Luận văn Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nhiều chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương: Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN; Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP; Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 01/3/2012 quy định về đăng ký hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam; Thông tư số 05/2012/TT-BNG ngày 12/11/2012 hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01/3/2012 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các tỉnh, thành phố tại Việt Nam thuận lợi trong việc vận động, tiếp nhận, triển khai, quản lý nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng như quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn các tỉnh, thành phố cả nước. Đề tài “Quản lý Nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” đã nghiên cứu và đạt được những kết quả sau: - Những cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN đối với TCPCPNN, trong đó nhận thấy rõ sự cần thiết QLNN đối với các TCPCPNN tại Việt Nam; xác định rõ nội dung, chủ thể và đối tượng QLNN đối với các TCPCPNN; những kinh nghiệm quý về QLNN đối với các tổ chức PCPNN tại Hà Tĩnh, Quảng Trị và thành phố Đà Nẵng, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Bình.

pdf143 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến các nội dung như: - Cần chủ động xây dựng danh mục vận động tài trợ theo nhu cầu ưu tiên của ngành, lĩnh vực, địa phương mình. Cần tìm hiểu, xác định kỹ tránh trùng lặp nơi quá nhiều, nơi quá ít dự án mà phải điều phối được dự án về nội dung và lượng tài chính. - Đầu tư, chuẩn bị kỹ nội dung các chương trình, dự án vận động. Những thông tin dữ liệu đưa ra trong các chương trình, dự án càng cụ thể, được luận chứng càng xác thực thì quá trình tiếp nhận và triển khai dự án càng có tính khả thi cao, càng nâng tính bền vững của dự án. Đồng thời điều này sẽ giúp cung cấp thông tin cho đối tác nước ngoài để họ dễ tìm hiểu hơn và hướng đối tác nước ngoài vào quỹ đạo, các kênh cần thu hút viện trợ của chúng ta. - Cần chủ động thường xuyên tiếp xúc với các tổ chức PCPNN (đang hoạt động hoặc chưa có hoạt động tại tỉnh Quảng Bình) bằng nhiều hình thức khác nhau. Qua đó, không chỉ nhằm mục đích vận động, tranh thủ sự hỗ trợ của họ cho các chương trình, dự án của tỉnh mà còn góp phần mở rộng quan hệ hữu nghị giữa hai bên. - Cần xây dựng kế hoạch và kiến nghị Bộ Tài chính, nghiên cứu bố trí vốn đối ứng cho các dự án của các tổ chức PCPNN tương tự như đang áp dụng với các chương trình ODA. Đây cũng là khuynh hướng chung khi ngày càng 108 nhiều tổ chức PCPNN yêu cầu phía Việt Nam phải có nguồn vốn đối ứng tương ứng. Để quá trình tiếp nhận, sử dụng viện trợ của các tổ chức PCPNN đảm bảo đúng mục đích, đối tượng và có hiệu quả, đòi hỏi sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự phối hợp kiểm tra giám sát chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng chính cụ thể là Sở Tài Chính, Sở KH-ĐT và Sở Ngoại vụ và các đơn vị tiếp nhận, sử dụng nguồn viện trợ. Để đạt được kết quả cao trong việc tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN, các cơ quan chức năng cần được thống nhất quản lý từ khâu vận động đến đàm phán, ký kết viện trợ với các bên tài trợ, theo dõi giám sát trong quá trình thực hiện và đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụng các khoản viện trợ khi kết thúc dự án. 3.2.5. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về công tác phi chính phủ nước ngoài Hoạt động của các tổ chức PCPNN có liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều ngành, nhiều cấp chính quyền. Do đó, nếu chỉ có sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh thì sẽ không đủ. Để QLNN đối với các tổ chức PCPNN đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng và đủ của lãnh đạo các cơ quan, các ngành và các cấp. Thực tế ở địa phương hiện nay vẫn còn tình trạng nhận thức chung về hoạt động PCP cũng như viện trợ của các tổ chức PCP chưa sâu sắc và toàn diện. Thực trạng này tồn tại không chỉ trong người dân, đặc biệt người dân các vùng khó khăn, mà ngay trong một bộ phận cán bộ của các cơ quan nhà nước, trong đó có không ít cơ quan làm việc trực tiếp với các tổ chức PCPNN. Để đạt được mục tiêu nâng cao nhận thức về hoạt động của các tổ chức PCPNN, trong thời gian tới lãnh đạo tỉnh cần quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn. Cụ thể cần phải: 109 - Tăng cường công tác chính trị tư tưởng cho cấp Ủy các cấp cơ sở về công tác PCPNN với những nội dung cơ bản mang tính chỉ đạo trong chỉ thị 19-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về công tác PCPNN. Cần phải nhận thức chính xác, hiểu đúng, hiểu rõ về các tổ chức PCPNN, không nên đánh đồng coi tất cả là tốt hoặc tất cả là xấu mà phải có sự nhìn nhận đúng đắn, khách quan đối với từng tổ chức khi họ đến triển khai hoạt động trên địa bàn tỉnh. - Chỉ đạo cụ thể cho lãnh đạo các cơ quan, sở ngành, huyện (nhất là các đơn vị có tiếp xúc và tiếp nhận viện trợ PCPNN) phải phân công người phụ trách theo dõi về hoạt động của các tổ chức PCPNN nghiên cứu quán triệt các chủ trương của Đảng, quy định của nhà nước và tham gia đầy đủ các đợt tập huấn liên quan đến lĩnh vực này. - Xác định rõ việc vận động viện trợ không những để góp phần phát triển kinh tế địa phương, nâng cao năng lực của đối tác Việt Nam mà còn thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng. Cần nâng cao nhận thức của đối tác Việt Nam không chỉ chú trọng vào giá trị nguồn viện trợ mà chú ý đến kết quả đem lại của nguồn viện trợ. - Chú trọng hơn nữa công tác thông tin và tuyên truyền của nhà nước đối với đội ngũ cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước và cả người dân trong cộng đồng giúp người dân biết, hiểu, có ý thức và thấy được mặt tích cực của các tổ chức PCPNN để tranh thủ, tận dụng sự giúp đỡ, nhưng đồng thời cũng cần phải thấy được mặt trái để tránh bị lợi dụng, tránh vô tình tiếp tay cho những hành vi xấu của các tổ chức PCPNN. Công tác tuyên truyền cần được triển khai, tiến hành sâu, rộng nhằm tạo ra sự thống nhất nhận thức, để các cơ quan, các ngành, các cấp thấy rõ mục tiêu và nhiệm vụ chung của việc QLNN đối với các tổ chức PCPNN là yêu cầu khách quan có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay. 110 3.2.