Luận văn “Quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát
triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” phản ánh tương đối khách quan về
tình hình sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tại tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2011 – 2017 và đề xuất một số giải pháp
về chính sách cho thời gian tới. Qua việc phân tích và đánh giá thực chứng kế hợp
với các phương pháp nghiên cứu phổ biến, luận văn đi đến kết luận như sau:
ODA là hình thức hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ các nước, các tổ
chức quốc tế cho nước đang phát triển để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Được sự
quan tâm của Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Bình cũng
đã đạt được những thành tựu bước đầu trong việc thu hút vốn ODA vào sự nghiệp
phát triển của địa phương, nhiều dự án ODA có mức vốn đầu tư lớn đã được thực
hiện, góp phần thúc đẩy mọi mặt KT-XHcủa địa phương phát triển nói chung và của
ngành nông nghiệp nói riêng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời
sống của nhân dân. Đối với tỉnh Quảng Bình, lĩnh vực NN&PTNT là lĩnh vực được
ưu tiên tài trợ vốn ODA.
Trong giai đoạn 2011-2017, tỉnh Quảng Bình quản lý 13 dự án ODA trong
lĩnh vực NN&PTNT với tổng vốn cam kết là 128,208 triệu USD, chiếm khoảng
38,43 % tổng vốn ODA đầu tư cho tỉnh Quảng Bình. Các nhà tài trợ ODA chính
trong giai đoạn này là WB, ADB và IFAD. Nguồn vốn ODA đã đóng góp nguồn
lực không nhỏ cho sự phát triển của tỉnh, hỗ trợ xây dựng và điều chỉnh chiến lược
và chính sách phát triển nông nghiệp, đồng thời cải tiến khoa học kỹ thuật trong
nông nghiệp, hỗ trợ sản xuất và giúp tăng cường năng lực cho người nông dân.
Những thành công trong kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển nông nghiệp, nông
thôn được tài trợ bởi nguồn vốn ODA đã góp phần cải thiện đáng kể ngành nông
nghiệp nông thôn của tỉnh.
123 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nguồn vốn oda trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình giao thông nông thôn với tổng chiều dài 142,7 km gồm
bê tông hóa, nhựa hóa và đường cấp phối.
- 29 công trình thuỷ lợi với 23.974 m kênh mương được kiên cố hoá
- 53 công trình xây dựng khác (chợ, trường mầm non, điện, ống dẫn
nước,...)
Nguồn: Báo cáo kết thúc dự án Phân cấp giảm nghèo nông thôn Quảng Bình
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
80
2.3.4. Phân tích ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra về công tác quản lý
nguồn vốn ODA của dự án
2.3.4.1. Mô tả mẫu điều tra
Bảng 2.11: Thông tin đối tượng tham gia khảo sát
Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
Tiêu chí Phân loại
Số lượng
(người) Tỷ trọng (%)
Giới tính
Nam 88 73,3
Nữ 32 26,7
Độ tuổi
Dưới 30 tuổi 24 20,0
Từ 30 đến dưới 40 tuổi 52 43,3
Từ 40 đến dưới 50 tuổi 36 30,0
Từ 40 đến dưới 50 tuổi 8 6,7
Trình độ học vấn
Cao đẳng 12 10,0
Đại học 64 53,3
Sau đại học 44 36,7
Đơn vị công tác
BQL dự án tỉnh 20 16,67
BQL dự án huyện 20 16,67
BQL dự án xã 20 16,67
Ban tự quản 20 16,67
Các ban ngành hỗ trợ 20 16,67
Ngành thực thi dự án 20 16,67
Vị trí công tác
Cán bộ lãnh đạo 40 33,3
Chuyên viên 80 66,7
Thời gian công tác
Dưới 5 năm 16 13,3
Từ 5 đến dưới 10 năm 44 36,7
Từ 10 đến dưới 15 năm 40 33,3
Từ 15 năm trở lên 20 16,7
Tổng số 120 100,0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
81
- Giới tính: Trong 120 cán bộ tham gia trả lởi bảng khảo sát, có 88 người là
nam (chiếm 73,3%) và 32 người là nữ (chiếm 26,7%).
- Độ tuổi: Theo kết quả điều tra cho thấy, chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 30 đến
40 tuổi (52 cán bộ, chiếm 43,3%). Tiếp đến là độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi chiếm
30,0%. Độ tuổi dưới 30 chiếm 20,0%. Trong khi đó,cán bộ có độ tuổi trên 40 chỉ
chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (6,7%).
- Trình độ học vấn: Qua khảo sát điều tra cho thấy về trình độ học của cán bộ
quản lý nguồn vốn ODA tại Tỉnh có trình độ khá cao. Cụ thể: có hơn một nửa cán
bộ có trình độ Đại học và 36,7% cán bộ có trình độ Sau đại học. Đây cũng là yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý nguồn vốn ODA tại địa bàn nghiên cứu.
- Đơn vị công tác: Các đối tượng được khảo sát là các cán bộ đang công tác
tại BQL dự án tỉnh, BQL dự án huyện, BQL dự án xã, Ban tự quản, các ban ngành
hỗ trợ và ngành thực thi dự án. Mỗi đơn vị luận văn phỏng vấn 20 cán bộ.
- Vị trí công tác: Trong tổng số 120 cán bộ tham gia khảo sát, có 40 người
(chiếm 33,3%) là cán bộ lãnh đạo. Còn lại là các chuyên viên đang công tác tại các
ban, ngành có liên quan.
- Thời gian công tác: Cán bộ công tác từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất
với 36,7%. Tiếp đến là cán bộ công tác từ 10 đến 15 năm và trên 15 năm lần lượt
chiếm 33,3% và 16,7%. Cán bộ có thời gian công tác dưới 5 năm có tỷ lệ thấp nhất,
chiếm13,3%. Điều này cho thấy cán bộ quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tỉnh Quảng Bình có thâm niêm công tác
nhiều năm.
2.3.4.2. Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác quản lý nguồn vốn ODA
của dự án
a. Công tác tổ chức quản lý và thực hiện dự án
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
82
Bảng 2.13: Kết quả đánh giá công tác tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Tiêu chí
Mức độ đánh giá (%)
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Rất
không
đồng ý
Không
đồng ý
Bình
thường
Đồng
ý
Rất
đồng ý
TH1: Cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý dự án là phù
hợp với đối tượng và phạm
vi thực hiện dự án
0,0 0,0 26,7 43,3 30,0 4,03 0,755
TH2: Nhân sự tham gia
quản lý dự án có năng lực
quản lý phù hợp
0,0 16,7 63,3 20,0 0,0 3,03 0,607
TH3: Nội dung kế hoạch
thực hiện dự án là rõ ràng
cụ thể
0,0 20,0 43,3 36,7 0,0 4,17 0,737
TH4: Công tác điều phối
giữa các tổ chức thực hiện
dự án là nhịp nhàng, ăn
khớp
0,0 20,0 60,0 20,0 0,0 4,00 0,635
TH5: Thông tin về dự án
được phổ biến rộng rãi
0,0 20,0 46,7 33,3 0,0 4,13 0,721
TH6: Sự tham gia của
người dân trong quản lý
thực hiện dự án có hiệu
quả
0,0 16,7 60,0 23,3 0,0 4,07 0,632
Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
Theo kết quả ở bảng 2.13, nhận định TH3 có giá trị trung bình lớn nhất
4,17, Như vậy,dự án Phân cấp giảm nghèo tại tỉnh Quảng Bình có nội dung rõ
ràng và cụ thể. Tiếp theo là nhận định TH5 “Thông tin về dự án được phổ biến
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
83
rộng rãi” có giá trị trung bình đạt 4,13, điều này được thể hiện qua việc các
thông tin cơ bản của dự án (như: tên dự án, đơn vị hỗ trợ, mục tiêu của dự án,
các nằm trong diện được hỗ trợ, ) được dán tại các bảng tin tại trụ sở BQL dự
án cấp tỉnh, huyện, xã, ban tự quản.
