Luận văn Quan điểm giáo dục toàn diện và cách học tập toàn diện của sinh viên

Song, sinh viên không chỉ là những con mọt sách mà phải năng động, bản lĩnh tự tin đi vào cuộc sống, xem mình là một tinh hoa của xã hội để có thể tìm thấy con đường hoà nhập với xã hội khi ra trường, học phải đi đôi với hành.

pdf24 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7503 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan điểm giáo dục toàn diện và cách học tập toàn diện của sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác mối liên hệ cơ bản , vì bây giờ chúng được xem xét trong mối liên hệ cơ bản, bảo đảm tính đồng bộ trong việc nhận thức và giải quyết những mâu thuẫn của sự vật, thúc đẩy sự vật phát triển. Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi phải chống lại cách xem xét phiến diện , siêu hình, chỉ thấy một mặt mà không thấy nhiều mặt. Cách xem xét như vậy sẽ không nhận thức được bản chất của sự vật một cách đúng đắn. Nguyên tắc toàn diện hoàn toàn khác xa và đối lập vói chủ nghĩa chiết trung và thuật nguỵ biện. Vì chủ nghĩa chiết trung thì chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật, nhưng lại không biết rút ra mặt bản chất, mối liên hệ chủ yếu nên dẫn đấn xem xét sự vật một cách tràn lan, cào bằng. Còn thuật ngụy biện lại xuyên tạc mối liên hệ toàn diện và tính chất mềm dẻo, linh hoạt của các khái niệm, phạm trù. Lê nin viết “ tính linh hoạt đó áp dụng một cách chủ quan bằng chủ nghĩa chiết trung và ngụy biện.” ( sđd t29 tr118). 5 Tuy nhiên, mọi sự vật đều tồn tại trong không gian, thời gian nhất định và mang dấu ấn không gian , thơì gian đó. Do vậy, chúng ta cần có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra. Vận dụng quan điểm này, đòi hỏi chúng ta phải chú ý đúng mức lịch sử cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, tới sự ra đời và phát triển tới bối cảnh hiện thực (cả khách quan lẫn chủ quan) của một quan điểm, một học thuyết vì không thể có sự vật , hiện tượng đúng trong mọi điều kiện lịch sử khác nhau . Tóm lại, muốn đánh giá đúng tình hình, muốn nhận thức được bản chất của sự vật và giải quyết tốt mọi công việc, chúng ta phải quán triệt quan điểm toàn diện. Đó là phương pháp nhận thức khoa học. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật chính là cơ sở lý luận của phương pháp nhận thức và hành động khoa học đó. II. Đường lối giáo dục toàn diện ở nước ta. Trong nhiều thập kỷ qua, Đảng ta luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chăm lo đến việc “trồng người ”, “vì lợi ích trăm năm ”của đất nước dân tộc. Hơn 50 năm qua, ngành giáo dục và đào tạo đã góp phần chủ yếu vào việc nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Gần đây, văn kiện Đại hội VIII lại khẳng định rằng cùng với khoa học và công nghệ giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu; giáo dục và đào tạo là chìa khoá vàng để mở cửa tiến vào tương lai. Lịch sử Việt Nam từ xưa đã chứnh minh, dân tộc ta là một dân tộc hiếu học, thông minh nhạy cảm với cái mới bất kể từ đâu đến và biến nó thành của chính mình. Và sự nghiệp giáo dục - đào tạo của nước ta hiện nay đang tiếp tục khắc phục những khó khăn để vươn lên đào tạo ra được những con người toàn diện, có chiều sâu về trí tuệ, có bề dầy về kiến thức, nhân phẩm, năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu con người trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nước nhà. Ngày 3/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra nhiệm vụ cho toàn dân ta “chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” (Phạm Văn Đồng - Bàn về giáo dục - đào tạo Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 1999, tr13). Điều đáng nói lên ở đây là Bác để việc chống giặc dốt sau giặc đói nhưng trước giặc ngoại xâm. Sau đó, tháng 1/1946 trả lời các nhà báo Hồ Chí Minh lại nói “làm sao cho nước ta được độc lập, dân tộc ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” (Phạm Văn Đồng - bàn về giáo dục đào tạo - Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 1999, tr14). Nhân dịp khai giảng năm học của chế độ mới (9/1945) trong một bức thư gửi cho học sinh Bác Hồ nói “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm Châu được hay không là nhờ phần lớn công lao học tập của các cháu” (Phạm Văn Đồng - Bàn về giáo dục - đào tạo Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 1999, tr16). Tiếp theo những tư tưởng đúng đắn của Hồ Chí Minh, dân tộc ta đi lên từ trong đống tro tàn, đổ nát của chiến tranh, vẫn xác định giáo dục và đào tạo 6 là nhiệm vụ hạng đầu, cấp thiết trong phát triển toàn diện đất nước. Và vấn đề đó được thực hiện một cách triệt để trong đường lối giáo dục toàn diện của nước ta, nhất là sau Đại hội VIII của Đảng và nghị quyết TW 04 về Giáo dục - Đào tạo. Trong lời khai mạc hội nghị TW 04, Tổng bí thư Đỗ Mười đã nói: “Cùng với việc tạo ra nguồn lực vật chất và nguồn lực tài chính và để phát triển nguồn lực con người, thì điều quan trọng nhất của Việt Nam là tạo ra khả năng lao động ở trình độ mới cao hơn trước đây” (Phấn đấu tạo bước chuyển biến cơ bản về giáo dục - Hà Nội, 1993, tr9) và xác định “giáo dục là cơ sở hạ tầng xã hội” (Nghị quyết TW 04 trong ngành Giáo dục - Đào tạo Hà Nội, 1993, tr19). Nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phạm vi cả nước đòi hỏi sự phát triển tương ứng của giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài. Những đòi hỏi này là tất yếu và chính đáng, bởi đó là quan điểm đào tạo nên con người toàn diện cho toàn xã hội, cho mục tiêu phát triển kinh tế, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Yếu tố con người là yếu tố hàng đầu của mọi mục tiêu xã hội. Đó là yếu tố quyết định, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn lực của cải vật chất và văn hoá, mọi nền văn minh của các quốc gia. Phải xuất phát từ tinh thần nhân văn xâu sắc, nhằm phát triển con người toàn diện, xây dựng một xã hội công bằng, nhân ái, thiết lập quan hệ thật sự tốt đẹp và tiến bộ giữa con người với con người trong sản xuất và trong đời sống, để từ đó làm tăng gấp bội hiệu quả kinh tế và xã hội. Con người phát triển cao về trí tuệ cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải quán triệt việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy yếu tố con người. Song “ chúng ta phải làm từng bước vững chắc không thể nóng vội, trái tim có thể rất nóng, đầy tia sáng, song cái đầu thì phải lạnh, nghĩa là phải tỉnh táo thận trọng, biết tính toán và cân đối nhiều mặt, từ đó mới có sự phát triển đi lên đúng hướng, vững vàng và mạnh mẽ ” ( phấn đấu tạo bước chuyển cơ bản về giáo dục Hà Nội, 1993, tr13). Do đó, để bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ nhất thiết phải từng bước hiện đại hoá đất nước và đời sống xã hôị. Chúng ta thường đề cao tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, nhưng tính ưu việt ấy không thể do ai đưa đến, không thể tự nhiên mà có. Đó là kết quả những nỗ lực vược bậc, bền bỉ của nhân dân ta, cả về khả năng lao động về tính tích cực chính trị - xã hội, đạo đức tình cảm trong sáng. Cần hiểu rằng chỉ có thể tăng trưởng nguồn lực con người khi quá trình hiện đại hoá các ngành giáo dục, văn hoá văn nghệ, bảo vệ sức khỏe gắn liền với việc kế thừa và phát huy truyền thống, vừa phát triển, vừa hoà nhập chứ không hoà tan. a. Trong những năm vừa qua, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng ngành giáo dục - đào tạo đã đặt được những thành tựu khá rực rỡ. 7 Hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học được xác lập, mạng lưới trường học phát triển rộng khẳp trong cả nước. Giáo dục mầm non đã từng bước được khôi phục sau sự tan rã của việc xuất hiện cơ chế thị trường, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được thống nhất. Công tác phổ cập tiểu học có nhiều tiến bộ. Hệ thống trường chuyên lớp chọn tuy không còn duy trì, nhưng chất lượng đào tạo ở phổ thông vẫn tăng cao và toàn diện về mọi mặt. Ngành dạy nghề đã trở thành một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm các trường dạy nghề chính quy và không chính quy. Ngành đại học và trung học chuyên nghiệp đã bắt đầu tổ chức lại quá trình đào tạo, đa dạng hoá phương thức đào tạo. Công tác sau đại học đẩy mạnh, công tác quản lý giáo dục đã và đang đổi mới và hoàn thiện. Kết cấu cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật được nâng cấp và phát triển đầy đủ. Những kết quả đạt được trên đây của ngàh giáo dục - đào tạo thể hiện sự nổ lực của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, sự cố gắng của học sinh, sinh viên, sự lãnh đạo quản lý của các cấp uỷ đảng, chính quyền các đoàn thể và sự đóng góp to lớn của nhân dân. b. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của đất nước, nền giáo dục của ta còn nhiều yếu kém. Nhiệm vụ bồi dưỡng nhân tài chưa được chú trọng đúng mức. Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp, năng lực thực hành, hiểu biết về xã hội, nhân văn của học sinh, sinh viên còn yếu, kể cả về chính trị, xã hội. Thể lực học sinh, sinh viên giảm sút. Số học sinh sinh viên khá, giỏi và xuất sắc có tăng lên, nhưng học sinh yếu kém, chất lượng thấp lại tăng nhanh hơn. Con người được đào tạo thường thiếu năng động, chậm thích nghi với nền kinh tế - xã hội đang đổi mới. Sinh viên tốt nghiệp thường khó tìm việc làm. “Quy mô giáo dục nhỏ bé, nhất là vùng sâu, vùng xa. Đại bộ phận đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo và bồi dưỡng tốt, bất cập với yêu cầu toàn diện của giáo dục. Đời sống giáo viên thiếu thốn, truyền thống tôn sư trọng đạo bị phai mòn. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân còn bất hợp lý. Cơ sở vật chất cho giáo dục còn nghèo nàn lạc hậu ” ( Trần Hồng Quân - Thực trạng và giải pháp cho giáo dục và đào tạo - bài viết tại Đại hội TW4). Công tác quản lý chưa hợp lý, chuyển biến chậm, sự phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn giữa các ngành, các cấp chưa hợp lý, sử dụng nguồi vốn cho giáo dục thiếu hiệu quả. c. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng yếu kém và giảm sút nói trên là: - Bản thân ngành giáo dục chậm đổi mới về cơ cấu hệ thống, mục tiêu, nội dung và phương pháp, chưa làm tốt chức năng tham mưu và trách nhiệm quản lý của nhà nước. - Các cấp uỷ đảng, các cơ quan nhà nước chưa quan tâm thực sự đến giáo dục. Kinh tế chậm phát triển, ngân sách nhà nước giành cho giáo dục còn có hạn, dân số tăng nhanh, gây nhiều khó khăn lớn cho sự phát triển giáo dục. 8 d. Chính vì vậy, để phát triển đường lối giáo dục toàn diện ở nước ta, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra nhiều quan điểm biện pháp để chỉ đạo và thực hiện: 1. Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đã được đại hội Đảng VIII xem là quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải coi đầu tư và phát triển cho giáo dục là đi trước một bước, xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lợi vô thời hạn. Huy động toàn bộ xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước. Luật giáo dục được quốc hội thông qua năm 1999, tạo cơ sở cho việc đưa sự nghiệp giáo dục phát triển lên một bước mới. 2. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghiã xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Phải mở rộng quy mô, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, gắn với học hành, tài với đức, xây dựng một đội ngũ cán bộ tương lai “vừa hồng, vừa chuyên”. 3. Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại. Thực hiện một nền giáo dục thường xuyên cho mọi người, xác định học tập suốt đời là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân. 4. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Người đi học phải đóng học phí, người sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí cho đào tạo, Nhà nước có chính sách đảm bảo cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học. 5. Mở rộng hợp lý và kết cấu quy mô giáo dục, đào tạo cho mọi cấp học. Phát triển giáo dục nghề nghiệp, từng bước hình thành nền giáo dục nghề nghiệp trong xã hội, đào tạo lực lượng công nhân làng nghề bậc cao. 6. Mở rộng hợp lý quy mô dào tạo đại học. Phát triển hệ cao học, đẩy mạnh đào tạo nghiên cứu sinh. 7. Xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo cụ thể của từng bậc học, ngành học. 8. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ nghiên cứu những vấn đề về khoa học, giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục. 9. Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. 