Trong những năm vừa qua Công ty chiếm được hầu hết thị trường trong
nước nên không chú ý đến ngiên cứu nhu cầu thị trường, nghiên cứu về đối thủ
cạnh tranh vì trong n ền kinh tế thị trường doanh nghiệp nào có thể đáp ứng tốt
nhu cầu khách hàng thì sẽ nắm phần thắng trong cạnh tranh. Hơn nữa, việc nắm
rõ thông tin về đối thủ cạnh tranh là rất cần thiết vì từ những thông tin này mà
ban lãnh đạo sẽ căn cứ để ra những quyết định trong kinh doanh.
89 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương hướng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý vốn sản xuất kinh doanh Công ty 20 - Tổng cục hậu cần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô
kinh doanh của Công ty đang không ngừng được mở rộng. Điều này thể hiện rõ
thông qua sự tăng nhanh về giá trị máy móc thiết bị, nhà cửa vật kiến trúc. Với
lượng máy móc thiết bị lớn như vậy chắc chắn tạo ra lợi tức cho Công ty so với
doanh nghiệp khác nhằm thu hút khách hàng.
Tuy nhiên Công ty cần chú trọng hợp lý vào việc đầu tư cho dụng cụ văn
phòng nhằm nâng cao trình độ quản lý trong Công ty.
2-1-2/ Công tác quản lý khấu hao tài sản cố định của Công ty.
Hiện nay Công ty vẫn đang áp dụng hình thức khấu hao theo đường
thẳng với tỷ lệ 11-12%/ năm là khá hợp lý. Hàng năm quỹ khấu hao của Công
ty đều được sử dụng hết. Đây chủ yếu là đầu tư đổi mới dây chuyền mua sắm
tài sản cố định. Tuy nhiên hiện nay Công ty vẫn còn phải nộp một phần quỹ
khấu hao vào ngân sách. Vì vậy mà Công ty cần phải huy động thêm các nguồn
khác để đầu tư vào tài sản cố định.
Biểu 10: Công tác quản lý khấu hao tài sản cố định
(đơn vị tính 1.000đ)
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 So sánh%
99/98 2000/99
Nguyên gía 69.011.395 91.291.881 114.546.046 32,29 25,47
Hao mòn 23.063.188 35.028.850 46.994.512 51,88 34,16
Giá trị còn lại 45.948.207 56.263.031 67.551.531 22,45 20,06
Hao mòn
trong năm
7.950.000 10.656.124 12.727.338 34,04 19,44
Tỷ lệ trích
khấu hao
11,5% 11,7% 11,11%
Số liệu biểu 11 cho thấy Công ty rất chú trọng vào việc đầu tư đổi mới
thiết bị công nghệ trong 3 năm qua.
Chỉ tiêu Đv tính 1998 1999 2000
1. Máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải
1.000đ 4.082.000 9.693.793 14.693.793
2. Xây dựng cơ bản 1.000đ 5.918.000 5.700.000 5.865.000
3. Mức huy động
công suất
% 85 90 95
4. Nguyên liệu sản
xuất
Nghành may Cái 1115 1550 1850
Nghành dệt Cái 825 825 830
Nhờ vào việc không ngừng đầu tư vào các máy móc thiết bị, năng lực
sản xuất của Công ty ngày càng tăng, năng lực sản xuất của nghành may năm
1998 là 1115 cái đến năm 1999 là 1550 cái tăng 435 cái và đến năm 2000 là
1850 tăng 300 cái so với năm 1999 còn nghành dệt từ 825 cái năm 1999 đến
năm 2000 tăng lên tới 830.Điều đáng mừng hơn là hiệusuất máy móc thiết bị
của Công ty rất cao và ngày càng tăng đạt tới 95% vào năm 2000.
2-2/ Quản lý vốn lưu động
2-2-1/ Cơ cấu vốn lưu động
Vốn lưu động của Công ty 20 được hình thành chủ yếu từ 4 nguồn sau:
- Nguồn ngân sách cấp
- Nguồn tự bổ sung
- Nguồn tín dụng
- Nguồn chiếm dụng
Qua số liệu trên ta thấy nguồn vốn lưu động của Công ty chủ yếu từ ngân
sách cấp và do Công ty tự bổ sung. Nó chứng tỏ năng lực tài chính của Công ty
là vững vàng. Nguồn vốn tín dụng của Công ty vẫn còn rất thấp (dưới 10%).
Trong thời kỳ tới, Công ty nên tăng thêm phần vốn này. Nguồn vốn từ chiếm
dụng giảm dần cho thấy doanh nghiệp có nhiều cố gắng trong việc thanh toán
với khách hàng .
2-2-2/ Công tác quản lý vốn lưu động ở các khâu.
Căn cứ vào qúa trình tuần hoà và chu chuyển vốn lưu động chia làm ba
loại.
- Vốn lưu động khâu dự trữ
- Vốn lưu động sản xuất
- Vốn lưu động khâu lưu thông
Việc phân tích vốn lưu động theo qúa trình tuần hoàn và chu chuyển cho
phép đánh giá việc sử dụng vốn lưu động trên các khâu dự trữ, sản xuất và lưu
thông. Vấn đề đặt ra là phải xác định một quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận một
cách khoa học hợp lý để phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng vốn. Theo đó, cơ
cấu vốn lưu động của Công ty tăng 3 năm qua như sau.
Qua biểu trên ta nhận xét:
Tình hình sử dụng ở khâu dự trữ. Vốn lưu động tại khâu này chỉ gồm
nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng năm 1998 là 7,3tỷ đồng chiếm 7,8% năm 1999
là 6,6tỷ đồng chiếm 7,79% năm 2000 chiếm 7,98%. Với lượng dở dangữ trữ
thấp như vậy nhưng Công ty vẫn đảm bảo qúa trình sản xuất được tiến hành
liên tục, điều đó có được là do Công ty đã có kế hoạch đáp ứng nhu cầu
nguyên vật liệu tốt.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, điều đó
cho thấy Công ty có nhiều nỗ lực nhằm tăng nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá
tăng vòng quay vốn lưu động.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Vốn lưu động của Công ty tập
trung chủ yếu ở khâu lưu thông chiếm trên 89% trong tổng số vốn lưu động.
Trong cơ cấu vốn lưu động khâu này các khoản phải thu chiếm phần lớn và lại
có chiều hướng gia tăng năm 1999 là 54 tỷ đồng chiếm 64,05% đến năm 2000
là 56 tỷ đồng chiếm 61,1% tăng 2,3 tỷ đồng tức là tăng 4,99%. Đây là một biểu
hiện xấu chứng tỏ Công ty đang tăng cường chiếm dụng vốn. Vì vậy để nâng
cao hiệu quả của công tác quản lý vốn tín dụng thì trong thời gian tới Công ty
cần đẩy mạnh công tác thu hồi nợ và có biện pháp thu hồi vốn đang bị các đơn
vị chiếm dụng.
3- Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty:
3-1/ Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu quả sử dụng vốn cố định phản ánh kết quả của việc quản lý và sử
dụng vốn cố định và qua đó góp phần nào phản ánh kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp qua biểu số liệu sau:
Biểu14: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
Chỉ tiêu 1998 1999 2000
Chênh lệch
99/2000 %
1. Doanh thu thuần 169257360 247099776 386468565 139368789 56,4
2. Lợi nhuận dòng 5.655.540 8.971.854 12.925.370 3.953.516 44,06
3. Nguyên giá TSCĐ 69.011.395 91.291.881 114546046 23254165 25,47
4. Giá trị còn lại 45.948.207 56.263.031 67.551.531 11.288.500 20,06
5. Sức sản xuất TSCĐ
- Theo nguyên giá 2,45 2,71 3,37 0,66 24,35
- Theo giá trị còn lại 3,68 4,39 5,72 1,33 30,3
6. Suất hao phí TSCĐ 0,41 0,37 0,3 0,07 -2,59
7. Sức sinh lời TSCĐ
- Theo nguyên giá 0,08 0,1 0,11 0,01 10
- Theo giá trị chất
lượng
0,12 0,16 0,19 0,03 18,75
8. Hệ số đổi mới 0,14 0,17 0,18 0,01 5,88
Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty tăng lên qua các
năm cụ thể:
- Sức sản xuất tài sản cố định:
+ Theo nguyên giá thì một đồng nguyên giá bỏ vào sản xuất kinh doanh
năm 2000 đem lại 3,37 đồng doanh thu, còn năm 1999 đem lại 2,71 đồng
doanh thu (tăng 0,66 đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng là 24,35%.
Nếu như năm 2000 sức sản xuất tài sản cố định không đổi thì nguyên giá
tài sản cố định cần sử dụng là: 386.468.565 : 2,71 = 142.608.327
Như vậy so với thực tế Công ty đã tiết kiệm được.
142.608.327 - 114.546.046 = 28.062.281 nghìn đồng nguyên giá tài sản
cố định
+ Theo giá trị còn lại thì một đồng giá trị chất lượng tài sản cố định năm
2000 bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại 5,72 đồng, năm 1999 đem lại 4,39
đồng tăng 1,33 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 30,3%. Mức tăng này một mặt
Công ty đã đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới làm tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
- Về hao phí tài sản cố định: Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu sử
dụng tài sản cố định theo nguyên giá. Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng
doanh thu thì trong kỳ cần bỏ vào sản xuất bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản
cố định.
Năm 1999 là 0,37, và năm 2000 là 0,3 giảm 0,07 tướng ứng với tỷ lệ
giảm 2,59%. Nguyên nhân do doanh thu thuần tăng 13,9tỷ đồng và nguyên giá
tăng 2,32tỷ đồng nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc tăng của nguyên
giá tài sản cố định.
- Sức sinh lời tài sản cố định:-
+ Theo nguyên giá một đồng tài sản cố định năm 2000 đem lại 0,11
đồng lợi nhuận còn năm 1999 đem lại 0,1 đồng lợi nhuận tăng 0,01 đồng. Nếu
tỷ lệ doanh lợi trên vốn cố định theo nguyên giá năm 1999, lượng nguyên giá
bỏ vào sản xuất kinh doanh là:
12.925.370 : 0,16 = 129.253.700 ngìn đồng
Như vậy Công ty đã tiết kiệm được
129.253.700 - 114.546.046 = 14.707.654 nghìn đồng
Nguyên nhân là do lợi nhuận năm 2000 tăng so với năm 1999 một lượng
3.953.516.000 đồng tương ứng với tỷ lệ 44,06% trong khi đó nguyên giá chỉ
tăng 25,47% so với năm 1999.
+ Theo giá trị chất lượng năm 1999 là 0,16 năm 2000 là 0,19, mức tăng
là 0,03 tương ứng với tỷ lệ tăng là 10% chủ yếu là tăng của lợi nhuận dòng.
- Hệ số đổi mới của tài sản cố định của Công ty trong 3 năm là
khá cao. Nó chứng tỏ rằng Công ty đã đầu tư mua sắm đổi mới máy móc thiết
bị góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Doanh lợi vốn cố định trong 3 năm qua khoảng trên dưới 10%. Như vậy
vẫn còn thấp do máy móc thiết bị của doanh nghiệp vẫn còn khá lạc hậu, hơn
nữa các máy móc vẫn chưa phát huy công suất.
Hệ số hao mòn vốn cố định =
Tổng giá trị còn lại tài sản cố định
Tổng nguyên giá tài sản cố định
=
67.551.531
114.546.046
= 0,5898
Như vậy số vốn cố định còn phải thu hồi là 58,98% so với tổng nguyên
giá tài sản cố định tại thời điểm cuối năm 2000, như vậy là khá tốt.
Qua việc phân tích trên cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty năm 2000 đã tăng lên so với năm 1999. Nó phản ánh sự cố gắng
của cán bộ công nhân viên toàn doanh nghiệp.
4- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 20
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 20 được thể hiện qua bảng
sau:
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Chênh lệch
1999-2000 %
1. Doanh thu thuần 169.257.360 247.099.776 386.486.565 139.368.789 56,4
2. Lợi nhuận dòng 5.655.540 8.971.854 12.925.370 3.953.516 44,06
3. Vốn lưu động
bình quân
93.630.406 84.842.926 87.071.930 -2.229.004 2,63
4. Sức sinh lời vốn
lưu động(2/3)
0,16 0,11 0,15 0,04 36,36
5.Số vòng quay (1/3) 1,81 2,91 4,44 1,53 52,53
6. Thời gian một vòng
quay(360/5)
198,9 123,71 81,08 -42,63 -34,46
7. Hệ số đảm nhiệm (3/1) 0,55 0,34 0,23 -0,11 -32,35
8. Doanh lợi (2/3)% 6,04 10,57 14,84 4,27 40,4
9. Kỳ thu tiền bình quân 127 79
Qua biểu trên ta thấy nhìn chung kết quả sử dụng vốn lưu động của
Công ty năm 2000 tăng so với năm 1999 cụ thể:
- Sức sinh lời vốn lưu động : Năm 1999 là 0,11 đồng, năm 2000 là
0,15 đồng tăng 0,04 đồng so với năm 1999 với tỷ lệ tương đương là 36,36%.
Nguyên nhân là do lợi nhuận dòng tăng mạnh, vốn lưu động bình quân cũng
tăng nhưng tốc độ tăng thấp 2,63% tốc độ tăng của lợi nhuận dòng cao
44,06%. Nếu sức sinh lời của vốn lưu động năm 2000 bằng năm 1999 thì để
đạt được mức lợi nhuận như năm 1999 lượng vốn lưu động bình quân cần được
sử dụng là:
12.925.370
0,11
= 117.503.364 nghìn đồng
Như vậy năm 2000 Công ty đã tiết kiệm được
117.503.364 - 87.071.930 = 30.431.434 nghìn đồng
- Số vòng quay của vốn lưu động năm 1999 là 2,91, năm 2000 là 4,44
vòng tăng 1,53 vòng so với năm 1999. Nhờ đó Công ty đã giảm được tình
trạng ứ đọng vốn, rút ngắn được chu kỳ kinh doanh đây là biểu hiện rất khả
quan của Công ty.
Do số vòng quay tăng lên nên thời gian một vòng quay giảm nhanh năm
2000 so với năm 1999 giảm 42,63 ngày, chủ yếu là do Công ty đã đẩy mạnh
việc tiêu thụ sản phẩm làm cho doanh thu tăng nhanh. Nhưng kỳ thu tiền bình
quân còn rất lớn năm 1998 là 127 ngày, năm 1999 là 79 ngày và đến năm 2000
..... ngày. Do đó Công ty thường xuyên bị thiếu tiền mặt trong việc thanh toán.
