Tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân
dân lao động là tín đồ của các tôn giáo, của đội ngũ chức sắc, chức việc, nhà
tu hành và của các tổ chức tôn giáo.
Tín ngưỡng, tôn giáo còn tồn tại lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ đi lên
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng, Nhà nước ta nhất quán thực hiện
chủ trương tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không
tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Đề tài: “Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà
Tiên, tỉnh Kiên Giang” đã nghiên cứu làm rõ nhưng nội dung sau:
Thứ nhất, tổng quan có chọn lọc về lý luận và thực tiễn quản lý nhà
nước đối với hoạt động tôn giáo.
Thứ hai, những yếu tố tác động đến QLNN đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn Thị xã. Thực trạng các hoạt động của 6 tôn giáo đã được nhà
nước công nhận trên địa bàn Thị xã và thực trạng quản lý nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thị xã, với những nội dung phân tích, luận
văn đã làm nổi lên bức tranh toàn cảnh đối với công tác QLNN về tôn giáo94
trên địa bàn thị xã. Đút kết được những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn
tại và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế.
Thứ ba, xu hướng phát triển và phương hướng quản lý nhà nuớc đối với
hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thị xã. Từ thực trạng QLNN về tôn giáo trên
địa bàn thị xã Hà Tiên thời gian qua, dựa trên cơ sở lý luận, nghiên cứu quan
điểm của Đảng về tôn giáo, phương hướng QLNN đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và thị xã Hà Tiên; xu hướng hoạt động của tôn
giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và thị xã Hà Tiên luận văn đã đề xuất 07
nhóm giải pháp. Mỗi biện pháp đều có mục đích, nội dung và cách thức thực
hiện khác nhau, nhưng nhìn chung đều nhằm giải quyết những tồn tại yếu
kém trong công tác QLNN về tôn giáo trên địa bàn thị xã thời gian qua.
Bên cạnh 07 nhóm giải pháp, tác giả đã khuyến nghị với các cơ quan
chức năng ở Trung ương và Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Kiên Giang một số vấn đề
trọng tâm như: kịp thời xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản dưới Luật; Phân
cấp cho UBND tỉnh về thẩm quyền cho phép tu sĩ theo Phật giáo Nam tông
tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài; hướng dẫn chi
tiết việc quản lý các cơ sở tôn giáo là di tích, việc đặt tượng mang yếu tố tôn
giáo, . Đối với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cần tăng cường hơn nữa hiệu lực công
tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo và có chủ trưởng, giải
pháp giải quyết dứt điểm vụ việc sinh hoạt tôn giáo trái phép tại khu vực
thuộc đất quốc phòng và một số vụ việc liên quan khác nhằm ổn định tình
hình tôn giáo trên địa bàn Thị xã.
Với những kết quả nghiên cứu đã trình bày, hy vọng luận văn sẽ góp
phần làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo.
Đồng thời, sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức có thêm nguồn tài liệu tham khảo
nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước về tôn giáo.
114 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhƣ thị xã Hà Tiên.
Trong những năm tới tình hình tôn giáo trên địa bàn thị xã sẽ còn nhiều
vấn đề phức tạp các thế lực thù địch vẫn chƣa có gì thay đổi, chúng vẫn lợi
dụng các vấn đề tôn giáo để hoạt động chống phá, nhằm thực hiện âm mƣu
“diễn biến hoà bình” đối với Việt Nam. Với địa bàn biên giới có tín đồ phật
tử, phật giáo Nam Tông Khmer có mối quan hệ gắn bó và phong tục tập quán
tƣơng tự nên công dân hai nƣớc Việt Nam – Campuchia thƣờng xuyên qua lại
để cúng bái, thăm thân, tham quan du lịch và học tập tạo điều kiện cho các thế
lực thù địch lợi dụng lôi kéo, câu móc, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nƣớc
ta.
Một số nơi trình độ dân trí còn thấp, điều kiện khó khăn về kinh tế, một
số tôn giáo dùng vật chất để vận động lôi kéo phát triển đạo phái phép, lợi
dụng vấn đề này các thế lực thù địch lôi kéo, câu móc hoạt động chống phá
Đảng và nhà nƣớc gây chia rẽ khối đoàn kết trong dân tộc.
Lợi dụng chính sách đổi mới, hội nhập của Đảng và nhà nƣớc ta, các
tôn giáo lạ từ nƣớc ngoài du nhập vào làm ảnh hƣởng đến an ninh chính trị
trên địa bàn, các tổ chức tôn giáo trong nƣớc tăng cƣờng hoạt động xã hội, từ
thiện củng cố vị thế của tôn giáo mình, mở rộng đạo phát triển tín đồ. Lợi
dụng sơ hở, thiếu sót của cán bộ trong thực hiện chính sách tôn giáo, khiếu
kiện đất đai có liên quan đến tôn giáo của Đảng và nhà nƣớc ta để khoét sâu
mâu thuẫn giữa tín đồ tôn giáo với chính quyền, gây phức tạp về an ninh, trật
tự.
76
3.1.3. Phƣơng hƣớng QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang và thị xã Hà Tiên
Xuất phát từ Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đƣợc Văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI, tháng 01-2011, nêu rõ: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy
định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi
phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại
đến lợi ích của Tồ quốc và nhân dân”. [22]
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, tháng 01-2011,
đã nêu:
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù
hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt
đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống
tốt đời đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt
theo Hiến chương, Điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công
nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên
quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc,
chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. [22]
Trên cơ sở kết quả thực hiện Cƣơng lĩnh và thành tựu thực hiện Nghị
quyết Đại hội XI, Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, nêu rõ:
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát
huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo
điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ
chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật.
Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi
77
dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc
hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định pháp luật. [23]
Trong thời gian tới, từ quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và thực tiễn tình hình, công tác QLNN đối với hoạt
động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cần quan tâm tổ chức thực hiện
tốt phương hướng sau đây:
- QLNN đối với hoạt động tôn giáo trong giai đoạn tới trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang nhằm góp phần bảo đảm cho thực hiện thắng lợi chủ trƣơng của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về tôn giáo, tăng cƣờng đoàn kết
tín đồ các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh
tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.
- Tiếp tục triển khai, quán triệt sâu trong nội bộ, tuyên truyền, phổ biến
trong nhân dân, trong đó có quần chúng là tín đồ tôn giáo về Nghị quyết số
25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI về công tác tôn giáo,
Luật tín ngƣỡng, tôn giáo năm 2016, các văn bản của Chính phủ, của Tỉnh uỷ,
Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về tôn giáo và hoạt động tôn giáo.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn giáo tham gia
thực hiện các phong trào thi đua yêu nƣớc, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ
chính trị ở địa phƣơng, nhƣ tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh phát
triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện
có hiệu quả chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, phong trào toàn dân xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ. Thông qua hành động cách mạng của
quần chúng, góp phần vào việc xây dựng lực lƣợng cốt cán trong tôn giáo;
xây dựng chính quyền cơ sở ở vùng có đông đồng bào tôn giáo thật sự trong
sạch, vững mạnh; hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
78
- Tham mƣu, phối hợp các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị từ cơ
sở đến tỉnh giúp cấp uỷ, chính quyền, mặt trận, các ngành, các cấp, cán bộ,
đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhân dân quán triệt sâu, kỹ các quan điểm của
Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nƣớc về công tác tôn giáo, tạo sự thống nhất
trong nhận thức và hành động đối với tôn giáo và hoạt động tôn giáo.
