Quản lý nhà nước đối với công tác PCPNN là một trong những
nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trong thời gian qua QLNN đối với hoạt
động của các TCPCPNN đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhờ vào
chủ trương, đường lối rõ ràng, nhất quán của Đảng; những chính sách hợp
lý của nhà nước và khuôn khổ pháp lý quản lý hoạt động của các
TCPCPNN khá cơ bản; cơ chế phối hợp QLNN tương đối đồng bộ; chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên hoạt
động QLNN đối với các TCPCPNN đòi hỏi người quản lý phải nắm vững
lý luận, có kinh nghiệm thực tiễn và phải có đạo đức nghề nghiệp. Các nội
dung và giải pháp đề cập trong luận văn này góp phần giúp đội ngũ cán bộ
làm công tác PCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có cái nhìn tổng quan
về công việc QLNN đối với hoạt động của các TCPCPNN.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố TCPCPNN đang phát triển mạnh cả
về số lượng và lĩnh vực đầu tư. Là nguồn bổ sung kịp thời cho những nhu cầu
cấp bách của người dân; là sự hỗ trợ quý báu đối với người nghèo, người
khuyết tật, nạn nhân chiến tranh và thiên tai trong xã hội và góp phần tích cực
trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của thành phố. Đây là một trong những
lĩnh vực khá mới mẻ, nhiều phức tạp và nhạy cảm nên QLNN về hoạt động
của các TCPCPNN vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Và để nâng cao
hiệu quả QLNN đối với hoạt động của các TCPCPNN thành phố Đà Nẵng
cần quan tâm thực hiện tốt hàng loạt các phương hướng và giải pháp mà tác
giả đã nêu lên ở chương 3.
128 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, gia hạn, sửa đổi, bổ sung,
thu hồi Giấy đăng ký của các TCPCPNN tại Việt Nam;
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các TCPCPNN tại Việt
Nam;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt
động của các TCPCPNN tại Việt Nam;
- Tổng hợp, báo cáo Chính phủ về tình hình hoạt động của
cácTCPCPNN tại Việt Nam;
- Định kỳ thông báo cho các Bộ, ngành, địa phương về các TCPCPNN
đăng ký hoạt động trong lĩnh vực và địa bàn liên quan đến các Bộ, ngành, địa
phương;
- Phổ biến, cung cấp thông tin liên quan tới hoạt động PCPNN tới các cơ
quan đối tác Việt Nam và các TCPCPNN;
Từ Nghị định 12/2012/NĐ-Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã giao
cho Cục Ngoại vụ là đơn vị chuyên trách về công tác PCPNN từ cuối năm
2013. Và thành phố Đà Nẵng trên cơ sở đó tất cả các thành phố, thành phố
trực thuộc TW đều đã phân công một đồng chí cấp ủy (PhóBí Thư thành phố/
thành ủy) hoặc Phó Chủ tịch UBND thành phố/thành phụ trách công tác
PCPNN. Nhiều địa phương đã thành lập Ban công tác về các TCPCPNN -
quy chế phối hợp liên ngành và phân công đầu mối quản lý hoạt động của các
TCPCP tại địa phương mình.
89
Trên cơ sở pháp lý đó, thành phố Đà Nẵng đã không ngừng kiện toàn tổ
chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN
đảm bảo sự phối hợp, phân cấp giữa trung ương với chính quyền địa phương,
giữa các cấp chính quyền trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, để bộ máy quản
lý hoạt động được hiệu quả, thành phố Đà Nẵng cần quan tâm tới một số giải
pháp sau:
Thứ nhất, hoàn thiện, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động
bộ máy quản lý về phát triển nhân lực từ Bộ đến các Sở địa phương. Nghiên
cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm các nước để có chiến
lược dài hạn với các bước đi và lộ trình thích hợp nhằm kiện toàn, đổi mới bộ
máy quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực liên quan tới hoạt động của các
TCPCPNN, phù hợp với định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa.
Thứ hai, đổi mới phương pháp quản lý, cải tiến và tăng cường sự phối
hợp giữa các cấp, các ngành. Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển
nguồn nhân lực, tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất trong việc
đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực làm công tác quản lý đối với các
TCPCPNN trên địa bàn thành phố.
Ba là, cần nghiên cứu, làm rõ phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước đối
với các TCPCPNN với các tổ chức khác. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ
của các cơ quan, đơn vị nhằm giảm chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý hoạt động của các
TCPCPNN.
Bốn là, tiếp tục tăng cường việc phân cấp quản lý, quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm cho các cơ quan quản lý
Năm là, tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra đối với tất cả các cơ
quan, đơn vị, địa phương thực thi nhiệm vụ quản lý hoạt động của các
TCPCPNN trên địa bàn. Đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm của
90
từng cơ quan, đơn vị, đáp ứng tốt công tác quản lý đối với hoạt động của các
TCPCPNN.
Sáu là, kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước đối với
các TC PCPNN trung ương và địa phương, đặc biệt là cấp huyện và cấp xã.
Nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm của các nước
để có chiến lược dài hạn với các bước đi và lộ trình phù hợp nhằm kiện toàn,
đổi mới bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động của các TCPCPNN theo
hướng thống nhất, liên kết các lĩnh vực, phù hợp với định hướng xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Và để các giải pháp trên dễ đi vào thực tiễn thành phố cần:
- Thành lập Ban Công tác PCPNN thành phố;
- Củng cố và tăng cường năng lực hơn nữa cho các cơ quan đầu mối về
công tác viện trợ PCPNN;
3.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
làm công tác phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
làm công tác phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang
trở nên cấp thiết trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.
Chúng ta biết rằng, con người luôn là trung tâm của mọi hoạt động.
Muốn tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý, muốn nâng cao chất
lượng của hoạt động quản lý công tác PCPNN, phải chú ý nâng cao chất
lượng của đội ngũ cán bộ quản lý cũng như cán bộ tác nghiệp trực tiếp.
Tuy nhiên hiện nay có một thực tế đáng lo ngại là vẫn chưa có một đội
ngũ cán bộ làm công tác PCPNN có tính chuyên nghiệp mà đa phần cán bộ
vẫn kiêm nhiệm, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Một số rất ít cán bộ
chuyên trách và được đào tạo tương đối căn bản ở Trung ương (chủ yếu của
Ủy ban Công tác về các TCPCPNN và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt
91
Nam) chưa đủ để tạo thành một lực lượng chuyên nghiệp đáp ứng được
những yêu cầu về nguồn lực con người. Để xây dựng một đội ngũ cán bộ
ngang tầm nhiệm vụ, thành phố Đà Nẵng cần phải:
- Tập trung ngân sách cho các dự án đầu tư cho giáo dục cơ bản, đầu
tư chiều sâu, đầu tư tăng cường năng lực cho nguồn nhân lực làm công tác
PCPNN;
- Có cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức
PCPNN thành lập các cơ sở đào tạo; liên kết với UBND thành phố trong đào
tạo và giải quyết việc làm;
- Tăng cường huy động các nguồn lực trên địa bàn thành phố, cả nước
và cộng đồng quốc tế cho phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố
theo quy định của pháp luật, trong đó có các dự án vay vốn nước ngoài, đặc
biệt là các dự án hỗ trợ kỹ thuật đầu tư thiết bị, chương trình đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ làm công tác PCPNN
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực liên quan tới PCPNN. Giải quyết được vấn đề này có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay.
Và để công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
làm công tác PCPNN đạt hiệu quả cao, thành phố Đà Nẵng cần xác định rõ
những nhiệm vụ cụ thể như:
Thứ nhất, cần xác định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ quản lý và cán
bộ trực tiếp làm công tác phi chính phủ nước ngoài;
Thứ hai, cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng;
Thứ ba, cần nâng cao chất lượng công tác cán bộ, xây dựng và phát
triển đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức chính trị, lòng yêu
nước, có trình độ chuyên môn vững chắc và ngoại ngữ tốt đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao trong công tác viện trợ PCPNN trên địa bàn thành phố;
92
Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tham gia các khóa tập huấn,
khóa đào tạo học tập bồi dưỡng kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, đặc biệt là kỹ năng lập dự án, đàm phán, vận động, giám sát, kiểm
tra thực hiện dự án đồng thời tham gia vào các hoạt động triển khai thực
hiện một số dự án của các tổ chức PCPNN để nắm vững và hiểu biết thêm về
phương thức thực hiện, kết hợp kiểm tra giám sát dự án;
Thứ năm, xây dựng đội ngũ chuyên trách về công tác viện trợ PCPNN
tại từng quận, huyện, tránh tình trạng kiêm nhiệm, thay đổi nhân sự liên tục
gây ảnh hưởng đến công tác vận động viện trợ PCPNN cũng như hiệu quả
thực hiện dự án.
Thực hiện đúng và đủ những nhiệm vụ này chắc chắn rằng trong thời
gian tới thành phố Đà Nẵng sẽ có nguồn nhân lực chất lượng, đảm bảo hiệu
quả công việc trong quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN.
3.2.4. Tăng cường thu hút sự viện trợ của các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Để tiếp tục định hướng và khai thác viện trợ PCPNN một cách hợp
lý, phù hợp với nhu cầu của mình, đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả quản lý
nhà nước trong thời gian tới, tại thành phố Đà Nẵng cần quan tâm đến các
nội dung như:
- Cần chủ động xây dựng danh mục vận động tài trợ theo nhu cầu ưu
tiên của ngành, lĩnh vực, địa phương mình. Cần tìm hiểu, xác định kỹ tránh
trùng lặp nơi quá nhiều, nơi quá ít dự án mà phải điều phối được dự án về
nội dung và lượng tài chính.
- Đầu tư, chuẩn bị kỹ nội dung các chương trình, dự án vận động.
Những thông tin dữ liệu đưa ra trong các chương trình, dự án càng cụ thể,
được luận chứng càng xác thực thì quá trình tiếp nhận và triển khai dự án
càng có tính khả thi cao, càng nâng tính bền vững của dự án. Đồng thời điều
93
này sẽ giúp cung cấp thông tin cho đối tác nước ngoài để họ dễ tìm hiểu hơn
và hướng đối tác nước ngoài vào quỹ đạo, các kênh cần thu hút viện trợ của
chúng ta.
- Cần chủ động thường xuyên tiếp xúc với các TCPCPNN (đang hoạt
động hoặc chưa có hoạt động tại thành phố Đà Nẵng) bằng nhiều hình thức
khác nhau. Qua đó, không chỉ nhằm mục đích vận động, tranh thủ sự hỗ trợ
của họ cho các chương trình, dự án của thành phố mà còn góp phần mở rộng
quan hệ hữu nghị giữa hai bên.
- Cần xây dựng kế hoạch và kiến nghị Bộ Tài chính, nghiên cứu bố trí
vốn đối ứng cho các dự án của các TCPCPNN tương tự như đang áp dụng với
các chương trình ODA. Đây cũng là khuynh hướng chung khi ngày càng nhiều
TCPCPNN yêu cầu phía Việt Nam phải có nguồn vốn đối ứng tương ứng.
Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng cũng cần chú ý mở rộng đa dạng hóa
trong quan hệ với các TCPCPNN. Cụ thể, thành phố cần:
- Tăng cường thiết lập quan hệ viện trợ với các TCPCPNN chưa có địa
bàn hoạt động tại các thành phố nhưng có lĩnh vực hoạt động phù hợp với nhu
cầu, chủ trương và chính sách của thành phố; các tổ chức được phép hoạt
động tại Đà Nẵng nhưng chưa có dự án tài trợ;
- Đẩy mạnh và tranh thủ vận động viện trợ PCPNN thông qua các cơ
quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam tại
nước ngoài, các Qũy thuộc Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, công ty, tập
đoàn nước ngoài và trong nước đang hoạt động tại Việt Nam; cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài; thúc đẩy hợp tác công tư trong lĩnh vực viện
trợ nhân đạo.
- Tăng cường các mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa thành phố và các
địa phương của các nước trên thế giới, tăng cường tham gia các mạng lưới
liên kết giữa các đô thị, địa phương để tranh thủ nguồn viện trợ, mở rộng và
đẩy mạnh các hoạt động đoàn kết, hữu nghị và hợp tác nhân dân.
94
- Tăng cường xây dựng các chương trình, dự án khả thi phù hợp với
mục tiêu của thành phố đồng thời đáp ứng các tiêu chí của nhà tài trợ.
- Thường xuyên trao đổi thông tin với các TCPCPNN và các cơ quan
liên quan, đơn vị tiếp nhận viện trợ để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác vận động và quản lý, đồng thời kịp thời phát hiện, phòng ngừa các hoạt
động ảnh hưởng tiêu cực của các TCPCPNN.
- Thường xuyên cập nhật thông tin trên website các sở, ngành liên quan
về viện trợ PCPNN, các quy định, thủ tục hành chính, các chủ trương chính
sách của thành phố, các dự án, chương trình kêu gọi viện trợ, các thông tin
cần thiết khác để xây dựng một hệ thống thông tin nhanh chóng, chính xác,
tin cậy giữa cơ quan đầu mối với các địa phương, đơn vị và các TCPCPNN.
- Định kỳ gặp mặt nhà tài trợ nhằm thông tin các nhu cầu của địa
phương với các TCPCPNN, hướng viện trợ vào các lĩnh vực và địa bàn ưu
tiên và kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho nhà tài trợ.
3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong
quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Một trong những nội dung quản lý quan trọng của nhà nước đối với
từng ngành, lĩnh vực là công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Đây là
một công tác yêu cầu phải thường xuyên, liên tục. Mục đích của thanh tra,
kiểm tra không phải bao giờ cũng mang tính chất tiêu cực, phòng ngừa răn đe
và xử lý vi phạm; phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật
trong lĩnh vực PCPNN để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra còn phát hiện những nhân tố
tích cực để kịp thời khen thưởng, động viên khích lệ cá nhân, cơ quan, tổ
chức. Đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động QLNN đối
với các TCPCPNN và bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.
95
Trong chỉ thị 19-CT/TW của Ban Bí thư đã xác định rõ: "Hoạt động của
các TCPCPNN rất đa dạng, được coi là vì mục đích nhân đạo, phi lợi nhuận,
phi chính trị, phi tôn giáo; nhưng một số thế lực đã lợi dụng hoạt động của một
số ít tổ chức này vào các mục đích chính trị, can thiệp vào công việc nội bộ,
xâm hại an ninh và chủ quyền của nước ta. Do đó, cần phải nắm vững nguồn
gốc, mục đích, tính chất hoạt động của từng TCPCPNN trước khi quyết định
việc thiết lập và tăng cường quan hệ; đồng thời thường xuyên quản lý chặt chẽ,
phát hiện và xử lý kịp thời, thỏa đáng những hành vi vi phạm pháp luật của các
tổ chức này".
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Bởi vậy, có bao nhiêu lĩnh vực hoạt động của các TCPCPNN thì phải tiến
hành kiểm tra, giám sát trên bấy nhiêu lĩnh vực; càng chia nhỏ lĩnh vực thì sự
kiểm tra, giám sát càng được cụ thể.
Tuy nhiên, một cách tổng quát, thì hoạt động kiểm tra, giám sát được
đề cập ở 2 khía cạnh lớn là:
- Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật và các quy định của nhà nước;
- Kiểm tra, giám sát hiệu quả của hoạt động viện trợ phi chính phủ nước
ngoài.
Đối với các cơ quan quản lý, kiểm tra, giám sát để đảm bảo bộ máy
quản lý vận hành đúng khuôn khổ pháp luật, đúng các quy định của nhà nước
để tránh xảy ra các hiện tượng tiêu cực trong quản lý như: không đúng thẩm
quyền, nhũng nhiễu, quan liêu, vô trách nhiệm. Kiểm tra, giám sát còn là để
kịp thời phát hiện và ngăn chặn những sai phạm của cơ quan quản lý để nhanh
chóng giải quyết, tránh tối đa những hậu quả phát sinh.
Trong thời gian tới, thành phố Đà Nẵng cần:
- Tăng cường hệ thống giám sát và đánh giá các chương trình, dự án PCPNN
để kịp thời rút kinh nghiệm, nhân rộng các hoạt động hiệu quả và kết quả của
96
chương trình, dự án trên địa bàn thành phố hoặc chấn chỉnh các hoạt động
chưa phù hợp hoặc chưa đúng quy định;
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về hiệu quả của nguồn viện trợ
PCPNN, về các mô hình dự án hiệu quả, các bài học và kinh nghiệm thiết
thực cho các tổ chức tài trợ cũng như cho các cơ quan của Việt Nam, nhằm
tiếp tục tranh thủ nhiều nguồn viện trợ khác;
- Tìm hiểu kỹ lĩnh vực hoạt động, tôn chỉ mục đích của từng tổ chức PCPNN
để tổ chức kêu gọi các dự án phù hợp; tăng cường rà soát và điều phối các
chương trình, dự án để tránh trùng lắp và đảm bảo tính đồng đều và hiệu quả;
Tựu chung lại, hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát các tổ chức
PCPNN trên địa bàn thành phố cần thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Đẩy mạnh hơn nữa việc hoàn thiện cơ chế phối hợp kiểm tra giám sát;
- Cần tăng cường kiểm tra thực tế tại cơ sở nơi có hoạt động, có dự án của các
TCPCPNN triển khai;
- Cần nâng cao hiệu quả công tác giám sát bằng các hình thức như: Huy động
sự tham gia của các đoàn thể và người dân; Xây dựng một đội ngũ giám sát
và mạng lưới các tổ chức tư vấn độc lập;
- Xây dựng cơ chế khen thưởng rõ ràng, động viên kịp thời và chính xác.
97
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Chương 3 của luận văn đã chỉ ra định hướng và giải pháp nhằm hoàn
thiện QLNN đối với hoạt động của TCPCPNN trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng. Quan điểm, định hướng chung của Đảng cộng sản Việt Nam đã được
nêu rõ. Từ quan điểm đó, luận văn nêu ra những mục tiêu tổng quát và cụ thể
về PCPNN của thành phố Đà Nẵng trong những năm tới. Và để thực hiện
đúng định hướng của Đảng và mục tiêu mà thành phố đề ra, thành phố Đà
Nẵng cần xem xét những giải pháp: thứ nhất, thành phố cần hoàn thiện thể
chế hành chính quản lý nhà nước đối với hoạt động của các TCPCPNN trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng; thứ hai, kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN đối với
hoạt động của các TCPCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; thứ ba, đào
tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác PCPNN
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; thứ tư, tăng cường thu hút sự viện trợ của
các TCPCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và cuối cùng thành phố cần
phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong QLNN đối
với hoạt động của các TCPCPNN trên địa bàn thành phố.
Kết quả nghiên cứu của chương 3 dựa trên cơ sở lý thuyết của chương
1 và phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động PCPNN trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng ở chương 2. Qua chương 3, ta thấy rằng để hoàn
thiện, nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của các TCPCPNN cần
tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhiều yếu tố từ môi trường pháp lý đến tổ
chức bộ máy, con người, thanh tra, kiểm tra giám sát Điều này đòi hỏi sự
quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo thành phố, sự
nỗ lực và phối hợp nhuần nhuyễn của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt
động PCPNN tại địa phương.
98
KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước đối với công tác PCPNN là một trong những
nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trong thời gian qua QLNN đối với hoạt
động của các TCPCPNN đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhờ vào
chủ trương, đường lối rõ ràng, nhất quán của Đảng; những chính sách hợp
lý của nhà nước và khuôn khổ pháp lý quản lý hoạt động của các
TCPCPNN khá cơ bản; cơ chế phối hợp QLNN tương đối đồng bộ; chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên hoạt
động QLNN đối với các TCPCPNN đòi hỏi người quản lý phải nắm vững
lý luận, có kinh nghiệm thực tiễn và phải có đạo đức nghề nghiệp. Các nội
dung và giải pháp đề cập trong luận văn này góp phần giúp đội ngũ cán bộ
làm công tác PCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có cái nhìn tổng quan
về công việc QLNN đối với hoạt động của các TCPCPNN.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố TCPCPNN đang phát triển mạnh cả
về số lượng và lĩnh vực đầu tư. Là nguồn bổ sung kịp thời cho những nhu cầu
cấp bách của người dân; là sự hỗ trợ quý báu đối với người nghèo, người
khuyết tật, nạn nhân chiến tranh và thiên tai trong xã hội và góp phần tích cực
trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của thành phố. Đây là một trong những
lĩnh vực khá mới mẻ, nhiều phức tạp và nhạy cảm nên QLNN về hoạt động
của các TCPCPNN vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Và để nâng cao
hiệu quả QLNN đối với hoạt động của các TCPCPNN thành phố Đà Nẵng
cần quan tâm thực hiện tốt hàng loạt các phương hướng và giải pháp mà tác
giả đã nêu lên ở chương 3.
99
Hiện nay việc nghiên cứu về các TCPCPNN và hoạt động của nó còn
hết sức mới mẻ và khó khăn. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu, đề tài này chỉ
cố gắng đi sâu nghiên cứu, xem xét và phân tích các hoạt động QLNN đối với
các TCPCPNN để đưa ra những giải pháp kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả QLNN đối với hoạt động của các TCPCPNN trên địa bàn thành phố
trong thời gian tới.
Cuối cùng, vì điều kiện nghiên cứu có hạn nên luận văn không tránh
khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, quan tâm
của các nhà khoa học, thầy cô và các bạn.
100
KHUYẾN NGHỊ
1. Đối với Nhà nước (Qua các Bộ, ngành có trong NĐ số 12/2012/NĐ-CP)
- Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng những văn bản có giá trị pháp lý
cao hơn như luật hóa công tác quản lý phi chính phủ nước ngoài, củng cố
vững chắc hơn khuôn khổ pháp lý cho công tác quản lý phi chính phủ nước
ngoài;
- Chính phủ cần có quyết định cụ thể về việc giảm các loại thuế, nhất là
thuế VAT và cho phép những nhân viên là người nước ngoài đang làm việc
tại các phòng đại diện và văn phòng dự án của các TCPCPNN được mua hàng
miễn thuế. Thủ tục hoàn thuế VAT nên được đơn giản hóa;
- Bộ Ngoại giao, Ủy ban công tác về các TCPCPNN trước khi cấp, gia
hạn hoặc thu hồi giấy phép của TCPCPNN nên trao đổi với UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tổ chức đó hoạt động để tránh tình
trạng nhiều TCPCPNN được cấp giấy phép nhưng UBND và cơ quan đầu mối
địa phương không biết. Mặt khác, để hạn chế hiện tượng nhiều TCPCPNN
tuy được cấp phép nhưng không làm thủ tục đăng ký hoạt động tại địa phương
theo đúng tinh thần nghị định 12/2012/NĐ-CP;
- Ủy ban công tác về các TCPCPNN cần đẩy mạnh công tác thông tin.
Cần thường xuyên thông báo và cung cấp thông tin và tổng quan về tình hình
hoạt động của các TCPCP cho các địa phương;
2. Đối với thành phố Đà Nẵng
- Cần sớm triển khai quy chế quản lý các TCPCPNN trên địa bàn thành
phố. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định hướng dẫn cụ thể để thuận lợi cho
việc hoạt động của các TCPCPNN ở Đà Nẵng;
- Cần xây dựng chế tài xử lý vi phạm khi các TCPCPNN hoạt động
không đúng giấy phép đăng ký;
101
- Định kỳ tổ chức các buổi giao ban liên ngành, tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra hoạt động của các TCPCP với sự tham gia của các sở, ban,
ngành có liên quan để công tác quản lý chính phủ nước ngoài đạt kết quả tốt;
- Cần phải nhất thể hóa công tác quản lý, vận động, phê duyệt viện trợ
PCPNN cho một cơ quan tránh việc chia tách cho nhiều cơ quan như hiện nay
vì như thế sẽ giảm hiệu quả vận động và quản lý nguồn viện trợ này. Kiến
nghị UBND thành phố cho phép sở Ngoại vụ Đà Nẵng là cơ quan quản lý,
hướng dẫn giúp đỡ các TCPCPNN tại Đà nẵng đồng thời có thêm chức năng
thẩm định, tham mưu trình duyệt các dự án viện trợ cho các TCPCPNN tài trợ
cho các đơn vị của thành phố Đà Nẵng;
- UBND thành phố cần tăng cường biên chế cho bộ phận làm công tác
quản lý phi chính phủ nước ngoài của Sở Ngoại vụ Đà Nẵng;
- Cần lựa chọn cán bộ làm công tác quản lý PCPNN có trình độ ngoại
ngữ, am hiểu về pháp luật có lập trường tư tưởng vững vàng;
- Cần thống nhất nhận thức chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà
nước là khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động PCPNN, góp
phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước và phát triển
đất nước. Đồng thời nhận thức rõ tính phức tạp, nhạy cảm của hoạt động
PCPNN, nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa
bình của các thế lực thù dịch lợi dụng.
102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo Tình hình vận động và thực hiện các khoản viện trợ phi chính
phủ nước ngoài 6 tháng đầu năm 2016, thành phố Đà Nẵkjhdng
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (1994), Chỉ thị số 44-CT/TW ngày
20/9/1994 về mở rộng và đổi mới hoạt động đối ngoại nhân dân.
3. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2003), Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 24
tháng 01 năm 2003 về công tác phi chính phủ nước ngoài.
4. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2010), Quy chế về quản lý thống nhất
các hoạt động đối ngoại ban hành kèm theo Quyết định số 295-
QĐ/TW ngày 23/3/2010.
5. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2011), Chỉ thị số 04-CT/TW ngày
6/7/2011 về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối
ngoại nhân dân trong tình hình mới.
6. Báo cáo Sơ kết giữa kỳ thực hiện chương trình quốc gia xúc tiến vận động
viện trợ PCPNN của giai đoạn 2013 – 2017 tại thành phố Đà Nẵng
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Thông tư số 04/2001/TT-BKH ngày
05/06/2001 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg
ngày 26/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy
chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30
tháng 3 năm 2010 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-
CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế
quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
9. Bộ Ngoại giao (2012), Thông tư số 05/2012/TT-BNG ngày 12/11/2012
hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01 tháng 3
năm 2012 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ
chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
103
10. Bộ Tài Chính (2010), Thông tư số 225/2010/TT-BTC, ngày 31/12/2010
Quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không
hoàn lại của nước ngoài thuộc ngân sách nhà nước.
11. Chính phủ (1998), Nghị định 85/1998/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 1998
về việc tuyển chọn, sử dụng và quản lý người lao động Việt Nam làm
việc cho tổ chức và cá nhân nước ngoài.
12. Chính phủ (1999), Nghị định số 46/1999/NĐ-CP ngày 01/04/1999 sửa
đổi một số điều của Nghị định số 85/1998/NĐ-CP ngày 20/10/1998
về việc tuyển chọn, sử dụng và quản lý người lao động Việt Nam làm
việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
13. Chính phủ (1999), Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19/04/1999 về các
hoạt động tôn giáo.
14. Chính phủ (2009), Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm
2009 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ
nước ngoài.
15. Chính phủ (2012), Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm
2012 về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài tại Việt Nam.
16. Phạm Kiên Cường (Chủ biên), Giáo trình Quản lý Nhà nước đối với tổ
chức Phi chính phủ nước ngoài, Học viện hành chính, Nhà Xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật (2012).
17. Dự án Phục hồi môi trường và Khắc phục hậu quả chiến tranh, Nghiên
cứu tai nạn bom mìn và nhận thức – thái độ - hành vi đối với bom
mìn sau chiến tranh, 2011.
18. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.
19. Học viện hành chính, Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính nhà nước
(chương trình chuyên viên chính).
104
20. Học viện hành chính, Giáo trình Quản lý học đại cương, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia, Hà Nội 2006.
21. Học viện hành chính, Giáo trình Quản lý nhà nước đối với tổ chức phi
chính phủ, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2012.
22. Nguyễn Thị Thanh Loan (2002), Nâng cao hiệu quan quản lý nhà nước
đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, Luận
23. Thaviphone Sihathep (2013), Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà
nước đối với các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn Thạc sỹ quản lý hành chính
công.
24. Thủ tướng Chính phủ (1996), Quyết định 340/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5
năm 1996 về việc ban hành Quy chế hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài.
25. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 59/2001/QĐ-TTg ngày
24/04/2001 về việc thành lập Uỷ ban Công tác về các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài.
26. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày
26/04/2001ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính
phủ nước ngoài.
27. Thủ tướng Chính phủ (2002), Chỉ thị số 11/2002/CT-TTg ngày 17/4/2002 về
việc chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng viện trợ phi chính phủ nước
ngoài.
28. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 286/2006/QĐ-TTg, ngày
27/12/2006 ban hành “Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện
trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2006-2010”.
105
29. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 40/2013/QĐ-TTg về việc ban
hành Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ PCPNN giai
đoạn 2013-2017.
30. Trung tâm công nghệ xử lý bom mìn, Bộ Tư lệnh Công binh (2007), Khảo
sát kỹ thuật và đánh giá tác động của bom mìn, vật nổ.
31. Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (2005), Hướng
dẫn 132/HD-UB ngày 22/8/2005, Hướng dẫn thực hiện Quy chế về
hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
32. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Quyết định số 13/2010/QĐ-
UBND ngày 22 tháng 4 năm 2010, ban hành Quy định về vốn đối
ứng, quản lý và sử dụng vốn đối ứng trong hoạt động tiếp nhận
nguồn viện trợ không hoàn lại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
33. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2016), Quyết định 5635/QĐ-
UBND ngày 18/8/2016 ban hành về Quan hệ phối hợp trong công
tác vận động, quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Quyết định 5635/QĐ-UBND.
34. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2016), Quyết định số
8533/2013/QĐ-UBND về Chương trình xúc tiến, vận động viện trợ
phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2013 – 2017.
35. Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (2008), Tài liệu
tập huấn công tác đối ngoại nhân dân năm 2008.
106
PHỤ LỤC 1
Danh sách các NGO khu vực Châu Mỹ có quan hệ với thành phố Đà Nẵng
TT TÊN NGO QUỐC TỊCH TÊN ĐẦY ĐỦ NGƯỜI ĐẠI DIỆN LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
1 TASC Mỹ The Alliance for Safe Children
Mr Ross Cox, Giám
đốc điều hành
Phòng chống thương tật của trẻ
em 75 Bà Huyện Thanh Quan, TP Đà Nẵng
2 WVI Mỹ World Vision International
Mr Edward Danielraj
Selvanayagam,
Trưởng Đại diện
Y tế, giáo dục, HIV/AIDS, nông
nghiệp, cứu trợ khẩn cấp
Tầng 4, Tòa nhà HEAC, 14-16 phố Hàm Long,
Hoàn Kiếm, Hà Nội
VP tại Đà Nẵng: 48 Trần Phú, Đà Nẵng
3 AP Mỹ The Atlantic Philanthropies (Viet Nam) Limited
Mr. Lê Nhân Phượng
Trưởng Đại diện Y tế, giáo dục
Số 31, Ngõ 151b, Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà
Nội .
4 Amcross Mỹ The American Red Cross Marcie Friedman, Trưởng Đại diện Giúp đỡ người khuyết tật nghèo 15 Thiền Quang, Hai Bà Trưng, Hà Nội
5 CAS Mỹ Carolina Adoption Services Ms. Rosemary Martin Giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Số 61, Ngõ 198 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
6 CECI Canada
Canadian Centre for
International Studies and
Cooperation
Ms Nguyễn Thị Oanh
Nông nghiệp, Giáo dục cơ bản,
phát triển cộng động, Phòng
chống thiên tai, bảo vệ môi
trường
Khách sạn La Thành, 218 Đội Cấn, Ba Đình, Hà
Nội
7 COV Mỹ Children of Vietnam Ms. Lương Thị Hương, Giám đốc quốc gia
Y tế, Giáo dục, Dạy nghề và Phát
triển cộng đồng 236 Hàn Thuyên, Đà Nẵng
8
EMWF Mỹ
East Meets West
Foundation
Ms Minh Châu
Nguyễn, Giám đốc
quốc gia
Y tế, phát triển cộng đồng
Tầng 7, Viện Anh ngữ, Đại học Đà Nẵng, 41 Lê
Duẩn
Tại Hà Nội : Số 26A, Ngõ 12/2/5 Đặng Thai
Mai, Tây Hồ, Hà Nội
9 FHI Mỹ Family Health International
Mr Stephen Jay Mills
Phòng chống HIV/AIDS thông
qua giáo dục hành vi 18 Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
10 GIBTK Mỹ Giving It Back to Kids
Ms Tống Thị Thanh
Tâm, Giám đốc quốc
gia
Giúp đỡ trẻ mồ côi và trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn 122 Lương Nhữ Hộc, Đà Nẵng
11 GVF Mỹ Global Village Foundation Ms. Lệ Lý Hayslip Phát triển cộng đồng, Giáo dục, Dạy nghề Không có văn phòng tại Đà Nẵng
107
12 HOH Mỹ Hands of Hope
Ms. Trịnh Thị Phương
Lan, Trưởng VP DA
Giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn (không bao gồm vấn đề con
nuôi)
Hộp thư 511, Bưu điện Hà Nội, 66 Tràng Tiền,
Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
13 HOLT Mỹ
Holt International
Children's Services
Đàm Thị Thúy Hằng,
Trưởng văn phòng dự
án
Giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn (không bao gồm vấn đề con
nuôi)
103-C8B Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
14 IAAP Mỹ International Assistance and Aid Project Mr. Richard Graham
Trợ giúp các trại trẻ mồ côi, trẻ
không nơi nương tựa (không bao
gồm vấn đề con nuôi)
325/150/7 Bạch Đằng, Phường 15, Q. Bình
Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Chị Châu: 0913916869
DT/FAX: 08.08996942
iaap@iaapadoption.com
15 LOVE Mỹ Love of Vietnam Expressed
Mr. William Reginald
Coward
Chủ tịch
Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng,
giúp đỡ trẻ em mồ côi, trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn (không bao
gồm vấn đề con nuôi)
85/2 Lê Hữu Trác, Sơn Trà, Đà Nẵng
16 TDF &MAPS Mỹ The Degenhardt Foundation
Ms. Joy Mỹ Liên
Degenhardt
Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn (không bao gồm vấn đề con
nuôi)
220/13A Nguyễn Trọng Tuyển, Q. Phú Nhuận,
TPHCM
17 ORBIS Mỹ ORBIS South East Asia
Ms. Trần Thanh
Hương, Trưởng Đại
diện
Y tê Phòng 303-304 nhà E4B, số 06 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội
18 SEAR Mỹ South East Asian Relief
Ms. Đinh Thị Vượt,
Giám đốc chương trình
VN
Giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn (không bao gồm vấn đề con
nuôi)
57 Nguyễn Văn Huyên, phường Khuê Trung, Q.
Cẩm Lệ
19 VNAH Mỹ Vietnam Assistance for the Handicapped Mr. Trần Văn Ca Giúp đỡ người khuyết tật nghèo
51C Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội
Văn phòng Đà Nẵng: 235 Tố Hữu, Đà Nẵng
20 VNHELP Mỹ Vietnam Health Education and Literature Project Ms. Đỗ Anh Thư Hỗ trợ học sinh về y tế, học bổng 338/60B An Dương Vương, Q5, TPHCM
21 VORF Mỹ Vietnam Orphans Relief Fund Mr. Lê Thanh Giang
Giúp đỡ trẻ em mồ côi, trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn (không bao
gồm vấn đề con nuôi
Liên hệ qua Hội Chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng
22 VVAF Mỹ Vietnam Veterans of America Foundation Ms Nguyễn Thu Thảo
Phục hồi chức năng, khảo sát vật
liệu nổ, bom, mìn 20 Hạ Hồi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
23 VCF Mỹ Vietnam Children's Fund
Mr Samuel Christopher
Russell, Trưởng văn Giáo dục cơ bản
P304 Chung cư Vườn Đào, Ngõ 689 Lạc Long
Quân, Tây Hồ, HN
108
phòng dự án
24 WCDO Mỹ World Concern Development Organization
Ms Eda Cabaluna,
Trưởng văn phòng dự
án
Phòng chống HIV/AIDS Phát
triển cộng đồng toàn diện Đào tạo
nghề cho thanh thiếu niên khuyết
tật, chăm sóc sức khoẻ ban đầu
Phòng 1403, 101 Láng Hạ, Hà Nội
25 PC Mỹ The Population Council
Ms. Meiwita
P.Budiharsana, Trưởng
Đại diện
Y tế 41 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội
26 SPIR Canada Samaritant's Purse Int'l Relief Mr Steven Coople
Giáo dục, Phòng ngừa thiên tai,
Sức khoẻ, Dinh dưỡng 17TI-704 Trung Hoà Nhân Chính, Hà Nội
27 CRS Mỹ Catholic Relief Services Gregory Auberry Giáo dục cơ bản, HIV/AIDS, Phát triển cộng đồng
01 Ngõ 7, phố Nguyên Hồng, quận Ba Đình, Hà
Nội
28 DeMatteis Mỹ Hội Từ thiện Gia đình DeMatteis
Mr. Alfonso L.
DeMatteis Hỗ trợ trẻ em nghèo Khách sạn Mỹ Khê, Sơn Trà, Đà Nẵng
29 Unilever Việt Nam Công ty Unilever Việt Nam Hỗ trợ trẻ em khuyết tật, nghèo 223 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội
30 Philip Morris Việt Nam
Công ty Philip Morris Việt
Nam Hỗ trợ trẻ em khuyết tật, nghèo
Liên hệ thông qua anh Hải, Hội chữ thập đỏ
thành phố
31 VWAM Mỹ Vets With A Mission Charles William Ward, Giám đốc điều hành Y tế Không có địa chỉ tại Việt Nam
32 VNF Mỹ The Vietnam Foundation
Phạm Đức Trung Kiên,
Giám đốc chương trình Giáo dục Không có địa chỉ tại Việt Nam
33
The Da
Nang/Quang
Nam Fund, Inc
Mỹ The Da Nang/Quang Nam Fund, Inc
Nguyễn Thị Mỹ Hòa,
Giám đốc
Hỗ trợ người nghèo, trao đổi giao
lưu văn hóa
Thông qua Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành
phố Đà Nẵng
34 REI-VN Mỹ Resource Exchange International in Viet Nam
Mr Brian E. Teel,
Trưởng VPDA Y tế, nông nghiệp, giáo dục Email: lien@reivn.org
35 ST Mỹ Steady Footsteps, Inc Ms Virginia Mary Lockett, Chủ tịch
Cung cấp thiết bị phục hồi chức
năng cho người tàn tật, hỗ trợ
người bị tai nạn giao thông
63/10 Chế Lan Viên, Đà Nẵng
36 VFP Mỹ Volunteers for Peace Mr Đôn Tuấn Phương Trao đổi tình nguyện viên, phát triển cộng đồng Không có VP tại Việt Nam
37 PSI Mỹ Population Services International
Mrs. Josselyn Neukom,
Trưởng Đại diện
Phòng chống HIV/AIDS, kế
hoạch hóa gia đình và y tế cộng
đồng
Tầng 4, Khu B, Tòa nhà Toserco, 273 Kim Mã,
Ba Đình, Hà Nội
109
38 IGTC Mỹ
Institute for Global Tobacco
Control of the Johns
Hopkins Bloomberg School
for Public Health
Ms Đào Thanh Huyền,
Giám đốc chương trình
Kiểm soát thuốc lá và phòng
chống các bệnh liên quan đến
thuốc lá
Không có văn phòng tại Việt Nam
39 Bill Gates Mỹ Bill & Melinda Gates Foundation
Ms Connie
Collingsworth, Phụ
trách chương trình
Hỗ trợ tiếp cận thông tin qua
Internet Không có văn phòng tại Việt Nam
40 OS Mỹ Operation Smile Mr Nguyễn Quang Trung, Giám đốc
Y tế, phẫu thuật sứt môi, hở hàm
ếch Không có văn phòng tại Việt Nam
41 HFC Canada Healthbridge Foundation of Canada
Ms Phạm Thị Hoàng
Anh, Trưởng VP DA Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Số 15-16, ngõ 232 Tôn Đức Thắng, Đống Đa,
Hà Nội
42 AUF Canada
Agence Universitaire de la
Francophonie
Mr. Olivier Garro
Trưởng Đại diện Theo thỏa thuận 21 Lê Thánh Tông, Hà Nội
43 BH Mỹ Brittany's Hope Ms Lê T.Thu Hồng, Giám đốc
Hỗ trợ trẻ em mồ côi, trẻ em lang
thang và các đối tượng có hoàn
cảnh khó khăn (không bao gồm
vấn đề con nuôi)
Số2, Cù Chính Lan, P13. Q.Tân Bình
35099670
08 62936290
44 TAF Mỹ The Asia Foundation
Ms Ninh Ngọc Bảo
Kim, Trưởng ĐD
Hỗ trợ phát triển giáo dục, kinh
tế, quản trị công, môi trường và
xây dựng năng lực cho đối tác
VN
10-03, tòa nhà Prime Centre, 53 Quang Trung,
Hà Nội
45 PATH Mỹ Program for Appropriate Technology in Health
Ms. Ramona Anne
Byrkit
Vệ sinh dịch tễ, chăm sóc sức
khỏe sinh sản, phòng chống bệnh
lao, sốt rét và HIV
Phòng 1-2, tầng 2, Hanoi Towers, 49 Hai Bà
Trưng, Hà Nội
46 GCSF Mỹ Global Community Service Foundation
Bà MARCIA ANN
SELVA, Chủ tịch Phát triển cộng đồng
S? 45,
45 Phố Yên Bái 1, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
47 AAP Mỹ American Academy of Pediatrics/Project Vietnam
Đinh Kiều Quỳnh
Chủ tịch
Y tế
Email: projectvietnam@yahoo.com
48 IFRC Mỹ
International Federation of
Red Cross and Red
Crescent Societies.
Ông Bhupinder Tomar
Trưởng ĐD
Quản lý thảm họa, thích ứng và
giảm thiểu BĐKH, chăm sóc sức
khỏe và chăm sóc xã hội, phát
triển tổ chức, phối hợp giữa các
Hội Chữ thập đỏ thành viên hoạt
động tại VN
Số 15, phố Thiền Quang, HN
110
49 MSH Mỹ
Management Science for
Health
Juanita Ann
Folmsbee,Trưởng VP
Dự án
Quản lý dược phẩm, chăm sóc
sức khỏe cộng đồng và phòng
chống HIV/AIDS
25 Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, HN
50 CP Mỹ Counterpart Ông Victor E. B. Pinga Trưởng VPDA
Y tế, Phát triển nông nghiệp, Viện
trợ khẩn cấp Số 12, Ngõ 6, đường Đội Nhân, Ba Đình, HN
51 FUF Canada
Societe Formons Une
Famille Inc.
Ms. Hoàng Mai Anh,
Đại diện
Hỗ trợ trẻ em tàn tật, trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn và trợ giúp
trẻ em là nạn nhân chất độc da
cam/dioxin (không bao gồm vấn
đề con nuôi)
164 Quang Trung, Đà Nẵng
52 VAHC Mỹ Vietnamese American Humane Charity
Bà Nguyễn Thị Phấn,
Giám đốc Chương trình
Hỗ trợ cai nghiện ma túy, y tế và
giáo dục Email : quechaufataco@yahoo.com
53 LOVP Mỹ Library of Vietnam Project
Bà Nguyễn Thị Lệ
Giám đốc dự án
Hỗ trợ phát triển cộng đồng Email : lenguyenvnbg@yahoo.com theusch@sbcglobal.net
54 AED Mỹ
Academy for Educational
Development
Mr. Nemat Hajeebhoy,
Giám đốc dự án
Y tế 203-204 Nhà E4B Khu Ngoại giao đoàn Trung Tự, 06 Đặng Văn Ngữ, Hà Nội
55 Health Bridge Canada Health Bridge Foundation of Canada
Bà Phạm Thị Hoàng
Anh,
Giám đốc quốc gia
Phòng chống tác hại thuốc lá,
bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản
HIV/AIDS, dinh dưỡng
15-16 ngõ Tôn Đức Thắng, Hà Nội
56 Orphan Voice Mỹ Orphan Voice
Ông Anthony Dean
Brewer, Giám đốc dự
án
Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn và cứu trợ khẩn cấp
Lô E18, tổ 62, An Cư 2, phường An Hải Bắc,
quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
57 IIE Mỹ Institute of International Education
Ms. Helen Scott
Huntley, Trưởng
VPDA
Giáo dục và đào tạo C9 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
58 AAPIP Mỹ Asian American/Pacific Islanders in Philanthropy
Ms Nguyễn Thanh
Xuân, Đại diện tại VN
Hỗ trợ người khuyết tật và người
có hoàn cảnh khó khăn
KS Đông Nam, 82 Nguyễn Du, Q 1, TPHCM
xuan@aapip.org
59 AIPF Mỹ
Asia Injury Prevention
Foundation
Ông Greig Floyd Craft,
Trưởng Đại diện tại
VN
Hỗ trợ giáo dục, nâng cao nhận
thức về an toàn giao thông
12B Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
60 ICAP Mỹ
International Center for
Alcohol Policies
Bà Nguyễn Lan
Hương, Giám đốc
Chương trình VN
Nâng cao nhận thức cộng đồng về
tác động của đồ uống có cồn và
hỗ trợ chính sách kiểm soát tác
Thông qua PACCOM
111
động của đồ uống có cồn.
61 I Mỹ
Institute for Social and
Environmental Transition
Kenneth Andrew Mac
Clune, Giám đốc
Chương trình tại VN
Phát triển bền vững môi trường
và xóa đói giảm nghèo
22A ngách 1/42, ngõ 1 Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà
Nội
62 POF Mỹ Prosthetics Outreach Foundation Mr. Winfried A.Danke Giúp đỡ người khuyết tật 50 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
63 EDF Mỹ Environmental Defense Fund
Bà Jane C. Hughes,
Giám đốc tại VN
Giảm thải khí nhà kính trong sản
xuất nông nghiệp và trong các
ngành sản xuất hỗ trợ các hoạt
động về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả.
42 Kim Mã Thượng, Hà Nội
Email : sunrisein vietnam@gmail.com
64 IVCE Mỹ
Institute for Vietnamese
Culture and Education, Inc.
Ông Trần Thắng,
Chủ tịch
Hỗ trợ phát triển giáo dục, thúc
đẩy giao lưu văn hóa giữa VN và
Hoa Kỳ
Thông qua PACCOM
65 WWF Quốc tế
World Wide Fund for
Nature
AT020/UB-ĐD
04/01/2012 – 04/01/2015
Ông Ramesh Jung
Khadka, QT Nê pan
SN 27/5/1961 Trưởng
Đại diện
Bảo vệ đa dạng sinh học và quản
lý thiên nhiên bền vững
D13 làng Quốc tế Thăng Long, Cầu Giấy, Hà
Nội
66 Mỹ The Rockefeller Foundation Mr. Ashvin Dayal, Giám đốc Chương trình Y tế và phát triển bền vững Không có Văn phòng tại Việt Nam
67 Mỹ A Child's Right Mr. Eric Stowe, Giám đốc Chương trình
Cung cấp nước sạch và vệ sinh
môi trường Thông qua PACCOM
68 DFRO Mỹ Dreams Fulfill Relief Organization
Đỗ Thị Minh Hiếu
Hỗ trợ trẻ em nghèo, không may
mắn
108/2/4 Đường Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân
Bình, TP. HCM
112
PHỤ LỤC 2
Danh sách các NGO khu vực Châu Âu có quan hệ với thành phố Đà Nẵng
STT TÊN NGO TÊN ĐẦY ĐỦ QUỐC TỊCH
NGƯỜI ĐẠI
DIỆN
CƠ QUAN ĐẦU
MỐI
LĨNH VỰC HOẠT
ĐỘNG ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
1. ACAP Comunità Di S.Egidio Italia Ms.Chan Mee Ling
Helen
Bộ Tư pháp Giấy phép Con nuôi 29 Huỳnh Văn Bánh, phường 17,
quận Phú Nhuận, TP HCM
2. ADEF Association D'Amite Pour Le
Developpement Des Echanges
Pedagogiques Entre La France Et
Le Vietnam
Pháp Mr. André Menras PACCOM Giáo dục, Dạy nghề và
Y tế
3. AFRF Association Francaise Raoul
Follereau
Pháp Paul Walzky PACCOM Y tế,
4. AIFO Association Italiana Amici di Raoul
Follereau
Italia Lerenzo
Pierdomenico
PACCOM Dạy nghề cho người
khuyết tật, Phục hồi
chức năng dựa vào
cộng đồng, tín dụng
cho người nghèo
Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Phục
hồi chức năng, 78 Đường Giải
phóng, Đống Đa, Hà Nội
5. ASSORV Association de Soutien aux
Orphenins du Vietnam
Pháp Ms Cacil Le Pham PACCOM Y tế, giáo dục, viện trợ
khẩn cấp, hỗ trợ nuôi
trẻ mồ côi, trẻ tàn tật
197 Đống Đa, Đà Nẵng.
6. CAAA Children Above All Adoption Thuỵ Điển Ms. Phạm Thị
Quỳnh Hương
Bộ Tư pháp Giấy phép Con nuôi 21 Láng Hạ, quận Ba Đình
7. CORD Catholic Organisation for Relief
and Development
Hà Lan Mr. Rene
Grotenhuis
PACCOM Hỗ trợ phát triển nông
thôn, y tế, xoá đói giảm
nghèo và cải thiện môi
trường sống
8. CTP Care the People Italia Mr Nicole Falcone PACCOM Giáo dục và Y tế
9. DCV Deutscher Caritasverband Đức Tái hoà nhập dựa vào
cộng đồng cho người
tàn tật, phòng chống
thiên tai, xây dựng cơ
sở hạ tầng,
113
STT TÊN NGO TÊN ĐẦY ĐỦ QUỐC TỊCH
NGƯỜI ĐẠI
DIỆN
CƠ QUAN ĐẦU
MỐI
LĨNH VỰC HOẠT
ĐỘNG ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
10. ENDA Environment et Development du
Tiers-Monde
Pháp Mr. Henry de
Reboul
PACCOM Phát triển cộng đồng và
Bảo vệ môi trường
C2, Cư xá Bắc Hải, , Phường 15,
Quận 10, TP Hồ Chí Minh
11. Evert Evert Stichting Hà Lan Ms Vũ Thị Vân
Nương
UBND thành phố
Đà Nẵng
Trợ giúp trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn
251 Lê Văn Hiến, quận Ngũ Hành
Sơn, Đà Nẵng
12. FIDA FIDA International RY Phần Lan Mr. Harri Hakola PACCOM Hỗ trợ cho người tàn
tật
13. GRET Groupe deRecherches et
d'Echanges
Technologiques/Programme Fleuve
Rouge
Pháp Darnien Thibault PACCOM Chuyển giao công nghệ
trong lĩnh vực nông
nghiệp, dinh dưỡng
Tầng 4, Toà nhà Toserco, 269 Kim
Mã, Ba Đình, Hà Nội
14. GTV Gruppo Trentino di Volontario Italia Mr. Luciano
Moccia
PACCOM Giáo dục dạy nghề,
phát triển cộng đồng, y
tế, phòng chống buôn
bán phụ nữ và trẻ em
15. HI Handicap International Pháp Mr. Parker Steven PACCOM Giáo dục, phát triển
cộng đồng hỗ trợ người
tàn tật
Khách sạn La Thành, 218 Đội
Cấn, Hà Nội
16. HI Handicap International Bỉ Mr. Lefolcavez
Patric Heni
PACCOM Phục hồi chức năng,
sản xuất chân tay giả
cho người tàn tật
10 Lô 48 Hoà Hưng, Q.10, tp Hồ
Chí Minh
17. Malteser Malteser International Đức Ms. Nguyễn Thị
Thuý Nga
UBND TP Đà
Nẵng
Cung cấp nước sạch,
chăm sóc sức khoẻ ban
đầu và bảo vệ môi
trường
48 Nguyễn Chí Thanh, Đà Nẵng
18. NAV Nordic Assistance to Vietnam Na Uy Ms. Liv
Steimoêggn
PACCOM Phát triển nông thôn
tổng hợp, phòng chống
HIV/AIDS và hỗ trợ
phát triển nghề điêu
khắc
2/23 Hai Bà Trưng, Huế
19. NLR Netherland Leprosy Relief Hà Lan Mr. Jan Robijin PACCOM Y tế, Số 6, Ngõ 26, Kim Hoa, Phương
Liên, Đống Đa, Hà Nội
20. PLAN Plan International Anh Ms. Deepali
Khanna
PACCOM Chăm sóc trẻ em, phát
triển cộng đồng
Tầng 7 -8, 58 Trần Nhân Tông, Hà
Nội
114
STT TÊN NGO TÊN ĐẦY ĐỦ QUỐC TỊCH
NGƯỜI ĐẠI
DIỆN
CƠ QUAN ĐẦU
MỐI
LĨNH VỰC HOẠT
ĐỘNG ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
21. SC/UK Save the Children/UK Anh
22. Swiss
Contact
Swiss Foundation for Technical
Cooperation
Thuỵ Sỹ Ms ArnulfSchircks Bộ Lao động,
Thương binh và
Xã hội
Hỗ trợ các Trung tâm
Dạy nghề, Phát triển
doanh nghiệp vừa và
nhỏ
101/4 Nguyễn Văn Đậu, phường 5,
Quận Bình Thạnh, TP HCM
23. SNV Hà Lan
24. TRAFFIC Trade Records Analysis of Flora
and Fauna in Commerce
International in Indochina
Anh Ms. Julie Thomson
Delaney
Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông
thôn
Bảo tồn các loại động
vật hoang dã bị buôn
bán vì mục đích thương
mại hoặc làm thuốc
25. VSO Volunteer Service Oversea Anh Mr. Tim Boyes
Watson
PACCOM Hỗ trợ kỹ thuật tình
nguyện (cung cấp
chuyên gia tình nguyện
viên)
91 Thợ Nhuộm, quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội.
26. WPF World Population Foundation Hà Lan Ms. Carin van de
Hor
PACCOM Y tế, dân số và chăm
sóc sức khoẻ sinh sản
Phòng 502, Toà nhà Vạn Phúc, Số
2, Phố Núi Trúc, Hà Nội
27. Xin Chào Kinderhilfe Vietnam Thuỵ Sỹ Ms Luisa Koch PACCOM Chăm sóc y tế, giáo
dục và dạy nghề cho trẻ
em thiệt thòi, tàn tật và
trẻ em đường phố
28. Xuan Xuan Les Enfants de L'avenir Pháp Ms. Blandine
Peillon
PACCOM Cấp học bổng, xây nhà
tình thương và trường
học
115
PHỤ LỤC 3
Danh sách các NGO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có quan hệ với thành phố Đà Nẵng
STT TÊN NGO TÊN ĐẦY ĐỦ
QUỐC
TỊCH
NGƯỜI ĐẠI
DIỆN
CƠ QUAN ĐẦU
MỐI LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
1. ĂOG/WR Assemblies of God in
Australia World Relief,
Inc
Úc Mr. Paul Hilton UBND TP Đà Nẵng Y tế, giáo dục và viện trợ phát triển K380/14 Đống Đa, Đà
Nẵng
2. AVI Australia Volunteers
International
Úc Mr. Conny
Lenerberg
PACCOM Dạy tiếng Anh, y tế, nông nghiệp, giáo dục
và rà phá bom mìn
3. FIDR Foundation for
International
Development/
Relief
Nhật Bản Ms. Nobuko Otsuki UBND TP Đà Nẵng Y tế, nước sạch, giáo dục, phát triển nông
thôn, an toàn sức khoẻ bà mẹ trẻ em, tạo
thu nhập, cấp vốn cho hộ nghèo
128, đường 3/2, Đà Nẵng
4. FHF The Fred Hollow
Foundation
Úc Mr. Huỳnh Tấn
Phúc
PACCOM Hỗ trợ kỹ thuật về thuỷ tinh thể và trang
thiết bị mắt
39 Nguyễn Thị Minh
Khai. Đà Nẵng
5. GVN Global Volunteer
Network
New
Zealand
Mr. Colin Salisbury PACCOM Cung cấp tình nguyện viên trong lĩnh vực
dạy tiếng Anh, bảo tồn thiên nhiên, y tế,
giáo dục và giúp đơc trẻ em mồ côi
6. Sunny
Korea
Sunny Foundation Hàn Quốc Mr. Young Kee
Moon
PACCOM Y tế
116
PHỤ LỤC 4
DANH MỤC 20 DỰ ÁN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PCPNN NĂM 2016
Stt Tên dự án Đơn vị thực hiện
I. Giáo dục và Đào tạo
1 Xây dựng Trường Mầm non cho con em Khu Công nghiệp Hoà Khánh, quận Liên Chiểu. Sở Giáo dục và Đào tạo
2 Nâng cấp sửa chữa các trường: Trường Tiểu học Phú Túc, xã Hoà Phú, H. Hoà Vang;
Trường Mầm non Rạng Đông, quận Sơn Trà; Trường Chuyên biệt Tương Lai (cơ sở 2)
UBND H. Hoà Vang, UBND Q. Sơn Trà,
Trường CB Tương Lai.
3 Trang bị kiến thức an toàn dưới nước cho học sinh tiểu học thành phố Đà Nẵng Sở Giáo dục và Đào tạo
4 Đào tạo nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng UBND quận Sơn Trà
II. Y tế
5 Nâng cấp sửa chữa Trạm Y tế phường Chính Gián, quận Thanh Khê UBND quận Thanh Khê
6 Nâng cao năng lực cán bộ y tế tuyến xã/phường và khám chữa bệnh nhân đạo tại huyện
Hoà Vang và quận Ngũ Hành Sơn
UBND quận Ngũ Hành Sơn và UBND
huyện Hoà Vang
7 Cung cấp trang thiết bị y tế Trung tâm y tế quận Ngũ Hành Sơn TTYT quận Ngũ Hành Sơn
8 Cung cấp trang thiết bị y tế Trung tâm y tế quận Cẩm Lệ TTYT quận Cẩm Lệ
9 Nâng cao năng lực thông qua hoạt động phẫu thuật chuyên sâu về khớp gối, khớp háng. Bệnh viện chỉnh hình phục hồi chức năng
III. Môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu
10 Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai bão, lũ thông qua các hoạt động diễn tập tìm
kiếm cứu nạn
Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố
117
Stt Tên dự án Đơn vị thực hiện
11 Xây dựng Trung tâm phòng tránh bão tại phường Phước Mỹ và phường Mân Thái, quận
Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
UBND quận Sơn Trà
12 Sáng kiến nhà ở chống chịu với biến đổi khí hậu đối với hộ đặc biệt nghèo thành phố Đà Nẵng Hội LHPN thành phố
13 Trồng rừng phòng hộ chắn sóng, chắn cát ven biển thành phố Đà Nẵng UBND quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn,
Liên Chiểu
14 Lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời cho trường CB Thanh Tâm UBND quận Ngũ Hành Sơn
IV. An sinh xã hội
15 Hỗ trợ sinh kế và vốn sản xuất để tạo việc làm cho đối tượng cai nghiện thành công về
hoà nhập cộng đồng
UBND huyện Hoà Vang
16 Tuyên truyền nâng cao nhận thức và phát triển nâng cao chất lượng mô hình giáo dục
hoà nhập cho trẻ khuyết tật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Sở Giáo dục và Đào tạo
17 Hỗ trợ chăm sóc về y tế, giáo dục và nuôi dưỡng cho trẻ em là nạn nhân chất độc da cam Hội Nạn nhân chất độc da cam thành phố
18 Tăng cường năng lực chuyên sâu về phát hiện sớm, can thiệp sớm cho cán bộ chuyên
trách các ngành tại thành phố Đà Nẵng
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
19 Thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ, tăng cường hoà nhập và nâng cao đời sống cho
người khuyết tật trong đó có ưu tiên cho trẻ em khuyết tật.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
20 Hỗ trợ hoạt động Câu lạc bộ Bóng bàn người khuyết tật Câu lạc bộ Bóng bàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_cua_to_chuc_phi.pdf