Luận văn Quản lý di tích đền đại cại, xã Tân lĩnh, huyện Lục yên, tỉnh Yên Bái

Cần tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đền Đại Cại. Tùy theo quy mô, tính chất đặc điểm trong công tác quản lý đền Đại Cại mà mức độ can thiệp của Nhà nước nhiều hay ít. Tuy nhiên, chỉ chú trọng về mặt hành chính, pháp luật, định hướng, còn việc tổ chức cụ thể nên để cộng đồng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Có như vậy mới phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tự nguyện của cộng đồng, kết hợp với giới thiệu về hình ảnh vùng đất, con người địa phương, tạo nên thương hiệu du lịch, trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội bền vững. Trong công tác quản lý đền cũng cần lưu ý đến môi trường sinh thái, cảnh quan của đền, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp

pdf129 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý di tích đền đại cại, xã Tân lĩnh, huyện Lục yên, tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, cổ vật... còn mang tính tự phát, không phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng bảo vệ DSVH ở địa phương. Do đó, thông qua giải pháp này có mục tiêu mở rộng các nguồn đầu tư, để khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng xã hội, thực hiện xã hội hóa trong bảo tồn, phát huy các, giá trị di sản phải gắn liền việc nghiên cứu và đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp bối cảnh kinh tế - xã hội của địa phương. Để làm được tốt giải pháp này rất cần tiếp tục đổi mới bộ máy quản lý văn hóa; đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, công chức; đổi mới hoạt động, đáp ứng yêu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Thực tiễn cho thấy, xã hội hóa không đồng nghĩa với việc tự do hóa và tư nhân hóa mọi hoạt động. Trong quá trình này, cơ quan chủ quản phải giữ vai trò quan trọng, đó là vai trò quản lý và hướng dẫn theo đúng định hướng và chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong đó các tố chức, cá nhân được tham gia, nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan. Có thể nói, DSVH chỉ thật sự được bảo vệ và phát huy giá trị một cách bền vững khi nhà nước và nhân dân cùng chung tay, góp sức. Trong thời gian tới, để huy động thêm về nguồn lực tài chính, đền Đại Cại cần kết nối với các đơn vị lữ hành tổ chức các tour du lịch đến thăm quan đền, cũng như kết hợp với các trường học trên địa bàn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về văn hóa truyền thống dân tộc để có thể tăng thêm nguồn 75 thu thường xuyên. Bên cạnh đó, ngành văn hóa nói chung cũng cần có bộ phận chuyên trách trong việc đi vận động các đơn vị, công ty trong và ngoài nước hỗ trợ kinh phí trong những đề án trùng tu, cải tạo, bảo tồn các di tích văn hóa, trong đó có di tích đền Đại Cại. Chỉ có giải pháp xã hội hóa nguồn lực tài chính thì các di tích LSVH mới có cơ hội được quan tâm đúng với tầm vóc của di sản. Trong quá trình hội nhập và phát triển, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn giữa bảo tồn và phát triển. Nếu bảo tồn không tốt sẽ dẫn đến làm hỏng di tích nhưng nếu cứ giữ “khư khư” việc bảo tồn mà không tính đến yếu tố phát triển KT - XH cũng không được. Bảo vệ và phát huy giá trị DSVH nhưng không được cản trở các mục tiêu phát triển KT - XH mà phải tạo điều kiện thuận lợi để giá trị nhiều mặt của di sản văn hoá thực sự trở thành nguồn lực thúc đẩy phát triển KT - XH. Trong thực tế, không phải bao giờ người ta cũng tìm được giải pháp đúng đắn cho vấn đề bảo tồn và phát triển. Nguyên nhân cơ bản của những sai lầm đó là do chúng ta quá coi trọng việc phát triển kinh tế, đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết; không lưu ý hoặc không xử lý thỏa đáng nhu cầu bảo tồn di tích. Tuy nhiên, việc tổ chức khai thác tài nguyên ở những nơi có di tích sẽ nảy sinh mâu thuẫn với việc bảo tồn di tích. Do đó, chúng ta cần có cách giải quyết phù hợp để có thể khai thác được tài nguyên nhưng vẫn bảo tồn được di tích. Đây là quan điểm xác lập sự hài hòa giữa bảo tồn di tích với sự phát triển kinh tế, giữa quá trình đô thị hóa và công tác quản lý các công trình xây dựng trong các khu vực bảo vệ và vùng đệm của di tích; ngăn chặn việc lấn chiếm đất đai của di tích sẽ là cơ sở cho việc xây dựng các chính sách quản lý, các công trình dân dụng ở khu vực lân cận di tích. Thực tế trong những năm qua, tỉnh Yên Bái nói chung đã xây dựng quy hoạch tổng thể di tích trên địa bàn giai đoạn 2015 - 2025 và huyện lục Yên đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho ban quan lý di tích Hắc Y - đền Đại Cại và đã làm khá tốt việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích thông qua việc đẩy mạnh hoạt 76 động du lịch theo nhiều hình thức, đền Đại Cại đã thu hút được đông đảo nhân dân trong vùng, khách du lịch đến vãn cảnh, tế lễ và có nhiều hoạt động đổi mới, phong phú để thu hút khách du lịch, học sinh, nhân dân trong huyện, các vùng gần xa đến thăm và có những hoạt động ý nghĩa như dâng hương, báo công, lễ ra quân, xuất quân... mang tính giáo dục giá trị truyền thống cao cho thế hệ trẻ. Việc tổ chức tốt về không gian kiến trúc, cảnh quan cho khu di tích LSVH sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương nhưng để khai thác tốt lại không hề đơn giản. Tạo ra cảnh quan không gian đẹp đã khó, duy trì, bảo vệ và khai thác còn khó hơn nhiều. Các công trình phụ trợ xung quanh di tích được xây dựng để phục vụ những nhu cầu thiết yếu của du khách như bãi đỗ xe, khu đón tiếp khách; hệ thống các công trình phục vụ như: Nhà hàng ăn uống, trạm y tế, các quầy hàng lưu niệm có thể làm không gian kiến trúc, cảnh quan của di tích bị phá vỡ. Vì vậy, các công trình đó cần được nghiên cứu để xác định vị trí hợp lý theo phong cách kiến trúc truyền thống hòa nhập với di tích gốc hoặc tạo ra những tác phẩm gợi lại cho du khách thấy được cái “hồn” của di tích. Chúng ta đã nói nhiều đến những hiện tượng không lành mạnh tại các di tích, lễ hội như: Sự quá tải về phương tiện và cửa hàng dịch vụ ở di tích vào các thời kỳ cao điểm như chính hội, đầu xuân, các ngày lễ lớn và giữa mùa du lịch; nạn chèo kéo khách, lừa đảo, tệ nạn xã hội; tình trạng thiếu hướng dẫn chuyên nghiệp là những việc thường xuyên xảy ra tại các điểm tham quan du lịch hiện