10. Đồng thời đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với sự nghiệp giáo dục, quán triệt sâu sắc nghị quyết này trong Đảng, trong các cấp. Nhằm phát huy toàn diện phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. 9 Trong những năm qua, nước ta đã thực hiện đường lối giáo dục toàn diện, tuy gặp rất nhiều khó khăn, nhưng cũng đạt được nhiều kết quả trong những biểu hiện cụ thể, những chính sách cụ thể đối với giáo dục - đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học. Chính sách học bổng dành cho những sinh viên có điểm trung bình học kỳ cao, không có môn nào điểm dưới 5. Có thể nói đây là biện pháp tối ưu để khuyến khích người học: học đều các môn, chú trọng vào việc học của mình. Việc cộng điểm cho những sinh viên, học sinh có đề tài nghiên cứu khoa học xuất sắc, thiết thực cũng là biện pháp cho người học đi sâu hơn vào chuyên ngành và lĩnh vực mà họ yêu thích, tạo điều kiện cho người học đi vào nghiên cứu khoa học một cách rất tự nguyện và thoải mái, được đưa ra những ý kiến của cá nhân mình, phát triển toàn diện tư duy trí óc. Cho sinh viên nghèo được vay tiền đóng học, tạo điều kiện cho sinh viên nghèo, hoặc diện chính sách được cơ hội ăn học trong những lúc khó khăn và đến khi nào làm được tiền thì trả số tiền đã vay trong lúc học. Tăng lương cho giáo viên, tạo điều kiện để các giảng viên yên tâm nghiên cứu và giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học. Đảng và nhà nước ta đã đầu tư cho giáo dục hơn 15% tổng ngân sách cho giáo dục- đào tạo, phát triển mọi mặt cho giáo dục như trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùng học tập, cơ sở hạ tầngv.v.. Nói tóm lại, đường lối giáo dục toàn diện ở nước ta là một yêu cầu bức bách, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Mọi công dân, mọi tổ chức xã hội, mọi hoạt động đều phải quan tâm đến giáo dục. Đó là quan điểm đúng đắn và xác thực nhất đối với tình hình hiện nay. Như đã nói ở trên, tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá X, đã xem xét và thông qua luật giáo dục, điều này đã đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của giáo dục hiện nay. Luật giáo dục đã xây dựng trên cơ sở những kinh nghiệm rút ra từ 50 năm xây dựng, phát triển vào đổi mới nền giáo dục, đồng thời dựa vào những ý kiến đóng góp xây dựng luật của các ngành, các cấp và của nhân dân, trong đó có sinh viên và học sinh. Luật giáo dục xây dựng các định chế bảo đảm để sự nghiệp giáo dục, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người theo định hướng mà Đảng đã xác định. Luật giáo dục đưa vào thực thi (6/1999) đã góp phần khắc phục những yếu kém, tăng cường nề nếp kỷ cương trong giáo dục, tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục, tăng cường chất lượng và hiệu quả, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập, hội nhập thế giới, đáp ứng sự phát triển bền vững của đất nước khi bước sang thế kỷ mới. Luật giáo dục đã đưa đường lối giáo dục toàn diện của nước ta tiến lên một bước, hoàn thiện hơn, vững chắc hơn, góp phần khẳng định trong toàn diện của giáo dục nước nhà. Đây là lý tưởng và mục đích của toàn Đảng, toàn dân ta. III. Yêu cầu về học tập toàn diện của sinh viên. 10 1. Tính tất yếu khách quan: Trong thời kỳ hiện nay, nước ta đang tiến hành quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đưa đất nước phát triển bắt nhịp với tốc độ phát triển của toàn cầu. Do đó, nước ta rất cần một đội ngũ lao động, con người có kiến thức, năng động, nhiệt tình góp phần đưa đất nước tiến lên, xứng danh với các nước trên thế giới. Và đối với bất cứ nước nào sinh viên cũng là một lực lượng xã hội cực kỳ quan trọng. Có thể nói, sinh viên là ưu tú nhất trong thanh niên, là tinh hoa, nguồn lực trí tuệ của đất nước. Bước vào thế kỷ XXI, trên thế giới, cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển nhanh với trình độ ngày càng cao. Lợi thế so sánh giữa các quốc gia là trí tuệ và tiềm lực của con người, sức mạnh trí tuệ sẽ là yếu tố quyết định chiến thắng trong cuộc cạnh tranh để vươn lên.Vì thế, nguồn lực trí tuệ và tiềm năng con người nói chung, cụ thể là sinh viên,trí thức trẻ nói riêng là tiềm năng, sự tự tin hãnh diện của đất nước. Trong những năm qua, hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng ngày càngphát triển, đặc biệt là về quy mô và phân bố trên khắp cả nước. Số lượng sinh viên không ngừng tăng nhanh, ví dụ như "năm học1997 - 1998, tổng số sinh viên là 700.000 người, tăng khoảng 3,5 lần so với năm 1993" (Theo thống kê của báo giáo dục và thời đại - số 15 - 1999), chưa bao giờ đội ngũ sinh viên lại tăng nhanh như hiện nay. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực tỉ lệ sinh viên của nước ta chưa cao, chất lượng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước. Hơn 10 nămqua công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng lãnh đạo thu được những thành tựu to lớn, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạngkhủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang thời kỳ phát triển mới: Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nhưng trình độ dân trí nước ta còn thấp, giữa các vùng các miền còn quá chênh lệch. Vì vậy, sinh viên là trí thức trẻ tương lai, là lực lượng trông cậy trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Đồng thời, sinh viên là lực lượng chính trị-xã hội quan trọng, là lực lượng trẻ, khoẻ, có trình độ cao, nhạy bén với thời cuộc. Sinh viên là nguồn bổ sung to lớn cho đội ngũ tri thức trẻ, những người tiên phong nòng cốt trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Sinh viên là lực lượng kiến tạo công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đặt ra yêu cầu rất cao đối với lao động trí thức. Ngoài ra, tầng lớp sinh viên hiện nay có những biểu hiện thiếu toàn diện, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đề ra. Chính vì vậy, sinh viên phải tìm cách khắc phục và hoàn thiện chính mình, mà học toàn diện sẽ làm cho sinh viên có nhận thức và khả năng toàn diện về mọi mặt, mọi lĩnh vực. Điều đó đã đáp ứng được sự đòi hỏi của đất nước cũng như xứng đáng vai trò là lực lượng nòng cốt, cán cân trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 11 Do đó việc học toàn diện trong sinh viên là một tất