Cần phải nhận thức rõ ràng rằng, sức cạnh tranh của nền kinh tế nằm ở sự
đúng đắn, phù hợp của chính sách thƣơng mại quốc tế, đảm bảo đem lại những
đóng góp cho thế giới, tạo đƣợc sự tín nhiệm đối với bạn hàng quốc tế, giới thiệu
đƣợc những sản phẩm, dịch vụ, thƣơng hiệu ngang tầm thế giới. Tóm lại, chúng ta
phải biết rõ và có sự đồng thuận cao về Việt Nam sẽ đi về đâu, sẽ đóng vai trò gì
trong thế giới đang biến đổi ngày một nhanh chóng và đa dạng nhƣ hiện nay. Chỉ
khi giành đƣợc thế chủ động và hội nhập có hiệu quả, chúng ta mới có thể tranh
thủ lợi thế, hạn chế tác động tiêu cực trong hoạt động thƣơng mại quốc tế, đồng
thời có khả năng tác động vào tiến trình toàn cầu hóa kinh tế hiện nay.
114 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2323 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ thương mại trung quốc - Mỹ latinh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thƣờng trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khoá 2008-
2009. Lãnh đạo ba nƣớc này cũng khẳng định sẵn sàng tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp và hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trƣờng của họ và làm cửa ngõ vào thị
trƣờng Nam Mỹ nói chung.
Mới đây nhất, từ ngày 24/5/2007, Tổng bí thƣ Nông Đức Mạnh đã có chuyến
thăm chính thức tới 4 nƣớc Mỹ Latinh là Chile, Brazil, Venezuela và Cuba. đây là
chuyến thăm đầu tiên tới một loạt quốc gia Mỹ Latinh của một Tổng Bí thƣ Đảng
Cộng sản Việt Nam. Chuyến thăm lần này của Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh là
nhằm triển khai đƣờng lối đối ngoại của Đảng sau Đại hội Đảng lần thứ X, nhằm
thắt chặt hơn nữa quan hệ truyền thống tốt đẹp với Cuba; thúc đẩy quan hệ hợp tác
nhiều mặt với Chile, Brazil và Venezuela, qua đó mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp
83
tác bình đẳng và cùng có lợi với các nƣớc Mỹ Latinh. Chuyến thăm góp phần đƣa
các mối quan hệ quốc tế đã đƣợc thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững và phù
hợp với xu thế lớn của thế giới: hoà bình, hợp tác và phát triển. Dƣ luận trong nƣớc
và quốc tế mong đợi những kết quả tốt đẹp của chuyến thăm này sẽ mang lại
những xung lực mới, những định hƣớng quan trọng trong phát triển quan hệ giữa
Việt Nam với Cuba, Brazil, Venezuela và Chile, cũng nhƣ với các nƣớc khác trong
khu vực Mỹ Latinh.
Tuy nhiên, cho đến nay, quan hệ kinh tế thƣơng mại đƣợc coi là trọng tâm
của hợp tác giữa Việt Nam và các nƣớc Mỹ Latinh vẫn còn ở mức khiêm tốn so
với tiềm năng và nhu cầu của mỗi nƣớc. Chẳng hạn, quan hệ thƣơng mại song
phƣơng với Chile vẫn ở mức rất thấp tuy đã tăng trƣởng liên tục, từ mức gần 19
triệu USD năm 2000 lên hơn 60 triệu USD năm 2004 và năm 2005 đạt khoảng 108
triệu USD. Các sản phẩm may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ, cà phê, gạo của
Việt Nam có rất nhiều triển vọng mở rộng thị trƣờng ở Chile. Với Brazil, quan hệ
thƣơng mại giữa hai nƣớc cũng đang có chiều hƣớng phát triển mạnh. Theo Đại sứ
Brazil, Alcides Parates, xuất khẩu của Brazil sang Việt Nam năm 2001 mới chỉ đạt
11,5 triệu USD, thì năm 2003 đã đạt 25 triệu USD. Nhập khẩu từ Việt Nam từ mức
17,7 triệu USD năm 2001 lên 22,1 triệu USD năm 2003. Còn với Argentina, kim
ngạch thƣơng mại hai chiều cũng tăng liên tục từ 11,53 triệu USD năm 1995 lên
32,4 triệu USD năm 1998; 43,6 triệu năm 1999 và 64,5 triệu USD năm 2002, trong
đó Argentina thƣờng nhập siêu. Năm 2002, Việt Nam xuất sang Argentina 14,3
triệu USD và nhập 35,9 triệu USD; năm 2003 xuất khẩu của Việt Nam đạt 16 triệu
USD. Argentina nhập của ta chủ yếu là hàng tiêu dùng (giầy dép, quần áo, đồ da,
đồ chơi, đồ gốm sứ), phụ tùng máy móc (nồi hơi), nguyên vật liệu (cao su) và xuất
sang ta chủ yếu là nguyên liệu (gang, thép), nông sản (ngô, đậu tƣơng, dầu ăn thực
vật), da và đồ da.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trƣờng khu vực Mỹ
Latin trong năm 2006 bao gồm giày dép chiếm 26,65%, gạo 31,25%, dệt may
7,55%, máy vi tính và linh kiện 1,94%, thuỷ hải sản 1,34%, sản phẩm chất dẻo và
84
gỗ 2,17%... và các hàng hoá khác chiếm khoảng 19,33%. Tổng kim ngạch nhập
khẩu của Việt Nam từ các nƣớc trong khu vực Mỹ Latin năm 2006 ƣớc đạt 627,5
triệu USD, tăng 17,61% so với năm 2005. Nhƣ vậy, Việt Nam nhập siêu khoảng 83
triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu bao gồm: thức ăn và chế biến gia súc
chiếm tới hơn 80% tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu, nguyên phụ liệu dệt may, da và
thuốc lá, hoá chất, tân dƣợc và các loại máy móc thiết bị phụ tùng. Nhìn chung, phần
lớn các mặt hàng nhập khẩu là để phục vụ cho sản xuất trong nƣớc và tái xuất khẩu.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thì gạo luôn là mặt hàng đứng đầu
về trị giá xuất khẩu trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực
Mỹ Latinh, nhất là đối với thị trƣờng truyền thống Cuba. Năm 2005, Việt Nam đã
xuất khẩu đƣợc 600.000 tấn gạo sang Cuba, gồm cả hợp đồng của năm 2004
chuyển sang, tăng 200.000 tấn so với năm 2004, trị giá khoảng 180 triệu USD.
Năm 2006, Tổng công ty Lƣơng thực miền Bắc (Vinafood I) đã ký đƣợc hợp đồng
xuất khẩu gạo sang Cuba là 400.000 tấn với tín dụng của Chính phủ (trả chậm 540
ngày, không tính lãi suất) và theo thoả thuận doanh nghiệp. Theo nhận định của Bộ
Thƣơng mại, tiềm năng Việt Nam có thể xuất tới 1 triệu tấn gạo/năm trong tƣơng
lai bởi gạo vẫn là lƣơng thực chính trong bữa ăn hàng ngày của ngƣời dân Mỹ
Latin, thêm nữa gạo của Việt Nam ngày càng khẳng định đƣợc tính cạnh tranh ở
thị trƣờng khu vực này do giá cạnh tranh và chất lƣợng ổn định. Riêng Cuba mỗi
năm có nhu cầu nhập khẩu từ 500.000 - 600.000 tấn gạo. Bên cạnh đó, hàng giày
dép đã xếp thứ nhất về kim ngạch trong số các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt
Nam vào khu vực này. Đặc biệt ở các nƣớc Panama, Argentina, Brazil, Chilê, Peru
và Venezuela, mặt hàng giày dép luôn luôn là mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị lớn
nhất của Việt Nam. Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2006, Việt Nam đã xuất
108.460.608 USD hàng giày dép vào các thị trƣờng Mỹ Latin, chiếm 21,1% tổng
kế hoạch xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực Mỹ Latinh. Vụ Thị trƣờng châu Mỹ
(Bộ Thƣơng mại) cho rằng Việt Nam có thể chia sẻ thị phần 1 - 2 triệu đôi các loại
giày thể thao, giày vải, dép xăngđan, dép đi biển với giá trị xuất khẩu khoảng 1 -
1,5 triệu USD thông qua hình thức hợp tác sản xuất, giao bán thành phẩm và hoàn
85
thiện tại Cuba. Một ví dụ điển hình là Công ty Giày Hiệp Hƣng đã cung cấp chi
tiết tháo rời (KIT) để hoàn thiện tại Cuba nên năm 2006 đã tung đƣợc vào thị
trƣờng này hơn 630.000 đôi giày, dép các loại. Hàng dệt may là một mặt hàng xuất
khẩu chính của Việt Nam vào khu vực Mỹ Latinh, chỉ đứng sau mặt hàng gạo, giày
dép và cà phê. 10 tháng đầu năm 2006, Việt Nam đã xuất đƣợc 30.923.060 USD
hàng dệt may vào thị trƣờng khu vực này, chiếm 6% tổng kế hoạch xuất khẩu vào
khu vực.
