Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn
học Việt Nam giai đoạn sau năm 1975, đặc biệt giai đoạn đổi mới những năm
80 của thế kỉ 20. Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp là sản phẩm tất yếu của sự
gặp gỡ giữa tài năng với khát vọng dân chủ và đổi mới mà sự vận động ý thức
xã hội cũng như văn học sau 1975 mang lại. Một hiện tượng như thế khó có
thể xuất hiện sớm hơn và việc nó gây tranh cãi là dễ hiểu. Đó là một dấu hiệu
đáng mừng trong thời điểm Đổi mới với không khí cởi mở, dân chủ và thị
hiếu mới của công chúng lúc bấy giờ. Các ý kiến dù còn tranh cãi, vẫn cho
thấy một điểm chung: Nguyễn Huy Thiệp là một người tài năng độc đáo.
134 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 6693 | Lượt tải: 9
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp (khảo sát truyện ngắn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết định thả con khỉ về rừng với lời
tuyên bố: “Thôi tao phóng sinh cho mày” chính là một sự chuộc lỗi. Ông
Diểu dường như không còn gì, khẩu súng mất, trang phục không còn, ông cứ
mình trần thân trụi đi giữa thiên nhiên, giữa trời đất. Nhưng cái ông được lớn
nhất là đã giải phóng ra khỏi những xấu xa, tội lỗi. Hành động đi tìm và giết
hổ của chàng Khó (Trái tim hổ) làm cho mọi người không chỉ ngạc nhiên về
sự gan dạ mà còn hiểu được tình cảm chân thành mà Khó dành cho Pùa –
cũng là một người khuyết tật như chàng.
Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp còn có những chi tiết rất kì
lạ. Nhân vật Đặng Phú Lân trong Kiếm sắc khi bị chém đầu, “máu phun ra
không đỏ mà trắng như nhựa cây, một lúc sau thì bết lại”. Ngón tay của Ngô
Thị Vinh Hoa trong Phẩm tiết, khi chạm vào mắt của Nguyễn Huệ, ngón tay
hiện lên một vết chàm.
Có ý kiến cho rằng, những nhân vật dị dạng trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp như là sự tái hiện hình ảnh tàn phế sau các cuộc chiến:
Cún trong truyện cùng tên, Trùm Thịnh trong Chảy đi sông ơi, một
Hoạt trong Mưa Nhã Nam... Tất cả những nhân vật ấy luôn gợi nhớ kí ức về
cuộc chiến như một chấn thương vĩ đại, sẽ không bao giờ liền miệng của cả
100
một dân tộc. Thậm chí, Ngọc, một nhân vật có cái tên rất đẹp, là một sinh
viên đại học, rất thư sinh, cũng phải mất đi một ngón chân, mà lại bằng dao
của ngững người “kéo cưa lừa xẻ”. Tính chất khốc liệt nằm ngay trong hình
ảnh chiếc búa nện xuống sống dao, và lưỡi dao bập xuống khiến ngón chân
hoại thư văng ra và Ngọc rú lên đau đớn.
Ở Nguyễn Huy Thiệp, “việc đẩy huyền thoại lên thành cảm hứng trùm
phủ giọng điệu văn chương đã mặc nhiên đưa tác giả vào tình thế lưỡng nan
của việc có trong tay một con dao hai lưỡiVà cũng chính nó, đôi khi làm
tác giả “đứt tay” bởi sự quá đà, bởi cảm hứng huyền thoại nhiều phen bóp
méo nhân vật đến thành dị dạng” [59, tr.88-89].
3.3. Kết cấu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Mỗi nhà văn khi sáng tạo tác phẩm ngoài việc nhào nặn vốn sống để
tạo dựng nên những sinh mệnh nghệ thuật – tái hiện bức tranh đời sống khái
quát, còn phải lựa chọn cách kết cấu tác phẩm phù hợp. Nguyễn Huy Thiệp
cũng đã lựa chọn những cách kết cấu phù hợp với quan niệm nghệ thuật của
mình.
Cấu trúc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp dường như còn rất ít bóng
dáng của cái kết cấu chặt chẽ, khuôn mẫu của truyện ngắn cổ điển. Nhà văn
Sêkhov nói: “Theo tôi, viết truyện ngắn cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và
kết luận” [39, tr.138]. Hoan Bô-sơ: “Truyện ngắn hay như là một thứ quả
nhiều vỏ, luôn luôn làm cho những đứa trẻ háu ăn bị nhỡ tàu” [39, tr.138].
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không có kết cấu như vậy, nó có kết cấu
như kết cấu của tiểu thuyết, nó lỏng lẻo như chính cái lỏng lẻo của cuộc sống.
Chúng phản ánh được cái không khí của thời hiện đại này: sôi nổi, nhiều
thông tin, đan xen nhau.
101
3.3.1. Kết cấu đan xen
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã đan lồng vào những trang viết về cuộc
sống những nhận xét, đánh giá, những suy ngẫm về cuộc đời để thấy rằng cuộc
sống con người không chỉ sinh động như tự nó vốn có, mà trong tác phẩm nó
muôn màu muôn sắc trong cách nhìn, cách cảm rất riêng của nhà văn. Trong
truyện Chảy đi sông ơi, nhân vật “tôi” khi “cắn chặt răng để khỏi òa khóc” và
ngẫm nghĩ: “Nước chảy rất xiết, tôi bỗng hiểu ra nước chảy bao giờ cũng xiết,
có điều phải cố mà bơi cho đến được bờ”. Trong Nạn dịch (Những ngọn gió
Hua Tát) có đoạn: “Người ta đổ ộc vào miệng những đứa trẻ con đang bú sữa
mẹ hàng bát những thứ nước ấy. Chúng khóc thét lên vì gan ruột cào xé. Có hề
gì, đằng nào thì sống ở đời gan ruột chẳng phải cào xé nhiều lần”.
Cùng với việc để cho nhân vật ngẫm nghĩ, rút ra những bài học cho bản
thân, tác giả đưa ra triết lí về cuộc sống, về đời tư thông qua số phận của nhân
vật. Chẳng hạn như: “Tôi bảo: “Chỉ có nỗi buồn là vĩnh cửu”. Cô Phượng
bảo: “Có thể... nhưng anh đừng khẳng định...” (Con gái thủy thần). Cha tôi
bảo: “Anh nhu nhược. Duyên do là anh đếch sống được một mình”. Tôi bảo:
“Không phải, cuộc đời nhiều trò đùa lắm”. Cha tôi bảo: “Anh cho là trò đùa
à?” Tôi bảo: “Không phải trò đùa, nhưng cũng không phải là nghiêm trọng”.
“Cô Lài òa khóc: “Cháu xấu xí lắm. Lại cả tin nữa”. Cha tôi nghẹn ngào:
“Con ơi, con không hiểu rằng, cả tin chính là sức mạnh để sống hả con”
(Tướng về hưu). Còn chị Thục, một giáo viên cấp hai: “Nghĩa tình chuộc lại
nghĩa tình. Vô sự với tạo hóa, trung thực đến đáy, dù có sống giữa bùn, chẳng
sợ không xứng là người” (Những người thợ xẻ). Thầy giáo Triệu khi nói
chuyện với Hiếu: “Chú không chống nổi sự ngu dốt của bọn có học đâu. Tôi
đây này, tôi hiểu sâu sắc sự ngu dốt của bọn có học tai hại như thế nào, vừa
phản động, nó vừa nguy hiểm, lại vừa mất dạy”. Hay ở một đoạn khác: “Anh
Triệu cười: Chú có biết hoa này không?” Tôi lắc đầu. Anh Triệu bảo: “Hoa
102
này lạ lắm, (...) Nó có cái lạ là cứ để yên thì chẳng làm sao, nhưng hễ đụng đến
là thơm lựng lên. Người ta đặt tên là hoa cỏ đĩ. Y hệt đàn bà, để yên thì hạnh
kiểm phi thường, đụng vào tan nát như chơi, đầu tiên nát tiền, đến nát tâm hồn,
rồi tan gia đình, tan cơ nghiệp”. Tôi cười: “Anh có vợ chưa?” Anh Triệu bảo:
“Chưa. Vợ người thì đẹp. Vợ mình lại tử tế. Khốn thế!” (Những bài học nông
thôn). Chị Hiên – một cô gái có chồng và sống ở nông thôn nhưng có cũng bộc
lộ suy nghĩ trong cuộc sống: “Sao đàn bà cứ phải lấy chồng. Như tôi đây,
chồng đi xa, lấy chồng cũng như không. Hiếu bảo lấy chồng mà bỏ chồng có
tốt không?” Có lúc chị cũng triết lí: “Nứa trôi sông không dập cũng gãy. Gái
chê chồng không chứng nọ cũng tật kiaThế là đàn bà không ra gì. Nhưng đàn
ông nhiều người cũng không ra gì. Lấy chồng phải anh nghèo, bất tài mà lại
cao thượng thì hãi lắm. Nó làm tan nát đời người đàn bà như bỡn”. Trong Trái
tim hổ (Những ngọn gió Hua Tát) có đoạn triết lí: “Tin đồn bao giờ cũng thế,
qua miệng những kẻ ngu dốt thì quái lạ thay, thường thú vị hơn qua miệng
những người từng trải”, “Đời người ta, ai đã chẳng từng săn đuổi bao nhiêu
điều phù du?”
