Các đơn vị dự toán phải chủ động xây dựng tiêu chí và phương pháp phân bổ
dự toán phù hợp với đặc thù của ngành. Bám sát các văn bản quy định về chi tiêu
công để xây dựng dự toán, có lý luận rõ ràng để bảo vệ dự toán của mình trước cấp
trên. Tổ chức tốt công tác đàm phán để phân bổ dự toán giữa các đơn vị dự toán cấp
trên với các đơn vị dự toán trực thuộc.
Thực hiện dân chủ, công khai ngân sách trên tất cả các khâu: lập, giao, phân
bổ, quyết toán chi ngân sách theo đúng quy chế dân chủ và công khai ngân sách.
Nội bộ cần thường xuyên kiểm tra, rà soát các khoản thu – chi để tránh quên và
nhầm lẫn, kịp thời sửa chữa khi cần thiết.
Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán ở các đơn vị sử dụng ngân sách
nhà nước theo hướng dự toán phải bám sát kế hoạch, mục tiêu ưu tiên thực hiện
nhiệm vụ của đơn vị. Dự toán phải làm rõ nhiệm vụ chi đã hoàn thành, không còn
thực hiện phải cắt giảm và những nhiệm vụ mới theo kế hoạch thực hiện của đơn vị.
Chú trọng đến tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý
ngân sách tại các đơn vị để nâng cao chất lượng quản lý
125 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại thành phố Đồng hới tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư cuối năm ngân sách, điều
này gây khó khăn cho KBNN trong việc thực hiện xử lý cuối năm và cung cấp báo
cáo, số liệu cho đơn vị cấp trên.
- Cần rà soát quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn, chỉ thực hiện
chuyển nguồn đối với một số khoản chi thật sự cần thiết theo chế độ quy định của
pháp luật. Kiên quyết không thực hiện việc chuyển nguồn đối với các nhiệm vụ do
chủ quan của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện chậm.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố cần thực hiện nghiêm túc và cương
quyết đối với những khoản chi không nằm trong dự toán được duyệt, vi phạm định
mức tiêu chuẩn của Nhà nước.
- Cần phải thu hồi các khoản chi từ nguồn thu để lại qua quản lý ngân sách
nhà nước mà đơn vị không lập trong dự toán để góp phần hạn chế những thất thoát,
lãng phí mà đơn vị gây ra.
3.2.4. Phát huy vai trò kiểm tra, thanh tra công tác quản lý chi thường xuyên
ngân sách nhà nước
Công tác kiểm tra, thanh tra tài chính cần phải chú trọng về hiệu quả thay vì
chỉ thực hiện mang tính hình thức. Cần phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn
của mỗi cơ quan tham gia quá trình kiểm tra ngân sách và hoàn thiện mối quan hệ
phối hợp giữa các cơ quan này trong quá trình kiểm tra, thanh tra.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
83
Cơ quan Tài chính, Thuế và KBNN cùng cấp rà soát, đối chiếu các khoản
thu, chi NSNN từ ngày 01/01 đến hết 31/12 đảm bảo các nghiệp vụ thu, chi thường
xuyên NSNN được hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng mục lục NSNN. Đồng thời tổ
chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản chi tiêu của đơn vị dự toán. Việc kiểm
tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán NSNN phải đảm bảo trung thực, đúng pháp
luật; xử lý nghiêm minh những sai phạm và kịp thời khen thưởng việc sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả NSNN, hoàn thành được xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Việc kiểm tra, thanh tra đòi hỏi tiến hành một cách liên tục và có hệ thống
thông qua các hình thức: kiểm tra, giám sát hàng ngày qua nghiệp vụ cấp phát kinh
phí; Kho bạc Nhà nước, phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố và các cơ quan chức
năng có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ theo chương trình kế hoạch;
thực hiện kiểm tra, thanh tra đột xuất khi thấy dấu hiện không lành mạnh.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND các cấp đối
với NSNN. Bổ sung đại biểu HĐND chuyên trách giúp việc trong giám sát và quyết
định các vấn đề về ngân sách. Đẩy mạnh triển khai quy chế công khai tài chính, dân
chủ, tự kiểm tra để mở rộng đối tượng tham gia kiểm tra toàn diện các lĩnh vực đối
với các đơn vị thụ hưởng NSNN. Vai trò của quần chúng rất quan trọng trong việc
phát hiện và tố cáo sai phạm tài chính, cần thu thập thông tin và chứng cứ từ quần
chúng để phát hiện và tiến hành kiểm tra, thanh tra kịp thời. Thực hiện công khai
kết luận thanh tra, kiểm toán. Qua thanh, kiểm tra cần nhìn nhận thực tế để đề xuất
các giải pháp xử lý nhằm thu hồi ngân sách, củng cố kỷ luật tài chính, nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật về ngân sách Nhà nước.
Kịp thời khen thưởng các đơn vị thực hiện nghiêm minh, có hiệu quả trong
thanh tra, góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách và các đơn vị thực
hiện quy trình quản lý ngân sách hiệu quả, lấy đó làm gương sáng cho các đơn vị
khác noi theo. Bên cạnh đó phải kỷ luật nặng các hành vi bao che, cố ý làm trái
trách nhiệm của cán bộ thanh tra và chấn chỉnh kịp thời, xử phạt nghiêm các trường
hợp sai phạm xuất phát từ đơn vị.
Đại học Kinh tế Huế
Đ ̣i học kinh tế Huế
84
3.2.5. Các nhóm giải pháp khác
3.2.5.1. Thực hiện khoán chi hành chính và hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
Thực hiện phân loại khu vực hành chính Nhà nước để áp dụng chủ trương
khoán chi và thực hiện cải cách tiền lương cho cán bộ, bao gồm:
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động
thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động);
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động
thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự
nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động);
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu,
kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước
bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà
nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).
Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/02/2015 về quy
định cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập
được tự chủ biên chế trong phân công, sắp xếp, điều động cán bộ, thuê hợp đồng lao
động cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Thủ trưởng được quyết định các
nội dung sử dụng ngân sách được phân bổ, không hạn chế chi bổ sung thu nhập cho
cán bộ đối với kinh phí tiết kiệm chưa sử dụng hết, được ban hành quy chế chi tiêu
đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và trên cơ sở kinh phí tự chủ được giao.
Để nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp cần
phải chuyển đổi từ giao dự toán ngân sách sang phương thức đặt hàng cung cấp dịch
vụ công để tạo tính cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Việc kiểm tra công tác quản lý chi ngân sách dựa trên kết quả đầu ra với các chỉ tiêu
định lượng cụ thể. Người đứng đầu cơ quan được gắn trách nhiệm cụ thể trong quá
trình thực thi nhiệm vụ để tránh tình trạng không xử phạt được nghiêm do trách
nhiệm chồng chéo giữa các cấp.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
85
3.2.5.2. Phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước và các
cơ quan chuyên môn công tác quản lý ngân sách
Hiệu quả quản lý chi thường xuyên phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy
quản lý ngân sách Nhà nước. Để nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên
cần phải thường xuyên rà soát chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý ngân
sách các cấp đảm bảo yêu cầu quản lý tài chính. Chính quyền địa phương cần
xem xét tinh gọn bộ máy, phân định chính xác chức năng, nhiệm vụ của từng cơ
quan, đơn vị để tránh chồng chéo, phiền hà về thủ tục hành chính.