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, các mặt hàng xuất khẩu vào thị
trƣờng Mỹ Latin ngoại trừ các mặt hàng nhƣ gạo, giày dép, dệt may, nông sản, cao
su, máy vi tính, sản phẩm điện tử, túi xách, mũ, sản phẩm chất dẻo, xe đạp phụ
tùng, gỗ và sản phẩm gỗ, đồ gốm sứ, hải sản trong 10 tháng năm 2006 Việt Nam
đã xuất đƣợc trên 78 triệu USD các hàng hoá khác.
Mặc dù giá trị trao đổi thƣơng mại vẫn thấp, song tốc độ tăng trƣởng nhanh
trong thời gian qua hứa hẹn những cơ hội lớn trong quan hệ song phƣơng giữa Việt
Nam và Nam Mỹ. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị
trƣờng truyền thống nhƣ Argentina, Brazil, Cuba và Chile và một số thị trƣờng
mới nhƣ Panama, Venezuela đạt xấp xỉ 348 triệu USD, tăng 12,98% so với mức
308 triệu USD đạt đƣợc cùng kỳ năm 2005. Theo Bộ Thƣơng mại, năm 2007 dự
kiến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng khu vực Mỹ
Latinh ƣớc đạt 650 triệu USD, tăng 20% so với năm 2006. Nhu cầu lớn về hàng
hóa của thị trƣờng khu vực Mỹ Latinh sẽ là cơ hội tốt để hàng hóa Việt Nam thâm
nhập sâu hơn vào thị trƣờng này.
3.2.2 Những đề xuất về chính sách thƣơng mại từ kinh nghiệm
của Trung Quốc
3.2.2.1 Đề xuất về chính sách thương mại quốc tế chung của
Việt Nam
Xây dựng một chính sách thƣơng mại quốc tế có tính chiến lƣợc
Điều đó có nghĩa là khi hoạch định chính sách thƣơng mại quốc tế, cần xác
định rõ các mục tiêu chiến lƣợc trong dài hạn. Đối với chúng ta, mục tiêu cao nhất
86
trong việc phát triển thƣơng mại quốc tế là đƣa Việt Nam trở thành một trong
những quốc gia phát triển trên thế giới, có vị thế cao trong nền kinh tế thƣơng mại
toàn cầu, mở rộng quan hệ chính trị ngoại giao, tạo thế đứng vững chắc của dân tộc
trên trƣờng quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn
nhau giữa các nƣớc sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trƣờng các nƣớc sẽ tác động
mạnh đến thị trƣờng trong nƣớc, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách thƣơng mại
quốc tế đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, tạo cơ sở để nền kinh
tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế đƣợc ảnh hƣởng tiêu cực trƣớc những
biến động trên thị trƣờng thế giới. Với một quốc gia có xuất phát điểm về kinh tế
thấp nhƣ Việt Nam, để có thể chuẩn bị nội lực đầy đủ cho hội nhập, hƣớng chính
sách đối ngoại sẽ phải đảm bảo ủng hộ và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp
trong nƣớc, đảm bảo thời điểm mở thị trƣờng thích hợp để chúng ta có thể chuẩn
bị hạ tầng kinh tế - kỹ thuật chủ động và bền vững.
Để hội nhập với cộng đồng khu vực và thế giới, chúng ta cần phải xây dựng
một chiến lƣợc kinh tế đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt theo nguyên tắc độc lập, tự
chủ, bình đẳng cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, phát
huy các nhân tố tích cực của quá trình phát triển quốc tế để hỗ trợ, tạo điều kiện
thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc đổi mới theo chiều sâu và tăng trƣởng bền vững, làm
nền tảng vật chất cho mục tiêu cuối cùng của thể chế là: xây dựng một vị thế Việt
nam “dân giầu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thực sự trong
con mắt của ngƣời Việt Nam và trong cách nhìn của các đối tác quốc tế trong quan
hệ hiện tại và tƣơng lai.
Trong tiến trình toàn cầu hóa, đƣờng lối đối ngoại đó sẽ đƣợc cụ thế hóa rõ
nét nhất bằng việc tham gia vào các tổ chức kinh tế - chính trị trên thế giới. Việt
Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị quốc tế và khu vực.
Chúng ta đã là thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF),... Ở cấp liên khu vực, chúng ta là thành viên tích cực của Diễn đàn hợp tác
kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), của
87
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... Và sự kiện vô cùng quan trọng là
chúng ta đã chính thức gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO).
Cần phải nhận thức rõ ràng rằng, sức cạnh tranh của nền kinh tế nằm ở sự
đúng đắn, phù hợp của chính sách thƣơng mại quốc tế, đảm bảo đem lại những
đóng góp cho thế giới, tạo đƣợc sự tín nhiệm đối với bạn hàng quốc tế, giới thiệu
đƣợc những sản phẩm, dịch vụ, thƣơng hiệu ngang tầm thế giới. Tóm lại, chúng ta
phải biết rõ và có sự đồng thuận cao về Việt Nam sẽ đi về đâu, sẽ đóng vai trò gì
trong thế giới đang biến đổi ngày một nhanh chóng và đa dạng nhƣ hiện nay. Chỉ
khi giành đƣợc thế chủ động và hội nhập có hiệu quả, chúng ta mới có thể tranh
thủ lợi thế, hạn chế tác động tiêu cực trong hoạt động thƣơng mại quốc tế, đồng
thời có khả năng tác động vào tiến trình toàn cầu hóa kinh tế hiện nay.
