Luận văn Quan hệ an ninh Mỹ - Nhật thời hậu chiến tranh lạnh (1992-1999)

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã thay đổi to lớn, một cục diện mới xuất hiện trong tình thế an ninh quân sự. Quan hệ giữa Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga, ASEAN bắt đầu được điều chỉnh tòan diện. Mỹ cho rằng một loạt thách thức đối lợi ích an ninh cửa Mỹ vẫn tồn tại. Hai vấn đề lớn hoặc hai mối đe dọa lớn mà Washington quan tâm nhất là các vụ rối ren mang tính chất khu vực và chạy đua phổ biến hạt nhân. Họ cho rằng các mối đe dọa chạy đua phổ biến hạt nhân đang tồn tại ở Nam Á và bán đảo Triều Tiên, họ cũng lo ngại Trung Quốc va Nga xuất khẩu vũ khí ồ ạt. Tình hình căng thẳng đang tăng lên quanh biển Nhật Bản. TôKyô lo lắng, Sách trắng hàng năm của Cục phòng vệ, được xuất bản hồi tháng 7 năm 1993 nhấn mạnh đến mối đe dọa của Bắc Triều Tiên và những mối lo ngại về an ninh khác với một giọng điệu chưa thấy trước đây. Trong quá khứ, cục này chủ yếu tập trung vào mối đe dọa giữa các lực lượng của Liên Xô cũ. Vụ thử tên lửa tầm trung mới Rodong - 1 vào cuối tháng 5, của Bình Nhưỡng đã gây sửng sốt trong Cục phòng vệ. Tên lửa Rodong-2, có thể sử dụng vào năm 1995, với tầm xa 1300km, có thể khống chế toàn bộ nước Nhật. Cả hai đều được cho là có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hay vũ khí vi trùng. Bắc Triều Tiên không phải là mối đe dọa duy nhất được Nhật Bản công nhận. Vụ nổ hạt nhân gần đây của Trung Quốc nhắc nhở đến sức mạnh của họ. Sách trắng của Cục phòng vệ lưu ý rằng Bắc Kinh đang hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của họ nhất là lực lượng không quân và hải quân. Sách trắng cho biết "nhịp độ tuy từ từ, nhưng nó đang hút sự chú ý của các nước láng giềng".

pdf80 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ an ninh Mỹ - Nhật thời hậu chiến tranh lạnh (1992-1999), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bày như một thách thức quốc gia nhiệm vụ nâng cao vị trí quốc tế của Nhật thông qua việc tăng cường những đóng góp quốc tế và tranh thủ liên minh Mỹ - Nhật dưới ngọn cờ trở thành một nhà nước "bình thường". Đồng thời, do Mỹ và Nhật có lợi ích chung trong việc bảo đảm sự ổn định chính trị và kinh tế quốc tế tập trung vào đầu tư, thương mại và tài chính toàn cầu, Nhật đã chọn chính sách ủng hộ những nỗ lực của Mỹ nhằm duy trì trật tự thế giới hiện nay. Nói một cách khác Nhật đã chọn chiến lược giải quyết các tranh chấp ở biển Đông và bảo vệ các tuyến đường biển, thương mại, đầu tư bằng cách lợi dụng sự ưu việt quân sự của Mỹ như một cường quốc hải quân toàn cầu. Đây là lí do tại sao trong tuyên bố chung Nhật công nhận việc mở rộng quy mô của hệ thống an ninh Mỹ- Nhật bao gồm cả "an ninh" của khu vực chân Á - Thái Bình Dương" Nhật đã thấy trước rằng liên minh song phương được tăng cường như được nêu trong tuyên bố an ninh có thể dẫn đến các phản ứng từ các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc. Tuy vậy, TôKyô đã có sự lựa chọn mang tính chiến lượt đặt quan hệ liên minh của họ với Mỹ lên trên quan hệ Trung - Nhật. Nói tóm lại các nhân tố dẫn tới tuyên bố an ninh là Mỹ cần giảm vai trò quá tải như một sen đầm quốc tế và chú ý phê phán ngày càng tăng về việc Nhật được tự do hành động trong an ninh. Về phần mình, Nhật thấy cần phải duy trì một liên minh gần gũi hơn với Mỹ coi đó là phương tiện để tăng cường ảnh hưởng chính trị của mình. Nói một cách khác, do cả hai phía tìm cách ký kết tuyên bố an ninh, Nhật quyết tâm đề ra phương hướng chính sách ngoại giao của mình bằng cách mở rộng ảnh hưỏng quốc tế dựa trên cơ sở liên minh với M ỹ . Do Nhật phải giải quyết vấn đề nan giải của việc viết lại hiến pháp và khắc phục dư luận công chúng chống đối trước khi thực hiện việc phòng thủ tập thể những biện pháp này chắc chắn sẽ làm cho các nước láng giềng lo ngại, Nhật Bản đã chấp nhận vai trò yểm trợ hậu cứ mở rộng cho Mỹ. Như vậy, mũi nhọn của chính sách Nhật Bản nhấn mạnh sự liên minh với Mỹ là dàn xếp an ninh tập trung và liên minh Mỹ - Nhật ở Đông Bắc Á đang ở trong quá trình chuyển đổi từ nước Nhật được tự do hành động sang nước Nhật tích cực mở rộng yểm trợ hậu cứ cho Mỹ. 3.2.2. Vai trò mở rộng của lực lượng phòng vệ Theo tuyên bố chung an ninh Mỹ - Nhật, tháng 9/1997 hai nước đồng ý tiến hành một loạt biện pháp tác chiến phối hợp mà mỗi bên sẽ đảm nhận trong trường hợp khẩn cấp của khu vực. Các điều khoản yểm trợ hậu cứ cho Mỹ như nêu trong phương châm mới, có thể mở rộng hoặc thay đổi vai trồ an ninh khu vực của lực lượng phòng vệ Nhật trong những tháng tới. Thứ nhất, biện pháp kêu gọi việc vận chuyển nhân lực, cung cấp thuốc men đến vùng bị nạn theo hình thức các hoạt động cứu trợ nhân đạo có thể tạo điều kiện dễ dàng cho sự tham gia của Nhật trong việc cung cấp vật tư, ví dụ nếu lực lượng của Mỹ tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình (PKO) trong tình huống không có chiến tranh, chẳng hạn như việc Bắc Triều Tiện sụp đổ hoặc nội chiến xảy ra ở đây. Mỹ có thể có kế hoạch thúc đẩy quan hệ Mỹ - Triều Tiên ổn định thậm chí sau khi đạt được thống nhất bằng tích cực can thiệp thông qua sự hợp tác quốc tế trong trường hợp Bắc Triều Tiên sụp đổ và lừ đó hợp tác trong sự thống nhất và ổn định bán đảo Triều Tiên. Rất có khả năng Nhật Bản cũng sẽ tham gia bất cứ sự dính líu quốc tế nào với sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên, nếu việc đó chỉ nhằm bảo đảm mối quan hệ hữu nghị với mội nước Triều Tiên thống nhất. Trong trường hợp này, Nhật có thể ủng hộ việc cung cấp một lượng lớn vật tư theo thỏa thuận mua bán và dịch vụ giữa hai bên đã được ký kết của Nhật và Mỹ. Những nỗ lực như vậy của Nhật góp phần ổn định bán đảo Triều Tiêu có lẽ sẽ dẫn đến sự mở rộng ảnh hưởng của liên minh Nhật - Mỹ đối với một nước Triều Tiên thống nhất, điều này đến lượt có thể trở thành một tài sản ngoại giao hữu ích trong việc kiềm chế quan hệ Triều Tiên - Trung Quốc trong trường hợp Nhật- Mỹ ngày càng dính líu vào các cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Thứ hai, nếu lực lượng phòng vệ dân sự Nhật tham gia vào các hoạt động cứu hộ các tàu chiến của hải quan Mỹ bị tấn công ở vùng biển Triều Tiên hoặc các vùng biển khác và đưa về khu vực hậu cứ, điều này có thể kéo theo sự hộ tống của các tàu ngầm máy bay trinh sát, các tàu hộ tống của Nhật trong các khu vực chung quanh vùng xảy ra chiến sự. Như vậy một địa bàn hoạt động được mở rộng ra ngoài khu vực đối với lực lượng phòng vệ hải quân Nhật có thể được coi là vấn đề tất nhiên. Điều đó hình như không thể tưởng tượng được rằng Nhật sẽ không phá các tàu cứu hộ, đã túc trực ở vùng biển sát với chiến trường trước lời kêu cứu từ các tàu chiến Mỹ chỉ vì e ngại việc giải thích quyền tự vệ tập thể theo như hiến pháp của Nhật Bản có thể gây tranh cãi. Thứ ba, một lĩnh vực khác của hoạt động yểm trệ là truy lùng các tàu khả nghi ở ngoài biển khơi do lưc lượng phòng vệ hải quân của Nhật Bản tiến hành để thực hiện các cấm vận kinh tế. Đó sẽ là trường hợp mà Nhật có thể triển khai hải quân của mình để ngăn chặn hàng hóa đến một nước mà Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã áp dụng để trừng phạt kinh tế. Việc tạo điều kiện dễ dàng cho các tàu hải quân Nhật có thể tiến hành những cuộc truy lùng ở ngoài biển khơi có thể dẫn đến việc mở rộng khu vực cho hoạt động tìm kiếm của hải quân Nhật. Nói một cách khác, đây có thể là một cách làm giảm sự lo ngại của các nước láng giềng đối với sự có mặt của các tàu hải quân Nhật những khu vực đó với lý do những hoạt động tìm kiếm như vậy không phải là hành động chiến đấu, với máy bay Nhật chỉ tham gia vào các hoạt động đa phương dưới sự giám sát của một tổ chức quốc tế. Thứ tư, có thể nảy sinh một tình huống trong đó các tàu hải quân Nhật được dùng sơ tán khẩn cấp công dân Nhật ra khỏi bán đảo Triều Tiên, Đài Loan hoặc Đông Nam Á. Được hình dung như một biện pháp yểm trệ lớn trong phương châm an ninh mới, điều này đã gây ra những phản ứng nhạy cảm trong và ngoài Nhật Bản. Trong quá khứ, khi Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, quân đội Nhật Bản vẫn ở lại những khu vực mà họ chiếm đóng với cái cớ bảo đảm an toàn cho các công dân Nhật. Thậm chí, nếu tàu buôn Nhật, chứ không phải là tàu vận tải của hải quân mà việc sử dụng các tàu này ở nước ngoài bị hạn chế theo điều 99 của Luật các lực lượng phòng vệ (SDF) cùng các hoạt động hộ tống có thể cần thiết để bảo vệ các tàu buôn điều này sẽ cho phép các tàu hải quân Nhật Bản tham gia hoạt động hộ tống trong vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên. Trong trường hợp chính phủ Nhật cho phép sơ tán các công dân của mình bằng máy bay theo diều 100 của SDF thì việc hộ tống trực tiếp của không quân thuộc lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ được yêu cầu nếu như không quân Mỹ không có mặt. Thậm chí trong giai đoạn đầu của chiến sự, máy bay chiến đấu Nhật có thể tham gia các hoạt động hộ tống với lý do là hoạt động của bộ chỉ huy phòng không dọc những luyến sơ tán cho công dân Nhật. Vì những hoạt động sơ tán các công dân Nhật, khối nước ngoài có khả năng kéo theo sự can thiệp của Nhật vào vùng lãnh thổ được luật pháp qui định của Triều Tiên và các nước khác nên có thể nảy sinh những phản ứng nhạy cảm đối với các hoạt động quân sự tiềm tàng của Nhật ở nước ngoài. Thứ năm, các biện pháp nhằm mở rộng sự yểm trợ của các lực lượng của Mỹ ở Nhật rơi vào phạm trù "yểm trợ nước chủ nhà trong thời chiến". Các biện pháp này yên cầu Nhật hỗ trợ về hậu cần cho lực lượng Mỹ phải triển khai ở mội nơi nào đó ngoài lãnh thổ Nhật Bản. Điều này nhằm làm cho Nhật Bản có thể phục vụ như một lực lượng yểm trở hậu cứ hùng mạnh. Vì điều khoảng này phải nhất quán với đạo luật SDF và các đạo luật khác của Nhật nên phải nghiên cứu các luật bản có liên quan dựa trên cơ sở phương châm mới. Việc phương châm này đưa ra những biện pháp hợp tác đa dạng và cụ thể trong lĩnh vực này là bằng chứng cho thấy Mỹ quan tâm đến việc khai thác các nguồn kinh tế của Nhật. Về sự phối hợp tác chiến, các hoạt động thu nhập tình báo, do máy bay cảnh giới trên không (AWACS) của Nhật Bản, hoặc loại p-3c Orions tiến hành có thể dùng để mở rộng phạm vi can thiệp của SDF, Hải quân Mỹ có thể yêu cầu hải quân của lực lượng phòng vệ Nhật Ban tiến hành nhiệm vụ tuần tra trên phạm vi rộng bằng cách lận dụng số lượng lớn các máy bay tuần tra mà họ có và thực hiện các hoạt động phát hiện chống tàu ngầm trên phạm vi rộng. Sự thật là phương châm mới này, cho phép trao đổi thông tin về hoạt động tuần tra hàng hải và trinh sát, hình như dành cho Mỹ để có sự yểm trợ của khả năng tuần tra và trinh sát của không quân và hải quân lực lượng phòng vệ Nhật có thể hoạt động trong những khu vực rộng lớn hờn các khu vực chiến sự có giới hạn trong vùng biển quanh bán đảo Triều Tiên nên chúng có thể huy động để thay mặt hải quân Mỹ tuần tra các tuyến giao thông trên biển (SLOC) ở biển Đông. Chiến lược phòng thủ của hải quân lực lượng phòng vệ Nhật Bản được phát triển phù hợp với các hoạt động chống tàu ngầm và kiểm soát eo biển để phòng thủ chống lại mối đe dọa từ hạm đội Viễn đông của Liên Xô cũ trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Hạm đội 7 của Mỹ dĩ nhiên có thể kêu gợi khả năng hải quân Nhật hùng mạnh như mội lực lượng bổ sung. Trong trường hợp khẩn cấp, hải quân Mỹ có thể yêu cầu hải quân Nhật không chỉ huy hoạt động trong vùng biển gần quần đảo Nhật Bản mà còn triển khai các tàu tuần tra trên các tuyến đường biển thiết yếu. Vị dụ, nếu tàu chiến của hạm đội 7 Mỹ và các tàu khác tập trung để đối phó với tình hình khẩn cấp ở bán đảo Triều Tiên, thì khả năng trinh sát của hải quân và không quân của lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể được sử dụng như sự răn đe chống lại những hoạt động có thể xảy ra của hải quân Trung Quốc tại eo biển Đài Loan hoặc biển Đông. Do Nhật có bốn tàu hậu cần lớn, hải quân của lực lượng phòng vệ có đủ khả năng tham gia hoạt động tuần tra các vùng biển xa tới tận eo biển Malacca. Mặc dù quân đội Trung Quốc áp đảo lực lượng của Nhật về con số đơn thuần, nhưng chất lượng của hải quân lực lượng phòng vệ Nhật chỉ đứng sau hạm đội 7 của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, Do khả năng tấn công tên lửa một cách chính xác và khả nắng phân tích tình báo có thể bao trùm trong các trận hải chiến hiện đại nên hải quân Trung Quốc có thể sẽ ở vào thế bất lợi về chiến thuật trước lực lượng hải quân Nhật Bản được huy động tuần tra các tuyến đường biển thiết yếu, mặc dù các tàu ngầm chạy bằng năng lực hạt nhân của Trung Quốc được trang bị vũ khí hạt nhân là một lực lượng răn đe chiến lược quan trọng. Nói một cách khác, do khả năng chiến đấu hiện nay của riêng Nhật Bản được coi là đủ để ngăn chặn Trung Quốc mở một cuộc tấn công chống lại hải quân Nhật Bản nên tính hiệu quả của các tàu tuần tra trên biển của hải quân của lực lượng phòng vệ Nhật là điều hoàn toàn rõ ràng. Trong lĩnh vực thứ 6 về hợp tác các tàu quét mìn của hải quân lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể được triển khai để rà mìn ở vùng biển quốc tế. Trường hợp khẩn cấp ở bán đảo Triều Tiên, Nhật có thể chủ động trong việc vớt mìn từ biển khơi để bảo vệ các tàu của mình trong biển Nhật Bản và ngăn chặn không cho mìn lọt vào vùng biển Nhật. Nếu xung đột nổ ra giữa Trung Quốc và Đài Loan và hải quân Trung Quốc rải mìn quanh Đài Loan, tàu hải quân Nhật có thế được triển khai để vớt mìn từ biển khơi nhằm mục đích bảo vệ hải quân Mỹ hoặc duy trì sự bảo vệ của SLOC. Và nếu khi hải quân của lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia dọn mìn ở dọc eo biển Đài Loan hoặc ở Đông Nam Á, nó sẽ có tác động tăng thêm tính cơ động tác chiến của hải quân Mỹ. Theo cách này, hải quân của lực lượng phòng vệ Nhật có thể đóng vai trò bổ sung đầy ý nghĩa trong việc thực hiện các hoạt động kiểm soát hàng hải của hải quân ở Tây Thái Bình Dương. 