Thực hiện nhất quán việc tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng,
tôn giáo, xem tín ngƣỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
ngƣời dân, đồng thời phải tăng cƣờng công tác QLNN đối với hoạt động tôn
giáo, nâng cao cảnh giác với các hoạt động lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chống phá Đảng, Nhà nƣớc, chế
độ, gây mất an ninh chính trị, trật tự xã hội. Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp,
nắm tình hình xử lý các vụ việc phát sinh, đặc biệt là phát hiện sớm, phát hiện
ngay từ cơ sở. Kiên quyết xử lý nghiêm các hoạt động vi phạm pháp luật, bảo
đảm mọi hoạt động, sinh hoạt tôn giáo diễn ra đúng quy định của pháp luật.
Trƣớc mắt các huyện, thị, thành phố, các ngành rà soát các trƣờng hợp tồn
động tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm trong thời gian sớm nhất.
- Củng cố bộ máy làm công tác tôn giáo các cấp; có biện pháp, kế
hoạch ổn định cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo; mở lớp bồi dƣỡng
nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, bản lĩnh đối với cán bộ, công chức làm công
tác tôn giáo, nhất là cán bộ tôn giáo - dân tộc cấp xã, phƣờng, thị trấn để đảm
đƣơng nhiệm vụ trong tình hình mới. Xem xét có chế độ phụ cấp cho cán bộ
làm công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo phù hợp điều kiện của tỉnh.
Xây dựng đội ngũ những ngƣời trực tiếp làm công tác QLNN đối với hoạt
động tôn giáo có tính chuyên nghiệp cao, nhiệm vụ chuyên môn thành thạo,
đủ năng lực phẩm chất để thực hiện QLNN đối với hoạt động tôn giáo.
3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN
79
3.2.1. Triển khai thực hiện và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hệ
thống văn bản pháp luật, chính sách trong QLNN về tôn giáo
Pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo là một bộ phận quan trọng trong hệ
thống pháp luật của nhà nƣớc ta. Thực hiện QLNN đối với hoạt động tôn giáo
bằng pháp luật là xu hƣớng, là nhu cầu mang tính tất yếu khách quan. Do đó,
với vai trò QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở địa phƣơng, việc hoàn thiện,
đồng bộ thể chế, chính sách về QLNN đối với hoạt động tôn giáo càng là đòi
hỏi có tính cấp bách. Việc này sẽ đƣợc thực hiện tốt nếu làm tốt các nội dung
quan trọng sau đây: hiện nay Trung ƣơng đã xây dựng hoàn thiện Luật tín
ngƣỡng, tôn giáo năm 2016 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) cơ bản giải quyết
đƣợc những hạn chế trong Pháp lệnh tín ngƣỡng tôn giáo năm 2004 và Nghị
định 92, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của các
tôn giáo với sự nhạy cảm và phức tạp của nó, với đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
tôn giáo trong nƣớc, phù hợp với các quy định quốc tế về nhân quyền mà Việt
Nam tham gia, đƣợc đặt ra là nội dung quan trọng trong công tác QLNN đối
với hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên, hiện nay Luật chƣa có hiệu lực, mới có
văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện, chƣa có các văn bản hƣớng dẫn dƣới
Luật, chƣa có văn bản hƣớng dẫn thực hiện Điều 67, Chƣơng IX về điều
khoản chuyển tiếp, nên những hạn chế, khó khăn chƣa đƣợc giải quyết trong
thực tiễn. Vì vậy, việc triển khai thực hiện Luật tín ngƣỡng, tôn giáo năm
2016 và ban hành các văn bản dƣới Luật, các văn bản thực hiện Điều 67,
Chƣơng IX, Luật tín ngƣỡng, tôn giáo là một yêu cầu cấp thiết đối với chính
quyền các cấp. Đồng thời, trong quá trình triển khai, thực hiện, trên cơ sở
thực tế của địa bàn thị xã đề xuất những giải pháp nhƣ: phân cấp thẩm quyền,
quy định chi tiết một số nội dung, nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn
của Thị xã.
80
3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức làm công tác
tôn giáo các cấp trên địa bàn Thị xã
Khắc phục những hạn chế về công tác cán bộ, tổ chức bộ máy làm công
tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo, một lĩnh vực có đặc thù riêng, rất nhạy
cảm và đƣợc cả quốc tế quan tâm. Thực hiện lộ trình xây dựng đội ngũ những
ngƣời trực tiếp làm công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo có tính chuyên
nghiệp cao, nhiệm vụ chuyên môn thành thạo, đủ trình độ, năng lực, phẩm
chất để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
Thị xã bố trí 01 lãnh đạo Phòng nội vụ chuyên trách về công tác tôn
giáo thì bố trí ít nhất 02 chuyên viên phụ trách công tác tôn giáo, đề nghị đƣa
chức năng QLNN về tôn giáo và dân tộc về cùng một đơn vị do đặc thù thị xã
Hà Tiên có gần 13% dân số là đồng bào dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam
tông. Việc bố trí cán bộ làm công tác tôn giáo cần xem xét đến yếu tố đặc thù
của tôn giáo, tránh xáo trộn cán bộ.
Cấp xã, giữ ổn định nhƣ hiện nay, do 01 Phó chủ tịch ủy ban nhân dân
phụ trách văn xã, làm công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo, có 01 cán
bộ chuyên trách giúp Phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã về công tác này.
Bố trí cán bộ chuyên môn phụ trách công tác tôn giáo ở các cơ quan
công an, quân sự, biên phòng, mặt trận, các đoàn thể, các cơ quan chuyên
môn có liên quan đến hoạt động tôn giáo để một mặt vừa giúp lãnh đạo ngành
QLNN trên lĩnh vực phụ trách có liên quan đế hoạt động tôn giáo, mặt khác
có ngƣời chuyên sâu theo dõi để giúp công tác phối hợp thực hiện công tác
QLNN đối với hoạt động tôn giáo tốt hơn.
Thực hiện chế độ, chính sách, đào tạo dồi dƣỡng công chức làm công
tác QLNN về tôn giáo ở hai cấp và làm công tác tôn giáo ở các ngành liên
quan. Xem xét có chế độ phụ cấp cho cán bộ làm công tác tôn giáo chuyên
trách và kiêm nhiệm nhằm động viên cán bộ, công chức phấn đấu hoàn thành
81
nhiệm vụ. Thị xã sớm ban hành kế hoạch trong việc đào tạo, bồi dƣỡng và bố
trí cán bộ là dân tộc Khmer.
3.2.3. Đổi mới nội dung và phƣơng thức tuyên truyền, vận động đối
với đồng bào có đạo trên địa bàn Thị xã
Xác định công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn giáo hiểu rõ
đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc có vai
trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố lòng tin của nhân dân đối với
Đảng và Nhà nƣớc, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Với tinh thần đó, dƣới sự
chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã thời gian qua đã không ngừng đổi
mới nội dung, phƣơng thức hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
vận động quần chúng trong vùng đồng bào có đạo, góp phần đem lại cuộc
sống bình yên cho nhân dân và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế,
văn hóa- xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn toàn thị xã. Những kết quả
đạt đƣợc trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng có đạo ở thị xã
thời gian qua đã là động lực để đồng bào các tôn giáo trên địa bàn thị xã phát
huy ý chí tự lực, tự cƣờng, ra sức thi đua phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững
quốc phòng-an ninh, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày
càng vững mạnh.