- Về mức doanh lợi của vốn lưu động trong năm 2000 đạt 14,84% tăng
4,27 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 40,4% so với năm 1999 nhưng nó vẫn còn
ở mức thấp. Vì vậy , Công ty cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả của
vốn lưu động.
- Về hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động; năm 1999 là 0,34 đồng năm
2000 là 0,23 đồng giảm 0,11 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 32,35% đây là dấu
hiệu tốt.
5- Vấn đề bảo toàn và phát triển vốn:
Vấn đề này được thể hiện qua bảng sau:
Biểu 16: Tình hình bảo toàn và phát triển vốn (đơn vị tính 1.000đ)
Vốn phải bảo toàn 1998 1999 2000
Kế hoạch 54.360.000 74.066.000 90.594.000
Thực hiện 66.189.000 84.360.000 109.920.000
Chênh lệch 11.829.000 10.294.000 18.660.000
Như vậy cả 3 năm Công ty không chỉ bảo toàn được vốn mà còn phát
triển được vốn.Đây là một dấu hiệu khả quan thể hiện nỗ lực của Công ty trong
việc mở rộng quy mô sản xuất.
V- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN SẢN
XUẤT KINH DOANH TRONG 3 NĂM QUA CỦA CÔNG TY
1- Những thành tích và ưu điểm đạt được
Là một doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cơ chế thị trường Công ty
đã gặt nhiều khó khăn trong việc đáp ứng đủ nguồn vốn sản xuất kinh doanh
nhất là khâu vốn lưu động nhưng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân
viên, Công ty đã đạt một số thành tựu cụ thể:
Công ty đã tận dụng tối đa năng lực sản xuất của máy móc thiết bị, toàn
bộ máy móc thiết bị đã được huy động không có máy móc thiết bị nào ngừng
hoạt động.
Trong vấn đề quản lý vốn cố định, Công ty tận dụng tối đa nguồn vốn
ngân sách cấp và nguồn vốn tự bổ sung cho sản xuất, đồng thời đã huy động
thêm các nguồn vốn khác, các nguồn vốn vay, tập trung vào việc mua sắm máy
móc thiết bị mới, thay thế số máy móc thiết bị cũ đã lạc hậu. Năm 1999 năng
lực sản xuất của Công ty đã tăng thêm được ba dây chuyền may mới. Các dây
chuỳên chuyên môn hoá sản xuất Vecton, quân phục lên, sơmi đã đi vào sản
xuất, các dây chuyền dệt vải và dệt kim đã ổn định, về ccông nghệ xí nghiệp
dệt kim đã được trang bị máy định hình 2 cho khâu hoàn tất từ đó Công ty đã
nâng cao được năng suất lao động, chất lượng thẩm mỹ của sản phẩm được
khách hàng chấp nhận và tín nghiệm trong tiêu dùng .
Trong công tác khấu hao Công ty đã trích đủ khấu hao theo kế hoạch
đều đặn hàng năm bổ sung vào quỹ khấu hao đảm bảo tái sản xuất và tài sản cố
định.
Đó là trong ba năm qua lợi nhuận của Công ty đạt được tương đối cao
và không ngừng tăng lên. Đó là kết quả của sự cố gắng tích cực trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty đặc biệt trong việc tổ chức sử dụng vốn
sản xuất kinh doanh.
Công ty đã cân đối bám sát các nguồn tài chính để đảm bảo đủ cho toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sử dụng hợp lý có hiệu quả các
nguồn vốn. Tăng cường chức năng Giám đốc tài chính đảm bảo đủ vốn cho
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sử dụng hợp lý có hiệu
quả.
2- Những tồn tại
Bên cạnh những thành tích đãđạt được như đã trình bầy ở trên trong
công tác quản lý và sử dụng vốn ở nhà máy trong thời gian qua còn bộc lộ
nhiều sai sót, nhược điểm nhất định.
Tỷ lệ khấu hao theo quy định còn qúa thấp, gây khó khăn cho Công ty
trong việc huy động và đổi mới tài sản cố định để đáp ứng nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh.
Công tác lập kế hoạch vốn lưu động định mức chưa được chính xác, với
cách tính của Công ty chỉ mang tính khái quát, cho phép nhanh chóng xác lập
kế hoạch để huy động vốn kịp thời. Song thực tế không tính được vốn định
mức cho từng khâu, từng bộ phận.
Do hạn chế về nguồn vốn (chỉ dựa vào vốn của ngân sách) nên Công ty
thường xuyên bị thiếu vốn, nhất là đối với vốn lưu động 2 xí nghiệp dệt chưa
được cấp vốn lưu động theo chế độ. Do vậy Công ty đã phải chiếm dụng vốn
của các đơn vị khác khá nhiều, đồng thời số vốn của Công ty bị chiếm dụng
cũng rất lớn do tình trạng nợ nần dây dưa của khách hàng.
Tình hình về tài sản cố định vẫn còn nhiều thiết bị lạc hậu, công tác khấu
hao chưa được cải tiến.
Trong cơ cấu bộ máy của Công ty chưa xây dựng được phòng chuyên
nghiên cứu về nhu cầu thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Việc phân giữa các
phòng ban chức năng để cân đối tận dụng năng lực sản xuất, thực hiện cân đối
hàng kinh tế còn thiếu năng linh hoạt nhất là thủ tục giấy tờ và sự luân chuyển
thông tin số liệu tác nghiệp chưa chặt chẽ, thông tin thiếu kịp thời nhất là đảm
bảo nguyên liệu cho sản xuất quốc phòng.
3- Nguyên nhân những tồn tại
Sở dĩ trong công tác quản lý và sử dụng vốn sản xuất của Công ty có
những tồn tại do nguyên nhân sau:
Công ty chưa xác định được phương pháp khấu hao tài sản cố định hợp
lý, tỷ lệ trích khấu hao theo quy định của nhà nước còn quá thấp. Do vậy mà
gây khó khăn cho Công ty trong việc huy động và đổi mới tài sản cố định để
đáp ứng cho khâu sản xuất kinh doanh.
Công tác quản lý máy móc thiết bị đã lạc hậu chưa chặt chẽ là do những
máy móc thiết bị chờ xử lý này hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp do vậy
Công ty không được quyền trong việc xử lý những tài sản này.
Việc xác định kế hoạch vốn lưu động căn cứ vào doanh thu kế hoạch
cho nên kế hoạch vốn lưu động định mức không sát với thực tế, ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
Lượng vốn lưu động bị chiếm dụng nằm trong khâu lưu thông còn qúa
lớn. Do vậy mà ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động công tác quản
lý và sản xuất chưa cao.
Trình độ của cán bộ quản lý cũng như tay nghề và ý thức kỷ luật của
công nhân chưa cao làm cho công tác quản lý và sử dụng vốn sản xuất chưa đạt
hiệu quả cao. Công ty cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể để khắc phục kịp
thời những tồn tại này để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất của doanh
nghiệp.
PHẦN III
MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU
GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC QUẢN LÝ
VỐN SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 20
I- PHƯƠNG HƯỚNG
1- Lựa chọn phương án kinh doanh
Hiệu quả sử dụng vốn trước hết được quy định bởi doanh nghiệp tạo ra
được sản phẩm tức là có khả năng sản xuất và tiêu thụ được sản phẩm do vậy
các doanh nghiệp phải luôn chú trọng đến vốn đề sản xuất sản phẩm là gì? sản
xuất sản phẩm như thế nào ? số lượng bao nhiêu? Tiêu thụ ở đâu? Với gía nào?