nay. 3.2.5. Nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích Nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích là vấn đề đang được đặt ra hiện nay, bởi trên thực tế nếu làm tốt công việc này thì hiện tượng vi phạm di tích sẽ giảm đi rất nhiều, di tích sẽ được 77 bảo tồn và phát huy giá trị tốt hơn. Đó là đưa di tích đến với cộng đồng, có nghĩa là cộng đồng cư dân địa phương phải tham gia vào việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Sự ủng hộ của cộng đồng, vai trò của quần chúng nhân dân là một trong những yếu tố quan trọng, bởi vì chính cộng đồng tạo ra di tích và cũng chính cộng đồng là người sử dụng di tích, do đó cộng đồng phải là người quản lý, bảo vệ di tích. Cần nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích, coi đây là giải pháp cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Đó cũng là giải pháp tích cực nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DT LSVH. Tăng cường tổ chức phổ biến, tuyên truyền, vận động thực hiện Luật Di sản văn hóa để Luật đi vào cuộc sống và có hiệu lực trong thực tế, giúp các tổ chức, cá nhân hiểu được giá trị của di tích để từ đó sẽ có hành vi “ứng xử” với di tích tốt hơn, tránh được tình trạng không hiểu luật mà vi phạm; đồng thời có thể ngăn chặn những hành vi xâm hại tới di tích. Muốn thực hiện tốt công tác này thì đội ngũ cán bộ, chuyên gia phải được tập trung đào tạo cả về công tác quản lý cũng như chuyên môn nghiệp vụ. Di tích đền Đại Cại vốn là công trình văn hoá, tín ngưỡng của làng xã, do nhân dân xây dựng và giữ gìn để phục vụ nhu cầu của cộng đồng. Nhân dân không chỉ là những chủ nhân đầu tiên có trách nhiệm giữ gìn DSVH mà họ còn cần được thực sự hưởng lợi từ những hoạt động khai thác, phát huy giá trị di sản văn hoá của cộng đồng. Có thể nói, mục đích cuối cùng của việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị DSVH nói chung đều hướng đến cái đích là phục vụ nhu cầu văn hoá tâm linh và vui chơi của người dân. Nhìn từ việc tổ chức lễ hội đền Đại Cại có thể thấy rõ sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân khi tham gia, đồng thời thụ hưởng các giá trị văn hoá tinh thần của lễ hội. Việc tham dự lễ hội còn gắn với việc tham quan, du lịch nên lượng người đến đây đông là điều dễ hiểu. Người dân đi hội chỉ có một phần tham gia các trò chơi còn đa phần là để 78 xem, để cổ vũ cho các đội, trong đó có đội có thành viên nơi mình sinh sống. Ở một phương diện khác, sự đóng góp của cộng đồng trong lễ hội đền Đại Cại còn thể hiện ở mối quan hệ giữa tập thể với cá nhân. Với những năm tổ chức lễ hội đền Đại Cại lớn (5 năm/lần), những đóng góp của cộng đồng rất đa dạng, có khi chỉ là việc được phân công những việc như làm cây nêu, chuẩn bị sới vật hay nuôi lợn thờ, gà thờ, bố trí khiêng kiệu, làm hiệu trống, chiêng, đóng thuyền... Sự đóng góp đấy là niềm vinh hạnh của cả gia đình, và được xóm làng đến chung vui, chia sẻ kinh nghiệm của những người đã từng trải qua. Để cộng đồng có thể tham gia trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, trước hết cần có những chương trình đào tạo ở địa phương với mục đích trao truyền cho lớp trẻ về DSVH đền Đại Cại, những mặt tích cực cần phát huy cũng như những biếu hiện tiêu cực cần hạn chế, loại bỏ nó ra khỏi đời sống văn hóa. Những buổi trao đổi, nói chuyện về lịch sử đền Đại Cại có thể được lồng ghép vào chương trình học tập ngoại khóa, giáo dục công dân ở nhà trường phổ thông. Điều này giúp các em học sinh sớm hình thành tình cảm thiêng liêng về những giá trị văn hóa truyền thống ngay trên mảnh đất quê hương của mình. Chỉ khi người dân có ý thức trong việc bảo tồn DSVH thì mọi khó khăn đều có thể được giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả. Người dân sẽ không tiếc công sức, thời gian, thậm chí họ có thể đóng góp tiền bạc, của cải của mình để phục vụ cho các hoạt động bảo tồn và phát huy DSVH. Những đóng góp của cộng đồng để cho lễ hội đền Đại Cại được tổ chức thành công còn biểu hiện cho sự cộng cảm của các thành viên trong những làng tham gia. Trong ngày hội, những người tham gia cùng nhau tổ chức các hoạt động của lễ hội theo sự phân công nghiêm ngặt. Công việc chuấn bị cho ngày chính hội, mọi người dù ở những cương vị khác nhau và đảm nhận những phần việc khác nhau đều có chung một suy tư và tình cảm đã được “thiêng hóa”; phục vụ “Thánh”. Đỉnh điểm của sự cộng cảm là khi thực hiện 79 việc rước kiệu, những người được lựa chọn không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, chính cư hay ngụ cư... mọi người đều thành kính và thực hiện một cách say mê. Không khí sôi động náo nhiệt và vui vẻ của cuộc rước kiệu qua sông đã thu hút sự tham gia, đến xem, cổ vũ của đông đảo người dân xã Tân Lĩnh và khách thập phương, đến đây ranh giới những người thuộc các địa vị xã hội, các tầng lớp khác nhau đều hướng chung về một hướng xóa bỏ đi mọi mặc cảm của đời thường để hướng về lễ hội. Tiểu kết Hoạt động quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phát huy và khai thác di tích đền Đại Cại thời gian qua, đi liền với những mặt đã đạt được, thì vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Nhất là quá trình phát triển kinh tế đòi hỏi phải gắn với bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa, không phải lúc nào cũng tương đồng với nhau. Đây là vấn đề lớn đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặt ra trong việc cân bằng giữa hai yếu tố bảo tồn và phát triển. Như ở chương 2, luận văn nêu rõ về thực trạng công tác quản lý di tích đền Đại Cại thì sang chương 3, luận văn đã đưa ra những định hướng chung trong công tác quản lý di sản văn hóa, cũng như định hướng của tỉnh Yên Bái. và từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao quản lý đền Đại Cại là: nhận thức của nhân dân về vai trò bảo tồn, phát huy giá trị đền Đại Cại; quản lý nhà nước đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đền Đại Cại; nhân lực, cán bộ quản lý; xã hội hóa bảo tồn, phát huy giá trị đền Đại Cại và nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Thông qua những giải pháp được trình bày trong luận văn, tác giả mong muốn công tác quản lý di tích đền Đại Cại ngày càng đạt hiệu quả cao, góp phần tích cực vào công tác gìn giữ và phát huy hơn nữa giá trị DSVH của huyện Lục Yên, xã Tân Lĩnh nói riêng và trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái nói chung. 