3.2.3. Lập trường của Trung Quốc đối với việc mở rộng lực lượng phòng vệ Nhật Hàn. Để đánh giá lập trường của Trung Quốc đối với phương châm chỉ đạo phòng thủ mới, qui định việc lực lượng phòng vệ Nhật Bản can thiệp vào nước ngoài và tác động tiềm tàng của nó đối với an ninh khu vực thì phải nghiên cứu về phản ứng của Trung Quốc đối với tuyên bố chung an ninh Mỹ - Nhật. Mặc dù phương châm mới không nói rõ các mục tiêu cụ thể của sự hợp tác Mỹ - Nhật, tuyên bố năm 1996 mô tả rõ lập trường chiến lược của hai nước này đối với Trung Quốc. Ngay sau khi ra tuyên bố chung, nghe nói các quan chức cấp cao của Nhật Bản và Mỹ đã đi thăm Nga để giải thích với tổng thống Boris Yeltsin về mục đích của tuyên bố này. Đây là một cử chỉ ngoại giao để thuyết phục Nga, không nên có nhiều mối lo ngại không thích hợp về lời tuyên bố. Dường như đạt kết quả, Nga đã lặng thinh. Nhưng không có lời giải thích hoặc cử chỉ ngoại giao tương tự nào được; dành cho Trung Quốc. Lời tuyên bố được chuyển tới Trung Quốc dưới hình thức tuyên bố đơn phương khiến Trung Quốc lo ngại rằng khi một phần bản tuyên bố có ý định chuyển một bức thông điệp tới Bắc Triều Tiên, chủ yếu là nhằm chống lại Trung Quốc. Khi Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận nhằm đe dọa Đài Loan hồi tháng 3/1996, Mỹ đã phản ứng nhanh chóng, tố cáo hành động của Trung Quốc là khiêu khích đồng thời phái ngay một tàu sân bay, USS Independence, tới khu vực Đài Loan để biểu thị thái độ sẵn sàng can thiệp của Mỹ. Mỹ cảm thấy cần phải biểu lộ ý định kiên quyết can thiệp của họ, dựa trên sự lo ngại rằng tình hình căng thẳng ở eo biển Đài Loan nảy sinh từ việc phống tên lửa và tập trận của Trung Quốc có thể leo thang thành một thách thức ngoại giao. Với ý nghĩ cho rằng các cuộc tập trận của Trung Quốc chủ yếu tập trung ở chung quanh các vùng biển gần hai thương cảng lớn của Đài Loan, Kaohsiung và Keelung như là một phương tiện nhằm gây sức ép tâm lý lên tổng thống Leo Teng- hui trước cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan tháng 3/1996, Washington đã nhanh chóng thể hiện ý đồ can thiệp của mình. Trong đạo luật về quan hệ Đài Loan năm 1979, Mỹ tuyên bố, với những từ ngữ có phần nào mơ hồ về khả năng can thiệp của họ trong trường khẩn cấp ở eo biển Đài Loan. Đạo luật này quy định rằng Mỹ có thể giúp đỡ cho việc phòng thủ Đài Loan và rằng việc tẩy chay hoặc cấm vận buôn bán Đài Loan có thể được coi là một thách thức ngoại giao nghiêm trọng đối vói Mỹ, thực tế tuyên bố rằng Đài Loan nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ. Chắc chắn, Mỹ không ở trong trạng thái ngồi yên nếu xảy ra bất kỳ hành động nào chống lại Đài Loan xét theo tầm quan trọng về địa lí kinh tế và giá trị chiến lược tủa Đài Loan. Đài Loan về mặt địa lí, Đài Loan gần Okinawa nơi duy nhất có một đơn vị hải quân Mỹ triển khai ở nước ngoài đóng và là nơi có căn cứ không quân lến nhất của Mỹ ở nước ngoài Kadena, ngoài ra Đài Loan nằm ở vị trí chiến lược kiểm soát bước tiến của hải quân Trung Quốc xuống biển Đông. Vì thế cho nên Mỹ nhanh chóng có biện pháp bảo vệ Đài Loan bằng cách đưa tàu sân bay USS independene từ căn cứ ở Yokosuka- Nhật, tới vùng biển ngoài khơi Đài Loan. Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật 1960 không nêu cụ thể rằng lực lượng Mỹ ở Nhật Bản chỉ có thể được sử dụng để phòng thủ Nhật, điều này khiến cho Nhật không thể chống lại việc sử dụng căn cứ không quân và hải quân Mỹ đóng ở Okinawa vào các hoạt động khẩn cấp ở chung quanh Đài Loan, nếu không Nhật Bản có thể đưa ra sự phản đối với lý do rằng tình trạng khẩn cấp như vậy không gây ra mối đe dọa trực tiếp chống lại an ninh của Nhật. Hãy xem các báo cáo về chính sách, được Lầu Năm Góc và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ chuẩn bị năm 1995, nêu rõ rằng tất cả lực lượng Mỹ ở Nhật, đặc biệt là lực lượng không quân và hải quân ở Okinawa được triển khai ở các khu vực tiền phương để bố trí họ ở tư thế tốt hơn và triển khai ngay tới Khu vực có tranh chấp. Qua cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan hồi tháng 3/1996, qua khả năng Mỹ can thiệp vào một cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và một trong những láng giềng của họ đã trở thành sự thật. Cuộc tranh luận giữa Chánh văn phòng nội các Nhật Seiroku Kajivama và tổng thư ký đảng Dân chủ tự do cầm quyền Koichikato về vấn đề Đài Loan có nằm trong phạm vi hợp tác Mỹ - Nhật trong trường hợp khẩn cấp hay không, dường như có điều gì liên quan tới bối cảnh này. Cuộc tranh luận này nổ ra ngay sau khi có bản dự thảo báo cáo được chuẩn bị hồi tháng 4/1997, theo phương châm mới. Trong chuyến thăm của thủ tướng Nhật Ryutaro Hashimoto sang Bắc Kinh tháng 9/1997, thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đã bày tỏ sự phản đối dứt khoát về việc áp dụng phương châm an ninh Mỹ - Nhật mới đối với vấn đề Đài Loan. Thủ tướng Hashimoto trả lời với lời lẽ có phần mơ hồ rằng khái niệm về các khu vực xung quanh như ghi trong phương châm mới không xác định bất cứ khu vực cụ thể nào.Vai trò ngày càng tăng của lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể có một tác động quan trọng đối với quan hệ Mỹ -Trung Quốc và Nhật - Trung và có thể xuất hiện như một nhân tố của sự thay đổi cơ bản đối với trật tự an ninh đang tồn tại ở Đông Á. Ở đây, để hiểu rõ hơn lập trường của Trung Quốc đối với Tuyên bố chung an ninh Mỹ - Nhật, trước hết phải xem xét sự nhận thức về lịch sử của Trung Quốc và mối liên hệ giữa đồng minh Mỹ - Nhật và hệ thống hợp tác an ninh giữa Hàn Quốc, Nhật, Mỹ. Khi Nhật đánh bại Trung Quốc trong chiến tranh Trung.