Quy trình nghiệp vụ, thủ tục hành chính trong quản lý chi thường xuyên ngân
sách phải thống nhất giữa các cơ quan và các cấp ngân sách, được niêm yết công
khai tại trụ sở và trên trang thông tin điện tử. Chú trọng ghi rõ thời gian giải quyết,
trình tự luân chuyển hồ sơ. Các đơn vị quản lý ngân sách trên địa bàn phải cam kết
áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO trong quản lý chi NSNN. Việc áp dụng tiêu chuẩn
ISO tạo ra phương pháp làm việc khoa học cho cán bộ, xác định rõ quy trình nghiệp
vụ và mang lại hiệu quả tốt trong quản lý ngân sách.
Việc phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn quản lý tài chính sẽ
giảm thiểu được những sai sót, vận hành quy trình nhanh gọn, tiết kiệm được thời
gian. Hiện nay thành phố đã triển khai thành công hệ thống TABMIS trong quản lý
chi thường xuyên ngân sách. Đây là hệ thống tích hợp, trong đó, phân định rõ vai
trò của từng người, từng đơn vị tham gia hệ thống, đòi hỏi thực hiện quy trình một
cách đồng bộ, nhịp nhàng. Trong quá trình triển khai hệ thống TABMIS, lãnh đạo
phòng Tài chính – Kế hoạch và Kho bạc Nhà nước thành phố cần phân công, bố trí
cán bộ phụ trách việc vận hành, có chế tài gắn liền với việc thực thi nhiệm vụ của
từng cán bộ, đơn vị tham gia và hệ thống.
3.2.5.3. Tăng cường vai trò kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước của
Kho bạc Nhà nước
Kho bạc Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, kiểm soát các
khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước, xem xét các khoản chi đó đúng mục
tiêu và định mức hay không, nhờ đó hạn chế tình trạng chi tiêu lãng phí, chi ngoài
ngân sách, chi quá nhiều khoản đột xuất.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
86
Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện
chi, thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng quy
định của pháp luật hiện hành. Kho bạc Nhà nước phối hợp với cơ quan Tài chính,
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng
NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước của các đơn vị sử
dụng NSNN.
Quy trình kiểm soát chi ngân sách phải đảm bảo phân định trách nhiệm giữa
chuẩn chi và Kho bạc Nhà nước. Nếu xem xét quốc gia là một thực thể thì trong
lĩnh vực chi tiêu, thủ trưởng đơn vị thực hiện hành vi chuẩn chi là Thủ tướng Chính
phủ, các Bộ trưởng, chủ tịch UBND các cấp và những người được ủy quyền. Kho
bạc Nhà nước trong trường hợp này đóng vai trò là kế toán của người chuẩn chi,
chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ tài chính, kế toán khi
thực hiện các khoản chi tiêu đó. Việc phân định rõ ràng trách nhiệm giữa chuẩn chi
và KBNN sẽ tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau, hỗ trợ việc chấp hành chi
thường xuyên được hiệu quả hơn.
Với nguồn lực có hạn, KBNN cần phải chuyển từ cơ chế kiểm soát chi toàn
bộ các khoản chi NSNN sang kiểm soát theo mức độ rủi ro trong chi thường xuyên
NSNN (rủi ro về chi sai nguyên tắc, chi lãng phí). Đối với khoản chi thường xuyên
rủi ro cao cần phải kiểm soát tất cả các hồ sơ liên quan. Các khoản chi ít rủi ro cần
kiểm soát chọn mẫu hoặc thanh toán trước, kiểm tra sau. Việc kiểm soát như trên sẽ
tạo điều kiện kiểm soát, thanh toán nhanh các khoản chi NSNN, tránh phiền hà cho
đơn vị sử dụng ngân sách. Đồng thời, tránh sự kiểm soát trùng lắp của người chuẩn
chi và cán bộ kiểm soát chi KBNN.
Hoàn thiện các hình thức cấp phát ngân sách nhà nước để tăng tính chủ động
của đơn vị thụ hưởng, hạn chế sự can thiệp không cần thiết của cơ quan Tài chính
vào quá trình chi tiêu của đơn vị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN. Trong
đó: hạn chế cấp phát ngân sách bằng lệnh chi tiền của cơ quan tài chính thay vào đó
là việc cấp phát bằng dự toán, trừ những trường hợp đặc biệt. Xóa bỏ hình thức ghi
thu – ghi chi từ nguồn thu để lại đối với các đơn vị sự nghiệp có thu để tránh làm
ảnh hưởng đến kết quả kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
Đại học Kinh tế Huế
Đại ọc kinh tế Huế
87
Việc ứng dụng hệ thống TABMIS là công cụ hữu hiệu để Kho bạc Nhà nước
thực hiện vai trò quản lý của mình đồng thời thực hiện đối chiếu thường xuyên với
cơ quan Tài chính. Kho bạc Nhà nước cần đầu tư mạnh mẽ, phát triển hệ thống
quản lý điện tử của mình, cải tiến phần mềm cho phép các đơn vị sử dụng ngân sách
được truy cập, nhập dữ liệu của đơn vị mình và chuyển cho cơ quan Tài chính,
KBNN trên hệ thống TABMIS để kiểm soát chặt chẽ, giảm được sai sót trong thực
hiện hạch toán thủ công.
3.2.5.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính
Con người là nhân tố cốt lõi trong việc thực thi chủ trương, chính sách của
Nhà nước. Chất lượng của cán bộ được đánh giá trên nhiều phương diện: phẩm
chất, năng lực và hiện suất. Quản lý tài chính là lĩnh vực nhạy cảm do đó cán bộ
phải có phẩm chất tốt, bản lĩnh vững vàng, có ý thức, trách nhiệm cao đối với
công việc được giao. Cán bộ làm công tác tài chính phải có năng lực chuyên môn
cao, được đào tạo bài bản, am hiểu các văn bản pháp luật và tình hình kinh tế - xã
hội, nhanh nhạy trong xử lý tình huống. Hằng năm cần rà soát, đánh giá cán bộ để
bố trí công tác và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp.
Tuyển dụng đúng chuyên ngành, tránh tình trạng bố trí công việc không
đúng chuyên môn và tình trạng kiêm nhiệm. Định kỳ luân chuyển cán bộ để phát
huy được khả năng của cán bộ đồng thời ngăn chặn, làm giảm nguy cơ tham nhũng.
Thực hiện chính sách thu hút nhân tài, ưu tiên những sinh viên là con em Quảng
Bình có thành tích học tập, rèn luyện xuất sắc vào công tác trong bộ máy nhà nước
để cải thiện được năng suất và chất lượng lao động. Thực hiện “Chiêu hiền, đãi sĩ”,
có chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút và giữ chân cán bộ có trình độ cao.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ và quản lý nhà nước cho
cán bộ tài chính, kế toán cấp phường, xã và các đơn vị để nâng cao nhận thức về
chức năng, nhiệm vụ, vai trò và đạo đức nghề nghiệp của mình. Kiến thức đào tạo
phải cập nhật thường xuyên với nhiều hình thức như chứng chỉ nghiệp vụ, hội thảo,
hội nghị, đào tạo trực tuyến. Cần tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ và kỹ năng định kỳ
cho cán bộ Tài chính để củng cố nghiệp vụ và tuyên truyền các văn bản, chính sách
mới của Nhà nước.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kin tế Huế
88
Xây dựng chiến lược quy hoạch cán bộ quản lý chi thường xuyên ngân
sách, đào tạo toàn diện cán bộ, gắn việc đào tạo với sử dụng phù hợp sở trường
của cán bộ. Quan tâm chính sách tiền lương và thu nhập để họ yên tâm công tác.
Củng cố cơ chế đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, đánh
giá trách nhiệm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ để sắp xếp công việc.
