Để thực hiện được công tác này, Chi nhánh cần huy động toàn bộ các
phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện việc quan sát, phân tích và tổng hợp các
lĩnh vực cơ bản có liên quan đến DNNVV trên địa bàn. Các thông tin về DNNVV
có thể được thu thập từ trong nội bộ ngân hàng hay từ ngoài thị trường, từ nơi
DNNVV đăng ký kinh doanh, từ các bạn hàng của DNNVV hay từ các ngân hàng
mà trước kia DNNVV có quan hệ. Ngoài ra Chi nhánh cần tăng cường hoạt động
hợp tác trao đổi thông tin với các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn bởi hiện
tại có rất nhiều khách hàng của Chi nhánh có quan hệ với nhiều ngân hàng cùng
một lúc. Trên cơ sở các thông tin đó, Chi nhánh cần tiến hành phân tích, so sánh để
đưa ra các quyết định chính xác. Tăng cường thu thập thông tin, nghiên cứu, tìm
hiểu, điều tra là cơ sở khoa học cũng như thực tiễn để Chi nhánh đưa ra các quyết
định chính xác về việc mở rộng tín dụng với DNNVV
136 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 944 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để được vay theo phương pháp này cần phải có sự tín nhiệm với chi nhánh,
có phương án khả thi, có khả năng tài chính ổn định và mức vốn tự có tham gia vào dự
án tối thiểu 50% tổng mức vốn đầu tư vào dự án (hoặc vốn tự có cộng các biện pháp
đảm bảo tiền vay bằng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba tối thiểu đạt 50% vốn
đầu tư của dự án). Áp dụng hình thức này sẽ giúp chi nhánh cũng như DNNVV có thể
mở rộng tín dụng theo hướng quy mô của khoản vay và thời gian cho vay. Song điều
quan trọng nhất vẫn là tính khả thi của phương án.
- Đối với việc phát triển sản phẩm mới, chi nhánh nên tiếp cận sản phẩm mới
mà theo tác giả rất phù hợp với DNNVV và điều kiện kinh tế hiện này, đó là hình
thức “bao thanh toán”
Bao thanh toán (Factoring) là hình thức cấp tín dụng ứng trước của TCTD
cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu thông qua hợp đồng
mua bán hàng hóa giữa bên bán và bên mua hàng.
Tiện ích của sản phẩm này như sau:
Đối với bên bán hàng;
+ Không cần tài sản đảm bảo cho khoản ứng trước
+ Nhận tiền ngay sau khi giao hàng
+ Tăng nguồn vốn lưu động mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và chủ
dộng trong việc lập kế hoạch tài chính vì dự đoán được dòng tiền vào.
+ Doanh số càng cao thì khoản ứng trước càng nhiều, gia tăng doanh số bán
hàng.
+ Tăng lợi thế cạnh tranh khi bán hàng theo phương thức trả chậm mà không
ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh.
Đối với bên mua hàng:
+ Chủ động đàm phán điều khoản thanh toán tốt hơn với các nhà cung cấp.
+ Công cụ hỗ trợ trong quan hệ mua hàng trả chậm
+ Không tốn bất kỳ khoản phí nào
Trường Đại học Kinh tế Huế
89
* Phát triển các sản phẩm d ịch v ụ trọn gói cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiện nay ACB Quảng Bình mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp một số sản
phẩm cho các DNNVV như: Cho vay, bảo lãnh, thanh toán xuất nhập khẩu và dịch vụ
tài khoản. Trong khi đó, một trong những mong muốn của các doanh nghiệp nói chung
và DNNVV nói riêng là được sử dụng những sản phẩm trọn gói, đa tiện ích giúp cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách hiệu quả, tiện lợi,
nhanh chóng. Mặt khác, tín dụng và dịch vụ trọn gói bao gồm cung ứng tín dụng và các
dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế... sẽ cho phép khai thác
toàn diện các tiềm năng hợp tác với khách hàng DNNVV.
Ưu điểm cơ bản của giải pháp này là việc giảm chi phí của dịch vụ thông qua việc
kết hợp các loại hình cụ thể cho các DNNVV thành một giải pháp hay dịch vụ "trọn gói".
Chi phí cho cả "gói" dịch vụ do vậy sẽ thấp hơn tổng chi phí của từng dịch vụ cộng lại
và cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DNNVV trong việc tiếp cận và sử dụng.
Các giải pháp (gói dịch vụ) chuyên cho DNNVV với chi phí cạnh tranh sẽ
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tiết kiệm thời gian và chi phí khi sử dụng
dịch vụ. Về phía ACB Quảng Bình, thông qua việc cung cấp các "gói" dịch vụ như
trên sẽ giúp ngân hàng quản lý rủi ro tốt hơn cũng như tiến hành các hoạt động hỗ
trợ cho DNNVV một cách kịp thời khi cần thiết.
3.2.1.3. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt đối với các DNNVV
Một trong những vấn ñề DNNVV quan tâm nhất khi đến vay vốn ngân hàng
là lãi suất vì lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy,
mức lãi suất phải hợp lý, hình thành trên cơ sở thoả thuận với khách hàng, hài hoà
lợi ích ngân hàng và doanh nghiệp. ACB Quảng Bình nên thực hiện chính sách linh
hoạt nhằm thu hút và giữ khách hàng, lấy lãi suất để làm công cụ kích thích các
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, cụ thể là:
- Chính sách lãi suất phải linh hoạt theo đối tượng vay vốn
Với khách hàng truyền thống, có uy tín, thực hiện tốt các hợp đồng tín dụng với
ACB Quảng Bình thì được hưởng một mức lãi suất ưu đãi thấp hơn. Điều đó sẽ góp
phần cũng cố mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp, vừa khuyến khích cho các doanh
nghiệp tăng cường mối quan hệ với ACB Quảng Bình, vừa tích cực làm ăn có hiệu
quả, trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng.
Trường Đại học Ki h tế Huế
90
Có những ưu đãi lãi suất đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong
những ngành nghề được nhà nước khuyến khích phát triển.
Áp dụng ưu đãi lãi suất cho vay đối với DNNVV được các hiệp hội, tổ chức
ngành nghề giới thiệu, bảo lãnh. Nếu đây là những DNNVV mới khởi sự và có nhu
cầu vay vốn trung và dài hạn, ngân hàng có những bậc lãi suất ưu đãi khác nhau
trong cùng một hợp đồng vay vốn nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có điều
kiện thuận lợi trong giai đoạn đầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Đa dạng hoá các loại hình lãi suất để tạo điều kiện phù hợp với chu kỳ sản
xuất kinh doanh của các DNNVV
Dựa vào từng loại lãi suất và từng kỳ hạn, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội
lựa chọn khoản vay thích hợp đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình đạt hiệu
quả cao, đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng hạn.