Bên cạnh đó, dự án được xây dựng là để hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng
người dân và lấy người dân làm trung tâm, do đó việc nâng cao sự tham gia của
người dân trong dự án là hết sức cần thiết. Theo kết quả điều tra thu thập được
thì sự tham gia của người dân trong quản lý thực hiện dự án có hiệu quả với giá
trị trung bình đạt 4,07.
Nhận định TH1 “Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý dự án là phù hợp với đối
tượng và phạm vi thực hiện dự án” cũng được đánh giá khá cao, với giá trị trung
bình đạt 4,03. Điều này được thể hiện thông qua việc thành lập các ban chỉ đạo, ban
quản lý dự án và ban ngành hỗ trợ từ cấp tỉnh đến cấp xã. Thêm vào đó, thành viên
trong các đơn vị này đều được đào tạo thường xuyên và nâng cao sự tham gia của
nữ giới vào các đơn vị này được chú trọng.
Trong quá trình thực hiện dự án, việc phối hợp chặt chẽ và linh động giữa
các ban, ngành có liên quan là hết sức cần thiết để dự án đạt được thực hiện có
hiệu quả, tiết kiệm cả về thời gian và lao động.Hiểu được điều này, công tác
điều phối giữa các tổ chức thực hiện dự án là nhịp nhàng, ăn khớp với giá trị
trung bình đạt 4,00.
Tuy nhiên, nhận định TH2 “Nhân sự tham gia quản lý dự án có năng lực
quản lý phù hợp” được đánh giá không cao, chỉ đạt mức trung bình với giá trị trung
bình đạt 3,03. Điều này nói lên được mặc dù dự án thường xuyên tổ chức tập huấn,
nâng cao trình độ cho các đối tượng này, tuy nhiên trình độ quản lý của đội ngũ
quản lý vẫn còn khá hạn chế.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
84
b. Công tác quản lý tài chính
Bảng 2.14: Kết quả đánh giá công tác quản lý tài chính
Tiêu chí
Mức độ đánh giá (%)
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Rất
không
đồng ý
Không
đồng ý
Bình
thường
Đồng
ý
Rất
đồng ý
TC1: Tiến độ giải ngân
phù hợp với tiến độ dự án
0,0 0,0 16,7 60,0 23,3 4,07 0,632
TC2: Công tác đấu thầu
thực hiện dự án là công
khai, minh bạch
0,0 0,0 13,3 70,0 16,7 4,03 0,549
TC3: Công tác quản lý tài
chính không để xảy ra thất
thoát, lãng phí
0,0 23,3 46,7 26,7 3,3 3,10 0,793
TC4: Các định mức chi
tiêu của dự án được xây
dựng phù hợp
0,0 0,0 6,7 33,3 60,0 4,53 0,621
TC5: Các mục chi tiêu của
dự án phù hợp với kế
hoạch
0,0 0,0 10,0 66,7 23,3 4,13 0,564
Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
Theo kết quả đánh giá ở bảng trên, nhận định TC1 “tiến độ giải ngân phù hợp
với tiến độ dự án” được đánh giá khá tốt với giá trị trung bình đạt 4,07. Với những giải
pháp về hoàn thiện thể chế, pháp lý, nâng cao vốn đối ứng, nâng cao trình độ năng lực
thẩm định và đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, việc giải ngân nguồn vốn ODA
cho dự án Phân cấp giảm nghèo của tỉnh Quảng Bình là có hiệu quả.
Các gói thầu có quy mô đầu tư lớn chiếm khá nhiều thời gian thực hiện đấu
thầu, trong khi đó thời gian thực hiện dự án thường ngắn, các tiêu chuẩn đánh giá
kỹ thuật cao, các tiêu chuẩn thi công phức tạp, do đó việc lựa chọn công khai, minh
bạch các nhà thầu có năng lực và chất lượng là hết sức cần thiết để có thể sử dụng
nguồn vốn ODA có hiệu quả. Nhận định TC2 “Công tác đấu thầu thực hiện dự án
là công khai, minh bạch” được đánh giá khá cao với giá trị trung bình đạt 4,03 cho
thấy dự án đã thực sự nghiêm túc trong công tác dựa chọn nhà thầu.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
85
Trong quá trình thực hiện dự án, việc thất thoát, lãng phí nguồn vốn là điều
không tránh khỏi. Đây cũng là điểm yếu của dự án Phân cấp giảm nghèo, giá trị
trung bình của nhận định TC3 “Công tác quản lý tài chính không để xảy ra thất
thoát, lãng phí” chỉ đạt 3,10.
Định mức chi tiêu và các mục chi tiêu của dự án là phù hợp với kế hoạch
thực hiện dự án, giá trị trung bình lần lượt đạt 4,53 và 4,13.
c. Công tác giám sát, đánh giá
Bảng 2.15: Kết quả đánh giá công tác giám sát, đánh giá
Tiêu chí
Mức độ đánh giá (%)
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Rất
không
đồng ý
Không
đồng ý
Bình
thường
Đồng
ý
Rất
đồng ý
GSĐG1: Công tác giám
sát thực hiện dự án được
thực hiện đúng kỳ
0,0 20,0 46,7 33,3 0,0 3,13 0,730
GSĐG2: Nội dung giám
sát cụ thể, chặt chẽ
0,0 26,7 50,0 23,3 0,0 2,97 0,718
GSĐG3: Phương pháp
giám sát khoa học
0,0 20,0 60,0 20,0 0,0 3,00 0,643
GSĐG4:Công tác giám
sát công khai, minh bạch
0,0 16,7 63,3 20,0 0,0 3,03 0,615
Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
Giám sát, đánh giá dự án là quá trình kiểm tra theo dõi dự án về tiến độ thời
gian, chi phí và tiến trình thực hiện nhằm đánh giá thường xuyên mức độ hoàn thành và
đề xuất những biện pháp và hành động cần thiết để thực hiện thành công dự án.
Hệ thống giám sát, đánh giá dự án có tác dụng giúp các nhà quản lý dự án:
- Quản lý tiến độ thời gian, đảm bảo yêu cầu kế hoạch
- Giữ cho chi phí trong phạm vi ngân sách được duyệt.
