Nhiệm vụ cuối cùng của luận văn là đưa ra các kiến nghị, đề xuất các giải
pháp ở từng nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường
đại học công lập nói chung và giảng viên các trường đại học công lập thuộc Bộ112
Xây dựng ở khu vực Miền Nam nói riêng. Cơ sở đưa ra các kiến nghị và đề xuất
các giải pháp là căn cứ trên các thực trạng được phân tích tại chương 2.
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, tác giả đã có gắng ở mức cao
nhất để làm rõ các nội dung liên quan tới công tác quản lý nhà nước đối với đội
ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền
Nam, từ đó phân tích các hạn chế và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các nội
dung quản lý nhà nước về đội ngũ này trên phạm vi toàn quốc và trong phạm vi
đề tài. Tuy nhiên vì sự hạn chế trong kinh nghiệm nghiên cứu, tổng hợp, phân
tích các tài liệu nên chưa thể đi sâu làm rõ ở các nội dung chi tiết, cụ thể hơn.
Do vậy, tác giả nghĩ các nội dung này cần có sự nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể,
đặc biệt là nghiên cứu của các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục, chính
sách công. Từ đó hoàn thiện ở mức cáo nhất các nội dung quản lý nhà nước đối
với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập, phục vụ tốt hơn cho sự
nghiệp đổi mới và hội nhập giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học trong giai
đoạn mới hiện nay.
Với những nội dung đã nghiên cứu được cũng như các hạn chế mà luận văn
chưa thể trình bày, tác giả thành tâm mong muốn nhận được sự góp ý của Qúy
Thầy, Cô trong Hội đồng để tác giả tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thành luận văn ở
mức độ tốt nhất có thể./.
130 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý Nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các Trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từ đó đảm bảo việc tuyển dụng không chỉ đơn
thuần là công việc của Hội đồng tuyển dụng được thành lập trước đó. Để làm
được điều này, đòi hỏi phải có quy định mới trên cơ sở đảm bảo các quy trình
hiện tại nhưng bổ sung và làm rõ thêm sự công bằng, minh bạch.
- Thực tế là từng học kỳ, các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng
ở khu vực Miền Nam đều thực hiện việc thống kê khối lượng giảng dạy của
giảng viên, trên cơ sở lấy tổng số giờ giảng trừ đi số giờ chuẩn định mức theo
quy định. Từ đó để tính vượt giờ cho giảng viên theo quy định trong Qúy chế
chi tiêu nội bộ. Trong trường hợp nếu giảng viên phải dạy quá giờ chuẩn theo
97
quy định thì ở một góc độ nào đó được hiểu là do thiếu giảng viên nên phải
‘tăng ca’. Trong trường hợp thiếu giảng viên nhưng không được tuyển dụng
thêm đồng nghĩa với việc không đảm bảo số lượng giảng viên/sinh viên theo
quy định. Và như vậy, việc tuyển dụng thêm giảng viên để đảm bảo giảng viên
hiện tại không phải ‘tăng ca’ thì lại không thể vì bị khống chế bởi biên chế quy
định.Trong khi đó, giảng viên cơ hữu các trường đại học công lập vẫn có thể
tham gia giảng dạy là giảng viên thỉnh giảng ở các trường đại học khác. Đây là
vừa là điều kiện tốt cho giảng viên có thêm các cơ hội việc làm (có thể tạm hiểu
là làm thêm), tăng thêm thu nhập cho cuộc sống trong điều kiện thu nhập tại cơ
quan chưa đáp ứng hết nhu cầu của cuộc sống. Đồng thời cũng là cơ hội để
giảng viên có thêm các môi trường để trao đổi về chuyên môn, học thuật, truyền
bá tri thức. Từ đó thiết nghĩ Bộ giáo dục và Đào tạo phải tìm hiểu và làm rõ các
mâu thuẫn hiện tại nêu trên, từ đó xây dựng các quy chế, quy định cụ thể hơn
nhằm đảm bảo quản lý về mặt thời gian lao động thực tế theo giờ chuẩn tại cơ
quan nơi mình là viên chức, cũng như ban hành quy định, hoặc có cơ chế kiểm
tra, kiểm soát được thời lượng giảng dạy thỉnh giảng ở các cơ sở khác. Từ đó
đảm bảo việc giảng viên cơ hữu thực hiện chuyên tâm hơn cho chính đơn vị nơi
mình công tác.
Như vậy, mặc dù các quy định pháp lý về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập hiện nay tuy đã
đầy đủ, song trong quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ những khó khăn, chồng
chéo, mâu thuẫn, gây khó khăn cho chính các trường đại học cũng như giảng
viên. Do vậy, cần có sự rà soát, đánh giá tổng thể riêng đối với các luật cũng
như mối quan hệ giữa các luật với nhau như giữa Luật Viên chức với Luật giáo
dục và Luật giáo dục đại học.
98
3.2.3. Hoàn thiện về cơ chế chính sách bồi dưỡng, đào tạo, chế độ đãi ngộ và
khen thưởng đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập
Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những biện pháp căn cơ nhất để nâng cao
chất lượng đội ngũ giảng viên. Trong điều kiện các trường đại học đang hướng
tới các tiêu chuẩn kiểm định mới ngoài tiêu chuẩn chung của Bộ giáo dục và
Đào tạo, mà phổ biến hiện nay nhất là kiểm định theo chuẩn AUN - QA
(ASEAN University Network - Quality Assurance). Và trong bất kỳ chương
trình hay khung kiểm định nào thì đội ngũ giảng viên có một vị trí hết sức quan
trọng để đánh giá chất lượng của trường đại học đó. Với các tiêu chí như giảng
viên có bằng cấp chuyên môn cao, phù hợp với ngành nghề đào tạo, số lượng
các bài báo khoa học của giảng viên được đăng trên các tạp chí chuyên ngành,
số lượng công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên được công bố, hay đó là
việc hài lòng của các bên liên quan (trong đó có hài lòng về chất lượng chuyên
môn giảng dạy cũng như các nội dung tương tác khác giữa giảng viên với sinh
viên và). Chính vì thế, việc quan tâm thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ giảng viên ngoài việc đạt chuẩn theo quy định của Luật giáo dục, Luật giáo
dục Đại học thì còn phải đảm bảo thêm các yếu tố khác đi kèm để thực hiện
công tác kiểm định chất lượng. Với tầm quan trọng đó, nhiều chính sách quản lý
nhà nước về đội ngũ giảng viên các trường đại học nói chung và đại học công
lập nói riêng (trong đó có các trường thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam)
đã được hết sức quan tâm, chú trọng không chỉ dừng lại ở chiến lược, kế hoạch,
quy hoạch mà còn được quan tâm bằng việc hỗ trợ tài chính đi kèm.
