Luận văn Phương ngữ Nam Bộ trong văn học dân gian

Ngôn ngữ văn học dân gian Nam Bộ mang đậm màu sắc địa phương. Nói như thế không có nghĩa là ngôn ngữ trong văn học dân gian Nam Bộ không nằm trong sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc. Ngôn ngữ văn học dân gian Nam Bộ vừa kế thừa và phát huy những đặc điểm của ngôn ngữ văn học dân gian dân tộc, vừa thể hiện và làm phong phú thêm vốn từ ngữ mang sắc thái địa phương. Từ đó, nó góp phần làm phong phú thêm kho từ vựng của tiếng Việt, góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong quá trình diễn đạt của người dân. Có thể nói đây là một đóng góp của ngôn ngữ văn học dân gian Nam Bộ đối với tiếng nói dân tộc. Do vậy, cần có sự quan tâm thích đáng đối với việc nghiên cứu, tìm hiểu văn học dân gian Nam Bộ. Dưới góc độ một giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường phổ thông, người viết nhận thấy văn học dân gian Nam Bộ hầu như vắng mặt ở chương trình học cấp trung học phổ thông. Chúng tôi nghĩ chương trình Ngữ Văn ở cấp THPT cần có một số câu ca dao Nam Bộ, đặc biệt là những câu ca dao than thân đậm đà màu sắc địa phương Nam Bộ. Điều này góp phần làm cho tiếng nói người Nam Bộ trở nên gần gũi, quen thuộc hơn với người dân các vùng khác. Từ đó, mọi người thêm yêu vẻ đẹp của văn học dân gian Nam Bộ nói riêng và văn học dân gian dân tộc nói chung.

pdf122 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 3741 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương ngữ Nam Bộ trong văn học dân gian, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghe xong lời tâm sự, ta không khỏi mỉm cười, cười vì hiểu được tấm chân tình mộc mạc được thổ lộ một cách vô cùng tự nhiên của chàng trai ấy. Sự phóng đại ở đây không phải sự lộng ngôn. Nó là cách để nhân vật trữ tình bộc lộ tình cảm của mình, đó là thứ tình cảm vô cùng thắm thiết, nồng nàn mà những cách diễn đạt thông thường khó mà lột tả được hết. Để diễn tả cho kì được tấm chân tình của mình, tác giả dân gian Nam Bộ còn dùng chính những bộ phận của cơ thể mình để biểu đạt. Thương đứt ruột: Đũa vàng dộng xuống mâm son Anh thương em đứt ruột vội từ hôn sao đành 84 Thương đứt ruột, đứt gan: Gió năm non thổi lòn hang chuột Thấy em bơi xuồng anh đứt ruột đứt gan Thương chết nửa thân mình: Anh bước xuống xuồng nhỏ Anh gõ nhẹ một cái cộc Anh lượm được cục ngọc thủy tinh Anh thương em chết nửa thân mình Mà em ngơ ngẩn như mình thương ai Thương đến mức muốn cắt ruột cho người tình: Một tiếng than đôi ba tiếng vãn, năm bảy tiếng tình Thiếu điều anh cắt ruột bỏ qua mình, anh về không. Đối với người Việt, ruột, gan thường được dùng để biểu đạt ý chí, tình cảm của con người. Từ ruột được người Việt dùng để chỉ huyết thống, đặc biệt là quan hệ huyết thống trực tiếp. Quan hệ huyết thống là cơ sở quan trọng để tạo ra tình cảm giữa những người trong gia đình, dòng tộc. Ngoài ra, ý nghĩa biểu trưng của ruột còn được mở rộng để chỉ lí trí và tâm trạng con người. Tác giả dân gian Nam Bộ không dùng ruột để chỉ tâm trạng hạnh phúc, thỏa mãn mà thường dùng để chỉ tâm trạng đau khổ. Ruột thắt chín tầng: Chiều chiều chim vịt kêu chiều Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau Ruột thắt gan đau vì nghèo mới xa cô bạn Ruột thắt chín tầng đành đoạn héo hon Ruột bầm như dưa: Anh đi không lẽ em cầm Chấp tay đưa bạn ruột bầm như dưa Gan trong cách nói của người Việt biểu trưng cho tinh thần, ý chí, cho tính cách con người. Trong ca dao, dân ca Nam Bộ, gan thường biểu trưng cho tâm trạng 85 buồn khổ. Khi biểu đạt tâm trạng buồn khổ, gan thường đi liền với ruột trong một cụm từ có tính thành ngữ. Ruột gan thắt thẻo: - Ai mà lạc lối thuyền tình Nào khi thề thốt đinh ninh Theo dòng nước chảy một mình quạnh hiu - Nghe em than, ruột gan thắt thẻo Lòng anh không bạc bẽo sao em khéo rầy rà Anh nguyền trọn dạ đến già chẳng phai Ruột gan héo bầm: Bây giờ giấy trắng, mực đen Em xin viết giấy làm tờ cam đoan Em đứng giữa trời em chẳng nói gian Em xa người nghĩa mà ruột gan héo bầm. Ruột héo gan rầu: Ngó lên Châu Đốc, ngó xuống Vàm Lau Thấy buồm bạn chạy sóng bủa theo sau Anh thương em ruột héo gan rầu Biết em thương lại được chút nào hay không. Ruột thắt gan bào: Ngó lên trời thấy mây vần vũ Ngó xuống âm phủ thấy đủ mặt bá quan Ngó về Nam Vang thấy bốn chữ phết vàng Ngó thấu Ngọc Hoàng thấy hàng chữ đỏ Ngó về biển nhỏ thấy sóng bủa lao xao Anh thương em ruột thắt gan bào Biết em có thương lại chút nào hay không? Đôi khi ruột, gan được tách thành hai vế đối xứng nhằm nhấn mạnh nỗi niềm: 86 Thương em đất lở tự trầm Gan thâm từng lá, ruột bầm từng cơn Ngoài ra, gan còn được dùng để biểu đạt trạng thái tức giận: Ngọn dền tía, ngọn bần cũng tía Ngọn lang giâm, ngọn nứa cũng giâm Thấy em tốt mã anh lầm Bây giờ so lại giận bầm lá gan. Hay tâm trạng bồi hồi, tương tư: Chim trên rừng nó kêu dội suối Gà dưới núi nó gáy chày đôi Đêm năm canh thức dậy em ngồi Lòng thương quân tử bồi hồi lá gan. Như vậy, ruột, gan trong ca dao, dân ca Nam Bộ gắn với khuynh hướng biểu đạt tâm trạng đau buồn, mang sắc thái biểu cảm âm tính. Điều này, có lẽ xuất phát từ nguyên tắc sống hết mình của người dân Nam Bộ. Vì sống hết mình nên trong tình yêu bao giờ người Nam Bộ cũng muốn nói tận đáy lòng, nói cho đối tượng hiểu được bụng dạ của mình, phơi bày cả ruột gan mình ra. Đây cũng là một nét đặc sắc trong văn học dân gian Nam Bộ nói chung và ca dao, dân ca Nam Bộ nói riêng. Người Nam Bộ tính vốn thẳng thắn, bộc trực, không bị gò ép bởi lễ giáo phong kiến. Vì vậy, ngay cả phụ nữ trong tình yêu cũng táo bạo và dí dỏm không kém nam giới: Thương anh vô giá quá chừng Trèo tường quên mệt, ngậm gừng quên cay Nhác trông thấy bóng anh đây Ăn chín lạng ớt ngọt ngay như đường. Khó có thể tin được tình yêu sẽ làm vị giác của con người bị lẫn lộn giữa vị cay và vị ngọt. Thế nhưng, lời cô gái vẫn nhận được sự đồng cảm từ những tâm hồn đang yêu bởi vì họ hiểu cách nói đó cũng là một trong nhiều cách biểu đạt tình yêu vậy. Nếu không lấy đặng cô này 87 Tui thề chèo ghe ra biển cả, nước lớn đầy tui chèo vô. Câu tôm, câu vớt, câu vợt, câu cần Câu doi, câu vịnh, câu lần tới em. Cách nói khoa trương, phóng đại cũng góp phần tạo nên phong cách diễn đạt dí dỏm, hài hước của người Nam Bộ. Dù thiên nhiên có phần ưu đãi, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế nhưng người Nam Bộ cũng gặp không ít khó khăn, thử thách, nhất là