- Phát hiện kịp thời những tình huống bất thường nảy sinh và đề xuất biện
pháp giải quyết.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
86
Công tác giám sát, đánh giá đối với dự án Phân cấp giảm nghèo tỉnh Quảng
Bình được đánh giá ở mức bình thường. Điều này được thể hiện qua các nhận định
GSĐG1 “Công tác giám sát thực hiện dự án được thực hiện đúng kỳ”, GSĐG2
“Nội dung giám sát cụ thể, chặt chẽ”, GSĐG3 “Phương pháp giám sát khoa học” và
GSĐG4 “Công tác giám sát công khai, minh bạch” có giá trị trung bình đều không
được cao, lần lượt theo thứ tụ đạt 3,13; 2,97, 3,00 và 3,03.
d. Công tác thanh tra, kiểm tra
Bảng 2.16: Kết quả đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra
Tiêu chí
Mức độ đánh giá (%)
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Rất
không
đồng ý
Không
đồng ý
Bình
thường
Đồng
ý
Rất
đồng ý
TTKT1: Hình thức tổ
chức thanh tra, kiểm tra
phù hợp
0,0 13,3 36,7 46,7 3,3 3,40 0,770
TTKT2: Nội dung thanh
tra toàn diện 0,0 6,7 53,3 36,7 3,3 3,37 0,669
TTKT3: Quá trình thanh,
kiểm tra chặt chẽ 0,0 10,0 40,0 46,7 3,3 3,43 0,728
TTKT4: Kết luận thanh,
kiểm tra khách quan 0,0 6,7 50,0 43,3 0,0 3,37 0,615
TTKT5: Kết quả thanh,
kiểm tra được công khai
minh bạch
0,0 16,7 50,0 30,0 3,3 3,20 0,761
Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
Công tác thanh tra, kiểm tra đối với dự án Phân cấp giảm nghèo tỉnh Quảng
Bình được đánh không cao. Điều này được thể hiện qua các nhận địnhTTKT1,
TTKT2, TTKT3, TTKT4 và TTKT5 đều chỉ được đánh giá trên mới bình thường và
có nhiều cán bộ đánh giá ở mức không đồng ý. Cụ thể: Nhận định “Hình thức tổ
chức thanh tra, kiểm tra phù hợp” có giá trị trung bình là 3,40; Nhận định “Nội
dung thanh tra toàn diện” có giá trị trung bình là 3,37, Nhận định “Quá trình thanh,
kiểm tra chặt chẽ” có giá trị trung bình là3,43; nhận định “Kết luận thanh, kiểm tra
khách quan” có giá trị trung bình đạt 3,37 và cuối cùng là nhận định “Kết quả thanh,
kiểm tra được công khai minh bạch” cũng có giá trị trung bình khá cao 3,20.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
87
e. Kết quả thực hiện dự án
Bảng 2.17: Kết quả đánh giá thực hiện dự án
Tiêu chí
Mức độ đánh giá (%)
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Rất
không
đồng ý
Không
đồng ý
Bình
thường
Đồng
ý
Rất
đồng ý
KQ1: Các nội dung của dự
án được thực hiện đầy đủ 0,0 0,0 13,3 70,0 16,7 4,03 0,549
KQ2: Dự án hỗ trợ tích cực đến
phát triển sản xuất địa phương 0,0 0,0 6,7 46,7 46,7 4,40 0,614
KQ3: Tác động nâng cao
năng lực của dự án tốt 0,0 0,0 16,7 66,7 16,7 4,00 0,580
KQ4: Tác động xóa đói giảm
nghèo của dự án hiệu quả 0,0 0,0 13,3 60,0 26,7 4,13 0,621
Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
Đối với kết quả thực hiện dự án, các nội dung của dự án đã được thực hiện đầy
đủ ( giá trị trung bình đạt 4,03), dự án đã hỗ trợ cho sự phát triển sản xuất của địa
phương (giá trị trung bình đạt đén 4,40), dự án đã nâng cao năng lực được cho cán bộ
các ban ngành có liên quan (giá trị trung bình đạt 4,00) và dự án đã góp phần xóa đói
giảm nghèo tại các xã nằm trong diện hỗ trợ của dự án (giá trị trung bình đạt 4,13).
2.4. Đánh giá chung về tình hình quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực
NN&PTNT tại tỉnh Quảng Bình
2.4.1. Những mặt đạt được
Thứ nhất, trong giai đoạn 2011-2017, tỉnh Quảng Bình thực hiện quản lý 13
dự án ODA trong lĩnh vực NN&PTNT, với tổng số vốn ký kết là 128,208triệu USD
. Đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển của ngành, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng của ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn.
Thứ hai, Công tác giải ngân vốn được thực hiện khá tốt với tỷ lệ giải ngân
đạt 67,20%. Điều này cho thấy tỉnh Quảng Bình có cơ chế, chính sách quản lý chắt
chẽ, Ban chỉ đạo, BQL,ban tự quản các cấp quản lý tốt nguồn vốn ODA của dự án
làm việc tốt và công tác giải phóng mặt bằng cho dự án diễn ra hiệu quả.
Thứ ba, công tác lựa chọn đơn vị đấu thầu được thực hiện công khai, minh
bạch. Điều này thể hiện được tỉnh Quảng Bình khá nghiêm túc trong việc lựa chọn
các nhà thầu có uy tín và chất lượng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
88
Thứ tư, trong quá trình thực hiện các dự án ODA, với sự giúp đỡ của các nhà
tài trợ và sự chỉ đạo, quản lý sát sao của Ủy ban nhân dân tỉnh, các dự án ODA hoàn
thành được các mục tiêu của các dự án đã đưa ra trước đó.
Thứ năm, việc tuân thủ các quy định của nhà tài trợ, các quy định của nhà
nước trong công tác quản lý dự án (tổ chức lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, giải
ngân kịp thời) cũng góp phần thực hiện đúng tiến độ cam kết theo Hiệp định với các
nhà tài trợ, đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình.
Thứ sáu, Tỉnh ưu tiên nguồn ngân sách để bố trí giải ngân vốn đối ứng cho các
dự án ODA trong lĩnh vực NN&PTNT được đầy đủ, đảm bảo quá trình triển khai các
dự án ODA kịp thời, đáp ứng được tiến độ giải ngân theo yêu cầu của nhà tài trợ.
2.4.2. Tồn tại và hạn chế
Thứ nhất, nguồn vốn đối ứng trong giai đoạn 2011 – 2017 chỉ giải ngân được
15,38 triệu USD. Nguồn vốn đối ứng của Tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà
tài trợ.
Thứ hai, Công tác giám sát và đánh giá dự án vẫnchưa thực sự hiệu quả. Trong
đó, nội dung giám sát chưa thực sự rõ ràng, điều này làm cho công tác giám sát còn
bị động.
Thứ ba, công tác quản lý tài chính vẫn còn nhiều bất cập, điều này dẫn đến
tình trạng thất thoát, lãng phí trong quá trình sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh
vực NN&PTNN tỉnh.
2.4.3. Nguyên nhân
- Quảng Bình vẫn còn là một tỉnh nghèo, nguồn thu ngân sách hàng năm của
Tỉnh không đủ để làm nguồn vốn đối ứng cho các dự án ODA liên quan đến Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn có quy mô vốn lớn.
- Thủ tục pháp lý và chính sách đầu tư giữa nhà tài trợ và địa phương vẫn chưa
thực sự thống nhất.
- Khối lượng công việc quá lớn, phải tổ chức nhiều hoạt động, chương trình, sự
kiện cho các dự án trong khi số lượng nhân lực lại có hạn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
89
-Công tác giám sát, đánh giá và thanh kiểm tra chưa quyết liệt, chưa kịp thời;
vai trò người đứng đầu của một số cấp, ngành còn hạn chế; việc phân công, phân cấp
còn lúng túng, việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện chưa tốt.
- Việc sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT còn lãng phí, chế độ
quản lý tài chính không chặt chẽ, dẫn đến thất thoát nguồn vốn này.
- Nhân sự tham gia vào quản lý nguồn vốn ODA của các dự án về Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn còn nhiều hạn chế mặc dù đã được tập huấn và đào
tạo thường xuyên.
- Nhiều cơ quan chủ quản ở Trung ương và các tỉnh chưa quản lý chặt chẽ các
dự án của mình. Việc báo cáo về tình hình thực hiện các dự án ODA thực hiện thiếu
nghiêm túc.