- Nhật 1894- 1895, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên bị tiêu tan và bán đảo Triều Tiên đảm đương một vai trò quan trọng như một đầu cầu cho bước tiến của Nhật vào Trung Quốc. Kinh nghiệm này khiến cho Trung Quốc nhận thức rằng ảnh hưởng đặc biệt của Nhật ở bán đảo Triều Tiên là một mối đe dọa an ninh nghiêm trọng. Vì đã chịu nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của Nhật Bản trước và trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II, Trung Quốc đã rút ra một bài học đau đớn từ sự bất hạnh của bán đảo Triều Tiên dưới sự kiểm soát của Nhật, một bài học đã hình thành nguyên tắc cơ bản của chính sách Trung Quốc đối với bán đảo Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc: rằng không có một trường hợp nào sẽ cho phép một lực lượng thù địch có chung biên giới đường bộ với Trung Quốc. Vì thế cho nên trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc mặc dù tình hình nội bộ gặp khó khăn do hậu quả của một cuộc nội chiến tận phá, đã cử một số lượng rất lớn "chí nguyện quân" tới Triều Tiên để ngăn không cho Bắc Triều Tiên bị chiếm đóng hoàn toàn. Thậm chí sau chiến tranh, Trung Quốc coi mối quan hệ với Bắc Triều Tiên như một biện pháp duy trì Bắc Triều Tiên như một nhà nước đệm. Khi Hàn Quốc và Nhật Bản đề xướng hiệp định cơ bản cho việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao ngày 20/2/1965, Trung Quốc tố cáo khả năng xuất hiện của một liên minh quân sự giữa Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ, buộc tội Washington tìm cách thành lập một khối quân sự ở châu Á . Vào lúc ký chính thức hiệp định cơ bản ngày 22/6/1965, Trung Quốc chỉ trích hiệp định này, nói rằng hiệp định này là "một âm mưu nghiêm trọng của Mỹ hòng chia cắt vĩnh viễn Triều Tiên, chiếm đóng trái phép Nam Triều-Tiên và dùng Nhật phục vụ cho cuộc tiến công xâm lược của Mỹ. "Sau đó, Trung Quốc tiếp lục chiến dịch chống lại "chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản". Tuy nhiên, việc Trung Quốc tố cáo liên minh Mỹ - Nhật và khả năng can thiệp của hai nước vào bán đảo Triều Tiên đã dần dần lắng xuống. Thứ nhất, chính sách ngoại giao Trung Quốc của tổng thống Mỹ Richard Nixon đã hình thành một sự hòa hoãn Mỹ -Trung chống lại Liên Xô. Thứ hai, Mỹ bắt đầu quan tâm tới tiềm năng thị trường của Trung Quốc. Trong khi đó vì quan hệ giữa Trung Quốc với Nhật Bản được bình thường hóa, Bắc Kinh phát triển thuyết "ba thế giới". Nói một cách khác, trong khi theo quan điểm của Trung Quốc sự đối đầu giữa các nước đế quốc phương Tây tiên tiến và khối XHCN tập trung vào Liên Xô, Trung Quốc bây giờ công nhận Nhật và châu Âu như những thực thể mới độc lập với Mỹ. Cuối cùng, Trung Quốc bắt đầu nuôi dưỡng quan niệm rằng có thể chia rẽ mối quan hệ Mỹ - Nhật và lợi dụng sự va chạm giữa hai nước. Tiếp theo việc bình thường hóa quan hệ với Seoul năm 1992, Bắc Kinh bất đầu áp dụng một chính sách linh hoạt đối với bán đảo Triều Tiên, giảm bớt phản đối sự có mặt quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc. Xác định rằng cuộc chạy đua giữa Bắc và Nam Triều Tiên đã được ngã ngũ, Trung Quốc đã chấp nhận Hàn Quốc như một mô hình của phát triển kinh tế và từ chối năm 1980 bắt đầu tăng cường hợp tác kinh tế với Hàn Quốc. Tuy nhiên việc làm dịu tình hình căng thẳng của cuộc chiến tranh lạnh ở khu vực Đông Á mới đây lại bị thất bại thêm do Mỹ bắt đầu coi Trung Quốc như một mối đe dọa đối với an ninh khu vực, nhất là sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Việc Trung Quốc tố cáo chủ nghĩa bá quyền Mỹ, Mỹ tỏ ý lo ngại về tình trạng lạm dụng nhân quyền ở Trung Quốc, các vụ tranh chấp thương mại tăng lên và Mỹ quan niệm Trung Quốc như một mối đe dọa đối với an ninh khu vực đã dẫn đến mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước này. Tinh hình xấu đi trong quan hệ Trung Quốc - Mỹ thời kì sau chiến Hanh lạnh đã lên đến đỉnh cao hồi năm 1994, khi vấn đề Đài Loan dẫn tới việc Nhật Bản và Mỹ gây sức ép ngoại giao đối với Trung Quốc với hình thức tuyên bố an ninh chung. Mặt trái liên minh này khiến Trung Quốc phẫn nộ. Khi tuyên bố chung được công bố ngày 17/04/1996, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Nhật và Mỹ, vượt quá phạm vi chia sẻ gánh nặng an ninh, đang đưa ra một nhân tố gây bất ổn định cho khu vực của châu Á - Thái Bình Dương, và nói thêm rằng Trung Quốc hy vọng Nhật cư xử một cách thận trọng với sự suy nghĩ về lịch sử. Trong khi ghi nhận rằng hệ thống an ninh Nhật - Mỹ có thể mở rộng chức năng của nó để bảo đảm sự ổn định ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, nhà cầm quyền Trung Quốc nói rằng tuy nhiên họ vẫn lo ngại sự hợp tác Mỹ - Nhật có thể đi xa đến đâu vượt qua tình hình an ninh trước mắt Nhật và liệu thỏa thuận song phương này sẽ can thiệp vào vấn đề Đài Loan hay không? Nhà cầm quyền Trung Quốc cũng bày tỏ mối quan ngại rằng tuyên bố chung an ninh Mỹ - Nhật nhằm tăng cường kiềm chế Trung Quốc. Một quan chức ngoại giao cấp cao Trung Quốc cảnh báo rằng chẳng cần thiết phải cầu khẩn tới hệ thống an ninh chung, trừ khi Nhật bị đe dọa. Nếu (Nhật) can thiệp vào các vấn đề khu vực và vấn đề Đài Loan, như vậy là vượt quá cơ cấu của hiệp ước giữa hai nước, thì nó có thể dẫn tới tình trạng phức tạp. Nếu Nhật Bản chìa tay ra với một nước Mỹ bá quyền, thì bản chất của hiệp ước an ninh sẽ bị thay đổi và điều đó sẽ không phục vụ các lợi ích của Nhật Bản. Bình luận về việc mở rộng sự hợp tác giữa Nhật và Mỹ thông qua các hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc như nêu trong bản tuyên bố chung, Zhao Chieqi, phó giám đốc Viện Nhật Bản thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc, nói rằng cái còn phải bàn không phải là sự hợp tác Mỹ - Nhật trong các hoạt động gìn giữ hòa bình ở nước ngoài trong tương lai, mà là vấn đề đặt cơ sở cho khả năng sửa đổi hiến pháp "hòa bình" của Nhật. Trong khi đó, cần phải ghi nhận rằng trái với sự cảnh giác của Trung Quốc, Đài Loan hoan nghênh bản tuyên bố an ninh, ngày 17/4/1996, Bộ ngoại giao Đài Loan nói rằng việc bắt đầu nghiên cứu các tình hình khẩn cấp như ghi trong tuyên bố chung này là một bước quan trọng mà Đài Loan ủng hộ. Báo ChungYang JihPao của Đài Loan ngày 17/4 nói rằng Nhật trở nên quan tâm, do việc Trung Quốc phống lên lửa qua eo biển Đài Loan về sự cần thiết phải mở rộng hợp tác quân sự Mỹ - Nhật để khống chế những tình huống bất trắc trên phạm vi rộng ở châu Á. Trả lời phỏng vấn báo Ashahi Shimbun của Nhật, Vang Zhiheng, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu chính sách quốc gia ở Đài Bắc, nói rằng việc bắt đầu vạch kế hoạch để đối phó với các tình trạng khẩn cấp tiềm tàng ở Viễn Đông như mô tả trong tuyên bố chung là điều cực kì quan trọng như với tình hình an ninh của Đài Loan. Yang nói điều này làm yên lòng người Đài Loan và nói thêm rằng những hoạt động của Mỹ và Nhật Bản nhằm ngăn chặn các cuộc tập trận của Trung Quốc ở vào thời điểm điều tra cuộc bầu cử Tổng Thống của Đài Loan tháng 3/1996 được dùng để giảm bớt mưu đò của