80 KẾT LUẬN Di sản văn hóa là một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc, trong di tích chứa đựng phong phú những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Đó là những giá trị vô giá gắn liền với lịch sử oai hùng, truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc. Việc quản lý nhằm giữ gìn những di sản văn hóa đó cho hôm nay và mai sau, đồng thời thể hiện sự biết ơn của chúng ta đối với các bậc tiền nhân, thể hiện lòng yêu nước của thế hệ hôm nay bằng ý thức giữ gìn, vun đắp những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lấy đó là cội nguồn để phát huy trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong giai đoạn Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế là vấn đề cấp thiết, nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, trong những năm gần đây mặc dù còn nhiều bất cập nhưng về cơ bản trong công tác Quản lý di tích ở đền Đại Cại đã thu được thành tựu đáng kể, góp phần tích cực vào công tác giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa quý báu của địa phương. Từ thực tiễn đã và đang tồn tại trong công tác quản lý đền Đại Cại, trên cơ sở những văn bản trong lĩnh vực liên quan, luận văn cũng đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích đền Đại Cại trong thời gian tới. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích đền Đại Cại, Lục Yên, Yên Bái, để di tích thực sự là điểm đến cho du khách trong và ngoài nước ngày càng phát huy giá trị, ngoài ra tác giả còn trình bày những khái niệm liên quan đến lĩnh vực di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử văn hóa nói riêng, khảo sát về thực trạng công tác quản lý di tích đền Đại Cại qua bộ máy và cơ chế quản lý cũng như các hoạt động quản lý di tích để từ đó có nhận định đánh giá về những mặt tích cực cũng như chỉ ra những mặt còn hạn chế phát huy giá trị di sản văn hóa, quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích thông qua tổ chức Lễ hội. Tác giả cũng đưa ra để xuất những giải pháp 81 nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích đền Đại Cại trong thời gian tới Tuy nhiên, qua nghiên cứu công tác quản lý di tích đền Đại Cại có thể đúc rút một số tiêu chí về công tác quản lý tại đây. + Cần tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đền Đại Cại. Tùy theo quy mô, tính chất đặc điểm trong công tác quản lý đền Đại Cại mà mức độ can thiệp của Nhà nước nhiều hay ít. Tuy nhiên, chỉ chú trọng về mặt hành chính, pháp luật, định hướng, còn việc tổ chức cụ thể nên để cộng đồng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Có như vậy mới phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tự nguyện của cộng đồng, kết hợp với giới thiệu về hình ảnh vùng đất, con người địa phương, tạo nên thương hiệu du lịch, trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội bền vững. Trong công tác quản lý đền cũng cần lưu ý đến môi trường sinh thái, cảnh quan của đền, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp. + Việc xã hội hóa bảo tồn, phát huy giá trị đền Đại Cại là cần thiết nhằm tăng thêm kinh phí cho hoạt động tu bổ, tôn tạo các hạng mục tại di tích, việc này cần minh bạch và nên có bộ phận chuyên trách thực hiện để đạt kết quả cao. + Phát triển nguồn nhân lực và cán bộ quản lý văn hóa các cấp nhằm nâng cao năng lực quản lý cũng như có trình độ, nghiệp vụ trong việc xử lý những nảy sinh trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa tại đền trong thời gian tới; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp tục tổ chức kiểm kê tại di tích và tăng cường công tác xử lý vi phạm di tích. Nghiên cứu về công tác Quản lý di tích đền Đại Cại, xã Tân lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là một vấn đề khó và phức tạp vì tác giả luận văn không phải là người trực tiếp quản lý di tích ở địa phương nhưng với tâm huyết của người làm công tác văn hóa; với mong muốn di tích đền Đại Cại, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái được giữ gìn và phát huy các giá trị nên tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “Quản lý di tích đền Đại Cại, xã Tân 82 Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ Quản lý văn hóa. Do những khó khăn trong quá trình thu thập tư liệu, cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được sự thông cảm, góp ý của các nhà khoa học, thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp./. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Văn Bài (2005), “Tiếp cận thực trạng công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo tinh thần của Luật Di sản văn hóa”, Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, Nxb Thế giới, Hà Nội. 2. Nguyễn Chí Bền (2000), Lễ hội dân gian và du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 3. Ban Chấp hành Trung ương 5 khóa VIII (1998), Nghị quyết lần thứ 5 về xây dựng và phát triển nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 4. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tân Lĩnh (2009), Lịch sử Đảng bộ xã Tân Lĩnh. Nxb công ty cổ phần in - Yên Bái. 5. Bảo tàng tỉnh Yên Bái (2001), Lý lịch hồ Sơ Di tích lịch sử - khảo cổ học Hắc Y, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. 6. Bộ Văn hóa - Thông tin (1995), Đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb VHTT, Hà Nội. 7. Bộ Văn hóa - Thông tin (1996), 50 năm bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, Kỷ yếu hội thảo khoa học thực tiễn nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh Bảo tồn văn hóa dân tộc. Hà Nội. 8. Bộ Văn hóa - Thông tin (2001), Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT, ngày 24 tháng 7 năm 2001. 9. Bộ Văn hóa - Thông tin (2003), Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06 tháng 02 năm 2003. 10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009), Tăng cường công tác Quản lý di tích và nâng cao chất lượng các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích, Chỉ thị số 73/2009/CT-BVHTTDL, ngày 19 tháng 5 năm 2009. 84 11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng DT LSVH&DLTC . 12. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Thông tư 18/2012/TT- BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. 13. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Thông tư số 17/2013/TT- BVHTTDL ngày 30/12/2013 hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. 14. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 65/SL ngày 23/111945 về việc Thành lập Đông phương Bác Cổ học viện và Bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam. 15. Chính phủ (2000) chỉ thị số 07CT-CP ngày 30/2/2000 về tăng cường giữ gìn trật tự an ninh và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan, du lịch. 16. Chính phủ (2001), Nghị định 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thông tin. 17. Chính phủ (2010), Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. 18. Chính phủ (2010), Nghị định số 98/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. 19. Chính phủ (2010), Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/09/2012 của Chính phủ Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh 20. Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới (Công ước di sản thế giới) (1972), Bản dịch lưu tại Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa Thông tin. 85 21. Lê Ngọc Dũng (2005), Tổ chức, quản lý và khai thác các di tích và danh thắng ở Việt Nam trong cơ chế thị trường, Nxb VHTT, Hà Nội. 22. Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Thị Minh Đức (1993) Bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 23. Vũ Dương (2016), Chúa Bầu An Tây Vương. Nxb Thế giới, Hà Nội. 24. Lê Quý Đôn (2006), Kiến văn tiểu lục, Nxb Văn hóa - Thông tin. 25. Phạm Duy Đức (chủ biên) (2010), Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Xu hướng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Trịnh Thị Minh Đức, Phạm Thu Hương (2007), Bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 27. Nguyễn Văn Hy - Phan Văn Tú - Hoàng Sơn Cường - Lê Thị Hiền - Trần thị Diên (1998), Quản Lý hoạt động văn hóa, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 28. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Học viện Hành chính Quốc gia (2003), Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước. (phần III: Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực), Nxb Chính trị Quốc gia , Hà Nội. 30. Hội đồng Nhà nước (1984), Pháp lệnh số 14/LCT/HĐNN ngày 01/41984 về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh. 31. Hiến chương Venice (Italia) (1964), Bản dịch lưu tại cục di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa thông tin. 32. Nguyễn Quốc Hùng (2005), Tu bổ tôn tạo di tích, lý luận và thực tiễn, Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, Nxb Thế giới, Hà Nội. 33. Phan Khanh (1992), Bảo tàng - di tích - lễ hội, Nxb, Văn hóa Thông tin, Hà Nội 34. Nguyễn Khởi (2002), Bảo tồn và trùng tu các di tích kiến trúc, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 86 35. Lê Hồng Lý (chủ biên) (2010), Giáo trình quản lý di sản văn hóa với phát triền du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 36. Hoàng Việt Quân (2003), Địa Danh Yên Bái sơ khảo, Nxb Xí nghiệp in tỉnh Yên Bái. 37. Quốc hội (2001), Luật Di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 38. Quốc hội (2009), Luật Di sản văn hóa được sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Sở Văn hóa, thông tin Yên Bái (2008), Di tích lịch sử - Khảo cổ học Hắc Y, Nxb công ty CP in và Quảng cáo Đông Đô, Yên Bái. 40. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long (2010), Chùa Việt Nam, Nxb Thế giới. 41. Hồ Văn Thái, Nguyễn Liễn (2005), Đền, Chùa, Đình ở tỉnh Yên Bái, Nxb Xí nghiệp in tỉnh Yên Bái. 42. Trần Ngọc Thêm (1996)m, Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 43. Nguyễn Thịnh (2005), Quản lý Bảo tàng, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội. 44. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2003), tỉnh Yên Bái một thế kỷ (1900 - 2000), Nxb, Đại học quốc gia Hà Nội. 45. Thủ tướng Chính phủ (1957), Nghị định số 519-TTg ngày 29/10/1957 của Thủ tướng Chính phủ quy định thể lệ bảo tồn cổ tích. 46. Thủ tướng Chính phủ (2002), Tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới, trục vớt trái phép di chỉ khảo học. 47. Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đề bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 48. Trần Quốc Vượng (2001), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb, khoa học xã hội, Hà Nội. 87 49. Nguyễn Như Ý (chủ biên), (1999), Đại từ điển tiếng việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 50. Website: Cổng thông tin điện tử huyện Lục Yên, Yên Bái, Giới thiệu chung, 51. Website: Trang thông tin điện tử tỉnh Yên Bái, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Yên Bái, 88 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG HỨA XUÂN THẮNG QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN ĐẠI CẠI, XÃ TÂN LĨNH, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI PHỤ LỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa Mã số: 60310642 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ HỒNG LÝ Hà Nội, 2017 89 MỤC LỤC Phụ lục 1: Quyết định số 38/2001/QĐ-BVHTT ngày 12/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin về việc xếp hạng di tích lịch sử - khảo cổ học Hắc Y, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. ....................................... 90 Phụ lục 2: Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái .................................................................................................... 91 Phụ lục 3: Biên Bản quy định khu vực bảo vệ di tích đền Đại Cại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. ............................................................... 93 Phụ lục 4: Bản đồ khu vực bảo vệ đền Đại Cại, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. (Tỷ lệ: 1:1000 - Diện tích 49.050m2). ...................................... 97 Phụ lục 5: Quyết định số 627/QĐ-UBND ngày 20/4/2016 của UBND huyện Lục Yên, về việc Kiện toàn ban quản lý di tích lịch sử - Khảo cổ học cấp quốc gia Hắc Y - đền Đại Cại xã Tân Lĩnh. ................................................... 98 Phụ lục 6: Kế hoạch số: 05 /KH-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2017 của UBND xã Tân Lĩnh về tổ chức lễ hội đền Đại Cại Xuân Đinh Dậu 2017. .. 