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động tổng kết, đánh giá Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động và các chương trình dự án của các tổ chức PCPNN theo định kỳ là một việc hết sức cần thiết trong quá trình QLNN đối với các tổ chức PCPNN. Từ công tác tổng kết, đánh giá giúp chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm cần thiết và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN. Do đó, trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cường các hoạt động tổng kết, đánh giá thực tiễn ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau. Tuy nhiên, khi tiến hành tổng kết đánh giá cần lưu ý: - Đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN việc đưa ra những nhận xét, đánh giá không thể chỉ dựa trên giá trị viện trợ bằng vật chất cụ thể mà phải đánh giá cả các tác động đem lại của những hoạt động này. Khi nhận xét, đánh giá cần phải xem xét nhiều mặt như tác động về mặt an ninh, xã hội của các chương trình dự án, tính bền vững, tính hiệu quảvà phải căn cứ trên những số liệu, kết quả cụ thể hơn là những nhận xét cảm tính. - Các cơ quan quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN cũng cần lưu ý không nên dựa vào những tổng kết đánh giá mang tính chủ quan một phía của cơ quan đối tác Việt Nam là những người trực tiếp quản lý dự án mà cần phải chủ động lắng nghe, trao đổi ý kiến với cả đại diện các tổ chức PCPNN, người dân tham gia chương trình dự án và các cơ quan liên quan để có thể rút ra những đánh giá chính xác và có những giải pháp, điều chỉnh phù hợp. - Cần khuyến khích các đối tác Việt Nam và địa phương tiến hành tổng kết, đánh giá khi dự án kết thúc. Qua đó, những dự án có hiệu quả, thiết thực cần được giới thiệu nhân rộng và ngược lại những dự án thực hiện chưa tốt cần được chia sẻ, rút kinh nghiệm để tránh bị lặp lại. Ngoài ra, bên cạnh việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm từ thực tế của tỉnh, cũng cần phải chú ý tìm hiểu và học tập những kinh nghiệm QLNN 111 đối với các tổ chức PCPNN của các địa phương khác cũng như của các nước khác trên thế giới, nhất là những nước có trình độ phát triển và điều kiện kinh tế - xã hội tương tự và có cùng chế độ chính trị. Chẳng hạn như cần chủ động tham gia đầy đủ các buổi tổng kết hoạt động, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm thực tiễn do Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tổ chức và các hội nghị khác. Từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý về hoạt động của các tổ chức PCPNN. 3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Tương tự như nguồn tài trợ ODA, viện trợ của các tổ chức PCPNN mang ý nghĩa xã hội rất lớn cùng với nỗ lực của chính quyền đa số viện trợ của các tổ chức PCPNN trực tiếp đến đối tượng hưởng lợi vào tình cảm và trái tim người nhận, vì thế càng cần phải hạn chế những biểu hiện tiêu cực hoặc thất thoát. Trong thời gian qua, tại tỉnh tuy chưa nảy sinh nhiều biểu hiện tiêu cực, nhưng lác đác đây đó trong quá trình tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN cũng đã có những dấu hiệu bất ổn, sử dụng nguồn tài trợ không đúng mục đích hoặc không đúng đối tượng. Điều này đã được nêu rõ trong chỉ thị 19-CT/TW của Ban Chấp hành TW Đảng là “Hoạt động của các tổ chức PCPNN rất đa dạng, được coi là vì mục đích nhân đạo, phi lợi nhuận, phi chính trị, phi tôn giáo; nhưng một số thế lực đã lợi dụng hoạt động của một số ít tổ chức này vào các mục đích chính trị, can thiệp vào công việc nội bộ, xâm hại an ninh và chủ quyền của nước ta. Do đó, cần phải nắm vững nguồn gốc, mục đích, tính chất hoạt động của từng tổ chức PCPNN trước khi quyết định việc thiết lập và tăng cường quan hệ; đồng thời thường xuyên quản lý chặt chẽ, phát hiện và xử lý kịp thời, thỏa đáng những hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức này”. [2]. 112 Qua đó, có thể thấy nếu không chú trọng công tác kiểm tra thì cho dù các dự án đề ra ban đầu có đúng, có thiết thực chăng nữa nhưng khi tổ chức thực hiện rất có thể sẽ không được tốt, không đem lại kết quả như dự kiến. Bằng các hoạt động kiểm tra, thanh tra thường xuyên sẽ kịp thời phát hiện những biểu hiện vi phạm, làm sai quy định cũng như những thiếu sót và lỗ hổng trong cơ chế quản lý nhà nước. Từ đó kịp thời đề ra kiến nghị cụ thể và xác thực làm cơ sở cho việc đổi mới và hoàn thiện cơ chế QLNN. Đây chính là một hình thức đấu tranh chống tham nhũng hữu hiệu bằng biện pháp phòng ngừa, phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay. Tại Quảng Bình, trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát cần được quan tâm tới một số việc như: Một là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp kiểm tra giám sát. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc hoàn thiện cơ chế phối hợp kiểm tra giám sát. Trong thời gian qua, việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc kiểm tra giám sát còn hạn chế trong quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh. Công tác phối hợp vẫn còn chưa chặt chẽ, rời rạc. Do đó, cần có sự phân công rõ rệt trong kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan đầu mối phụ trách tại địa phương. Cụ thể - Giữa Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính và Sở KH - ĐT cần thường xuyên phối hợp kiểm tra việc thực hiện, tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ. Kiểm tra so sánh số liệu báo cáo nhằm đảm bảo nguồn viện trợ này được sử dụng đúng mục đích và tránh bị thất thoát. - Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Ngoại vụ và cơ quan quản lý địa phương trong việc kiểm tra giấy phép, nhân viên và hoạt động của các tổ chức PCPNN xem có thực hiện đúng theo những gì đã cam kết và quy định của nhà nước không. 