Luận văn Quá trình đẩy mạnh xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam

Chính phủ nên củng cố và tăng cường năng lực cho hệ thống cơ quan kiểm tra kiểm soát hiện có của ngành (NAFIQACENcủa BVNLTS ). Tiếp tục nghiên cứu và xây dựng tổ trức mạng lưới quản lý chất lượng của địa phương (các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương) trong các lĩnh vực nuôi trồng , đánh bắt, thu gom vận chuyển nguồn lợi thuỷ sản xuất khẩu. Nghiên cục phòng dịch và vệ sinh an toàn thuỷ sản. Tổ chức đào tạo kiến thức về dảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho những người làm công tác quản lý nhà nước từ trung ương dến địa phương.

pdf24 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2558 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình đẩy mạnh xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Quá trình đẩy mạnh xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam Lời nói đầu Để phục vụ cho yêu cầu của quá trình quốc tế hoá toàn cầu. Khoa học nghiên cứu sự phát triển kinh tế trong thời đại này đòi hỏi chúng ta phải có cách nhìn nhận đúng đắn đáp ứng đợc nhu cầu của công cuộc hội nhập. Sự hình thành và phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan. Ban đầu đó là sự trao đổi sản phẩm giữa các quốc gia do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên nh đất đai, khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, khí hậu, ... giữa các quốc gia. Tiếp theo đó là sự phát triển của khoa học công nghệ nguồn vốn tích luỹ, nguồn lao động, trình độ quản lý. điều đó đa đến sự trao đổi các yếu tố quá trình sản xuất, đã làm cho trao đổi quốc tế phát triển cả triều rộng và triều sâu. thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ, ngày càng có hiệu quả cao ... Đối với ngành thuỷ sản nói riêng của Việt Nam, đối với những điều kiện về bờ biển và nguồn nhân lực dồi dào... chúng ta cần đẩy mạnh sản xuất đầu tư và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài để sản xuất và xuất khẩu hàng thuỷ sản sang các thị trờng khu vực và thế giới. Tiềm năng của xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ngày càng có u thế, do đó việc nghiên cứu là rất cần thiết đây chính là lý do mà em lựa chọn đề tài này để nghiên cú. Với sự hớng dẫn tận tình của cô giáo và số tài liệu, em có thể góp một phần nhỏ bé tiếng nói vào quá trình đẩy mạnh xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam. Do trình độ có hạn nên em có thể chua lý luận chặt chẽ mong cô chỉ bảo em nhiều. Em xin chân thành cảm ơn. Chương I lý luận chung Về sức cạnh tranh của hàng hoá I. khái niệm đặc điểm, vai trò, của cạnh tranh hàng hoá. 1. Khái niệm 2. Đặc điểm 3. Vai trò II. Sự cần thiết phải tăng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu. 1. Tăng cạnh tranh mở rộng quy mô thị trường xuất khẩu thuỷ sản. 2. Tăng chủng loại hàng thuỷ sản xuất khẩu. 3. Tăng ngoại tệ nhằm trang bị kỹ thuật và quản lý chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu. 4. Tạo thêm việc làm cho người lao động. Chương II Thực trạng sức cạnh tranh của xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua I. kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản . 1. Cơ cấu hình thức xuất khẩu . 2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 3. Cơ cấu cạnh tranh II. Những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân. 1. Ưu điểm 2. Nhược điểm 3. Nguyên nhân chương III một số giải pháp để tăng sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản , xuất khẩu Việt nam . 1. Trú trọng quản lý chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu. 2. Chính phủ trợ giúp các doanh nghiệp công nghệ bảo quản hàng thuỷ sản xuất khẩu. 3. Khuyến khích học hỏi kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước mặn tăng quy mô và chủng loại hàng thuỷ sản xuất khẩu. 4.Chính phủ cần cung cấp thông tin kịp thời về sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản trên thế giới và nhu cầu của các thị trờng về mặt hàng thuỷ sản cho các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Chương I Lý luận trung về sức cạnh tranh của hàng hoá I. Các khái niệm cơ bản về cạnh tranh hàng hoá. 1. Khái niệm cạnh tranh. Lý luận kinh tế học trên thế giới qua thời gian sự phát triển nền kinh tế thế giới. Do đó có rất nhiều các quan điểm về cạnh tranh hàng hoá của các nhà kinh tế học trên thế giới. với việc tiếp cận thị trường trong các điều kiện khác nhau như cạnh tranh thuần tuý, cạnh tranh hoàn hảo hay các điều kiện khác về cạnh tranh hàng hoá dịch vụ. Tuy nhiên hiện nay trên các thị trường nước ngoài không còn hoặc gần như không còn tồn tại sự cạnh tranh thuần tuý và hoàn hảo nữa, tức là không còn một loại giá thị trường theo nghĩa cân bằng của lý thuyết kinh tế đối với phần đông các sản phẩm và dịch vụ, ngược lại