Mục Lục
Chương 1:MỞ ĐẦU 1
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1. Lịch sử và nguồn gốc cây Tràm 3
2.2. Các đặc điểm sinh thái, phân bố, sinh trưởng và giá trị sử dụng
của loài tràm (Melaleuca cajuputi) 3
2.2.1. Đặc điểm hình thái 3
2.2.2. Đặc điểm phân bố và sinh thái 5
2.2.3. Sinh trưởng rừng Tràm 6
2.2.4. Công dụng 7
2.3. Sinh khối rừng 9
2.4. Đặc điểm vùng nghiên cứu 12
Chương III: PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 16
3.2. Phương tiện 16
3.3. Phương pháp nghiên cứu 16
3.3.1. Phân chia các lâm phần Tràm theo độ sâu ngập và đất 16
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc trưng lâm học của rừng Tràm 20
3.3.3. Phương pháp nghiên cứu sinh khối rừng Tràm 21
3.3.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của độ sâu ngập và đất đến sinh khối cây Tràm và rừng Tràm 24
3.3.5. Thu thập những dữ liệu khác 26
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
4.1. Kết quả khảo sát đặc trưng lâm học của rừng Tràm 27
4.1.1. Kết quả khảo sát tổng quát trong khu vực nghiên cứu giữa đất than bùn và đất phèn 27
4.1.2. Đặc trưng mật độ, đường kính, chiều cao và trữ lượng rừng trên đất than bùn và đất phèn 28
4.1.3. Thảo luận chung về các đặc trưng lâm học của rừng Tràm 31
4.2. Quan hệ giữa các bộ phận sinh khối của cây Tràm 33
4.2.1. Rừng Tràm trên đất than bùn 33
4.2.2. Rừng tràm trên đất phèn 37
4.2.3. Thảo luận chung về quan hệ giữa các bộ phận sinh khối 41
4.3. Xây dựng biểu sinh khối rừng Tràm 42
4.4. Ảnh hưởng của địa hình và đất đến sinh khối rừng Tràm ở Cà Mau 51
4.4.1. Ảnh hưởng của độ sâu ngập đến sinh khối rừng Tràm 51
4.4.2. Ảnh hưởng của đất đến sinh khối rừng Tràm 53
4.4.3. Thảo luận về ảnh hưởng của độ sâu ngập và loại đất đến sinh khối Tràm 58
4.5. Một số đề xuất 59
4.5.1. Phương pháp xác định nhanh sinh khối rừng Tràm ở ngoài rừng. 59
4.5.2. Biện pháp nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng rừng Tràmv à giảm thấp sự phân hoá cấp sinh trưởng của cây Tràm. 60
Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
5.1. Kết luận 63
5.2. Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
80 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2979 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh khối rừng tràm trên đất than bùn và đất phèn khu vực U Minh hạ tỉnh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0.001); (2) giữa từng cặp bộ phận khô
của cây cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (r ≥ 0.787; P < 0.001); (3) giữa các
bộ phận sinh khối (tươi và khô) cũng có mối quan hệ rất chặt chẽ với DBH (R > 0.9
với P < 0.001).
Bảng 4.9. Ma trận tương quan giữa các bộ phận sinh khối tươi
của rừng Tràm trên đất phèn (n = 52)
Chỉ tiêu Thống kê DBH (cm)
SKTt
(kg)
SKCt
(kg)
SKLt
(kg)
TSKt
(kg)
r - 0.92 0.81 0.84 0.93
DBH(cm)
P - 0.001 0.001 0.001 0.001
r 0.92 - 0.84 0.82 0.99
SKTt(kg)
P 0.001 - 0.001 0.001 0.001
r 0.81 0.84 - 0.95 0.91
SKCt(kg)
P 0.001 0.001 - 0.001 0.001
r 0.84 0.82 0.95 - 0.90
SKLt(kg)
P 0.001 0.001 0.001 - 0.001
r 0.93 0.99 0.91 0.90 -
TSKt(kg)
P 0.001 0.001 0.001 0.001 -
* DBH: Đường kính thân cây tại vị trí ngang ngực; SKTt: Sinh khối thân tươi; SKCt: Sinh khối
cành tươi; SKLt: Sinh khối lá tươi; TSKt: Tổng sinh khối tươi.
50
Bảng 4.10. Ma trận tương quan giữa các bộ phận sinh khối khô
của rừng Tràm trên đất phèn (n = 52)
Chỉ tiêu Thống kê DBH (cm)
SKTk
(kg)
SKCk
(kg)
SKLk
(kg)
TSKk
(kg)
r - 0.93 0.79 0.80 0.92
DBH(cm)
P - 0.001 0.001 0.001 0.001
r 0.93 - 0.85 0.85 0.99
SKTk(kg)
P 0.001 - 0.001 0.001 0.001
r 0.79 0.85 - 0.96 0.92
SKCk(kg)
P 0.001 0.001 - 0.001 0.001
r 0.80 0.85 0.96 - 0.92
SKLk(kg)
P 0.001 0.001 0.001 - 0.001
r 0.92 0.99 0.92 0.92 -
TSKk(kg)
P 0.001 0.001 0.001 0.001 -
* DBH: Đường kính thân cây tại vị trí ngang ngực; SKTk: Sinh khối thân khô; SKCk: Sinh khối
cành khô; SKLk: Sinh khối lá khô; TSKk: Tổng sinh khối khô.
Kết quả thống kê đã phân tích các mối quan hệ giữa các bộ phận sinh khối (tươi và
khô) với DBH được trình bày trong Bảng 4.11 cho thấy:
- Giữa Tổng sinh khối tươi với DBH, sinh khối thân tươi với DBH, sinh khối lá
tươi với DBH, sinh khối cành tươi với DBH tồn tại mối quan hệ rất chặt chẽ với
hệ số tương quan R = 0.878 (sinh khối lá tươi - DBH) đến R = 0.968 (Tổng sinh
khối tươi - DBH) và P<0.01 (phương trình 4.10. 4.11. 4.12. 4.13; hình 4.4).
- Giữa Tổng sinh khối khô với DBH, sinh khối thân khô với DBH, sinh khối lá khô
với DBH, sinh khối cành khô với DBH tồn tại mối quan hệ rất chặt chẽ với hệ số
tương quan R = 0.863 (sinh khối lá khô - DBH) đến R = 0.967 (sinh khối thân
khô - DBH) và P<0.01 (phương trình 4.14, 4.15, 4.16, 4.17; hình 4.5).
- Giữa Tổng sinh khối khô với Tổng sinh khối tươi cũng tồn tại mối quan hệ rất
chặt chẽ với R = 0.995 và P < 0.01 (phương trình 4.18, hình 4.6).
51
Bảng 4.11. Quan hệ giữa sinh khối rừng Tràm trên đất phèn
với đường kính thân cây cả vỏ
TT Phương trình R P
Quan hệ giữa sinh khối tươi với đường kính thân cây
(4.10) TSKt = 0.258 x DBH 2.326 0.97 0.001
(4.11) SKTt = 0.154 x DBH 2.445 0.96 0.001
(4.12) SKCt = 0.046 x DBH 2.231 0.89 0.001
(4.13) SKLt = 0.059 x DBH 1.772 0.86 0.001
Quan hệ giữa sinh khối khô với đường kính thân cây
(4.14) TSKk = 0.124 x DBH 2.247 0.97 0.001
(4.15) SKTk = 0.077 x DBH 2.351 0.96 0.001
(4.16) SKCk = 0.02 x DBH 2.219 0.89 0.001
(4.17) SKLk = 0.0276 x DBH 1.73 0.86 0.001
Quan hệ tổng sinh khối tươi với tổng sinh khối khô
(4.18) TSKk = 0.465 x TSKt 0.962 0.99 0.001
* DBH: Đường kính thân cây tại vị trí ngang ngực; SKTt: Sinh khối thân tươi; SKCt: Sinh
khối cành tươi; SKLt: Sinh khối lá tươi; TSKt: Tổng sinh khối tươi; SKTk: Sinh khối thân
khô; SKCk: Sinh khối cành khô; SKLk: Sinh khối lá khô; TSKk: Tổng sinh khối khô
Hình 4.4. Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa sinh khối tươi các bộ phận với DBH
của cây Tràm trên đất phèn
-
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
- 2.0 4.0 6.0 8.0
DBH(cm)
Si
nh
k
hố
i (
K
g)
Tổng
Thân
Cành
Lá
52
Hình 4.5. Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa sinh khối khô các bộ phận với DBH
của cây Tràm trên đất phèn
-
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
- 2.0 4.0 6.0 8.0
DBH(cm)
Si
nh
k
hố
i (
K
g)
Tổng
Thân
Cành
Lá
Hình 4.6. Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa Tổng sinh khối tươi với
Tổng sinh khối khô của cây Tràm trên đất phèn
-
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
- 10 20 30 40 50
Tổng sinh khối tươi (Kg)
Tổ
ng
s
in
h
kh
ối
k
hô
(K
g)
53
4.2.3. Thảo luận chung về quan hệ giữa các bộ phận sinh khối
Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, giữa các bộ phận sinh khối tươi có mối quan
hệ rất chặt chẽ với nhau và giữa các bộ phận sinh khối khô cũng có mối quan hệ rất
chặt chẽ với nhau. Bởi các bộ phận của cây luôn phát triển trong mối quan hệ tương
hỗ với nhau, điều đó đảm bảo cho cây phát triển cân đối. Kết quả này cũng phù hợp
với những nhận xét của nhiều tác giả khác trong nghiên cứu về sản lượng và sinh
khối của các loài cây gỗ ở Việt Nam và thế giới (Vũ Tiến Hinh, 2003; Lê Hồng
Phúc, 1994). Trong qui luật phát triển tự nhiên của rừng, đặc biệt là đối với các loài
cây thân gỗ, sự sinh trưởng và phát triển của chúng phụ thuộc rất nhiều vào mối
quan hệ tương hỗ trong một không gian dinh dưỡng nhất định. Nói chung, mật độ
cây rừng sẽ giãm dần theo tuổi rừng do quá trình cạnh tranh không gian dinh dưỡng
trong khi đường kính và chiều cao thân cây luôn tăng dần theo thời gian. Mặt khác,
thực vật thân gỗ ưa sáng nói chung và loài Tràm nói riêng luôn có khuynh hướng
phát triển tán lá trong điều kiện không gian cho phép. Do đó, trong cùng một cấp
tuổi, tỉ lệ sinh khối các thành phần trên mặt đất phụ thuộc rất nhiều vào mật độ cây
rừng. Ở mật độ cao, tỉ lệ sinh khối thân sẽ cao và sinh khối cành, lá thấp (do không
gian dinh dưỡng hẹp, có ít cành nhánh); ngược lại ở mật độ thấp, tỉ lệ cành nhánh sẽ
nhiều hơn và sinh khối của các thành phần nầy cũng sẽ cao hơn, tỉ lệ sinh khối thân
cũng thấp hơn (do không gian dinh dưỡng rộng). Nắm được cấu trúc sinh khối của
cây rừng sẽ dễ dàng hoạch định các biện pháp lâm sinh vào kinh doanh rừng. Tùy
theo sản phẩm mục đích có thể điều chỉnh mật độ cây rừng phù hợp để đạt sinh khối
sản phẩm cao nhất.