Phát huy vai trò và phƣơng thức hỗ trợ gián tiếp của Nhà nƣớc trong
hoạt động thƣơng mại quốc tế
Trong giai đoạn hậu WTO, Việt Nam cần xác định lại vai trò và phƣơng thức
can thiệp hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với tổng thể nền kinh tế và đối với mỗi chủ thể
tham gia hoạt động thƣơng mại quốc tế sao cho vừa hiệu quả, vừa không trái
ngƣợc với quy định của WTO. Các nƣớc phát triển tham gia WTO từ nhiều năm
nên đã tận dụng đƣợc mọi sự linh hoạt đƣợc phép trong khuôn khổ WTO để thực
chất tiếp tục trợ cấp, dù là gián tiếp cho nông nghiệp, nông sản của họ. Nhà nƣớc
cần kết hợp với từng ngành nghề để dự đoán, xác định những mắt xích yếu, dễ bị
tổn thƣơng nhất trƣớc sự gia tăng cạnh tranh khốc liệt cũng nhƣ những lĩnh vực,
mặt hàng, thị trƣờng hứa hẹn nhiều triển vọng phát triển sau khi các cam kết hai
chiều giữa Việt Nam và các thành viên còn lại của WTO bắt đầu có hiệu lực từ
ngày 11/1/2007. Nhƣ vậy, vai trò của Nhà nƣớc sẽ phải vừa mang tính chiến lƣợc
hơn, định hƣớng dài hạn hơn, vừa cần loại hẳn tính bao cấp, tập trung vào đúng
chức năng vai trò, tạo điều kiện chung, đòn bẩy và động lực.[8]
Để đạt đƣợc các mục tiêu của hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), Nhà nƣớc
cần không ngừng tăng cƣờng quản lý hoạt động XNK, hỗ trợ cho sản xuất trong
nƣớc, khuyến khích tích cực thông qua việc đổi mới các chính sách: đơn giản hoá
88
việc cấp giấy phép và cấp hạn ngạch XNK, đổi mới thủ tục thông qua Hải quan,
cải cách hệ thống thuế XNK, đơn giản hoá biểu thuế và giảm chênh lệch giữa các
mức thuế áp dụng; Tạo điều kiện cho các nhà sản xuất ở mọi thành phần kinh tế
đƣợc tiếp cận với thị trƣờng nƣớc ngoài; hỗ trợ khuyến khích đầu tƣ, xây dựng các
cơ sở chế biến hàng xuất khẩu, Bãi bỏ việc phân phối Quota xuất khẩu, thay vào
đó là cơ chế đấu thầu, chuyển nhƣợng quota cho các doanh nghiệp; Tổ chức lại
quy trình tái sản xuất từ khâu sản xuất - chế biến - đàm phán thƣơng mại đến xuất
khẩu hàng hóa, tăng cƣờng việc sử dụng các công cụ xúc tiến tín dụng thƣơng
mại… Bảo hộ một cách hợp lý nền sản xuất trong nƣớc, từng bƣớc hỗ trợ các
ngành và các cơ sở sản xuất phát triển để đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm nƣớc
ngoài ở thị trƣờng trong nƣớc; Ngăn chặn có hiệu quả các hàng hoá có chất lƣợng
thấp, hàng tiêu dùng trốn thuế giá rẻ, hàng đã qua sử dụng thâm nhập thị trƣờng
nội địa qua buôn lậu.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành nghề tham gia XNK
Một thực tế hiện nay là sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên trƣờng
quốc tế vẫn chƣa cao. Xét về các chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế, Việt Nam xếp
thứ 48/53 nƣớc đƣợc xem xét năm 1999, 53/59 nƣớc năm 2000, 60/75 nƣớc năm
2001 ; 65/80 năm 2002 nƣớc tham gia xếp hạng. Năm 2004 giảm 17 bậc so với
năm 2003, năm 2005 giảm tiếp 4 bậc so với năm 2004 trong các nƣớc xếp hạng
(theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới - WEF). Sức cạnh tranh và năng lực
quản lý doanh nghiệp còn yếu, thiếu sự chuẩn bị để ứng phó hiệu quả với quá trình
hội nhập đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Xét tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm
nhƣ giá cả, chất lƣợng, mạng lƣới tổ chức tiêu thụ và uy tín doanh nghiệp thì sức
cạnh tranh của hàng Việt Nam cũng thấp hơn so với các nƣớc trong khu vực và
trên thế giới. Trong khi đó, những lợi thế về nguồn lao động rẻ đang mất dần, vấp
phải sự cạnh tranh của các nƣớc trong khu vực nhất là Trung Quốc, việc phát triển
các mặt hàng mới đang gặp khó khăn về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực và thị
trƣờng tiêu thụ.
89
Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóaViệt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay, cần xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh quốc gia mà cốt lõi là
hệ thống các chính sách cạnh tranh. Việc xây dựng và thực hiện chính sách cạnh
tranh cần theo hƣớng: giảm dần tiến tới xoá bỏ phân biệt đối xử trong kinh doanh,
chống hạn chế cạnh tranh, giảm thiểu các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên
thị trƣờng, hạn chế kiểm soát độc quyền. Theo hƣớng này, cần nhanh chóng ban
hành Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh.
Chúng ta cần phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trong tất
cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ. Một mặt, phải ý
thức đƣợc sự cần thiết phải giữ vững và phát triển các ngành kinh tế có ý nghĩa
sống còn, đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế đất nƣớc; mặt khác phải biết đầu tƣ
những ngành mũi nhọn có thể tạo ra đột phá cho Việt Nam trong cuộc cạnh tranh
toàn cầu. Sức cạnh tranh của ngành công nghiệp và nông nghiệp của nƣớc ta đều ở
mức thấp, do đó cần tập trung đầu tƣ về khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh và cải thiện cơ cấu hàng công nông nghiệp xuất khẩu. Thƣơng
mại và dịch vụ là lĩnh vực sẽ chịu ảnh hƣởng trực tiếp nhất khi Việt Nam gia nhập
WTO, khi thị trƣờng trong nƣớc nhanh chóng đƣợc mở cửa tự do. Đặc biệt là
ngành thƣơng mại, phân phối hàng hóa, đó chính là động mạch chủ của nền kinh tế
nƣớc nhà. Chúng ta cần chung sức tạo nên những hệ thống phân phối mạnh phục
vụ cho lợi ích của Việt Nam. Cần giữ vững sự tự chủ trong các ngành ngân hàng,
đầu tƣ, bảo hiểm, viễn thông, công nghệ thông tin, giao nhận và vận chuyển hàng
hóa; bởi đó cũng là những động mạch quan trọng của nền kinh tế nƣớc nhà. Cần
tiếp tục phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng và sức cạnh tranh. Hoàn thiện cơ
chế quản lý và tổ chức hệ thống phân phối theo ngành hàng; phát triển đồng bộ các
loại hình dịch vụ phân phối trên thị trƣờng nội địa. Hình thành tập đoàn thƣơng
mại trong nƣớc đủ mạnh, có khả năng cạnh tranh về phân phối, tiêu thụ với các tập
đoàn phân phối của nƣớc ngoài. Tận dụng cơ hội và điều kiện từ hội nhập kinh tế
quốc tế để mở rộng thị trƣờng, phát huy lợi thế, đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút
nguồn vốn đầu tƣ, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nƣớc ngoài;
90
đồng thời, hạn chế tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập. Chủ động thực hiện
các biện pháp thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh đầu tƣ ra nƣớc ngoài
với các hình thức thích hợp; khai thác có hiệu quả các lợi thế khi gia nhập Tổ chức
Thƣơng mại thế giới để đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ;
thực hiện các chƣơng trình hợp tác với ASEAN. Khuyến khích phát triển các loại
hình doanh nghiệp; các dịch vụ mới, dịch vụ có hàm lƣợng trí tuệ cao, dịch vụ hỗ
trợ kinh doanh và các dịch vụ sản xuất, đời sống ở nông thôn; cần quan tâm cụ thể
phát triển các dịch vụ pháp luật, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế,
văn hóa, thông tin, thể thao, việc làm và an sinh xã hội.
Nhƣ vậy, việc tạo nên những liên kết nội ngành, liên ngành là một nội dung
quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa XNK. Hơn nữa, cần phải
ý thức rằng, liên kết không chỉ đơn thuần là tạo ra các liên minh lớn hơn trong
nƣớc mà phải hƣớng đến hiệu quả đích thực, phải xem xét đến việc liên kết chiến
lƣợc để hấp thu tinh hoa quản trị, bí quyết công nghệ, lợi thế tài chính của nƣớc
ngoài, nhƣng vẫn giữ đƣợc sự tự chủ trong phát triển.
Xác định đƣợc cơ cấu hàng hóa thích hợp trong thƣơng mại quốc tế
Trong định hƣớng phát triển xuất khẩu, chúng ta cần tập trung vào hai hƣớng
chính: tập trung phát triển những mặt hàng lớn vì các mặt hàng này tăng trƣởng sẽ
tạo ra giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn, giải quyết nhiều lao động và các vấn đề xã
hội khác; tập trung vào các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tuy chƣa lớn nhƣng
vừa qua có tốc độ tăng trƣởng nhanh, có tiềm năng, không bị hạn chế hoặc chƣa bị
hạn chế về thị trƣờng, hạn ngạch. Cần có những điều chỉnh chiến lƣợc chuyển từ
phát triển theo chiều rộng, xuất phát từ phía cung sang phát triển theo chiều sâu,
lấy nhu cầu thị trƣờng làm cơ sở xuất phát điểm; chuyển đổi cơ cấu sản xuất và
thƣơng mại theo hƣớng tăng tỷ trọng hàng công nghiệp, chế biến và giúp Việt Nam
thoát khỏi cái bẫy về cơ cấu xuất khẩu sản phẩm thô giá rẻ.
