Luận văn Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long xuyên (tỉnh An giang) giai đoạn 1986 - 2010

Đô thị phát triển bền vững trong tương lai phải đạt được sự bền vững về kinh tế. Cần phải tiếp tục duy trì sự chuyển đổi trong cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng các ngành CN – TTCN và TM – DV, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất để tạo ra khả năng cạnh tranh của các mặt hàng trên thị trường. Ngoài ra, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội cũng là con đường để đi tới sự bền vững. Vì vậy thành phố cần phải cải thiện điều kiện sống của nhóm người nghèo và thu nhập thấp thông qua tăng khả năng, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội, y tế, giáo dục, việc làm. Họ là những đối tượng nhạy cảm và dễ bị tổn thương

pdf141 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 3523 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long xuyên (tỉnh An giang) giai đoạn 1986 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VHTT An Giang. - Về hoạt động của thư viện: Năm 1980 thư viện thị xã Long Xuyên được thành lập cùng với các thiết chế văn hóa khác để góp phần xây dựng một nền văn hóa mới. Đây là một hoạt động mới mẻ, cán bộ chưa qua trường lớp, mà công việc lại tiếp xúc với mọi ngành khoa học. Điều quan trọng trước mắt là phải có sách để phục vụ, trước tình hình đó thực hiện chỉ thị 37/CT – UB của UBND tỉnh về việc mở hướng cho việc cấp kinh phí xây dựng thư viện và mua sách trang thiết bị cho các phòng đọc. Từ năm 1984 – 1985 là những năm phát triển mạnh mẻ mạng lưới phòng đọc xã phường. Lúc bấy giờ, hầu hết các xã trên địa bàn điều có phòng đọc với phương thức kết hợp với trường Phổ thông, Cơ sở để mở phòng đọc, hoặc phòng đọc được triển khai tại Ban VHTT xã, phường. Sách có được là do sự luân chuyển của thư viện phường và do đóng góp của học sinh, thiếu nhi và nhân dân. Đó là phong trào xã hội hóa đầu tiên của hoạt động thư viện. Từ năm 1986, do xóa bỏ cơ chế bao cấp nên các phòng đọc ở xã phường hầu như không còn tồn tại mà chỉ tập trung vào các thư viện huyện thị và thư viện tỉnh. Đến năm 2006, tổng số sách của thư viện đã lên đến 11.389 đầu sách với 34 loại báo, tạp chí phục vụ cho hàng ngàn lượt đọc giả. Hàng năm thư viện tổ chức trưng bày sách mới phục vụ những ngày lễ lớn như: thành lập Đảng, giải phóng Miền Nam 30/4, Quốc tế lao động 1/5, báo xuân Đồng thời tiến hành luân chuyển sách cho các cơ sở địa phương. [72;8] Đội ngũ cán bộ làm công tác thư viện hầu hết tốt nghiệp trung cấp, đại học, trên đại học với khối lượng sách hiện có trong thư viện: 11.389 đầu sách, các phường quản lý là 9.694 đầu sách (2006); thư viện thiếu nhi là 4.900 bản phục vụ 28.112 lược đọc giả (trong đó có 17.211 lược đọc giả thiếu nhi), ngoài ra ở các cơ quan, trường học có 399.015 đầu sách phục vụ 40.598 lượt người xem, gồm khá đầy đủ các môn loại: chính trị, triết học, ngôn ngữ, khoa học, kỹ thuât, y học, nông nghiệp, lịch sử, địa lý, và hàng trăm tên báo trong đó có cả báo ngoại văn đang xây dựng một quyết tâm lớn: xây dựng thư viện đủ tầm cỡ một thư viện tổng hợp, với trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu mọi đối tượng, khôi phục hệ thống phòng đọc cơ sở, xã phường với phương trâm nhà nước và nhân dân cùng làm. Đó là công thức Xã hội hóa – một điều tất yếu để phát triển của Ngành thư viện. [73;28] Hiện nay, do nhận thức rõ được thế mạnh của thư viện trong việc phổ biến kiến thức, trong việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trách nhiệm góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, hệ thống thư viện đã và đang được chú ý. - Hoạt động của bảo tàng: Đầu năm 1977, phòng Bảo tàng thuộc ty văn hóa thông tin được thành lập; đến năm 1985 chính thức được thành lập được gọi là Bảo tàng tỉnh An Giang tọa lạc trên diện tích gần 3000m2 đặt tại thành phố Long Xuyên. Trãi qua một thời gian nghiên cứu, sưu tầm tư liệu ảnh, hiện vật đến nay, đến nay Bảo tàng An Giang có địa điểm trưng bày khang trang với 4 khu trưng bày cố định theo các chuyên đề: Văn hóa dân tộc, Văn hóa Óc Eo. Lịch sử cách mạng An Giang từ năm 1930 – 1975, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ năm 1975 – 2005 với trên 10.000 tài liệu, hình ảnh, hiện vật có giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa dân tộc được lưu giữ. Các huyện và một số ngành cấp tỉnh có phòng tuyên truyền với hơn 3.000 tài liệu, hình ảnh, hiện vật có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa và khoa học. [73;38] Để hoàn thành được chức năng và nhiệm vụ của mình, Bảo tàng An Giang đã có phương hướng trong việc mở rộng và đẩy mạnh công tác bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa và sưu tầm tài liệu, hiện vật và trình bày một cách khoa học và tổ chức đón khách tham quan, nghiên cứu trong và ngoài nước một cách chu đáo, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người xem và giáo dục truyền thống yêu nước, yêu dân tộc, quý trọng di sản của cha ông để lại, cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, góp phần vào việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước. - Hoạt động thể dục thể thao: Công cuộc đổi mới đất nước tạo ra một bước phát triển vượt bậc của TDTT tỉnh nhà. Thực hiện các nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước, định hướng chiến lược của ngành, TDTT thành phố xác định cùng một lúc vừa đẩy mạnh phát triển phong trào TDTT quần chúng vừa nâng cao thể thao thành tích cao, nhất là sau 20 năm đổi mới. Nếu như những năm 1975 – 1976 trong thành phố chỉ có một vài môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, bóng bàn, cầu lông, điền kinh được quần chúng tham gia tập luyện mà chủ yếu là tự phát, số lượng người tập cũng không đáng kể. Từ năm 1980 toàn thành phố chỉ có 1.255 người tập TDTT thường xuyên chiếm 1,83 % dân số, đến năm 1990 số người tập TDTT thường xuyên đã tăng lên 9,8 %, năm 2000 tăng lên 25,9 % một sự tăng trưởng vượt bật. Năm 2005 kết quả cuộc vận động rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại có 35,04 % dân số và 28,16 % gia đình đạt gia đình thể thao. Lực lượng cán bộ, huấn luyện viên, cộng tác viên và vận động viên các bộ môn hàng năm đều tăng, nhiều nhân tài được phát hiện và rèn luyện trở thành vận động viên có đẳng cấp. [73;19] Ngoài những công trình TDTT như sân bãi, phòng tập, nhà thi đấu hiện có do Nhà nước đầu tư xây dựng, thành phố còn phát triển thêm