- Công tác thanh tra, kiểm tra các dự án ODA vẫn thiếu khách quan, chưa thực hiện
thường xuyên kiểm toán phần vốn đối ứng theo quy định đối với dự án gần kết thúc, dẫn
đến xảy ra thất thoát vốn đối ứng đối với dự án Phân cấp giảm nghèo tỉnh Quảng Bình
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong Chương 2, luận văn đã phân tích,đánh giá tình hình thực trạng hoạt
động của công tác quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2011 - 2017. Trong đó, thực
trạng công tác quản lý tài chính, công tác giám sát dự án, công tác thanh tra, kiểm
tra được tập trung làm rõ thông qua số liệu thứ cấp được thu thập từ Sở Kế hoạch
& Đầu tư tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã tiến hành điều ra thực tế
để thu thập số liệu sơ cấp về công tác quản lý nguồn vốn ODA đối với dự án Phân
cấp giảm nghèo – Dự án điển hình – qua phỏng vấn cán bộ quản lý (các câu hỏi tập
trung đến các vấn đề: Tổ chức quản lý và thực hiện dự án; Công tác quản lý tài
chính; Công tác giám sát, đánh giá; Công tác thanh tra, kiểm tra; Kết quả thực
hiện dự án). Từ đó, nghiên cứu rút ra những mặt đạt được cũng hạn chế và phân
tích được nguyên nhân của các hạn chế đó.
Các nội dung được trình bày tại chương 2 chính là cơ sở để đề xuất các giải
pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại tỉnh Quảng Bình trong Chương 3.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
90
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGUỒN VỐN ODA TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝNGUỒN VỐN ODA TRONG LĨNH VỰC
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
ĐẾN NĂM 2020
3.1.1. Mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn đến năm 2020
- Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô tập trung, hiện
đại, hiệu quả, bền vững, có năng suất chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở
ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để đáp ứng được nhu cầu
trong nước và xuất khẩu.
- Hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới; phát triển sản xuất theo định hướng thị trường;Xây dựng nông thôn mới có cơ
cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát
triển ngày càng hiện đại, mọi người có việc làm, thu nhập và đời sống nhân dân
được nâng cao, giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh.
- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế (nâng cao thu nhập thông qua phát
triển sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao; tăng cường công tác khuyến nông;
đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm
ngư nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất
nông lâm ngư nghiệp; bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương
châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của từng xã,
huyện; định hướng nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn; giải quyết việc
làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
- Đẩy mạnh phát trển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn để tạo việc
làm, tăng thu nhập và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển
tổng hợp các ngành công nghiệp trên địa bàn nông thôn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
91
3.1.2. Định hướng quản lý ODA trong lĩnh vực NN&PTNT trên địa bàn tỉnh
đến năm 2020
3.1.2.1. Quan điểm
- Quản lý nguồn vốn ODA cần được thực hiện chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu
cuối của chu trình quản lý dự án. Cụ thể từ khâu xác định dự án, xây dựng dự án, ký
kết hiệp định, tổ chức thực hiện dự án, bàn giao và đưa vào sử dụng. Quản lý nguồn
vốn ODA được thực hiện ở các cấp nhà nước, các Bộ ngành cơ quan chức năng, các
cơ quan quản lý dự án và đối tượng hưởng lợi.
- Quản lý chặt chẽ nguồn vốn ODA là công việc đặc biệt cần thiết đối với
nước nhận tài trợ. Đây là một trong những công việc quan trọng của việc thu hút và
sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. Nguồn vốn ODA được đầu tư đúng hướng và
có hiệu quả có tác động tích cực đối với phát triển xã hội, tạo điều kiện và khả năng
trả nợ, mở rộng quan hệ với các đối tác tài trợ , đây chính là yêu cầu sống còn đối
với Chính phủ, các cơ quan chủ quản và các địa phương sử dụng vốn ODA.
- Nguồn vốn ODA là vốn đầu tư công được quy định tại Luật Đầu tư công
(Khoản 21, Điều 4), do vậy việc quản lý vốn ODA phải tuân thủ theo Luật Đầu tư
công để đảm bảo hiệu quả vì lợi ích chung của toàn xã hội.
- Vốn ODA là một trong những nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, việc sử dụng
cần được tính toán chặt chẽ và so sánh với các nguồn vốn khác theo các tiêu chí
kinh tế - xã hội và môi trường.
3.1.2.2. Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh
vực NN&PTNT ở tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
Giai đoạn 2018-2020 và các năm tiếp theo, kinh tế Việt Nam được cải thiện,
các nhà tài trợ sẽ giảm dần cho vay ưu đãi. Do vậy cần sử dụng nguồn vốn thực sự
hiệu quả, nên ưu tiên cho phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo
tốc độ tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 2011-2017, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
đô thị hóa nông thôn để khuyến khích phát triển sản xuất, thu hút lao động ngay tại
địa bàn nông thôn, đào tạo nghề cho nông thôn. Cụ thể, trong các lĩnh vực
NN&PTNT cần khuyến khích, kêu gọi các dự án tập trung theo hướng sau:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
92
a. Đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn:
- Tăng cường trang thiết bị khoa học công nghệ hiện đại nâng cao năng lực
nghiên cứu, đổi mới hệ thống khuyến nông, nhất là khuyến nông cơ sở, tăng cường
hệ thống thông tin thị trường nông sản, đảm bảo cho việc tăng tỷ lệ đóng góp của
khoa học công nghệ đối với tăng trưởng nông nghiệp.
- Tăng cường năng lực nghiên cứu chính sách, tăng cường quản lý nhà nước
trongnông nghiệp(giống, thức ăn chăn nuôi, vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực
phẩm, an toàn sinh học), kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm đảm bảo cho tốc độ tăng
trưởng của ngành.
- Nâng cao một bước chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn, tăng tỷ lệ
dân được sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh nông thôn, xử lý ô nhiễm môi trường
nhất là ở các làng nghề bị ô nhiễm nặng.
- Xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn tổng hợp.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, giải quyết việc làm,
giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn, để thực hiện mục tiêu này cần tập trung vào các
hoạt động: Xây dựng đường liên huyện, liên xã, hạ tầng đô thị nông thôn, tăng
cường cơ sở vật chất và đào tạo nâng cao năng lực cho người dân có tỷ lệ thất
nghiệp cao, mật độ dân số đông.
b. Đối với lĩnh vực lâm nghiệp:
Trong giai đoạn 2018-2020 nguồn vốn ODA vẫn là nguồn vốn quan trọng
đối với ngành lâm nghiệp kể cả việc đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư cũng như chuyển
giao công nghệ quản lý cho ngành lâm nghiệp.Vốn ODA sẽ được tập trung vào
những vấn đề sau:
- Tập trung vào các nhà tài trợ đang quan tâm hỗ trợ phát triển lâm nghiệp,
kết hợp với chiến lược xóa đói, giảm nghèo của cả nước để vận động, nhằm trồng
rừng mới, kết hợp kinh tế và môi trường ở các khu vực đất đai rộng, dân lại nghèo
như các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch và Lệ Thủy.