3.2.5.5. Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi thường xuyên
ngân sách nhà nước
Quản lý bằng hình thức thủ công, sử dụng nhân lực là chính luôn tồn tại
những rủi ro và tốn kém chi phí. Công nghệ sẽ giải quyết được những rủi ro khách
quan và chủ quan tác động đến con người hàng ngày, tạo ra năng suất lao động cao
hơn, hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý nhất là quản lý chi ngân sách Nhà nước.
Chính quyền địa phương cần quan tâm bố trí ngân sách hợp lý để tăng cường
đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng trong quản lý
NSNN, trong đó chú trọng đến các phần mềm có sự liên kết các thông tin quản lý
giữa các cơ quan quản lý ngân sách tiến tới liên kết với các đơn vị sử dụng ngân
sách. Nâng cấp cơ sở hạ tầng truyền thông; quản lý và vận hành hạ tầng truyền
thông trong lĩnh vực tài chính trên địa bàn; triển khai kết nối hạ tầng truyền thông
tỉnh - huyện trong phạm vi toàn tỉnh, đặc biệt là thực hiện thành công dự án
TABMIS. Đảm bảo lưu trữ và cập nhật dữ liệu về thu, chi ngân sách tại KBNN
phục vụ điều hành ngân sách trên địa bàn, tạo bước đệm cung cấp thông tin cho cơ
sở dữ liệu quốc gia về tài chính - ngân sách; kết nối các thông tin từ Sở Tài chính và
Sở Kế hoạch - Đầu tư.
Đầu tư xây dựng hệ thống tổng thể về thông tin KBNN, kết nối sâu rộng đến
các cơ quan liên quan. Thiết kế xây dựng kho dữ liệu về thu, chi ngân sách, quản lý
nợ, tài sản và các nghiệp vụ khác của KBNN để cung cấp thông tin cho cơ sở dữ
liệu quốc gia, phục vụ công tác quản lý, điều hành về tài chính – ngân sách. Ứng
dụng công nghệ vào mọi mặt hoạt động của KBNN, hình thành Kho bạc điện tử.
Cải cách tài chính công song song với việc triển khai ứng dụng các phần
mềm, các tiến bộ của công nghệ thông tin trong quản lý NSNN, từ phối hợp kiểm
Đại học Kinh tế Huế
Đại học ki h tế Huế
89
soát chi thường xuyên ngân sách đến quản lý dự toán NSNN, thực hiện thanh toán
điện tử, hạch toán kế toán trên mạng diện rộng, công khai trong chi tiêu, mua sắm từ
NSNN, rút ngắn thời gian giao dịch, giảm các tiêu cực phiền hà do lề lối làm việc
quan liêu gây ra, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính công trên
địa bàn thành phố Đồng Hới.
Tóm tắt chương 3:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại thành
phố Đồng Hới trong chương 2, chương 3 đã tập trung những hạn chế trong công
tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại thành phố Đồng Hới. Từ đó, đề xuất các
giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa
bàn trong thời gian tới, bao gồm chín giải pháp trong thiết thực được tác giả
nghiên cứu và tham khảo thực tế. Để các giải pháp nêu trên có tính khả thi, luận
văn cũng đã đề xuất các kiến nghị với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý
điều hành ngân sách cũng như đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách, góp phần
hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn, đáp ứng lộ
trình cải cách tài chính công trong giai đoạn hiện nay.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ phân tích thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách tại
thành phố Đồng Hới, luận văn đã rút ra một số kết luận sau:
1. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách nhà
nước, chi thường xuyên ngân sách nhà nước, các quy định trong lập, chấp hành dự
toán, quyết toán và kiểm tra giám sát chi ngân sách, đồng thời đi sâu nghiên cứu
tình hình quản lý chi thường xuyên ngân sách trên tại thành phố Đồng Hới làm cơ
sở khoa học cho việc đề ra các giải pháp. Đây không những là yêu cầu của thực tiễn
vấn đề đang đòi hỏi mà còn là mục tiêu, động lực để thúc đẩy thành phố phát triển
toàn diện và ngày càng có hiệu quả cao hơn.
2. Nhìn chung, thành phố đã phân bổ các nguồn kinh phí theo đúng danh
mục các khoản chi của UBND tỉnh đã giao hàng năm, phê duyệt và thẩm định kịp
thời đúng chế độ, đúng đối tượng đối với các khoản chi cho đối tượng chính sách.
Tuy nhiên, công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách vẫn còn tồn tại nhiều vấn
đề như: việc lập dự toán hàng năm chưa thực sự xuất phát từ cơ sở, chưa khai thác
triệt để nguồn thu; phân bổ ngân sách không phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của
từng đơn vị,một số nội dung chi hạch toán không đúng tài khoản và mục lục NSNN.
3. Kết quả khảo sát các đối tuợng liên quan đến quản lý chi thường xuyên
Ngân sách nhà nước cho thấy chất lượng công tác quản lý chi thường xuyên ngân
sách tại thành phố thời gian qua mới đạt trên mức trung bình và một số vấn đề chưa
tốt như: lập dự toán ngân sách theo định mức, chưa thực sự tính đến tình hình chi
thực tế đơn vị, quyết toán còn chưa đảm bảo thời gian quy định phần lớn còn phụ
thuộc nguồn ngân sách cấp trên giao cho.
4. Trên cơ sở lý luận cơ bản về ngân sách, thực trạng công tác quản lý chi
thường xuyên ngân sách tại thành phố, luận văn đã đề xuất các giải pháp trọng tâm
như: Hoàn thiện công tác lập dự toán, đổi mới công tác quản lý chi ngân sách, chú
trọng đến chất lượng công tác quyết toán và phát huy công tác thanh tra tài chính và
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
91
kiểm soát chi kho bạc, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính.
Đây là những giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với thực tiễn tại thành phố Đồng
Hới, tỉnh Quảng Bình.
5. Để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên
tại thành phố Đồng Hới có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hợp các giải pháp ở
tầm vĩ mô và vi mô. Sự lãnh đạo và chỉ đạo của UBND, các cấp, các ngành chức
năng các tổ chức chính trị xã hội từ tỉnh đến cơ sở cần phải quan tâm đúng mức
công tác quản lý chi thường xuyên NSNN là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm của
mình chứ không riêng gì cơ quan tài chính.
2. Kiến nghị
2.1. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò điều hành của tỉnh
trong quản lý chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn.
Tỉnh ủy cần đề ra đường lối phát triển KTXH phù hợp với điều kiện thực tế
làm cơ sở cho chính quyền các cấp bám sát trong triển khai thực hiện, nhất là trong
quá trình thực hiện phân bổ ngân sách. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương
và đơn vị cần đề cao vai trò, trách nhiệm trong giám sát quá trình quản lý ngân sách
và chi tiêu theo đúng định mức của Nhà nước và giáo dục đảng viên quần chúng
thực hiện các khoản chi thường xuyên ngân sách theo đúng chế độ. Tỉnh ủy phải
thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo thực hiện các khoản chi ngân sách theo đúng chính
sách pháp luật của Nhà nước nhằm góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trên
địa bàn. Nâng cao năng lực quản lý NSNN ở các cấp chính quyền, thực hiện việc
chi tiêu đúng chế độ cắt giảm các khoản chi không cần thiết. Các địa bàn thu không
đạt kế hoạch phải giảm chi tương ứng, chỉ bổ sung ngoài kế hoạch những khoản chi
phát sinh thực sự cấp thiết, phòng dịch bệnh thiên tai.