3.2.1.4. Cải tiến quy trình và chất lượng thẩm định
Trong những năm qua, nhiều quy trình, thủ tục, công tác thẩm định cho vay
luôn diễn ra một cách rập khuôn, máy móc dẫn đến nhu cầu của khách hàng không
được đáp ứng đầy đủ hoặc chất lượng các khoản vay không đạt yêu cầu. Qua thực tiễn
cho vay, ngân hàng cần cải tiến về thủ tục và công tác thẩm định cho vay, cụ thể:
* Cải tiến các thủ tục cho vay
Hiện nay, thủ tục cho vay chính là một trong những rào cản lớn nhất cản trở
việc mở rộng cho vay của ngân hàng. Việc kéo dài thời gian thẩm định hay các thủ
tục vay vốn phức tạp có thể làm lỡ mất cơ hội kinh doanh của khách hàng, là
nguyên nhân làm mất khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng khác, đặc biệt là
các ngân hàng cổ phần, các ngân hàng nước ngoài vốn có quy trình thủ tục cho vay
rất nhanh gọn. Cần nhanh chóng cải thiện thủ tục cho vay theo hướng sau đây:
- Cải thiện quy trình cho vay DNNVV: nhược điểm lớn nhất trong quy trình
tại ACB là có quá nhiều phòng, ban, nhiều bộ phận và nhiều cán bộ tham gia vào
quá trình cho vay. Vì vậy, cần cải tiến quy trình theo hướng “một cửa”, tránh gây
phiền hà, tránh làm mất nhiều thời gian của khách hàng, vì đặc điểm của DNNVV
là tương đối đơn giản, không quá phức tạp đến mức phải qua nhiều tầng, nhiều lớp
Trườn Đại học Ki
tế Huế
91
kiểm tra, kiểm soát, mà sự kiểm soát này lại không thực sự hiệu quả. Có thể tham
khảo quy trình cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần khác, các ngân hàng
nước ngoài để học hỏi những cái hay có thể áp dụng vào ACB.
- Về phía ACB Quảng Bình: cần áp dụng một cách linh hoạt quy trình cho vay
căn cứ trên thẩm quyền đã được giao, không quá cứng nhắc hoặc làm việc theo kiểu sợ
trách nhiệm, quá cẩn trọng hay đùn đẩy công việc mà không xét đến cái tổng thể là sự
kết hợp hài hòa giữa lợi nhuận và rủi ro có thể kiểm soát.
* Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đối với DNNVV
- Thực hiện thu thập thông tin khách hàng
Cần phân tích và đánh giá các chỉ tiêu qua báo cáo tài chính (đã được kiểm
toán hoặc báo cáo thuế) để xem xét tình hình nợ vay, vòng quay vốn, tiêu thụ sản
phẩm, lợi nhuận doanh nghiệp ,..Việc thu thập thông tin bắt nguồn từ nhiều khía
cạnh như: Thị trường, doanh nghiệp cùng lĩnh vực, cơ quan liên quan. Thông qua đó
nhằm nắm bắt được khả năng cũng như mong muốn của doanh nghiệp khi đến quan
hệ vay vốn với ngân hàng. Mặt khác công tác thu thập thông tin cần hết sức nhạy
bén, biết chọn lọc, phân tích tổng quan và chi tiết từng yếu tố cần thiết để đạt được mục
tiêu kỳ vọng của doanh nghiệp và ngân hàng.
- Phân tích đánh giá khách hàng
Khách hàng vay vốn cần phải đáp ứng đủ điều kiện theo qui định như: Năng lực
hành vi, pháp lý, uy tín...qua đó nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng thẩm định và đánh
giá khả năng vay vốn và trả nợ của khách hàng. Tiếp đến phương án/dự án vay vốn đảm
bảo tính khả thi, hiệu quả, hồ sơ thủ tục đầy đủ, trường hợp nếu tranh chấp hoặc kiện tụng
xảy ra thì ngân hàng vẫn đảm bảo an toàn pháp lý cho mình.
* Kiểm tra giám sát khoản vay
- Kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay: Các bộ phận cho vay cần thiết lập
kế hoạch kiểm tra theo qui định với đầy đủ những nội dung cơ bản như:
+ Sự phù hợp của việc khách hàng sử dụng vốn vay với mục đích cho vay của
Chi nhánh.
+ Tình hình khách hàng thực hiện các cam kết theo hợp đồng tín dụng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
92
+ Tình trạng hiện tại của tài sản hình thành từ vốn vay, cân đối tài sản với dư nợ
vay, các dấu hiệu bất thường liên quan đến tình hình tài chính và phi tài chính của
khách hàng.
+ Những nội dung này hết sức quan trọng nhằm đánh giá khả năng sử dụng
vốn và thiện chí trả nợ của khách hàng.
- Kiểm tra và định giá tài sản đảm bảo hàng năm: Theo qui định hàng năm
ACB Quảng Bình phải tiến hành định giá lại tài sản đảm bảo nợ vay, qua đó nhằm
biết được tài sản của khách hàng có tăng /giảm, biến động để ngân hàng kịp thời điều
chỉnh mức vay của khách hàng.
- Thành lập và duy trì Tổ xử lý nợ tại ACB Quảng Bình:
ACB qui định đối với các Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu trên 5% bắt buộc phải
thành lập Tổ xử lý nợ, việc duy trì Tổ xử lý nợ nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh
doanh của Chi nhánh được thuận lợi đồng thời gắn trách nhiệm với những người liên
quan trong việc cho vay vốn không thu được nợ, theo đó ACB Quảng Bình có bộ phận
chuyên trách trong công tác xử lý nợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh
doanh của mình.
- Kết hợp với các cơ quan thẩm quyền trong việc xử lý tài sản bảo đảm
khoản vay: Việc xử lý tài sản đảm bảo hết sức khó khăn nếu không có sự hợp tác
và hỗ trợ của các cơ quan ban ngành như: Tòa án, Ủy ban nhân dân, công chứng,
đặc biệt là khách hàng. Chính vì vậy ACB Quảng Bình phải thường xuyên và
duy trì tốt các mối quan hệ để thuận lợi trong việc xử lý tài sản đảm bảo (nếu có)
nhằm đạt được kết quả cao nhất.
3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ
3.2.2.1 Tăng cường thu nhập thông tin, để cung cấp các dịch vụ phù hợp
Thông tin trong hoạt động tín dụng là một nhân tố rất quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến việc ra các quyết định về khoản tín dụng, nhất là trong hoạt
động cho vay của chi nhánh. Thông thường, các ngân hàng thường gặp khó khăn
khi muốn có thông tin tín dụng của khách hàng đặc biệt là với DNNVV. Phần lớn
các thông tin mà ngân hàng có được là do các doanh nghiệp này cung cấp cho ngân
Trường Đại học Kinh tế Huế
93
hàng thông qua các báo cáo tài chính. Khi có được các thông tin này, ngân hàng
luôn phải luôn phải đặt một dấu hỏi cho tính xác thực của thông tin.
Để thực hiện được công tác này, Chi nhánh cần huy động toàn bộ các
phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện việc quan sát, phân tích và tổng hợp các
lĩnh vực cơ bản có liên quan đến DNNVV trên địa bàn. Các thông tin về DNNVV
có thể được thu thập từ trong nội bộ ngân hàng hay từ ngoài thị trường, từ nơi
DNNVV đăng ký kinh doanh, từ các bạn hàng của DNNVV hay từ các ngân hàng
mà trước kia DNNVV có quan hệ. Ngoài ra Chi nhánh cần tăng cường hoạt động
hợp tác trao đổi thông tin với các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn bởi hiện
tại có rất nhiều khách hàng của Chi nhánh có quan hệ với nhiều ngân hàng cùng
một lúc. Trên cơ sở các thông tin đó, Chi nhánh cần tiến hành phân tích, so sánh để
đưa ra các quyết định chính xác. Tăng cường thu thập thông tin, nghiên cứu, tìm
hiểu, điều tra là cơ sở khoa học cũng như thực tiễn để Chi nhánh đưa ra các quyết
định chính xác về việc mở rộng tín dụng với DNNVV.
3.2.2.2 .Bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tín dụng
Trình độ của cán bộ tín dụng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng không
nhỏ đến việc phát triển cho vay các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói
riêng của ACB. Do đó, chi nhánh phải đẩy mạnh công tác đào tạo trình độ chuyên
môn cũng như nâng cao trình độ khoa học công nghệ, kỹ năng tác nghiệp của các
ngân hàng lớn trên thế giới cho cán bộ tín dụng để đưa Chi nhánh nói riêng và ACB
nói chung phát triển. Bên cạnh đó, ACB – CN Quảng Bình không chỉ chú trọng đến
nghiệp vụ chuyên môn mà còn cần phải chú ý đến khả năng giao tiếp với khách
hàng, đạo đức của cán bộ nhằm tạo uy tín cho khách hàng về doanh nghiệp.
