Luận văn Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nhiệp trên địa bàn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang

Xây dựng và phát triển HTX nông nghiệp là một yêu cầu tất yếu trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, nó là khâu đột phá để tái cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp, gia tăng sức cạnh tranh và nâng cao giá trị hàng hóa nông sản và tăng thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên HTX nông nghiệp phát triển còn nhiều khó khăn, hiệu quả đem lại còn thấp, trong đó có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân có tầm quan trọng đặc biệt đó là công tác quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của HTX. Luận văn này trên cơ sở lý luận khoa học về HTX, thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện U Minh Thượng đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện. Những giải pháp đó nếu được thực hiện tốt trong thực tế tin rằng sẽ đem lại hiệu quả cao trong xây dựng và phát triển HTX trong nông nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

pdf78 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nhiệp trên địa bàn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh các chính sách mới để quản lý và phát triển HTX trong nông nghiệp. - Giai đoạn năm 2012 đến nay Thực hiện Luật HTX năm 2012 và các nghị định, quyết định của Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện Luật HTX năm 2012, trong đó có Quyết định 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10-4-2014 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Huyện U Minh Thượng tập trung chỉ đạo chuyển đổi, xây dựng mới HTX nông nghiệp theo quy định của luật. Tính đến cuối năm 2016 toàn huyện có 11 HTX trong nông nghiệp. Trong đó có 9 HTX cũ chuyển đổi đăng ký lại hoạt động, 2 HTX mới thành lập, (có 3 HTX trước đây hoạt động không hiệu quả đã làm thủ tục giải thể). Về thành viên và hoạt động của HTX: Hiện toàn huyện có 1.650 hộ thành viên HTX nông nghiệp, chiếm 10,6% số hộ trong huyện, trung bình 150 thành viên/HTX. Giá trị sản xuất kinh doanh khoảng 1 tỷ đồng 1 HTX, lợi nhuận bình quân khoảng 200 triệu đồng/HTX/năm. Thu nhập bình quân của các thành viên và người lao động ước đạt trên dưới 1 triệu đồng/người/tháng. Đa số các HTX nông nghiệp thực hiện các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt ở nông thôn bao gồm: cung ứng các dịch vụ đầu vào (giống, phân bón, tưới tiêu), tiêu thụ nông sản quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thực hiện liên kết với các doanh nghiệp để đầu tư sản xuất, tiêu thụ nông sản. Một số HTX nông nghiệp có sự đổi mới về phương thức hoạt động, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện liên kết với các doanh nghiệp, do đó đã nâng 41 cao được hiệu quả hoạt động của HTX, thu nhập của các thành viên và khẳng định được vai trò kinh tế hợp tác cho các hộ gia đình thành viên. Về tình hình vốn, quỹ của HTX: nhìn chung các HTX nông nghiệp đều thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh. Mức vốn trung bình của HTX đều rất thấp và chủ yếu là vốn tài sản cố định đã sử dụng lâu năm như Trạm bơm, máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng đã xuống cấp, lạc hậu. Các HTX nông nghiệp thường rất khó tiếp cận được với nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng do không có tài sản thế chấp, hoạt động sản xuất kinh doanh rủi ro cao, sổ sách kế toán chưa minh bạch và chưa xây dựng được phương án kinh doanh khả thi. Trong khi đó huy động vốn đóng góp của các thành viên rất khó khăn. Nhiều HTX thiếu chủ động, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Những hạn chế chính của các HTX nông nghiệp hiện nay là: Việc tổ chức lại HTX hoạt động theo Luật năm 2012 còn chậm. Đến gần nữa năm 2016 các HTX mới chuyển đổi xong. Phần lớn các HTX đăng ký lại hoạt động còn mang tính hình thức, hoạt động vẫn chưa có sự thay đổi, tư duy hoạt động còn nặng về hành chính, bao cấp theo phương thức HTX cũ. Đa số các HTX nông nghiệp hiện nay mới chỉ tập trung hoạt động đối với các dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: cung ứng giống, vật tự, phân bón, bảo vệ thực vật, thủy lợi nội đồng; còn các dịch vụ quan trọng như: bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm, chỉ một số HTX trồng mía mới thực hiện bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Từ đó chưa hỗ trợ cho việc gia tăng sản lượng và giá trị sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, một số HTX được hình thành không đúng bản chất của HTX theo luật quy định, chủ yếu là để hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. 