- Các chương trình, dự án nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh
tranh, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, phát triển hệ thống nghiên cứu và cung
ứng các giống cây lâm nghiệp chất lượng cao, nâng cao chất lượng rừng, xây
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
93
dựngcông nghiệp chế biến gỗ thành ngành sản xuất có công nghệ tiên tiến, hiện đại,
đồng bộ, xây dựng và nhân rộng mô hình quản lý rừng bền vững và phát triển dịch
vụ môi trường rừng, phát triển khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, hình thành
các mô hình liên kết theo chuỗi, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, tăng cường
năng lực cho lực lượng kiểm lâm, tăng cường năng lực dự báo và phòng cháy, chữa
cháy rừng, đầu tư phát triển mô hình quản lý lâm nghiệp cộng đồng và phát triển
dịch vụ môi trường.
c. Đối với phát triển thủy lợi
Tiếp tục đầu tư phát triển thủy lợi theo hướng phục vụ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn, phát triển
công nghiệp và phát triển các ngành kinh tế xã hội. Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm
công trình mới, bao gồm:
- Các chương trình, dự án xây dựng các công trình đa chức năng phục vụ
nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu nhiều loại cây trồng, cung cấp nước cho dân sinh và
sản xuất công nghiệp, các công trình thủy lợi đầu mối, các dự án trọng điểm có ý
nghĩa quyết định đến phát triển nông nghiệp, nông thôn của các vùng, củng cố, phát
triển thủy lợi nội đồng, gắn với xây dựng nông thôn mới, củng cố các tổ chức quản
lý khai thác công trình thủy lợi, phát triển một nền nông nghiệp chủ động tưới tiêu
theo hướng hiện đại, đẩy mạnh trên diện rộng các giải pháp tưới nước tiên tiến, tiết
kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực
- Đầu tư hệ thống đê điều, các dự án an toàn hồ đập, xây dựng hồ chứa nước
ở các khu vực bị hạn hán, phát triển các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, cung cấp
nước tưới cho nông nghiệp, thủy sản, sinh hoạt, công nghiệp, chống lũ.
- Đổi mới công tác quy hoạch, quy hoạch thủy lợi gắn với tái cơ cấu ngành
nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ thủy lợi và tổ chức lại sản xuất
trong nông nghiệp, hoàn thiện thể chế, chính sách, đổi mới công tác quản lý nhà
nước, khai thác các công trình thủy lợi, củng cố, phát triển bền vững tổ chức thủy
nông cơ sở.
TRƯỜNG ẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
94
- Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng chắn sóng
ven biển và tăng cường công tác quản lý nhà nước về nguồn nước và quản lý khai
thác hiệu quả các công trình thủy lợi.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODATRONG
LĨNH VỰC NN&PTNT VÀO TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020
3.2.1. Bố trí đủ vốn đối ứng để thực hiện dự án
Tất cả các dự án ODA khi chuẩn bị phê duyệt ở các cấp cần phải chỉ rõ nguồn
vốn đối ứng trong nước. Nguồn vốn này phải được bố trí cụ thể trong kế hoạch ở
các cấp tương ứng, không được sử dụng vốn đối ứng của các dự án ODA vào các
mục đích khác. Mặt khác kế hoạch vốn đối ứng phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Phải lập cùng với kế hoạch giải ngân nguồn vốn ODA của các chương trình,
dự án ODA.
- Phải được phân bổ cụ thể cho từng loại nguồn vốn: Nguồn vốn ngân sách
nhà nước, vốn đóng góp từ người hưởng lợi...
- Phải đảm bảo tiến độ cam kết với phía đối tác, đồng thời phải phù hợp với
tình hình và khả năng thực tế triển khai.
- Phải thực hiện quản lý theo cơ chế tài chính hiện trường và các chủ dự án có
trách nhiệm sử dụng nguồn vốn đối ứng đúng mục đích và có hiệu quả.
Bên cạnh đó, đề xuất với Chính phủ hỗ trợ vốn đối ứng hàng năm cho tỉnh đảm bảo
theo quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng
Chính phủ để tạo điều kiện cho các tỉnh đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn
ODA làm tiền đề vận động dự án mới.
3.2.2. Đào tạo, bố trí, sử dụng có hiệu quả cán bộ quản lý nguồn vốn của dự án
Con người được coi là yếu tố có vai trò quan trọng và quyết định đến kết
quả, hiệu quả của công tác vận động thu hút, vận động, quản lý sử dụng ODA.
Trong những năm, qua đội ngũ cán bộ làm công tác vận động và thực hiện các dự
án ODA trong lĩnh vực NN&PTNT đã có những chuyển biến mạnh mẽ về kinh
nghiệm vận động và thực hiện dự án. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt
khe của công tác vận động ODA khi ODA chuyển sang hình thức mới đòi hỏi
nguồn nhân lực ODA cũng phải đổi mới và nâng lên một tầm mới. Việc thu hút
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
95
nguồn nhân lực có chất lượng đến với Quảng Bình phải được thực hiện theo hai
hướng. Một mặt có những chính sách tăng cường thu hút nhân lực từ bên ngoài đến
với tỉnh, mặt khác tận dụng nguồn nhân lực đã qua đào tạo tại địa phương. Xét về
dài hạn thì việc huy động nguồn nhân lực đã qua đào tạo tại địa phương sẽ có nhiều
lợi thế hơn do chi phí thực hiện chính sách thấp hơn, là người địa phương nên các
cán bộ sẽ nắm rõ tình hình thực tế tại địa phương, các giải pháp đưa ra cũng sẽ thực
tế và mang tính khả thi hơn. Nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của những
chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đến từ các địa phương khác. Việc sử dụng
kết hợp, hài hòa giữa nguồn nhân lực địa phương và bên ngoài sẽ mang lại hiệu quả
cao hơn. Đối với lĩnh vực này cần phải tập trung:
- Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại có trình độ chuyên môn và
quản lý giỏi, có trình độ ngoại ngữ, tin học, có đầy đủ bản lĩnh và năng lực để sẵn sàng
hợp tác và làm việc trong các chương trình, dự án ODA.
- Các ngành, các cấp phải kiện toàn và tăng cường năng lực cán bộ cũng như
năng lực quản lý điều hành của các BQL dự án ODA và bảo đảm đủ cán bộ làm việc
cho các đơn vị này. Thực hiện phân cấpminh bạch giữa chủ đầu tư và các BQL dự án.
- Thực hiện chính sách thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn, có kỹ năng làm
công tác kinh tế đối ngoại, cần có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo nguồn cán bộ có
nghiệp vụ kinh tế đối ngoại, có năng lực, đáp ứng các yêu cầu chuyên môn về quản lý,
điều hành và bố trí phù hợp để thực hiện tốt các chương trình, dự án ODA.
- Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Kết hợp đào tạo mới, đào tạo lại,
tranh thủ các nguồn tài trợ, học bổng, khuyến khích du học tự túc để tăng nhanh lực
lượng chuyên gia khoa học công nghệ, nhà kinh doanh, quản lý giỏi, đội ngũ công
chức có năng lực. Có chính sách ưu đãi đặc biệt và ngân sách dành một khoản kinh
phí hợp lý, thoả đáng để thu hút nguồn chất xám, nhân tài từ bên ngoài vào làm việc
tại tỉnh, bổ sung nguồn cho các dự án ODA.
- Song song với quá trình thu hút, đào tạo thì tỉnh cũng cần xây dựng quy
hoạch, bố trí sử dụng cán bộ đã qua đào tạo, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác
quản lý một cách phù hợp và khoa học, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Thời gian
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
96
qua việc không được bố trí hoặc bố trí công việc không phù hợp đã làm giảm hiệu
quả của những chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực gây lãng phí.