Khi dự đoán sinh khối của các bộ phận khó đo đạc trên thân cây (sinh khối cành, lá,
hoa quả và hệ rễ), nhiều tác giả ở nước ngoài và trong nước cũng đã xác lập mối
quan hệ giữa chúng với DBH (Lê Hồng Phúc, 1995; Graw-Hill, Mc., 1972). Bởi
đường kính thân cây là chỉ tiêu có quan hệ với các bộ phận sinh khối và nó cũng là
chỉ tiêu rất dễ đo đạc. Ngoài ra, để tính sinh khối (tươi và khô), nhiều tác giả đã sử
dụng quan hệ giữa thể tích từng bộ phận với trọng lượng riêng của chúng. Cơ sở của
mối quan hệ này là ở chỗ trọng lượng của từng bộ phận trên thân cây bằng thể tích
của chúng nhân với tỷ trọng tương ứng. Tỷ trọng gỗ khô tuyệt đối của thân cây
Tràm biến động trong khoảng 0.6 - 0.65.
Việc xác định sinh khối của các thành phần riêng lẽ của một loài cây nhất định nào
đó là một công việc đầy khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian, nhân lực; Xác
định được mối quan hệ toán học giữa DBH và sinh khối các thành phần thông qua
các phương trình tương quan hồi qui sẽ giúp dự đoán được sinh khối của từng thành
phần riêng biệt một cách dễ dàng thông qua chỉ tiêu rất dễ đo đạc là DBH. Áp dụng
các phương trình nầy sẽ tránh việc phải triệt hạ toàn bộ một khu rừng hoặc một ô
54
mẫu, điều nầy trong hoàn cảnh hiện nay là một việc làm không khả thi và không có
ý nghĩa thực tiển mặc dù độ chính xác là khá cao. Do đó việc áp dụng các phương
trình tương quan trong việc dự đoán sinh khối thông qua việc đo đạc đường kính
thân cây trong khu rừng với sai số chấp nhận được sẽ mang nhiều ý nghĩa thực tiển
hơn. Điều nầy cũng đã được áp dụng trong nhiều công trình nghiên cứu sinh khối
của nhiều tác giả trong và ngoài nước (Viên Ngọc Nam, 1996; Đặng Trung Tấn &
cộng sự, 1999; Van et al, 2000).
4.3. Xây dựng biểu sinh khối rừng Tràm
Biểu sinh khối tươi và sinh khối khô của rừng Tràm được xây dựng từ mối quan hệ
giữa tổng sinh khối và các bộ phận sinh khối (thân, cành và lá) của cây Tràm với
DBH(m). Ở đây chỉ giới hạn lập biểu sinh khối tươi và sinh khối khô của cây Tràm
tương ứng với sự thay đổi của DBH = 2 - 12cm. Khi cần xây dựng biểu sinh khối
tươi và sinh khối khô của cây Tràm tương ứng với những cấp DBH>12cm, thì có
thể sử dụng các hàm 4.1 - 4.8 trong Bảng 4.8, 4.10 - 4.17 trong Bảng 4.11. Kết quả
biểu sinh khối cây Tràm được trình bày trong Bảng 4.12 và hình 4.7 – 4.8
Bảng 4.12. Biểu sinh khối cây Tràm trên đất than bùn
(Tính theo các hàm 4.1 - 4.8)
Phần tươi (kg/cây) Phần khô (kg/cây) DBH
(cm) Tổng Thân Cành Lá Tổng Thân Cành Lá
2 1.32 1.15 0.13 0.06 0.58 0.49 0.05 0.03
3 3.42 2.89 0.37 0.18 1.56 1.27 0.16 0.09
4 6.73 5.55 0.76 0.40 3.12 2.51 0.33 0.19
5 11.38 9.23 1.35 0.72 5.36 4.25 0.60 0.35
6 17.47 13.98 2.15 1.18 8.32 6.54 0.96 0.57
7 25.10 19.85 3.19 1.78 12.08 9.42 1.44 0.86
8 34.36 26.90 4.48 2.54 16.69 12.92 2.04 1.23
9 45.32 35.18 6.06 3.48 22.19 17.06 2.78 1.69
10 58.07 44.71 7.93 4.62 28.62 21.89 3.66 2.23
11 72.66 55.54 10.12 5.96 36.04 27.42 4.69 2.88
12 89.16 67.71 12.64 7.53 44.48 33.68 5.89 3.63
55
-
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
DBH(cm)
Si
nh
k
hố
i (
K
g)
Tổng Thân Cành Lá
Hình 4.7a. Sự thay đổi sinh khối tươi của cây Tràm (kg)
theo DBH (cm) trên đất than bùn
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
DBH(cm)
Tỉ
lệ
%
s
o
vớ
i t
ổn
g
si
nh
k
hố
i
Thân Cành Lá
Hình 4.7b. Sự thay đổi tỉ lệ sinh khối tươi (kg) các thành
phần theo DBH (cm) trên đất than bùn
56
-
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
DBH(cm)
Si
nh
k
hố
i (
K
g)
Tổng Thân Cành Lá
Hình 4.8a. Sự thay đổi sinh khối khô của cây Tràm (kg)
theo DBH (cm) trên đất than bùn
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
DBH(cm)
Tỉ
lệ
%
s
o
vớ
i t
ổn
g
si
nh
k
hố
i
Thân Cành Lá
Hình 4.8b. Sự thay đổi tỉ lệ sinh khối khô (kg) các thành
phần theo DBH (cm) trên đất than bùn
Bảng 4.12. hình 4.7 và 4.8 dẫn kết quả xây dựng bảng sinh khối tươi và sinh khối
khô của cây Tràm trên đất than bùn ở Cà Mau từ các hàm 4.1 đến 4.8 trong Bảng
4.8. Kết quả trong Bảng 4.12 số liệu sinh khối do tính bằng hàm tương quan nên tồn
tại một sai số, đó là khi cộng sinh khối các thành phần thì kết quả không khớp với
cột tổng. Do đó số liệu nầy phải được hiệu chỉnh theo nguyên tắc: phân bổ sai số
57
nầy vào các thành phần sinh khối theo phần trăm giá trị của chúng so với tổng sinh
khối (giữ giá trị tổng sinh khối cố định). Kết quả hiệu chỉnh được trình bày trong
Bảng 4.13
Bảng 4.13. Biểu sinh khối cây Tràm trên đất than bùn đã được hiệu chỉnh
(Tính theo các hàm 4.1 - 4.8)
Phần tươi (kg/cây) Phần khô (kg/cây) DBH
(cm) Tổng Thân Cành Lá Tổng Thân Cành Lá
2 1.32 1.12 0.14 0.06 0.58 0.50 0.06 0.04
3 3.42 2.90 0.35 0.17 1.56 1.30 0.16 0.09
4 6.73 5.57 0.76 0.40 3.12 2.58 0.34 0.20
5 11.38 9.29 1.36 0.73 5.36 4.37 0.62 0.37
6 17.47 14.11 2.17 1.19 8.32 6.73 0.99 0.59
7 25.10 20.08 3.22 1.80 12.08 9.70 1.49 0.89
8 34.36 27.24 4.54 2.58 16.69 13.30 2.11 1.28
9 45.32 35.65 6.14 3.53 22.19 17.57 2.86 1.76
10 58.07 45.33 8.04 4.70 28.62 22.53 3.77 2.32
11 72.66 56.33 10.27 6.06 36.04 28.22 4.85 2.98
12 89.16 68.68 12.83 7.63 44.48 34.65 6.08 3.75
So sánh những thành phần sinh khối tươi và khô của cây Tràm sinh trưởng trên đất
than bùn cho thấy tỷ lệ sinh khối thân giảm dần theo sự nâng cao cấp đường kính,
còn tỷ lệ sinh khối cành và lá lại tăng dần. Chẳng hạn, so với sinh khối tươi tổng số
(100%), ở cấp đường kính 2 cm tỷ lệ sinh khối thân tươi là 94.5%; ở cấp đường
kính 8 cm là 77.9%; ở cấp đường kính 12 cm là 76.0%. (Bảng 4.13; Hình 4.7, 4.8).