nhiều câu lạc bộ, phòng tập, điểm tập được huy động từ nguồn vốn Nhà nước và nhân dân đóng góp. Theo dõi bảng sau để nhận thấy điều đó. Bảng 3.10 Cơ sở thể dục thể thao do TP Long Xuyên quản lí Cơ sở 2007 2008 2009 2010 Sân bóng đá 37 30 17 23 Sân bóng chuyền 27 34 31 31 Sân quần vợt 22 22 16 16 Sân cầu lông 90 96 46 46 Sân bóng rổ 4 4 7 7 Sân đá cầu 80 80 19 19 Sân vận động 3 4 5 13 Bể bơi 5 5 2 3 Nhà thể thao 1 1 15 15 Nguồn: [Phòng VH & TT TP Long Xuyên, (73)] Số người tham gia luyện tập tăng dần. Điều đó chứng tỏ người dân không chỉ quan tâm đến thể dục thể thao để giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực cá nhân mà còn duy trì việc tổ chức các giải cấp thành phố, tham gia giải cấp tỉnh và đạt nhiều huy chương các loại. Tóm lại, trong thời gian từ 1986 – 2010, hoạt động văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao của thành phố phát triển, đặc biệt giai đoạn từ năm 2005- 2010. Người dân được tiếp xúc với nhiều loại hình văn hóa – văn nghệ, thường xuyên tham gia tập luyện thể dục với nhiều bộ môn. Từ đó làm lành mạnh đời sống tinh thần, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều khó khăn đặt ra cho ngành văn hóa như: lực lượng cán bộ văn hóa còn mỏng, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động văn hóa - văn nghệ - thể dục còn thiếu, chưa đồng bộ giữa các phường xã, nhiều hoạt động mang nặng tính phong trào, hình thức, chưa được duy trì thường xuyên. Đây thực sự là những thử thách cần vượt qua để đưa thành phố phát triển bền vững. Vì vậy thành phố đã tổ chức và có kế hoạch quản lí chặt chẽ các hoạt động văn hóa văn nghệ, hoạt động quảng cáo, Đầu tư phát triển mạnh phong trào văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao quần chúng đa dạng, đảm bảo 100 % các phường xã có nơi sinh hoạt văn hóa. Đồng thời chú ý đến công tác bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, để đạt được những thành tựu như trên trước hết là nhờ các cấp ủy, chính quyền các cấp nhận thức được vai trò, vị trí tầm quan trọng của văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Từ đó thường xuyên quan tâm chỉ đạo các hoạt động văn hóa, đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa phù hợp với điều kiện của địa phương, phát huy và giữ gìn truyền thống các di sản văn hóa một cách có hiệu quả. Hai là, vai trò tham mưu tích cực của ngành văn hóa, sự tiên phong gương mẫu của cán bộ Đảng viên, vai trò của các đoàn thể, tổ chức xã hội, phát động sâu rộng cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, phong trào thi đua xây dựng gia đình văn hóa, khóm ấp văn hóa, cơ quan văn hóa. Ba là, địa phương đã thực hiện tốt việc phát triển văn hóa gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, xem văn hóa là nền tảng động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cộng đồng. 3.4.2. Chuyển biến trong lối sống dân cư Không ai phủ nhận được những mặt tích cực mà quá trình đô thị hóa mang lại, nó giúp Long Xuyên hòa nhập vào sự phát triển của cả nước và thế giới nhưng cũng gây ra những xáo trộn lớn trong đời sống. Kinh tế phát triển theo hướng tập trung trong các khu công nghiệp đã hình thành trong đa số bộ phận dân cư lối sống công nghiệp. Các lĩnh vực khác phục vụ cho đời sống cũng không ngừng phát triển theo hướng đáp ứng đầy đủ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hệ thống các hoạt động phục vụ cho vui chơi – giải trí được tăng cường như sửa chữa, nâng cấp công viên Mỹ Thới, công viên Nguyễn Du, Hệ thống giáo dục với số trường, lớp, giáo viên, học sinh tăng lên qua mỗi năm, số học sinh tốt nghiệp các cấp học cao, đặt biệt có nhiều trường đạt chuẩn quốc gia. Số bệnh viện tuy không tăng nhưng số giường bệnh, phòng khám tư phát triển mạnh, điều đó cho thấy nhu cầu của người dân không chỉ cần đi khám để chữa bệnh mà còn đòi hỏi chất lượng phục vụ cao. Trước năm 1986, ngành kinh tế chính của thành phố vẫn là nông nghiệp, người nông dân làm việc không có kế hoạch. Việc duy trì cơ chế bao cấp, tập trung khiến cho hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp cầm chừng, không có hiệu quả nên người công nhân cũng đem theo lối sản xuất nông nghiệp vào nơi sản xuất. Khi nhà nước và thành phố tiến hành đổi mới, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đời sống dân cư thay đổi. Thời gian trở thành vàng bạc nên con người luôn chạy theo nó khiến cho nhịp sống trở nên hối hả, bận rộn. Hình ảnh những người dân nhàn rỗi dường như không còn. Họ luôn tay trong nhiều loại hình công việc, từ sản xuất trong nhà máy, cơ quan, trường học, cánh đồng đến gia đình, buôn bán, Bình quân thu nhập tăng lên nhanh chóng, các loại hình dịch vụ - thương mại phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong hưởng thụ cuộc sống của người dân: quán ăn, điểm hát karaoke, nhà hàng mọc lên nhiều. Nhiều điểm vui chơi giải trí được xây dựng, sửa sang. Ngoài đường, xe cộ luôn đông đúc với nhiều kiểu xe máy, xe đạp tạo nên một sự nhộn nhịp cho đường phố. Sự chuyển đổi trong lối sống của người dân còn thể hiện qua trang phục. Cách ăn mặc của người dân nông thôn không còn cách biệt nhiều với người dân thành thị. Hình ảnh chiếc áo bà ba, nón lá rộng vành gần như biến mất, phổ biến nhất trong đời sống là các kiểu trang phục hiện đại như quần Âu, quần jean, quần vải, kaki, áo sơ mi, áo thun, áo kiểu với nhiều kiểu dáng, chất liệu được may hoặc may sẵn. Giày dép cũng đa dạng và nhiều màu sắc. Đồ trang sức trước đây chủ yếu là vòng, kiềng, đôi bông bằng vàng hoặc đá quí thì nay có nhiều chủng loại hơn. Kiềng không còn được ưa chuộng nữa, nếu có chỉ dùng trong dịp lễ cưới để đeo cho cô dâu hoặc những em bé để tránh gió. Ngày nay, vòng đeo tay, dây chuyền, nhẫn bằng vàng hoặc bằng các kim loại quí như bạc, bạch kim, đá được ưa thích. Kính không đơn giản chỉ nhìn cho rõ hơn mà đã trở thành một loại phục trang với sự đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, chủng loại. Giới trẻ hiện nay, nhất là lứa tuổi học sinh rất năng động, luôn tìm tòi tạo nên phong cách riêng thông qua trang phục.Chúng ta dễ dàng bắt gặp những cô cậu học trò vai đeo balô, chân đi giày, mặc đầm ngắn hay quần jean, tay đeo những chiếc vòng màu sắc sặc sỡ làm từ nhựa, đá. Trước đây, gắn liền với hình ảnh của người phụ nữ là mái tóc dài suôn thẳng, tiêu biểu cho nét đẹp thùy mị, đoan trang. Ngày nay, do tính chất công việc và sự bận rộn của cuộc sống, người phụ nữ trở nên năng động hơn với