Thứ hai, xây dựng hệ thống định mức hướng tới phù hợp với mục tiêu quản
lý NSNN và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của địa phương.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
92
Tỉnh Quảng Bình cần chủ động phối hợp với trung ương trong việc thể chế
hóa và công khai hóa việc đổi mới quy trình ngân sách.Thay đổi tư duy xây dựng kế
hoạch ngân sách trên cơ sở nguồn lực hiện có bằng cách quản lý chi tiêu công chủ
yếu dựa trên cơ sở kết quả đầu ra. Hệ thống chế độ và định mức chi tiêu sử dụng
nguồn lực công tại các đơn vị hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp hiện nay
chưa phù hợp với thực tế nên cần thay đổi, điều chỉnh và quy định rõ theo các
hướng đổi mới đã xác định theo kết quả đầu ra. Đối với khu vực hành chính Nhà
nước, cần quy định rõ, chặt chẽ, cụ thể các chế độ định mức sử dụng. Đối với các
đơn vị sự nghiệp, nên quy định khung và giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm
cho các đơn vị sử dụng. Hạn chế áp đặt chế độ quản lý kiểu kiểm soát trước đây,
chú trọng mạnh mẽ tới kết quả đầu ra của các khoản chi tiêu công.
Thứ ba, thiết lập hệ thống thông tin tài chính công thống nhất, thông suốt
toàn tỉnh gắn với hệ thống thông tin toàn quốc, nối liền giữa các cơ quan quản lý
(Tài chính, KBNN, Kế hoạch và đầu tư ...) và các cơ quan, ban, ngành sử dụng
nguồn lực công. Như vậy sẽ tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị, mang lại
hiệu quả quản lý cao hơn.
2.2. Kiến nghị đối với Kho bạc Nhà nước
KBNN cần phối hợp chặt chẽ với phòng Tài chính – Kế hoạch, cung cấp
thông tin về NSNN chi tiết theo từng đơn vị, nhằm đáp ứng yêu cầu đối chiếu, theo
dõi của các đơn vị trong quá trình sử dụng ngân sách, góp phần giảm tải công việc
đối chiếu của cán bộ kiểm soát của KBNN đặc biệt vào những thời điểm cuối quý,
cuối năm.
Đối với đội ngũ cán bộ KBNN cần phải rèn luyện thử thách cả về năng lực
chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Để thực hiện tốt trách nhiệm của KBNN trong
kiểm soát chi thường xuyên, đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát của KBNN phải
chủ động nâng cao trình độ nghiệp vụ, thường xuyên quan tâm nghiên cứu chuyên
môn, kiến thức quản lý tài chính-tiền tệ, cập nhật các qui định mới của nhà nước về
quản lý NSNN.
KBNN phải từng bước tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho
cán bộ làm công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Song song với đó là nghiên
Đại học Kinh tế Huế
Đại ọc kinh tế Huế
93
cứu cải tiến chức năng phần mềm đang sử dụng và thiết kế những phần mềm mới
phù hợp với điều kiện của đơn vị, làm giảm thiểu hạch toán thủ công.
2.3. Kiến nghị đối với đơn vị sử dụng ngân sách
Các đơn vị dự toán phải chủ động xây dựng tiêu chí và phương pháp phân bổ
dự toán phù hợp với đặc thù của ngành. Bám sát các văn bản quy định về chi tiêu
công để xây dựng dự toán, có lý luận rõ ràng để bảo vệ dự toán của mình trước cấp
trên. Tổ chức tốt công tác đàm phán để phân bổ dự toán giữa các đơn vị dự toán cấp
trên với các đơn vị dự toán trực thuộc.
Thực hiện dân chủ, công khai ngân sách trên tất cả các khâu: lập, giao, phân
bổ, quyết toán chi ngân sách theo đúng quy chế dân chủ và công khai ngân sách.
Nội bộ cần thường xuyên kiểm tra, rà soát các khoản thu – chi để tránh quên và
nhầm lẫn, kịp thời sửa chữa khi cần thiết.
Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán ở các đơn vị sử dụng ngân sách
nhà nước theo hướng dự toán phải bám sát kế hoạch, mục tiêu ưu tiên thực hiện
nhiệm vụ của đơn vị. Dự toán phải làm rõ nhiệm vụ chi đã hoàn thành, không còn
thực hiện phải cắt giảm và những nhiệm vụ mới theo kế hoạch thực hiện của đơn vị.
Chú trọng đến tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý
ngân sách tại các đơn vị để nâng cao chất lượng quản lý.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Ái, Hồ Xuân Hương (2011) Giáo trình quản lý tài chính nhà nước, NXB
Tài chính.
2. Phạm Ngọc Anh (2012), Những vấn đề lý luận và chính sách tài chính ở Việt
Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
3. Dương Đăng Chinh, (2009), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính.
4. Đặng Văn Du, Bùi Tiến Hạnh (2010), Giáo trình quản lý chi ngân sách nhà
nước, NXB Tài chính.
5. Hoàng Hữu Hòa, Tập bài giảng về phương pháp nghiên cứu khoa học, trường
Đại học kinh tế Huế.
6. Nguyễn Ngọc Hùng (2006) Quản lý ngân sách nhà nước, NXB Thống kê, Hà
Nội
7. Vũ Anh Tuấn (2011)Vai trò của ngân sách trong phát triển kinh tế, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, Nxb. Đại học
kinh tế quốc dân, Hà Nội.
9. Bộ Tài chính (2005) "Thông tư số 03/2005/TT-BTC " - Hướng dẫn thực hiện quy
chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN.
10. Bộ Tài chính (2006) Thông tư 18/2006/TT-BTC ngày 13/6/2006 hướng dẫn chế
độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thưc hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm vế sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
11. Bộ Tài chính (2007) Thông tư 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2017 hướng dẫn xét
duyệt thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn
vị sự nghiệp tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp.
12. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 84/2014/TT - BTC ngày 27 tháng 06 năm
2014 về việc hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2014.
13. Học viện Tài chính (2007), Tài liệu bỗi dưỡng kiến thức về quản lý tài chính
công dành cho lãnh đạo tài chính địa phương, Hà Nội.
14.Chính phủ, Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
95
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
15. Nghị định số 73/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy chế xem xét, quyết
định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương.
16. Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/02/2015 về quy định cơ chế
tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ
biên chế trong phân công, sắp xếp, điều động cán bộ, thuê hợp đồng lao động cho
phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật ngân sách nhà nước, Hà Nội.
17. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003) "Nghị định
60/2003/NĐ-CP " Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật NSNN. Luật NSNN số
83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 năm 2015.
18. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm
2004 về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
19. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình (2010) “Nghị quyết số 146/NQ-HDND”-
Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách tỉnh Quảng Bình năm
2011 và thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
20. HĐND tỉnh Quảng Bình, Nghị quyết số 147/2010/NQ-HĐND ngày 29 tháng 10
năm 2010 về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2011
và thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011-2015.
21. HĐND tỉnh Quảng Bình, Nghị quyết số 160/2010/NQ-HDND ngày 10 tháng 12
năm 2010 Về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình 5 năm (2011-
2015).
22. HĐND tỉnh Quảng Bình, Nghị Quyết Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa
các cấp ngân sách tỉnh Quảng Bình năm 2011 và thời kỳ ổn định ngân sách mới
theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
23. HĐND tỉnh Quảng Bình, Nghị quyết số 95/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12
năm 2014 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015.
24. HĐND tỉnh Quảng Bình, Nghị quyết số 117/2015/NQ-HDND ngày 11 tháng 12
Đại học Kinh tế Huế
ại học kin tế Huế
96
năm 2015 Về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình 5 năm (2016-
2020). .
