Luận văn Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Thực tế cho thấy kê khai thuế qua mạng là yêu cầu cấp thiết để thực hiện quản lý thuế và là hướng đi tất yếu nhằm từng bước hiện đại hóa ngành Thuế, tạo điều kiện cho DN trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, qua đó đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Hoàn thiện công tác quản lý KKTQM nhằm góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, tăng thu ngân sách nhà nước, phù hợp với quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong những năm qua, toàn ngành Thuế trên địa bàn TP HCM đã nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả quản lý KKTQM bằng việc triển khai đồng bộ nhiều công cụ, biện pháp. Tuy nhiên, công tác quản lý KKTQM vẫn còn một số cần khắc phục như công tác tuyên truyền hỗ trợ, công tác thanh tra, kiểm tra, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý thuế, dựa trên thực trạng kê khai thuế qua mạng của DN trên địa bàn TP.HCM, luận văn đã phân tích đánh giá tình hình quản lý KKTQM; từ đó đánh giá kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả quản lý kê khai thuế qua mạng, bao gồm: : hoàn thiện chính sách thuế; truyên truyền giáo dục cho các đối tượng chịu thuế và hướng dẫn hỗ trợ NNT về thủ tục và nội dung thực hiện KKTQM; Nâng cấp hệ thống hạ tầng thông tin đáp ứng cho nhu cầu KKTQM; Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp cho đội ngũ quản lý kê khai thuế qua mạng; Tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra các DN thực hiện KKTQM; Có các biện pháp chế tài nghiêm khắc cho cả đối tượng nộp thuế và cá nhân, tổ chức nhà nước trong quản lý kê khai thuế qua mạng. Đồng thời, luận văn còn đưa ra một số kiến nghị đến các bộ, ngành liên quan ở trung ương và tại thành phố Hồ Chí Minh.107 Tuy có cố gắng trong việc thu thập số liệu và nỗ lực cao nhất trong quá trình hoàn thành luận văn, song do năng lực bản thân và giới hạn về tiếp cận nguồn dữ liệu nên luận văn khó tránh khỏi những sai sót nhất định, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô giảng viên và các bạn có quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.

pdf116 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hằm phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của nhà nước. Thực hiện giám sát quy trình tiếp nhận và xử lý thủ tục hành chính khi NNT đến liên hệ tại cơ quan thuế; gửi thư xin lỗi NNT và có biện pháp xử lý các bộ phận liên quan khi chậm giải quyết hồ sơ theo lịch hẹn; thực hiện quy chế giám sát các đoàn thanh tra, kiểm tra tại DN và thư ngỏ đề nghị DN có ý kiến nhận xét đối với đoàn thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT. Kịp thời tiếp nhận và xử lý những phản ảnh của NNT thông qua đường dây nóng và hộp thư góp ý tại cơ quan thuế. 83 3.3. Giải pháp quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: 3.3.1. Hoàn thiện chính sách thuế trong quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Hoàn thiện chính sách thuế trên địa bàn TP. HCM cần phải đảm bảo được các yêu cầu như sau: (1) Đơn giản và công bằng hóa các văn bản pháp luật thuế. Một cấu trúc thuế phức tạp sẽ tạo khả năng gia tăng các “lỗ hỏng thuế”, mở ra các hoạt động trốn thuế một cách hợp pháp. (2) Các văn bản hướng dẫn pháp luật thuế phải được trình bày cụ thể, đầy đủ, tránh chồng chéo giữa các văn bản, nâng cao giá trị pháp lý của văn bản luật. (3) Cần có sự khảo sát tình hình thực tế, lấy ý kiến đóng góp của người dân để xem xét khả năng thực thi của luật. Hạn chế trường hợp bổ sung, sửa đổi luật để hệ thống luật thuế giảm bớt sự cồng kềnh, gây khó khăn cho cả NNT và công chức thuế. Đối với giải pháp này cần sửa đổi, bổ sung các khía cạnh quản lý sau: Thứ nhất, quy trình quản lý đăng ký sử dụng và khai thuế điện tử (ban hành kèm theo Quyết định số 1390/QĐ-TCT ngày 13/10/2011) đã lạc hậu so với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế số 21/2012/QH13 của Quốc Hội ngày 20 tháng 11 năm 2012 và một số văn bản quy định liên quan khác. Theo quy trình quản lý đăng ký sử dụng và khai thuế điện tử quy định cấp đăng ký nộp hồ sơ KKTQM lần đầu như sau: (1) Tiếp nhận Hồ sơ đăng ký nộp hồ sơ khai thuế qua mạng: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sau khi nhận hồ sơ đăng ký nộp hồ sơ khai thuế qua mạng của NNT thực hiện kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục của hồ sơ; hướng dẫn, cung cấp mẫu biểu cho NNT để bổ sung, điều chỉnh hồ sơ đăng ký nếu hồ sơ chưa đảm bảo tính đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục quy định; lập phiếu hẹn trả kết quả cho NNT; chuyển đến bộ phận kê khai – kế toán thuế ngay trong ngày hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo. (2) Xét duyệt hồ sơ đăng ký nộp tờ khai thuế qua mạng: bộ phận kê khai – kế toán 84 thuế kiểm tra thông tin kê khai trên hồ sơ, xem xét điều kiện thực hiện nộp hồ sơ khai thuế qua mạng của NNT, nhập thông tin đăng ký nộp hồ sơ khai thuế qua mạng của NNT vào hệ thống quản lý của cơ quan thuế và thực hiện kích hoạt tài khoản của NNT trên hệ thống KKTQM đối với NNT đủ điều kiện thực hiện nộp hồ sơ KKTQM; lập thông báo về việc đăng ký nộp hồ sơ KKTQM trong thời hạn chậm nhất là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nộp hồ sơ KKTQM do bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển đến. Đối với NNT không đủ điều kiện thực hiện nộp hồ sơ khai thuế qua mạng, thông báo nêu rõ lý do không chấp nhận của cơ quan thuế. Tuy nhiên, quy định này hiện nay không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Do toàn ngành Thuế đã vận động tất cả các DN mới thành lập và DN đang hoạt động đều tham gia KKTQM. Cơ quan thuế chỉ nhận tờ khai thuế bằng giấy trong trường hợp DN có trục trặc kỹ thuật về đường truyền không thể nộp hồ sơ KKTQM. Ngoài ra, DN mới thành lập tại địa bàn TP. HCM hiện nay đã thực hiện đăng ký nộp hồ sơ KKTQM trên trang mạng điện tử của TCT, không phải đến Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế theo như quy trình quản lý đăng ký và nộp hồ sơ khai thuế qua mạng. Tiếp theo đó, DN tự liên hệ với các tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số để mua chữ ký số mà không cần đăng ký với cơ quan thuế. Sau khi được cấp chữ ký số và hoàn thiện các thủ tục pháp lý trong thành lập DN thì DN có thể nộp các loại hồ sơ KKTQM ngay mà không cần thực hiện các thủ tục về thuế khác. Do đó quy định về thủ tục đăng ký tham gia KKTQM tại cơ quan thuế cần được sửa đổi phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Thứ hai, quy định về nội dung xử lý vi phạm hành chính trong nộp tờ khai thuế qua mạng. Cụ thể như sau: Quy định về thời hiệu xử phạt hồ sơ KKTQM trễ hạn hoặc không nộp hồ sơ KKTQM hiện hành như sau: Đối với vi phạm hành chính về hóa đơn đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; 85 Đối với vi phạm hành chính về hóa đơn đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Cục Thuế cần có văn bản quy định rõ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là thời điểm nào đối với từng loại tờ khai thuế và thời điểm phát hiện hành vi vi phạm là thời điểm nào. Hiện nay, mỗi cơ quan thuế hiểu và xử lý DN theo một kiểu khác nhau dẫn đến DN phản ánh cách làm việc không thống nhất giữa các cơ quan thuế, lúng túng trong tuân thủ quy định thuế. Quy định về tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm về quản lý thông báo, báo cáo hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính. Cục Thuế cần có văn bản hướng dẫn chi tiết phạm vi áp dụng trong lĩnh vực thuế để công chức quản lý áp dụng thống nhất. Đối với trường hợp NNT gửi hồ sơ khai thuế, báo cáo sử dụng hoá đơn trễ hạn thì cần quy định trình tự từng bước xử lý vi phạm vì với đặc thù kê khai qua mạng thì NNT không đến cơ quan thuế nên việc lập biên bản và ra quyết định cũng cần phải có quy định đặc biệt để cơ quan thuế có thể xử lý nghiêm các trường hợp nộp hồ sơ trễ hạn. Thứ ba, đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài (không hoạt động theo hệ thống pháp luật Việt Nam) khi phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ với các tổ chức kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam thì khoản thu nhập phát sinh từ việc cung ứng dịch vụ hoặc cung ứng dịch vụ gắn với hàng hóa này sẽ bị tính thuế nhà thầu theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 06/8/2014 về hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thuế nhà thầu vẫn chưa có tính bao quát, các DN nước ngoài và DN Việt Nam có hợp tác với nhà thầu nước ngoài vẫn lợi dụng những kẻ hở này để trốn thuế. Chẳng hạn cơ sở lưu trú tại Việt Nam ký hợp đồng với tổ chức nước ngoài thì cơ sở lưu trú tại Việt Nam phải có trách nhiệm khấu 86 trừ thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập DN và nộp thay cho tổ chức, cá nhân tại nước ngoài, nhưng nếu DN tại Việt Nam không kê khai đối với các khoản thu nhập này thì cơ quan thuế khó phát hiện và xử lý vi phạm. Do đó, đòi hỏi hiện này là cần có những quy định cụ thể đối với các trường hợp kinh doanh của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là tại TP. HCM để cơ quan thuế có đầy đủ thẩm quyền và cơ sở pháp lý quản lý thuế đối với các khoản thu nhập phát sinh từ các nhà thầu và nhà thầu phụ nước ngoài. Thứ tư, cần quy định về trách nhiệm của các bên liên quan trong việc bảo mật thông tin của NNT: Trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Chứng thư số, trách nhiệm của các T-VAN, trách nhiệm của cơ quan thuế. 3.3.2. Tuyên truyền, giáo dục cho các đối tượng chịu thuế và hướng dẫn hỗ trợ người nộp thuế về thủ tục và nội dung thực hiện kê khai thuế qua mạng: Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng chú ý, cơ quan thuế đã nắm bắt được phần nào nhu cầu của NNT và có nhiều biện pháp, hình thức tuyên truyền hỗ trợ hướng dẫn giúp NNT giảm chi phí trong việc tuân thủ chính sách pháp luật thuế. Công tác tuyên truyền hỗ trợ là cầu nối trực tiếp giữa cơ quan thuế và NNT. Thông qua hoạt động hỗ trợ DN sẽ giúp rút ngắn khoảng cách giữa cơ quan công quyền và người dân, ở góc độ quản lý thuế, làm tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ giúp cải thiện cái nhìn của DN về cơ quan thuế, qua đó tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy NNT thực hiện tốt chính sách thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế đồng thời giúp cho nhiệm vụ thu NSNN của cơ quan thuế được dễ dàng. Các giải pháp chủ yếu trong công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT bao gồm: Thứ nhất, tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thực hiện các Luật về thuế mới và các chính sách quy định thực hiện trong năm 2017 và các năm tiếp theo cho DN và lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ cho NNT 87 trong việc kê khai và chấp hành nghĩa vụ nộp thuế. Hướng dẫn chính sách thuế bằng nhiều hình thức để NNT nắm rõ các quy định về thuế, thực hiện đúng nghĩa vụ và chính sách pháp luật thuế; đồng thời thụ hưởng đầy đủ chính sách ưu đãi theo quy định. Thông qua các lớp nghiệp vụ ngắn hạn, hội thảo chuyên đề, đối thoại DN để hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến về KKTQM. Thứ hai, phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại, tham mưu Ủy ban nhân dân 24 quận, huyện tổ chức hội nghị đối thoại các DN trên địa bàn; tổ chức tiếp xúc, đối thoại thường kỳ với các DN trọng điểm. Thực tế cho thấy, các cuộc đói thoại với NNT được Cục Thuế TP.HCM tổ chức một lần mỗi năm không đáp ứng được nhu cầu của DN. Số lượng DN có vướng mắc về chính sách thuế quá nhiều, các vấn đề dàn trải, thiếu tập trung chuyên môn sâu, trong khi đó Cục Thuế tổ chức đại trà cho tất cả các loại hình doanh nghiệp nên không thể giải quyết hết tất cả các thắc mắc của DN. Việc cơ quan thuế phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan sẽ tập trung vào các đối tượng DN trọng điểm, các ngành, lĩnh vực mà thành phố cần kêu gọi đầu tư, Thứ ba, tích cực tuyên truyền về KKTQM trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và cổng thông tin điện tử Cục Thuế TP. HCM. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh, phổ biến các thông tin có liên quan đến hoạt động của cơ quan thuế đặc biệt là KKTQM để cho mọi tổ chức, mọi DN và người dân biết, hiểu rõ về KKTQM. Cần chú trọng nội dung tuyên truyền phải đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu thông qua các phương tiện báo, đài, phát trên loa phát thanh tại các phường, xã, nơi tập trung đông NNT. Các thông báo, hướng dẫn, mẫu biểu được gửi tới từng DN và NNT qua nhiều kênh: trực tiếp, email, điện thoại, ... nhằm truyền tải đầy đủ thông điệp của CQT. Đây là yếu tố quyết định sự đồng thuận, ủng hộ của DN đối với công cuộc cải 88 cách hiện đại hoá ngành thuế, góp phần mang lại lợi ích thiết thực cho NNT và cộng đồng xã hội. Thứ tư, Cục Thuế TP.HCM cần nghiên cứu phương thức tuyên truyền theo nhóm đối tượng (các nhóm đối tượng đặc thù, có cùng đặc điểm chung về loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhóm đối tượng cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh, các nhóm DN mới thành lập cần hỗ trợ về thông tin và thủ tục thuế). Mỗi loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau thì áp dụng các quy định khác nhau trong kê khai thuế. Chẳng hạn các DN xây dựng công trình dân dụng có sử dụng lao động theo thời vụ sẽ kê khai thuế TNCN khác với lao động thường xuyên; DN kinh doanh trong kĩnh vực xã hội hóa như trường học, bệnh viện sẽ được áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế Việc tuyên truyền hỗ trợ theo nhóm đối tượng, nhóm chuyên đề góp phần cho công tác tuyên truyền hỗ trợ được chính xác hơn, đáp ứng được từng loại nhu cầu của NNT, tăng hiệu quả tuyên truyền hỗ trợ. Thứ năm, đối với các DN chây ỳ trong kê khai thuế hoặc có hành vi gian lận trong kê khai thuế gây thất thu cho NSNN, ngành Thuế cần triển khai rộng và quyết liệt hơn biện pháp mời đại diện từng DN đến trụ sở cơ quan thuế làm việc, vận động, thuyết phục dựa trên cơ sở pháp luật để DN hiểu rằng để DN tồn tại lâu dài thì cần phải tuân thủ đúng luật pháp và trung thực trong hoạt động kê khai thuế, có như vậy, cơ quan thuế mới trở thành người bạn đồng hành cùng DN trong việc tháo gỡ các rào cản pháp lý, tạo điều điện cho DN phát triển. Thứ sáu, đưa nội dung KKTQM vào chương trình đào tạo nghiệp vụ Thuế cho cá nhân, tổ chức hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế (đại lý thuế). Đối với nhân viên đại lý thuế khi tham gia các khóa học bồi dưỡng về chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế (chứng chỉ hành nghề đại lý thuế) chỉ học các lý thuyết cơ bản về các luật thuế và nghiệp vụ kế toán, hoàn toàn không hướng dẫn cho học viên về cách thức thực hiện khai 89 thuế qua mạng. Đây là một nội dung qua trọng thường xuyên gắn liền với công việc của nhân viên đại lý thuế. Khi nhân viên đại lý thuế hoặc các cá nhân, tổ chức hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế thực hiện đúng tất cả các bước thủ tục KKTQM, số liệu kê khai đầy đủ, rõ ràng, đúng với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN thì cơ quan thuế sẽ tăng được hiệu quả quản lý KKTQM. Do đó, Cục Thuế cần biên soạn các tài liệu dành cho việc bồi dưỡng về KKTQM Thứ bảy, xây dựng triển khai đa dạng các dịch vụ hỗ trợ NNT thực hiện KKTQM; chú trọng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ qua hình thức điện tử; cung cấp các dịch vụ tra cứu hoặc trao đổi thông tin điện tử về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT. Thứ tám, Cục Thuế và Chi cục Thuế cũng cần chuyên nghiệp hóa công tác hướng dẫn, tư vấn về các chính sách thuế nhằm phục vụ tốt nhất cho NNT. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền. Những người làm công tác tuyên truyền phải là những người có năng lực thực sự, được đào tạo chính quy, có đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, về việc sử dụng các phương tiện làm việc hiện đại, có kinh nghiệm thực tế, có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt... Công tác tuyên truyền KKTQM không chỉ là nhiệm vụ của riêng cán bộ làm công tác tuyên truyền tại Cục Thuế mà được xác định là nhiệm vụ chung của toàn thể công chức thuế đang làm việc tại Cục Thuế. 3.3.3. Nâng cấp hệ thống hạ tầng thông tin đáp ứng cho nhu cầu kê khai thuế qua mạng: Những năm qua, TCT đã tăng cường ứng dụng CNTT, cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, hướng tới mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Để thực hiện mục tiêu trên, ngành Thuế TP. HCM cần tiếp tục triển khai sâu rộng những thành quả đạt được trong những năm qua và tăng cường thực hiện các giải pháp để nâng cấp hệ thống hạ tầng thông tin. 90 Trước hết, Cục Thuế tổ chức vận hành, quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Thuế trên địa bàn, đảm bảo cơ sở dữ liệu hoạt động ổn định, an toàn, phục vụ công tác quản lý thuế. Tổ chức rà soát, đánh giá và khắc phục lỗi phát sinh, đảm bảo an ninh, an toàn cơ sở dữ liệu. Cục Thuế đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin hỗ trợ NNT đáp ứng yêu cầu của hệ thống ứng dụng thuế điện tử. Cần có những thông tin và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của NNT để giảm bớt chi phí tuân thủ và tạo điều kiện cho quá trình áp dụng dịch vụ thuế điện tử đạt được hiệu quả như mong muốn. Nâng cấp trang thông tin điện tử để cung cấp đầy đủ các văn bản pháp quy, thủ tục thuế, tạo điều kiện thuận lợi nhằm hỗ trợ cho NNT có thể thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thuế qua tin nhắn về mã số thuế, tình trạng DN, hoá đơn Việc đầu tư cơ sở hạ tầng đường truyền mạng phải được quan tâm đúng mức, trong mọi tình huống, đường truyền phải thông suốt, thông tin dữ liệu chuyển trên đường truyền phải nhanh gọn, chính xác, đảm bảo an toàn. Trong mọi trường hợp cần có phương án kịp thời hỗ trợ kỹ thuật. Việc bảo trì, nâng cấp thiết bị, đường truyền nên tránh vào thời gian cao điểm nộp tờ khai của DN. Khối lượng lưu trữ rất lớn, đặc biệt là đối với các bảng kê sử dụng hoá đơn do vậy các kho dữ liệu rất lớn và phải đảm bảo an toàn, dễ khai thác, tốc độ truy cập nhanh. Cần phải nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT hiện tại bao gồm hệ thống mạng và hệ thống thiết bị. Cụ thể: Về hệ thống mạng: Xây dựng hệ thống mạng WAN và mạng LAN theo mô hình quản lý dữ liệu tập trung tại trung tâm dữ liệu, đảm bảo cho việc xử lý toàn bộ tờ khai qua mạng tại địa bàn TP. HCM. Hệ thống mạng phải xây dựng đồng bộ, kết nối bằng đường không dây, tốc độ cao để bảo đảm thực hiện việc truyền nhận, trao đổi, xử lý dữ liệu giữa trung tâm dữ liệu, nếu có điều kiện nên xây dựng đường cáp quang tốc độ cao, sử dụng trong nhiều năm, không bị động khi số lượng người dùng tăng lên; mở rộng và nâng cấp dịch vụ đường truyền mạng tốc độ truy cập cao và băng thông 91 rộng. Phải xây dựng hệ thống mạng dự phòng, phòng ngừa các trường hợp nghẽn mạch hoặc ngắt mạng vì lý do kỹ thuật hoặc vì các sự cố bất khả kháng. Về hệ thống thiết bị: Dựa trên hệ thống thiết bị hiện tại, thay thế và bổ sung các máy tính trạm chủ, không đồng bộ tại các Chi cục Thuế. Phát triển và nâng cấp hệ thống thiết bị tại Trung tâm dữ liệu và CNTT, việc tiếp nhận và xử lý thông tin áp dụng theo mô hình xử lý dữ liệu tập trung, thống nhất. Cụ thể: tăng cường trang bị hệ thống đấu nối mạng, thiết bị bảo mật, hệ thống nền dữ liệu, hệ thống chống sét, chống cháy, hệ thống lưu điện. Trong đó, cần có một hệ thống lưu trữ dữ liệu chuyên dụng sử dụng phần mềm chuyên dụng tốt