Hàng hóa của Việt Nam xuất sang các nƣớc chủ yếu còn là hàng hóa nông
sản dƣới dạng thô và gia công là chính nên giá trị không cao. Vì vậy, khi hoạch
định đƣa ra các chính sách xuất khẩu, Nhà nƣớc cần khuyến khích tìm kiếm mặt
91
hàng và dịch vụ mới, phát triển những mặt hàng đặc thù, tập trung thành những
kênh hàng hoá lƣu chuyển có tổ chức, có giá trị lớn, ƣu tiên sản xuất các hàng hoá
mà Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với các nƣớc, nhằm thực hiện chính sách
chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu để từng bƣớc đƣa nƣớc ta trở thành một nƣớc
xuất khẩu hàng chế biến và dịch vụ, tạo lập một vị thế vững chắc trên thị trƣờng
thƣơng mại quốc tế. Chúng ta cần thực hiện chiến lƣợc hƣớng vào xuất khẩu, từng
bƣớc thay thế nhập khẩu các sản phẩm trong nƣớc tự sản xuất ngày càng ở đẳng
cấp cao hơn, đảm bảo thực hiện nhập khẩu các máy móc, thiết bị, công nghệ thiết
yếu, có hiệu quả cho nền kinh tế.
Mục tiêu quan trọng trong chiến lƣợc xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn
2007-2010 là, “chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hƣớng đẩy mạnh xuất khẩu
những mặt hàng có giá trị tăng cao; tăng sản phẩm chế biến chế tạo, sản phẩm có
hàm lƣợng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô. Theo đó, tỷ
trọng của các nhóm hàng nông-lâm-thuỷ sản và nhiên liệu và thủ công mỹ nghệ.
Theo đó, nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản với hai mặt hàng chủ yếu là dầu thô và
than đá giảm mạnh từ 21,0% năm 2006 xuống còn 9,6% năm 2010. Dự kiến lƣợng
dầu thô xuất khẩu năm 2007 là 19 triệu tấn và bắt đầu giảm xuống còn 15,6 triệu
tấn vào năm 2010. Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến chế tạo
gia tăng, với mức 57% (số liệu 2004) trong khi, năm 1991, con số này chỉ đạt xấp
xỉ 18%.
Tham gia tiến trình hội nhập, thị trƣờng xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện
đã đƣợc mở rộng. Đến nay ta đã có mối quan hệ thƣơng mại thực tế với hơn một
trăm nƣớc trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên (bình quân
trên 20% từ năm 1991-2004), tổng kim ngạch xuất khẩu từ chỗ xấp xỉ 1 tỷ USD
năm 1999 lên đến 26 tỷ USD năm 2004. Cơ cấu xuất khẩu cũng có những chuyển
dịch quan trọng, nhiều ngành sản xuất tạo ra những mặt hàng chủ lực, có khối
lƣợng xuất khẩu lớn nhƣ: dầu thô, gạo, cà phê, hải sản, may mặc, giày da…, đã trở
thành thành viên tiên phong trong "câu lạc bộ" những ngành có doanh số xuất khẩu
từ 1 tỷ USD/năm trở lên.[6]
92
Thúc đẩy công tác xúc tiến thƣơng mại
Nhà nƣớc và các bộ, ngành liên quan cần sớm thay đổi cơ bản các chƣơng
trình xúc tiến xuất khẩu theo hƣớng thiết kế các chƣơng trình xúc tiến chuyên
ngành đối với từng mặt hàng mới (hoặc mặt hàng cần hỗ trợ), tập trung vào một số
thị trƣờng mới (hoặc thị trƣờng cụ thể cần ƣu tiên phát triển); triển khai thực hiện
một số chiến dịch lớn để quảng bá hình ảnh quốc gia, sản phẩm của Việt Nam trên
các phƣơng tiện thông tin, truyền thông ở nƣớc ngoài, đặc biệt trên các kênh truyền
hình, tạp chí quốc tế nổi tiếng (CNN, BBC, Economics…); nâng cao vai trò của
các cơ quan đại diện ngoại giao và đại diện thƣơng mại của Việt Nam ở nƣớc
ngoài, để làm cầu nối giúp doanh nghiệp trong nƣớc tìm hiểu thông tin, thâm nhập
thị trƣờng.
Nhà nƣớc cần ƣu tiên và dành nguồn vốn để tập trung đầu tƣ nâng cấp cơ sở
hạ tầng thƣơng mại, đặc biệt là hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt dẫn tới
biên giới, cảng biển, cảng sông và các phƣơng tiện liên quan. Các cơ quan quản lý
nhà nƣớc cần tăng cƣờng áp dụng quy trình quản lý chất lƣợng công việc và chất
lƣợng cung cấp dịch vụ công, nhằm thƣờng xuyên giám sát, quản lý hiệu quả chất
lƣợng các thủ tục hành chính cũng nhƣ dịch vụ công (ISO 9002, quy chế cơ
quan…). Bên cạnh đó, các hiệp hội doanh nghiệp, ngành, nghề cần vƣơn lên đáp
ứng tốt hơn, chủ động hơn và chuyên nghiệp hơn yêu cầu của các hội viên trong
giai đoạn mới; Cần nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, mô hình hoạt động
theo hƣớng chuyên nghiệp hoá, thực hiện tốt vai trò là ngƣời hỗ trợ doanh nghiệp
tìm kiếm thị trƣờng, nguồn nguyên liệu, giúp liên kết các doanh nghiệp với nhau
nhằm mở rộng năng lực sản xuất; là đại diện sở hữu để phản ánh nhu cầu, yêu cầu
của doanh nghiệp tới Chính phủ; cần tổ chức thu thập, phân tích xử lý thông tin về
thị trƣờng, về yêu cầu của nhà nhập khẩu, về chính sách nhập khẩu, về đối thủ
cạnh tranh để tƣ vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu tiếp cận thị trƣờng, tổ chức
sản xuất và xuất khẩu.
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, một nhu cầu bức thiết và quyết định thành
bại của các đối tác trên thƣơng trƣờng quốc tế là thông tin và sự hiểu biết. Ngày
93
nay, nếu có điều kiện vật chất hay kỹ thuật thì không thiếu thông tin, trái lại mỗi
một chúng ta có thể lúng túng, choáng ngợp trƣớc những dòng chảy thông tin nhƣ
thác không ngừng của thế giới toàn cầu hóa, tin học hóa. Vấn đề đặt ra là tiếp cận
thông tin nhƣ thế nào để có thể tinh lọc đƣợc những thông tin cần và đủ nhằm đạt
đƣợc mục tiêu. Không thể coi nhẹ tầm quan trọng của thông tin đã qua xử lý vì đó
thực sự là sức mạnh. Khi thông tin là sức mạnh thì việc nắm bắt và sử dụng thông
tin để hiểu rõ đối thủ, tác động khiến cho các đối tác hành động theo ý muốn, kế
hoạch của mình, đó là quyền lực, và ai có quyền lực thì sẽ bảo toàn đƣợc nhiều lợi
ích nhất trong cuộc cạnh tranh kinh tế khốc liệt hiện nay.[8]
3.2.2.2 Đề xuất về chính sách thương mại của Việt Nam đối với
khu vực Mỹ Latinh
Có chính sách thƣơng mại cụ thể, dài hạn trong quan hệ với các nƣớc
châu Mỹ Latinh
Khu vực Mỹ Latinh là một đối tác thƣơng mại đầy tiềm năng của Việt Nam.