các thị trường hiện nay chủ yếu là độc quyền hoặc cạnh tranh không hoàn hảo. với các điều kiện đó mà các nhà kinh tế học trên thế giới đã có những quan điểm riêng về cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ. nhưng các quan điểm đó không khác nhau là mấy. Để tổng hợp lại thành một khái niệm chung nhất về cạnh tranh hàng hoá là. Cạnh tranh là sự sử dụng những điều kiện những phương pháp của các tổ chức và các doanh ngiệp để đạt được những vị trí có lợi cho hàng hoá và dịch vụ so với các tổ chức, doanh ngiệp khác, đối với một hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau. Như vậy chúng ta có thể thấy được cơ cấu cạnh tranh có thể cạnh tranh về giá cả hoặc chất lượng, mẫu mã… có thể là sản phẩm, hàng hoá của doanh ngiệp, tổ chức với các doanh ngiệp, tổ chức khác tại nước sở tại hoặc có thể cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ của doanh ngiệp, tổ chức với các doanh ngiệp, tổ chức nước ngoài khác trong nước sở tại. 2. Khái niệm về sức cạnh tranh. Đối với các thị trường khác nhau phản ánh súc cạnh tranh khác nhau, thị trường càng phát triển thì sức cạnh tranh càng cao, và thị trường có mức độ tiêu chuẩn hoá cao thì nó cũng gây ra sức cạnh tranh rất cao. vậy sức cạnh tranh ở đây chính là phản ánh mức độ chiếm lĩnh thị trường của hàng hoá ,dịch vụ so với hàng hoá, dịch vụ khác trên cùng thị trường. Một thị trường mà chi phí càng lớn cho việc chiếm lĩnh thị trường thì sức cạnh tranh ở thị trường đó càng cao và do đó việc tạo thêm thị phần cho hàng hoá là rất khó khăn. Do đó phải xét đến các yếu tố gây nên sức cạnh tranh như giá cả, nhãn mẫu mã, chất lượng… ở các thị trường khác nhau thì mức độ ảnh hưởng lại khác nhau bởi vì nó còn phụ thuộc vào từng quốc gia khác nhau vì mỗi quốc gia khác nhau lại có môi trường văn hoá, chính trị, luật pháp khác nhau nhưng chúng ta có thể xét vấn đề cạnh tranh theo 2 khía cạnh sau. Cạnh tranh giữa sản phẩm của doanh nghiệp này với các sản phẩm doanh nghiệp nội, không những vậy có thể do mức độ ưu tiên cho sản phẩm nội địa ví dụ thị trường Nhật thì mức độ cạnh tranh lại tăng thêm cho doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường này phải tính toán đến đối thủ cạnh tranh nội địa. Cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp với các doanh nghiệp nước ngoài khác. Trong vấn đề này doanh nghiệp lại gặp phải sản phẩm mà nó có hình ảnh đất nước trong sản phẩm đó được người tiêu dùng ưa chuộng thì sản suất gây ra khó khăn cho sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó cùng một lúc doanh nghiệp phải đối mặt với việc cạnh tranh hàng hoá nội địa và doanh nghiệp nước ngoài khác. trong khi đó nếu càng nhiều chủng loại hàng hoá thì mức độ cạnh tranh lại càng cao. 3. Khái niệm xuất khẩu. Phương thức đơn giản nhất để mở rộng hoạt động của doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài là xuất khẩu. ở đây cũng có hai cách tiếp cận khác nhau. Xuất khẩu thụ động là cấp độ hoạt động với nó doanh nghiệp thỉnh thoảng xuất khẩu một số sản phẩm dư thừa của mình và bán sản phẩm cho khác hàng mua ở thị trường thường trú đang đại diện cho các doanh nghiệp nước nước ngoài. Việc xuất khẩu chủ động xẩy ra khi doanh nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường đặc thù nào đó một cách lâu dài và có hệ thống. Trong cả hai cách tiếp cận doanh nghiệp đều xuất khẩu toàn bộ sản phẩm của mình ở trong nứơc doanh nghiệp có thể cải tiến hoặc không cải tiến gì về mặt hàng, bao gói, hoặc tổ chức các khoản đầu tư hay nhiệm vụ của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể xuất khẩu sản phẩm của mình bằng hai cách là xuất khẩu gián tiếp và xuất khẩu trực tiếp. a. Xuất khẩu gián tiếp. Xuất khẩu gián tiếp là hình thức khi thông qua dịch vụ của các tổ chức độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài. Hình thức xuất khẩu gián tiếp khá phổ biến ở cách doanh nghiệp mới tham ra vào thị trường quốc tế. Hình thức này có ưu điểm cơ bản là ít phải đầu tư. Doanh nghiệp không phải triển khai một lực lượng bán hàng ở nước ngoài cũng như các hoạt động giao tiếp và khuếch trương ở nước ngoài. Sau nữa nó cũng hạn chế được cả dủi ro có thể gây ra tại thị trường, vì trách nhiệm bán hàng thuộc về tổ chức khác. Tuy nhiên hình thức này cũng có những hạn chế là giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, do phải chia sẻ với các tổ chức tiêu thụ, và do không có liên hệ trực tiếp với thị trường nước ngoài nên việc nắm bắt các thông tin về thị trường nước ngoài bị hạn chế, không thích ứng nhanh đựoc với biến động của thị trường. Trong hình thức này doanh nghiệp có thể sử dụng các trung gian sau. * Hãng buôn xuất khẩu là hãng buôn bán nằm tại nước xuất khẩu, mua hàng của người sản xuất sau đó bán lại cho khach hàng nước ngoài. * Công ty quản lý xuất khẩu, hoạt động