Luận văn Quá trình hoạt động của công ty, hiện trạng trường môi trường nước và kinh tế xã hội ở khu vực công ty giấy Bãi Bằng

Nước bãi xỉ có độ đục và độ màu lớn, chủ yếu là các loại than cám, huyễn phù, cản trở qúa trình quang hợp trong mương thoát nước và cặn thường lắng đọng. Các chỉ tiêu về độ bẩn trong nước thải của công nghiệp giấy trong mương Phú Nham cao. Nước thải do xỉ làm cho mương Phú Nham có màu đen, mặt khác trong mương có SO2 và các muối kim loại nặng, dễ lắng đọng, tích tụ trong mương và trên các đồng lúa. Từ khi nhà máy hoạt động đến nay đã có hai lần nước mương tràn ra đồng lúa, nhưng công ty cũng đã kịp thời ngăn chặn, khắc phục.

pdf32 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2623 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình hoạt động của công ty, hiện trạng trường môi trường nước và kinh tế xã hội ở khu vực công ty giấy Bãi Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay đổi nào của hệ thống đều tiềm chứa khả năng làm cho nó lệch khỏi vị trí cân bằng vốn có và hệ thống có xu hướng 3 làm lại thế cân bắng mới . Đó là bản chất của quá trình vận động và phát triển của hệ thống môi trường . 3.Môi trường là hệ thống có tính mở Môi trường dù là ở quy mô lớn nhỏ thế nào cũng đều là một hệ thống mở. Các dòng vật chất , năng lượng và thông tin liên tục chảy trong không gian và theo thời gian . 4.Môi trường là hệ thống có khẳ năng tự tổ chức , tự điều chỉnh : Trong hệ thống môi trường có các phần tử cơ cấu là một vật chất sống hoặc sản phẩm của chúng . Các phần tử này có một bản năng tự nhiên rất kỳ diệu là tự tổ chức lại hoạt động của mình và tự ddiều chỉnh để thích ứng với những tiêu chuẩn bên ngòi rộng lớn hơn theo quy luật tiến hoá , quy luật giảm entropy nhằm hướng tới trạng thái cân bằng , ổn định . Quản lý môi trường thực chất là quản lí các hoạt động phát triển thường xuyên diễn ra trong hệ thống môi trường , và có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến trạng thái ổn định của nó . Do đó , để hoạt động QLMT có hiệu quả thì phải tuân thủ các nguyên tắc về quản lí môi trường. II. Các nguyên tắc QLMT : Các nguyên tắc QLMT là những nguyên tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn , hành vi mà các chủ thể quản lí phải tuân thủ trong suốt quá trình quản lí môi trường . Dưới đây là các nguyên tắc QLMT mà các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường phải tuân thủ khi thực hiện việc quản lí môi trường . 2.1 Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất dệ thống của đối tượng quản lí . Teo nguyên tắc này , nhiệm vụ của quản lí môi trường là trên cơ sở thu thập, tổng hợp và sử lí thông tin về trạng thái hoạt động của hệ thống môi trường , đưa ra những quyết định phù hợp thúc đảy các phần tử cấu thành hoạt động đều đặn , cân đối , hài hoà hướng tới mục tiêu đã định . 2.2 Nguyên tắc bảo đảm tính tổng hợp Các hoạt động phát triển thường diễn ra dưới nhiều hình thái rất đa dạng . Dù dưới hình thức nào , quy mô và tốc độ hoạt động ra sao , mỗi loại hoạt động trực tiếp hay gián tiếp, mạnh hay yếu đều gây ra tác động tổng hợp 4 lên đối tượng quản lí . Vì thế trong khi hoạt động chính sách và chiến lược môi trường , trong việc đề ra những quy định môi trường cần phải tính đến tác động tổng hợp và hậu quả của chúng . 2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục và nhất quán . Đặc tính của hệ thống môi trường là các hoạt động của nó không phân gianh giới theo thời gian và không gian , do đó tác động của quản lí lên môi trường phải nhất quán và liên tục , không ngừng nâng cao năng lực dự đoán và sử lí tổng hợp cũng như bản lĩnh của quản lí vĩ mô của nhà nước. 2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính tập trung dân chủ QLMT được thực hiện ở nhiều cấp khác nhau . Vì thé cần phải biến đổi mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong QLMT . Tập trung phải thực hiện trên cơ sở phát huy dân chủ ở cơ sở trong bàn bạc , quy định các vấn đề liên quan đến môi trường . Ngược lại dân chủ phải trong khuôn khổ tập trung , không mâu thuẫn, đối lập với tập trung , tránh lãng phí nguồn lực của xã hội . Tập trung được biểu hiện thông qua kế hoạch hoá các hoạt động phát triển , ban hành và thực thi hệ thống pháp luật về môi trường , thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức , doanh nghiệp , hộ gia đình ở tất cả các cấp quản lí ...Dân chủ được biểu hiện ở việc xác định rõ vị trí , trách nhiệm , quyền hạn của các cấp quản lí , ở việc áp dụng rộng rãi kiểm toán và hạch toán môi truờng, ở sử dụng ngày càng nhiều các công cụ kinh tế vào quản lí môi trường nhằm tạo ra mặt bằng chung , bình đẳng cho mọi ngành, mọi cấp , mọi địa phương, ở việc tăng cường giáo dục và năng cao nhận thức, ý thức môi trường cho cá nhân và cộng đồng... 2.5 Nguyên tắc quản lí theo ngành và quản lí theo lãnh thổ Các thành phần môi trường như không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, làng đất , núi rừng , sông hồ , biển sinh vật , các hệ sinh thái , các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên , cảnh quan thiên nhiên , danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác thường do một ngành quản lí và sử dụng. Nhưng các thành phần môi trường lại được phân bố , khai thác và sử dụng trên một địa bàn cụ thể , thuộc quyền quản lí của một địa phuơng tương ứng. Cùng một thành phần môi trường có thể chịu sự quản lí song trùng . Nếu không kết hợp quản lí chặt chẽ theo ngành và quản lí theo 5 lãnh thổ thì sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả của QLMT , tài nguyên thiên nhiên tiếp tục bị khai thác , sử dụng không hợp lí và lãng phí , môi trường tiếp tục bị suy thoái. 2.6 Nguyên tắc kết hợp hài hoà các loại lợi ích QLMT trước hết là quản lí các hoạt động phát triển do con người tiến hành , là tổ chức và phát huy tích cực hoạt động của con người vì mục đích phát triển bền vững . Con người dù là cá nhân , tập thể hay cộng đồng đều có những lợi ích, những nguyện vọng , và những nhu cầu nhất định . Do đó một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lí môi trường là phải chú ý đến lợi ích của con người để khuyến khích có hiệu quả hành vi và thái độ ứng sử phù hợp với mục đích bảo vệ môi trường của họ ,lơi ích không những là sự vận dộng tự giác chủ quan của con người nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của họ , là động lực to lớn nhằm phát huy tính tích cực chủ dộng của con người mà còn là phương tiện hữu hiệu của QLMT. Vì vậy chúng ta phải sử dụng nó để khuyến khích các hoạt động có lợi cho môi trường . 