Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An

Đề tài “ Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng” đã nghiên cứu và làm rõ một số nội dung sau: Trƣớc hết, tác giả đƣa ra một số lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, cung cấp tình hình nghiên cứu, các công trình khoa học đã và đang nghiên cứu có liên quan đến đề tài; Luận văn đã nêu rõ mục đích nghiên cứu, đối tƣợng, phạm vi, không gian, thời gian nghiên cứu, ý nghĩa của công trình nghiên cứu. Tiếp đó, tác giả đã phân tích và đƣa ra những luận điểm, luận cứ làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu đề tài bằng việc đƣa ra các quan niệm, quan điểm, khái niệm, một số thuật ngữ liên quan đến đề tài nghiên cứu nhƣ: tín ngƣỡng, hoạt động tín ngƣỡng; tôn giáo, hoạt động tôn giáo; mê tín, dị đoan; quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. Luận văn đã chỉ ra cho độc giả thấy đƣợc sự cần thiết phải QLNN đối với hoạt động tôn giáo nói chung và trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An nói riêng. Để làm rõ hơn, tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, đó là khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của một số tôn giáo lớn, tình hình hoạt động hiện nay của các tôn giáo trên địa bàn. Tác giả tập trung phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn, chỉ ra những kết quả mà Cấp ủy, Chính quyền trên địa bàn đã đạt đƣợc, những hạn chế, tồn tại còn chƣa giải quyết đƣợc và chỉ ra một số nguyên nhân của vấn đề đó. Dựa trên quan điểm, mục tiêu QLNN đối với hoạt động tôn giáo cùng với kết quả nghiên cứu, phân tích thực trạng, những dự báo xu hƣớng hoạt động của các tôn giáo trên đị bàn huyện, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mang tính định hƣớng nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng.

pdf122 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, các loại tôn giáo mới, tôn giáo lớn có xu hƣớng phát triển mạnh trên địa bàn. - Xu hƣớng các tôn giáo lớn có nhu cầu mở rộng cơ sở thờ tự của tôn giáo mình. Tín đồ các tôn giáo nhƣ Công giáo, Phật giáo luôn có nhu cầu mở rộng khuôn viên, cơi nới cơ sở thờ tự tôn giáo. Diễn biến phức tạp là tín đồ đạo Công giáo tự ý chuyển nhƣợng trái phép đất đai liền kề nhà thờ, nhà nguyện để mở rộng khuôn viên, hoạt động xây mới, sửa chữa cơ sở thờ tự không thông báo và không làm hồ sơ xây dựng. 90 - Xu hƣớng tách, lập xứ, họ đạo mới của tín đồ giáo dân, các hoạt động tôn giáo diễn ra không đăng ký hoặc tổ chức vƣợt ra ngoài quy mô và hình thức đã đăng ký 3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 3.3.1. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng Trƣớc hết, cần phải nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về tôn giáo, tín ngƣỡng theo tinh thần của Hiến pháp 2013 và các văn bản chỉ đạo về công tác tôn giáo, tín ngƣỡng của Trung ƣơng. Theo đó, tôn giáo, tín ngƣỡng là nhu cầu về tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân, sẽ tiếp tục tồn tại trong quá trình xây dựng CNXH. Chức sắc, tín đồ tôn giáo là đồng bào, là công dân Việt Nam trong khối đại đoàn kết dân tộc. Tôn giáo, các tổ chức tôn giáo là những thực thể xã hội đã và đang thích ứng với CNXH; có khả năng và quyền tham gia tích cực vào nhiều lĩnh vực xã hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nƣớc. Hiện nay, Đảng và nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến hoạt động tôn giáo nhƣ: Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 3013; Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đến lần thứ XII; Nghị quyết số: 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng công tác tôn giáo trong tình hình mới; Chỉ thị số: 37-CT/TW ngày 02/7/1998 của Ban Chấp hành Trung ƣơng về công tác tôn giáo trông tình hình mới; Nghị định số: 26/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo; Nghị quyết số: 25- NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ƣơng lần thứ 7 khóa IX về công tác tôn giáo; Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo (2004); Nghị định số: 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ, Hƣớng dẫn thi hành một số 91 điều của Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo; Chỉ thị số: 01/2005/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành; Nghị định số: 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo Tuy nhiên, các văn bản trên có một số trùng lặp, do vậy cần thiết phải rà soát lại, pháp điển hóa các văn bản có liên quan đến hoạt động tôn giáo, xác định những văn bản phù hợp, bãi bỏ những văn bản trên thực tế không còn phù hợp. Hiện nay, Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo là văn bản luật có tính pháp lý cao nhất và cụ thể nhất trong lĩnh vực tín ngƣỡng, tôn giáo ở nƣớc ta. Luật tín ngƣỡng, tôn giáo năm 2016 đã đƣợc ban hành nhƣng phải đến ngày 01/01/2018 mới có hiệu lực. Để hoàn thiện QLNN đối với hoạt động tôn giáo, trong thời gian tới nhà nƣớc cần nhanh chóng xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo theo tinh thần của Hiến pháp 2013. Luật Tín ngƣỡng tôn giáo đã đƣợc ban hành vì vậy cần nhanh chóng xây dựng và ban hành các nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn chi tiết thi hành Luật Tín ngƣỡng, tôn giáo; rà soát, đồng bộ các quy định có liên quan đến tôn giáo, tín ngƣỡng trong các văn bản quy phạm pháp luật; tập hợp đầy đủ các nội dung biểu hiện đa dạng của tôn giáo, tín ngƣỡng trong sự vận hành của nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế vào các chính sách, chế tài quản lý, khắc phục các lỗ hổng về pháp lý, tạo tâm lý an lạc trong đồng bào có đạo, đồng thời bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nƣớc. Bổ sung các quy định cụ thể về phân công trách nhiệm, phối hợp công tác giữa các cấp, các ngành trong công tác tôn giáo. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngƣỡng. 3.3.