Sẽ là hoàn thiện hơn nếu trong thời gian qua công tác này khắc phục được
hoặc tốt hơn là không gặp phải các khó khăn như vẫn còn tình trạng vì buộc phải
có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ nhưng vì trong nước không đào tạo ngành này, trong
điều kiện không thể đi học ở nước ngoài nên phải học trong nước nhưng trái
ngành hoặc “ngành gần”. Thực trạng này gần đây nhất như phát biểu của ông
Đinh La Thăng - Uỷ viên bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí
Minh có phát biểu tại buổi làm việc với Đại học Sân khấu điện ảnh TP. Hồ Chí
99
Minh vào ngày 28/2/2017 rằng “Có ai giới thiệu Tiến sĩ lên hát Dạ cổ hoài lang
đâu?”. Đây là thực tế thật sự bất cập mà cần phải có cơ chế riêng, mặc dù Luật
giáo dục đại học đã quy định đối với tiêu chuẩn của giảng viên giảng dạy các
ngành nghề đặc thù do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định. Song không có quy
định cụ thể nào được ban hành, dẫn tới tình trạng có bằng Tiến sĩ nhưng không
phải Tiến sĩ chuyên ngành giảng dạy. Do vậy Bộ giáo dục cần sớm ban hành văn
bản quy định riêng về tiêu chuẩn đối với đối tượng giảng viê này. (thực tế tại
trường đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, các giảng viên giảng dạy tại khoa
Mỹ thuật Công nghiệp gồm các chuyên ngành; Thời trang, Tạo dáng Công
nghiệp, Thiết kế đồ họa rất ít có bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ đúng chuyên ngành mà đa
phần là bằng về “Lý luận lịch sử mỹ thuật”). Như vậy Bộ Xây dựng - với chức
năng là Bộ chủ quản phải phối hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo để đưa ra các
tiêu chuẩn cụ thể, mang tính đặc thù riêng để làm căn cứ cho công tác đào tạo,
xác định các tiêu chuẩn tối thiểu để đội ngũ giảng viên theo đó học tập, tự bồi
dưỡng, đào tạo theo quy định phải có.
Việc quy định giảng viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
hoặc chứng chỉ lý luận giảng dạy đại học liệu có phù hợp trong điều kiện giảng
viên đó thuộc các trường theo định hướng ứng dụng hoặc thực hành, hoặc kể cả
trường theo định hướng nghiên cứu. Bởi lẽ để bước lên bục giảng thì người
giảng viên phải chuẩn bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng tốt nhất với mục đích
truyền thụ cho người học các kiến thức một cách dễ hiểu nhất, nhanh nhất và
hiệu quả nhất. Và như vây, “phong cách” giảng dạy là tố chất riêng của từng
giảng viên sẽ được phát huy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của
mình. Và kể cả khi giảng viên được hoặc bắt buộc (mà theo luật là bắt buộc)
phải có các chứng chỉ nêu trên thì liệu rằng có thay thể được “phong cách” giảng
dạy vốn có. Đối với các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực
Miền Nam, thực tế này càng thấy rõ khi mà các ngành nghề đào tạo đa phần
mang tính đặc thù riêng liên quan tới thiết kế, nghệ thuật, việc buộc một giảng
viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hay lý luận giảng dạy đại học là điều
100
mà ít người mong muốn có thật. Giải pháp đề ra là Bộ giáo dục cần có nghiên
cứu cụ thể để áp dụng tiêu chuẩn riêng, tránh trường hợp chung chung, mang
tính bắt buộc nhưng không thật sự phát huy hết giá trị, ý nghĩa của nó (như thế
dễ phản tác dụng). Thay vào đó là giao quyền sát hạch, hoặc kiểm tra, đánh giá
của chính đơn vị sử dụng giảng viên và chính sinh viên, những người trực tiếp
tương tác và lãnh hội kiến thức hàng ngày từ giảng viên. Công tác này có thể
thực hiện thường niên và tổng kết thông qua công tác đánh giá, thi đua khen
thưởng cuối năm.
Hiện nay, một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng thất nghiệp của
sinh viên mà được xã hội, các nhà tuyển dụng, các chuyên gia phân tích giáo dục
cho rằng là do sinh viên chỉ có biết lý thuyết suông, là thiếu các kỹ năng chuyên
ngành, các kỹ năng thực hành xã hội. Vậy “cái thiếu” của sinh viên đến từ đâu.
Phải chăng là do chương trình đào tạo, hay chính từ sinh viên chưa chủ động học
hỏi. Thực tế đó cộng với quy định liên quan tới chất lượng đầu ra của sinh viên
buộc các trường phải thay đổi tư duy, phương pháp dạy và học. Như vậy, yêu
cầu đặt ra cho giảng viên cũng phải thay đổi để đáp ứng theo tư duy và phương
pháp mới. Chính vì thế một trong những giải pháp không liên quan tới bằng cấp
chuyên môn của giảng viên nhưng có thể nâng cao trình độ, giúp giảng viên bồi
dưỡng chuyên môn là quy định yêu cầu, hoặc buộc giảng viên phải tham gia các
chương trình thực tế tại các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động. Hoặc giảng
viên phải thường xuyên tham gia các chương trình hội thảo, tọa đàm với các bên
liên quan, tham gia lao động, nghiên cứu thực tế tại các đơn vị khác cùng ngành
nghề, hoặc là đơn vị có mối tương quan, tương hỗ với ngành nghề chuyên môn
của mình. Từ những việc như vậy sẽ giúp cho giảng viên nâng cao kiến thức
thực tế. Vận dụng linh hoạt kiến thức đó với kiến thức chuyên môn nghề nghiệp
để nâng cao chất lượng dạy và học tại trường.