nhiều kiểu tóc khác nhau. Điều đó cho thấy sự thay đổi lớn trong quan niệm về chuẩn mực của cái đẹp. Cũng giống như các tỉnh ở khu vực Nam Bộ, bữa ăn hàng ngày của người dân đa dạng, tùy theo mùa. Nhưng đó là những món ăn, thức uống truyền thống được người dân sử dụng những nguyên liệu có sẵn, chế biến tại chỗ: các loại rau đồng, mắm, cá trắng, khô sặc, rượu nếp dụng cụ để nấu ăn là củi tự kiếm được. Từ những năm 95 trở lại đây, kinh tế phát triển, đời sống vật chất của người dân thay đổi hẳn. Trong gia đình những chiếc bếp điện, biếp gas phổ biến. Lương thực thực phẩm được bày bán ở các chợ quanh năm, đa dạng không thiếu loại mặt hàng nào. Từ những năm 2000, khi hệ thống siêu thị phát triển mạnh, người dân còn ưa thích việc đi chợ trong các siêu thị, vừa tiện lợi vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời đó còn là cách giảm căng thẳng của một bộ phận người dân sau những giờ làm việc căng thẳng. Quá trình đô thị hóa – công nghiệp hóa – hiện đại hóa làm cho qui mô gia đình cũng biến đổi. Trước đây trong xã hội nông nghiệp, các gia đình đóng vai trò là một lực lượng kinh tế độc lập nên cần lực lượng lao động tại chỗ. Trong xã hội công nghiệp thì đòi hỏi một gia đình gọn nhẹ, có tính cơ động nhanh vì vậy số thành viên trong một hộ không còn đông. Gia đình mở rộng gồm từ 3 – 4 thế hệ chung sống đang được thay thế bằng gia đình hạt nhân chỉ có 2 thế hệ gồm cha mẹ và con cái hoặc gia đình nửa hạt nhân (là loại gia đình hạt nhân vợ chồng chung sống với con cái và còn tiếp nhận thêm những thành viên khác có quan hệ huyết thống như anh chị em ruột hay họ hàng, nhưng họ vẫn giữ vai trò người chủ, những người khác bị phụ thuộc). Các thành viên trong gia đình bình đẳng hơn, vợ chồng cùng nhau làm việc và chăm sóc con. Giữa cha mẹ và các con không còn những luật lệ khô cứng, khắt khe như trước. Đô thị hóa còn làm thay đổi không gian sống của từng hộ. Trước đây, mỗi gia đình sống trong một ngôi nhà rộng rãi về diện tích, trong đó có nhiều thế hệ chung sống với nhau, có cả một góc vườn để trồng các loại cây cho bóng mát hoặc hoa quả. Đô thị phát triển, mỗi hộ chuyển dần vào trong những ngôi nhà có kiến trúc hình hộp, chật chội về diện tích. Những người giàu có hơn thì xây nhà theo kiểu biệt thự, hiện đại về kiến trúc, tuy diện tích có rộng nhưng lại “kín cổng cao tường” trong quan hệ với làng xóm. Đời sống kinh tế khấm khá hơn, những ngôi nhà lá dần dần biến mất. Thay vào đó là những ngôi nhà gạch, nhà biệt thự. Cách bày trí trong nhà cũng thay đổi. Nhìn chung, sự du nhập văn hóa nước ngoài đang trở nên phổ biến nhưng người dân Long Xuyên vẫn giữ được những nét tinh túy trong văn hóa, làm nên sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, sự phát triển có kế thừa và chọn lọc. Khi nói đến những giá trị quí báu truyền thống của cư dân Long Xuyên là nói đến đạo lí uống nước nhớ nguồn, tình làng nghĩa xóm, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, sự nhạy bén với cái mới. Nơi đây là vùng đất hội tụ của nhiều thành phần dân cư từ nhiều địa phương. Người dân thường giữ mối quan hệ giao lưu trực tiếp với khắp các tỉnh thành trong và nhiều nước khác bằng quan hệ họ hàng cho nên cái mới, cái hay và cả cái không hay được xâm nhập vào Long Xuyên rất sớm, rất nhanh. Đô thị hóa làm một số phong tục tập quán thay đổi theo hướng hiện đại, gọn nhẹ hơn cho phù hợp với cuộc sống năng động nhưng không đánh mất đi thuần phong mỹ tục. Tục thờ cúng ông bà vẫn được gìn giữ, nghi thức và cách bày trí đơn giản, ít rườm rà hơn xưa. Đó là chất kết dính mỗi cá nhân trong một gia đình với nhau, tạo nên sức mạnh đoàn kết, bền vững trong xã hội. Việc cưới xin từ 6 lễ nay còn 2 lễ (lễ hỏi và lễ cưới), mang đậm ý nghĩa hai bên họ hàng và cộng đồng chia xẻ niềm vui, trách nhiệm đối với tổ ấm mới. Những hủ tục phiền toái của lễ tang theo lối như hú vía, lăn đường, cướp quan tài, giảm hẳn. Tỉ lệ sinh đẻ cũng giảm nhiều, quan niệm “nhiều con, nhiều của” trở nên lạc hậu. Vì vậy các gia đình có điều kiện hơn trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái. Trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân Long Xuyên có sự đan xen giữ truyền thống và hiện đại. Bên cạnh các loại hình ca nhạc, tài tử, nhiều đêm thơ thì phong trào văn nghệ quần chúng được tổ chức tại địa phương, thu hút nhiều người tham gia. Đình chùa chứa đựng nhiều giá trị tinh thần, là chốn thiêng liêng. Ở Long Xuyên có 11 phường, 2 xã thì đã có tới 9 đình, chùa và 4 nhà thờ với tổng diện tích là 31.418 m2. Hàng năm các lễ hội diễn ra vừa được tổ chức đúng trình tự, vừa lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tạo được không khí vui tươi nên thu hút nhiều người dân địa phương tham gia. Bên cạnh những chuyển biến mang tính tích cực, trong lối sống của người dân thành phố Long Xuyên xuất hiện những biểu hiện tiêu cực. Cuộc sống công nghiệp làm cho mối quan hệ giữa các thành viên cũng không còn gắn bó mật thiết, những bữa cơm gia đình trở nên hiếm hoi. Sự “dân chủ” và “bình đẳng” thái quá trong một số gia đình đã gây ra không ít cảnh dở khóc dở cười. Đây đó có những bậc cha mẹ do mải mê kiếm tiền mà quên mất trách nhiệm đối với gia đình, con cái. Sự phân hóa xã hội gay gắt, đặc biệt là tình trạng chênh lệch giàu – nghèo gia tăng, số người nhập cư tăng nhanh trong thời gian qua cũng góp phần tạo nên mặt trái trong lối sống. Ở những khu nhà trọ, sự đến và đi thường xuyên của một bộ phận người lao động khiến cho chính quyền khó quản lí. Đồng thời họ mang theo cả những thói quen, lối sống lạc hậu làm cho môi trường xung quanh cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Ngoài đường, tình trạng xả rác bừa bãi nơi công cộng, hiện tượng vi phạm luật giao thông không phải hiếm. Rõ ràng, sự chuyển đổi từ đời sống nông nghiệp nghèo nàn sang nhịp sống công nghiệp hiện đại cũng tạo nên sự hụt hẫng trong văn hóa. Ở những khu công nghiệp, lương công nhân mới gấp đôi thu nhập của nông dân thì đời sống văn hóa nảy sinh nhiều hiện tượng phức tạp trái ngược với bản sắc truyền thống. Đó là “bản tính nông dân được xài tiền lương công nghiệp”. Tiền lương và thời gian nhàn rỗi đây đó được nướng vào các sòng bài, quán rượu, chỗ ăn chơi hơn là tiêu dùng cho trí tuệ. Trong sự phát triển của văn hóa xã hội, những yếu tố văn hóa ngoại nhập cũng tràn vào thành phố. Phương tiện kỹ thuật, công nghệ được tiếp nhận. Số chương trình trên truyền hình thành phố tăng nhanh nhưng phim Việt Nam