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo các cấp trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 92 Làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo các cấp, bắt đầu từ cơ sở. Trƣớc mắt, thực hiện việc bố trí cán bộ, công chức cơ sở có năng lực, có trình độ chuyên môn để tham mƣu cho cấp ủy và chính quyền về công tác tôn giáo ở vùng đồng bào tôn giáo, vùng đặc biệt khó khăn. Tiến tới sự đồng bộ về năng lực và trình độ của cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc về tôn giáo ở cấp xã. Bảo đảm việc quản lý nhà nƣớc và giải quyết tốt các vấn đề tôn giáo từ cơ sở. Cần phải chú ý một số vấn đề sau: - Đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo mà cụ thể là công chức phụ trách tôn giáo của phòng Nội vụ, cán bộ cốt cán tại các cơ sở xã, thị trấn cần đƣợc thƣờng xuyên bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tƣ tƣởng, bản lĩnh chính trị. - Xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo phù hợp với Nghị định số: 22/NĐ-CP ngày 12/01/2004 của Chính phủ về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân các cấp và Thông tƣ số: 25/TT-BNV ngày 19/4/2004 của Bộ Nội vụ Hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nƣớc về công tác tôn giáo ở địa phƣơng. - Ở các xã, thị trấn có đông đồng bào theo tôn giáo cần có một cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo thay thế chế độ làm công tác tôn giáo kiêm nhiệm. - Cần xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng và đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ làm công tác tôn giáo. - Đối với công chức làm công tác tôn giáo ở các xã, thị trấn cần có sự rà soát và bố trí cho phù hợp với mỗi công việc cụ thể. Trong việc tuyển chọn, điều động cán bộ làm công tác tôn giáo cần phải xuất phát từ tính chất, yêu 93 cầu của công tác này. Tôn giáo là một lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp do vậy cán bộ làm công tác tôn giáo phải là ngƣời có trình độ, năng lực và tâm huyết với nghề. Cần tránh tình trạng nhƣ hiện nay một số xã, thị trấn phân công gò ép hoặc xếp cán bộ đã bị kỷ luật, mất uy tín làm công tác tôn giáo (nhƣ phòng Nội vụ huyện). Mạnh dạn thay thế cán bộ năng lực không đủ đảm nhận nhiệm vụ, thiếu tinh thần, trách nhiệm trong công việc, uy tín thấp. - Cần có chế độ chính sách, đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cốt cán ở các xã, thị trấn có đông đồng bào theo tôn giáo. - Xây dựng kế hoạch, tạo nguồn tuyển dụng, ƣu tiên tuyển dụng cán bộ, công chức cho ngành quản lý nhà nƣớc về tôn giáo các cấp từ đội ngũ đƣợc đào tạo đúng và gần với ngành tôn giáo học; từ cán bộ, công chức đã công tác lâu năm trong các cơ quan dân vận, mặt trận. - Trên cơ sở Quyết định số: 174/2017/QĐ-TTg ngày 09/02/2017, UBND huyện chủ động tham mƣu, xây dựng kế hoạch thực hiện có hiệu quả Đề án bồi dƣỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo. 3.3.3. Đổi mới nội dung và phƣơng thức tuyên truyền, vận động đối với đồng bào có đạo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng Đảng ta đã khẳng định: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Trong QLNN đối với hoạt động tôn giáo, vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo và xây dựng lực lƣợng chính trị vùng giáo là vấn đề cốt lõi, biện pháp cơ bản, chiến lƣợc lâu dài mà Đảng, nhà nƣớc ta đã xác định phải thực hiện tốt. Công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo chỉ có hiệu quả khi quần chúng tín đồ và chức sắc các tôn giáo đồng thuận với cách thức quản lý của chính quyền, tự giác chấp hành chính sách pháp luật của nhà nƣớc trong quá trình hành đạo. Bên cạnh đó, lực lƣợng chính trị ở vùng tôn giáo hoạt động có 94 hiệu quả thì thu hút đƣợc đông đảo quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào cách mạng của địa phƣơng. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào có đạo trên địa bàn huyện; tích cực tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo, xây dựng cuộc sống “tốt đời đẹp đạo”, tăng cƣờng sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phối hợp đấu tranh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây bất ổn chính trị - xã hội. Để làm tốt công tác vận động quần chúng và xây dựng lực lƣợng chính trị vùng tôn giáo cần chú ý một số nội dung: - Tiếp tục tuyên truyền phổ biến, giáo dục đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật, chính sách nhà nƣớc. Đổi mới nội dung và phƣơng thức tuyên truyền, vận động đối với đồng bào có đạo để quần chúng tín đồ nâng cao nhận thức và hiểu biết về chính sách tôn giáo. Tăng cƣờng thu hút tín đồ tham gia hoạt động do các đoàn thể nhân dân phát động, đóng góp chung vào phong trào cách mạng ở địa phƣơng. Trƣớc hết các tổ chức đoàn thể phải đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động cho phù hợp với điều kiện thực tiễn ở từng cơ sở xã, thị trấn. Phải đa dạng hóa các hình thức hoạt động cho phù hợp với từng vùng, phải hƣớng các hoạt động đó vào nhu cầu đời sống thiết thực của quần chúng, nhƣ đẩy mạnh các phong trào xóa đói giảm nghèo, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình, khối, xóm văn hóa Qua đó, góp phần thu hút tín đồ tham gia các hoạt động do chính quyền địa phƣơng phát động, góp phần phục vụ tốt cho QLNN đối với hoạt động tôn giáo. 3.3.4. Phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào có đạo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 95 UBND huyện cần có kế hoạch đầu tƣ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng nhƣ: đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút các dự án đầu tƣ, giải quyết vấn đề việc làm, xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phát triển giáo dục và y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; coi trọng việc củng cố mối quan hệ xã hội trong cộng đồng các tôn giáo và giữa các tôn giáo với toàn thể xã hội. Phần lớn tín đồ tôn giáo trên địa bàn huyện là nông dân, nhân dân lao động nên cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp cần có chính sách và ƣu tiên phát triển nông, lâm nghiệp nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hóa tiểu thủ công nghiệp: sản xuất miến, bánh đa, kẹo lạc ở các xã Đà Sơn, Tràng Sơn, Lƣu Sơn, Thị trấn, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu bò, lợn nhƣ các xã Đại Sơn, Trù Sơn, Thái Sơn, Hiến Sơn Tăng cƣờng chỉ đạo, tích cực cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ và sản xuất kinh doanh góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng, giải quyết việc làm cho quần chúng địa phƣơng. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôitheo hƣớng thâm canh, tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chính sách đầu tƣ phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn về giao thông, thủy lợi, điện, trƣờng học, trạm y tếPhát triển đa dạng các ngành nghề, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở vùng tôn giáo tập trung, tận dụng tốt hơn thời gian lao động và nâng cao thu nhập cho quần chúng tín đồ các tôn giáo. Cần chú trọng phát triển văn hóa, xã hội để nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân nói chung và quần chúng tín đồ các tôn giáo nói riêng: tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục, phát triển nguồn lực, đảm bảo yêu cầu của sự 96 nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chất lƣợng giáo dục đƣợc đảm bảo, trình độ dân trí của nhân dân đƣợc nâng cao, nhận thức về các vấn đề tự nhiên, xã hội và con ngƣời một cách khoa học thì niềm tin tôn giáo sẽ bị hạn chế, quần chúng tín đồ các tôn giáo cũng không bị lợi dụng vào các hoạt động trái pháp luật. Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tập trung phát triển và nâng cao chất lƣợng các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, làm tốt công tác thông tin phổ biến pháp luật đến nhân dân, đặc biệt là tín đồ các tôn giáo. 3.4.5. Tăng cƣờng phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc về công tác tôn giáo với các cơ quan đơn vị trong hệ thống chính trị của huyện Đô Lƣơng Mặt trận Tổ quốc là cơ quan tập hợp lực lƣợng toàn dân, phát huy sức mạnh sức mạnh đại đoàn kết toàn Đảng, toàn dân vào thực hiện các phong trào thi đua yêu nƣớc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Do vậy, UBMTTQ cần quy tụ, liên kết các tổ chức chính trị, xã hội, các tầng lớp nhân dân, trong đó có các tổ chức, cá nhân tôn giáo, đoàn kết thực hiện tốt các chủ trƣơng chính sách của Đảng và nhà nƣớc. Các tổ chức chính trị, xã hội cần quan tâm nhiều đến hội viên, đoàn viên là tín đồ các tôn giáo, vận động họ thực hiện tốt các chủ trƣơng của Đảng, pháp luật, chính sách nhà nƣớc, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nƣớc do địa phƣơng phát động. Thông qua, các phong trào thi đua, vận động tín đồ gia nhập vào các đoàn thể, đồng thời chọn ra những hội viên đoàn viên ƣu tú điển hình giới thiệu cho Đảng. Các phòng, ngành chức năng nhƣ phòng Tài nguyên – Môi trƣờng, phòng Công thƣơng, Công an huyện, phòng Nội vụ phối hợp với hƣớng dẫn 97 các cơ sở thờ tự tiến hành đo đạc, lập hồ sơ xây dựng, hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các cơ sở thờ tự tôn giáo tránh tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai, xây dựng trái phép, tình trạng tự ý chuyển nhƣợng trái phép đất đai. Phòng Nội vụ chủ động phối hợp phòng Văn hóa – Thông tin để hƣớng dẫn, kiểm tra việc tổ chức các hoạt động lễ, hội của các tổ chức tôn giáo. Phòng Nội vụ phối hợp ngành Công an chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện các hoạt động lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo tại các xã, thị trấn có đông đào bào theo đạo và diễn ra nhiêu hoạt động tôn giáo. 3.4.6. Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng Thứ nhất, quan tâm thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng giáo. Nhiều nơi đã thành lập các tổ, đội tăng cƣờng xây dựng cơ sở, bám địa bàn, chủ động tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền củng cố, xây dựng HTCTCS, nắm tình hình và kịp thời giải quyết, xử lý các vụ việc, giữ vững trật tự - an ninh vùng giáo. Các cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, phƣơng tiện phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc thông qua nhiều lực lƣợng, nhiều kênh nhƣ báo cáo viên, báo chí, bản tin, hệ thống loa truyền thanh, các đội thông tin - tuyên truyền lƣu động, các hoạt động văn hoá - văn nghệ quần chúng, qua đội ngũ cán bộ cấp huyện và cơ sở, các trƣởng họ, cốt cán, ngƣời có uy tín trong cộng đồng. Lực lƣợng công an huyện tham gia tuyên truyền, vận động, nắm tình hình, tham mƣu chỉ đạo giải quyết vấn đề ngay ở cơ sở, không để xảy ra biến động lớn về an ninh - trật tự trong vùng giáo. Phòng Nội vụ, Bộ Chỉ huy Quân sự huyện phối hợp mở nhiều lớp tập huấn về kiến thức quốc phòng, các văn bản pháp luật về tôn giáo cho các chức sắc, chức việc tôn giáo và cán bộ làm công tác tôn giáo cơ sở. 98 Ban hành quy chế phối hợp trong công tác tôn giáo giữa Ban Dân vận, MTTQ, các đoàn thể và các ngành công an, quân sự.... Hằng năm, Ban Thƣờng vụ chủ động kiểm tra và kịp thời bổ sung biện pháp thực hiện Kết luận của Tỉnh uỷ. Cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ hơn về công tác tôn giáo và trách nhiệm xây dựng HTCTCS vùng giáo. Từng bƣớc khắc phục tâm lý mặc cảm, phân biệt trong cán bộ, đảng viên vùng giáo, giữa đồng bào theo đạo và không theo đạo. Các tổ chức trong HTCTCS có nhiều cố gắng xây dựng mối quan hệ với các chức sắc, chức việc để giải quyết các vấn đề khó khăn, vƣớng mắc trong vùng giáo. Một số nơi có vụ việc phức tạp đã đƣợc các tổ chức, đoàn thể trong HTCTCS vào cuộc, kiên trì tuyên truyền, giải thích, ổn định đƣợc tình hình, không để xảy ra điểm nóng. Thứ hai, tập trung chỉ đạo làm tốt công tác kết nạp đảng viên, tăng cƣờng đảng viên về sinh hoạt tại xóm chƣa có hoặc chƣa đủ đảng viên để thành lập chi bộ. Thứ ba, chú trọng tạo nguồn, xây dựng đội ngũ cán bộ là ngƣời có đạo. Các cấp ủy đã có chủ trƣơng phát hiện và đƣa vào dự nguồn cán bộ chủ chốt cơ sở là ngƣời có đạo, hằng năm bổ sung vào quy hoạch. Thứ tƣ, bố trí, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo và thực hiện chính sách đối với cán bộ, cốt cán tôn giáo. Thứ năm, các cấp ủy, chi bộ vùng giáo phải đổi mới trong lãnh đạo theo hƣớng đề cao dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể trong các hoạt động lãnh đạo. Để củng cố, phát huy vai trò HTCTCS vùng giáo, thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau: - Kiên trì, quyết liệt hơn trong vận động, nắm chắc các đối tƣợng chức sắc, cốt cán, ngƣời có uy tín trong vùng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên 99 truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên nắm vững nội dung của hai Kết luận số:09/2014-KL/TU và 10/2014-KL/TU của Tỉnh ủy Nghệ An về xây dựng HTCTCS vùng giáo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kịp thời thông tin, tuyên truyền, giải thích quan điểm, chủ trƣơng của cấp uỷ, chính quyền đối với những vấn đề, sự kiện liên quan đến công tác tôn giáo. - Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ cơ sở, thực hiện tốt quy hoạch cán bộ, tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng cán bộ là ngƣời công giáo. Có chính sách thu hút cán bộ giỏi về cơ sở; thực hiện luân chuyển cán bộ trẻ có triển vọng về cơ sở để bồi dƣỡng, đào tạo qua thực tiễn. Khuyến khích, tiếp nhận sinh viên mới tốt