để huy động được nguồn vốn (vốn kỹ thuật, công nghệ lao động ) và các lĩnh
vực đem lại, thu nhập lợi nhuận cao nhất. Trong nền kinh tế thị trường, quy mô
và tính chất kinh doanh không phải do chủ quan doanh nghiệp tự quyết định mà
do thị trường quyết định. Vì khả năng nhận biết dự đoán thời cơ là yếu tố quan
trọng quyết định sự thành bại trong sản xuất kinh doanh.
Vì vậy lựa chọn đúng phương án sản xuất kinh doanh, có ý nghĩa quyết
dịnh đến hiệu quả kinh doanh nói chung hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Các
phương án này phải dựa trên cơ sở tiếp cận thị trường xuất phát từ nhu cầu thị
trường. Vì thị trường là yếu tố quyết định sản phẩm sản xuất ra của doanh
nghiệp có tiêu thụ được hay không từ đó doanh nghiệp mới có điều kiện nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để sản xuất kinh doanh đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường các doanh
nghiệp phải tổ chức tốt công tác điều tra ngiên cứu thị trường để thường xuyên
nắm bắt đầy đủ thông tin chính xác kịp thời về diễn biến của thị trường của đối
thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh phương án sản
xuất kinh doanh một cách hợp lý.
2- Tổ chức quản lý tốt qúa trình sản xuất kinh doanh
Tổ chức quản lý tốt qúa trình sản xuất kinh doanh là một biện pháp quan
trọng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Mục đích của việc tổ chức quản lý qúa
trình sản xuất kinh doanh là nhằm đảm bảo cho hoạt động điễn ra một cách liên
tục và nhịp nhàng giữa các khâu dự trữ và tiêu thụ sản phẩm có chất lượng tốt
và tiêu thụ nhanh, tránh tình trạng ứ đọng vốn vật tư dự trữ thành phẩm gây
lãng phí các yếu tố sản xuất làm chậm tốc độ quay vòng của vốn. Để đạt được
mục đích ấy thì các doanh nghiệp phải tăng cường quản lý việc sử dụng vốn cố
định, vốn lưu động theo các biện pháp sau:
- Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác tối đa công suất máy móc
thiết bị sử dụng triệt để diện tích sản xuất và giảm chi phí khấu hao cho giá
thành sản phẩm.
- Thực hiện tốt công tác bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng và tăng cường
đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới.
- Phân cấp tài sản cố định cho các bộ phận sản xuất nhằm nâng cao trách
nhiệm trong quản lý và sử dụng tài sản cố định. Thực hiện chế độ khuyến khích
vật chất nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động của tài sản cố định, giảm tối đa
thời gian ngừng việc.
- Xác định đúng yêu cầu vốn lưu động cần thiết cho sản xuất kinh doanh
tổ chức tốt qúa trình thu mua dự trữ vật tư, quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng vật
tư theo định mức nhằm hạ giá thành sản phẩm.
- Tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm thu hồi nhanh vốn để tái
sản xuất mở rộng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
- Quản lý chặt chẽ quỹ khấu hao tài sản cố định sử lý nhanh những tài
sản cố định không sử dụng hư hỏng, tài sản cố định cần thanh lý nhằm thu hồi
vốn nhanh để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, tăng năng lực sản xuất.
- Xây dựng tốt mối quan hệ với khách hàng nhằm củng cố uy tín trên thị
trường, trong quan hệ thanh toán cần hạn chế các khoản nợ đến hạn hoặc qúa
hạn, hạn chế con nợ dây dưa khó đòi, từ đó giảm số vốn bị chiếm dụng của
doanh nghiệp.
3- Tăng cường đổi mới máy móc thiết bị kỹ thuật, áp dụng tiến độ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
Trong cơ chế thị trường thì chất lượng hàng hoá là một trong nhưng yếu
tố quan trọng giúp doanh nghiệp dành chiến thắng trong cạnh tranh. Việc áp
dụng kỹ thuật công nghệ mới cho phép tạo ra được những sản phẩm có chất
lượng tốt, giá thành hạ, cho các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu , từ đó giúp
doanh nghiệp tăng khối lượng tiêu thụ, tăng doanh thu lợi nhuận. Đồng thời
việc áp dụng công nghệ kỹ thuật mới doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu
kỳ sản xuất sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động.
Từ đó tiết kiệm được chi phí vật tư, hạ giá thành sản phẩm.
Thường xuyên nghiên cứu chỉnh lý và xây dựng bổ sung để hoàn thiện
hệ thống văn bản tiêu chuẩn, quy trình công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật để
sản xuất các mặt hàng đưa hoạt động tổ chức quản lý sản xuất của Công ty và
các xí nghiệp đi vào nêg nếp chuẩn mực. Tiếp tục đầu tư, đổi mới hiện đại hoá
một cách chọn lọc thiết bị và công nghệ sản xuất cho các dây chuyền của các
xí nghiệp đặc biệt là dây chuyền sản xuất quân trang và các sản phẩm kinh tế
xuất khẩu cao cấp.
Mạnh dạn đầu tư và tiếp thu công nghệ và thiết kế các mẫu trên máy vi
tính, đưa vào sử dụng các thiết bị hiện đại như máy căng trải vải tự động, hệ
thống máy may điều khiển theo chương trình vi tính các xí nghiệp. Ngiên cứu
từng bước thực hiện nối mạng giữa các xí nghiệp tiến tới nối mạng về thông tin
kỹ thuật sản xuất thiết kế mẫu mã với các khách hàng thông qua mạng Iter net
để tiếp thu và giải quyết nhanh các thông tin kỹ thuật sản xuất sản phẩm.
Ngiên cứu và đưa vào vận dụng tại Công ty quy trình tiêu chuẩn quản lý
kỹ thuật và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO-9000. Thực hiện hướng
dẫn và kiểm tra kỹ thuật sản phẩm trực tiếp trên dây chuyền sản xuất.
4- Hướng dẫn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn.
Trong cơ chế thị trường doanh nghiệp có thể huy động nhiều nguồn vốn
khác nhau cho sản xuất kinh doanh. Đối doanh nghiệp nhà nước như Công ty
20 thì nguồn vốn chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp. Ngoài nguồn này ra,
Công ty có thể huy động từ các nguồn khác do doanh nghiệp tự bổ sung, nguồn
vay từ ngân hàng, liên doanh, liên kết, trên cơ sở nguyên tắc hiệu quả tuỳ vào
mục đích của việc huy động mà lựa chọn nguồn huy động nào cho hợp lý, có
hiệu quả, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vốn, tránh tình trạng ỷ lại vào ngân sách.
Trong tình trạng thừa vốn mà doanh nghiệp có thể tuỳ vào từng trường hợp mà
đầu tư vào các lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao, trong trường hợp thiếu vốn
Công ty có thể vay từ nguồn tín dụng tránh tình trạng thiếu vốn làm gián đoạn
sản xuất kinh doanh.
5 - Tổ chức công tác kế toán và phân tích các hoạt động kinh tế
Các nguồn tài chính để đảm bảo đủ vốn cho các hoạt động kinh doanh
của Công ty. Giám sát chặt chẽ các hoạt động tài chính theo chế độ, tham mưu
sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn vốn. Tiếp tục thực hành tiết kiệm trong
tiếp khách, trang thiết bị, phươngtiện văn phòng hiện tại phấn đấu tốt hơn năm
1999.
Hoàn thiện quy chế giao khoán và hạch toán chi phí sản xuất đối với các
xí nghiệp thành viên đảm bảo quản lý chặt chẽ có hiệu quả cao.
Nghiên cứu và tổ chức có hướng dẫn nghiệp vụ để thực hiện đầy đủ
chính xác thuế mới trong toàn Công ty. Nâng cao chất lượng công tác theo dõi
hạch toán chi tiết giá thành thực tế của xí nghiệp và Công ty. Định kỳ tiến hành
phân tích hoạt động kinh tế, duy trì kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tài
chính kế toán để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh các sai sót và nâng cao chất
lượng hiệu quả của công tác quản lý tài chính, hạch toán kinh doanh cho từng
nghành, từng loại hình xí nghiệp. Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động
kinh tế định kỳ của các xí nghiệp và Công ty.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc ký kết các hợp đồng kinh tế, giá
cả hàng hoá mua vào, bán ra, thực hiện ngiêm túc các hoạt động chứng từ và
hoá đơn đảm bảo đúng nguyên tắc, không để xẩy ra các vi phạm sơ hở gây
thiệt hại thất thoát về tài sản của Công ty. Bảo toàn và phát triển vốn một cách
vững chắc.
II- MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ VỐN CỦA CÔNG TY 20.
Trên cơ sở phân tích những đặc điểm chủ yếu và những tồn tại ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty , trong phần
này em xin đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản
lý vốn của Công ty 20 .
1-Cải cách phương pháp khấu hao tài sản cố định.
Như ta đã biết, khấu hao cơ bản là một tronbg nhưng nội dung cơ bản
của quản lý vốn cố định. Việc trích khấu hao hợp lý sẽ đảm bảo cho Công ty có
thực hiện được tái đầu tư hay không. Trong giai đoạn hiện nay, trước tình ình
khoa học phát triển mạnh mẽ, tài sản cố định dễ bị hao mòn vô hình do đó để
đảm bảo cho quỹ khấu hao thực hiện tái đầu tư tài sản cố định nhanh chóng đổi
mới trang thiết bị, đưa kỹ thuật mới vào sản xuất trong công tác khấu hao tài
sản cố định cần tính yếu tố khoa học kỹ thuật, giá cả hao mòn vô hình. Hiện
nay Công ty vẫn đang áp dụng phương pháp khấu hao đều với tỷ lệ tương đối
thấp là 11%. Như vậy máy móc trang thiết bị bị hao mòn vô hình lớn. Để công
tác khấu hao tài sản cố định được tiến hành linh hoạt và có hiệu quả Công ty
nên sử dụng một phương pháp khấu hao mới phương pháp tính khấu hao theo
tỷ lệ giảm dần.
1-1/ Cơ sở của phương pháp
Phương pháp này dựa trên cơ sở phát triển của khoa học kỹ thuật, để
hạn chế hao mòn vô hình trong thời gian sử dụng đòi hỏi phải khấu hao nhanh (
trên cơ sở tận dụng công suất máy móc thiết bị )
Phương pháp này dựa trên sự phát triển của khoa học kỹ thuật, để hạn
chế hao mòn vô hình trong thời gian sử dụng đòi hỏi phải khấu hao nhanh (trên
cơ sở tận dụng công suất máy móc thiết bị) nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư để
đổi mới trang thiết bị, ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.
Do sự biến động của giá cả có thể làm giảm nguyên giá tài sản cố định
trong thời gian sử dụng.Để hạn chế sự ảnh hưởng của giá cả cần phải tiến hành
khấu hao nhanh để bảo toàn vốn.
Công suất của máy móc thiết bị giảm dần theo thời gian sử dụng do đó
tỷ lệ khấu hao cũng giảm cho phù hợp.
Mặc dù trong những năm qua Công ty có nhiều cố gắng trong việc đầu
tư đổi mới máy móc thiết bị song vẫn còn một bộ phận không nhỏ các thiết bị
cũ kỹ lạc hậu vì vậy phải khấu hao nhanh nhưng bộ phận này, nhanh chóng đưa
kỹ thuật này vào sản xuất.
Áp dụng phương pháp khấu hao này trong nhưng năm đầu làm cho giá
thành sản phẩm cao hơn có thể khiến Công ty gặp nhiều khó khăn trong vấn đề
cạnh tranh. Song về mặt hình thức và chất lượng, bảo đảm người tiêu dùng vẫn
chấp nhận được.Đây là là một cơ sở quan trọng để áp dụng phương pháp khấu
hao này.
1-2/ Nội dung phương pháp.
Theo phương pháp này việc tiến hành khấu hao hàng năm dựa vào tỷ lệ
khấu hao luỹ thoái cuat nguyên giá tài sản cố định.
Tỷ lệ khấu hao giảm dần được tính theo công thức:
Tkt= 2(T-t+1) : T(T+1)
Trong đó: Tkt : Là tỷ lệ khấu hao năm t
T : Thời gian hoạt động của máy móc thiết bị
T : Thời điểm cần tính khấu hao năm t
Ví dụ: Một tài sản cố định nguyên giá là 3 triệu đồng, thời gian được là
5 năm, áp dụng công thức trên ta có tỷ lệ trích khấu hao trong 5 năm như sau:
Biểu 17:
Năm thứ 1 2 3 4 5 Tổng cộng
Tỷ lệ trích 5/15 4/15 3/15 2/15 1/15 15/15
Mức trích 1.000.000 800.000 600.000 400.000 200.000 3.000.000
Bây giờ ta áp dụng cho Công ty với dây chuyền máy mới tại xí nghiệp 4
Gia lâm trị giá là 4.082.000.000đ
Biểu 18:
Đơn vị tính; 1.000đ
Năm thứ 1 2 3 4 5 6 Tổng cộng
Tỷ lệ trích 6/21 5/21 4/21 3/21 2/21 1/21 21/21
Mức trích 1.166.285 971.905 777524 583143 388.762 194.381 4.082.000
Theo cách này trích khấu hao trước đây của Công ty thì mức trích khấu
hao là 449.020.000đ/năm với tỷ lệ 11% thì phải mất 9 năm Công ty mới thu hồi
được vốn. Còn theo cách mới thì chỉ mất 6 năm Công ty đã thu hồi được vốn.
Chênh lệch về mức trích là 1.166.285 - 449.020 = 717.265 (ngìn
đồng).Điều này làm tăng chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm song Công
ty vẫn có thể đảm bảo được lợi nhuận bằng việc tăng giá trị sản lượng hay
doanh.
Xét về mặt hiệu quả khấu hao không thể tính ngay hết được song về lâu
dài khấu hao nhanh giúp Công ty giành thắng lợi trong cạnh tranh, nâng cao
chất lượng thông qua việc nhanh chóng đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng quy
mô sản xuất.
Ngoài phương pháp trên, đối với tài sản cố định có thời gian sử dụng dài
như nhà xưởng Công ty nên sử dụng phương pháp khấu hao khác và phương
pháp khấu hao theo giá trị còn lại. Phương pháp này căn cứ vào nguyên giá tài
sản cố định ở năm thứ nhất sau đó căn cứ theo giá trị còn lại với cùng một tỷ lệ
khấu hao. Ví dụ Công ty có thể áp dụng phương pháp này đối với thiết bị văn
phòng xưởng dệt xí nghiệp 5 được đầu tư trong năm 1999 với nguyên giá
985.000.000đ và tỷ lệ khấu hao là 20%.
Biểu 19:
Đơn vị tính 1.000đ
Năm thứ Tỷ lệ trích Giá trị
khấu hao
Mức trích
khấu hao
Giá trị còn lại
1 20% 197.000 788.000 985.000
2 20% 157.600 630.400 788.000
3 20% 126.080 504.320 630.400
4 20% 100.864 403.456 504.320
5 20% 80.691,2 322.764,8 403.456
6 20% 64.552,96 258.211,84 322.764,8
Qua phương pháp khấu hao này ta có thể đưa ra nhận xét là phương
pháp khấu hao theo giá trị còn lại có khả năng thu hồi vốn nhanh trong trời gian
đầu và do đó phòng ngừa được hiện tượng mất giá do hao mòn vô hình gây ra
và nhất là sự biến động về giá trong cơ chế thị trường như hiện nay. Tuy nhiên
phương pháp cũng có hạn chế là số trích khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng sẽ
không đủ bù đắp giá trị ban đầu của máy móc thiết bị. Người ta giải quyết tồn
tại này bằng cách: Khi chuyển sang gia đoạn cuối của thời gian phục vụ tài sản
cố định có thể sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính cố định. Bằng cách
này sản xuất thu hồi đủ vốn ban đầu.
2- Cải tiến việc lập kế hoạch vốn lưu động định mức
Vốn lưu động định mức là vốn lưu động có thể dự tính trước được, cần
thiết thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhu cầu vốn lưu động định mức tính ra phải đủ cho qúa trình tái sản
xuất được tiến hành một cách liên tục nhưng đồng thời phải thực hiện chế độ
tiết kiệm hợp lý. Có như vậy mới thúc đẩy doanh nghiệp ra sức cải tiến hoạt
động sản xuất kinh doanh, tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,
quản lý chặt chẽ số vốn bỏ ra. Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động định
mức là tổ chức tốt các nguồn vốn hợp lý đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất
kinh doanh, kế hoạch vốn lưu động định mức là một bộ phận của kế hoạch tài
chính là căn cứ quản lý vốn lưu động.
Hiện nay Công ty 20 xác định số vốn lưu động căn cứ vào doanh thu và
số vòng quay vốn lưu động kế hoạch.
Vốn lưu động định mức =
Doanh thu - thuế
Số vòng quay vốn lưu động
Cách xác định vốn lưu động định mức ở đây đơn giản giúp cho Công ty
nhanh chóng xác định số vốn lưu động định mức.
Tuy nhiên thực tế cho thấy nhưng năm qua, Công ty đã xác định vốn lưu
động định mức không sát với số vốn thực tế. Vốn lưu động định mức thường
thấp hơn so với thực tế vì vậy Công ty phải tăng cường đi chiếm dụng vốn.
Vì vậy, em xin kiến nghị Công ty sử dụng phương pháp xác định vốn lưu
động định mức theo doanh thu hàng năm.
2-1/ Nội dung của phương pháp
Phương pháp % trên doanh thu là phương pháp dự toán ngắn hạn có thể
dự toán nhu cầu tài chính của doanh nghiệp.
Theo phương pháp này ta tính số dư nợ của các khoản tiền trên bảng
tổng kết tài sản, chọn nhưng khoản chịu sự biến động trực tiếp có quan hệ chặt
chẽ với nhau.
Dùng % để ước tính nhu cầu vốn lưu động của năm sau trên cơ sở chênh
lệc tỷ lệ vốn trên doanh thu.
2-2/ áp dụng để xác định lại vốn lưu động định mức của Công ty 20
cho năm 1999.
Biểu 20: bảng tổng kết tài sản của Công ty năm 1999
TS có Số tiền TS nợ Số tiền
1. Vốn cố định 67.022.448 1. Nguồn vốn
cố định
70.733.196
2. Tài sản lưu
động
46.412.361 2. Nguồn vốn
lưu động
55.043.990
- Dự trữ 33.351.182 3. Nguồn vốn
XDCB
0
- Vốn bằng tiền 13.061.179 4.Quỹ xí
nghiệp
15.919.660
3. Tài sản trong
thanh toán
56.683826 5.Nợ tín dụng 5.215.608
6. Vốn trong 23.206.181
thanh toán
Tổng cộng 170.118.635 Tổng cộng 170.118.635
Xét trên tài sản có doanh thu tăng thì tài sản lưu động và tài sản thanh
toán sẽ tăng còn vốn cố định thực tế ít biến động. Do đó % trên doanh thu năm
2000 được tính vào tài sản có là:
Tài sản lưu động
.Doanh thu năm 1999
=
46.412.361
386.769.675
= 0,12
Tài sản trong thanh toán
Doanh thu năm 1999
=
56.683.826
386.769.675
= 0,15
* Xét trên tài sản nợ. Khi doanh thu tăng thì chỉ có nguồn vốn tín dụng
và nguồn vốn trong thanh toán chịu sự biến động trực tiếp.
Do đó % trên doanh thu tính trên tài sản nợ là:
Nguồn vốn tín dụng
Doanh thu năm 1999
=
5.215.608
386.769.675
= 0,01
Nguồn vốn trong thanh toán
Doanh thu năm 1999
=
23.206.181
386.769.675
= 0,06
Chênh lệch bên nợ giữa hai bên nợ, có:
(0,12+ 0,15) - (0,02+ 0,06) = 0,191= 19%
Như vậy cứ tăng 100 đồng doanh thì vốn lưu động tăng 19 đồng.
Theo kế hoạch doanh thu năm 2000 đạt 300 tỷ đồng còn thực tế đạt
386.769.675.000đ. Doanh thu năm 1999 là 246.749.775.000đ.
Từ đó ta có thể tính ra nhu cầu vốn lưu động năm 2000 so với năm 1999
là:
(386.769.675- 246.749.775) x 0,19 = 26.603.781nghìn đồng
Trong cơ cấu vốn lưu động năm 1998 thì tài sản lưu động chiếm là:
46.412.361
87.071.930
= 0.533 = 53,3%
Như vậy nhu cầu vốn lưu động cho năm 2000 tính cho tài sản lưu động
là:
0.533 x 26.603.781 = 14.179.815( nghìn đồng)
Tổng nhu cầu vốn lưu động cho năm 2000 là:
46.412.361+ 14.179.815= 60.592.176 ( nghìn đồng)
Từ đó có thể làm lợi nhuận tăng lên
Như vậy chênh lệch so với cách tính cũ là:
60.592.176 - 48.823.527 = 11. 768.649 ( nghìn đồng)
Như vậy theo cách tính này thì cho thấy trong năm 2000 Công ty đã
thiếu vốn lưu động. Vì vậy để bù đắp lượng thiếu hụt này Công ty đã phải tăng
cường chiếm dụng vốn. Vì vậy việc xác định đúng nhu cầu vốn lưu động sẽ
giúp Công ty chủ động hơn trong việc sản xuất kinh doanh.
3- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO-9002
ISO-9002 được coi là tấm hộ chiếu thông hành cho sản phẩm của một
doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường nước ngoài. Khi triển khai kế hoạch áp
dụng ISO-9002 ở Công ty 20 cần tiến hành các bước sau:
- Cử cán bộ chuyên trách đi tìm hiểu về ISO-9002 ( tìm hiểu sách vở
hoặc đi tham quan các công ty khác).