Trong thời gian qua, cả Việt Nam và các nƣớc Mỹ Latinh đều thể hiện thiện chí
muốn tăng cƣờng quan hệ hợp tác nói chung và quan hệ thƣơng mại nói riêng.
Trong hoạch định chính sách thƣơng mại với các nƣớc khu vực Mỹ Latinh, Việt
Nam cần xác định những mục tiêu dài hạn tại đây: thúc đẩy tăng trƣởng thƣơng
mại; tiếp cận và thâm nhập sâu hơn vào thị trƣờng các nƣớc Mỹ Latinh; thông qua
trao đổi thƣơng mại nhằm tìm kiếm sự đồng tình ủng hộ của các nƣớc Mỹ Latinh
đối với Việt Nam trên nhiều diễn đàn quốc tế (chẳng hạn ủng hộ Việt Nam gia
nhập WTO, tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc với tƣ cách Ủy viên không
thƣờng trực); tăng cƣờng quan hệ toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác; và củng cố
tình đoàn kết giữa các nƣớc đang phát triển, tạo sức mạnh đối phó với sức cạnh
tranh và ảnh hƣởng của các nƣớc lớn hơn.
Việt Nam không thể tham vọng tăng cƣờng quan hệ thƣơng mại với đồng
thời nhiều quốc gia tại Mỹ Latinh, mà cần xác định những đối tác đƣợc ƣu tiên. Đó
trƣớc hết là các đối tác thƣơng mại truyền thống, đã và đang có quan hệ tốt với
Việt Nam nhƣ Argentina, Brazil và Cuba. Thông qua những cửa ngõ này, Việt
94
Nam sẽ tiếp cận dễ dàng hơn với các quốc gia khác, những nƣớc hiện đang có nhu
cầu lớn đối với hàng hóa của Việt Nam, đó là Peru, Paragoay, Urugoay, El
Salvador, Colombia…
Chúng ta cần hiểu rằng khu vực Mỹ Latinh hiện vẫn là nơi tiềm ẩn nhiều yếu
tố dễ gây biến động về kinh tế. Mặt khác, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trƣờng này đang chịu sự cạnh tranh của hàng hóa nhiều nƣớc khác vốn đã có mặt
từ trƣớc, điển hình là hàng hóa Trung Quốc. Do vậy, yếu tố cung cầu của thị
trƣờng này cũng không ổn định. Để tránh thế bị động, phụ thuộc vào mối quan hệ
thƣơng mại với Mỹ Latinh, chúng ta vẫn cần tiếp tục chính sách đa dạng hóa thị
trƣờng xuất nhập khẩu, tiếp tục củng cố quan hệ thƣơng mại với các đối tác ở
những khu vực khác, đảm bảo sự ổn định về nguồn cung cấp và tiêu thụ sản phẩm
cho nền kinh tế nƣớc nhà.
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, chúng ta cần đảm bảo
sao cho cơ chế chính sách có sự nhất quán và ổn định trong thời gian dài, giúp các
doanh nghiệp xây dựng định hƣớng đầu tƣ và phát triển; cần hỗ trợ trực tiếp cho
việc thực hiện các mục tiêu xuất khẩu về mặt hàng và thị trƣờng; các chính sách
khuyến khích phải đến đúng đối tƣợng, tập trung vào đúng mặt hàng, đúng thị
trƣờng và đúng chủ thể cần khuyến khích; xây dựng chính sách khuyến khích phát
triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, các mặt hàng có kim ngạch nhỏ, có tiềm
năng và tốc độ tăng trƣởng cao.
Đa dạng hóa các chủ thể tham gia thƣơng mại quốc tế
Để nâng cao hiệu quả trong hoạt động thƣơng mại quốc tế nói chung và quan
hệ thƣơng mại với khu vực Mỹ Latinh nói riêng, chúng ta cần đa dạng hóa hơn nữa
các loại hình doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu. Hiện các chủ thể tham gia
thƣơng mại quốc tế của Việt Nam chủ yếu là các công ty nhà nƣớc lớn, hoạt động
đã lâu năm, có khối lƣợng hàng hóa giao dịch lớn, và các công ty liên doanh. Còn
tỷ lệ xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cổ phần, tƣ nhân hay các loại hình kinh
tế khác vẫn chƣa cao.
Trong thời gian tới, chúng ta cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành
và hoạt động của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty kinh doanh đa ngành, đa
95
lĩnh vực, có nhiều chủ sở hữu. Hỗ trợ có hiệu quả cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
tham gia xuất nhập khẩu, trƣớc hết là giảm tối đa các thủ tục hành chính trong việc
thành lập, cấp phép xuất nhập khẩu, chuyển đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh;
Thu hút các tập đoàn kinh tế lớn của nƣớc ngoài có tiềm năng về công nghệ cao
vào đầu tƣ tại Việt Nam. Thúc đẩy phát triển nhanh các loại hình kinh tế tập thể
với những hình thức hợp tác đa dạng, nhất là trong nông nghiệp và nông thôn.
Chuyển dần việc quản lý giá theo cơ chế thị trƣờng, tạo điều kiện để các doanh
nghiệp thực hiện hạch toán kinh tế, nâng cao khả năng thích nghi trong cơ chế thị
trƣờng và hội nhập quốc tế.
Nhà nƣớc cần có chính sách cởi mở hơn với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để
tăng cƣờng thu hút đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ vào những lĩnh vực mà doanh nghiệp
trong nƣớc hạn chế về năng lực thực hiện; phải đổi mới cơ chế, chính sách tín
dụng liên quan đến xuất khẩu theo hƣớng tạo điều kiện cấp tín dụng cho đầu tƣ sản
xuất hàng xuất khẩu, hƣớng tới các dịch vụ tín dụng phục vụ ngƣời mua, thay vì
chỉ phục vụ nhà xuất khẩu trong nƣớc; khuyến khích sự tham gia của các ngân
hàng thƣơng mại vào hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, chuyển từ hình thức cho
vay thƣơng mại sang góp vốn tài trợ, hoặc nhiều ngân hàng đồng thời tài trợ cho
dự án sản xuất vì mục đích xuất khẩu. Theo đó, ngân hàng sẽ chuyển vị thế từ
ngƣời cho vay sang vị thế đối tác hoặc đồng sở hữu doanh nghiệp; nghiên cứu xây
dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp của ngƣời Việt Nam ở
nƣớc ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào nƣớc sở tại; đồng thời có các
chính sách phù hợp để khuyến khích các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt
Nam tiêu thụ sản phẩm qua mạng lƣới thị trƣờng sẵn có của các công ty này; chủ
động nghiên cứu các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ
ASEAN, WTO để có thể vận dụng hiệu quả ngay khi xảy ra tranh chấp liên quan
đến quyền lợi của quốc gia, các doanh nghiệp Việt Nam.
Chúng ta cần có chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của các loại hình
doanh nghiệp tham gia thƣơng mại quốc tế. Doanh nghiệp là một nhân tố hết sức
quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam chính
thức gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Do vậy cần phải khuyến khích
96
và hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, tạo sân chơi bình đẳng, tạo cơ hội cho doanh
nghiệp tiếp cận các nguồn lực, thông tin chính sách, thị trƣờng, khuyến khích khối
tƣ nhân đóng vai trò quan trọng. Chính những doanh nghiệp mới là cầu nối giữa
sản xuất và thị trƣờng, mới đủ sức vƣơn ra thị trƣờng quốc tế. Một mặt, các doanh
nghiệp sẽ phát ra những tín hiệu thị trƣờng nhanh nhạy nhất, chính xác nhất, qua
đó hƣớng điều chỉnh sản xuất, mặt khác doanh nghiệp mới đủ khả năng tài chính
và nhạy bén kinh doanh để cung ứng, thoả mãn nhu cầu thị trƣờng.