25. UBND tỉnh Quảng Bình, Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND ngày 16/12/2014 về
việc giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm 2015 cho các cơ quan, đơn vị
cấp tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp.
26. Cục Thống kê Quảng Bình , Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Bình, thành phố
năm 2014, 2015, 2016.
27. Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình (2013-2017), Báo cáo thu chi ngân sách thành
phố Đồng Hới từ năm 2013-2016.
29. Kho bạc Nhà nước thành phố Đồng Hới (2013-2016), Báo cáo tổng kết thu - chi
ngân sách Nhà nước hàng năm.
28. Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố "Báo cáo quyết toán NSX 2014, 2015 và
2016".
30. Đỗ Thị Xuân (2010), “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia, số 98 (8/2010), tr.16-18.
31. Nguyễn Thị Châu (2011), Quản lý chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Học viện tài chính, Hà Nội.
32. Lê Toàn Thắng (2011), “Phân cấp quản lý ngân sách của một số Quốc gia”,
Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia, số 113(11/2011), tr.50-51.
33. Trịnh Phương Linh (2015), Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
huyện Bố Trạch, Luận văn thạc sĩ, Học viện tài chính, Hà Nội.
34. Trang Web của tạp chí kiểm toán, Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết
quả đầu ra trong quản lý chi tiêu công của Việt nam.
35. Các tài liệu khác như: Các trang Web của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
97
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT
PHIẾU ĐIỀU TRA
Kính chào ông (bà), xin gửi đến quý ông (bà) những lời chúc tốt đẹp nhất.
Tôi tên:Hoàng Thị Phúc, hiện đang thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn thạc sỹ
“Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại thành phố Đồng Hới tỉnh
Quảng Bình”. Được biết quý Ông (Bà) đang công tác trong lĩnh vực quản lý kinh
tế, có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về công tác quản lý chi ngân sách, rất mong
ông (bà) giúp đỡ tôi hoàn thành phiếu điều tra này. Tính chính xác của những thông
tin mà ông bà cung cấp có vai trò quan trọng trong việc đề ra giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách trong thời gian tới.
Tất cả những thông tin trên phiếu mà ông (bà) cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ sử
dụng cho mục đích nghiên cứu.
Xin ông (bà) đánh dấu vào ô tương ứng với đánh giá của mình về mức độ của tiêu
chí đưa ra trong bảng câu hỏi dưới đây.
PHẦN I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN
Câu hỏi 1: Tuổi
□ 20-30 □ 31-40 □ 41-50 □ 51-60
Câu hỏi 2: Giới tính:
Nam □ Nữ □
Câu hỏi 3: Đơn vị công tác:
□ Cơ quan quản lý nhà nước □ Đối tượng liên quan đến chi thường xuyên
ngân sách nhà nước
Câu hỏi 4: Vị trí công tác của ông/bà:
□ Cán bộ lãnh đạo □ Cán bộ chuyên môn □ Vị trí khác
Câu hỏi 5: Trình độ chuyên môn của ông/bà:
□ Trên đại học □ Đại học □ Cao đẳng
□ Trung cấp □ Khác (xin nêu rõ).
Câu hỏi 6: Thời gian công tác của ông/bà:
□ Dưới 5 năm □ Từ 5- dưới 10 năm □ Từ 10- dưới 15 năm □ Từ 15 năm trở lên
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
98
PHẦN II: THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC
Câu 7. Theo ông/bà, công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại
thành phố Đồng Hới như hiện nay phù hợp chưa:
□ Hoàn toàn không phù hợp
□ Không phù hợp
□ Bình thường
□ Phù hợp
□ Hoàn toàn phù hợp
Câu 8: Công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thành phố tỉnh
Quảng Bình
Anh/ Chị hãy cho biết mức độ đồng ý của Anh/ Chị về các phát biểu dưới đây (bằng
cách đánh dấu” √” vào các ô thích hợp) ?
1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3.Bình thường 4. Đồng ý 5. Hoàn
toàn đồng ý
STT Nội dung khảo sát 1 2 3 4 5
Công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
1 Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố tích cực
hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập dự toán chi
thường xuyên NSNN
2 Phòng Tài chính – Kế hoạch thông báo số kiểm tra
cho các đơn vị thụ hưởng chính xác
3
Quy trình xây dựng dự toán chi thường xuyên
NSNN tuân thu nghiệm ngặt các định mức và tiêu
chuẩn theo quy định của nhà nước
4
Khâu xét duyệt dự toán chi thường xuyên NSNN
của các đơn vị thụ hưởng thận trọng, kỹ càng
5
Thiết lập hệ thống định mức phân bố chi thường
xuyên NSNN khoa học
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
99
Công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
6
Các khoản chi thường xuyên NSNN cho hoạt động,
sự nghiệp được thực hiện theo đúng tiến độ
7
Các khoản chi thường xuyên NSNN được sử dụng
đúng dự toán, đúng mục đích và đúng đối tượng
8
Thường xuyên rà soát chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan quản lý chi thường xuyên NSNN các cấp
9
Phối hợp chặt chẽ với Kho bạc nhà nước và các cơ
quan chuyên môn công tác quản lý NSNN
Công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
10
Thẩm định chính xác các báo cáo quyết toán chi
thường xuyên NSNN của các đơn vị sử dụng dự
toán
11
Quyết toán thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy
định
12
Quyết toán chi TX ngân sách đảm bảo thời gian
theo quy định
13
Phối hợp chặt chẽ với Kho bạc nhà nước thành phố
đôn đốc các đơn vị sử dụng ngân sách xử lý số dư
cuối năm
Công tác thanh tra quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
14
Phối hợp tốt giữa các bên để thực hiện thanh tra,
kiểm tra từ khâu lập dự toán đến quyết toán NSNN
15
Nội dung thanh tra rõ ràng, chất lượng công tác
thanh tra
16
Rà soát, đối chiếu các khoản chi thường xuyên
NSNN chặt chẽ
17
Công tác thanh tra quyêt toán chi thường xuyên
NSNN diễn ra liên tục và có hệ thống
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
100
Đội ngũ cán bộ quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách
18
Đội ngũ quản lý chi thường xuyên NSNN giỏi
chuyên môn
19
Đội ngũ quản lý chi thường xuyên NSNN có tin
thần trách nhiệm cao
20
Đội ngũ quản lý chi thường xuyên NSNN luôn hoàn
thành tốt nhiêm vụ được giao
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi thường xuyên ngân sách thường
xuyên NSNN
21
Kết nối linh hoạt thông tin với các cơ quan có liên
quan đến công tác quản lý chi thường xuyên ngân
sách thường xuyên NSNN
22
Thực hiện tốt thanh toán điện tử, hạch toán kế toán
trên mạng diện rộng
Câu hỏi 9: Đánh giá của ông/ bà về chức năng giám sát của HĐND thành phố,
HĐND các xã đối với công tác chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn thành
phố trong những năm qua:
□ Hoàn toàn không đạt yêu cầu
□ Chưa đạt yêu cầu
□ Bình thường
□ Đạt yêu cầu
□ Hoàn toàn đạt yêu cầu
Câu hỏi 10: Theo Ông (Bà) hiện nay đang có những khó khăn, vướng mắc gì trong
việc chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn thành phố?
Khó khăn 1
Khó khăn 2
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
101
Câu hỏi 11: Theo Ông (Bà) cần phải đề ra và thực hiện các giải pháp gì trong thời
gian tới để hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn
thành phố?