trong buổi đầu khai phá vùng đất này. Họ đã phải chế ngự những nỗi buồn len lỏi trong tâm tư của những người xa quê, nỗi buồn lúc mất mùa, bệnh tật. Họ lấy tiếng cười làm phương thuốc để tự động viên mình, động viên người bên cạnh. Trong lời ăn tiếng nói của người Nam Bộ thường có những ý tứ gây cười. Trong những lúc vất vả, khó khăn nhất, tiếng cười lại xuất hiện càng nhiều. Khi miêu tả thiên nhiên hoang sơ, người Nam Bộ có câu ca dao nổi tiếng: Xứ nào bằng xứ Cạnh Đền Muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lền tợ bánh canh Có thể thấy, các tính chất, trạng thái được miêu tả phóng đại giúp người nói đi sâu vào mô tả bản chất sự vật. Đồng thời, người nghe cũng hình dung được sự vật một cách cụ thể hơn. Câu ca dao miêu tả một hoàn cảnh sống không thuận lợi thậm chí là có phần khắc nghiệt, vậy mà ta không tìm thấy ở đó sự than thở hay trách móc. Câu ca dao còn có phần dí dỏm nhờ vào các hình ảnh so sánh: muỗi kêu – sáo thổi, đĩa – bánh canh. Từ đó, toát lên tinh thần lạc quan, yêu đời đáng quý của người Nam Bộ. Ngay cả trong tình yêu - lĩnh vực mà ai cũng nghĩ cần phải nghiêm túc - thì người Nam Bộ cũng có thể bông đùa được: Anh có tiền dư cho em một đồng Em về mua gan công mật cóc thuốc chồng rồi theo anh Thế nhưng, sự bông đùa ấy vẫn ẩn chứa tình cảm chân thành, mộc mạc. Chính vì vậy, những câu ca dao như thế mới giữ được sức sống lâu dài. 88 Nỗi lo cơm áo gạo tiền luôn là gánh nặng của con người. Thế nhưng, sự đối lập giàu nghèo trong cách nói của người Nam Bộ trở nên rất nhẹ nhàng: Người ta giàu người ta nấu đầy nồi Mình nghèo nấu ít, ăn rồi mình nấu thêm Người ta giàu người ta ngủ thẳng đêm Mình nghèo ngủ ít, ngủ thêm ban ngày Có thể nói, lạc quan yêu đời và dí dỏm, hài hước là các đặc điểm hay đi liền với nhau. Trong môi trường có phần khó khăn, khắc nghiệt thì tiếng cười cũng là một vũ khí để chiến thắng thiên nhiên, chiến thắng bản thân mình. Trong những câu chuyện cười, đặc biệt là câu chuyện về Bác Ba Phi, lối nói phóng đại đạt đến đỉnh cao. Các sự vật được kể trong chuyện Bác Ba Phi đều được cường điệu về độ phong phú của số lượng. Đây là câu chuyện bác Ba Phi đi bắt rùa: “Ngồi trên ghe, bác thấy con nào lớn thì bắt bỏ lên ghe, nhỏ thì hất xuống sông. Đầy ghe bác nhổ sào ra về. Không ngờ, những chú rùa con bị hất xuống, bám theo hai bên ghe đông nghịt. Bọn chúng một tay bám, một tay bơi nên bác Ba không phải chèo xuồng mà chỉ việc ngồi kèm lái. Những con rùa bám hai bên ghe càng sợ rơi càng bơi dữ khiến chiếc ghe của bác chạy nhanh như bo bo”. Có những câu chuyện tác giả dân gian phóng đại độ lớn của loài vật: “Một lần, bác Ba Phi kể rằng, nhà bác có nuôi một con vịt xiêm, nó lớn rất nhanh và cao to. Có người đi qua chuồng làm náo động khiến con vịt cất cánh bay tung lên làm sập mười căn nhà ở xung quanh. Người ta bắt bác phải bồi thường thiệt hại. Bác liền gọi thằng nhỏ đi bắt cá bán để lấy tiền đền cho người ta. Cá ở ao nhà bác rất to, thằng nhỏ không dám lội xuống bắt vì sợ nó ăn thịt. Nó dùng cần câu, cá cắn câu mà không thể kéo lên bờ được còn bị nó lôi xuống ao. Bỗng nhiên, cá quẫy đuôi một cái, nó lại bị bắn lên bờ, văng ra xa hơn mười công đất”. Không khó để tìm những cách phóng đại như trên trong truyện cười Nam Bộ. Qua lối diễn đạt cường điệu, phóng đại, người Nam Bộ thể hiện tình yêu, sự gắn bó và niềm tự hào đối với quê hương. Việc dùng nhiều lối nói phóng đại còn thể hiện lối sống lạc quan pha chút lãng mạn vô tư của người lao động. 89 Tính dí dỏm, hài hước ở Nam Bộ thường nhằm mục đích vui cười hả hê, giải trí chứ không sâu sắc, thâm thúy như tiếng cười trong văn học dân gian ở các vùng khác. Sự khác biệt này không thể hiện sự khác biệt về khả năng tư duy mà thuộc về tính cách con người được thể hiện qua lối tư duy. Nó xuất phát từ lối tư duy lạc quan,yêu đời, yêu cuộc sống của người Nam Bộ. 3.2.Cách biểu đạt bằng lối so sánh So sánh là biện pháp được hình thành dựa trên việc liên tưởng đến nét tương đồng giữa hai đối tượng khác nhau, trong đó hai đối tượng đều được nêu ra một cách công khai. Trong văn học dân gian, tác giả dân gian thường so sánh đối chiếu đời sống tình cảm, tâm trạng con người và hình ảnh thiên nhiên; tức là thông qua hình ảnh thiên nhiên, tác giả dân gian muốn nói lên số phận, tâm tư, tình cảm của con người. “Hình ảnh thiên nhiên và trạng thái con người tình cảm của con người được đối chiếu với nhau trong những mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp, cái này gợi ý về cái kia, và đích miêu tả cuối cùng là trạng thái tình cảm của con người” [49]. Với biện pháp so sánh, cách nói sẽ hình ảnh hơn, sinh động hơn, tạo được cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người tiếp nhận. Để chỉ những người hay ăn mà lại lười biếng làm việc, ở Nam Bộ có thành ngữ: Ăn như xáng múc, làm như lục bình trôi Hay: Ăn như xáng thổi, làm như chổi cùn Đối tượng được đem ra so sánh bao giờ cũng là những sự vật, hiện tượng quen thuộc. Sự giàu có về sản vật (như tôm, cá, các loại trái cây) của vùng đất Nam Bộ chính là cơ sở hình thành những hình ảnh để đem so sánh trong ca dao dân ca. Người Nam Bộ đã lựa chọn những hình ảnh về các loại sản vật để nói lên thân phận, phẩm chất của con người Nam Bộ: Sen mọc giữa đồng lòng sen trong trắng Sen Tháp Mười mưa nắng vẫn tươi Bông sen như nết con người 90 Đẹp như con gái Tháp Mười quê ta Nói đến cảnh sum họp của đôi lứa, ca dao Nam Bộ có câu: Đôi ta như cá ở đìa Ngày ăn tản lạc tối dìa đủ đông Cá ở đìa là một hiện thực rất gần gũi với người dân vùng sông nước, vì thế khi liên tưởng đến hoàn cảnh của con người hình ảnh cá ở đìa đã đi vào ca dao một cách rất tự nhiên, không hề gượng ép. Hoàn cảnh người con gái có chồng được tác giả dân gian Nam Bộ so sánh với một hình ảnh đặc trưng của vùng đất này: Bậu có chồng như cá vô lờ Tương tư nhớ bậu dật dờ năm canh. Nỗi vui mừng của cô gái khi gặp người yêu cũng mang đậm chất Nam Bộ, không lẫn vào đâu được: Gặp anh đây mừng đã quá mừng Giả như bông lúa trổ mà nửa chừng mắc mưa. Người Nam Bộ sống rất mạnh mẽ nên những hình ảnh họ đem ra so sánh thường cụ thể, gây ấn tượng mạnh đối với người đọc. Cách nói, cách sử dụng những hình ảnh mạnh mẽ đã tạo cho ca dao, dân ca Nam Bộ một âm hưởng riêng: Kẻ trắng như bông lòng anh không chuộng Đen như cục than hầm, làm ruộng anh lại thương. Những hình ảnh so sánh vừa dứt khoát, không mập mờ, trung tính lại vừa có tính