nhất hiện nay. Bổ sung đầu tư nâng cấp trang thiết bị tin học cho các phòng ban để triển khai công việc có hiệu quả, tạo thuận lợi cho công chức thuế khai thác dữ liệu và hỗ trợ phục vụ DN. Cục thuế cần chú trọng đến vai trò của các tổ chức trung gian trong việc hỗ trợ vấn đề về hạ tầng CNTT cho cơ quan thuế và NNT. Ngành Thuế TP. HCM cần tích cực phối hợp với các cơ quan trung gian cung cấp phần mềm để xây dựng một hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoàn thiện và chuẩn xác, phù hợp với thực tế. Cơ quan thuế cần đưa ra các quy định ràng buộc trách nhiệm đối với tổ chức, đơn vị xây dựng phần mềm như: Áp dụng đúng các qui định về định dạng dữ liệu khi truyền thông tin đến cơ quan thuế; Cập nhật kịp thời để đảm bảo tương thích khi có các bổ sung, thay đổi định dạng dữ liệu của cơ quan thuế; Có trách nhiệm đảm bảo bí mật về tên, mật khẩu và các thông tin có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ thuế điện tử. Cục Thuế cần nhanh chóng hoàn thiện các chương trình phần mềm quản lý thuế cần có sự tương thích với các chương trình quản lý của các cơ quan liên quan để thuận tiện cho việc kết nối thông tin, trao đổi dữ liệu điện tử giữa cơ quan thuế và các cơ quan liên quan. Thiết lập cơ chế trao đổi thông tin, đối thoại các thủ tục về thuế giữa cơ quan thuế với các bộ, ngành 92 liên quan và NNT nhằm tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện quản lý dữ liệu KKTQM, đặc biệt trong công tác kiểm tra, thanh tra các DN thực hiện KKTQM. 3.3.4. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp cho đội ngũ quản lý kê khai thuế qua mạng: Để cơ quan thuế có thể thực hiện được việc cung cấp dịch vụ thuế điện tử cần phải có nguồn nhân lực đầy đủ và có trình độ cao để thực hiện dịch vụ thuế điện tử. Mặt khác, hoạt động quản lý thuế điện tử là cả một quy trình thống nhất, liên tục, các bước đều liên quan chặt chẽ với nhau và được cài đặt một phần mềm hoạt động theo chương trình định sẵn, từ khâu tiếp nhận thông tin thuế điện tử đến kê khai, nộp thuế và thanh tra, kiểm tra thuế Do đó, chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ khiến cho quy trình buộc phải thực hiện từ đầu, gây tốn kém thời gian và chi phí. Vì vậy, để thực hiện dịch vụ thuế điện tử đòi hỏi công chức thuế phải có trình độ và kỹ năng chuyên sâu tốt, thành thạo trong các quy trình nghiệp vụ thuế. Công tác xây dựng năng lực chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp cho đội ngũ quản lý KKTQM là một phần quan trọng trong xây dựng năng lực chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp cho đội ngũ công chức thuế trên địa bàn TP. HCM nhằm nâng cao nhận thức chính trị và trách nhiệm trong thực thi công vụ; đổi mới tư duy nhận thức từ quản lý NNT sang tư duy phục vụ NNT; tổ chức cách làm hiệu quả trong giám sát việc thực thi công vụ; tăng cường kiểm tra nội bộ và tổ chức khen thưởng, kỷ luật kịp thời đối với tổ chức và công chức trong việc hỗ trợ NNT: Thứ nhất, phổ biến đến đội ngũ công chức thuế các văn bản chỉ đạo của cấp trên về chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường kỳ luật thi hành công vụ như: Tổ chức quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức và triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05/CT-BTC ngày 07/11/2016 của Bộ Tài chính về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính khi thi hành công vụ; Tiếp tục thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ 93 Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị;Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện khắc phục các mặt hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 04 (khóa XI); Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Ban chấp hành Trung ương đảng khóa XII về việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, tập trung kiểm tra những đơn vị phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo như bộ phận tiếp nhận hồ sơ, bộ phận thanh tra, kiểm tra DN, Tập trung việc theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ cán bộ công chức thuế trong quá trình thực thi công vụ, chú trọng vào những khâu dễ xảy ra lãng phí, tham nhũng nhằm phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của nhà nước. Trong năm 2017 và những năm tiếp theo, Cục Thuế TP. HCM cần xây dựng chuyên đề kiểm tra nội bộ về phòng chống tham nhũng ở các đơn vị thuộc và trực thuộc. Thứ ba, thực hiện gửi thư xin lỗi đến NNT và có biện pháp xử lý các bộ phận liên quan khi tiếp tục chậm giải quyết hồ sơ theo lịch hẹn. Giải pháp gửi thư xin lỗi đến NNT khi cơ quan thuế giải quyết thủ tục thuế trễ hạn đã được áp dụng nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa xây dựng thói quen “xin lỗi” của nhân viên thuế khi giải quyết hồ sơ trễ hạn. Do đó, bộ phận kiểm tra nội bộ cần thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình của bộ phận “một cửa”, bộ phận kê khai – kế toán thuế, bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế, yêu cầu các đơn vị này định kỳ báo cáo tiến độ giải quyết từng hồ sơ để bộ phận kiểm tra nội bộ phát hiện kịp thời hồ sơ trễ hạn, đề nghị công chức giải quyết hồ sơ phải gửi thư xin lỗi đến NNT. Thứ tư, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, trách nhiệm của người đứng đầu đối với việc để xảy ra tham nhũng, lãng phí, các hành vi gây phiền hà 94 nhũng nhiễu NNT. Thực hiện đầy đủ quy chế làm việc của cơ quan thuế, chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm. Xây dựng môi trường làm việc hiện đại và hiệu quả; tác phong công chức chuyên nghiệp, thân thiện, hòa nhã. Tổ chức khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt về kỹ luật, kỹ cương, tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, phòng chống tham nhũng, tiết kiệm chống lãng phí; đồng thời xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức chưa thực hiện tốt, vi phạm các nội dung trên. Thứ năm, Cục Thuế TP.HCM cần tổ chức thăm dò, lấy ý kiến DN về thủ tục kê khai thuế qua mạng, các chính sách thuế về khai khai thuế và thái độ ứng xử của công chức làm công tác quản lý KKTQM. Đây là một trong những giải pháp đánh giá khách quan chất lượng giải quyết công việc của công chức thuế. Thông qua NNT, cơ quan thuế sẽ biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý KKTQM, biết được nguyện vọng, nhu cầu thực tế của NNT để điều chỉnh, hoàn thiện năng lực quản lý trong thời gian tới. Thứ sáu, tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ cho công chức thuế có đủ trình độ chuyên