Giải pháp 1
Giải pháp 2
Xin cảm ơn sự hợp tác của quý ông (bà)
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
102
PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ
Độ tuổi
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
20 - 30 tuổi 12 9.7 9.7 9.7
31 - 40 tuổi 56 45.2 45.2 54.8
41 - 50 tuổi 44 35.5 35.5 90.3
51 - 60 tuổi 12 9.7 9.7 100.0
Total 124 100.0 100.0
Giới tính
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Nam 67 54.0 54.0 54.0
Nữ 57 46.0 46.0 100.0
Total 124 100.0 100.0
Vị trí công tác
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Cán bộ lãnh đạo 20 16.1 16.1 16.1
Cán bộ chuyên môn 104 83.9 83.9 100.0
Total 124 100.0 100.0
Trình độ chuyên môn
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Đại học 92 74.2 74.2 74.2
Sau đại học 32 25.8 25.8 100.0
Total 124 100.0 100.0
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
103
Thời gian công tác
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Dưới 5 năm 12 9.7 9.7 9.7
Từ 5 - dưới 10 năm 56 45.2 45.2 54.8
Từ 10 - dưới 15 năm 28 22.6 22.6 77.4
Từ 15 năm trở lên 28 22.6 22.6 100.0
Total 124 100.0 100.0
Đơn vị công tác
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Sở Tài chính 23 18.5 18.5 18.5
KBNN 35 28.2 28.2 46.8
UBNN và HĐND 36 29.0 29.0 75.8
Khác 30 24.2 24.2 100.0
Total 124 100.0 100.0
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
104
PHỤ LỤC 3: CRONBACH’S ALPHA
Biến quan sát
Trung
bình thang
đo nếu loại
biến
Phương
sai thang
đó nếu
loại biến
Tương
quan
biến –
tổng
Cronba
ch's
Alpha
nếu loại
biến
Công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước (Cronbach’s Alpha
=0,835)
LDT_1: UBND thành phố và Phòng
Tài chính – Kế hoạch thành phố tích
cực hướng dẫn các đơn vị trực thuộc
lập dự toán chi thường xuyên NSNN
13,55 6,103 0,644 0,799
LDT_2: Phòng tài chính – Kế hoạch
thông báo số kiểm tra cho các đơn vị
thụ hưởng chính xác
13,23 6,030 0,664 0,793
LDT_3: Quy trình xây dựng dự toán
chi thường xuyên NSNN tuân thu
nghiệm ngặt các định mức và tiêu
chuẩn theo quy định của nhà nước
13,23 6,615 0,534 0,828
LDT_4: Khâu xét duyệt dự toán chi
thường xuyên NSNN của các đơn vị
thụ hưởng thận trọng, kỹ càng
13,19 6,336 0,614 0,808
LDT_5: Thiết lập hệ thống định
mức phân bố chi thường xuyên
NSNN khoa học
13,13 5,642 0,721 0,776
Công tác chấp hành chi thường xuyên ngân sách nhà nước (Cronbach’s Alpha
=0,785)
CH_1: Các khoản chi thường xuyên
NSNN cho hoạt động, sự nghiệp
9,81 3,474 0,908 0,895
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
105
được thực hiện theo đúng tiến độ
CH_2: Các khoản chi thường xuyên
NSNN được sử dụng đúng dự toán,
đúng mục đích và đúng đối tượng
9,58 4,083 0,852 0,920
CH_3: Thường xuyên rà soát chức
năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý
chi thường xuyên NSNN các cấp
9,84 3,518 0,844 0,918
CH_4: Phối hợp chặt chẽ với Kho
bạc nhà nước và các cơ quan chuyên
môn công tác quản lý NSNN
9,39 3,686 0,809 0,928
Công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước (Cronbach’s Alpha
=0,815)
CTQT_1: Thẩm định chính xác
các báo cáo quyết toán chi thường
xuyên NSNN của các đơn vị sử
dụng dự toán
10,19 3,409 0,725 0,725
CTQT_2: Quyết toán thực hiện
đầy đủ các thủ tục theo quy định
10,26 3,900 0,544 0,808
CTQT_3: Quyết toán chi TX ngân
sách đảm bảo thời gian theo quy
định
10,00 3,837 0,547 0,808
CTQT_4: Phối hợp chặt chẽ với
Kho bạc nhà nước thành phố đôn
đốc các đơn vị sử dụng ngân sách
xử lý số dư cuối năm
9,90 3,275 0,733 0,719
Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
(Cronbach’s Alpha =0,786)
TTKT_1: Phối hợp tốt giữa các
bên để thực hiện thanh tra, kiểm tra
10,61 3,296 0,681 0,687
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
106
từ khâu lập dự toán đến quyết toán
NSNN
TTKT_2: Nội dung thanh tra rõ
ràng, chất lượng công tác thanh tra
10,58 3,888 0,537 0,761
TTKT_3: Rà soát, đối chiếu các
khoản chi thường xuyên NSNN
chặt chẽ
10,48 3,894 0,486 0,785
TTKT_4: Công tác thanh tra quyết
toán chi thường xuyên NSNN diễn
ra liên tục và có hệ thống
10,52 3,179 0,678 0,687
Cán bộ quản lý chi thường xuyên ngân sách (Cronbach’s Alpha =0,767)
CBQL_1: Đội ngũ quản lý chi
thường xuyên ngân sách nhà nước
giỏi chuyên môn
6,90 1,194 0,548 0,742
CBQL_2: Đội ngũ quản lý chi
thường xuyên ngân sách nhà nước
có tin thần trách nhiệm cao
6,90 1,194 0,548 0,742
CBQL_3: Đội ngũ quản lý chi thường
xuyên ngân sách nhà nước luôn hoàn
thành tốt nhiêm vụ được giao
6,77 0,827 0,728 0,528
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi thường xuyên ngân sách thường
xuyên NSNN (Cronbach’s Alpha =0,799)
CNTT_1: Kết nối linh hoạt thông
tin với các cơ quan có liên quan đến
công tác quản lý chi thường xuyên
ngân sách thường xuyên NSNN
3,35 0,556 0,665 -
CNTT_2: Thực hiện tốt thanh toán
điện tử, hạch toán kế toán trên mạng
diện rộng
3,00 0,520 0,665 -
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
107
PHỤ LỤC 4: ONEWAY ANOVA
Descriptives
N Mean Std.