yếu khách quan. 2. Thế nào là học toàn diện. Việc học toàn diện có thể nhìn từ nhiều góc độ như sau: a. Toàn diện đối với môn học, tức là sinh viên phải nghiên cứu mọi mặt, bộ phận, cấu tạo và các khâu liên quan tới môn học đó. Lúc này, sinh viên sẽ hiểu sâu sắc hơn về bản chất của môn học đó qua các phần có liên quan đối với môn học đó. b. Toàn diện trong các môn học, tức là sinh viên trong quá trình học, không phải nghiên cứu duy nhất một môn học, một môn học chuyên ngành nào; mà phải nghiên cứu toàn bộ tất cả các môn. Vì tất cả các môn học đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó với nhau, chúng vừa là tiền đề, vừa là móc xích để cấu tạo nên nhau. Môn học này quyết định môn học kia, môn học kia bổ xung cho môn học khác. c. Toàn diện trong các khâu học tập: từ việc nghe giảng tiếp thu, tư duy, tự học, ôn tập cho đến thi thì tất cả diều đó là một quá trình, một quá trình toàn diện. Tức là chúng ta phải nghe các thầy cô giáo giảng trên lớp để tiếp thu tư duy về kiến thức mà do thầy cô truyền đạt về các môn học. Đồng thời, sinh viên phải kết hợp việc nghiên cứu, tự học hỏi để nắm vững kiến thức trên lớp và mở mang kiến thức ra rộng hơn và sâu hơn về các môn học. Khi ôn tập, phải có phương pháp nắm lại toàn bộ nội dung các môn học theo hệ thống (đây là khâu quan trọng của toàn diện) để khi thi có kiến thức và tập trung cao độ, suy nghĩ mang lại kết quả cao. Điều này không đồng nghĩa với việc thụ động trong việc học tập của sinh viên mà nó đòi hỏi sự tự giác, kiên nhẫn và sáng tạo của mỗi người. d. Toàn diện trong học tập với vui chơi-với các hoạt động xã hội. Học toàn diện không phải là chỉ ngồi học trong phòng hay thư viện mà học toàn diện là phải gắn học tập với vui chơi để nâng cao thể chất, tinh thần bổ trợ cho việc học. Có sức khoẻ, có cuộc sống tinh thần thoải mái thì kết quả học tập sẽ rất tốt. Đồng thời học phải gắn với các hoạt động xã hội. Ví dụ như, sinh viên tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao mùa hè, “đem ánh sáng văn hoá đến vùng cao”, “tuyên truyền giáo dục” sinh viên là lớp người năng động, kế cận và tiếp sức cho các lực lượng đi trước. Do đó, học đi đôi với hành, học gắn với vui chơi, hoạt động xã hội là toàn diện. Nói tóm lại, học toàn diện là học tất cả các môn, nhưng phải xác định đâu là môn cơ bản, đâu là môn phụ; môn nào có liên hệ mật thiết hay không mật thiết. Học toàn diện phải kết hợp được cả tri thức, sức khoẻ, tài đức và thực tiễn, phải có lý luận và thực hành. Học toàn diện giúp cho sinh viên toàn diện hơn nhất là đại học đại cương. 3. Lợi ích của việc học toàn diện: “Khoa học là hệ thống quan hệ hữu cơ với nhau, nó bổ sung, hỗ trợ, làm tiền đề cho nhau. Vì tất cả các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan đều có mối liên hệ phổ biến, do đó tất cả các môn khoa học đều có mối quan hệ biện chứng với nhau. Môn khoa học này sẽ làm tiền đề hay là nguyên nhân của môn khoa học khác. Đôi khi nó không thể tách ra khỏi 12 nhau, nó bổ sung, hỗ trợ cho nhau” (Bí quyết thành công của sinh viên - học sinh-Nxb Trẻ-1996, tr 133). Chính vì thế, khi nghiên cứu khoa học thì chúng ta sẽ được hiểu biết toàn diện về các mối quan hệ của chúng, hiểu đúng và sâu sắc hơn về các môn khoa học mà sinh viên đang nghiên cứu. Hơn thế nữa, nhờ việc nghiên cứu về những môn khoa học khác nhau mà chúng ta phát triển tư duy một cách toàn diện không méo mó, không phiến diện một chiều. Đồng thời, lại có nhận thức sâu hơn về một môn khoa học, về mặt chủ yếu, cơ bản, khâu trung gian cần thiết của môn khoa học đó. Lúc đó, “hữu tình” chúng ta đã xây dựng nên một con người toàn diện về mọi mặt, bởi “khoa học và cuộc sống là lôgíc hình thức của nhau” (Tristan Bernard - Khoa học và đời sống, Nxb Đồng Nai, tr 92). Lợi ích của học toàn diện làm nền tảng cơ sở cho các môn khoa học chuyên ngành. Bởi bất cứ một môn học nào cũng đều bổ sung cho môn học chuyên ngành. Điều đó giúp sinh viên có kiến thức rộng rãi về toàn ngành, không máy móc, phiến diện riêng về ngành mình học, hay một lĩnh vực khoa học. Bên cạnh đó, việc học toàn diện sẽ cung cấp cho sinh viên về cách sống, giao tiếp với xã hội, nhằm nâng cao và hoàn thiện cuộc sống tinh thần trong sinh viên nói chung và trí thức trẻ qua các lĩnh vực. Nhưng nếu sinh viên học toàn diện với một môn học thì việc nghiên cứu toàn diện ấy lại mang lại nhiều lợi ích khá bất ngờ: Trí thức đó thực sự là trí thức đã được nghiên cứu chuyên sâu, nó có thể được đưa ra ứng dụng trong cuộc sống và khả năng thành công là rất lớn. Đồng thời, khi đi sâu nghiên cứu bản chất một vấn đề nào đó ta có thể tìm ra những sai lầm mà thế hệ đi trước đã mắc phải và cũng có khả năng là tìm ra được giải pháp khắc phục những sai lầm ấy, tạo niềm hứng thú, say mê cho người học. Và học toàn diện gắn liền với các khâu học tập của mỗi cá nhân, gắn với hoạt động vui chơi - hoạt động xã hội sẽ giúp mỗi chúng ta có tính tự giác, năng động, sáng tạo, thông minh và có tinh thần cộng đồng, đoàn kết. Tránh xa được các hiện tượng tiêu cực như ma tuý, trộm cướp, cờ bạc của xã hội. Sống một cuộc sống hoà đồng, vui tươi với tập thể, phát triển toàn diện cả về tư duy và thể chất. Đây là con người đích thực của xã hội công bằng, văn minh mà nước ta đang phấn đấu. Đây cũng là lực lượng, là thế hệ cần thiết của đất nước, là thế hệ cần thiết cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà. Sinh viên thực sự trở thành tinh hoa của đất nước. Để thực hiện mục tiêu toàn diện có thể lý giải theo các khía cạnh: Đức - Trí - Thể - Mỹ Hồng và Chuyên Học và hành Nói tóm lại, lợi ích của việc học toàn diện trong sinh viên học sinh lầ rất lớn. học toàn diện là một quá trình đào tạo nên con người toàn diện, vừa có đức vừa có tài, vừc có tri thức lại không rời xã hội - chính trị xứng đáng là niềm tin của tương lai nước nhà. 13 IV. Thực trạng của việc học toàn diện trong sinh viên 1.Những biểu hiện về học tập toàn diện của sinh viên: “ Việc vào đại học không phải là may rủi, không phải hoàn toàn là kết quả của những tháng ngày cặm cụi đèn sách mà còn là kết quả của trí tuệ - sự thông minh” (giáo dục Việt Nam, xu hướng phát triển và những sự khác biệt-H: Thống kê - 1996, tr:133-134). Thế nhưng việc học đại học không phải đơn giản, đó là một “nghệ thuật” của sinh viên. Vì học đại học đồng nghĩa với sự nghiên cứu và thích ứng do đó sinh viên không chỉ miệt mài kinh sử mà còn phải sáng tạo trong quá trình học hỏi của những năm tháng tuổi trẻ, nhằm đáp ứng được nhu cầu mai sau. Và thực tế việc học tập của sinh viên hiện nay đã đạt được nhiều thành quả, tuy nhiên không tránh được những hạn chế sai lầm. a. Tích cực. 1. Đầu vào của sinh viên các trường đại học có chất lượng ngày càng cao, nhất là các trường sư phạm. Điểm chuẩn vào các trường đại học tăng lên với trước rất nhiều, ví như năm 1999 điểm chuẩn tuyển sinh vào trường sư phạm I-Hà Nội là 28 điểm đối với khoa Hoá, khoa Toán là 24 điểm, trường Thương mại là 18,5 điểm. Điều đó chứng tỏ trình độ của sinh viên ngày càng được chú trọng toàn diện ngay từ ban đầu. 2.Trí tuệ của sinh viên phát triển toàn diện hơn. Trong các cuộc thi, các sân chơi giải trí trên truyền hình ta thấy có nhiều sinh viên, học sinh có sự hiểu biết thật rộng rãi về mọi lĩnh vực trong xã hội từ các môn Toán, Lý, Hoá,Văn, Sử, Địa, Triết, kinh tế đến các vấn đề xã hội như: Lao động tiết kiệm, truyền thống, các tệ nạn xã hội như ma tuý, AIDS trong sân chơi Đường lên đỉnh Olimpia, 7 sắc cầu vồng, SV 96, SV2000. Hay trong các cuộc thi Olimpic quốc tế ta thấy sự xuất hiện của các khuôn mặt trẻ Việt Nam ngày càng nhiều như các giải nhất tin học, toán học. Trong đó có sinh viên lớp cử nhân tài năng Đại học Quốc gia Hà Nội Đỗ Quốc Anh- Huy chương vàng Olimpic toán quốc tế lần thứ 38. Đồng thời, ở tất cả các trường hiện nay đã các cuộc thi Olimpic cho các môn học Triết, Tin, Ngoại ngữ, Lịch sử Đảng nhằm phát huy trình độ của sinh viên và tính toàn diện trong học tập của sinh viên. Có thể nói, toàn bộ sinh viên rất hào hứng đón chờ những cuộc thi này, họ thực sự tìm thấy họ trong cuộc thi đó. 3. Sinh viên ngày càng được đào tạo với chất lượng cao hơn, toàn diện về mọi mặt, trí tuệ cũng như phẩm chất. Chất lượng đào tạo sinh viên tăng, sinh viên học giỏi rất nhiều, tổng kết trên 8,0 tăng, và sinh viên nhận được học bổng ở trong nước và nước ngoài tăng nhanh. 4.Sinh viên ra tiếp cận với cuộc sống ngày càng nhiều, nhạy bén năng động, sáng tạo; hiện tượng sinh viên đi làm thêm để mở mang tri thức và khả năng giao tiếp có chiều hướng tăng như sinh viên các ngành điện tử-tin học, ngoại ngữ xây dựng. 5. Đồng thời sinh viên nhận thức đúng đắn, toàn diện hơn về phương pháp học tập: vừa nghiên cứu, học hỏi vừa áp dụng vào thực tế. 14 6. Sinh viên Việt Nam ngày càng toàn diện hơn. “Trong số 36 nước có sinh viên học ở AIT, sinh viên Viện Nam được xếp hạng thứ 6 trước năm 1993 và nâng lên thứ 2 (sau ấn Độ) từ năm 1993 đến nay” (Nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học - HN, 1995- b7). b. Hạn chế. 1.Một thực trạng mà chúng ta nhận thấy dể nhất có lẽ là tình trạng sinh viên học lệch khá nhiều. Đành rằng lên đại học là chúng ta cần đi sâu nghiên cứu những vấn đề trọng tâm, các lĩnh vực chuyên môn. Nhưng, cũng như một cái cây, muốn có cái ngọn có thể phát triển và vươn cao lên được thì nó cũng cần có một bộ rễ thật vững chắc. Chương trình giáo dục toàn diện của Đảng ta yêu cầu phải học tốt (hoặc chí ít cũng nắm được những kiến thức cơ bản) của tất cả các môn khi là học sinh cấp I, cấp II và cấp III. Thế nhưng, thử hỏi xem trong chúng ta có mấy ai là người nắm được toàn bộ những kiến thức ấy? Nhất là trong các trường chuyên ban, nếu theo ban C thì hầu hết là kém ban A và ngược lại. Rồi đến khi bước vào kỳ đại cương của trường đại học cũng vậy. Hầu hết mọi sinh viên lại cho là kiến thức không cơ bản, không phải kiến thức phục vụ cho ngành nghề của mình nên học rất chểnh mảng hoặc đi chăng nữa thì cũng là học máy móc, ép buộc cốt dành lấy học bổng, có thi xong thì quên luôn . 2. Đối lập với tình trạng trên thì lại là sinh viên học tràn man, học liên miên, cái gì cũng học, cũng nghiên cứu. không biết đâu là kiến thức thực sự cần thiết cho mình. ở đây, không phải học nhiều là tốt, là mở mang được tầm nhiều tri thức mà học phải học có trọng điểm, tức là lấy cái nhiều làm nền móng thật vững chắc cho cái ít phát triển. Chúng ta hãy hình dung như khi tiến hành xây một căn nhà chúng ta không thể xây móng như xây tường được, cái nhà như thế sẽ dễ dàng rạn nứt hoặc lún nếu như ta chồng tầng cao. Nhưng nếu chúng ta đã có một cái móng nhà thật vững chắc thì bạn cứ yên tâm mà xây cái tầng cao bao nhiêu tuỳ khả năng của chúng ta. Cái móng vững chắc ấy chính là 12 năm học phổ thông mà mọi sinh viên đã qua cộng với kỳ đại cương trên đại học, còn những cái tầng ấy đang chờ khả năng của từng người. 3. Đồng thời phương pháp học của sinh viên chúng ta hiện nay quá thụ động, ỷ lại nhưng nó lại diễn ra rộng rãi trong giới sinh viên. Hiện tượng sinh viên ngồi im trên giảng đường chờ kiến thức của thầy cô truyền đạt còn tay thì cứ chép lia lịa như sợ kiến thức chạy mất không còn gì là lạ. Không có sự chuẩn bị, tìm hiểu bài học trước, 1tiết trôi qua, 2 tiết trôi qua hết tiết này đến tiết khác hết môn này đến môn khác, mà kiến thức của mỗi buổi dạy đâu có phải ít, vì vậy sinh viên sẽ dễ dàng choáng ngợp trước một bầu trời kiến thức rộng lớn. Họ học vội học vàng để chuẩn bị bước vào kỳ thi thế nên cách học thật máy móc, dập khuôn và không có sức sáng tạo. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên quay cóp, nhờ thi hộ, mua điểm. 15 4. Một cách học nữa của sinh viên cũng đáng bị phê phán, tuy rằng nhiều sinh viên trong số này học rất tốt, rất có khả năng trong tương lai, đó là việc sinh viên chỉ quan tâm tới việc học mà không quan tâm tới sức khoẻ. Đối với họ, đi học thể dục là một cực hình, là một sự tra tấn và làm mất thời gian học của họ. Họ sợ, hoặc tiếc cái thời gian phải ra sân tập chạy, tập nhảy và tập ném bóng. Có thể đa phần trong số họ là lười, là không quen vận động nhưng cũng có một số lớn là chỉ muốn dành thời gian ngồi yên ổn bên bàn học. Suy nghĩ như vậy phải chăng là quá sai lầm? Chúng ta, chắc hầu hết dã nghe qua những câu như: “Sinh viên là tinh hoa của đất nước”,“sinh viên là biểu hiện của sức khoẻ và trí tuệ” (Văn hoá và giáo dục - Học viện chính trị quốc gia 1998, tr 72.114). Vậy thì tinh hoa gì? sức trẻ gì? khi chúng ta gặp những con người lúc nào cũng xanh xao, mắt thâm quầng, dáng