2.7 Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả Quản lí một đối tượng vô cùng rộng lớn và phức tạp như môi trường đòi hỏi những nguồn lực ngày càng nhiều trong khi phải bảo đảm nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội . Giải pháp tối ưu cho việc nâng cao năng lực quản lí nhà nước về môi trường là thực thi tiết kiệm và và hiệu quả . Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt liên quan chặt chẽ lẫn nhau của QLMT : làm sao để với những nguồn vật chất và kĩ thuật , kinh tế và tài chính , lực lượng lao động xã hội , trình độ khoa học và công nghệ ... hiện có và sẽ có trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội có thể khai thác sử dụng tài nguyên một cách hợp lí , bảo vệ môi trường một cách tốt nhất. Trên đây là các nguyên tắc QLMT mà các chủ thể quản lí phải tuân thủ trong suốt quá trình QLMT để đạt hiệu quả trong quản lí môi trường . Quá trình quản lí là quá trình thực hiện các chức năng quản lí theo những nguyên tắc đã dịnh . Nhưng các nguyên tắc đó chỉ có thể vận dụng và thể hiện tông qua các phương pháp quản lí . Đó là một nội dung cơ bản của quản lí môi trường . Nhiệm vụ , mục tiêu của QLMT chỉ được thực hiện thông qua tác động của các phương pháp QLMT . Trong điều kiện nhất định , 6 phương pháp QLMT có tác động lớn đến sự thành công hay thất bại của các mục tiêu và nhiệm vụ QLMT . Vởy QLMT được tiến hành qua các phương pháp dưới đây. III. Các phương pháp quản lí môi trường Phương pháp QLMT là tổng thể các cách thức tác động có thể và có chủ định của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí và khách thể quản lí để đạt được các mục tiêu đã đề ra Các phương pháp quản lí là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ qua lại giữa chủ thể quản lí với đối tượng và khách thể quản lí , tức là mối quan hệ giữa con người cụ thể với tất cả sự phức tạp của chúng . Vì vậy các phương pháp QLMT rất đa dạng và phong phú . Phương pháp QLMT thường xuyên thay đổi theo các tình huống cụ thể , tuỳ thuộc vào đặc điểm của đối tượng , cũng như năng lực và kinh nghiệm của chủ thể QLMT Các phương pháp QLMT có thể được phân ra nhiều loại khác nhau Theo nội dung và cơ chế quản lí chia thành : Loại 1: các phương pháp quản lí nội bộ hệ thống môi trường gồm : - các phương pháp tác động lên con người - các phương pháp tác động lên các yếu tố khác của hệ thống loại 2:các phương pháp tác động lên các hệ thống môi trường khác QLMT thực chất là quản lí các hệ thống phát triển . Nhưng các hoạt động này không phải tự thân chúng tiến hành mà đều so con người , với những mục đích , những lợi ích khác nhau thực hiện . Vì thế , QLMT chính là quản lí các hành vi của cá nhân , tập thể con người trong các hoạt động sản xuất , tiêu thụ , sinh hoạt . Trên cơ sở đó , chúng ta sẽ đi sâu xem xét các phương pháp tác động lên con người Các phương pháp này bao gồm : - các phương pháp hành chính - các phương pháp kinh tế 7 - các phương pháp giáo dục 3.1Các phương pháp hành chính Các phương pháp hành chính là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ về tổ chức của hệ thống quản lí . Về phương diện quản lí , nó được biểu hiện thành mối quan hệ giữa quyền uy và phục tùng . các phương pháp hành chính trong QLMT là các cách tác động trực tiếp của chủ thể quản lí lên tập thể những người dưới quyền băng các hoạt động dứt khoát mang tính bắt buộc , đòi hỏi phải chấp hành nghiêm chỉnh và nếu vi phạm sẽ bị sử lý kịp thời , thích đáng Các phương pháp hành chính tác động vào đối tượng quản lí theo hai hướng : tác động về mặt tổ chức và tác động điều chỉnh hành vi của đối tượng . Theo hướng tác động về mặt tổ chức , chủ thể quản lí ban hành các văn bản quy định về quy mô , cơ cấu , điều lệ hoạt động , tiêu chuẩn nhằm thiết lập tổ chức và xác định các mối quan hệ hoạt động của nội bộ . Theo hướng tác động điều chỉnh hành vi đối tượng quản lí , chủ thể quản lí đưa ra những chỉ thị , mệnh lệnh hành chính bắt buộc cấp dưới thức hiện những nhiệm vụ nhất định nhằm đảm bảo cho các bộ phận trong hệ thống hoạt động ăn khớp và đúng hướng vẫn nắm bắt kịp thời những lệch lạc , rủi ro có thể xảy ra. Các phương pháp hành chính đã đòi hỏi các chủ thể quản lí phải có quyết định dứt khoát , rõ ràng , dễ hiểu , có địa chỉ người thực hiện , loại trừ khả năng có những sự giải thích khác nhau đối với nhiệm vụ được giao. Tác động hành chính có hiệu lực ngay khi ban hành quyết định . Đối với những quyết định thuộc cấp dưới bắt buộc phải thực hiện , không được lựa chọn. Yêu cầu đối với người sử dụng phương pháp là quyết định phải có căn cứ khoa học và thực tiễn. Đồng thời phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của người ra quyết định. 3.2 Các phương pháp kinh tế Các phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng quản lí thông qua lợi ích kinh tế, để cho đối tượng bị quản lí tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ . 8 Về thực chất , các phương pháp kinh tế là một biện pháp để sử dụng các quy luật kinh tế vào quản lí môi trường là đặt mỗi cá nhân , mỗi cộng đồng vào những điều kiện kinh tế để họ có khả năng kết hợp đúng đắn lợi ích của mình với lợi ích chung của hệ thống . Điều đó cho phép cá nhân hay cộng đồng lựa chọn con đường hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình . Tác động thông qua lợi ích kinh tế chính là động lực thúc đẩy con người hoạt động bảo vệ môi trường . động lực đó sẽ càng lớn nếu nhận thức đầy đủ và kết hợp đúng đắn các lợi ích tồn tại khách quan trong hệ thống . Đặc điểm của phương pháp kinh tế là chúng tác động lên đối tượng quản lí không bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích . Nghĩa là đề ra mục tiêu , nhiệm vụ phải đạt , đưa ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế phân phối phương tiện vật chất có thể sử dụng để họ tự tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ . Chính các cá nhân hay cộng đồng , vì lợi ích thiết thực của mình phải tự xác định và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề . Các phương pháp kinh tế tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thực của đối tượng bị quản lí , chứa đựng nhiều yếu tố kích thích kinh tế, cho nên chúng hoạt động rất nhạy bén và linh hoạt , phát huy được tính chủ động sáng tạo của cá nhân , cộng đồng. Với một biện pháp kinh tế đúng đắn , các lợi ích được thực hiện thoả đáng thì các cộng đồng người trong hệ thống quan tâm hoàn thành nhiệm vụ , các cá nhân hăng hái tham gia bảo vệ môi trường và nhiệ vụ QLMT được giải quyết nhanh chóng , có hiệu quả . 