Luận văn Quản lý ngân sách công đoàn trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Ngân sách công đoàn là công cụ tài chính hết sức quan trọng của tổ chức công đoàn. Quản lý ngân sách công đoàn không chỉ nhằm tập trung nguồn lực tài chính vào quỹ ngân sách công đoàn, đáp ứng nhu cầu chi tiêu và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, mà còn là công cụ điều tiết, điều chỉnh góp phần rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh ở địa phương. Giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách công đoàn là vấn đề quan trọng hết sức cần thiết góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện. Bằng kiến thức học được từ chương trình Cao học Quản lý công ở Học viện Hành chính Quốc gia, với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác quản lý ngân sách công đoàn cấp huyện, bằng sự đầu tư công sức và thời gian thỏa đáng, Luận văn Cao học Quản lý ngân sách công đoàn trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã được hoàn thành đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đặt ra với những nội dung chủ yếu: Một là, luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về bản chất, đặc điểm và vai trò của quản lý ngân sách công đoàn; các yêu cầu, nội dung quản lý ngân sách công đoàn và các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý ngân sách công đoàn trên địa bàn huyện, bài học kinh nghiệm của một số địa phương có điều kiện, vị trí, địa lý, lực lượng lao động và công tác quản lý ngân sách công đoàn tương đồng với huyện Đồng Xuân làm cơ sở khoa học cho đề tài. Hai là, đánh giá thực trạng từng khoản thu, chi ngân sách công đoàn trên địa bàn huyện, xác định nguồn thu chủ yếu là 2% trên tổng số quỹ lương chi trả bảo hiểm xã hội của người lao động ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Trên cơ sở xu hướng biến động96 qua từng năm để đánh giá những kết quả đạt được, rút ra những hạn chế trong quá trình thực hiện; phân tích và chỉ rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách công đoàn để có cơ sở cho việc đề ra các giải pháp mang tính tổng thể nhằm quản lý ngân sách công đoàn trên địa bàn huyện Đồng Xuân trong thời gian đến. Ba là, trên cơ sở lý luận chung về quản lý ngân sách công đoàn, thực trạng quản lý ngân sách công đoàn và những nguyên nhân, hạn chế tác động, luận văn đã đề xuất 05 nhóm giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách công đoàn trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, đó là: - Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng lập, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách công đoàn; - Nhóm giải pháp về đổi mới công tác quản lý thu, chi ngân sách công đoàn; - Nhóm giải pháp về phân cấp quản lý ngân sách; - Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý NSCĐ; - Nhóm giải pháp về tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ngân sách công đoàn. Trong mỗi nhóm giải pháp đưa ra những giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách công đoàn. Đây là những giải pháp có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Bốn là, để thực thi các giải pháp trên, tác giả luận văn đề xuất một số ý kiến với Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên đối với quản lý ngân sách công đoàn.

pdf113 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý ngân sách công đoàn trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan HCSN, trên 70% thuộc các thành phần kinh tế khác; 100% số doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị Nhà nước và 70% trở lên các DN thuộc các thành phần kinh tế đủ điều kiện đều được thành lập công đoàn theo quy định Điều lệ Công đoàn Việt Nam. - Tiếp tục củng cố, xây dựng CĐCS vững mạnh. Phấn đấu hàng năm, có từ 70% trở lên trên tổng số CĐCS đạt vững mạnh, không có CĐCS yếu. 73 - Bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ công tác công đoàn và trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ công đoàn, phấn đấu có 100% cán bộ công đoàn các cấp được bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ công tác công đoàn theo chương trình đào tạo của Trường Đại học Công đoàn Việt Nam và Trường Đại học Tôn Đức Thắng, thành phố Hồ Chí Minh; 100% cán bộ chuyên trách công đoàn có trình độ đại học. Tham mưu Huyện ủy trong việc thực hiện công tác quy hoạch, trẻ hóa đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách. Chủ động giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp. Thứ tư, công tác kiểm tra công đoàn và vận động nữ công nhân, viên chức, lao động. - Hàng năm 100% công đoàn các cấp có UBKT hoặc cán bộ phụ trách công tác kiểm tra tổ chức kiểm tra đồng cấp ít nhất 01 lần/năm; có 50% công đoàn cấp dưới được kiểm tra. Nâng cao chất lượng hoạt động của UBKT công đoàn các cấp, phấn đấu có 70% trở lên số UBKT công đoàn đạt loại Tốt, không có UBKT công đoàn loại yếu. - Hàng năm phấn đấu nữ CNVCLĐ đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trên 90%; Trên 60% Ban Nữ công cơ sở đạt loại Xuất sắc, không có Ban Nữ công cơ sở yếu. Thứ năm, công tác quản lý ngân sách công đoàn. Thực hiện tốt công tác thu - chi, quản lý ngân sách công đoàn theo đúng quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, sinh hoạt văn hóa, thi đua khen thưởng, phúc lợi xã hội và các hoạt động khác của CNVCLĐ, việc trả lương hoặc phụ cấp cho cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp; ưu tiên kinh phí cho phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, hoạt động chăm lo bảo vệ 74 CNVCLĐ và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện tiết kiệm, chống tham nhũng, lãnh phí trong công tác quản lý ngân sách công đoàn. 3.1.3. Quan điểm, phương hướng về quản lý ngân sách công đoàn Thứ nhất, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, đứng đầu là đồng chí Chủ tịch Công đoàn các cấp phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác thu, chi, quản lý tài chính, tài sản công đoàn. Từng đơn vị phải xem xét, đánh giá toàn bộ công tác quản lý, sử dụng ngân sách công đoàn ngay từ khâu giao dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán, từ đó có biện pháp chấn chỉnh những yếu kém trong công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn. Thứ hai, thực hiện tốt việc tổ chức thu và quản lý nguồn thu ngân sách công đoàn, nhất là kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Chú trọng công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, các Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ nông nghiệp. Thứ ba, thực hiện quản lý tài chính công