gợi hình, biểu cảm: trắng thì phải trắng như bông, đen thì phải đen như cục than hầm. Thế mới là cực độ của trắng và đen. Thế mới thấy được tấm chân tình thiết tha của chàng trai trong câu ca. Ngoài ra, ca dao, dân ca Nam Bộ còn có những hình ảnh so sánh mang tính dí dỏm. Điều này xuất phát từ tính cách vui vẻ, lạc quan của người Nam Bộ. Gái chưa chồng trong lòng hớn hở Trai chưa vợ ruột thắt tợ trái chanh Hay: Em tròn như quả quýt, 91 Em ngọt như trái cam sành Tình thương em không chia sớt, em để dành cho ai. Những hình ảnh về thiên nhiên, về sinh hoạt lao động, về sản vật của quê hương đã trở thành những hình ảnh so sánh quen thuộc trong ca dao, dân ca; qua đó nói lên tâm trạng, tình cảm, thân phận con người. Khi nói đến thân phận người phụ nữ, ca dao dân ca Nam Bộ có những hình ảnh riêng: trái bần trôi, hạt gạo, cái chuông vàng, cái sạp vàng, đóa sen, cá rô mề, trái chanh, trái mãng cầu, chiếc thuyền be. Tất cả những hình ảnh trên đều là những sự vật quen thuộc, gần gũi trong đời sống hằng ngày của người nông dân Nam Bộ. Chúng vừa có giá trị gợi hình, biểu cảm vừa mang đậm màu sắc địa phương. Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu Thân em hạt gạo trắng ngần Đã vo nước đục lại vần lửa rơm Thà rằng chẳng biết cho xong Biết rồi như xúc,, như đong lấy sầu. Thân em như tấm lụa đào Kẻ ưa người chuộng biết vào tay ai Thân em như tấm lụa điều Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương Thân em như cái chuông vàng Ở trong thành nội có ngàn lính canh Thân em như cái sạp vàng Anh như chiếu rách bên đàng bỏ quên 92 Thân em như thể đóa sen Anh như bèo bọt chẳng chen được vào Thân em như trái xoài trên cây Gió đông, gió nam, gió tây, gió bắc Nó đánh lúc la lúc trên cành. Thân em như cá rô mề Kẻ nom người xúc biết về tay ai. Em như bông cải tháng mười Rần rần nở rộ người người đón đưa. Thân em như trái mãng cầu Ở trên bàn án hạc chầu lọng che Thân em như thể trái chanh Lắc lẻo trên cành nhiều kẻ ước mơ. Thân em như chiếc thuyền be Sợ e sóng trước lại dè sóng sau. 3.3.Cách biểu đạt bằng những hình ảnh biểu trưng quen thuộc Hình ảnh biểu trưng thường được tạo nên nhờ biện pháp ẩn dụ. Ẩn dụ là biện pháp mượn đối tượng này để nói đến đối tượng khác dựa trên nét tương đồng giữa hai đối tượng, trong đó có một đối tượng không được nêu ra mà ẩn đi để người đọc tự suy ra đối tượng kia. Đây là biện pháp được sử dụng rất phổ biến trong ca dao dân ca. Tùy vào cách liên tưởng, cách lựa chọn hình ảnh của tác giả mà người tiếp nhận suy ra ý nghĩa hàm ẩn, ý nghĩa tiềm tàng trong câu ca dao. Để có được cách hiểu đúng, người tiếp nhận phải có một vốn hiểu biết nhất định về điều kiện tự nhiên, văn hóa, 93 con người của nơi hình thành nên câu ca dao đó. Như vậy, các hình ảnh biểu trưng cũng mang đậm dấu ấn địa phương - nơi sản sinh ra nó. Những hình ảnh biểu trưng trong ca dao dân ca Nam Bộ đều xuất phát từ những yếu tố liên quan đến vùng đất và con người Nam Bộ. Khi nói về người con gái, người Nam Bộ sử dụng các hình ảnh như : lê, lựu, mãng cầu, cây bần, bông trang, trái xoài, cá rô mề Điểm qua danh sách các hình ảnh, ta dễ dàng nhận thấy màu sắc địa phương Nam Bộ trong những hình ảnh ấy. Tùy vào tính chất, đặc điểm của những hình ảnh được sử dụng mà tác giả có thể liên tưởng đến phẩm chất , tính tình, hoặc nêu lên những suy nghĩ của mình về người con gái: Cây bần ơi hỡi cây bần Lá xanh bông trắng lại gần không thơm Hình ảnh cây bần với lá xanh bông trắng nhưng “không thơm” gợi cho ta cách nghĩ: người con gái trong câu ca dao chỉ có vẻ đẹp bên ngoài mà thiếu mất vẻ đẹp tâm hồn bên trong. Trong chủ đề tình yêu đôi lứa, những hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng đã thể hiện được tâm trạng, thái độ, tình cảm của đôi lứa yêu nhau một cách sâu sắc. Tác giả dân gian Nam Bộ đã nói lên quan niệm lựa chọn người yêu như sau: Quýt rụng bờ ao ngọt ngào anh chuộng Trái cam hồng đào rụng cuống anh chê Khế rụng bờ ao thanh tao anh lượm Ngọt như cam sành úng cuống anh chê. Chàng trai sẵn sàng chọn cô gái tuy nhan sắc không đẹp (quýt rụng bờ ao) nhưng phẩm chất tốt đẹp (ngọt ngào), chứ không bằng lòng chọn cô gái có nhan sắc (trái cam hồng đào) nhưng lại không có đức hạnh (rụng cuống). Trang ca dao, dân ca Nam Bộ có nhiều hình ảnh biểu trưng cho cuộc sống khó khăn, vất vả: chiếu lác, áo ngắn, vải bô. Đồng thời cũng có những hình ảnh biểu trưng cho sự giàu có, sung túc: chăn gấm, áo dài, lãnh. Các hình ảnh này thường xuất hiện sóng đôi trong cùng một câu ca dao, nhằm nói lên quan điểm sống của người dân Nam Bộ: 94 Thà rằng chiếu lác có đôi Còn hơn chăn gấm lẻ loi một mình. Áo dài chớ tưởng là sang Bởi không áo ngắn phải mang áo dài. Áo dài chớ nệ quần thưa Bảy mươi có của cũng vừa mười lăm Người Nam Bộ dùng hình ảnh hoa sen, cá rô đồng, bông lài để biểu trưng cho những phẩm chất đáng quý của con người: Đừng chê bông quế mà phế bông lài Mai sau quế lụi bông lài còn thơm. - Tuy anh với đó không quen Nhưng anh thương xót cánh sen vùi bùn - Vùi bùn sen vẫn là sen Lục bình rau má khó chen được vào. Buổi chợ đang đông con cá rô đồng anh chê lạt Buổi chợ tan rồi con tép bạc anh khen ngon. Có những từ ngữ mang ý nghĩa biểu trưng đặc trưng cho ca dao, dân ca Nam Bộ. Chúng cho phép người đọc nhận rõ xuất xứ của câu ca dao ấy: Bậu chê qua ở rẫy ăn còng Bậu về ở chợ ăn ròng mắm nêm Muốn hiểu nội dung câu ca dao này, người đọc phải biết hiểu những cách nói rất Nam Bộ như : “ở rẫy” là chỉ những người làm ruộng, ở thôn quê, “ở chợ” là những người sống bằng nghề buôn bán, ở thành thị. Người con gái đã chọn người ở thành thị. Nhưng cô đã sai lầm vì cuộc sống của người ở chợ cũng kham khổ chẳng kém gì cuộc sống của người ở rẫy. Câu ca dao như một lời trách cứ nhẹ nhàng có phần tiếc nuối của người con trai trước sự lựa chọn của cô gái. 95 Về nội dung tư tưởng, hai câu ca dao trên nằm trong sự thống nhất với ca dao dân ca của dân tộc, tức là cũng đồng quan điểm “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Tuy nhiên, xét về cách nói thì có thể thấy, các hình ảnh được sử dụng đều là những sản vật riêng có ở Nam Bộ, là các loại địa hình đặc trưng của Nam Bộ. Vì vậy, muốn hiểu được dụng ý của các câu ca dao ấy, người tiếp nhận phải liên hệ đến phong tục tập quán và cuộc sống của con người ở vùng đất Nam Bộ. Từ đó, người tiếp nhận sẽ nhận thức được màu sắc địa phương Nam Bộ trong những câu ca dao ấy. Ngoài ra, trong