3.3 Các phương pháp giáo dục Các phuơng pháp giáo dục là các cách tác động vào nhận thức và tình cảm cá nhân, cộng đồng nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình của họ trong quản lí và bảo vệ môi trường . Các phương pháp giáo dục có ý nghĩa to lớn trong QLMT . Đối tượng của QLMT là con người – một tực thể năng động , là tổng hoà của nhiều mối quan hệ xã hội . Do đó , để tácđộng lên con người không chỉ sử dụng các phương pháp hành chính , kinh tế mà phải có tác động tinh thần, tình cảm , tâm lí xã hội... Các phương pháp giáo dục được tiến hành trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lí . Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục , tức là 9 làm cho cá nhân và cộng đồng phân biệt được phải trái , đúng sai , lợi hại ... để từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và gắn bó với hệ thống . Mỗi phương pháp nêu trên đều có những ưu nhược điểm . Vì thế cần sử dụng tổng hợp các phương pháp để QLMT. Quản lí nhà nước vè môi trường là tiền đề cho hoạt động bảo vệ môi trường . Tuy nhiên , đối tượng QLMT rất đa dạng phức tạp nên hoạt động QLMT phải tuân thủ những nguyên tắc QLMT . Các nguyên tắc QLMT này xây dựng trên quy luật khách quan , đặc tính của đối tượng QLMT . QLMT là một khoa học nên phải có những phương pháp quản lí khác nhau nhưng khi vận dụng , chủ thể QLMT phải biét kết hợp giữa cá phương pháp quản lí. IV. Nội dung quản lí môi trường QLMT bao gồn quản lí ở cấp vĩ mô và vi mô . QLMT ở cấp vĩ mô chính là sự quản lí của nhà nướ đối với cá nhân và cộng đồng trong lĩnh vực môi trường. QLMT ở cấp vi mô là quản lí của hộ gia đình , các cơ sở sản xuất . ở đây chúng ta đề cập đến nội dung QLMT ở cấp vĩ mô . Các nội dung đó gồm : - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản về bảo về môi trường , ban hành tiêu chuẩn hệ thống môi trường . - Xây dựng và chỉ đạo chiến lược chính sách bảo vệ môi trường , kế hoạch phòng chống , khắc phục suy thoái môi trường , ô nhiễm môi trường , sự cố môi trường . - Tổ chức , xây dựng hệ thống quan trắc , định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường , dự báo diễn biến môi trường . - Xây dựng , quản lí các công trình bảo vệ môi trường , công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường . - Thẩm định , báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và cơ sở sản xuất kinh doanh . - Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường . - Giám sát thanh tra , kiểm tra việc chấp hành pháp kuật về bảo vệ môi trường . 10 - Đào tạo cán bộ khoa học về QLMT, giáo dục tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường . - Tổ chức nghiên cứu , áp dụng tiến bộ khoa học , công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . - Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. V. Công cụ quản lí môi trường Công cụ quản lí môi trường là các biện pháp và phương tiện giúp cho việc thực hiện các nội dung của QLMT được tốt hơn . Công cụ để tiến hành QLMT bao gồm có công cụ pháp lí : Đó là hệ thống văn bản pháp luật có giá trị được các cơ quan quản lí có thẩm quyền ban hành . Bên cạnh đó công cụ pháp lí mang tính bắt buộc thì công cụ kinh tế có tính nhẹ nhàng hơn , linh hoạt hơn . Cùng với hai công cụ dặc biệt này , tuyên truyền , giáo dục là biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong công tác QLMT để giữ cho môi trường trong lành và sạch đẹp. 5.1 Công cụ pháp lí Công cụ pháp lí gắn liền với QLMT theo phương pháp hành chính gồm: - Các tiêu chuẩn Tiêu chuẩn là phương tiện chính để trực tiếp điều chỉnh chất lượng môi . Chúng ta xác định các mục tiêu môi trường và đặt ra số lượng hay nồng độ của các chất thải vào khí quyển , nước, đất , hay được phép tồn tại trong các sản phẩm tiêu dùng . Các loại tiêu chuẩn là : các tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh , tiêu chuẩn về thải nước , khí , các tiêu chuẩn dựa vào công nghệ , các tiêu chuẩn vận hành , các tiêu chuẩn sản phẩm và các tiêu chuẩn về quy trình công nghệ . - Các loại giấy phép Việc cấp và không cấp các loại giấy phép hoặc các loại uỷ quyền khác là một công cụ quan trọng để kiểm soát ô nhiễm . Các loại giấy phép nói chung hường được gắn với các tiêu chuẩn về chất lượng hay không khí và có 11 thể còn phải thoả mãn những điều kiện cụ thể phù hợp với quy phạm thực hành , lựa chọn địa diểm thích hợp để giảm tới mức tối thiểu những ảnh hưởng kinh tế và môi truờng . - Công cụ và kiểm soát đất , nước Kiểm soát vệc sử dụng đất và nước được áp dụng để bảo vệ môi trường . Việc kiểm soát sử dụng đất được tiến hành như khoanh vùng , hay các quy định về chia chỏ . Các biện pháp kiểm soát với việc sử dụng nước đặc biệt có thể được tiêu dùng để giới hạn hoặc cấm việc phát triển năng lượng , khai thác tài nghuyên thiên nhiên tại các bờ sông , lòng sông... và những sử dụng có nhiều khả năng gây ô nhiễm khác tại vùng nước quy định. 5.2 Các công cụ kinh tế Công cụ kinh tế là những công cụ chính sách nhằm thay đổi chi phí và lợi ích của nhẵng hành động của hoạt động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường , tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra huỷ hoại môi trường . Công cụ kinh tế là một trong những công cụ quan tọng nhất để bảo vệ môi trường . Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường được áp dụng dựa trên các nguyên tắc cơ bản là “ người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “người hưởng lợi ích phải trả tiền” . - Nguyên tắc người gây ônhiễm phải trả tiền Theo nguyên tắc này thì người gây ô nhiễm phải trả toàn bộ chi phí để thực hiện các biện pháp làm giảm ô nhiễm do chính quyền tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo cho môi trường nằm trong phạm vi có thể chấp nhận được . - Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền Theo nguyên tắc này thì tất cả những ai hưởng lợi do có được môi trường trong lành không bị ô nhiễm thì đêu phải nộp phí . Việc phòng chống ngăn ngừa ô nhiễm và cải thiệ môi trường cần được sự hỗ trợ từ phía những người không phải trả giá cho các chất thải gây ô nhiễm môi trường. 