Thực tế hiện nay đa phần các trường đang chú trọng nhiều vào việc đào
tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là chú trọng nâng cao trình độ
đạt chuẩn Tiến sĩ cho đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng nâng cao
101
trình độ chuyên môn không thì cũng chưa đủ. Trong điều kiện sự phát triển
nhanh chóng về khoa học, công nghệ, cũng như sự hội nhập sâu rộng ở tất cả
các lĩnh vực thì đòi hỏi giảng viên phải có trình độ, kiến thức về tất cả các mặt
của đời sống xã hội. Chính vì thế, công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng cần có sự
thay đổi theo các hướng khác nhau như đào tạo chuyên sâu theo chuyên ngành
(dạng hình thức đào tạo cấp bằng), đào tạo, bồi dưỡng theo chuyên đề về văn
hóa, lịch sử, phương pháp nghiên cứu khoa học, hay tâm lý, giáo dục trong thời
kỳ kỷ nguyên số, đặc biệt là việc đào tạo, bồi dưỡng cho giảng viên các kiến
thức quản lý nhà nước liên quan tới chuyên môn mà các cơ quan nhà nước
thường xuyên điều chỉnh như về Quy hoạch, Xây dựng, Kiến trúc công trình
Đào tạo, bồi dưỡng không chỉ khi đạt chuẩn mà kể cả quá trình sau đó.
Điều này để đảm bảo rằng sự thu nhận và phát triển không ngừng các vốn kiến
thức phục vụ cho chuyên môn công tác giảng dạy của giảng viên. Đặc biệt là các
ứng dụng khoa học mới trong các lĩnh vực ngành nghề. Công tác này có thể đào
tạo, bồi dưỡng thông qua các buổi trao đổi, hợp tác, hội thảo với các tổ chức, các
chuyên gia trong lĩnh vực mà giảng viên cần. Như vậy, cần áp dụng linh hoạt
giữa việc đào tạo các khóa bắt buộc theo quy định thì song song đó là việc đào
tạo các khóa ngắn hạn, phù hợp với chuyên môn giảng dạy thực tế của Trường.
Để thực hiện tốt hơn công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các
trường đại học công lập trong giai đoạn mới hiện nay, đòi hỏi không chỉ là sự
đổi mới về các nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuẩn hóa
mà còn đòi hỏi sự chuyên sâu, hướng tới mỗi giảng viên không chỉ là nhà sư
phạm đơn thuần mà đồng thời còn là nhà nghiên cứu khoa học, một chuyên gia
trong lĩnh vực của mình. Để hoàn thiện cùng lúc ba yếu tố này, ngoài sự quan
tâm, xây dựng các cơ chế, chính sách, sự hỗ trợ cần thiết của các trường đại học,
đòi hỏi người giảng viên phải không ngừng tự học tập, lựa chọn các phương
pháp, chương trình đào tạo thích hợp, cần thiết để hoàn thiện chính bản thân của
mình. Và như thế, văn hóa tự đào tạo, bồi dưỡng, phát triển là yếu tố cần quan
tâm, xây dựng. Đến khi đó, giảng viên sẽ không còn tình trạng buộc phải chuẩn
102
hóa mà sẽ trở thành mong muốn, nguyện vọng được học tâp, được đào tạo, bồi
dưỡng để hoàn thành nhiệm vụ của bản thân với cơ quan, đơn vị. Và hơn hết là
thực hiện được sứ mệnh giáo dục, đào tạo thiêng liêng của toàn dân tộc, vì mục
tiêu đưa dân tộc Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu.
Chế độ đãi ngộ và khen thưởng đối với đội ngũ giảng viên các trường đại
học công lập hiện nay tuy đã được Đảng và Nhà nước quan tâm để kịp thời động
viên, khen thưởng, khích lệ tinh thần cho đội ngũ giảng viên phấn đấu hoàn
thành xuất sắc các nhiệm vụ được phân công. Nhưng, câu chuyện về lương,
thưởng và các khoản phụ cấp theo kèm đối với đội ngũ giảng viên nói chung và
giảng viên các trường đại học công lập nói riêng luôn là vấn đề được đặt ra bàn
thảo, trao đổi với nhiều ý kiến, mà trong đó đa phần là làm sao để tăng thu nhập
của người giảng viên, để người giảng viên có thể “sống được bằng lương”. Và
như thế, đa phần các ý kiến trong xã hội đều cho rằng, mức thu nhập từ lương
đối với giảng viên là còn thấp, chưa tương xứng với giá trị lao động mà người
giảng viên bỏ ra. Cơ chế trả lương hiện nay cho đội ngũ giảng viên đang thực
hiện chung theo quy định của Luật Viên chức 2010, đặc trưng của công thức
tính toán là dựa trên các hệ số về bằng cấp, hệ số công việc, hệ số lương tăng
thêm, hệ số trách nhiệm, hệ số thâm niên và hệ số phụ cấp ngành nghề nhân với
mức lương cơ bản chung của nhà nước. Thực tế thì mức lương thu nhập của các
giảng viên ở các trường đại học khác nhau thì khác nhau. Điều này phụ thuộc
vào “nguồn thu sự nghiệp” mà các trường có được. Nhưng với điều kiện và xu
hướng phát triển của nền kinh tế hiện nay thì chưa thật sự tương xứng với những
đóng góp của giảng viên cho xã hội.
Theo tác giả luận văn, cần phải thay đổi cơ chế trả lương, các phụ cấp cũng
như khen thưởng dành cho đội ngũ giảng viên theo hướng thực tế hơn. Trước
hết, xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước xem giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu, thì việc trả lương, các chế độ đi kèm cũng phải được và nên
có sự ưu tiên bằng chính sách riêng, đặc thù. Điều này sẽ là khó khi mà các các
lĩnh vực sự nghiêp khác cũng cho rằng, chính họ, hoặc họ mới có đóng góp thiết
103
thực hơn khu vực sự nghiệp giáo dục. Như vậy, cần phải có sự nghiên cứu đầy
đủ, mang tính khoa học cao, dựa trên các yếu tố cơ bản là giá trị đóng góp cho
hiện tại, tương lai cũng như sự ảnh hưởng, tác động tích cực mà giáo dục, đào
tạo mang lại cho các khu vực, ngành nghề khác. Chỉ có như vậy, và cần phải như
vậy để đảm bảo rằng, chủ trương “giáo dục là quốc sách” mới đi tới được những con
người trực tiếp thực hiện “quốc sách” và đưa “quốc sách” thành hiện thực.