Để tiếp tục phát huy những kết quả nói trên, đồng thời thực hiện tốt
công tác tuyên truyền, vận động đồng bào có đạo trên địa bàn thị xã trong
thời gian tới, nhất là từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình
mới, thiết nghĩ cần tập trung một số công tác sau:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, triển khai và thực hiện tốt Nghị quyết số
25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung
ƣơng Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo; Luật tôn giáo, tín ngƣỡng năm
2016 và các nghị định, thông tƣ, hƣớng dẫn thực hiện Luật tín ngƣỡng tôn
giáo; thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định, chƣơng tình,
82
kế hoạch liên quan đến công tác tôn giáo; trong đó, Mặt trận các cấp cần tăng
cƣờng phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức thành viên, triển khai
thực hiện tốt chính sách đối với các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, đồng bào
các tôn giáo; quán triệt và triển khai thực hiện tốt chính sách tôn giáo của
Đảng; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nƣớc của các vị chức sắc, nhà tu hành
và đồng bào tín đồ các tôn giáo, khai thác các giá trị đạo đức tốt đẹp của các
tôn giáo.
Công tác tuyên truyền đối với đồng bào có đạo cần đƣợc tập trung và
tăng cƣờng và đổi mới, trọng tâm là tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc
Khmer tiếp cận thông tìn thì các tài liệu tuyên truyền phải dịch song ngữ tiếng
Khmer, thƣờng xuyên cho xe lƣu động tuyên truyền sâu vào các khu vực có
đồng bào sinh sống. Đồng thời có kế hoạch tuyên truyền theo từng cơ sở thờ
tự.
Thứ hai, tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống Mặt trận và các tổ chức
thành viên từ thị xã đến cơ sở theo hƣớng chuyên sâu, thiết thực, hiệu quả,
đảm bảo cho bộ máy, nhất là ở xã, phƣờng, ấp, khu phố đủ sức chủ trì, phối
hợp, thống nhất hành động giữa Mặt trận với các tổ thành viên, giữa Mặt trận
với Chính quyền và làm tốt chức năng tham mƣu cho cấp uỷ Đảng thực hiện
các chủ trƣơng, chính sách về đại đoàn kết toàn dân. Nâng cao chất lƣợng,
hiệu quả các chƣơng trình phối hợp giữa các ngành, địa phƣơng; hiệu quả
hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tuyên truyền, vận
động
Thứ ba, các cấp, các ngành, đoàn thể trên địa bàn cần chủ động phối
hợp tham mƣu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết có hiệu quả
các vụ việc, vấn đề phát sinh liên quan đến tôn giáo, nhất là phòng ngừa và
ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo;
giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phƣơng.
83
Thứ tư, đổi mới công tác tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, các Chƣơng trình của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam theo hƣớng đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, gắn nội dung chính
trị, pháp lý với các giá trị văn hoá truyền thống yêu nƣớc của các tầng lớp
nhân dân, làm cho công tác tuyên truyền của Mặt trận và các đoàn thể có sức
thuyết phục cao, lan toả rộng, động viên đƣợc lòng tự hào dân tộc của chức
sắc, tín đồ các tôn giáo. Đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân, trong đó
có đồng bào tôn giáo theo lứa tuổi, nghề nghiệp, sở thích, cải tiến nội dung
sinh hoạt của các đoàn thể cho phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của
địa phƣơng nơi có đồng bào có đạo.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại liên quan đến tôn
giáo; kịp thời nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng chính đáng của chức sắc, nhà tu
hành, tín đồ các tôn giáo nhƣ: nhu cầu về sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo, đất
đai để xây dựng cơ sở thờ tựđể từ đó đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét
giải quyết phù hợp, đảm bào đúng quy định của pháp luật. Động viên các
chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo tùy theo tình hình thực tế nhƣ độ tuổi,
giới tính để vận động họ tham gia vào các tổ chức xã hội, các tổ chức đoàn
thể nhƣ: Hội cựu chiến binh, Hội ngƣời cao tuổi, Phụ nữ, Thanh niêngóp
phần tích cực vào việc thực hiện nếp sống văn hóa, trong các sinh hoạt đạo -
đời.
Thứ sáu, Tăng cƣờng tính chủ động của các tổ chức tôn giáo: Các tổ
chức tôn giáo có bộ máy hành chính đạo, có giáo luật, giáo lệ, lễ nghi, điều lệ,
hiến chƣơng, nội quy, có chức sắc, chức việc. Thông qua pháp luật điều
chỉnh đối với giáo hội các tôn giáo, điều chỉnh các quy định của tổ chức giáo
hội nhằm nâng cao tính tự chủ quản lý (“tự quản”) trong nội bộ của các tôn
giáo. Ở địa phƣơng, thực hiện tốt việc này cũng nhằm tăng cƣờng trách nhiệm
của chức sắc, tín đồ vừa tham gia vào quản lý tôn giáo, vừa tham gia vào quản
84
lý xã hội, thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của chức sắc, tín đồ
trong sinh hoạt tôn giáo và trong đời sống xã hội.
Thực tế đã qua, chính quyền, các cơ quan chức năng ở các cấp đã mất
rất nhiều thời gian, công sức để giải quyết những công việc xuất phát từ nội
bộ tôn giáo. Vì xuất phát từ mất đoàn kết, mâu thuẫn từ trong nội bộ tôn giáo
sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến đoàn kết tôn giáo trong hàng ngũ chức sắc, sự oai
nghiêm của hàng ngũ này với tín đồ; làm tín đồ mất lòng tin, mất phƣơng
hƣớng, dễ chia bè phái, bộc phát những hành vi gấy mất an ninh trật tự, thì
chính quyền, pháp luật cũng phải giải quyết. Tuy vẫn thực hiện đung quan
điểm “việc nội bộ tôn giáo là để tôn giáo giải quyết” nhƣng phần lớn các tôn
giáo khi có vấn đề đều bằng các hình thức, mức độ khác nhau đều “nhờ” đến
chính quyền, các ngành liên quan hỗ trợ “gở” dùm; hơn nữa tiếng nói của
ngƣời đứng đầu chính quyền luôn có “trọng lƣợng” có tác động, ảnh hƣởng
rất lớn, có khi “quyết định” đến sự việc, đƣợc các chức sắc tôn giáo “tôn
trọng” làm theo.