Ngoài ra, chi nhánh nên tổ chức đào tạo các lớp tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng,
bổ sung kiến thức sử dụng các chương trình phần mềm trong quá trình hiện đại hoá
ACB và cả trong tương lai để đáp ứng yêu cầu hiện đại ACB. Bên cạnh đó, chi nhánh
cũng cần gắn trách nhiệm với quyền lợi của cán bộ tín dụng để các CBTD có trách
nhiệm cao đối với công việc. Chi nhánh cũng cần đề ra chế độ thưởng, phạt nghiêm
minh đối với các cán bộ tín dụng. Trong vấn đề này, chi nhánh nên có chính sách cụ
Trườn Đại học Ki h ế Huế
94
thể về các hình thức, chế độ khen thưởng đối với các cán bộ tín dụng hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc. Đi đôi với khen
thưởng, cần có hình thức kỹ luật nghiêm minh đối với các cán bộ cố ý làm sai hoặc vô
tình gây nên hậu quả nghiêm trọng cho ACB – CN Quảng Bình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Dựa trên thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ACB Quảng Bình và
dựa trên dự báo nhu cầu vay vốn đối với khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn
Quảng Bình, chương III đã đề xuất một số các giải pháp nhằm Phát triển tín dụng
doanh nghiệp tại ACB - Chi nhánh Quảng Bình.
Các giải pháp chủ yếu bao gồm Tăng cường thực hiện các hoạt động
marketing và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp; Cải tiến quy trình cho vay; Tăng
cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa, hạn chế rủi ro và xử lý nợ quá hạn đối với tín
dụng khách hàng doanh nghiệp; Đa dạng hóa phương thức, hình thức cho vay; Nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý khách hàng
Hi vọng rằng các giải pháp mang tính thực tiễn được tác giả đề xuất với
mong muốn, thời gian tới, sẽ góp phần giúp Chi nhánh có thể mở rộng và phát triển
hoạt động cho vay doanh nghiệp của mình hơn nữa.
Trường Đại học Kinh tế Huế
95
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
DNNVV đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế -
xã hội của đất nước, đặc biệt là trong việc giải quyết công ăn, việc làm. Nền kinh kế
không thể tăng trưởng phát triển nhanh và bền vững nếu không có sự phát triển của
các DNNVV. Các DNNVV với ưu thế và hạn chế nhất định nên khó có thể phát
triển nhanh và bền vững nếu thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy, để phát huy vai
trò tích cực của DNNVV trong nền kinh tế thị trường nhất thiết phải có định hướng,
hỗ trợ trong quá trình phát triển. Trong chính sách hỗ trợ thì chính sách, cơ chế tài
chính mà trong đó tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ quạn trọng và có
hiệu quả để khuyến khích, định hướng và hỗ trợ phát triển DNNVV.
Việc nghiên cứu phát triển tín dụng đối với DNNVV tại NH TMCP Á Châu
CN Quảng Bình, trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa quan trọng, giúp cho hoạt
động cho vay của chi nhánh phát triển ổn định, bền vững.
Sau khi nghiên cứu về lý luận và thực tiễn luận văn đã hoàn thành một số
nhiệm vụ sau:
Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển tín dụng
đối với DNNVV của NHTM.
Phân tích đánh giá một cách sâu sắc về thực trạng phát triển tín dụng tại
ACB – CN Quảng Bình từ đó rút ra những điểm mạnh, những hạn chế và chỉ ra
nguyên nhân.
Đề xuất những giải pháp phát triển tín dụng đối với DNNVV tại ACB – CN
Quảng Bình. Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị cụ thể với các DNNVV, ACB,
các cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội của DNNVV, để việc tổ chức thực
hiện các giải pháp được nhanh chóng, thuận lợi.
Mặc dù, đề tài đã cố gắng nghiên cứu, phân tích và đưa ra những giải pháp
trực tiếp và gián tiếp đến Phát triển tín dụng đối với DNNVV, với mục đích cuối
Trường Đại ọc Kinh tế Huế
96
cùng là nhằm tạo tiếng nói chung giữa DNNVV với ngân hàng để đạt được kết quả
hai bên cùng có lợi, đặc biệt góp phần cho sự phát triển chung của nền kinh tế - xã
hội. Tuy nhiên, việc phát triển tín dụng đối với DNNVV là một vấn đề lớn, theo đó
trong quá trình nghiên cứu luận văn cũng không tránh khỏi những sai sót mang tính
chủ quan, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp nhằm giúp cho tác giả hoàn
thiện hơn trong công tác nghiên cứu của mình.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- Hiện nay, các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước về quy chế cho vay
đối với khách hàng doanh nghiệp của tổ chức tín dụng là chưa thật sự hợp lý, chưa tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thành phần kinh tế này. Ngân hàng nhà nước cần
chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện nhằm quy định rõ ràng hơn và đơn giản hoá các điều
kiện cho vay đối với các doanh nghiệp, quy định cụ thể về các ưu đãi về mặt thủ tục, lãi
suất, thời hạn cho vay đối với các doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại.
- Ngân hàng nhà nước cần nâng cao chất lượng và vai trò của Trung tâm
thông tin tín dụng. Trung tâm thông tin tín dụng được thành lập theo Nghị định số
88/NĐ-CP và Quyết định số 68/1999/QĐ-NH, nhưng từ khi ra đời đến nay, vai trò
và chất lượng hoạt động của trung tâm này vẫn còn nhiều bất cập. Thông tin mà
Trung tâm này cung cấp chưa thật sự đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu của các
ngân hàng cả về số lượng và chất lượng.
2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (ACB)
- Hoàn thiện các quy trình về cho vay, quy trình nhận tài sản bảo đảm và
quy trình xử lý nợ đối với khách hàng doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện tốt cho
các chi nhánh mở rộng cho vay và đồng thời sàng lọc các rủi ro trong quá trình
cho vay của Ngân hàng.
- Nghiên cứu, phát triển nhiều sản phẩm tín dụng mang đặc trưng theo các
ngành được ưu tiên đầu tư như thiết bị y tế, viễn thông, công nghiệp phụ trợ để
thu hút thêm khách hàng tiềm năng mới, tăng trưởng dư nợ.
- Quan tâm phát triển chiến lược Marketing trong toàn hệ thống nhằm nâng
cao uy tín hình ảnh, lôi kéo và thu hút khách hàng, đồng thời tăng cường bán chéo
sản phẩm của ngân hàng giữa các bộ phận khác nhau.
Trường Đại học Kinh tế Huế
97
- Ngân hàng cần đầu tư thêm các khóa đào tạo bổ sung kiến thức pháp luật,
kỹ năng mềm đặc biệt là kiến thức ngành nghề bắt buộc trước khi cho phép triển
khai bán các sản phẩm về nghành nghề có liên quan:
- Ngân hàng cần thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ngân hàng đáp ứng
yêu cầu từng bộ phận, đặc biệt quan tâm và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán
bộ giao dịch viên và cán bộ kinh doanh vì đội ngũ này có ảnh hưởng trực tiếp đến
uy tín và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
- Ngân hàng cũng cần triển khai thêm một số phương thức cho vay mới và
gắn thêm tiện ích cho sản phẩm tín dụng, ví dụ như: tư vấn, dich vụ thông tin theo
nhu cầu, thu hộ, chi hộ,
- Các cơ quan Hội sở cần hướng dẫn các chi nhánh trong việc xây dựng
Chính sách khách hàng đối với doanh nghiệp tại từng địa bàn kinh doanh.