vẻ mệt mỏi cho dù họ có mang theo một cái đầu chứa đầy tri thức. 2. Nguyên nhân của những tình trạng trên: a. Nguyên nhân trước hết phải đề cập đến đó chính là phương pháp học tập của các sinh viên chưa hợp lý, khả năng thích nghi kém, họ còn ngỡ ngàng khi chuyển giao từ cách học phổ thông sang cách học đại học. b. Nguyên nhân thứ hai là do ý thức học tập của các sinh viên chưa cao, họ chưa biết được mục đích của việc học hoặc đã quá quen dựa dẫm vào gia đình và người thân. Khi gặp sự quản lý lỏng lẻo của nhà trường là họ mặc sức tung hoành và cũng có hể là những sinh viên sống xa nhà, thiếu sự kèm cặp của bố mẹ, bị bạn bè xấu lôi kéo mà trở thành hư hỏng, lười học, bỏ học, nhiễm các tệ nạn xã hội. c. Ngoài ra, vần đề cần bàn đến ở đây cũng là phương pháp dạy học ở nước ta còn nhiều hạn chế, thiếu phù hợp. Ví như nền giáo dục hiện nay quá trọng khoa học: Trong các trường đại học, cao đẳng mỗi tuần có 33 tiết học thì trong đó có 3 tiết là học thể dục còn 30 tiết là học các môn khoa học, phần đức dục thì ngày càng bị bỏ rơi. Hay việc dạy khoa học một cách thiếu phương pháp, thường là bắt học sinh phải công nhận một sự việc, hiện tượng nào đó là sự thực hay chưa chứng minh nó là sự thực mà đã đem vận dụng. Thực trạng nữa là các giáo viên thường đưa lượng kiến thức lớn không tương xứng với thời gian và lực học của sinh viên. Ví dụ: trong một buổi học (3 tiết) nhiều khi sinh viên phải học đến 2 chương của một môn. d. Đồng thời, các chính sách, biện pháp của nhà nước ta đối với giáo dục còn chưa sát với thực tế, hay chưa được áp dụng một cách chính xác với thực tiễn giảng dạy. Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học nghiên cứu thấp kém theo chủ nghĩa bình quân, mất cân đối. Bên cạnh đó, những người có liên quan đến sự nghiệp giáo dục chưa quan tâm hay hoạt động hết sức mình cho giáo dục” (Tham luân của vụ giáo dục thường xuyên về “nâng cao chất lượng đào tạo”, dòng 69-71, tr3). e. Những tệ nạn quan liêu, phiến diện, tiêu cực trong chính giáo dục đại học chưa được khắc phục như việc cho điểm , trù dập sinh viên và chưa khuyến khích được sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và các hoạt động xã 16 hội, Đoàn, Đảng. Đây là một trong những thiếu sót của giáo dục đại học của nước ta hiện nay. g. “Tỷ lệ giữa hai khối kiến thức giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp đối với chuơng trình đại học không tương xứng. Phần kiến thức cốt lõi không có quy định chung về khối lượng tối thiểu, trừ các ngành sư phạm (được hiểu là các kiến thức về giáo dục học và phương pháp giảng dạy)” (Thông tư số 59/ĐH- Bộ giáo dục và đào tạo, tr15). h. Tình trạng thiếu tài liệu học tập nghiên cứu, dẫn đến kiến thức chuyên môn sâu sắc và toàn diện trong sinh viên yếu kém. Sinh viên chỉ được học chủ yếu các kiến thức trong đơn vị học trình không được mở mang kiến thức và rất thiếu thực tế. i. Kỷ cương dạy và học chưa nghiêm: Nội quy, quy chế học tập, kiểm tra, thi chưa thực hiện nghiêm túc. Các lớp do trường mở ở các địa phương chưa tôn trọng về thời gian lên lớp và tự học của sinh viên, quy định về thi, kiểm tra. Tình trạng dạy và học dồn giờ tương đối phổ biến. Nói tóm lại, “ từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến tình trạng không toàn diện trong học tập của sinh viên”. “Sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn chưa tiếp cận với đổi mới của kinh tế-xã hội, vẫn còn khoảng cách khá xa giữa khả năng và yêu cầu sử dụng nhất là về công nghệ, tay nghề và năng lực chuyên môn nghiệp vụ” (báo cáo của Bộ giáo dục và đào tạo- Phần I: Đánh giá chất lượng đào tạo trong công cuộc đổi mới giáo dục đại học hiện nay, tr2). Hạn chế về chất lượng đào tạo, phản ánh khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng, bộc lộ những yếu kém của quá trình đào tạo toàn diện của Đảng ta. Ngày nay các cơ sở tuyển dung nhân lực khoa học, công nghệ không chỉ dựa vào văn bằng mà chủ yếu dựa vào thực lực tri thức và kỹ năng nghề nghiệp. Sinh viên của ta yếu về rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, kỹ thuật công nghệ. 3. Phương hướng và giải pháp Từ những lý do trên, chúng tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng trên. 3.1.Đối với Nhà nước. Nhà nước phải có các giải pháp về chế độ chính sách tạo nên động lực đối với cán bộ giảng dạy và sinh viên. Khuyến khích công tác giáo dục lên một tầm cao mới. Tiếp tục thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ giáo dục theo chức danh. Lập quy hoạch và kế hoạch hàng năm của Bộ và trường về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức, giúp quá trình quản lý và phát huy vai trò học tập toàn diện của sinh viên ngày càng cao. Về đời sống cán bộ giảng dạy, Đảng, Nhà nước và các ngành phải có chính sách cải thiện chế độ tiền lương và phụ cấp, mặt khác giải quyết về biên chế, chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy, quản lý. Tạo quy mô môi trường hoạt động lớn, thời gian phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, 17 phương pháp giảng dạy nhiều, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên toàn diện, để đào tạo nên tầng lớp sinh viên toàn diện. Đối với sinh viên, tạo mọi ưu tiên cho việc xây dựng nên người sinh viên toàn diện. Vì vậy, cần xây dựng chế độ học bổng mới theo tinh thần tách biệt học bổng khuyến khích tài năng và trợ cấp xã hội, nâng mức học bổng tài năng và giỏi toàn diện. Đồng thời, Đảng và Nhà nước phải có giải pháp về điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng của đào tạo toàn diện. Tìm các giải pháp và cơ chế chính sách để tăng nguồn lực cho giáo dục toàn diện: kinh phí Nhà nước, vay vốn quốc tế, kinh phi của các trường (nội lực)... Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, thử nghiệm và sản xuất trực tiếp quan hệ tới nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện. Tiếp tục nâng cao phong trào sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Nhà nước xác định đầu tư cho giáo dục là con đường đúng đắn để phát triển đất nước. Bên cạnh đó, phải gắn liền giáo dục toàn diện với công tác quản lý đảm bảo chất lượng đào tạo và có chủ trương chiến lược đào tạo đội ngũ những người thầy có chuyên môn, trình độ cao. Vì thực chất đội ngũ giảng viên chính ở trường đại học hiện nay là 27,7%, trình độ từ thạc sĩ trở lên chỉ có hơn 30%. Vì vậy, với tình hình hiện nay việc giáo dục toàn diện ở bậc đại học là rất khó khăn. 3.2.