Trung Quốc đe dọa Đài Loan. Trong bối cảnh có những phản ứng đối ngược như vậy từ phía Trung Quốc và Đài Loan đối với bản tuyên bố chung, Trung Quốc đã cực lực phản đối phương châm an ninh mới của Mỹ - Nhật, bất chấp sự nỗ lực của thủ tướng Hashhttoto giải thích ý định của hai nước này đi thăm của ông ở Trung Quốc tháng 9/1997. Vì lý do đó, sự phản đối của Trung Quốc phải được phản ánh trong phương châm mới., Nhật, tuy là một đồng minh của Mỹ, không muốn bị lôi kéo vào một cuộc tranh giành bá quyền giữa Trung Quốc và Mỹ, nhận thấy căng thẳng tăng lên ở Đông Bắc Á và những cơ hội ở phía trước đối với những thành quả kinh tế ở Trung Quốc. Thậm chí trong cuộc chiến tranh lạnh Nhật cảnh giác chống lại kịch bản tồi tệ nhất trong đó họ có thể trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công hạt nhân từ Liên Xô. Sự tính toán mang tính chiến lược của Nhật có thể là một giải pháp hai mặt thận trọng, trong đó Nhật có thể một mặt gây sứ ép đối với Trung Quốc trừ một cuộc phong tỏa toàn bộ dưới lá chắn của các cuộc hành quân khu vực chung giữa Nhật và Mỹ như được kêu gọi khỏi phương châm an ninh Mỹ-Nhật và mặt khác, vẫn tiếp tục quan hệ hợp tác tiềm tàng với Trung Quốc trong một giới hạn nhất định. 3.2.4. Triển vọng cho cơ cấu an ninh Đông Bắc Á trong tương lai. Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc là theo đuổi hai mục tiêu hình như không thích hợp với nhau: Kiềm chế ảnh hưởng đang được mở rộng của Trung Quốc trong khu vực đồng thời tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Nhật cũng đã chấp nhận một cách thận trọng và dần dần vai trò ngày càng tăng với Mỹ bảo đảm sự tiếp cận an toàn các tuyến đường biển quan trọng. Hơn nữa, Nhật đã tăng cường vai trò của mình như một căn cứ yểm trợ hậu cứ bằng cách giúp Mỹ ngăn chặn Trung Quốc áp đảo Đài Loan, nó hành động như một khu đệm trong quan hệ Trung - Nhật; không cho Trung Quốc làm gián đoạn đường hàng hải ở Đông Nam Á và kiềm chế ảnh hưởng đang mở rộng của Trung Quốc trong khu vực. Đặc biệt, Nhật ủng hộ một vai trò được mở rộng cho hải quân của lực lượng phòng vệ của mình ra những khu vực khác ngoài phạm vi lãnh thổ của Nhật với niềm tin rằng nó phục vụ cho lợi ích của Nhật bổ sung khả năng chiến đấu của các lực lượng hải quan và không quân Mỹ trong tình huống xuất hiện khoảng trống quyền lực trong khu vực do việc triển khai lại lực lượng của Mỹ tới Trung Đông hoặc những điểm rối ren khác. Vì như vậy góp phần tăng cường phát triển sức mạnh toàn cầu và tính linh hoạt của các lực lượng Mỹ. Điều này báo trước sự xuất hiện của sự giám sát khu vực phối hợp, một lực lượng chung được tạo ra bằng bổ sung khả năng yểm trợ hậu cứ của Nhật và vai trò phụ trợ của hải quân lực lượng phòng vệ Nhật Bản đối với hải quân Mỹ trong trường hợp cùng một lúc nổ ra các cuộc xung đột khu vực ở nhiều địa điểm. Mỹ có thể hy vọng rằng điều này sẽ tăng cường'chiến lược của họ nuôi dưỡng một môi trường "cam kết ", dẫn đến "mở rộng" các cơ hội dân chủ, kinh tế thị trường ở Tây Thái Bình Dương. Nói một cách khác, Nhật đang tăng cường hỗ trợ cho các lực lượng của Mỹ đóng ở Nhật Bản theo hiệp ước an ninh sau chiến tranh và qui chế thỏa thuận về các lực lượng tới mức mà sự hỗ trợ đó sẽ được mở rộng thậm chí đến các lực lượng của Mỹ được đưa tới khu vực khác. Như vậy, trong một cuộc nỗ lực để không phương hại đến lợi ích quốc gia của mình cụ thể là kiềm chế các mối đe dọa an ninh đối với an ninh khu vực và quan hệ kinh tế của họ đối với Trung Quốc, Nhật đang tìm cách xét lại chính sách an ninh khu vực của mình bằng cách chấp thuận những yêu cầu của Mỹ, trừ việc thiết lập hệ thống phòng thủ chung theo kiểu NATO rất có thể làm cho Trung Quốc tức giận. Chương 4: PHÂN TÍCH PHƯƠNG CHÂM PHÒNG VỆ MỚI NHẬT- MỸ Sau một năm rưỡi trù tính và đàm phán, ngày 23/9/1997 chính phủ Mỹ và chính phủ Nhật Bản đã công bố "Phương châm chỉ đạo hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ" sau khi đã được sửa đổi. Do phương châm mới này đi ngược lại với trào lưu thời đại, thiếu cơ sở dân ý, khiến hợp tác phòng vệ Nhật- Mỹ có thay đổi to lớn, sẽ mang lại ảnh hưởng tiêu cực cho an ninh của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương , vì thế làm cho các nước chung quanh Nhật Bản; và trong nước Nhật Bản lo lắng và phê phán mạnh mẽ. 4.1. Sự thay đổi mới trong hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ Trong quá trình sửa đổi và sau khi công bố phương châm mới, Nhật Bản đã nhiều lần giải thích nhằm xoa dịu những lời chỉ trích và tâm trạng lo lắng của nhân dân trong nước và của các nước xung quanh, rằng phương châm mới không thay đổi "Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ" và khung cơ bản mà các hiệp nghị hữu quan đã xác định, và tuân thủ nguyên tắc "Chuyên về phòng vệ". Nhận xét nội dung phương châm phòng vệ mới này, thấy rằng nhiều mặt đã phá vỡ những hạn chế nói trên. Mở rộng khu vực phòng vệ Nhật - Mỹ . Theo qui định của "hiệp ước bảo an Nhật -Mỹ" năm 1960, khu vực phòng vệ chung giữa Nhật Bản và Mỹ được giới hạn nghiêm ngặt trong phạm vi 200 hải lý lấy lãnh thổ Nhật Bản làm trung tâm và 3 eo biển Tsugaru, Tsushima và Soya; "Phương châm hợp tác phồng vệ Nhật -Mỹ" công bố năm 1978 qui định vùng "Viễn Đông" không bao gồm Trung Quốc và Triều Tiên. Nhưng lần sửa đổi này đã mở rộng khu vực phòng vệ chung đến "khu vực xung quanh Nhật Bản". Chính phủ Nhật Bản tuyên bố, "khu vực xung quanh Nhật Bản "biến đổi theo tình hình quốc tế, sẽ bao gồm cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thậm chí còn bao gồm cá Ấn Độ Dương, vịnh Ba Tư. Cần đặc biệt chỉ ra rằng, trong quá trình sửa đổi phương châm hợp tác phòng vệ, các quan chức cao cấp như chánh văn phòng nội các và ngoại trưởng Nhật Bản đã nhiều lần tuyên bố phạm vi hợp tác phòng vệ Nhật- Mỹ bao gồm cả Đài Loan, Sau khi bị chỉ trích mạnh mẽ của dư luận trong ngoài nước, chính phủ Nhật Bản thay đổi cách nói, rằng phương châm mới không hoạch định phạm vi phòng vệ trên "khaí niệm địa lí", mà là "quan tâm tới tính chất sự việc", về thực chất, phương châm hợp tác phòng vệ mới này vẫn đưa Đài Loan - vào trong phạm vi hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ. Đây là hành động can thiệp vào công việc nội bộ nước khác trên: danh nghĩa hợp tác quân sự song phương. Thử hỏi rằng, nếu hai nước Mỹ , Nhật Bản cho rằng khu vực nào đó "xung quanh Nhật Bản" xuất hiện "tình hình khẩn cấp", khu vực này sẽ trở thành ''khu vực trong phạm vi phòng vệ" của hai nước Nhật -Mỹ ,thì làm gì có chuẩn tắc quốc tế nữa. Quân đội Nhật Bản chuyển từ loại hình chuyên về phòng thủ sang hướng ra bên ngoài. Hiến pháp Nhật Bản qui định rõ ràng rằng Nhật Bản vĩnh viễn từ bỏ biện pháp "sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp quốc tế". 