100 Phụ lục 7: Một số hình ảnh di tích đền Đại Cại ............................................ 116 Phụ lục 8: Một số hình ảnh trong lễ hội đền Đại Cại .................................... 119 90 Phụ lục 1 Quyết định số 38/2001/QĐ-BVHTT ngày 12/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin về việc xếp hạng di tích lịch sử - khảo cổ học Hắc Y, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. 91 Phụ lục 2 Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái 92 93 Phụ lục 3 Biên Bản quy định khu vực bảo vệ di tích đền Đại Cại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. 94 95 96 97 Phụ Lục 4 Bản đồ khu vực bảo vệ đền Đại Cại, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. (Tỷ lệ: 1:1000 - Diện tích 49.050m2). 98 Phụ lục 5 Quyết định số 627/QĐ-UBND ngày 20/4/2016 của UBND huyện Lục Yên, về việc Kiện toàn ban quản lý di tích lịch sử - Khảo cổ học cấp quốc gia Hắc Y - đền Đại Cại xã Tân Lĩnh. 99 100 Phụ Lục 6 Kế hoạch số: 05 /KH-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2017 của UBND xã Tân Lĩnh về tổ chức lễ hội đền Đại Cại Xuân Đinh Dậu 2017. UBND XÃ TÂN LĨNH BAN TỔ CHỨC LỄ HỘI Số: 05 /KH-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tân Lĩnh, ngày tháng 01 năm 2017 KẾ HOẠCH Tổ chức lễ hội đền Đại Cại xuân Đinh Dậu năm 2017. Thực hiện kế hoạch số 03/ KH-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ban tổ chức các ngày lễ lớn huyện Lục Yên về việc Tổ chức Lễ hội đầu xuân Đinh Dậu năm 2017. Ban tổ chức lễ hội xã Tân Lĩnh xây dựng kế hoạch chi tiết chương trình tổ chức Lễ hội Đền Đại Cại, phân công nhiệm vụ cho các thành viên như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Thông qua lễ hội nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc xã Tân Lĩnh, tuyên truyền và quảng bá tới du khách thập phương về tiềm năng mạnh của xã, tạo môi trường hấp dẫn, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái; góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm tôn tạo, phát huy giá trị quần thể di tích lịch sử Chùa tháp Hắc Y - đền Đại Cại. 2. Yêu cầu Nội dung lễ hội và các hoạt động phụ trợ phải có sự gắn kết chặt chẽ, thể hiện được nét đặc trưng văn hóa các dân tộc xã Tân Lĩnh. Lễ hội tổ chức trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả cao, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. * Nội dung chương trình lễ hội: - Ngày 10 + 11 tháng giêng năm Đinh Dậu: 101 + Các đơn vị được phân công chuẩn bị Lễ đài, sân khấu, sân cho các hoạt động thể thao, sân bãi đỗ xe ô tô, trông giữ xe đạp, xe máy, phát dọn đường vào khu vực khai quật Đình Bến Lăn, đường đi Chùa São xã Tân Lập, đường đi xã Khai Trung, vệ sinh khu vực sân đền Đại Cại và khu vực tổ chức Lễ hội, chuẩn bị các công trình vệ sinh công cộng. + Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho Lễ rước và Lễ dâng hương (mâm ngũ quả, bánh kẹo, vàng hương, bát nhang, bàn ghế) KỊCH BẢN LỄ HỘI I. Phần Lễ: * Ngày 15 tháng giêng năm Đinh Dậu: - Buổi sáng: Từ 8h30 phút tại Đền chính: + Lễ tụng kinh niệm phật. + Lễ cúng thiên địa. (Đơn vị thực hiện: Trụ trì nhà Đền và 2 đội tế xã Tân Lĩnh + Thị trấn Yên Thế). Từ 13h – 17h chiều Tổ chức thi đấu bóng chuyền nam: Đội của các xã đã đăng ký tham gia. (Tân Lĩnh, Tân Lập, Khai Trung, Minh Chuẩn). - Buổi tối: 19h30 phút: Khai mạc Lễ hội: - Thành phần: + Mời dự: Thường trực huyện ủy, HĐND, UBND, các ban, ngành, đoàn thể huyện; cán bộ, công chức, nhân dân xã Tân Lĩnh và các xã lân cận. *Nội dung: + Diễn Văn Khai mạc: Ban tổ chức Lễ hội. + Đánh trống khai hội: Ban tổ chức. + Biểu diễn nghệ thuật: Đội thông tin lưu động Trung tâm VHTTTT Huyện Lục Yên, Huyện Đoàn Lục Yên, đội văn nghệ xã Tân Lĩnh, kết thúc đêm văn nghệ là màn Đốt lửa trại và thả đèn Hoa Đăng. 102 (Đơn vị phối hợp thực hiện Trung tâm VHTTTT + Huyện Đoàn huyện Lục Yên): các đơn vị chuẩn bị vật tư, thiết bị + Các tiết mục văn nghệ tham gia gồm: Xã Tân Lĩnh 09 tiết mục; TTVH huyện Lục Yên 03 tiết mục; huyện Đoàn 03 tiết mục. (Chủ đề các tiết mục múa, hát: Ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, ca ngợi thành tựu của đất nước, quê hương trong sự công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đặc biệt tập trung phản ánh bản sắc văn hóa, nghệ thuật dân gian truyền thống và các làn điệu dân ca, dân vũ của các dân tộc trên địa bàn xã). (Riêng các tiết mục của xã sẽ duyệt (không trang phục, đạo cụ) vào 15h00 chiều ngày 11 tháng giêng, tức ngày 07/2/2017 tại Hội trường tầng II – UBND xã cũ. Nhạc múa do các đội múa tự chuẩn bị) Thành phần duyệt chương trình gồm: Lãnh đạo UBND xã, công chức VHXH xã. (Tất cả các tiết mục văn nghệ đăng ký với đồng chí Hoàng Thị Hồng Tính – Công chức VHXH xã trước ngày 10 tháng giêng để tổng hợp lên chương trình). Đề nghị TTVH huyện hỗ trợ âm thanh, ánh sáng, loa đài... phục vụ cho đêm văn nghệ và khớp nhạc vào 15h chiều ngày 14 tháng giêng). - Đốt lửa trại: Huyện Đoàn + Đoàn xã Tân Lĩnh. - Thả đèn Hoa Đăng: các đoàn đại biểu và du khách. (Đèn Hoa đăng do Nhà Đền tổ chức thực hiện). * Ngày 16 tháng giêng Lễ dâng hương tại đền Đại Cại. Các thành viên trong Ban điều hành Lễ dâng hương tại Đền Đại Cại: - Chủ Lễ: Ông Hoàng Ngọc Chấn – Bí thư Đảng bộ xã Tân Lĩnh. - Phó chủ lễ: Ông Vi Văn Ngọc – Chủ tịch UBND xã Tân Lĩnh. - Phó chủ lễ: Ông Hoàng Văn Hùng – Phó Bí thư Đảng ủy xã Tân Lĩnh. 103 - 8h00 – 9h00: Thắp hương tại khu Thành cổ bến Lăn, Đài tưởng niệm xã Tân Lĩnh, lực lượng tham gia gồm nhà Đền, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Tân Lĩnh. Nhà Đền chuẩn bị 02 mâm lễ để dâng hương tại 02 điểm trên. - Lễ dâng hương tại Đền Đại Kại 9h30 – 10h30: Chủ lễ, các phó chủ lễ cùng 2 đội tế xã Tân Lĩnh và Thị trấn Yên Thế và đông đảo thiện nam tín nữ, các du khách tập trung tại sân khấu cũ nhà Đền đi ra đường lớn rồi vòng xuống cổng trào đi dọc theo ven sông rồi vòng lên trước cửa đền. Đội hình rước lễ: Đi đầu là Cờ Tổ quốc, tiếp theo là cờ hội, đội tế, 3 mâm lễ, tiếp đến là Chủ lễ, các Phó chủ lễ và đại biểu tỉnh, huyện, xã và các du khách. Trước cửa Đền: trải chiếu hoa, trên bậc tam cấp kê bàn để Lư hương và các mâm lễ vật, dọc 2 bên là 02 đội tế của các cụ xã Tân Lĩnh và thị trấn Yên Thế. - Đoàn Rước vào đến sân nhà đền sắp đội hình chỉnh tề, đội trống chiêng bắt đầu tấu ba hồi chín tiếng. ( Dứt tiếng trống chiêng) Ban hành