuồng trại, chế phẩm lên men hay các loại giống biến đổi gen. Bên cạnh đó một rào cản rất lớn để tiếp thu khoa học công nghệ đó là vốn, khi thiếu vốn thì rất khó mua và đưa công nghệ tiếp cận người dân, khó khăn trong việc nghiên cứu khoa học – công nghệ mới trong mọi lĩnh vực đặng biệt là chăn nuôi.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Trong sản xuất nói chung hay chăn nuôi nói riêng thì khâu tiêu thụ sản phẩm và lưu thông hàng hóa là hết sức quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thu hồi vốn và kết thúc chu kì sản xuất. Trên địa bàn xã chăn nuôi chỉ đáp ứng được 65%. Từ khi nước ta gia nhập WTO thì nhu cầu của về các sản phẩm của chăn nuôi xuất khẩu ngày càng lớn nhất là thịt lợn, bò và các loại thủy sản.
Thị trường và tiêu thụ sản phẩm: Trong chăn nuôi thị trường là rất quan trọng vì trước khi nuôi con gì thì người chăn nuôi phải xác định bán cho ai trước. Xác định thị trường cần gì là một khâu để chăn nuôi đạt hiệu quả.
Trong xã nhu cầu thì đã đáp ứng đủ nhưng nhu cầu ở các xã, huyện khác trong nước và ngoài nước ngày càng lớn, sản phẩm đa dạng và yêu cầu chất lượng cao như thị trường của Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đức khiến chăn nuôi ngày càng có một vị trí rất quan trọng trong tương lai tới đây.
Phân tích SWOT
Strengths (điểm mạnh)
-Nguồn nhân lực trẻ và dồi dào, người dân có kinh nghiệm chăn nuôi.
-Giống vật nuôi đa dạng.
-Thức ăn chăn nuôi có thể tận dụng được từ trồng trọt.
-Chuồng trại đã kiên cố.
-Nguồn vốn vay đa dạng.
Weaknesses (điểm yếu)
-Người dân thiếu kĩ thuật chăn nuôi và sự hiểu biết về các vật nuôi mới.
-Thú y còn kém.
-Vệ sinh trong chăn nuôi chưa đảm bảo.
-Thiếu vốn sản xuất, thiếu khoa học công nghệ mới.
Opportunities (cơ hội)
-Được sự quan tâm của đảng và của nhà nước
-Thị trường chăn nuôi nhu cầu đang ngày càng cao
-Có cơ hội giao lưu văn hóa, kinh nghiệm.. qua quốc lộ 26
Threats (thách thức)
-Giá của vật nuôi thất thường
-Thời tiết có nhũng diễn biến khó dự báo
-Cạnh tranh của chăn nuôi với các sản phẩm chăn nuôi của địa phương khác.
Đề xuất một số giải pháp để phát triển chăn nuôi của xã Krông Buk
Cải thiện giống và đưa giống mới vào trong chăn nuôi trong nông hộ
Đối với bò nên thụ tinh nhân tạo để đưa các loại giống mới vào sản xuất như giống bò vàng, bò lai Sind, bò Brahman, bò Red sindhi, bò Droughmaster, Crymousine ..
Đối với lợn cũng nên thụ tinh nhân tạo hoặc chọn con giống đực và cái có chất lượng tốt để nhân giống. Nên nuôi các loại giống lợn lai F1 có chất lượng thịt cao như các giống lợn ngoại Giống Yorkshire Giống Landrace Giống Duroc Giống Pietrain hay một số giống lợn trong nước như giống lợn ỷ, lợn móng cái
Đối với gà nên nhập những loại gà có chất lượng tốt để cải thiện giống như giống gà Dabaco, gà lai chọi, gà ri lai, gà Tam hoàng Có thể đưa thêm một số giống chất lượng cao như gà sao, đà điểu để nuôi thí điểm.
Đối với dê thì người dân nên duy trì và phát triển giống dê hiện có tại địa phương, có khả năng chống chịu tốt, thích nghi với khí hậu thời tiết. Người dân nên mua dê đực giống Bách thảo vào nuôi để lai tạo, từng bước phát triển đàn dê lai nhằm tăng thể trọng, tầm vóc, đem lại hiệu quả cao cho người nuôi.