Đối với các tổ chức xã hội và gia đình Tất cả mọi tổ chức xã hội, gia đình, công dân đều có trách nhiệm thực hiện và thúc đẩy việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đại học, đặc biệt là mục tiêu giáo dục toàn diện hiện nay. Có biện pháp khơi dậy truyền thống "tôn sư trọng đạo" đang bị xói mòn trong xã hội, đặc biệt là tâng lớp trẻ như sinh viên. Đầu tư nguồn lực lớn vào các trường đại học sư phạm. Đồng thời cung với các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở ngành giáo dục, ở từng trường đại học phải làm hết sức mình tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và cuộc sống của sinh viên, chăm lo sử dụng tốt và phát huy khả năng của các sinh viên đã tốt nghiệp, khắc phục cho được những sai lầm dưới đây: Chấm dứt việc mua bằng, mua chức, bán điểm, quay cóp... Chấm dứt việc giáo viên đem bài về nhà chấm và có hội đồng chấm thi. Lập lại kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường, sao cho "trường ra trường", "lớp ra lớp", "trò ra trò", "thầy ra thầy". Lập lại môi trường xã hội trong sạch và vững mạnh. 3.3.Đối với nhà trường Chúng ta thấy rằng, giáo dục đại học và giáo dục phổ thông có chỗ khác nhau cơ bản, đó là mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, đưa đến kết quả đào tạo. 18 Giáo dục phổ thông nói chung là nhằm dạy cho học sinh còn ở tuổi vị thành niên những kiến thức phổ thông về thế giới, về Việt Nam cơ bản, hiện đại và luôn luôn có sự hoàn thiện hoặc đổi mới theo sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ trong thời đại ngày nay. Đó là hành trang không thể thiếu cho thanh niên bước vào đời. Còn giáo dục đại học là một bước mới, mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp. ở đây, sinh viên dành một phần thời gian học kiến thức tổng hợp rộng hơn, sâu hơn so với trước để trở thành những chuyên gia thuộc những ngành khoa học kỹ thuật, khoa học cơ bản.... Do đó, "mục tiêu là đào tạo chuyên khoa và phải chuyên khoa càng cao, càng tinh, càng sâu, càng tốt" (trích PVĐ về vấn đề Giáo dục - Đào tạo, Nxb chính trị quốc gia -1999,tr 78). Cần kết hợp giáo dục bề rộng mang tính chất đa ngành với giáo dục chuyên sâu về một ngành nghề, thường là liên ngành, tập trung vào các kỹ năng và năng lực, hai loại giáo dục này làm cho cá nhân có khả năng sống trong nhiều hoàn cảnh luôn biến động, hành động có hiệu quả và có thể thay đổi nghề nghiệp. Tất cả những điều này đòi hỏi ở người thầy rất nhiều, nhất là phương pháp giảng dạy, phương pháp truyền thụ kiến thức, nó tuỳ thuộc ở trình độ, năng lực và phong cách của người thầy. Và điều quan trọng là nâng cao chất lượng đào tạo trong sư phạm một cách toàn diện, đó là điều tất yếu để có một thế hệ học sinh, sinh viên toàn diện. Trước đây, Thủ tướng Phạm văn Đồng đã nói với cán bộ, giáo viên, học viên Trường cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo Trung ương I về "phương pháp dạy học phát huy tích cực một phương pháp vô cùng quý báu" ( 11- 10-1994) ( trích vấn đề giáo dục và đào tạo - Nxb chính trị quốc gia - 1999, tr 108) và nhất là trong trường đại học thì cần phải xác định phương pháp giảng dạy toàn diện gồm bốn điểm sau: Dạy ai? Dạy như thế nào? Dạy cái gì? Dạy để làm gì? Đó là cách dạy, truyền đạt cho sinh viên có một cách học, nghiên cứu kiến thức có cả bề sâu lẫn bề rộng, gợi ý cho cả thầy lẫn trò suy nghĩ thêm, tư duy thêm...Tránh tình trạng học thụ động "thầy đọc trò chép" suốt 5-6 tiếng đồng hồ. Đồng thời, giáo dục đại học phải gắn dạy học với nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, gắn học với hành. Nhà trường phải tạo cơ hội để thầy và trò đến các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, công trường, đồng ruộng..., để biết thực tế sản xuất và cuộc sống, để hiểu thêm thực chất bài học, tập dượt và nâng cao tay nghề và có thể có sự đóng góp quý báu khác. Giáo dục chính trị là một môn có tầm quan trọng bao trùm, có liên quan tới việc học tập của sinh viên, đến việc giáo dục của nhà trường và sự nghiệp lớn của đất nước, của dân tộc. Nước ta đang trên con đường tiến tới XHCN, vì thế giáo dục chính trị là điều rất quan trọng, giáo dục cho sinh viên về lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là điều cần thiết để xây dựng hay đào tạo ra một con người toàn diện, tạo nên một đội ngũ cán bộ mới "vừa hồng vừa chuyên". Chính vì vậy, ngành giáo dục và đào tạo phải trang bị cho mình phương pháp giảng dạy, phát huy vai trò chủ động của người học, giải đáp tốt 4 câu 19 hỏi: dạy ai, dạy cái gì, dạy như thế nào, dạy để làm gì. Điều cần nhấn mạnh là ở đây người thầy phải vừa dạy học, vừa nghiên cứu và triển khai khoa học, chính điều đó đã tạo ra chất lượng cao nhất của bài giảng trong trường đại học. Còn sinh viên ngay từ đầu làm quen với nghiên cứu khoa học và thực sự tham gia nghiên cứu khoa học với sự hướng dẫn của thầy, đó cũng chính là mục tiêu chất lượng của trường. Chức năng cao quý nhất của giáo dục đại học là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ bậc trung và cao, đồng thời bồi dưỡng nhân tài. Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, có lẽ không ít người có những trí tuệ và tài năng cực kỳ quý báu, song đất nước chưa tạo đủ cơ hội và điều kiện cho sự nảy nở những của quý này. Theo chúng tôi nghĩ, không chỉ có những người phụ trách công tác giáo dục mà cả Nhà nước, cả toàn dân phải quan tâm và thúc đẩy sự nghiệp giáo dục, vun đắp những mầm non, tưới chăm bón thúc đẩy những hạt cây nảy mầm một cách nghiêm túc đoàn kết đồng tâm hiệp lực, tạo cơ hội góp phần thực hiện hoài bão đẹp đẽ đó. Đồng thời tính lịch sử cụ thể của chất lượng đòi hỏi phải kể đến mục tiêu, thời gian, không gian và điều kiện khi xem xét đánh giá. Vì vậy,muốn có chất lượng đào tạo tốt cần phải có đội ngũ thầy giáo giỏi cùng với cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo trình , thư viện... Nhà nước phải ưu tiên cho giáo dục đại học, đầu tư trang thiết bị, thư viện, cơ sở hạ tầng, không để tình trạng khách quan xấu ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học. 3.4.