Đối với Tràm sinh trưởng trên đất phèn, Biểu sinh khối tươi và sinh khối khô cũng
được xây dựng từ các hàm 4.10 đến 4.17 trong Bảng 4.11. Kết quả được trình bày
trong Bảng 4.14.
58
Bảng 4.14. Biểu sinh khối cây Tràm trên đất phèn
(Tính theo các hàm 4.10 - 4.17)
Phần tươi (kg/cây) Phần khô (kg/cây) DBH
(cm) Tổng Thân Cành Lá Tổng Thân Cành Lá
2 1.29 0.84 0.21 0.19 0.59 0.39 0.09 0.10
3 3.31 2.26 0.53 0.42 1.47 1.01 0.23 0.17
4 6.46 4.57 1.01 0.73 2.80 1.99 0.43 0.26
5 10.86 7.88 1.66 1.13 4.63 3.37 0.70 0.42
6 16.60 12.31 2.49 1.62 6.97 5.17 1.05 0.67
7 23.75 17.94 3.51 2.20 9.86 7.43 1.48 1.06
8 32.41 24.87 4.72 2.86 13.31 10.17 1.99 1.68
9 42.62 33.18 6.14 3.61 17.34 13.41 2.58 2.67
10 54.45 42.93 7.77 4.45 21.97 17.18 3.26 4.25
11 67.96 54.20 9.61 5.37 27.22 21.49 4.02 6.76
12 83.21 67.05 11.67 6.38 33.10 26.37 4.88 10.74
Hình 4.9a . Sự thay đổi sinh khối tươi của cây Tràm (kg)
theo DBH (cm) trên đất phèn
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
DBH(cm)
Si
nh
k
hố
i (
K
g)
Tổng Thân Cành Lá
59
Hình 4.9b . Sự thay đổi tỉ lệ sinh khối tươi (kg) các thành
phần theo DBH (cm) trên đất phèn
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
DBH(cm)
Tỉ
lệ
%
s
o
vớ
i t
ổ
ng
s
in
h
kh
ố
i
Thân Cành Lá
Hình 4.10a . Sự thay đổi sinh khối khô của cây Tràm (kg)
theo DBH (cm) trên đất phèn
0
5
10
15
20
25
30
35
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
DBH(cm)
S
in
h
kh
ối
(K
g)
Tổng Thân Cành Lá
60
Hình 4.10b . Sự thay đổi tỉ lệ sinh khối khô (kg) các thành
phần theo DBH (cm) trên đất phèn
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
DBH(cm)
T
ỉ l
ệ
%
so
v
ới
tổ
ng
si
nh
k
hố
i
Thân Cành Lá
Tương tự như Tràm trên đất than bùn, sai số trong Bảng 4.14 cũng đã được hiệu
chỉnh và trình bày trong Bảng 4.15
Bảng 4.15. Biểu sinh khối cây Tràm trên đất phèn đã được hiệu chỉnh
(Tính theo các hàm 4.10 - 4.17)
Phần tươi (kg/cây) Phần khô (kg/cây) DBH
(cm) Tổng Thân Cành Lá Tổng Thân Cành Lá
2 1.29 0.86 0.22 0.21 0.59 0.39 0.10 0.10
3 3.32 2.34 0.55 0.43 1.47 1.01 0.24 0.22
4 6.49 4.72 1.04 0.71 2.80 2.00 0.44 0.36
5 10.90 8.13 1.71 1.06 4.63 3.40 0.72 0.51
6 16.66 12.64 2.55 1.46 6.97 5.23 1.07 0.67
7 23.84 18.35 3.59 1.90 9.86 7.50 1.48 0.88
8 32.52 25.31 4.81 2.39 13.30 10.23 2.00 1.07
9 42.77 33.61 6.22 2.93 17.34 13.45 2.60 1.29
10 54.65 43.29 7.84 3.52 21.97 17.20 3.27 1.51
11 68.22 54.42 9.65 4.15 27.22 21.50 4.00 1.72
12 83.52 67.07 11.65 4.80 33.10 26.40 4.70 2.00
61
So sánh những thành phần sinh khối tươi và khô của cây Tràm sinh trưởng trên đất
phèn cho thấy, tỷ lệ sinh khối thân tươi tăng dần theo sự nâng cao cấp đường kính
còn tỷ lệ sinh khối cành và lá lại giảm dần. Tương tự, so với tổng sinh khối khô, tỷ
lệ sinh khối thân khô tăng dần theo sự nâng cao cấp đường kính, còn tỷ lệ sinh khối
cành khô và lá khô lại giảm dần (Bảng 4.15).
Để kiểm nghiệm độ chính xác của biểu sinh khối, sinh khối (tươi và khô) thực tế
của từng bộ phận cây Tràm đã được so sánh với các chỉ tiêu lý thuyết tương ứng
(tính từ các phương trình 4.1 - 4.8 và 4.10 - 4.17) trên hai loại đất than bùn và đất
phèn. Kết quả tính sai số ước lượng trung bình thân cây Tràm (theo phần trăm)
được trình bày trong Bảng 4.16 và 4.17)
Bảng 4.16 Kiểm nghiệm sinh khối thân cây Tràm trên đất than bùn
Tổng sinh khối tươi (kg) Tổng sinh khối khô (kg) Thứ
tự
DBH
(cm) Thực tế Lý thuyết % (*) Thực tế Lý thuyết % (*)
1 2.2 1.65 1.65 0.0 0.82 0.74 -9.8
2 3.8 5.80 5.97 2.9 3.01 2.70 -10.3
3 4.5 8.35 8.88 6.3 4.26 4.15 -2.6
4 6.0 17.97 17.47 -2.8 9.15 8.32 -9.1
5 6.4 18.05 20.33 12.6 9.18 9.73 6.0
6 7.6 28.95 30.45 5.2 15.17 14.74 -2.8
7 10.5 70.80 65.13 -8.0 32.80 32.21 -1.8
8 11.0 70.72 72.66 2.7 34.51 36.04 4.4
9 15.0 159.55 150.68 -5.6 72.55 76.30 5.2
10 17.5 206.76 216.52 4.7 104.78 110.76 5.7
Trung bình 58.86 58.97 0.2 28.62 29.57 -1.5
(*) Phần trăm sai lệch giữa sinh khối lý thuyết so với thực tế
62
Bảng 4.17 Kiểm nghiệm sinh khối thân cây Tràm trên đất phèn
Tổng sinh khối tươi (kg) Tổng sinh khối khô (kg) Thứ
tự
DBH
(cm) Thực tế Lý thuyết % (*) Thực tế Lý thuyết % (*)
1 1,5 0.70 0.66 -5.7 0.37 0.31 -16.5
2 2,0 1.15 1.29 12.2 0.55 0.59 7.3
3 2,5 1.95 2.17 11.3 0.83 0.97 17.4
4 3,0 3.55 3.31 -6.8 1.45 1.47 1.2
5 3,5 4.35 4.74 9.0 2.10 2.08 -1.2
6 4,0 6.35 6.46 1.7 3.15 2.80 -11.1
7 4,5 8.60 8.50 -1.2 3.85 3.65 -5.2
8 5,0 10.55 10.86 2.9 4.95 4.63 -6.5
9 5,4 13.75 12.99 -5.5 6.90 5.50 -20.3
10 6,0 18.20 16.60 -8.8 8.00 6.97 -12.9
11 6,4 19.20 19.29 0.5 8.75 8.06 -7.9
12 7,6 37.10 28.76 -22.5 12.00 11.86 -1.2
13 8,1 37.75 33.36 -11.6 15.35 13.68 -10.9
Trung bình 12.55 11.46 -8.7 5.25 4.81 -8.3
(*) Phần trăm sai lệch giữa sinh khối lý thuyết so với thực tế
Nhìn chung, mức chênh lệch bình quân sinh khối các bộ phận của cây Tràm của các
cấp đường kính kiểm nghiệm theo DBH phần lớn mắc phải sai số âm (giá trị lý
thuyết thường nhỏ hơn thực tế) và có giá trị nhỏ hơn 10%. Tuy nhiên, trong một số
cấp đường kính cụ thể sai số nầy lại lớn hơn 10%. Điều nầy được giải thích như
sau:
- Sai số khi đo đường kính thân cây cả vỏ;
- Sai số do cân đo trọng lượng của các bộ phận cây Tràm;
- Sai số của mô hình hồi quy.