Trả lương theo cơ chế vận động của nền kinh tế thị trường, hay đó chính là
trả lương theo kết quả thực tế của công việc. Điều này là cần thiết nhằm đảm
bảo sự công bằng, tránh sự chung chung, cào bằng. Khi thực hiện việc trả lương
theo vị trí công việc được phân công, kèm theo đó là kết quả thực hiện các công
việc đó sẽ dẫn tới sự phấn đấu mang tính thực chất. Do vậy, cải cách lương
không phải là việc xem xét nâng hệ số lương cơ bản, hay thực hiện việc tăng
giảm các hệ số đơn thuần mà phải là việc xem xét các thay đổi đó gắn với thực
tế thị trường của nền kinh tế và sự đóng góp (giá trị lao động thực) để tính toán
cho phù hợp. Việc trả lương theo cơ chế thị trường và kết quả thực hiện công
việc đã được khu vực tư nhân áp dụng tương đối đầy đủ, thể hiện được tính
nhanh nhạy, phù hợpvới quy luật. Trong khi đó, khu vực sự nghiệp công của nhà
nước chưa áp dụng phương thức này, điều này cho thấy có một sự chậm trễ nhất
định cần sớm thay đổi.
Công tác thi đua, khen thưởng tuy đã thực hiện tốt trong những năm qua
với những quy định đầy đủ, chặt chẽ của pháp luật.Song vẫn còn tình trạng
“chạy thành tích” không chỉ cho tập thể mà kể cả cá nhân. Thực tế này đã được
các cơ quan báo chí phản ánh và đã có những kết luận sai phạm của các cơ quan
chức năng. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao để công tác thi đua, khen thưởng thực
chất hơn, là việc khen đúng người, đúng việc, xóa bỏ tình trạng chạy thi đua,
khen thưởng? Câu trả lời trước hết thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước về thi
đua khen thưởng, đó là trách nhiệm kiểm tra, thẩm tra hồ sơ đề nghị khen
thưởng ở các cấp phải được tăng cường. Bên cạnh đó cần có các chế tài mạnh
hơn để xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi giả mạo, khai không đúng sự thật
104
nhằm đạt được các thành tích theo mong muốn. Có thể một trong những chế tài
mạnh đó là cắt thi đua trong một thời gian nhất định tùy vào mức độ vi phạm,
công khai rộng rãi các vi phạm đó cho toàn xã hội biết và theo dõi.
Thực tế hiện nay không chỉ ở các trường đại học công lập mà ở nhiều cơ quan,
đơn vị sự nghiệp khác nhau thường xẩy ra tình trạng “xoay vòng” khen thưởng trong
các đơn vị trực thuộc. Tức là năm nay đề xuất người này thì năm sau tới lượt người
khác. Cứ như vậy cho hết các thành viên trong đơn vị. Hình thức này theo suy nghĩ
của nhiều người là công bằng, vì ai cũng xứng đáng được khen. Thực chất, nó như ở
một góc độ nào đó chính là sự cào bằng, xem nhẹ tính chất và ý nghĩa của việc thi
đua, khen thưởng. Nhưng hình thức này còn đỡ hơn là tình trạng khen thưởng chi và
luôn tập trung cho những người lãnh đạo, có chức vụ. Đó là việc hầu như năm nào,
những người làm lãnh đạo cũng được đề xuất khen thưởng ở các cấp, mà ít khi cơ
hôi đó dành cho nhân viên bên dưới. Nguyên nhân này xuất phát từ việc nể nang, sợ
mất lòng lãnh đạo, hay đó là sự xu nịnh của cấp dưới dành cho cấp trên. Hay tệ hơn
đó là vì sự thiếu công bằng, khách quan của cấp trên trong việc nhìn nhận sự cố
gắng, các thành tích, công việc cụ thể mà một năm qua, hoặc một giai đoạn mà nhân
viên, cấp dưới của mình đã nỗ lực, cống hiến. Để khác phục tình trạng này, có lẽ
pháp luật sẽ khó điều chỉnh, thay vào đó là sự phải thay đổi nhận thức, suy nghĩ và
cách nhìn nhận, đánh giá về công tác thi đua, khen thưởng ở từng cá nhân, đơn vị và
toàn thể cơ quan theo hướng thực chất, công bằng và phải thật sự vô tư trên tinh thần
dân chủ thật sự.
3.2.4. Hoàn thiện về công tác thanh tra, kiểm tra và xư lý vi phạm kỷ luật.
Trong bất kỳ cơ quan, tổ chức nào, dù là khu vực tư nhân hay khu vực nhà
nước thì công tác thanh tra, kiểm tra cũng như xử lý các vi phạm kỷ luật là nội
dung hết sức quan trọng và cần thiết. Đây là một đặc trưng trong công tác quản
lý nói chung và quản lý nhà nước nói riêng. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý
các vi phạm là điều cần thiết để đảm bảo việc thực hiện đúng, đầy đủ các quy
định của pháp luật, quy chê, quy định của cơ quan điều chỉnh tới các đối tượng
liên quan.
105
Đối với các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền
Nam, việc quản lý đội ngũ giảng viên luôn gắn liền và không thể thiếu công tác
thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm. Trên cơ sở các quy định của pháp luật
và thực tế thực hiện công tác này tại các trường nói trên, tác giả nhận thấy công
tác này tuy có thực hiện, song chưa thật sự đi vào thực chất, vẫn còn mang tính
hình thức, nể nang nhau. Đối với các cơ quản lý nhà nước cấp bộ như Bộ giáo
dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng chưa thật sự sâu sát, công tác kiểm tra, thanh tra
đang chủ yếu dựa trên nội dung các báo cáo theo yêu cầu sự vụ, hoặc định kỳ
quy định. Việc lập đoàn thanh tra, kiểm ra chuyên đề hay kiểm tra tổng thể về
quản các nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên ở các trường đại
học còn ít. Trong khi đó, mặc dù các trường đại học đều có bộ phần thanh tra
giáo dục và đều xây dựng và ban hành Quy chế dân chủ trong trường. Song vì
mang tính ‘nội bộ’ nên các hoạt động này thường chỉ mang tính nhắc nhở, cùng
nhau khắc phục, hoặc tự hoàn thiện với nhau để tránh các sai sót, vi phạm.
Trong điều kiện đã có đủ các quy định, chế tài để thực hiện, nhưng công tác
thanh tra, kiểm tra đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập vẫn
còn những bất cập, yếu kém, đó là vẫn còn tình trạng vi phạm các quy định như
thiếu trung thực, thực hiện công tác giảng dạy chưa đảm bảo, vi phạm bản
quyềnthì nguyên nhân chỉ có thể là từ phươngc pháp, cách làm chưa đúng,
còn mang tâm lý ngại va chạm của các cá nhân, tổ chức làm công tác thanh tra.