giống như một liên doanh xuất khẩu, giải quyết chức năng như Marketing xuất khẩu như nghiên cứu thị trường chọn kênh phân phối và khách hàng tiến hành trương trình bán hàng và quảng cáo hàng … * Đại lý xuất khẩu là một hãng hay một cá nhân theo một hợp đồng đặc biệt bán hàng với danh nghiã của nhà xuất khẩu và được trả thù lao bằng hoa hồng. * Khách vãng lai… * Các tổ chức phối hợp là sự pha tạp giữa xuất khẩu trực tiếp với xuất khẩu gián tiếp. b. Xuất khẩu trực tiếp. Hầu hết các nhà xuất khẩu chỉ sử dụng trung gian phân phối trong điều kiện cần thiết. Khi đã phát triển đủ mạnh để tiến tới thành lập tổ chức bán hàng riêng của mình để có thể kiểm soát trực tiếp thị trường ,thì ho thích sử dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp hơn. Trong hình thức này nhà xuất khẩu giao dich trực tiếp với khách hàng nước ngoài ở khu vực thị trường nước ngoài thông qua tổ chức của mình . Về nguyên tắc mặc dù xuất khẩu trực tiếp có làm tăng thêm rủi ro trong kinh doanh, song nó lại có các ưu điểm sau. Giảm bớt lợi nhuận trung gian sẽ làm tăng chênh lệch giữa giá bán và chi phí, tức là làm tăng lợi nhuặn cho nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu có liên hệ đều đặn với khách hàng và tình hình bán hàng .do đó có thể thay đổi sản phẩm và các điều kiện bán hàng trong trường hợp cần thiêt. Các loại tổ chức bán hàng trực tiếp của nhà xuất khẩu gồm: * Cơ sở bán hàng trong nước. Các bộ phận này hoặc có thể liên quan trực tiếp tới nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu hoặc hoạt độnh như một trụ sở Marketing xuất khẩu đặt tại trong nứơc gồm có. + Gian hàng xuất khẩu + Phòng xuất khẩu + Chi nhánh bán hàng xuất khẩu * Đại lý bán hàng xuất khẩu với nhiều loại sản phẩm của nhà xuất khẩu có thể sử dụng các điều kiện bán hàng thường trực hoăc tạm thời của mình ở thị trường nước ngoài có các đại diện. + Người đại diện được hưởng lương + Văn phòng đại diện. * Chi nhánh bán hàng tại nước ngoài là một bộ phận của doanh nghiệp nầm tại nước ngoài có trách nhiệm quản lý công việc xúc tiến và phân phối hàng hoá trên toàn bộ thị trường đã định. * Tổ chức trợ giúp ở nước ngoài là một công ty riêng rẽ được thành lập và đăng ký ở nước ngoài. Song hầu hết vốn cổ phần của nó lại do nhà xuất khẩu nắm quyền sở hữu. So với chi nhánh bán hàng hình thức tổ chức này có ưu điểm là khong có vấn đề về thuế tuy nhiên có thể va chạm vấn đề pháp lý. * Đại lý nhập khẩu. về hình thức đại lý nhập khẩu cũng giống như đại lý xuất khẩu hoặc thâm trí chúng giống nhau về tư cách pháp nhân. * Nhà thương lượng quốc tế, mua và bán dưới tên riêng của người đó theo từng thương vụ khi có cơ hội mà không cần có quan hệ tiếp tục với khách hàng và nhà cung ứng. * Chuyển giao hoặc xuất khẩu bí quyết công nghệ . II. Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của hàng hoá 1. Số lượng đối thủ cạnh tranh. Việc đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của sự cạnh tranh là một trong những nội dung quan trọng trong khi xem xét thị trường nước ngoài. Trước hết các nhà kinh doanh nước ngoài phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh nội địa. ở đây có thể xẩy ra hai trường hợp xét theo vị thế cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh nội địa có thể được hưởng một ưu thế rất thuận lợi do những hỗ trợ của Chính phủ và tinh thần dân tộc của khách hàng .Không những vậy số lượng các đối thủ nội địa cũng có thể gây sức ép đối với hàng hoá của doanh nghiệp. Tuy nhiên ở các nước khác như các nước đang phát triển thì ngựơc lại đối thủ cạnh tranh nội địa lại gặp phải thế bất lợi, do sự mất tín nhiệm của khách hàng đói với uy tín của doanh nghiệp đó hoặc trở thành nạn nhân của thói chuộng hàng ngoại. Khi phân tích vị thế cạnh tranh, các nhà kinh doanh phải xác định được tâm lý thị trường nội địa ở các cấp độ lan truyền của nó. Những điểm này rất quan trọng trong việc xác định chính sách Marketing của doanh nghiệp. Loại đối thủ thủ hai là các doanh nghiệp nước ngoài khác đang hoạt động trên thị trường đó. Nhà kinh doanh không thể chờ đợi ở họ một sự hợp tác hay những phản ứng thụ động , mà ngược lại doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những biện pháp ứng phó khi trực tiếp, khi gián tiếp, khi thô thiển, khi lại rất tinh vi. Với những nguồn lực có thể rất đáng kể được chi phí cho cạnh tranh. 