Deviatio
n
Std. Error 95%
Confidence
Interval for
Mean
Minimum Maxi
mum
Lower
Bound
Upper
Bound
Phòng Tài chính –
Kế hoạch thành
phố tích cực
hướng dẫn các
đơn vị trực thuộc
lập dự toán chi
NSNN
Sở Tài
chính
23 3.26 .810 .169 2.91 3.61 2 4
KBNN 35 2.97 .514 .087 2.79 3.15 2 4
UBNN và
HĐND
36 3.14 .786 .131 2.54 3.07 2 4
Khác 30 3.20 .961 .176 2.84 3.56 2 5
Total 124 3.03 .785 .071 2.89 3.17 2 5
Phòng Tài chính –
Kế hoạch thông
báo số kiểm tra
cho các đơn vị thụ
hưởng chính xác
Sở Tài
chính
23 3.87 1.014 .211 3.43 4.31 2 5
KBNN 35 3.40 .604 .102 3.19 3.61 2 4
UBNN và
HĐND
36 2.75 .604 .101 2.55 2.95 2 4
Khác 30 3.63 .490 .089 3.45 3.82 3 4
Total 124 3.35 .788 .071 3.21 3.49 2 5
Quy trình xây dựng
dự toán chi NSNN
tuân thu nghiệm
ngặt các định mức
và tiêu chuẩn theo
quy định của nhà
nước
Sở Tài
chính
23 3.96 .706 .147 3.65 4.26 3 5
KBNN 35 3.14 .601 .102 2.94 3.35 2 4
UBNN và
HĐND
36 2.97 .654 .109 2.75 3.19 2 4
Khác 30 3.60 .675 .123 3.35 3.85 3 5
Total 124 3.35 .746 .067 3.22 3.49 2 5
Khâu xét duyệt dự
toán chi NSNN của
các đơn vị thụ
hưởng thận trọng,
kỹ càng
Sở Tài
chính
23 3.06 .638 .133 3.68 4.23 3 5
KBNN 35 3.07 .646 .109 3.15 3.59 2 4
UBNN và
HĐND
36 2.97 .810 .135 2.70 3.25 2 4
Khác 30 3.14 .571 .104 3.25 3.68 2 4
Total 124 3.06 .751 .067 3.25 3.52 2 5
Thiết lập hệ thống
định mức phân bố
Sở Tài
chính
23 3.83 .778 .162 3.49 4.16 3 5
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
108
chi NSNN khoa
học
KBNN 35 3.54 .817 .138 3.26 3.82 2 5
UBNN và
HĐND
36 2.97 .810 .135 2.70 3.25 2 4
Khác 30 3.63 .718 .131 3.37 3.90 2 5
Total 124 3.03 .840 .075 3.30 3.60 2 5
Các khoản chi cho
hoạt động, sự
nghiệp được thực
hiện theo đúng tiến
độ
Sở Tài
chính
23 3.30 .822 .171 2.95 3.66 2 5
KBNN 35 2.94 .639 .108 2.72 3.16 2 4
UBNN và
HĐND
36 2.97 .609 .101 2.77 3.18 2 4
Khác 30 3.13 .819 .150 2.83 3.44 2 5
Total 124 3.06 .718 .065 2.94 3.19 2 5
Các khoản chi
NSNN được sử
dụng đúng dự
toán, đúng mục
đích và đúng đối
tượng
Sở Tài
chính
23 3.48 .730 .152 3.16 3.79 2 4
KBNN 35 3.03 .453 .077 2.87 3.18 2 4
UBNN và
HĐND
36 3.03 .446 .074 2.88 3.18 2 4
Khác 30 3.50 .861 .157 3.18 3.82 2 5
Total 124 3.23 .661 .059 3.11 3.34 2 5
Thường xuyên rà
soát chức năng,
nhiệm vụ của cơ
quan quản lý chi
NSNN các cấp
Sở Tài
chính
23 3.22 .795 .166 2.87 3.56 2 5
KBNN 35 3.03 .747 .126 2.77 3.29 2 5
UBNN và
HĐND
36 2.97 .774 .129 2.71 3.23 2 4
Khác 30 2.97 .669 .122 2.72 3.22 2 4
Total 124 3.03 .743 .067 2.90 3.16 2 5
Phối hợp chặt chẽ
với Kho bạc nhà
nước và các cơ
quan chuyên môn
công tác quản lý
NSNN
Sở Tài
chính
23 3.78 .736 .153 3.46 4.10 3 5
KBNN 35 3.43 .655 .111 3.20 3.65 2 4
UBNN và
HĐND
36 3.39 .599 .100 3.19 3.59 3 5
Khác 30 3.43 .858 .157 3.11 3.75 2 5
Total 124 3.48 .715 .064 3.36 3.61 2 5
Thẩm định chính
xác các báo cáo
quyết toán chi
thường xuyên
NSNN của các đơn
vị sử dụng dự toán
Sở Tài
chính
23 3.48 .730 .152 3.16 3.79 3 5
KBNN 35 3.06 .539 .091 2.87 3.24 2 4
UBNN và
HĐND
36 3.22 .797 .133 2.95 3.49 2 4
Khác 30 3.37 .928 .169 3.02 3.71 2 5
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
109
Total 124 3.26 .764 .069 3.12 3.39 2 5
Quyết toán thực
hiện đầy đủ các
thủ tục theo quy
định
Sở Tài
chính
23 3.65 .714 .149 3.34 3.96 3 5
KBNN 35 3.09 .507 .086 2.91 3.26 2 4
UBNN và
HĐND
36 2.78 .637 .106 2.56 2.99 2 4
Khác 30 307 .819 .150 3.16 3.77 2 5
Total 124 3.35 .740 .066 3.06 3.33 2 5
Quyết toán chi TX
ngân sách đảm
bảo thời gian theo
quy định
Sở Tài
chính
23 3.65 .573 .119 3.40 3.90 3 5
KBNN 35 3.29 .572 .097 3.09 3.48 2 4
UBNN và
HĐND
36 3.39 .766 .128 3.13 3.65 2 4
Khác 30 3.07 1.006 .184 3.19 3.94 2 5
Total 124 3.35 .758 .068 3.32 3.59 2 5
Phối hợp chặt chẽ
với Kho bạc nhà
nước thành phố
đôn đốc các đơn vị
sử dụng ngân sách
xử lý số dư cuối
năm
Sở Tài
chính
23 4.09 .596 .124 3.83 4.34 3 5
KBNN 35 3.40 .604 .102 3.19 3.61 3 5
UBNN và
HĐND
36 3.47 .845 .141 3.19 3.76 2 5
Khác 30 3.40 .932 .170 3.05 3.75 2 5
Total 124 3.55 .800 .072 3.41 3.69 2 5
Phối hợp tốt giữa
các bên để thực
hiện thanh tra,
kiểm tra từ khâu
lập dự toán đến
quyết toán NSNN
Sở Tài
chính
23 3.65 .647 .135 3.37 3.93 3 5
KBNN 35 3.89 .900 .152 3.58 4.19 2 5
UBNN và
HĐND
36 3.19 .668 .111 2.97 3.42 2 4
Khác 30 3.10 .662 .121 2.85 3.35 2 4
Total 124 3.45 .800 .072 3.31 3.59 2 5
Nội dung thanh tra
rõ ràng, chất lượng
công tác thanh tra
Sở Tài
chính
23 3.83 .650 .136 3.54 4.11 3 5
KBNN 35 3.06 .692 .117 3.62 4.09 3 5
UBNN và
HĐND
36 3.01 .319 .053 3.00 3.22 3 4
Khác 30 3.03 .817 .149 2.93 3.54 2 5
Total 124 3.23 .715 .064 3.36 3.61 2 5
Rà soát, đối chiếu
các khoản chi
thường xuyên
Sở Tài
chính
23 3.96 .928 .194 3.56 4.36 3 5
KBNN 35 3.49 .853 .144 3.19 3.78 2 5
Đại học Kinh tế Huế
Đ ̣i học kinh tế Huế
110
NSNN chặt chẽ UBNN và
HĐND
36 3.44 .504 .084 3.27 3.61 3 4
Khác 30 3.57 .679 .124 3.31 3.82 3 5
Total 124 3.58 .755 .068 3.45 3.71 2 5
Công tác thanh tra
quyết toán chi
thường xuyên
NSNN diễn ra liên
tục và có hệ thống
Sở Tài
chính
23 3.83 .778 .162 3.49 4.16 3 5
KBNN 35 3.60 .976 .165 3.26 3.94 2 5
UBNN và
HĐND
36 3.53 .609 .101 3.32 3.73 2 4
Khác 30 3.30 .915 .167 2.96 3.64 2 5
Total 124 3.55 .840 .075 3.40 3.70 2 5
Đội ngũ quản lý chi
ngân sách giỏi
chuyên môn
Sở Tài
chính
23 3.22 .422 .088 3.04 3.40 3 4
KBNN 35 3.11 .323 .055 3.00 3.23 3 4
UBNN và
HĐND
36 3.67 .676 .113 3.44 3.90 3 5
Khác 30 3.50 .509 .093 3.31 3.69 3 4
Total 124 3.39 .552 .050 3.29 3.49 3 5
Đội ngũ quản lý chi
ngân sách có tin
thần trách nhiệm
cao
Sở Tài
chính
23 3.30 .559 .117 3.06 3.55 3 5
KBNN 35 3.37 .490 .083 3.20 3.54 3 4
UBNN và
HĐND
36 3.39 .494 .082 3.22 3.56 3 4
Khác 30 3.47 .681 .124 3.21 3.72 3 5
Total 124 3.39 .552 .050 3.29 3.49 3 5
Đội ngũ quản lý chi
ngân sách luôn
hoàn thành tốt
nhiêm vụ được
giao
Sở Tài
chính
23 3.83 .778 .162 3.49 4.16 3 5
KBNN 35 3.29 .458 .077 3.13 3.44 3 4
UBNN và
HĐND
36 3.61 .688 .115 3.38 3.84 3 5
Khác 30 3.43 .679 .124 3.18 3.69 3 5
Total 124 3.52 .668 .060 3.40 3.63 3 5
Kết nối linh hoạt
thông tin với các
cơ quan có liên
quan đến công tác
quản lý chi ngân
sách thường xuyên
NSNN
Sở Tài
chính
23 3.00 .674 .141 2.71 3.29 2 4
KBNN 35 2.91 .742 .126 2.66 3.17 2 4
UBNN và
HĐND
36 3.17 .845 .141 2.88 3.45 2 5
Khác 30 2.90 .548 .100 2.70 3.10 2 4
Total 124 3.00 .721 .065 2.87 3.13 2 5
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
111
Thực hiện tốt
thanh toán điện tử,
hạch toán kế toán
trên mạng diện
rộng
Sở Tài
chính
23 3.30 .635 .132 3.03 3.58 2 4
KBNN 35 3.31 .718 .121 3.07 3.56 2 4
UBNN và
HĐND
36 3.58 .937 .156 3.27 3.90 2 5
Khác 30 3.17 .531 .097 2.97 3.36 2 4
Total 124 3.35 .746 .067 3.22 3.49 2 5
ANOVA
Sum of
Squares
df Mean Square F Sig.