3.3.2 Kết cấu mở
Truyện của Nguyễn Huy Thiệp thường có những kết thúc hay, những
kết thúc mang lại cho người đọc một tình cảm bâng khuâng kỳ lạ. Nếu trong
văn xuôi truyền thống, người đọc quen với những kết thúc khép kín, kết thúc
có hậu, giải quyết hoàn tất các vấn đề, nghĩa là ở đó câu chuyện không còn
mở ra hướng khác thì ở truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp điều này hoàn
toàn có thể xảy ra, không tuân thủ theo nguyên tắc kết cấu truyền thống. Ông
đã sáng tạo ra nhiều kiểu kết thúc không khép kín như: kết thúc bỏ lửng, kết
thúc với nhân vật chính tiếp tục ra đi, kết thúc mở ra nhiều kiểu khác nhau
103
trong việc giải quyết xung đột, kết thúc đảo ngược so với cổ tích và thực tế
lịch sử.
Cũng giống như một số nhà văn hiện thực khác của giai đoạn trước
năm 1945 như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Minh Châu. Nguyễn Huy
Thiệp đã sử dụng kiểu kết thúc bỏ lửng, không có kết thúc rành mạch theo
những giải pháp dễ dãi. Ông đưa ra những giả định có thể như thế này, có thể
như thế kia, để người đọc suy nghĩ tìm ra lối kết thúc của riêng mình. Điều đó
thể hiện qua cá tác phẩm Không có vua, Con gái thủy thần, Sống dễ lắm,
Những người thợ xẻ, Chăn trâu cắt cỏ, Vàng lửa
Trong truyện Không có vua, kết thúc tác phẩm là hình ảnh ngày
thường. Trong cuộc sống ngày thường với biết bao nhiêu điều xảy ra không ai
biết trước được. Cuộc sống ngày thường của gia đình lão Kiền với bao nỗi
cay đắng xót xa, với những bộ mặt lầm lì cau có, những câu chửi tục tĩu,
những toan tính không khi nào lệch ra khỏi vấn đề tiền bạc của anh em, cha
con trong nhà. Và rốt cuộc, cuộc sống của gia đình họ sẽ như thế nào? Đoài
có buông tha cho Sinh, có còn tán tỉnh, ý định đuổi anh để chiếm chị dâu hay
không? Cuộc đời Khảm, Khiêm và Tốn sẽ như thế nào? Không ai biết trước
được và người đọc băn khoăn với kiểu kết thúc bỏ lửng như vậy của tác
phẩm.
Trong truyện Những người thợ xẻ, kết thúc tác phẩm là câu nói của
Chương: “Sau lần ấy số phận đẩy tôi sang bước ngoặc khác, tôi không đi xẻ
gỗ nữa, chuyển sang làm việc khác”. Người đọc cũng không biết anh có tốt
nghiệp đại học không? Chương chuyển sang làm việc khác là việc gì? Và việc
đó có làm cho Chương không phải gặp những con người thô tục như Bường,
có vơi đi nỗi cô đơn trong con người anh?
Trong Chăn trâu cắt cỏ, kết thúc tác phẩm là điều day dứt trong lòng
của Năng. “Năng thấy lòng mình trống rỗng. Năng dắt trâu ra bãi cỏ ven đê
104
rồi nằm dài xuống vạt cỏ mềmNhìn lên trời cao, Năng không biết mình
đang ở đâu? Con trâu gặm cỏ bên cạnh, nhẫn nại bình thản. Nó đang nghĩ
gì? Nó đang ở đâu?”
Đoạn kết trong truyện ngắn Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp tạo ra
khoảng trống. Người viết truyện với lí do không biết kết thúc như thế nào mặc
dù đã cố gắng “cất công đi tìm thư tịch cổ và hỏi han nhiều bô lão”, nhưng
đều vô nghĩa nên hiến bạn đọc ba đoạn kết của câu chuyện, “để bạn đọc tùy ý
lựa chọn”:
Đoạn một: Đoàn tìm vàng còn sót lại ba người trong đó có Phăng.
Phăng được cử trông coi việc khai thác này. Vua ban cho Phăng món chim
hầm bát bảo nấu rất công phu. Phăng đã chết khi ăn món đó.
Đoạn hai: Đoàn tìm vàng còn sót lại mỗi mình Phăng. Trở về kinh,
Phăng được vua ban thưởng rất hậu hĩnh. Phăng trở về Pháp mang theo một
người vợ An Nam, lập một ngân hàng và sống sung sướng đến già.
Đoạn ba: Tất cả đoàn tìm vàng đều bị lính triều đình giết chết. Mỏ vàng
sau được giao cho người trong hoàng tộc khai thác, quản lí.
Như vậy với ba đoạn kết thúc, độc giả không chỉ trở thành kẻ đồng
sáng tạo, tìm ra “đường đi nước bước” của nhân vật, mà còn có thể nhìn nhận
về nhân vật, sự kiện ở ba điểm khác nhau, tự giải mã các vấn đề. Trong đoạn
kết một, Phăng bị vua Gia Long đầu độc. Ở đây Phăng là một nhà tư tưởng.
Phăng ghi chép lại: “tất cả những cố gắng của con người hướng về điều thiện
đều là những cố gắng đau đớn, nhọc lòng. Điều thiện hiếm như vàng và sau
đó phải được vàng đảm bảo mới có giá trị thực” (Vàng lửa). Ở đoạn kết hai,
Phăng được vua thưởng hậu hĩnh. Phăng hiện lên là một tên thực dân đi ăn
cắp ở những nước thuộc địa. Đoạn kết ba, Phăng đã sai khi nghĩ rằng mình đã
hiểu về con người An Nam, nhất là vua Gia Long. Thực tế phủ phàng đã dội
105
vào Phăng một đòn chí mạng, tất cả đoàn đào vàng đều bị lính triều đình giết
chết bởi lệnh của vua Gia Long.
Kết thúc tác phẩm, Nguyễn Huy Thiệp có khuynh hướng không khép
kín mạch truyện, ngược lại còn chủ ý mở ra những miền đất bát ngát mơ hồ,
nhân vật chính tiếp tục ra đi (Con gái thủy thần, Chảy đi ông ơi). Con gái
thủy thần là truyện kết thúc không có hậu, hiểu theo nghĩa không có hạnh
phúc và không đóng kín câu chuyện lại. Nhân vật Chương đi tìm con gái thủy
thần nhưng không tìm được, cuộc đời Chương vẫn cứ mãi trôi theo dòng
sông, vẫn cứ đi để tìm con gái thủy thần. “Tôi cứ đi, đi mãiTrước mặt tôi là
dòng sông thao thiết. Sông chảy ra biển, biển rộng vô cùng. Tôi chưa biết
biển Tôi chưa biết biển. Mà tôi sống nửa cuộc đời rồi đấy. Chỉ vài năm nữa
đến năm hai ngàn”.