3.2.4. Phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho đồng bào có đạo trên địa bàn Thị xã
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chƣơng trình, dự án phát triển kinh
tế-xã hội ở những địa bàn có đông đồng bào dân tộc, đồng bào tôn giáo, các
xã biên giới, hải đảo; nhất là ƣu tiên đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng về giao
thông, điện, nƣớc sạch, trạm y tế, phòng học theo các tiêu chí thực hiện
chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tập trung đầu tƣ,
xây dựng các đơn vị hành chính cấp xã giáp biên đạt tiêu chí nông thôn mới,
Thị xã Hà Tiên tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ xã Mỹ Đức giữ vững các tiêu chí xã
nông thôn mới, xây dựng xã Tiên Hải đạt các tiêu chí còn lại để đƣợc công
nhận xã nông thôn mới vào năm 2018. UBND thị xã tiếp tục hoàn thiện đề an
xây dựng Hà Tiên trở thành Thành phố trình các ngành, các cấp thẩm định
theo quy định, trong đó có nâng xã Mỹ Đức thành phƣờng. Tiếp tục đề xuất
85
các cấp lãnh đạo tiếp tục đầu tƣ giai đoạn 2 dự án đƣờng hành lang ven biển
phía Nam và một số công trình, hạng mục trên địa bàn.
Các cấp chính quyền phối hợp quan tâm thực hiện chính sách xã hội
đối với ngƣời có công với nƣớc, gia đình thƣơng binh liệt sĩ, các hộ có hoàn
cảnh cô đơn, cơ nhỡ, đặc biệt khó khăn thuộc hộ gia đình có đạo. Đặc biệt
quan tâm trong các dịp lễ, tết, những ngày kỷ niệm trọng đại.
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào tôn
giáo; đấu tranh có hiệu quả với mọi hoạt động xâm hại lợi ích nhân dân, gây
mất đoàn kết đồng bào giữa các tôn giáo khác nhau, đồng bào không theo tôn
giáo, làm ảnh hƣởng chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.
Từ hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần, nâng lên niềm tin của đồng bào có đạo vào sự lãnh đạo của Đảng,
quản lý của Nhà nƣớc và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta, về chủ trƣơng,
chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nƣớc về tôn giáo trong đồng bào có đạo.
Làm tốt công tác tranh thủ chức sắc và tổ chức tôn giáo; phát huy vai
trò của các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo trong các phong
trào hành động cách mạng của từng địa phƣơng, cơ sở; phong trào hoạt động
từ thiện nhân đạo; trong tham gia giải quyết những vấn đề phức tạp có liên
quan đến tôn giáo, thực hiện tốt phƣơng châm “dùng tôn giáo giải quyết công
việc của tôn giáo”.
Thông qua quần chúng nhân dân và chức sắc, tín đồ các tôn giáo phát
động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh làm thất bại
các tổ chức truyền đạo, ngƣời truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái
pháp luật, chủ động phát hiện và sớm giải quyết những vấn đề phát sinh ngay
tại cơ sở.
Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp tăng cƣờng công tác tuyên truyền
các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về tôn giáo
đối với chức sắc, chức việc, nhà tu hành và trong đồng bào có đạo.
86
Phát huy bản sắc các giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Khmer, dân
tộc Hoa. Thƣờng xuyên đƣa dàn nhạc Ngũ âm của dân tộc Khmer ra trình
diễn trong các dịp lễ, hội; tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc, đồng bào có
đạo tổ chức tốt các hoạt động nhân các dịp lễ, tết của đồng bào, tiếp tục duy
trì và tổ chức lễ hội Tao đàn Chiêu Anh Các,
3.2.5. Tăng cƣờng phối hợp giữa cơ quan QLNN về công tác tôn
giáo với các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của Thị xã
Tôn giáo và hoạt động tôn giáo liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa
phƣơng và đông đảo, rộng rãi trong ngƣời dân là quần chúng tín đồ. Với tỉnh
Kiên Giang phần đông tín đồ là ngƣời dân lao động, sống phần lớn ở nông
thôn, xuất thân và làm nghề nông nghiệp.
Trên cơ sở quy định của Chính phủ, UBND tỉnh về chức năng, nhiệm
vụ của ủy ban nhân dân các cấp, từng ngành, từng cơ quan chuyên môn có
chức năng liên quan đến công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo nhƣ công
an, quân sự, biên phòng, các tổ chức chính trị, mặt trận, đoàn thể, các tổ chức
thành viên của mặt trận, nhất là cơ quan trực tiếp QLNN về tôn giáo, chủ
động thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp trong QLNN đối với hoạt động tôn
giáo trên địa bàn.
Tổ chức ký kết liên tịch giữa các ngành liên quan trong đó chú ý quy
định phân công nhiệm vụ của từng bên tham gia liên tịch; phối hợp nhịp
nhàng; phân định rõ trách nhiệm, phân công đầu mối, chủ trì phối hợp là
UBND thị xã, có sự tham gia của các ngành trong trong xử lý những vụ việc
cụ thể, vụ việc phát sinh.
Thị xã Hà Tiên tiếp tục phối hợp với các ngành ký kết liên tịch giữa các
xã, huyện giáp biên giới Việt Nam - Campuchia nhằm tăng cƣờng hơn nửa
mối quan hệ hợp tác giữa hai nƣớc, tăng cƣờng đảm bảo an ninh trật tự,
Thƣờng xuyên, định kỳ sơ kết nội dung liên tịch đã ký kết; để đề ra
nhiệm vụ trong tâm, cụ thể theo từng thời gian.
87
3.2.6. Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, chống lợi dụng
tôn giáo trên địa bàn Thị xã
Đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật,
xâm phạm an ninh quốc gia là một trong những vấn đề sống còn của dân tộc.
Chƣa bao giờ, các thế lực thù địch từ bỏ âm mƣu, thủ đoạn chiến lƣợc
diễn biến hoà bình , “bạo loạn lật đổ”, lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân
quyền, dân tộc, tôn giáo”, để chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam,
chia rẽ giữa Đảng, Nhà nƣớc, quân đội, công an với nhân dân, chia rẽ giữa
đồng bào theo đạo và đồng bào không theo đạo. Lợi dụng đời sống của một
bộ phận đồng bào tín đồ tôn giáo còn khó khăn, sự thoái hoá, biến chất, quan
liêu, tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức để tuyên
truyền, xuyên tạc đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật
của Nhà nƣớc nói chung, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật của
Nhà nƣớc về tôn giáo nói riêng, phủ nhận thành tựu công cuộc đổi mới, phủ
nhận chủ nghĩa xã hội trên đất nƣớc ta. Thủ đoạn hoạt động chính của chúng
là tung tin thất thiệt, xuyên tạc về vấn đề tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, vu cáo
chính quyền các cấp phân biệt đối xử với đồng bào có đạo; dụ dỗ, lôi kéo các
đối tƣợng trƣớc đây và bà con tín đồ thiếu hiểu biết để tạo dựng ngọn cờ, tập
hợp lực lƣợng chống đối, lấy việc gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội, làm mất ổn định tình hình là mục tiêu quan trọng hàng đầu.
Để làm thất bại âm mưu, thủ đoạn trên, góp phần vào thực hiện tốt
công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo thời gian tới, chính quyền các cấp,
Ban Tôn giáo và các ngành chức năng phối hợp làm tốt một số giải pháp
trọng tâm:
- Tập trung xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, vận động, khơi dậy tinh thần yêu nƣớc, truyền thống
đấu tranh bất, kiên cƣờng, một lòng, một dạ theo Đảng, theo cách mạng của
đồng bào dân tộc, các tôn giáo. Vạch trần mọi âm mƣu, thủ đoạn của các thế
88
lực thù địch để đồng bào các tôn giáo hiểu rõ bản chất, luôn đề cao cảnh giác,
góp phần đấu tranh làm thất bại mọi mƣu đồ phá hoại của địch.