Trong lâm nghiệp, thông thường mức sai số cho phép trong điều tra lâm phần là
khoảng 10%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sai số bình quân nhỏ hơn 10%.
Do đó dự đoán sinh khối của cây Tràm dựa trên mối quan hệ với DBH là một
phương pháp tốt để đánh giá nhanh sinh khối của rừng Tràm.
(Chi tiết so sánh từng bộ phận cây ở hai loại đất được trình bày trong phụ lục 4)
63
4.4. Ảnh hưởng của địa hình và đất đến sinh khối rừng Tràm ở Cà Mau
4.4.1. Ảnh hưởng của độ sâu ngập đến sinh khối rừng Tràm
Kết quả so sánh sinh khối của rừng Tràm theo độ sâu ngập cho thấy (Phụ biểu 4.1,
4.2, 4.3 và 4.4 phụ lục 4)
• Trên đất than bùn, tổng sinh khối của rừng Tràm sinh trưởng trên ba kiểu độ sâu
ngập: cao (>60cm), trung bình (30 – 60cm) và thấp (<30cm) có sự khác biệt về
mặt thống kê. Tuy nhiên với cây Tràm trưởng thành (11 tuổi) thì tổng sinh khối
khô và tươi giữa độ ngập thấp và độ ngập trung bình không có sự khác biệt có ý
nghĩa (Phụ biểu 4.1, 4.2 phụ lục 4). Điều nầy cho thấy cây Tràm giai đoạn non
(tuổi 5 – 8) rất nhạy cảm đối với điều kiện ngập nước. Giai đoạn nầy, sự khác
biệt sinh khối giữa các chế độ ngập là rất có ý nghĩa. Ngược lại, cây Tràm
trưởng thành có lẽ do sức chịu đựng cao hơn nên sự khác biệt sinh khối giữa các
chế độ ngập không rõ rệt. Kết quả nầy cũng được minh họa thêm bởi sự khác
biệt về mật độ trên các độ sâu ngập khác nhau (Phụ lục 5)
Sự khác biệt về sinh khối Thân cây theo tuổi và độ ngập trên đất than bùn
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
60cm 60cm 60cm
5 tuổi 8 tuổi 11 tuổi
Si
nh
k
hố
i (
T/
ha
)
Hình 4.11 Biến động sinh khối khô của rừng Tràm trên đất than bùn
theo tuổi và độ ngập
Kết quả trình bày trong hình 4.23 cho thấy sinh khối khô của rừng Tràm 5 - 8
tuổi sinh trưởng trên đất than bùn đạt cao nhất trên độ ngập thấp, kế đến là độ
ngập trung bình, cuối cùng là độ ngập cao. Ở tuổi 11. cả sinh khối tươi lẫn sinh
khối khô của rừng Tràm đều đạt được lớn nhất trên độ ngập trung bình, kế đến là
độ ngập thấp, kém nhất là ở độ ngập cao. Nhìn chung, so với độ ngập thấp, sinh
khối tươi và sinh khối khô của rừng Tràm trên độ ngập trung bình và độ sâu
ngập cao chỉ đạt tương ứng từ 27.9% - 72.3% (tuổi 5) và 40.8 – 70.5% (tuổi 8).
a
b
c
a
b
c
a a
b
64
Hình 4.12 Biến động sinh khối khô của rừng Tràm trên đất phèn
theo tuổi và độ ngập
• Trên đất phèn, tổng sinh khối tươi và khô của rừng Tràm trên ba kiểu độ sâu
ngập cũng có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Ở tuổi 8, tổng sinh khối ở
các mức độ ngập đều có sự khác biệt ý nghĩa. Riêng ở tuổi 5 và 11, sự khác biệt
tuy không rõ rệt giữa các độ sâu ngập nhưng nhìn chung giữa mức độ ngập cao
(>60cm) và thấp (<30cm) đều khác biệt có ý nghĩa. Số liệu ở Phụ biểu 4.3 và 4.4
Phụ lục 4 cho thấy, cả sinh khối tươi lẫn sinh khối khô của rừng Tràm 5 - 8 - 11
tuổi trên đất phèn đều đạt được cao nhất trên độ ngập thấp, kế đến là độ ngập
trung bình, sau cùng là độ ngập cao. Nhìn chung, so với độ ngập cao, sinh khối
tươi và sinh khối khô của rừng Tràm sinh trưởng trên độ ngập trung bình và thấp
chỉ bằng khoảng 33.3 đến 87.7% tùy theo tuổi.
• Năng suất sinh khối gỗ bình quân/năm thân cây của rừng Tràm cũng khác nhau
tùy theo độ sâu ngập (Bảng 4.18). Số liệu trong bảng cho thấy, năng suất sinh
khối gỗ thân khô của rừng Tràm 5 - 8 - 11 tuổi trên đất than bùn đều đạt được
cao nhất trên độ ngập thấp, kế đến là độ ngập trung bình, sau cùng là độ ngập
cao. So với độ ngập thấp, năng suất tổng sinh khối gỗ thân khô của rừng Tràm
trên độ ngập cao chỉ bằng khoảng 38.3 đến 48.9% và độ ngập trung bình là 68.3
– 91.2% tùy theo tuổi.
Bảng 4.18 Năng suất gỗ thân phát triển trung bình/năm của rừng Tràm theo độ sâu ngập
Sự khác biệt về sinh khối Thân cây theo tuổi và độ ngập
trên đất phèn
0
10
20
30
40
50
60
60cm 60cm 60cm
5 tuổi 8 tuổi 11 tuổi
Si
nh
k
hố
i (
T/
ha
)
a
b
b
a
b
c
a
b
ab
65
(*) Thấp: độ ngập 60cm
Trên đất phèn, năng suất tổng sinh khối gỗ thân khô của rừng Tràm 5 - 8 - 11 tuổi
cũng đạt được cao nhất trên độ ngập thấp, kế đến là độ ngập trung bình, sau cùng là
độ ngập cao. Nhìn chung, so với độ ngập thấp, năng suất tổng sinh khối khô của
rừng Tràm sinh trưởng trên độ ngập cao chỉ bằng khoảng 33.2 đến 63.3%. và độ
ngập trung bình là 63.1 – 81.1% tùy theo tuổi.
4.4.2. Ảnh hưởng của đất đến sinh khối rừng Tràm
Kết quả tính toán và so sánh sinh khối của cây Tràm cùng cấp DBH trên 2 loại đất
than bùn và đất phèn được trình bày trong Bảng 4.19 và hình 4.25 cho thấy: Sinh
khối tươi và sinh khối khô của cây Tràm sinh trưởng trên đất than bùn lớn hơn trên
đất phèn. Sự sai khác về sinh khối cây Tràm sinh trưởng trên hai loại đất càng biểu
hiện rõ ở những cấp đường kính lớn và đặc biệt là đối với sinh khối khô.