Phòng Tài chính –
Kế hoạch thành
phố tích cực
hướng dẫn các
đơn vị trực thuộc
lập dự toán chi
NSNN
Between
Groups
4.026 3 1.342 2.241 .087
Within Groups 71.845 120 .599
Total 75.871 123
Phòng Tài chính –
Kế hoạch thông
báo số kiểm tra
cho các đơn vị thụ
hưởng chính xác
Between
Groups
21.662 3 7.221 15.833 .000
Within Groups 54.725 120 .456
Total 76.387 123
Quy trình xây dựng
dự toán chi NSNN
tuân thu nghiệm
ngặt các định mức
và tiêu chuẩn theo
quy định của nhà
nước
Between
Groups
16.973 3 5.658 13.205 .000
Within Groups 51.414 120 .428
Total 68.387 123
Khâu xét duyệt dự
toán chi NSNN của
các đơn vị thụ
hưởng thận trọng,
kỹ càng
Between
Groups
13.853 3 4.618 9.972 .000
Within Groups 55.567 120 .463
Total 69.419 123
Thiết lập hệ thống
định mức phân bố
chi NSNN khoa
Between
Groups
12.781 3 4.260 6.915 .000
Within Groups 73.929 120 .616
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
112
học Total 86.710 123
Các khoản chi cho
hoạt động, sự
nghiệp được thực
hiện theo đúng tiến
độ
Between
Groups
2.290 3 .763 1.497 .219
Within Groups 61.194 120 .510
Total 63.484 123
Các khoản chi
NSNN được sử
dụng đúng dự
toán, đúng mục
đích và đúng đối
tượng
Between
Groups
6.495 3 2.165 5.506 .001
Within Groups 47.183 120 .393
Total 53.677 123
Thường xuyên rà
soát chức năng,
nhiệm vụ của cơ
quan quản lý chi
NSNN các cấp
Between
Groups
1.048 3 .349 .627 .599
Within Groups 66.823 120 .557
Total 67.871 123
Phối hợp chặt chẽ
với Kho bạc nhà
nước và các cơ
quan chuyên môn
công tác quản lý
NSNN
Between
Groups
2.561 3 .854 1.696 .172
Within Groups 60.407 120 .503
Total 62.968 123
Thẩm định chính
xác các báo cáo
quyết toán chi
thường xuyên
NSNN của các đơn
vị sử dụng dự toán
Between
Groups
2.928 3 .976 1.702 .170
Within Groups 68.814 120 .573
Total 71.742 123
Quyết toán thực
hiện đầy đủ các
thủ tục theo quy
định
Between
Groups
13.706 3 4.569 10.219 .000
Within Groups 53.649 120 .447
Total 67.355 123
Quyết toán chi TX
ngân sách đảm
bảo thời gian theo
quy định
Between
Groups
2.427 3 .809 1.422 .240
Within Groups 68.282 120 .569
Total 70.710 123
Phối hợp chặt chẽ
với Kho bạc nhà
nước thành phố
Between
Groups
8.311 3 2.770 4.722 .004
Within Groups 70.398 120 .587
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
113
đôn đốc các đơn vị
sử dụng ngân sách
xử lý số dư cuối
năm
Total 78.710 123
Phối hợp tốt giữa
các bên để thực
hiện thanh tra,
kiểm tra từ khâu
lập dự toán đến
quyết toán NSNN
Between
Groups
13.611 3 4.537 8.363 .000
Within Groups 65.099 120 .542
Total 78.710 123
Nội dung thanh tra
rõ ràng, chất lượng
công tác thanh tra
Between
Groups
14.455 3 4.818 11.919 .000
Within Groups 48.512 120 .404
Total 62.968 123
Rà soát, đối chiếu
các khoản chi
thường xuyên
NSNN chặt chẽ
Between
Groups
4.239 3 1.413 2.571 .057
Within Groups 65.955 120 .550
Total 70.194 123
Công tác thanh tra
quyết toán chi
thường xuyên
NSNN diễn ra liên
tục và có hệ thống
Between
Groups
3.733 3 1.244 1.800 .151
Within Groups 82.977 120 .691
Total 86.710 123
Đội ngũ quản lý chi
ngân sách giỏi
chuyên môn
Between
Groups
6.463 3 2.154 8.352 .000
Within Groups 30.956 120 .258
Total 37.419 123
Đội ngũ quản lý chi
ngân sách có tin
thần trách nhiệm
cao
Between
Groups
.356 3 .119 .384 .764
Within Groups 37.063 120 .309
Total 37.419 123
Đội ngũ quản lý chi
ngân sách luôn
hoàn thành tốt
nhiêm vụ được
giao
Between
Groups
4.598 3 1.533 3.652 .015
Within Groups 50.369 120 .420
Total 54.968 123
Kết nối linh hoạt
thông tin với các
cơ quan có liên
quan đến công tác
Between
Groups
1.557 3 .519 .997 .397
Within Groups 62.443 120 .520
Total 64.000 123
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
114
quản lý chi ngân
sách thường xuyên
NSNN
Thực hiện tốt
thanh toán điện tử,
hạch toán kế toán
trên mạng diện
rộng
Between
Groups
3.058 3 1.019 1.872 .138
Within Groups 65.329 120 .544
Total 68.387 123
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_cong_tac_chi_thuong_xuyen_ngan_sach_nha_nuoc_tai_thanh_pho_dong_hoi_tinh_quang_binh_485_2077.pdf