Hoặc vẫn còn tình trạng khi thanh tra xong, hai bên (cơ quan thanh tra và cơ
quan/đối tượng bị thanh tra) “tự thỏa thuận” với nhau trước khi soạn thảo, ban
hành kết luận thanh tra để gửi tới các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền liên quan
tiếp theo. Như vậy, cần phải thay đổi nhận thức theo hướng nâng cao tinh thần
trách nhiệm, đạo đức công vụ của các bộ phận nhân sự tham gia công tác thanh
tra, kiểm tra.
Hầu hết, kết quả thanh tra, kiểm tra không được công khai rộng rãi, chủ yếu
chỉ có “những người trong cuộc” mới biết về những nội dung trong kết luận
thanh tra, kiểm tra. Điều này ở một khía cạnh nào đó là việc chưa công khai,
106
chưa minh bạch. Vì vậy, phải xây dựng cơ chế thật sự công khai, minh bạch, đặc
biệt là công khai những vi phạm, sai phạm, khuyết điểm, từ đó sẽ tăng thêm giá
trị của kết quả thanh tra, làm gương để các đơn vị khác tránh được những sai sót,
vi phạm ở cùng một nội dung, ở trong cùng khối sự nghiệp giáo dục là các
trường đại học công lập (trong đó có các trường thuộc bộ Xây dựng ở khu vực
Miền Nam). Và do vây, cần phải tăng cường nhiều hơn công tác thanh tra, kiểm
tra của các cơ quan chức năng đối với các trường đại học, từ đó đảm bảo tránh
bỏ sót các sai phạm, vi phạm liên quan tới đội ngũ giảng viên.
Ngoài việc thanh tra của các cơ quan thanh tra thuộc Bộ giáo dục và Đào
tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, thì việc phát huy tinh thần giám sát và phản biện
của các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội trong trường học là điều hết sức quan
trọng và cần thiết. Do vậy cần xây dựng cơ chế phối hợp, giám sát các hoạt động
liên quan của giảng viên trong trường đại học. Bên cạnh đó cần tăng thêm các
chức năng, nhiệm vụ của phòng Thanh tra giáo dục trong nhà trường, theo
hướng tăng quyền hạn, và quyền hạn đó phải tương đối độc lập với quyền lực
của Hiệu trưởng.
3.2.5. Các kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo và
các Bộ ngành khác ở Trung ương
3.2.5.1 Với Chính phủ:
- Cần rà soát, tổng kết, đánh giá lại việc thực hiện các nội dung theo quy
định của pháp luật ở các cơ sở giáo dục đại học công lập liên quan tới việc quản
lý nhà nước về viên chức nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng. Trong đó,
cần đánh giá một cách chính xác sự tác động, mối quan hệ giữa các Luật Viên
chức, Luật giáo dục và Luật giáo dục đại học. Đặc biệt trong số đó cần có sự
nghiên cứu cụ thể về những bất cập, khó khăn, thuận lợi liên quan tới tự chủ đại
học mà Luật giáo dục đã quy định. Thực tế hiện nay chưa có một văn bản hướng
dẫn nào hướng dẫn cụ thể về tự chủ đại học đúng nghĩa, đầy đủ về tất cả các nội
dung (bao gồm: tự chủ về cơ sở vật chất; tự chủ về cơ cấu, tổ chức bộ máy, nhân
sự; tự chủ về tài chính và tự chủ về học thuật) để các trường lấy đó làm căn cứ
107
thực hiện. Như vậy, trong điều kiện nếu các trường đại học công lập được giao
quyền tự chủ về bộ máy, cơ cấu tổ chức và nhân sự thì sẽ thay đổi như thế nào
vai trò quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên đang được thực hiện bởi các
Bộ, Ngành liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Chính phủ cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về trách nhiệm giải trình đối
với các trường đại học hiện nay. Đó là trách nhiệm giải trình trước các bên liên
quan mà trước hết là với các cơ quan quản lý nhà nước. Cùng với đó là trách
nhiệm kiểm soát, kiểm duyệt của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các nội
dung giải trình mà các trường đã thực hiện. Trong đó nội dung giải trình về đội
ngũ cán bộ, viên chức nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng theo hướng
đảm bảo các quy định của pháp luật về số lượng, chất lượng và các nội dụng
quản lý, sử dụng là điều quan trọng cần thiết để thực hiện tốt hơn công tác quản
lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập.
Với hai đề nghị trên, qua tham khảo các tài liệu, tác giả nhận thấy một giải
pháp đã được nêu ra tại trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Vấn đề tự chủ - tự
chịu trách nhiệm trong các trường đại học, cao đẳng Việt Nam” có thể dùng
tham khảo và áp dụng trong hiện tại và tương lai nhằm thực hiện tốt hơn các nội
dung quản lý đại học, trong đó có quản lý đội ngụ giảng viên, đó là [88]:
108
Hình: 3.2.1.5. Mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho giáo dục đại học theo hướng Kiểm định
chất lượng (được đề xuất bởi: PGS. TS Phùng Xuân Nhã, ThS. Đỗ Thị Ngọc Quyên; ThS. Nguyễn
Viết Lộc – Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội,
3.2.5.2 Với Bộ giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ
- Cần rà soát, nghiên cứu thay đổi các chế độ chính sách liên quan tới tiền
lương và các phụ cấp khác dành cho đội ngũ giảng viên tại các trường đại học
công lập. Nhằm hướng tới việc tăng thu nhập thực tế từ lương, tạo sự yên tâm
cho đội ngũ giảng viên yên tâm gắn bó, công tác tại các trường. Các chính sách
trả lương cho đội ngũviên chức cần gắn với thực tế của thị trường lao động, trên
cơ sở đóng góp thực tế sức lao động của giảng viên đại học.
- Bộ giáo dục cần sớm có các hướng dẫn liên quan tới chuẩn đội ngũ
giảng viên ở các ngành nghề đặc thù, giúp cho các trường đại học thuận lợi cho
công tác tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch giảng viên cũng như quá trình sử dụng,
quản lý.