Năng suất sinh khối (tấn/ha/năm)
Đất than bùn Đất phèn Tuổi Độ sâu ngập (*) Thân
tươi %
Thân
khô %
Thân
tươi %
Thân
khô %
Thấp 9.28 100 4.25 100 11.23 100 4.93 100
5 T. bình 6.71 72.3 3.06 72.0 6.90 61.4 3.11 63.1
Cao 3.62 39 1.63 38.3 6.87 61.2 3.10 62.9
Thấp 9.86 100 4.58 100 13.57 100 5.75 100
8 T. bình 6.78 69.7 3.13 68.3 9.68 71.3 4.14 72.0
Cao 4.50 45.6 2.07 45.2 4.36 32.1 1.91 33.2
Thấp 6.17 100 2.94 100 9.24 100 3.87 100
11 T. bình 5.65 91.6 2.68 91.2 7.43 80.4 3.14 81.1
Cao 3.08 49.9 1.44 48.9 5.74 62.1 2.46 63.6
66
Bảng 4.19: So sánh sinh khối của cây Tràm cùng cấp DBH
trên đất phèn và đất than bùn ở Cà Mau (Tính theo các hàm 4.1 – 4.8)
Sinh khối tươi (kg/cây): Sinh khối khô (kg/cây): DBH
(cm) Đất than bùn Đất phèn
%
khác biệt
Đất
than bùn Đất phèn
%
khác biệt
2 1.32 1.29 2.3 0.58 0.59 -1.0
3 3.42 3.31 3.4 1.56 1.47 6.1
4 6.73 6.46 4.1 3.12 2.80 11.4
5 11.38 10.86 4.7 5.36 4.63 15.8
6 17.47 16.60 5.2 8.32 6.97 19.4
7 25.10 23.75 5.7 12.08 9.86 22.6
8 34.36 32.41 6.0 16.69 13.31 25.4
9 45.32 42.62 6.4 22.19 17.34 28.0
10 58.07 54.45 6.6 28.62 21.97 30.3
11 72.66 67.96 6.9 36.04 27.22 32.4
12 89.16 83.21 7.2 44.48 33.10 34.4
*DBH: Đường kính thân cây tại vị trí ngang ngực
Hình 4.13. Sinh khối (tươi và khô) của cây Tràm
trên đất than bùn và đất phèn
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
DBH(cm)
T
ổn
g
sin
h
kh
ối
(K
g)
SKtươi-Than bùn
SKtươi-Phèn
SKkhô-Than bùn
SKkhô-Phèn
Để thấy rõ sự khác biệt về sinh khối trong các cấp đường kính, chúng tôi đã tiến
hành so sánh khuynh hướng biến đổi sinh khối tươi và sinh khối khô của cây Tràm
67
trên đất than bùn và đất phèn bằng cách tuyến tính hoá quan hệ giữa Tổng sinh khối
(TSK) tươi và khô với DBH. Kết quả cho thấy:
- Đối với sinh khối tươi trên đất phèn:
Ln(TSKt) = 2.36081*LnDBH - 1.42762 (4.19)
với r2 = 99.99; s = ± 0.0046
- Đối với sinh khối tươi trên đất than bùn:
Ln(TSKt) = 2.39609*LnDBH - 1.45135 (4.20)
với r2 = 99.99; s = ± 0.0138
- Đối với sinh khối khô trên đất phèn:
Ln(TSKk) = 2.24759*LnDBH - 2.08556 (4.21)
với r2 = 99.99; s = ± 0.00106
- Đối với sinh khối khô trên đất than bùn:
Ln(TSKk) = 2.41807*LnDBH - 2.2136 (4.22)
với r2 = 99.99; s = ± 0.00104
So sánh phương trình 4.19 với 4.20. cho thấy, điểm chặn và độ dốc của hai phương
trình khác nhau rất rõ rệt. Tương tự thế, phương trình 4.21 với 4.22 cũng khác nhau
rất rõ rệt về độ dốc và điểm chặn với mức ý nghĩa P <0.001.
Những so sánh trên đây cho thấy, trong cùng một cấp đường kính, sinh khối tươi và
sinh khối khô của cây Tràm sinh trưởng trên đất than bùn lớn hơn so với sinh khối
tươi và sinh khối khô của cây Tràm sinh trưởng trên đất phèn.
So sánh tổng sinh khối (tươi và khô) của rừng Tràm ở tuổi 5 - 8 - 11 sinh trưởng
trên đất than bùn và đất phèn trình bày trong Bảng 4.20 cho thấy: Trên cả hai loại
đất, tổng sinh khối và sinh khối của các bộ phận (tươi và khô) thân, cành, lá đều
tăng dần theo tuổi và có biến động rất lớn (Phụ biểu 4.3; 4.4 phụ lục 4).
68
Bảng 4.20 Sinh khối bình quân theo tuổi rừng trên 2 loại đất
Sinh khối tươi (T/ha) Sinh khối khô (T/ha) Đất Tuổi
Tổng Thân cành Lá Tổng Thân cành Lá
5 33.1 26.7 3.7 2.1 15.5 12.3 1.7 1.0
8 77.3 61.9 9.6 5.1 36.7 28.9 4.5 2.5 Than bùn
11 78.1 61.3 10.9 5.6 37.7 29.3 5.1 2.7
5 66.8 46.7 10.5 7.9 29.2 20.6 4.5 3.1
8 112.8 83.1 17.0 11.3 47.6 35.1 7.2 4.9 Phèn
11 124.7 93.1 18.6 12.0 52.2 38.9 7.8 5.7
Hình 4.14. Sinh khối khô của rừng Tràm
trên đất than bùn và đất phèn
Hình 4.26 minh họa sự khác biệt có ý nghĩa sinh khối khô thân cây giữa hai loại đất.
Bảng 4.21 cho thấy sự khác biệt giữa sinh khối rừng Tràm trên 2 loại đất. Trong đó
Các giá trị là hiệu số giữa giá trị sinh khối rừng trên đất phèn và giá trị sinh khối
rừng trên đất than bùn (Bảng 4.20)
Sự khác biệt sinh khối thân khô trên hai loại đất
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
40.0
45.0
Tuổi 5 Tuổi 8 Tuổi 11
S
in
h
kh
ối
(T
/h
a)
Đất phèn
Đất than bùn
a
b
a
b
a
b
69
Bảng 4.21 Sự khác biệt giữa sinh khối rừng Tràm
trên đất than bùn (I) và đất phèn (II)
Tươi Khô Chỉ
tiêu Tuổi Tổng Thân cành Lá Tổng Thân cành Lá
5 33.8 20.0 6.8 5.8 13.7 8.2 2.7 2.1
8 35.5 21.2 7.4 6.2 10.9 6.1 2.7 2.4 Kg (*)
11 46.6 31.8 7.6 6.4 14.5 9.6 2.7 3.0
5 50.6 42.8 64.9 73.5 46.8 40.0 61.7 67.5
8 31.5 25.5 43.7 54.8 23.0 17.5 37.9 49.3 %
11 37.4 34.2 41.1 53.1 27.7 24.6 34.6 52.3
5 2.0 1.7 2.8 3.8 1.9 1.7 2.6 3.1
8 1.5 1.3 1.8 2.2 1.3 1.2 1.6 2.0
Chênh
lệch
(lần) 11 1.6 1.5 1.7 2.1 1.4 1.3 1.5 2.1
(*) Các giá trị sinh khối (kg) trong bảng là hiệu số (II) - (I)
So với đất phèn, tổng sinh khối tươi của rừng Tràm trên đất than bùn nhỏ hơn đáng
kể (chỉ đạt 50.6% ở tuổi 5, 31.5% ở tuổi 8 và 37.5% ở tuổi 11). Cũng tương tự như
thế ở tổng sinh khối khô (ở tuổi 5 là 46.8; tuổi 8 là 23% và tuổi 11 là 27.7%).
Bảng 4.22: Năng suất sinh khối trung bình/năm của rừng Tràm
trên đất phèn và đất than bùn
Sinh khối khô thân cây (Tấn/ha/năm) Sinh khối tươi thân cây (Tấn/ha/năm)
Tuổi
(Năm) Đất phèn Đất than bùn
%
khác biệt
Đất phèn Đất than bùn
%
khác biệt
5 4.1 2.5 61.0 11.3 5.3 46.9
8 4.4 3.6 81.8 10.4 7.7 74.0
11 3.5 2.7 77.1 8.5 5.6 65.9
Năng suất sinh khối trung bình của rừng Tràm trên 2 loại đất được trình bày trong
Bảng 4.22 cho thấy:
- Năng suất sinh khối gỗ thân cây (tươi và khô) cũng thay đổi tùy theo tuổi và loại
đất. So với đất phèn, năng suất sinh khối gỗ thân cây Tràm ở tuổi 5, 8 và 11 trên
70
đất than bùn chỉ đạt mức 46.9%; 74.0% và 65.9% (thân tươi) và 61.0%; 81.8%
và 77.1% (thân khô).
- So với sinh khối gỗ thân tươi, năng suất gỗ thân khô ở tuổi 5, 8 và 11 chiếm
tương ứng 47.2%; 46.7%; 48.2% (trên đất than bùn) và 36.3; 42.3; 41.2% (trên
đất phèn).
4.4.3. Thảo luận về ảnh hưởng của độ sâu ngập và loại đất đến sinh khối Tràm
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, sinh khối của cây Tràm và rừng Tràm thay đổi
không chỉ theo tuổi, mà còn theo độ sâu ngập. Sinh khối cây cá thể và toàn bộ lâm
phần Tràm đạt cao nhất trên độ sâu ngập thấp, kế đến là độ sâu ngập trung bình,
cuối cùng là độ sâu ngập cao. Hiện tượng giảm sinh khối của cây Tràm và toàn bộ
lâm phần Tràm trên đất có độ sâu ngập cao là do hai nguyên nhân chính sau đây:
(1) Ở độ sâu ngập cao (> 60 cm), thời gian cây Tràm bị ngập nước dài ngày hơn (>
7 tháng/năm) nên đất bị yếm khí lâu ngày, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của rễ,
đồng thời sự úng ngập kéo dài phát sinh nhiều độc tố trong đất và nước nên ảnh
hưởng đến sinh trưởng của cây Tràm, đặc biệt là đến khả năng hấp thu dinh dưỡng
của hệ rễ. Do đó cây Tràm sẽ bị ức chế dẫn đến sinh trưởng kém hơn các loại độ sâu
ngập trung bình và cao.