môn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về công tác tuyên truyền, thuyết phục, hướng dẫn và giúp đỡ NNT hiểu rõ nghĩa vụ và trách nhiệm kê khai và nộp thuế. Cụ thể như sau: Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp đội trở lên cần phải đào tạo về lý luận chính trị, kiến thức quản lý hành chính nhà nước, ngoại ngữ, tin học phù hợp cho từng chức danh, đảm bảo cho việc bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại. Đối với công chức không giữ chức lãnh đạo, Cục Thuế khuyến khích công chức tự học tập nâng cao trình độ đối với những công chức chưa có bằng đại học, cao đẳng (công chức trình độ trung cấp); Tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ Thuế tổng hợp đối với công chức chưa qua đào tạo nghiệp vụ thuế. 95 Thứ bảy, ngành Thuế cần định kỳ triển khai việc sát hạch kiến thức chuyên môn về thuế, đặc biệt là chính sách thuế mới và kỹ năng chuyên môn cần thiết như: kỹ năng tuyên truyền hỗ trợ đối với công chức làm công tác tuyên truyền hỗ trợ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế đối với công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra Việc kiểm tra, đánh giá có thể linh hoạt tổ chức tại từng Chi cục Thuế quận/huyện tùy theo điều kiện, tình hình công tác của đơn vị. Quá trình kiểm tra cần có sự giám sát của Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Cục Thuế Tp.HCM để đảm bảo tính khách quan. Kết quả kiểm tra sẽ là một trong những tiêu chí để đánh giá xếp loại công chức hàng năm. Trong các chương trình đào tạo nghiệp vụ cho công chức ngành thuế TP.HCM hiện nay chưa có nội dung liên quan đến quản lý KKTQM. Công chức mới vào ngành chủ yếu học qua kinh nghiệm của đồng nghiệp, tự tìm hiểu nên không nắm rõ thủ tục, quy trình, cách thức khai thuế điện tử cũng như các ứng dụng dữ liệu kê khai thuế vào công tác sao cho đạt hiệu quả tối ưu, nhất là nhân viên ở các bộ phận không trực tiếp quản lý KKTQM nhưng cần sử dụng dữ liệu kê khai của DN trong các hoạt động sự vụ như bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, bộ phận kiểm tra nội bộ Cục Thuế TP.HCM khi tổ chức các lớp đào tạo tiền công vụ cho công chức mới cần triển khai nội dung quản lý KKTQM một cách cụ thể, sát với thực tế để công chức mới có thể làm việc được ngay khi nhận vị trí. Ngoài ra, Cục Thuế cần thường xuyên mở các khóa đào tạo nghiệp vụ tin học, đặc biệt là cách sử dụng các ứng dụng quản lý dữ liệu ngành Thuế cho từng bộ phận chức năng, tránh trường hợp một số công chức thuế đã làm việc lâu năm trong ngành Thuế nhưng vẫn không biết cách sử dụng, khai thác dữ liệu của NNT trên các ứng dụng ngành thuế. Kinh phí đào tạo được trích từ nguồn kinh phí đào tạo hàng năm do TCT cấp cho Cục Thuế TP.HCM theo dự toán. 96 3.3.5. Tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra đảm bảo tính trung thực và khách quan các doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng: Công tác thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích giám sát và kiểm tra đối với các DN hoạt động tại TP. HCM, trong đó chủ yếu là các DN nộp HSKT qua mạng. Để công tác thanh tra, kiểm tra có hiệu quả, ngành Thuế cần một cơ chế giám sát chặt chẽ, hiện đại hóa quy trình, phương thức thanh tra, kiểm tra. Hoạt động thanh tra, kiểm tra là một trong những hoạt động quản lý trực tiếp phát hiện, xử lý các sai phạm cũng như ngăn ngừa các hành vi gian lận, hành vi khai sai, trốn thuế của DN, từ đó đánh giá mức độ tuân thủ về thuế của DN, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với các DN thực hiện KKTQM. Trong giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm tra, thanh tra đảm bảo tính trung thực và khách quan các DN thực hiện KKTQM, Cục Thuế cần tập trung nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế chuyên sâu theo từng ngành, từng lĩnh vực trọng điểm; thanh tra, kiểm tra 100% hồ sơ hoàn thuế của DN có số hoàn thuế lớn; phấn đấu kiểm tra 100% số lượng hồ sơ khai thuế tại CQT; đôn đốc thu hồi kịp thời tiền thuế, tiền phạt qua kiểm tra vào NSNN; đảm bảo 100% các cuộc thanh tra, kiểm tra thực hiện đúng quy trình. Thứ nhất, tập trung các chuyên đề và phân tích các hồ sơ có dấu hiệu rủi ro lớn; các DN có hoàn thuế GTGT, DN có giao dịch liên kết, giao dịch đáng ngờ qua ngân hàng; tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với DN thuộc các ngành, lĩnh vực có số thu lớn, tiềm ẩn rủi ro về trốn thuế, gian lận thuế cao như DN có phát sinh thuế tiêu thụ đặc biệt trong nhóm ngành rượu, bia, thuốc lá; DN có hoạt động bán buôn, bán lẻ; DN kinh doanh nhà ở xã hội; DN nhiều năm chưa thanh tra, kiểm tra; DN kinh doanh xăng dầu; DN có ưu đãi miễn, giảm thuế; kiểm tra thuế TNCN của các cá nhân có thu nhập nhiều nơi, thuế TNCN của các Văn phòng đại diện 97 Thứ hai, công chức thuế khi thực hiện lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại DN phải đảm bảo các yêu cầu: chuẩn bị đầy đủ về các văn bản pháp luật, mục tiêu trọng tâm, phương pháp thực hiện và các thông tin cần đối chiếu xác minh trước như xác minh hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra... Đối với kiểm tra tại DN phải ban hành Thông báo giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu để đảm bảo quyền được giải trình của NNT. Khi NNT giải trình đúng số liệu đã kê khai với cơ quan thuế, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh việc hạch toán sổ sách kế toán là hợp lý, hợp pháp, có nộp đầy đủ tiền thuế vào NSNN, nộp đủ các khoản tiền phạt trong lĩnh vực thuế (nếu có) thì cơ quan thuế chấp nhận số liệu giải trình và không được ban hành quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của NNT. Thứ ba, tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác thanh tra, kiểm tra. Việc ứng dụng CNTT có ý nghĩa quan trọng giúp cho công chức thuế không mất nhiều thời gian chiết xuất dữ liệu về hồ sơ kế khai thuế của NNT mà tập trung vào đánh giá rủi ro hồ sơ khai thuế. Đồng thời, xây dựng công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm tra có hiệu quả như: phân loại nhóm DN có dấu hiệu rủi ro, nhóm DN trọng điểm, nhóm ngành nghề cần đi sâu phân tích. Khai thác từ hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thuế các thông tin liên quan đến các khoản, mục nhiều khả năng xảy ra rủi ro Ứng dụng công cụ tính toán hỗ trợ rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra, giảm rủi ro sai sót số liệu và thể hiện sự chuyên nghiệp trong thực thi công vụ của công chức thuế. Thứ tư, bộ phận kiểm tra, thanh tra thường xuyên tổ chức theo