Các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu nói chung và với khu vực Mỹ
Latinh nói riêng cần chủ động tiến hành khảo sát, đánh giá thị trƣờng, năng lực tài
chính, năng lực sản xuất của mình; chú ý tận dụng hiệu quả chính sách khuyến
khích của Nhà nƣớc đối với những sản phẩm, ngành hàng nằm trong định hƣớng
phát triển trong quan hệ với các nƣớc Mỹ Latinh giai đoạn tới để xác định cho
mình chiến lƣợc phát triển mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, chiến lƣợc phát triển
mặt hàng xuất khẩu mới và chƣơng trình cụ thể tiếp cận các thị trƣờng xuất khẩu
trọng điểm, tiềm năng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng cho mình
chiến lƣợc mở rộng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm hợp lý
hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất trên cơ sở thế mạnh của mỗi doanh
nghiệp, nhằm mở rộng sức sản xuất, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh
khi thâm nhập vào một thị trƣờng mới mẻ, hấp dẫn những cũng đầy thách thức nhƣ
khu vực Mỹ Latinh.
Lựa chọn cơ cấu hàng hóa hợp lý trong quan hệ thƣơng mại với Mỹ
Latinh
Trong định hƣớng chính sách thƣơng mại đối với khu vực Mỹ Latinh, chúng
ta nên xác định một cơ cấu hàng hóa dựa trên nhu cầu của thị trƣờng mục tiêu,
trong xuất khẩu tăng dần tỷ trọng hàng công nghiệp, chế biến, giảm tỷ trọng hàng
nguyên liệu thô, trong nhập khẩu nên tập trung vào các hàng hóa Việt Nam khan
hiếm, hoặc không có lợi thế so sánh. Nói cách khác, cần có sự điều chỉnh để cơ cấu
xuất nhập khẩu của hai bên mang tính bù trừ, tƣơng hỗ, tránh sự cạnh tranh trực
tiếp có thể dẫn đến bất lợi cho hai bên và có lợi cho các đối thủ khác.
97
Hiện nay, các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng
Mỹ Latinh là hàng dệt may, da giày, gạo, hàng điện tử, máy tính. Hàng dệt may
của Việt Nam đang có nhiều cơ hội thâm nhập sâu vào thị trƣờng khu vực Mỹ
Latinh. Các đối tác nhập khẩu dệt may lớn của ta tại khu vực là Chile, Panama,
Peru, Cuba và Brazil. Riêng Cuba hàng năm có nhu cầu nhập khẩu khoảng 80 -
100 triệu USD hàng may mặc với nhiều chủng loại nhƣ quần bò, áo phông, sơ mi
cộc tay, dài tay, quần âu nam, váy, quần áo bảo hộ lao động, đồng phục học sinh...
Một thuận lợi khác nữa là hiện Cuba không hạn chế định lƣợng đối với hàng dệt
may nhập khẩu. Nếu có khả năng cạnh tranh đƣợc về giá với hàng dệt may của
Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan..., hàng dệt may của chúng ta sẽ có cơ hội thâm
nhập vào sâu hơn nữa trong thị trƣờng này.
Đối với sản phẩm máy vi tính, Việt Nam đƣợc đánh giá có chất lƣợng tốt hơn
hàng Trung Quốc, tuy nhiên giá cả lại chƣa thực sự cạnh tranh. Điều cơ bản là Việt
Nam phải có cơ chế bán trả chậm mới có thể xuất đƣợc hàng vào thị trƣờng này.
Hiện Trung Quốc cũng đang áp dụng chính sách cho vay tín dụng để Cuba mua
các loại hàng hoá của họ. Năm 2006, Cuba đã đề nghị Việt Nam cung cấp 100.000
máy tính với điều kiện thanh toán trả chậm 5 năm, có 1 năm ân hạn không tính lãi
suất. Nhƣng phía Việt Nam đã đề nghị đƣợc cung cấp 50.000 máy tính với yêu cầu
thanh toán trả chậm 15 tháng. Cuối cùng, hai bên thoả thuận phía Việt Nam (cụ thể
là Công ty Điện tử Hanel) cung cấp cho tập đoàn điện tử Cuba 30.000 chiếc máy
tính trong năm 2006, thanh toán trả chậm 15 tháng.
Tuy nhiên, để thiết lập đƣợc chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng, các doanh
nghiệp cung cấp máy tính của Việt Nam cần có trung tâm hậu mãi tại Cuba và các
nƣớc có xuất khẩu mặt hàng này để hƣớng dẫn và xử lý những trục trặc kỹ thuật có
thể xảy ra trong quá trình vận hành máy và phải thƣờng xuyên có sẵn linh kiện
thay thế, sửa chữa, nâng cấp máy và phải phổ thông hoá linh kiện (có thể lắp lẫn
cho nhau đƣợc).
Vụ Châu Mỹ nhận định, ngoài các thị trƣờng truyền thống, Việt Nam còn có
thể mở rộng xuất khẩu các hàng hoá khác vào các nƣớc khác thuộc thị trƣờng khu
98
vực nhƣ Peru, Paraguay, Venezuela, El Salvador, Uruguay, Colombia, Jamaica,
Ecuador, Belize, Barbados.
Tăng cƣờng hoạt động xúc tiến thƣơng mại đối với thị trƣờng châu
Mỹ Latinh
Để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đòi hỏi chúng ta phải mở rộng
nhiều thị trƣờng hơn cho tất cả các hàng hóa mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.
Châu Mỹ Latinh là một thị trƣờng rộng lớn đầy tiềm năng. Nhƣng đây cũng là một
khu vực có nhiều quốc gia với trình độ phát triển kinh tế không đồng nhất, văn
hóa, ngôn ngữ đa dạng. Cho đến nay, những gì Việt Nam tìm hiểu về thị trƣờng
khu vực này chƣa đƣợc nhiều và đầy đủ.
Để có thể tiếp cận và thâm nhập thành công các thị trƣờng trong khu vực Mỹ
Latinh, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thƣơng mại tại khu
vực này. Cụ thể, trƣớc hết cần tăng cƣờng các hoạt động nghiên cứu thị trƣờng,
tìm hiểu pháp luật, văn hóa, ngôn ngữ của các nƣớc châu Mỹ Latinh. Đây là nhiệm
vụ chung không chỉ đƣợc thực hiện từ phía các Bộ, Ngành trong Chính phủ mà còn
một phần rất quan trọng từ phía các doanh nghiệp Việt Nam. Về phía các cơ quan
Nhà nƣớc, chúng ta cần khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc mở
rộng trao đổi kinh tế thƣơng mại với các nƣớc Mỹ Latinh, nhất là chú trọng giải
quyết tốt hơn các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính cũng nhƣ cung cấp
thông tin nhanh hơn, nhiều hơn, phong phú hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam
nhằm giảm bớt chi phí và thời gian trong các quan hệ giao dịch với các đối tác Mỹ
Latinh. Trong các cố gắng chung đó, các cơ quan đại diện ta ở nƣớc ngoài chiếm
một vị trí quan trọng. Hiện Việt Nam đã có 7 Thƣơng vụ phụ trách thị trƣờng 7
nƣớc và kiêm nhiệm tại Mỹ Latinh. Điều cần thiết là các cơ quan này phải phản
ánh kịp thời các thông tin về nƣớc sở tại, nhất là các thông tin về kinh tế, đặc biệt
là những thay đổi về cơ chế, chính sách và chế độ thuế xuất nhập khẩu...
Các Bộ Ban ngành hữu quan cũng cần tạo điều kiện tổ chức các cuộc hội
thảo và các chuyến đi thực tế cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn tìm kiếm, mở
rộng thị trƣờng xuất khẩu tại các nƣớc trong khu vực này.