- Đối với cán bộ quản lý trực tiếp các dự án, chương trình ODA trong lĩnh
vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Muốn thực hiện được các biện pháp
trên, cần có một nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư, của ngân sách nhà nước và các
nguồn vốn cho vay hoặc viện trợ không hoàn lại. Để tạo niềm tin cho các nhà đầu
tư thì cần sử dụng vốn có hiệu quả. Các cán bộ quản lý, cần có các chính sách tăng
cường năng lực quản lý dự án đối với cán bộ cấp xã nhằm đẩy mạnh việc phân cấp
đầu tư cho cơ sở, gắn trách nhiệm của chủ đầu tư (Cấp xã) trong việc đầu tư và
quản lý sử dụng, duy tu, bão dưỡng công trình sau đầu tư, khắc phục tình trạng vô
chủ đối với các công trình ở miền núi. Tránh tình trạng tham nhũng, ỷ lại vào
nguồn vốn, khắc phục tư tưởng ODA là nguồn vốn cho không. Họ cần hiểu được
rằng, đây là món nợ dài hạn của quốc gia, thế hệ cha ông vay, thì 10 năm 20 năm
sau con cháu ta phải trả. Các dự án ODA đã đóng góp quan trọng vào phát triển
kinh tế- xã hội của tỉnh, đặc biệt là xoá đói giảm nghèo.
3.2.3. Hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá và thanh kiểm tra đối với các dự
án ODA trong lĩnh vực NN&PTNT
- Sở Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là cơ quan đầu mối theo dõi, giám sát,
đánh giá việc triển khai các dự án ODA tại địa bàn tỉnh Quảng Bình, cần phải xây
dựng các kế hoạch phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên trách để có được những
thông tin thống nhất và cần thiết về thực hiện triển khai của dự án, kịp thời phát hiện
các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình đó để có biện pháp phối hợp giải
quyết và tháo gỡ triệt để. Bên cạnh đó, tăng cường công tác theo dõi, giám sát và
đánh giá thông qua việc cập nhật đầy đủ hệ thống thông tin quản lý và dữ liệu về vốn
ODA và vốn vay ưu đãi; nâng cao năng lực cán bộ, xây dựng và áp dụng các chế tài
nhằm đảm bảo việc quản lý và sử dụng vốn ODA theo đúng quy định.
- Cần tăng cường vai trò thanh tra, kiểm tra của tỉnh đối với các đơn vị và các
BQL dự án thực hiện dự án, đặc biệt là trong hoạt động mua sắm, đấu thầu và tuyển
chọn tư vấn, đây là một nội dung quan trọng trong quá trình thực hiệndự án. Các dự
án ODA cần phải đưa vào kế hoạch thanh tra hàng năm của tỉnh để thực hiện đồng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
97
thời kết quả thanh tra cần được thông báo cho các nhà tài trợ cũng như chính quyền
địa phương tham gia dự án.
3.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành thực hiện dự án, sử dụng nguồn vốn
ODA phù hợp đối với từng dự án cụ thể
Công tác quản lý dự án ODA không phải là một công tác đơn giản chỉ một
bộ phận hay một ban ngành có tên là làm được, mà nó là sự phối hợp đồng bộ và
thống nhất từ các Bộ, Sở, Ban ngành và của Ban QLDA. Để thực hiện tốt công tác
đó này cần:
- Thông qua dự án đã được thực hiện, tỉnh Quảng Bình cần tổ chức và tạo điều
kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ Việt Nam tiếp thu các công nghệ tiên tiến, hiện đại,
kỹ thuật tổ chức quản lý dự án của các nước và Nhà tài trợ. Làm được như vậy sẽ tạo
được một đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm, có khả năng thực hiện các dự án
đòi hỏi công nghệ cao mà không cần sự tư vấn của các tổ chức nước ngoài.
- Tăng cường quản lý nhà nước về sử dụng các khoản vay ODA, phải có cơ
chế quản lý chặt chẽ để nguồn vốn vay được sử dụng một cách có hiệu quả, tránh
tình trạng lãng phí, tạo ra gánh nặng nợ nước ngoài. Trong quá trình đàm phán với
các Nhà tài trợ, tỉnh nên cố gắng vận động, thuyết phục các nhà sản xuất, cung cấp
dịch vụ trong nước tham gia thực hiện dự án. Cố gắng chỉ thuê nước ngoài hoặc các
chuyên gia tư vấn đối với những công việc đòi hỏi kỹ thuật và chuyên môn cao mà
Việt Nam chưa thể đáp ứng. Trong quá trình thực hiện dự án, tỉnh nên tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp Việt Nam được phép tham gia và đồng thời giúp các doanh
nghiệp này có cơ hội để học hỏi những bí quyết và công nghệ nước ngoài.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của luận văn đã đi nghiên cứu định hướng quản lý nguồn vốn
ODA trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình đến năm
2020. Kết hợp với các ưu, nhược điểm được phân tích chương 2, chương 3 của luận
văn đã đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn ODA
trong thời gian tới.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
98
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Luận văn “Quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát
triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” phản ánh tương đối khách quan về
tình hình sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tại tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2011 – 2017 và đề xuất một số giải pháp
về chính sách cho thời gian tới. Qua việc phân tích và đánh giá thực chứng kế hợp
với các phương pháp nghiên cứu phổ biến, luận văn đi đến kết luận như sau:
ODA là hình thức hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ các nước, các tổ
chức quốc tế cho nước đang phát triển để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Được sự
quan tâm của Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Bình cũng
đã đạt được những thành tựu bước đầu trong việc thu hút vốn ODA vào sự nghiệp
phát triển của địa phương, nhiều dự án ODA có mức vốn đầu tư lớn đã được thực
hiện, góp phần thúc đẩy mọi mặt KT-XHcủa địa phương phát triển nói chung và của
ngành nông nghiệp nói riêng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời
sống của nhân dân. Đối với tỉnh Quảng Bình, lĩnh vực NN&PTNT là lĩnh vực được
ưu tiên tài trợ vốn ODA.
Trong giai đoạn 2011-2017, tỉnh Quảng Bình quản lý 13 dự án ODA trong
lĩnh vực NN&PTNT với tổng vốn cam kết là 128,208 triệu USD, chiếm khoảng
38,43 % tổng vốn ODA đầu tư cho tỉnh Quảng Bình. Các nhà tài trợ ODA chính
trong giai đoạn này là WB, ADB và IFAD. Nguồn vốn ODA đã đóng góp nguồn
lực không nhỏ cho sự phát triển của tỉnh, hỗ trợ xây dựng và điều chỉnh chiến lược
và chính sách phát triển nông nghiệp, đồng thời cải tiến khoa học kỹ thuật trong
nông nghiệp, hỗ trợ sản xuất và giúp tăng cường năng lực cho người nông dân.
Những thành công trong kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển nông nghiệp, nông
thôn được tài trợ bởi nguồn vốn ODA đã góp phần cải thiện đáng kể ngành nông
nghiệp nông thôn của tỉnh.
Để có được những thành công trên phải kể đến công tác quản lý nguồn vốn
ODA trên địa bàn tỉnh Quảng Bình . Cụ thể: công tác giải ngân vốn được thực hiện
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
99
khá tốt với tỷ lệ giải ngân đạt 67,20% trong giai đoạn 2011 – 2017, công tác đấu
thầu lựa chọn ra được những nhà thầu đủ năng lực và uy tín, các định mức và các
khoản chi hợp lý. Bên cạnh đó, các dự án trong quá trình thực hiện đã xây dựng
được cho mình một cơ cấu tổ chức hợp lý, phạm vi quan lý rộng từ cấp Tỉnh đến
cấp xã.