Đối với sinh viên Trên đây là những điều khách quan ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập toàn diện của sinh viên, còn điều chủ quan quyết định đến việc học toàn diện của sinh viên là chính sinh viên. Sinh viên phải tự giác và có ý thức đúng đắn trong việc học của mình, không ỷ lại, hay trông chờ vào kiến thức của thầy cho giáo. Sinh viên phải tự thân vận động, tự tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo, tìm con đường bước vào thế giới khoa học một cách vững chắc. Mỗi cá nhân có phương pháp học toàn diện, không nên xam thường quá trình học đại cương.Vì đó là cơ sở để cho chúng ta phát triển toàn diện ở giai đoạn sau. Có chế độ sinh hoạt, học tập.. nhất định theo kế hoạch để có một sức khoẻ tốt, tinh thần thoải mái, tạo điều kiện tiếp thu kiến thức và học tập, nghiên cứu tốt. Đồng thời, phải có một niềm đam mê, sức cuốn hút vào khoa học, hay đó là lòng yêu khoa học. Điều này không phải tự nhiên mà có, mà nó là cả một quá trình nhận thức của mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, sinh viên phải tận dụng toàn bộ những điều kiện lịch sử cụ thể ảnh hưởng tốt đến việc học toàn diện của mình đó là đội ngũ các thầy cô giáo giỏi, cơ sở vật chất trang thiết bị, giáo trình sách giáo khoa, thư viện.. và bài trừ các điều kiện không tốt như: ma tuý, AIDS, mua điểm, đánh nhau... dẫn đến chất lượng học không tốt. 20 Song, sinh viên không chỉ là những con mọt sách mà phải năng động, bản lĩnh tự tin đi vào cuộc sống, xem mình là một tinh hoa của xã hội để có thể tìm thấy con đường hoà nhập với xã hội khi ra trường, học phải đi đôi với hành. Nhất là đối với những cử nhân kinh tế của trường Thương mại thì lại càng phải học tập một cách toàn diện hơn để trở thành một con người thông minh, năng động, hoạt bát, có tri thức, có sức khoẻ, nhạy cảm, nắm bắt dược thời cuộc, hoà mình vào nền kinh tế hiện nay. Chính và thế mà đầu vào của trường Thương mại nên thi tuyển khối D (Văn-Toán-Ngoại ngữ) để khi vào trường, sinh viên có khả năng phát huy một cách toàn diện hơn về tri thức, giao tiếp, nghệ thuật...chứ không nên tuyển sinh mình khối A (Toán-Lý-Hóa) vì khi vào trường sinh viên chỉ được học tiếp mình Toán, còn Lý, Hoá thì bỏ trong khi đó nhà trường đào tạo Ngoại ngữ rất nặng, lại thêm khâu giao tiếp, các nghề quản trị, kế toán.. không đơn thuần là tính toán. Sinh viên Thương mại đòi hỏi phải toàn diện về mọi mặt tri thức, sức khoẻ, thông minh, khả năng giao tiếp, nhạy bén năng động.... Chính vì thế, việc học toàn diện trong sinh viên Thương mại là rất cần thiết. Đó là yếu cầu rất cao đối với tất cả sinh viên trong trường. Và thực tế đã chứng minh điều đó. Những năm gần đây, sinh viên giỏi toàn diện của trường tăng lên so với trước rất nhiều, sinh viên đạt học bổng cũng tăng lên. Đồng thời, năm nào trường cũng có sinh viên đi du học sang Pháp, Đức, Nhật. Điều đó cho thấy cả trường và sinh viên đều quan tâm và thực hiện giáo dục toàn diện. Tóm lại, học toàn diện là mục tiêu của tất cả các sinh viên, là chìa khoá vàng mở cửa chân trời tri thức ẩn dấu dưới những cửa hang dày hàng triệu km. 21 Kết luận Trên đây, chúng tôi đã trình những suy nghĩ ấp ủ từ lâu và trãi qua nghiên cứu khảo sát trên thực tế. Tất nhiên chủ chương đề ra thật là lớn, phức tạp, rất mới đối với sinh viên nước ta và đối với cả các nước có trình độ cao về giáo dục cũng còn phải nghiên cứu, thử nghiệm. Giáo dục cũng như bao hoạt động khác của xã hội luôn biến động, luôn phát triển cùng xã hội loài người. Giáo dục toàn diện là tính tất yếu khách quan của tiến trình đó. Chính vì vậy học toàn diện của sinh viên, học sinh là điều kiện tất nhiên, hợp lý với quy luật xã hội, tính toàn diện luôn gắn với lịch sử cụ thể là mối quan hệ lôgíc trong học tập của sinh viên. Với đường lối, phương hướng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay cộng với sự quyết tâm nỗ lực của toàn dân, toàn xã hội và nhất là thế hệ trẻ, chắc chắn không xa nữa nền giáo dục nước ta sẽ phát triển cao, không kém các nước phát triển trên thế giới như Trung Quốc, ôxtralia, Canada ... và sinh viên nước ta cũng sẽ sách vai với tất cả sinh viên trên thế giới về mọi mặt: Học tập, tri thức, sức khoẻ, nhạy cảm, năng động .... Tóm lại, phát triển giáo dục toàn diện là đường lối đúng của Đảng và Nhà nước ta và học tập toàn diện là yêu cầu cấp thiết của mọi lớp trẻ nhằm mở khoá cho sự phát triển toàn diện nước nhà. ***** 22 Tài liệu tham khảo 1. Lênin toàn tập - Nxb tiến bộ Matxcơva - 1981. 2. Triết học Mác - lênin - Nxb chính trị quốc gia - 1995. 3. Ph. Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên - Nxb sự thật Hà Nội - 1971. 4. Phạm văn Đồng: Bàn về giáo dục - đào tạo - Nxb chính trị quốc gia - 1999. 5. Phấn đấu tạo bước chuyển cơ bảnvề giáo dục - Nxb Hà Nội - 1993. 6. Nghị quyết trung ương 4 trong ngành giáo dục - đào tạo - nxb Hà Nội - 1993. 7. Trần hồng Quân: Thực trạng và giải pháp cho giáo dục và đào tạo - Bài viết tạihôi nghị trung ương 4. 8. Báo giáo dục thời đại - Số 15 - 1999. 9. Bí quyết thành công của sinh vien - học sinh - Nxb trẻ 1996. 10. Tristan Bernard - Khoa học và đời sống - Nxb Đồng Nai - 1991. 11. Kỷ yếu hội nghị chuyên đề "nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại háo đất nưóc" - Hà nội - 1995. 12. Văn hoá và giáo dục - Nxb chính trị quốc gia 1998. 13. báo cáo của bộ giáo dục và đào tạo - Phần I: Đánh giá chất lượng đào tạo trong công cuộc đổi mới giáo dục đại học hiện nay. 14. Thông tư số 59 / ĐH - Bộ giáo dục và đào tạo về hướng dẫn nâng cao chất lượng ở bậc đại học. 15. Tham luận của vụ giáo dục thường xuyên về "nâng cao chất lượng đào tạo". 23 mục lục Nội dung Trang Mở đầu 1 I. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện 2 1. Khái niệm 2 2. Nội dung của quan điểm toàn diện 4 II. Đường lối giáo dục của Đảng ta 5 III. Yêu cầu của toàn diện trong học tập của sinh viên 10 1. Tính tất yếu, khách quan 10 2. Thế nào là học toàn diện 11 3. Lợi ích của việc học toàn diện 12 IV. Những biểu hiện trong học tập của sinh viên hiện nay 13 1. Biểu hiện 13 2. Nguyên nhân 15 3. Phương hướng và giải pháp 16 Kết luận 21 Tài liệu tham khảo 22 Mục lục 23

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Quan điểm giáo dục toàn diện và cách học tập toàn diện của sinh viên.pdf
Luận văn liên quan