có tỉ lệ còn khiêm tốn, mới đảm bảo 45% thời lượng chiếu phim theo qui định. Những văn hóa phẩm có tính chất không lành mạnh xuất hiện trên thị trường đã tác động đến một bộ phận người dân. Kinh tế phát triển, trước sức mạnh của đồng tiền, một bộ phận người dân có tư tưởng đổi đời bằng cách lấy chồng giàu hoặc người nước ngoài. Các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy chưa được giải quyết một cách triệt để. Như vậy, đô thị hóa đã làm biến đổi sâu sắc đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Sự tiếp nhận những yếu tố văn hóa bên ngoài một mặt tạo ra sự đa dạng phong phú, mặt khác làm “ô nhiễm môi trường văn hóa”. Do vậy, thành phố đã tăng cường nhiều biện pháp để kiểm tra, kịp thời ngăn chặn sự phát sinh, xâm nhập của các văn hóa phẩm độc hại, tiến tới tiêu diệt những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, đồng thời, hướng tới việc tiếp nhận văn hóa có chọn lọc. Ngoài ra, các hoạt động thông tin tuyên truyền nhằm loại bỏ những tín ngưỡng cổ hủ, lạc hậu, cỗ vũ cho đời sống văn hóa mới đang được triển khai mạnh mẽ ở các địa phương. Tiểu kết chương 3 Qua 24 năm đổi mới, bộ mặt xã hội của thành phố Long Xuyên thay đổi nhanh chóng. Sự tăng lên liên tục của qui mô dân số, làm cho lực lượng lao động luôn dồi dào. Trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân đang từng bước được nâng cao để thích nghi với quy trình sản xuất hiện đại. Đi đôi với việc ổn định và phát triển kinh tế, thành phố đã chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội ở địa phương. Thông qua việc phát triển sản xuất, mở rộng các ngành nghề, các dự án giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo mà vấn đề lao động và việc làm trên địa bàn thành phố được giải quyết khá tốt. Số lao động thừa tại địa phương có việc làm ngày càng nhiều. Công tác Văn hóa – thông tin đã đáp ứng yêu cầu mới của đất nước. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi trong nhân dân, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được triển khai rộng khắp, nhiều gia đình văn hóa, ấp văn hóa được công nhận. Công tác đền ơn đáp nghĩa được tiến hành thường xuyên, kịp thời đúng quy định của Nhà nước. Thành phố đã lập được quỹ hỗ trợ cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi, khuyết tật. Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao phát triển rộng khắp, thu hút đông đảo các tầng lớp tham gia, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn nghệ và rèn luyện thân thể cho nhân dân. Sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo đã thực hiện được nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương. Đã phổ cập xong giáo dục tiểu học, cơ bản hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trên địa bàn thành phố. Công tác vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Công tác thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình ngày càng chặt chẽ hiệu quả. Tuy đạt được những thành tựu đáng kể, song việc giải quyết các vấn đề xã hội trên địa bàn thành phố Long Xuyên vẫn còn những tồn tại: lao động và việc làm chưa giải quyết triệt để; chất lượng công tác thông tin – tuyên truyền, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao chưa cao; cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa chưa được kiểm soát sâu sát; chất lượng giáo dục chưa theo kịp yêu cầu mới của đất nước; mạng lưới y tế cơ sở vẫn còn thiếu thốn trang thiết bị, chưa đảm bảo cho việc phòng và khám chữa bệnh. Chính vì vậy, Đảng bộ, chính quyền địa phương cần phải phân tích rõ nguyên nhân và tìm ra những giải pháp khắc phục trong những năm tiếp theo. KẾT LUẬN Trong khoảng thời gian từ 1986 đến 2010 nhân dân Long Xuyên đã trãi qua một cuộc đổi đời kỳ diệu. Từ trong đêm dài nô lệ bước ra ánh bình minh, từ thân phận tôi tớ trở thành người chủ; thoát cảnh chiến tranh chết chóc, hết cảnh bắt bớ tù đày, để tận hưởng cuộc sống thanh bình, độc lập tự do, có môi trường yên ổn, được tạo mọi điều kiện để mưu sinh, đóng góp cho đất nước, làm giàu cho mình và cho xã hội. Trong thành quả to lớn 30 năm qua, có công sức và bóng dáng của tất cả các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo và cả những người xa quê hương. Gần một trăm năm sống dưới ách nô lệ và phân chia giai tầng, đẳng cấp xã hội tạo mọi điều kiện để hòa nhập xã hội, vươn tới tương lai tươi đẹp. Những năm đầu giải phóng địa phương thiếu thốn đủ thứ: thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thầy, thiếu thuốc, thiếu trường lớp, thiếu sách báo và các phương tiện nghe nhìn – thông tin liên lạc, thiếu chỗ nơi và nội dung sinh hoạt văn hóa – thể thao. Đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân nghèo nàn trên mọi phương diện. Trước yêu cầu bức xúc, địa phương luôn dành ưu tiên về lãnh đạo, đầu tư kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh về văn hóa xã hội. Công tác xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa được nhân dân đồng tình hưởng ứng, được sự quan tâm hỗ trợ của cấp ủy và chính quyền các cấp nên tạo được sự chuyển biến mới, làm thay đổi bộ mặt thành phố và các đơn vị cơ quan. Góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị, mở rộng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Công tác xóa đói giảm nghèo có nhiều cố gắng, đã huy động sức mạnh của toàn xã hội. Số hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở tăng lên, việc khám chữa bệnh cho người nghèo được mở rộng tới các xã. Giải quyết việc làm hàng năm cho trên nghìn lao động. Công tác thương binh liệt sĩ, đền ơn đáp nghĩa được thành phố quan tâm thích đáng. Đời sống xã hội có sự chuyển biến tích cực, người dân luôn có một niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà Nước. Mức sống dần tăng cao, trước đây chỉ mong “ăn no mặc ấm” thì ngày nay với quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nên yêu cầu đời sống cũng thay đổi là “ăn ngon mặc đẹp”. Đó là nhu cầu chính đáng của con người, khi mà nhân dân thành phố Long Xuyên đã nỗ lực hết mình nhằm cải thiện cuộc sống của chính bản thân, gia đình và xã hội và đó là thành quả mà nhân dân đáng được thưởng. Như vậy, mỗi một năm qua đi từ sau ngày giải phóng nhân dân An Giang nói chung và nhân dân Long Xuyên nói riêng tiến công vào mặc trận khôi phục lại đất nước trên đống hoang tàn đổ nát của chiến tranh, là một lần ghi dấu ấn thành quả cách mạng to lớn của nhân dân ta trên các mặt kinh tế, xã hội. Lòng yêu nước của nhân dân được Đảng giáo dục, nên lúc nào cũng sẵn sàng ra sức bảo vệ và cùng nhau góp sức xây dựng quê hương Bác Tôn giàu đẹp. Đô thị là một quá trình mang tính tất yếu khách quan của lịch sử loài người, gắn liền với việc xây dựng một cuộc sống tiến bộ, văn minh, hiện đại. Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên có một số đặc điểm sau: 1. Quá trình đô thị hóa diễn ra ở thành phố Long Xuyên từ 1986 – 2010 có nhiều thuận lợi. Trong thời kì đất nước hòa bình, Long Xuyên sớm được xác định là trung tâm của cả tỉnh nên nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp chính quyền. Ngoài ra do vị trí địa lí thuận lợi để phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng. Nhanh chóng tiếp cận được với trình độ khoa học kỹ thuật cao, tạo điều kiện đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa. Mặc khác người dân rất nhạy bén, năng động kinh doanh tạo nên sự đa dạng trong các ngành nghề. 2. Long Xuyên diễn ra song song cả hai quá trình đô thị hóa tự phát và tự giác. Đây cũng là đặc điểm chung trong quá trình phát triển của các đô thị ở Việt Nam Tính tự phát được thể hiện qua hiện tượng xây dựng nhà ở tràn lan của người dân nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền, sự quá tải của một số ngành phục vụ Vì vậy, đô thị hóa tự phát thường mang lại nhiều yếu tố bất ổn cho sự phát triển (đặc điểm này diễn ra chủ yếu ở những phường ngoại thành như Mỹ Phước, Mỹ Thạnh, Mỹ Khánh). Tính tự giác được thể hiện qua những chủ trương, chính sách của thành phố. Từ sau đại hội đổi mới – đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1986, thành phố đã phê duyệt nhiều dự án phát triển kinh tế, chủ động tháo gỡ mọi rào cản trong thủ tục hành chính để thu hút vốn đầu tư, đồng thời cũng sớm xác định vai trò là trung tâm của tỉnh nhà. Mặc khác, thành phố đã tiến hành xây dựng hai bản quy hoạch tổng thể năm 1998 và 2008 (trong đó định hướng phát triển đến năm 2020). Trong đó sẽ phát triển mạnh công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ, phát triển theo cấu trúc không gian của chuỗi đô thị dọc sông Hậu, tạo thành mối liên hệ hài hòa giữa Long Xuyên và các vùng lân cận. 3. Động lực thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra ở thành phố Long Xuyên bắt nguồn từ hai yêu cầu: là trung tâm kinh tế - chính trị của toàn tỉnh và yêu cầu phát triển về kinh tế - xã hội. Ngay từ những ngày đầu sau giải phóng 1975 Long Xuyên được xác định là trọng điểm của tỉnh. Mặc khác, trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến trước đổi mới, sự khủng hoảng trầm trọng trên các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là cơn lụt lịch sử 1978 nhấn chìm Long Xuyên vào biển nước cùng với bao thành quả non yếu ban đầu, tất cả trở thành nguyên nhân đòi hỏi thành phố phải nhanh chóng phát triển. Kết quả từ 1986 trở lại đây, quá trình đô thị hóa đã đem lại bộ mặt mới về kinh tế cho thành phố, mức tăng trưởng bình quân hàng năm cao, cơ sở hạ tầng được hoàn thiện từng bước, mức sống của người dân được cải thiện và nâng cao 4. Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên diễn ra theo chiều sâu và chiều rộng. Căn cứ trên hiện trạng sử dụng đất của thành phố năm 2009, quỹ đất chưa sử dụng còn rất ít (19 ha). Vì vậy, việc xây dựng phát triển đô thị trong tương lai cần phải tập trung theo chiều sâu, điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của các đô thị nói chung khi mà quỹ đất càng ngày càng hẹp. Xuất phát từ đặc điểm lịch sử, được hình thành trên cơ sở một vùng thuần nông. Với sự quyết tâm của các cấp chính quyền và nhân dân phấn đấu đi lên, với kết quả đạt được là được nhà nước công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh. Các yếu tố đô thị như: cảnh quan, cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội, dân cư.ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, khang trang hơn. Các nhà máy, xí nghiệp, các công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập ngày càng nhiều hơn, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. 5. Long Xuyên trở thành đô thị công nghiệp của cả tỉnh, điều đó được thể hiện ở tỉ trọng sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố so với toàn tỉnh. Năm 2009, giá trị xuất khẩu công nghiệp của thành phố chiếm 35% so với toàn tỉnh (tỉnh có 11 huyện thị), số vốn đầu tư xây dựng của nhà nước đối với các ngành kinh tế, cùng với đó là số lượng doanh nghiệp được xây dựng đến năm 2009 là 237 cơ sở, giải quyết việc làm cho 4.581 lao động, cơ sở kinh doanh thương mại, nhà hàng, khách sạn là 17.805 cơ sở. Đứng đầu so với các huyện thị khác trong tỉnh. Đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tạo điều kiện để nâng cao đời sống người dân, tạo thêm nguồn lao động có tay nghề trong các nhà máy, xí nghiệp. 6. Bên cạnh đó còn có một số hạn chế nhất định: - Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị của thành phố Long Xuyên tuy đã được tập trung đầu tư khá lớn nhưng chưa thật sự đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của một đô thị văn minh, hiện đại. Các công trình hạ tầng kỹ thuật khi đầu tư xây dựng thường thiếu tính đồng bộ, đôi lúc còn chồng chéo nhau gây mất mỹ quan và khó khăn trong công tác quản lý, đặt biệt là các công trình ngầm chính quyền đô thị không thể quản lý được do các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư xong thì thường thiếu bàn giao cho chính quyền đô thị quản lý. - Các công trình kỹ thuật thiết yếu phục vụ cho sự phát triển bền vững của đô thị thì chưa được đầu tư như hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn Các dịch vụ đô thị hiện nay đã quá tải, chưa được đầu tư ngang tầm với một đô thị hiện đại như nghĩa trang, nhà máy xử lý rác Đặt biệt thời gian gần đây với sự phát triển ồ ạt của của ngành viễn thông đã ảnh hưởng đến không gian, mỹ quan và đưa chính quyền đô thị vào thế bị động, khó kiểm soát. - Thành phố chưa có quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật cùng với sự thiếu phối hợp giữa các ngành (điện, nước, đường, cống, cáp ngầm, viễn thông ) nên việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, đôi khi dẫn đến lãng phí, thiếu tính kế thừa và chưa có định hướng phát triển bền vững cho đô thị trong tương lai. - Tệ nạn xã hội còn một số mặt phức tạp cần phải được ngăn chặn kịp thời như ma túy, mại dâm, tai nạn giao thông, số người nhiễm HIV tiếp tục tăng. - Trong hoạt động của bộ máy nhà nước còn có những