99
Về phía các doanh nghiệp, đây sẽ vừa là cơ hội vừa là thách thức trong việc
tiếp cận và khôi phục, xâm nhập thị trƣờng mới mẻ này. Để duy trì và tăng cƣờng
uy tín của hàng hoá Việt Nam trên thị trƣờng này, cần chú ý đúng mức và trƣớc
hết đến chất lƣợng, giá thành, nhất là tính ổn định của các tiêu chí này. Các doanh
nghiệp Việt Nam cần tăng cƣờng các hoạt động giới thiệu, quảng bá hàng hóa,
thƣơng hiệu và văn hóa của nƣớc nhà tại các quốc gia Mỹ Latinh. Một nhiệm vụ
nữa đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận và đi vào thị trƣờng này
là ngoài các thông tin chung về thị trƣờng, cần tìm hiểu và nắm đƣợc thị hiếu và sở
thích ngƣời tiêu dùng các nƣớc này, hiểu đƣợc các đặc trƣng văn hóa, chủng tộc,
ngôn ngữ tại đây. Để làm đƣợc điều đó, doanh nghiệp cần tiến hành những nghiên
cứu, khảo sát thị trƣờng một cách kỹ lƣỡng, khoa học, nhằm nắm đƣợc những
thông tin chính xác. Đó là những điều kiện quan trọng để thiết lập một mối quan
hệ lâu dài và đáng tin cậy với các quốc gia Mỹ Latinh.
100
KẾT LUẬN
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi
phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế. Trong bối
cảnh đó, việc đa dạng hóa các quan hệ đối tác là một lựa chọn tất yếu. Việc Trung
Quốc tăng cƣờng quan hệ thƣơng mại với các đối tác Mỹ Latinh không nằm ngoài
xu hƣớng trên.
Quan hệ thƣơng mại Trung Quốc - Mỹ Latinh thời gian qua đã có sự tăng
trƣởng mạnh mẽ, trở thành tiêu điểm chú ý của nhiều nhà phân tích kinh tế các
nƣớc. Mối quan hệ này đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho các bên đối tác, đáp
ứng một số mục tiêu đề ra trong chính sách thƣơng mại của các bên. Tuy nhiên,
mối quan hệ này vẫn tồn tại các hạn chế, hàm chứa những rủi ro, thách thức có khả
năng gây tác động tiêu cực cho các nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế các nƣớc
Mỹ Latinh, đối tác ở vị thế yếu hơn trong mối quan hệ này.
Qua việc nghiên cứu tìm hiểu về đặc điểm, thực trạng và triển vọng mối quan
hệ thƣơng mại Trung Quốc - Mỹ Latinh thời gian qua, chúng ta có thể rút ra một
số bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó đƣa ra những đề xuất về chính sách thƣơng
mại Việt Nam nói chung và chính sách thƣơng mại với khu vực Mỹ Latinh nói
riêng.
Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề đặt ra không phải là có hội nhập hay
không, mà là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảo đƣợc
lợi ích dân tộc, nâng cao đƣợc sự cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình hội nhập. Điều đó đòi hỏi
phải có một chính sách thƣơng mại quốc tế đúng đắn, khả năng nắm bắt và xử lý
thông tin, tƣ duy nhanh nhạy, sắc bén và cả kinh nghiệm thực tiễn, khả năng rút ra
những bài học hữu ích từ những kinh nghiệm thành công cũng nhƣ thất bại.
Mong rằng công trình này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào hoạt động nghiên
cứu khoa học về quan hệ kinh tế thƣơng mại Trung Quốc - Mỹ Latinh, một đề tài
vẫn còn nhiều mảng trống tại Việt Nam.
101
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC VÀ
CHÂU MỸ LATINH TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI .................... 5
1.1 BỐI CẢNH KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẦU THẾ KỶ XXI ...................................... 5
1.1.1 Những đặc điểm và xu hƣớng cơ bản của nền kinh tế - thƣơng mại thế giới ......... 5
1.1.2 Quan hệ giữa các nƣớc đang phát triển trong hệ thống thƣơng mại toàn cầu ....... 12
1.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ - THƢƠNG MẠI TRUNG QUỐC .............................. 15
1.2.1 Khái quát chung về nền kinh tế Trung Quốc đầu thế kỷ XXI ...................... 15
1.2.2 Tình hình thƣơng mại quốc tế của Trung Quốc ........................................... 19
1.3 TÌNH HÌNH KINH TẾ - THƢƠNG MẠI CÁC NƢỚC MỸ LATINH ........... 23
1.3.1 Tình hình kinh tế đầu thế kỷ XXI ................................................................ 23
1.3.2 Tình hình thƣơng mại quốc tế ..................................................................... 28
CHƢƠNG 2:ĐẶC ĐIỂM, THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ
THƢƠNG MẠI TRUNG QUỐC - MỸ LATINH ................................................ 31
2.1 CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MỐI QUAN HỆ
THƢƠNG MẠI GIỮA TRUNG QUỐC VÀ MỸ LATINH ................................... 31
2.1.1 Chính sách thƣơng mại ............................................................................... 31
2.1.2 Một số đặc điểm cơ bản của mối quan hệ thƣơng mại giữa Trung Quốc
và Mỹ Latinh ....................................................................................................... 44
102
2.2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI TRUNG QUỐC - MỸ
LATINH ...................................................................................................................... 51
2.2.1 Tình hình chung .......................................................................................... 51
2.2.2 Tình hình xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc sang khu vực Mỹ Latinh ...... 54
2.2.3 Tình hình nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc từ khu vực Mỹ Latinh ....... 57
2.2.4 Đánh giá chung về quan hệ thƣơng mại Trung Quốc - Mỹ Latinh ............... 59
2.3 TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI TRUNG QUỐC - MỸ LATINH...... 68
2.3.1 Một số căn cứ dự đoán triển vọng phát triển của quan hệ song phƣơng ....... 68
2.3.2 Dự đoán triển vọng phát triển quan hệ song phƣơng ................................... 69
CHƢƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM ......................................................................... 73
3.1 BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ THỰC TẾ QUAN HỆ
THƢƠNG MẠI TRUNG QUỐC - MỸ LATINH .................................................... 73
3.1.1 Quan hệ thƣơng mại dựa trên những lợi ích tƣơng đồng ............................. 73
3.1.2 Giành vị thế chủ động trong quan hệ với các đối tác ................................... 74
3.1.3 Lợi ích kinh tế - thƣơng mại có thể không tách rời lợi ích chính trị, ngoại giao ... 75
3.1.4 Chính sách thƣơng mại cởi mở đem lại cả lợi ích và thách thức .................. 77
3.1.5 Phải có chính sách phát triển thƣơng mại đi đôi với chiến lƣợc phát triển
bền vững.............................................................................................................. 78
3.2 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM TRONG QUAN
HỆ THƢƠNG MẠI VỚI KHU VỰC MỸ LATINH ............................................... 79
3.2.1 Thực trạng quan hệ Việt Nam - Mỹ Latinh ................................................. 79
3.2.2 Những đề xuất về chính sách thƣơng mại từ kinh nghiệm của Trung Quốc ........ 85
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Dương Danh Dy (2006), "Vài suy ngẫm về Trung Quốc", Tạp chí Nghiên cứu
và Thảo luận, (8), tr. 15.
2. John Audley (2004), A new direction for global trade?, Carnegie Endowment,
bản dịch của Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, (4), tr. 21.
3. Liễu Xuân Đài (2006), "Kinh tế Chile đang trên đà phát triển", Tạp chí Châu
Mỹ Ngày nay, (10), tr. 45.
4. Liễu Anh Đài (2006), "Kinh tế các nước Mỹ Latinh thời gian qua và triển
vọng", Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, (12), tr. 36.
5. Vũ Đăng Hinh (2006), "Các thiết chế chính trị chủ yếu ở Mỹ Latinh", Tạp chí
Châu Mỹ Ngày nay, (1), tr. 3.
6. Nguyễn Đại Lai (2005), "Vài bình luận về kinh tế thế giới và vấn đề vươn ra
thế giới của kinh tế Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (5), tr. 29.
7. Trịnh Trọng Nghĩa (2006), "Kinh tế Brazil hiện nay và triển vọng", Tạp chí
Châu Mỹ Ngày nay, (12), tr. 50.
8. Tôn Nữ Thị Ninh (2007), "Một số yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đối
với chính sách và phương thức hoạt động đối ngoại của nước ta", Tạp chí
Cộng sản điện tử, (123).