12 Chương II MÔ TẢ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY, HIỆN TRẠNG TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ KINH TẾ XÃ HỘI Ở KHU VỰC CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG I. Sự ra đời và quá trình phát triển : Nhà máy giấy Bãi Bằng là biểu tượng bền vững cho tình đoàn kết Việt Nam – Thụy Điển. Dự án Bãi Bằng được chính phủ Thụy Điển viện trợ cho Việt Nam bắt nguồn từ phong trào đoàn kết phản đối cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ tại Việt Nam . Nhà máy giấy Bãi Bằng được xây dựng, hoàn thành và đi vào sản xuất trong cơ chế cũ đó,Bãi Bằng đã phải trải qua những giai đoạn điêu đứng và trở thành đề tài gây tranh cãi. Nhưng với ý trí quyết tâm của toàn thể CBCNV, sự ủng hộ của các cấp,các ngành , cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của chính phủvà nhân dân Thụy Điển , đặc biệt là với công cuộc đổi mới do Đảng CSVN khởi sướng và lãnh đạo,Bãi Bằng đãđứng vững ,từng bước phát triển,hoàn thiện mô hình quản lý tiên tiếnvà trở thành tổ hộp công nghiệp giấy lớn nhất ở Việt Nam . công ty giấy Bãi Bằng luôn đi đầu trong sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng trong toàn nghành, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hoá - giáo dục – kinh tế đất nước. Thêm nữa giấy Bãi Bằng còn là đơn vị quốc doanh tiêu biểu cho tinh thần đổi mới năng động-sáng tạo,hợp tác hội nhập và phát triển. Từ khi di vào sản xuất năm 1982, công suấtthiết kế ban đầu là 55.000 tấn/năm. Nhưng thực tế rất khó khăn, từ cuận giấy đầu tiên được sản xuất trên máy xeo II vào ngày 28/2/1982đến những năm đầu thập kỷ 90,sản lượng chỉ đạt 70% công suất thiết kế. Năm 1991-1992 mức sản xuất cao nhất chỉ đạt 36000 đến 36.115 tấngiấy/năm.năm 1994tụt xuống chỉ đạt 34.848 tấn. Trước tình hình đó,Đảng uỷ ban giám đốccông ty đã đưa ra một loạt các giải pháp trong chương trình quản lý. Do đó đã tạo ra sự thống nhất,phát huy được sức mạnh tập thể,năng suất chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên. Ngày 23/12/1996 lần đầu tiên công suất thiết kế được thực hiện. Ngày 31/12/1996 công ty đưa sản lượng lên 57.027tấn đánh dấu một thời kỳ đổi mới,khôi phục lại hiện trạng thiết bị sau nhiều năm vận hành. Từ đó đến nay công ty vẫn duy trì được mức 13 sản lượng cao nhất,đạt và vượt công suất thiết kế sản lượng chiếm 40% tổng lượng giấy sản xuất hàng năm ỏ Việt Nam chất lượng luôn dẫn đầu toàn ngành. Đặc biệt năm 1998 công ty đã đạt giải vàng chất lượng sản phẩm. Năm 1999 công ty đẫ hoàn thành vượt mức kế hoạch, sản lượng đạt 63.100 tấn vượt kế hoạch 5,2%, doanh thu đạt 628,5 tỷ đồng,vượt kế hoạch 8,3%, lợi nhuận thu về là 51,6 tỷ đồng. Hiện tại công ty giấy Bãi Bằng vẫn duy trì sản xuất ở nhịp độ cao nhất, quyết tâm phấn đấu đưa sản lượng lên 65.000 tấn trong năm 2000. Song song kế hoạch sản xuất ,công ty còn thực hiện công tác đầu tư mở rộng giai đoạn I lên 100.000 tấn/năm vào năm 2001,thực hiện phương án tiền khả thi giai doạn Iinâng công suất lên 200.000 tấn/năm vào năm 2003. Năm 2000 cũng là nămc công ty thực hiện đổi mới công nghệ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thực hiện triển khai chương trình 5 “S” làm tiền đề cho việc áp dụng tiêu chuẩn quảnlý chất lượng ISO 9002 . Đến nay với sự nỗ lực phấn đấu vượt qua những khó khăn thử thách, với tinh thần sáng tạochủ động trong lao động sản xuất kinh doanh…,công ty đã có bước phát triển mới,tạo được chỗ đứng vững chẳctong cơ chế thị trường được người tiêu dùng đánh giá cao II.mô tả điều kiện tự nhiên: 2.1.vị trí địa lý. Công ty giấy Bãi Bằng nằm ở huyệ phù ninh, tỉnh Phú Thọ, bên trục đường quốc lộ 2 cách thủ đô Hà Nội 100km về phía tây bắc, nó có toạ độ địa lý21,47’32” vĩ bắ và 105,26’34” kinh đông 2.2.địa hình. Công ty giấy Bãi Bằng thuộc huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ nằm trong khu vục có địa hình dồi bát úp,các giải đồi xen kẽ các giải ruộng 2.3.khí hậu thuỷ văn. khí hậu nhà máy mang tính nhiệt đới,nóng ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng trực tiép của gió mùa. Thời tiết trong năm được chia làm 2 mùa rõ rệt,mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. 14 Gió : hướng gió ảnh hưởng của chế độ gió mùa và tác động của địa hình nên hướng giói hình thành diễn biến cụ thể theo mùa. Tháng 1 và 2 tần suất hướn gió đông nhiều hơn, sau đó đến hướng giói đông nam và tây nam. Tháng 3 đến tháng 8 hướng giói đông xuốt hiện nhiều hơn và sau đó đến hướng đông nam, tháng 9 đến tháng 11 gió tây nam nhiều và sau đó lại đến gió đông và đông nam III.hoàn cảnh kinh tế xã hội: 3.1.sự phân bố dân cư. Sự tập chung lớn số lượng công nhân của công ty giấy Bãi Bằng cùng với số cán bộ viên chức của các cơ quan nhà nước và dân cư địa phương ở thị trấn tạo ra nhu cầu lớn về lương thực, thực phẩm và hàng hoá tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển dịch vụ, thương nghiệp trong khu vực. Mặt khác,việc xây dựng cơ sở hạ tầng và trang bị tiện nghi đô thị tạo ra sự di cư ở địa phương Quá trình tăng dân số cơ học diễn ra nhanh chóng ở thị trấn và các xã lân cận như phú nham, an đạo. tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở thị trấn là 1,23%(năm 1991) thấp hơn so với toàn huyện phong châu(2-2,5%/năm). Nhưng do di cưđến, sau 10 năm(1980-1990)dân số đô thị tăng 500%. Mật độ dân cư ở thị trấn năm 1979 là 279 người/km2 thì đến năm 1991 là 1871 người/km2. Hàng loạt các khu dân cư phi nông nghiệp đã hình thành trên địa bàn thị trấn. Đến nay ở thị trấn đã có 12 khu hành chính và 10 đội sản xuất . Các đội sản xuất là thuộc xã Phù Lỗ trước đây được sát nhập vào thị trấn, còn các khu hành chính đều hình thànhvà phát triển từ sau khi nhà máy bắt đầu xây dựng. 3.2.hoạt động kinh tế Cơ cấu ngành nghề của dân cư lân cận của công ty giấy Bãi Bằng ngày càng đa dạng,số hộ phi nông nghiệp ngày càng tăng. Tới năm 1992 dã có 2336 hộ phi nông nghiệp, chiếm 72% số hộ toàn thị trấnphong châu. buôn bán và dịch vụ phát triển. Một số hộ trước đây chuyên làm nông nghiệp nay đã sang kinh doanh. ở vùng ven thị trấn có một số gia đình vừa làm nông 15 nghiệp, vừa làm dịch vụ buôn bán. Các ngành nghề mới như làm đầu,may mặc,tân dược,buôn bán xe máy,đồ điện… xuất hiện. Trong thị trấn có 87 hộ kinh doanh thường xuyên và 99 hộ kinh doanh không thường