tồn tại nhất định, một bộ phận cán bộ, công chức, cán bộ lãnh đạo, quản lí chưa phát huy đúng vai trò của mình, nguyên nhân một phần do cơ chế, một phần thiếu tính chuyên nghiệp, nhưng chủ yếu do thiếu tu dưỡng rèn luyện học tập để đáp ứng yêu cầu trong tình hình đổi mới và hội nhập. Nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên giai đoạn 1986 – 2010, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau: Bài học trước hết, điều kiện tiên quyết bảo đảm cho sự phát triển là phải giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội; để mọi người tin tưởng và yên tâm, dốc lòng dốc sức, đem hết tâm trí, tài lực, vốn liếng, kinh nghiệm đóng góp cho xã hội, cho địa phương cũng như thu hút đầu tư từ các nơi khác. Phải luôn nêu cao, mài sắt ý thức cảnh giác cách mạng; trong mọi tình huốn và mọi lúc mọi nơi, luôn trong tư thế chủ động đề phòng, ngăn chặn, làm thất bại những âm mưu ý đồ phá rối của các phần tử phản động và kẻ xấu. Bài học thứ hai là giữ vững và không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng bộ, thông qua các nghị quyết, chủ trương, giải pháp đúng đắng, hợp lòng dân. Phát huy truyền thống và đoàn kết nội bộ chính là nguồn nội lực, sức mạnh to lớn tạo nên thành quả. Đảng bộ và nhân dân luôn trân trọng, nhân lên truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, truyền thống quê hương Bác Tôn; nêu cao ý thức tự lực, tinh thần cách mạng tiến công, nâng động sáng tạo, không chùn bước trước khó khăn thử thách. Lãnh đạo, cấp ủy và toàn Đảng bộ luôn “giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”, trên dưới một lòng, cả hệ thống chính trị là một ý chí đồng tâm hiệp lực, người sau tôn trọng người trước, người trước dìu dắt người sau; tất cả cùng nêu cao ý thức tổ chức kỹ luật, tinh thần trách nhiệm hết lòng hết sức vì sự phát triển của địa phương. Bài học thứ ba là động lực mạnh mẽ, nguyên nhân của mọi thành tựu chính là tạo được sức mạnh quần chúng thông qua khối đại đoàn kết các tầng lớp nhân dân và vai trò của mặt trận các đoàn thể. Phải biết tận dụng yếu tố “thiên thời, địa lợi” đồng thời phải tạo ra và gìn giữ “nhân hòa”. Đây chính là điều Bác Hồ từng răn dạy “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, “dân vận kém thì việc gì cũng kém, Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Bài học thứ tư là không ngừng nâng cao hiệu quả điều hành, hiệu lực quản lý của chính quyền để thúc đẩy phát triển, giữ vững kỹ cương xã hội. luôn trú trong dự đoán dự báo, có tầm nhìn bao quát, toàn diện; đồng thời giải quyết tốt các vấn đề bức xúc trước mắt. Nhanh nhạy nắm bắt, tận dụng những cơ hội để khai thác tiềm năng, đổi mới phương thức quản lý và cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân. Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường kỹ cương, chấp hành pháp luật trong nội bộ nhân dân. Xây dựng tác phong khoa học sâu sát cụ thể, khẩn trương, kiên quyết, thưởng phạt nghiêm minh. Bài học thứ năm là thường xuyên chăm lo xây dựng bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ vững mạnh, tạo ra nguồn nhân lực dồi dào cho trước mắt và lâu dài. Đặc biệt chú trọng xây dựng tổ chức ở cơ sở, tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn, đội ngũ tri thức, doanh nhân, lao động có tay nghề kỹ thuật Theo yêu cầu phát triển. Chú trọng các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ phát huy tài năng, cống hiến nhiều nhất cho địa phương. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra một số giải pháp và định hướng mang tính tham khảo cho sự phát triển tiếp theo của thành phố Long Xuyên: 1. Về công tác quản lí nhà nước hạ tầng kỹ thuật đô thị - Đẩy nhanh việc xây dựng, chỉnh trang hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị vì đây là một yếu tố rất quan trọng để Thành phố đạt được các tiêu chí về cơ sở hạ tầng đô thị. Một số công trình trọng điểm thành phố cần tập trung đầu tư gồm: Nâng cấp mở rộng đường Phạm Cự Lượng, Hà Hoàng Hổ, Triệu Quang Phục, Dương Diên Nghệ, Thoại Ngọc Hầu, Phan Bội ChâuĐẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng nâng cấp công suất nhà máy nước, bổ sung thêm lượng đường ống để đảm bảo nhu cầu sử dụng nước của trên 90% cư dân đô thị. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước trên các tuyến đường, hẻm và xây dựng các khu xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu dân cư. Nâng cấp, bổ sung thêm đường dây, lắp đặt các trạm hạ thế để đảm bảo nhu cầu dùng điện của cư dân đô thị. - Khai thác có hiệu quả các nguồn vốn để tiếp tục xây dựng hoàn thiện về chuẩn đô thị loại II. Trước hết phải khai thác có hiệu qủa nguồn vốn thu từ quỹ đất để tập trung đầu tư các công trình, dự án trọng điểm, trong đó ưu tiên các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Thu hút vốn ODA để đầu tư một số công trình, dự án lớn như hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, nhà máy xử lý rác, hoa viên nghĩa trang phường Mỹ Hòa, đường Tránh, đường Vành đai trong, mở rộng Tỉnh lộ 943, ; Huy động sự đóng góp của nhân dân để xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, các ngỏ hẻm trong khu vực nội ô. - Chính quyền đô thị phải là đơn vị thống nhất quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý. Phải lập quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng (điện, nước, cấp, thoát nước, xử lý nước thải, rác thải, thông tin liên lạc ) trong thời hạn từ 10 đến 15 năm để định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và làm công cụ để quản lý. Chính quyền đô thị phải làm tốt công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát đối với các chủ đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn (Điện lực An Giang, Công ty Cấp nước đô thị, Công ty Điện nước An Giang, các Tập đoàn Bưu chính Viễn thông) nhằm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ, tránh xây dựng chồng chéo, lãng phí, mất mỹ quan và không mang tính trật tự chung của đô thị. Để làm tốt vấn đề này, chính quyền đô thị phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để các chủ đầu tư thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong việc xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đô thị thuộc lĩnh vực ngành, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các chủ đầu tư xây dựng không tuân thủ quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành và không xin giấy phép xây dựng đối với trường hợp theo quy định phải có giấy phép xây dựng. 2. Đô thị phát triển bền vững trong tương lai phải đạt được sự bền vững về kinh tế. Cần phải tiếp tục duy trì sự chuyển đổi trong cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng các ngành CN – TTCN và TM – DV, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất để tạo ra khả năng cạnh tranh của các mặt hàng trên thị trường. Ngoài ra, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội cũng là con đường để đi tới sự bền vững. Vì vậy thành phố cần phải cải thiện điều kiện sống của nhóm người nghèo và thu nhập thấp thông qua tăng khả năng, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội, y tế, giáo dục, việc làm. Họ là những đối tượng nhạy cảm và dễ bị tổn thương. 