(2) So với độ sâu ngập thấp và trung bình, mật độ rừng Tràm trên độ sâu ngập cao
nhỏ hơn rất nhiều. Vấn đề nầy được giải thích như sau: Từ lâu, trên địa bàn tỉnh Cà
Mau, công tác trồng rừng được thực hiện bằng kỹ thuật “cấy Tràm nổi”, kỹ thuật
nầy được áp dụng trên cơ sở không cần xử lý thực bì trước khi trồng. Cây Tràm
được trồng bằng phương pháp cắm vào lớp thực bì sao cho hệ rễ chỉ vừa chạm mặt
đất mà không được cắm sâu vào lớp đát mặt. Thực bì được sử dụng như là hệ “giá
đở” cho cây con không bị đổ ngã. Với kỹ thuật nầy, ở những vùng đất bị ngập sâu
và kéo dài cây Tràm con sẽ bị cỏ dại lấn át ngay trong thời gian đầu đồng thời rất dễ
bị bật gốc bởi sóng gió. Chính hiện tượng nầy đã tác động rất lớn đến mật độ cây
còn lại, cụ thể là mật độ rừng ở những vùng nầy thấp hơn rất nhiều so với các vùng
có độ sâu ngập thấp và trung bình. Chính mật độ thấp đã dẫn đến tổng sinh khối ở
độ sâu ngập nầy thấp hơn độ sâu ngập trung bình và cao.
Sinh khối của cây Tràm trong cùng một cấp đường kính cũng có sự khác biệt rất lớn
tùy theo loại đất. Loại đất khác nhau cũng có ảnh hưởng đến tổng sinh khối (tươi và
khô) và năng suất sinh khối gỗ thân cây của rừng Tràm. Nói chung, trên đất than
bùn, sinh khối cây cá thể lớn hơn so với sinh khối cây cá thể sinh trưởng trên đất
phèn. Trái lại, so với đất phèn, tổng sinh khối (tươi và khô) và năng suất sinh khối
gỗ thân (tươi và khô) trung bình năm của toàn bộ lâm phần sinh trưởng trên đất than
bùn lại thấp hơn. Hiện tượng sinh khối trung bình của cây Tràm trong cùng cấp
71
đường kính sinh trưởng trên đất than bùn lớn hơn so với sinh khối trung bình của
cây Tràm sinh trưởng trên đất phèn là do đất than bùn có tầng đất sâu hơn, giữ ẩm
tốt hơn, nhất là về mùa khô. Trái lại, so với đất phèn, tổng sinh khối (tươi và khô)
và năng suất sinh khối gỗ thân (tươi và khô) trung bình năm của rừng Tràm sinh
trưởng trên đất than bùn nhỏ hơn là do mật độ lâm phần thấp hơn.
Nói chung, sự sai khác về sinh khối của cây Tràm và toàn bộ lâm phần trên những
kiểu độ sâu ngập và loại đất khác nhau chủ yếu là do sự sai khác về mật độ rừng.
Những nhận định trên đây cũng phù hợp với những nhận xét của nhiều tác giả
(Nguyễn Văn Thêm, 2005. Trồng rừng và nuôi rừng Tràm nhằm cung cấp nguyên
liệu gỗ củi, cừ và gỗ xẻ. Tham luận tại Hội thảo về rừng Tràm ở Cà Mau, tháng
02/2005; Đặng Trung Tấn, 2005 “Các mô hình trồng Tràm tại các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long”)
4.5. Một số đề xuất
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài và tình hình kinh doanh rừng Tràm ở Cà
Mau đi đến những đề xuất sau đây:
4.5.1. Phương pháp xác định nhanh sinh khối rừng Tràm ở ngoài rừng.
Trong thực tế, việc xác định sinh khối tươi và khô cây Tràm và toàn bộ lâm phần
Tràm ở ngoài trời là một công việc khó khăn và tốn kém về thời gian, nhân lực và
kinh phí. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng phương trình tính toán giúp
đánh giá khá chính xác sinh khối với sai số < 10%.
Tổng sinh khối tươi được tính theo phương trình:
TSKt = 0.258 x DBH 2.352 (Sử dụng cho rừng trên đất than bùn)
TSKt = 0.258 x DBH 2.326 (Sử dụng cho rừng trên đất phèn)
Với TSKt là tổng sinh khối tươi (kg) và DBH là đường kính thân cây cả
vỏ ở chiều cao ngang ngực (cm)
Tổng sinh khối khô được tính theo phương trình:
TSKk = 0.109 x DBH 2.418 (Sử dụng cho rừng trên đất than bùn)
TSKk = 0.124 x DBH 2.248 (Sử dụng cho rừng trên đất phèn)
Với TSKt là tổng sinh khối khô (kg) và DBH là đường kính thân cây cả
vỏ ở chiều cao ngang ngực (cm)
Phương pháp xác định nhanh sinh khối (tươi và khô) của cây Tràm và rừng Tràm
như sau:
72
+ Bước 1. Tại rừng, lập các ô tiêu chuẩn điển hình với diện tích 100 - 200 m2.
Trong ô tiêu chuẩn, đo chính xác DBH (cm) cả vỏ của toàn bộ cây Tràm còn sống
và sắp xếp thành cấp (nếu cần) với mỗi cấp cách nhau từ 0.5 cm (đối với rừng Tràm
có DBH bình quân dưới 8 cm) và 1.0 cm (đối với rừng Tràm có DBH bình quân
trên 8 cm).
+ Bước 2. Thay giá trị DBH (cm) của từng cây Tràm vào các công thức tương ứng
với loại đất để tính Tổng sinh khối (TSK(kg)) và sinh khối (SK (kg)) các bộ phận
tươi và khô nằm trên mặt đất của cây Tràm. Sinh khối của toàn bộ lâm phần trên
một hécta bằng sinh khối của ô tiêu chuẩn nhân với hệ số 10000/S, với S (m2) là
diện tích ô tiêu chuẩn. Trong trường hợp DBH đã được sắp xếp theo cấp và tập hợp
thành bảng tần số, thì TSK và SK của từng bộ phận trên mặt đất của cây Tràm sẽ
được xác định theo từng cấp kính. TSK và SK của cấp kính bằng sinh khối cây bình
quân thuộc cấp kính ấy nhân với số cây tương ứng với cấp kính. Sau đó quy đổi
TSK và SK của từng bộ phận ra hécta theo cách trên.
Một cách khác để xác định nhanh sinh khối tươi và khô của cây Tràm là sử dụng
“Biểu sinh khối cây Tràm” dựa trên việc đo đạc trực tiếp DBH cả vỏ của cây Tràm
ở thực địa. Sinh khối cây Tràm trên đất than bùn tra từ Bảng 4.13. Sinh khối cây
Tràm sinh trưởng trên đất phèn tra từ Bảng 4.15.
4.5.2. Biện pháp nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng rừng Tràm và giảm
thấp sự phân hoá cấp sinh trưởng của cây Tràm.
Trên quan điểm chế biến gỗ, chất lượng gỗ được đánh giá dựa trên những chỉ tiêu
như kích thước thân cây (đường kính và chiều cao), độ tròn đều và độ thon thân
cây, độ thẳng và số cành trên thân, độ đồng đều của sản phẩm…Những tiêu chuẩn
trên đây phụ thuộc không chỉ vào đặc tính di truyền của loài cây, mà còn vào kỹ
thuật trồng rừng và nuôi dưỡng rừng. Nếu gỗ Tràm được dùng làm nguyên liệu gỗ
xẻ, ván ghép thanh, cột nhà…, thì yêu cầu kích thước thân cây phải lớn (DBH > 12
cm; H > 8 m), thân cây tròn đều và độ thon thân cây nhỏ, thân thẳng và ít cành trên
thân, biến động nhỏ cả về đường kính lẫn chiều cao thân cây. Do đó, để nâng cao
năng suất và đạt chất lượng gỗ, trước hết nhà lâm nghiệp cần hướng vào giải quyết
ba vấn đề sau đây:
- Cải thiện giống và chất lượng cây con. Trong thực tế, các cơ sở lâm nghiệp tư
nhân, tập thể và nhà nước vẫn chưa chú ý thích đáng đến vấn đề giống cây trồng.
Phần lớn rừng Tràm được trồng từ những cây con trong tự nhiên hoặc từ các
vườn ươm có nguồn giống chưa được kiểm soát chặt chẽ. Cây con đem trồng
cũng không được tuyển chọn kỹ. Vì thế, những cá thể Tràm hình thành rừng bị
phân hoá rất mạnh về chất lượng di truyền, về kích thước và hình thái thân cây.
73
Để nâng cao năng suất sản phẩm gỗ của rừng Tràm, giảm thấp sự phân hoá và
đào thải tự nhiên của cây rừng, đề nghị nhà lâm nghiệp và cộng đồng dân cư
cầm thực hiện ngay những giải pháp: (1) Tuyển chọn cây giống tốt để cung cấp
vật liệu gieo ươm; (2) Gieo ươm đúng kỹ thuật và tuyển chọn kỹ càng cây con
đem trồng.