ca dao, dân ca Nam Bộ ta còn thấy xuất hiện một số điển tích, điển cố mang tính chất biểu trưng. Trong đó có nhiều điển tích, điển cố có nguồn gốc từ thi liệu, văn học Trung Quốc. Ai xui kẻ Hán người Hồ Đêm thương ngày nhớ, khó gần được nhau. Câu ca dao gợi đến điển cố nàng Chiêu Quân cống Hồ. Khi vua Hán nhận ra vẻ đẹp của nàng Chiêu Quân thì cũng chính là lúc nàng rời Hán sang Hồ dâng mình cho vua Hung Nô để giữ tình hòa hiếu. Bài ca dao đã lấy ý của điền cố nhưng hoàn toàn có thể tồn tại một cách độc lập. Người đọc có thể không hiểu nghĩa của điển cố nhưng có thể hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của bài ca dao nhờ vào cách vận dụng thể đăng đối “kẻ Hán người Hồ” đã tạo nên trường nghĩa về nỗi đau li biệt. Theo thần thoại Trung Quốc, chim quạ (ô), chim khách (thước) khuân đá lấp sông Ngân Hà tạo nên cầu Ô Thước để Chức Nữ sang gặp Ngưu Lang trong tiết thất tịch (mùng 7 tháng 7). Từ đó, cầu Ô Thước biểu trưng cho sự gặp gỡ, nối kết đôi lứa: Bậu đừng dứt nghĩa cầu Ô Bởi qua đây không phụ Hớn, chuộng Hồ như ai Biểu đừng nghi bảy nghi ba Không tin bậu cứ hỏi kẻ xa người gần. Cầu Ô Thước trăm năm giữ vẹn Sông Ngân Hà giữ trọn đừng phai Sợ anh ham chốn tiền tài Dứt tình nhơn nghĩa mà đành quên em. 96 Bước xuống cầu, cầu quằn cầu quặt Bước xuống ghe, ghe lắc ghe nghiêng Lữ Phụng Tiên sánh với Điêu Thuyền Kiếp này không đặng xin nguyền kiếp sau. Lữ Phụng Tiên tức Lữ Bố là con trai của Đổng Trác. Đây là hai nhân vật trong “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung. Lữ Bố và Đổng Trác cùng tranh giành một cô gái là Điêu Thuyền. Trong câu ca dao trên, tác giả dân gian mượn điển tích này để nói lên tình cảnh éo le, ngang trái. “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung là tác phẩm mà người dân Nam Bộ vô cùng yêu thích. Đặc biệt, nhân vật Trương Phi với tính tình cương nghị, thẳng thắn có phần nào tương đồng với tính cách người Nam Bộ. Chính vì vậy, nhân vật này đã gây được thiện cảm với người dân nơi đây. Chừng nào ông vua Trụ ăn ở hiền lành Ông Trương Phi mà nguội tánh, anh mới đành xa em. Câu chuyện về Tiết Đinh San và Phàn Lê Huê trong truyện cổ Trung Quốc cũng được người Nam Bộ ghi nhớ và đưa vào ca dao một cách hóm hỉnh: Trăng hỡi còn khuya đường về thăm thẳm Đôi ta xứng lắm gặp em đây như kép gặp đào Như Lê Huê gặp giặc lẽ nào anh tha. Trong số các điển tích điển cố có nguồn gốc từ thi liệu văn học Trung Quốc, hình ảnh ông Tơ, bà Nguyệt xuất hiện với tần số cao nhất. Trong văn học Trung Quốc, điển Nguyệt Lão gắn với câu chuyện của một người tên Vi Cố đời Đường. Nguyệt Lão là một cụ già chuyên lo xe kết lương duyên bằng sợi chỉ đỏ (tơ hồng, chỉ hồng). Tuy nhiên, khi đi vào ca dao Nam Bộ hình ảnh này lại được cải biến khá thú vị: Nguyệt Lão thành ông Tơ – bà Nguyệt, thậm chí đôi khi chỉ còn là bà Nguyệt: Tìm nhà bà Nguyệt gạn thiệt cho rành Vì đâu hoa nọ bỏ cành, Nợ duyên sao sớm dứt tình hỡi em! 97 Ông tơ – bà Nguyệt còn là đối tượng để đôi lứa yêu nhau trách móc, oán than khi tình duyên không trọn vẹn: Quất ông Tơ một cái chót Ông nhảy thót lên đọt bần Trách ông xe quanh xe quất Cái tuổi Tuất với tuổi Dần ông không xe Bắt ông Tơ đánh sơ vài chục Duyên nợ sờ sờ ông ngủ gục quên xe Bên cạnh đó, trong ca dao, dân ca Nam Bộ còn có những điển cố có nguồn gốc từ thi liệu và văn học Việt Nam. Truyện Kiều của Nguyễn Du mặc dù là một truyện thơ bác học nhưng vẫn được nhân dân yêu mến. Trong đó, tác giả dân gian chú ý nhiều nhất đến mối tình sâu sắc của Thúy Kiều và Kim Trọng: Sông Tiền Đường cá lội tới lui Kiều thương Kim Trọng như tui thương mình. Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là truyện Nôm được lưu truyền rộng rãi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Một số chi tiết, nhân vật trong truyện đã đi vào ca dao: Người nào là vợ Vân Tiên Nói cho tui biết tui chào liền chị dâu Tấm lòng son sắt thủy chung của Nguyệt Nga đối với Vân Tiên đã trở thành một kiểu mẫu mà người con gái Nam Bộ hướng tới: Bông sen hết nhụy bông tàn Em đâu giữ tiết như nàng Nguyệt Nga Người Nam Bộ không có thói quen dùng nhiều điển cố, điển tích trong diễn đạt. Điều này xuất phát từ tính cách giản dị, ưa sự đơn giản, mộc mạc của người nông dân Nam Bộ. Vì vậy, nếu có dùng điển tích tác giả dân gian cũng chỉ dùng những điển quen thuộc. Khi dùng điển, tác giả dân gian có những cách dùng riêng nhằm làm 98 cho điển tích trở nên gần gũi với người tiếp nhận. Điều này bổ sung thêm một nét đặc sắc cho văn học dân gian Nam Bộ. 3.4. Cách biểu đạt bằng các biểu thức ngôn ngữ đặc trưng trong ca dao, dân ca Nam Bộ Ca dao, dân ca có nhiều yếu tố trùng lặp do truyền miệng. Vì vậy, khi tiếp xúc với ca dao – dân ca, chúng ta thường có cảm giác là câu ca dao rất quen, dường như đã đọc nhiều lần. Những yếu tố trùng lặp đó được gọi là những biểu thức ngôn ngữ. Biểu thức ngôn ngữ là những đơn vị ngôn ngữ quen thuộc được hình thành do việc sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần, phản ánh tính truyền miệng, tính tập thể của văn học dân gian. Biểu thức ngôn ngữ xuất hiện trong những câu ca dao khác nhau vẫn giữ nguyên nội dung, ý nghĩa của nó. Chúng mang một ý nghĩa chung nhất mà dường như các tác giả dân gian đã thống nhất ngầm với nhau. Khi muốn diễn đạt một ý tưởng nào đó, họ chỉ cần sử dụng các biểu thức ngôn ngữ sẵn có là có thể diễn đạt được điều muốn nói. Biểu thức ngôn ngữ có thể là một từ, một nhóm từ hay cả một dòng thơ. Để trở thành công thức từ ngữ, đơn vị ngôn ngữ phải hội đủ những điều kiện: phải được lặp đi lặp lại, phải có ý nghĩa tiêu biểu và điển hình, có khả năng tháo - lắp. Văn học dân gian Nam Bộ nói chung và ca dao dân ca Nam Bộ nói riêng mang đậm đà màu sắc địa phương. Ta không chỉ bắt gặp màu sắc địa phương Nam Bộ trong từ, cụm từ mà còn cả trong các biểu thức ngôn ngữ. Bên cạnh những biểu thức thức quen thuộc, có tính chất chung của ca dao dân ca Việt Nam, ca dao, dân ca Nam Bộ còn có những biểu thức riêng, đặc trưng cho vùng đất Nam Bộ. Đó là những biểu thức có ý nghĩa phản ánh hiện thực khách quan, phản ánh văn hóa, phản ánh tính cách của vùng đất, của con người Nam Bộ. Vì thế, các biểu thức ngôn ngữ không phải chỉ đơn thuần là sự tập hợp các từ ngữ được sử dụng nhiều lần trong các câu ca dao mà nó còn là sự mã hóa các hiện tượng của cuộc sống vào trong các biểu thức. Ca dao, dân ca Nam Bộ vốn nằm trong sự thống nhất của ca dao