3. Trong quá trình phát triển của đô thị cần chú ý đến việc tạo dựng hình ảnh riêng, “bản sắc riêng” bằng việc kết hợp cả ba yếu tố: cảnh quan tự nhiên, lịch sử và công nghiệp. Thành phố Long Xuyên được hình thành và phát triển dựa trên vùng cảnh quan thiên nhiên chủ yếu là sông Hậu và rạch Long Xuyên, tạo nên một cảnh quan mặt nước quanh co uốn khúc tuyệt đẹp, sẽ đóng góp một yếu tố thiên nhiên quan trọng. Việc khai thác yếu tố mặt nước đúng mức sẽ tạo dựng sắc thái đặc trưng và phong phú cho không gian đô thị. Bên cạnh đó còn là quê hương của Bác Tôn kính mến – một giá trị lịch sử vĩ đại. Do đó cần phải kết hợp cả ba yếu tố trên. Tóm lại, quãng thời gian hơn 25 năm đổi mới (1986 - 2010), quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên diễn ra mạnh mẽ đã làm chuyển biến về kinh tế - cơ sở hạ tầng kỹ thuật – văn hóa xã hội theo hướng hiện đại, văn minh tiến bộ hơn. Ghi nhận sự phát triển ấy, năm 2009 Nhà nước đã quyết định công nhận Long Xuyên là đô thị loại II trực thuộc tỉnh. Là một người con của tỉnh tôi cảm thấy rất vui vì điều đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alan Coulthart, Nguyễn Quang và Herry Sharpe (2006), Chiến lược phát triển đô thị: đối mặt với những thách thức về đô thị hóa nhanh chóng và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Công ti in và văn hóa phẩm. 2. An Giang 30 năm xây dựng và phát triển (2005), Tỉnh Ủy An Giang. 3. An Giang một chặng đường hoa (2000), Nxb Văn Nghệ TP.HCM. 4. Nguyễn Thế Bá (1999), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nxb Xây Dựng. 5. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ AG (từ 6 – 10/5/1973), Tỉnh Ủy An Giang, Phòng LSD An Giang lưu trữ. 6. Báo cáo về tình hình và nhiệm vụ từ nay đến năm 1985 của BCH Đảng bộ An Giang tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ III (1983), Tỉnh ủy An Giang. 7. Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh An Giang tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV (1986), Tỉnh ủy An Giang. 8. Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh An Giang tại Hội nghị Đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa V, Số 01-BC/TU (1994), Tỉnh ủy An Giang. 9. Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV (1996), Tỉnh ủy An Giang. 10. Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương II khóa VIII về phát triển Giáo dục – Đào tạo (2002), Tỉnh ủy An Giang. 11. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 21, Chỉ thị số 12 của Bộ chính trị và Đề Án số 68 của Ban cán sự đảng chính phủ, Quyết định số 173 của Thủ tướng chính phủ (2003),Tỉnh ủy An Giang. 12. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VII (2001), Đảng bộ tỉnh An Giang. 13. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII nhiệm kỳ 2005 – 2010 (2006), Đảng bộ tỉnh An Giang. 14. Báo cáo thống kê về khối lượng hàng hóa và hành khách từ 1976 đến 2000, Cục thống kê An Giang. 15. Báo cáo tổng kết 7 năm 1976-1982 tỉnh An Giang (1979), tỉnh ủy An Giang. 16. Báo cáo năm 1977, Số 02/BC/78 (1978). Tỉnh ủy An Giang. 17. Báo cáo tổng kết phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa năm 2000 – 2005 (2005), Sở văn hóa Thông tin. 18. Báo cáo kiểm điểm 5 năm thực hiện chiến lược dân số An Giang giai đoạn 2001 – 2010 (2005). Ủy Ban nhân dân tỉnh An Giang. 19. Báo cáo tình hình chuyển khai tổng kết chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH từ thực tiễn quá trình đổi mới của tỉnh An Giang (2004). Tỉnh ủy An Giang. 20. Trần Văn Bính (1998), Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia. 21. Bộ xây dựng (1999), Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020. 22. Cục thống kê An Giang (1988), Hiện trạng mạng lưới giao thông An Giang. 23. Võ Kim Cương (2004), Quản lí đô thị thời kỳ chuyển đổi, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 24. Trần Trọng Đăng Đàn (1997), “Mấy khía cạnh về đô thị hóa”, báo Sài Gòn giải phóng 25/1/1997. 25. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005), Văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, XIX) về văn hóa, xã hội, khoa học – kỹ thuật, Giáo Dục – Đào Tạo. Nxb Chính trị Quốc gia. 26. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005), Văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, XIX) kinh tế - xã hội. Nxb Chính trị Quốc gia. 27. Địa phương chí tỉnh An Giang, 1959. 28. Địa phương chí tỉnh An Giang, 1967. 29. Địa phương chí tỉnh An Giang, 1973. 30. Địa phương chí xã Châu Giang – Châu Đốc (1961 – 1963), Cục lưu trữ Quốc Gia II. 31. Lê Quý Đức (2005), Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị, Nxb Chính trị Quốc gia., 32. Đội biệt động Long Xuyên (1996), Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Long Xuyên. 33. Nguyễn Văn Hạnh (1999), “Vấn đề xây dựng và quản lý đô thị”, tham luận tại hội thảo quốc tế phát triển đô thị bền vững – vai trò của nghiên cứu và giáo dục, panel I. 34. Đỗ Hậu (CB) (2001), Xã hội học đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 35. Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử đồng chủ biên (1998), Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia. 36. Đặng Thái Hoàng (2000), Lịch sử đô thị, Nxb Xây dựng. 37. Học viện hành chính quốc gia (2007), Tài liệu bồi dưỡng về quản lí hành chính nhà nước phần III: Quản lí nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, Nxb Khoa học và kĩ thuật. 