dõi, đôn đốc các DN kịp thời nộp số thuế truy thu, số tiền phạt vi phạm hành chính và các khoản phạt khác sau thanh tra, kiểm tra vào ngân sách nhà nước; bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế căn cứ các quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra để kịp thời có các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định. Đối với các DN có số nợ lớn trên 90 ngày, công chức quản lý cần 98 thực hiện các biện pháp quyết liệt, kịp thời để tránh tình trạng DN bỏ trốn hoặc tẩu tán tài sản. Thứ năm, Cục thuế cần tổ chức nghiên cứu, phổ biến kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra các chuyên đề; đồng thời có biện pháp tác động đến việc kê khai thuế của các DN theo chuyên đề có dấu hiệu gian lận trong việc kê khai thuế. Thực hiện hướng dẫn kỹ năng kiểm tra hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng cho bộ phận kiểm tra và bộ phận kê khai – kế toán thuế. Hàng năm, Cục Thuế cần tổng hợp các sáng kiến của công chức về lĩnh vực kê khai thuế, kiểm tra thuế, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, triển khai cho 24 chi cục thuế quận/huyện để mỗi công chức thuế có thể áp dụng các cải tiến, ý tưởng mới đã được Hội đồng Thi đua Cục Thuế công nhận là thực sự hiệu quả để nâng cao công tác quản lý thuế của từng cá nhân, góp phần vào thắng lợi chung của ngành Thuế. Thứ sáu, Cục thuế và các cơ quan thuế tiếp tục thực hiện nghiêm túc các kết luận của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ và các Đoàn kiểm tra theo chuyên đề theo yêu cầu của Cục Thuế. Khẩn trương xử lý dứt điểm các vi phạm, tồn tại đã được cơ quan kiểm toán, thanh tra, phát hiện, kiến nghị; Truy thu đầy đủ, kịp thời vào NSNN đối với số tiền phát hiện qua thanh tra, kiểm tra theo kiến nghị của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, kết luận của Thanh tra Chính phủ và Thanh tra các cấp. Thứ bảy, Cục Thuế thành lập tổ phân tích thông tin, đánh giá rủi ro và mức độ tuân thủ pháp luật của NNT thông qua các dữ liệu kê khai của DN và dữ liệu ngành để xác định nội dung thanh tra nhằm tách bạch việc xác định nội dung thanh tra với thực hiện nội dung thanh tra của công chức thuế tại trụ sở NNT, qua đó đảm bảo tính khách quan trong xác định nội dung thanh tra, nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, rút ngắn thời gian thanh tra tại DN, đồng thời phòng ngừa những hành vi lạm quyền, nhũng nhiễu trong thực thi công vụ của công chức đáp ứng yêu cầu thực hiện cải 99 cách hành chính thuế của Chính phủ. Tổ phân tích hoạt động độc lập với các Phòng Thanh tra và do Cục trưởng Cục Thuế trực tiếp chỉ đạo. Thứ tám, tăng cường, chủ động phối hợp với các cơ quan điều tra. Ngành Thuế TP. HCM tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là với công an trong việc xác minh điều tra các DN cố tình không kê khai, điều chỉnh các hóa đơn có dấu hiệu bất hợp pháp theo thông báo đối chiếu chéo hóa đơn của cơ quan thuế. Công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra phải chuyển ngay các hồ sơ thanh tra, kiểm tra NNT có dấu hiệu trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế từ NSNN khi phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra sang cơ quan công an để xử lý hình sự theo quy định của pháp luật; Đề nghị cơ quan công an xử lý đối với những hồ sơ cơ quan thuế đã chuyển cơ quan công an nhưng quá thời hạn quy định chưa xử lý hoặc đã có kết quả giải quyết nhưng chưa rõ để tiếp tục phối hợp, điều tra xử lý. 3.3.6. Có các biện pháp chế tài nghiêm khắc cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế trong quản lý kê khai thuế qua mạng: Đối với người nộp thuế, Cục Thuế TP. HCM cần chú trọng các giái pháp để người nộp thuế nhận thức rõ trách nhiệm trong thực hiện kê khai thuế đầy đủ, đúng hạn, trung thực: Thứ nhất, trong xử phạt vi phạm về kê khai thuế của DN, cơ quan thuế cần xác định rõ thời hiệu xử lý vi phạm theo Điều 2 Nghị định 129/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/10/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế: “1. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. Đối với trường hợp làm thủ tục về thuế bằng điện tử thì ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc 100 thời hạn làm thủ tục theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. 2. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến ngày ra quyết định xử phạt.”. Công chức thuế khi xử lý DN vi phạm cần chú ý: “Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.” Thứ hai, bộ phận Kê khai – Kế toán thuế thực hiện rà soát NNT nộp trễ hạn hồ sơ khai thuế qua mạng vào cuối mỗi kỳ kê khai bằng công cụ hỗ trợ trên hệ thống KKTQM, ban hành ngay quyết định xử phạt để NNT kịp thời điều chỉnh hành vi, thực hiện kê khai thuế đúng thời hạn. Xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế hoặc không nộp hồ sơ khai thuế phải được thực hiện thường xuyên, liên tục hàng tháng, quý, năm nhằm phát hiện các DN có dấu hiệu rủi ro để kiểm tra, thanh tra thuế. DN cũng nhận thấy được cơ quan thuế luôn quản lý sâu sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Thứ ba, xử phạt hành vi vi phạm của DN lần thứ hai trở lên phải đưa tình tiết tăng nặng (vi phạm nhiều lần) để DN thấy rõ mức độ nghiêm trọng về hành vi vi phạm. Đối với tình tiết giảm nhẹ phải xem xét kỹ lưỡng từng trường hợp cụ thể, có hồ sơ tài liệu chứng minh nhằm tránh việc DN lợi dụng sự buông lỏng quản lý để thu lợi cho bản thân DN. Thứ tư, DN mua bán hóa đơn bất hợp pháp hoặc có hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn sẽ bị xử phạt nghiêm minh, không khoan nhượng và bị xử phạt ở mức cao trong các văn bản quy định về việc xử phạt vi phạm 101 hành chính thuế. Cụ thể: DN sẽ bị phạt từ 1 đến 3 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận. Về phía cơ quan thuế, Cục Thuế cần quy định các biện pháp chế tài đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các công chức thực hiện quản lý KKTQM. Thứ nhất, Cục Thuế đưa chỉ tiêu quản lý DN thực hiện KKTQM vào thang điểm đánh giá thi đua xếp loại hàng quý, năm đối với tổ chức (Cục Thuế, các Chi cục Thuế) và cá nhân (công chức được phân công quản lý DN). Cụ thể chấm điểm công chức ở các nội dung: không đạt chỉ tiêu số lượng DN thực hiện KKTQM được cấp trên giao, có DN đang hoạt động thường xuyên nộp chậm tờ khai thuế, có DN không nộp tờ khai thuế trong thời gian dài nhưng không nhắc nhở, xử phạt, kiểm tra kịp thời, DN có phát sinh doanh thu nhưng không kê khai hoặc kê khai không đúng bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động đánh giá, xếp loại thi đua phải được thực hiện công khai, minh bạch dựa trên tinh thần khách quan; không bao che, nâng đỡ cho những công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Thứ hai, bộ phận kiểm tra nội bộ thường xuyên kiểm tra công tác quản lý KKTQM của các bộ phận liên quan theo đúng quy trình Kiểm tra nội bộ ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định số 881/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế. Việc kiểm tra nội bộ cơ quan thuế hiện nay chỉ dừng ở việc kiểm tra chấp hành quy trình thủ tục hành chính mà chưa chú trọng đi sâu kiểm tra tính chính xác, trung thực, khách quan của các hồ sơ quản lý thuế. Do đó, việc kiểm tra nội bộ trong thời gian tới cần thực hiện các chuyên đề sau: (1) Kiểm tra cơ sở pháp lý của các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế; (2) Kiểm tra thời hiệu xử phạt khi lập biên bản vi phạm hành chính với NNT; (3) Kiểm tra tính chính xác của số thuế truy thu, tiền thuế, tiền phạt của các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. 102 Thứ ba, khi phát hiện công chức thuế hoặc bộ phận có liên quan thực hiện sai phạm các nội dung quản lý KKTQM so với quy định về quản lý thuế thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp chịu trách nhiệm xử lý kỷ luật tùy theo tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm. Đồng thời, người đứng đầu cơ quan thuế chịu trách nhiệm liên đới về hành vi vi phạm của nhân viên và chịu sự xử lý của cơ quan thuế cấp trên. Đối với công chức tiếp tay, bao che cho hành vi sử dụng, mua bán hóa đơn bất hợp pháp của DN, hoặc phát hiện nhưng không báo cáo với cấp trên, không kiểm tra xử lý DN thì cơ quan thuế cần tiến hành các biện pháp kỷ luật ngay để tạo tính răn de cho toàn hệ thống Thuế. Thứ tư, cơ quan thuế thực hiện luân chuyển đối với công chức thuế không trung thực, khách quan, gây phiền hà, nhũng nhiễu trong công tác quản lý DN sang các bộ phận không tiếp xúc trực tiếp với NNT như bộ phận hành chính, văn thư – lưu trữ, các bộ phận quản lý hồ sơ, nhập liệu và phân tích dữ liệu trên máy tính 3.4. Những kiến nghị về quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: 3.4.1. Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ ngành liên quan: Thứ nhất, về các văn bản pháp quy, BTC và các Bộ ngành liên quan xây dựng thống nhất rõ ràng, không đa nghĩa, tránh tình trạng mỗi người hiểu một kiểu, có tính bao quát trên phạm vi cả nước để mỗi địa phương có thể áp dụng ngay vào thực tiễn. Đối với các Thông tư và văn bản hướng dẫn phải nhanh chóng, kịp thời, tránh để các địa phương trên cả nước nói chung và Ngành Thuế trên địa bàn TP. HCM nói riêng lúng túng khi triển khai các chính sách thuế mới. Thứ hai, về đời sống vật chất, Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến thu thập của cá nhân để mỗi công chức thuế đều có thể yên tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ. Cần tuyên truyền, giáo dục, có cơ chế khen thưởng, vinh danh phù hợp để công chức thuế hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của 103 bản thân, từ đó đặt tâm huyết vào công việc hơn, có nhiều sáng kiến cải tiến công việc hơn. Thứ ba, khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức cung cấp dịch vụ thuế T-Van, các dịch vụ tư vấn thuế, kế toán thuế hướng dẫn tốt đối tượng nộp thuế thực hiện tốt công tác kê khai – kế toán thuế, quản lý chặt chẽ hóa đơn, chứng từ để hạch toán đúng tình hình sản xuất kinh doanh và xác định đúng nghĩa vụ thuế. Thứ tư, kiến nghị BTC rút ngắn thời gian tuyển dụng công chức thuế cho ngành Thuế trên địa bàn TP. HCM nói riêng, ngành Thuế trên cả nước nói chung để có thể tuyển thêm nguồn nhân lực trẻ, có chất lượng cho công tác trong Ngành, nhằm giúp giảm bớt áp lực về thiếu hụt nguồn nhân lực làm công tác thuế. Chỉ tiêu tuyển sinh cần đáp ứng được nhu cầu nhân lực của ngành Thuế, đảm bảo bù đắp được khối lượng công việc của các công chức đã đến tuổi nghỉ hưu. 3.4.2. Đối với Tổng Cục Thuế: Thứ nhất, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống dữ liệu tập trung của NNT để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong thời gian tới. Xây dựng và tích hợp các đường truyền thành một hệ thống ổn định, thống nhất, bảo mật để nâng cao hiệu quả quản lý. Tổng cục Thuế cần nghiên cứu hoàn thiện giao diện sử dụng của hệ thống dữ liệu của NNT theo hướng đơn giản, tiện lợi, không sử dụng quá nhiều thao tác để kết xuất dữ liệu. Thứ hai, Trường Nghiệp vụ Thuế trực thuộc TCT phối hợp với Cục Công nghệ Thông tin xây dựng các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho công chức thuế về nghiệp vụ quản lý KKTQM, nội dung chương trình sát với thực tiễn và xu hướng phát triển của kinh tế xã hội hiện nay để mỗi công chức thuế có đủ trình độ và năng lực công tác bất cứ vị trí công việc nào khi cần, đặc biệt là các cách thức khai thác, phân tích, tổng hợp dữ liệu từ nhiều ứng dụng quản lý thuế. 104 Thứ ba, TCT tiếp tục nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT vào tất cả các khâu quản lý thuế, đặc biệt áp dụng các ứng dụng đơn giản và trang điện tử hỗ trợ KKTQM cho cá nhân có nộp thuế và hộ kinh doanh cá thể. Ở góc độ quản lý thông tin NNT cần có sự thu thập và xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu một cách đầy đủ và chính xác về tổ chức, cá nhân nộp thuế từ các nguồn thông tin trong và ngoài ngành thuế, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng được các yêu cầu quản lý thuế, phục vụ cho công tác phân tích, dự báo thu NSNN và trong công tác chỉ đạo điều hành. Thứ tư, TCT sửa đổi, bổ sung đăng ký sử dụng và khai thuế điện tử phù hợp với Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời quy trình phải phù hợp với tình hình thực tiễn đăng ký và khai thuế qua mạng hiện nay. 3.4.3. Đối với các sở, ban, ngành liên quan trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Thứ nhất, Ủy ban nhân dân TP. HCM hỗ trợ, phối hợp với Cục Thuế TP. HCM tuyên truyền, khuyến khích DN nâng cao chất lượng KKTQM bằng việc kê khai hồ sơ thuế phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các DN nhà nước, các DN có vốn đầu tư nước ngoài, chống chuyển giá của DN nước ngoài. Thứ hai, kiến nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cục Thuế TP. HCM và các Chi cục Thuế quận/huyện trong việc thông báo kịp thời các DN thành lập mới, các DN rút giấy phép kinh doanh, các DN mua bán, sát nhập, chuyển đổi hình thức kinh doanh kịp thời, chính