2. Số lượng sản phẩm. Trong một thị trường nhất định.Số lượng sản phẩm cùng loại và sản phẩm thay thế cũng phản ánh sư cạnh tranh của sản phẩm đó. Số lượng sản phẩm càng nhiều thì mức độ cạnh tranh càng cao. Với các sản phẩm đồng nhất hoặc được xem như đồng nhất , thì các đối thủ cạnh tranh luôn tìm các hình thức cạnh tranh khác nhau làm cho sản phẩm của mình mà khách hàng cho là có ý nghĩa. Những nỗ lực như thế không chỉ bao gồm sự thay đổi về sản phẩm mà còn thay đổi về bao gói, kênh tiêu thụ, quảng cáo và giá cả. Khi số lượng sản phẩm là đủ phong phú vá người mua và người bán cũng đủ lớn để hành vi của người này không thể ảnh hưởng đến người khác thì cạnh tranh giá cả có ý nghĩa quan trọng. Do đó giá có su hướng bị ép giá, hạ xuống đến mức chi phí đơn vị trung bình và những nhà sản xuất có có mức chi phí thấp hơn sẽ thu được lợi thế cạnh tranh. Đúng lúc này đối thủ có sản phẩm thay thế bắt đầu xuất hiện có thể gây nên mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn, sản phẩm mới có những ưu điểm mà khách hàng cho là phù hợp, với họ. Lúc này sản phẩm của doanh nghiệp sẽ lâm vào môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn, không những vậy lúc này số lượng hàng hoá càng nhiều và hàng hoá đa dạng, vì thế khách hàng sẽ lựa chọn cho những sản phẩm phù hợp ở mọi góc độ của nó kể cả giá trị sử dụng và giá cả. 3.Nhu cầu thị trường Một trong những chỉ tiêu quan trọng cho nhu cầu thị trường là tổng hợp sản phẩm có thể tiêu thụ, doanh số và lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể hi vọng thuđược trên thị trường. Và các điều kiện này cũng đánh giá sức cạch tranh hàng hoá cuả doanh nghiệp. III. Nhận xét chung và ý nghĩa. Việc nghien cứu cạnh tranh và xuất khẩu hàng hoá chúng ta luôn phải bám sát với các nhân tố. Như giá cả, mẫu mã, chủng loại, chất lượng ... của các đối thủ cạnh tranh, đánh giá tổng hợp đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp. Có thể phân biệt ở thị trường nào, trong điều kiện nào chúng ta áp dụng các chiến thuật kinh doanh riêng biệt thích hợp nhất. Nghiên cứu vấn đề này, đã cho chúng ta có cơ sở lý luận khoa học về khía cạnh xuất khẩu, để có thể áp dụng vào một loại hàng naò đó. Phần này có ý nghiã cho nhgiên cứu hàng thuỷ sản xuất khẩu để đưa được chiến lược cạnh tranh có lợi cho hàng thuỷ sản xuất khẩu cuả Việt Nam hiện nay và trong tương lai, và vấn đề nghiên cứu này nó còn củng cố thêm những hiểu biết cho tác giả nhgiên cưu nó. Chương II Thực trạng sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam trong thời gian qua I. Thực trạng sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu. 1.Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường nước ngoài . Trong thời gian qua (1991-1999). Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam không ngừng tăng lên từ 263,23triệuUSD/1991 lên 550,1triệuUSD/1995 , 856,6triệuUSD/1998.và ước đạt 950triệu USD/1999. Từ năm 1992đặc biệt từ năm 1995 đến năm 1998 để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản, đã đầu tư nâng cấp thay đổi công nhgệ. Đã góp phần đưa chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam có được diệm mạo mới, được xếp vào hàng các nước có công nghệ chế biến xuất khẩu thuỷ sản tiên tiến trong khu vực với khối lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng cao, đến nay hàng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã có mặt trên gần 60 nước và lãnh thổ. Trứơc đó năm 1995 là 25 nứơc. Năm 1997 là 46 nước, 5 năm trở lại đây 1996 – 2000.Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế sau hợn một thập kỷ theo đường lối đổi mới của đất nước. Nghành thuỷ sản đã có nhiều nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thách thức và đạt được những thành tựu nhất định. Từ năm 1996 đến nay nghàng luôn hoàn thành kế hoạch nhà nước giao năm sau cao hơn năm trước đạt ddược mức độ tăng trưởng tổng sản lượng bình quân 9,17%/năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 21,85%/năm. Xuất khẩu thuỷ sản năm 2000 đạt 1,475 tỷ USD, bằng 1/10 tổng kim nhạch xuất khẩu của cả nước, vươn lên đứng thứ 3 trong các nghành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong 5 năm từ 1996 –2000 tổng mức đầu tư của nghành thuỷ sản là 9.185.640 triệu dồng. Đầu tư nước ngoài trong đó 545 tỷ đồng (chiếm 5,93%). Trong hơn 9000 tỷ đồng được huy động để đầu tư phát triển, nghành chú ý vận dụng nội lực là chính. Vốn đầu tư trong nước là khoảng 8600 tỷ đồng. Chiếm tới 94,07 %tổng mức đầu tư, do có được nguồn vốn trong nước lớn như vậy. Ngoài nguồn vốn ngân sách, nghành đã có biện pháp huy động nguồn vốn trong dân được 1700 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 18,62%. Tuy vậy có thể thấy đầu tư nước ngoài vào nghàng thuỷ sản còn hạn chế, thị trường thuỷ sản chưa hấp dẫn được các nhà đàu tư nước ngoài, mặc dù vậy nhưng đầu tữ thuỷ sản vẫn có những lợi thế đem lại cho Việt Nam. Hết năm 2000 có 50 doanh nghiệp chế biến đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU, 77 doanh nghiệp xuất khẩu vào Bắc Mỹ . Bước vào năm 2000 nghàng thuỷ sản đứng trước những khó khăn thách thức. Quy hoạch tổng thể của nghành thời kỳ 2000-2010, chưa được phê duyệt. Đầu tư cho nghành ngày càng lớn mạnh trong khi nguồn ngân sách còn hạn chế , đàu tư nước ngoài thấp trình độ quản lý về đầu tư của nghành từ bộ đến địa phương chưa cao, năng lực chưa đáp ứng kịp thơi nhu cầu nhân lực cho đầu tư phát triển . Tuy vậy nghành thuỷ sản đã có phương hướng đầu tư thời kỳ 2001-2005 trong 5 năm tới nghàng đã xách định đầu tư theo quy hoạch ổn định và bền vững. Tập trung đầu tư vào các chương trình kinh tế trọng điểm nghành, như đánh bắt hải sản xa bờ phảt triển nuôi trồng thuỷ sản, phát triển xuất khẩu thuỷ sản một cách đồng bộ nhằm đạt kết quả cao nhất, chuyển đổi cơ cấu đầu tư theo hướng CNH –HĐH nghề cá. 2. Sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam tại thị trường EU Riêng đối với hàng thuỷ sản hàng năm EU chiếm tới 40% nhập khẩu toàn thế giới. Mức tiêu thụ bình quân đầu người là 17kg/năm, tăng dần hàng năm là 3%.Trong đó thị trường chính là Anh, Pháp ,Đức, Hà lan, Tây Ba Nha. EU nhập khẩu hàng chính là tôm và cá dưới dạng sản phẩm ăn liền , hàng đông lạnh hàng tươi sống. Xuất khẩu thuỷ sản của EU hiện nay đạt 8 tỷ USD /năm. Trong đó Uỷ ban nhgề cá của EU tuyên bố giảm 1/3 sản lượng khai thác thuỷ sản từ năm 1997- 2010. Nhằm để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Do vậy nhu cầu nhập thuỷ sản của EU đã giảm. Đây là thị trường khó tính nó chọ lọc với những yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, vện sinh thực phẩm cao. Hàng xuất khẩu thuỷ sản vào EU chủ yếu là các nuớc Châu á như Thái Lan, Nhật Bản, ấN Độ, Việt Nam ... Trong đó Thái Lan là nước dẫn đầu thế giới về tôm, xuất khẩu tôm và cá ngừ...Còn ÂNĐộ là nước xuất khẩu mực ống và tôm sang các nước thuộc liên minh Châu Âu. Các sản phẩm của họ rất được ưa chuộng và được đánh giá cao ở thị trường này do công nghệ cuả ÂnĐộ tiên tiến. Đáp ứng đứng đựơc những quy định. Với những điều đó 11-1990 quan hệ Việt Nam và EU được bình thường hoá ,11-7-1995 Việt Nam và EU ký hiệp định hợp tác tại Brussel, trong đó EU dành cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc (MFN) và quy chế ưu đãi thuế quan. 3.Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ Với thị trường Mỹ năm 1997 có khoảng 17 doanh nghiệp. Năm 1998 là 30 doanh nghiệp và năm 1999 trên 50 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh phực phẩm. Thời kỳ 6 tháng đầu năm 2001 giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái giá nhập khẩu trung bình gỉm20%. Kết quả là lượng sản phẩm tôm tăng lên đựơc dồn sang Mỹ, trong đó xuất khẩu thuỷ sản từ Việt Nam sang Mỹ tăng lên 108%, nhưng giá nhập khẩu giảm. Trong tình hình đó Việt Nam vẫn tăng thêm 25% đạt 37 ngàn tấn tôm xuất khẩu với giá trung bình chỉ giảm 11%, đánh dấu cố gắng vượt bậc của các nhà chế biến thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam . II. Đánh giá sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam 1. Ưu điểm Trong nhiều năm trở lại đây nghành thuỷ sản đang có đà phát triển. Nhiều các xí nghiệp đang gặt hái được những thành công trong thị trường nước ngoài. Cádoanh nghiệp có những nỗ lực tìm kiếm thị trường rất hiệu quả nhất là thị trường EU, Mỹ và Nhật Bản. Tìm đúng thị trường, lựa chọn đúng khách hàng dấn đến kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ngày càng có xu hướng tăng lên, nhưng đòi hỏi về chất lượng giá cả , và chủng loại hàng thuỷ sản ngày càng được đáp ứng ở các thị trường khó tính như thị trường Châu Âu, Nhật Bản, và Mỹ. Điều này làm cho hàng thuỷ sản Việt Nam có xu hướng cạnh tranh mạnh lên dần so với hàng thuỷ sản của nước khác trên thế giới ở thị trường đó. Ngày 16-11-1999 cộng đồng Châu Âu (EC) đã quyết định đưa Việt Nam vào danh sách 1 các nước được phép xuất khẩu thuỷ sản vào EU. Cũng theo quyết định này, tổ chức của Việt Nam có thẩm quyền trong việc chấp nhận chất lượng, điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản là trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản (NAFIQACN). Điều này khẳng định uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, uy tín về chất lượng các mặt hàng thuỷ sản và uy tín của NAFIQECEN trên thị trường quốc tế. Do đó đã làm cho xu hướng khai thác và xuất khẩu thuỷ sản có thể tăng quy mô trong tương lai. Một lợi thế nữa là việc đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam , để chế biến thuỷ sản xuất khẩu đã làm tăng quy mô xuất khẩu hàng thuỷ sản, giúp chúng ta khai thác được nhiều hơn và tăng được sức cạnh tranh, mở rộng thêm thị trường cho hàng thuỷ sản xuất khẩu . 