113 Ngoài ra, cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý cũng cần được tăng cường. Trước đây, việc phối hợp kiểm tra và trao đổi thông tin thường được thực hiện theo định kỳ 1 năm. Tuy nhiên, do những biến động không ngừng của tình hình mới, cần rút ngắn thời gian lại là 6 tháng hoặc 3 tháng một lần để kịp thời đánh giá tình hình, rút ra bài học kinh nghiệm và có những đề xuất, bổ sung hoặc thay đổi, điều chỉnh cần thiết về chính sách hoặc biện pháp cho phù hợp với tình hình mới. Hai là, cần tăng cường công tác đi cơ sở. Các cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là các cán bộ được phân công quản lý và tham gia hoạt động với các tổ chức PCPNN, cần phải tăng cường phối hợp cùng các sở ngành, địa phương đi kiểm tra thực tế tại cơ sở nơi có hoạt động, có dự án của các tổ chức PCPNN triển khai; yêu cầu các cấp ủy đảng và các cấp chính quyền quan tâm, chỉ đạo kiểm tra hoạt động của bộ phận phụ trách quan hệ với các tổ chức PCPNN, nhất là trong việc thực hiện các quy định về phê duyệt dự án, chế độ báo cáo. Đồng thời, cần huy động sự tham gia của các đoàn thể quần chúng vào việc thực hiện và giám sát các dự án của các tổ chức PCPNN. Cần chú ý chuẩn bị kỹ các nội dung, kế hoạch kiểm tra trước khi đi khảo sát, kiểm tra thực tế để kết quả kiểm tra đi sâu vào thực chất. Kết quả kiểm tra phải được báo cáo trung thực nếu có sai phạm thì cần được xử lý nghiêm túc. Tăng cường đi công tác, khảo sát các đơn vị cơ sở cũng là cơ sở để tổng hợp phân tích, từ đó mới đưa ra được giải pháp cụ thể. Việc khảo sát cũng nhằm hạn chế quản lý về mặt hành chính, dựa vào báo cáo mà nắm bắt tình hình hoạt động một cách sát thực hơn. Kịp thời phát hiện những vi phạm để xử lý cũng như nhân rộng thực hiện các dự án được triển khai có hiệu quả. Ba là, nâng cao hiệu quả công tác giám sát. Cần tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát bằng nhiều hình thức như: 114 - Huy động sự tham gia của các đoàn thể và người dân, nhất là những người trực tiếp hưởng lợi từ các hoạt động, các dự án viện trợ của các tổ chức PCPNN. Chú ý đa dạng hóa hình thức tham gia của người dân vào hoạt động giám sát như bày tỏ ý kiến, thảo luận, đánh giá, tham mưu Sự tham gia của nhân dân cũng cần được thực hiện ở nhiều khâu như giám sát từ khi lập kế hoạch cho đến khi dự án được triển khai thực hiện. - Xây dựng một đội ngũ giám sát và mạng lưới các tổ chức tư vấn độc lập làm nguồn lực bổ sung hỗ trợ các cơ quan quản lý trong giám sát hoạt động của các tổ chức PCPNN. Bốn là, xây dựng cơ chế khen thưởng rõ ràng, động viên kịp thời và chính xác. Việc kiểm tra, giám sát phải luôn gắn liền với nhận xét, khen thưởng và kỷ luật. Do đó, cần có cơ chế, chính sách và hình thức động viên, khen thưởng bằng vật chất và tinh thần kịp thời và thích đáng đối với các cá nhân và tập thể có đóng góp xứng đáng. Cũng cần lưu ý việc ghi nhận những đóng góp của các tổ chức PCPNN bằng các hình thức tuyên dương, khen thưởng là phù hợp nhưng phải được thực hiện đúng cách và chính xác. Tránh khen thưởng tràn lan, hoặc chỉ mang tính chất hình thức không đi vào nội dung thực tế. Tránh tình trạng khen thưởng quá mức hoặc không kịp thời, dẫn đến tâm tư, không động viên được các tổ chức PCPNN tiếp tục phát huy những đóng góp của mình. Bên cạnh đó, cũng cần có những hình thức nhắc nhở kịp thời và xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với những trường hợp sai phạm (kể cả đối với các tổ chức PCPNN lẫn đối với các cơ quan của Việt Nam) nhằm kịp thời ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực phát sinh trong hoạt động cũng như trong quá trình quản lý. 3.3. Một số khuyến nghị 3.3.1. Đối với Trung ương 115 Để công tác vận động, quản lý sử dụng viện trợ cũng như công tác quản lý các tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đạt hiệu quả, xin đề xuất một số khuyến nghị đối với Trung ương như sau: Thứ nhất, trong tình hình thực tế hiện nay, các tổ chức PCPNN có sự liên kết chặt chẽ với các tổ chức hội, trung tâm trong nước và thông qua các tổ chức này triển khai các chương trình, dự án xuống địa phương mà không cần sự xuất hiện của các tổ chức PCPNN. Khi triển khai các chương trình, dự án như vậy, với những đơn vị tiếp nhận viện trợ thiếu kinh nghiệm sẽ không thể nhận biết được đây là những chương trình, dự án có nguồn vốn từ các tổ chức PCPNN, do vậy việc quản lý các hoạt động này sẽ thiếu chặt chẽ, kịp thời. Các tổ chức hội, trung tâm dạng này, mặc dù chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định tên gọi “Phi Chính phủ trong nước” nhưng thực chất, đây chính là các tổ chức như vậy. Việc các tổ chức PCPNN hợp tác, liên kết chặt chẽ với các tổ chức Phi Chính phủ trong nước đặt ra một yêu cầu mới về công tác quản lý. Nên chăng đã đến lúc cần có một Luật về quản lý các tổ chức Phi Chính phủ, bao gồm cả các tổ chức PCPNN và các tổ chức PCP trong nước. Hiện nay, lĩnh vực phi chính phủ nước ngoài mới chỉ được điều chỉnh bởi những văn bản dưới luật (Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng, Thông tư của các bộ.), vì vậy kiến nghị Nhà nước nghiên cứu xây dựng những văn bản có giá trị pháp lý cao hơn như luật hóa công tác quản lý phi chính phủ nước ngoài, củng cố vững chắc hơn khuôn khổ pháp lý cho công tác quản lý phi chính phủ nước ngoài. Thứ hai, đề nghị Ban Đối ngoại Trung ương tăng cường giám sát với họat động của Ủy ban công tác Phi chính phủ nước ngoài, để đảm bảo việc cấp, gia hạn Giấy đăng ký của của tổ chức PCPNN được cấp đúng thời hạn 116 theo Nghị định 12/2012/NĐ-CP, tạo điều kiện cho các tổ chức PCPNN hoạt động theo quy định. Thứ ba, Chính phủ có quyết định cụ thể về việc giảm các loại thuế, nhất là thuế VAT và cho phép những nhân viên là người nuớc ngoài đang làm việc tại các văn phòng đại diện và văn phòng dự án của các TCPCPNN được mua hàng miễn thuế. Thủ tục hoàn thuế VAT nên được đơn giản hoá. Đây là những biện pháp khuyến khích về vật chất để kích thích đối tượng Thứ tư, Chính phủ cần có văn bản hướng dẫn để tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý các TCPCPNN với các cơ quan quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho các TCPCPNN để thực hiện tốt hơn Nghị định 85/1998/NĐ-CP. 3.3.2. Đối với các Bộ, Ngành Cần chấn chỉnh việc thực hiện Nghị định số 93/2009 /NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ nước ngoài về quản lý nguồn hàng viện trợ; các bộ, ngành liên quan cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề phê duyệt nhận các khoản viện trợ phí dự án. Bộ Tài chính nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ ban hành các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các công ty nước ngoài, công ty liên doanh, công ty đa quốc gia đang hoạt động ở Việt Nam tham gia vào những hoạt động nhân đạo và phát triển phi lợi nhuận và để các tổ chức của Việt Nam tranh thủ được nguồn tài trợ này. Bộ Ngoại giao, Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN trước khi cấp, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép của TCPCPNN nên trao đổi với UBND tỉnh để tránh tình trạng nhiều tổ chức PCPNN được cấp giấy phép nhưng UBND và cơ quan đầu mối địa phương không biết. Mặt khác, để hạn chế hiện tượng 117 nhiều tổ chức PCPNN tuy được cấp giấy phép nhưng không làm thủ tục đăng ký hoạt động tại địa phương theo đúng tinh thần Nghị định 12/2012/NĐ-CP. Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN cần đẩy mạnh công tác thông tin. Cần thường xuyên thông báo và cung cấp thông tin và tổng quan về tình hình hoạt động của các TCPCP cho địa phương (Thông tin tại website của UB Công tác về các tổ chức PCPNN cập nhật cuối cùng vào ngày 13/4/2015 nhưng thông tin về tỉnh Quảng Bình chỉ đến năm 2013). Các chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ luôn cần đến vốn đối ứng của địa phương. Nhà tài trợ xem đây là nghĩa vụ bắt buộc, vừa để gắn kết trách nhiệm của các đối tác cùng tham gia, vừa để tăng nguồn lực cho dự án. Do đó, kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu và quyết định bố trí vốn đối ứng cho các dự án phi chính phủ nước ngoài, tương tự như đang áp dụng với các chương trình viện trợ chính thức (ODA). Quảng Bình là một tỉnh nghèo, còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội, do đó đề nghị Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) có sự quan tâm, giới thiệu hơn nữa trong việc vận động các tổ chức PCPNN đến hoạt động tài trợ tại địa phương, đặc biệt tập trung vào các lĩnh vực tỉnh đang quan tâm, như: phát triển y tế, giáo dục, hỗ trợ xây dựng, phát triển nông thôn, vệ sinh, nước sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đề nghị Ủy ban Công tác PCPNN, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tăng cường tập huấn, nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác PCPNN tại các địa phương về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ...; tổ chức các chương trình tham quan, tìm hiểu kinh nghiệm thực tế về công tác PCPNN giữa các địa phương, tỉnh bạn; có chế độ khen thưởng, động viên phù hợp đối với đội ngũ cán bộ làm về công tác PCPNN tại các địa phương. 118 Tiểu kết chương 3 Căn cứ vào những đánh giá thực trạng trong công tác QLNN của tỉnh Quảng Bình đối với các TCPCPNN thời gian qua, nội dung Chương 3 đã dự báo xu hướng phát triển của các tổ chức PCPNN tại Quảng Bình có thể sẽ tiếp tục được duy trì và có thể gia tăng cả về quy mô và tính chất bởi vì ngoài việc thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, tỉnh Quảng Bình là một trong những tỉnh chịu hậu quả chiến tranh nặng nề nhất, đại đa số bộ phận nhân dân có thu nhập thấp, đặc biệt có các huyện Minh Hóa và Tuyên Hóa có tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số cao với trình độ học vấn và dân trí thấp lại có những phong tục tập quán lạc hậu và một số lượng lớn người khuyết tật bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và chất độc màu da cam, phương thức hỗ trợ sẽ có nhiều thay đổi, các hình thức viện trợ dưới dạng cứu trợ nhân đạo, viện trợ trực tiếp sẽ có xu hướng giảm dần mà thay vào đó hình thức hỗ trợ phát triển, nâng cao năng lực, hỗ trợ kỹ thuật, tình nguyện viên sẽ tăng lên. Đồng thời, Chương 3 cũng đã tập trung phân tích quan điểm chỉ đạo chung của Đảng, Nhà nước và mục tiêu của tỉnh trong QLNN đối với các TCPCPNN trên địa bàn. Với những thực trạng trong công tác QLNN đối với các TCPCPNN trên địa bàn tỉnh, những nguyên nhân khách quan và chủ quan, Chương 3 đã đề xuất 7 giải pháp chủ yếu, cụ thể như: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh, tập trung vào các văn bản hướng dẫn vận động, tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ từ các tổ chức PCPNN, tránh sử dụng quá nhiều thủ tục hành chính, rườm rà, mất thời gian, gây khó khăn cho các tổ chức; Hoàn thiện bộ máy quản lý và xây dựng cơ chế phối hợp quản lý tổ chức PCPNN, phải phát huy hơn nữa vai trò của cơ quan đầu mối quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN, nâng cao hiệu quả phối hợp trong quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN; Nâng cao 119 chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Quảng Bình, cụ thể là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia quản lý và làm việc trực tiếp với các tổ chức PCPNN và nâng cao năng lực, nhận thức của nhân viên Việt Nam và người nước ngoài làm việc cho các tổ chức PCPNN; Vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xóa đói - giảm nghèo của tỉnh, phù hợp với quy hoạch và tình hình thực tế của từng ngành và địa phương; trên cơ sở các thế mạnh, lĩnh vực ưu tiên của các tổ chức phi chính phủ để kêu gọi tối đa số lượng, phát huy cao nhất hiệu quả nguồn vốn viện trợ; Chú trọng hơn nữa công tác thông tin và tuyên truyền của nhà nước đối với đội ngũ cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước và cả người dân trong cộng đồng giúp người dân biết, hiểu, có ý thức và thấy được mặt tích cực của các tổ chức PCPNN để tranh thủ, tận dụng sự giúp đỡ, nhưng đồng thời cũng cần phải thấy được mặt trái để tránh bị lợi dụng, tránh vô tình tiếp tay cho những hành vi xấu của các tổ chức PCPNN; Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và nâng cao hiệu quả hoạt động tổng kết, đánh giá, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động và các chương trình dự án của các tổ chức PCPNN theo định kỳ là một việc hết sức cần thiết trong quá trình QLNN đối với các tổ chức PCPNN. Từ công tác tổng kết, đánh giá giúp chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm cần thiết và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN. Gắn với các giải pháp nêu trên, luận văn cũng đề