42 Nhiều HTX nông nghiệp còn lúng túng trong định hướng hoạt động và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, chưa có sản phẩm dịch vụ tốt để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa; thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa HTX với thành viên; vốn ít, doanh thu thấp nên hiệu quả hoạt động chưa cao, một số hoạt động hình thức. Nếu xem xét trên góc độ về khả năng tái mở rộng các hoạt động dịch vụ sản xuất và lợi ít mà HTX mang lại cho thành viên thì hiện mới chỉ có khoảng trên 10% HTX hoạt động đạt hiệu quả cao; khoảng 80% hoạt động trung bình và yếu; trên 8% HTX hoạt động kém hoặc ngừng hoạt động. Do hiệu quả hoạt động hạn chế, lợi ít mang lại cho thành viên chưa cao nên người nông dân chưa hăng hái tham gia, gắn bó với HTX. Tổng quan về quá trình xây dựng và hoạt động của HTX trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói chung và cụ thể đối với huyện U Minh Thượng, với trãi nghiệm 42 năm, trong đó có những thành tựu, hạn chế sẽ là kinh nghiệm tốt cho quản lý nhà nước về lính vực này trong giai đoạn mới. 2.2. Đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp trên địa bàn huyện U Minh Thượng 2.2.1. Về thực hiện và ban hành văn bản pháp lý, quản lý HTX trong nông nghiệp - Sau khi Luật HTX năm 2012 và Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21-11-2013 của Chính phủ được ban hành. Tỉnh ủy đã xây dựng Nghị quyết về phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể hóa thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy. Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, huyện đã có kế hoạch tổ chức triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện Luật trên địa bàn huyện. 43 Huyện ủy xây dựng chương trình xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác giai đoạn 2012-2020, theo đó UBND huyện xây dựng kế hoạch cụ thể hóa thực hiện chương trình hành động của Huyện ủy. Sở Nông nghiệp tỉnh có văn bản hướng dẫn chỉ đạo HTX tổ chức lại hoạt động theo Luật HTX, theo đó huyện áp dụng thực hiện. Luật HTX năm 2012 có hiệu lực cùng các nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng, khá đồng bộ, cụ thể thuận lợi cho HTX phát triển, bước đầu góp phần tạo bước chuyển biến trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân về mô hình tổ chức HTX, theo đó HTX trở thành mô hình liên kết sản xuất, tương trợ nhau để cùng phát triển, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp trong điều kiện cơ chế thị trường. Thực hiện Luật HTX và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ và Bộ ngành Trung ương, Tỉnh ủy Kiên Giang đã xây dựng Nghị quyết về phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2020; UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể hóa thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy. Theo đó Huyện ủy U Minh Thượng đã xây dựng chương trình xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn huyện và thành lập Ban Chỉ đạo tham mưu Huyện ủy thực hiện nghị quyết này; UBND huyện xây dựng kế hoạch cụ thể hóa thực hiện chương trình của Huyện ủy. Sở Nông nghiệp tỉnh có văn bản hướng dẫn chỉ đạo HTX tổ chức lại hoạt động theo Luật HTX năm 2012, trên cơ sớ đó huyện áp dụng thực hiện. Những văn bản pháp lý của Trung ương và các Nghị quyết, kế hoạch thực hiện tỉnh Kiên Giang và huyện U Minh Thượng đã tạo ra cơ sở cho kinh tế tập thể nói chung hoạt động trong đó có HTX nông nghiệp. Tuy 44 nhiên những văn bản này chỉ nói chung cho hoạt động kinh tế tập thể, chứ chưa hướng dẫn, chỉ đạo riêng đối với HTX nông nghiệp, từ đó mà trong áp dụng chỉ đạo thực hiện ở cấp huyện và cơ sở trong xây dựng và phát triển HTX nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn; các văn bản thực hiện Luật HTX chậm ban hành, có những quy định hướng dẫn chưa phù hợp đối với HTX nông nghiệp, chưa có nghị định của Chính phủ thực hiện riêng đối với HTX nông nghiệp, chưa có một mô hình HTX nông nghiệp chuẩn để đáp ứng thực hiện; các chương trình, kế hoạch của tỉnh và huyện có đề ra được mục tiêu, chỉ tiêu, quan điểm giải pháp thực hiện nhưng chưa cụ thể, rõ ràng, không đủ nguồn lực để thực hiện, mặc khác UBND huyện, xã chưa quan tâm đúng mức công tác xây dựng kế hoạch cụ thể phát triển HTX nông nghiệp, hoặc xây dựng kế hoạch còn sơ sài, biện pháp thực hiện chưa phù hợp. 2.2.2. Việc xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX - Về kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về HTX. Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về HTX, huyện đã giao cho Phòng Tài chính-Kế hoạch cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện làm đầu mối quản lý thống nhất về HTX, Phòng Nông nghiệp và Phát triên nông thôn theo dõi, nắm tình hình và hướng dẫn các HTX trong nông nghiệp hoạt động. Đối với Phòng Tài chính – Kế hoạch giao trách nhiệm trực tiếp cho đồng chí Trưởng phòng và có 01 công chức tham mưu tổng hợp tình hình và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về quản lý nhà nước. Đối với Phòng Nông nghiệp giao cho 01 đồng chí Phó Trưởng phòng phụ trách theo dõi và hướng dẫn HTX nông nghiệp hoạt động. Đối các xã phân công 01 đồng chí công chức phụ trách sản xuất tham mưu cho chủ tịch UBND về quản lý Nhà nước các xã đối với HTX nông nghiệp. 45 Huyện đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; đưa đi tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý, điều hành HTX cho thành viên Hội đồng quản trị cho 32 người; đào tạo trung cấp kế toán cho 9 kế toán HTX, mở 01 lớp tập huấn về Luật HTX, báo cáo tình hình hoạt động của HTX theo Thông tư số 03 của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Thông tư số 83 của Bộ Tài chính về chế độ quản lý tài chính đối với HTX, kỷ năng tổ chức các dịch vụ trong HTX nông nghiệp và quy trình thành lập HTX, tổ hợp tác cho 120 đối tượng là thành viên Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể huyện, xã; Thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, kế toán HTX, tổ trưởng tổ hợp tác trên địa bàn huyện. - Về triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ HTX nông nghiệp: Tính từ tháng 10 năm 2013 đến hết năm 2016 (sau 3 năm thực hiện Luật HTX năm 2012), ngân sách tỉnh và huyện đã hỗ trợ phát triển HTX 4,2 tỷ đồng, gồm hỗ trợ trên các lĩnh vực sau: hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ xây dựng trạm bơm, hỗ trợ thành lập mới HTX, hỗ trợ HTX tổ chức lại hoạt động, hỗ trợ vốn, giống khi thiên tai, dịch bệnhPhối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh tỉnh Kiên Giang để cho vay ưu đãi đối với thành viên HTX đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, thời gian vay tối đa 20 năm tùy theo mục đích sử dụng vốn vay, mức vay tối đa 300 triệu đồng trên một thành viên, đã có 03 HTX làm thủ tục cho thành viên vay. Huyện đã phối hợp với các ngân hàng để đầu tư cho thành viên HTX nông nghiệp vay lãi suất ưu đãi, đã có 2/11 HTX nông nghiệp của huyện được các ngân hàng cho thành viên HTX vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh, mỗi thành viên HTX được vay tối đa 300 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. 46 Bên cạnh đó huyện cũng đã hỗ trợ các HTX nông nghiệp liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Phòng Nông nghiệp đã hỗ trợ cho 03 HTX thẩm định 04 hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với công ty trong và ngoài tỉnh. UBND huyện ra quyết định xác nhận kết quả xây dựng vùng nguyên liệu theo hợp đồng liên kết sản xuất sản xuất và tiêu thụ mía đến năm 2020 các Công ty mía đường Cần Thơ và Cà Mau. Hỗ trợ HTX xây dựng thương hiệu, chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và tiêu thụ sản phẩm mắm cá lưỡi trâu, khô cá sặc rằng, mật ong..v.v... Tuy nhiên, Bộ máy tổ chức làm công tác quản lý Nhà nước về HTX tỉnh, huyện và xã trình độ, năng lực còn yếu, chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác quản lý Nhà nước về HTX nói chung, HTX nông nghiệp nói riêng, cán bộ tham mưu về quản lý HTX chủ yếu là kiêm nhiệm nên thời gian để cho công tác nghiên cứu, nắm tình hình về hoạt động của HTX và hướng dẫn HTX hoạt động chưa kịp thời và thông tin chính xác chưa đủ năng lực tham mưu cấp chính quyền thực hiện một cách có hiệu quả quản lý Nhà nước đối với kinh tế HTX. Cán bộ được giao quản lý, giúp đỡ hỗ trợ HTX chủ yếu được điều động từ các lĩnh vực khác sang hoặc cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn cũng như kiến thức về HTX, cán bộ quản lý HTX trình độ rất thấp (có người chưa hết lớp 9) và chưa qua đào tạo quản lý về HTX năng lực quản lý chưa đáp ưng được yêu cầu hoạt động của HTX, điều kiện để nắm bắt thông tin thị trường khó khăn, nhiều cán bộ quản lý HTX thiếu nhiệt tình công việc, tình trạng gò ép làm cán bộ quản lý HTX còn xảy ra, nhiều cán bộ quản lý HTX chưa thật sự tâm huyết với HTX. Việc thực hiện chính sách còn nhiều hạn chế số lượng và tỷ lệ các HTX tiếp cận được các chính sách rất thấp. Trong 12 nhóm chính sách hỗ trợ được thống kê hàng năm, cao nhất mới có khoảng gần 3%, thấp nhất nhóm chỉ đạt 0,13% số HTX nông nghiệp tiếp cận được chính sách. 47 Những nhóm chính sách quan trọng để hỗ trợ HTX thực hiện tốt vai trò của HTX trong việc giúp nông dân liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, an toàn và có giá trị cao như các chính sách hỗ trợ phát triển khoa học kỹ thuật, sơ chế hay chế biến sản phẩm, bảo quản sau thu hoạchđều đạt tỷ lệ rất thấp. Tiếp cận tín dụng vẫn là nội dung khó khăn nhất của HTX nông nghiệp. Đến nay chưa có HTX nào có đất làm trụ sở, chủ yếu là tạm mượn nơi để làm trụ sở hoạt động. 2.2.3. Về tổ chức và hướng dẫn đăng ký HTX Thực hiện Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch đầu tư hướng dẫn đăng ký HTX và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của HTX, Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 2-12-2014 của UBND tỉnh về việc chuyển đổi các HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012 huyện đã tổ chức hướng dẫn các HTX hiện có trên địa bàn. Các quy trình, thủ tục chuyển đổi đăng ký hoạt động lại, hướng dẫn quy trình, thủ tục thành lập mới, giải thể đối với những HTX hoạt động yếu kém. Kết quả đã có 9 HTX cũ chuyển đổi đăng ký lại hoạt động, 2 HTX thành lập mới và có 3 HTX hoạt động yếu kém làm thủ tục giải thể tự nguyện theo quy định của Luật HTX năm 2012. Nhìn chung, việc đăng ký kinh doanh của HTX thuận lợi, cơ quan chuyên môn làm nhiệm vụ đăng ký kinh doanh của huyện đã chủ động hướng dẫn đăng ký kinh doanh mới và thực hiện chuyển đổi đăng ký kinh doanh cho các HTX nông nghiệp, các HTX được thành lập đúng quy trình, thủ tục và thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành, Thực hiện cơ chế một cửa trong tiếp nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho HTX thành lập mới, bổ sung, thay đổi nội dung hoạt động của HTX. Thời gian đăng ký kinh doanh hoàn thành chỉ từ 01 đến 02 ngày, đối với kinh doanh có điều kiện từ 02 đến 03 ngày. 48 Tuy nhiên củng có trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh chưa thực hiện đúng quy định pháp luật, cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh yêu cầu HTX có thêm các giấy tờ khác ngoài quy định pháp luật như: phải có phương án sản xuất kinh doanh, giấy xác nhận trụ sở, danh sách xã viên, thông báo việc thành lập HTX, có lúc UBND xã ra quyết định thành lập HTX rồi HTX mới được đăng ký kinh doanh. Ở huyện có lúc chưa thực hiện thống nhất về người có thẩm quyền cấp giấy đăng ký kinh doanh, có thời gian giao cho Trưởng Phòng Tài chính-Kế hoạch, có thời gian giao cho Trưởng Phòng Nông nghiệp cấp giấy sản xuất kinh doanh cho HTX nông nghiệp. Công tác theo dõi quản lý Nhà nước sau đăng ký kinh doanh chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện đầy đủ như việc xây dựng quản lý hệ thống thông tin, cung cấp thông tin về HTX, kiểm tra HTX hoạt động theo nội dung đăng ký kinh doanh, xác nhận hiệu quả hoạt động định kỳ hàng năm của HTX..v.v... 2.2.4. Về thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với HTX; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của HTX, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật Công tác kiểm tra, giám sát tuy được thực hiện thường xuyên đối với hoạt động của HTX nông nghiệp và tổ chức cá nhân có liên quan. Thời gian qua chủ yếu huyện mới tập trung khảo sát nắm tình hình hoạt động, hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện để các HTX tháo gỡ khó khăn, khi phát hiện sai phạm nhắc nhỡ, chấn chỉnh để HTX khắc phục. Công tác kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật chưa được triển khai thực hiện toàn diện, chủ yếu mới tập trung vào sửa đổi, bổ sung nội dung điều lệ, quyết toán tài chính hàng năm, tổ chức đại hội xã viên, xử lý giải thể HTX, nhưng cũng chưa chặt chẽ. Một số xã buông lõng việc kiểm tra, 49 giám sát thực hiện HTX, hoặc nếu có thực hiện kiểm tra, giám sát thì cũng mang tính hình thức, hiệu quả thấp. Tại một số HTX, xã viên không góp vốn điều lệ, nhiều xã viên ...thời hạn quy định không góp vốn và không có tư cách xã viên; việc sữa đổi bổ sung điều lệ các HTX thành lập trước khi Luật HTX năm 2012 có hiệu lực còn chậm; có HTX không tổ chức đại hội, việc giải thể HTX tuy thực hiện đúng thủ tục, nhưng tiến hành chậm, gặp khó khăn về thủ tục vì không tổ chức được hội nghị xã viên (do không còn xã viên). Một số HTX chuyển đổi đến nay vẫn chưa xác định được xã viên và vốn góp..v.v... Hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát chưa thực hiện đúng, đủ các quy định về nhiệm vụ theo điều lệ, quy định của HTX. Hiệu quả hoạt động của Ban kiểm soát HTX thấp. Hội đồng quản trị và giám đốc HTX chưa chủ động và tích cực trong hoạt động, thành viên của HTX chưa nhận thức đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm và lợi ích của mình trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát thực hiện Luật HTX. 2.2.5. Hợp tác quốc tế về phát triển HTX Hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế bước đầu được đẩy mạnh. Hiện nay việc phối kết hợp giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với các Bộ, ngành khác như Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ủy ban Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Liên minh HTX Việt Nam, Ban Kinh tế Trung ương trong việc tuyên truyền, hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, HTX ngày càng chặt chẽ. Nhiều tổ chức quốc tế và khu vực (Jica, WB, FAO, các nước Asean) ngày càng quan tâm hỗ trợ và phát triển kinh tế hợp tác. - UBND huyện và Phòng Nông nghiệp đã chủ động liên hệ với nhiều doanh nghiệp thực hiện chuỗi giá trị hàng hóa nông sản cho HTX thông qua xây dựng cánh đồng liên kết, cánh đồng lớn, kết quả đã được nhà máy mía đường Cần Thơ và Cà Mau bao tiêu 100% sản lượng mía trên địa bàn 50 huyện và một số nông sản khác như lúa chất lượng cao, dưa hoàng kim....Đối với huyện thực hiện tổ chức một số đoàn cán bộ quản lý HTX đi tham quan, tìm hiểu thực tế một số HTX nông nghiệp ở một số địa phương như Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang và huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên trên địa bàn huyện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế của HTX chưa được phát huy và trong hoạt động quản lý nhà nước chưa được quan tâm đúng mức và không đủ điều kiện khả năng để thực hiện chức năng này. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Ưu điểm - Hệ thống cơ sở pháp lý và các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp đang dần từng bước hoàn thiện hơn, tạo cơ sở pháp lý cho HTX nói chung, HTX nông nghiệp nói riêng hoạt động và phát triển. Hạn chế dần từng bước tình trạng ban hành cơ chế chính sách chung chung, không sát với thực tiễn. Việc vận dụng tổ chức thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ đối với HTX ở địa phương linh hoạt hơn và đem lại hiệu quả bước đầu trong việc tạo điều kiện thành lập HTX và giúp HTX nâng cao năng lực hoạt động. - Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác, HTX bước đầu được cải thiện và dần bước thực hiện tốt hơn chức năng nhiệm vụ của mình. Sự phân công, phối hợp giữa các ngành các cấp trong quản lý, hỗ trợ HTX hoạt động ngày càng tốt hơn. Ở huyện đã có sự phân công cơ quan tham mưu quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp, ở ngành có liên quan và xã cũng đã có bố trí cán bộ theo dõi, hướng dẫn hoạt động đối với HTX nông nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX được quan tâm hơn, trình độ quản lý của cán bộ HTX có bước nâng lên, nắm được vai 51 trò, chức năng của HTX để điều hành quản lý và xây dựng các phương án kinh doanh có hiệu quả. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với HTX nông nghiệp cũng được quan tâm thực hiện, như hỗ trợ về thành lập HTX, hỗ trợ trong vay vốn ngân hàng, hỗ trợ, hỗ trợ liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng về thủy lợi, điện..v.v...để tạo điều kiện thuận lợi cho HTX hoạt động. - Việc tổ chức và đăng ký hướng dẫn đăng ký HTX được UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND thực hiện đúng quy trình thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho HTX đăng ký hoạt động mới, chuyển đổi hoặc giải thể theo luật định. - Công tác kiểm tra, giám sát được UBND huyện, xã thực hiện thường xuyên, định kỳ việc hoạt động của HTX, đã tập trung kiểm tra, giám sát những vấn đề chủ yếu thực hiện pháp luật HTX như tổ chức đại hội xã viên, quản lý tài chính HTX, vốn điều lệ, nộp thuế cho Nhà nước, nhằm đánh giá những mặt làm được, chưa làm được và đưa ra các giải pháp tiếp tục thực hiện Luật tốt hơn. - Công tác chỉ đạo xây dựng mô hình liên kết và xây dựng cánh đồng lớn được chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt nên bước đầu đã tạo động lực để địa phương doanh nghiệp, HTX triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình liên kết, cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đem lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất của nông dân. 2.3.2. Hạn chế - Các văn bản của Trung ương về cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện Luật HTX ban hành chậm, nhất là các văn bản hướng dẫn, về cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển về HTX được luật quy định ban hành chậm, thiếu đồng bộ nhất là chính sách đối với HTX nông nghiệp. Có chính 52 sách cấp tỉnh chưa có hướng dẫn thực hiện cụ thể và thiếu nguồn lực thực hiện, nên huyện cũng khó khăn trong triển khai thực hiện. Mặt khác các chính sách hỗ trợ HTX tuy nhiều nhưng chưa đủ mạnh, có nhiều điều chưa phù hợp với HTX nông nghiệp, thiếu những cơ chế chính sách mang tính đột phá để hỗ trợ mạnh mẽ và thiết thực cho HTX nông nghiệp. Thủ tục rườm rà và thiếu nguồn lực cả về tài chính và con người để hỗ trợ HTX nên nhiều chính sách chưa đi vào thực tiễn. Mặc dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành kế hoạch đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác giai đoạn 2014-2020 nhưng việc triển khai thực hiện còn chậm. Ở địa phương công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác, HTX chưa được quan tâm đúng mức, biện pháp tổ chức thực hiện có nội dung chưa sát hợp tình hình và yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện; chưa tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm về kinh tế hợp tác nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng để đề ra phương hướng chỉ đạo thời gian tới. Mặc dù công tác tuyên truyền về kinh tế hợp tác, HTX đã có những tiến bộ, nhưng còn thiếu chiến lược tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu và thiếu thường xuyên. Vì thế nhận thức về vị trí, vai trò, bản chất của kinh tế hợp tác, HTX trong cán bộ và nhân dân chuyển biến còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Ở một số xã vẫn coi HTX nông nghiệp như công cụ của chính quyền, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền cấp xã hơn là một tổ chức kinh tế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Có nơi cấp ủy, chính quyền can thiệp qúa sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp hoặc thiếu sự quan tâm buông lõng quản lý, khiến một số HTX hoạt động không hiệu quả, trông chờ vào chính sách ưu đãi của nhà nước. - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và hỗ trợ phát triển kinh tế HTX ở cấp huyện và cấp xã chưa hoàn chỉnh, vừa thiếu vừa yếu về kỷ năng 53 nghiệp vụ, cán bộ quản lý Nhà nước về HTX chủ yếu là phân công kiêm nhiệm nên trong hoạt động còn nhiều hạn chế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác tuy có quan tâm nhưng cán bộ phụ trách lĩnh vực thay đổi nhiều, dẫn đến năng lực quản lý tổ chức hoạt động còn nhiều hạn chế. - Công tác tổ chức triển khai thực hiện Luật HTX năm 2012 ở địa phương còn lúng túng, nhất là trình tự, thủ tục thực hiện việc đăng ký lại HTX và thành lập mới HTX, do vậy tiến độ đăng ký lại HTX và thành lập mới HTX rất chậm, hầu hết các HTX chuyển đổi trên địa bàn huyện đều chậm so với thời gian Luật quy định (ngày 1/7/2016). Việc củng cố, phát triển hoặc giải thể các HTX hoạt động yếu kém cũng như thực hiện triệt để và hiệu quả, kết quả không được như mong muốn. Ngoài tiến độ chậm vẫn còn tình trạng thực hiện đăng ký lại hoạt động của HTX một cách hình thức, chiếu lệ vì thế kết quả “bình mới rượu cũ” vẫn tiếp tục diễn ra. Việc xây dựng mô hình HTX, mô hình liên kết hợp tác trong chuỗi giá trị với doanh nghiệp chưa được triển khai sâu rộng. Một số ngành, xã chưa quan tâm đầy đủ đến công tác tổng kết rút kinh nghiệm và xây dựng mô hình phù hợp với điều kiện thực tế cùa từng lĩnh vực, địa bàn. Việc tuyên truyền nhân rộng các mô hình HTX làm ăn có hiệu quả còn hạn chế. Chưa xây dựng được tiêu chí phân loại HTX nông nghiệp nên việc định giá hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp tính sát thực chưa cao. Công tác báo cáo theo hệ thống về tình hình xây dựng phát triển và hoạt động của HTX nông nghiệp có lúc không kịp thời, đầy đủ nên khó khăn cho việc theo dõi chỉ đạo, thực hiện trên thực tiễn. Theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là ngày 15/1 hàng năm. Việc thực hiện đăng ký kinh doanh của HTX nông nghiệp còn có sự chồng chéo giữa Phòng Tài chính-Kế hoạch và Phòng Nông nghiệp, thủ tục 54 hành chính còn gồm rà; việc hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và cán bộ phụ trách đăng ký kinh doanh có trường hợp chưa đúng quy định, việc thẩm định hồ sơ đăng ký kinh doanh của HTX có lúc chưa chặt chẽ để sai sót hoặc phải tốn kém thời gian của HTX. - Công tác kiểm tra, giám sát thi hành luật chưa được triển khai thực hiện toàn diện, còn một số nội dung chưa được quan tâm kiểm tra, giám sát để chấn chỉnh kịp thời, việc xử lý vi phạm qua kiểm tra chưa thực hiện triệt để, công tác kiểm tra, giám sát còn mang tính hình thức. Công tác kiểm tra, giám sát chỉ mới thực hiện theo định kỳ. Hoạt động của Ban kiểm soát HTX còn yếu. - Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện hợp tác quốc tế về HTX của chính quyền huyện, xã tuy có quan tâm nhưng có những khó khăn tác động từ điều kiện kinh tế-xã hội, vị trí địa lý của huyện, nên việc kêu gọi đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của HTX nông nghiệp làm ra rất hạn chế. Chỉ có một số hàng hóa nông sản của các HTX trong huyện được bao tiêu sản phẩm nhưng cũng mang tính vụ chưa thật vững chắc. Trình độ, năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý HTX hạn chế nên cũng khó khăn trong quan hệ kêu gọi đầu tư, trong thực hiện các hợp đồng kinh tế về liên kết, bao tiêu hàng hóa nông sản..v.v.... 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân của những hạn chế trên của công tác quản lý nhà nước trên địa bàn huyện đó gồm: Một là, công tác tổ chức triển khai thực hiện Luật HTX còn lúng túng, chồng chéo trong chỉ đạo và thực hiện, Năng lực và kinh nghiệm của bộ máy quản lý nhà nước và các đơn vị cung cấp dịch vụ cho các HTX chưa đáp ứng yêu cầu; còn có sự lúng túng trong thực hiện chức năng, 55 nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp. Sự vào cuộc của hệ thống quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa mạnh mẽ. Bộ máy quản lý nhà nước và các đơn vị cung cấp dịch vụ cho HTX năng lực yếu, thiếu cán bộ nên còn lúng túng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp. Hai là, nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền, các phòng, ban ngành huyện và các xã, cán bộ và nhân dân về tầm quan trọng, vai trò, vị trí của HTX trong phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa đầy đủ và đúng với quan điểm chủ trương phát triển kinh tế hợp tác nói chung, HTX trong nông nghiệp nói riêng. Ba là, sự phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp giữa các cơ quan ban ngành từ Trung ương xuống địa phương (cấp tỉnh, huyện, cấp xã), chưa thật sự rõ ràng, vẫn còn xảy ra tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan, ban ngành. Bốn là, nhiệm vụ phát triển kinh tế HTX là nhiệm vụ khó khăn, kết quả và tác động các giải pháp chính sách không đến lập tức mà đến từ từ, đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn. Bên cạnh đó HTX đã bị rơi vào tình trạng yếu kém trong thời gian dài do ảnh hưởng của mô hình HTX cũ rất trầm trọng không dễ gì thay đổi một sớm một chiều. Năm là, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện Luật HTX, thực hiện các chính sách đối với HTX nông nghiệp chưa được quan tâm, việc giám sát kiểm tra và xử lý những sai phạm trong việc thực hiện Luật HTX như vấn đề không tổ chức đại hội xã viên hàng năm, các HTX đã ngưng hoạt động trên 01 năm không giải thể, hoặc công tác báo cáo tài chính định kỳchưa được các cơ quan chức năng quản lý nhà nước xử lý kịp thời và kiên quyết. 56 Tiểu kết chương 2 Chương 2 đã nêu lên đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang, về quá trình xây dựng và phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện qua từng giai đoạn từ năm 1975 đến khi có Luật HTX năm 1996 và quá trình xây dựng và phát triển HTX theo các Luật HTX năm 1996, 2003, 2012 đến nay (năm 2016). Qua đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của công tác quản lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp trên địa bàn huyện U Minh Thượng. Đây là cơ sở để đưa ra những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện U Minh Thượng trong thời gian tới. 57 Chương 3 HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH THƯỢNG TỈNH KIÊN GIANG 3.1. Định hướng phát triển Hợp tác xã giai đoạn 2016-2020 3.1.1. Quan điểm phát triển - Đảm bảo nguyên tắc hoạt động HTX theo Nghị quyết TW5 (khóa IX) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể; phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm; tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi và quản lý dân chủ. - Đảm bảo được lợi ích kinh tế là chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội, góp phần giảm nghèo, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển. - Phát triển HTX trong nông nghiệp phải căn cứ vào đường lối quan điểm của Đảng về nông nghiệp, nông thôn, nông dân; gắn với đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. - Phát triển HTX theo phương châm xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đi từ thấp đến cao vững chắc, đạt hiệu quả thiết thực, không chạy theo hình thức số lượng; gắn với các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội của huyện; nhất là chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. - Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với HTX, thực hiện tốt các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế HTX. Khơi dậy ý thức tự vươn lên của các HTX, đồng thời có sự hỗ trợ của nhà nước tạo điều kiện cho HTX hoạt động có hiệu quả. 58 3.1.2. Mục tiêu, chỉ tiêu - Mục tiêu tổng