Lập phương án áp dụng ISO-9002. Cụ thể:
+ Thời gian tiến hành: chậm nhất là năm 2000 phải có chứng nhận ISO-
9002.
+ Ký hợp đồng tư vấn với Công ty nước ngoài.
+ Biên soạn các chính sách chất lượng và các thủ tục kèm theo. Phổ biến
cho toàn thể cán bộ công nhân viên về kế hoạch ISO-9002.
+ Tập huấn về quản lý chất lượng ở các xí nghiệp cũng như ở Công ty
theo ISO-9002
* Tác dụng:
Việc áp dụng ISO-9002 liên quan đến vấn đề chất lượng nên khó có thể
đánh giá định lượng nhưng gì có thể đạt được mà ta chỉ có thể tiến hành đánh
giá định tính. Sau đây là nhưng kết quả thu được từ việc áp dụng ISO-9002.
+ Tăng chất lượng sản xuất
+ Tăng cường hiệu quả của công tác quản lý
+ Giảm tỷ lệ phế phẩm
+ Tăng lượng hàng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài
+ Tăng doanh thu tiêu thụ
+ Giảm tai nạn lao động
+ Tăng cường hiệu quả đổi mới công nghệ.
Để hoàn thiện việc áp dụng ISO-9002 Công ty cần chi ra khoản tiền là
700.000.000đ. Đây là khoản tiền không nhỏ như nếu so sánh với lợi ích mà ta
có thể đạt được thì có thể thấy rằng việc làm này là hoàn toàn đúng đắn và có
cơ sở thực tiền.
4 - Các giải pháp nhằm hạn chế chiếm dụng vốn.
Qua số liệu trên ta thấy tính đến cuối năm 1999 số vốn Công ty bị
chiếm dụng lên tới 41.663.919.000đ chiếm 47,58% trong tổng số vốn lưu
động. Đây cũng là nguyên nhân làm Công ty thiếu vốn. Lượng vốn bị chiếm
dụng này không những không sinh lãi mà còn làm giảm đáng kể hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của Công ty. Trong phần này xin nêu một số biện pháp nhỏ
để có thể hạn chế đến mức thấp nhất vốn bị chiếm dụng của Công ty.
Nguyên nhân khách quan và chủ quan của việc chiếm dụng vốn là do
hiện tượng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh hiện nay là khá phổ biến, nhất
là về vốn lưu động, đồng thời cũng do Công ty không có sự lựa chọn đánh giá
chính xác về khả năng tài chính của các bạn hàng.
Mặt khác ngoài mục tiêu kinh doanh lợi nhuận, Công ty còn có nhiệm vụ
đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động của Công ty. Thực tế cho thấy
nhiều lô hàng và hợp đồng ký kết không đem lại hiệu quả kinh tế mấy nhưng
nó vẫn đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động nên Công ty vẫn duy trì.
Thực tế cho thấy, mặc dù Công ty là một doanh nghiệp nhà nước, trong
sản xuất Công ty phải có nhiệm vụ đảm bảo công ăn việc làm cho người lao
động. Song để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, cũng như sự phát triển không
ngừng của Công ty thì Công ty phải đặt lợi nhuận nên hàng đầu. Để có thể
giảm đến mức thấp nhất vốn bị chiếm dụng, Công ty cần có những biện pháp
sau:
Trong qúa trình nhận ký kết với các bạn hàng, Công ty cần đánh giá kỹ
năng tài chính của bạn hàng để trong qúa trình thực hiện hợp tránh nhưng rủi ro
có thể xẩy ra. Cụ thể trong qúa trình ký hợp đồng thì bên A khách hàng phải
ứng trước 10% giá trị hợp đồng được ký. Khoản tiền này được giao cho Công
ty khi hợp đồng được ký. Trong qúa trình thực hiện hợp đồng với bên A cần có
các điều khoản sau:
+ Thực hiện nghiêm túc việc giao nhận hàng khi hợp đồng đã được ký
kết xong.
+ Quy định mức phạt từ 5- 10% cho việc chậm thanh toán khi thời hạn
thanh toán chậm so với kế hoạch ký kết trong hợp đồng.
5-Đẩy nhanh tốc độ tiêu thu sản phẩm:
Tiêu thu sản phẩm là một rong những khâu trọng yếu của qúa trình
sản xuất vì thế không một doanh nghiệp nào là không chú trọng đến khâu tiêu
thu sản phẩm.
Để giải quyết vấn đề này Công ty nên định hướng xuất khẩu sang các
nước khác các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. Muốn việc thực
hiện điều này thì Công ty phải.
- Thành lập một phòng ban chuyên nghiên cứu về nhu cầu thị trường và
đối thủ cạnh tranh.
- Chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng sản phẩm và quản lý chất
lượng sản xuất, quan trọng nhất là Công ty phải nhanh chóng hoàn thành hồ sơ
chứng nhận chứng chỉ ISO-9002 như đã đề ra.
Trong những năm vừa qua Công ty chiếm được hầu hết thị trường trong
nước nên không chú ý đến ngiên cứu nhu cầu thị trường, nghiên cứu về đối thủ
cạnh tranh vì trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp nào có thể đáp ứng tốt
nhu cầu khách hàng thì sẽ nắm phần thắng trong cạnh tranh. Hơn nữa, việc nắm
rõ thông tin về đối thủ cạnh tranh là rất cần thiết vì từ những thông tin này mà
ban lãnh đạo sẽ căn cứ để ra những quyết định trong kinh doanh. Như sản xuất
mặt hàng nào mà các đối thủ cạnh tranh chưa có hay hạ giá bán sản phẩm thấp
hơn giá bán của đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn có lãi để thu hút khách hàng.
Việc thành lập một phòng ban chuyên nghiên cứu về thị trường và đối
thủ cạnh tranh giúp Công ty ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường
và luôn thắng lợi trong cạnh tranh.
Bên cạnh việc đầu tư chi phí cho việc nghiên cứu thị trường và đối thủ
cạnh tranh thì việc tăng cường đại tu, sửa chữa máy móc thiết bị là rất cần thiết
bởi vì trong điều kiện Công ty chưa thể đầu tư toàn bộ máy móc thiết bị mới,
việc này giúp Công ty nâng cao năng lực sản xuất cũ của máy móc thiết bị đã
hết khấu hao, đảm bảo sản xuất được liên tục, cung ứng đủ sản phẩm cho thị
trường và tiết kiệm được chi phí khấu hao máy móc thiết bị cho mỗi sản phẩm.
Để làm được điều này đòi hỏi Công ty phải bố trí đội ngũ công nhân có
tay nghề cao, làm việc nhiệt tình, tích cực, có tinh thần sáng tạo khắc phục khó
khăn trong điều kiện vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn ..... cùng với việc sửa
chữa, Công ty cần đảm bảo tốt chế độ bảo dưỡng máy móc thiết bị. Công tác
bảo dưỡng này cần được gắn liền với từng phân xưởng sản xuất và sử dụng
máy móc thiết bị, lợi ích vật chất của công nhân bảo dưỡng máy móc thiết bị.
Làm tốt công tác này vừa đảm bảo duy trì năng lực sản xuất của máy móc thiết
bị vừa hạn chế sự hỏng hóc máy móc thiết bị, tiết kiện chi phí sửa chữa nâng
cao năng lực, trình độ tay nghề của công nhân sản xuất.
Về mặt tổ chức, phòng Marketing sẽ được thành lập và chịu trách nhiệm
trực tiếp với trưởng phòng kế hoạch tổ chức sản xuất. Phòng Marketing bước
đầu thành lập có thể chỉ gồm 5 người trong đó có một người có trách nhiệm
quản lý chung các công việc, liên hệ với phòng ban chức năng khác, báo cáo
với trưởng phòng kế hoạch thị trường về các hoạt động của phòng mình. Bốn
người còn lại sẽ chia làm hai nhóm để tiến hành các công việc sau:
+ Ngiên cứu nhu cầu thị trường về giá cả, chất lượng sản phẩm, mẫu mã
sản phẩm ......
+ Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ như quảng cáo , xúc tiến bán hàng ...
Như vậy phòng Marketing sẽ có 3 chức năng chính là tiến hành các hoạt
động hỗ trợ, nghiên cứu thị trường, tổ chức bán hàng.
KẾT LUẬN
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đối với bất cứ loại hình doanh
nghiệp nào, thuộc mọi thành phần kinh tế. Điều kiện tiên quyết để cho doanh
nghiệp có thể hoạt động được là phải có vốn kinh doanh.
Với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển được thì bằng mọi cách phải sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả
hoặc hiệu quả kinh tế hay hiệu quả xã hội. Do vậy đòi hỏi các nhà tài chính
phải luôn tìm các phương sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng
và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung.
Đẩi với các doanh nghiệp nhà nước số vốn hoạt động ban đầu là do nhà
nước cấp phát. Doanh nghiệp được quyền sử dụng số vốn đó vào hoạt động
sản xuất kinh doanh theo định hướng của nhà nước. Nếu doanh nghiệp sử dụng
không đúng mục đích sẽ dẫn đến khó khăn về mặt tài chính từ đó ảnh hưởng
xấu đến vai trò của doanh nghiệp và của đời sống cán bộ công nhân viên,
đương nhiên ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh . Đối với doanh
nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần .... số vốn bỏ ra là của bản thân họ và đồng
thời mục đích kinh doanh của họ là để sinh lời. Do đó vấn đề sử dụng vốn kinh
doanh một cách hiệu quả là hết sức thiết thực.
Trên đây em đã đưa ra một vài phương hướng và giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty 20.
Do thời gian thực tập hạn hẹp nên đề tài không thể tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong được sự góp ý của cô giáo và các cô chú trong phòng tổ
chức của Công ty 20.
Em xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính sách và biện pháp huy động các nguồn vốn. Thông tin
chuyên đề của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Trung tâm thông tin, HN
tháng 07 năm 1996.
2. Cao Sỹ Khiêm- chiến lược vốn phục vụ công nghiệp hoá-Hiện đại
hoá- hIện đại hoá đất nước.Thời báo Ngân hàng số mừng kỷ niệm
45 năm ngày thành lập ngân hàng Việt Nam.
3. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch- Kinh tế học tập
1, 2, NXB GD 1995.
4. Paul. A.Samuelson và William D.Nordhaus: “Kinh tế học tập 1,2
Viện quan hệ quốc tế HN 1989.
5. Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ 8. NXB CTQG, HN 1996.
6. Văn kiện đại hội đảng bộ lần thứ 6, NXB HN 1991.
7. Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ 7, NXBCTQG HN 1992.
8. Văn kiện đại hội đảng bộ lần thứ 7, NXBHN 1996.
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu .................................................................................................... 2
Phần I. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn một vấn đề cấp bách với các
doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế thị trường ................ 4
I- Khái niệm và phân loại vốn trong doanh nghiệp: ...................................... 4
1- Khái niệm và chu trình vận động của vốn trong doanh nghiệp ............. 4
2- Phân loại vốn trong doanh nghiệp: .................................................. 5
II- Khái niệm và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các
doanh nghiệp: ....................................................................................... 17
1- Các khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế :............................... 17
2- Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ............................... 19
III- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn : ...................................... 20
1- Cơ cấu vốn của doanh nghiệp. .......................................................... 20
2- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định: ......................... 21
3-Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
......................................................................................................... 22
4 - Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp. .......... 24
Tổng nợ phải trả ................................................................................ 24
IV- các nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. ..... 25
1- Các nhân tố chủ quan ........................................................................ 25
2- Các nhân tố khách quan .................................................................... 27
Phần II. Phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình
quản lý vốn sản xuất kinh doanh của công ty 20 - tổng cục hậu cần
....................................................................................................... 29
I- Quá trình hình thành và phát triển của công ty 20 .................................. 29
1- Sự hình thành và phát triển công ty 20 .............................................. 29
2- Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty 20 ........................................ 31
II- Đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của công ty: ............................................ 36
1- Đặc điểm về sản phẩm ...................................................................... 36
2- Đặc điểm về thị trường và các đối thủ cạnh tranh. ............................. 36
3-Đặc điểm công nghệ, thiết bị của Công ty 20 ..................................... 38
4- Đặc điểm lao động trong công ty....................................................... 39
5- Đặc điểm về tài chính: ...................................................................... 40
III- Tình hình thực hiện các mặt hoạt động của công ty: ................................ 40
1- Tình hình sản xuất kinh doanh ........................................................... 40
2-Tình hình cung ứng vật tư. ................................................................. 45
3-Lao động tiền lương ........................................................................... 47
4- Tình hình thực hiện kế hoạch và đầu tư ............................................. 48
IV- Phân tích thực trạng quản lý vốn sản xuất kinh doanh trong 3 năm của
Công ty 20. ........................................................................................... 49
1- Cơ cấu vốn của Công ty. ................................................................... 49
2- Tình hình quản lý vốn của Công ty .................................................... 53
3- Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty: ................................................... 61
4- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 20 ................................ 64
5- Vấn đề bảo toàn và phát triển vốn: .................................................... 66
V- đánh giá thực trạng tình hình quản lý vốn sản xuất kinh doanh trong 3
năm qua của Công ty............................................................................. 66
1- Những thành tích và ưu điểm đạt được .............................................. 66
2- Những tồn tại .................................................................................... 67
3- Nguyên nhân những tồn tại ............................................................... 68
Phần III. Một số phương hướng và biện pháp chủ yếu góp phần nâng cao
hiệu quả của việc quản lý vốn sản xuất của Công ty 20 ............... 70
I- Phương hướng ....................................................................................... 70
1- Lựa chọn phương án kinh doanh ....................................................... 70
2- Tổ chức quản lý tốt qúa trình sản xuất kinh doanh ............................. 71
3- Tăng cường đổi mới máy móc thiết bị kỹ thuật, áp dụng tiến độ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. ............................................... 72
4- Hướng dẫn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn. ................................... 72
5 - Tổ chức công tác kế toán và phân tích các hoạt động kinh tế ............ 73
II- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn của
Công ty 20. ........................................................................................... 74
1-Cải cách phương pháp khấu hao tài sản cố định. ................................ 74
1-1/ Cơ sở của phương pháp............................................................. 65
1-2/ Nội dung phương pháp. ............................................................. 75
2- Cải tiến việc lập kế hoạch vốn lưu động định mức ............................. 77
3- áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO-9002 ................................. 80
4 - Các giải pháp nhằm hạn chế chiếm dụng vốn. .................................. 81
5-Đẩy nhanh tốc độ tiêu thu sản phẩm: ................................................. 82
Kết luận ....................................................................................................... 85
Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 78
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Phương hướng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý vốn sản xuất kinh doanh Công ty 20 - Tổng cục hậu cần.pdf