Tuy nhiên, công tác quản lý vốn ODA tại tỉnh vẫn còn một số vấn đề còn tồn
tại như: Công tác quản lý tài chính của một số dự án ODA còn nhiều bất cập (Công
tác giám sát và đánh giá dự án vẫn còn buông lỏng; Việc báo cáo về tình hình thực
hiện các dự án ODA thực hiện thiếu nghiêm túc; công tác thanh tra, kiểm tra các dự
án ODA vẫn thiếu khách quan, chưa thực hiện thường xuyên kiểm toán phần vốn
đối ứng theo quy định đối với dự án gần kết thúc, dẫn đến xảy ra thất thoát vốn đối
ứng đối với dự án Phân cấp giảm nghèo tỉnh Quảng Bình; Đội ngũ quản lý nguồn
vốn của dự án còn nhiều hạn chế). Thêm vào đó, nguồn vốn đối ứng của Tỉnh chưa
đủ để có thể ứng phó kịp thời đối với những dự án có quy mô lớn.
Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao công tác
quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT vào tỉnh Quảng Bình, bao gồm:
Bố trí đủ vốn đối ứng để thực hiện dự án; Đào tạo, bố trí, sử dụng có hiệu quả cán
bộ quản lý nguồn vốn của dự án; Hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá và thanh
kiểm tra; Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành thực hiện dự án, sử dụng nguồn vốn
ODA phù hợp đối với từng dự án cụ thể.
2. Kiến nghị
- Đối với các cơ quan ban ngành của tỉnh Quảng Bình
Trước tình hình sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiều bất cập và hạn
chế như vậy, luận văn kiến nghị các cơ quan ban ngành của tỉnh Quảng Bình trong
thời gian tới nên tập trung khôi phục, phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp một
cách bền vững; phòng chống, giảm nhẹ tác hại của thiên tai; khống chế và kiểm soát
chặt chẽ dịch bệnh; khôi phục và phát triển chăn nuôi ở những nơi có điều kiện và
an toàn dịch bệnh; đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình quản
lý, rà soát quỹ đất của các lâm trường để chuyển giao đất cho các địa phương quản
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
100
lý, khai thác sử dụng; nâng cao năng lực đánh bắt hải sản xa và trung bờ; tập trung
phát triển ngành nghề ở nông thôn. Sắp xếp, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt
động của bộ máy tổ chức xúc tiến đầu tư. Rà soát, thu hồi quỹ đất đã giao, đã cho
thuê để thực hiện các dự án nhưng chưa thực hiện hoặc thực hiện chậm trễ so với
tiến độ đã cam kết.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012,
2013, 2014, 2015), Vốn ODA tại Việt Nam, cam kết và giải ngân, Hà Nội.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Thông tư 04/2007/TT-BKH hướng dẫn thực
hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, Hà Nội.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Thông tư 03/2007/TT-BKH hướng dẫn về
chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án,
Hà Nội.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Báo cáo hoàn thành Dự án Phát triển nông
thôn tổng hợp miền Trung, Hà Nội.
5. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài
chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước,
Hà Nội.
6. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 218/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ
Tài chính quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử
dụng nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ, Hà Nội.
7. Chính phủ (2012), Báo cáo của Chính phủ Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài
trợ, Hà Nội.
8. Chính phủ (2001), Nghị định số 17/2001/NĐ - CP Ban hành quy chế quản lý
và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, ngày 04/5/2001, Hà Nội.
9. Chính phủ (2006), Nghị định số 131/2006/NĐ - CP Ban hành Quy chế quản
lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, ngày 09/11/2006, Hà Nội.
10. Chính phủ (2013) Nghị định số 38/2013/NĐ-CP (23/4/2013) về Quản lý sử
dụng nguồn vốn phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của
nhà tài trợ, Hà Nội.
11. Chính phủ (2016) Nghị định số 16/2016/NĐ-CP (16/3/2016) về Quản lý và
sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các
nhà tài trợ nước ngoài, Hà Nội.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
102
12. Chính phủ (2009), Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 về giám
sát và đánh giá đầu tư, Hà Nội.
13. Chính phủ (2015), Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 về giám sát
và đánh giá đầu tư, Hà Nội.
14. Chính phủ (2011), Quyết định số 952/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát
triển KT-XH tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, Hà Nội.
15. Cục Thống kê Quảng Bình (2016), Niên giám thống kế tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2011-2015, Quảng Bình
16. Nguyễn Bạch Nguyệt và TS. Từ Quang Phương (2007), Giáo trình Kinh tế
đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
17. Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình (2014), Báo cáo hoàn thành Dự án phân
cấp giảm nghèo tỉnh Quảng Bình, Quảng Bình.
18. Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình(2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016,
2017), Báo cáo tiến độ giải ngân các chương trình, dự án năm 2011, 2012,
2013, 2014, 2015, 2016, 2017, Quảng Bình.
19. Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình (2016), Báo cáo tình hình thu hút, quản
lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi giai đoạn 2011-2015, Quảng Bình.
20. Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình (2016), Định hướng thu hút nguồn vốn
ODA và vốn vay ưu đãi giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Quảng Bình, Quảng
Bình.
21. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007). Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS. NXB Hồng Đức.
22. UBND tỉnh Quảng Bình (2016) , Đề án thu hút, vận động vốn đầu tư nước
ngoài giai đoạn 2016-2020 tỉnh Quảng Bình ban hành kèm theo Quyết định
số 4258/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình, Quảng
Bình
23. Website Bộ Kế hoạch và Đầu tư: www.mpi.gov.vn
24. Website UBND tỉnh Quảng Bình: www.quangbinh.gov.vn
25. https://vi.wikipedia.org
26. https://voer.edu.vn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KI
H TẾ HUẾ
103
27. website Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình: https://snn.quangbinh.gov.vn
28. website Sở Công thương tỉnh Quảng Bình: https://sct.quangbinh.gov.vn
29. website Sở Thông tin&truyền thông tỉnh
QBình:https://stttt.quangbinh.gov.vn
30. website Sở Giáo dục &Đào tạo tỉnh Quảng Bình:
https://sgddt.quangbinh.gov.vn.
31. website Sở Khoa học& Công nghệ tỉnh QBình:
https://skhcn.quangbinh.gov.vn
32. website Sở Y tế tỉnh Quảng Bình: https://syt.quangbinh.gov.vn
33. website Văn hóa và thể thao tỉnh Quảng Bình: https://snn.quangbinh.gov.vn
34. website Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Bình:
https://bqlkkt.quangbinh.gov.vn
Tài liệu nước ngoài
35. A. Bollen (1989), Structural equations with latent variables,Wiley, New
York.
36. Hair, J.F. Jr. , Anderson, R.E., Tatham, R.L., & Black, W.C. (1998).
Multivariate Data Analysis, (5th Edition). Upper Saddle River, NJ: Prentice
Hall.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
104
PHỤ LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
105
PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT
BẢNG KHẢO SÁT
Xin chào Ông/Bà, Tôi tên là Nguyễn Thị Phương Như. Để thực hiện đề tài
nghiên cứu “Quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển
nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”, kính mong quý Ông/Bà vui lòng bớt
chút thời gian điền vào bảng phỏng vấn này. Mọi ý kiến của quý Ông/Bà vô cùng
quý giá đối với đề tài nghiên cứu và góp phần nâng cao chất lượng quản lý nguồn
vốn ODA trong thời gian tới tại tỉnh Quảng Bình. Tôi xin đảm bảo rằng mọi thông
tin mà quý Ông/Bà cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên
cứu. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý khách!