'phương châm hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ" năm 1978 qui định hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ chỉ được sử dụng khi Nhật bị tấn công vũ trang, còn khi tình hình khu vực Viễn Đông bên ngoài Nhật Bản có ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh của Nhật Bản, thì Nhật Bản chỉ cung cấp điều kiện cho quân Mỹ. Còn phương châm mới qui định hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ không chỉ sử dụng phù hợp khi Nhật Bản bị tiến công vũ trang, mà còn sử dụng khi xung quanh Nhật Bản có vấn đề xảy ra. Khi tình hình xung quanh có ánh hưởng lớn đối với Nhật Bản, quân đội Nhật Bản sẽ làm các nhiệm vụ như gỡ mìn, trinh sát theo dõi, cứu viện nhân đạo, dị chuyển kiều dân và viện trợ cho quân đội Mỹ. Điều đó hiển nhiên đã phá vỡ phương châm hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ năm 1978 và hiến pháp của Nhật Bản, làm cho trọng điểm của hợp tác phòng vệ giữa hai nước chuyển từ hợp tác phòng vệ trên lãnh thổ Nhật Bản sang hợp tác phòng vệ xung quanh Nhật Bản khi "có sự kiện", làm cho quân đội Nhật Bản chuyển từ phòng vệ lãnh thổ sang phát huy vai trò quân sự "ỏ khu vực ngoài biên giới", chuyển từ loại hình chuyên về phong thủ sang hướng ra bên ngoài. Phá vỡ nguyên tắc "chuyên về phòng vệ". Sau Chiến tranh thế giới thứ II, quân đội Nhật Bản luôn tuân thủ nguyên tắc " chuyên về phòng vệ" chỉ đánh trả khi bị tiến công tác chiến trên lãnh thổ của Nhật Bản và tác chiến biển gần , tác chiến trên không ở gần biên giới , không tấn công căn cứ của đối phương, không phản kích chiến lược và trinh sát chiến lược đối với đối phương. Thông qua sửa đổi lần này, quân Nhật có thể làm nhiệm vụ chi viện quân Mỹ tác chiến trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, từ đó phá vỡ nguyên tắc "chuyên về phòng vệ". Vi phạm hiến pháp Nhật Bản về việc cấm thi hành quyền tự vệ tập đoàn. Lần sửa đổi này, xung quanh vấn đề hợp tác quân sự Mỹ - Nhật khi khu vực xung quanh Nhật Bản "có vấn đề", đã đưa ra hơn 40 hạng mục hợp tác, từ đó đã phá vỡ qui định về việc cấm thi hành quyền tự vệ tập đoàn. Chính phủ Nhật Bản nêu rõ, sẽ đưa ra các luật định và hoàn thiện pháp luật về giải quyết những vấn đề này. Được biết Đảng Tự Do Dân Chủ dự định trình lên quốc hội luật về "khi Nhật Bản có vấn đề Ngày 29/9, tai hội nghị về đảm bảo an ninh, chính phủ Nhật Bản đã chính thức quyết định sửa đổi luật đội tự vệ. Hiện nay , trong quốc hội Nhật Bản , bầu không khí lập pháp về những vấn đề xung quanh Nhật Bản đang tăng lên nguyên nhân Mỹ - Nhật sửa đổi phương châm hợp tác phòng vệ. Về vấn đề sửa đổi phương châm hợp tác phòng vệ, hai bên Mỹ và Nhật có những nhu cầu riêng cửa mình. Về phía Mỹ, có những mục tiêu chủ yếu sau: Một là, ngăn chặn khuynh hướng ly tâm của Nhật Bản. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, vai trò của biện pháp quân sự trong công việc quốc tế đã giảm xuống, mọi người hoài nghị về tính tất yếu của hợp lác phòng vệ Mỹ -Nhật, khuynh hướng ly tâm của Nhật Bản tăng lên, những lời kêu gọi đòi giảm bớt căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản ngày càng tăng lên. Trong khi tiến hành diễn tập mô phỏng quản lí cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực đảm bảo an ninh của Nhật Bản, Sở nghiên cứu Nhật Bản của trường đại học vật lí Massachuset / Mỹ đã rút ra kết luận như sau: Sau năm 2008, nước Mỹ bị buộc phải thực hiện chính sách bảo đảm an ninh không có đồng minh Mỹ - Nhật. Do vậy, Mỹ muốn thông qua sửa đổi "phương châm hợp tác phòng vệ Mỹ - Nhật" để củng cố quan hệ đồng minh quân sự với Nhật Bản, ngăn chặn khuynh hướng ly tâm của nước này, tiếp tục duy trì lực lượng quân sự to lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhằm khi "có vấn đề" ở châu Á -Thái Bình Dương thì kéo Nhật vào can thiệp quân sự cùng với Mỹ, lấy đó để ngăn chặn và đe dọa các nước châu Á -Thái Bình Dương . Hai là, để Nhật Bản chia sẻ nhiều hơn nữa chi phí cho quân Mỹ đóng ở Nhật Bản. Thông qua sửa đổi phương châm hợp tác phòng vệ, Mỹ sẽ yêu cầu Nhật Bản tăng thêm chi phí cho quân Mỹ đóng trên đất Nhật dưới nhiều hình thức. Ba là, mượn lực lượng của Nhật Bản để bảo vệ quyền lợi của Mỹ ở châu Á- Thái Bình Dương. Sau chiến tranh lạnh, tuy Châu Âu vẫn là trọng điểm chiến lược của Mỹ, nhưng khu vực châu Á -Thái Bình Dương ngày càng trể nên quan trọng đối với Mỹ, tổng kim ngạch mậu dịch của Mỹ đối với khu vực này đã chiếm trên 40% tổng kim ngạch mậu dịch của Mỹ. Để củng cố và mở rộng lợi ích chính trị, kinh tế của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, nước Mỹ vẫn coi trọng vai trò của biện pháp quân sự. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ W. COHEN nói, trọng tâm kinh tế thế giới đang chuyển dần sang khu vực châu Á -Thái Bình Dương và do lợi ích kinh tế của Mỹ ở khu vực này, nên ông đã đặt trọng điểm công tác vào trong mối quan hệ an ninh giữa Mỹ và khu vực châu Á- Thái Bình Dương, chú trọng chính sách dùng sức mạnh quân sự để duy trì sự có mặt của Mỹ ở khu vực. Có thể thấy rằng, nước Mỹ muốn thông qua sửa đổi phương châm hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật để Nhật Bản phát huy vai trò to lớn hơn nữa về quân sự, nhờ Nhật Bản bảo vệ lợi ích chính trị, kinh tế của mình ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Bốn là nhằm thi hành chiến lược toàn cầu của chủ nghĩa bá quyền. Đối với Mỹ, sửa đổi phương châm hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật, không chỉ đơn thuần nhằm bảo vệ lợi ích của họ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mà còn là một khâu quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ sau chiến tranh lạnh. Nước Mỹ mưu toan thông qua "sửa đổi" ở khu vực châu Á-Thái Bình. Dương, mở rộng sang phía Đông của châu Âu, để tăng cường khống chế các khu vực khác và các công việc quốc tế, các tổ chức quốc tế, củng cố địa vị siêu cường duy nhất của mình, thiết lập thế giới đơn cực dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Về phía Nhật Bản, sửa đổi phương châm hợp tác phòng vệ Nhật Mỹ là nâng cao vị thế quốc tế của Nhật Bản. Nhật mưu tính thông qua việc sửa đổi này, từng bước thay đổi quan hệ chủ tớ (trong quan hệ với Mỹ) và vị trị nước bại trận trước đây của họ, nâng cao ảnh hưởng quốc tế để phát triển hơn nữa nền kinh tế, dành vị trí nước lớn về chính trị, từ đó đặt cơ sở cho việc thực hiện nước lớn về quân sự. Hai là, tạo ra cơ sở cho Nhật sử dụng lực lượng quân sự can thiệp vào công việc quốc tế. Ba là lợi dụng Mỹ để kìm chế, ngăn chặn Triều Tiên, Trung Quốc, Nga. 4.2. Ảnh hưởng của việc Mỹ, Nhật Bản sửa đổi phương châm hợp tác phòng vệ. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình chính trị ở khu vực châu Á- Thái Binh Dương tương đối ổn định, kinh tế phát triển nhanh chóng, cục diện an ninh được cải thiện đáng kể. Mưu cầu hòa bình, phát triển và ổn định đã trở thành xu hướng chủ yếu ở khu vực này. Cơ chế an ninh châu Á - Thái Bình Dương được thiết lập trên cơ sở hiệp thương bình đẳng, đang ở trong giai đoạn mò mẫm và hình thành. Năm lực lượng lớn chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc , Nga và ASEAN kìm chế lẫn nhau, có lợi cho việc nhanh chóng hình thành cục diện khu vực đa cực hóa, ổn định. Trong tình thế mới này, đồng minh quân sự Mỹ - Nhật - sản phẩm của thời kỳ chiến tranh lạnh tất yếu không tồn tại, nhưng hai nước Mỹ, Nhật giữ tư duy chiến tranh lạnh, mưu toan thông qua việc sửa đổi phương châm hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ để nhấn mạnh đồng minh quân sự giữu hai nước, điều này rõ ràng đi ngược lại với trào lưu thời đại. Việc sửa đổi phương châm hợp tác phòng vệ cũng đem lại ảnh hưởng tiêu cực cho nền an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, không có lợi cho việc hòa bình và ổn định của khu vực này. Trong quá trình sửa đổi phương châm hợp tác phòng vệ, hai nước Mỹ, Nhật Bản ngầm nhấn mạnh ngăn chặn Trung Quốc, Triều Tiên, Nga, tuyên bố khi "xảy ra vấn đề" thì Mỹ, Nhật Bản phải can thiệp quân sự. Cách làm này sẽ đầu độc bầu không khí hòa dịu của khu vực châu Á- Thái Bình Dương, phá hoại hòa bình ổn định của khu vực này. Sửa đổi phương châm hợp lác phòng vệ bất lợi cho việc xây dựng cơ chế an ninh châu Á - Thái Bình Dương trên cơ sở nguyên tắc hợp thương bình đẳng. Thông qua sửa đổi phương châm phòng vệ, Mỹ, Nhật Bản nhấn mạnh đồng minh quân sự giữa hai nước, làm cho hợp tác phòng vệ song phương bước vào thời kỳ mới. Đồng minh quân sự mà hai nước nhấn mạnh, mang tính cường quyền, tính can thiệp và tính bài xích rõ rệt vì vậy bất lợi cho việc thiết lập quan hệ hiệp thương bình đẳng, tin tưởng lẫn nhau giữa các nước châu Á- Thái Bình Dương, cũng không có lợi cho việc thiết lập cơ chế an ninh ở khu vực trên cơ sở nguyên tắc này. Sau Chiến tranh lạnh, để thực hiện mục tiêu lớn về chính trị, Nhật Bản tăng cường coi trọng vị trí và vai trò của lực lượng quân sự, nhấn mạnh việc xây dựng lực lượng quân sự tương xứng với địa vị nước lớn kinh tế, nhằm phát huy vai trò to lớn hơn trên trường quốc tế. Phương châm hợp tác phòng vệ mới đã tạo cơ sở cho Nhật Bản phát huy vai trò quân sự ngày càng lớn hơn nữa trên vũ đài quốc tế, sử dụng lực lượng quân sự can thiệp vào công việc quốc tế, nuôi dưỡng khuynh hướng chủ nghĩa quân phiệt cửu Nhật bản. Việc Nhật Bản và Mỹ sửa đổi "phương châm hợp tác phòng vệ" đã vấp phải sự phản đối gay gắt của các nước xung quanh Nhật Bản. Đại sứ 9 nước ASEAN yêu cầu Nhật làm rõ phạm vi địa lí mà "phương châm hợp tác phòng vệ" sau khi sửa đổi đảm nhiệm. Một quan chức bộ ngoại giao Thái Lan nói, Thái Lan không muốn thấy vai trò hiện tại của Nhật Bản có bất kỳ thay đổi nào. Ông nhấn mạnh: "Nhật muốn phát huy vai trò ở châu Á vượt quá qui định của hiến pháp nước mình, thì cần phải thông qua quyết định của diễn đàn các nước ASEAN, diễn đàn này là nơi thông qua đối thoại để giải quyết tranh chấp vũ trang khu vực". Báo chí Singapore nêu rõ, hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ là sản phẩm của thời kỳ chiến tranh lạnh. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, hợp tác phòng vệ Nhật – Mỹ càng được mở rộng, để Nhật đóng vai trò có tầm quan trọng hơn tất sẽ gây ra những phản đối của dư luận quốc tế. Sự khác biệt lớn nhất giữa phương châm hợp tác phòng vệ cũ và mới là; phương châm cũ qui định khi "Nhật gặp phải vấn đề" thì mới cùng nhau hành động. Nhưng phương châm mới lại qui định khi "xung quanh Nhật Bản có vấn đề" thì Nhật cũng có thể tham gia hành động hiệp đồng, như vậy hành động quân sự của Nhật đã được mở rộng ra ngoài nước. Do nguyên nhân lịch sử, Nhật mở rộng vai trò quân sự của mình, tất sẽ gây nên sự chú ý của các nước trong khu vực, đặc biệt là sau khi phương châm phòng vệ này mở rộng sang cả eo biển Đài Loan, thì lẽ đương nhiên sẽ gây ra sự phản đối gay gắt của Trung Quốc. Điều này rất không có lợi cho sự ổn định và hoà bình của khu vực. Nếu Nhật Bản muốn thiết lập một hệ thống phồng ngự riêng cho mình thì chẳng ai phản đối làm gì. Thế nhưng, khi Nhật mở rộng hệ thống phòng ngự ra bên ngoài lãnh thổ của mình thì không thể không gây ra sự cảnh giác của các nước xung quanh, vì những nước này từng bị Nhật xâm lược, đã từng là vật hy sinh của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, điều tất nhiên càng phải quan tâm là ngày nay chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản đang có xu hướng ngóc đầu dậy. ASEAN là một tổ chức tập thể của khu vực, có quyền quan tâm đến những hành động của Nhật, đồng thời muốn biết rõ ràng những động hướng và ý đồ của Nhật. Thông tấn xã Hàn Quốc bình luận, các nước châu Á còn nhớ rõ những khổ đau mà Nhật gây ra cho họ trong chiến tranh thế giới lần II, vì vậy họ lo ngại Nhật mở rộng vai trò của lực lượng vũ trang. Một bài báo đăng trên từ Rodong Shimbun của Triều Tiên viết, hai nước Nhật, Mỹ đã biến liên minh Nhật - Mỹ thành công cụ để đối phó với khu vực và các nước khác. Báo chí Nga đăng bài nêu rõ, cần phải cảnh giác liên minh quân sự Nhật - Mỹ trở thành NATO của Thái Bình Dương, hy vọng thủ tướng Nhật Bản Hashimoto coi trọng sự cảnh cáo của các nước đã từng chịu đau khổ mà chủ nghĩa quân phiệt Nhật đã gây ra cho họ trong chiến tranh thế giới thứ II. Người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc nêu rõ, việc nhấn mạnh đồng minh quân sự, mở rộng hợp tác quân sự là đi ngược lại với trào lưu thời đại. Trong vấn dề hợp tác an ninh, Nhật, Mỹ nên hành động thận trọng, nghiêm khắc hạn chế trong phạm vi của hai bên, không được gây ra những việc làm cho các nước xung quanh phải lo ngại, hy vọng Nhật rút ra được bài học kinh nghiệm trong chiến tranh thế giới lần thứ II, kiên định đi theo con đường phát triển hòa bình. Phương châm hợp tác mới này cũng bị dư luận trong nước Nhật Bản lên án mạnh mẽ. Được biết, sau khi phương châm mới ra đời, một số đoàn thể và chính đảng của Nhật đã rầm rộ diễn thuyết hoặc tổ chức mít tin phản đối phương này. Họ cho rằng đây là bước đi mà Nhật dấn thân vào nguy hiểm. Đảng Xã Hội Dân Chủ Nhật Bản tỏ ra lấy làm tiếc về phương châm mới không rõ ràng trong việc gạt bỏ Đài Loan ra ngoài phạm vi thích hợp của phương châm hợp tác phòng vệ. Đảng này cho rằng không hạn