đoàn đảm bảo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác công đoàn trong tình hình mới. Tham mưu LĐLĐ tỉnh trong việc phân cấp quyền hạn với trách nhiệm của đơn vị dự toán ngân sách công đoàn. Điều chỉnh, bổ sung những bất hợp lý trong các quy định về phân phối và sử dụng ngân sách công đoàn theo quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; chế độ báo cáo, kiểm tra tài chính công đoàn. Thứ tư, kiểm tra, chấn chỉnh chế độ chi tiêu nội bộ đang thực hiện tại các cấp công đoàn, chấm dứt việc tự đặt ra quy chế chi tiêu trái quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao dộng Việt Nam. 75 Thứ năm, công tác quản lý, sử dụng các loại qũy xã hội, qũy do công đoàn phát động phải đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích và các quy định của Nhà nước, của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Nghiêm cấm sử dụng sai mục đích các loại qũy do công đoàn vận động và quản lý. Thứ sáu, thực hành, tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý ngân sách công đoàn. Thứ bảy, thực hiện đúng chế độ kế toán của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý tài chính công đoàn. Tăng cường trách nhiệm quản lý thu, chi ngân sách công đoàn, kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm kỷ luật tài chính và chế độ kế toán. Tăng cường công tác kiểm tra của Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ công tác quản lý ngân sách công đoàn đối với công đoàn cấp dưới. Thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị của các cơ quan kiểm tra có thẩm quyền. Thường xuyên đôn đốc việc thanh quyết toán các khoản tạm ứng, kiểm tra tiền mặt tồn qũy của đơn vị mình theo định kỳ và đột xuất; hằng năm tổ chức kiểm kê tài sản báo cáo công đoàn cấp trên theo quy định của chế độ kế toán. Thứ tám, thực hiện nghiêm kế độ khen thưởng, kỷ luật về công tác tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. 3.2. Giải pháp quản lý ngân sách công đoàn trên địa bàn huyện Đồng Xuân 3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng lập, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách công đoàn 3.2.1.1. Về công tác lập dự toán Quy trình ngân sách hiện hành trải qua nhiều tầng nấc với nhiều thủ tục phức tạp, cấp trên vẫn còn làm thay cho cấp dưới, làm cho việc xét duyệt dự toán chưa sát với thực tế, chất lượng còn thấp. Do vậy cần phải tăng cường 76 thời gian cho việc lập, xét duyệt và quyết định dự toán. Tăng cường, nâng cao chất lượng dự báo nguồn thu ở mỗi cấp công đoàn nhằm nâng cao chất lượng lập và chấp hành dự toán ngân sách mỗi cấp. Đề xuất với Tổng LĐLĐ Việt Nam cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi tiêu hiện hành làm căn cứ cho việc lập dự toán chi ngân sách một cách có khoa học, phù hợp với thực tế. Cần quan tâm tạo ra sự tương quan giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trong phạm vi ngân sách của địa phương. LĐLĐ huyện cần phải chủ động tạo ra sự gắn kết giữa các mục tiêu, nhiệm vụ công tác công đoàn với kế hoạch ngân sách ngay từ khâu chuẩn bị dự toán để tránh tình trạng dự toán chạy theo mục tiêu, nhiệm vụ công tác công đoàn, khắc phục tính hình thức trong việc lập dự toán ở mỗi cấp. Cụ thể như sau: Lập dự toán thu: Dự toán thu ngân sách phải được xây dựng từ cơ sở, tuân thủ những căn cứ lập dự toán, thể hiện rõ mục tiêu tăng trưởng, bền vững, xây dựng tích cực, vững chắc, có tính khả thi cao, bám sát dự báo tình hình phát triển sản xuất kinh doanh, lao động, đoàn viên, quỹ lương của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Khi giao dự toán phải tránh tình trạng dự toán không sát với thực tế, chưa tính hết nguồn thu trên địa bàn. Dự toán phải được coi là căn cứ để đơn vị thực hiện, không được coi như dự toán được giao chỉ mang tính kế hoạch. Lập dự toán chi: Từng bước xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn cho các đơn vị trực thuộc theo hướng quản lý đầu ra và kết quả hoạt động nhằm giải quyết những yếu kém của công tác lập dự toán chi ngân sách theo kiểu tăng dần. 3.2.1.2. Về công tác chấp hành dự toán Trong quá trình chấp hành ngân sách mỗi cấp công đoàn phải có biện pháp tổ chức thực hiện dự toán đã được công đoàn cấp trên giao. Theo dõi sát 77 các nhân tố ảnh hưởng đến ngân sách để có biện pháp tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc. Thu ngân sách công đoàn phải đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời; chi ngân sách công đoàn phải thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định, được thủ trưởng đơn vị quyết định chi. Công đoàn các cấp không được đặt ra các khoản thu, chi trái với quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Người đứng đầu công đoàn các cấp, thủ trưởng đơn vị dự toán chịu trách nhiệm tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí, chống tham nhũng tài chính của cấp mình. Trong quá trình chấp hành ngân sách cần tạo điều kiện cho mỗi cấp công đoàn được chủ động điều hành ngân sách cấp mình, tránh trình trạng cấp dưới phải bị động do lệ thuộc vào cấp trên. Đối với khoản chi cấp kinh phí hoạt động cho cấp dưới đã được duyệt trong năm thì ngân sách cấp trên phải bảo đảm cấp phát kịp thời, không để ngân sách cấp dưới bị động và lệ thuộc quá nhiều vào cấp trên, không bảo đảm tiến độ công việc và các nhiệm vụ đề ra. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong quá trình chấp hành ngân sách. Việc kiểm tra, thanh tra là một nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý ngân sách, được coi là một trong những yếu tố khai thác nguồn tài chính và quản lý, sử dụng chặt chẽ nguồn tài chính đó. Hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo trong lĩnh vực ngân sách, bảo đảm cung cấp kịp thời các thông tin về chấp hành ngân sách của mỗi cấp ở địa phương, giúp cho Ban Chấp hành công đoàn và cơ quan chuyên môn nắm được tình hình và có quyết sách kịp thời, chính xác, có hiệu lực và hiệu quả để ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, thất thoát, tham nhũng trong quản lý tài chính công đoàn. Để hỗ trợ hoạt động thông tin, cần trang bị cho bộ phận 78 quản lý ngân sách các phương tiện thông tin hiện đại và máy móc thiết bị để đảm bảo làm tốt công việc này. 3.2.1.3. Về công tác quyết toán Quyết toán ngân sách là khâu cuối cùng của chu trình quản lý NSCĐ, phản ánh tình hình chấp hành NSCĐ hằng năm. Để công tác quyết toán NSCĐ được thống nhất, kịp thời và chính xác cần phải thực hiện tốt các nội dung sau: Đề cao trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng đơn vị dự toán trong quá trình quyết