Trong truyện Trương Chi, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng kết thúc đảo
ngược so với thực tế lịch sử. Cuộc đời, hình ảnh nhân vật Trương Chi khác
với hình ảnh Trương Chi trong văn học dân gian. Trương Chi trong truyện
của Nguyễn Huy Thiệp lúc nào cũng mang vẻ thách thức với cuộc đời, lúc
nào cũng văng tục “cứt”, theo đuổi những điều cao cả hơn tình yêu. Chàng
Trương Chi cổ tích với giọng hát du dương ngọt ngào, làm say đắm lòng
người. Chàng Trương Chi hiện đại chỉ hát toàn “ấy a” với lại “huầy dô” ca
ngợi công danh tiền bạc một cách thô bỉ. Cách kết thúc của hai câu chuyện
cũng trái ngược nhau. Trong câu chuyện cổ, khi kết thúc là câu hát:
“Kiếp này đã dở dang nhau
Thì xin kiếp khác duyên sau lại thành”
Trương Chi đã trầm mình xuống sông. Hồn chàng nhập vào thân cây
bạch đàn. Người ta lấy gỗ sây bạch đàn làm thành bộ chén dâng vua. Khi rót
nước, Mị Nương thấy hình ảnh Trương Chi trong chén. Giọt nước mắt nàng
lăn xuống, chén bạch đàn vỡ tan”. Ở đây, hai người dù không đến được với
106
nhau nhưng đã có sự đồng cảm. Nguyễn Huy Thiệp lại có kết thúc khác, hai
nhân vật không có mối đồng cảm với nhau. Ông viết: “Tôi - người viết truyện
ngắn này - căm ghét sâu sắc cái kết thúc truyền thống ấy. Quả thực, cái kết
thúc ấy là tuyệt diệu và cảm động, trí tuệ dân gian đã nhọc lòng làm hết sức
mình. Còn tôi, tôi có cách kết thúc khác. Đấy là bí mật của riêng tôi. Tôi biết
giây phút cuối đời Trương Chi cũng sẽ văng tục. Nhưng đấy không phải là lỗi
của chàng. Mị Nương sống suốt đời sung sướng và hạnh phúc. Điều ấy vừa
tàn nhẫn, vừa phi lí. Lẽ đời là thế”. Nguyễn Huy Thiệp muốn làm thay đổi
cách cảm thụ quen thuộc của người đọc để đưa đến có cách suy nghĩ khác hơn
vể số phận con người.
Trong những câu chuyện được bao phủ bởi một không khí cổ tích –
chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát cách kết thúc tác phẩm cũng rất hiện
đại. Những điểm mốc quan trọng của truyện, của cuộc đời các nhân vật được
gọi là “thời điểm may mắn”. Điều này khá giống với truyện cổ tích. Nhưng
trong truyện cổ tích, thời điểm may mắn luôn đến đúng vào lúc nhân vật bị bế
tắc và nó giúp nhân vật được đổi đời, truyện kết thúc có hậu. Nhưng
trong Những ngọn gió Hua Tát, chỉ có ba truyện có cách kết thúc có hậu. Đó
là Tiệc xòe vui nhất, Chiếc tù và bị bỏ quên, Nàng Sinh. Còn lại đều có kết
cục bi thảm.
Trong các truyện Tiệc xòe vui nhất, Chiếc tù và bị bỏ quên, Nàng Sinh
thường khởi đầu bằng một sự không bình thường nhưng kết thúc có hậu.
Trong Tiệc xòe vui nhất đó là mô típ thi kén rễ giữa một số người hy vọng lấy
được người đẹp Hà Thị E. Các đoạn mô tả về việc thực hiện lời thử thách của
những người cầu hôn gần giống truyện cổ tích. Hặc - chàng trai mồ côi, người
thợ săn xuất sắc nhất bản - là người trung thực, nên đã được Then giúp đỡ,
cho mưa xuống đúng như yêu cầu của thử thách của bô lão trong bản. Hặc
cưới được con gái trưởng bản. Cả bản mở tiệc vui mừng và say khướt. Trong
107
Nàng Sinh, Sinh là một cô gái thô kệch, dị dạng, mồ côi. Người trong bản
dường như ít ai để ý đến sự có mặt của cô. Nhưng khi cô nhấc được hòn đá
trong miếu, nàng trở nên xinh đẹp và có cuộc sống sung sướng. Trong truyện
Chiếc tù và bị bỏ quên, chiếc tù và cũng bình thường, thậm chí xấu xí, kêu
không được to. Nó bị mọi người bỏ trên gác xép. Nhưng trong lúc mọi người
trong bản dọn nhà đi vì không thể diệt được nạn dịch sâu đen, con trai trưởng
bản đã đem tù và ra thổi, những co sâu biến mất và họ trở lại cuộc sống bình
thường.
Trong tất cả các truyện còn lại, sự may mắn trở thành tai họa đối với
các nhân vật và thường dẫn đến cái chết. Chàng Khó trong Trái tim hổ giết
được con hổ nhưng chính anh cũng bỏ mạng. Anh bị rơi xuống vực sâu cùng
con hổ, bị gãy lưng, mặt mày bị trầy xước. Trái tim con vật đã bị kẻ nào đó
đánh cắp. Nàng Bua trong truyện cùng tên là một người đàn bà nghèo với
chín đứa con không cha. Khi đào được hủ vàng phút chốc, nàng trở nên giàu
có và được mọi người quý mến. Nàng lấy chồng. “Đáng lẽ ra, Bua sẽ sinh
với người chồng được thừa nhận của mình một đứa con nữa, đứa con thứ
mười, nhưng người đàn bà ấy không quen sinh nở trong sự đầy đủ và nề nếp
cổ truyền. Nàng đã chết khi trở dạ, đẻ giữa đống mền chăn ấm áp”. Người
thợ săn già trong Con thú lớn nhất nhầm lẫn vợ mình với con công mà ông
giết chết vợ. Ông đã tự sát, tự giết con thú lớn nhất trong cuộc đời. Lù trong
Nạn dịch đã dùng hết một tay nải bạc hoa xòe để cứu vợ nhưng cuối cùng cả
ông và vợ cùng chết. Lão thợ săn giỏi Hoàng Văn Nhâm là một thợ săn giỏi,
giết được con hổ mẹ, nhưng đứa con lão bị chết thảm thương dưới miệng con
hổ con. Từ đây, Nguyễn Huy Thiệp muốn nói với chúng ta rằng, kết thúc có
hậu chỉ có trong truyện cổ tích. Còn trong cuộc đời thực hiếm hoặc không có
chỗ cho nó. Như vậy, sử dụng yếu tố huyền thoại, nhà văn như muốn khẳng
định hơn tính hiện thực nghiệt ngã của cuộc đời. Ánh mắt lạc quan tin tưởng
108
của người xưa khi nhìn vào thế giới trong cổ tích giờ trở nên bi quan khi nhìn
vào cuộc đời thực tại. Cuộc đời thực tại còn quá nhiều điều bí ẩn, những điều
con người chưa thể biết trước, kể cả những điều bất trắc. Nó là một khả năng
có thể đem lại cho con người niềm vui, hạnh phúc nhưng cũng có khi là nỗi
khổ đau, niềm bất hạnh, thậm chí là những bi kịch.
Nguyễn Huy Thiệp “căm thù sâu sắc những kết thúc truyền thống”
(Trương Chi), hay chính xác hơn, ông căm thù tất cả những bức màn mà thói
đạo đức giả đã căng ra trước mắt con người, không cho họ nhìn thẳng vào sự
thật. Hiếm có nhà văn nào có giọng điệu rẻ rúng văn chương như ông. Nhưng
thật ra đó là sự tức giận cần thiết của người cầm bút có cái tâm. Chính vì vậy,
ông “sợ nhất những kẻ mơ mộng bất tài.bọn nho giả và bọn tập tọng làm
văn chương” cũng như “ông khinh những kẻ không dám sống thực, không
dám lặn sâu xuống đáy cuộc đời. Ông cũng khinh cả những kẻ lặn mình
xuống đáy rồi ngập ở đấy không ra được” (Thoáng chút Xuân Hương).
Như vậy, Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng đa dạng các hình thức kết cấu,
mục đích cuối cùng là để phát huy tối đa khả năng khám phá thế giới hiện
thực, khám phá thế giới tâm hồn đầy phức tạp, bí ẩn của con người.
3.4. Ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại
Ngôn ngữ, một mặt là sản phẩm của xã hội và lịch sử, mặt khác là
phương diện đầy đủ nhất để từng cá nhân nói lên tâm tư của mình. Trong
truyện của Nguyễn Huy Thiệp một trong những điểm nổi bật là ngôn ngữ đối
thoại và ngôn ngữ độc thoại.