nghiệp tình nguyện về xã, nhất là vùng giáo để tạo nguồn cán bộ lâu dài.Khắc phục tình trạng hẹp hòi, cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ. - Đổi mới phƣơng thức hoạt động, phong cách làm việc của cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể cơ sở. Bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt các quy chế hoạt động, phát huy dân chủ trong nhân dân. Đổi mới hoạt động chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, tăng tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên. Có giải pháp hiệu quả hơn về công tác phát triển đảng viên, thành lập chi bộ ở những xóm chƣa có đảng viên, chƣa có chi bộ, chi bộ sinh hoạt ghép. - Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về tôn giáo, đặc biệt là công tác quản lý đất đai, xây dựng... Chủ động phát hiện những thiếu sót trong quản lý kinh tế - xã hội, những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân để có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục.Chủ động phòng ngừa, đấu tranh với những biểu hiện lợi dụng tôn giáo để kích động, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. - Quan tâm đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, thực hiện tốt các chƣơng trình, dự án đầu tƣ trên địa bàn. Nghiên cứu, tham mƣu ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vùng giáo. 100 - Thực hiện sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động của từng tổ chức trongHTCTCS vùng giáo gắn với công tác đánh giá, phân loại đúng thực chất các tổ chức đảng, UBMTTQ và các đoàn thể, để làm căn cứ đề ra các chƣơng trình, nhiệm vụ, giải pháp của năm tiếp theo. 3.4.7. Thanh tra, kiểm tra trong QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng Thanh tra, kiểm tra là phƣơng thức phát huy dân chủ, tăng cƣờng pháp chế, phát hiện và xử lý những biểu hiện quan lieu, lãng phí và hành vi vi phạm trong QLNN nói chung và QLNN đối với hoạt động tôn giáo nói riêng. Trong hoạt động của các tôn giáo, đặc biệt là đạo Công giáo thƣờng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, chủ yếu là việc chƣa chấp hành tốt các quy định của pháp luật: tự ý truyền đạo, lƣu hành, phát tán tài liệu, sách báo tôn giáo nhƣ ở xã Đông Sơn, tổ chức các ngày lễ trọng mà không thông báo, xây dựng cơ sở thờ tự mới, tự ý cơi nới cơ sở thờ tự; tự ý chuyển nhƣợng, cho, hiến tặng đất đai. Xuất phát từ tính chất, vị trí, vai trò của thanh tra, kiểm tra; từ thực tiễn và dự báo về hoạt động của các tôn giáo trong thời gian tới huyện Đô Lƣơng cần tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động tôn giáo. UBND huyện chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các phòng, ngành chuyên môn, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện theo đúng chức năng, phạm vi quyền hạn. Phòng Nội vụ chủ động tham mƣu cho UBND huyện thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra (đột xuất, theo kế hoạch) việc chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về tôn giáo. Xử lý nghiêm các hoạt động lợi dụng tôn giáo chống lại đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, pháp luật, chính sách của nhà nƣớc; các hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật. Thƣờng xuyên kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, xử lý các 101 hành vi vi phạm. Trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật phải kiên quyết nhƣng lại mềm dẻo, phải đảm bảo đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật và đúng thời điểm. Đối với những ngƣời có tầm ảnh hƣởng trong quần chúng tín đồ tôn giáo nếu vi phạm thì cần làm cho quần chúng tín đồ đồng tình với quyết định xử lý của chính quyền, có tính đến yêu cầu đối nội, đối ngoại. Đối với những phần tử lợi dụng tôn giáo, cố tình vi phạm pháp luật thì phải nghiêm trị, xử lý theo đúng pháp luật. 3.4. KIẾN NGHỊ 3.4.1. Với Đảng, nhà nƣớc, với các cơ quan chức năng ở Trung ƣơng Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngƣỡng tôn giáo phù hợp với đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, pháp luật, chính sách nhà nƣớc và điều kiện cụ thể của hoạt động tôn giáo hiện nay. Hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật, chính sách về tín ngƣỡng, tôn giáo đang có nhiều thuận lợi nhƣng cũng có khó khăn. Việt Nam đã và đang xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN mà một trong những đặc trƣng cơ bản là nhà nƣớc quản lý xã hội và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.Vì vậy cần thiết phải có một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất về công tác tôn giáo để thống nhất quản lý. Chính phủ cần củng cố, hoàn thiện bộ máy làm công tác QLNN về tôn giáo từ trung ƣơng đến cơ sở, cần chú ý đến việc phân cấp, phân quyền mạnh trong quản lý hành chính nhà nƣớc. Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ tăng cƣờng và thƣờng xuyên hỗ trợ các địa phƣơng trong công tác bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. 102 Bộ Nội vụ phối hợp các cơ quan chức năng xây dựng và ban hành cơ chế chính sách, tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo để quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng để có hiệu quả hơn. 3.4.2. Với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An Tỉnh ủy, HĐND tỉnh cần có kế hoạch thƣờng xuyên, định kỳ giám sát trong QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện. UBND tỉnh cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các huyện, thị xã trong quản lý nhà nƣớc. UBND tỉnh chỉ đạo các Sở nhƣ: Nội vụ, Tài nguyên – Môi trƣờng, Xây dựng, Văn hóa – Thông tin – Thể thao – Du lịch, Công an tỉnh hỗ trợ các huyện, thị xã trong QLNN đối với hoạt động tôn giáo. Kiến nghị UBND tỉnh có quyết định thành lập phòng Tôn giáo do đặc thù quản lý nhà nƣớc và những xu hƣớng hoạt động của tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung. Ban Tôn giáo Sở Nội vụ phối hợp UBND huyện, thị xã mở các lớp thức phổ biến chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, pháp luật chính sách nhà nƣớc vè tôn giáo; bồi dƣỡng kiến chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo của cơ quan cấp huyện, cơ sở xã, thị trấn và các ban, ngành liên quan. UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Nội vụ cần có kế hoạch xây dựng chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo, đặc biệt là cán bộ cơ sở, cán bộ cốt cán. Sở Tài nguyên – Môi trƣờng, Sở Công thƣơng đẩy mạnh việc rà soát, quy