38. Hội khoa học Lịch sử TP.HCM (2002), “Bước đầu tìm hiểu sự hình thành và phát triển đô thị ở Nam Bộ”, Nam Bộ đất và người, Nxb Trẻ. 39. Lâm Quang Huyên (1999), “Bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội trong quá trình đô thị hóa”, tham luận tại hội thảo quốc tế phát triển đô thị bền vững – vai trò của nghiên cứu và giáo dục, panel I. 40. Nguyễn Thừa Hỷ, Đỗ Bang, Nguyễn Văn Đăng (1999), Đô thị Việt Nam dưới thời Nguyễn, Nxb Thuận Hóa. 41. Jean Paul Laceze (người dịch Đào Đình Bắc) (2002), Các phương pháp quy hoạch đô thị, Nxb Thế Giới. 42. Trần Trọng Kim (1999), Việt Nam Sử Lược, Nxb Văn Hóa Thông Tin. Trương Vĩnh Ký (1997), Gia Định phong cảnh vĩnh, Nxb Trẻ. 43. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Lịch sử vùng đất An Giang (1999), Sở KH, CN & MT An Giang – Ban Tuyên Giáo tỉnh An Giang. 44. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1994), Sở Văn Hóa – Thông Tin An Giang. 45. Đinh Xuân Lâm (1998), Lịch sử Cận – Hiện đại Việt Nam – Một số vấn đề nghiên cứu, Nxb Thế Giới, HN. 46. Nhiêu Hội Lâm, người dịch Lê Quang Lâm (2004), Kinh tế học đô thị, Nxb Chính trị Quốc gia. 47. Ngô Văn Lệ (1999), “Môi trường và đô thị hóa – những vấn đề đặt ra xét từ khía cạnh xã hội”, tham luận tại hội thảo quốc tế phát triển đô thị bền vững – vai trò của nghiên cứu và giáo dục, panel I. 48. Nguyễn Văn Lịch (1999), “Đô thị hóa và công nghiệp hóa ở Việt Nam, đôi điều từ kinh nghiệm vài nước Đông Nam Á”, tham luận tại hội thảo quốc tế phát triển đô thị bền vững – vai trò của nghiên cứu và giáo dục, panel I. 49. Lịch sử Đảng bộ thành phố Long Xuyên, tập II (1945 -1975) (1999), BCH Đảng bộ TP.Long Xuyên. 50. Lịch sử Đảng bộ thị xã Long Xuyên, tập I (1927 -1945) (1995), BCH Đảng bộ thị xã Long Xuyên. 51.Lịch sử Việt Nam, tập I, (1971), Nxb KHXH, HN. 52. Lịch sử Việt Nam, tập II, (1971), Nxb KHXH, HN. 53. Lịch sử Việt Nam 1897 - 1919, Nxb KHXH, HN. 54. Trịnh Duy Luân (2004), Xã hội học đô thị, Nxb Khoa học xã hội, HN. 55. Trịnh Duy Luân và Michael Leaf (1996), Vấn đề nhà ở đô thị trong nền kinh tế thị trường của thế giới thứ ba. Nxb Khoa học xã hội. 56. Minh Mệnh chính yếu (3 tập) (1994), Quốc sử quán triều Nguyễn, bản dịch Viện sử học, Nxb Thuận Hóa. 57. Đào Trọng Năng, Nguyễn Thục Ý (1984), Những vấn đề quy hoạch đô thị và dân cư, Nxb Khoa học kĩ thuật. 58. Nguyễn Thế Nghĩa, Tôn Nữ Quỳnh Trân chủ biên (2002), Phát triển đô thị bền vững, Nxb Khoa học xã hội. 59. Sơn Nam (1988), Lịch sử An Giang, Nxb Tổng hợp An Giang. 60. Sơn Nam (1994), Lịch sử khẩn hoang Miền Nam, Nxb Văn Nghệ TP.HCM. 61. Vũ Huy Phúc (1979), tìm hiểu chế độ ruộng đất ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, Nxb KHXH, HN 62. Đàm Trung Phường (1995), Đô thị Việt Nam tập 1, Nxb Xây dựng, HN. 63. Cao Xuân Phổ (1999), Mối quan hệ giữa đô thị hóa bền vững và phát triển nông thôn, tham luận tại hội thảo khoa học quốc tế, Panel III 64. Đàm Trung Phường (1995), Đô thị Việt Nam tập 2, Nxb Xây dựng, HN. 65. Đình Quang (CB) (2005), Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, HN. 66. Quốc triều chính biên toát yếu (1998), Quốc sử quán triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa. 67. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020 (2007), UBND tỉnh An Giang. 68. Nguyễn Sum (1998), Dân số học đại cương, Nxb Giáo Dục 69. Số liệu Phòng Giáo Dục Thành Phố Long Xuyên 70. Số liệu Phòng Lao động – Thương binh xã hội Thành Phố Long Xuyên 71. Số liệu Phòng Quản lí đô thị Thành Phố Long Xuyên 72. Số liệu Phòng Thống kê Thành Phố Long Xuyên 73. Số liệu Phòng Văn hóa – Thông tin Thành Phố Long Xuyên 74. Số liệu Phòng Xí nghiệp điện – nước Thành Phố Long Xuyên 75. Trương Quang Thao (2003), Đô thị học: Những khái niệm mở đầu, Nxb Xây dựng, HN. 76. Nguyễn Ngọc Thích (1970), Vấn đề đô thị hóa và phát triển kinh tế tại Việt Nam, Nxb Học viện chính trị Quốc gia. 77. Nguyễn Thị Thủy (2004), Quá trình đô thị hóa ở Thành Phố Hồ Chí Minh từ 1975 – 1996, luận án Tiến sĩ sử học, TP. Hồ Chí Minh. 78. Tôn Nữ Quỳnh Trân (1999), Văn hóa làng xã trước sự thách thức của đô thị hóa tại TP. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ. 79. Bùi Công Trừng (1963), Phát huy ưu thế của nền nông nghiệp nhiệt đới Việt Nam góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN. Tạp chí NCKT, số13 80. Nguyễn Ngọc Tuấn (2003), Những vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường vùng ven các đô thị lớn trong quá trình phát triển bền vững. Nxb KHXH. 81. Nguyễn Thanh Tuấn (2006), Biến đổi văn hóa đô thị Việt Nam hiện nay, Nxb Văn hóa thông tin. 82. Bùi Đức Tịnh (1999), Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ, Nxb Văn Nghệ TP.HCM 83. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ I (1977), thứ II (1979), thứ III (1983), thứ IV (1986), thứ V (1991), thứ VI (1996), tỉnh An Giang, Văn phòng TW lưu. 84. Văn Tạo (1995), Phương pháp lịch sử và phương pháp logic, Viện sử học xuất bản. 85. Viện Khoa học Xã hội (1999), trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb TP.HCM. 86. Viện ngân hàng thế giới (người dịch Ngô Hoàng Điệp) (2006), Đô thị hóa trong thế giới toàn cầu hóa: quản trị Nhà nước thành tích hoạt động và tính bền vững, Nxb Chính Trị Quốc Gia. 87. Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 88. Viện Sử học (1989), Đô thị Cổ Việt Nam, Nxb Đà Nẵng. 89. Viola Oehler (1999), Để phát triển bền vững và công bằng: Quá trình hình thành đô thị trung tâm, mạng lưới đô thị và các cơ sở đào tạo, Tham luận tại hội thảo quốc tế phát triển đô thị bền vững – vai trò của nghiên cứu và giáo dục, Panel I. 90. Viện lịch sử Đảng (1995), Lịch sử ĐCSVN, tập II (1954 - 1975) 91. Phan Huy Xu (1999), Đô thị Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tham luận tại hội thảo quốc tế phát triển đô thị bền vững – vai trò của nghiên cứu và giáo dục, Panel I. Các trang Web 92. www.angiangweb.com 93. www.chungta.com 94. google.com 95. www.longxuyenonline.net 96. tuoitreangiang.com 97. www.sonadezi 98. www.skydoor.net 99. www.wikipedia.org 100. 101. PHỤ LỤC Địa hình phân theo cao độ thành phố Long Xuyên Nguồn: [71] Vai trò của Long Xuyên đối với An Giang và đồng bằng sông Cửu Long Bản đồ liên hệ vùng tỉnh An Giang Nguồn: [71] Vai trò của Long Xuyên đối với An Giang và Đồng Bằng Sông Cửu Long Nguồn: [71] Định hướng phát triển không gian thành phố Long Xuyên Nguồn: [71] Cầu Hoàng Diệu – Long Xuyên Nguồn: [71] Một góc Hồ Nguyễn Du – TP Long Xuyên Nguồn: [71] Nội ô thành phố Long Xuyên Nguồn: [71] Bến phà Vàm Cống – TP Long Xuyên Nguồn: [71] Cảng Mỹ Thới – TP Long Xuyên Nguồn: [71] Nguồn [71] Bản đồ hành chính TP. Long Xuyên \\\\\\\\ Ngu Nguồn [www.skydoor.net]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2012_08_21_4984375995_8291.pdf
Luận văn liên quan