dân ca dân tộc nên ca dao dân ca Nam Bộ đã kế thừa những biểu thức ngôn ngữ của ca dao, dân ca các địa phương khác. Chẳng hạn, khi nói về thân phận người phụ nữ, ca dao, dân ca Nam Bộ vẫn sử dụng kiểu mở đầu quen thuộc “thân em như”; khi muốn nói về sự 99 nhớ nhung, sự cô đơn trông ngóng về quê nhà thì dùng nhóm chữ mở đầu là “chiều chiều”; khi nói về tình yêu quê hương đất nước thường mở đầu bằng “ai về”, “ai vô”, “ai lên”, “ai đi”. Bên cạnh việc sử dụng các biểu thức ngôn ngữ quen thuộc như trên, ca dao dân ca Nam Bộ còn có một hệ thống biểu thức ngôn ngữ riêng nảy sinh từ cách nói, tính cách, văn hóacủa người dân Nam Bộ. Khi nói về sự giàu có, trù phú của quê hương, về lòng tự hào đối với một miền quê giàu đẹp, ngoài cách sử dụng công thức mở đầu quen thuộc như đã kể trên, người Nam Bộ còn có cách nói: “thiếu gì”, “mặc sức”, “có nhiều”, “mặc tình”: Ruộng đồng mặc sức chim bay Biển hồ lai láng mặc tình cá đua Chim quyên hút mật bông quỳ Nam Kì lục tỉnh thiếu gì cá tôm Cách nói ngắn gọn, mạnh mẽ, dứt khoát phần nào đã nói lên được tính cách thẳng thắn, bộc trực của người Nam Bộ. Đồng thời, còn thể hiện sự tự tin vào tính chất trù phú của vùng đất Nam Bộ. Điều này không thể tìm thấy ở ca dao, dân ca các vùng khác, nhất là những vùng có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Người Nam Bộ thường lấy những hình ảnh quen thuộc ở địa phương mình và đưa vào trong ca dao một cách rất tự nhiên, mộc mạc. Hình ảnh con quạ, con diều hâu xuất hiện nhiều trong ca dao Nam Bộ và đã trở thành hình ảnh phổ biến. Vì vậy, chỉ cần thay đổi địa danh là có thể trở thành tiếng hát về quê hương của nhiều vùng khác nhau. Từ đó, công thức từ ngữ “ba phen quạ nói với diều”, “chiều chiều quạ nói với diều” đã trở thành một biểu thức quen thuộc trong mảng ca dao, dân ca về chủ đề quê hương đất nước ở Nam Bộ: Ba phen quạ nói với diều Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm Chiều chiều quạ nói với diều Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm 100 Chiều chiều quạ nói với diều Ngã ba Kinh Chuối có nhiều cá tôm Kiểu mở đầu câu ca dao bằng biểu thức ngôn ngữ “chiều chiều quạ nói với diều”, “bao phen quạ nói với diều” thường đi kèm nhóm chữ “có nhiều” để khẳng định sự giàu có về sản vật của vùng đất Nam Bộ; đồng thời nó đã tạo nên một sắc thái riêng không thể lẫn lộn với các vùng khác. Cách mở đầu bằng biểu thức ngôn ngữ “tiếng đồn” được người dân Nam Bộ dùng để ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người ở địa phương: Tiếng đồn con gái Thủ Biên Bạc Liêu đi cưới một thiên cá mòi Ngoài ra, cụm từ này còn được dùng để nói lên tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của con người một cách dí dỏm, bộc trực: Tiếng đồn cha mẹ anh giàu Sao anh ăn mặc như tàu chuối te Cũng như ca dao dân ca của các vùng khác, trong ca dao dân ca Nam Bộ, chủ đề tình yêu được thể hiện khá tập trung. Vì vậy, những biểu thức ngôn ngữ ở mảng đề tài này cũng vô cùng phong phú. Sống giữa môi trường sông nước, sông ngòi kênh rạch chằng chịt, những hiện tượng nảy sinh từ môi trường sống đó đã được con người ghi nhận, lựa chọn và đưa vào ca dao để bày tỏ tâm trạng, tình cảm của đôi lứa yêu nhau. Người dân Nam Bộ mượn hình ảnh ghe thuyền, sông nước để nói lên sự cách trở, khó khăn trong tình yêu đôi lứa. Những câu cao dao có nội dung này thường mở đầu bằng “biển cạn láng khô ghe vô không được” hoặc “biển cạn láng khô thuyền vô không đặng”: Biển cạn láng khô ghe vô không được Phải trở lộn về đi ngược lòng em Biển cạn láng khô bớ cô chèo lái 101 Phải được ở gần anh trai gái với cô. Hình ảnh cây cầu là hình ảnh quen thuộc đối với người dân Nam Bộ. Trong đời sống sinh hoạt, cầu là phương tiện giao thông quan trọng của người dân. Trong ca dao dân ca Nam Bộ, kiểu mở đầu bằng “cầu cao ván yếu gió rung”, “bước xuống cầu cầu quằn cầu quại” thường nói đến những trắc trở trong tình yêu, trong đó những người yêu nhau vẫn luôn động viên, khuyên nhủ nhau phải vững lòng tin chờ đợi. Cầu cao ván yếu gió rung Em đi chẳng đặng cậy cùng có anh Bước lên cầu cầu quằn cầu quại Bước xuống tàu tàu chạy tàu ngiêng Em ơi ở lại đừng phiền Anh đi làm mướn kiếm tiền cưới em Bước xuống cầu, cầu quằn cầu quại Bước xuống đò, đò lắc, đò nghiêng Hai đứa mình duyên nợ không yên Phải sao chịu vậy đừng phiền mẹ cha. Kiểu mở đầu bằng “sông sâu sóng bủa láng cò”, “sông dài cá lội biệt tăm”là cách người Nam Bộ bộc lộ tâm tư tình cảm, suy nghĩ của mình. Hiện thực khách quan đã tác động tới sự liên tưởng của con người. Dưới cái nhìn của người Nam Bộ, những sự vật vô tri lại trở nên có ý nghĩa, nó có điểm gì đó tương đồng với tâm trạng con người. Chính cách nói, cách liên tưởng này đã làm cho những câu ca dao Nam Bộ giàu hình ảnh, sinh động; giúp người đọc có thể dễ dàng liên tưởng, nhìn nhận vấn đề một cách cặn kẽ, thấu đáo hơn điều tác giả muốn nói. Sông dài cá lội biệt tăm Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ Sông dài cá lội biệt tăm Thấy anh người nghĩa mấy năm em cũng chờ 102 Sông sâu sóng bủa láng cò Thương em vì bởi câu hò có duyên Các bài ca dao có nhóm từ ngữ chỉ con nước chảy cũng trở thành công thức từ ngữ quen thuộc trong ca da dân ca Nam Bộ. Sử dụng nhóm từ mở đầu này, tác giả dân gian muốn thể hiện tâm trạng, cảm xúc của mình trước thực tại cuộc sống; hoặc nói lên mơ ước của đôi lứa yêu nhau; hoặc là lời than trách cho sự chia lìa, tan rã: Nước chảy xuôi, con cá buôi lội ngược Con cá vược lội theo Anh than với em rằng phận anh nghèo Có đâu dưới thấp mà trèo lên cao Nước ròng chảy thấu Nam Vang Mù u chín rụng sao chàng bặt tin Nước ròng bỏ bãi xà cừ Gặp em hỏi thử sao từ ngãi nhân? Ngôn ngữ ca dao Nam Bộ vốn rất phong phú và có mức độ đặc tả cao. Ngôn ngữ đã phát huy một cách tài tình tác dụng của nó bằng cách: miêu tả một cách tỉ mỉ, cụ thể và có hiệu quả những hình ảnh, âm thanh của tự nhiên. Kiểu câu mở đầu bằng việc miêu tả âm thanh của gió, của nước với những từ láy gợi cảm xuất hiện nhiều trong ca dao dân ca Nam Bộ. Những câu ca dao ấy, chủ yếu nói lên tâm trạng, suy nghĩ, sự quan tâm, lo lắng cho nhau của các chàng trai, cô gái: Gió hiu hiu chín chiều ruột thắt Nhìn sao bên bắc nước chảy bên đông Ai xui chi những vợ vợ chồng chồng Không biết đây với đó dây tơ hồng có se? Gió lao xao tàu cau ngã liệt 103 Anh xa em rồi rũ riệt tay chân Gió thổi hiu hiu, lục bình trôi riu ríu Anh đừng bận bịu bớ điệu chung tình