3.4.1. Ngôn ngữ đối thoại
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta thấy một trong
những điểm gây ấn tượng mạnh là ngôn ngữ đối thoại diễn ra giữa những cặp
109
trao đáp cha - con, anh - em, vợ - chồng, đàn ông - đàn bà, nhà giáo - nhà sư,
nhà giáo - nhà văn, nhà văn - nhà chính trị, người trí thức - người lao động
chân tay, người trưởng thành, từng trải - người trẻ tuổi, ngây thơ. Ngôn ngữ
đối thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp linh hoạt, sắc gọn, nhưng
giàu tính hành động, bộc lộ cá tính. Lời phát ngôn nào cũng thể hiện một đặc
điểm tính cách cụ thể. Nguyễn Huy Thiệp sử dụng khá nhiều ngôn ngữ đối
thoại để bộc lộ cách nhìn của tác giả về nhân vật. Kiểu ngôn ngữ đối thoại
không chỉ có trong tác phẩm Tướng về hưu mà còn có trong những truyện
ngắn về sau của Nguyễn Huy Thiệp như: Không có vua, Con gái thủy thần,
Những bài học nông thôn, Những người thợ xẻ, Giọt máu”
Thông thường, nhân vật tham gia đối thoại có khoảng cách về mặt tôn
ti, địa vị xã hội, tầng lớp xuất thân. Nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã xoá bỏ
khoảng cách này khi nhà văn đẩy các nhân vật của ông vào những không gian
chật hẹp trong những khoảnh khắc thời gian ngắn ngủi, gắn liền với những
cảnh huống trớ trêu. Trong bối cảnh ấy, các nhân vật bị tước bỏ vị thế xã hội.
Khoảng cách tôn ti cha – con, vợ - chồng, anh - em, già – trẻ... bị đảo lộn. Câu
văn dài trong truyện rất hiếm. Những câu thoại đều là những câu đơn trong đó
phần nhiều là những câu đơn đặc biệt, thiếu đầu thiếu đuôi, có khi giản lược
đến mức tối đa. “Tôi hỏi: “Chuẩn bị à? Vợ tôi bảo “Không”.Vợ tôi hỏi:
“Mấy cân gạo hả chú?” Ông Bổng bảo: “Mẹ mày, sao hôm nay cứ ngọt xớt
thế? Ba cân”! Vợ tôi bảo tôi: “Họ hàng nhà anh kinh bỏ mẹ” (Tướng về
hưu). Với kiểu nói năng đối đáp như thế, tác giả đã tước sạch mọi ý thức giao
tiếp, vị thế giao tiếp của nhân vật. Người nói không ý thức về vai của mình và
cũng không ý thức vai của người đối thoại. Điều đó, giúp cho nhà văn có thể
phơi bày sự thật trong hiện thực cuộc đời.
Trong văn xuôi, bước đổi thay của ngôn ngữ lúc đầu gắn với nhu cầu
“được nói thật”. Sự cổ vũ của Đảng “nhìn thẳng và nói thật” cho phép nhiều
110
tác phẩm chống tiêu cực ra đời. Ngôn ngữ văn xuôi bắt đầu bớt đi vẻ trang
trọng, ít du dương, ít rào đón mà gần gũi với đời thường, chân thật trong
giọng điệu, thô nhám trong từ ngữ. Đối thoại không chỉ nói lên thông tin mà
còn vẽ nên chính diện mạo tâm lí bên trong nhân vật. Thông qua đối thoại,
tính cách của các nhân vật và bản chất các mối quan hệ được thể hiện....Qua
lời thoại, nhân vật tự lột mặt người khác và tự lột mặt mình. Trong Tướng về
hưu có nhiều nhân vật thực dụng, khéo hoạt, nhưng chưa phải là kẻ ác. Thủy
tính toán, thực tế, rạch ròi nhưng cũng có lúc ngôn ngữ của Thủy trong một
bữa cơm gia đình rất nhẹ nhàng: “Nhà mình nói năng như điên khùng cả.
Thôi, ăn đi. Hôm nay có cô Kim Chi, tôi đãi mỗi người một con gà hầm tâm
sen. Tâm đấy. Ăn là trên hết”. Ông Bổng phu xe, con người thô tục, tưởng
chừng như chai lì, việc bộc lộ những gì ẩn kín bên trong thật không dễ.
Nhưng trước tình cảnh chị dâu đang hấp hối, lão đã bộc lộ con người mình
qua một đoạn đối thoại sau: “Ông nói: “Bà ấy cứ xoay ngang xoay dọc trên
giường thế này là gay go đấy”. Lại hỏi: “Chị ơi, chị nhận ra em không?” Mẹ
tôi bảo: “có”. Lại hỏi: “Thế em là ai? Mẹ tôi bảo: “Là người” Lần đầu
tiên cái ông chú đánh xe bò lỗ mãng, táo tợn làm đủ mọi điều phi nhân bất
nghĩa hóa thành đứa trẻ trước mắt tôi”. Thuần nhu nhược, yếu hèn lộ rõ
trong những lời thoại. Sự đốn mạt của Đoài, sự khờ khạo ngờ nghệch của
Cấn, sự a dua của Khảm... hiện lên sắc nét: “Đoài bảo: “Tôi nghĩ bố già rồi,
mổ cũng thế, cứ để chết là hơn”. Tốn khóc hu hu. Cấn hỏi: “Ý chú Khảm thế
nào?” Khảm bảo: “Các anh thế nào thì em thế”. Cấn hỏi: “Chú Khiêm sao
im thế”. Khiêm hỏi: “Anh định thế nào?” Cấn bảo: “Tôi đang nghĩ”. Đoài
bảo: “Mất thì giờ bỏ mẹ. Ai đồng ý bố chết giơ tay, tôi biểu quyết nhé”
(Không có vua). Những cô con gái tên Phượng - một mảnh của Mẹ Cả, người
thì xốc nổi, bao dung; người dịu dàng, đằm thắm; người sắc xảo nhưng kẻ cả,
trịch thượng... không thể lẫn qua các diễn ngôn đối thoại (Con gái thủy thần).
111
Hình thức đối thoại này thể hiện nhiều nét quan trọng trong phong cách ngôn
ngữ của Nguyễn Huy Thiệp.
Trong những truyện như Tướng về hưu, Thương cả cho đời bạc, Mưa,
Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt, nhà văn tạo ra những đối thoại rất ít ăn nhập
nhau, không tuân thủ một số nguyên tắc hội thoại, có sự phá vỡ tính logic của
cấu trúc lời thoại, với những cặp trao đáp khác thường, nội dung lời thoại và
giọng điệu đối thoại độc đáo và có sức hấp dẫn rất riêng... nhằm hướng tới thể
hiện kiểu con người phàm tục đời thường. Nó khơi động từ vô thức, tính chất
lo âu, bồn chồn, đầy bất an được tái hiện. Nó biểu hiện sâu sắc trạng thái cô
đơn của con người hiện đại. Nguyễn Huy Thiệp xây dựng những đối thoại mà
các tác nhân tham thoại trong khi đối thoại với nhau lại ruổi theo những suy
nghĩ của riêng mình. Càng đối thoại, con người lại càng cô đơn, mặc dù về
mặt hình thức, ta nhầm tưởng họ là tri âm tri kỷ.
Nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp khi đối thoại bộc lộ mình một cách
không cần giấu diếm, thậm chí nhiều khi còn sống sượng. Trong đối thoại,
nhân vật của ông chẳng cần phải giữ thể diện hoặc duy trì thiện cảm trước
các nhân vật khác. Bằng những cách thức khác nhau, anh ta cố gắng “chỉnh”
lại hình ảnh của mình trong mắt người khác, định hướng lại cách nghĩ lâu nay
của người xung quanh về nhân cách của mình. Nhân vật không ngần ngại
“vạch áo cho người xem lưng”, không phải để cao ngạo hơn đời mà chỉ để
chứng minh mình là mình. Đoài, bà Lâm, giáo Chi, Phượng, Bường, Ngọc,
Phụng... là như thế. Đoài đốn mạt nhưng anh ta không đạo đức giả, không che
đậy bản chất của mình. Đó cũng là thái độ sống của ông giáo Quỳ. Biết vợ hai
phong tình, vẫn đi lại với nhiều đàn ông trong làng nhưng ông chỉ nói: “Cô
ngủ với ai thì nhớ đòi tiền, không có tiền thì lấy thóc hay lấy gà lợn thế vào
chứ đừng ngủ không” (Thương nhớ đồng quê). Đó là quan điểm sống của bà
Lâm: “Già quá hóa giặc cậu ạ. Sao mà tôi kinh tuổi già đến thế. Sáng nào tôi
112
cũng đi chùa, lạy Phật tổ Như Lai cho chết mà Ngài cứ lắc đầu, Ngài chưa
nhận. Chung quy vì tôi mải lam mải làm, đáng lẽ ngày xưa tôi phải chơi vung
tàn tán thì đâu đến nỗi. Ở làng những đứa con gái cùng lứa tuổi với tôi, đứa
nào hồi trẻ thập thành thì Ngài cho lên tiên sớm, chẳng phải đợi đến tuổi thất
thập, thế là sống cũng sướng mà chết cũng sướng. Còn tôi, cả đời chỉ biết mỗi
con buồi mang tiếng thủy chung đức hạnh, chẳng biết báu cho ai, chỉ biết
về già sống lâu khổ con khổ cháu” (Bài học nông thôn).