Đối với cá hay các loại giống vật nuôi mới đưa về nuôi thử như giun, dế, thỏ, hươunên tới các trại cá giống có uy tín để đảm bảo chất lượng.
Đổi mới và dự trữ thức ăn trong chăn nuôi
Đối trâu/bò người nông dân nên cải thiên chất lượng hay giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của trâu/bò để tăng năng suất bằng cách ủ rơm, ủ chua, ủ xanh thức ăn để các hộ tận dụng hết các nguồn phụ phẩm nông sản tại chỗ như rơm, rạ, thân cây ngô, lạclàm thức ăn dự trữ cho trâu/bò về mùa Đông thay vì để cho trâu/bò ăn rơm rạ, vỏ bắp, cỏ khô đơn thuần mà người dân vẫn thường làm.
Trồng chuối hạt làm thức ăn dự trữ cho mùa khô và mùa đông vì chuối hạt có đặc điểm thân cây to, cao, mềm, nhiều nước, dễ trồng sẽ giúp cho trâu bò không bị sụt giảm năng suất vào mùa khô và mùa đông tốt nhất trước khi cho ăn thì người dân nên làm nhỏ thân cây chuối trộn thêm bột bắp và bột sắn theo tỉ lệ 10kg chuối + 2 kg cám bắp + 1kg bột sắn + 0,02 gram muối Điểu tra của tác giả, (2014).
Ngoài ra nên cho trâu bò ăn thức ăn tinh như cám bắp, bột sắn, cám tăng trọng dành cho bò trộn theo tỷ lệ cho 100 kg thức ăn tinh : Cám gạo: 35 kg + Bột sắn: 10 kg + Bột ngô: 30 kg +Khô dầu các loại: 10 kg + Bột cá (với NaCl <15%): 10 kg + Bột sò hoặc bột xương: 4 kg + Urê: 0,5 kg + Premix khoáng và vitamin: 0,5 kg (Nông nghiệp-Nông dân-Nông thôn, 2014).
Trồng các giống cỏ cho năng suất và sản lượng cao như cỏ voi, (Penisetum purpuseum), cỏ sả (Panicum maximum) hai loại cỏ này là hai loại cỏ cho năng suất cao (Việt Linh, 2004).
Để giảm hao phí thức ăn như cỏ hay rơm vung vãi thì cần có máy xay nhỏ cỏ, rơm để thức ăn không bị hao phí và dễ dọn vệ sinh chuồng trại.
Đối với lợn nên cho lợn ăn thức ăn tinh như cám bắp, cám gạo trộn thêm cám tăng trọng đậm đặc được mua ở các đại lý trộn theo tỉ lệ thích hợp 3kg cám bắp + 1kg cám gạo + 0,5 cám tăng trọng đậm đặc ( bột đậu + vitamin + bột xương + bột cá + vi lượng ) và có thể tham khảo bảng 11.
Bảng 13: Thức ăn tự chế cho lợn theo từng giai đoạn.
STT
Loại thức ăn
Giai đoạn 1
(10-30 kg)
Giai đoạn 2
(31- 60 kg)
Giai đọan 3
(61-100kg)
1
Bỗng rượu (bã rượu)
18
40
46
2
Cám gạo
42
42
42
3
Tấm
20
-
-
4
Bột cá
8
6
6
5
Đậu tương
10
10
6
6
Bột xương
1
1
1
7
Vitamin & vi lượng
1
1
1
(Nguồn : Sở khoa học và công nghệ Hải Dương, 2009)
Đối với gà ngoài chăn thả tự nhiên người dân nên cho gà ăn thêm các loại thức ăn khô và thức ăn tinh có trộn thêm vi lượng và vitamin theo một tỉ lệ thích hợp theo từng giai đoạn: Ví dụ giai đoạn đầu khi gà còn nhỏ thì tỉ lệ là cám bắp 50%+ cám gạo 15% +bột đậu tương 25%+ bột cá 6% + 4% bột xương, vitamin, mem tiêu hóa, các chất vi lượng như các mô hình chăn nuôi trang trại họ thương nuôi gà ở giai đoạn đầu bằng cám viên Thức ăn hỗn hợp Con Cò C28A dành cho gà thịt từ 1-12 ngày tuổi, Thức ăn hỗn hợp Con Cò C28B dành cho gà thịt từ 13 - 24 ngày tuổi và các loại cám viên của Pháp, Mĩ.... Ở giai đoạn tăng trưởng thì tỷ lệ thành phần thức ăn sẽ khác: Cám bắp 60 %+ cám gạo 20% +bột đậu tương 10%+ bột cá 6 % + 4% bột xương, vitamin, mem tiêu hóa, các chất vi lượng (Lê Hồng Mận, 2007).