- Chủ động phát hiện, tấn công số đối tƣợng cốt cán, cầm đầu. Tăng
cƣờng hiệu quả hợp tác của công tác đấu tranh ngoại giao, quan hệ hợp tác
quốc tế, nhất là với Campuchia trong công tác ngăn chặn, hạn chế hoạt động
của các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động tôn giáo để thực hiện âm mƣu
chia rẻ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi gợi hận thù, xuyên tạc lịch sử
vùng đất Nam Bộ, Tây Nam bộ, trong đó có Kiên Giang của các thế lực thù
địch.
- Quản lý tốt các chƣơng trình, dự án hoạt động của các Tổ chức phi
Chính phủ (NGO) nƣớc ngoài ở địa bàn, nhất là các chƣơng trình, dự án do
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo, Hội Liên hiệp
Phụ nữ và đoàn thể các cấp vận động, triển khai thực hiện. Tăng cƣờng tuyên
truyền, giáo dục nâng cao cảnh giác với âm mƣu, hoạt động “diễn biến hòa
bình” của các thế lực thù địch thông qua hoạt động của NGO nƣớc ngoài vào
địa bàn. Thực hiện nghiêm Chỉ thị 19/CT-TW của Ban Bí thƣ về công tác
quản lý hoạt động của các tổ chức NGO nƣớc ngoài tại Việt Nam.
- Nâng lên chất lƣợng hoạt động của phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc, nhất là những nơi có đông tín đồ tôn giáo; góp phần cùng cấp
uỷ, chính quyền giữ gìn an ninh trật tự và cuộc sống bình yên của ngƣời dân.
- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những mâu thuẫn, tranh chấp,
khiếu kiện có liên quan đến tôn giáo; cũng nhƣ những vụ việc hiện nổi lên
nhƣ tình trạng chiếm giữ đất công, khu vực, đỉnh cao quốc phòng xây dựng
nơi thờ tự, phục vụ việc đạo.
- Chủ động nắm chắc tình hình địa phƣơng, phát hiện và xử lý kịp thời
những mâu thuẫn trong nhân dân nói chung, nhất là vụ việc có liên quan đến
tôn giáo theo đúng pháp luật, không để địch lợi dụng kích động.
89
3.2.7. Thanh tra, kiểm tra trong QLNN đối với các hoạt động tôn
giáo trên địa bàn Thị xã
Thanh tra, kiểm tra là công cụ mà QLNN thƣờng xuyên dùng để bảo
đảm quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm cho ngƣời thực thi pháp luật sử
dụng đúng luật pháp đã ban hành.
Thanh tra, kiểm tra QLNN đối với hoạt động tôn giáo và thanh tra,
kiểm tra hoạt động tôn giáo, nhất là thanh tra, kiểm tra hoạt động tôn giáo là
công việc đặc thù, góp phần rất hiệu quả trong công tác QLNN đối với hoạt
động tôn giáo; do đó phải thƣờng xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra
và xử lý vi phạm trên lĩnh vực này.
Thanh tra, kiểm tra hoạt động tôn giáo để bảo đảm tính chủ động trong
công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo, khắc phục bị động, chạy theo, “đi
sau” sự vụ mỗi khi xử lý vi phạm. Do chƣa có pháp luật quy định đầy đủ và
chặt chẽ đội với hoạt động tôn giáo nên trong thực tế, chức sắc, tín đồ tôn
giáo chƣa thật sự hình thành ý thức tuân thủ pháp luật và hoạt động theo đúng
quy định của pháp luật; hoặc việc xử lý những vi phạm pháp luật trong hoạt
động tôn giáo thƣờng bị động, chế tài không cao, thậm chí ở mức “nhắc nhở,
cho qua”, nên vi phạm chƣa đƣợc “răn đe” đầy đủ. Mặt khác, do hạn chế
trong công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo nên thanh tra, kiểm tra, xử
lý vi phạm trong QLNN đối với hoạt động tôn giáo và trong hoạt động tôn
giáo theo thói quen tuỳ tiện, tới đâu xử tới đó. Thiếu chiến lƣợc, quy trình, kế
hoạch thanh tra, kiểm tra một cách bài bản, hiệu quả.
Từ thực tế trên, để nâng hiệu quả công tác QLNN đối với hoạt động tôn
giáo cần có kế hoạch thƣờng xuyên, định kỳ, đột xuất, theo chuyên đề để tiến
hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, đối với cả hai nội dung:
Về QLNN đối với hoạt động tôn giáo, đây là thanh tra, kiểm tra mang
tính nội bộ giữa các cơ quan nhà nƣớc với nhau; bảo đảm cho công tác QLNN
90
đối với hoạt động tôn giáo đƣợc tiến hành theo đúng quy định pháp luật về
nội dung, thẩm quyền.
Quan tâm thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm ở các nội dung: việc cụ thể
hoá văn bản thực hiện kế hoạch công tác của ủy ban nhân dân cấp trên; ban
hành các văn bản liên quan đến hoạt động tôn giáo theo chức năng của ủy ban
nhân dân và ngành chức năng; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với
hoạt động tôn giáo; bố trí tổ chức bộ máy QLNN đối với hoạt động tôn giáo
theo quy định của UBND tỉnh; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động tôn giáo.
Về hoạt động tôn giáo, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đủ mạnh để
hoạt động tôn giáo diễn ra bình thƣờng, đúng quy định pháp luật; hạn chế sai
phạm. Từ thực tế hiện nay, quan tâm thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên
các nội dung QLNN đối với hoạt động tôn giáo, nhất là: việc đăng ký sinh
hoạt tôn giáo và tổ chức thực hiện chƣơng trình đăng ký; việc đăng ký ngƣời
vào tu, hoạt động của dòng tu, hội đoàn tôn giáo; đặc biệt quan tâm việc xin
phép xây, sửa, cải tạo công trình tôn giáo; hoạt động in ấn, xuất bản, phát
hành các ấn phẩm tôn giáo; việc xuất, nhập khẩu kinh sách, đồ dùng việc đạo
sau khi có giấy phép của cơ quan chức năng; việc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng
những ngƣời hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, hoạt động các tổ chức tôn
giáo thành lập (chủ yếu là mầm non và nuôi giữ trẻ); việc tổ chức việc quyên
góp; hoạt động từ thiện nhân đạo của các tôn giáo; hoạt động quan hệ quốc tế
của các tổ chức và cá nhân tôn giáo theo sự cho phép của cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền.
3.3. KHUYẾN NGHỊ
3.3.1. Với các cơ quan chức năng ở Trung ƣơng
- Sớm ban hành các văn bản dƣới Luật (Luật tín ngƣỡng, tôn giáo năm
2016) để kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển chung của xã hội.
91
- Trong phân cấp thẩm quyền cần tính tới yếu tố thực tiễn địa phƣơng
nhƣ: các địa phƣơng có đƣờng biên giới tiếp giáp với Campuchia thì thẩm
quyền cho phép tu sĩ theo Phật giáo Nam tông tham gia hoạt động tôn giáo,
đào tạo tôn giáo ở nƣớc ngoài giao cho UBND cấp tỉnh.