- Khối khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đảm bảo hướng dẫn triển
khai thống nhất quy trình cho vay để quá trình tác nghiệp nhanh chóng, rõ ràng, từ
đó có thể thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc và làm thỏa mãn tôt nhất mọi nhu
cầu của doanh nghiệp.
2.3. Kiến nghị đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Để phát triển tín dụng giữa NH và các DNNVV thì không chỉ NH cần có
những sự thay đổi mà bản thân DN cũng phải tự hoàn thiện và chủ động hơn để đáp
ứng được những yêu cầu cho vay của NH.
* Tăng cường tính lành mạnh và minh bạch về tài chính
Việc cần làm trước hết đối với các DNNVV hiện nay là tăng cường tính lành
mạnh và minh bạch về tài chính. Minh bạch tài chính thường được dùng để chỉ mức
độ có sẵn, chính xác và chi tiết của các báo cáo tài chính của DN. DN có mức độ
minh bạch cao thường được xem là được quản lý tốt hơn bởi vì điều đó có nghĩa là
đội ngũ quản lý được tổ chức và đưa ra những quyết định dựa trên thông tin đầy đủ.
Hơn nữa, minh bạch và công khai tài chính trong DN cũng là một trong những cơ
sở quan trọng để giữ vững, phát triển DN và giúp cho DN dễ dàng tiếp cận nguồn
vốn trên thị trường.
Trường Đại học Kinh tế Huế
98
Để nâng cao tính minh bạch trong hoạt động tài chính của mình, DN có thể
áp dụng rộng rãi một chế độ kế toán đơn giản, thống nhất và thực hiện nghiêm túc
các chuẩn mực kế toán do Nhà nước ban hành. Điều này sẽ tạo điều kiện cho NH
tiếp cận các báo cáo tài chính của DN một cách dễ dàng hơn, từ đó tạo được niềm
tin đối với NH. Bên cạnh đó, minh bạch tài chính chỉ có giá trị khi được kiểm toán
bởi một công ty kiểm toán uy tín.
* Chủ động tiếp cận và nghiên cứu cơ chế chính sách của ngân hàng
DNNVV cần chủ động trong việc tìm hiểu cơ chế, chính sách và pháp luật
của nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình. Một DN nắm vững
luật pháp sẽ có khả năng hoạt động hiệu quả hơn, và sẽ tránh được việc thực hiện
những dự án đầu tư không phù hợp với quy định pháp luật.
Bên cạnh vấn đề luật pháp, các DNNVV hiện nay còn chưa thực sự chủ động
tiếp cận nguồn vốn vay của NH. Rất nhiều trường hợp, DN chỉ tìm đến vay NH khi
không thể huy động được vốn từ nguồn nào khác. Nguyên nhân một phần do tâm lý
ngại công khai minh bạch thông tin, nhưng cũng còn do DN lo ngại thủ tục phiền
phức và thời gian nhận được vốn vay lâu. Vì vậy, bản thân DN phải thay đổi những
định hướng sai lệch này và cần chuẩn bị cho mình những điều kiện đầy đủ, chủ
động tìm đến với ngân hàng. DN có thể xây dựng mối quan hệ với NH trước khi xin
vay thông qua việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của NH như quản lý ngân quỹ,
trả lương cho công nhân viên qua tài khoản tại NH Khi đã có được mối quan hệ
với NH, DN sẽ có thể trình bày những nhu cầu về vốn, khả năng của DN và cũng
như dự án đầu tư.
Mặt khác, DN cũng cần tìm hiểu về các dịch vụ NH, nâng cao hiểu biết về
chính sách và thủ tục cho vay của NH để đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ, giấy tờ của
NH một cách sớm nhất, giảm bớt thời gian xem xét quyết định cho vay, nhờ đó, DN
cũng sẽ nhanh chóng nhận được nguồn tài trợ từ NH.
* Tận dụng tối đa sự hỗ trợ từ phía Nhà nước
Trong những năm gần đây, Nhà nước ta ngày càng đề cao vai trò của
DNNVV trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, với
Trường Đại học Kinh tế Huế
99
việc tăng cường công tác thông tin, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan cũng đã
nắm bắt được những khó khăn mà các DNNVV hiện nay gặp phải. Chính vì thế
Nhà nước đã có nhiều biện pháp cụ thể nhằm hố trợ DNNVV về các vấn đề thông
tin, kỹ thuật, kỹ năng quản lí, mặt bằng sản xuất kinh doanhVì vậy các DN phải
nắm bắt được những cơ hội này nhằm đổi mới chính mình, nâng cao năng lực cạnh
tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
* Nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất và hoạt động theo tiêu chuẩn
quốc tế và nâng cao khả năng tiếp cận thị trường
Trước đây, khi Việt Nam chưa gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO,
các DNNVV vẫn đang nhận được sự bảo hộ rất lớn từ phía nhà nước. Đó là các
chính sách về thuế, bảo hộ xuất khẩu, tìm kiếm thị trườngTuy nhiên trong quá
trình thực hiện các cam kết với WTO hiện nay, Việt Nam đang dần dỡ bỏ hàng rào
thuế quan cũng như các chính sách hỗ trợ đối với DN. Vấn đề này đặt ra thử thách
rất lớn đối với các DNNVV. Vì vậy bản thân DN muốn tồn tại và phát triển trước
hết phải sản xuất sản phẩm theo chuẩn mực quốc tế về quy cách, chất lượng...
Đồng thời, các DNNVV phải tăng cường tính chủ động trong việc tìm kiếm
thị trường, hợp tác quốc tế. Tính chủ động sẽ đem đến cho DN nhiều cơ hội và kinh
nghiệm trong kinh doanh. Chỉ khi DNNVV có quyết tâm và nỗ lực, các NHTM mới
dám cho vay bởi hoạt động này chứa đựng nhiều rủi ro.
* Nghiên cứu kỹ việc lập dự án đầu tư
Không chỉ thực hiện tốt việc minh bạch tài chính, các DNNVV còn cần phải
nghiên cứu kỹ lưỡng việc lập dự án đầu tư trước khi xin vay NH. Để có thể xin
được tài trợ của ngân hàng, DN cần phải có một dự án đầu tư và một phương án
hoàn trả nợ hiệu quả. Lập dự án đầu tư đầy đủ, kỹ càng và chuyên nghiệp sẽ chứng
minh cho NH thấy được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án, làm cơ sở
cho NH xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn. Thông qua dự án đầu tư,
NH sẽ đưa ra quyết định có nên tài trợ cho dự án hay không và nếu tài trợ thì tài trợ
đến mức độ nào để đảm bảo ít rủi ro nhất.
Trường Đại học Kinh tế Huế
100
Khi thực hiện lập dự án đầu tư, DN cần phải đảm bảo được tính khoa học,
tính pháp lý, tính thực tiễn, tính thống nhất và tính phỏng định.
Thứ nhất, tính khoa học của dự án được thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu:
Về số liệu thông tin: Những dữ liệu, thông tin để xây dựng dự án phải đảm
bảo trung thực, chính xác, tức là phải chứng minh được nguồn gốc và xuất xứ của
những thông tin và những số liệu đã thu thập được (do các cơ quan có trách nhiệm
cung cấp, nghiên cứu tìm hiểu thực tế...).
Về phương pháp lý giải: Các nội dung của dự án không tồn tại độc lập, riêng
rẽ mà chúng luôn nằm trong một thể thống nhất, đồng bộ. Vì vậy, quá trình phân
tích, lý giải các nội dung đã nêu trong dự án phải đảm bảo logic và chặt chẽ.