toán để bảo đảm chất lượng quyết toán từ cấp cơ sở. Hiện nay, việc các công đoàn cấp trên cơ sở duyệt quyết toán cho các đơn vị dự toán cấp dưới mang tính hình thức, đôi khi chỉ là định hướng để cơ sở hợp pháp hóa chứng từ. Vì vậy, nên để cho thủ trưởng đơn vị dự toán sử dụng ngân sách tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình và quyết toán. Đồng thời tự chịu trách nhiệm về các quyết định chi của mình và quyết toán của đơn vị, chịu trách nhiệm trước pháp luật và công đoàn cấp trên về thời gian và chất lượng quyết toán. Cần phải chú trọng đến khâu phân tích quyết toán ngân sách, thực hiện được việc xem xét để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của từng nghiệp vụ thu, chi ngân sách thể hiện trên chứng từ để bảo đảm chất lượng quyết toán và gắn kết giữa ngân sách với kết quả và hiệu quả hoạt động công đoàn trên các lĩnh vực. LĐLĐ huyện phải thường xuyên hướng dẫn và tập huấn nghiệp vụ lập quyết toán và phân tích quyết toán cho các đơn vị cấp dưới để rút ngắn thời hạn nộp báo cáo quyết toán cho cấp trên để có điều kiện xem xét, phê duyệt đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của báo cáo quyết toán. Trong báo cáo quyết toán phải có thuyết minh chi tiết phân tích nguyên nhân tăng, giảm các khoản thu và các lĩnh vực chi của ngân sách so với dự 79 toán đầu năm đã được phân bổ làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch hoạt động công đoàn và xây dựng dự toán những năm tiếp theo. Việc quyết toán NSCĐ phải được thực hiện từ các đơn vị cơ sở, số quyết toán phải là số thực thu, thực chi theo từng nội dung kinh tế phản ánh đúng mục lục ngân sách công đoàn và trong dự toán năm được duyệt. Kiên quyết xuất toán những khoản chi không đúng chế độ, chi sai mục đích nhằm thu hồi vốn cho NSCĐ. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Yên, LĐLĐ tỉnh vẫn chưa ban hành quy định về thời gian lập báo cáo quyết toán cho các cấp dưới. Vì vậy, cần nghiên cứu, đề xuất để LĐLĐ tỉnh ban hành quy định thời gian quyết toán để có thời gian hợp lý nhằm nâng cao chất lượng lập, thẩm định, xét duyệt quyết toán. 3.2.2. Nhóm giải pháp về đổi mới công tác quản lý thu, chi ngân sách công đoàn 3.2.2.1. Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách công đoàn Tiếp tục nâng cao trình độ quản lý, khả năng tiếp cận công nghệ mới của cán bộ, công chức để áp dụng vào công tác quản lý ngân sách có hiệu quả. Tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Quản lý tốt các nguồn thu hiện có, rà soát để đảm bảo không để sót các nguồn thu theo quy định. Tập trung chỉ đạo tăng cường công tác quản lý chống thất thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn, nhất là khu vực kinh tế ngoài nhà nước và Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ nông nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau như phối hợp với các cơ quan Thuế, Tài chính, Kho bạc. Chú trọng việc Công đoàn chủ động, độc lập thực hiện quyền kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật trong việc thu kinh phí công đoàn. Tiếp tục nắm chắc tình hình lao động, tiền lương của các cơ quan, tổ 80 chức, doanh nghiệp, phân tích nhân tổ ảnh hưởng làm tăng, giảm nguồn thu trên địa bàn, từng khoản thu, để có biện pháp chỉ đạo khai thác tăng thu. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan Thuế, Tài chính, Kho bạc trong việc thu kinh phí công đoàn. Tiếp tục thực hiện quy chế phối hợp với cơ quan Thuế trong việc kiểm tra trích nộp kinh phí công đoàn đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiến nghị Huyện ủy, UBND huyện có ý kiến chỉ đạo. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức hiểu biết Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nhất là khu vực ngoài nhà nước. Qua đó, góp phần để các doanh nghiệp và đoàn viên hiểu rõ lợi ích và nghĩa vụ về trích nộp kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn. Đẩy mạnh việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, trọng tâm là ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước nhằm khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách công đoàn một cách ổn định, bền vững và phát triển, đảm bảo cân đối ngân sách trên địa bàn. Thực hiện tốt các biện pháp đôn đốc thu nợ, phân loại từng khu vực để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định. Đôn đốc thu dứt điểm các khoản nợ cũ, hạn chế phát sinh khoản nợ mới. 3.2.2.2. Đổi mới công tác quản lý chi ngân sách công đoàn Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ quản lý, tuyên truyền cho mọi đối tượng chi ngân sách có ý thức trách nhiệm trong việc chi tiêu ngân sách có hiệu quả. Trong chỉ đạo điều hành chi ngân sách các cấp phải đảm bảo ưu tiên cao nhất cho chi thường xuyên. Điều hành chi phải đúng nội dung công việc, nội dung có tính đặc thù phục vụ kịp thời nhiệm vụ từng cấp, từng ngành, từng đơn vị, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đặt ra. 81 Quán triệt tinh thần tiết kiệm ngay từ khâu lập dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách và sử dụng ngân sách. Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và công đoàn cấp trên về việc sử dụng nguồn kinh phí được giao. Tiếp tục nghiên cứu và đề xuất việc phân cấp hợp lý để nâng cao tính chủ động và hiệu quả trong công tác thu, chi ngân sách. Phát huy tính chủ động của các cấp công đoàn trong quản lý và điều hành ngân sách, đảm bảo chi trong dự toán, đúng mục tiêu, nội dung đã duyệt; chủ động cân đối ngân sách để giải quyết các nhiệm vụ chi cần thiết và do yêu cầu đột xuất phát sinh. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách công đoàn. Giảm chi phí chi hành chính, hội họp, tiếp khách, tăng kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, sinh hoạt văn hoá, thi đua khen thưởng, phúc lợi xã hội và các hoạt khác của CNVCLĐ, ưu tiên kinh phí cho công tác phát triển đoàn viên, hoạt động bảo vệ CNVCLĐ và xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp. Mua sắm tài sản phải thực hiện đầy đủ thủ tục, đúng quy trình và kiểm tra chặt chẽ số lượng, chất lượng, đơn giá trước khi thanh toán. Các khoản chi tiêu mua sắm phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định. Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý ngân sách công đoàn. Sau khi dự toán, quyết toán được công đoàn cấp trên phê duyệt phải công khai rộng rãi đến CNVCLĐ, đoàn viên công đoàn để họ giám sát và chất vấn trong các cuộc họp của công đoàn. Tăng cường trách nhiệm giải trình của người đứng đầu trong việc sử dụng ngân sách công đoàn được giao. 3.2.3. Nhóm giải pháp về phân cấp quản lý ngân sách Mục tiêu đổi mới phân cấp quản lý ngân sách công đoàn là tăng cường quyền chủ động, trách nhiệm của các cấp công đoàn trong quản lý, điều hành ngân sách để xây dựng một nền tài chính lành mạnh, công khai, tăng cường 82 kỷ cương, kỷ luật và thực hiện chế độ trách nhiệm của đơn vị, chủ động đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra. Khi phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và xác định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp công đoàn cần đảm bảo một số vấn đề sau: 3.2.3.1. Phân cấp nguồn thu Phân cấp nguồn thu phải đảm bảo cho Công đoàn các cấp có sự độc lập và linh hoạt nhất định trong nguồn lực tài chính của địa phương. Để làm được điều này cần thiết phải tăng cường nguồn thu tự có của từng đơn vị, thực hiện việc chia sẻ nguồn thu trên cơ sở hiệu quả, hợp lý. Bảo đảm mức độ thỏa đáng nguồn thu dành cho Công đoàn các cấp. Những nguồn lực tài chính được phân cấp phải bảo đảm tính có thể dự toán được để tạo điều kiện cho cấp dưới tính toán được nguồn thu của mình và sử dụng nguồn lực đó cho những hoạt động dự kiến. Nguồn thu phải được xác định rõ ràng, ổn định. Việc tính toán phân bổ nguồn lực phải đơn giản, dựa trên những yếu tố khách quan. Việc phân cấp nguồn thu phải tạo ra động lực cho Công đoàn các cấp tạo thêm và nuôi dưỡng nguồn thu. Phân cấp nguồn thu cũng cần đảm bảo sự công bằng giữa các cấp công đoàn. Như vậy một mặt nâng cao được tính chủ động, sáng tạo, mặt khác đảm bảo ngân sách các cấp được quyết định chi tiết sát với thực tế địa phương, từ đó nâng cao chất lượng công tác lập dự toán và việc điều hành ngân sách cũng sát với dự toán được giao hơn. Việc tính toán phân bổ nguồn lực cho các cấp công đoàn phải đơn giản dựa trên những yếu tố khách quan, theo những công thức rõ ràng, dễ hiểu để có thể tính toán được nguồn thu của mỗi cấp. 3.2.3.2. Về phân cấp nhiệm vụ chi Việc phân cấp nhiệm vụ chi tiêu cho mỗi cấp cần phải tương ứng với nguồn thu được phân cấp cho cấp đó. Chấm dứt tình trạng cấp trên giao 83 nhiệm vụ chi cho cấp dưới mà không gắn với việc giao nguồn lực tương ứng để thực thi nhiệm vụ này. Tăng cường nguồn lực tài chính cho cấp cơ sở để bảo đảm đáp ứng các nhiệm vụ chi tiêu. 3.2.3.3. Hoàn thiện định mức phân bổ dự toán Việc phân bổ dự toán phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi tiêu theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Cần tiếp tục hoàn thiện định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách công đoàn cho các công đoàn cấp trên cơ sở cho phù hợp với tình hình thực tế. Trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi nhanh chóng, lạm phát còn ở mức cao, cần ra soát điều chỉnh định mức này hàng năm. 3.2.4. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý ngân sách công đoàn Tài chính, tài sản công đoàn là điều kiện, phương tiện vật chất đảm bảo cho Công đoàn hoạt động. Do vậy, việc quản lý, sử dụng chặt chẽ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức công đoàn. Kiểm tra tài chính là một trong những nhiệm vụ của Ủy ban kiểm tra công đoàn nhằm thực hiện quyền kiểm tra theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Nhưng việc kiểm tra tài chính đồng cấp và cấp dưới còn rất hạn chế, hiệu quả chưa cao. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý ngân sách công đoàn cần phải thực hiện một số giải pháp sau: Cần phải kiện toàn lại Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp cả về số lượng và chất lượng để giúp Ban Chấp hành công đoàn thực hiện kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn cùng cấp và cấp dưới một cách đúng đắn và hiệu quả. Bồi dưỡng nâng cao trình độ ủy viên Ủy ban kiểm tra về lĩnh vực tài chính. Đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm tra phải 84 có trình độ và tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, liêm khiết và chấp hành tốt các quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, am hiểu các quy định về quản lý kinh tế, tài chính có như vậy thì công tác thanh tra, kiểm tra mới đạt kết quả cao. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình quản lý, sử dụng ngân sách. Việc xử lý các sai phạm trong công tác thanh tra, kiểm tra cần phải được làm ngay và cương quyết, triệt để, đúng luật, có căn cứ cụ thể nhằm ngăn ngừa những sai phạm tiếp diễn mang tính hệ thống. Song song với việc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, cần tăng cường kiểm tra đột xuất quỹ tiền mặt, hoặc có dấu hiệu vi phạm nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi tham nhũng. Kiểm tra tài chính nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, khai thác hết nguồn thu đã quy định. Chi đúng nội dung, mục đích; quản lý chặt chẽ đúng nguyên tắc, chế độ; thực hiện tốt dự toán thu, chi hàng năm đã được Ban Chấp hành công đoàn thông qua. Làm tốt công tác kiểm tra tài chính sẽ góp phần tăng cường quản lý tài chính, tài sản, bảo vệ lợi ích đoàn viên, bảo vệ cán bộ, nâng cao uy tín của tổ chức, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh. Cần phải hiện đại hóa công tác thanh tra, trang bị cho công tác thanh tra các phương tiện kỹ thuật, công nghệ phù hợp để công tác thanh tra, kiểm tra phát huy hiệu quả cao nhất. Tăng cường sự giám sát của đoàn viên, CNVCLĐ vào quá trình quản lý ngân sách công đoàn ở mỗi cấp. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho đoàn viên, CNVCLĐ chất vấn tổ chức công đoàn đối với các khoản chi tiêu ngân sách. 85 3.2.5. Nhóm giải pháp về tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ngân sách công đoàn 3.2.5.1. Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và đội ngũ làm công tác tài chính, nhất là cán bộ ở công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên cơ sở nhằm nâng cao năng lực quản lý và điều hành công tác tài chính. Xây dựng đội ngũ cán bộ có lập trường tư tưởng vững vàng, luôn trung thành với đường lối đổi mới của Đảng khởi xướng và lãnh đạo, phẩm chất đạo đức, kiến thức, năng động, sáng tạo, bản lĩnh và có chế độ đãi ngộ phù hợp; gắn đào tạo lý thuyết với rèn luyện kỹ năng thực hành nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ đủ sức hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đây được xem là một trong những giải pháp tích cực, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác quản lý ngân sách công đoàn trên địa bàn huyện. Coi trọng việc biên soạn giáo trình và tài liệu bồi dưỡng chuyên sâu các kỹ năng tuyên truyền pháp luật và hỗ trợ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trích nộp kinh phí công đoàn, đoàn viên đóng đoàn phí công đoàn; kiểm tra, thanh tra, kê khai và kế toán trích nộp kinh phí công đoàn; quản lý nợ và thu nợ kinh phí công đoàn. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tập huấn và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên kiêm chức LĐLĐ huyện. Tăng cường kinh phí chi cho đào tạo, bồi dưỡng. Theo đó, hằng năm các cấp công đoàn có kế hoạch tăng cường nguồn lực, đầu tư từ 10-15% 86 nguồn kinh phí chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, tỷ lệ này được coi như chỉ tiêu công tác để kiểm tra, đánh giá xếp loại hàng năm. Tranh thủ các nguồn tài chính và sự hỗ trợ kinh phí của chính quyền, doanh nghiệp cho công tác đào tạo, bối dưỡng cán bộ công đoàn; sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, áp dụng rộng rãi phương pháp dạy học tích cực. Tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên kiêm chức đi học tập, nghiên cứu ở trong và ngoài tỉnh để trao đổi kinh nghiệm làm phong phú thêm lý luận, phương pháp và các kỹ năng truyền đạt. 3.2.5.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ngân sách công đoàn Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin được ứng dụng hầu hết mọi lĩnh vực và ngày càng thể hiện rõ vai trò là công cụ đắc lực của mình. Do vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, điều hành ngân sách công đoàn thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý là hết sức cần thiết. Hiện nay, hầu hết các Công đoàn cấp trên cơ sở trong cả nước đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách công đoàn và đã đem lại hiệu quả cao. Vì vậy công tác quản lý ngân sách cần phải đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, thiết bị tin học, máy vi tính nhằm cập nhật, phân tích kịp thời các thông tin về tình hình tài chính một cách có khoa học, đi đôi với việc trang bị máy móc, thiết bị cần phải tập huấn đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính về chuyên môn, kiến thức cơ bản. Đây cũng được xem là giải pháp góp phần nâng cao chất lượng lập báo cáo dự toán, quyết toán ngân sách công đoàn. Triển khai áp dụng rộng rãi phần mềm quản lý tài chính của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đối với các công đoàn cơ sở trên địa bàn huyện nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, giúp cho Ban Chấp hành công 87 đoàn nắm chắc tình hình và có quyết sách kịp thời để ngăn chặn tình trạng tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong quản lý tài chính. 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Đối với Nhà nước Cần hoàn thiện pháp luật thu kinh phí công đoàn. Việc thu kinh phí công đoàn gắn với nghĩa vụ đóng góp của doanh nghiệp đã được pháp luật quy định mang tính lịch sử từ Sắc lệnh số 108-SL ngày 5 tháng 11 năm 1957 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Luật Công đoàn và được cụ thể hóa vào Nghị định số 118-TTg ngày 9 tháng 4 năm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ban hành. Trong đó Điều 19 Nghị định quy định: “Để góp vào quỹ công đoàn, Giám đốc xí nghiệp Nhà nước, thủ trưởng cơ quan trường học, chủ xí nghiệp tư bản tư doanh, hiệu trưởng trường tư thục, hàng tháng nộp cho quỹ công đoàn thuộc tài khoản của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ở Ngân hàng quốc gia Việt Nam, một số tiền gọi là kinh phí công đoàn bằng 2% tổng số tiền lương cấp phát trong tháng cho toàn thể công nhân, viên chức không phân biệt trong hay ngoài biên chế”. Kế thừa Luật Công đoàn năm 1957, ngày 30 tháng 6 năm 1990, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa VIII đã thông qua Luật Công đoàn và ngày 7 tháng 7 năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) công bố. Tại khoản b Điều 16 Luật Công đoàn quy định: “Tiền trích từ quỹ cơ quan, đơn vị, tổ chức chuyển vào quỹ công đoàn theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng” Luật Công đoàn năm 1990, cụ thể hóa Hiến pháp 1980, là bước phát triển quan trọng của pháp luật về công đoàn ở nước ta trong giai đoạn đất nước hết chiến tranh, từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 88 Luật Công đoàn năm 2012, ngày 20 tháng 6 năm 2012, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Công đoàn. Tại khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn quy định: “Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động”[8]. Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, bên cạnh những thuận lợi, hoạt động công đoàn còn gặp không ít khó khăn, thách thức như: chưa có đủ cơ chế, chính sách cụ thể để chăm lo, xây dựng, phát triển giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn; việc thu kinh phí công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và các Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gặp rất nhiều khó khăn. Pháp luật công đoàn chưa có các biện pháp chế tài phù hợp để xử lý số doanh nghiệp trốn tránh, không trích nộp kinh phí công đoàn. Quyền công đoàn trong việc quản lý, hướng dẫn sử dụng ngân sách công đoàn chưa rõ ràng; một số quyền, lợi ích cơ bản của công nhân, viên chức, lao động và quyền công đoàn còn chậm được thực thi; chế độ đãi ngộ, bảo vệ cán bộ công đoàn chưa được chú trọng,... Để tổ chức công đoàn mạnh, cộng với nguồn kinh phí công đoàn được đảm bảo sẽ tạo điều kiện để tổ chức công đoàn thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, thông qua thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; tuyên truyền giáo dục người lao động học tập nâng cao nhận thức chính trị, trình độ văn hóa, tay nghề; tập huấn cho người lao động hiểu biết pháp luật lao động, ý thức tổ chức kỷ luật để thực hiện tốt hơn nội quy lao động, đặc biệt là tổ chức tốt phong trào thi đua lao động sản xuất góp phần tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; đồng thời 89 xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững. Để đáp ứng những đòi hỏi bức thiết của hoạt động công đoàn trong thời gian tới, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập thế giới ngày một sâu rộng, với sự phát triển nhanh chóng của khu vực kinh tế tư nhân; quan hệ lao động có sự thay đổi căn bản về chất và có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp, việc Nhà nước có quy định chế tài xử lý lĩnh vực trích nộp kinh phí công đoàn là hết sức cần thiết. Theo Điều 24c, Nghị định 88/2015/NĐ-CP, ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định, phạt tiền từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng KPCĐ tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau: Chậm đóng KPCĐ, đóng KPCĐ không đúng mức quy định, đóng KPCĐ không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng. Tuy nhiên, đến nay, LĐLĐ huyện chưa xử phạt được trường hợp nào. Mặt dù LĐLĐ huyện đã thuyết phục, đôn đốc nhưng các chủ doanh nghiệp lơ là, chây ỳ, không thực hiện. Bởi hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm, người lao động trong doanh nghiệp chưa nhận thức được quyền lợi, chịu sự chi phối của chủ doanh nghiệp. Tuy cơ chế xử phạt đã có, nhưng chưa có quy định cơ quan, hay tổ chức nào đứng ra xử phạt và số tiền xử phạt sẽ do ai quản lý, dẫn đến việc các doanh nghiệp trên địa bàn hiện nay không chịu nộp kinh phí công đoàn. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước cần có chế tài xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. 3.3.2. Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách. Theo quy định phân cấp quản lý ngân sách của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cấp tỉnh quyết định phân cấp nguồn thu cho cấp huyện. 90 Trong thời gian vừa qua nhiều tỉnh đã tập trung các nguồn thu chủ yếu cho cấp tỉnh, phân cấp hạn chế hoặc không phân cấp cho cấp huyện khiến cho cấp huyện mất đi khả năng tự chủ trong việc xác định nguồn thu, dự toán chi và điều hành ngân sách theo kế hoạch. Việc phân cấp nhiệm vụ chi của các cấp công đoàn trong Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng không rõ ràng. Theo Luật Công đoàn, địa phương phải thực hiện hầu hết các nhiệm vụ chi giống như của Trung ương, chỉ khác biệt ở chỗ do địa phương quản lý. Trách nhiệm chi của cấp huyện không được quy định rõ khiến cho cấp này không có được sự tự chủ, độc lập về ngân sách. Nên quy định trong Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam về nhiệm vụ thu, các nguồn thu và nhiệm vụ chi của mỗi cấp. - Hoàn thiện phân cấp quy trình thực hiện ngân sách. Cần phải nghiên cứu ban hành quy định lại thời gian xây dựng dự toán, phân bổ dự toán, quyết định dự toán cho các cấp công đoàn. Chẳng hạn, hiện nay trong Quy chế quản lý tài chính chưa quy định thời gian giao dự toán cho các cấp công đoàn, do đó ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành ngân sách của địa phương, cấp dưới thường bị động và lệ thuộc vào cấp trên. Cần hạn chế sự can thiệp của cấp trên vào việc lập, duyệt và phân bổ dự toán ngân sách cấp dưới. Tăng cường vai trò và thẩm quyền của Ban Chấp hành công đoàn mỗi cấp. - Hoàn thiện các tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu và định mức phân bổ ngân sách công đoàn. Cần không ngừng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu, rà soát những tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu đã lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế và sửa đổi, bổ sung những quy định mới cho phù hợp với thực tế. Hệ thống định mức phải trở thành căn cứ thực tế cho việc thực hiện và quyết toán chi tiêu. Chỉ trên cơ sở hệ thống định mức như vậy mới có thể thực hiện kiểm tra, 91 giám sát quá trình chi tiêu thực tế và ngăn chặn được tình trạng vận dụng trong chi tiêu. Mở rộng thẩm quyền cho địa phương trong việc ban hành một số định mức chi tiêu có tính chất đặc thù theo điều kiện cụ thể của địa phương, như: định mức hỗ trợ thành lập công đoàn cơ sở, hỗ trợ mua vé tàu xe cho công nhân về quê ăn tết nguyên đán, chi hỗ trợ thuê luật sư bảo vệ cán bộ, đoàn viên công đoàn khi thực hiện quyền đại diện bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động, của tổ chức công đoàn khi bị chủ doanh nghiệp sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm việc khác thu nhập giảm. Cần nghiên cứu để xác định định mức phân bổ ngân sách công đoàn của công đoàn cơ sở một cách khoa học và phù hợp với từng nội dung cụ thể. Không nên quy định tỷ lệ phần trăm một cách cứng nhắc mà giao cho từng công đoàn cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định. Hiện tại việc phân bổ kinh phí chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp không quá 30%; quản lý hành chính không quá 10%; hoạt động phong trào bằng 60% (trong đó chi hỗ trợ du lịch không quá 10%; Chi trợ cấp khó khăn không quá 10%). Trong từng lĩnh vực cũng cần quan tâm xác định mối tương quan thỏa đáng giữa các khoản mục chi, đặc biệt là tương quan giữa chi lương và các khoản chi ngoài lương nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau thì tỷ lệ giữa chi lương và các khoản chi ngoài lương trong tổng chi cũng có sự khác nhau tùy theo tính chất hoạt động, loại hình công đoàn cơ sở. Chẳng hạn, như việc phân bổ tỷ lệ phần trăm cho các nội dung chi trên là phù hợp với tính chất hoạt động, loại hình công đoàn cơ sở cơ quan hành chính sự nghiệp, nhưng không phù hợp với tính chất hoạt động, loại hình công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vì lý do, tính chất hoạt động, loại hình công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư 92 nước ngoài có quan hệ lao động diễn biến hết sức phức tạp, cần tăng tỷ lệ phần trăm chi hoạt động phong trào để thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động thông qua hoạt động thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp; tuyên truyền giáo dục người lao động học tập nâng cao trình độ chính trị, trình độ văn hóa, tay nghề; tập huấn cho người lao động hiểu biết pháp luật lao động vừa để thực hiện tốt kỷ luật lao động, nội quy lao động, vừa để tự bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm. Nguồn ngân sách công đoàn cũng giúp công đoàn tổ chức tốt phong trào thi đua lao động sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp, giảm thiểu tranh chấp lao động, ngăn ngừa đình công không theo đúng các quy định của pháp luật, nhằm đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững. Nên trao quyền và gắn trách nhiệm cho địa phương trong việc xác định định mức phân bổ cho các công đoàn cấp trên cơ sở theo định mức khung do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành. Địa phương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để phân bổ kinh phí cho phù hợp. Tuy nhiên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng cần hướng dẫn địa phương ban hành định mức phân bổ ngân sách. Cụ thể, mỗi tỉnh sẽ dựa vào điều kiện của mình để phân bổ ngân sách cho hoạt động phong trào, song phải dựa vào những tiêu chí mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn, tránh làm tùy tiện và thiếu khoa học. Về việc thực hiện Nghị quyết số 09c/NQ-BCH ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa XI) “Về điều chỉnh giảm tỉ trọng chi hành chính, hoạt động phong trào tại các cấp công đoàn để tạo nguồn kinh phí cho đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn phục vụ đoàn viên, công nhân, lao động các Khu công nghiệp, Khu chế xuất”. 