- Xử lý đất và trồng rừng đúng kỹ thuật. Đất trồng rừng Tràm thường bị che
phủ bởi rất nhiều cỏ dại có sức sống mạnh và tốc độ sinh sản nhanh. Trong thực
tế, biện pháp xử lý đất trồng rừng chỉ đơn giản là phát dọn cỏ dại, còn đất hầu
như không được xử lý. Đối với những vùng đất thấp, độ sâu ngập cao (> 60cm),
thời gian ngập nước lâu (> 7 tháng/năm), Việc xử lý đất nên tập trung vào việc
tạo các rảnh thoát nước và nâng cao nền rừng nhằm giãm thời gian ngập nước,
bất lợi cho sinh trưởng của cây Tràm. Mặt khác, để hạn chế sự phát sinh của cỏ
dại sau khi trồng rừng, nhà lâm nghiệp thực hiện trồng rừng với mật độ cao từ
10 - 30 ngàn cây/ha. Việc trồng cây được thực hiện bằng phương pháp cấy cây
như cấy lúa. Nếu cấy cây trên nền đất sét cứng và đất than bùn theo kỹ thuật
“cấy tràm nổi”, thì ngay từ đầu hệ rễ cây con khó có thể bám chắc vào lớp đất.
Hậu quả là, dưới ảnh hưởng của gió, sóng nước và sự dao động của cỏ dại, hệ rễ
cây con có thể bị tách ra khỏi lớp đất. Và theo thời gian, những phản ứng thích
nghi của cây Tràm con với điều kiện môi trường mới đã tạo ra hệ thống thân cây
với phần gốc bị uốn cong. Trong thực tế, khi khai thác gỗ Tràm, người ta chỉ thu
hoạch phần thây cây thẳng đẹp, còn bỏ lại trên đất rừng phần gốc cây bị cong có
chiều cao từ 1 - 1.2m. Nếu so sánh với sản lượng gỗ thu hoạch thì phần bỏ lại
trên đất rừng chiếm đến 20%. Đó là một sự lãng phí lớn về tài nguyên gỗ. Do
đó, một trong những con đường nâng cao năng suất rừng Tràm là tìm kiếm các
biệc pháp cải thiện hình thân cây Tràm. Để đạt được mục tiêu ấy, ngoài biện
pháp chọn giống, nhà lâm nghiệp cần phải xử lý đất và cỏ dại; đồng thời cấy cây
cẩn thận. Vì diện tích đất trồng rừng Tràm rất lớn và rất khó xử lý bằng cơ giới,
nên biện pháp khả dĩ ở đây là tập trung vào việc khống chế cỏ dại thông qua
trồng dày. Ngoài ra, việc cấy cây con phải đảm bảo cho hệ rễ của chúng được ăn
sâu vào đất khoảng 25 cm.
- Áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng rừng. Trong thực tế, phần lớn
rừng Tràm được trồng theo kiểu quảng canh. Sau khi trồng, rừng Tràm hầu như
không được chăm sóc. Sản phẩm gỗ của loại rừng này chỉ được sử dụng để làm
củi và cừ. Vì thế, hiệu quả kinh doanh rừng Tràm quảng canh rất thấp. Trong
một chu kỳ kinh doanh rừng Tràm, số cây bị chết tự nhiên có thể đạt đến trên
60%. Về lý thuyết, nếu để quá trình đào thải tự nhiên xảy ra thì lượng gỗ thân
cây bị mất đi có thể đạt đến 30% so với trữ lượng gỗ ở kỳ khai thác chính. Nếu
74
cộng trữ lượng gỗ của phần tỉa thưa tự nhiên với trữ lượng gỗ ở phần gốc cây bỏ
lại trên đất rừng thì tổng trữ lượng gỗ mất đi trong cả chu kỳ kinh doanh rừng
Tràm có thể đạt đến 50% so với tổng trữ lượng rừng ở kỳ khai thác chính. Do
đó, nếu thực hiện tỉa thưa đều đặn và có biệc pháp sử dụng phần gốc cây cong,
nhà lâm nghiệp có thể chủ động thu hoạch được một phần gỗ đáng kể trên
những cây bị đào thải và bằng cách ấy có thể nâng cao năng suất rừng Tràm
Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu có thể rút ra những kết luận chính sau đây:
(1) Sinh khối tươi và khô của những bộ phận trên mặt đất của cây Tràm có mối
quan hệ rất chặt chẽ với nhau (r > 0.8 với P < 0.001). Điều đó cho phép xác
định những thành phần sinh khối khó đo đạc trực tiếp (sinh khối khô, sinh khối
thân, sinh khối cành và lá) ở ngoài trời thông qua một hoặc một vài thành phần
dễ đo đạc, đặc biệt là với đường kính thân cây cả vỏ tại vị trí ngang ngực
(DBH). Đây là chỉ tiêu đánh giá khá chính xác sinh khối rừng Tràm
(2) Trên cả hai loại đất than bùn và đất phèn, phân bố N - D của rừng Tràm ở tuổi
5 - 8 - 11 đều có dạng một đỉnh bất đối xứng và có thể mô tả bằng hàm
Weibull. Khi tuổi rừng tăng lên từ 5 - 8 - 11. thì phạm vi phân bố đường kính
càng rộng, đỉnh đường cong càng tù và có khuynh hướng lệch về bên phải hay
về phía đường kính lớn. Điều nầy phù hợp với qui luật sinh trưởng tự nhiên
của rừng thuần loại đồng tuổi: Khi rừng còn nhỏ tuổi, chưa có sự cạnh tranh
không gian dinh dưỡng nên phạm vi phân bố đường kính hẹp, đỉnh đường
cong nhọn và có khuynh hướng lệch trái (đường kính nhỏ chiếm đa số); khi
tuổi rừng tăng lên, sự cạnh tranh diễn ra mạnh nên phạm vi phân bố đường
kính rộng hơn và đỉnh đường cong tù dần và có khuynh hướng lệch phải
(đường kính lớn chiếm đa số)
(3) Mật độ trung bình của rừng Tràm ở tuổi 5, 8 và 11 trên đất than bùn thấp hơn
so với đất phèn, đường kính thân cây trung bình của rừng Tràm ở tuổi 5, 8 và
11 trên đất than bùn lớn hơn đáng kể so với đất phèn; Chiều cao thân cây trung
bình của rừng Tràm ở tuổi 5. 8 và 11 trên đất than bùn thấp hơn đáng kể so
với đất phèn Trữ lượng thân cây trung bình của rừng Tràm ở tuổi 5. 8 và 11
trên đất than bùn chỉ bằng khoảng 54.7% so với đất phèn
(4) Trên cả hai loại đất (than bùn và đất phèn), tổng sinh khối tươi và khô của
rừng Tràm từ 5 - 8 - 11 tuổi đều đạt lớn nhất ở độ sâu ngập <30cm, thời gian
75
ngập < 4 tháng/năm; kế đến là độ sâu ngập từ 30 – 60cm, thời gian ngập từ 4 –
7 tháng/năm; sau cùng là ở độ sâu ngập > 60cm, thời gain ngập > 7 tháng/năm.
(5) Trong cùng một cấp đường kính, sinh khối (tươi và khô) của cây Tràm từ 5 - 8
- 11 tuổi sinh trưởng trên đất phèn nhỏ hơn so với sinh khối của cây Tràm
cùng tuổi sinh trưởng trên đất than bùn; đường kính càng lớn thì sự khác biệt
cũng càng lớn. Tuy nhiên, năng suất tổng sinh khối của toàn bộ lâm phần trên
đất phèn lại cao hơn từ 1.5 - 1.7 lần (sinh khối tươi) và 1.3 - 1.6 lần (sinh khối
khô) so với lâm phần trên đất than bùn do mật độ rừng Tràm trên đất phèn cao
hơn từ 2 - 3 lần so với mật độ rừng Tràm trên đất than bùn.
5.2. Kiến nghị
Trên cơ sở những đặc trưng lâm học cơ bản của rừng Tràm từ 5 - 8 - 11 tuổi; đánh
giá tổng sinh khối và sinh khối của từng bộ phận trên mặt đất của cây Tràm và toàn
bộ quần thụ từ 5 - 8 - 11 tuổi; phân tích rõ sự khác biệt về sinh khối và năng suất
sinh khối của rừng Tràm 5 - 8 - 11 tuổi sinh trưởng trên những độ sâu ngập và loại
đất khác nhau; lập được biểu sinh khối cây Tràm tùy theo cấp đường kính khác
nhau. Chúng tôi có những kiến nghị sau:
1) Để xác định nhanh sinh khối các thành phần trên mặt đất của cây Tràm trên đất
than bùn, đề nghị sử dụng chỉ tiêu DBH để đánh giá thông qua các phương
trình tương quan đã xây dựng
2) Đề nghị các nhà nghiên cứu cần tiếp tục làm rõ đặc điểm lâm học và lập biểu
sinh khối cho các bộ phận trên mặt đất của rừng Tràm ở các tuổi mà đề tài này
chưa có điều kiện nghiên cứu - đó là tuổi 2 - 4. 6 - 7, 9 - 10 và sau 11 tuổi.
3) Vấn nạn cháy rừng tràm hằng năm ở địa phương đã gây thiệt hại rất nhiều đến
tài nguyên rừng, ảnh hưởng đến việc phát triển bền vững về kinh tế và môi
trường ở khu vực U Minh. Việc đắp đập giữ nước lâu dài trên nền rừng nhằm
hạn chế cháy rừng đã trực tiếp ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của
rừng. Đề nghị các cấp, ngành tại địa phương cần nghiên cứu xây dựng các giải
pháp quản lý nước hiệu quả nhằm hạn chế được nạn cháy rừng đồng thời với
việc điều tiết nước hợp lý cho rừng sinh trưởng và phát triển tốt.
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bô Lâm Nghiệp, 1988. Quy phạm tạm thời về các giải pháp kỹ thuật lâm
sinh áp dụng cho rừng sản xuất, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Hoàng Chương, 2004. Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật trồng Tràm, Dự án hợp tác
kỹ thuật Việt Nam – Nhật Bản “Khôi phục rừng sau cháy tại Cà Mau”.
3. George N. Baur, 1979. Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa. Vương
Tấn Nhị dịch, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
4. Bùi Việt Hải, 2002. Thống kê trong lâm nghiệp, Bài giảng. Tủ sách Trường
Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
5. Vũ Tiến Hinh, 2003. Sản lượng rừng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Phạm Hoàng Hộ, 1992. Cây cỏ Việt Nam. Montréal, Canada.
7. Phạm Ngọc Hưng, 1993. Thực hiện các biện pháp tổng hợp để phòng chống
cháy rừng có hiệu quả. Luận án Tiến sỹ khoa học nông nghiệp. Viện Khoa
Học Lâm Nghiệp Việt Nam.
8. Phạm Ngọc Hưng, 2001. Thiên tai khô hạn cháy rừng và giải pháp phòng
cháy chữa cháy rừng ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Nguyễn Ngọc Kiểng, 1996. Thống kê trong nghiên cứu khoa học, Nxb. Giáo
Dục.
10. Nguyễn Ngọc Kiểng, 2000. Thống kê học ứng dụng thiết lập các mô hình
toán học. Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
11. Phùng Ngọc Lan, 1986. Lâm sinh học, tập I, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn, 1972. Rừng Ngập Nước Việt Nam, Sở
Lâm Học, Viện Khảo cứu nông nghiệp, Tổng Nha nông nghiệp, Bộ cải cách
điền địa và Phát triển Nông – Ngư – Mục, Sài Gòn.
13. Viên Ngọc Nam, 1996. Nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp rừng Đước
trồng tại Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh. Sở Nông Nghiệp & PTNT Tp Hồ
Chí Minh
14. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001. Phương pháp nghiên cứu trong lâm nghiêp,
Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội.
15. Hồ Văn Phúc, 1999. Ảnh hưởng của độ ngập nước đến sức sản xuất và khả
năng xảy ra cháy rừng đối với rừng Tràm vùng U Minh Thượng tỉnh Kiên
Giang. Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng II.
16. Lê Hồng Phúc, 1994. Nghiên cứu năng suất rừng. Tạp chí lâm nghiệp, số
12/1994.
77
17. Lê Hồng Phúc, 1995. Nghiên cứu sinh khối rừng thông ba lá (Pinus kesiya) ở
Đà Lạt - Lâm Đồng. Tạp chí lâm nghiệp, số 9/1995.
18. Lê Hồng Phúc, 1997. Nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng, sinh khối rừng
trồng thông ba lá khu vực Đà Lạt, Lâm Đồng. Luận văn Tiến sĩ Khoa học
Nông nghiệp. Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam.
19. Richards P.W, 1965. Rừng mưa nhiệt đới. Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội. Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam.
20. Lâm Xuân Sanh, 1986. Cơ sở lâm học. Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Văn Sở, 1999. Trồng rừng nhiệt đới. Tủ sách Trường Đại Học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
22. Stephen D. Wratten Gary L.A.Fry, 1986. Thực nghiệm sinh thái học. Mai
Đình Yên dịch, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
23. Đặng Trung Tấn & Cộng sự, 1999. Sinh khối rừng Đước. Tủ sách Trung
Tâm Nghiên Cứu & Ứng Dụng Kỹ Thuật Rừng Ngập Minh Hải.
24. Đặng Trung Tấn, 2005. Các mô hình Trồng Tràm tại các tỉnh đồng bằng
Sông Cửu Long. Tủ sách Trung Tâm Nghiên Cứu & Ứng Dụng Kỹ Thuật
Rừng Ngập Minh Hải..
25. Nguyễn Xuân Thành, 2004. Nghiên cứu tái sinh tự nhiên của rừng Tràm sau
khi rừng bị cháy ở U Minh Thượng, Kiên Giang. Luận văn Thạc sĩ Lâm
nghiệp; Thư viện Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
26. Võ Nguơn Thảo, 2003. Nghiên cứu sinh trưởng loài cây Tràm (Melaleuca
cajuputi) trên 3 dạng lập địa chính và đề xuất qui trình trồng và kinh doanh
rừng Tràm ở Cà Mau.
27. Hoàng Văn Thân, 2000. Đất và lập địa. Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh.
28. Giang Văn Thắng, 2001. Điều tra rừng. Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh.
29. Nguyễn Văn Thêm, 2002. Sinh thái rừng, Nxb. Nông Nghiệp Chi nhánh Tp.
Hồ Chí Minh.
30. Nguyễn Văn Thêm, 2004. Hướng dẫn sử dụng Statgraphics 3.0 & 5.1 để xử
lý thông tin trong lâm học, Nxb. Nông Nghiệp Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh.
31. Nguyễn Văn Trương, 1983. Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài, Nxb. Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội.
32. Thái Văn Trừng, 1978. Thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm hệ sinh
thái, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
33. Thái Văn Trừng, 1999. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb
Khoa học và Kỹ thuật
78
34. Nguyễn Hải Tuất, 1982. Thống kê toán học trong lâm nghiệp, Nxb. Nông
Nghiệp, Hà Nội.
35. Viện Điều tra quy hoạch rừng, 1995. Sổ tay điều tra quy hoạch rừng, Nxb.
Nông Nghiệp, Hà Nội.
36. Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, 1989. Một số kết quả nghiên cứu
khoa học kỹ thuật lâm nghiệp 1976 – 1985, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội.
37. Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam, 1998. Kết quả nghiên cứu khoa học
của nghiên cứu sinh, Nxb. Nông Nghiệp Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh.
38. Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, 2001. Danh lục các loài thực vật Việt
Nam, Nxb Nông Nghiệp
TIẾNG ANH
39. B. F. Clough & K. Scott, 1989. Allometric Relationships for Estimating
Above – Ground Biomass in six Mangrove Species. Australia Institude of
Marine Science.
40. Conde, L. F., D. L. Rockwood, and R. F. Fisher. 1980. Growth studies on
Melaleuca. Proc. of Melaleuca Symp., Fla Div of For. 6 p. Describes the
establishment of several studies to evaluate growth rates of Melaleuca and
reports first year results on coppice crop (resprouting) yield.
41. Finlayson, C.M., Cowie, I.D., and Bailey, B.J. 1993. Biomass and litter
dynamics in a Melaleuca forest on a seasonally inundated floodplain in
tropical, northern Australia. Wetlands Ecology and Management, 2:177-188.
42. Gebhard Schuler, 2001. Multifunctional sustainable forest management on
the basis of forest site management. FAWF Rheinland - Pfalz, Germany.
43. Graw-Hill, Mc., 1972. Introduction to forestry. McGraw Book Company
Press.
44. Kimmins, J.P., 1998. Forest ecology. Prentice – Hall, Upper Saddle River,
New Jersey.
45. Nambia, E.K.; Alan, G. Brown; Sadanandan, 1997. Management of soil.
Nutient and Water in Tropical Plantation Forests. CSIRO, Canberra,
Australia.
46. Rayachhetry, M.B., T.K. Van, T.D. Center, and M.L. Elliot. 2001a. Host
range of Puccinia psidii, a potential biological control agent of Melaleuca
quinquenervia in Florida. Biol. Control 22:38-45
47. Rayachhetry, M.B., T.K. Van, T.D. Center, and F. Laroche. 2001b. Dry
weight estimation of the aboveground components of Melaleuca
quinquenervia trees in southern Florida. Forest Ecol. and Manage. 142:281-
290.
79
48. Van Driesche, R., et al., 2002, Biological Control of Invasive Plants in the
Eastern United States, USDA Forest Service Publication FHTET-2002-04,
413 p.
49. Van Steenis, 1956. Basis principals of rain forest sociology proceeding of
symposium in Kandy.
50. Van, T.K.. MB. Rayachhetry, and T.D. Center. 2000. Estimating Above-
ground Biomass of Melaleuca quinquenervia in Florida. USA. J. Aquat. Plant
Manage. 38: 62-67.
51. Van, T.K., M.B. Rayachhetry, T.D. Center and P.D. Pratt. 2002. Litter
dynamics and phenology of Melaleuca quinquenervia in south Florida. J.
Aquat. Plant Manage. 40: 22-27.
52. Wang, S. C., J. B. Huffman, and R. C. Littell. 1981. Characterization of
Melaleuca biomass as a fuel for direct combustion (Melaleuca
quinquenervia). Wood Science 13(4): 216- 219. Selected properties (heat of
combustion, density, green moisture content, and rate of moisture reduction)
of Melaleuca biomass were determined to evaluate its quality as a biomass
fuel.
53. Whitmore T. C. 1975. Tropical rainforests of the Far-East Clarendon Press.
OXFORD 282 PP.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn thạc sĩ- Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh khối rừng tràm trên đất than bùn và đất phèn khu vực u mi.pdf