Mặt khác, thông qua đối thoại, nhà văn gián tiếp thể hiện quan điểm
của mình đối với nhiều vấn đề nhức nhối khác đang bày ra ngổn ngang trong
hiện tại. Đó là thực trạng lối sống thực dụng đang lan tràn trong gia đình, xã
hội. Nó có nguy cơ biến những con người hết lòng vì Tổ quốc, vì con cái, vì
nghệ thuật và lý tưởng cao quý trở nên bất lực, lạc lõng, cô đơn. Nguyễn Huy
Thiệp còn góp phần “cảnh tỉnh” những nhận thức phiến diện về con người, về
vấn đề bạo lực, chiến tranh, tình yêu, hạnh phúc, về niềm tin (thần phật,
những lực lượng siêu nhiên)...
Nguyễn Huy Thiệp tạo nên những lịch sử giả, khi thì hướng về đời
sống thị thành qua các “huyền thoại phố phường”, khi thì tìm về “đồng quê”
để tìm hiểu các bài học nhưng đúng ra, Nguyễn Huy Thiệp đang nói đến thì
hiện tại, đến hôm nay. Ngay cả khi trở lại các truyền thuyết xa xưa, nhà văn
vẫn đang nói về thời mình, triết lý về thời mình, từ đó mở rộng đến những giá
trị vĩnh hằng bằng cái nhìn không né tránh hiện thực dù đó là thứ hiện thực
cay đắng nhất. Quan sát đoạn đối thoại sau trong Con gái thuỷ thần sẽ thấy:
“Cô Phượng bảo: “Anh là dân làm thuê, là dân da đen. Phải không nào?”
Tôi bảo: “Phải”. Cô Phượng bảo: “Như thế là anh không có gì cả. Anh là kẻ
yếu”. Tôi bảo: “Xin cô đừng sỉ nhục tôi”. Cô Phượng bảo: “Tôi không sỉ
nhục anh. Tôi chỉ nói ra sự thật. Anh không có của cải, không có sở hữu cá
nhân, anh không có quyền sĩ diện, không nên tự ái, không nên phản kháng”.
113
Nguyễn Huy Thiệp cũng không ít lần thể hiện những cuộc thoại có
sự tương tác trật khớp. Đó là đoạn đối thoại giữa ông Bình Chi và ông Phạm
Ngọc Gia. Ông Bình Chi nói: “văn chương có nhiều thứ lắm. Có thứ văn
chương hành nghề kiếm sống. Có thứ văn chương sửa mình”. Ông Phạm
Ngọc Gia trả lời: “Tôi hiểu rồi. Tôi làm nghề đồ tể, tôi biết. Cũng như có thịt
mông, thịt thủ, thịt sấn, thịt dọi”. Ở đây, người nói và người nghe mặc dù ở
trong những vùng tri thức khác nhau nhưng lại có thể thấu hiểu nhau dựa vào
những lẽ thường của đời sống.
Trong truyện ngắn Tướng về hưu Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng cách
viết: Không tách rời những đoạn đối thoại, không xuống hàng, kéo gạch để
làm nổi bật sự hiện diện của đối tượng, mà viết lời nói lẫn lộn với lời kể:
“Ông thợ mộc quát: “Sợ chúng ông ăn cắp gỗ à?” Ông Bổng hỏi: “Ván mấy
phân?” Tôi bảo: “Bốn phân”. “Cha tôi về, đồ đạc đơn sơ. Cha tôi khỏe. Ông
bảo: “Việc lớn trong đời cha làm xong rồi!” Tôi bảo: “Vâng”. Cha tôi
cười”. Lối nói “cộc lốc”, sắc bén và hàm súc, câu văn ngắn gọn, dồn dập, hạn
chế tối đa các liên từ, nén năng lượng làm rung chuyển lối văn mực thước,
trang trọng, không vướng phải hai chấm xuống dòng, gạch ngang đầu dòng.
Ngòi bút tác giả này như không hề biết đến những gửi thưa kiểu cách, những
nghi thức nhiều khi rất nhiều khách sáo, mặc nhiên khẳng định tư thế bình
đẳng, dân chủ giữa con người với con người. Lối văn đó phù hợp với cái hiện
thực đời thường mà nhà văn muốn mô tả.
Lời thoại thường ngắn, có khi chỉ là những mẩu nhỏ và nhiều khi nó
khước từ cả những nguyên tắc của lí thuyết tương tác. Từ những cặp trao đáp
độc đáo này, Nguyễn Huy Thiệp “giải thiêng” một cách đầy trí tuệ đối với
những huyền thoại lâu nay vẫn tồn tại trong tâm thức cộng đồng. Đó là sự giải
thiêng huyền thoại về các vĩ nhân, là sự giải thiêng đối với những quan niệm
một chiều về giao lưu văn hoá, về sức mạnh của nền văn hoá Việt Nam, là sự
114
giải thiêng đối với các quan niệm ấu trĩ nhưng đầy quyền uy về văn học và
nhà văn đang kìm hãm sự phát triển lành mạnh của nền văn học nước nhà.
Bởi vậy, Nguyễn Huy Thiệp đôi khi gắn những phát ngôn tục tĩu vào miệng
những nhân vật không thể phát ngôn tục tĩu, gắn những lời lẽ thanh cao vào
miệng những nhân vật không thể nói những lời lẽ thanh cao, gắn những lời
minh triết vào phát ngôn của những khối óc rất bình thường, gắn những lời bỗ
bã cho những quan hệ tôn ti không thể sỗ sàng, bỗ bã.
3.4.2. Ngôn ngữ độc thoại
Độc thoại nội tâm đóng vai trò quan trọng trong cách thức diễn đạt,
giúp độc giả khám phá mạch ngầm của văn bản. Độc thoại nội tâm góp phần
cơi nới khuôn khổ truyện ngắn, đi sâu vào bản thể con người với những hồi
cố, tự bạch dòng ý thứcgiúp con người bộc lộ chính mình ở khía cạnh con
người vô thức, con người tâm linh.
Bằng độc thoại nội tâm, tác giả đã diễn đạt những giằng xé, dằn vặt của
nhân vật trước biến cố cuộc đời, tạo nên giọng điệu thâm trầm sâu lắng.
Trong các tác phẩm độc thoại nội tâm như là sự giải tỏa tâm trạng, nhân vật
thường đặt câu hỏi cho chính bản thân mình: “Sao tôi thấy cô đơn và sợ cuộc
sống thế này” (Những bài học nông thôn).
Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, ngoài ngôn ngữ đối thoại.
Ở một số tác phẩm, vẫn có những trang viết tinh tế đi sâu vào khám phá nội
tâm nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu
biểu: Thương nhớ đồng quê, Những bài học nông thôn, Huyền thoại phố
phường, Những người thợ xẻ, Giọt máu, Thoáng chút Xuân Hương (truyện
thứ 2).
Trong Thương nhớ đồng quê, những dòng độc thoại nội tâm của nhân
vật “tôi” là những dòng suy tư, cảm xúc, quan sát về người thân trong gia
115
đình, về cuộc sống nghèo khó của làng quê nơi mình sinh ra và lớn lên. Nhâm
mười bảy tuổi, nhưng rất hay mơ mộng. Trong cuộc sống, Nhâm quan sát mọi
người xung quanh, hiểu khá rõ thói quen sinh hoạt của từng người: “mẹ tôi
vẫn hay chan cơm nước mưa với cà muối. Mẹ không ăn được thịt mỡ”. “Dì
Lưu nằm nghiêng tựa lưng vào tường. Lúc nào dì cũng nằm nghiêng như thế
đã sáu năm nay”. “Cái Mị cùng tuổi với cái Minh em tôi nhưng cái Mị trắng
hơn. Nó hay nói, hay làm nũng”. Có những dòng độc thoại nội tâm của nhân
vật xót xa, mặc cảm cho thân phận: “thân phận tôi, ở đâu người ta cũng nhận
là kẻ làm thuê, làm mướn”. Có lúc dòng tâm tư và nỗi lòng của nhân vật rất bí
hiểm, làm cho người đối diện không dễ gì hiểu được: “Tôi cười. Mẹ tôi chẳng
hiểu nụ cười của tôi đâu. Tôi cười như một tên thổ phỉ, cười như một gã nặc
nô, cười như một tên quỷ sứ cười móng tay chân mình sao lại đen dài như
thế”. Nhân vật tôi cũng trải qua đau đớn khi mất một người thân, một nỗi đau
tột bậc, khóc không thành tiếng: “Tôi đưa tay lên miệng để bịt âm thanh thổn
thức trong cổ cứ thế bật ra. Tôi thương em tôi quá. Rất đông những con ruồi
bu quanh hai lỗ mũi cái Minh, cái Mị”. Những khi không làm công việc đồng
áng, thế giới tâm hồn của Nhâm lại xao đồng, biết bao nhiêu suy tư trong tuôn
chảy trong đầu:
“Tôi nghĩ
Tôi nghĩ về sự đơn giản của ngôn từ
Sự bất lực của hình thức biểu đạt
Mà nỗi nhọc nhằn đầy mặt đất
Sự vô nghĩa trắng trợn đầy mặt đất
Bao tháng ngày trôi đi
Bao kiếp người trôi đi
Sự khéo léo của ngôn từ nào kể lại được
Ai nhặt cho tôi buổi sáng mai này
116
Nhặt được ánh mặt hoang vắng trong mắt em gái tôi
Nhặt được niềm hy vọng hão huyền
trong lòng chị dâu tôi
Và nhặt được mùi vị nghèo nàn
Trên cánh đồng quê.”