Nhạn bay cao khó bắn, cá ở ao huỳnh khó câu Hình ảnh con nước chảy kết hợp với cách sử dụng từ láy đã diễn tả thành công nỗi lòng, tâm trạng của con người. Hình ảnh con nước êm ả, với những chuyển động chậm rãi phù hợp để diễn tả nỗi buồn của con người. Nước chảy bon bon, cõng mẹ bồng con lên non hái trái Anh cảm thương nàng phận gái mồ côi Nước chảy liu riu lục bình trôi liu ríu Anh ở một mình ươn yếu ai nuôi Nước chảy re re, con cá he nó xòe đuôi phụng Em có chồng rồi trong bụng anh vẫn còn thương Ca dao Nam Bộ có nhiều câu mở đầu bằng nhóm từ xưng hô. Đó thường là những câu ca dao nói về tình yêu đôi lứa hay tình cảm gia đình. Nhóm chữ mở đầu “hai đứa mình” thường được dùng để diễn tả những nỗi niềm xung quanh sự gắn bó của đôi lứa: Hai đứa mình ăn một trái cau Giấu cha giấu mẹ ăn sau bóng đèn Cụm từ mở đầu “má ơi” dùng để nói lên tình cảm của con cái đối với mẹ: Má ơi đừng gả con xa Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu Má ơi đừng đánh con đau Để con hát bội làm đào má coi Người Nam Bộ sống giàu tình cảm, họ đối xử với nhau tràn đầy tình yêu thương, luôn giúp đỡ, đùm bọc nhau trong những lúc khó khăn. Vì vậy, ca dao Nam 104 Bộ có nhiều câu xuất hiện nhóm cụm từ “cảm thương”, “cảm thương người”. Công thức từ ngữ này thể hiện sự quan tâm, đồng cảm giữa người và người: Đêm trăng sáng chạnh lòng nhớ bạn Cảm thương người hoạn nạn xiết bao Gió đẩy đưa rau dừa quặn quịu Anh mảng thương nàng lịu địu xuống lên Ngoài công thức từ ngữ mở đầu và nhóm câu mở đầu, kết cấu của các câu ca dao cũng góp phần làm nên màu sắc Nam Bộ. Ca dao dân ca Nam Bộ có những khung kết cấu có sẵn trong đó được lồng những hình ảnh có sẵn. Chẳng hạn: Ngó lên đường Sài Gòn cây cao bóng mát Ngó xuống đường Sa Đéc lắm cát dễ đi Gái Tân Uyên nhiều đứa nhu mì Đố trai Cao Lãnh bỏ thuốc gì cho nó mê Cầu Cần Thơ ăn no nghỉ mát Cầu Xẻo Mác đổ cát dễ đi Gái Xẻo Mác rực rỡ như hoa quỳ Đố trai tứ xứ bỏ thuốc gì cho gái Xẻo Mác mê Có thể kể thêm một số kết cấu thường gặp trong ca dao dân ca Nam Bộ như: Nha Mân đi dễ khó về Trai đi có vợ, gái về có con Nam Vang đi dễ khó về Trai đi có vợ, gái về có con Bạc Liêu đi dễ khó về Trai đi có vợ, gái về có con 105 Hay: Gà nào bằng gà Cao Lãnh Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân Gà nào bằng gà Vĩnh Thạnh Gái nào bảnh bằng gái Vĩnh Hòa Những kết cấu trên mang đậm màu sắc địa phương Nam Bộ, vì nó được hình thành dựa trên những yếu tố điều kiện tự nhiên, văn hóa, tính cách của con người Nam Bộ và vùng đất Nam Bộ. 106 TIỂU KẾT Bên cạnh những từ ngữ địa phương thì những cách diễn đạt mang màu sắc địa phương cũng góp phần làm nên đặc sắc của văn học dân gian Nam Bộ. + Văn học dân gian Nam Bộ chuộng cách nói mộc mạc có phần dí dỏm, hài hước. Vì mộc mạc nên văn học dân gian Nam Bộ sử dụng từ ngữ, các cách diễn đạt chỉ cố làm sao diễn tả được cái tình của người nói, chứ không gò ép vào khuôn mẫu hay không chủ ý nêu lên những triết lí sâu sắc. Tính hài hước, dí dỏm được tác giả tạo nên nhờ những liên tưởng độc đáo, gắn với hiện thực cuộc sống và lối tư duy của người Nam Bộ. Ngoài ra, cách nói phóng đại cũng góp phần làm nên đặc sắc của văn học dân gian Nam Bộ. + Cách diễn đạt bằng lối so sánh và các hình ảnh biểu trưng không phải là đặc điểm chỉ riêng có ở văn học dân gian Nam Bộ. Tuy nhiên, cách sử dụng các hình ảnh so sánh và hình ảnh biểu trưng của tác giả dân gian lại mang đậm chất Nam Bộ. Đó là những hình ảnh đặc trưng cho một vùng đất nông nghiệp trù phú, sông ngòi chằng chịt, nhiều sản vật, tôm cáTất cả những đặc điểm ấy đi vào ca dao một cách tự nhiên, mang giá trị gợi hình, biểu cảm cao. + Các biểu thức ngôn ngữ quen thuộc được sử dụng nhiều lần trong ca dao của một vùng đất nào đó cũng góp phần tạo nên nét đặc sắc của ca dao địa phương ấy. Ngoài việc sử dụng những biểu thức ngôn ngữ quen thuộc của ca dao, dân ca Việt Nam, ca dao, dân ca Nam Bộ còn có những biểu thức ngôn ngữ riêng, đặc trưng của vùng như: cầu cao ván yếu gió rung, bước xuống cầu cầu quằn cầu quại, nước chảy bon bon, nước chảy liu riu, nước ròngNhững biểu thức ngôn ngữ này vừa phản ánh điều kiện tự nhiên của vùng đất Nam Bộ vừa gửi gắm tâm tình của người Nam Bộ. 107 KẾT LUẬN Nam Bộ là vùng đất mới, nằm ở phía Nam Tổ quốc. Văn học dân gian Nam Bộ ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử khai phá và xây dựng mảnh đất này. Do đó, các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội, con ngườiđã chi phối đến sự hình thành ngôn ngữ. Điều này không chỉ làm cho ngôn ngữ ở Nam Bộ đa dạng, phong phú mà còn làm nên nét đặc sắc khó lẫn lộn của ngôn ngữ trong văn học dân gian Nam Bộ. Màu sắc địa phương trong văn học dân gian Nam Bộ được thể hiện rõ nhất ở cấp độ từ ngữ, sau đó là các cách thức biểu đạt. Ở cấp độ từ ngữ, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ của người Nam Bộ có sự pha trộn, vay mượn ngôn ngữ của cá dân tộc khác. Nhiều từ ngữ chỉ địa danh, từ ngữ chỉ địa hình, một số từ ngữ chỉ phương tiện sinh hoạt và công cụ lao động ra đời trên cơ sở đó. Ngoài ra, do điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóangười Nam Bộ đã sáng tạo ra một lớp từ ngữ mới đáp ứng nhu cầu gọi tên sự vật, hiện tượng ở vùng đất mới. Lớp từ ngữ liên quan đến sông nước, từ ngữ chỉ động thực vật, từ ngữ chỉ phương tiện sinh hoạt, công cụ lao động được hình thành theo kiểu này là những từ ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ. Thêm vào đó, tính cách của người Nam Bộ cũng là một trong những yếu tố làm cho ngôn ngữ Nam Bộ giàu sắ thái địa phương. Những từ ngữ địa phương khi xuất hiện trong văn học dân gian Nam Bộ gợi được cái hồn của phong cảnh thiên nhiên Nam Bộ, gợi được nếp sống và nếp nghĩ của người dân nơi đây. Gắn với mỗi địa danh xuất hiện trong văn học dân gian Nam Bộ là đặc điểm của một vùng đất, là đặc sản của địa phương, là niềm tự hào, là niềm thương nỗi nhớ được gửi gắm. Gắn với hình ảnh con sông, con nước, chiếc ghe, chiếc xuồng là những nỗi lo toan vất vả của người dân Nam Bộ. Đồng thời, đó cũng là những hình ảnh chuyên chở tâm tình của đôi lứa đang yêu. Gắn với những từ ngữ xưng hô mộc mạc rất riêng của người Nam Bộ là tấm chân tình giữa người và người, không câu nệ hình thức, vai vế, thành phần xã hội Tất cả tạo nên màu sắc rất riêng của văn học dân gian Nam Bộ. Màu sắc địa phương Nam Bộ còn được biểu hiện ở những cách diễn đạt riêng. Đó là cách diễn