Về phương pháp tính toán: Khối lượng tính toán trong một dự án thường rất
lớn. Do đó, khi thực hiện tính toán các chỉ tiêu cần đảm bảo đơn giản và chính xác.
Đối với các đồ thị, các bản vẽ kỹ thuật phải đảm bảo chính xác về kích thước, tỷ lệ.
Về hình thức trình bày: Dự án chứa đựng rất nhiều nội dung, nên khi trình
bày phải đảm bảo có hệ thống, rõ ràng và sạch đẹp.
Thứ hai, dự án đầu tư phải có tính pháp lý. Dự án cần có cơ sở pháp lý vững
chắc, tức là phù hợp với chính sách và luật pháp của Nhà nước. Điều này đòi hỏi
DN phải nghiên cứu kỹ chủ trương, chính sách của Nhà nước và các văn bản luật
pháp có liên quan đến các hoạt động đầu tư đó.
Thứ ba, dự án đầu tư của DN cần đảm bảo tính thực tiễn. Tính thực tiễn của
dự án đầu tư thể hiện ở khả năng ứng dụng và triển khai trong thực tế. Các nội
dung, khía cạnh phân tích của dự án đầu tư không thể chung chung mà dựa trên
những căn cứ thực tế, phải được xây dựng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể về
mặt bằng, thị trường, vốn...
Cuối cùng, DN cũng cần phải quan tâm đến tính phỏng định của dự án đầu
tư. Những nội dung, tính toán về quy mô sản xuất, chi phí, giá cả, doanh thu, lợi
nhuận... trong dự án chỉ có tính chất dự trù, dự báo. Thực tế thường xảy ra không
hoàn toàn đúng như dự báo. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, thực tế xảy ra lại
khác xa so với dự kiến ban đầu trong dự án.
Trường Đại học Kinh tế Huế
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về hỗ trợ cho vay DNNVV
[2 ] Hair, Anderson, Tatham và Black, 1998
[3 ] Lê Ngọc Đức, 2008
[4 ] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2007
[5] Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang,
2009
[6] Thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 8/2/2013 hướng dẫn thực hiện việc gia
hạn, giảm một số khoản thu Ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết số 02/NQ-CP
ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ.
[7] Nguyễn Đăng Dờn (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh
[8] Nguyễn Đăng Dờn (2009), Tiền tệ Ngân hàng, NXB Đại học Quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh
[9] PGS.TS. Lâm Chí Dũng, Bài giảng môn quản trị Ngân hàng thương mại, lớp
cao học tài chính ngân hàng khóa 2010-2012.
[10] ThS. Phạm Văn Dũng (2009), Hoàn thiện cơ chế hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn
tín dụng qua chính sách bảo lãnh, Vụ Tài chính ngân hàng.
[11] Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản Trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà
nội.
[12] TS. Hồ Hữu Tiến, Bài giảng môn Phân tích tín dụng và cho vay, lớp cao học
tài chính ngân hàng khóa 2010-2012.
[13] TS. Lê Văn Tư (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà
nội.
[14] Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính,
Trường Đại học kinh tế Quốc Dân, Hà nội
[15] TS. Cao Sĩ Kiêm (2009), Cho vay tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, những
khó khăn và tháo gỡ, Tạp chí doanh nghiệp và hội nhập
Trường ại học Kinh tế Huế
[16] Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ACB Quảng Bình (2015-2017)
[17] Các website ngân hàng
[18] Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quảng Bình (2017), Báo cáo thường
niên doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, Quảng Bình.
Trường Đại học Kinh tế Huế
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT
PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
Trân trọng kính chào!
Tôi tên là: Phan Thị Ngọc Mai, hiện đang là học viên cao học ngành Quản lý
kinh tế - Trường Đại học Kinh Tế Huế.
Được sự cho phép của Trường Đại học Kinh Tế Huế, tôi thực hiện đề tài
“Phát triển tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại
cổ phần Á Châu chi nhánh Quảng Bình”. Phiếu khảo sát này nhằm mục đích lấy ý
kiến của các doanh nghiệp về phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Quảng Bình để từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay tại
ACB Quảng Bình. Rất mong sự giúp đỡ của các anh chị.
Phần I. THÔNG TIN CHUNG
Câu 1: Hình thức sở hữu
□ Nhà nước □ Tư nhân □ TNHH
□ CP □Khác
Câu 2: Lĩnh vực kinh doanh
□ Thương mại, dịch vụ □ Sản xuất chế biến
□ Thủy sản □ Xây dựng
□ Khác
Câu 3: Vốn kinh doanh
□ Dưới 0,5 tỷ đồng □ Từ 0,5 tỷ đồng – 1 tỷ đồng
□ Từ 1 tỷ đồng – dưới 5 tỷ đồng □ Từ 5 tỷ đồng – 10 tỷ đồng
□ Trên 10 tỷ đồng
Câu 4: Số lao động
□ Dưới 10 người □ Từ 10 người – 49 người
□ Từ 50 người – 199 người □ Từ 200 người – 300 người
□ Trên 300 người
Số phiếu: .
Trường Đại học Kinh tế Huế
PHẦN II: THÔNG TIN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CN QUẢNG BÌNH
Câu 5. Theo ông/bà, công tác phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại ngân hàng CPTM Á Châu – CN Quảng Bình như hiện nay phù hợp
chưa:
□ Hoàn toàn không phù hợp
□ Không phù hợp
□ Bình thường
□ Phù hợp
□ Hoàn toàn phù hợp
Câu 6: Công tác quản lý phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng CPTM Á Châu – CN Quảng Bình
Anh/ Chị hãy cho biết mức độ đồng ý của Anh/ Chị về các phát biểu dưới đây (bằng
cách đánh dấu” √” vào các ô thích hợp) ?
1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3.Bình thường 4. Đồng ý 5. Hoàn
toàn đồng ý
STT Nội dung khảo sát 1 2 3 4 5
Công tác thu hút và đa dạng hóa khách hàng
1 Ngân hàng ACB chủ động tiếp cận cho vay tín dụng đối
với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
2 Ngân hàng ACB Thường xuyên tổ chức hội thảo, hội
nghị khách hàng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
3
Ngân hàng ACB Thường xuyên thực hiện những
chương trình quảng cáo trên phương tiện thông tin đại
chúng
Trường Đại học Kinh tế Huế
4
Ngân hàng ACB kết hợp chặt chẽ với các tổ chức hỗ trợ
doanh nghiệp vừa và nhỏ
Công tác cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm tín dụng
5 Ngân hàng ACB có thời gian vay vốn linh hoạt
6
Có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
có tình hình sản xuất ổn định trong nhiều năm
7 Thủ tục tín dụng đơn giản và nhanh chóng
8 Ngân hàng ACB tiếp cận sản phẩm mới hợp lý
9
Có các sản phẩm trọn gói phù hợp với điều kiện của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn
Công tác xây dựng chính sách lãi suất
10 Ngân hàng ACB có mức lãi suất hợp lý
11
Ngân hàng ACB xây dựng mức lãi suất hài hòa giữa lợi
ích của ngân hàng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên
địa bàn
12
Ngân hàng ACB có chính sách lãi suất linh hoạt theo
đối tượng vay vốn
13 Loại hình lãi suất tại Ngân hàng ACB đa dạng
Đội ngũ nhân viên tín dụng
14
Nhân viên ngân hàng giỏi chuyên môn trong công tác
phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
15
Nhân viên ngân hàng có trách nhiệm đối với công việc
của mình
16
Nhân viên tín dụng ngân hàng trông rất chuyên nghiệp
và ăn mặc lịch sự
17
Nhân viên tín dụng ngân hàng luôn niềm nở với khách
hàng
Công tác thẩm định và giảm sát vốn vay
Trườn Đại học Kinh tế Huế
18
Ngân hàng ACB tiếp cận đa chiều nguồn thông tin về
các doanh nghiệp
19
Phân tích và đánh giá chính xác tiềm năng của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ
20 Ngân hàng ACB có quy trình thẩm định hợp lý
21
Ngân hàng ACB thường xuyên kiểm tra và định giá tài
sản đảm bảo
22 Thực hiện đúng quy trình giám sát
Xin cảm ơn sự hợp tác của quý ông (bà)!