Ở một chỗ khác, câu trả lời của Nhâm như nói với chính mình, đáp lại
câu trả lời của cô em họ từ thành phố về: “Anh có biết cánh đồng bắt đầu từ
đâu không?
Cánh đồng bắt đầu từ nơi rất sâu trong lòng tôi
Trong máu thịt tôi đã có cánh đồng
Đứng nên ni đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng bát ngát mênh mông
Tôi làm sao quên được nơi mẹ tôi sinh ra”.
Trong truyện Những bài học nông thôn có những đoạn văn xuôi và thơ
dài thể hiện giọng nói bên trong của nhân vật. Cảm xúc của Ngọc về cảnh vật
làng quê khi lần đầu về nông thôn: “Mặt sông nhòa đi, bóng tối bắt đầu phủ
trùm cảnh vật. Tôi đi một mình trên con đường lạ vào thôn. Bóng tối nhập
nhoạng. Không gian tràn ngập một thứ tình cảm dịu dàng mà bí ẩn. Cây lòa
xòa bên đường. Tôi không xác định được thời gian sống hiện tại của mình.
Trong tôi không có hình ảnh nào về thành phố tôi hằng sống, thậm chí tôi
quên mất khuôn mặt thân yêu của bố mẹ tôi. Cả đến những chuyến tàu chở tôi
và Lâm từ thành phố về buổi sang nay nữa, tôi cũng quên biến. Thế mà đây là
lần đầu tiên tôi đi xa nhà Quên cả chiếc diều”.
Thôi quên đi, quên đi
Đêm xuống – cái cú xõa vĩ đại của thời gian
Xóa trước hết cái ngẫu nhiên sinh ra tôi
Xóa mối ràng buộc của tôi với đồ vật
117
Xóa tất cả những vô tích sự
và tủi hổ của một ngày trơ trẽn
Hãy xóahãy xóa đi
Hãy buộc lại những sợi dây trong tim
Bởi thế nào cũng phải phiêu du trong đêm
Trong giấc ngủ hồn phải lanh thang một mình”.
Hay một chỗ khác:
“Tôi biết từ nay tôi đã trở thành người lớn.
Vĩnh biệt nhé tuổi thơ
Tôi đã trưởng thành
Từ nay tôi phải gánh trách nhiệm với tôi, với mọi người
Tôi bắt đầu một chuỗi sơ suất liên tiếp nhau
Ôi tuổi thơ
Khi trong tôi là một khối nguyên dương
Tiền tài danh vọng luật pháp đều bay qua tôi
Trùm lên tôi là đôi cánh mỏng tang của mẹ”.
Trong truyện ngắn Mưa nhã nam kể về người anh hùng dân tộc Hoàng
Hoa Thám, độc thoại là những dòng suy ngẫm của nhân vật về đời người, về
chuyện “làm người khó lắm”. “Ông cho rằng buổi tiếp tân không quan trọng
gì và sự có mặt hay không có mặt của ông đều chứa những hiểm họa. Ông sẽ
mang tiếng hèn nhát, nếu từ chối. Ông sẽ thành lố bịch nếu ông có mặt. Thế
lố bịch hơn hay hèn nhát hơn? – Đề Thám tự hỏi – Thôi thì lố bịch còn hơn
hèn nhát!”
Trong truyện Con gái thủy thần, Chương bộc lộ những bí mật trong trái
tim anh: “Trái tim tôi thuộc về nàng, thuộc về Mẹ Cả, thuộc về con gái thủy
thần”. Độc thoại nội tâm ghi lại những cảm xúc của nhân vật Chương. Cho
nên anh đã ra đi tìm Mẹ Cả, dù gặp nhiều vất vả.
118
Hạnh trong Huyền thoại phố phường, từ khi tháp tùng mẹ con bà Thiều
đi xin lộc ở chùa, chứng kiến sự tiêu pha hoang phí của bọn nhà giàu, khi về
nhà Hạnh trở nên mất ăn mất ngủ. Hạnh suy nghĩ “Bọn người này coi tiền
như rác”, “riêng tiền xích lô của hai mẹ con bà Thiều cũng đến bạc nghìn.
Chỉ riêng khoản chi phí ấy cũng gấp ba lần số tiền mà Hạnh kiếm được trong
tháng”. Một kẻ luôn muốn trở nên giàu nhưng không phải bằng lao động
chân tay mà nuôi hy vọng bằng lộc trời, cho nên khi nhớ đến tờ vé số đã được
bà Thiều đem đi xin lộc, cầu thánh thần, Hạnh nghĩ: “Bảy trăm nghìn! Trời ơi
cả một số tiền lớn lao kinh khủng. Cả một cơ nghiệp, cả một gia tài. Đấy là sự
nghiệp! Đấy là hạnh phúc mà y mong muốn”. Cho nên sau đó Hạnh quay lại
nhà bà Thiều, tán tỉnh, cợt nhả, thậm chí hiếp dâm người đáng tuổi mẹ mình
để đổi cho được tờ vé số. Từ độc thoại nội tâm, ta hiểu được bản chất xấu xa
đê tiện của nhân vật Hạnh- một kẻ đã bị đồng tiền làm cho bỉ ổi.
Kết thúc truyện Chút thoáng Xuân hương là mấy dòng độc thoại của
ấm Huy: “Chàng hiểu cả tri huyện Thặng, cả chàng, cả ngay ông phủ Vĩnh
Tường cũng sẽ chẳng là gì cả, tất cả chỉ là nhân chứng cho sự tồn tại của một
CON NGƯỜI: Nàng Xuân Hương mặc áo xô gai đang nức nở khóc, đang
khóc nức nở cho nỗi mênh mông của cõi đời”. Ở đây con người không phải là
thánh thần để trở bất tử, nhưng họ hiểu sự không bất tử của chính họ một cách
sâu xa ngay từ những ý thức đầu tiên và như vậy họ đã đứng cao hơn số phận.
Như vậy với việc sử dụng các ngôn ngữ độc thoại, con người được nhà
văn xem xét, đánh giá trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp là chủ thể của
đời sống riêng tư, có quan niệm riêng về cuộc đời, có cách nhìn cuộc sống
đang diễn ra và bản thân theo cách riêng của họ.
Một nhà văn hải ngoại từng nói về ông: “Văn chương đến thế thì thôi”.
Đấy là sự bùng vỡ của thi pháp, của quan niệm về con người, về không gian
lịch sử, của quan niệm biểu hiện. Điều này rất hiếm thấy ở một tác giả, ngay
119
trong những khoảng giao thời của nghệ thuật, khi mà vấn đề hiện đại hóa
nghệ thuật trở thành vấn đề sinh tử của nó. Cũng phải, văn chương của
Nguyễn Huy Thiệp có khả năng gây ngạc nhiên. Ngạc nhiên này kéo theo
ngạc nhiên khác. Mỗi lần đọc lại truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là một
lần ta thấy cái khối vuông ru bích ấy chuyển động. Gắn với sự chuyển động
của nó là những độ mở mới, màu sắc mới và những trữ lượng ngữ nghĩa nghệ
thuật mới được khai lộ. Nhưng dường như phía sau "tảng băng trôi" ấy vẫn
còn nhiều bí mật mà không dễ gì nhận biết một cách rạch ròi.