Mức độ giao quyền tự chủ
phù hợp theo căn cứ kiểm
định chất lượng giáo dục
Giao quyền tự chủ cho các
trường đại học theo hướng
kiểm định chất lượng giáo
dục làm căn cứ, tuy nhiên
Xây dựng chuẩn mực đầu ra
theo hướng kiểm định chất
lượng và giám sát sự tự chịu
trách nhiệm của các trường,
tuy vậy
Chúng ta cần phải tránh tự
chủ hình thức, tránh sự
can thiệp quá sâu của Nhà
nước làm ảnh hưởng đến
tính hie6u55 quả của sử
dụng nguồn nhân lực
trong các trường, do đó
Chúng ta không muốn tự
chủ bị trục lợi và chất
lượng giáo dục yếu kém,
nên chúng ta phải
109
- Xem xét điều chỉnh các quy định về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng
viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế, kèm théo đó là các cơ chế, chế độ chính
sách dành cho công tác này.
- Tham mưu, xây dựng và trình Chính phủ lộ trình hội nhập đại học Việt
Nam với đại học trong khu vực và trên thế giới. Trong đó chú trọng các giải
pháp để nâng tầng xếp hạng các đại học Việt Nam trong khu vực, Châu Á và
trên thế giới. Từ đó làm cơ sở động lực cho các trường phấn đấu nâng cao chất
lượng mọi mặt để đạt các chuẩn theo quy định.
3.2.5.3 Với bộ chủ quản (Bộ Xây dựng)
- Bộ chủ quản đóng vai trò là cơ quan trực tiếp quản lý đội ngũ giảng viên
tại các trường trực thuộc sự quản lý của Bộ, do đó, Bộ Xây dựng cần phải
thường xuyên thực hiện công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra các nội dung
quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên các trường thuộc Bộ Quản lý.
- Xác định lại các tiêu chuẩn chuyên môn cũng như các tiêu chuẩn khác
đối với đội ngũ giảng viên các trường trực thuộc trên cơ sở các tiêu chuẩn chung
và tính đặc thù riêng của Bộ mình, từ đó đề nghị Bộ giáo dục và Đào tạo ban
hành hoặc phối hợp ban hành các quy định về tiêu chuẩn đối với đội ngũ giảng
viên.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng, quy hoạch đội ngũ giảng viên các trường
do Bộ quản lý, làm cơ sở cho các trường trực thuộc tiếp tục xây dựng chiến lược
riêng của mình trên chiến lược chung của Bộ cũng như toàn ngành giáo dục trên
toàn quốc.
110
Tiểu kết chương 3:
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với
đội ngũ giảng viên các trường đại học, các căn cứ pháp lý tại Chương 1. Đồng
thời phân tích các thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng
viên các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam tại
Chương 2. Từ đó, Chương 3 đã đặt ra các vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu,
thay đổi để hướng tới việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ
giảng viên các trường đại học công lập nói chung và các trường đại học thuộc
Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam nói riêng. Các biện pháp, giải pháp cũng
như kiến nghị tại Chương 3 liên quan tới nhiều chủ thể quản lý, vai trò trách
nhiệm của các cấp, cũng như sự phối hợp đồng bộ các của các cơ quan, tổ chức
và không loại trừ vai trò quan trọng của chính đội ngũ giảng viên các trường đại
học công lập trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả về hoạt động
quản lý nhà nước mà cả ba chương đã trình bày.
Các giải pháp đặt ra ở chương 3 về hoàn thiện hoạt động quản lý nhà
nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng
một phần cũng là những giải pháp đề nghị chung cho các trường đại học công
lập trên toàn quốc. Với đặc thù là các trường nghệ thuật, năng khiếu, các trường
thuộc Bộ Xây dựng ở Miền Nam cần có những đề xuất cụ thể thông qua thực tế
trong hoạt động điều hành và quản lý đối với các cơ quan quản lý nhà nước,
hướng tới sự hoàn thiện ổn định và lâu dài trong tương lai.
111
KẾT LUẬN
Công tác quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói
riêng trong những năm qua đạt được các thành tựu quan trọng, trong đó, quản lý
nhà nước về đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập là một phần nội
dung không thể tách rời, nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định theo các chiến
lược phát triển giáo dục đại học mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Nội dung quản
lý nhà nước về đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập đã được các cơ
quan, ban ngành ở tất cả các cấp cùng nghiên cứu để cho ra đời các chính sách,
quy định cụ thể ở các lĩnh vực, nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ cho hoạt động
quản lý, điều hành, từ đó mang lại các hiệu quả, hiệu lực quản lý, đồng thời
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở cấp đại học.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về đội ngũ giảng viên các trường đại học
công lập, cùng với đó là việc phân tích các cơ sở pháp lý liên quan tới hoạt động
quản lý nhà nước đối với đội ngũ này, chương 1 của luận văn đã làm rõ các nội
dung liên quan tới giảng viên như tiêu chuẩn, vị trí, vai trò, quyền lợi, nghĩa vụ,
các chế độ chính sách về lương, phụ cấp theo lương, khen thưởng và kỷ luậtvà
các quy định của pháp luật điều chỉnh nhằm quản lý đội ngũ giảng viên các
trường đại học công lập hiện nay.
Với những cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với đội ngũ
giảng viên các trường đại học công lập được phân tích, làm rõ ở chương 1, qua
chương 2, tác giả đã cố gắng phân tích thực trạng, dựa trên chủ yếu các hoạt
động quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập
thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam. Từ đó phân tích các mặt ưu điểm, hạn
chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế, bất cập mà quá trình tổ chức,
quản lý đội ngũ giảng viên ở hai trường thuộc phạm vi nghiên cứu gặp phải.
Nhiệm vụ cuối cùng của luận văn là đưa ra các kiến nghị, đề xuất các giải
pháp ở từng nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường
đại học công lập nói chung và giảng viên các trường đại học công lập thuộc Bộ
112
Xây dựng ở khu vực Miền Nam nói riêng. Cơ sở đưa ra các kiến nghị và đề xuất
các giải pháp là căn cứ trên các thực trạng được phân tích tại chương 2.
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, tác giả đã có gắng ở mức cao
nhất để làm rõ các nội dung liên quan tới công tác quản lý nhà nước đối với đội
ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền
Nam, từ đó phân tích các hạn chế và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các nội
dung quản lý nhà nước về đội ngũ này trên phạm vi toàn quốc và trong phạm vi
đề tài. Tuy nhiên vì sự hạn chế trong kinh nghiệm nghiên cứu, tổng hợp, phân
tích các tài liệu nên chưa thể đi sâu làm rõ ở các nội dung chi tiết, cụ thể hơn.
Do vậy, tác giả nghĩ các nội dung này cần có sự nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể,
đặc biệt là nghiên cứu của các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục, chính
sách công. Từ đó hoàn thiện ở mức cáo nhất các nội dung quản lý nhà nước đối
với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập, phục vụ tốt hơn cho sự
nghiệp đổi mới và hội nhập giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học trong giai
đoạn mới hiện nay.
Với những nội dung đã nghiên cứu được cũng như các hạn chế mà luận văn
chưa thể trình bày, tác giả thành tâm mong muốn nhận được sự góp ý của Qúy
Thầy, Cô trong Hội đồng để tác giả tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thành luận văn ở
mức độ tốt nhất có thể./.
113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Cán sự Đảng – Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Hướng dẫn số
139-HD/BCSĐ ngày 19/09/2014 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về công tác qui hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ
quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
[2] Ban Tổ chức Trung ương (2012), Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW, ngày
05 tháng 11 năm 2012 về Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh
đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004
của Bộ Chính trị (khóa IX) và kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012
của Bộ Chính trị (khóa XI), Hà Nội.
[3] Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của
Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác quy hoạch cán bộ quản lý,lãnh đạo
thời kỳ đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại học Đất nước, Hà Nội.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ (2014), Thông tư số
36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV Thông tư liên tịch quy định mã số và tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở
giáo dục đại học công lập, Hà Nội.
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội (2011), Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-
BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30/12/2011 hướng dẫn thực hiện một
số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của
Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, Hà Nội.
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội (2015), Thông tư liên tịch số 29/2015/TTLT-
BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH, ngày 20 tháng 11 năm 2015 về sửa đổi
bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-
BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30/12/2011 của Bộ giáo dục và Đào tạo,
Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về
114
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-
CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm
niên đối với nhà giáo, Hà Nội.
[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội Vụ - Bộ Tài chính (2006), Thông tư
liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23 tháng 01 năm
2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm
2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà
giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, Hà Nội.
[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính (2013), Thông tư
liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, ngày 08 tháng 03 năm
2013 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà
giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, Hà Nội.
[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số
28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 06 tháng 11 năm 2015 về việc hướng
dẫn thực hiện bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên
chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, Hà Nội.
[10] Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2005), Quyết định số 27/2005/QĐ-BGDĐT
ngày 29 tháng 8 năm 2005 về Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự
nghiệp giáo dục”, Hà Nội.
[11] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Quyết định số 26/2005/QĐ-
BGD&ĐT ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp giáo dục”, Hà Nội.
[12] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Thông tư số 07/2006/TT-BGDĐT ngày
20 tháng 3 năm 2006 về Hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và
hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Hà Nội.
[13] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 65/2007/QĐ- BGDĐT
115
của Bộ giáo dục và Đào tạo ngày 01/11/2007 về việc ban hành quy định
về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, Hà Nội
[14] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 64/2008/QĐ-
BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 ban hành Quy định chế độ làm
việc đối với giảng viên, Hà Nội.
[15] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về
ban hành quy định về đạo đức Nhà giáo, Hà Nội.
[16] Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ (2009),Thông tư liên tịch số
07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 về hướng dẫn thực hiện
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục
và đào tạo, Hà Nội.
[17] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư số 36/2010/TT-BGDĐT ngày
15 tháng 12 năm 2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định
chế độ làm việc đối với giảng viên ban hành kèm theo Quyết định
số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008, Hà Nội.
[18] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quyết định số 6639/QĐ-BGDĐT về
việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn
2011 – 2020, Hà Nội.
[19] Bộ giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT
ngày 06/62011 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định tiêu
chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ
sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Hà Nội.
[20] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 18/2012/TT-BGDĐT ngày
31 tháng 5 năm 2012 Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên ngành
116
nghệ thuật, sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật, Hà Nội.
[21] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT
ngày 12 tháng 10 năm 2012 về việc ban hành quy định đào tạo trình
độ tiến sĩ theo đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các
trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020”, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 51/2012/TT-
BGDĐT ngày 18/12/2012 quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra
của cơ sở giáo dụcc đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp, Hà Nội.
[22] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày
22 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giáo dục, Hà Nội.
[23] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Thông tư số 12/2013/TT-BGDĐT
ngày 12 tháng 4 năm 2013 ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp
vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học, Hà Nội.
[24] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Thông tư số 20/2013/TT-BGDĐT
ngày 06 tháng 6 năm 2013 ban hành quy định về bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học, Hà Nội.
[25] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Thông tứ số 39/2013/TTBGDĐT ngày
04 tháng 12 năm 2013 về việc hướng dẫn thanh tra chuyên ngành
trong lĩnh vực giáo dục, Hà Nội.
[26] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-
BGDĐT-BNV về tiêu chuẩn giảng viên đại học, Hà Nội.
[27] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT về
việc “Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên”, Hà Nội.
[29] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày
31/12/2014 quy định về thời gian làm việc của giảng viên, Hà Nội.
117
[30] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 08/2014/TT-BGDĐT ngày
20/3/2014 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng
và cơ sở giáo dục đại học thành viên, Hà Nội.
[31] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT ngày
16 tháng 12 năm 2015 “Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh
đối với các cơ sở giáo dục đại học”, Hà Nội.
[32] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT
ngày 31 tháng 12 năm 2015 về việc hướng dẫn công tác thi đua khen
thưởng ngành giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư 05/2016/TT-BGDĐT ngày
21 tháng 3 năm 2016 của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định thời gian
tập sự theo chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên, Hà Nội.
[33] Bộ Nội vụ (2005), Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005
hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc
lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội.
[34] Bộ Nội vụ (2005), Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005
hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán
bộ, công chức, viên chức, Hà Nội.
[35] Bộ Nội vụ (2012), Thông tư 15/2012/TT-BNV hướng dẫn về tuyển
dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng
đối với viên chức, Hà Nội.
[36] Bộ Nội vụ (2012),Thông tư 16/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ ban hành
Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức, quy chế thi thăng hạng chức
danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng
hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức, Hà Nội.
[37] Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 09/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ Quy
định quy trình, nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
118
công chức, viên chức. Thông tư này quy định quy trình tiến hành một
cuộc thanh tra, Hà Nội.
[38] Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 12/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy
định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối
với viên chức, Hà Nội.
[39] Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 12/2012/TT-BNV quy định về chức
danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên
chức, Hà Nội.
[40] Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số số 14/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5
năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự
nghiệp công lập, Hà Nội.