93 Theo đó từ năm 2017 đến năm 2020, các cấp công đoàn phải điều chỉnh giảm 10% chi quản lý hành chính và điều chỉnh giảm 10% chi hoạt động phong trào nộp về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Xây dựng và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân lao động là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, là trách nhiệm của Đảng, của cả hệ thống chính trị, tổ chức công đoàn, của doanh nhân và công nhân lao động. Tuy nhiên, việc mỗi năm các cấp công đoàn giảm 10% chi quản lý hành chính và giảm 10% chi hoạt động phong trào sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động phong trào ở địa phương, cơ sở. Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có đề xuất với Chính phủ nên tăng dần ngân sách đầu tư, đồng thời có chính sách ưu đãi, khuyến khích huy động nguồn lực xã hội để xây dựng thiết chế văn hoá mới cho công nhân lao động ở Khu công nghiệp, Khu chế xuất. 3.3.3. Đối với Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên - Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia cho công đoàn cấp trên cơ sở nhằm khuyến khích tính năng động, sáng tạo của cấp dưới trong khai thác nguồn thu để tăng thu NSCĐ. Đồng thời căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để phân cấp cho phù hợp. - Thực hiện thí điểm cơ chế khoán chi thường xuyên đối với LĐLĐ huyện, Công đoàn ngành đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý tài chính, trên cơ sở xác định biên chế đầy đủ để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, có tính đến yếu tố đặc thù của huyện, ngành. - Tăng cường công tác kiểm tra nhằm ngăn ngừa sai phạm, lãng phí, tham nhũng trong quản lý tài chính. - Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng quản lý tài chính cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ làm công tác kế toán, nhất là công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước. 94 - Định kỳ hàng năm tiến hành sơ kết và thực hiện tổng kết theo nhiệm kỳ để đánh giá việc thực hiện quản lý ngân sách công đoàn. Tóm tắt Chương 3 Dựa trên cơ sở lý thuyết về quản lý ngân sách công đoàn, bài học kinh nghiệm về quản lý ngân sách công đoàn của một số địa phương và những đánh giá về thực trạng quản lý ngân sách công đoàn từ năm 2012 đến nay, tác giả đã đề xuất các giải pháp quản lý ngân sách công đoàn. Các giải pháp mang tính tổng thể từ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý ngân sách công đoàn nhằm tạo khuôn khổ pháp lý chặt chẽ trong việc xác định rõ thẩm quyền của trung ương và địa phương trong quản lý ngân sách công đoàn. Những giải pháp cụ thể để đẩy mạnh quản lý ngân sách công đoàn được tác giả đề xuất gắn liền với việc làm rõ các nội dung trong quản lý ngân sách công đoàn là: Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng lập, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách công đoàn; Nhóm giải pháp về đổi mới công tác quản lý thu ngân sách công đoàn; Nhóm giải pháp về phân cấp quản lý ngân sách; Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý ngân sách công đoàn; Nhóm giải pháp về tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ngân sách công đoàn. Ngoài ra, Luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp về quản lý ngân sách công đoàn trong thực tiễn có hiệu quả. 95 KẾT LUẬN Ngân sách công đoàn là công cụ tài chính hết sức quan trọng của tổ chức công đoàn. Quản lý ngân sách công đoàn không chỉ nhằm tập trung nguồn lực tài chính vào quỹ ngân sách công đoàn, đáp ứng nhu cầu chi tiêu và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, mà còn là công cụ điều tiết, điều chỉnh góp phần rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh ở địa phương. Giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách công đoàn là vấn đề quan trọng hết sức cần thiết góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện. Bằng kiến thức học được từ chương trình Cao học Quản lý công ở Học viện Hành chính Quốc gia, với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác quản lý ngân sách công đoàn cấp huyện, bằng sự đầu tư công sức và thời gian thỏa đáng, Luận văn Cao học Quản lý ngân sách công đoàn trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã được hoàn thành đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đặt ra với những nội dung chủ yếu: Một là, luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về bản chất, đặc điểm và vai trò của quản lý ngân sách công đoàn; các yêu cầu, nội dung quản lý ngân sách công đoàn và các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý ngân sách công đoàn trên địa bàn huyện, bài học kinh nghiệm của một số địa phương có điều kiện, vị trí, địa lý, lực lượng lao động và công tác quản lý ngân sách công đoàn tương đồng với huyện Đồng Xuân làm cơ sở khoa học cho đề tài. Hai là, đánh giá thực trạng từng khoản thu, chi ngân sách công đoàn trên địa bàn huyện, xác định nguồn thu chủ yếu là 2% trên tổng số quỹ lương chi trả bảo hiểm xã hội của người lao động ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Trên cơ sở xu hướng biến động 96 qua từng năm để đánh giá những kết quả đạt được, rút ra những hạn chế trong quá trình thực hiện; phân tích và chỉ rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách công đoàn để có cơ sở cho việc đề ra các giải pháp mang tính tổng thể nhằm quản lý ngân sách công đoàn trên địa bàn huyện Đồng Xuân trong thời gian đến. Ba là, trên cơ sở lý luận chung về quản lý ngân sách công đoàn, thực trạng quản lý ngân sách công đoàn và những nguyên nhân, hạn chế tác động, luận văn đã đề xuất 05 nhóm giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách công đoàn trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, đó là: - Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng lập, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách công đoàn; - Nhóm giải pháp về đổi mới công tác quản lý thu, chi ngân sách công đoàn; - Nhóm giải pháp về phân cấp quản lý ngân sách; - Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý NSCĐ; - Nhóm giải pháp về tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ngân sách công đoàn. Trong mỗi nhóm giải pháp đưa ra những giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách công đoàn. Đây là những giải pháp có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Bốn là, để thực thi các giải pháp trên, tác giả luận văn đề xuất một số ý kiến với Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên đối với quản lý ngân sách công đoàn. 97 Những giải pháp trên là đóng góp khoa học mới về mặt thực tiễn của luận văn. Chắc chắn có giá trị nhất định đối với các nhà hoạch định chính sách trong thực tế. Mặc dù tác giả đã cố gắng hết sức mình, nghiêm túc, khách quan trong việc nghiên cứu, nhưng với kiến thức còn hạn chế nên những vấn đề, nội dung và giải pháp được đề cập trong luận văn có thể còn thiếu sót, vì đây là vấn đề lớn, đòi hỏi cần có thời gian triển khai thực hiện, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Tác giả kính mong nhận được sự quan tâm chỉ bảo, giúp đỡ của các Thầy giáo, Cô giáo, các đồng chí và đồng nghiệp để bổ sung hoàn thiện Luận văn./. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28 tháng 01 năm 2008 về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 2. Chính phủ (2013), Nghị định số 191/2013/NĐ-CP, ngày 21 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết về tài chính công đoàn, Nxb Lao động, Hà Nội. 3. Nguyễn Hưng (2012), Hoàn thiện quản lý ngân sách công đoàn ở Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 4. Huyện ủy Đồng Xuân (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Đồng Xuân lần thứ XI, Nxb Công ty CP IN-TM Phú Yên, Phú Yên. 5. Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên (2013), Văn kiện Đại hội Đại biểu Công đoàn tỉnh Phú Yên lần thứ IX, Nxb Công ty CP IN-TM Phú Yên, Phú Yên. 6. Liên đoàn Lao động huyện Đồng Xuân (2012, 2013, 2014, 2015, 2016), Báo cáo tổng kết phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn huyện Đồng Xuân, Phú Yên. 7. Nguyễn Văn Quang (2016), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phân cấp tài chính công đoàn”, Trang Thông tin điện tử Công đoàn Tuyên Quang, ngày 26/7/2016, 8. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa 13 (2012), Luật Công đoàn, Nxb Lao động, Hà Nội. 99 9. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa 13 (2013), Hiến pháp, Nxb Lao động, Hà Nội. 10. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2014), Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa X, Nxb Lao động, Hà Nội. 11. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2014), Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ, ngày 04 tháng 03 năm 2014 về hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI, Nxb Lao động, Hà Nội. 12. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2014), Quyết định số 269/QĐ-TLĐ ngày 07 tháng 3 năm 2014 về tài chính công đoàn được quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn các cấp, Nxb Lao động, Hà Nội. 13. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2015), Quyết định số 270/QĐ-TLĐ, ngày 07 tháng 03 năm 2014 quy định về phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính, Nxb Lao động, Hà Nội. 14. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2015), Quyết định số 272/QĐ-TLĐ, ngày 07 tháng 03 năm 2014 quy định về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở, Nxb Lao động, Hà Nội. 15. Nguyễn Thị Thái (2016), “Một số giải pháp quản lý tài chính công đoàn”, Lao động và Công đoàn, (609), tr.9-10. 16. Nguyễn Khoa Hoài Thương (2014), “Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp về thu kinh phí công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, Trang Thông tin điện tử LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 18/12/2014, 100 PHỤ LỤC Phụ lục 1: So sánh kết quả thực hiện thu so với kế hoạch ĐVT: triệu đồng Năm Kế hoạch Thực hiện So sánh TH/KH Năm 2012 Thu kinh phí công đoàn 1.163 1.338 115,04% Thu kinh phí chỉ đạo phối hợp 04 05 125% Thu đoàn phí 556 678 121,94% Thu khác 87 - NSNN cấp 40 - Thu khác 47 Cộng 1.723 2.108 122,34% Năm 2013 Thu kinh phí công đoàn 1.459 1.485 101,78% Thu kinh phí chỉ đạo phối hợp 05 07 140% Thu đoàn phí 580 759 130,86% Thu khác 118 - NSNN cấp 42 - Thu khác 76 Cộng 2.044 2.369 115,90% Năm 2014 Thu kinh phí công đoàn 1.616 1.760 108,91% Thu kinh phí chỉ đạo phối hợp 07 09 128,57% Thu đoàn phí 834 895 107,31% Thu khác 74 - NSNN cấp 30 - Thu khác 44 Cộng 2.457 2.738 111,43% Năm 2015 Thu kinh phí công đoàn 1.950 2.127 109,07% Thu kinh phí chỉ đạo phối hợp 08 10 125% Thu đoàn phí 966 996 103,10% Thu khác 61 101 - NSNN cấp 13 - Thu khác 48 Cộng 2.924 3.194 109,23% Năm 2016 Thu kinh phí công đoàn 2.161 2.236 103,47% Thu kinh phí chỉ đạo phối hợp 10 12 120% Thu đoàn phí 1.129 1.187 105,13% Thu khác 64 - NSNN cấp 38 - Thu khác 26 Cộng 3.300 3.499 106,03% Tổng cộng 12.448 13.908 111,72% Nguồn: LĐLĐ huyện Đồng Xuân 102 Phụ lục 2: So sánh kết quả thực hiện chi so với kế hoạch (ĐVT: triệu đồng) Năm Nội dung Kế hoạch Thực hiện So sánh TH/KH 2012 Chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp 145 204 141% Chi phụ cấp cán bộ công đoàn 327 320 98% Chi quản lý hành chính 148 128 86% Chi huấn luyện, đào tạo 10 36 360% Chi hoạt động phong trào 444 855 193% Chi khen thưởng 10 04 40% Chi thăm hỏi cán bộ, đoàn viên 201 137 68% Chi khác 05 12 240% Cộng 1.290 1.696 131% 2013 Chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp 225 280 124% Chi phụ cấp cán bộ công đoàn 376 367 98% Chi quản lý hành chính 189 349 185% Chi huấn luyện, đào tạo 10 20 200% Chi hoạt động phong trào 575 786 137% Chi khen thưởng 20 13 65% Chi thăm hỏi cán bộ, đoàn viên 262 115 44% Chi khác 05 13 260% Cộng 1.662 1.943 117% 2014 Chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp 324 338 104% Chi phụ cấp cán bộ công đoàn 425 443 104% Chi quản lý hành chính 134 201 150% Chi huấn luyện, đào tạo 20 09 45% Chi hoạt động phong trào 1.172 1.198 102% Chi khen thưởng 20 14 70% Chi thăm hỏi cán bộ, đoàn viên 153 133 87% Chi khác 05 16 320% 103 Cộng 2.253 2.352 104% 2015 Chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp 356 389 109% Chi phụ cấp cán bộ công đoàn 592 519 88% Chi quản lý hành chính 240 261 109% Chi huấn luyện, đào tạo 10 21 210% Chi hoạt động phong trào 844 1.126 133% Chi khen thưởng 50 04 8% Chi thăm hỏi cán bộ, đoàn viên 371 143 39% Chi khác 05 19 380% Cộng 2.468 2.482 101% 2016 Chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp 285 259 91% Chi phụ cấp cán bộ công đoàn 684 518 76% Chi quản lý hành chính 215 193 90% Chi huấn luyện, đào tạo 20 08 40% Chi hoạt động phong trào 1.266 1.269 100% Chi khen thưởng 30 22 73% Chi thăm hỏi cán bộ, đoàn viên 30 51 170% Chi khác 0 0 Cộng 2.530 2.320 91,69% Nguồn: LĐLĐ huyện Đồng Xuân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_ngan_sach_cong_doan_tren_dia_ban_huyen_dong.pdf
Luận văn liên quan