xuất một số khuyến nghị cụ thể đối với trung ương, các bộ, ngành và tỉnh Quảng Bình để triển khai các giải pháp đạt hiệu quả. 120 KẾT LUẬN Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nhiều chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương: Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN; Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP; Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 01/3/2012 quy định về đăng ký hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam; Thông tư số 05/2012/TT-BNG ngày 12/11/2012 hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01/3/2012 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các tỉnh, thành phố tại Việt Nam thuận lợi trong việc vận động, tiếp nhận, triển khai, quản lý nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng như quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn các tỉnh, thành phố cả nước. Đề tài “Quản lý Nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” đã nghiên cứu và đạt được những kết quả sau: - Những cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN đối với TCPCPNN, trong đó nhận thấy rõ sự cần thiết QLNN đối với các TCPCPNN tại Việt Nam; xác định rõ nội dung, chủ thể và đối tượng QLNN đối với các TCPCPNN; những kinh nghiệm quý về QLNN đối với các tổ chức PCPNN tại Hà Tĩnh, Quảng Trị và thành phố Đà Nẵng, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Bình. 121 - Phân tích, đánh giá một cách cụ thể thực trạng QLNN đối với TCPCPNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, đặc biệt tìm ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến những tồn tại hạn chế. - Từ những nguyên nhân trên để xác định rõ 7 nhóm giải pháp và một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với TCPCPNN trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Công tác QLNN đối với các tổ chức PCPNN trên địa bàn Quảng Bình trong thời gian quan đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhờ vào chủ trương, đường lối nhất quán của Đảng; những chính sách hợp lý của nhà nước và khuôn khổ pháp lý quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN khá cơ bản; cơ chế phối hợp QLNN tương đối đồng bộ; chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng được nâng cao. Qua đó đã tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức PCPNN góp phần vào sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh. Tuy nhiên, là một trong những lĩnh vực khá mới mẻ, nhiều phức tạp và nhạy cảm nên quản lý nhà nước về các tổ chức PCPNN vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Mặc dù, trong thực tiễn phần lớn các tổ chức PCPNN có thiện chí, thực lòng muốn giúp đỡ người dân nhưng bên cạnh đó cũng có không ít tổ chức lợi dụng hoạt động của mình để thực hiện các mưu đồ gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình an ninh, chính trị và lợi ích lâu dài của quốc gia, điều này cần phải sớm được khắc phục. Để nâng cao hiệu quả QLNN đối với các tổ chức PCPNN tỉnh Quảng Bình cần quan tâm thực hiện tốt hàng loạt các giải pháp như: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh; Hoàn thiện bộ máy quản lý và xây dựng cơ chế phối hợp quản lý tổ chức PCPNN; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Quảng Bình; Vận động viện trợ PCPNN phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - 122 xã hội, chương trình xóa đói - giảm nghèo của tỉnh, phù hợp với quy hoạch và tình hình thực tế của từng ngành và địa phương; Chú trọng hơn nữa công tác thông tin và tuyên truyền của nhà nước đối với đội ngũ cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước và cả người dân trong cộng đồng giúp người dân biết, hiểu được mặt tích cực của các tổ chức PCPNN để tranh thủ, tận dụng sự giúp đỡ; Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn và nâng cao hiệu quả hoạt động tổng kết, đánh giá, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động và các chương trình dự án của các tổ chức PCPNN theo định kỳ. Do hiện nay, việc nghiên cứu về các tổ chức PCPNN và hoạt động của nó còn hết sức mới mẻ và khó khăn. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu, đề tài này chỉ cố gắng đi sâu nghiên cứu, xem xét và phân tích các hoạt động quản lý nhà nước đối với các tổ chức PCPNN để đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự thống nhất quản lý của Nhà nước, sự quan tâm, phối hợp giữa các bộ, ngành, đơn vị và địa phương, với tâm huyết và trí lực của tất cả những người làm công tác PCP, tin rằng Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu trên lĩnh vực này và sẽ thành công trong việc tìm ra các phương thức tiếp cận và những quy chế quản lý các tổ chức PCPNN phù hợp với những thay đổi của tình hình mới để đạt hiệu quả cao hơn, đóng góp tích cực hơn vào việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh"./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (1994), Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 20/9/1994 về mở rộng và đổi mới hoạt động đối ngoại nhân dân. 2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2003), Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 24 tháng 01 năm 2003 về công tác phi chính phủ nước ngoài. 3. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2010), Quy chế về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại ban hành kèm theo Quyết định số 295- QĐ/TW ngày 23/3/2010. 4. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2011), Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 6/7/2011 về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Thông tư số 04/2001/TT-BKH ngày 05/06/2001 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30 tháng 3 năm 2010 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ- CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài. 7. Bộ Ngoại giao (2012), Thông tư số 05/2012/TT-BNG ngày 12/11/2012 hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. 8. Bộ ngoại giao - Bộ Nội vụ - Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT- BNG-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại ở địa phương. 