120
KẾT LUẬN
Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn
học Việt Nam giai đoạn sau năm 1975, đặc biệt giai đoạn đổi mới những năm
80 của thế kỉ 20. Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp là sản phẩm tất yếu của sự
gặp gỡ giữa tài năng với khát vọng dân chủ và đổi mới mà sự vận động ý thức
xã hội cũng như văn học sau 1975 mang lại. Một hiện tượng như thế khó có
thể xuất hiện sớm hơn và việc nó gây tranh cãi là dễ hiểu. Đó là một dấu hiệu
đáng mừng trong thời điểm Đổi mới với không khí cởi mở, dân chủ và thị
hiếu mới của công chúng lúc bấy giờ. Các ý kiến dù còn tranh cãi, vẫn cho
thấy một điểm chung: Nguyễn Huy Thiệp là một người tài năng độc đáo.
Khác với hệ quy chiếu lịch sử như yêu nước, chống ngoại xâm, đấu
tranh giai cấp, mâu thuẫn tiến bộ lạc hậu, cấp trên cấp dưới, tổ chức và cá
nhânthường thấy trong văn học cách mạng. Hệ quy chiếu trong truyện của
Nguyễn Huy Thiệp là “con người”, triết lí về con người, bản tính người, cách
làm người, trạng thái ứng xử xã hội lịch sử của con người. Ta biết được điều
này do môtip con người được lặp đi lặp lại trong các truyện của tác giả.
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đứng ở bình diện nhân cách, trạng thái
nhân cách, lựa chọn nhân cách ở mỗi người.
Nhà văn đã chuyển tải thành công quan niệm về con người trong thời
đại mới. Đi sâu mở rộng quan niệm về con người. Có thể nói với những tìm
tòi sáng tạo trong tác phẩm của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã dấn thân vào
cuộc thử nghiệm đầy sóng gió. Từ đó, ông mang đến cho người đọc những
day dứt băn khoăn về những vấn đề cuộc sống, về con người trong thời đại
mới.
Văn chương của Nguyễn Huy Thiệp luôn hướng vào tầng cao hơn là
chủ nghĩa nhân đạo. Đó là thân phận của con người trong một thời đại, trong
121
một xã hội mà sức nặng duy lí ở chính trị, ở kinh tế, ở biết bao chuẩn mực đã
định sẵn. Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp luôn làm người đọc khắc khoải và
sợ hãi trước những cảm nhận tê buốt về lẽ đời được trình bày một cách trần
trụi. Với tham vọng muốn làm gần lại mối quan hệ người - người, nhà văn
không chỉ biểu hiện nhu cầu dân chủ và khuynh hướng tự do của cá
nhân trong xã hội hiện đại mà còn biểu thị khát vọng truy tìm chân lý và điều
thiện.
Quan niệm, cách nghĩ về con người mà ông đưa đến cho người đọc
thông qua những tác phẩm của mình không phải là những gì màu mè, không
buộc người đọc phải đồng ý với ông mà buộc người đọc phải đối diện với
chính mình. Ngay cả khi ông viết về cái ác, cái xấu xa của con người thì cũng
không phải là để hả hê, sung sướng mà đầy xót xa. Ông buộc mọi người phải
tự nhận thấy điểm yếu kém của chính bản thân mình và biết chế ngự, đẩy lùi
nó. Tận cùng, văn của Nguyễn Huy Thiệp không đi ra ngoài tình yêu thương
và đau đớn về vấn đề con người, về tính cách, số phận của con người.
122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần 1: Sách, tạp chí, luận án
1. Vũ Tuấn Anh (1945), Đổi mới văn học và sự phát triển, Tạp chí văn
học, (4), tr.14-19.
2. Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Hải Hà (1995), Quan niệm nghệ thuật về
người trong văn xuôi Việt Nam sau Cách Mạng tháng 8 – Chương trình
KHVN cấp nhà nước KX-07.
3. Hoài Chân – Hoài Thanh (1998), Thi nhân Việt Nam (1932-1945), Nxb
Văn học, Hà Nội.
4. Nguyễn Minh Châu (1987):
4.1 “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, Báo
văn nghệ (49-50), tr.35–37.
4.2 Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Nxb Tác phẩm mới, Hà
Nội.
5. Trần Cương (1995), “Văn xuôi viết về nông thôn từ nửa sau những
năm 80”, Tạp chí văn học, (4), tr. 34–36.
6. Trần Thanh Đạm (1989), “Bàn thêm về vấn đề con người trong văn
học”, Tạp chí Văn học, (35), tr.3–6.
7. Đặng Anh Đào (1991), “Một hiện tượng mới trong hình thức kể chuyện
hiện nay”, Tạp chí Văn học, (6).
8. Đặng Anh Đào (1994), Tài năng và người thưởng thức, Nxb Hội nhà
văn, tr.78.
9. Phan Cư Đệ (1986), “Mấy vấn đề về văn xuôi hiện nay”, Tạp chí văn
học, (5).
123
10. Phan Cự Đệ (1992), “Văn học đổi mới và những bước đi hợp quy
luật”, Báo Văn nghệ (48).
11. Phạm Văn Đồng (1983), “Thư gửi Đại hội nhà văn Việt Nam lần thứ
3”, BáoVăn nghệ, (40).
12. Hà Minh Đức (1988), Văn học Việt Nam hiện đại – Bình giảng và phân
tích tác phẩm, Nxb Thanh Niên.
13. E.M. Meletinky (2004), Thi pháp của Huyền thoại, Trần Nho Thìn và
Song Mộc dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Hạnh (1993), “Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự
đổi mới về con người”, Tạp chí văn học, (3), tr.20–23.
15. Nguyễn Văn Hạnh (1999), “Lí luận văn học – Vấn đề và suy nghĩ”,
Nxb Giáo dục.
16. Nguyễn Văn Hạnh (2005), “Chuyện văn chuyện đời”, Nxb Giáo dục.
17. Võ Thị Hảo (1995), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
18. Vương Thị Thanh Hiền (2010), Ảnh hưởng của văn học dân gian đối
với truyện ngắnNguyễn Huy Thiệp, Luận văn Thạc sĩ – Trường đại học
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
19. Phạm Mạnh Hùng (2001), “Về quan niệm về cấu trúc nghệ thuật của
hoàn cảnh trong văn học”, Tạp chí Văn học, (11), tr.44–51.
20. Lê Thị Hường (1994), “Quan niệm người cô đơn trong truyện ngắn
hôm nay”, Tạp chí văn học, (2), tr.29–31.
21. Phạm Thị Thu Hương (1993), “Quan niệm nghệ thuật về con người
trong truyện ngắn Thạch Lam”, Tạp chí văn học, (số 3), tr.16–19.
22. Lê Thị Hường (1995), “Các kiểu kết thúc truyện ngắn hôm nay”, Tạp
chí văn học, (4), tr.29–33.
23. Tạ Thị Hường (2001), “Chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp”, Luận văn Thạc sĩ – Trường đại học Sư phạm Hà Nội.
124
24. Nguyễn Văn Kha (2006), “Đổi mới quan niệm về con người trong
truyện ngắn Việt Nam 1975-2000”, Nxb Đại học quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh.
25. Nguyễn Khải (2002), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Hội Nhà Văn.
26. Phùng Ngọc Kiếm (1995), Con người trong truyện ngắn Việt Nam
1945 – 1975 (Bộ phận văn học cách mạng), Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội.
27. Lê Đình Kỵ (1984), Tìm hiểu văn học, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
28. Tôn Phương Lan (1996), “Tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật Nguyễn Minh
Châu qua quan niệm nghệ thuật về con người”, Tạp chí văn học, (4),
tr.27–30.
29. Tôn Phương Lan (2001), “Một vài suy nghĩ về con người trong văn
xuôi thời kì đổi mới”, Tạp chí văn học, (9), tr.43–48.
30. Phong Lê (2001), Văn học Việt Nam hiện đại – Những chân dung tiêu
biểu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
31. Nguyễn Văn Long (2006), Nguyễn Văn Thìn (đồng chủ biên), Văn học
Viêt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo
Dục.
32. Phương Lựu (chủ biên) (1997) Lí luận văn học, Nxb Giáo Dục.
33. Trần Nhất Lý, “Tìm hiểu Nguyễn Huy Thiệp từ “Phẩm Tiết”, Theo
Thể thao văn hóa.