9. Nguyễn Xuân Phúc (2007), "Triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh
tế - xã hội năm 2007", Tạp chí Cộng sản điện tử, (125).
10. Nguyễn Xuân Thắng (2005), Chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế -
Động lực phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới,
studies.org/2005_NXThang.pdf
11. Nguyễn Xuân Trung (2006), "Tình hình kinh tế Mỹ Latinh đầu thế kỷ XXI",
Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, (3), tr. 18.
12. Nguyễn Xuân Trung (2006), "Quan hệ Việt Nam - Nam Mỹ đang trên đà
phát triển", Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, (4), tr. 60.
13. Nguyễn Văn Vĩnh, "Từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc",
Tạp chí Cộng sản, (1), tr. 33.
14. TTXVN, Tin kinh tế, các số năm 2003, 2004, 2005, 2006
15. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, các số năm 2003, 2004, 2005, 2006
Tiếng Anh
16. Alexander B. Hammer và James A. Kilpatrick (2006), "Distinctive Patterns
& Prospects in China-Latin America Trade, 1999-2005", Journal of
International Commerce and Economics, United States International Trade
Commission, September 2006
17. Birgit Zinzius (2004), Doing Business in the New China: a handbook guide,
Westport, Connecticut, London.
18. Caroline Freund, Caglar Ozden (2006), The Effect of China’s Exports on
Latin American Trade with the World, August, 2006,
yLevelTradeFlows.pdf
19. Florencia Jubany and Daniel Poon (2006), Recent Chinese Engagement in
Latin America and the Caribbean: A Canadian Perspective, Research Report,
Canada Foundation for Americas, March 2006
20. IDB (2004), The Emergence of China; Opportunities and Challenges for
Latin America and the Caribbean, Inter-American Development Bank,
Integration and Regional Programs Department/Research Department,
Washington DC
21. Jiang Shixue (2006), "A New Look at the Chinese Relations with Latin
America", Nueva Sociedad Journal, (203), 2006.
22. Jiang Shixue (2005), South-South Cooperation in the Age of Globalization:
Recent Development of Sino-Latin American, Relations and Its Implications,
Chinese Academy of Social Sciences,
2005020134080.html
23. Jorge I. Domínguez (2006), China’s Relations With Latin America: Shared
Gains, Asymmetric Hopes, Inter-American Dialogue, Harvard University
24. Jorge I. Domínguez (2006), Latin America’s International Roles and
Implications for the United States,
25. José Luis Machinea (2005), World Economic Situation and China's Impact
on Latin America and the Caribbean, Caracas, 31 October 2005.
26. Karl Buck (2006), China's Engagement in Latin America and the Caribbean
- Expectations and Bad Dreams, Latin America Council of the European
Union, Geneva Dec., 2006
27. Nancy Birdsall, Dani Rodrid and Arvind Subramanian (2005), "How to help
poor countries", Foreign Affairs, July/August 2005.
28. Roldan Muradian (2006), Development Effects of the Chinese Boom in Latin
America, Development Research Institute (IVO), Tilburg University.
29. Robert Devlin and Zheng Kai (2006), China’s Emergence: A Wake Up
Service for Latin America, G-24 Meeting, Singapore, September 13-14, 2006.
30. Thalif Deen (2004), South - South Corperation Soars, Inter Press Service,
December 20, 2004.
PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ KHU VỰC MỸ LATINH
PHỤ LỤC 2: DỰ ĐOÁN MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ
CỦA MỸ LATINH NĂM 2006 - 2007
Đơn vị: %
KHU VỰC VÀ NƢỚC
Năm 2006 Năm 2007
GDP
Lạm
phát
Cán cân
thanh toán
vãng lai
GDP
Lạm
phát
Cán cân
thanh toán
vãng lai
Toàn MLT 4,3 5,8 0,8 3,6 5,6 0,2
Các nước MERCOSUR 4,5 6,6 0,9 3,8 6,6 0,1
Argentina 7,3 12,9 1,2 4,0 15,0 0,5
Brazil 3,5 4,9 1,0 3,5 4,4 0,2
Uruguay 4,0 5,5 -5,8 3,5 4,9 -2,5
Chile 5,5 3,6 0,5 5,2 3,6 -1,2
Vùng Andean 4,8 5,7 5,1 3,8 6,5 4,2
Venezuela 6,0 11,7 14,1 3,0 17,3 13,4
Colombia 4,5 4,7 -1,6 4,0 4,2 -2,7
Peru 5,0 2,7 1,4 4,5 2,2 0,3
Ecuador 3,0 3,4 0,2 2,2 3,0 0,4
Mexico, Trung Mỹ và
Vùng Caribbean
3,7 4,5 -1,1 3,3 3,6 -1,2
Mexico 3,5 3,5 -0,6 3,1 3,0 -0,8
Các nước Trung Mỹ 3,9 7,4 -4,9 3,8 5,8 -4,3
Các nước vùng
Caribbean
5,3 8,3 -1,0 4,5 5,8 -1,4
Nguồn: IMF
PHỤ LỤC 3: CÁN CÂN THƢƠNG MẠI
GIỮA TRUNG QUỐC VÀ MỸ LATINH
(Tỷ USD)
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Trung Quốc XK
sang Mỹ Latinh
7,2 8,2 9,49 11,9 18,2 23,7
Trung Quốc NK
từ Mỹ Latinh
5,4 6,7 8,33 14,9 21,8 26,8
Cán cân thƣơng
mại
1,8 1,5 1,16 -3,0 -3,6 -3,1
Nguồn: Thống kê của Hải quan Trung Quốc, và www.moftec.gov.cn
PHỤ LỤC 4: CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU
CỦA MỸ LATINH SANG TRUNG QUỐC
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
Các sản phẩm gỗ 0,44 2,13 4,53 0,76 0,27 0,59 ---
Các sản phẩm da 2,61 3,68 --- 1,21 0,34 --- ---
Hóa chất 0,75 0,63 0,63 1,09 0,35 0,35 0,48
Thức ăn chế biến 5,57 3,11 2,68 1,50 0,51 5,24 0,29
Hàng dệt may 0,34 0,60 0,25 0,88 0,52 0,80 ---
Khoáng sản 1,42 0,69 1,33 2,68 0,67 1,80 6,69
Hàng công nghiệp cơ bản 0,79 1,44 3,68 0,92 0,74 3,18 1,30
Máy móc phi điện tử 0,30 0,75 0,08 0,11 0,75 0,14 ---
Thực phẩm tươi sống 5,58 3,84 4,01 4,24 0,77 2,49 0,28
Hàng tạp phẩm 0,30 0,34 0,20 0,49 1,10 0,33 0,06
Trang thiết bị giao thông 0,68 1,13 0,12 0,32 1,43 --- 0,09
Trang phục --- 0,15 --- 1,47 1,52 2,73 ---
Linh kiện điện tử 0,10 0,24 0,05 0,19 1,56 0,06 ---
Hàng điện tử công nghệ và
tiêu dùng
--- 0,38 --- --- 1,96 --- ---
Nguồn: Số liệu dựa trên Intracen
Chú thích: (1) Argentina, (2) Brazil, (3) Chile, (4) Colombia, (5) Mexico, (6) Peru,
(7) Venezuela.
PHỤ LỤC 5: CÁC SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CHỦ YẾU
CỦA TRUNG QUỐC SANG MỸ LATINH
(USD million)
2001 2002 2003 2004 2005 2001-05
Hàng dệt may và sản phẩm may
mặc
2.131 2.731 3.127 4.284 4.051 16.324
Giày dép 323 385 415 638 755 2517
Trang thiết bị giao thông vận tải 372 379 637 979 1.357 3.722
Máy vi tính 10 15 31 40 53 149
Máy chủ 65 48 84 125 200 522
Các máy móc khác 2.277 2.491 3.362 5.463 7.736 21.328
Nguồn: World Trade Atlas
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3131_8725.pdf