Cần có chính sách chống tham nhũng rõ ràng. Theo cam kết quản lý hàng hóa,
tinh thần trách nhiệm và tính minh bạch, ADB được quyền điều tra, trực tiếp hoặc
thông qua cơ quan đại diện, những hành vi tham nhũng , lừa đảo, cấu kết hoặc
cưỡng chế có liên quan đến dự án. Để hỗ trợ thực hiện những nỗ lực trên, các điều
khoản tương ứng trong chính sách chống tham nhũng của ADB sẽ được lồng ghép
vào thỏa thuận vay vốn và tài liệu đấu thầu dự án. Cụ thể, tất cả hợp đồng liên quan
đến dự án sẽ quy định cụ thể quyền của ADB được kiểm tóan và kiểm tra sổ sách kế
toán của cơ quan chủ quản và của tất cả nhà thầu, nhà cung cấp, tài vấn viên và các
nhà cung cấp dịch vụ khác co liên đới đến dự án.
84 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2585 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại dự án THCS vùng khó khăn nhất- Bộ Giáo dục & Đào tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc 21 nhóm dân
tộc thiểu số ít người
nhất) trong các xã dự
án được cấp học
bổng THCS góp phần
đào tạo nguồn nhân
lực cho các nhóm dân
tộc thiểu số khó khăn
- Các hoạt động
truyền thông ( áp
phích, tờ rơI, truyền
thanh xã, sự kiện nhà
trường …) để nâng
- Dữ liệu EMIS của
Bộ GD- ĐT
- Báo cáo tiến độ
dự án
- Báo cáo của các
tư vấn
- Báo cáo theo dõi,
đánh giá chương
trình hỗ trợ học
sinh
- Cộng đồng địa
phương chia sẻ
hiểu biết về sự
cần thiết và tầm
quan trọng của
việc nâng cao
nhận thức để tăng
cường giáo dục
trung học
- Chọn đối tượng
hưởng lợi theo
đúng hướng dẫn
của Bộ
trình hỗ trợ thực
phẩm cho các
trường bán trú
cao nhận thức về tầm
quan trọng của phổ
cập giáo dục trung
học đối với thanh
thiếu niên dân tộc
thiểu số, nữ.
- 9000 học sinh
nghèo trường bán trú
dân nuôI được hỗ trợ
45 kg gạo/ năm trong
thời gian học 4 năm
để có thể học hết cấp
THCS, giảm tỷ lệ bỏ
học vì thiếu lương
thực ở các trường
bán trú dân nuôi
4.Nâng cao năng
lực quản lý và
lập kế hoạch giáo
dục vùng khó
- Xây dựng năng
lực lập kế hoạch
giáo dục chất
lượng
- Xây dựng hệ
thống thông tin
quản lý giáo dục (
EMIS)
- Hỗ trợ thực hiện
dự án
- 1450 hiệu trưởng và
150 cán bộ quản lý
các cấp được đào tạo
về quản lý, lãnh đạo
- 1450 hiệu trưởng và
150 cán bộ Bộ, sở,
phòng giáo dục sẽ
được đào tạo về lập
kế hoạch giáo dục
chất lượng
- Tất cả các trường
giáo dục THCS trong
dự án có điện và cơ
sở vật chất được đào
tạo về CNTT- Hình
thành EMIS tại
trường phục vụ cho
- Dữ liệu EMIS của
Bộ GD- ĐT
- Báo cáo tiến độ
của dự án
- Báo cáo của các
tư vấn
- Báo cáo kiểm
toán hàng năm
- Kết quả 3 đợt
khảo sát đánh giá
tác động của dự án
- Ban quản lý dự
án có cán bộ đủ
năng lực để thực
hiện các hoạt
động của dự án có
chất lượng và
đúng kế hoạch
- Duy trì khung
chính sách hài
hòa giữa các nhà
tài trợ và chia sẻ
những bài học
kinh nghiệm
quản lý giáo dục
vùng khó
- BQLDAQG được
các chuyên gia tư
vấn hỗ trợ trong việc
đào tạo lại cho các
cán bộ quản lý dự án
cấp tỉnh và cấp
huyện, hỗ trợ thực
hiện các thủ tục mua
sắm theo quy định
của ADB
- BQLDAT và tổ
THDAH sẽ được đào
tạo về quản lý dự án
và được hướng dẫn,
cung cấp phần mềm
để theo dõi và đánh
giá dự án
Đầu vào
- ADB: 50 triệu USD
+ Xây dựng cơ bản: 25,100 triệu
+ Cung cấp trang thiết bị và đồ gỗ: 5,313 triệu
+ Hỗ trợ cơ hội tiếp cận giáo dục: 2,307 triệu
+Phát triển đội ngũ: 5,010 triệu
+Phát triển đội ngũ ( ở nước ngoài ): 0,252 triệu
+ Tài liệu hướng dẫn: 1,192 triệu
+ Nghiên cứu: 0,488 triệu
+ Dịch vụ tư vấn: 2,384 triệu
+ Hỗ trợ thực hiện dự án: 1,512 triệu
+Dự phòng: 4,783 triệu
+ Trả lãi suất: 1,650 triệu
- Chính phủ : 14 triệu USD
+ Xây dựng cơ bản: 6,275 triệu
+ Đồ gỗ, trang thiết bị: 0,449 triệu
+ Hỗ trợ tiếp cận giáo dục: 0,245 triệu
+ Nhân viên: 0,595 triệu
+ Bảo dưỡng: 1,040 triệu
+ Dự phòng: 1,160 triệu
+ Thuế: 4,2 triệu
d.Thực trạng quản lý giai đoạn sau đầu tư
Trong tổng só 64 tỉnh thành của cả nước, các tỉnh khó khăn và có nhiều người
dân tộc thiểu số sinh sống tập trung chủ yếu vào 3 vùng: miền núi phía Bắc, Tây
Nguyên, ĐBSCL. Đây là những địa bàn luôn xuất hiện trong danh sách vùng có các
chỉ số phát triển giáo dục thấp nhất cả nước. Để có căn cứ xác định đúng những địa
điểm cần hỗ trợ, Bộ GD- ĐT đã tổ chức các cuộc hội thảo, thành phần tham gia gồm
các chuyên gia trong và ngoài nước, các nhà chuyên môn và quản lý, đại diện các
địa phương và tấ cả đều thống nhất xác định hướng đầu tư để hỗ trợ các địa phương
khó khăn là theo đơn vị huyện khó khăn nhất để từ đó lựa chọn những xã khó khăn
nhât trong huyện đưa vào danh sách đầu tư. Qua điều tra khảo sát và đánh giá Bộ
GD- ĐT đã quyết định phân bổ xây dựng cho các tỉnh như sau:
Bảng 15: Phân bổ đầu tư xây dựng cơ bản cho các tỉnh
Tỉnh Số
trường/
xã được
đầu tư
Phòng
học
Thí
nghiệm
Thư
viện
Nội trú
học
sinh
Nội trú
giáo viên
Khu
vệ
sinh
Bắc Kạn 6 17 2 4 12 8 6
Cao Bằng 15 20 1 7 30 35 15
Điện Biên 29 94 10 25 191 137 29
Lào Cai 5 11 3 3 18 18 5
Lai Châu 22 48 6 11 78 49 22
Hà Giang 35 107 13 25 136 180 35
Yên B iá 11 30 3 8 29 39 11
Sơn La 14 49 7 11 54 66 14
Đăk Lăk 19 89 17 12 196 86 19
Đăk Nông 13 50 6 12 40 39 13
Kon Tum 13 27 3 8 46 39 13
Gia Lai 15 56 9 9 41 37 15
Ninh Thuận 17 60 11 11 29 35 17
Kiên Giang 11 39 4 10 10 26 11
Trà Vinh 13 45 6 9 13 25 13
Sóc Trăng 7 34 7 4 9 12 7
Cà Mau 13 43 4 11 28 36 13
Cộng GDTX 6 48 0 0 0 0 6
Cộng THCS 252 819 112 180 960 867 252
Tổng cộng 258 867 112 180 960 867 258
Dự án tiến hành thực hiện thành phân 1 là tăng cường cơ hội tiếp cận và công
bằng trong giáo dục THCS vùng đặc biệt khó khăn. Thành phần nhằm hỗ trợ những
xã/ trường khó khăn nhất trong 103 huyện của 17 tỉnh tham gia dự án về các điều
kiện cơ sở vật chất để tăng khả năng thu nhận học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho
để học sinh nghèo, học sinh nữ, học sinh dân tộc thiểu số đi học, không bỏ học giũa
chừng và hoàn thành cấp học, thực hiện phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010. Sau
khi dự án tiến hành xong thành phần 1 chính quyền địa phương tiêp nhận các công
trình và đưa vào sử dụng phục vụ các mục tiêu mà dự án đã đặt ra.
Việc tăng cường cơ sỏ vật chất trường THCS đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô
học sinh, hạn chế tình trạng bỏ học, thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục THCS
được theo dõi và đánh giá bởi BQLDAQG và BQLDAT, phòng GD- ĐT huyện ,
hiệu trưởng nhà trường và đại diện cộng đồng nơi trường đóng. Phòng GD- ĐT
huyện chịu trách nhiệm hướng dẫn các trường được đầu tư xây dựng kế hoạch bảo
trì cơ sở vật chất, thiết bị được đầu tư theo đúng quy định, BQLDAQG sẽ phối hợp
với BQLDAT kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch bảo trì của nhà trường.
Theo quy định, bảo trì công trình xây dựng được chia thành 4 cấp:
+ Bảo trì cấp 1: Duy tu, bảo dưỡng
+ Bảo trì cấp 2: Sửa chữa nhỏ
+ Bảo trì cấp 3: Sửa chữa vừa
+ Bảo trì cấp 4: Sửa chữa lớn
Thời điểm tình chu kỳ đầu tiên cuả công tác bảo trì: là thời điểm kết thúc
nghiệm thu, đưa công trình vào vận hành, khai thác, sủ dụng
Chế độ bảo trì:
+ Chế độ bảo trì thường xuyên: là quá trình kiểm tra, xem xét công trình
thường xuyên để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp, đồng thời tiến hành duy tu,
bảo dưỡng hoặc sửa chữa nhỏ.
+ Chế độ bảo trì định kỳ: là quá trình khảo sát công trình theo chu ky để phát
hiện các dấu hiệu xuống cấp cần khắc phục sớm, đồng thời tiến hành sửa chữa vừa
và lớn. Chế độ bảo trì định kỳ áp dụng cho bảo trì cấp 3 và 4. Đối với công trình xây
dựng mới, thời điểm tiến hành bảo trì định kỳ không quá 8 năm tính từ khi đưa công
trình vào sử dụng.
+ Chế độ bảo trì đột xuất: là quá trình khảo sát, đánh giá công trình khi công
trình có những hư hỏng mà nếu không sửa chữa ngay sẽ làm giảm nhanh cấp chất
lượng, làm tăng chi phí bảo trì công trình hoặc những hư hỏng đột biến ảnh hưởng
nghiêm trọng đến an toàn sử dụng, vận hành công trình. Chế độ bảo trì đột xuất áp
dụng cho tất cả các cấp bảo trì: 1,2,3 và 4
Trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bảo trì công trình xây dựng:
+ Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức thực
hiện công tác bảo trì công trình theo các bước sau: Chuẩn bị thực hiện bảo trì; Triển
khai thực hiện bảo trì; Kết thúc công tác bảo trì.
+ Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình lập kế hoạch và tổ chức thực
hiện bảo trì công trình ở cấp: Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ.
+ Bảo trì công trình ở cấp sửa chữa vừa và lớn được thực hiện theo hợp đồng ký
kết giữa chủ sỏ hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình với các pháp nhân có đủ
năng lực và kinh nghiệm thực hiện.
+ Hàng năm chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình phải kiểm tra,
đánh giá hiện trạng sử dụng công trình để lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng và sửa
chữa nhỏ.
Nguồn vốn sử dụng cho công tác bảo trì công trình xây dựng:
+ Các công trình thuộc các đơn vị được thụ hưởng ngân sách nhà nước, kinh phí
cho công tác bảo trì thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính ( nguồn vốn sự
nghiệp)
+Nguồn vốn sử dụng cho công tác bảo trì ở cấp sửa chữa vừa và lớn được xác
định theo dự án và việc quản lý sử dụng vốn thực hiện theo Nghị định số
16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ( nguồn vốn sự nghiệp )
Việc hỗ trợ thanh thiếu niên ngoài nhà trường tiếp cận với các chương trình giáo
dục tương đương, thực hiện phổ cập giáo dục THCS được theo dõi thông qua
BQLDAQG, BQLDAT cũng như Phòng GD- ĐT huyện và giám đốc trung tâm giáo
dục thường xuyên. Đánh giá dựa trên số lượng và chất lượng các phòng đã xây, các
trang thiết bị đã cung cấp và việc thực hiện kế hoạch bảo trì.
1.2.3. Đánh gía công tác quản lý xây dựng cơ bản
a. Kết quả
Tổng số vốn đầu tư mà dự án đầu tư cho xây dựng cơ bản là 21.677 nghìn USD
chiếm 37,17% tổng chi phí cho dự án.
Bảng 16: Kinh phí dự án dành cho xây dựng cơ bản
Hoạt động Đơn vị Đơn giá
(1000 USD)
Số lượng Thành tiền
(chưa thuế)
Thuế
A.Xây
phòng học,
nhà nội trú
học sinh
trường
THCS
20.401,527 2.040,153
1.Xây dựng
phòng học
phòng 12,500 819 9.306,818 930,682
2.Xây dựng
nhà nội trú
cho học
sinh
phòng 5,000 960 4.363,636 436,364
3.Chi phí
khác
12%(1+2) 1.640,455 164,045
4.Xây khu
phụ
khu 6,000 258 1.407,273 140,727
5.Chi phí
khác
12%(4) 168,873 16,887
6.Đền bù
đất
m2 0,003 732.000 1.996,364 199,636
7.Đồ gỗ cho phòng 1,000 819 744,545 74,455
phòng học
THCS
8.Đồ gỗ cho
nội trú
phòng 0,700 960 610,909 61,091
9.Chi phí
khác
12%(7+8) 162,655 16,265
B.Xây
phòng học
cho
TTGDTX
733,636 73,364
1.Xây dựng
phòng học
cho
TTGDTX
phòng 11,500 48 501,818 50,182
2.Chi phí
khác
12%(1) 60,218 6,022
3.Đồ gỗ cho
phòng học
TTGDTX
phòng 1,000 48 43,636 4,634
4. Chi phí
khác
12% (3) 5,236 0,524
5.Đền bù
đất
m2 0,003 45.000 122,727 12,273
Các địa phương thụ hưởng đóng góp 3.726.000 USD chiếm 5,8% trong tổng số
vốn đầu tư vào dự án.
Hệ số huy động tài sản cố định:
3.726.000
Htscđ = = 0,05821875
64.000.000
Hệ số huy động tài sản cố định của dự án này không cao điều này phản ánh
việc thi công xây dựng công trình còn chậm và quá trình đưa các công trình này vào
sử dụng còn gặp nhiều trở ngại. Việc thi công công trình còn tiến hành chậm do rất
nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do những địa phương thụ hưởng của dự án đều
là những địa phương thuộc vùng khó khăn điều kiện kinh tế còn thấp, cơ sở vật chất
còn thiếu thốn, đường xá đi lại khó khăn gây rất nhiều trở ngại cho việc vận chuyển
nguyên vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, dân trí tại các vùng này còn thấp, thiếu
những công nhân xây dựng có tay nghề trình độ chuyên môn điều này cũng làm
giảm tiến độ thi công công trình.
b.Hiệu quả
Thành công:
Dự án đã đem lại những lợi ích to lớn cho ngành giáo dục, đặc biệt là cho giáo
dục trung học. Cụ thể là:
+ Những hỗ trợ của dự án về cơ sở vật chất, thiết bị trừơng học sẽ tạo điều kiện
để giáo viên yên tâm công tác, tăng cường huy động trẻ em trong độ tuổi đi học, đặc
biệt là ở các xã khó khăn, hạn chế tình trạng bỏ học, góp phần thực hiện mục tiêu
phổ cập giáo dục THCS.
+ Chương trình học bổng sẽ giúp cho các tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số đào
tạo được nhiều giáo viên người dân tộc cũng như hỗ trợ 18 dân tộc khó khăn nhất có
con, em học hết THCS và THPT.
+ Các hỗ trợ về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cung cấp tài liệu bổ trợ sẻ góp
phần làm cho việc dạy và học phù hợp hơn với hoàn cảnh, điều kiện thực tế, chất
lượng giáo dục được cải thiện, đáp ứng nhu cầu riêng của từng địa phương và của
những đối tượng hưởng lợi.
+ Những hỗ trợ về quản lý sẽ giúp thực hiện tốt việc phân cấp quản lý và cung
cấp dịch vụ giáo dục và năng lực quản lý, lập kế hoạch của cán bộ giáo dục địa
phương được cải thiên, nâng cao chất lượng , hiệu quả quản lý giáo dục vùng khó.
Lợi ích xã hội là những kết quả giúp cải thiện điều kiện xã hội cho các cộng
đồng tham gia dự án, nhiều trường học, phòng học mới được xây dựng để thu hút
người nghèo, dân tộc thiểu số và trẻ em gái đến trường, góp phần giảm khoảng cách
về cơ hội tiếp cận giáo dục trung học giữa các giới, các dân tộc và các nhóm thu
nhập khác nhau. Chương trình hỗ trợ học tập đặc biệt và tài liệu hướng dẫn dành cho
học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nữ và học sinh chưa hoàn thành
giáo dục trung học sẽ giúp cho nhóm đối tượng khó khăn đạt kết quả học tập tốt
hơn, thu hẹp khoảng cách về chất lượng học tập giữa các học sinh, đảm bảo mọi học
sinh đều bình đẳng, đều có cơ hội hoàn thành giáo dục các cấp học theo thời gian
quy định, hạn chế lãng phí do lưu ban, bỏ học nhiều. Các hoạt động của dự án cũng
hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng khó, cho các dân tộc thiểu số
khó khăn nhất, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện chủ trương xóa đói,
giảm nghèo, giảm bớt khoảng cách phát triển giữa các vùng và các dân tộc.
Cấp giáo dục trung học sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ dự án. Các giáo viên sẽ
được đào tạo bồi dưỡng về nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục vùng khó. Như vậy, kết quả học tập của học sinh sẽ được cải thiện
đảm bảo cho các em có trình độ nhất định khi lựa chọn học tiếp lên cao hay đi làm.
Phù hợp hơn nữa, các chương trình giảng dạy đa dạng sẽ khuyến khích các em đã
thôi đi học quay trở lại nhà trương theo học chương trình phù hợp. Nhu cầu về một
nền giáo dục chất lượng không chỉ thể hiện trong Mục tiêu Phát triển Việt Nam mà
còn ở một nền kinh tế ngày càng phát triển, đó cũng là nhu cầu của các ngành công
nghiệp, kinh doanh, các ngành dịch vụ cần những lao động lành nghề và có kiến thứ.
Đầu tư cho giáo dục sẽ giúp duy trì được lợi ích xã hội. Chất lượng giáo viên
được nâng cao cùng chương trình dạy đa dạng dẫn tới một nền giáo dục phù hợpvà
tốt hơn, điều đó cũng dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực tăng, tạo nhiều việc làm
hơn, có thêm nhiều cơ hội thu nhập cao hơn. Vì có thêm nhiều học sinh hoàn thành
cấp trung học, kiến thức và kỹ năng của lực lượng lao động cũng được tăng cường
làm tăng khả năng cải thiện điều kiện xã hội về mọi mặt.
Lợi ích kinh tế bao gồm cả lợi ích xã hội to lớn từ sự đầu tư vào:
+ Hiệu quả cơ sở vật chất và nhân lực được cai thiện, phân bổ nguồn lực.
+ Cải thiện năng suất lao động của đối tượng tốt nghiệp
Lợi ích kinh tế chính của dự án nằm ở sự góp phần cải thiện hiệu quả trong
việc giáo dục trung học ở những vùng khó khăn. Những trường học xây mới và được
tu bổ sẽ giúp tăng tỷ lệ nhập học; nhà công vụ sẽ đảm bảo giáo viên cảm thấy thoải
mái và làm việc lâu dài tại địa bàn mà họ được cử đến. Xây trường bán trú và xây
dựng đề án học bổng/ khuyến khích, hỗ trợ lương thực cho học sinh nghèo sẽ góp
phần giúp học sinh nghèo, con cái của những gia đình thu nhập thấp có thể tiếp cận
giáo dục trung học và do đó đảm bảo tỷ lệ bỏ học thấp. Bên cạnh đó, đề án học
bổng/ khuyến khích sẽ giúp hỗ trợ tài chính cho sinh viên sư phạm hoàn thành các
chương trình đào tạo trong trường. Điều này sẽ giúp giảm chi ohí cho giáo dục nhờ
tuyển dụng chính những giáo viên được đào tạo tại địa phương thay vì điều động
giáo viên từ vùng khác đến.
Hỗ trợ về tài liệu hướng dẫn và phương pháp/ kỹ năng giảng dạy sẽ giúp cho
những giáo viên mới được bồi dưỡng đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, do đó
giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh. Giáo viên sẽ được bồi dưỡng những lĩnh
vực mà họ chưa qua đào tạo và hiệu trưởng sẽ được đào tạo về những cách tiếp cận
mới cho lãnh đạo nhà trường và đào tạo về quản lý. Bên cạnh đó, hiệu trưởng nhà
trường và các cán bộ Bộ, Sở và Phòng GD- ĐT sẽ được đào tạo và hỗ trợ trong công
tác lập kế hoạch và quản lý, đặc biệt lập kê hoạch phát triển trường hòa nhập và
quản lý những sáng kiến giáo dục vig người nghèo. Một số cán bộ quản lý sẽ được
đào tạo trong nước và nước ngoài về hoạch định chính sách cho những vùng khó
khăn.
Dự án dự kiến góp phần cung những nỗ lực của quốc gia để tăng số học sinh
tốt nghiệp trường trung học ( chính xác hơn là THPT) lên trên 500.000 học sinh
hàng năm bằng cách hỗ trợ tài chính để tăng khả năng tiếp cận và nâng cao chất
lượng đầu ra và hiệu quả làm việc của những học sinh đã tốt nghiệp trên thị trường
lao động. Dự án THCS vùng khó khăn nhất sẽ cung cấp phương tiện nhằm nâng cao
tiêu chuẩn học tập và giúp tạo sự cân bằng hơn giữa kỹ năng của học sinh mới tốt
nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động. Tăng năng lực làm việc và mức chi tiêu
của những nhóm có thu nhập thấp sẽ giúp giảm đói nghèo.
Lợi ích dự kiến thu được từ sự chênh lệch về năng suất lao động và tiết kiêm
chi phí nhờ tăng hiệu quả hệ thống giáo dục. Lợi ích dự kiến bao gồm: tiết kiệm chi
phí là khoản tiết kiệm hàng năm nhờ tăng cường quản lý giáo dục trung học ở cả cấp
trung ương và cấp tỉnh thuộc những vùng khó khăn. Dự án giáo dục THCS vùng khó
khăn nhất dự kiến nâng cao hiệu quả chi phí bằng cách tăng cường tận dụng các
trường trung học, giảm chi phí cơ bản và tăng cường quản lý giáo dục trung học ở
cấp tỉnh, huyện và trường. Tiết kiệm tích lũy dự kiến chiếm khoảng 0.5% chi phí
thường xuyên hàng năm cho giáo dục trung học.
Năng suất lao động – lợi ích từ nguồn thu nhập tăng lên nhờ hiệu suất làm
việc của học sinh tốt nghiệp được cải thiện. Các biện pháp nâng cao chất lượng và
đào tạo giáo viên hi vọng làm tăng thu nhập của những học sinh đã tốt nghiệp do
được giáo dục tốt hơn nhờ dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất. Lợi ích có
được nhờ mức thu nhập tăng bởi vì học sinh được học những môn học mà nhu cầu
lao động thực tế đang cần nhiều. Giáo viên có trình độ tốt hơn cộng thêm cách tiếp
cận phát huy tính tích cực của học sinh sẽ giúp nâng cao chất lượng học tập của học
sinh từ đó nâng cao chất lượng học sinh ra trường đồng thời cả lực lượng lao động.
Lợi ích dự kiến từ sự chênh lệch về hiệu suất làm việc và tiết kiệm chi phí do
tăng hiệu quả hệ thống giáo dục tính trên dự kiến tối thiểu. Toàn bộ lợi ích kinh tế
mà dự kiến dự án đem lại là vào khoảng 21.2 triệu USD/ năm nhờ sự chênh lệch về
hiệu suất làm việc và tiết kiệm chi phí do tăng hiệu quả hệ thống giáo dục.
Cách tiếp cận được sử dụng trong đo lường kinh tế là để dự trù tỷ lệ lợi tức tối
thiểu dựa trên mức độ tối thiểu mà một người có thể có được từ đề xuất đầu tư vào
ngành giáo dục trung học. Với tỷ lệ thu về mà đạt tối thiểu 12% thì dự án THCS
vùng khó khăn được đánh giá là có thể thực hiện được. Tỷ lệ lợi tức dựa vào tổ chức
các hoạt động hay hỗ trợ hàng năm của dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất.
Khi có thể, những tác động mong đợi sẽ được tổng kết lại dưới dạng tiền như tiết
kiệm chi phí/ giảm chi phí ( chẳng hạn như tạo ra được đầu ra giống nhau như chi
phí tổng thể lại giảm) hay lợi ích tăng ( chẳng hạn như nhiều học sinh tốt nghiệp
hơn và có thể kiếm được thu nhập cao hơn nhờ được giáo dục tốt hơn và/ hoặc góp
phần vào nền kinh tế trong nước). Những lợi ích này không bao gồm những khoản
hỗ trợ ngoài dồn cho dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất.
.Hạn chế:
Tuy dự án đã có rất nhiều thành công trong quá trình thực hiện nhưng dự án vẫn
còn tồn tại một số hạn chế:
-Theo kết quả điều tra 20 tỉnh thuộc 4 vùng: miền núi phía Bắc, Tây Nguyên,
Duyên hải Nam Trung Bộ và ĐBSCL cho thấy rất nhiều bất cập còn tồn tại., thiếu
thốn điển hình của vùng kinh tế chưa phát triển, nhiều người dân tộc thiểu số sinh
sống rải rác không tập trung, địa bàn đi lại khó khăn phức tạp, thiếu nguồn nhân lực
có tri thức tại chỗ… những điều này làm cho quá trình đầu tư của dự án gặp nhiều
hạn chế và khó khăn.
-Mỗi địa phương chỉ được dự án đầu tư một phần nhỏ, dự án điều tra khảo sát
các xã/ huyện của các tỉnh được đầu tư và lựa chọn ra các xã/huyện khó khăn nhất
để tiến hành đầu tư. Do chỉ đầu tư với quy mô nhỏ tại các địa phương nên dự án
không có được sự đón nhận đầu tư một cách nhiệt tình.
-Điều kiện xây dựng thi công công trình tại các trường có nhiều khó khăn do
không có được đội ngũ công nhân xây dựng lành nghề chuyên nghiệp và việc vận
chuyển nguyên vật liệu xa xôi đường xá đi lại khó khăn. Điều này làm tốn nhiều
thời gian, sức lực và kinh phí.
-Do dự án được thực hiện ở những địa phương có điều kiện khó khăn, thiếu thốn
về mọi mặt nên việc huy động vốn đối ứng không dế dàng. Hơn nữa do điều kiện
kinh tế còn nhiều khó khăn nên khi tiếp nhận công trình thì việc duy tu bảo dưỡng
của địa phương thụ hưởng còn nhiều hạn chế.
-Các địa phương thuộc dự án có phần lớn là người dân tộc thiểu số sinh sống vì
thế mà dân trí tại các địa phương này còn thấp, chưa biết phát triển vốn đầu tư xây
dựng cơ bản của dự án vì vậy mà hiệu quả đầu tư của dự án chưa được cao.
Chương 2
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CễNG TÁC QUẢN Lí XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI
DỰ ÁN THCS VÙNG KHể KHĂN NHẤT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
2.1. Định hướng công tác quản lý
2.1.1. Triển vọng các dự án giáo dục
Điều kiện xây dựng cơ sở vật chất của Việt Nam còn nghèo, phần lớn học sinh
đặc biệt là học sinh ở những vùng khó khăn còn thiếu các điều kiện cơ bản như
trường lớp, trang thiết bị, lương thực, thuốc men để đảm bảo sức khỏe nên việc có
được dự án phát triển giáo dục là một điều mong ước đối với phần lớn các tầng lớp
nhân dân. Dự án giáo dục cần phải được phát triển mạnh mẽ hơn nữa ở nhiều cấp độ
khác nhau như: dự án cấp trung ương, dự án cấp địa phương, dự án của một ngành
nghề khác nhằm phát triển nguồn nhân lực.
Mười năm qua, giáo dục trung học được đầu tư từ các nguồn vốn trong nước,
ngoài nước ( cả các nguồn tài trợ song phương và đa phương) đã tập trung giải quyết
nhiều vấn đề lớn về cơ chế, chính sách, đổi mới nội dung chương trình, sách giáo
khoa, phát triển tài liệu, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, tăng cường năng lực quản lý...
trên phạm vi toàn quốc, trong đó một số tỉnh được lựa chọn để hỗ trợ xây dựng cơ sở
vật chất, trang thiết bị và phương tiện dạy học. Một số dự án giáo dục lớn đã được
thực hiện:
a. Dự án phát triển giáo dục THCS II ( 2005- 2010)
- Tổng giá trị: 80 triệu USD
- Mục tiêu chính: tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục THCS nhằm
hoàn thành có chất lượng công cuộc đổi mới giáo dục THCS, hỗ trợ các địa bàn khó
khăn, vùng dân tộc phát triển giáo dục, góp phần đạt mục tiêu phổ cập có chất lượng
THCS trên phạm vi cả nước vào năm 2010, trên cơ sở đó đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế- xã hội của đất nước thời ký mới, hội nhập khu vực và thế giới.
b. Dự án phát triển giáo dục THPT ( 2002- 2008)
- Tổng giá trị: 80 triệu USD
- Mục tiêu chính: Nâng cao chất lượng, hiệu quả, công bằng và năng lực quản
lý giáo dục THPT thông qua tăng cường các hoạt động hỗ trợ các điều kiện cần thiết
( cơ sở vật chất thiết bị dạy học, phương pháp dạy học, bồi dưỡng cán bộ quản lý)
đặc biêtk quan tâm các vùng khó nhất về kinh tế và giáo dục của Việt Nam
c. Dự án đào tạo giáo viên THCS (2000- 2006)
- Tổng giá trị: 35,4 triệu USD.
- Mục tiêu chính:
+ Nâng cao nâng lực, chất lượng và hiệu quả của toàn bộ hệ thống đào tạo giáo
viên THCS nhằm góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên THCS ” đủ về số lượng
đồng bộ về cơ cấu, có chất lượng” , đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy
và giáo dục theo chương trình THCS đổi mới đưa vào thực hiện, tạo tiềm lực thực
hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010, tạo mẫu hình trường CĐSP
chất lượng cao
+ Khắc phục một phần tình trạng không đồng đều về số lượng, chất lượng trong
đào tạo giáo viên THCS giữa các vùng, các tỉnh thông qua việc ưu tiên đầu tư cho 10
tỉnh nghèo được lựa chọn. Tạo điều kiện cho học sinh người dân tộc thiểu số có cơ
hội trở thành giáo viên.
+ Góp phần nâng cao năng lực tổ chức, quản lý của các cơ quan tham gia đào
tạo giáo viên THCS từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là 10 tỉnh được lựa
chọn.
d. Dự án phát triển giáo viên THPT và Trung cấp chuyên nghiệp ( 2007- 2011)
- Tổng giá trị: 43,186 triệu USD
- Mục tiêu chính: Nâng cao chất lượng giáo dục THPT và Trung cấp chuyên
nghiệp thông qua việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà và cán bộ quản lý
giáo dục THPT, Trung cấp chuyên nghiệp; giải quyết tình trạng vừa thừa vừa thiếu
không đồng bộ đội ngũ giáo viên THPT, Trung cấp chuyên nghiệp hiện nay.
e. Dự án Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Tiểu học và Trung học cơ sỏ các
tỉnh miền núi phía Bắc (tháng 4/2005- tháng 10/2009)
- Tổng giá trị: 5,2 triệu EU
- Mục tiêu chính: Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Tiểu học và
Trung học cơ sở tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
f. Chương trình kiên cố hóa trường lớp ( 4/2002- 2006)
- Tổng giá trị: 5.200 tỷ đồng Việt Nam
- Mục tiêu chính: Xóa bỏ phòng học 3 ca, phòng học tạm, phòng học tranh tre
nứa lá cho toàn bộ các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT.
g. Một số chương trình, dự án trong lĩnh vực giáo dục trung học
Bảng 17: Một số chương trình, dự án trong lĩnh vực giáo dục trung học
Tên chương trình, dự án Thời gian Nguồn vốn
Dự án xây dựng kế hoạch tổng thể
giáo dục trung học( 2006- 2010 )
2006 ADB, Nhật Bản, Đan
Mạch
Chương trình hỗ trợ: giáo dục thường
xuyên; Tăng cường công bằng giới;
Nghiên cứu chính sách quản lý giáo
viên
2004- 2008 UNESCO
Chương trình: Nghiên cứu rà soát các
chính sách thúc đẩy giáo dục hòa
nhập- đặc biệt cho học sinh nữ dân
tộc thiểu số; Đưa kỹ năng sống vào
chương trình học
2006- 2010 UNICEF
Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục 2006- 2009 Cộng đồng châu Âu
Chương trình phát triển giáo dục
miền núi
2006- 2010 Chính phủ
Chương trình phổ cập giáo dục THCS 2006- 2010 Chính phủ
2.1.2. Phân tích SWOT trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của dự án THCS
vùng khó khăn nhất- Bộ GD&ĐT
a. Điểm mạnh:
- Dự án được lãnh đạo của Bộ GD- ĐT và lãnh đạo của các địa phương thụ hưởng
rất quan tâm và đón nhận. Đầu tư cho giáo dục nói riêng và kinh tế xã hội nói chung
đối với miền núi, vùng DTTS là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta với
mong muốn ngày càng thu hẹp khoảng cách xã hội giữa vùng thành phố, đồng bằng
và miền núi. Một trong những khâu được chọn làm đột phá chính là chính sách giáo
dục, đầu tư vào con người. Chính vì vậy dự án phát triển giáo dục THCS cho vùng
khó khăn nhất nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung của Đảng và
Nhà nước ta. Bộ GD & ĐT cùng các địa phương tích cực thực hiện dự án chính là
hưởng ứng tích cực cho chủ trương lớn này.
- Dự án được sự ủng hộ và tạo điều kiện của ngân hàng ADB cùng các chuyên
gia tư vấn trong và ngoài nước. Ngân hàng Phát triển Châu â (ADB) là tổ chức kinh
tế có kinh nghiệm đầu tư cho giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. Nhiều năm nay, ADB
đã tích cực ủng hộ chính phủ, hỗ trợ Bộ GD & ĐT nhiều khoản kinh phí lớn để phát
triển giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng. Chỉ trong phạm vi giáo dục
THCS, ADB đã tài trợ các Dự án Phát triển giáo dục THCS I, giáodục THCS II, Dự
án hỗ trợ đào tạo giáo viên THCS,...ADB không những cung cấp kinh phí mà còn cử
các chuyên gia giáo dục có uy tín của các nước trong khu vực và thế giới đến tư vấn,
giám sát, kịp thời đưa ra những ý kiến quý báu giúp cho các dự án phát triển đúng
hướng, đúng với cam kết giữa Bộ GD & ĐT với ADB.
- Dự án đã xây dựng được một hệ thống quản lý từ Trung ương đến địa phương
với những cán bộ có kinh nghiệm có kiến thức và lòng nhiệt tình, đặc biệt thiết tha
với sự nghiệp phát triển giáo dục cho đồng bào ở những vùng khó khăn nhất. Ban
quản lí Dự án ở Trung ương đặt sự chỉ đạo trực tiếp từ Lãnh đạo Bộ GD & ĐT. Ban
quản lí Dự án ở địa phương đặt dưới sự chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền trực tiếp
là UBND và các cơ quan quản lí về GD & ĐT. Đó là các Sở, các Phòng GD & ĐT.
Bên cạnh đó Dự án còn tập hợp được một đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm giáo
dục đặc biệt là giáo dục THCS ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số. Các yếu tố đó đã làm cho công tác quản lí của Dự án vừa thiết thực, vừa cụ
thể đáp ứng được yêu cầu giáo dục ở những địa phương được Dự án đầu tư.
- Phần lớn những người được thụ hưởng kết quả dự án đều có mong muốn được
học tập phát triển ở một môi trường giáo dục thuận lợi. Đây là mặt mạnh chủ yếu
của công tác phát triển giáo dục THCS ở vùng đặc biệt khó khăn. Yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS là rất lớn. Để có thể thực hiện tốt
việc phát triển kinh tế xã hội, yếu tố đầu tiên phải là con người. Hơn bao giờ hết,
chính quyền địa phương và nhân dân ở các vùng này ý thức được rằng chính giáo
dục và đặc biệt là giáo dục THCS có ý nghĩa quyết định trong việc mở mang dân trí
tạo điều kiện cho khoa học kĩ thuật tham gia vào tiến trình phát triển kinh tế, xã hội
ở địa phương. Vì vậy chính quyền và người dân ở đây đều có mong muốn được học
tập để phát triển. Yếu tố này chính là sức mạnh nội lực góp phần quyết định vào sự
thành công trong công tác đầu tư của Dự án.
b. Điểm yếu:
- Dự án được thực hiện tại các địa phương khó khăn, các địa phương này chủ yếu
là dân tộc thiểu số sinh sống vì thế mà sự phân bố học sinh của các địa phương này
không đồng đều, điều kiện kinh tế còn thiếu thốn, đường xá khó khăn, cơ sở vật
chất thiếu thốn chính vì thế mà việc thi công công trình gặp khó khăn trong việc vận
chuyển nguyên vật liệu xây dựng; trình độ chuyên môn thi công công trình còn thấp
công nhân không chuyên nghiệp khiến cho tiến độ thi công công trình bị chậm lại.
- Vốn đầu tư vào dự án còn nhỏ và manh mún cùng với sự phân bố rải rác của
các xã/ huyện trong một tỉnh được đầu tư khiến cho việc xây dựng các trường học,
các công trình phục vụ cho công tác giảng dạy học tập sinh hoạt còn thiếu tính đồng
bộ.
- Các địa phương được thụ hưởng chủ yếu nằm ở vùng núi phía Bắc, Tây
Nguyên, ĐBSCL đây đều là những vùng có điều kiện về tự nhiên khắc nghiệt so với
các vùng khác nên tốc độ xây dựng cơ bản cũng bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết
và địa hình của các địa phương thụ hưởng.
c. Cơ hội:
Do đã có một số Dự án tác động vào giáo dục THCS vùng khó khăn nên dự án
giáo dục THCS vùng khó khăn nhất lựa chọn tiếp cận theo hướng:
- Kế thừa và phát triển kết quả của những vấn đề liên quan mà các dự án khác
đã triển khai, đảm bảo sự đồng bộ và hiệu quả, tránh sự trùng lặp.
- Dựa trên tính đặc thù của giáo dục THCS vùng khó khăn, Dự án giáo dục
THCS vùng khó khăn nhất tập trung hỗ trợ làm tăng tính phù hợp của giáo dục
THCS với nhiều đặc điểm vùng khó ( kinh tế kém phát triển, có nhiều dân tộc thiểu
số sinh sống với nhiều ngôn ngữ, phong tục tập quán khác nhau, trình độ tiếp thu
của học sinh dân tộc thiểu số còn chậm, nhận thức của gia đình cộng đồng về giáo
dục còn hạn chế); đồng thời thử nghiệm cách tiếp cận mới trong việc hỗ trợ tăng
cường công bằng và cơ hội tiếp cận giáo dục THCS cho nhóm đối tượng trẻ em gáI,
trẻ em người dân tộc thiểu số và trẻ em nghèo trong vùng khó khăn nhất thông qua
các hoạt động hỗ trợ học bổng và lương thực cho học sinh dân tộc thiểu số và học
sinh nghèo.
- Trên cơ sở phát triển những gay cấn nhất và hiệu quả tháp của giáo dục
THCS vùng khó. Dự án lựa chọn tác động một cách toàn diện đến giáo dục THCS
vùng khó như cơ hội tiếp cận, nâng cao chất lượng và sự phù hợp và tăng cường
năng lực quản lý, lập kế hoạch để phát triển giáo dục THCS vùng khó khăn có hiệu
quả và bền vững.
d.Thách thức:
Nhiều năm nay, ngoài việc thực hiện các chính sách ưu tiên phát triển giáo dục
miền núi, vùng dân tộc như: mở trường nội trú, bản trú , miễn giảm học phí, trợ cấp
học bổng cho học sinh dân tộc, học sinh nghèo, Chính phủ còn có các chương trình
quốc gia hỗ trợ giáo dục vùng khó và hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục THCS. Các
dự án Phát triển giáo dục THCS, THPT cũng đã có một số hoạt động hỗ trợ giáo dục
dân tộc tại một số tỉnh. Kết quả cho thấy cơ hội tiếp cận, tính công bằng trong tham
gia giáo dục trung học đã được cải thiện đáng kể, giáo dục các vùn khó khăn đã phát
triển, số học sinh nữ và học sinh dân tộc ngày càng tăng.
Tuy nhiên, giáo dục trung học các tỉnh vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số
hiện vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức sau:
- Về cơ hội tiếp cận giáo dục THCS
+ Quan niệm về giới và phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số ảnh
hưởng đến việc đi học, bỏ học cũng như việc tham gia thị trường lao động của học
sinh dân tộc thiểu số.
+ Hoàn cảnh kinh tế khó khăn cộng với nhận thức chưa đúng về tầm quan
trọng của giáo dục nên những học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt là
học sinh nữ dân tộc thiểu số thường phải bỏ học để giúp đỡ gia đình.
+ Khoảng cách từ nhà đến trường khá xa, địa hình phức tạp, khí hậu khắc
nghiệt nhưng nhiều trường chưa có đủ nhà nội trú cho học sinh ở xa nên học sinh
không có điều kiện đi học hoặc bỏ học giữa chừng.
+ Mạng lưới trường chưa đảm bảo thuận lợi cho trẻ em vùng dân tộc, vùng
sâu đi học thường xuyên và học hết cấp, tỷ lệ bỏ học cao.
- Về chất lượng và hiệu quả giáo dục:
+ Tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số trông độ tuổi đi học còn thấp, đặc biệt là trẻ
em nữ dân tộc thiểu số.
+ Trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh theo chương trình quốc gia còn
hạn chế, nhiều học sinh chưa thạo tiếng phổ thông. Chất lượng học tập của học sinh,
đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số cong thấp, tỷ lệ bỏ học cao.
+ Cơ sở vật chất và các điều kiện tối thiểu phục vụ dạy và học còn thiếu; Đội
ngũ giáo viên không ổn định, còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn, nghiệp
vụ vì khi còn trẻ mới ra trường được điều đến vùng khó nhưng sau một số năm giảng
dạy có kinh nghiệm thì lại chuyển đi vùng khác. Điều kiên giảng dạy và sinh hoạt
còn nhiều khó khăn, nhiều nơI chưa có nhà công vụ cho giáo viên.
-Về công tác quản lý:
+ Đội ngũ cán bộ quản lý các trường còn ít kinh nghiệm trong công tác quản
lý. Hệ thống thông tin quản lý giáo dục còn nhiều bất cập cả về trình độ thu thập xử
lý thông tin và việc khai thác sử dụng thông tin trong quản lý.
+ Cơ chế và chính sách chưa đủ mạnh để hỗ trợ và tạo động lực khuyến khích
trẻ tham gia THCS hoặc các chương trình tương đương, nhất là đối với trẻ em người
dân tộc thiểu số, người nghèo, trẻ em gái, người tàn tật, khuyết tật.
2.2. Giải pháp
Dự án cần xây dựng chế độ báo cáo từng tháng, từng quý, từng năm về các mặt:
tiến độ xây dựng, công tác tu dưỡng bảo trì công trình xây dựng. BQLDAQG
chuẩn bị báo cáo quý về tình hình thực hiện dự án trình Chính phủ và gửi ADB
trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc quý. Các báo cáo này sẽ được chuẩn bị trên
cơ sở các báo cáo do BQLDAT gửi lên ( báo cáo viết bằng tiếng Anh và theo
mẫu quy định của ADB) . Nội dung cần đề cập trong báo cáo quý gồm:
- Những tiến bộ đạt được so với các mục tiêu đề ra.
- Các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện và biện pháp khắc phục.
- Tình hình tài chính và tình hình thực hiện những thỏa thuận trong hiệp định
vốn vay.
- Những hoạt động và đề xuất cho những quý tiếp theo.
Trong vòng 3 tháng sau khi kết thúc dự án, BQLDAQG sẽ phải trình Chính phủ
và ADB báo cáo kết thúc dự án trong đó nêu rõ tình hình thực hiện dự án, kết
quả, đầu ra và tác động dự án.
Xây dựng những địa phương điển hình lấy đó làm kinh nghiệm để tiến hành
triển khai xây dựng cơ bản ở các địa phương còn lại của dự án.
Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp đánh giá
cho giáo viên và sinh viên CĐSP, nâng cao chất lượng và tính phù hợp của giáo dục
THCS vùng khó. Các trường được hưởng lợi từ dự án và phòng GD&ĐT thực hiện
tuyển chọn đối tượng tham gia các khóa đào tạo trong nước.Các giáo viên nữ, giáo
viên người dân tộc thiểu số và các nhà quản lý được ưu tiên tham gia đào tạo. Để lựa
chọn đối tượng đi đào tạo nước ngoài, BQLDAQG lập và trình tiêu chí chọn lựa,
danh sách ứng viên cho ADB xem xét và phê duyệ. Các học viên tham gia đào tạo sẽ
xây dựng các chỉ số đảm bảo chất lượng của nội dung, quản lý đào tạo và kế hoạch
truyền lại kiến thức được học trong khóa đào tạo và nộp lên cho ADB . Công tác đào
tạo giáo viên, đào tạo công nghệ thông tin, đào tạo lập kế hoạch và quản lý giáo dục
được thực hiện chi tiết thông qua việc:
- Đào tạo giảng viên CĐSP người Kinh và dân tộc thiểu số về:
+ Phương pháp dạy học phát huy tính học tập tích cực gồm “ thực hành
giảng dạy”
+ Phương pháp dạy phát huy tính học tập tích cực bao gồm đánh giá học
sinh.
+ Đào tạo về hướng dẫn, tư vấn nghề nghiệp và phát triển chuyên môn liên
tục.
+ Sử dụng hiệu quả tài liệu bổ trợ và trang thiết bị.
+ Ưng dụng công nghệ thông tin truyền thông trên lớp và hệ thống tư vấn
qua mạng.
+ Hỗ trợ dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và ngôn ngữ dân tộc
thiểu số.
+ Nhận thức về giới, văn hóa và chăm sóc tâm lý
+ Đào tạo vùng ( nước ngoài) cho một số giáo viên biên soạn modun.
- Thực hiện chương trình đào tạo: phương pháp dạy phát huy tính tích cực gồm
thực hành giảng dạy/mođun đào tạo/ đào tạo công nghệ thông tin truyền
thông.
- Bồi dưỡng cho giáo viên nòng cốt bởi giảng viên sư phạm nòng cốt:
+ Sử dụng hiệu quả SGK và trang thiết bị thông qua phương pháp phát huy
tính tích cực cuả học sinh.
+ Hướng dẫn phương pháp phát huy tính học tập tích cực.
+ Hỗ trợ dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
+ Tư vấn nghề nghiệp, chăm sóc tâm lý và phát triển chuyên môn liên tục.
+ Ưng dụng công nghệ thông tin truyền thông trên lớp và tư vấn qua mạng.
+ Thực hành giảng dạy.
+ Phương pháp dạy học theo môn.
- Bồi dưỡng tại trường: Bồi dưỡng về phương pháp, phát huy học tập tích cực,
sử dụng SGK, dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, công nghệ thông
tin truyền thông.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn cho công tác đào tạo phát triển cán bộ: Môđun
bắt buộc về phương pháp phát huy tính học tập tích cực và tài liệu, môđun tự
chọn, bổ sung và file giáo án bổ sung.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn cho công tác bồi dưỡng:
+ Cẩm nang tư vấn, tư vấn nghề nghiệp, công nghệ thông tin truyền thông,
tư vấn qua mạng, chăm sóc tâm lý học đường.
+ Cẩm nang bổ trợ cho giáo viên ( 4 lớp).
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn cho người học:
+ Tài liệu bổ trợ bằng tiếng dân tộc thiểu số.
+ Tờ tài liệu tờ rơi kèm theo SGK.
+ Môđun bổ sung tùy chọn nâng cao kỹ năng học tập.
+ Tờ rơi tài liệu bổ trợ theo lớp dành cho lớp lớn và nhiều trình độ.
+ Sách học tiếngViệt cho học sinh dân tộc thiểu số.
Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn cộng với nhận thức chưa đúng đắn về tâmg quan
trọng của giáo dục nên những học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt là
học sinh nữ dân tộc thiểu số thường phải bỏ học để giúp đỡ gia đình nên dự án cần
hỗ trợ hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục
cho nhân dân các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Những hoạt động dựa vào
nhu cầu sữ hướng tới phụ huynh học sinh, trưởng bản, lãnh đạo xã, cán bộ lập kế
hoạch giáo dục, học sinh kết hợp với các cách tiếp cận gồm:
+ Tài liệu in ấn như áp phích, thẻ thảo luận và tờ rơi.
+ Truyền thông đại chúng gồm: đài, trung tâm phát thanh của xã và họp làng.
+ Tổ chức sự kiện của cộng đồng và nhà trường .
Tăng cường năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp phòng
giáo dục, cấp trường, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý giáo dục vùng khó. Hỗ
trợ xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục.
- Đào tạo cho lãnh đạo trường THCS, CĐSP, cán bộ của Bộ/ Sở/ Phòng
GD&ĐT:
+ Quản lý thực hiện.
+ Quản lý và lập kế hoạch giáo dục, lập kế hoạch phát triển trường hòa
nhập.
+ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, phát triển chuyên môn liên tục.
- Phương pháp lập kế hoạch, chính sách cho vùng khó khăn.
- Đào tạo về nâng cao nhận thức cộng đồng.
- Đào tạo về quy trình triển khai dự án .
- Biên soạn tài liệu về lập kế hoạch và quản lý giáo dục:
+ Khung chuẩn nghề nghiệp giáo viên, khung công nghệ thông tin truyền
thông.
+ Quản lý dựa trên thực hiện và đánh giá dựa vào kết quả.
+ Lập kế hoạch và quản lý giáo dục gôm kỹ năng lãnh đạo và lập kế
hoạch phát triển trường hòa nhập.
+ Lập chính sách.
Do đã có một số dự án tác động vào giáo dục THCS vùng khó khăn nhất nên
dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất lựa chọn cách tiếp cận theo hướng:
- Kế thừa và phát triển kết quả của những vấn đề liên quan mà các dự án khác
đã triển khai, đảm bảo sự đồng bộ và hiệu qủa, tránh sự trùng lặp.
- Dựa trên tính đặc thù của giáo dục THCS vùng khó khăn, dự án giáo dục
THCS vùng khó khăn nhất tập trung hỗ trợ làm tăng tính phù hợp của giáo dục
THCS với đặc điểm vùng ( kinh tế kém phát triển, có nhiều dân tộc thiểu số sinh
sống với nhiều ngôn ngũ, phong tục tập quán khác nhau, trình độ tiếp thu của học
sinh dân tộc thiểu số còn chậm, nhận thức của gia đình và cộng đồng về giáo dục
còn hạn chế); đồng thời thử nghiệm cách tiếp cận mới trong việc hỗ trợ tăng cường
công bằng và cơ hội tiếp cận giáo dục THCS cho nhóm đối tượng trẻ em gáI, trẻ em
người dân tộc thiểu số và trẻ em nghèo trong vùng khó khăn nhất thông qua các hoạt
động hỗ trợ học bổng và lương thực cho học sinh dân tộc thiểu số và học sinh nghèo.
- Trên cơ sở phát hiện những gay cấn nhất và hiệu quả thấp cuả giáo dục THCS
vùng khó, dự án lựa chọn tác động 1 cách toàn diện đến giáo dục THCS vùng khó
như tiếp cận, nâng cao chất lượng và sự phù hợp và tăng cường năng lực quản lý, lập
kế hoạch để phát triển giáo dục THCS vùng khó khăn có hiệu quả.
Cơ chế chính sách chưa đủ mạnh để hỗ trợ và tạo động lực khuyến khích trẻ
tham gia THCS hoặc các chương trình tương đương, nhất là đối với trẻ em người
dân tộc thiểu số, người nghèo, trẻ em gái người tàn tật, khuyến tật . Vì vậy cần có cơ
chế chính sách nhằm tăng cường tạo động lực cho trẻ tới trường thực hiện phổ cập
giáo dục THCS ở các vùng khó.
Cần có chính sách chống tham nhũng rõ ràng. Theo cam kết quản lý hàng hóa,
tinh thần trách nhiệm và tính minh bạch, ADB được quyền điều tra, trực tiếp hoặc
thông qua cơ quan đại diện, những hành vi tham nhũng , lừa đảo, cấu kết hoặc
cưỡng chế có liên quan đến dự án. Để hỗ trợ thực hiện những nỗ lực trên, các điều
khoản tương ứng trong chính sách chống tham nhũng của ADB sẽ được lồng ghép
vào thỏa thuận vay vốn và tài liệu đấu thầu dự án. Cụ thể, tất cả hợp đồng liên quan
đến dự án sẽ quy định cụ thể quyền của ADB được kiểm tóan và kiểm tra sổ sách kế
toán của cơ quan chủ quản và của tất cả nhà thầu, nhà cung cấp, tài vấn viên và các
nhà cung cấp dịch vụ khác co liên đới đến dự án. Ngoài những yêu cầu trên, để ngăn
chặn tham nhũng và tính minh bạch, Chính phủ sẽ đăng tải thông tin liên quan đến
dự án.
Kết luận
1.Dự án phát triển giáo dục THCS cho vùng khó khăn nhất sẽ mang lại cho khối
THCS với khoảng 700.000 học sinh nghèo và học sinh DTTS một nền giáo dục tốt
hơn. Lợi ích xã hội chính là thu hẹp đáng kể khoảng cách tiếp cận giáo dục trung
học giữa các dân tộc và các giới. D án sẽ góp phần làm cho việc tham gia giáo dục
trung học thu hút hơn đối với DTTS và trẻ em nữ thông qua các chương trình cụ thể.
Những sáng kiến này nhằm giải quyết một số vấn đề theo nhu cầu và giảm chi phí
giáo dục trực tiếp và gián tiếp. Ngoài ra có thêm giáo viên DTTS, đặc biệt là giáo
viên nữ, sẽ làm gương cho học sinh DTTS noi theo và thể hiện rõ ràng kết quả của
giáo dục. Việc cung cấp ổn định giáo viên DTTS cho các trường DTTS vùng sâu,
vùng xa sẽ góp phần bảo tồn ngôn ngữ và văn hoá dân tộc thiểu số.
2.Dự án sẽ tác động đến 3 khía cạnh của giáo dục trung học ở vùng khó khăn nhất
là: cơ hội tiếp cận và bình đẳng; chất lượng và sự phù hợp; hiệu quả và tính bền
vững. Lợi ích trực tiếp đối với ngành giáo dục là thu hẹp đáng kể sự chênh lệch về
cơ hội tiếp cận giáo dục trung học giữa các dân tộc, giữa các giới, giữa các hoàn
cảnh kinh tế – xã hội; tăng tính phù hợp của việc dạy học đáp ứng hơn nhu cầu từng
địa phương; nâng cao năng lực lập kế hoạch, phân phối và quản lí dịch vụ giáo dục
của cán bộ quản lí giáo dục địa phương. Thông qua cách tiếp cận toàn trường, Dự án
sẽ áp dụng những khái niệm sư phạm đổi mới và ưu việt nhất được quốc tế công
nhận như phát triển chuyên môn liên tục, phương pháp học tập chủ động lấy học
sinh làm trung tâm, bồi dưỡng giáo viên tại trường.
3. Dự án được triển khai trên phạm vi toàn quốc với những hoạt động liên quan đến
tăng cường tiếp cận và công bằng, nâng cao chất lượng cho giáo dục trung học vùng
khó khăn nhất. Dự án với mục tiêu chính là hỗ trợ nhằm giảm thiểu thiệt thòi của
những nhóm đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc và
những vùng khó khăn nhất, góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược của chính
phủ về phổ cập giáo dục THCS, giảm đói nghèo và giảm bớt khoảng cách phát triển
giữa các vùng, các dân tộc. Trong các hoạt động của dự án đó có hoạt động hỗ trợ
xây dựng thêm phòng học và thiết bị cho các trường ở những vùng khó khăn. Tuy
nhiên, những hỗ trợ này dù có hiệu quả nhưng cũng chỉ đáp ứng được một phần nhỏ
so với nhu cầu thực tế, đặc biệt của những vùng khó khăn nhất, vùng có nhiều dân
tộc thiểu số sinh sống. Vì vậy vẫn rất cần có thêm nhiều nguồn hỗ trợ để tập trung
đầu tư đặc biệt cho giáo dục THCS, tiếp sức cho vùng khó khăn mới có thể thực hiện
những mục tiêu chung về phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010 và thay đổi diện
mạo của giáo dục THCS vùng khó khăn. Một dự án độc lập, tác động toàn diện đến
giáo dục THCS vùng khó khăn nhất là rất cần thiết và cấp bách để thực hiện chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với vùng khó khăn, vùng
dân tộc đồng thời phù hợp với “Chiến lược và chương trình quốc gia đối với Việt
Nam giai đoạn 2007- 2010” của ADB.
4. Công tác quản lí của Dự án đã có những thành công đáng kể trong việc xây dựng
một hệ thống quản lí từ Trung ươg đến địa phương, từ việc xây dựng kế hoạch, triển
khai thực hiện và đánh giá hiệu quả. Thành công lớn nhất trong công tác quản lí đó
là tạo được sự đồng thuận trong mục đích đầu tư, nội dung đầu tư, địa điểm đầu tư.
Bài học sâu sắc có thể nhận thấy từ quản lí Dự án là việc quản lí không chỉ dừng ở
các công văn, chỉ thị mà phải chuẩn bị tâm lí, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Công việc giám sát có vai trò rất quan trọng trong thành công bước đầu của Dự án.
5. Nguồn vốn xây dựng cơ bản của Dự án không lớn nhưng lại chia nhỏ khá phân
tán ở nhiều vùng, nhiều địa phương với những đặc điểm và yêu cầu rất khác nhau.
Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại (5-2010) nguồn vốn xây dựng cơ bản đã được
sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, đúng tiến độ. Hiệu quả đầu tư cao. Đây cũng
chính là bài học quý giá cho việc quản lí các loại vốn khác của Dự án.
TàI LIÊU THAM KHảO
1. Nghị quyết 40/ Quốc hội khoá X
2. Chiến lược phát triển giáo dục 2000 – 2010, NXB Giáo dục, 2002
3. Văn kiện dự án đầu tư Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất, Bộ GD & ĐT, 9
– 2007
4. Báo cáo và Khuyến nghị gửi Ban giám đốc Ngân hàng đề xuất khoản vay Dự
án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất, ADB, 12 -2007
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB Ngõn hàng phỏt triển chõu Á
Bộ GD&ĐT Bộ Giỏo dục & Đào tạo
BQLDAQG Ban quản lý dự ỏn quốc gia
BQLDAT Ban quản lý dự ỏn tỉnh
ĐBSCL Đồng bằng sụng Cửu Long
THCS Trung học cơ sỏ
THPT Trung học phổ thụng
CĐSP Cao đẳng sư phạm
EMIS Hệ thống thụng tin quản lý giỏo dục
USD Đụ la Mỹ
UBND Ủy ban nhõn dõn
Sở GD&ĐT Sở Giỏo dục & Đào tạo
Phũng GD&ĐT Phũng Giỏo dục& Đào tạo
Nhúm THDA Nhúm thực hiện dự ỏn
MỤC LỤC
Chương 1: THỰC TRẠNG QUẢN Lí ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI
DỰ ÁN THCS VÙNG KHể KHĂN NHẤT, BỘ GD- ĐT ................................... 3
1.1.Khỏi quỏt về hoạt động của ban quản lý Dự ỏn THCS vựng khú khăn
nhất, Bộ Giỏo dục và Đào tạo ............................................................................ 3
1.1.1.Nguyờn tắc tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Dự ỏn .................. 3
1.1.2.Chức năng nhiệm vụ của Ban Quản lý Dự ỏn ...................................... 4
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Dự án ............................................... 8
1.2.Phân tích thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Dự án THCS
vùng khó khăn nhất, Bộ GD- ĐT .................................................................... 11
1.2.1.Đặc điểm của Dự án THCS vùng khó khăn nhất liên quan đến công
tác quản lý Dự án .......................................................................................... 11
1.2.2.Phân tích thực trạng quản lý Dự án .................................................... 17
1.2.3. Đánh gía công tác quản lý xây dựng cơ bản ...................................... 61
Chương 2: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CễNG TÁC QUẢN Lí XÂY DỰNG CƠ
BẢN TẠI DỰ ÁN THCS VÙNG KHể KHĂN NHẤT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO ...................................................................................................................... 68
2.1. Định hướng công tác quản lý .................................................................... 68
2.1.1. Triển vọng các dự án giáo dục ........................................................... 68
2.1.2. Phân tích SWOT trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của dự án
THCS vùng khó khăn nhất- Bộ GD&ĐT .................................................... 70
2.2. Giải pháp ................................................................................................... 74
Kết luận .......................................................................................................... 79
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại dự án THCS vùng khó khăn nhất- Bộ GD&ĐT.pdf