xuyên với nhiều mặt hàng khác nhau. Giao thông vận tải thuận tiện, số công nhân của công tycùng với số nhân khẩu phi nông nghiệp ở thị trấn đông đảo, có nhu cầu cao và thường xuyên về hàng hoá,thực phẩm. Nhu cầu này thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở dịa phương. Tuy quanh công ty chưa hình thành vành đai lương thực, thực phẩm, nhưng qua điều tra được biết : các loại rau đậu,bắp cải.su hào,cải bẹ…trồng ở các xã ven sông lô và sông hồng cũng được đem ra bán ở chợ Bãi Bằng . mặt khác để tăng thu nhập gia đìnhvà đáp ứng về nhu cầu sản phẩm nông nghiệp cho thị trấn, người nông đân ở đây đang chú trọng thâm canh cây lương thực, phát triển lâm nghiệp, làm kinh tế vườn đồi, đẩy mạnh chăn nuôi và trồng rau mầu. Công ty góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân dịa phương. Hiện nay có 300 người quê huyện Phong Châu làm việc cho công ty, ngoài ra còn có người làm hợp dồng theo thời vụ như lọc vật liệu,bốc vác… Trong quá trình sản xuất hàng ngày nhà máy giấy Bãi Bằng thải ra 80- 100 tấn xỉ than, than không đốt hết, than lọt ghi,trong đó có 7 phần là xỉ than 3 phần là than cám, nhân dân địa phương mua xỉ than sàng lấy than chưa cháy để nung ghạch ngói ,xỉ than để đóng ghạch. Như vậy nhà máy đẫ góp phần tạo ra việc làm, tăng thên thu nhập gia đình và đẩy mạnh việc xây dựng nhà ở trong huyện phong châu. 3.3.hạ tầng cơ sở. Trong thời kỳ xây dựng công ty (1974-1982),mạng lưới đường bộ nối liền công tyvới các tyuến giao thông chính và cảng nguyên liệu bên bờ sông lô đã được xây dựng. Cùng thời kỳ này(1980) thị trấn Bãi Bằng dược thành lập và sau đó sát nhập với xã Phù Lỗ thành thị trấn Phong Châu(5/1982) tổng diện tích tự nhiên của thị trấn Phong Châu ngày nay là 863,44ha, số nhân khẩu hiện nay là 16.000 ngưởitong đó có 11.000 nhân khẩu phi nông nghiệp Các cơ quan xí nghiệp chuyển về địa bàn thị trấn phong châu là do ở đây có nguồn điện nước thuận tiện, có dịch vụ phát triển. Các yếu tố này tạo 16 ra là do sự tác động của công ty giấy Bãi Bằng . Vậy sự ra đời của công ty giấy Bãi Bằng là nguyên nhân chính và thúc đẩy quá trình đô thị hoá ở thị trấn phong châu. quá trình đô thị hoá thể hiện: - Xây dựng cơ sở hạ tầng như : xây dựng và dải nhựa một số đoạn đường mới, mắc đèn điện cao áp, xây dựng cảng và các tuyến đường mới, đầu tư nâng cấp chợ Bãi Bằng . tiện nghi sinh hoạt thuận tiện là điều kiện thu hút dân cư ở các địa phương khác tới cư chú - Hình thành các khu dân cư phi nông nghiệp như các khu Đồng Giao,Thụy Điển ,Mã Thượng, Núi Trang…số công nhân của công ty tới gần 3000 người chiếm 1/3 số khẩu phi nông nghiệp,và 1/5 tổng số dân toàn thị trấn - Sự tập chung số lượng lớn công nhân công ty giấy Bãi Bằng và các chuyên gia Thụy Điển tạo ra nhu cầu trao đổi hàng hoá, phát triển dịch vụ thương nghiệp. Trong những năm tới quá trình đô thị hoả thị trấn phong chấuễ tiiếp tục theo hai hướng : đô thị hoá theo chiều rộng và đô thị hoá theo chiều sâu. 3.4.hoạt động sản xuất của công ty. Công ty có diện tích tổng cộng 100ha ,gồm 5 phân xưởng sản xuất . năm 1997 công ty sản xuất được 60.00 tấn giấy,trong quá trình sử dụng các nguyên liệu - Tre, nứa,gỗ : 180.00 tấn - Đá vôi : 25.00 tấn - Nước cấp : 21,6.000.000 m3 - Hoá chất các loại : 15.000 tấn - Dỗu FO : 2.300 tấn - Tham cám 150.000 tấn Và làm phát sinh ra các chất thải. - Khí thải : 3120.000.000 tấn - Nước thải : 18,3.000.000 m3 17 - Chất thải rắn : 110.000 tấn Sản phẩm - Giấy in và giấy viết 60.00 tấn/năm IV.Tác động của nước thải do hoạt động sản xuất trong công ty giấy Bãi Bằng đến môi trường. 4.1.các công đoạn sử dụng nước. Nguồn nước cấp cho quá trình sản xuất ,sinh hoạt của công ty giấy Bãi Bằng là sông lô. Điểm lấy nước cách nhà máy là 4 km. Công suất cấp nước là 72.000 m3/ngày. Lượng nước sử dụng hiện nay là 60.000 m3/ngày,trong đó cho sản xuất là 55.00 m3/ngày và cho sinh hoạt là 500 m3/ngày. - Lượng nước dùng để sản xuất một tấn giấy là 400 m3 - Các công đoạn dùng để sản xuất bột và giấy của nhà máy sử dụng là khác nhau, trong đó công đoạn rửa bột là sử dụng nhiều nhất 4.2.lưu lượng nước thải và hệ thống thoát nước thải của công ty giấy Bãi Bằng 4.2.1.lưu lượng nước thải. Quy trình công nghệ và sự hình thành nước thải từ các khâu sản xuất bên trong nhà máy (theo nguồn số lieẹu của phòng thí nghiệm môi trường công ty giấy Bãi Bằng và đề tài KT 02-16) được nêu trong bản 4.2 như sau: Dòng thải Lưu lượng m3/ngày Ghi chú 1 4560 Nấu – sàng – rửa 2 14540 Tẩy 3 6870 Phân xưởng xeo 4 830 Bộ phận thu hồi hoá chất 5 2160 Bộ phận sản xuất hoá chất Tổng 28960 Bảng 4.2 : Lưu lượng nước thải các khâu sản xuất chính của công ty 18 4.2.2.hệ thống thoát nước của công ty Hệ thống thoát nước của công ty giấy Bãi Bằng là hệ thống thoát nước riêng. Về nguyên tắc,hệ thống nàyđược tổ chức như sau: - Nước thải sản xuất theo các tuyến cống ngầm bằng bê tông cốt thép hoặc nhựa tổng hợp đường kính D800-D1000,chảy về trạm sử lý sau đó bơm ra sông hồngvà ra cánh đồng,ao hồ nuôi cá xung quanh công ty . - Nước thải vệ sinh từ các nhà vệ sinhđược dẫn về trạm xử lý nước thải vệ sinh, sau khi được sử lý nó được bơm cùng nước thải sản xuất ra sông hồng. - Nước thải gặt giũ, tắm rửa cùng nước mưa theo các dãnh bê tôngtự chảy ra khu vực đồng ruộng, ao hồ xung quanh. Nhì chung, có các tuyến thoát nước thải sản xuất sau đây: - nước thải rửa tre,nứa,gỗ từ phân xưởng xử lý nguyên liệu với lưu lượng 12.800 m3/ngày.