lễ và các vị đại biểu lần lượt vào dâng hương, kế tiếp là các du khách và nhân dân vào thắp hương. * Đội tế xã Tân Lĩnh và thị trấn Yên Thế vào Lễ tế. II. Phần Hội : * Tại sân thể thao: - Từ chiều ngày 15 tháng giêng: Thi đấu môn bóng chuyền nam, (các đội đăng ký đúng 13h30’ có mặt tại sân đền để bốc thăm và thi đấu). - Cả ngày 16 tháng giêng: Thi đấu các môn: kéo co, chọi gà, ném còn, đánh quay, Bịt mắt bắt Vịt, đẩy gậy, đua cà kheo và tiếp tục thi đấu môn bóng chuyền. - Đề nghị Trung tâm Văn hóa hỗ trợ trọng tài cho môn bóng chuyền và bình luận. * Cơ cấu giải thưởng: 104 - Kéo co: + Giải nhất: 500.000đ + Giải nhì: 400.000đ + Giải ba: 300.000đ - Bịt mắt bắt Vịt: + Giải thưởng bằng hiện vật (con Vịt mà người chơi bắt được). - Ném còn: + Giải nhất : 100.000đ - Đẩy gậy: + Giải nhất: 200.000đ + Giải nhì: 150.000đ + Giải ba: 100.000đ - Đánh quay : + Giải nhất : 100.000đ x 2 giải = 200.000đ + Giải nhì : 60.000đ x 2 giải = 120.000đ - Cà kheo: + Giải nhất: 150.000đ. + Giải nhì: 120.000đ. + Giải ba: 100.000đ. - Chọi gà: + Giải nhất : 200.000đ + Giải nhì : 150.000đ + Giải ba : 100.000đ - Bóng chuyền nam: Từ 13h30 chiều ngày 15 tháng giêng đến hết ngày 16 tháng giêng. + Giải nhất : 1.500.000đ + Giải nhì : 1.000.000đ + 02 giải ba: 02 giải x 800.000đ = 1.600.000đ. 105 (Các vận động viên tham gia thi đấu môn Bóng Chuyền của các xã phải là con em của địa phương, kể cả con em của địa phương đi học, đi công tác hoặc đi làm ăn xa về. Ban Tổ chức không chấp thuận VĐV không phải người địa phương để tránh trường hợp vì thành tích hoặc tranh giải). PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN CỦA BAN TỔ CHỨC LỄ HỘI - Ban tổ chức Lễ hội : 1.Ông: Vi Văn Ngọc - Chủ tịch UBND xã Tân Lĩnh - Trưởng ban 2. Ông: Hoàng Minh Chuyên - Phó CT UBND xã Tân Lĩnh - Phó ban TT 3. Ông: Hoàng Văn Thế - Trưởng Công an xã - Phó ban 4. Ông: Hoàng Kim Anh - CHP BCHQS xã - Ủy viên 5. Ông: Triệu Văn Chiến - Công chức VHXH xã - Ủy viên 6. Ông: Nguyễn Hữu Đồng - Công chức Văn Phòng TK - Ủy viên 7. Ông: Dương Văn Bảng - Công chức Kế toán xã - Ủy viên 8. Ông: Nguyễn Hồng Hải - Trưởng Trạm Ytế xã - Ủy viên 9. Bà: Bàn Thị Sáng - Công chức Kế toán xã - Ủy viên 10. Ông: Lục Hải Xuân - Công chức Địa chính xã - Ủy viên 11. Sư cụ: Thích Đàm Hạnh Thường - Trụ trì Đền Đại Cại - Ủy viên 12. Ông: Lô Văn Hùng - Công chức Địa chính xã - Ủy viên 13. Bà: Hoàng Thị Hồng Tính - Công chức VHXH xã - Ủy viên 14. Ông: Lý Tiến Thanh – Công chức Tư pháp xã - Ủy viên 15. Bà: Hoàng Thị Biển – Công chức Tư pháp xã - Ủy viên Mời tham gia ban tổ chức và các tiểu ban: 1. Phòng Văn hoá Thông tin huyện Lục Yên. 2. Trung Tâm VHTTTT huyện Lục Yên. 3. Huyện Đoàn Lục Yên. 4. Công an Huyện Lục Yên. 106 5. Đài Phát thanh Truyền hình Huyện Lục Yên. 6. Ông: Lê Hồng Điệp - Chủ tịch MTTQ xã 7. Ông Trần Trọng Dân – Chủ tịch Hội Nông dân xã. 8. Ông: Triệu Đức Long - Chủ tịch Hội CCB. 9. Bà: Trần Thị Châm - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã. 10. Ông: Hoàng Đình Tuân - Bí thư Đoàn thanh niên xã. 11. Ông: Nguyễn Ngọc Tuân - Hiệu trưởng trường cấp I – II xã Tân Lĩnh 12. Ông: Phùng Xuân Thịnh - Phó chủ tịch Hội CCB xã. 13. Ông: Vi Trọng Nguyên - Phó Bí thư Đoàn xã 14. Bà: Hà Thị Vân – Phó Chủ tịch hội Phụ nữ xã. 15. Ông: Long Văn Bao – Phó chủ tịch MTTQ xã. 16. Ông: Hoàng Kim Thảo – Phó chủ tịch Hội nông dân xã. 17. Bà: Nguyễn Thị Hoài – Văn phòng Đảng ủy. 18. Ông: Hà Công Hùng – CB Kế toán HTX. 19. Bà: Phạm Thị Huệ - Đội trưởng đội tế xã Tân Lĩnh 20. Ông: Nguyễn Văn Khuyến – Bảo vệ nhà đền 21. Bà: Nguyễn Thị Ngọc Linh - Đài phát thanh xã. 22. Ông: Lục Biên Cương – Phó chủ nhiệm Hợp Tác xã. B. Các tiểu ban: 1. Tiểu ban nội dung tuyên truyền, khánh tiết, văn nghệ, thể thao: - Chịu trách nhiệm Tổ chức Lễ hội và các hoạt động văn nghệ, thể thao; soạn thảo các văn bản, in ấn các tài liệu giấy mời đến các nghành, các đơn vị có liên quan, thông báo triệu tập tới các cơ sở tham gia Lễ hội. - Hoàn thiện kịch bản lễ hội và kế hoạch triển khai các hoạt động của Lễ hội, tuyên truyền quảng cáo cho lễ hội; gồm các ông (bà) có tên sau: 1. Ông: Hoàng Minh Chuyên - Phó chủ tịch UBND xã - Trưởng tiểu ban. 2. Bà: Hoàng Thị Hồng Tính - Công chức VHXH xã - Phó tiểu ban. 3. Ông: Nguyễn Hữu Đồng - Công chức VPTK xã 107 4. Bà: Nguyễn Thị Ngọc Linh - Cán bộ đài truyền thanh xã 5. Phòng Văn hoá Thông tin huyện Lục Yên. 6. Đài Phát thanh truyền hình huyện Lục Yên. 7. Trung Tâm VHTT huyện Lục Yên. 8. Huyện Đoàn Lục Yên. 9. Ông: Hoàng Đình Tuân - Bí thư đoàn xã. 10. Bà: Trần Thị Châm - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã. 11. Ông: Trần Trọng Dân - Chủ tịch Hội Nông dân xã. 2. Tiểu ban an ninh: - Chịu trách nhiệm huy động lực lượng đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau lễ hội, và tất cả các điểm diễn ra các hoạt động VHVN- TDTT, trên tuyến đường đoàn rước đi, về và các trục đường giao thông trên địa bàn xã. 1. Ông: Hoàng Văn Thế - Trưởng CA xã - Trưởng tiểu ban. 2. Ông: Hoàng Kim Anh - Chỉ huy trưởng BCHQS xã - Phó tiểu ban. 3. Công an huyện Lục Yên. - Ban Công an xã xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể từng vị trí, từng điểm vui chơi, cổng, trong Đền, đêm văn nghệ và tất cả các khu vực chung. III - Phân công nhiệm vụ cụ thể: 1. Đ/C chủ tịch Vi Văn Ngọc và đ/c phó chủ tịch Hoàng Minh Chuyên: Phụ trách chung toàn bộ mọi công việc, các hoạt động diễn ra trước, trong và sau lễ hội đảm bảo đúng tinh thần chỉ đạo của cấp trên và cấp ủy Đảng. Giao đồng chí Hoàng Minh Chuyên – Phó chủ tịch UBND xã chỉ đạo thu phí các quầy bán hàng, thu phí trông giữ xe trong hai ngày diễn ra Lễ hội 15 và 16 tháng giêng. 2 - Ban công an + BCH quân sự xã: 108 - Tổ chức lực lượng bảo vệ ANTT trước trong và sau lễ hội trên địa bàn xã (đặc biệt là tại khu vực đền Đại Cại trong thời gian diễn ra lễ hội từ 13 đến 17 tháng giêng). - Phối hợp với lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông huyện làm tốt công tác trật tự an toàn giao thông ở các tuyến đường quanh khu vực Đền trong thời gian diễn ra lễ hội. - Giao cho Ban Chỉ huy Quân sự xã chuẩn bị các điều kiện để trông giữ xe trong 02 ngày diễn ra Lễ hội 15 và 16 tháng giêng năm Đinh Dậu. 3. Đoàn thanh niên xã: - Đoàn TN xã huy động 10 ĐVTN vận chuyển vật liệu, phục vụ lễ hội, phối hợp với Trung tâm Văn hóa huyện làm sân khấu và 1 số việc liên quan đến công tác tổ chức lễ hội, từ 07h00 sáng ngày 10 tháng giêng cho đến khi kết thúc Lễ hội. - Mua vôi hoặc bột đá + sơn + kẻ vẽ các sân thi đấu các môn thể thao và các trò chơi dân gian + dây thép, thuổng, cuốc, xà beng để buộc và đào hố chôn cọc sới chọi dê. - Chuẩn bị 20 nam thanh niên để rước cờ Lễ và cờ Hội (Có mặt lúc 07h00 sáng 16 tháng giêng tại nhà Đền). - Chuẩn bị 03 nam thanh niên, (liên hệ với Trung tâm văn hóa huyện để tập đánh trống chiêng, thời gian tập do Trung tâm Văn hóa ấn định) và có mặt tại nhà đền lúc 07h00 sáng ngày 16 tháng giêng. - Chuẩn bị 02 tiết mục hát để phục vụ cho đêm giao lưu văn nghệ tại sân khấu ngoài trời Đền Đại Kại tối 15 tháng giêng. - Chuẩn bị lực lượng cho môn đua Cà Kheo. 4 - Ban chấp hành hội phụ nữ xã: - Lựa chọn 03 thiếu nữ, mặc trang phục dân tộc: Kinh, Tày, Dao (Ngoại hình đẹp, cao bằng nhau) có mặt tại đền Đại Kại lúc 7h00 sáng ngày 16 tháng giêng để rước lễ. 109 - Chuẩn bị 03 tiết mục múa + 02 tiết mục Hát (không lấy những tiết mục đã tham gia lễ hội năm 2016), để phục vụ cho đêm giao lưu văn nghệ tại sân khấu ngoài trời Đền Đại Kại tối 15 tháng giêng. - Hợp đồng thuê làm 20 quả còn (đúng tiêu chuẩn) quản lý còn, làm khung ném còn và phụ trách môn Ném còn vào 08h sáng 16 tháng giêng. - Có trách nhiệm quét dọn vệ sinh khu vực sân khu vui chơi, khu vực sân trên khu trông giữ xe và sân khấu sau khi kết thúc chương trình văn nghệ tối 15 và ngày 16 tháng giêng. - Làm 01 công trình vệ sinh tại khu vực sân dưới của nhà Đền theo quy đinh. 5 - Trạm Y tế: Cử 02 cán bộ trạm y tế (chuẩn bị một số thuốc cấp cứu thông thường) Phục vụ tình trạng bất trắc cho du khách và các vận động viên trong quá trình thi đấu thể thao có thể xảy ra. Có mặt tại Đền Đại Kại bắt đầu từ 07h30 sáng ngày 15 đến hết ngày 16 tháng giêng. 6- Nhà Đền: - Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất cho Lễ hội như: Lễ tụng kinh niệm phật, Lễ cúng thiên địa, Lễ cầu an cầu mùa, các mâm ngũ quả, hương vàng, cờ lễ, cờ hội và các nhu yếu phẩm khác. - Dọn vệ sinh quanh khu vực đền và đường vào đền xong trước ngày 28 tháng 12 âm lịch. - Làm 01 công trình vệ sinh tại khu vực sân trên của nhà Đền theo quy định. 7 - Đồng chí Triệu Đức Long chủ tịch hội CCB + đ/c Lý Tiến Thanh CC Tư Pháp xã: Liên hệ mua vật liệu làm kỳ đài gồm: Nứa loại nhỏ 150 cây (chuẩn bị xong trước ngày mùng 10 tháng giêng); 02 cột cờ, 01 cột còn; 02 cây cột gỗ dài 3,5m để làm cột bóng chuyền, đường kính 12cm, 30 cây tre dài 6m để làm sới chọi Dê và 20 cây nứa loại nhỏ để làm cắm cờ chuối tại phông 110 chính sân khấu ngoài trời. Tập hợp vật liệu vào bên trong cổng nhà Đền, giao cho đồng chí Hoàng Minh Chuyên – Phó chủ tịch UBND xã nghiệm thu vào ngày 12 tháng giêng. 8 - Đồng chí Nguyễn Hữu Đồng, Văn phòng + Đ/c Linh(Đài TT xã) + Đ/c Tính(CC Văn hóa xã) + Đ/c Hà Thị Vân(Phó CT hội PN) Đ/c Biển (Tư pháp) + Đ/c Nguyên(Phó BTĐTN)+ Đ/c Nguyễn Thị Hoài (VPĐU): Phụ trách công tác khánh tiết. - Chuẩn bị cờ tổ quốc + Cờ hội + Băng Zôn, khẩu hiệu tuyên truyền cho lễ hội (treo cờ từ 25 tháng chạp; Băng Zôn khẩu hiệu treo từ 10 tháng giêng). - Chuẩn bị bàn ghế cho đại biểu (bàn nước 02 cái, ghế nhựa 50 cái) có tại sân khấu tối 15 tháng giêng) có thể liên hệ mượn ghế nhà đền. - Liên hệ với nhà Đền mượn Trống để đánh trống khai hội tối 15 tháng giêng, (Đề nghị TTVH hỗ trợ cắt Decal dán mặt trống). - Chịu trách nhiệm soạn thảo các văn bản, in ấn các tài liệu, giấy mời đến các nghành, đơn vị có liên quan, thông báo đến các cơ sở tham gia Lễ hội, tuyên truyền quảng cáo cho Lễ hội. - Thường xuyên có mặt liên hệ với ban chỉ đạo để lĩnh hội tinh thần, xử lý những công việc đột xuất trong cả quá trình thời gian diễn ra lễ hội . 9 - Đ/C Bảng + đ/c Đoạn + đ/c Sáng: Lên sơ đồ, phân lô các điểm bán hàng, lập danh sách mặt bằng thu phí các quầy bán hàng trong khu vực Đền, thông báo cho nhân và các hộ có nhu cầu (thời gian thực hiện xong trước ngày mùng 10 tháng giêng, tiến hành thu phí xong trước ngày 15 tháng giêng và tham gia một số công việc liên quan trong thời gian diễn ra Lễ hội. - Mua 01 quả bóng chuyền + 01 lưới bóng chuyền để phục vụ giải thi đấu bóng Chuyền trong thời gian diễn ra Lễ hội. - Lên kế hoạch dự toán kinh phí thu chi tài chính tổ chức Lễ hội. 111 - In vé trông giữ xe (xe Ô tô, Xe máy, xe đạp), đóng dấu, thông qua văn phòng giao cho BCH QS xã. 10- Đ/C Xuân: Phối hợp với Thanh tra giao thông huyện + Ban Công an xã + trưởng thôn rải toả hành lang các tuyến đường bộ từ đền Đại Kại đi Chùa São, đi Khai Trung, đi thôn 7 Phong Tân (thời gian thực hiện xong trước ngày 10 tháng giêng). Tổng hợp lên danh sách các VĐV tham gia môn Đánh quay (thời gian xong trước ngày 11 tháng giêng). Tham gia cùng tổ trọng tài phụ trách môn Đánh quay, bố trí lực lượng phát dọn vệ sinh đường vào khu khai quật Đình bến Lăn Phong Tân và tham gia một số công việc khác. 11- Đ/c: Trần Trọng Dân – CT hội ND: Phụ trách trò chơi Bịt mắt bắt Vịt, chịu trách nhiệm phân công hội viên làm sân và mua 04 con Vịt để thả vào sân chơi. Tham gia cùng tổ trọng tài phụ trách trò chơi Bịt mắt bắt Vịt. 12 - Đ/C Lê Hồng Điệp CT UBMTTQ xã: Có nhiệm vụ tập hợp đội tế của xã Tân Lĩnh gồm 20 người và mời đội tế của thị trấn Yên Thế, mặc quần áo tế, đúng 07h30 ngày 16 tháng giêng có mặt tại đền Đại Kại để làm lễ rước và dâng hương. Liên hệ nhạc tế của đội tế thị trấn Yên Thế. Tham gia cùng tổ trọng tài phụ trách môn đẩy gậy. Có trách nhiệm vận động các vận động viên tham gia và tổng hợp lên danh sách Vận động viên tham gia thi đấu xong trước ngày 10 tháng giêng. 13 - Đ/C Lô Văn Hùng – Công chức Địa Chính xã: Phụ trách môn thi kéo co, tổng hợp danh sách các đội thi đấu, xong trước ngày 11 tháng giêng, đồng thời kiểm tra, đôn đốc các trưởng thôn 7 + 8 + 9 + 10 + Khuân Thống, về bố trí lực lượng, phương tiện, chuẩn bị dây kéo co, tham gia tổ trọng tài và điều kiện khác cho cuộc thi. 14 - Đ/c Hoàng Đình Tuân: Tham gia cùng tổ trọng tài phụ trách môn thi đấu bóng chuyền. Có trách nhiệm liên hệ với đội bóng chuyền của các xã 112 Tân Lĩnh, Khai Trung, Minh Chuẩn, Tân Lập để tổng hợp các đội tham gia, thời gian xong trước ngày 11 tháng giêng và đôn đốc các đội bố trí đủ cầu thủ để tham gia thi đấu vào ngày 15 – 16 tháng giêng. 15- Đ/C Hoàng Kim Thảo – Phó Chủ tịch HND xã: tham gia cùng tổ trọng tài, phụ trách môn chọi gà có trách nhiệm liên hệ vận động các gia đình có gà để tham gia thi đấu. Lập danh sách nộp về Ban chỉ đạo vào ngày 10 tháng giêng. 16 - Đ/c Hoàng Ngọc Đoạn + đ/c Lục Biên Cương + đ/c Long Văn Bao: phụ trách việc kéo điện thắp sáng để phục vụ Lễ hội, thời gian thực hiện xong trước ngày 14 tháng giêng. 17- Các đồng chí trưởng thôn, bản: - Trưởng thôn 7+8+9+10 Khuôn Thống + Soi Ngõa + Ngọc Minh mỗi thôn cử 01 đội thi đấu môn kéo co gồm 10 vận động viên nam (các thôn lập danh sách đội tham gia nộp cho Đ/c Lô Văn Hùng – CC địa chính vào ngày 10 tháng giêng) và huy động lực lượng đúng 8h00 ngày 16 tháng giêng tham gia lễ hội và thi đấu kéo co. - Trưởng các thôn Cẩu Vè, Thôn Xâng Trong, thôn Xâng Ngoài, Xâng Chang thông báo cho các hộ chăn nuôi dê lựa chọn, lập danh sách các chủ dê chọi cho đồng chí Trần Trọng Dân – Chủ tịch Hội ND trước ngày 10 tháng giêng. - Trưởng các thôn, bản thông báo, tuyên truyền, vận động bà con nhân dân tranh thủ sản xuất giành thời gian ngày 15, tối 15 và ngày16 tháng giêng để đi lễ hội (thể hiện niềm tự hào, sự tôn trọng lễ, hội thiêng liêng ngay trên quê hương mình). 18 - Ông Nguyễn Ngọc Tuân – Hiệu trưởng trường cấp I - II: - Chuẩn bị 02 tiết mục múa để phục vụ cho đêm giao lưu văn nghệ tại sân khấu ngoài trời Đền Đại Kại tối 15 tháng giêng (Có mặt lúc 19h00 tối 15 tháng giêng). 113 - Huy động lực lượng học sinh khối lớp 7 + 8 + 9 tham gia quét dọn vệ sinh toàn bộ khu vực đền Đại Cại (đường vào Đền, sân Đền, trong khu vực nhà Đền và phát dọn Khu Khai quật của xã vào 14h ngày 12 tháng giêng, tức ngày 08/2/2017). Mỗi lớp phải có giáo viên chủ nhiệm đi kèm để đôn đốc học sinh. Hai điểm phát dọn trên do đồng chí Hoàng Minh Chuyên – Phó Chủ tịch UBND xã giao việc. Đ/c Hoàng Thị Hồng Tính – công chức Văn hóa Xã hội xã và đồng chí Hoàng Thị Biển – CC Tư pháp xã có trách nhiệm kiểm tra và nghiệm thu công tác phát dọn vệ sinh tại 02 điểm trên. 19 - Chi hội Cựu Chiến binh thôn 8 (Xâng Ngoài): Làm nhiệm vụ phát dọn vệ sinh toàn bộ đường vào đền, sân, phát dọn xung quanh bia đá ở cổng đền dọn vệ sinh đường theo ven hàng rào đá ven sông. IV. Trang trí khánh tiết: * Kỳ đài, phông, tít chữ, cổng tràodo TTVHTT huyện Lục Yên trang trí (Đoàn thanh niên xã phối hợp làm). - Tít chữ phông chính: 114 LỄ HỘI ĐỀN ĐẠI CẠI XÃ TÂN LĨNH, HUYỆN LỤC YÊN NGÀY 15 - 16 THÁNG GIÊNG NĂM ĐINH DẬU - Trước tiền đài bên trái (nhìn từ dưới lên) treo cờ tổ quốc rộng 10m2, bên phải treo cờ Hội rộng 8m2. - Sân bóng chuyền, sân kéo co. - Giữa sân dựng một cột còn (để ném còn) cao 10m - 12m. - Ngoài cổng (đường quốc lộ vào) và ngã ba Khánh Hòa treo băng Zôn; nội dung: Lễ Hội Đền Đại Cại xuân Đinh Dậu năm 2017. - Dọc đường từ cổng vào cắm cờ hội và cờ tổ quốc cách 5m một cái. (TTVH huyện hỗ trợ con người, trang thiết bị vật tư và kinh phí phục vụ). Trên đây là kế hoạch chương trình tổ chức lễ hội Đền Đại Kại xuân Đinh Dậu năm 2017. Ban tổ chức Lễ hội yêu cầu các ban ngành, đoàn thể, MTTQ xã, các thành viên, trưởng thôn, bản, các cơ quan, đơn vị được phân công nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì cần bổ xung, xem xét, điều chỉnh các đồng chí báo cáo kịp thời cho Ban tổ chức để thống nhất giải quyết./. Nơi nhận: - UBND huyện; - Phòng VHTT; TT.VHTT huyện; - TT.ĐU,HĐND,UBND xã; - Thành Viên BCĐ; Trưởng các thôn, bản; - Lưu. VPUBND xã. TRƯỞNG BAN Chủ tịch UBND xã Vi Văn Ngọc 115 UBND XÃ TÂN LĨNH BTC LỄ HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH LỄ HỘI ĐỀN ĐẠI KẠI XUÂN ĐINH DẬU NĂM 2017 (Từ ngày 15- 16 tháng giêng) Thời gian Nội dung Đơn vị thực hiện Ghi chú Ngày 15 Từ 8h00’ Từ 13h30’ đến 17h00’ - Lễ tụng kinh, cầu an, cầu mùa. - Lễ cúng thiên địa Nhà Đền - Thi đấu bóng Chuyền nam. Đội Tân Lĩnh + Tân Lập + K. trung + M.Chuẩn. Từ 19h30’ đến 22h30’ - Khai mạc Lễ hội - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu Ban tổ chức - Diễn văn khai mạc; - Đánh trống khai hội. Ban tổ chức - Biểu diễn nghệ thuật: Đội thông tin lưu động huyện lục yên phối hợp với Huyện Đoàn và đội văn nghệ xã Tân Lĩnh. Trung Tâm văn hoá huyện Lục Yên, Huyện đoàn Lục Yên, đội văn nghệ xã Tân Lĩnh. - Đốt lửa trại Huyện đoàn Lục Yên + Đoàn xã Tân Lĩnh. - Màn thả đèn Hoa Đăng. Nhà Đền Ngày 16 Từ 07h30 đến 8h30 - Lễ dâng hương tại Đình bến lăn Nhà Đền - Đội tế xã Tân Lĩnh + Đội tế thị trấn Yên Thế và các thiện nam tín nữ. Từ 08h30 đến 09h - Lễ dâng hương tại Đền Đại Kại Nhà Đền + BTC Từ 08h20’ đến 12h00’ - Tiếp tục thi đấu môn bóng chuyền nam. - Tổ chức các trò chơi: Ném còn, Bịt mắt bắt Vịt, Đẩy gậy, chọi gà, đánh quay, kéo co... Ban tổ chức BAN TỔ CHỨC LỄ HỘI 116 Phụ lục 7 MỘT SỐ HÌNH ẢNH DI TÍCH ĐỀN ĐẠI CẠI Ảnh 7.1: Cổng đền nhìn từ ngoài vào (Nguồn: Tác giả chụp, tháng 11/2016) Ảnh 7.2: Sân đền (nhìn từ ngoài vào) (Nguồn: (Bảo tàng tỉnh Yên Bái) 117 Ảnh 7.3: Bằng công nhận di tích Lịch sử - Văn hóa (Nguồn: Tác giả chụp, tháng 6/2017) Ảnh 7.4: Ban thờ chính của đền (Nguồn: Tác giả chụp, tháng 6/2017) 118 Ảnh 7.5: Ban thờ Nữ tướng Vũ Thị Ngọc Anh (Nguồn: Tác giả chụp, tháng 6/2017) Ảnh 7.6: Các vị Thần Hộ Quốc (Nguồn: Tác giả chụp, tháng 6/2017) 119 Phụ lục 8 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG LỄ HỘI ĐỀN ĐẠI CẠI Ảnh 8.1: Đoàn rước lễ qua cổng đền (Nguồn: Tác giả chụp, tháng 01/2017) Ảnh 8.2: Lễ tuyên đọc trong lễ khao quân (Nguồn: Tác giả chụp, tháng 01/2017) 120 Ảnh 8.3: Trò đẩy gậy trong lễ hội (Nguồn: Tác giả chụp, tháng 01/2017) Ảnh 8.4: Trò bắn Nỏ trong lễ hội (Nguồn: Tác giả chụp, tháng 01/2017) 121 Ảnh 8.5: Trò bịt mắt bắt vịt trong lễ hội (Nguồn: Tác giả chụp, tháng 01/2017) Ảnh 8.6: Trò chơi Bóng chuyền trong lễ hội (Nguồn: Tác giả chụp, tháng 01/2017) 122 Ảnh 8.7: Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm đền Đại Cại (Năm 2006) (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Yên Bái) Ảnh 8.8: Các GS, PGS, TS tại cuộc hội thảo khoa học Hắc Y - Đại Cại (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Yên Bái) 123 Ảnh 8.9 – 8.10: Lễ dâng hương tại sân đền trong lễ hội (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Yên Bái)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_ly_di_tich_den_dai_cai_xa_tan_linh_huyen_luc_yen_tinh_yen_bai_9417_2075406.pdf