2.Nhược điểm Bước vào năm 2000 nghành thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam đang đứng trước những khó khăn thách thức. Tuy rằng các doanh nghiệp đang có lợi nhưng số lượng hàng xuất khẩu vẫn nhỏ, chúng ta vẫn chưa có nhiều hàng xuất khẩu đã chế biến đến tận tay người tiêu dùng, mà vẫn phải xuất khẩu hàng thuỷ sản thô là chủ yếu. Cho nên giá rất rẻ so với hàng đã qua tinh chế. Trong khi đó chủng loại hàng thuỷ sản xuất khẩu của chúng ta chủ yếu là thuỷ sản gần bờ. Bởi do công nghệ đánh băt thuỷ sản xa bờ còn rất hạn chế. Nếu có thì hiệu quả đánh bắt kém, chính vì thế mà làm cho sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản trên thị trường thế giới không cao ,giảm sức chiếm lĩnh thị phần. Thêm vào đó sự quản lý của cán bộ trong doanh nghiệp cũng không cao. Làm cho các doanh nghiệp khác trong cùng thị trường đã dành được lợi thế hơn hàng của chúnh ta rất nhiều. 3.Nguyên nhân Riêng đối với vấn đề giá cả hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có xu hướng giảm đi so với các mặt hàng thuỷ sản khác trên thế giới là do số lượng hàng thuỷ sản trên thế giới ngày càng tăng, không còn như trước nữa, do có sự khan hiếm hàng thuỷ sản, số lượng tăng là tăng quy mô đánh bắt, số lượng doanh nghiệp đánh bắt thuỷ sản cũng ngày càng tăng đã đẩy giá hàng thuỷ sản xuống thấp. Trong khi đó quy mô thị trường hàng thuỷ sản của chúng ta còn thấp do số lượng hàng thuỷ sản của chúng ta còn ít, và sức cạnh tranh còn thấp so với hàng thuỷ sản nước ngoài. Tất cả đã bị ảnh hưởng bởi chất lượng hàng thuỷ sản của chúng ta còn chưa cao, trình quản lý xuất khẩu thuỷ sản còn tồn tại những hạn chế. Những cán bộ trong nghành thuỷ sản bị hạn chế về cả chất lượng và số lượng. Vì vậy việc đáp ứng cho đòi hỏi của nghành gặp phải những trở ngại , dẫn đến nguồn lợi của chúng ta bị lãng phí rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến hàng thuỷ sản còn thấp nữa là do vấn đề thu thập thông tin và sử lý nó, thì các doanh nghiệp vẫn chưa khai thác triệt để nhất là thông tin dự báo biến động của thị trường nước ngoài, vì thế mà các doanh nghiệp thường đi sau so với các doanh nghiệp nước ngoài. III.Nhận xét và ý nghĩa nghiên cứu. Qua nghiên cứu thực trạng cạnh tranh của việc xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam cho chúng ta thấy một số vấn đề mà nghàng thuỷ sản đã đạt được trong thời gian qua. Một thời kỳ nghành thuỷ sản đang trên đà phát triển xâm nhập vào nhiều thị trường khó tính như EU, Nhật Bản,và Bắc Mỹ. Nghành đã đem lại một số ngoại tệ đáng kể đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước đồng thời giaỉ quyết một số lao động cho đất nướcvà đồng thời cũng vạch ra xu hướng phát triển cho xuất khẩu hàng thuỷ sản trong tương lai. Việc nghiên cứu có ý nghĩa cho sinh viên đang đang học tại trường, với sự xem xét lại khả năng của nghành thuỷ sản Việt Nam, và ít nhất cũng bổ sung lý luận cho nghiên cứu và từ đó có những kiến thức để đưa ra các giải pháp, xu hướng, từ những ưu nhựơc điểm và những nguyên nhân mà quá trình cạnh tranh đã tạo ra. CHƯƠNG III Một số giải pháp để tăng sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam I.Giải pháp tư phía doanh nghiệp Với những thị trường nước ngoài các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam tuy rằng có nhiều thị trường. Nhưng thị phần của trúng ta còn rất nhỏ so với các doanh nghiệp khác trên thế giới, không những vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản chưa tận dụng được các cơ hội để tiếp tục mở rộng thị trường. Vì vậy trong tương lai để tăng thêm sức cạnh tranh cho hàng thuỷ sản của doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu trên các doanh nghiệp cần làm các việc sau: 1.Quản lý chất lượng an toàn vệ sinh sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu trên thế trong thời gian tới. Do nhu cầu sản phẩm thuỷ sản trên thế giới và từng quốc gia trong thời gian tới ngày càng tăng. Đi đôi với số lượng chất lượng sản phẩm cũng đòi hỏi ngày một cao. Để giữ vững và mổ rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam, công tác quản lý chất lượng và vệ sinh thực phẩm thuỷ sản trong thời gian tới tập chung tốt vấn đề : Cần tiếp tục xây dựng các tiêu chuẩn nghành và tiêu chuẩn Việt Nam, tập trung ưu tiên các tiêu chuẩn và quy định cần thiết phục vụ cho việc đảm bảo an toàn vệ sinh thuỷ sản xuất khẩu. Nghàng phải có một hệ thống văn bản hoàn chỉnh để kiểm soát điều kiện đảm bảo an vệ sinh thuỷ sản xuất khẩu trong đó bao gồm cả việc cần đánh bắt các vùng nước mà sản phẩm thuỷ sản bị nhiễm các chất độc hại đến sức khoẻ con người. Các doanh nghiệp và sản xuất thuỷ sản của Việt Nam có đội ngũ quản lý và công nhân còn kém hiệu quả, chỉ có một số ít doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn ngành đưa ra như xí ngiệp sản xuất thuỷ sản xuất khẩu Cần Thơ, công ty xuất khẩu thuỷ sản Kiên Giang nhược điểm này gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong khâu quản lý chất lượng và thị trường. Chính vì vậy trong thời gian tới các doanh nghiệp nên đào tạo công nhân trong quá trình chuẩn bị sản xuất. Gửu các công nhân kỹ thuật đi đào tạo ở nước ngoài. Không những vậy doanh nghiệp còn là doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá nên doanh nghiệp cần phải chú ý đến chất lượng của đội ngũ chuyên gia kinh tế. Đây là đội ngũ quan trọng cho việc mở rộng thị trường và thị phần của doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài cần đưa họ đến đúng thị trường mà doanh nghiệp có hoặc đã xuất khẩu để họ có thể biết được thị hiếu tiêu dùng, nền văn hoá, pháp luật của nước đó, và sự biến động của thị trường đó cho doanh nghiệp đè ra những chiến lược phát triển trong tương lai. Những người được gửu đi đào tạo đó doanh nghiệp cần chú ý đén việc chon những người có đủ năng lực thực sự để giảm chi phí và có hiệu quả đào tạo cao. 2.Công nghệ mẫu mã dịch vụ của doanh nghiệp về hàng thuỷ sản xuất khẩu. Với những thị trường khác nhau doanh nghiệp nên nhiên cứu mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của thị trường đó, các hình thức quảng cáo và dịch vụ sản phẩm cũng phải chú ý đánh vào thị hiếu của người tiêu dùng. Với thị trường này doanh nghiệp cũng có thể liên kết với các doanh nghiệp khác để mở rộng thị trường. Hiện nay trong xu thế đẩy mạnh hội nhập kinh tế thế giới đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp tận dụng thời gian để mở rộng thị trường của mình bằng các mối quan hệ song phương đa phương cuả nhà nước với các nước khác, tận dụng những ưu đãi hác nhau như đãi ngộ quốc gia (GFN), mà thúc đẩy tăng sức cạnh tranh của hàng hoá. Việc liên kết này giúp cho doanh nghiệp thay đổi công nghệ sản xuất để tiên kịp với các công nghệ của thế giới. Trong khi đó cùng với việc mở rộng hệ thống thông tin liên lạc, Internet. Doanh nghiệp nên tận dụng nó để quảng cáo sản phẩm của mình trên mạng làm cho khách hàng và các đối tác trên thế giới biết đến. Quảng cáo này phải chi tiết và khá đầy đủ về mẫu mã , chất lượng và giá cả. I.Giải pháp từ phái doanh nghiệp . 1.Vấn đề chất lượng Chính phủ nên củng cố và tăng cường năng lực cho hệ thống cơ quan kiểm tra kiểm soát hiện có của ngành (NAFIQACENcủa BVNLTS ). Tiếp tục nghiên cứu và xây dựng tổ trức mạng lưới quản lý chất lượng của địa phương (các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương) trong các lĩnh vực nuôi trồng , đánh bắt, thu gom vận chuyển nguồn lợi thuỷ sản xuất khẩu. Nghiên cục phòng dịch và vệ sinh an toàn thuỷ sản. Tổ chức đào tạo kiến thức về dảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho những người làm công tác quản lý nhà nước từ trung ương dến địa phương. Triển khai việc nâng cấp điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất thuỷ sản, chỉ có các cơ sở đáp ứng được các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thuỷ sản và xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu theo HACCP được cơ quan có thẩm quyền công nhận được phép tiến hành hoạt động chế biến thuỷ sản dùng làm thực phẩm . Tiếp theo là chính phủ nên hoàn thiện và xây dựng hệ thống cảng cá, bến cá đây là hệ thống không thể thiếu được cho nghề cá, nó là phần cứng tạo điều kiện hình thành các tụ điểm, các thị trường tập trung trên cơ sở kiểm tra công nhận và kiểm soát điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh cuả các cơ quan sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản. Bộ thuỷ sản cần thực hiện chế độ kiểm tra, giảm và miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với sản phẩm cuối cùng trước khi xuất khẩu hoặc bán ra thị trường. Công tác đăng ký chất lượng sẽ được xem xét loại bỏ hệ thống quản lý chất lượng của ngành. Bên cạnh các công tác nêu trên cần tăng cường phối hợp với các địa phương các cơ quan truyền thông đại chúng, tuyên truyền rộng dãi trong ngư dân và những tham ra kinh doanh nguyên liệu thuỷ sản về việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản xuất khẩu . 2.Chính phủ đối với vấn đề hội nhập quốc tế Trong quá trình hội nhập chính phủ phải tăng cường công tác ngoại giao , hội nhập khu vực , cung cấp thông tin ký kết các hiệp ước thảo thuận thương mại yhúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian này chính phủ cũng nên hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp để họ đầu tư công nghệ , kỹ thuật cho quá trình nghiên cứu cách thức mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị phần so với các doanh nghiệp khác. Kết Luận Đứng trước những thử thách của quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới ,và những thuận lợi và khó khăn mà ngành thuỷ sản Việt nam đang gặp phải ,trên con đường sản xuất và xuất khẩu vaò thị trường thế giới. Việt Nam cân phải có những chính sách cho việc cạnh tranh hàng thuỷ sản trên thị trừơng thế giới. Trên thực tế xuất khẩu thuỷ sản đang ngày càng phát triển mạnh. Do đó việc nghiên cứu mặt hàng này là điều rất cần thiết, có thể tìm ra được những giải pháp thúc đẩy cạnh tranh có lợi cho phía Việt nam, thu hút được nguồn ngoại tệ và giải quyết việc làm cho ngừơi lao động. Chính vì thế mà em đã lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu. Do trình độ của em có hạn cho nên không tránh khỏi những thiếu sót mong cô giúp đỡ và chỉ bảo em thêm. em xin trân thành cảm ơn. Mục tài liệu tham khảo 1.Kế hoạch phát triển cuaer nghành thuỷ sản thời kỳ 2001-2005 TCTS 6/2000. 