Trường Đại học Kinh tế Huế
PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ TÍN DỤNG CÁ NHÂN
Mã số phiếu:................
Xin kinh chào quý Anh/ chị
Hiện nay, Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Phát triển tín dụng đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Á Châu – CN Quảng Bình”. Tôi
rất cám ơn quý vị dành thời gian cung cấp thông tin vào phiếu trưng cầu ý kiến dưới
dây. Các câu trả lời của anh/chị sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích
nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!
Câu 1: Vị trí công tác của Anh/chị tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Quảng
Bình
□ Cán bộ lãnh đạo □ Cán bộ trực tiếp
Câu 2: Anh/chị cho ý kiến về các nhận định sau
(1. Rất không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Trung lập 4. Đồng ý 5. Rất đồng ý)
STT Nguyên nhân Ý kiến đánh giá
1 Chiến lược phát triển tín dụng DNNVV của Chi
nhánh Ngân hàng khoa học, phù hợp và có tính khả
thi
1 2 3 4 5
2 Chi nhánh ngân hàng đã xây dựng qui trình và tổ
chức thực hiện công tác phát triển tín dụng DNNVV
sát thực, phù hợp, năng động và có hiệu quả.
1 2 3 4 5
3 Chi nhánh ngân hàng đã thực hiện tốt Công tác quảng
bá và triển khai thực tốt các chính sách trong hoạt
động phát triển tín dụng DNNVV
1 2 3 4 5
4 Cán bộ của Chi nhánh ngân hàng có phẩm chất, có
trình độ, có kỹ năng tốt và năng động trong hoạt động
tín dụng DNNVV
1 2 3 4 5
5 Chi nhánh ngân hàng đã có uy tín cao, tạo được lòng
tín với khách hàng 1 2 3 4 5
6 Chi nhánh ngân hàng luôn đảm bảo tốt các điều kiện
nguồn lực và thời gian cho phát triển tín dụng đối với
DNNVV
1 2 3 4 5
Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của quý Anh/chị!
Trườ g Đại học Ki h tế Huế
PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ
Statistics
Hình thức sở
hữu
Lĩnh vực kinh
doanh
Vốn kinh doanh Số lao động
N
Valid 150 150 150 150
Missing 0 0 0 0
Hình thức sở hữu
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Nhà nước 15 10.0 10.0 10.0
Tư nhân 40 26.7 26.7 36.7
TNHH 50 33.3 33.3 70.0
CP 45 30.0 30.0 100.0
Total 150 100.0 100.0
Lĩnh vực kinh doanh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Thương mại, dịch vụ 50 33.3 33.3 33.3
Sản xuất chế biến 60 40.0 40.0 73.3
Thủy sản 30 20.0 20.0 93.3
Xây dựng 10 6.7 6.7 100.0
Total 150 100.0 100.0
Vốn kinh doanh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Dưới 0,5 tỷ đồng 20 13.3 13.3 13.3
Từ 0,5 tỷ đồng – 1 tỷ đồng 45 30.0 30.0 43.3
Từ 1 tỷ đồng – dưới 5 tỷ
đồng
45 30.0 30.0 73.3
Từ 5 tỷ đồng – 10 tỷ đồng 30 20.0 20.0 93.3
Trên 10 tỷ đồng 10 6.7 6.7 100.0
Total 150 100.0 100.0
Trường Đại học Ki h tế Huế
Số lao động
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Dưới 10 người 35 23.3 23.3 23.3
Từ 10 người – 49 người 55 36.7 36.7 60.0
Từ 50 người – 199 người 40 26.7 26.7 86.7
Từ 200 người – 300 người 20 13.3 13.3 100.0
Total 150 100.0 100.0
One-Sample Statistics
N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
Nhân viên ngân hàng giỏi
chuyên môn trong công tác
phát triển tín dụng đối với
doanh nghiệp nhỏ và vùa
150 3.27 1.185 .097
Nhân viên ngân hàng có
trách nhiệm đối với công
việc của mình
150 3.03 1.255 .103
Nhân viên tín dụng ngân
hàng trông rất chuyên
nghiệp và ăn mặc lịch sự
150 2.97 1.172 .096
Nhân viên tín dụng ngân
hàng luôn niềm nở với
khách hàng
150 2.73 1.157 .094
One-Sample Statistics
N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
Ngân hàng ACB tiếp cận đa
chiều nguồn thông tin về
các doanh nghiệp
150 3.33 1.109 .091
Phân tích và đánh giá chính
xác tiềm năng của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ
150 3.07 .857 .070
Ngân hàng ACB có quy
trình thẩm định hợp lý
150 3.07 .967 .079
Ngân hàng ACB thường
xuyên kiểm tra và định giá
tài sản đảm bảo
150 2.80 .835 .068
Thực hiện đúng quy trình
giám sát
150 3.07 .932 .076
Trường Đại học Kinh tế Huế
One-Sample Statistics
N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
Ngân hàng ACB có thời
gian vay vốn linh hoạt
150 2.93 .967 .079
Có chính sách ưu tiên cho
các doanh nghiệp vừa và
nhỏ có tình hình sản xuất
ổn định trong nhiều năm
150 2.93 1.127 .092
Thủ tục tín dụng đơn giản
và nhanh chóng
150 2.77 1.287 .105
Ngân hàng ACB tiếp cận
sản phẩm mới hợp lý
150 3.03 1.521 .124
Có các sảm phẩm trọn gói
phù hợp với điều điện của
các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên địa bàn
150 2.97 1.228 .100
One-Sample Statistics
N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
Ngân hàng ACB có mức lãi
suất hợp lý
150 3.30 .740 .060
Ngân hàng ACB xây dựng
mức lãi suất nhài hòa giữa
lợi ích của ngân hàng và
các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên địa bàn
150 3.27 .816 .067
Ngân hàng ACB có chính
sách lãi suất linh hoạt theo
đối tượng vay vốn
150 2.97 .660 .054
Loại hình lãi suất tại Ngân
hàng ACB đa dạng
150 3.03 .763 .062
Trường Đại học Kinh tế Huế
One-Sample Statistics
N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
Ngân hàng ACB chủ động
tiếp cận cho vay tín dụng
đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ
150 2.80 .794 .065
Ngân hàng ACB Thường
xuyên tổ chức hội thảo, hội
nghị khách hàng dành cho
các doanh nghiệp vừa và
nhỏ
150 3.03 .755 .062
Ngân hàng ACB Thường
xuyên thực hiện những
chương trình quảng cáo
trên phương tiện thông tin
đại chúng
150 2.70 .825 .067
Ngân hàng ACB kết hợp
chặt chẽ với các tổ chức hỗ
trợ doanh nghiệp vừa và
nhỏ
150 2.93 .774 .063
Trường Đại học Kinh tế Huế
PHỤ LỤC 3: KIỂM ĐỊNH T –TEST
One-Sample Test
Test Value = 3
t df Sig. (2-
tailed)
Mean Difference 95% Confidence Interval of the
Difference
Lower Upper
Nhân viên ngân hàng giỏi
chuyên môn trong công tác
phát triển tín dụng đối với
doanh nghiệp nhỏ và vùa
2.755 149 .007 .267 .08 .46
Nhân viên ngân hàng có
trách nhiệm đối với công việc
của mình
.325 149 .745 .033 -.17 .24
Nhân viên tín dụng ngân
hàng trông rất chuyên nghiệp
và ăn mặc lịch sự
-.348 149 .728 -.033 -.22 .16