9. Bộ Tài Chính (2010), Thông tư số 225/2010/TT-BTC, ngày 31/12/2010 Quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc ngân sách nhà nước. 10. Chính phủ (1998), Nghị định 85/1998/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 1998 về việc tuyển chọn, sử dụng và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức và cá nhân nước ngoài. 11. Chính phủ (1999), Nghị định số 46/1999/NĐ-CP ngày 01/04/1999 sửa đổi một số điều của Nghị định số 85/1998/NĐ-CP ngày 20/10/1998 về việc tuyển chọn, sử dụng và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. 12. Chính phủ (1999), Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19/04/1999 về các hoạt động tôn giáo. 13. Chính phủ (2009), Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài. 14. Chính phủ (2012), Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2012 về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H, 2016. 16. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2006. 17. Học viện hành chính, Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính nhà nước (chương trình chuyên viên chính). 18. Học viện hành chính, Giáo trình Quản lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội 2006. 19. Học viện hành chính, Giáo trình Quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2012. 20. Học viện Hành chính quốc gia (Hà Nội, 2009), Giáo trình QLNN đối với tổ chức phi chính phủ. 21. Học viện Hành chính quốc gia(Hà Nội, 2001), Giáo trình quản lý học đại cương, NXB Đại học Quốc gia. 22. Học viện Hành chính quốc gia (Hà Nội 10/1994), Giáo trình về quản lý hành chính - văn phòng, tập 1. 23. Học viện Hành chính quốc gia(Hà Nội, 2009), Giáo trình QLNN đối với tổ chức phi chính phủ. 24. Học viện Hành chính quốc gia ( Hà Nội, 2002 ), Thuật ngữ hành chính. 25. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Hà Nội, 2001), Tài liệu công tác hoà bình, đoàn kết và vận động viện trợ chính phủ . 26. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Hà Nội, 2003), Sổ tay Hướng dẫn các TCPCPNN tại Việt Nam , NXB Chính trị quốc gia. 27. Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình (2016), Báo cáo 5 năm đánh giá hiệu quả công tác quản lý và hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn và những định hướng trong giai đoạn 2016 - 2020. 28. Sở Kế hoạch và Đầu tư (2016), Báo cáo hoạt động các Dự án từ nguồn vốn tổ chức phi chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2009 - 2015. 29. Sở Kế hoạch và Đầu tư (2015), Báo cáo đánh giá công tác vận động, quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2012 - 2016. 30. Thủ tướng Chính phủ (1996), Quyết định 340/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 1996 về việc ban hành Quy chế hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. 31. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 59/2001/QĐ-TTg ngày 24/04/2001 về việc thành lập Uỷ ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. 32. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/04/2001 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài. 33. Thủ tướng Chính phủ (2002), Chỉ thị số 11/2002/CT-TTg ngày 17/4/2002 về việc chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài. 34. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 286/2006/QĐ-TTg, ngày 27/12/2006 ban hành “Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2006-2010”. 35. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 40/2013/QĐ-TTg về việc ban hành Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ PCPNN giai đoạn 2013-2017. 36. UBND tỉnh Quảng Bình (2010), Quyết định số 06/2010/QĐ- UBND ngày 14/6/2010 về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 37. UBND tỉnh Quảng Bình (2014), Quyết định số 1139/QĐ- UBND, ngày 08/5/2014 về việc ban hành Chương trình xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2018. 38. UBND tỉnh Quảng Bình (2015), Quyết định số 2942/QĐ- UBND, ngày 20/10/2015 về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ về dự toán chi phí đề án thu hút, vận động vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Quảng Bình. 39. Cấn Việt Anh (2009 ), “Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài”, luận văn tiến sỹ Quản lý công. 40. Nguyễn Thanh Bình(2004), “ Vai trò của hội, tổ chức phi chính phủ trong đổi mới và phát triển đất nước”, Lý luận chính trị số 4, tr. 33-37. 41. Hoàng Văn Chức, Phạm Kiên Cường, Đinh Thị Minh Tuyết, Giáo trình Quản lý Nhà nước đối với các tổ chức Phi chính phủ, Học viện Hành chính, Nhà Xuất bản Giáo dục (2004) 42. Phạm Kiên Cường (Chủ biên), Giáo trình Quản lý Nhà nước đối với tổ chức Phi chính phủ nước ngoài, Học viện hành chính, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (2012). 43. Vũ Thị Thu Giang (2008), “Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ Mỹ ở Việt Nam từ năm 1995 đến nay”, Nghiên cứu lịch sử số 7, tr. 49-60. 44. Đỗ Sơn Hà (2004), “Thực trạng và giải pháp về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, tổ chức phi Chính phủ ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”. 45. Vũ Xuân Hồng, Viện trợ của các TCPCPNN tại Việt Nam năm 2004, tạp chí Hữu nghị số 18, 3/2005. 46. Nguyễn Ngọc Lam(2005), “ Một số vấn đề về quản lý hội và tổ chức phi chính phủ”, Tổ chức nhà nước số 3, tr. 25-26, 28. 47. Nguyễn Thị Thanh Loan (2002), Nâng cao hiệu qủa quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ quản lý hành chính công. 48. Phạm Bình Minh (2010), “Sự hợp tác của Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong quá trình hội nhập quốc tế”, Thông tin đối ngoại, số 2, tr. 51-54, 58. 49. Đôn Tuấn Phong (2008), “Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam”, Lý luận chính trị số 5, tr. 54-58. 50. Phan Xuân Sơn (2002), Các đoàn thể nhân dân với việc đảm bảo dân chủ ở cơ sở hiện nay, NXB CTQG Hồ Chí Minh. 51. Lại Thanh Xuân (Hà Nội, 2007), Một số vấn đề trách nhiệm QLNN của các bộ, ngành đối với các hội và tổ chức phi chính phủ, (tham luận tại Hội thảo Giới thiệu kinh nghiệm của Na Uy về quản lý cỏc hội quần chúng), Ban tổ chức Cán bộ - Chính phủ. PHỤ LỤC 2.1 Biểu đồ số lượng và lĩnh vực hoạt động các dự án phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2012 - 2016 Biểu 2.1. Số lượng các dự án PCPNN hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2012 đến 2016 Số dự án 20 37 36 42 45 0 10 20 30 40 50 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số dự án Nguồn [27] Biểu 2.2. Lĩnh vực hoạt động của các dự án phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2012 đến năm 2016. 0 5 10 15 20 25 30 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Lĩnh vực hoạt động các dự án Y tế - GD&ĐT Người khuyết tật và trẻ em nghèo Tài nguyên-Môi trường Cứu trợ khẩn cấp thiên tai Khác(Đào tạo nghề, HĐ bom mìn,...) Nguồn [27] PHỤ LỤC 2.2: Bảng 2.4: Các dự án từ nguồn vốn tổ chức phi chính phủ nước ngoài triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Từ năm 2009-2015) ĐVT: USD TT Tên dự án/khoản viện trợ phi dự án Tổ chức/cá nhân tài trợ Cơ quan chủ quản Cơ quan tiếp nhận và thực hiện dự án Địa bàn thực hiện Thời gian dự án Ngân sách dự án cam kết Giá trị giải ngân năm 2014 1 Dò tìm và xử lý bom mìn và vật liệu chưa nổ (giai đoạn IV) Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ UBND tỉnh MAG Quảng Bình Toàn tỉnh 2012-2014 3.246.365 1.534.017 2 Hỗ trợ nạn nhân bom mìn Clear Path International UBND huyện Quảng Trạch Phòng LĐ TB và XH huyện Quảng Trạch Huyện Quảng Trạch 5/2011-4/2012 25.000 25.600 3 Học bổng SPELL Tổ chức Đông Tây Hội ngộ UBND tỉnh Hội khuyến học tỉnh 12 xã thuộc các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch và Lệ Thủy Từ năm 2004 Cam kết theo từng năm 103.220 4 Học bổng GPOBA Ngân hàng Thế giới UBND tỉnh Hội khuyến học tỉnh TP. Đồng Hới 300.600 24.910 5 Học bổng Vallet Tổ chức gặp gỡ Việt Nam UBND tỉnh Hội khuyến học tỉnh Toàn tỉnh Từ năm 1999 Cam kết theo từng năm 72.110 6 Học bổng hỡ trợ học tập Tổ chức Đông Tây hội ngộ UBND tỉnh Hội khuyến học tỉnh Huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch 5/2012 - 5/2013 106.500 50.000 7 Dinh dưỡng Alive&Thrive Tổ chức FHI 360 Sở Y tế Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Huyện Quảng Trạch, Quảng Ninh, Bố Trạch 12/2010 - 6/2014 100.400 47.500 8 Làm mẹ an toàn - phòng chống suy dinh dưỡng PLAN Sở Y tế Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Huyện Lệ Thủy, Minh Hóa 6/2011 - 6/2012 19.800 19.800 9 Chương trình mua cặp sách cho học sinh Đại sứ quán Ailen UBND huyện Quảng Trạch UBND huyện Quảng Trạch Huyện Quảng Trạch 2012 7.500 7.500 10 Chăm sóc và phát triển trẻ thơ PLAN UBND tỉnh Huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh Plan Quảng Bình 2012 - 2016 428.100 11 Bảo vệ trẻ em PLAN UBND tỉnh Huyện Quảng Ninh Plan Quảng Bình 2012 - 2016 50.300 12 Phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai và tiết kiệm vay vốn thôn bản PLAN UBND tỉnh Huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Minh Hóa Plan Quảng Bình 2011 - 2014 82.800 13 Lập kế hoạch phát triển KTXH có sự tham gia PLAN UBND tỉnh Huyện Lệ Thủy, Minh Hóa Plan Quảng Bình 2011 - 2014 341.100 14 Xây dựng mối quan hệ, hỗ trợ hoạt động PLAN UBND tỉnh Huyện Lệ Thủy Plan Quảng Bình 2012 - 2016 108.000 15 Tăng cường hiệu quả tiếp cận chính sách nông nghiệp cho dân tộc Vân Kiều ICCO Hà Lan UBND huyện Quảng Ninh Xã Trường Xuân và Trường Sơn Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh 7/2009 - 6/2012 213.850 69.470 16 Tăng thu nhập hộ gia đình và điều kiện luyện tập cho trẻ khuyết tật Quỹ FORD UBND huyện Quảng Ninh Các xã Duy Ninh, Hiền Ninh, An Ninh, Xuân Ninh, Tân Ninh và Gia Ninh Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh 7/2011 - 7/2012 27.400 12.800 17 Tham quan, tập huấn lập kế hoạch phát triển cấp xã PLAN UBND huyện Quảng Ninh Các xã Trường Sơn, Trường Xuân, Vạn Ninh, Hải UBND huyện Quảng Ninh Năm 2012 10.670 7.100 TT Tên dự án/khoản viện trợ phi dự án Tổ chức/cá nhân tài trợ Cơ quan chủ quản Cơ quan tiếp nhận và thực hiện dự án Địa bàn thực hiện Thời gian dự án Ngân sách dự án cam kết Giá trị giải ngân năm 2014 Ninh, An Ninh và Hàm Ninh 18 Hỗ trợ tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất rừng cho đồng bào dân tộc Vân Kiều Tổ chức ICCO UBND huyện Quảng Ninh Xã Trường Xuân, Trường Sơn, Hải Ninh (huyện Quảng Ninh) Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh 7/2012 - 6/2015 138.500 14.400 19 Phòng ngừa thương tích và giảm thiểu tác động bất lợi về KTXH của nạn nhân bom mìn UB Quốc tế chữ thập đỏ UBND tỉnh TP Đồng Hới, huyện Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Ninh Hội chữ thập đỏ tỉnh Tháng 5 - 12/2012 11.130 10.800 20 Xây dựng cộng đồng an toàn hơn và có khả năng phục hồi tốt hơn về kinh tế Ngân hàng Rabobank và Hội chữ thập đỏ Hà Lan UBND tỉnh Huyện Bố Trạch, Tuyên Hóa Hội chữ thập đỏ tỉnh Tháng 8/2011 - 12/2012 153.840 81.700 21 Hỗ trợ phát triển sinh kế cho các hộ nghèo thuộc huyện Minh Hóa Quỹ Monsanto UBND tỉnh Huyện Minh Hóa Hội chữ thập đỏ tỉnh Tháng 11/2011 - 2/2013 59.130 57.700 22 Quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng Hội chữ thập đỏ Mỹ UBND tỉnh Huyện Bố Trạch Hội chữ thập đỏ tỉnh Tháng 6/2012 4.740 4.740 23 Cầu treo Trằm Mé Đại sứ quán Nhật Bản UBND huyện Bố Trạch Xã Sơn Trạch BQL dự án huyện Bố Trạch Năm 2012 105.760 105.760 24 Hỗ trợ y tế cho nạn nhân tai nạn bom mìn Tổ chức Clear Path International UBND tỉnh Toàn tỉnh Tổ chức Clear Path International 6/2011 - 5/2013 20.000 3.900 25 Hỗ trợ học bổng Tổ chức Clear Path International UBND tỉnh Huyện Quảng Trạch Tổ chức Clear Path International 6/2011 - 5/2012 5.000 4.430 26 Hỗ trợ phát triển kinh tế Tổ chức Clear Path International UBND tỉnh Huyện Quảng Trạch Tổ chức Clear Path International 6/2011 - 5/2012 25.000 25.844 27 Tăng cường khả năng tiếp cận cho sản phẩm nước mắm truyền thống Viện nghiên cứu xã hội (ISS) và Quỹ Ford Foundation UBND tỉnh Xã Nhân Trạch (Bố Trạch) Trung tâm nghiên cứu và Hỗ trợ các dự án phát triển 6/2010 - 6/2012 47.345 8.800 28 Dạy nghề và trợ giúp xây dựng cơ sở xoa bóp bấm huyết tại gia cho người khiếm thị Viện nghiên cứu xã hội (ISS) và Quỹ Ford Foundation UBND tỉnh Toàn tỉnh Trung tâm nghiên cứu và Hỗ trợ các dự án phát triển 6/2011- 6/2012 39.825 19.150 29 Cộng đồng tham gia xây dựng kế hoạch quản lý tài nguyên hướng tới mục tiêu cải thiện sinh kế bền vững Tổ chức ICCO Hà Lan UBND tỉnh Xã Kim Thủy (Lệ Thủy) Trung tâm nghiên cứu và Hỗ trợ các dự án phát triển 6/2011- 6/2012 54.340 39.220 30 Xây dựng bến đò Trằm Mé Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) UBND tỉnh Xã Sơn Trạch (Bố Trạch) Trung tâm nghiên cứu và Hỗ trợ các dự án phát triển 11/2011 - 5/2012 15.240 15.240 31 Cộng đồng thực xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nguồn TNTN hướng tới cải thiện sinh kế bền vững. Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) UBND tỉnh Xã Ngân Thủy (Lệ Thủy) Trung tâm nghiên cứu và Hỗ trợ các dự án phát triển 7/2012 - 11/2012 12.740 12.740 32 Xây dựng nhà mẫu giáo Tổ chức Peace Trees Việt Nam UBND tỉnh Xã Lâm Hóa (Tuyên Hóa) Hội LH Phụ nữ tỉnh Năm 2012 18.595 18.595 33 Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS cho can, phạm nhân trong trại giam, trại tạm giam Tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam (NAV) Sở Y tế Trại giam Đồng Sơn và Trại tạm giam Công an tỉnh Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Bình. 6/2011 - 6/2013. 19.800 7.850 TT Tên dự án/khoản viện trợ phi dự án Tổ chức/cá nhân tài trợ Cơ quan chủ quản Cơ quan tiếp nhận và thực hiện dự án Địa bàn thực hiện Thời gian dự án Ngân sách dự án cam kết Giá trị giải ngân năm 2014 34 Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho học sinh tiểu học tại tỉnh Quảng Bình. Tổ chức Cứu trợ phát triển (CRS). UBND tỉnh Toàn tỉnh Sở Giáo dục và Đào tạo 10/2011 - 7/2012. 28.845 28.845 35 Phát triển mô hình chăm sóc mắt toàn diện Việt Nam tại tỉnh Quảng Bình Quỹ Fred Hollows (FHF) Sở Y tế thành phố Đồng Hới và các huyện: Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh. Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh. 1/2012 - tháng 12/2015 384.100 96.000 36 Trường mầm non Quảng Phúc, điểm Đơn Sa - Diên Phúc Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ UBND huyện Quảng Trạch. xã Quảng Phúc UBND xã Quảng Phúc Năm 2012 21.635 21.635 37 Chương trình hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim Quỹ tài trợ Vinacapital Foundation UBND tỉnh Toàn tỉnh Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Năm 2012 15.000 38 Chương trình hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim Tổ chức nhân đạo Hoa Sen (Mỹ) UBND tỉnh Toàn tỉnh Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Năm 2012 5.760 39 Chương trình hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim Tổ chức Đông Tây Hội ngộ UBND tỉnh Toàn tỉnh Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo Năm 2012 6.250 40 Đội rà phá bom mìn lưu động EOD Quảng Bình Tổ chức Peace Trees Việt Nam UBND tỉnh TP Đồng Hới, thị trấn Nông trường Việt Trung (Bố Trạch) Sở Ngoại vụ 1/2011 - 5/2012 250.000 20.800 41 Tăng cường phòng chống sốt rét dựa vào cộng đồng vào các nhóm có nguy cơ cao Quỹ toàn cầu phòng phòng chống AIDS, lao và sốt rét Sở Y tế Toàn tỉnh Ban quản lý dự án quỹ toàn cầu phòng chống sốt rét tỉnh 1/2009 - 12/2013 457.500 83.450 42 Hỗ trợ tái sản xuất Tổ chức Schmithz Foundation - Đức UBND tỉnh Huyện Quảng Trạch Trung tâm phát triển cộng đồng Quảng Bình 10/2011 - 4/2012 9.630 9.630 43 Thúc đẩy mô hình quản lý cộng đồng tại Việt Nam Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sỹ UBND tỉnh TP Đồng hới Trung tâm phát triển cộng đồng Quảng Bình 7/2011 - 6/2012 138.000 66.700 44 Nâng cao vị thế của người khuyết tật hướng tới tiếp cận dựa trên quyền (giai đoạn II) Quỹ hỗ trợ CH Ai len UBND tỉnh Toàn tỉnh Hội vì sự phát triển của người khuyết tật tỉnh Quảng Bình 12/2011 - 11/2012 143.800 143.800 45 Hỗ trợ toàn diện nan nhân bom mìn/người khuyết tật Tổ chức quốc tế về cấm sử dụng bom mìn - Liên minh chống bom chùm (ICBL - CMC) UBND tỉnh Toàn tỉnh Hội vì sự phát triển của người khuyết tật tỉnh Quảng Bình 4/2012 - 12/2012 125.818 125.818 46 Hỗ trợ phục hồi sau bão và xây dựng năng lực phòng ngừa quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng Tổ chức Caritas Thụy Sỹ và tổ chức Challenge to Change UBND tỉnh Huyện Quảng Trạch, Lệ Thủy và Quảng Ninh Hội vì sự phát triển của người khuyết tật tỉnh Quảng Bình 2012 - 2014 673.000 144.000 47 Hỗ trợ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người khuyết tật Vietnam Assistance Project UBND tỉnh Huyện Lệ Thủy Hội vì sự phát triển của người khuyết tật tỉnh Quảng Bình 8/2012 - 7/2013 19.000 5.000 48 Mô hình trợ giúp người khuyết tật Cục Bảo trợ XH - Bộ Lao động thương binh và xã hội UBND tỉnh Huyện Quảng Trạch Hội vì sự phát triển của người khuyết tật tỉnh Quảng Bình 9/2012 - 12/2012 9.600 9.600 49 Chương trình lắp đặt bình biogas Quỹ tài chính vi mô Zebunet UBND tỉnh Huyện Quảng Trạch Hội vì sự phát triển của người 2012 17.100 17.100 TT Tên dự án/khoản viện trợ phi dự án Tổ chức/cá nhân tài trợ Cơ quan chủ quản Cơ quan tiếp nhận và thực hiện dự án Địa bàn thực hiện Thời gian dự án Ngân sách dự án cam kết Giá trị giải ngân năm 2014 khuyết tật tỉnh Quảng Bình 50 Tặng sách phòng chống bom mìn, vật nổ cho học sinh Tổ chức Golden West Humantarian Foundation UBND tỉnh Huyện Quảng Ninh Sở Giáo dục và Đào tạo 2012 1.000 1.000 51 Cấp học bổng và phẫu thuật miễn phí cho trẻ em nghèo Hiệp hội từ thiện Quốc tế Đài Loan (CI) UBND tỉnh Tỉnh Quảng Bình Sở Lao động - Thương binh và xã hội 2012 86.500 86.500 52 Hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh cho trẻ em Tổ chức Hoa Sen (Mỹ) UBND tỉnh Tỉnh Quảng Bình Sở Lao động - Thương binh và xã hội 2012 9.600 9.600 53 Hỗ trợ phẫu thuật cho trẻ em bị các bệnh về mắt Tổ chức ORBIS UBND tỉnh Tỉnh Quảng Bình Sở Lao động - Thương binh và xã hội 2012 1.440 1.440 54 Hỗ trợ phẫu thuật cho trẻ em sứt môi, hở vòm Tổ chức DEVIEMED UBND tỉnh Tỉnh Quảng Bình Sở Lao động - Thương binh và xã hội 2012 3.600 3.600 55 Thúc đẩy quyền của người cao tuổi thiệt thòi tại Việt Nam (VIE 022) Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi quốc tế (HAI) UBND tỉnh Huyện Bố Trạch UBND huyện Bố Trạch 2010 - 2013 55.000 56 Quản lý rừng bền vững thông qua thiết chế truyền thống người Mã Liềng Oxfam UBND tỉnh Xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa UBND huyện Tuyên Hóa 8/2012 - 2/2015 153.500 15.600 Nguồn [28]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_cac_to_chuc_phi_chinh_phu.pdf
Luận văn liên quan