34. Nguyễn Đăng Mạnh- Nguyễn Trác- Trần Hữu Tá (1988), Văn học Việt
Nam 1945-1975, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
35. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn – tư tưởng – phong cách, Nxb
Đại Học Quốc gia Hà Nội.
36. M. Bakhtin (1992), Lí luận, thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn
Nguyễn Du xuất bản, Hà Nội.
125
37. M.Gorki, Bàn về văn học (tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội.
38. Phạm Xuân Nguyên (1994), “Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay”,
Tạp chí văn học (2), tr.26–28.
39. Phạm Xuân Nguyên (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
40. Đào Thủy Nguyên (2001), “Thế giới nhân vật Nguyễn Khải”, Tạp chí
văn học, (11), tr.52–63.
41. Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, NxbVăn nghệ Thành phố
Hồ Chí Minh.
42. Vương Trí Nhàn (2006), “Giăng lưới bắtlí luận”, Báo Thể Thao và
văn hóa.
43. Phùng Qúy Nhâm (1992), Thẩm định văn học, NxbTP.HCM.
44. Trần Thị Mai Nhi (1999), Văn học hiện đại, văn học Việt Nam giao
lưu gặp gỡ, NxbVăn học, Hà Nội.
45. Nhiều tác giả (1989), Nguyễn Huy Thiệp tác phẩm và dư luận, Nxb
Trẻ.
46. Nhiều tác giả (1993), Từ điển văn học, Nxb Khoa học và xã hội Hà
Nội.
47. Nhiều tác giả (1994), Từ điển Văn học bộ mới, Nxb Thế Giới, Hà Nội.
48. Nhiều tác giả (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới – những vấn đề lý
thuyết, Nxb Hội nhà văn, trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.
49. Nhiều tác giả (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Thanh Niên Hà
Nội.
50. Nguyễn Văn Phụng (1989-1993), Tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp từ hiệu
quả nghệ thuật đến thủ pháp nghệ thuật, Khóa luận tốt nghiệp, Trường
Đại học Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.
126
51. Huỳnh Như Phương (1991), “Văn xuôi Viêt Nam những năm 80 và
những vấn đề dân chủ mới của nền văn học”, Tạp chí văn học (4),
tr.10–12.
52. Hùynh Như Phương (2007), Trường phái hình thức Nga, Nxb Đại học
Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh.
53. Hồ Phương (1989), “Nhớ tiếc một tài năng văn học”, Báo Nhân dân
(ra ngày 29 tháng 1).
54. Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lí luận văn
học, Nxb Giáo dục.
55. Trần Đình Sử (chủ biên) (1991), “Khái niệm quan niệm nghệ thuật
trong nghiên cứu văn học xô viết”, Tạp chí Văn học, (1), tr.8–12.
56. Trần Đình Sử (1996), Môt số vấn đề thi pháp học hiện đại, Bộ Giao
dục đào tạo-Vụ Gíao viên, Hà Nội.
57. Trần Đình Sử (chủ biên) (2000), Tự sự học, Một số vấn đề lí luận và
lịch sử, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
58. Trần Đình Sử (2001), “Mấy vấn đề trong quan niệm con người của
văn học Việt Nam thế kỉ XX”, Tạp chí Văn học, (8), tr.6–11.
59. Nguyễn Thị Minh Thái (1993), “Truyện ngắn Việt Nam đổi mới”, Thế
giới mới, (64).
60. Đào Thản (1994), “Đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong văn
xuôi”, Tạp chí Văn học, (2), tr.13–16.
61. Bùi Việt Thắng (1991), “Văn xuôi hiện nay và quan niệm con người”,
Tạp chí Văn học, (6), tr.12–14.
62. Nguyễn Thành Thi (2010), Văn học thế giới mở, Nxb Trẻ.
63. Nguyễn Huy Thiệp (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Đỗ Hồng Hạnh
tuyển chọn và giới thiệu, NxbVăn hóa Sài Gòn.
127
64. Bích Thu (1996), “Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975”, Tạp
chí Văn học, (9), tr.32–36.
65. Vương Anh Tuấn (1982), “Vị trí và vai trò tích cực của người đọc
trong đời sống văn học”, Tạp chí Văn học (3).
66. Vương Anh Tuấn (1988), “Lịch sử trong quan niệm của Nguyễn Huy
Thiệp”, Tạp chí Văn học, (3), tr.37–42.
67. Phùng Văn Tửu (1996), “Một vài phương diện của truyện ngắn”, Tạp
chí văn học, (2), tr.15–19.
68. Lê Ngọc Trà (2005), “Lí luận và văn học”, Nxb Trẻ, Tp HCM.
69. Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương, thẩm mỹ và văn hóa, Nxb Giáo dục.
70. Hà Ngọc Trảng (1986 – 1990), Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học khoa học Tổng Hợp Thành
phố Hồ Chí Minh.
71. Lê Thị Nguyệt Trong (2011), Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn Thạc sĩ – Trường đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh.
72. Timôfeep (1962), Nguyên lí lí luận văn học, Nxb Văn hóa-Viện Văn
học.
73. Hoàng Thị Văn (2008), Yếu tố huyền ảo trong văn xuôi nghệ thuật Việt
Nam sau 1975, Đề tài NCKH cấp Bộ, Trường ĐHSP TP.HCM.
74. Đinh Phan Cẩm Vân (2000), “Cái “kỳ”trong tiểu thuyết truyền kỳ”,
Tạp chí Văn học, (10).
Phần 2: Website
75. Thụy Bình, Thiên lương trong “Muối của Rừng”, www.evan.com.vn.
76. Khuê Các, Nhân đọc “Vàng Lửa” của Nguyễn Huy Thiệp,
www.talawas.org.
77. Nguyễn Đình Đăng, Nhà văn Việt Nam của tôi, www.evan.com.vn.
128
78. Phong Điệp, Đánh giá thành tựu Văn học Việt Nam sau 20 năm đổi
mới,wwwvietnamnet.com.vn.
79. La Khắc Hòa, Những dấu hiệu của chủ nghĩa hâu hiện đại trong văn
học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài,
www.vienvanhoc.org.
80. Châu Minh Hùng:
80.1 Hình thức đa thanh mới qua truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp,www.evan.com.vn.
80.2 Tiếng nói của cái tục trong văn Nguyễn Huy
Thiệp,www.evan.com.vn.
81. Nguyễn Vy Khanh, Nguyễn Huy Thiệp – Những chuyện huyền kì: núi
sông và nước,www.evan.com.vn.
82. Cao Kim Lan, Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết
của hậu hình thi pháp hiện đại,www.vienvanhoc.org.vn.
83. Nguyên Ngọc, Văn xuôi Việt Nam hiện nay, logic quanh co của các
thể loại, những vấn đề đang đặt ra và triển
vọng,www.vietnamnet.com.vn.
84. Trần Thị Mai Nhân, Tìm hiểu phương thức “Huyền thoại hóa” trong
một số tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới,www.vienvanhoc.org.vn.
85. Đặng Văn Sinh, Đọc lại “Tướng về hưu”,www.vietnamnet.com.vn.
86. Nguyễn Thị Minh Thái (2006) Nguyễn Huy Thiệp – Tôi sống trong ảo
mộng, Viettnamnet – 20/7/2007.
87. Lê Ngọc Trà, Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới,
www.vienvanhoc.org.vn.
88. Nguyễn Văn Trung. Nguồn
http//www/giaodiem.com/doithoaiIII/09_truu_htm.
129
89. Nguyễn Thanh Xuân, Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam,
www.vienvanhoc.org.vn.
90. Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hệ hình
thi pháp hậu hiện đại”, yume.com.
91. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp “trong mắt” một nhà báo 8X”
phongdiep.net.
92. “Có một triết gia Nguyễn Huy Thiệp”, www.baomoi.com.
93. Quan niệm nhân sinh mang tính triết lí trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp”, bienlang.blogtiengviet.net 14.12.2000.
94. Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, www.evan.com.vn.
130
PHỤ LỤC
1. Chân dung Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
131
2. Trang bìa một số tập truyện ngắn của Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
132
Truyện “Tuổi 20 mươi yêu ấu” của Nguyễn Huy Thiệp xuất bản tại Pháp.
3. Một số hình ảnh hoạt động của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
133
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đọc một bài phú về Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp kí tặng độc giả ở Ngày thơ Việt Nam.
134
Ông Nguyễn Minh Nhựt - giám đốc NXB Trẻ (phải) và Nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp trong lễ ký kết ngày 24. 03. 2012.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tại lễ nhận giải Nonino (2008) tại Ý.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_09_17_8212367299_6298.pdf