Nhân viên tín dụng ngân
hàng luôn niềm nở với khách
hàng
-2.824 149 .005 -.267 -.45 -.08
One-Sample Test
Test Value = 3
t df Sig. (2-
tailed)
Mean Difference 95% Confidence Interval of the
Difference
Lower Upper
Ngân hàng ACB tiếp cận đa
chiều nguồn thông tin về các
doanh nghiệp
3.680 149 .000 .333 .15 .51
Phân tích và đánh giá chính
xác tiềm năng của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ
.953 149 .342 .067 -.07 .20
Ngân hàng ACB có quy trình
thẩm định hợp lý
.844 149 .400 .067 -.09 .22
Ngân hàng ACB thường
xuyên kiểm tra và định giá tài
sản đảm bảo
-2.932 149 .004 -.200 -.33 -.07
Thực hiện đúng quy trình
giám sát
.876 149 .382 .067 -.08 .22
Trường Đại học Kinh tế Huế
One-Sample Test
Test Value = 3
t df Sig. (2-
tailed)
Mean
Differenc
e
95% Confidence Interval of the Difference
Lower Upper
Ngân hàng ACB có thời
gian vay vốn linh hoạt
-.844 149 .400 -.067 -.22 .09
Có chính sách ưu tiên cho
các doanh nghiệp vừa và
nhỏ có tình hình sản xuất
ổn định trong nhiều năm
-.724 149 .470 -.067 -.25 .12
Thủ tục tín dụng đơn giản
và nhanh chóng
-2.220 149 .028 -.233 -.44 -.03
Ngân hàng ACB tiếp cận
sản phẩm mới hợp lý
.268 149 .789 .033 -.21 .28
Có các sảm phẩm trọn gói
phù hợp với điều điện của
các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên địa bàn
-.332 149 .740 -.033 -.23 .16
One-Sample Test
Test Value = 3
t df Sig. (2-
tailed)
Mean
Difference
95% Confidence Interval of the
Difference
Lower Upper
Ngân hàng ACB có mức
lãi suất hợp lý
4.968 149 .000 .300 .18 .42
Ngân hàng ACB xây
dựng mức lãi suất nhài
hòa giữa lợi ích của ngân
hàng và các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên
địa bàn
4.000 149 .000 .267 .13 .40
Ngân hàng ACB có chính
sách lãi suất linh hoạt
theo đối tượng vay vốn
-.619 149 .537 -.033 -.14 .07
Trường Đại học Kinh tế Huế
Loại hình lãi suất tại
Ngân hàng ACB đa dạng
.535 149 .594 .033 -.09 .16
One-Sample Test
Test Value = 3
t df Sig. (2-
tailed)
Mean
Differenc
e
95% Confidence Interval of the
Difference
Lower Upper
Ngân hàng ACB chủ động
tiếp cận cho vay tín dụng
đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ
-3.084 149 .002 -.200 -.33 -.07
Ngân hàng ACB Thường
xuyên tổ chức hội thảo,
hội nghị khách hàng dành
cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ
.541 149 .589 .033 -.09 .16
Ngân hàng ACB Thường
xuyên thực hiện những
chương trình quảng cáo
trên phương tiện thông tin
đại chúng
-4.452 149 .000 -.300 -.43 -.17
Ngân hàng ACB kết hợp
chặt chẽ với các tổ chức
hỗ trợ doanh nghiệp vừa
và nhỏ
-1.054 149 .293 -.067 -.19 .06
Chiến lược phát triển tín dụng DNNVV của Chi nhánh Ngân hàng khoa học,
phù hợp và có tính khả thi
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Trung lập 1 4,2 4,2 4,2
Đồng ý 14 58,3 58,3 62,5
Rất đồng ý 9 37,5 37,5 100,0
Total 24 100,0 100,0
Trường Đại học Kinh tế Huế
Chi nhánh ngân hàng đã xây dựng qui trình và tổ chức thực hiện công tác
phát triển tín dụng DNNVV sát thực, phù hợp, năng động và có hiệu quả,
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Trung lập 5 20,8 20,8 20,8
Đồng ý 16 66,7 66,7 87,5
Rất đồng ý 3 12,5 12,5 100,0
Total 24 100,0 100,0
Chi nhánh ngân hàng đã thực hiện tốt Công tác quảng bá và triển khai thực tốt
các chính sách trong hoạt động phát triển tín dụng DNNVV
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Trung lập 5 20,8 20,8 20,8
Đồng ý 18 75,0 75,0 95,8
Rất đồng ý 1 4,2 4,2 100,0
Total 24 100,0 100,0
Trường Đại học Kinh tế Huế
PHỤ LỤC 4: CRONBACH’S ALPHA
Công tác thu hút và đa dạng hóa khách hàng
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.888 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Ngân hàng ACB chủ động
tiếp cận cho vay tín dụng
đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ
8.67 4.251 .779 .847
Ngân hàng ACB Thường
xuyên tổ chức hội thảo, hội
nghị khách hàng dành cho
các doanh nghiệp vừa và
nhỏ
8.43 4.543 .721 .869
Ngân hàng ACB Thường
xuyên thực hiện những
chương trình quảng cáo
trên phương tiện thông tin
đại chúng
8.77 4.207 .751 .858
Ngân hàng ACB kết hợp
chặt chẽ với các tổ chức hỗ
trợ doanh nghiệp vừa và
nhỏ
8.53 4.345 .771 .850
Công tác cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm tín dụng
Reliability Statistics
Trườ g Đại học Kinh tế Huế
Cronbach's
Alpha
N of Items
.953 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Ngân hàng ACB có thời
gian vay vốn linh hoạt
11.70 22.963 .908 .941
Có chính sách ưu tiên cho
các doanh nghiệp vừa và
nhỏ có tình hình sản xuất
ổn định trong nhiều năm
11.70 22.023 .853 .945
Thủ tục tín dụng đơn giản
và nhanh chóng
11.87 20.318 .891 .938
Ngân hàng ACB tiếp cận
sản phẩm mới hợp lý
11.60 18.362 .893 .943
Có các sảm phẩm trọn gói
phù hợp với điều điện của
các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên địa bàn
11.67 20.962 .875 .940
Công tác xây dựng chính sách lãi suất
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.911 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Ngân hàng ACB có mức lãi
suất hợp lý
9.27 3.928 .879 .857
Trường Đại học Kinh tế Huế
Ngân hàng ACB xây dựng
mức lãi suất nhài hòa giữa
lợi ích của ngân hàng và
các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên địa bàn
9.30 3.795 .814 .882
Ngân hàng ACB có chính
sách lãi suất linh hoạt theo
đối tượng vay vốn
9.60 4.537 .740 .906
Loại hình lãi suất tại Ngân
hàng ACB đa dạng
9.53 4.076 .777 .893
Đội ngũ nhân viên tín dụng
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.972 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Nhân viên ngân hàng giỏi
chuyên môn trong công tác
phát triển tín dụng đối với
doanh nghiệp nhỏ và vùa
8.73 12.009 .924 .964
Nhân viên ngân hàng có
trách nhiệm đối với công việc
của mình
8.97 11.375 .951 .957
Nhân viên tín dụng ngân
hàng trông rất chuyên nghiệp
và ăn mặc lịch sự
9.03 12.113 .921 .965
Nhân viên tín dụng ngân
hàng luôn niềm nở với khách
hàng
9.27 12.210 .923 .965
Trườn Đại học Kinh tế Huế
Công tác thẩm định và giảm sát vốn vay