đạt ngắn gọn, mộc mạc, chất phác, mang chút hóm hỉnh, hài hước. 108 Sự mộc mạc thể hiện trong cách lựa chọn, sử dụng từ ngữ; trong cách lựa chọn các hình ảnh so sánh gần gũi, thân thiết với người dân Nam Bộ. Sự hài hước thể hiện ở cách nói khoa trương, phóng đại rất tự nhiên; thể hiện ở những liên tưởng, so sánh độc đáo, bất ngờ. Điều này xuất phát từ tính cách bộc trực, thẳng thắn, phóng khoáng, lạc quan, yêu đời của người Nam Bộ. Trong ca dao, dân ca Nam Bộ còn có hàng loạt những biểu thức từ ngữ đặc trưng cho ca dao, dân ca vùng đất này. Những biểu thức từ ngữ như: “cầu cao ván yếu gió rung”, “bước xuống cầu, cầu quằn cầu quại; bước xuống ghe, ghe ngả ghe nghiêng”, “bìm bịp kêu nước lớn”, “nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu” đều là những biểu thức riêng có ở văn học dân gian Nam Bộ. Những biểu thức từ ngữ đó kết hợp với các hình ảnh quen thuộc của vùng đất Nam Bộ tạo cho câu ca dao một ý nghĩa biểu trưng mới, làm nên đặc sắc của ca dao, dân ca Nam Bộ. Ngôn ngữ văn học dân gian Nam Bộ mang đậm màu sắc địa phương. Nói như thế không có nghĩa là ngôn ngữ trong văn học dân gian Nam Bộ không nằm trong sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc. Ngôn ngữ văn học dân gian Nam Bộ vừa kế thừa và phát huy những đặc điểm của ngôn ngữ văn học dân gian dân tộc, vừa thể hiện và làm phong phú thêm vốn từ ngữ mang sắc thái địa phương. Từ đó, nó góp phần làm phong phú thêm kho từ vựng của tiếng Việt, góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong quá trình diễn đạt của người dân. Có thể nói đây là một đóng góp của ngôn ngữ văn học dân gian Nam Bộ đối với tiếng nói dân tộc. Do vậy, cần có sự quan tâm thích đáng đối với việc nghiên cứu, tìm hiểu văn học dân gian Nam Bộ. Dưới góc độ một giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường phổ thông, người viết nhận thấy văn học dân gian Nam Bộ hầu như vắng mặt ở chương trình học cấp trung học phổ thông. Chúng tôi nghĩ chương trình Ngữ Văn ở cấp THPT cần có một số câu ca dao Nam Bộ, đặc biệt là những câu ca dao than thân đậm đà màu sắc địa phương Nam Bộ. Điều này góp phần làm cho tiếng nói người Nam Bộ trở nên gần gũi, quen thuộc hơn với người dân các vùng khác. Từ đó, mọi người thêm yêu vẻ đẹp của văn học dân gian Nam Bộ nói riêng và văn học dân gian dân tộc nói chung. 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Ái (chủ biên) (1994), Từ điển phương ngữ Nam Bộ, NXB TPHCM, TP HCM. 2. Lâm Tiên Ba (2003), “Từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Tiều được sử dụng trong tiếng Việt ở địa phương cực Tây Nam Bộ”, Ngôn ngữ & đời sống, số 8. 3. Lê Uyên Bá (2005), “Từ “ênh” trong phương ngữ Tây Nam Bộ có nguồn gốc Khmer”, Ngôn ngữ & đời sống, số 5. 4. Lê Xuân Bột (2003), “Từ Hán Việt trong ca dao về tình yêu đôi lứa ở Nam Bộ”, Ngôn ngữ & đời sống, số 4. 5. Thái Văn Chải (1986), “Một số đặc điểm về tiếng Khmer Đồng bằng sông Cửu Long”, Ngôn ngữ, số 2. 6. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB GD, HN. 7. Đỗ Hữu Châu (2000), Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ, Ngôn ngữ, số 10. 8. Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước, NXB KHXH, HN. 9. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, NXB ĐHQG HN, HN. 10. Nguyễn Văn Chiến (1991), “Sắc thái địa phương của các danh từ thân tộc trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 2. 11. Mai Ngọc Chừ (1991), “Ngôn ngữ ca dao Việt Nam”, Văn học, số 2. 12. Nguyễn Đức Dân (1998), “Từ láy đôi trong phương ngữ Nam Bộ- sắc thái nghĩa và biến thể”, Ngôn ngữ & đời sống, số 9. 13. Hải Dân (1982), “Yếu tố cà trong phương ngữ Nam Bộ”, Ngôn ngữ, số 1. 14. Trần Phỏng Diều (2008), “Sự giao lưu về ngôn ngữ giữa các dân tộc ở Nam Bộ”, Ngôn ngữ, số 2. 110 15. Hoàng Dũng (1997), “Quả với lại trái, tại sao?”, Ngôn ngữ & đời sống, số 12. 16. Nguyễn Đức Dương (1974), “Về hiện tượng kiểu “ổng”, “chỉ”, “ngoải” ”, Ngôn ngữ, số 1. 17. Trần Bạch Đằng (1986), Đồng bằng sông Cửu Long 40 năm, NXB TPHCM. 18. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, NXB GD, HN. 19. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, NXB GD, HN. 20. Nguyễn Thị Hai (1997), “Một vài tên gọi trong tiếng Bạc Liêu”, Ngôn ngữ & đời sống, số 12. 21. Nguyễn Thị Hai (1998), “Giồng Trôm và Bến Vượt”, Ngôn ngữ & đời sống, số 3. 22. Hoàng Văn Hành (1985), Từ láy trong tiếng Việt, NXB KHXH, HN. 23. Cao Xuân Hạo (1988), “Hai vấn đề âm vị học trong phương ngữ Nam bộ”, Ngôn ngữ, số 1. 24. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, NXB GD, HN. 25. Phạm Văn Hảo – Trần Thị Thìn (1994), “Mấy vấn đề về từ ngữ địa phương trong việc sưu tầm, giới thiệu vốn tục ngữ, ca dao”, Văn hóa dân gian, số 3. 26. Lê Trung Hoa (2002), Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt văn học, NXB KHXH, HN. 27. Lê Trung Hoa (2003), Địa danh Khmer và gốc Khmer ở Nam Bộ, Kỉ yếu khoa học ĐH KHXHNV, NXB TPHCM. 28. Lê Trung Hoa (2004), “Những nét đặc thù của địa danh hành chính Nam Bộ”, Ngôn ngữ, số 12. 111 29. Nguyễn Thị Huyền (2007), “Về việc tạo nghĩa mới trong quá trình thâm nhập của từ địa phương vào vốn từ vựng toàn dân”, Ngôn ngữ & đời sống, số 5. 30. Nguyễn Thúy Khanh (2004), “Sự thâm nhập của từ ngữ địa phương vào ngôn ngữ toàn dân”, Ngôn ngữ, số 7. 31. Trần Thị Ngọc Lang (1991), “Về các yếu tố chỉ mức độ của tính từ trong phương ngữ Nam Bộ”, Khoa học xã hội, số 10. 32. Trần Thị Ngọc Lang (1992), “Từ láy tư trong phương ngữ Nam Bộ”, Ngôn ngữ, số 3. 33. Trần Thị Ngọc Lang (1995), Phương ngữ Nam Bộ (những khác biệt về từ vựng ngữ nghĩa giữa phương ngữ Nam Bộ và phương ngữ Bắc Bộ), NXB KHXH, HN. 34. Trần Thị Ngọc Lang (2002), “Vài điểm khác biệt về ngữ pháp của phương ngữ Nam Bộ so với phương ngữ Bắc Bộ”, Ngôn ngữ, số 2. 35. Trần Thị Ngọc Lang (2002), “Sự khác biệt về ngữ nghĩa của một số kiểu từ địa phương Nam Bộ so với từ toàn dân”, Ngôn ngữ, số 2. 36. Trần Thị Ngọc Lang (2009), “Chức năng văn hóa xã hội của tiếng Việt ở Nam Bộ”, Ngôn ngữ, số 5. 37. Phạm Hải Lê (2007), “Ý tứ của câu ca dao ở ba miền đất nước”, Ngôn ngữ & đời sống, số 8. 38. Hồ Lê (1992), Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ, NXB KHXH, HN. 39. Bình Nguyên Lộc (1958 – 1859), “Tiếng địa phương”, Tạp chí Bách khoa, số 37, 39, 40, 41,43,45,51,57. 40. Nguyễn Thanh Lợi (2005), “ Địa danh ở Bến Tre”, Ngôn ngữ, số 6. 41. Đặng Văn Lung (1979), “Về việc nghiên cứu và sưu tầm dân ca Nam Bộ”, Văn học, số 6. 