xác, đầy đủ để có sự quản lý đối tượng DN thực hiện KKTQM chặt chẽ hơn. Thứ ba, cơ quan Bảo hiểm xã hội phối hợp với ngành thuế trong việc xác định số liệu kê khai và đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan bảo hiểm có đúng với việc kê khai số lượng lao động cho cơ quan thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ cho NSNN. 105 Tiểu kết chƣơng 3 Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế trên địa bàn TP. HCM, chương 3 trình bày mục tiêu trọng tâm của ngành thuế, định hướng chủ yếu trong giai đoạn tới và những mục tiêu trọng tâm mà ngành Thuế TP. HCM cần thực hiện để đạt được mục tiêu chung, đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý KKTQM, bao gồm: hoàn thiện chính sách thuế; truyên truyền giáo dục cho các đối tượng chịu thuế và hướng dẫn hỗ trợ NNT về thủ tục và nội dung thực hiện KKTQM; Nâng cấp hệ thống hạ tầng thông tin đáp ứng cho nhu cầu KKTQM; Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp cho đội ngũ quản lý kê khai thuế qua mạng; Tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra các DN thực hiện KKTQM; Có các biện pháp chế tài nghiêm khắc cho cả đối tượng nộp thuế và cá nhân, tổ chức nhà nước trong quản lý kê khai thuế qua mạng. Các giải pháp này cần được toàn ngành Thuế trên địa bàn thực hiện đồng bộ và có khoa học, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý KKTQM trên địa bàn thành phố. 106 KẾT LUẬN Thực tế cho thấy kê khai thuế qua mạng là yêu cầu cấp thiết để thực hiện quản lý thuế và là hướng đi tất yếu nhằm từng bước hiện đại hóa ngành Thuế, tạo điều kiện cho DN trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, qua đó đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Hoàn thiện công tác quản lý KKTQM nhằm góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, tăng thu ngân sách nhà nước, phù hợp với quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong những năm qua, toàn ngành Thuế trên địa bàn TP HCM đã nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả quản lý KKTQM bằng việc triển khai đồng bộ nhiều công cụ, biện pháp. Tuy nhiên, công tác quản lý KKTQM vẫn còn một số cần khắc phục như công tác tuyên truyền hỗ trợ, công tác thanh tra, kiểm tra, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý thuế, dựa trên thực trạng kê khai thuế qua mạng của DN trên địa bàn TP.HCM, luận văn đã phân tích đánh giá tình hình quản lý KKTQM; từ đó đánh giá kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả quản lý kê khai thuế qua mạng, bao gồm: : hoàn thiện chính sách thuế; truyên truyền giáo dục cho các đối tượng chịu thuế và hướng dẫn hỗ trợ NNT về thủ tục và nội dung thực hiện KKTQM; Nâng cấp hệ thống hạ tầng thông tin đáp ứng cho nhu cầu KKTQM; Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp cho đội ngũ quản lý kê khai thuế qua mạng; Tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra các DN thực hiện KKTQM; Có các biện pháp chế tài nghiêm khắc cho cả đối tượng nộp thuế và cá nhân, tổ chức nhà nước trong quản lý kê khai thuế qua mạng. Đồng thời, luận văn còn đưa ra một số kiến nghị đến các bộ, ngành liên quan ở trung ương và tại thành phố Hồ Chí Minh. 107 Tuy có cố gắng trong việc thu thập số liệu và nỗ lực cao nhất trong quá trình hoàn thành luận văn, song do năng lực bản thân và giới hạn về tiếp cận nguồn dữ liệu nên luận văn khó tránh khỏi những sai sót nhất định, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô giảng viên và các bạn có quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn. 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Ban Cải cách và Hiện đại hóa Tổng cục Thuế (2015): Báo cáo chuyên đề Cải cách thủ tục hành chính thuế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, Hà Nội; 2. Vũ Văn Cương (2012), Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội; 3. Hà Thụy Hiền (2012) , Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn khai thuế qua mạng, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh; 4. Học viện Hành chính (2010), Giáo trình quản lý tài chính công và tài sản công, Hà Nội, Tài liệu lưu hành nội bộ; 5. Ngân hàng Thế giới (2011), Cải cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống hiệu quả và công bằng hơn, Việt Nam; 6. Ngân hàng thế giới (2014), Báo cáo môi trường kinh doanh toàn cầu, Hà Nội; 7. Phan Thị Thanh Lê (2014), Nâng cao chất lượng dịch vụ kê khai thuế qua mạng của Tổng cục Thuế, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh; 8. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Tổng cục Thuế - Ngân hàng thế giới (2017), Đánh giá cải cách thủ tục hành chính thuế - Mức độ hài lòng của doanh nghiệp năm 2016, Hà Nội; 9. Đỗ Thị Sâm (2013), Các yếu tố quyết định lựa chọn khai thuế qua mạng: nghiên cứu tình huống tại Chi cục Thuế quận 7, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh; 10. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2012), Xác định mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến việc sử dụng hệ thống kê khai thuế qua mạng tại Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh; 109 11. Sử Đình Thành – Vũ Thị Minh Hằng (2008), Nhập môn Tài chính Tiền tệ, Nhà xuất bản Lao động xã hội; 12. Tổng cục Thuế (2003), Báo cáo tổng kết đề tài nhánh “Thử nghiệm kê khai thuế GTGT qua mạng Internet”, Hà Nội; 13. PGS.TS. Lê Xuân Trường (2016), Cải cách thủ tục hành chính thuế: Nỗ lực vượt bậc, Tạp chí Tài chính tháng 1/2016; Tiếng Anh 14. Anna A. Che Azmi, Yusniza Kamarulzaman and Nor Haida Abdul Hamid (2012), Perceived Risk and the Adoption of Tax E-Filing, University of Malaysia, Malaysia; 15. Wannasiri Bhuasiri (2011), User acceptance of E-Government services: An empirical Investigation of the E-Tax filling and Payment System in Thailand, Korea Advanced Institute of Science and Technology, Korea; 16. Ng Lee Bee (2008), A study of taxpayers’ perception of adopting a personal tax e-filing system, University of Malaya, Malaysia; 17. Denise Edwards-Dowe (2008), E-Filing and E-Payments – The way forward, Caribbean Regional Technical Assistance Centre, Belize City; 18. Somnuk Keretho (2013), Report on design and implementation of e- government – Institutional Capacity Building on ICT Policies in Thailand, Kasetsart University, Thailand; 19. Lai, M.L., Siti Normala (2004), Towards an electronic filing system: A Malaysian survey, eJournal of Tax Research;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_ke_khai_thue_qua_mang_tren_dia_ban_thanh_ph.pdf
Luận văn liên quan