được sả ra hồ cá phú nham. - Nước thải từ việc vận chuyển tro xỉ phẫn xưởng động lực với lưu lượng 1800 m3/ngày được sả ra mương phú nham,đồng lúa,sau đó chảy vào sông lô. - Nước thải các phân xưởng sản xuất gồm 2 loại : Loại nhiều sơ sợi lưu lượng 12.400 m3/ngày và loại ít sơ sợilưu lượng từ 15.230 m3/ngày sử lý bằng phương pháplắng tụ sau đó được bơm ra sông hồngtheo đường ống D800 cùng voái nước thaỉ các khu vệ sinh. Tổng lượng nước thải sản xuất là 54.740 m3/ngày ngoài ra quá trình sử lý nước thô còn có 4000 m3/ngày nước rửa các bể lọc, trong đó có chất đông tụ dạng nhỏ hạt, được thải ra mương lỗ trì và ra cánh đồng 4.3.biểu thị đặc tính thải của công nghiệp bột và giấy ở công ty giấy Bãi Bằng Căn cứ vào đặc tính thải của từng bộ phận sản xuất , rựa vào hướng dẫn của tài liệu NIEM và kinh nghiệm của các nghiên cứu cụ thể trong tài liệu NIEM chúng tôi phân chia nhà máy thành 8 khốivà 18 điểm kiểm tra. 19 CP1 CP2 CP4 CP5 CP7 CP8(a,b,c) CP3 CP14 CP15 Cống chính A CP16 CP17 Cống chính B Ra hồ cá Ra đồng lúa Hình 4.2 : Sơ đồ khối của hệ thống thải chính Như vậy nước thải của công nghiệp bột và giấy được thải ra ba nơi: Ra hồ cá; Ra đồng lúa; Ra Sông Hồng. 13.1 Nước thải ra hồ cá Phú Nham (khối 1) Nước thô từ sông Lô và một phần nước thải từ quá trình làm mát xí nghiệp động lực được bơm trực tiếp về xưởng nguyên liệu để rửa cây và mảnh tre, nứa… sau đó được thải ra hồ Phú Nham. Nước thải chỉ chứa cặn bùn phù sa và các chất mùn bã lá, vỏ cây tan ra. Lưu lượng nước thải là 12.800m3/ngđ. Thành phần và tính chất nước thải xả ra hồ Phú Nham do Trung Tâm Môi Trường Đô Thị và khu công nghiệp phân tích đầu năm 1996 được nêu trong bảng 4.3 sau. Bảng 4.3. Thành phần và tính chất nước thải xả ra hồ cá Phú Nham. TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị 1 Nhiệt độ nước 0C 25.6 2 pH 7.64 3 Oxy hoà tan mg/l 5.6 4 Hàm lượng cặn mg/l 246 Chuẩn bị mảnh Nấu,rử a Tẩy xeo Lò hơi động Thu hồi Hoáchất, hồ bùn Nước thải vệ sinh Xử lý nước Bơm 20 5 Độ đục NTU 175 6 Độ dẫn điện s/cm 270 7 Tổng lượng chất hoà tan mg/l 135 8 Độ kiềm toàn phần mg.đg.lg/l 1.70 9 BOD5 mg/l 124.5 10 COD mg/l 560 11 H2S mg/l 0.395 12 NH+4 mg/l 0.25 13 NO-2 mg/l 0.50 14 Cl- mg/l 28.4 15 CO2 mg/l 15.2 16 Colifoms MPN/100ml 3.104 Nước thải từ quá trình xử lí nguyên liệu chứa nhiều chất huyễn phù và hữu cơ do vỏ cây mùn gỗ. Tổng lượng huyễn phù hàng ngày là 3,40 tấn (lưu lượng x nồng độ = 12.800 m3 x 264 = 3,4 tấn), trong đó lượng chất mùn gây màu trong nước xả ra hồ Phú Nham là 1,28 tấn trong 1 ngày. Nước thải đục, BOD cao, DO không lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến đời sống thuỷ sinh vật. Hồ Phú Nham có thể bị lấp dần do phù sa thải ra. Tuy nhiên so với các qui định của TCVN 5945-1995, nhiều chỉ tiêu còn thấp hơn nhiều so với qui định cho phép. Trong thực tế, do có nước thải này nên nhân dân đã tận dụng để nuôi cá, nếu không hồ sẽ bị cạn. 4.3.2 Nước thải từ hồ xỉ ra mương Phú Nham (khối 7) Xỉ than từ lò hơi đốt than thải ra được vận chuyển bằng nước ra hồ xỉ. Nước vận chuyển xỉ chủ yếu được dùng tuần hoàn, có một phần được thải ra ngoài với lưu lượng 1800-2500 m3/ngđ; nước thải mang theo tro xỉ, bụi than và các chất hoà tan từ xỉ ra . Nguồn tiếp nhận nước thải hiện nay là mương Phú Nham dài trên 2,5 km. Loại nước thải này có màu đen và trải dài trên toàn bộ tuyến mương 2,5 km. Trong nước thải có một số chất hoà tan như SO2, mối kim loại nặng…Theo số liệu phân tích nhiều năm của phòng thí nghiệm môi trường Công ty GBB, nước thải xỉ than có pH từ 7,2 đến 7,3; Độ màu 50 mg/l hay 90 kg/ng.đ; Cặn lơ lửng 4000 mg/l, hay 7,2 tấn/ng.đ, và COD 30 mg/l hay 54 kg/ng.đ 21 Bảng 4.4. Thành phần và tính chất nước xỉ than của công ty GBB TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị 1 Nhiệt độ nước 0C 96.4 2 pH 7.54 3 Oxy hoà tan mg/l 5.89 4 Hàm lượng cặn mg/l 1850 5 Độ đục NTU 726 6 Độ dẫn điện s/cm 250 7 Tổng lượng chất hoà tan mg/l 125 8 Độ kiềm toàn phần mg.đg.lg/l 0.5 9 BOD5 mg/l 27 10 COD mg/l 66 11 H2S mg/l 0.95 12 NH+4 mg/l 0.25 13 NO-2 mg/l 0.12 14 CO2 mg/l 8.5 15 Cl- mg/l 142 16 Pb MPN/100ml 0.164 17 Zn 0.145 18 Cd 0.02 19 AS 0.0037 20 Colifoms 9.104 Kết qủa phân tích cho thấy nếu xem mương Phú Nham như tuyến thoát nước thải thì phần lớn các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn đối với nước thải công nghiệp xả vào nguồn loại B theo TCVN 5945-1995, trừ các chỉ tiêu hàm lượng cặn và độ đục quá lớn. Còn nếu xem mương như nguồn nước mặt loại B thì theo tiêu chuẩn TCVN 5942-1995 thì hầu hết các chỉ số đều lớn hơn nồng độ giới hạn cho phép. 4.3.3 Nước thải ra sông Hồng ( khối 2→?6 và nước vệ sinh) Nước thải sản xuất ở các khối 2, 3, 4, 5, 6 và nước thải vệ sinh. Hai loại nước này được xử lí tại trạm xử lí nước thải (XLNT) sau đó bơm ra sông Hồng với lưu lượng 37.200 m3/ng.đ. 22 Đặc điểm nước thải ở các khâu sản xuất chính và nước thải khu vệ sinh, chúng ta xem xét trong hai bảng dưới đây: Bảng 4.5 Đặc điểm nước thải các khâu sản xuất chính của công ty GBB ST T Chỉ tiêu Phân xưởng bột giấy Phân xưởng XCO Bộ phận thu hồi hoá chất Bộ phận sản xuất hoá chất 1 Lưu lượng nước thải, m3/ng.đ 4560 14540 6870 830 2160 2 pH 13,7 12,2 8,4 3 Tổng chất rắn tan, mg/l 350 286 567 135 4 COD, mg/l 329 1 400 5 Cl-, mg/l 1565 554 322 6 944,4 782,9 Nước thải sản xuất từ các phân xưởng chính của nhà máy, theo các đường cống thoát nước chảy về bể điều hoà tập trung, sau đó được bơm lên bể lắng keo tụ. Hoá chất sử dụng là phèn nhôm kỹ thuật Al2(SO4) .18H2O. Để tăng cường quá trình keo tụ, pH của nước thải được điều chỉnh về  7 bằng xút NaOH hoặc bằng axít sunphuríc H2SO4. Bảng 4.6 Đặc điểm nước thải khu vệ sinh công nhân trong công ty GBB T T Chỉ tiêu Đơn vị Nước thải trước lắng Nước thải sau lắng 1 Lưu lượng nước thải, m3/ngđ 0C 22-27 20-25 2 PH 6,8-7,5 7,0-7,8 3 Hàm lượng cặn lơ lửng mg/l 350-500 125-150 4 BOD5 mg/l 400-450 250-300 5 NH+4 mg/l 25-30 15-20 6 Colifoms MPN/100ml 106 105 Nước thải các khu vệ sinh Q=200-300 m3/ngđ Đối với chất thải sản xuất thì các chất bẩn và độc hại chính được nêu trong bảng sau. 23 24 Bảng 4.7 Các chất chứa trong nước thải Công ty GBB T T Bộ phận thải Chất thải ảnh hưởng tới thuỷ vực 1 - Rửa nguyên liệu - Xeo Huyền phù vô cơ (caolin, đất, cát…) Lắng đọng, tắc cống, độ đục cao 2 - Xử lí nguyên liệu - Nấu, rửa, sàng Huyền phù hữu cơ (cỏ cây, mùn gỗ, sơ sợi ) BOD cao, oxy hoà tan thấp, nước đục, mùi hôi 3 - Tẩy - Thu hồi hoá chất - Nấu, rửa, sàng Xút NaOH Thay đổi pH, ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh vật 4 Sản xuất hoá chất Axit clohydric HCl Thay đổi pH, ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh vật 5 - Nấu - Tẩy Thành phần gỗ hoà tan: Hemiccluno, methano, axit axetic, đường… COD, BOD tăng, hàm lượng oxy hoà tan giảm 6 - Nấu, rửa, sàng - Tẩy Lignin và các chất carbon hydrat Khó phân huỷ sinh hoc ; tạo với Clo thành hợp chất có hại cho người và sinh vật 7 Nấu Phenol Độc hại gây mùi khó chịu 8 Nấu Các chất gây màu Giảm quang hợp 9 Tẩy; sản xuất hoá chất Hợp chất hữu cơ chứa Clo Rất độc đối với người và sinh vật 10 Nấu; Tẩy Muối vô cơ hoà tan (P,N,Cl…) Không gây độc; tạo fì dưỡng 11 Vương vãi từ dịch phụ gia Na2s, Na2SO4, Na2CO3… Tạo thành các chất khác dễ gây độc Hai loại nước thải do sản xuất và nước thải vệ sinh trên sau xử lí thải ra sông Hồng, thì có thành phần và tính chất ở bảng sau. 25 Bảng 4.8 Thành phần và tính chất nước thải công ty Giấy Bãi Bằng tại miệng xả ra sông Hồng. TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1993 Năm 1994 Năm 1995 Năm 1996 1 Thời gian lấy mẫu 28/5/94 29/6/98 13/1/96 2 Nhiệt độ nước 0C 30-31 29,1 3 pH 7,2 6,7 7,0 7,17 4 Oxy hoà tan mg/l 3,92 5 Hàm lượng cặn lơ lửng mg/l 380 460 224,6 6 Độ đục NTU Nâu đậm 62,6 7 Màu Nâu xám Nâu 8 Độ dẫn điện s/cm 52 976,7 9 Tổng lượng chất hoà tan mg/l 52,4 182 410 10 độ kiềm toàn phần mg.