42. Đoàn Xuân Mỹ (1997), “Ca dao Nam Bộ - một cái nhìn gần”, Văn học, số 4. 112 43. Trần Văn Nam (2004), “Từ “cá hóa rồng” đến hiện tượng “cù dậy” trong tâm thức người Nam Bộ”, Ngôn ngữ & đời sống, số 1+2. 44. Trần Văn Nam (2004), “Lia thia quen chậu”, Ngôn ngữ & đời sống, số 5. 45. Trần Văn Nam (2004), “Thành ngữ “ruột thắt gan bào” trong ca dao Nam Bộ”, Ngôn ngữ & đời sống, số 11. 46. Lại Cao Nguyên (2004), “Tính chất ba vùng của đại từ tiếng Việt” , Ngôn ngữ, số 1. 47. Nguyễn Hoài Nguyên (2002), “Đặc trưng ngữ âm phần vần của phương ngữ Nam Bộ”, Ngôn ngữ, số 7. 48. Nguyễn Thanh Nhàn (2006), “Những địa danh thuần Việt phản ánh địa hình đặc thù của tỉnh Long An”, Ngôn ngữ & đời sống, số 9. 49. Bùi Mạnh Nhị (1984), “Một số đặc điểm ngôn ngữ của ca dao dân ca Nam Bộ”, Ngôn ngữ , số 1. 50. Nhiều tác giả (1999), Nam Bộ xưa và nay, NXB TPHCM, TPHCM. 51. Nguyễn Văn Nở (2000), “Hình ảnh “thân em...” trong ca dao trữ tình Đồng bằng sông Cửu Long”, Ngôn ngữ & đời sống, số 9. 52. Nguyễn Văn Nở (2004), “Về nguồn gốc của thành ngữ “công tử bột””, Ngôn ngữ & đời sống, số 1+2. 53. Nguyễn Văn Nở (2004), “Từ “xài” trong phương ngữ Nam Bộ”, Ngôn ngữ & đời sống, số 3. 54. Nguyễn Văn Nở (2005), “Môi trường tự nhiên, văn hóa và con người trong thành ngữ, tục ngữ Nam Bộ”, Ngôn ngữ & đời sống, số 9. 55. Vũ Ngọc Phan (1960), “Sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian là một vấn đề cấp thiết”, Văn học, số 2. 56. Vũ Ngọc Phan (1963), “Đọc dân ca miền Nam Trung Bộ”, Văn học, số 2. 57. Hoàng Phê (1973), “Ý kiến về một vấn đề nhỏ: ưu hay iu?”, Ngôn ngữ, số 4. 113 58. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học – NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. 59. Tôn Diễn Phong (1999), “Vài nét về nghiên cứu ngôn ngữ qua văn hóa”, Ngôn ngữ & đời sống, số 4. 60. Thạch Phương (1981), “Mấy suy nghĩ về ca dao của vùng đất mới”, Văn học, số 6. 61. Hoàng Xuân Phương (1996), “Đi tìm nguồn gốc các từ cổ, kẻ, cà, cái trong địa danh” , Ngôn ngữ & đời sống, số 3. 62. Nguyễn Thị Thanh Phượng (1997), “Từ ngữ sông và nước trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ & đời sống, số 12. 63. Nguyễn Quang (1971), “Việc lựa chọn và giải thích từ ngữ miền Nam trong một quyển từ điển loại phổ thông”, Ngôn ngữ, số 4. 64. Phan Quang (1985), Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Mũi Cà Mau.. 65. Nguyễn Hồng Quân (2006), “Địa danh gắn với nhân vật ở Cần Thơ”, Ngôn ngữ & đời sống, số 11. 66. Trịnh Sâm (1986), “Phương ngữ và ca dao – dân ca địa phương”, Văn học, số 5. 67. Trịnh Sâm (2003), Đi tìm bản sắc tiếng Việt, NXB Trẻ, TP HCM. 68. Huỳnh Công Tín (1996), “Hiện tượng biến âm trong phương ngữ Nam Bộ”, Ngôn ngữ & đời sống, số 2. 69. Huỳnh Công Tín (1998), “Vài nét về sự hình thành phương ngữ Sài Gòn”, Ngôn ngữ & đời sống, số 6. 70. Huỳnh Công Tín (2002), “Tiếng cười dân gian Nam Bộ”, Ngôn ngữ & đời sống, số 1+2. 71. Huỳnh Công Tín (2006), “Đặc điểm của phương ngữ Nam Bộ trong phong cách diễn đạt”, Ngôn ngữ & đời sống, số 1+2. 72. Huỳnh Công Tín (2007), Từ điển từ ngữ Nam Bộ, NXB KHXH, HN. 114 73. Nguyễn Tài Thái-Phạm Văn Hảo (2004),“Sự thâm nhập của từ ngữ địa phương miền Nam vào tiếng Việt toàn dân giai đoạn 1945 -1975”, Ngôn ngữ & đời sống, số 4. 74. Cái Văn Thái (1998), “Những tiếng đệm phụ trong ca từ một số điệu lí ở Đồng Tháp”, Ngôn ngữ & đời sống, số 6. 75. Đào Thản (2001), “Phương ngữ Nam Bộ - tiếng nói của quê hương ở vùng cực nam của Tổ quốc”, Ngôn ngữ & đời sống, số 1+2. 76. Nguyễn Kim Thản (1964), “Thử bàn về một vài đặc điểm của phương ngôn Nam Bộ”, Văn học, số 8. 77. Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Văn Tu (1982), Tiếng Việt trên đường phát triển, NXB KHXH, HN. 78. Mai Thanh Thắng (2005), “ “Kia”, “kìa”, “kỉa”, “kịa” trong cách nói của người Nam Bộ” , Ngôn ngữ & đời sống, số 9. 79. Mai Thanh Thắng (2005), “ “Bân”, “trân”, “trất”- những tiếng riêng của phương ngữ Nam Bộ”, Ngôn ngữ & đời sống, số 10. 80. Lí Toàn Thắng (2002), Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đề cương, NXB KHXH, HN. 81. Hồ Bá Thâm (2003), Văn hóa Nam Bộ vấn đề và phát triển, NXB VHTT, TPHCM. 82. Bùi Khánh Thế (chủ nhiệm) và nhóm tác giả (2001), Mấy vấn đề tiếng Việt hiện đại, ĐHQG TPHCM, TPHCM. 83. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB GD, HN. 84. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TPHCM, TPHCM. 85. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác), NXB ĐHQG HN, HN. 86. Đoàn Thiện Thuật (1980), Ngữ âm tiếng Việt, NXB ĐH &THCN, HN. 115 87. Lê Văn Trường (1982), “Nhân dịp kỉ niệm Nguyễn Đình Chiểu, bàn về vai trò văn hóa – xã hội của tiếng địa phương”, Ngôn ngữ, số 2. 88. Nguyễn Thế Truyền (1999), “Ngôn ngữ của người Nam Bộ trong ca dao dân ca”, Ngôn ngữ & đời sống, số 6. 89. Nguyễn Thế Truyền (1999), “Cách xưng hô của người Nam Bộ”, Ngôn ngữ & đời sống, số 10. 90. Nguyễn Thế Truyền (2002), “Người Nam Bộ xài từ” , Ngôn ngữ & đời sống, số 12. 91. Cù Đình Tú (2002), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, NXB GD, HN. 92. Hoàng Tuệ (1982), “Bàn về vai trò văn hóa – xã hội của tiếng địa phương”, Ngôn ngữ, số 2. 93. Nguyễn Bạt Tụy (1961), “Ngữ Việt trên đất Việt”, Văn hóa nguyệt san, số 64. 94. Hồ Xuân Tuyên (2001), “Về một số từ ngữ trong trường học ở Nam Bộ”, Ngôn ngữ & đời sống, số 3. 95. Hồ Xuân Tuyên (2004), “ Ngôn ngữ vùng sông nước qua một cuốn sách”, Ngôn ngữ & đời sống, số 3. 96. Hồ Xuân Tuyên (2004), “ Đơn vị cân, đo , đong, đếm trong phương ngữ Nam Bộ”, Ngôn ngữ & đời sống, số 8. 97. Hồ Xuân Tuyên (2007), “ Định danh thời gian trong phương ngữ Nam Bộ”, Ngôn ngữ & đời sống, số 1+2. 98. Hồ Xuân Tuyên (2008), “Một số phương thức định danh trong phương ngữ Nam Bộ”, Ngôn ngữ, số 8. 99. Hoàng Vũ (1995), “Góp thêm tư liệu về các ngữ vị tình cảm và gợi tả trong phương ngữ Nam Bộ”, Ngôn ngữ & Đời sống, số 3. 100. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB GD, HN. 116 NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT 1. Chu Xuân Diên (chủ biên) (2002), Văn học dân gian Sóc Trăng, NXB Văn nghệ TPHCM, TPHCM. 2. Chu Xuân Diên (chủ biên) (2005), Văn học dân gian Bạc Liêu, NXB Văn nghệ TPHCM, TPHCM. 3. Văn học dân gian An Giang (2010), Tài liệu điền dã lưu hành nội bộ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphuong_ngu_nam_bo_trong_van_hoc_dan_gian_7406.pdf
Luận văn liên quan