hoạch đất đai để giúp UBND huyện, thị xã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở thờ tự tôn giáo. 103 Tiểu kết Chƣơng 3 Nhƣ vậy, trong chƣơng 3, tác giả đã làm rõ quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về công tác tôn giáo và nêu ra mục tiêu QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. Đồng thời, trong chƣơng này, dựa trên thực trạng, thực tiễn của QLNN đối với hoạt động tôn giáo trong thời gian qua và hiện nay, tác giả đãchỉ ra một số vấn đề đặt ra trong QLNN đối với hoạt động tôn giáo hiện nay nói chung và trên địa bàn huyện Đô Lƣơng nói riêng; tác giả đã đƣa ra một số dự báo về xu hƣớng hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô lƣơng. Từ thực trạng, những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế trong thời gian qua trong QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng; dựa trên quan điểm của Đảng, nhà nƣớc về công tác tôn giáo, phƣơng hƣớng QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng; dựa trên những dự báo về xu hƣớng hoạt động tôn giáo hiện nay ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn huyện Đô Lƣơng nói riêng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng nhƣ: - Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo; - Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo các cấp trên địa bàn huyện Đô Lƣơng; - Đổi mới nội dung và phƣơng thức tuyên truyền, vận động đối với đồng bào có đạo trên địa bàn Huyện; - Đổi mới nội dung và phƣơng thức tuyên truyền, vận động đối với đồng bào có đạo trên địa bàn Huyện; - Tăng cƣờng phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc về công tác tôn giáo với các cớ quan đơn vị trong hệ thống chính trị của Huyện; 104 - Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, chống lợi dụng tôn giáo trên địa bàn Huyện; - Thanh tra, kiểm tra trong QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn Huyện. Cũng trong chƣơng 3, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị của mình đối với các cơ quan Trung ƣơng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt động tôn giáo hiện nay trên địa bàn. 105 KẾT LUẬN Đề tài “ Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng” đã nghiên cứu và làm rõ một số nội dung sau: Trƣớc hết, tác giả đƣa ra một số lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, cung cấp tình hình nghiên cứu, các công trình khoa học đã và đang nghiên cứu có liên quan đến đề tài; Luận văn đã nêu rõ mục đích nghiên cứu, đối tƣợng, phạm vi, không gian, thời gian nghiên cứu, ý nghĩa của công trình nghiên cứu. Tiếp đó, tác giả đã phân tích và đƣa ra những luận điểm, luận cứ làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu đề tài bằng việc đƣa ra các quan niệm, quan điểm, khái niệm, một số thuật ngữ liên quan đến đề tài nghiên cứu nhƣ: tín ngƣỡng, hoạt động tín ngƣỡng; tôn giáo, hoạt động tôn giáo; mê tín, dị đoan; quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. Luận văn đã chỉ ra cho độc giả thấy đƣợc sự cần thiết phải QLNN đối với hoạt động tôn giáo nói chung và trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An nói riêng. Để làm rõ hơn, tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, đó là khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của một số tôn giáo lớn, tình hình hoạt động hiện nay của các tôn giáo trên địa bàn. Tác giả tập trung phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn, chỉ ra những kết quả mà Cấp ủy, Chính quyền trên địa bàn đã đạt đƣợc, những hạn chế, tồn tại còn chƣa giải quyết đƣợc và chỉ ra một số nguyên nhân của vấn đề đó. Dựa trên quan điểm, mục tiêu QLNN đối với hoạt động tôn giáo cùng với kết quả nghiên cứu, phân tích thực trạng, những dự báo xu hƣớng hoạt động của các tôn giáo trên đị bàn huyện, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mang tính định hƣớng nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng. 106 QLNN đối với hoạt động tôn giáo thời gian qua trên địa bàn huyện Đô Lƣơng đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Có đƣợc kết quả đó là do cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, mặt trận, các đoàn thể đã nhận thức đúng tầm quan trọng của QLNN đối với hoạt động tôn giáo; nắm vững quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, pháp luật chính sách của nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. Chính quyền các cấp đã có sự quan tâm, thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là những vùng còn khó khăn, vùng có đông đồng bào theo tôn giáo; mặt trận, các đoàn thể, tổ chức xã hội đã có những thay đổi trong công tác hoạt động: thay đổi nội dung, phƣơng thức tuyên truyền, phát động các phong trào thi đua, phát triển kinh tế Bên cạnh đó là sự quan tâm của cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Nghệ An trong việc tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục..hỗ trợ kịp thời cho các địa phƣơng trong các tình huống phức tạp. Tuy nhiên, QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng vẫn còn một số hạn chế nhất định, chƣa đáp ứng đầy đủ yêu cầu , nhiệm vụ QLNN đối với hoạt động tôn giáo trong tình hình mới. Do vậy, UBND huyện Đô Lƣơng cần thực hiện kịp thời và thực hiện một cách có hiệu quả và đồng bộ các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó để hoàn thiện QLNN đối với hoạt động tôn giáo. Đồng thời, tác giả cũng đƣa một số kiến nghị đối với cấp Trung ƣơng, cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Nghệ An có những việc làm cụ thể, kịp thời để đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc và nhiệm vụ QLNN đối với hoạt động tôn giáo trong tình hình mới. Trong thời gian không quá dài, với đề tài mang tính phức tạp và nhạy cảm, do điều kiện tiếp xúc thực tế còn hạn chế về cả thực tiễn lẫn lý luận (vì chế độ bảo mật thông tin) nên luận văn còn chƣa phản ánh hết đƣợc tất cả các 107 vấn đề liên quan đến hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng; một số giải pháp, kiến nghị đề xuất có thể chƣa sát với thực tiễn, tác giả mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp, tiếp thu và hoàn thiện luận văn và các công trình nghiên cứu tiếp theo. 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Minh Anh, Pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo hiện hành và những định hƣớng trong xây dựng Luật tín ngƣỡng, tôn giáo, bài đăng trên 2. Đào Duy Anh (1938), Việt Nam văn hóa sử cƣơng,Nxb Thuận Hóa, Huế. 3. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 7 khóa IX (2003), Nghị quyết số: 25-NQ/TW về tăng cƣờng và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới, Hà Nội. 4. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (2004), Quy định số: 123-QĐ/TW Về một số điểm kết nạp đảng viên đối với ngƣời có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo, HN. 5. Ban Tôn giáo Chính phủ (2014), Ban Tôn giáo Chính phủ báo cáo về việc xây dựng Dự án Luật tín ngƣỡng, tôn giáo với Ủy ban văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. 6. Ban Tôn giáo Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An (2014), Báo cáo tổng kết công tác tôn giáo năm 2014, Nghệ An. 7. Ban Tôn giáo Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An (2015), Báo cáo tổng kết công tác tôn giáo năm 2015, Nghệ An. 8. Bộ Chính trị (1990) Nghị quyết số: 24/1990-NQ/TW 9. Bộ Nội vụ (2004), Thông tƣ số: 25/2004/TT-BNV ngày 20/5/2010 Hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tô chức và biên chế của Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Hà Nội. 10. Bộ Nội vụ (2010), Thông tƣ số: 04/2010/TT-BNV Hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nƣớc về công tác tôn giáo địa phƣơng, Hà 109 Nội. 11. Bộ Nội vụ (2011), Thông tƣ số: 07/2011/TT-BNV ngày 01/4/2011 Hƣớng dẫn xét tặng kỷ niệm chƣơng “Vì sự nghiệp quản lý nhà nƣớc về tôn giáo”, Hà Nội. 12. Bộ Nội vụ (2013), Thông tƣ số: 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 Hƣớng dẫn sử sụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngƣỡng, tôn giáo, Hà Nội. 13. Bộ Nội vụ (2013), Quyết định số: 1119/2013/QĐ-BNV ngày 10/10/2013 về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngƣỡng, tôn giáo, Hà Nội. 14. Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch – Bộ Nội vụ (2014), Thông tƣ liên tịch số: 04/2014/TTLT-BVTTDL-BNV ngày 30/5/2014 Hƣớng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngƣỡng, cơ sở tôn giáo, Hà Nôi. 15. Chính phủ (2005), Nghị định số: 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo, Hà Nội. 16. Chính phủ (2008), Nghị định số: 13/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Hà Nội. 17. Chính phủ (2012), Nghị định số: 61/2012/NĐ-CP ngày 10/8/2012 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, Hà Nội. 18. Chính phủ (2012), Nghị định số: 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo (Thay thế Nghị định số: 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005), Hà Nội. 110 19. Chính phủ (2012),Nghị định số: 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo (Thay thế Nghị định số: 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005) 20. Chính phủ (2014), Nghị định số: 24/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyện môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Hà Nội. 21. Chính phủ (2014), Nghị định số: 37/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyện môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Hà Nội. 22. Cổng thông tin điện tử huyện Đô Lƣơng, Điều kiện tự nhiên và xã hội, bài đăng trên http 23. Hoàng Văn Chức (2009), Giáo trình QLNN về tôn giáo và dân tộc, NXB KH&KT, Hà Nội. 24. C.Mác, Góp phần phê phán Triết học pháp quyền của Hêgghen; 25. C.Mác – Ph.Ăng ghen, toàn tập, tập 20 NXB Chính trị quốc gia, HN. 26. Đức Dũng (2014), Tình hình tôn giáo tại Việt Nam – Thực tiễn sinh động, bài đăng trên http:tapchiqptd.vn 27. Phạm Dũng (2014), Cần khách quan khi đánh giá tình hình tôn giáo ở Việt Nam, bài đăng trên http:tapchiqptd.vn 28. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, HN. 29. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, HN. 30. Nguyễn Tất Đạt (2010), Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với phật giáo từ năm 1945 đến nay, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo , số 3-2010. 31. Nguyễn Tất Đạt (2011), Mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và Giáo hội phật 111 giáo Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Nguyễn Tất Đạt (2014), Một số góp ý sửa đổi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo , số 5-2014. 33. Giáo trình quản lý hành chính nhà nƣớc (2009), NXB KHKT, HN. 34. Trần Thị Hà (2012), QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công. 35. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm khoa học về tín ngƣỡng và tôn giáo (2005), những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam, NXB Tôn giáo, HN. 36. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện chủ nghĩa xã hội khoa học Viện nghiên cứu Tôn giáo và tín ngƣỡng (2011),Lý luận về Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, NXB chính trị - hành chính, HN. 37. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, NXB CTQG, HN. 38. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, NXB CTQG, HN. 39. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, NXB CTQG, HN. 40. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, NXB CTQG, HN. 41. Huyện ủy Đô Lƣơng (2009), Quyết định số: 792/2009/QĐ-HU ngày 10/9/2012 Về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác Tôn giáo huyện Đô Lƣơng 42. Huyện ủy Đô Lƣơng (2012), Quyết định số: 402/2014/QĐ-HU ngày 03/10/2014 Về việc kiện toàn Ban chỉ đạo công tác Tôn giáo huyện Đô Lƣơng; 43. Nguyễn Hữu Khiển (2001), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng Nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay, NXB Công an nhân dân, HN. 44. Nguyễn Đức Lữ (2008), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở 112 Việt Nam, NXB Chính trị - Hành chính, HN 45. Nguyễn Đức Lữ (2011), Tìm hiểu về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị - Hành chính, HN 46. Nguyễn Minh Nguyên (2012), Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo trong thực tiễn công tác tôn giáo ở Việt Nam, Tạp chí Mặt trận số 103 (tháng 5/2012) 47. Quốc hội Việt Nam khóa X (2001), Luật tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10 ngày 25/12/2001, HN. 48. Quốc hội Việt Nam khóa XI (2004), Pháp lệnh số: 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013, Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo, HN. 49. Quốc hội Việt Nam khóa XIII (2013), Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/11/2013, HN. 50. Quốc hội Việt Nam khóa XIII (2013), Luật Xử lý vi phạm hành chính số: 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012, HN. 51. Quốc hội Việt Nam khóa XIII (2013), Luật Tổ chức Chính phủ số: 76/2013/QH13 ngày 19/6/2013, HN. 52. Quốc hội Việt Nam khóa XIII (2013), Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng số: 77/2013/QH13 ngày 19/6/2013, HN. 53. Quốc hội Việt Nam khóa XIII (2013), Luật Đất đai số: 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013, HN. 54. Quốc hội Việt Nam khóa XIII (2013), Bộ Luật Dân sự số: 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015, HN. 55. Quốc hội Việt Nam khóa XIII (2013), Bộ Luật Hình sự số: 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015, HN. 56. Cao Văn Than (2011), Một số vẫn đề về tôn giáo và công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc hiện nay, HN. 113 57. Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam (2005), Chỉ thị số: 01/2005/CT-TTg ngày 04//02/2005 Quy định về một số công tác đối với đạo Tin lành, HN. 58. Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam (2008), Chỉ thị số: 1940/2008/CT-TTg ngày 31/12/2008 Quy định về nhà, đất liên quan đến tôn giáo, HN. 59. Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam (2015), Quyết định số:06/2015/QĐ- TTg ngày 12/02/20105 Quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ, HN. 60. Trần Văn Tình (2015), Quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công. 61. Taylor E.B (2001),Văn hóa nguyên thủy. 62. Nguyễn Đức Thịnh (2001), Tín ngƣỡng và văn hóa tín ngƣỡng ở Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, HN. 63. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, TP.HCM. 64. UBND tỉnh Nghệ An (2009), Quyết định số: 505/QĐ-UBND ngày 20/02/2009 Về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác Tôn giáo tỉnh Nghệ An; 65. UBND tỉnh Nghệ An (2012), Quyết định số: 1098/QĐ-UBND ngày 15/3/2012 Về việc bổ sung, thay thế thành viên Ban chỉ đạo công tác Tôn giáo tỉnh Nghệ An; 66. UBND tỉnh Nghệ An (2013), Quyết định số: 106/QĐ-UBND ngày 15/6/2013 Về việc bổ sung, thay thế thành viên Ban chỉ đạo công tác Tôn giáo tỉnh Nghệ An; 67. UBND huyện Đô Lƣơng (2014), Báo cáo số: 126/BC-UBND ngày 12/3/2014 báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 7 khóa IX về công tác tôn giáo (Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 114 12/3/2003). 68. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu tôn giáo (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, HN. 69. Đặng Nghiêm Vạn (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, HN. 70. V.I.Lênin (1977), Về pháp chế xã hội chủ nghĩa, NXB Sự thật, Hà Nội. 1 Phụ lục 1: BIỂU TỔNG HỢP THỐNG KÊ TÌNH HÌNH VI PHẠM LUẬT ĐẤT ĐAI LIÊN QUAN ĐẾN TÔN GIÁO, TÍN NGƢỠNG (Ban hành kèm theo Báo cáo số: 68 /BC-BCĐTG ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Ban chỉ đạo Tôn giáo huyện Đô Lương) Thời gian xảy ra vi phạm Địa bàn xảy ra vi phạm Loại đất vi phạm Diện tích vi phạm Nguyên nhân vi phạm Biện pháp xử lý Thực trạng hiện nay Năm 2007 Xóm 12, xã Trù Sơn, huyện Đô Lƣơng Đất nhà ở liền cƣ 1058m 2 - Do bị sức ép từ Linh mục quản xứ. - Hai hộ ông Mẫu và hộ ông Phong đã vào Nam làm ăn kinh tế. - Giáo xứ Lƣu Mỹ đã tự ý sử dụng diện tích đất liền kề của 02 hộ giáo dân để làm nhà giáo lý. UBND huyện, chính quyền địa phƣơng xã Trù Sơn đã trực tiếp làm việc nhƣng các chủ hộ đi vắng không có mặt tại địa phƣơng nên vụ việc vẫn chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm. Hai hộ giáo dân ngấm ngầm chuyển nhƣợng đất cho giáo xứ Lƣu Mỹ trong đó hộ ông Nguyễn Văn Mẫu hiến 546m2 và hộ ông Dƣơng Xuân Phong hiến 512m 2. Năm 2010, giáo xứ Lƣu Mỹ đã tự ý xây dựng nhà giáo lý trên phần diện tích trên. 15/7/2009 Tại địa bàn 3 xóm: 12,13,14 xã Trù Sơn, huyện Đô Lƣơng Đất phi nông nghiệp: Đất sử dụng vào mục đích công cộng 1400m 2 Giáo xứ Lƣu Mỹ đã huy động bà con giáo dân tự ý đổ đất san lấp mặt bằng sân thể thao của 3 xóm 12,13,14 mục đích sử dụng để làm sân thể thao riêng cho giáo UBND huyện có Quyết định số 466/QĐ.UBND-KH ngày 24/4/2009 cho phép lập báo cáo KT-KT xây dựng công trình để làm sân chơi chung cho toàn thể nhân dân trực tiếp sử dụng là 3 xóm 12,13,14 xã Trù Sơn. UBND xã Trù Sơn đã có QĐ số: 81/QĐ- UBND ngày 16/7/2009 và Thông báo số: Đến nay, sân thể thao xóm 12,13,14 không có tranh chấp giữa chính quyền và giáo xứ Lƣu Mỹ, dự án nâng cấp xây dựng đang tạm thời ngừng triển khai. UBND xã Trù Sơn đang quản lý sân thể thao. Tuy nhiên, một số cây giáo dân đã trồng làm hàng rào 2 hội. 41/TB-UBND ngày 04/10/2009 về việc đình chỉ việc đổ đất của giáo xứ Lƣu Mỹ. tại thời điểm đó đến nay vẫn đang còn. Ngày 21/7/2010 Giáo xứ Sơn La - Xóm 1 xã Xuân Sơn - Đô Lƣơng Đất nhà ở liền cƣ 200m 2 - Do nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của giáo xứ. - Giáo xứ Sơn La đã tự thỏa thuận ngầm với hộ ông Hoàng Đình Điệp để xây dựng 07 phòng học giáo lý có diện tích 200m 2 khi chƣa đƣợc cấp có thẩm quyền cho phép. Nhận đƣợc báo cáo số: 06/BC-UBND ngày 16/02/2010 của UBND xã Xuân Sơn, UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban, ngành chức chức năng trực tiếp làm việc với UBND xã Xuân Sơn lập hồ sơ giải quyết kịp thời. Ngày 25/7/2010, UBND xã Xuân Sơn đã có Thông báo số: 08/TB-UBND về việc tạm dừng xây dựng, đồng thời giao trách nhiệm cho ông Hoàng Đình Điệp thực hiện đúng các văn bản quy định của nhà nƣớc nhƣ: Pháp lệnh tín ngƣỡng tôn giáo ngày 18/6/2004, Nghị định 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính Phủ. Hiện tại công trình đã hoàn thành và đƣợc đƣa vào sử dụng nhƣng chƣa làm hồ sơ, thủ tục xây dựng và thủ tục chuyển mục đích sử dụng. Tuy vậy về mặt cơ sở pháp lý thì ngôi nhà đang thuộc quyền sử dụng của hộ ông Hoàng Đình Điệp. Ngày 02/8/2010 Xóm 10 xã Đà Sơn, Đô Lƣơng Đất Nông theo Nghị định 64/1993/ NĐ-CP. 5.460m 2 - Một số hộ dân xóm 10 xã Đà Sơn tự ý bỏ hoang không sản xuất. - Do nhu cầu làm sân thể thao phục vụ sinh hoạt tôn giáo của giáo xứ, giáo dân đã tự ý sân lấp mặt bằng diện tích đất bỏ hoang thuộc Nghị định 64/1993/NĐ-CP làm sân thể thao của giáo Sau khi nhận đƣợc báo cáo của UBND xã Đà Sơn, UBND huyện đã có Công văn số 531/UBND.NV ngày 05/8/2010 Chỉ đạo các ban, ngành liên quan, UBND xã Đà Sơn có biện pháp xử lý kịp thời. Ngày 11/8/2010 UBND xã Đà Sơn đã có QĐ số: 103/QĐ- UBND v/v đình chỉ xây dựng trái phép trên đất Nông nghiệp. Ngày 03/7/2012, UBND huyện Đô Lƣơng đã có Quyết định số: 320/QĐ-UBND.TN về việc thu hồi đất tại xã Đà Sơn. UBND huyện đã có QĐ số: 749/2013/QD- UBND và QĐ số: 1096/2013/QĐ-UBND về Ngày 17/12/2013, UBND tỉnh đã có Quyết định số: 543/QĐ-UBND.