Phần 1: Thông tin chung
Câu 1: Giới tính
Nam Nữ
Câu 2: Độ tuổi
dưới 30 tuổi Từ 30 đến dưới 40 tuổi
Từ 40 đến dưới 50 tuổi Trên 50 tuổi
Câu 3: Trình độ học vấn
Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học
Câu 4: Đơn vị công tác
BQL dự án tỉnh BQL dự án huyện BQL dự án xã
Ban tự quản Các ban ngành hỗ trợ Ngành thực thi dự án
Câu 5: Vị trí công tác
Cán bộ lãnh đạo Chuyên viên Khác
Câu 6: Thời gian công tác
Dưới 5 năm Từ 5 đến dưới 10 năm
Từ 10 đến dưới 15 năm Từ 15 năm trở lên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
106
Phần 2: Nội dung đánh giá
Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ đồng ý đối với các nhận định sau đây về
công tác quản lý nguồn vốn ODA bằng cách khoanh tròn vào các ô tương ứng từ 1
đến 5. (Quy ước: 1.Rất không đồng ý, 2. Không đồng ý, 3. Bình thường, 4. Đồng ý,
5. Rất đồng ý)
STT Nội dung khảo sát 1 2 3 4 5
Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý dự án là phù hợp với đối
tượng và phạm vi thực hiện dự án
2 Nhân sự tham gia quản lý dự án có năng lực quản lý phù hợp
3 Nội dung kế hoạch thực hiện dự án là rõ ràng cụ thể
4 Công tác điều phối giữa các tổ chức thực hiện dự án là nhịp
nhàng, ăn khớp
5 Thông tin về dự án được phổ biến rộng rãi
6 Sự tham gia của người dân trong quản lý thực hiện dự án có
hiệu quả
Công tác quản lý tài chính
7 Tiến độ giải ngân phù hợp với tiến độ dự án
8 Công tác đấu thầu thực hiện dự án là công khai, minh bạch
9 Công tác quản lý tài chính không để xảy ra thất thoát, lãng
phí
10 Các định mức chi tiêu của dự án được xây dựng phù hợp
11 Các mục chi tiêu của dự án phù hợp với kế hoạch
Công tác giám sát, đánh giá
12 Công tác giám sát thực hiện dự án được thực hiện đúng kỳ
13 Nội dung giám sát cụ thể, chặt chẽ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
107
14 Phương pháp giám sát khoa học
15 Công tác giám sát công khai, minh bạch
Công tác thanh tra, kiểm tra
16 Hình thức tổ chức thanh tra, kiểm tra phù hợp
17 Nội dung thanh tra toàn diện
18 Quá trình thanh, kiểm tra chặt chẽ
19 Kết luận thanh, kiểm tra khách quan
20 Kết quả thanh, kiểm tra được công khai mih bạch
Kết quả thục hiện dự án
21 Các nội dung của dự án được thực hiện đầy đủ
22 Dự án hỗ trợ tích cực đến phát triển sản xuất địa phương
23 Tác động nâng cao năng lực của dự án tốt
24 Tác động xóa đói giảm nghèo của dự án hiệu quả
Xin chân thành cám ơn Quý Ông/Bà!
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
108
PHỤ LỤC 2:
Giới tính
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Nam 88 73.3 73.3 73.3
Nữ 32 26.7 26.7 100.0
Total 120 100.0 100.0
Độ tuổi
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
dưới 30 tuổi 24 20.0 20.0 20.0
Từ 30 đến dưới 40 tuổi 52 43.3 43.3 63.3
Từ 40 đến dưới 50 tuổi 36 30.0 30.0 93.3
Trên 50 tuổi 8 6.7 6.7 100.0
Total 120 100.0 100.0
Trình độ học vấn
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Cao đẳng 12 10.0 10.0 10.0
Đại học 64 53.3 53.3 63.3
Sau đại học 44 36.7 36.7 100.0
Total 120 100.0 100.0
Đơn vị công tác
Frequency Percent
Missing System 120 100.0
Vị trí công tác
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Cán bộ lãnh đạo 40 33.3 33.3 33.3
Chuyên viên 80 66.7 66.7 100.0
Total 120 100.0 100.0
Thời gian công tác
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Dưới 5 năm 16 13.3 13.3 13.3
Từ 5 đến dưới 10 năm 44 36.7 36.7 50.0
Từ 10 đến dưới 15 năm 40 33.3 33.3 83.3
Từ 15 năm trở lên 20 16.7 16.7 100.0
Total 120 100.0 100.0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
109
PHỤ LỤC 3: CRONBACH’S ALPHA
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.878 6
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý dự án là phù hợp
với đối tượng và phạm vi
thực hiện dự án
19.40 6.629 .840 .829
Nhân sự tham gia quản lý
dự án có năng lực quản lý
phù hợp
20.40 7.771 .687 .858
Nội dung kế hoạch thực
hiện dự án là rõ ràng cụ thể 19.27 6.785 .817 .833
Công tác điều phối giữa các
tổ chức thực hiện dự án là
nhịp nhàng, ăn khớp
19.43 7.844 .624 .867
Thông tin về dự án được
phổ biến rộng rãi 19.30 7.607 .588 .875
Sự tham gia của người dân
trong quản lý thực hiện dự
án có hiệu quả
19.37 8.032 .568 .876
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.819 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Tiến độ giải ngân phù hợp
với tiến độ dự án 15.80 3.657 .763 .738
Công tác đấu thầu thực
hiện dự án là công khai,
minh bạch
15.83 3.838 .818 .732
Công tác quản lý tài chính
không để xảy ra thất thoát,
lãng phí
16.77 3.609 .551 .815
Các định mức chi tiêu của
dự án được xây dựng phù
hợp
15.33 4.258 .490 .818
Các mục chi tiêu của dự án
phù hợp với kế hoạch 15.73 4.365 .515 .810
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
110
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.723 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Công tác giám sát thực hiện
dự án được thực hiện đúng
kỳ
12.10 2.175 .562 .631
Nội dung giám sát cụ thể,
chặt chẽ 12.03 2.318 .498 .670
Phương pháp giám sát
khoa học 12.23 2.197 .529 .652
Công tác giám sát công
khai, minh bạch 12.33 2.510 .460 .691
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.875 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Hình thức tổ chức thanh tra,
kiểm tra phù hợp 16.40 3.738 .804 .823
Nội dung thanh tra toàn
diện 16.47 4.150 .748 .837
Quá trình thanh, kiểm tra
chặt chẽ 16.57 3.878 .732 .843
Kết luận thanh, kiểm tra
khách quan 16.47 4.621 .614 .868
Kết quả thanh, kiểm tra
được công khai minh bạch 16.50 4.824 .661 .862
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.852 4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
111
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Các nội dung của dự án
được thực hiện đầy đủ 12.53 2.469 .642 .833
Dự án hỗ trợ tích cực đến
phát triển sản xuất địa
phương
12.17 2.157 .746 .789
Tác động nâng cao năng
lực của dự án tốt 12.57 2.264 .732 .796
Tác động xóa đói giảm
nghèo của dự án hiệu quả 12.43 2.264 .657 .828
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_nguon_von_oda_trong_linh_vuc_nong_nghiep_va_phat_trien_nong_thon_tren_dia_ban_tinh_quang_bin.pdf