- Ban hành các văn bản: quy định chi tiết việc quản lý các cơ sở tôn
giáo vừa là di tích, vừa là khu du lịch. Hƣớng dẫn việc đặt tƣợng (mang yếu
tố tôn giáo) ngoài cơ sở thờ tự.
3.3.2. Với Tỉnh ủy, UBNN tỉnh Kiên Giang
Thứ nhất, tăng cƣờng hơn nữa hiệu lực công tác quản lý nhà nƣớc đối
với các hoạt động tôn giáo.
Những năm qua, tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn có nhiều
diễn biến phức tạp, hoạt động đó gây ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động của
chính quyền cũng nhƣ các phong trào cách mạng khác tại các khu vực thuộc
địa bàn. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do công tác quản lý nhà
nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo còn có những sơ hở, thiếu sót. Hiện nay,
Nhà nƣớc ta đã ban hành Luật tín ngƣỡng, tôn giáo năm 2016, đây là một cơ
sở pháp lý để điều chỉnh các hoạt động tôn giáo, cho nên việc cụ thể hoá, triển
khai thực hiện là một việc vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Vì
vậy, Đề nghị Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo các ngành phối hợp
chặt chẽ trong việc triển khai, cụ thể hoá thực hiện theo đúng quan điểm chỉ
đạo của Đảng về công tác tôn giáo, công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo.
Sau triển khai Luật tín ngƣỡng, tôn giáo đề nghị Uỷ ban nhân dân ban
hành văn bản quy phạm pháp luật “quy định quản lý hoạt động tín ngưỡng,
tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” trên cơ sở cụ thể hoá các quy định của
Trung ƣơng. Quy định cần nêu rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp, từng
ngành về quản lý hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo và phân cấp thẩm quyền giải
quyết các công việc về tín ngƣỡng, tôn giáo trên địa bàn Tỉnh.
Thứ hai, có chủ trƣơng để giải quyết dứt điểm những vụ việc phức tạp
92
có liên quan tôn giáo trên địa bàn Kiên Giang cũng nhƣ các vụ việc trên địa
bàn thị xã thị xã Hà Tiên nhƣ:
- Có văn bản kiến nghị các ngành cấp Trung ƣơng trong việc cho chủ
trƣơng thống nhất việc xây dựng cơ sở thờ tự tại khu vực Mũi Nai, phƣờng
Pháo Đài, thị xã Hà Tiên của hệ phái Khất sỹ thuộc Giáo hội phật giáo Việt
Nam.
- Tiếp tục chỉ đạo các ngành cấp tỉnh giải quyết dứt điểm vụ việc phức
tạp, kéo dài nhƣ: vụ việc xảy ra tại Khu vực Núi Mũi Gành thuộc xã Thuận
Yên, thị xã Hà Tiên.
- Chỉ đạo các ngành chức năng cấp tỉnh trong việc phân định ranh giới
và cấm móc đối các cơ sở thờ tự, tín ngƣỡng là di tích.
Thứ ba, có chủ trƣơng chỉ đạo phối hợp giữa các lực lƣợng trong nƣớc
trên tuyến biên giới phối hợp với các lực lƣợng giáp biên thuộc Vƣơng quốc
Campuchia trong việc nắm, quản lý chặt chẽ việc qua lại biên giới của chức
sắc, nhà tu hành nhằm phòng, tránh các đối tƣợng lợi dụng móc nối, lối kéo
hoạt động trái quy định của pháp luật.
Tiểu kết Chƣơng 3
Xuất phát từ phân tích thực trạng QLNN về tôn giáo trên địa bàn thị xã
Hà Tiên thời gian qua. Dựa trên cơ sở lý luận, nghiên cứu quan điểm của
Đảng về tôn giáo, phƣơng hƣớng QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang và thị xã Hà Tiên và xu hƣớng hoạt động của tôn giáo
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và thị xã Hà Tiên, tác giả đã đề xuất 07 nhóm
giải pháp. Mỗi biện pháp trên đều có mục đích, nội dung và cách thức thực
hiện khác nhau, nhƣng nhìn chung đều nhằm giải quyết những tồn tại yếu
kém trong công tác QLNN về tôn giáo trên địa bàn thị xã thời gian qua.
Bên cạnh những giải pháp nêu trên, tác giả đã khuyến nghị với các cơ
quan chức năng ở Trung ƣơng và Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Kiên Giang một số vấn
đề trọng tâm nhƣ: Kịp thời xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản dƣới Luật;
93
Phân cấp cho UBND tỉnh về thẩm quyền cho phép tu sĩ theo Phật giáo Nam
tông tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nƣớc ngoài; hƣớng dẫn
chi tiết việc quản lý các cơ sở tôn giáo là di tích, việc đặt tƣợng mang yếu tố
tôn giáo, thống nhất chủ trƣơng về xây dựng cơ sở thờ tự tại nơi đắt đạo của
ngƣời sáng lập hệ phái Khất sĩ (Tổ sƣ Minh Đăng Quang). Đồng thời đối với
cấp tỉnh khuyến nghị Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tăng cƣờng hơn nữa hiệu lực công
tác quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo và có chủ trƣởng, giải
pháp giải quyết dứt điểm vụ việc sinh hoạt tôn giáo trái phép tại khu vực
thuộc đất quốc phòng và một số vụ việc liên quan khác nhằm ổn định tình
hình tôn giáo trên địa bàn Thị xã.
KẾT LUẬN
Tín ngƣỡng, tôn giáo là một nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân
dân lao động là tín đồ của các tôn giáo, của đội ngũ chức sắc, chức việc, nhà
tu hành và của các tổ chức tôn giáo.
Tín ngƣỡng, tôn giáo còn tồn tại lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ đi lên
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. Đảng, Nhà nƣớc ta nhất quán thực hiện
chủ trƣơng tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và quyền tự do không
tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân.
Đề tài: “Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà
Tiên, tỉnh Kiên Giang” đã nghiên cứu làm rõ nhƣng nội dung sau:
Thứ nhất, tổng quan có chọn lọc về lý luận và thực tiễn quản lý nhà
nƣớc đối với hoạt động tôn giáo.
Thứ hai, những yếu tố tác động đến QLNN đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn Thị xã. Thực trạng các hoạt động của 6 tôn giáo đã đƣợc nhà
nƣớc công nhận trên địa bàn Thị xã và thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với
hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thị xã, với những nội dung phân tích, luận
văn đã làm nổi lên bức tranh toàn cảnh đối với công tác QLNN về tôn giáo
94
trên địa bàn thị xã. Đút kết đƣợc những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, tồn
tại và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế.
Thứ ba, xu hƣớng phát triển và phƣơng hƣớng quản lý nhà nuớc đối với
hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thị xã. Từ thực trạng QLNN về tôn giáo trên
địa bàn thị xã Hà Tiên thời gian qua, dựa trên cơ sở lý luận, nghiên cứu quan
điểm của Đảng về tôn giáo, phƣơng hƣớng QLNN đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và thị xã Hà Tiên; xu hƣớng hoạt động của tôn
giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và thị xã Hà Tiên luận văn đã đề xuất 07
nhóm giải pháp. Mỗi biện pháp đều có mục đích, nội dung và cách thức thực
hiện khác nhau, nhƣng nhìn chung đều nhằm giải quyết những tồn tại yếu
kém trong công tác QLNN về tôn giáo trên địa bàn thị xã thời gian qua.