ĐC về việc giao đất và phê duyệt giá trị QSDĐ để ghi vào giá trị tài sản công công trình sân vận động xã Đà Sơn, huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An quy hoạch và cấp GCNQSDĐ với diện tích đƣợc phê duyệt là 4.540,7m 2 . Hiện nay, công trình đã 3 xứ Bột Đà việc cho phép lập báo cáo và phê duyệt lập báo KTKT và kế hoạch đấu thầu công trình khu văn hóa xóm 10 xã Đà Sơn. hoàn thành và đƣa vào sử dụng có hệu quả. Ngày 18/3/2011 Xóm 6 xã Đại Sơn, Đô Lƣơng Đất nhà ở liền cƣ 3044 m 2 Do nhu cầu mở rộng khuôn viên nhà thờ để tách lập xứ. Giáo họ Cẩm Sơn đã thỏa thuận 08 hộ giáo dân có đất liền kề ngấm ngầm chuyển nhƣợng đất cho giáo họ. - UBND huyện đã có Công văn chỉ đạo số: 153/UBND-TN và Công văn số: 161/UBND-NV ngày 31 tháng 3 năm 2011 về việc giao cho Chủ tịch UBND xã Đại sơn thực hiện nghiêm theo tinh thần công văn chỉ đạo. - Ngày 03/9/2014, UBND huyện Đô Lƣơng đã có QĐ số: 542/QĐ-UBND.TN thu hồi đất tại xóm 6 xã Đại Sơn, Đô Lƣơng. - Hiện đang hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục trình UBND tỉnh cấp GCNQSDĐ. - Ngày 08/7/2014, UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn số: 4775/UBND-NC đồng ý về chủ trƣơng tách giáo họ Cẩm Sơn từ giáo xứ Lƣu Mỹ, thành lập giáo xứ Cẩm Sơn, trụ sở đặt tại nhà thờ Giáo họ Cẩm Sơn, xóm 6 xã Đại Sơn. Ngày 25/11/2013 Xã Đại Sơn, Đô Lƣơng Đất nhà ở liền cƣ 461m 2 - Do khuôn viên nhà thờ chƣa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt nên giáo họ đã tự ý mở rộng khuôn viên để chuẩn bị xây dựng nhà thờ mới của giáo họ Đa Trợ. - Hộ bà Trần Thị Khanh tự ý chuyển nhƣợng đất cho giáo họ Đa Trợ để làm nhà thờ giáo họ. UBND huyện đã chỉ đạo phòng Nội vụ phối hợp phòng TN&MT hƣớng dẫn các hồ sơ thủ tục trả đất và ra Quyết định thu hồi đất của hộ gia đình bà Nguyễn Thị Khanh để làm các thủ tục tiếp theo đúng quy định của Pháp luật. Hiện tại, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ngành chức năng, UBND xã Đại Sơn hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục và đã trình UBND tỉnh phê duyệt cấp GCNQSDĐ cho giáo họ Đa Trợ, xã Đại Sơn. - Ngày 06/6/2014 Sở XD đã có công văn số: 1005/SXD-QHKT đề nghị UBND tỉnh đồng ý về mặt chủ trƣơng cho phép giáo họ Đa Trợ mở rộng khuôn viên nhà thờ. 4 Ngày 18/6/2014 Xóm 12 xã Tân Sơn Đất nhà ở liền cƣ 306,5m 2 Hộ ông Hồ Sỹ Dung có ý định hiến một phần đất ở của gia đình để cho giáo họ Trung Hậu làm nhà giáo lý. - Nhận thấy ý đồ trái pháp luật của hộ ông Hồ Sỹ Dung, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành có liên quan và UBND xã Tân Sơn có biện pháp ngân chặn kịp thời. - Đến ngày 03/7/2014, ông Hồ Sỹ Dung đã có đơn xin phép xây dựng nhà ở kết cấu nhà 02 tầng tổng diện tích là: 306,5m2, có chiều cao là 12m (Trong đó tầng 01 có diện tích là 140m 2, tầng 02 có diện tích: 166,5m2). Sáng ngày 08/7/2014, UBND xã Tân Sơn đã mời ông Hồ Sỹ Dung đến tại UBND xã Tân Sơn để làm việc với nội dung hƣớng dẫn các thủ tục, hồ sơ cấp phép xây dựng, đất đai. Đồng thời, lập biên bản giao trách nhiệm và yêu cầu ông Hồ Sỹ Dung viết bản cam kết sử dụng công trình xây dựng theo đúng mục đích sử dụng là nhà ở hộ gia đình. Hiện tại, hộ gia đình ông Hồ Sỹ Dung đã hoàn tất hồ sơ xây dựng và tiến hành xây dựng (có hồ sơ lƣu làm cơ sở pháp lý). 5 Phụ lục 2: Các tổ chức quản trị tôn giáo đƣợc Chính phủ công nhận (Năm 2015). TT Tôn giáo Tổ chức quản trị 1 Phật giáo Giáo hội Phật giáo Việt Nam 2 Công giáo Hội đồng Giám mục Việt Nam 3 Tin Lành Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) Hội thánh Cơ đốc Truyền giáo Việt Nam Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam Tổng hội Báp-tít Việt Nam Hội thánh Báp-tít Việt Nam Hội thánh Tin Lành Trƣởng lão Việt Nam Hội thánh Tin Lành Men-nô-nai Hội thánh Liên hữu Cơ Đốc Việt Nam Hội thánh Phúc Âm Ngũ tuần Việt Nam 4 Cao Đài Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên Hội thánh Minh Chơn đạo Hậu Giang Hội thánh Chiếu Minh Long Châu Hội thánh Truyền giáo Cao Đài Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh Hội thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo Hội thánh Cao Đài Bạch y Liên đoàn Chơn Lý Hội thánh Cao Đài Cầu Kho Tam Quan Cơ quan Phổ thông giáo lý Đại đạo Tam kỳ Phổ độ Giáo hội Cao Đài Việt Nam Pháp Môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi 5 Phật giáo Hòa Hảo Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo 6 Hồi giáo Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh Ninh Thuận Ban Quản trị Thánh đƣờng Hồi giáo AL – Noor thành phố Hà Nội Hội đồng Giáo cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Thành phố 6 TT Tôn giáo Tổ chức quản trị Hồ Chí Minh Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang Hội đồng Giáo cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh Tây Ninh 7 Bahá'í Hội đồng Tinh thần Đạo Bahá'í Việt Nam 8 Tịnh độ cƣ sĩ Phật hội Việt Nam Tịnh độ cƣ sĩ Phật hội Việt Nam 9 Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa Đại hội Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa 10 Đạo Bửu Sơn Kỳ Hƣơng Đạo Bửu Sơn Kỳ Hƣơng 11 Minh Sƣ Đạo Giáo hội Phật Đƣờng Nam Tông Minh Sƣ đạo 12 Minh Lý Đạo Minh Lý Đạo Tam Tông Miếu 13 Bà-la-môn Hội đồng chức sắc Chăm Bà-la-môn tỉnh Ninh Thuận Hội đồng chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Bình Thuận (Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_gi%C3%A1o_t%E1%BA% A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam) 7 Phụ lục 3: Thống kê số lƣợng tín đồ một số tôn giáo lớn ở Việt Nam TT Tên tôn giáo Thời gian du nhập Trụ sở chính Số lƣợng tín đồ Số lƣợng cơ sở thờ tự 1 Phật giáo Thế kỷ II TCN Nhiều tỉnh, thành phố. 10 triệu tín đồ, 38.000 tăng ni. 20.000 chùa 2 Công giáo Thế kỷ XV Nhiều tỉnh, thành phố. 6 triệu tín đồ, 15.000 chức sắc 6.000 nhà thờ; 3 Tin lành Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Tập trung ở các tỉnh Nam Bộ 1 triệu tín đồ 500 nhà thờ 4 Đạo hồi Thế kỷ X-XI các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. 70.000 tín đồ, 700 vị chức sắc 100 nhà thờ 5 Đạo Cao đài Tôn giáo bản địa, sáng lập năm 1926 trung tâm là tỉnh Tây Ninh. 2,3 triệu tín đồ, 7.100 chức sắc. 6.000 đền thờ 6 Đạo Hòa hảo Tôn giáo bản địa, sáng lập năm 1939 Tỉnh An Giang. Số tín đồ vào khoảng 1,2 triệu ngƣời. 100 nhà thờ (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_ton_giao_tren_di.pdf
Luận văn liên quan