[41] Bộ Nội vụ (2013), Thông tư số 08/2013/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện
chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời
hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, Hà Nội.
[42] Bộ Nội vụ (2014), Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04 tháng 12
năm 2014 quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức,
Hà Nội.
[43] Bộ Nội vụ (2016), Thông tư số 05/2016/TT-BNV, ngày 10 tháng 6 năm
2016 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các
đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp
công lập củ Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, Hà Nội.
[44] Bộ Xây dựng (2014), Thông tư 07/2014/TT-BNV, thông tư số
06/2015/TT-BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng về việc
hướng dẫn công tác thi đua ngành Xây dựng, Hà Nội.
[45] Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển phát triển giáo dục việt nam giai
đoạn 2011-2020, ban hành kèm theo quyết định số Quyết định số 711/QĐ-
119
TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội,
[46] Chính phủ (2014), Quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 về việc
ban hành Điều lệ Trường đại học, Hà Nội.
[47] Chính phủ (1994), Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 08/6/1994 của
Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp
vụ các ngạch công chức ngành giáo dục vào đào tạo, Hà Nội.
[48] Chính phủ (2003), Nghị định số 116/2003/NĐ-CP của Chính phủ về
Tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự
nghiệp nhà nước, Hà Nội.
[49] Chính phủ (2004), Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12
năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công
chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Hà Nội.
[50] Chính phủ (2005),Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua,
Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua,
khen thưởng, Hà Nội.
[51] Chính phủ (2005), Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10
năm 2005 về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp
giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, Hà Nội.
[52] Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế, tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.
[53] Chính phủ (2010), Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm
2010 về phê duyệt đề án đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sĩ cho các
trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020, Hà Nội
120
[54] Chính phủ (2011), Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm
2011 quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, Hà Nội.
[55] Chính phủ (2011), Quyết định số 1216/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy
hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
[56] Chính phủ (2012), Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm
2012, Hà Nội.
[57] Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm
2012 về việc ban hành chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai
đoạn 2011-2020, Hà Nội.
[58] Chính phủ (2012), Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012
quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Hà Nội.
[59] Chính phủ (2012), Nghị định số 41/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy
định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.
[60] Chính phủ (2012), Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 04/4/2012 của
Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi
thường, hoàn trả của viên chức, Hà Nội.
[61] Chính phủ (2013), Nghị định số 41/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục Đại học, Hà Nội.
[62] Chính phủ (2013), Nghị định số 17/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm
2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức,
viên chức và lực lượng vũ trang, Hà Nội.
[63] Chính phủ (2013),Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định về hành vi vi
phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả,
thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giáo dục, Hà Nội.
121
[64] Chính phủ (2013), Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2016 của
Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, Hà Nội.
[65] Chính phủ (2013), Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục
đại học, Hà Nội.
[66] Chính phủ (2013), Nghị định số 186/2013/NĐ-CP ngày 17/11/2013 về
Đại học Quốc gia, Hà Nội
[67] Chính phủ (2013), Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm
2013 về việc quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên
chức và lực lượng vũ trang, Hà Nội.
[68] Chính phủ (2013), Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm
2013 quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục, Hà Nội.
[69] Chính phủ (2014), Quyết định số 555/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm
2014, của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành danh sách các đơn
vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng, Hà Nội.
[70] Chính phủ (2015), Nghị định số 73/2015/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm
2015 Quy định về tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn
xếp hạng cơ sở giáo dục đại học, Hà Nội.
[71] Chính phủ (2015), Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm
2015 Quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo
ưu tú”, Hà Nội.
[72] Chính phủ (2016), Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm
2016 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức
và lực lượng vũ trang, Hà Nội.
[73] Chính phủ (2016),Quyết định số 163/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 01 năm
2016 về việc Phê duyệt đề án đào tạo cán bộ, công chức, viên chức
giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.
122
[74] Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1997, tr 88, Hà Nội.
[75] Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29, ngày 04 tháng 11
năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Hà Nội.
[76] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
Quốc lần thứ XII, Hà Nội.
[77] Đảng bộ Trường đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh (2015), Văn kiện
Đại hội Đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015-2020, TP. Hồ Chí Minh.
[78] Quốc Hội (1998), Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm
1998, Hà Nội.
[79] Quốc Hội (2010), Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 thông qua tại kỳ
họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010, Hà Nội.
[80] Quốc Hội (2013), số 39/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013 Sửa
đổi một số điều của Luật thi đua khen thưởng, Hà Nội.
[81] Quốc Hội (2012), Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13, Hà Nội.
[82] Quốc Hội (2003), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp
lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003, Hà Nội.
[83] Quốc Hội (2003), Luật thi đua khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26
tháng 11 năm 2013, Hà Nội.
[84] Quốc Hội (2005), Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/06/2005,
Hà Nội.
[85] Quốc Hội (2005), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua
123
khen thưởng số 47/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2015, Hà Nội,
[86] Quốc Hội (2010), Luật Viên chức, Hà Nội.
[87] Sách “1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam” (1999), Nxb TP. HCM, tr.
119, Hà Nội.
[88] Trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học“Vấn đề tự chủ - tự chịu trách nhiệm trong các trường đại học, cao
đẳng Việt Nam”, TP. Hồ Chí Minh
[89] Trường Hành chính Trung ương (1988), Những cơ sở khoa học và lý
luận về quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.
11, Hà Nội.
[90] Trường Đại học Xây dựng Miền Tây (2016), Quyết định số
80/ĐHXDMT ngày 23 tháng 3 năm 2016 về việc Quy định chính sách
thu hút người có học hàm, học vị về công tác tại trường đại học Xây
dựng Miền Tây, Vĩnh Long.
[91] Cao Văn Phường (2010),“Phân tầng mục tiêu đào tạo trong trường đại
học”. Đã từng có một đại học mở như vậy, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội
[92] Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, tr. 10, Hà Nội.
[93] Phạm Viết Vượng (2007), Chủ biên, Giáo trình Quản lý hành chính
nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo, Nxb Đại học Sư
phạm, tr. 40, Hà Nội.
[94] Nguyễn Như Ý (1998), chủ biên, Đại từ điển tiếng việt, NXB Văn hóa
– Thông tin, tr. 1363, Hà Nội.
[95] Website Bộ Xây dựng: (
[96] Website Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016),
hoc.aspx, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_doi_ngu_giang_vien_cac_tru.pdf