Bên cạnh 07 nhóm giải pháp, tác giả đã khuyến nghị với các cơ quan
chức năng ở Trung ƣơng và Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Kiên Giang một số vấn đề
trọng tâm nhƣ: kịp thời xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản dƣới Luật; Phân
cấp cho UBND tỉnh về thẩm quyền cho phép tu sĩ theo Phật giáo Nam tông
tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nƣớc ngoài; hƣớng dẫn chi
tiết việc quản lý các cơ sở tôn giáo là di tích, việc đặt tƣợng mang yếu tố tôn
giáo, . Đối với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cần tăng cƣờng hơn nữa hiệu lực công
tác quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo và có chủ trƣởng, giải
pháp giải quyết dứt điểm vụ việc sinh hoạt tôn giáo trái phép tại khu vực
thuộc đất quốc phòng và một số vụ việc liên quan khác nhằm ổn định tình
hình tôn giáo trên địa bàn Thị xã.
Với những kết quả nghiên cứu đã trình bày, hy vọng luận văn sẽ góp
phần làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo.
Đồng thời, sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức có thêm nguồn tài liệu tham khảo
nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nƣớc về tôn giáo.
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Ban chỉ đạo công tác tôn giáo thị xã Hà Tiên (2010 - 2015), Báo cáo
tình hình công tác tôn giáo năm 2010 - 2015.
2. Hoàng Quốc Bảo (2009), Quản lý xã hội về tôn giáo, Nxb Chính trị -
Hành chính, Hà Nội.
3.
Ban dân vận Trung ƣơng (2014), Tài liệu tọa đàm tổ chức và hoạt
động của Hội đoàn kết sư sãi yêu nước trong Phật giáo Nam tông
Khmer – thực trạng và giải pháp (lƣu hành nội bộ).
4. Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Tôn giáo và công tác quản lý nhà
nước đối với các hoạt động tôn giáo, Nxb. Tôn giáo.
5.
Ban Tôn giáo Chính phủ (2016), Thông báo số 53/TB/TGCP ngày 27-
12-2016, kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về
tín ngưỡng, tôn giáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
6. Ban Tôn giáo Chính phủ, Một số tôn giáo ở Việt Nam, Tài liệu tham
khảo lƣu hành nội bộ, Hà Nội, 1995;
7. Ban tôn giáo chính phủ, Tập văn bản về tổ chức và đường hướng hành
đạo của các tôn giáo tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội
2003
8.
Ban tôn giáo tỉnh Kiên Giang (2017), Thống kê thực trạng tình hình
tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Ban hành kèm theo công văn
số 49/BTG-NV2, ngày 17 -02-2017).
9.
Nguyễn Đăng Bản (2013), Công tác đấu tranh chống lợi dụng đạo Tin
Lành ĐêGa ở Tây nguyên hiện nay, Luận văn Cao học, Học viện
chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
10. Thái Châu Báu (2015), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Luận văn cao học, Học viện Hành chính
quốc gia.
11. Bộ Nội vụ (2015), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo.
12. C. Mác, Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
13. C. Mác, Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 20, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
14. Chi Cục Thống kê thị xã Hà Tiên (2015), Niên giám thống kê 2015,
Hà Tiên, 7-2015.
15. Chính phủ (2004), Nghị định 22/2004/NĐ-CP, ngày 12-01-2004 về
việc kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo của uỷ ban nhân
96
dân các cấp.
16.
Chính phủ (2012), Nghị định 92/2012/NĐ-CP, ngày 08-11-2012 quy
định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
(thay thế Nghị định 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005).
17. PGS.TS Hoàng Văn Chức- chủ biên (2007), giáo trình Quản lý nhà
nước về tôn giáo và dân tộc, Nxb. Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.
18.
Nguyễn Hồng Dƣơng (2014), Tiếp tục đổi mới chính sách về tôn giáo
ở Việt Nam hiện nay những vấn đề lý luận cơ bản, Nxb. Văn hoá
Thông tin và Viện Văn hoá Việt Nam.
19.
Trịnh Lâm Đồng (2015), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, Luận văn Cao học, Học
Viện Hành chính Quốc gia.
20. Trƣơng Minh Đạt (2008), Nghiên cứu Hà Tiên, thực hiện liên doanh
Tạp chí xƣa và nay – NXb trẻ.
21. Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban
chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng bộ huyện Giang Thành - tỉnh Kiên Giang (2014), Báo cáo tổng
kết 10 thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về công tác tôn
giáo.
25. Đảng bộ huyện Mỹ Xuyên - tỉnh Sóc Trăng (2014), Báo cáo tổng kết
10 thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về công tác tôn giáo.
26. Đảng bộ Thành phố Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang (2014), Báo cáo tổng
kết 10 thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về công tác tôn
giáo.
27. Đảng bộ thị xã Hà Tiên (2014), Báo cáo số 293-BC/TU ngày 04
ttháng 12 năm 2014, tổng kết 10 thực hiện Nghị quyết Trung ương 7
(khóa IX) về công tác tôn giáo (Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày
12/3/2003).
28.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12-
3-2003 hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ bảy (khoá
IX), về công tác tôn giáo.
29. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang (2013), Lịch sử Chùa
sắc tứ Tam Bảo tự, Nbx Văn hóa – Văn nghệ.
97
30. Đỗ Lan Hiền (2011), Khoan dung tôn giáo với dân chủ, đoàn kết và
đồng thuận xã hội trong trường hợp Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành
chính.
31. Đỗ Quang Hƣng (chủ biên) (2001), Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo
Nam bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001.
32. Đỗ Quang Hƣng (2005), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam
lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33.
Hồ Trọng Hoài - Nguyễn Thị Nga (2006), Quan điểm của C. Mác -
Ph. Ăngghen - V.I. Lênin - Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng
của Đảng cộng sản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34.
Đào Xuân Hồng (2013), Ảnh hưởng của cộng đồng Vatican II (1962 –
1965) đối với đạo Công giáo ở tỉnh Đồng Nai hiện nay, luận văn Cao
học, Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
35. Học viện Hành chính (2011), tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành
chính Nhà nước (chƣơng trình chuyên viên), Nxb. Khoa học và Kĩ
thuật, Hà Nội.
36. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1996), Trích tác phẩm
kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin về Tôn giáo, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
37. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh- Trung tâm khoa học về
Tín ngƣỡng và Tôn giáo (2004), Tập bài giảng lý luận về tôn giáo và
chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, Nxb. Lý luận
chính trị, Hà Nội.
38. Học viện Hành chính Quốc gia, Giáo trình quản lý nhà nước về Dân
tộc và Tôn giáo, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007
39.
Họ đạo Bát Quái Đồ Thiên (2016), Văn kiện lễ kỹ niệm 80 năm tạo tác
Bát Quái đồ thiên và ngày đại giỗ chư vị tiền bối Tam Giang lần thứ
10 (1936 – 2016).
40.
Nguyễn Hữu Khiển (2001), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo trong điều kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt
Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân.
41. Nguyễn Minh Khải (2013), Tín ngưỡng, tôn giáo và thực hiện chính
sách tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
42.
Lê Văn Lợi (2008), Ảnh hưởng của văn hoá tôn giáo trong đời sống
tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học
viện Chín trị quốc gia Hồ Chí Minh.
98
43. Nguyễn Đức Lữ (2009), Tôn giáo: quan điểm, chính sách của Đảng
và Nhà nước Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
44. Phan Thị Phƣơng Mai (2011) “Công tác quản lý Nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo trên địa bàn quận Hoàn Kiếm - Thành phố Hà Nội
”, Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính, Học viện
chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
45. Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Lữu (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về
tôn giáo và công tác tôn giáo, Nxb. Tôn giáo.
46. Quốc Hội nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam (2016), Luật tín ngưỡng,
tôn giáo năm 2016.
47. Quốc hội nƣớc cộng hoà XHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp năm
2013, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
48.
Nguyễn Hoàng Sa (1999), Đạo Hòa Hảo và ảnh hưởng của nó ở đồng
bằng sông Cửu Long, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh.
49.
Nguyễn Hoài Sanh (2013), Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: những vấn
đề lý luận và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ
Triết học, Hà Nội.
50. Võ Kim Sơn (2008), Giáo trình Hành chính công, Nxb. Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.
51. Trịnh Quốc Tuấn, Hồ Trọng Hoài (2007), Toàn cầu hóa và tôn giáo,
Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội.
52.
Cao Văn Thanh - Đậu Tuấn Nam (2011), Một số vấn đề về tôn giáo và
công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay, Nxb Chính trị -
Hành chính, Hà Nội.
53. Ngô Hữu Thảo (2012), Công tác tôn giáo từ quan điểm Mác - Lênin
đến thực tiễn Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
54. Trần Ngọc Thêm (chủ biên) (2014), Văn hóa người Việt vùng Tây
Nam Bộ, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh.
55. Nguyễn Tài Thƣ (chủ biên, 1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và
tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
56. Lê Bá Trình (2012), Quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự
vận dụng quan điểm đó vào việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
tộc ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Khoa học
xã hội.
57. Uỷ ban nhân dân thị xã Hà Tiên (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
99
58.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2010), Quyết định số 16/2010/QĐ-
UBND, ngày 26-7-2010 về việc ban hành quy định về chức danh, số
lượng và một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã,
phường, thị trấn, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
và ở ấp, khu phố thuộc tỉnh Kiên Giang.
59. Uỷ ban thị xã Hà Tiên (2012), Báo cáo kết quả kiểm tra hoạt động tôn
giáo của tu sĩ tại Tịnh xá Ngọc Đăng thuộc phường Tô Châu, thị xã
Hà Tiên.
60. Uỷ ban thị xã Hà Tiên (2015), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã
hội 05 năm (2011 – 2015).
61. Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh số 21/2004/PL-
UBTVQH, ngày 18-6-2004 Tín ngưỡng, tôn giáo.
62.
Danh Út (2014), Biến đổi trong đời sống văn hóa của tu sĩ Phật giáo
Nam tông Khmer tỉnh Kiên Giang (từ sau năm 1986 đến nay), Luận
văn cao học Văn hóa học, Trƣờng Đại học Trà Vinh.
63. Dƣơng Đình Văn (2012), Công tác tranh thủ hàng giáo sĩ đạo Công
giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An thực trạng và giải pháp”, Luận văn tốt
nghiệp Cao cấp lý luận chính trị - hành chính, Học viện chính trị -
hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
64.
Viện Chiến lƣợc quân sự - Bộ Quốc phòng ( 2004), Nghiên cứu tổng
kết lý luận, thực tiễn đấu tranh phòng chống chiến lược” Diễn biến
hoà bình” của các thế lực thù địch, Hà Nội.
65. Nguyễn Thanh Xuân (2013), Đạo Cao Đài hai khía cạnh lịch sử và
tôn giáo, Nbx. Tôn giáo.
66. TS. Lê Thị Vân Anh, ThS. Lƣờng Thị Pó (2015), Xu hƣớng biến đổi
của tôn giáo và việc tăng cƣờng khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt nam
hiện nay , Tạp chí Cộng sản,
moi/2015/36080/Xu-huong-bien-doi-cua-ton-giao-va-viec-tang-
cuong-khoi.aspx
67. Kiều Nga (2014), Công tác tôn giáo với sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nƣớc , Ban tôn giáo Chính phủ,
/Plus.aspx/vi
News/38/0/240/0/7786/Cong_tac_ton_giao_voi_su_nghiep_xay_dung
_va_phat_trien_dat_nuoc.
68. TS. Phạm Huy Thông (2009), Cái nhìn mới về tôn giáo của các nhà
nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay , Ban Tôn giáo Chính phủ,
_ve_ton_giao_cua_cac_nha_nghien_cuu_o_Viet_Nam_hien_nay.
100
PHỤ LỤC
BẢNG THỐNG KÊ
Số liệu tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo
trên địa bàn thị xã Hà Tiên, Tỉnh Kiên Giang (năm 2015)
TT TÔN GIÁO Tín đồ
Chức sắc, chức việc,
nhà tu hành
Ghi chú
1 Phật giáo 17.243 139
2 Công giáo 1.971 25
4 Cao Đài 867 66
5 Phật giáo Hoà Hảo 105 7
6 Tịnh độ cƣ sĩ 50
8
Phật đƣờng Nam tông
Minh Sƣ đạo
40 12
TỔNG CỘNG 20.266 299
Nguồn: PhòngNội vụ thị xã Hà Tiên và Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang.
101
BẢNG THỐNG KÊ
Danh sách tổ chức tôn giáo đƣợc Nhà nƣớc công nhận
đang hoạt động trên địa bàn thị xã Hà Tiên, Tỉnh Kiên Giang
T
T
Tên tổ chức/hệ
phái
Thời gian
Cấp ra QĐ
công
nhận/Cấp
đăng ký hoạt
động
Số Quyết
định/Cấp đăng
ký hoạt động
1. Phật giáo - - -
2. Công giáo - - -
3. Cao Đài Tây Ninh 9/5/1997
Ban Tôn giáo
CP
10/QĐ-TGCP
4.
Cao đài Minh Chơn
Đạo
2/8/1996
Ban Tôn giáo
CP
39/QĐ/TGCP
5. Phật giáo Hoà Hảo 11/6/1999
Ban Tôn giáo
CP
21/QĐ-TGCP
6.
Tịnh độ Cƣ Sỹ Phật
hội Việt Nam
21/11/2007
Ban Tôn giáo
CP
207/QĐ-TGCP
7.
Phật đƣờng Nam
Tông Minh sƣ Đạo
1/10/2008
Ban Tôn giáo
CP
196/QĐ-TGCP
Nguồn: Sở Nội vụ Tỉnh Kiên Giang, Tỉnh uỷ Kiên Giang
102
BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH KIÊN GIANG
103
Chùa Tam Bảo - phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
104
Giáo xứ Hà Tiên - phường Đông Hồ, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
105
Tịnh độ Hưng Phương Tự - phường Đông Hồ, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Chùa Quảng Tế Phật Đường - phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
106
Họ đạo Bát Quái Đồ Thiên - phường Tô Châu, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_ton_giao_tren_di.pdf