chế phạm vi địa lý sẽ có nguy hiểm là mở rộng vô hạn "phạm vi thích hợp'' của phương châm hợp túc phòng vệ mới. Tờ Rodong Shimbun viết, thực chất của phương châm hợp tác phòng vệ mới là kéo Nhật bản vào chiến lược châu Á- Thái Bình Dương của Mỹ, khiến đội tự vệ của Nhật Bản tham gia vào hành động nhằm vào các nước thứ 3 dưới chiêu bài chi viện cho quân Mỹ. Một số tổ chức xã hội khác cũng tiến hành mít tinh, phản đối phương châm hợp tác mới này, ngày 23/09 có tới 1200 ngươi diễu hành, kháng nghị xung quanh Cục phòng vệ Nhật Bản . Một số đoàn thể và nhân dân ở các thành như Naha, Nugasaki, Kobe cũng rầm rộ phản đối việc Nhật Bản cung cấp một số bến cảng và sân bay cho quân Mỹ làm căn cứ quân sư. Theo kết quả thăm dò dư luận do tờ Mainichi Shimbun/ Nhật bản tiến hành trong tháng 9 năm nay. Cho thấy có hơn 37% số người phản đối việc sửa đổi "phương châm hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ", số người ủng hộ chỉ chiếm 18%, nhưng có rất nhiều người nói rằng "không biết" hoặc không trả lời. Điều này cho thấy, ở ngay Nhật Bản, việc sửa đổi phương châm hợp tác phòng vệ cũng không được sự đồng tình của đông đảo quần chúng nhân dân. PHẦN KẾT LUẬN Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã thay đổi to lớn, một cục diện mới xuất hiện trong tình thế an ninh quân sự. Quan hệ giữa Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga, ASEAN bắt đầu được điều chỉnh tòan diện. Mỹ cho rằng một loạt thách thức đối lợi ích an ninh cửa Mỹ vẫn tồn tại. Hai vấn đề lớn hoặc hai mối đe dọa lớn mà Washington quan tâm nhất là các vụ rối ren mang tính chất khu vực và chạy đua phổ biến hạt nhân. Họ cho rằng các mối đe dọa chạy đua phổ biến hạt nhân đang tồn tại ở Nam Á và bán đảo Triều Tiên, họ cũng lo ngại Trung Quốc va Nga xuất khẩu vũ khí ồ ạt. Tình hình căng thẳng đang tăng lên quanh biển Nhật Bản. TôKyô lo lắng, Sách trắng hàng năm của Cục phòng vệ, được xuất bản hồi tháng 7 năm 1993 nhấn mạnh đến mối đe dọa của Bắc Triều Tiên và những mối lo ngại về an ninh khác với một giọng điệu chưa thấy trước đây. Trong quá khứ, cục này chủ yếu tập trung vào mối đe dọa giữa các lực lượng của Liên Xô cũ. Vụ thử tên lửa tầm trung mới Rodong - 1 vào cuối tháng 5, của Bình Nhưỡng đã gây sửng sốt trong Cục phòng vệ. Tên lửa Rodong-2, có thể sử dụng vào năm 1995, với tầm xa 1300km, có thể khống chế toàn bộ nước Nhật. Cả hai đều được cho là có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hay vũ khí vi trùng. Bắc Triều Tiên không phải là mối đe dọa duy nhất được Nhật Bản công nhận. Vụ nổ hạt nhân gần đây của Trung Quốc nhắc nhở đến sức mạnh của họ. Sách trắng của Cục phòng vệ lưu ý rằng Bắc Kinh đang hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của họ nhất là lực lượng không quân và hải quân. Sách trắng cho biết "nhịp độ tuy từ từ, nhưng nó đang hút sự chú ý của các nước láng giềng". Chính từ những mối đe dọa những lợi ích của Nhật và Mỹ mà hai nước này đã hợp tác chặt chẽ với nhau để cùng có lợi. Dựa vào liên minh với Mỹ, Nhật Bản được Mỹ bảo vệ về quân sự, viện trợ kinh tế, được thâm nhập vào thị trường Mỹ,... Như vậy, đối với Nhật Bản việc đi với Mỹ có lợi hơn nhiều so với tự lực phát triển, là nước thiếu nguyên liệu lại bị chiến tranh tàn phá, Nhật Bản nếu tự lực phát triển không thể đạt được tiến bộ và trở thành cường quốc kinh tế như hiện nay. Chính sách của Mỹ trong quan hệ với Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ II phản ánh chiến lược toàn cầu của Mỹ thực hiện cuộc Chiến tranh lạnh nhằm cô lập và tiến tới xóa bỏ hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa. Đối với Mỹ, duy trì được một lực lượng mạnh trên " chiếc tàu sân bay không thể bị đánh chìm" này có ý nghĩa chiến lược tối quan trọng kìm chế các; siêu cường Cộng Sản cũng như kiểm soát an ninh trong khu vực. Năm 1996, Clinton và thủ tướng Nhật Hashimoto đã ký kết một tuyên bố chung xác nhận tầm quan trọng của liên minh quân sự giữa hai nước để bảo đảm an ninh và thịnh vượng cho khu vực châu Á Thái Bình Dương. Hai bên cam kết hợp tác chặc chẽ trong lĩnh vực quốc phòng, đặc biệt chế tạo chiếc máy bay chiến đấu Mỹ - Nhật kiểu F-2. Mở đầu cho tuyên bố chung liên kết cho nền hòa bình, an ninh thế kỷ 21, Hoa Kỳ và Nhật Bản cho biết hai nước hãnh diện trước sự đóng góp sâu xa và tích cực mà mối quan hệ giữa hai nước này mang đến cho nền hòa bình thế giới và sự ổn định thịnh vượng trong khu vực. Hai chính phủ Mỹ và Nhật sẽ tăng cường trao đổi trong lĩnh vực công nghệ và trang thiết bị; đồng thời cùng nhau ngăn ngừa việc phát triển các loại vũ khí có sức phá hủy trên qui mô lớn. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh đến lời cam kết của Hoa Kỳ bảo vệ Nhật Bản cũng như bảo vệ nền hòa bình và an ninh khu vực châu Á - Thái Binh Dương. Ngoai ra, Mỹ- Nhật còn nhấn mạnh đến vai trò của Trung Quốc trong thế ổn định và thịnh vượng của khu vực - trong bối cảnh ấy cả Mỹ và Nhật đều cần phát triển hợp tác với Trung Quốc. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, khu vực châu Á- Thái Bình Dương trở thành khu vực sôi động nhất trên thế giới với sự tập trung của các lực lượng quân sự, kể cả các kho vũ khí nguyên tử với các tranh chấp lãnh thổ chưa dược giải quyết và các tranh chấp khu vực đang ngấm ngầm. Trên cơ sở đó, Mỹ - Nhật sẽ phối hợp đường lối, phối hợp kiểm soát việc trang bị cũng như giải trừ vũ khí, kể cả việc thúc đẩy những cuộc thảo luận về hiệp ước cấm toàn bộ các vụ thử nghiệm nguyên tử. TÀI LIỆU THAM KHẢO -Sách Quan hệ Mỹ- Nhật sau thời kỳ Chiến tranh lạnh - PTS Ngô Xuân Bình" Cán Bộ nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ- Nhà xuất bản khoa học Xã hội năm 1995. Tài liệu tham khảo dặc biệt ngày 19/12/94. Tài liệu tham khảo dặc biệt ngày 25/06/99. Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 15/11/98. Tài liệu tham khảo đặc biệl ngày 22/04/96. Tạp chí "quân sự thế giới" /Trung quốc 12/97. Tài liệu tham khảo đặc biệt 03/11/93. Tạp chí Korea Pocus 11/11/97. Tài liệu tham khảo đặc biệt 27/05/99 Tài liệu tham khảo đặc biệt 24/12/94 Tài liệu tham khảo đặc biệt 14/10/94 Tài liệu tham kháo đặc biệt 14/04/97 Tài liệu tham khảo dặc biệt 17/09/94 Tài liệu tham khảo đặc biệt 18/07/94 Tài liệu tham khảo đặc biệt 22/12/94 Tài liệu tham khảo đặc biệt 09/11/96 Tài liệu tham khảo đặc biệt 20/07/90 Tài liệu tham khảo đặc biệt 10/12/93 Tài liệu tham khảo đặc biệt 23/11/94 Tài liệu tham kháo dặc biệt 19/04/94 Tài liệu tham khảo đặc biệt 19/07/90 Tài liệu tham khảo đặc biệt 21/07/94

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_he_an_ninh_my_nhat_thoi_hau_chien_tranh_lanh_1992_1999_7189.pdf
Luận văn liên quan