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.942 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Ngân hàng ACB tiếp cận đa
chiều nguồn thông tin về
các doanh nghiệp
12.00 10.470 .898 .921
Phân tích và đánh giá chính
xác tiềm năng của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ
12.27 12.680 .775 .941
Ngân hàng ACB có quy
trình thẩm định hợp lý
12.27 11.808 .813 .935
Ngân hàng ACB thường
xuyên kiểm tra và định giá
tài sản đảm bảo
12.53 12.465 .844 .930
Thực hiện đúng quy trình
giám sát
12.27 11.472 .919 .915
Trường Đại học Kinh tế Huế
PHỤ LỤC 5: EFA
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .790
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 5023.480
Df 231
Sig. .000
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5
Ngân hàng ACB chủ động tiếp cận cho
vay tín dụng đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ
.692
Ngân hàng ACB Thường xuyên tổ chức
hội thảo, hội nghị khách hàng dành cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ
.885
Ngân hàng ACB Thường xuyên thực
hiện những chương trình quảng cáo
trên phương tiện thông tin đại chúng
.738
Ngân hàng ACB kết hợp chặt chẽ với
các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và
nhỏ
.877
Ngân hàng ACB có thời gian vay vốn
linh hoạt
.745
Có chính sách ưu tiên cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ có tình hình sản xuất
ổn định trong nhiều năm
.765
Thủ tục tín dụng đơn giản và nhanh
chóng
.757
Ngân hàng ACB tiếp cận sản phẩm mới
hợp lý
.746
Có các sảm phẩm trọn gói phù hợp với
điều điện của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên địa bàn
.737
Ngân hàng ACB có mức lãi suất hợp lý .851
Ngân hàng ACB xây dựng mức lãi suất
nhài hòa giữa lợi ích của ngân hàng và
các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa
bàn
.867
Trường Đại học Kinh tế Huế
Ngân hàng ACB có chính sách lãi suất
linh hoạt theo đối tượng vay vốn
.843
Loại hình lãi suất tại Ngân hàng ACB đa
dạng
.737
Nhân viên ngân hàng giỏi chuyên môn
trong công tác phát triển tín dụng đối với
doanh nghiệp nhỏ và vùa
.839
Nhân viên ngân hàng có trách nhiệm đối
với công việc của mình
.853
Nhân viên tín dụng ngân hàng trông rất
chuyên nghiệp và ăn mặc lịch sự
.887
Nhân viên tín dụng ngân hàng luôn
niềm nở với khách hàng
.844
Ngân hàng ACB tiếp cận đa chiều
nguồn thông tin về các doanh nghiệp
.833
Phân tích và đánh giá chính xác tiềm
năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
.783
Ngân hàng ACB có quy trình thẩm định
hợp lý
.846
Ngân hàng ACB thường xuyên kiểm tra
và định giá tài sản đảm bảo
.799
Thực hiện đúng quy trình giám sát .875
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
Trườ Đại học Kinh tế Huế
PHỤ LỤC 6: HỒI QUY ĐA BIẾN
Correlations
Phát triển tín
dụng
TTDHH_lan2 CT CSLS_lan2 DNNV TDGS
Pearson
Correlation
Phát triển
tín dụng
1.000 .652 .792 .586 .741 .712
TTDHH_lan
2
.652 1.000 .492 .248 .320 .501
CT .792 .492 1.000 .613 .723 .571
CSLS_lan2 .586 .248 .613 1.000 .533 .327
DNNV .741 .320 .723 .533 1.000 .523
TDGS .712 .501 .571 .327 .523 1.000
Sig. (1-tailed)
Phát triển
tín dụng
. .000 .000 .000 .000 .000
TTDHH_lan
2
.000 . .000 .001 .000 .000
CT .000 .000 . .000 .000 .000
CSLS_lan2 .000 .001 .000 . .000 .000
DNNV .000 .000 .000 .000 . .000
TDGS .000 .000 .000 .000 .000 .
N
Phát triển
tín dụng
150 150 150 150 150 150
TTDHH_lan
2
150 150 150 150 150 150
CT 150 150 150 150 150 150
CSLS_lan2 150 150 150 150 150 150
DNNV 150 150 150 150 150 150
TDGS 150 150 150 150 150 150
Trường Đ ̣i học Kinh tế Huế
Model Summary
Model R R Square Adjusted R
Square
Std. Error of the
Estimate
1 .792a .627 .625 .587
2 .853b .728 .724 .503
3 .880c .774 .769 .461
4 .906d .820 .815 .412
5 .913e .834 .828 .397
a. Predictors: (Constant), CT
b. Predictors: (Constant), CT, TDGS
c. Predictors: (Constant), CT, TDGS, TTDHH_lan2
d. Predictors: (Constant), CT, TDGS, TTDHH_lan2, DNNV
e. Predictors: (Constant), CT, TDGS, TTDHH_lan2, DNNV, CSLS_lan2
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1
Regression 85.825 1 85.825 249.023 .000b
Residual 51.008 148 .345
Total 136.833 149
2
Regression 99.607 2 49.804 196.665 .000c
Residual 37.226 147 .253
Total 136.833 149
3
Regression 105.856 3 35.285 166.304 .000d
Residual 30.977 146 .212
Total 136.833 149
4
Regression 112.194 4 28.048 165.061 .000e
Residual 24.640 145 .170
Total 136.833 149
5
Regression 114.142 5 22.828 144.870 .000f
Residual 22.691 144 .158
Total 136.833 149
a. Dependent Variable: Phát triển tín dụng
b. Predictors: (Constant), CT
c. Predictors: (Constant), CT, TDGS
d. Predictors: (Constant), CT, TDGS, TTDHH_lan2
e. Predictors: (Constant), CT, TDGS, TTDHH_lan2, DNNV
f. Predictors: (Constant), CT, TDGS, TTDHH_lan2, DNNV, CSLS_lan2
Trường Đại học Kinh tế Huế
Coefficientsa
Model Unstandardized Coefficients Stand
ardize
d
Coeffi
cients
t Sig. Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1
(Constant) 1.280 .133 9.639 .000
CT .668 .042 .792 15.780 .000 1.000 1.000
2
(Constant) .490 .156 3.140 .002
CT .482 .044 .572 10.911 .000 .675 1.483
TDGS .435 .059 .386 7.377 .000 .675 1.483
3
(Constant) -.064 .176 -.366 .715
CT .415 .042 .493 9.835 .000 .618 1.619
TDGS .340 .057 .302 5.995 .000 .610 1.638
TTDHH_lan2 .363 .067 .258 5.427 .000 .686 1.457
4
(Constant) -.262 .161 -1.632 .105
CT .237 .048 .281 4.961 .000 .387 2.585
TDGS .269 .052 .239 5.162 .000 .580 1.724
TTDHH_lan2 .410 .060 .291 6.795 .000 .675 1.482
DNNV .268 .044 .320 6.107 .000 .452 2.211
5
(Constant) -.741 .206 -3.595 .000
CT .169 .050 .201 3.393 .001 .329 3.039
TDGS .278 .050 .247 5.530 .000 .578 1.729
TTDHH_lan2 .420 .058 .299 7.221 .000 .673 1.485
DNNV .242 .043 .290 5.660 .000 .440 2.275
CSLS_lan2 .222 .063 .154 3.516 .001 .603 1.659
a. Dependent Variable: Phát triển tín dụng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_tin_dung_doi_voi_doanh_nghiep_nho_va_vua_tai_ngan_hang_tmcp_a_chau_chi_nhanh_quang_binh_0.pdf