Thức ăn cho vật nuôi trong nông hộ người dân nên tự pha chế hạn chế mua cám bên ngoài để đảm bảo thành phần dinh dương và giảm chi phí mua thức ăn một cách đáng kể.
Hiện nay trên địa bàn có rất nhiều công ty, đại lý cám canh tranh gay gắt với các loại sản phẩm như cám Mỹ, Pháp, Dapha canh tranh rất mạnh nên người dân sẽ có lợi khi giá cám cho vật nuôi giảm xuống một mức giá có lợi nhất. Vậy nên người dân nên mạnh dạn đầu tư cám cho chăn nuôi thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Trước khi lựa chọn các loại cám thì nên tham khảo các hộ khác đã sử dụng các loại cám nào hiệu quả và có tác động như thế nào tới vật nuôi có thể có một số loại cám làm cho vật nuôi chậm lớn, sức đề khám kém hay cám có chất kích thích, thịt mềm dẫn đến bán không được giá, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùngNên người chăn nuôi cần xem xét khi chọn cám để đạt hiệu quả cao nhất có thể.
4.3.3. Nâng cao năng lực cho nguồn lực nhân lực trong chăn nuôi
Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về kinh tế hộ, xác định hướng phát triển của chăn nuôi trong nông hộ.
Tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kĩ thuật, công nghệ mới cho các hộ nông dân, hỗ trợ họ trong việc triển khai ứng dụng các khoa học kĩ thuật. Đào tạo bằng nhiều hình thức như lớp tại địa phương, tham quan mô hình, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật với sự tham gia của các cơ quan như sở, phòng Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân.
Người dân nên nâng cao tính tự giác tham gia các hoạt động do các cơ quan hay công ty tổ chức để tự nâng cao năng lực của mình nên cho mọi người trong gia đình đều có cơ hội đi học.
Đảm bảo vệ sinh và công tác thú y trong chuồng trại
Vệ sinh chuồng trại
Đảm bảo chuồng trại ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, có mái che, có máng thức ăn và nước uống.
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại từ trong ra ngoài. Trong chăn nuôi, phân và thức ăn thừa là nguồn gây mất vệ sinh nên phải xử lý một cách khoa học. Đối với trâu bò, lợn, dê thì nên xây hầm bioga hoặc xây bể âm để ủ phân cho hoai mục có nắp đậy kín không để hở gây ô nhiễm môi trường.
Có một phương pháp mới để ủ phân không gây ô nhiễm ngày càng được áp dụng nhiều áp dụng cho cả gia súc và gia cầm đó là phương pháp đệm lót sinh học. phương pháp này có rất nhiều ưu điểm như không còn mùi phân, phân bị vi sinh vật phân hủy ngay khi vật nuôi thải ra, giảm dịch bênh, tiết kiệm công lao động trong việc dọn vệ sinh chuồng trại... Người dân có thể dùng một số chế phẩm hiện nay đã có bán trên thị trường như chế phẩm EM, đệm lót Balasa, chế phẩm EMUNIV/200g đây là một phương pháp rất khoa học và có hiệu quả rất tốt trong việc vệ sinh chuồng trại bảo vệ vật nuôi trong nông hộ. (Trung tâm phân phối đệm lót sinh học, 2014).
Đảm bảo mật độ của vật nuôi trong diện tích chuồng nuôi cũng rất quan trọng nếu không gian dư thừa gây lẵng phí mà không gian chật quá không thoáng mát sẽ gây bệnh và làm cho vật nuôi chậm lớn. Đối với lợn diện tích cho 1 con từ 0,8-1,2 m2 (Thị trường Nông nghiệp, 2015).
Công tác thú y
Chính nông hộ cần phải có ý thức phòng bệnh cho vật nuôi của gia đình mình bằng cách chủ động tiêm phòng bệnh, tiêm thuốc tẩy giun sán, thuốc bổ để kích cho vật nuôi ăn khỏe có sức đề kháng chống dịch bệnh, theo dõi vật nuôi thường xuyên, vệ sinh chuồng trại một cách đều đặn.
Một trong nhưng nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi rất phổ biến đó là ruồi và muỗi. Chúng là trung gian truyền bệnh tả, kiết lị, tụ huyết trùng, thương hàn, giun sán. Đuổi ruồi, muỗi bằng cách phun thuốc hay bằng cách truyền thống là hun muỗi bằng cách đốt các loại lá bầu, vỏ bưởi hay lá bã chè xanh khô(Nguyễn, 2009).
Tăng nguồn vốn đầu tư và áp dụng khoa học kĩ thuật cho chăn nuôi
4.5.3.1. Tăng nguồn vốn đầu tư
Nông hộ phải mạnh dạn đầu tư cho chăn nuôi không nên đầu tư quá tiết kiệm sẽ làm năng suất giảm xuống. Nhất là khoa học công nghệ mới các hộ nên đầu tư để thay đổi phương thức canh tác truyền thống.
Các tổ chức tín dụng địa phương như ngân hàng NN-PTNT, ngân hàng chính sách huyện Krông Buk tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn, thành lập các quỹ cho vay vốn chăn nuôi huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, quy đinh lã suất và đồng thời có thời hạn cho vay hợp lý, cần phát triển hình thức cho vay tín chấp, mức vốn vay nhiều hơn so với quy định hiện nay của ngân hàng. Phối hợp với các chương trình, dự án khuyến nông, nguồn vốn giải quyết việc làm để cho vay phát triển chăn nuôi có quy mô hơn. Bên cạnh đó các tổ chức như hội phụ nữ, hội nông dân bố trí một phần kinh phí để cho vay phát triển theo quy mô trang trại.
Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, .. để thu hút đầu tư, lập các dự án giới thiệu tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tư nhất là công nghiệp chế biến nhất là công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, chế biến nông sản. tăng cường đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế điểm và nhân trên diện rộng.
4.3.5.2. Áp dụng khoa học, công nghệ trong chăn nuôi
Việc đầu tiên là thông tin khoa học và công nghệ cho các hộ ngông dân, cần công tác khuyến nông riêng đối với các hộ nông dân để sản xuất chăn nuôi trở thành hàng hóa là lĩnh vực đi đầu trong ứng dụng các lĩnh vực khoa học công nghệ, tổ chức các câu lạc bộ khuyến nông theo ngành sản xuất như nuôi gà, heo ,bò, thủy sản.
Cần chú trọng đầu tư thỏa đáng cho khuyến nông để chuyển giao khoa học công nghệ đua giống vật nuôi có chất lượng cao vào sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ chế biến, rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình chăn nuôi thành công.
Khuyến khích các hình thức liên kết hợp tác nhiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ trong chăn nuôi trong đó coi trọng sự liên kết giữa cá trung tam nghiên cứa với người chăn nuôi để tạo ra những giống vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng và chịu được điều kiện khí hậu ở địa phương cũng như chuyển giáo tiến bộ khoa học cho nông hộ.
Thường xuyên thông báo về các thông tin về tình hình dịch bệnh, phòng trừ dịch bệnh, thông tin giá cả, giống ở cả địa phương và cả nước thông qua hệ thống truyền thanh.
Ổn định thị trường tiêu thụ cho chăn nuôi
Hầu hết người dân đều thiếu thông tin về thị trường của chăn nuôi nguyên nhân một phần là do sự hiểu biết một phần do thương lái bịt thông tin nên nông hộ phải chủ động tìm kiếm thông tin để trả lời câu hỏi: Nuôi con gì? Nuôi như thế nào? Bán cho ai? Khi trả lời được các câu hỏi trên thì mới quyết định mình có nên đầu tư nuôi vật nuôi đó hay không. Giá cả hay thông tin thị trường có trên tivi, mạng internet, loa phát thanh Người dân nên dành thời gian theo dõi các thông tin này.
Bên cạnh đó cần sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước để ổn định thị trường cho các sản phẩm của chăn nuôi:
Tổ chức dự báo thị trường mở rộng hình thức thông tin kinh tế, thông qua hệ thống truyền thông của xã.
Khuyến khích thành lập hợp tác xã tạo sự liên kết giữa các hộ với nhau, tổ hợp dịch vụ chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm.
Mở rộng và phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm, trong đó chú trọng khâu bảo quản. Cần khuyến khích địa phương cho ra đời các cơ sở chế biến thực phẩm ở địa phương, gắn liền với thực phẩm ở địa phương.
Có chính sách khuyến khích tạo điều kiện thu hút các tổ chức cá nhân trong và ngoài xã đầu tư để phát triển dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nông sản.
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Chăn nuôi trên địa bàn cũng phát triển từ rất nhiều năm, những loại vật nuôi này đã trở thành những vật nuôi không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của hầu hết mọi người dân trên địa bàn. Nhưng vẫn chủ yếu vẫn là chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ và tự phát, thức ăn chăn nuôi chủ yếu lấy từ tự nhiên và tận dụng một số sản phẩm hay phụ phẩm của nông nghiệp.
Trong thời gian qua từ 2012-2014 quy mô đàn vật nuôi cũng có những sự thay đổi nhất định về quy mô, cơ cấu và hiệu quả trong chăn nuôi cụ thể như sau: Về quy mô đàn từ năm 2012-2014 trâu/ bò có TĐPTBQ là 134,47%, heo có TĐPTBQ TĐPTBQ 130,28%, gà có TĐPTBQ 148,67% và một số loại vật nuôi mới xuất hiện mấy năm gần đây như dê TĐPTBQ 207%,thỏ TĐPTBQ tới 270%, ong có TĐPTBQ 291% bên cạnh gia tăng về số lượng thì tổng đàn qua mỗi năm đều gia tăng về giá trị năm 2012 tổng giá trị đàn vật nuôi là 115 tỷ đồng tới năm 2014 là 156 tỷ đồng tăng tới 40 tỷ đồng tăng 34,94% so với năm 2012.
Về cơ cấu của đàn vật nuôi trong 3 năm gần đây cơ cấu của mỗi loại vật nuôi trong xã thay đổi theo hướng khác nhau như bò từ 50,23% năm 2012 tới năm 2014 chỉ còn có 46,40% giảm xuống 3,83% so với năm 2012; Về đàn heo trên địa bàn có cơ cấu tăng dần lên từ 43,76% năm 2012 tăng lên 48,52% năm 2014 tăng lên 4,76% trong tổng cơ cấu của đàn vật nuôi; Về gia cầm trên thực tế số lượng có tăng lên hàng năm nhưng cơ cấu có phần giảm xuống năm 2012 là 5,33% tới năm 2014 chiếm 7,03% tăng 1,7%cơ cấu của đàn; Về đàn dê theo số liệu thống kê thì số lượng có tăng lên và cơ cấu cũng tăng dần nhưng vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng giá trị năm 2012 chỉ chiếm 0,66% tới năm 2014 có chuyển biến chút ít không đáng kể 1,02%; và một số loại vật nuôi khác có tăng nhưng giá trị không đáng kể chỉ chiếm 0,04% tổng giá trị của đàn vật nuôi trên địa bàn.
Hiệu quả sản suất của nông hộ trên địa bàn xã hiện tại thực tế không cao ở ba nhóm thì có nhóm hộ khá đạt hiệu quả trên chi phí là 1,93 đồng và hiệu quả lao động đạt 480.000đ/ 1 công lao động đây là mức cao nhất cho các hộ khá có chăn nuôi và thu nhập của chăn nuôi chiếm 44,70% tổng thu nhập từ nông nghiệp. Nhóm hộ trung bình đạt hiệu quả chi phí là 1,79 đồng, còn hiệu quả trên công lao động là 400.000đ. Nhóm hộ cận nghèo là có hiệu quả kém nhất hiệu quả trên chi phí chỉ đạt 1,26 đồng, hiệu quả trên công lao động chỉ đạt 160.000 đồng thấp hơn rất nhiều so với các nhóm hộ khác. Nguyên nhân chủ yếu do còn thiếu vốn đầu tư, thiếu thông tin thị trường, thiếu kiến thức chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để chăn nuôi, quy mô nhỏ, chưa phát triển theo quy hoạch, chưa tận dụng được tiềm năng có sẵn vào sản xuất. Vì vậy để phát triển chăn nuôi ở địa phương cần áp dụng nhiều giải pháp từ chính bản thân nông hộ như thay đổi và đưa giống mới và trong chăn nuôi, đổi mới thức ăn, tăng cường năng lực cho người dân, tăng cường công tác thú y lấy phương châm ‘phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”, chuồng trại vệ sinh sạch sẽ, ổn định thị trường và vốn. Kèm theo sự hỗ trợ của nhà nước để chăn nuôi đạt phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
5.2. Kiến nghị
Để chăn nuôi trong tương lai phát triển và đạt hiệu quả hơn sau khi tìm hiểu nghiên cứu tình hình thực tế của chăn nuôi trên địa bàn của xã Krông Buk em xin đưa ra một số kiến nghị mong là có thể phát triển chăn nuôi trong thời gian tới.
5.2.1. Đối với nhà nước
Hỗ trợ người chăn nuôi trong việc vay vốn chăn nuôi. Khi người chăn nuôi nhà nước cần có chính sách hỗ trợ một phần rủi ro cho người dân hiện nay bảo hiểm nông nghiệp là một phương án rất khả thi để hỗ trợ nếu người dân gặp rủi ro trong chăn nuôi. Em nghĩ răng nhà nước nên nhanh chóng triển khai phương án này.
Có chính sách phát triển đối với các loại cây trồng làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương, sắn đồng thời khuyến khích các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích cây lương thực làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc.
Nhà nước tổ chức lai tạo giống mới đặc biệt các giống đạt năng suất cao cải thiện những nhược điểm như thích nghi với thời tiết biến đổi, sức đề kháng với bệnh tật Do việc lai tạo giống mới đòi hỏi phải áp dụng khoa học kĩ thuật tiến bộ, đòi hỏi nhiều thời gian, tiền bạc, công sức nên nhà nước nên đảm nhận công việc này.
Nhà nước có chính sách ổn định và đảm bảo cho cả đầu vào cho chăn nuôi và nên đầu tư phát triển mạng lưới thú y từ trung ương đến địa phương nhằm tăng sự liên kết phòng tránh và ngăn ngừa dịch bệnh có hiệu quả. Đào tạo cán bộ nhằm nâng cao trình độ, có đãi ngộ thích đáng với đội ngũ thú y cơ sở để họ yên tâm và có trách nhiệm cao trong hoạt động nghề nghiệp.
Đầu tư phát triển các nhà mày chế biến thức ăn cho vật nuôi
Tạo chuỗi liên kết bốn nhà là “ nhà nông- nhà doanh nghiệp- nhà nước – nhà khoa học” để tạo đầu ra cho sản phẩm, ổn định thị trường.
5.2.2. Đối với xã Krông Buk
Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ban ngành trong xã thực hiện tốt các chủ trương chính sách nói chung và các chính sách về chăn nuôi nói riêng.
Tạo điều kiện cho người dân được vay vốn và tiếp xúc với quy trình kĩ thuật mới để phục vụ sản xuất chăn nuôi.
Tổ chức các lớp tập huấn kĩ thuật cho cán bộ, các hộ gia đình để có thể đáp ứng kịp thời tình hình phòng và chữa bệnh cho đàn vật nuôi
5.2.3. Đối với hộ chăn nuôi
Mạnh dạn đầu tư áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, quan tâm công tác thú y.
Cần tích cực học hỏi, nâng cao trình độ nhận thức, trao đổi kinh nghiệm, mạnh dạn đưa các giống mới có năng suất cao cũng như áp dụng khoa học kĩ thuật và sản xuất chăn nuôi.
Mặt khác tăng cường tích lũy để tái đầu tư, đòng thời trên cơ sở phát huy nội lực của hộ về lao động, vốn, nguồn thức ăn có sẵn, hạn chế những khó khăn để phát triển những phương thức chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế của hộ nhằm đạt được kết quả tốt và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi tạo thu nhập ổn định và cải thiện đời sống nông hộ.
Các hộ cần tăng cường tìm hiểu tiếp cận thông tin thị trường để không chạy theo trào lưu để tránh rủi ro.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dạng tiếng việt
Chăn nuôi Việt Nam (2014). Tình hình sản xuất chăn nuôi năm 2014, dẫn từ
Chăn nuôi Việt Nam (2014). Ngành chăn nuôi Việt Nam- Thách thức từ TTP,dẫn từ .
Dairy Việt Nam (2014). Đánh giá thị trường cuối năm 2014 và các dự báo cho năm 2015 (2014), dẫn từ .
Nông nghiệp-Nông dân-Nông thôn (2014).Kỹ thuật phối trộn thức ăn tinh hỗn hợp, dẫn từ
Lê Hồng Mận (2007). Hỏi đáp kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn ở nông hộ, dẫn từ
Thư viện pháp luật(2006). Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2006, dẫn từ
Nguyễn (2009). Xua đuổi ruồi, muỗi hại gia súc, gia cầm, dẫn từ .
Phạm Quang Hùng và cộng sự (2012), Giáo trình chăn nuôi cơ bản, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,tr3-tr4.
Thư viện pháp luật(2001). Quyết định 166/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, .
Sở khoa học và công nghệ Hải Dương (2009).Sản xuất thức ăn tự chế cho lợn đạt hiệu quả cao, dẫn từ
Thị trường Nông nghiệp (2015). Học cách làm chuồng nuôi heo thịt,
Mua bán con giống (2014). Hướng dẫn quy trình chăn nuôi gà thả vườn,
dẫn từ .
Thư viện pháp luật (2006). Quyết định 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, dẫn từ
Thư viện pháp luật (2014). Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, dẫn từ
Thư viện pháp luật (2014). Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, dẫn từ
Thư viện Pháp luật (2014). Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg quy định về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 – 2020, dẫn từ
Thư viện pháp luật(2014). Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, dẫn từ
Trung tâm phân phối đệm lót sinh học (2014), Làm đệm lót sinh thái chuồng trong chăn nuôi gà, lợn , dẫn từ
Tuyết Hoa Niê Kđăm (2006), kinh tế nông lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên.
UBND xã Krông Buk (2012), Báo cáo thường niên của xã Krông Buk từ năm 2014 , xã Krông Buk.
UBND xã Krông Buk (2013), Báo cáo thường niên của xã Krông Buk từ năm 2014 , xã Krông Buk.
UBND xã Krông Buk (2014), Báo cáo thường niên của xã Krông Buk từ năm 2014 , xã Krông Buk.
UBND xã Krông Buk (2012), Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020, xã Krông Buk.
Việt Linh (2004).6 giống cỏ cho cỏ cho bò sữa, Theo NNVN- WAG, dẫn từ
Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB lao động – xã hội, Hà Nội.
Dạng Tiếng anh
World bank (1992), Worl development, Washington DC.
Raaman Weitz – Rehovot (1995), Integrated Rural development.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Nhận xét:
Kí tên
Đồng ý thông qua báo cáo ¨
Không đồng ý thông qua báo cáo ¨
Đăk Lăk, ngày......tháng........năm.......
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Kí và ghi rõ họ tên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Krông Buk, ngày....tháng......năm
GIẤY NHẬN XÉT
(Quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên)
Đơn vị : Uỷ ban Nhân Dân Xã Krông Buk, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk
Địa chỉ: Xã Krông Buk, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại:
Fax :
Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành kinh tế nông lâm (hệ chính quy) tại cơ sở như sau:
Tên sinh viên: Phạm Thị Thơ Mã số sinh viên: 11401060
Ngành học: Kinh tế Nông nghiệp Lớp: KTNNK11
Thuộc khoa Kinh tế trường đại học Tây nguyên
Tên đề tài: “Phát triển sản xuất chăn nuôi tại xã Krông Buk, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk”
Tinh thần, thái độ:
Nội dung của đề tài:
Đăk Lăk, Ngày ...tháng..... năm .....
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
PHỤ LỤC
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN 50
GIẤY NHẬN XÉT 51
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_chan_nuoi_tren_dia_ban_xa_krong_buk_huyen_krong_pak_tinh_dak_lak_5297.doc