đg.lg/l 253 2,13 11 BOD5 mg/l 86 156 1,8 100,46 12 COD mg/l 510 178 0,85 289,6 13 NH+4 mg/l 1,5 3,5 4,1 14 NO-2 mg/l 0,5 0,415 Có vết 15 NO-3 mg/l 2,5 150 16 PO43- mg/l 0,4 17 SO2-4 mg/l 145,6 0,042 18 S2- mg/l 0,85 19 H2S mg/l 0,5 0,135 20 Cl- mg/l 202 290 21 Pb mg/l 0,141 22 Zn mg/l 0,166 23 Cd mg/l 0,022 24 As mg/l 0,022 25 Độ màu Độ các bon 195 185 26 Coliforms MPN/100ml 5200 4.103 Hàm lượng chất bẩn trong nước thải vệ sinh sau khi lắng vẫn còn lớn. Nước thải chảy về bể tập trung sau đó bơm ra sông Hồng. Theo số liệu theo dõi 1994 của Công ty Giấy Bãi Bằng, lưu lượng nước thải trung bình xả vào sông Hồng trong một ngày đêm là 37.195 m3. Tải trọng chất bẩn theo độ màu là 13,95 tấn/ng.đ, theo chất lơ lửng 2,34 tấn/ng.đ, theo CODlà 12,2 tấn/ng.đ. Kết quả phân tích mẫu nước thải tại cống xả được nêu trong bảng trên. 26 Kết quả phân tích các mẫu nước thải tại cống xả ra sông Hồng trong các ngày 13, 14 tháng 1 năm 1996 của Trung Tâm kỹ thuật Môi Trường Đô Thị và khu Công nghiệp cho thấy một số chỉ tiêu được đặc trưng như COD, BOD5, hàm lượng cặn lơ lửng, NH+4… trong nước thải lớn hơn các giá trị cho phép của TCVN 5945-1995. Hàm lượng kim loại nặng trong nước thải Công ty Giấy Bãi Bằng thấp, đảm bảo yêu cầu xả vào thuỷ vực loại B theo qui định của TCVN 5945-1995. Theo Nguyễn Thị Kim Oanh (1995), hàm lượng các chất halogen hấp thụ hữu cơ AOX trong nước thải tại trạm bơm ra sông Hồng là 13,8 mg/l. 94,7 kg/1 tấn bột giấy). Tải trọng các hợp chất polyclophenolic là 31g/1 tấn bột giấy. Cũng theo Nguyễn Thị Kim Oanh (1994) trong điều kiện sản xuất và vận hành các công trình và thiết bị hiện nay, lượng nước tiêu thụ là 400 m3/1 tấn bột giấy, tải trọng COD 140 kg/1 tấn bột, BOD là 60 kg/1 tấn bột, sơ sợi là 100 kg/1 tấn bột. Lượng thất thoát là 7 kg/ 1 tấn bột. Ngoài các khối sản xuất chính, ở khối 5 thu hồi hoá chất thì vôi dùng để xút hoá, sau khi xút hoá, bùn vôi (CaCO3) được thải ra hồ chứa bằng cách hoà loãng ra dung dịch 10% rồi bơm ra hồ chứa. Bảng 4.9 Thành phần và tính chất nước bùn vôi. TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị 1 Nhiệt độ 0C 22,6 2 PH 11,12 3 Oxy hoà tan mg/l 0 4 Hàm lượng cặn lơ lửng mg/l 169 5 Độ đục NTU 143 6 Độ dẫn điện s/cm 640 7 Tổng các chất hoà tan 320 8 Độ kiềm toàn phần Mg.đg.lg/l 3,6 9 BOD5 mg/l 43,2 10 COD mg/l 96,8 11 H2S mg/l 0,125 12 NH-4 mg/l 2 13 NO-2 mg/l 2 14 Clorua Cl- mg/l 32,66 27 4.3.4. Nước thải ra sông Lô. Sông Lô tiếp nhận hai loại nước thải của công ty Giấy Bãi Bằng: + Nước thải rửa nguyên vật liệu hảy vào hồ cá Phú Nham sau đó để ra sông Lô; lưu lượng và hàm lượng chất bẩn nhỏ (Nước thải đã được xử lí trong hệ thống mương, hồ). Như đã dẫn ra ở bảng 4.3. + Nước rửa lọc của quá trình xử lý nước thô. Lưu lượng nước xả là 4000 m3/ngđ. Nước rửa lọc xả thường xuyên. Trong nước hàm lượng cặn lơ lửng và độ đục lớn. Thành phần và tính chất nước rửa lọc có thể xác định theo bảng dưới đây. Ngoài ra còn một lượng cặn từ bể lắng từ 3,0 đến 5,0 tấn/ngđ được xả trực tiếp ra sông Lô. Bảng 4.10. Thành phần và tính chất nước rửa lọc xả vào sông Lô. TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị 1 pH 7,2-7,5 2 Độ đục NTU 50-100 3 Hàm lượng cặn lơ lửng mg/l 100-200 4 COD mg/l 25 5 BOD5 mg/l 10 6 Độ màu Độ các bon 50 7 Độ dẫn điện s/cm 18 8 Clorua mg/l 140 4.4. Tác động của hoạt động sản xuất đến môi trường nước: 4.4.1. Tác động của nước thải đối với sông Hồng: Hiện nay hàng ngày công ty Giấy Bãi Bằng xả ra sông Hồng một lượng nước thải là 37.200 m3/ng.đ và các chất bẩn theo chất lơ lửng là 13,95 tấn và theo COD là 12,2 tấn. Nước thải có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái của sông. Các loại xơ sợi huyền phù, các hoá chất độc hại chứa clo và lưu huỳnh hàm lượng cao, vượt quá mức cho phép đối với các thuỷ vực nuôi cá. 28 Bảng 4.11. Kết qủa tính toán nồng độ lớn nhất của các chất bẩn đặc trưng trong sông Hồng. T T Khoảng cách (m) n t ng.đ BOD5 mg/l COD mg/l H2S mg/l Zn mg/l AOX mg/l 1 Phía trên miệng xả 1500m 14,6 35,4 0,05 0,099 0 2 Nước thải 100,5 289,6 0,135 0,166 13,8 3 Cách miệng xả 10m 4 19.10- 5 35,9 99,4 0,083 0,14 3,45 4 Cách miệng xả 50m 8 9.10-4 25,27 67,6 0,067 0,119 1,72 5 Cách miệng xả 100m 11 0,0019 22,3 59 0,062 0,114 1,25 6 Cách miệng xả 500m 25 0,0009 17,9 46 0,055 0,105 0,55 7 Cách miệng xả 1000m 37 0,019 16,7 42,6 0,054 0,103 0,37 8 Cách miệng xả 1500m 44 0,029 16,0 40,8 0,052 0,102 0,268 9 Cách miệng xả 2000m 51 0,038 15,56 39,58 0,0519 0,101 0,206 10 Cách miệng xả 5000m 600 0,096 14,04 35,9 0,05 0,098 0,022 Đối với hệ sinh thái sông Hồng tại khu vực Hà Thạch, Phong Châu, nước thải Công ty Giấy Bãi Bằng có nn tác động nhất định. Năng xuất sinh học khu vực ven bờ tả ngạn sông giảm do độ màu của nước tăng, cường độ quang hợp thấp. Lượng huyền phù xơ sợi lắng đọng tại vùng đầu miệng xả làm tăng độ đục, gây hiện tượng yếm khí, tạo ra các chất độc hại như H2S, CH4…, cản trở quá trình hấp thụ oxy vào cơ thể động vật thuỷ sinh. Những chất phân huỷ sinh học chậm còn có thể gây hiện tượng tích đọng trong cơ thể sống, tới giới hạn nào đó sẽ gây ra hiệu ứng sinh học. Theo nghiên cứu năm 1992-1993 tổng lượng các chất clo hữu cơ (EOCI) trong bùn sông Hồng cách miệng xả 0,5  1,0m ở độ sâu 2cm là 0,4  0,8 g/g, trong đó hàm lượng Tetraclo dibenzo-p-dioxin (TCĐ) là 0,01  0,03 ng/kg bùn khô. Do phù sa trong sông lớn nên hàm lượng EOCI trong bùn sông thấp hơn trong bùn cặn bể lắng rất nhiều lần. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ hữu hiệu EC 50 của nước sông Hồng tại cửa xả khi cống xả ngập 10 cm với thời gian làm thí nghiệm 15’ là 70%, khi cống ngập 50 cm là 100% và khi cống không bị ngập là 40%. Nhưng việc tích tụ lâu dài các hợp chất hữu cơ bền vững loại EOCI sẽ là nguy cơ đối với môi trường nước sông Hồng trong khu vực. 29 Theo nghiên cứu của Nilson P (1991), không tìm thấy hiện tượng cá nhiễm độc dẫn xuất clo từ nước thải công ty trong sông Hồng. Trong nước thải, ngoài các chất hữu cơ bền vững, còn có các yếu tố “không ưa” của cá, nên việc cá “chạy trốn “ khỏi vùng nước bị nhiễm bẩn nước thải trong thuỷ vực động này là điều tất nhiên. Số Coliforms trong nước xả vào sông Hồng còn cao, 3.104 coli/100ml là một yếu tố có thể làm nhiễm bẩn nguồn nước về mặt bệnh dịch, ảnh hưởng tới sức khoẻ đời sống nhân dân sử dụng nước trong khu vực. Vì vậy vấn đề quản lí và khử trùng nước thải vệ sinh của nhà máy phải được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc. 4.4.2. Tác động đối với sông Lô. Cảng An Đạo sông Lô là cảng chính của công ty, tiếp nhận vật tư, nguyên liệu cũng như vận chuyển sản phẩm đi các nơi với sự hoạt động thường xuyên của 11 đoàn tàu đẩy và tàu chuyên dùng. Hoạt động của cảng và tàu bè có thể thải ra một lượng dầu, phế thải thừa… vào sông, ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Lô. Hàng ngày trạm xử lí nước xả một lượng nước rửa lọc 4000m3/ngđ vào sông. Cặn phèn lắng đọng, làm cho hệ sinh thái thuỷ vực bị ảnh hưởng và biến dổi. Một phần nước mưa tràn vào hố bùn vơi sau đó ra sông Lô có thể làm cho độ đục, pH trong một vùng sông tăng lên. 4.4.3. Tác động đến hệ thống ao, hồ, đồng ruộng Phú Nham. Nước thải hố xỉ, hố vôi, nước rửa nguyên vật liệu, một phần nước tràn từ hệ thống thoát nước khu vực nhà máy hoá chất, nước mưa trên toàn bộ diện tích nhà máy… đổ trực tiếp ra hồ, ao, mương đồng ruộng khu vực Phú Nham. Hàng ngày tổng lượng huyễn phù 3,4 tấn, lượng chất bẩn tính theo COD 7,16 tấn đổ vào hồ Phú Nham, lượng cặn huyền phù là 7,2 tấn/ngđ, lượng COD là 54kg/ngđ. Ngoài ra một lượng bụi và các loại chất dẫn khác có trong khói nhà máy rơi xuống khu vực cánh đồng, ao cá… Các loại chất bẩn này tác động, gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái khu vực. 30 Nước bãi xỉ có độ đục và độ màu lớn, chủ yếu là các loại than cám, huyễn phù, cản trở qúa trình quang hợp trong mương thoát nước và cặn thường lắng đọng. Các chỉ tiêu về độ bẩn trong nước thải của công nghiệp giấy trong mương Phú Nham cao. Nước thải do xỉ làm cho mương Phú Nham có màu đen, mặt khác trong mương có SO2 và các muối kim loại nặng, dễ lắng đọng, tích tụ trong mương và trên các đồng lúa. Từ khi nhà máy hoạt động đến nay đã có hai lần nước mương tràn ra đồng lúa, nhưng công ty cũng đã kịp thời ngăn chặn, khắc phục. Các chỉ tiêu đặc trưng cho khả năng nuối cá của nước mương Phú Nham đều cao hơn mức cho phép đảm bảo chất lượng nuôi cá, như qui định TCVN 5942-1995. Theo các nghiên cứu, các giá trị tại S2-, H2S, NH3 và CO2 trong nước mương cao. Đặc biệt NH3 là 1,5 mg/l so với nồng độ giới hạn cho phép của nước nuôi cá là 1,0 mg/l. Hàm lượng clorua Cl- theo phân tích của Trung Tâm Kỹ Thuật Môi Trường Đô Thị và khu công nghiệp là 142 mg/l, nằm trong phạm vi cho phép của nước tưới tiêu. Hàm lượng Dioxin trong bùn mương Phú Nham khi có sự cố và xả tràn một phần nước thải từ trạm bơm thoát vào trong bùn hồ cá Phú Nham. Hàm lượng dioxin trong bùn mương sau khi xả nước thải vào tương đối lớn (dao động từ 0,5-22 ng/kg bùn khô). Trong bùn hồ cá Phú Nham, hàm lượng này tương đối thấp (0,3-7,9 ng/kg bùn khô). Tuy nhiên các chất hữu cơ chứa clo tham gia vào chuỗi thức ăn, tích tụ dần. Trong các hồ Phú Nham 1 hàm lượng dioxin dao động từ 0,03 đến 0,15 ng/kg trọng lượng ướt, đối với hồ cá Phú Nham 2 là -0,04 đến 02 ng/kg trọng lượng ướt; trong các loại tôm -0,67 đến 1,1 ng/kg trọng lượng ướt; trong các loại nhuyễn thể –0,19 đến 0,5 ng/kg trọng lượng ướt. Các giá trị này thấp hơn tiêu chuẩn độ độc tương đương của các nước Bắc Âu. Nghiên cứu về ảnh hưởng các độc tố trong nước thải công ty đối với hệ sinh thái thuỷ vực đồng ruộng Phú Nham thấy rằng: Hàm lượng các hợp chất clo hữu cơ trong lúa các cánh đồng Phú Nham không lớn ( hàm lượng 2,46 tribromphenol từ 0,08-0,23 g/kg trọng lượng khô, (trong khi đối với các 31 cánh đồng đối chứng là 0,05-0,24 g/kg), có thể do các nguyên nhân như: Có sự phân huỷ các chất hữu cơ do vi khuẩn đất, cây trồng không hấp thụ các chất hữu cơ này và điều khiện chuyển khối vật chất từ cặn lắng vào đất không phù hợp. Hiện nay nước rửa nguyên vật liệu và một phần nước xả từ quá trình làm nguội thiết bị động lực được sử dụng để nuôi cá hồ Phú Nham. Thành phần và tính chất nước hồ cá Phú Nham được nêu trong bảng 4.4. So sánh với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942-1995 thì phần lớn các chỉ tiêu như kim loại nặng và các chất độc khác đều nằm ở mức xấp xỉ giá trị cho phép. Các chỉ tiêu về hàm lượng cặn và chất hữu cơ (COD và BOD5) cao do sự hoà tan các phế thải hữu cơ của tre, gỗ… Hồ Phú Nham được sử dụng nuôi cá từ 1989. Nước thải công ty là nguồn bổ cập nước chính cho hồ. Tuy nhiên trong thời gian từ 1989 dến 1993 có bốn lần nhà máy bị sự cố, nước thải kiềm chứa dịch đen và pH cao xả ra làm cá trong hồ bị chết. Một số trận mưa lớn cũng mang chất độc hại từ các cống thoát nước chảy vào hồ làm cá chết và nhiễm độc. Theo nghiên cứu thì hàm lượng kim loại nặng như Ca, Hg, As, Pb và Zn trong một số thuỷ sinh vật hồ cá Phú Nham cao hơn so với trong một số ao hồ không có nước thải là 5, 30, 100, 2000 và 20 lần. Hậu quả sự cố môi trường cũng làm cho hàm lượng kim loại nặng trong lúa một số thời vụ năm 1992-1993 tăng lên. 4.4.4. Tác động đối với nước ngầm. Trong khu vực xung quanh công ty, nhân dân sử dụng nước máy của công ty hoặc nước giếng khơi để sinh hoạt. Đối với nước giếng gần công ty (khu vực Phú Nham). Thành phần và tính chất so với các giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ giới hạn của các chất ô nhiễm trong nước ngầm theo TCVN 5944-1995 thì phần lớn các chỉ tiêu trong giếng đều đạt quá cao. Các chỉ tiêu này cho thấy chất lượng nước không bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp. 32 Nhưng ngược lại, các chỉ tiêu trong nước giếng lấy tại khu vực bãi ven đê cạnh cống xả nước thải ra sông Hồng của nhà máy, đều lớn hơn các qui định của TCVN 5944-1995. Cấu trúc địa chất lớp đất tầng mặt là đất phù sa cát nên nước sông để ngấm vào giếng . Việc sử dụng nước giếng khơi cạnh dòng nước thải công ty Giấy Bãi Bằng để sinh hoạt là không hợp lí và không đảm bảo vệ sinh. Nước giếng dễ bị nhiễm bẩn và nhiễm độc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_moi_truong_7766.pdf