2. Đầu tư xây dựng nghàng thuỷ sản 5 năm nhìn lại TCTS số 3/2001 (nguyễn Bá Sơn ). 3.Đơn vị xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu TCTS số 4/2000 (Sơn Lâm ) 4.Ngành thuỷ sản xơ kết thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm và bàn biện pháp tiến hành nhiệm vụ năm 2000 TCTS số 4/2000 5.Một số các vấn đề trong sản xuất các mặt hàng thuỷ sản ở nước ta TCTS số 6/2000 ( Lê Sĩ Hải ) 6.Những vấn đề cần quan tâm trong kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản với Nhật Bản Báo Thương Mại 7.Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trước đòi hỏi mới của thế giới TCTS số 2+3/1998 (Tạ Quang Ngọc ) 8.Triển vọng phát triển hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường liên minh Châu Âu Phát triển kinh tế (Nguyễn Thị Thu Hương ) 9.Quản lý chất lượng vá an toàn vệ sinh thuỷ sản trong thời gian tới . TCTS số 6/1999 10.Vì mục tiêu tăng kim nghạch suấ khẩu thuỷ sản ở công ty XNK Ninh Thuận Kinh tế dự báo (Nguyễn Mạnh Hùng ) 11.Nguồn tôm xuất khẩu ở Bến Tre Tiềm năng và giải pháp TCTS số 3/1999 12.Khả năng lập lại cân bằng trong tiêu thụ thuỷ sản của thé giới TCST số 3/1999 13.Những tồn tại cần sớm khắc phục TCTS số 6/1999 (Đức Trung) 14.Hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam được EC đưa vào danh sách số 1 TCTS số 6/1999Quản lý chất lượng và vẹ sinh thực phẩm thuỷ sản TCTS số 6/1999 (Quang Tuyến ) 15.Tạp chí thông tin kinh tế kỹ thuật Công ty xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Số 4/1996 16.Hướng phát triển thị trường XNK thuỷ sản Việt Nam tới 2010 (PTS Phạm Quyên và PTS. Lê Minh Tạn NXBTK- Hà Nội 1997). Mục Lục Chương I ............................................................................................................... 1 Lý luận trung về sức cạnh tranh của hàng hoá ....................................................... 5 I. Các khái niệm cơ bản về cạnh tranh hàng hoá. ............................................... 5 1. Khái niệm cạnh tranh. ............................................................................... 5 2. Khái niệm về sức cạnh tranh. .................................................................... 5 II. Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của hàng hoá ........................................ 9 1. Số lượng đối thủ cạnh tranh. ..................................................................... 9 2. Số lượng sản phẩm. ................................................................................. 10 3.Nhu cầu thị trường .................................................................................. 10 III. Nhận xét chung và ý nghĩa. ...................................................................... 10 Chương II ............................................................................................................ 11 Thực trạng sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam trong thời gian qua ...................................................................................................................... 11 2. Sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam tại thị trường EU ............... 13 3.Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ .................................................... 13 II. Đánh giá sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam................. 13 2.Nhược điểm ............................................................................................ 14 3.Nguyên nhân ............................................................................................ 15 CHƯƠNG III ..................................................................................................... 17 Một số giải pháp để tăng sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam . 17 2.Công nghệ mẫu mã dịch vụ của doanh nghiệp về hàng thuỷ sản xuất khẩu. ................................................................................................................... 18 1.Vấn đề chất lượng .................................................................................... 19 2.Chính phủ đối với vấn đề hội nhập quốc tế............................................... 19 Kết luận:.......................................................................................................22

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Quá trình đẩy mạnh xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan