Luận văn Quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là những chính sách trọng tâm, có vai trò chính yếu của Nhà nước, được ưu tiên trước nhất, thậm chí đi trước một bước so với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác. Thực tiễn đã chứng minh giáo dục đào tạo đã có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mà bậc học đặt nền móng là GDMN. Ngày nay sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo nhằm thực hiện tốt công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng và Nhà nước lại càng quan tâm nhiều hơn đến sự nghiệp giáo dục đào tạo, đã ban hành nhiều chủ trương chính sách phát triển giáo dục, khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục, chăm lo giáo dục mầm non, đồng thời cũng nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Cùng với những thành tựu mà giáo dục đất nước đã đạt được trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục của huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục được củng cố, phát triển toàn diện, quy mô trường lớp được tăng cường, được đầu tư xây dựng ngày một khang trang hơn, chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được quan tâm và đạt kết quả tốt, giáo dục mầm non có bước phát triển nhanh. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể và nhân dân trong huyện đã có sự quan tâm và chăm lo nhiều hơn cho giáo dục đào tạo, đặc biệt là GDMN và công tác XHH GDMN. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, sự nghiệp giáo dục nói chung, GDMN và GDMN NCL của huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, như sau:118 - Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về GDMN NCL còn thiếu, chưa đồng bộ, khung pháp lý cho hoạt động QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL còn hạn chế, cần được bổ sung, hoàn thiện. - Công tác tổ chức, đầu tư xây dựng kế hoạch phát triển GDMN NCL huyện Tư Nghĩa chưa được thực hiện bài bản, liên tục, một số chỉ tiêu chưa hoàn thành kế hoạch đề ra; - Đội ngũ cán bộ quản lý, chủ cơ sở, giáo viên và nhân viên GDMN NCL còn thiếu, năng lực chuyên môn còn hạn chế, đặc biệt là các cơ sở nhóm trẻ. - Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và việc thực hiện kết luận, quyết định sau thanh tra, kiểm tra còn hạn chế; - Về cơ sở vật chất trường, lớp và đồ dùng trang thiết bị còn thiếu, một số chưa đáp ứng được yêu cầu; - Về thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên các trường Mầm non trên địa bàn huyện Tư Nghĩa; - Quy mô mạng lưới các cơ sở GDMN NCL phát triển khá nhanh trong những năm gần đây nhưng chưa ổn định; cơ sở vật chất một số nơi chưa đảm bảo theo yêu cầu chung của ngành; các trường công lập, tư thục hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu gửi con của các bậc phụ huynh; đội ngũ giáo viên Mầm non thiếu trầm trọng; một số doanh nghiệp chưa cộng đồng trách nhiệm trong việc chăm lo, phát triển GDMN trên địa bàn doanh nghiệp hoạt động.

pdf162 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên, nhân viên các trường Công lập. Đồng thời tổ chức cho các cơ sở giao lưu, học tập kinh nghiệm thực tế tại các đơn vị bạn để rút ra các ưu điểm, hạn chế để tự khắc phục. Hàng năm tổ chức các Hội thi giáo viên dạy giỏi, Hội diễn của ngành, Hội thi năng khiếu thầy và trò... nên khuyến khích sự tham gia của các cơ sở GDMN NCL. Đặc biệt đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, tăng cường vai trò giám sát cơ sở GDMN NCL theo hướng phát huy vai trò của mọi lực lượng có liên quan nhằm hỗ trợ cơ sở trong quản lý, giám sát. Ở đây có thế nhấn mạnh tới vai trò giám sát của hệ thống chính trị ở các Khu dân cư nơi các cơ sở GDMN NCL đóng trụ sở. Thông qua mạng lưới dư luận xã hội tại các Khu dân cư, các cấp quản lý có thể dễ dàng nắm bắt tình hình hoạt động thực tế của các cơ sở, đánh giá của người dân cũng như nguyện vọng của phụ huynh học sinh, từ đó có các biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả đối với các cơ sở giáo dục mầm non khác nhau. 3.2.4. Tăng cường đầu tư các nguồn lực để hoàn thiện quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập Nguồn lực tài chính, xây dựng cơ sở vật chất - Tiết kiệm ngân sách địa phương, đẩy mạnh khai thác nguồn thu đầu tư cho giáo dục ngoài ngân sách do cấp trên phân bổ. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính đầu tư phát triển giáo dục. - Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới trường học đáp ứng nhu cầu quy mô trường lớp ngày càng tăng. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp, tập trung xây dựng mới các trường để đáp ứng đủ điều kiện tách các trường có quy mô quá lớn; Cải tạo, sửa chữa, xây thêm phòng học cho các 107 trường Mầm non, MN NCL đáp ứng nhu cầu tăng lớp; Xây thêm phòng chức năng, phòng bộ môn theo tiêu chí trường chuẩn Quốc gia. Ưu tiên, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đối với các trường xuống cấp, nhiều khó khăn, ở những nơi tỷ lệ huy động trẻ đến trường còn thấp và khó khăn phát triển mô hình Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục, những trường đăng ký xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Kiểm tra rà soát các trường đạt chuẩn tiếp tục đầu tư duy trì các tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia. - Tăng cường trang thiết bị công nghệ thông tin, đồ dùng dạy học hiện đại, sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục, góp phần đổi mới công tác quản lý, phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. - Căn cứ vào kết quả rà soát, thống kê hiện trạng và nhu cầu cơ sở vật chất, UBND huyện Tư Nghĩa, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện xây dựng kế hoạch chi tiết, đưa vào chương trình đầu tư trung hạn của huyện giai đoạn 2016-2020 trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, từng bước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học trong giai đoạn 2016-2020 đảm bảo các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, đồng thời đẩy mạnh công tác XHH theo hướng chuẩn chung của địa phương. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên Thứ nhất, Tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ, chú trọng công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên MN NCL. - Tổng hợp trình độ đào tạo, chất lượng giảng dạy, phẩm chất đạo đức, năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. - Xây dựng quy hoạch, chiến lược về phát triển nguồn nhân lực dài hạn; xây dựng kế hoạch trung hạn và ngắn hạn trong quá trình phát triển của ngành. Công tác quy hoạch này thực chất là xây dựng kế hoạch, định hướng 108 cho công tác tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ quản lý trong tương lai. - Thực hiện đúng quy định hợp đồng giáo viên hàng năm để điều hòa chất lượng đội ngũ, chất lượng GD & ĐT giữa các cơ sở giáo dục. Sắp xếp đội ngũ CBQL, giáo viên phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý giáo dục. Kiện toàn cán bộ quản lý giáo dục từ Phòng GD & ĐT đến các trường học, các cơ sở GDMN NCL đảm bảo đúng chuẩn theo quy định. Thứ hai, Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. - Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên của Phòng GD & ĐT, các trường học và đội ngũ giáo viên, nhân viên về lý luận chính trị, hành chính, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và bằng nguồn kinh phí ngân sách, kinh phí của đơn vị và kinh phí cá nhân; tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL, giáo viên đạt chuẩn hóa trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị; - Chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đảm bảo 100% CBQL và trên 80% giáo viên có khả năng khai thác, sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục, góp phần đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non; - Khuyến khích, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ở các trường, áp dụng tốt các đề tài sáng kiến quản lý, giảng dạy. Tăng cường hội nghị khoa học, hội thảo, tham quan, trao đổi kinh nghiệm ở các đơn vị NCL có chất lượng tốt, kinh nghiệm hay. Hàng năm, tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên đi giao lưu, học tập tại các trường học tiên tiến của tỉnh, huyện hoặc các tỉnh, thành phố khác. - Thực hiện nghiêm chế độ đánh giá xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên theo đúng các quy định của Luật Giáo dục và các Quy định của Bộ GD & ĐT. 109 Thứ ba, Thực hiện tốt các chính sách về định mức lao động, chính sách cán bộ, chế độ đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đúng theo quy định của Nhà nước, tạo động lực cho phong trào dạy tốt, học tốt tại các cơ sở GDMN BCL. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về lao động của các cơ sở GDMN NCL, quan tâm đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Hỗ trợ kinh phí theo quy định cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý được cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn trên chuẩn và trình độ lý luận chính trị để động viên và khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lý nâng cao trình độ. Bên cạnh các nguồn lực và sử dụng các nguồn lực nhà nước, việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non ngoài công lập có ý nghĩa quan trọng trong việc huy động thêm các nguồn lực từ xã hội. Xác định tầm quan trọng của công tác XHH giáo dục, đặc biệt là GDMN, tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Nghị quyết số 07/2014/NQ-HĐND ngày 15/6/2014 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục – đào tạo của Tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2009-2015; Đề án đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo của Ủy ban nhân dân tỉnh 2009-2015 ngày 30/7/2009. Theo đó, thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục nhằm phát huy tiềm năng, trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn bộ xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục để trẻ em trong độ tuổi và đặc biệt trẻ em là con các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng thụ thành quả GD ngày càng cao; Tăng cường hoạt động của Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học, Hội cựu Giáo chức huyện và phát huy vai trò thế mạnh của Hội đồng giáo dục, Hội Khuyến học, Hội Cựu Giáo chức các địa phương, các gia đình, dòng họ, cơ quan trong công tác khuyến học, khuyến tài. Cùng với việc huy động các nguồn lực xã hội, khuyến khích, tạo điều kiện, xây dựng để các tổ chức, cá nhân xã hội hóa đầu tư phát triển GDMN 110 NCL trên địa bàn huyện. Tạo cơ hội cho mọi người trong xã hội có thể tham gia góp sức phát triển GDMN NCL: - Hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ chế chính sách và các giải pháp xã hội hóa GDMN NCL, nhằm tạo sự nhất trí cao trong xã hội về tổ chức và tổ chức thực hiện; bổ sung và hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách khuyến khích mạnh mẽ các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân đầu tư cho phát triển giáo dục; tạo điều kiện để phát triển vừa nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống các trường mầm non NCL. - Củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục các trường MNNCL. Các trường MNNCL được ưu tiên thuê đất và vay vốn tín dụng xây trường. Nhà trường, giáo viên, trẻ em theo học tại các trường ngoài công lập được bình đẳng như các trường mầm non công lập. Hoàn thiện và ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ các trường MNNCL trên địa bàn huyện. - Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục, khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tư phát triển GDMN NCL trên địa bàn huyện đổi mới chế độ học phí của các trường theo hướng đảm bảo tương xứng với chất lượng các dịch vụ giáo dục mà nhà trường có thể cung cấp. - Mở rộng và tăng cường các mối quan hệ của nhà trường MNNCL trên địa bàn quận với các ngành, địa phương, cơ quan ,đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội tạo điều kiện để xã hội có thể đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, góp ý kiến cho quy hoạch phát triển hệ thống GDMN NCL của huyện. Đồng thời, giám sát các hoạt động giáo dục và tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh. - Hướng đến xây dựng các trường MNNCL trên địa bàn huyện thực sự trở thành trung tâm văn hóa, môi trường giáo dục lành mạnh, giáo dục toàn diện về trí, thể, mỹ. Phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” nêu cao phẩm chất của nhà giáo, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho giáo viên 111 MNNCL, phấn đấu là những nhà giáo mẫu mực về mọi mặt là gương sáng cho các trẻ nhỏ. 3.2.5. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát của nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục, nhằm thiết lập kỷ cương pháp luật trong hoạt động giáo dục, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách, pháp luật của nhà nước bảo vệ lợi ích của người đi học và cơ sở giáo dục - đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non NCL trên địa bàn huyện bằng nhiều biện pháp về tổ chức quản lý, về các điều kiện đảm bảo chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo các cấp đã ban hành có liên quan. Chính quyền địa phương tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra, cấp giấy phép hoạt động cho các trường, nhóm, lớp tư thục đủ điều kiện và kiên quyết đóng của những cơ sở không đủ điều kiện. Cụ thể như sau: - Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của QLNN đối với GDMNNCL cần đánh giá đúng thực chất, chất lượng, hiệu quả thực hiện kiểm tra, giám sát. Tăng cường và chú trọng việc nâng cao nhận thức về công tác kiểm tra, giám sát tới các cơ sở GDMN. Yêu cầu các đơn vị được thanh tra thực hiện nghiêm các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra, giám sát. - Cần thành lập nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát của QLNN cấp huyện như: Giám sát của HĐND huyện, UBND huyện thông qua Thanh tra nhà nước từ 25 đến 30% đơn vị trực thuộc trong năm học, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục và chính sách, pháp luật có liên quan, trong đó tập trung vào các nội dung thanh tra: Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, cơ sở giáo dục trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục, pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, tiếp công dân; Việc thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; Công 112 tác xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, công tác quản lý tài chính, tài sản, thu chi các khoản đóng góp của cha mẹ học sinh trong năm học; Vệ sinh ATTP, an toàn trường học, thực hiện các quy định về công khai trong các cơ sở giáo dục. Tham mưu xử lý các trường hợp vi phạm. Thực hiện nhiều đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát khác nhau; thường xuyên, kiểm tra đột xuất đặc biệt đối với các nhóm, lớp tư thục cần thắt chặt quản lý nghiêm ngặt. Xây dựng, ban hành các văn bản về công tác kiểm tra, giám sát đúng thẩm quyền, theo đúng chức năng, nhiệm vụ quyền hạn. - Hoàn thiện cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực GDMN NCL, trong các cơ quan, đơn vị tổ chức, nắm chắc pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định chuyên môn, chuyên ngành, có bản lĩnh, phẩm chất chính trị, năng lực, trình độ thực thi công việc thật tốt, đúng quy định của pháp luật. Cần kiện toàn, đổi mới, tăng cường tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. - Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về chuyên ngành giáo dục từ cấp Sở đến cấp Phòng GD & ĐT, Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường Mầm non tư thục trong huyện, như thanh tra việc thực hiện các quy định chung đối với nhà giáo, việc tuân thủ các hành vi nhà giáo không được làm chấp hành pháp luật, chấp hành quy chế của ngành. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao: Thực hiện quy chế chuyên môn; kết quả giảng dạy; thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. Nâng cao vai trò, trách nhiệm công tác tự kiểm tra trong các cơ sở GDMN NCL. Tiếp tục đổi mới công tác thanh, kiểm tra kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, ngăn chặn hiện tượng vi phạm quy chế, không đảm bảo quy định trong các cơ sở mầm non. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đặc biệt đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; tham mưu với chính quyền địa phương về quản 113 lý cấp phép, kiểm tra sau cấp phép và kiên quyết đóng cửa những cơ sở không đủ điều kiện, thông báo công khai trên các phương tiện thông tin cho cộng đồng dân cư tại địa phương. 3.3. Một số kiến nghị - Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành các văn bản, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện cụ thể về quản lý loại hình giáo dục mầm non NCL. Không đưa ra khung học phí mà để cở sở GDMN NCL tự thỏa thuận với phụ huynh nhưng cần công khai. - Đối với Sở giáo dục và đào tạo Quảng Ngãi: Tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các Huyện tăng cường quản lý các cơ sở GDMN NCL theo đúng quy định của nhà nước. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục mầm non cho cấp Huyện. - Đối với UBND Huyện Tư Nghĩa: có văn bản chỉ đạo UBND các xã tăng cường quản lý cơ sở GDMN NCL theo đúng quy định của nhà nước; Đẩy mạnh xã hội hóa GDMN, có cơ chế khuyến khích xã hội hoá GDMN đặc biệt là với khu vực ngoài công lập; Quản lý và quy hoạch tốt việc triển khai quỹ đất xây dựng trên địa bàn quận, tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng trường học, nhất là cấp học mầm non để góp phần cải thiện hơn nữa hệ thống cơ sở vật chất giáo dục nói chung và hệ thống cơ sở vật chất giáo dục mầm non nói riêng. - Đối với Phòng GD&ĐT: có biện pháp chỉ đạo quản lý phù hợp, hỗ trợ kịp thời đối với các cơ sở GDMN NCL, khuyến khích các cơ sở GDMN NCL tham gia phong trào của ngành. Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn. - Đối với UBND các xã trên địa bàn huyện: Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn xã. Duy trì chế độ kiểm tra, giám sát thường xuyên và phát huy vai trò giám sát của cộng 114 đồng, hệ thống chính trị các Khu dân cư để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh. - Đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện: tùy điều kiện thực tế của loại hình cơ sở GDMN NCL của mình để áp dụng các giải pháp quản lý cơ sở GDMN NCL phù hợp. Nâng cao tiêu chuẩn khi tuyển chọn giáo viên, nhân viên, đặc biệt chú trọng tiêu chí gắn bó với công việc, yêu nghề, mến trẻ. Quan tâm, chăm lo đời sống và lợi ích chính đáng của người lao động. 115 Tiểu kết chương 3 Chủ trương XHH giáo dục của Đảng và Nhà nước đã làm cho sự nghiệp giáo dục trở thành trách nhiệm chung của toàn xã hội. Trung ương, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân cùng làm giáo dục, chung tay phát triển giáo dục. XHH giáo dục nâng cao trách nhiệm của mọi người đối với thế hệ trẻ, tạo ra môi trường giáo dục thống nhất, tích cực cho cả xã hội, gia đình, nhà trường; XHH giáo dục cũng tăng thêm các nguồn lực, nhất là nguồn tài chính cho giáo dục, động viên tinh thần và vật chất tạo ra động lực cho đội ngũ nhà giáo, đa dạng hóa các nguồn lực, nguồn đầu tư cho giáo dục. Thực hiện XHH giáo dục là con đường cơ bản để phát triển giáo dục nói chung, phát triển GDMN nói riêng. Trong những năm qua, quá trình XHH GDMN ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những thành công nhất định, song cũng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Để đẩy mạnh hơn nữa quá trình XHH GDMN, đòi hỏi các nhà quản lý phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong quá trình quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL, thực hiện tốt vai trò QLNN và đẩy mạnh XHH GDMN. Trên cơ sở đánh giá những nhân tố tác động đến QNLL đối với các cơ sở GDMN ở địa phương, đánh giá một cách tổng quát về tình hình phát triển GDMN nói chung, GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi thông qua việc thể chế hóa, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước; sử dụng ngân sách; phát triển và sử dụng đội ngũ; thanh tra, kiểm tra, giám sát; xã hội hóa hệ thống GDMN NCL. Kết quả nghiên cứu có thể khẳng định rằng: Công tác QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã có những ưu điểm như nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cấp chính quyền; Đội ngũ cán bộ quản lý GDĐT tâm huyết với sự nghiệp GDMN; Các cơ sở GDMN tích cực tham mưu, vận động với Hội PHHS, Ban ngành đoàn 116 thể tại địa phương đẩy maanh đầu tư, XHH GDMN; mạng lưới GDMN tư thục phát triển nhanh, mạnh, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được cải thiện, từng bước phát triển vững vàng, được phụ huynh tín nhiệm, số lượng trẻ đến trường ngày càng tăng, đóng góp quan trọng vào việc phát triển quy mô mạng lưới trường lớp Mầm non trên địa bàn huyện. 117 KẾT LUẬN Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là những chính sách trọng tâm, có vai trò chính yếu của Nhà nước, được ưu tiên trước nhất, thậm chí đi trước một bước so với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác. Thực tiễn đã chứng minh giáo dục đào tạo đã có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mà bậc học đặt nền móng là GDMN. Ngày nay sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo nhằm thực hiện tốt công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng và Nhà nước lại càng quan tâm nhiều hơn đến sự nghiệp giáo dục đào tạo, đã ban hành nhiều chủ trương chính sách phát triển giáo dục, khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục, chăm lo giáo dục mầm non, đồng thời cũng nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Cùng với những thành tựu mà giáo dục đất nước đã đạt được trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục của huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục được củng cố, phát triển toàn diện, quy mô trường lớp được tăng cường, được đầu tư xây dựng ngày một khang trang hơn, chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được quan tâm và đạt kết quả tốt, giáo dục mầm non có bước phát triển nhanh. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể và nhân dân trong huyện đã có sự quan tâm và chăm lo nhiều hơn cho giáo dục đào tạo, đặc biệt là GDMN và công tác XHH GDMN. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, sự nghiệp giáo dục nói chung, GDMN và GDMN NCL của huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, như sau: 118 - Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về GDMN NCL còn thiếu, chưa đồng bộ, khung pháp lý cho hoạt động QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL còn hạn chế, cần được bổ sung, hoàn thiện. - Công tác tổ chức, đầu tư xây dựng kế hoạch phát triển GDMN NCL huyện Tư Nghĩa chưa được thực hiện bài bản, liên tục, một số chỉ tiêu chưa hoàn thành kế hoạch đề ra; - Đội ngũ cán bộ quản lý, chủ cơ sở, giáo viên và nhân viên GDMN NCL còn thiếu, năng lực chuyên môn còn hạn chế, đặc biệt là các cơ sở nhóm trẻ. - Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và việc thực hiện kết luận, quyết định sau thanh tra, kiểm tra còn hạn chế; - Về cơ sở vật chất trường, lớp và đồ dùng trang thiết bị còn thiếu, một số chưa đáp ứng được yêu cầu; - Về thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên các trường Mầm non trên địa bàn huyện Tư Nghĩa; - Quy mô mạng lưới các cơ sở GDMN NCL phát triển khá nhanh trong những năm gần đây nhưng chưa ổn định; cơ sở vật chất một số nơi chưa đảm bảo theo yêu cầu chung của ngành; các trường công lập, tư thục hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu gửi con của các bậc phụ huynh; đội ngũ giáo viên Mầm non thiếu trầm trọng; một số doanh nghiệp chưa cộng đồng trách nhiệm trong việc chăm lo, phát triển GDMN trên địa bàn doanh nghiệp hoạt động... Xuất phát từ định hướng đổi mới căn bản và toàn diện về GD&ĐT và các Quy định về GD và GDMN trong Hiến pháp; Căn cứ một số mục tiêu về GD và GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 – 2020, gồm: - Đảm bảo hành lang pháp lý khi thực hiện công tác XHH GDMN, QLNN đối với GDMN và GDMN NCL; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, giáo dục mầm non ngoài công 119 lập; ĐỒng thời nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả Quản lý và chỉ đạo việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về GDMN; Quản lý và chỉ đạo nâng cao năng lực sư phạm, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ QLNN về GDMN; - Củng cố, phát triển GDMN NCL, đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho GDMN thông quan việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập cho toàn xã hội; tăng cường đầu tư các nguồn lực để hoàn thiện quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập và đẩy mạnh thực hiện công tác XHH đối với GDMN NCL; - Hoàn thiện về phân cấp và phương pháp quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; thực hiện nghiêm túc kiểm tra, kiểm soát của nhà nước về việc thực hiện những quy định pháp luật đối với giáo dục mầm non ngoài công lập, thực hiện tổng thực tiễn và phổ biến kinh nghiệm về công tác XHH GDMN; - Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác QLNN về GD, GDMN, coi trọng và đề cao trách nhiệm của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, chủ cơ sở, đổi mới phương pháp giáo dục, giám sát việc thực hiện Quy chế chuyên môn, Quy chế nuôi dạy trẻ đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo ục Việt Nam (Dành cho hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục), NXB. Giáo dục Việt Nam; 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, Hà Nội; 3. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2008), Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục. 4. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2008), Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Quyết định số 02/2008/QĐ-BGD & ĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008); 5. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2008), quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, (Ban hành theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGD &ĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo); 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Điều lệ trường mầm non (ban hành theo quyết định số 14/2008/QĐ-BGD ĐT); 7. Phạm Minh Châu, Trần Thị Sinh (2000), Một số vấn đề quản lý Giáo dục mầm non, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; 8. Nguyễn Thị Doan (chủ biên) (1996), Các học thuyết quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; 9. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội; 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Chỉ thị số 40-CT/TƯ của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày 15/6/2008; 11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB. Chính trị quốc gia – Sự thật. 12. Đặng Xuân Hải, Đào Phú Quảng (2007), Quản lý hành chính nhà nước về giáo dục – đào tạo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; 13. Vũ Ngọc Hải, Nguyễn Minh Đường, Đặng Bá Lãm, Phạm Đỗ Nhật Tiến, (2013), Quản lý nhà nước hệ thống giáo dục Việt Nam trong đổi mới căn bản, toàn diện và hội nhập quốc tế, NXB. Giáo dục Việt Nam; 14. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2009), Cẩm nang nghiệp vụ Quản lý giáo dục mầm non – Kiến thức và kĩ năng, NXB. Hà Nội, Hà Nội; 15. Nguyễn Thị Bích Hạnh (Chủ biên) (2009), Cẩm nang nghiệp vụ quản lý giáo dục mầm non, NXB Hà Nội; 16. Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013; 17. Bùi Hiền (2001), Từ điển Giáo dục học, Nhà xuất bản từ điển Bách khoa, Hà Nội; 18. Nguyễn Thị Hòa (2010), Giáo trình giáo dục mầm non, NXB. Đại học Sư phạm, Hà Nội; 19. Học viện hành chính quốc gia (2007) Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính - Tài liệu bồi dưỡng ngạch Chuyên viên, phần II, NXB. Khoa học và kỹ thuật; 20. Phạm Văn Kha (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về giáo dục, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; 21. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục – lý luận và thực tiễn, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội; 22. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội; 23. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, Báo cáo tổng kết các năm học 2015 – 2016 và phương hướng năm học 2016 – 2017, 24. Đỗ Văn Phức (2003), Giáo trình Quản lý đại cương, NXB. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội; 25. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2004), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004), Luật số 25/2004/QH11; 26. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục (2005), Luật số 38/2005/QH11; 27. Nguyễn Quang Thái, Trần Bá Hoành, Lê Thị Ánh Tuyết (1998), Chiến lược Giáo dục mầm non từ 1998 đến năm 2020, NXB. Giáo dục; 28. Phan Minh Tiến (2010), Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo. NXB. Đại học Huế; 29. Nguyễn Hữu Tri (Chủ biên) (2000), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, tập 1, NXB. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội; 30. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015; 31. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 phê duyệt đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006- 2015” 32. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em giai đoạn 2010-2015; 33. Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương (2014), Kỷ yếu hội thảo khoa học xây dựng trường mầm non chất lượng cao – thực tiễn và giải pháp, Hà Nội; 34. Phạm Viết Vượng (chủ biên 2003), Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục đào tạo, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; 35. Phạm Viết Vượng (2010), Giáo dục học, NXB. Đại học Sư phạm Hà Nội; Trang Web: 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: 3. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam: 4. Đảng Cộng Sản Việt Nam: 5. Giảng dạy và chăm sóc trẻ: 6. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam: 7. Sở Giáo dục & Đào tạo: PHỤ LỤC Phụ lục 1. Quy mô mạng lưới trường, nhóm, lớp mầm non trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (2012 - 2017) (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tư Nghĩa) Năm học Trường/cơ sở Nhóm, lớp Số trẻ TS CL NCL TS CL NCL TS % ĐT CL % ĐT NCL % ĐT 2012 - 2013 25 17 08 222 212 10 4835 45,3 4545 42,6 290 2,7 2013 - 2014 28 17 11 166 150 16 4422 66,5 3917 58,9 505 7,6 2014 - 2015 32 17 15 152 130 20 3775 45,3 3102 37,2 673 8,1 2015 - 2016 47 17 30 165 123 42 4356 49,6 3201 36,4 1155 13,1 2016 - 2017 49 17 32 178 130 48 4948 52 3668 38,6 1280 13,4 Phụ lục 2. Sự gia tăng quy mô trường, lớp Mầm non NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (2012 - 2017) (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tư Nghĩa) Nội dung Năm học 2012- 2013 Năm học 2013- 2014 Năm học 2014- 2015 Năm học 2015- 2016 Năm học 2016-2017 Trường/(cơ sở tư thục) 08 11 15 30 32 Tổng số nhóm, lớp 10 16 20 42 48 Số trẻ đến nhóm lớp 290 505 673 1155 1280 Tỷ lệ % so với độ tuổi 2,7% 7,6% 8,1% 13,1% 13,4% Phụ lục 3. Đánh giá về mạng lưới cơ sở MN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (2011 – 2016) (Nguồn: Dữ liệu khảo sát CBQL, giáo viên, phụ huynh về QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, 2016) Nội dung đánh giá Đánh giá của cán bộ, giáo viên Đánh giá của phụ huynh Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Quá nhiều, thành lập tràn lan 24 34.3 22 31.4 Đủ đáp ứng nhu cầu của người dân trong huyện 35 50.0 37 52.9 Vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của người dân trong huyện 7 10.0 8 11.4 Không quan tâm 4 5.7 3 4.3 Tổng 70 100 70 100 Phụ lục 4. Đánh giá về quy mô phát triển cơ sở MNNCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (2011 – 2016) (Nguồn: Dữ liệu khảo sát CBQL, giáo viên, phụ huynh về QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, 2016) Nội dung đánh giá Đánh giá của cán bộ, giáo viên Đánh giá của phụ huynh Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng cơ sở GDMN NCL tăng nhanh 59 84.3 65 92.9 Hoạt động ngày càng đa dạng, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu 62 88.6 67 95.7 Phần lớn các cơ sở có quy mô nhỏ 44 62.9 60 85.7 Phụ lục 5. Ý kiến của phụ huynh học sinh về lý do cho con em theo học tại cơ sở MN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (Nguồn: Dữ liệu khảo sát phụ huynh học sinh về QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, 2016) Nội dung đánh giá (lý do) Số lượng Tỷ lệ (%) Không xin được vào trường công lập 18 14.5 Muốn cho con cháu học ngoài trường công lập 112 85.5 Tổng 130 100 Phụ lục 6. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường của GDMN trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi năm học 2015 - 2016 (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tư Nghĩa Nhà trẻ Mẫu giáo Mẫu giáo 5 tuổi Tổng số cháu trong độ tuổi Số cháu đến nhà trẻ Tỷ lệ (%) Tổng số cháu trong độ tuổi Số cháu đến Mẫu giáo Tỷ lệ (%) Tổng số cháu 05 tuổi (theo điều tra) Số cháu đến Mẫu giáo Số cháu học 02 buổi/ ngày Tỷ lệ (%) 3.515 442 12,5 5.262 3.914 74,4 1.399 1.400 (trong đó có 02 cháu khuyết tật) 1.400 100% Phụ lục 7. Đánh giá của CBQL và giáo viên về công tác thể chế hóa các chủ trương, chính sách liên quan đến QLNN đối với cơ sở GDMN NCL ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (Nguồn: Dữ liệu khảo sát cán bộ, giáo về QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, 2016) Mức độ đánh giá Đối tượng đánh giá (%) Cán bộ quản lý cơ sở GDMN NCL Giáo viên MN NCL Rất tốt 18 14 Tốt 41 47 Bình thường 33 35 Chưa tốt 8 4 Tổng 100 100 Phụ lục 8. Đánh giá của CBQL và giáo viên về trách nhiệm quản lý đối với cơ sở GDMN NCL ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (2011 – 2016) (Nguồn: Dữ liệu khảo sát CBQL, giáo viên về QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, 2016) Cơ quan được đánh giá Mức độ đánh giá (tỉ lệ %) Rất tốt Tốt Chưa tốt Phân vân UBND huyện 33,3 62,6 0,7 3,4 UBND xã, phường, thị trấn 34,2 60,3 2,7 2,7 Phòng Giáo dục và đào tạo 38,4 57,5 1,4 2,7 Phụ lục 9. Bảng đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý GDMN công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa (2012 – 2017) (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tư Nghĩa) Năm học TS CBQL Trình độ chuyên môn trên chuẩn Trình độ chuyên môn chuẩn Xếp loại Xuất sắc Khá Trung bình 2012 - 2013 35 26 09 21 07 07 2013 - 2014 35 28 07 25 05 05 2014 - 2015 36 30 6 28 04 04 2015 - 2016 39 37 02 31 05 03 2016 - 2017 41 38 01 33 06 02 Phụ lục 10. Bảng đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp học mầm non NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa (2012 – 2017) (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tư Nghĩa) Năm học TS CBQL Trình độ chuyên môn trên chuẩn Trình độ chuyên môn chuẩn khác 2012 - 2013 40 19 15 06 2013 - 2014 41 24 10 07 2014 - 2015 47 30 15 02 2015 - 2016 68 40 10 18 2016 - 2017 72 43 10 19 Phụ lục 11. Bảng số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên Mầm non NCL huyện Tư Nghĩa (2012 – 2017) (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tư Nghĩa) Năm học Tổng số CB,GV,NV Trình độ chuyên môn Trên chuẩn Đạt chuẩn Chưa đạt chuẩn 2012 - 2013 55 05 20 30 2013 - 2014 60 05 29 24 2014 - 2015 82 15 40 27 2015 - 2016 170 34 95 41 2016 - 2017 222 58 120 44 Phụ lục 12 . Đánh giá của phụ huynh về mức độ đáp ứng của CBQL tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (2011 – 2016) (Nguồn: Dữ liệu khảo sát phụ huynh về QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, 2016) STT Tiêu chí Đánh giá của phụ huynh Rất tốt Tốt Bình thường 1 Yêu mến trẻ 87,3 12,7 0,0 2 Tác phong, cử chỉ đúng mực 85,3 14,7 0,0 3 Việc phối hợp với phụ huynh trong chăm sóc, dạy dỗ các cháu 85,7 12,9 1,4 4 Đam mê công việc 83,5 15,8 0,7 5 Soạn giáo án khi lên lớp 64,7 34,5 0,7 6 Luôn cố gắng trao dồi kiến thức 64,0 34,5 1,4 7 Phương pháp giảng dạy 57,7 41,6 0,7 8 Ngôn ngữ, phát âm chuẩn 44,0 52,5 3,5 Phụ lục 13. Thống kê số giáo viên/nhóm lớp thực hiện phổ cập trẻ 5 tuổi trên địa bàn huyện Tư Nghĩa (2011 – 2016) (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tư Nghĩa) GV/nhóm 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 Giáo viên nhà trẻ 30/18 nhóm 34/20 nhóm 40/20 nhóm 31/15 nhóm 32/16 nhóm Giáo viên mẫu giáo 229/182 lớp 229/202 lớp 218/146 lớp 233/136 lớp 284/129 lớp Giáo viên mẫu giáo 5 tuổi 110/88 lớp 115/88lớp 99/65 lớp 115/67 lớp 96/49 lớp Phụ lục 14. Thống kê số phòng học/nhóm lớp, nhóm trẻ thực hiện phổ cập trẻ 5 tuổi trên địa bàn huyện Tư Nghĩa (2011 – 2016) (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tư Nghĩa) Số phòng học / nhóm trẻ 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 Số phòng/ nhóm trẻ 18/18 20/20 20/20 15/15 16/16 Số phòng/ lớp mẫu giáo 159/182 159/202 143/146 154/136 155/149 Số phòng/ lớp mẫu giáo 5 tuổi 69/88 69/88 65/65(13 phòng học tạm) 67/67 49/49 Phụ lục 15. Quy mô mạng lưới trường mầm non trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (2012 - 2017) (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tư Nghĩa) 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 2015 - 2016 2016 - 2017 290 505 673 1155 1280 Phụ lục 16. Quy mô mạng lưới lớp, nhóm lớp mầm non trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (2012 - 2017) (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tư Nghĩa) 0 50 100 150 200 250 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 2015 - 2016 2016 - 2017 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 2015 - 2016 2016 - 2017 Tổng cộng 222 166 152 165 178 Công lập 212 150 130 123 130 Ngoài công lập 10 16 20 42 48 Phụ lục 17. Số lượng trẻ tham gia học tập tại các trường, lớp, nhóm lớp mầm non trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (2012 - 2017) (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tư Nghĩa) 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 2015 - 2016 2016 - 2017 Tổng cộng 4835 4422 3775 4356 4948 Công lập 4545 3917 3102 3201 3668 Ngoài công lập 290 505 673 1155 1280 Phụ lục 18. Sự gia tăng quy mô trường, lớp Mầm non NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (2012 - 2017) (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tư Nghĩa) 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 2015 - 2016 2016 - 2017 Trường/(cơ sở tư thục) 8 11 15 30 32 Tổng số nhóm, lớp 10 16 20 42 48 Phụ lục 19. Sự gia tăng số trẻ tham gia học tập tại các trường, lớp Mầm non NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (2012 - 2017) (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tư Nghĩa) 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 2015 - 2016 2016 - 2017 290 505 673 1155 1280 Phụ lục 20. Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp học mầm non công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa (2012 – 2017) (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tư Nghĩa) 0 10 20 30 40 50 Tổng số CBQL Trên chuẩn Chuẩn 35 26 9 35 28 7 36 30 6 39 37 2 41 38 1 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 2015 - 2016 2016 - 2017 Phụ lục 21. Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp học mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa (2012 – 2017) (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tư Nghĩa) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tổng số CBQL Trên chuẩn Chuẩn Khác 40 19 15 6 41 24 10 7 47 30 15 2 68 40 10 18 72 43 10 19 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 2015 - 2016 2016 - 2017 Phụ lục 22. Bảng số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên Mầm non NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (2012 – 2017) (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tư Nghĩa) 0 50 100 150 200 250 Tổng số CB, GV, NV Trên chuẩn Chuẩn Chưa đạt chuẩn 55 5 20 30 60 5 29 24 82 15 40 27 170 34 95 41 222 58 120 44 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 2015 - 2016 2016 - 2017 Phụ lục 23. Đánh giá nguyên nhân hạn chế công tác QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (Nguồn: Dữ liệu khảo sát giáo viên về QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, 2016) TT Nội dung Đánh giá của giáo viên Đánh giá của phụ huynh SL TL SL TL 1 Chưa tích cực tuyên truyền nhằm thông tin tới các bậc phụ huynh về hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non có phép hoặc không phép. 87 59,2 97 68,8 2 Do các trường công lập chưa đáp ứng hết nhu cầu của trẻ trong độ tuổi nên các cơ sở GDMN NCL mọc tràn lan khó kiểm soát. 97 66,0 94 66,7 3 Ý thức chấp hành các quy định của các cơ sở mầm non ngoài công lập chưa tốt 71 48,3 66 46,8 4 Văn bản chính sách pháp luật đối với khu vực mầm non ngoài công lập chưa thỏa đáng. 40 27,2 52 36,9 5 Việc triển khai các văn bản, hướng dẫn tới các cơ sở GDMN NCL chưa tốt. 36 24,5 45 31,9 6 Đội ngũ quản lý- giáo viên- nhân viên tại các trường không ổn định nên khó quản lý. 79 53,7 76 53,9 7 Đội ngũ cán bộ quản lý thay đổi liên tục, chưa nắm bắt được chuyên môn, yếu kém trong quản lý. 45 30,6 57 40,4 8 Sự phân cấp quản lý chưa hợp lý, thiếu thống nhất giữa các cấp, các ngành 50 34,0 57 40,4 9 Công tác kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, nhiều tiêu cực. 52 35,4 63 44,7 Phụ lục 24. Đánh giá của CBQL và phụ huynh về mức độ đáp ứng của giáo viên tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (1011 – 2016) (Nguồn: Dữ liệu khảo sát CBQL và giáo viên về QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, 2016) Phụ lục 25. Khảo sát ý kiến của giáo viên về mức độ phục vụ tại các cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (Nguồn: Dữ liệu khảo sát giáo viên về QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, 2016) Phụ lục 26. Đánh giá của giáo viên và phụ huynh về mức độ đáp ứng của CBQL tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (1011 – 2016) (Nguồn: Dữ liệu khảo sát giáo viên và phụ huynh về QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, 2016) Phụ lục 27. Trình độ giáo viên MNNCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa năm học 2015-2016 (Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Tư Nghĩa) 52% 5% 12% 30% 1% Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Khác Phụ lục 27. PHIẾU KHẢO SÁT (Mẫu số 1 – Khảo sát CBQL cơ sở GDMN NCL) Kính gửi: Quý Anh/chị Để có cơ sở hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, xin anh/chị vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề liên quan dưới đây. Chúng tôi cam kết rằng những thông tin cá nhân mà anh/chị cung cấp được hoàn toàn giữ bí mật và các câu hỏi của anh/chị chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu. I. THÔNG TIN CÁ NHÂN: Anh/chị vui lòng cung cấp một số thông tin chung về cá nhân như sau: 1. Độ tuổi, giới tính: ĐỘ TUỔI GIỚI TÍNH Dưới 25 tuổi 25 - 34 tuổi 35 – 49 tuổi 50 – 60 tuổi Trên 60 tuổi Nam Nữ 2. Trình độ học vấn, công tác (năm): Trung học phổ thông trở xuống Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học Thời gian công tác (năm) II. PHẦN CÂU HỎI(Ông/bà đánh dấu X vào 1 ô trống tương ứng) Câu 1. Đánh giá về mạng lưới cơ sở MN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2011 – 2016 TT Nội dung đánh giá Đánh giá 1 Quá nhiều, thành lập tràn lan 2 Đủ đáp ứng nhu cầu của người dân trong huyện 3 Vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của người dân trong huyện 4 Không quan tâm Câu 2. Đánh giá về quy mô phát triển cơ sở MN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi 2011 – 2016 TT Nội dung đánh giá Đánh giá 1 Số lượng cơ sở GDMN NCL tăng nhanh 2 Hoạt động ngày càng đa dạng, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu 3 Phần lớn các cơ sở có quy mô nhỏ Câu 3. Đánh giá về công tác thể chế hóa các chủ trương, chính sách liên quan đến QLNN đối với cơ sở GDMN NCL ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi 1. Rất tốt 3. Bình thường 2. Tốt 4. Chưa tốt Câu 4. Đánh giá về trách nhiệm quản lý đối với cơ sở GDMN NCL ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi Cơ quan được đánh giá Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Chưa tốt Phân vân UBND huyện UBND xã, phường, thị trấn Phòng Giáo dục và đào tạo Câu 5. Đánh giá về mức độ đáp ứng của giáo viên tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (1011 – 2016) 1. Đủ đáp ứng 3. Chưa đủ 2. Tương đối đủ 4. Phân vân Câu 6. Đánh giá nguyên nhân hạn chế công tác QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi TT Nội dung đánh giá Đánh giá 1 Chưa tích cực tuyên truyền nhằm thông tin tới các bậc phụ huynh về hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non có phép hoặc không phép. 2 Do các trường công lập chưa đáp ứng hết nhu cầu của trẻ trong độ tuổi nên các cơ sở GDMN NCL mọc tràn lan khó kiểm soát. 3 Ý thức chấp hành các quy định của các cơ sở mầm non ngoài công lập chưa tốt 4 Văn bản chính sách pháp luật đối với khu vực mầm non ngoài công lập chưa thỏa đáng. 5 Việc triển khai các văn bản, hướng dẫn tới các cơ sở GDMN NCL chưa tốt. 6 Đội ngũ quản lý- giáo viên- nhân viên tại các trường không ổn định nên khó quản lý. 7 Đội ngũ cán bộ quản lý thay đổi liên tục, chưa nắm bắt được chuyên môn, yếu kém trong quản lý. 8 Sự phân cấp quản lý chưa hợp lý, thiếu thống nhất giữa các cấp, các ngành 9 Công tác kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, nhiều tiêu cực. XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN Phụ lục 28. PHIẾU KHẢO SÁT (Mẫu số 2 – Khảo sát giáo viên cơ sở GDMN NCL) Kính gửi: Quý anh/chị Để có cơ sở hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, xin anh/chị vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề liên quan dưới đây. Chúng tôi cam kết rằng những thông tin cá nhân mà anh/chị cung cấp được hoàn toàn giữ bí mật và các câu hỏi của anh/chị chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu. I. THÔNG TIN CÁ NHÂN: Anh/chị vui lòng cung cấp một số thông tin chung về cá nhân như sau: 1. Độ tuổi, giới tính: ĐỘ TUỔI GIỚI TÍNH Dưới 25 tuổi 25 - 34 tuổi 35 – 49 tuổi 50 – 60 tuổi Trên 60 tuổi Nam Nữ 2. Trình độ học vấn, công tác (năm): Trung học phổ thông trở xuống Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học Thời gian công tác (năm) II. PHẦN CÂU HỎI(Ông/bà đánh dấu X vào 1 ô trống tương ứng) Câu 1. Đánh giá về mạng lưới cơ sở MN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2011 – 2016 TT Nội dung đánh giá Đánh giá 1 Quá nhiều, thành lập tràn lan 2 Đủ đáp ứng nhu cầu của người dân trong huyện 3 Vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của người dân trong huyện 4 Không quan tâm Câu 2. Đánh giá về quy mô phát triển cơ sở MN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi 2011 – 2016 TT Nội dung đánh giá Đánh giá 1 Số lượng cơ sở GDMN NCL tăng nhanh 2 Hoạt động ngày càng đa dạng, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu 3 Phần lớn các cơ sở có quy mô nhỏ Câu 3. Đánh giá về công tác thể chế hóa các chủ trương, chính sách liên quan đến QLNN đối với cơ sở GDMN NCL ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi 1. Rất tốt 3. Bình thường 2. Tốt 4. Chưa tốt Câu 4. Đánh giá về trách nhiệm quản lý đối với cơ sở GDMN NCL ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi Cơ quan được đánh giá Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Chưa tốt Phân vân UBND huyện UBND xã, phường, thị trấn Phòng Giáo dục và đào tạo Câu 5. Đánh giá về mức độ đáp ứng của CBQL tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (1011 – 2016) 1. Đủ đáp ứng 3. Chưa đủ 2. Tương đối đủ 4. Phân vân Câu 6. Ý kiến của giáo viên về mức độ phục vụ tại các cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi 1. Muốn chuyển sang cơ sở GDMN công lập 2. Muốn công tác lâu dài tại cơ sở GDMN NCL Câu 7. Đánh giá nguyên nhân hạn chế công tác QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi TT Nội dung đánh giá Đánh giá 1 Chưa tích cực tuyên truyền nhằm thông tin tới các bậc phụ huynh về hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non có phép hoặc không phép. 2 Do các trường công lập chưa đáp ứng hết nhu cầu của trẻ trong độ tuổi nên các cơ sở GDMN NCL mọc tràn lan khó kiểm soát. 3 Ý thức chấp hành các quy định của các cơ sở mầm non ngoài công lập chưa tốt 4 Văn bản chính sách pháp luật đối với khu vực mầm non ngoài công lập chưa thỏa đáng. 5 Việc triển khai các văn bản, hướng dẫn tới các cơ sở GDMN NCL chưa tốt. 6 Đội ngũ quản lý- giáo viên- nhân viên tại các trường không ổn định nên khó quản lý. 7 Đội ngũ cán bộ quản lý thay đổi liên tục, chưa nắm bắt được chuyên môn, yếu kém trong quản lý. 8 Sự phân cấp quản lý chưa hợp lý, thiếu thống nhất giữa các cấp, các ngành 9 Công tác kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, nhiều tiêu cực. XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN Phụ lục 29. PHIẾU KHẢO SÁT (Mẫu số 3 – Khảo sát phụ huynh học sinh cơ sở GDMN NCL) Kính gửi: Quý anh/chị Để có cơ sở hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, xin anh/chị vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề liên quan dưới đây. Chúng tôi cam kết rằng những thông tin cá nhân mà anh/chị cung cấp được hoàn toàn giữ bí mật và các câu hỏi của anh/chị chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu. I. THÔNG TIN CÁ NHÂN: Anh/chị vui lòng cung cấp một số thông tin chung về cá nhân như sau: ĐỘ TUỔI GIỚI TÍNH Dưới 25 tuổi 25 - 34 tuổi 35 – 49 tuổi 50 – 60 tuổi Trên 60 tuổi Nam Nữ II. PHẦN CÂU HỎI(Ông/bà đánh dấu X vào 1 ô trống tương ứng) Câu 1. Đánh giá về mạng lưới cơ sở MN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2011 – 2016 TT Nội dung đánh giá Đánh giá 1 Quá nhiều, thành lập tràn lan 2 Đủ đáp ứng nhu cầu của người dân trong huyện 3 Vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của người dân trong huyện 4 Không quan tâm Câu 2. Đánh giá về quy mô phát triển cơ sở MN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi 2011 – 2016 TT Nội dung đánh giá Đánh giá 1 Số lượng cơ sở GDMN NCL tăng nhanh 2 Hoạt động ngày càng đa dạng, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu 3 Phần lớn các cơ sở có quy mô nhỏ Câu 3. Ý kiến của phụ huynh học sinh về lý do cho con em theo học tại cơ sở MN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi Không xin được vào trường công lập Muốn cho con cháu học ngoài trường công lập Câu 4. Đánh giá về công tác thể chế hóa các chủ trương, chính sách liên quan đến QLNN đối với cơ sở GDMN NCL ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi 1. Rất tốt 3. Bình thường 2. Tốt 4. Chưa tốt Câu 5. Đánh giá của phụ huynh về mức độ đáp ứng của CBQL, giáo viên tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (2011 – 2016) STT Tiêu chí Đánh giá của phụ huynh Rất tốt Tốt Bình thường 1 Yêu mến trẻ 2 Tác phong, cử chỉ đúng mực 3 Việc phối hợp với phụ huynh trong chăm sóc, dạy dỗ các cháu 4 Đam mê công việc 5 Soạn giáo án khi lên lớp 6 Luôn cố gắng trao dồi kiến thức 7 Phương pháp giảng dạy 8 Ngôn ngữ, phát âm chuẩn Câu 6. Đánh giá về mức độ đáp ứng của CBQL, giáo viên tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (1011 – 2016) Đủ đáp ứng Tương đối đủ Chưa đủ Phân vân Về CBQL Về giáo viên Câu 7: Đánh giá về cơ sở vật chất tại cơ sở GDMN NCL. 1. Phòng học chật chội, thiếu thốn 2. Cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quy định 3. Cơ sở vật chất đủ nhưng không thoải mái cho sinh hoạt 4. Cơ sở vật chất rất thoải mái và tiện nghi 5. Bình thường Câu 8. Đánh giá nguyên nhân hạn chế công tác QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi TT Nội dung đánh giá Đánh giá 1 Chưa tích cực tuyên truyền nhằm thông tin tới các bậc phụ huynh về hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non có phép hoặc không phép. 2 Do các trường công lập chưa đáp ứng hết nhu cầu của trẻ trong độ tuổi nên các cơ sở GDMN NCL mọc tràn lan khó kiểm soát. 3 Ý thức chấp hành các quy định của các cơ sở mầm non ngoài công lập chưa tốt 4 Văn bản chính sách pháp luật đối với khu vực mầm non ngoài công lập chưa thỏa đáng. 5 Việc triển khai các văn bản, hướng dẫn tới các cơ sở GDMN NCL chưa tốt. 6 Đội ngũ quản lý- giáo viên- nhân viên tại các trường không ổn định nên khó quản lý. 7 Đội ngũ cán bộ quản lý thay đổi liên tục, chưa nắm bắt được chuyên môn, yếu kém trong quản lý. 8 Sự phân cấp quản lý chưa hợp lý, thiếu thống nhất giữa các cấp, các ngành 9 Công tác kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, nhiều tiêu cực. XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_co_so_giao_duc_mam_non_ngo.pdf
Luận văn liên quan