quát: phát triển HTX với quy mô, tốc độ hợp lý và bền vững. Phát triển có chọn lọc, chỉ thành lập mới HTX (kể cả quỹ tín dụng nhân dân) ở những nơi có điều kiện, có nhu cầu thực sự của nhân dân về sản xuất và đời sống. Tập trung phát triển HTX trong nuôi trồng thủy sản, trồng lúa, trồng mía, chuối và rau màu. - Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020 phấn đấu có trên 80% HTX hoạt động có lãi. Trung bình đạt trên 50% HTX khá giỏi, 40% trở lên HTX trung bình, hạn chế thấp nhất HTX yếu kém. Thu nhập bình quân của thành viên HTX, người lao động trong HTX dạt 100 triệu đồng/hộ/năm. Từng bước hình thành liên HTX trên địa bàn huyện. Có 100% cán bộ quản lý HTX được bồi dưỡng, tập huấn. Cán bộ quản lý nhà nước về HTX cơ bản qua đào tạo bồi dưỡng quản lý nhà nước. 3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Hợp tác xã trong nông nghiệp 3.2.1. Hoàn thiện thể chế pháp lý, cơ chế chính sách phát triển HTX Trung ương cần nghiên cứu xây dựng ban hành nghị định riêng về HTX nông nghiệp để từ đó có những cơ chế chính sách phù hợp với HTX nông nghiệp. Khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn theo luật định và tổ chức triển khai thực hiện. Rà soát sửa đổi bổ sung, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp, đặc biệt là chính sách về cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực, đất đai, tài chính-tín dụng, khoa học-công nghệ và thị trường. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về lương cho đội ngũ cán bộ HTX trong giai đoạn đầu mới thành lập, mới chuyển đổi. Có cơ chế đột phá để giải quyết vốn tín dụng cho HTX nông nghiệp, cho vay đối với HTX theo cơ chế bảo lãnh. tín 59 chấp, miễn hoặc giảm thuế cho HTX. Có chính sách cho HTX thuê quỹ đất công của địa phương, hoặc giao đất để tạo điều kiện cho HTX mở rộng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tăng cường năng lực, hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến tỉnh, huyện và xã về kinh tế tập thể và HTX. Phân công, phân cấp rõ ràng cụ thể trách nhiệm của từng cấp, từng ngành trong tổ chức thực hiện, trong ban hành cơ chế chính sách, phân bổ nguồn lực tài chính, trong công tác quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể và HTX trong nông nghiệp. 3.2.2. Kiện toàn bộ máy quản lý và tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý HTX Đối với huyện sẽ thành lập Ban Chỉ đạo kinh tế tập thể do Thường trực cấp ủy làm Trưởng Ban, Thường trực UBND huyện làm phó ban và cơ cấu các phòng, ban, mặt trận và các đoàn thể là thành viên, trong đó có phân công một tổ chỉ đạo về xây dựng và phát triển HTX nông nghiệp. Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cấp huyện giao cho Phòng Tài chính-kế hoạch quản lý nhà nước chung về kinh tế hợp tác, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý chuyên trách về hợp tác nông nghiệp, trong Phòng Nông nghiệp phân công trực tiếp một đồng chí phó phòng và một chuyên viên trực tiếp tham mưu, theo dõi, quản lý đối với HTX nông nghiệp. Đối với các xã phân công đồng chí phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách sản xuất và một công chức phụ trách về xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng. Bảo đảm quyền lợi cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể nói chung, quản lý HTX nông nghiệp nói riêng. Đối với tỉnh cũng cần phân công cụ thể rõ ràng thẩm quyền, nhiệm vụ của Sở ngành tỉnh trong quản lý, hướng dẫn và thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với HTX nông nghiệp. Nhất là phân công cụ thể giữa Liên minh 60 HTX của tỉnh với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và đầu tư. Các phòng, ban ngành huyện và ủy ban nhân dân các xã cần tập trung nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hợp tác nông nghiệp. Theo đó trên cơ sở quy hoạch chung, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện, của xã. Tập trung xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển HTX nông nghiệp và đề ra giải pháp cân đối các nguồn lực để triển khai thực hiện, chủ động rà soát, ban hành, bổ sung, vận dụng các chính sách khuyến khích phát triển HTX, có biện pháp lòng ghép kế hoạch phát triển hợp tác nông nghiệp trong các chương trình dự án, đề án phát triển kinh tế- xã hội hàng năm và 5 năm của huyện và từng xã. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về kinh tế tập thể đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, giám đốc, ban kiểm soát các HTX. Nghiên cứu đưa nội dung quản lý về kinh tế tập thể vào trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Đồng thời đưa cán bộ đi đào tạo chuyên sâu về chuyên môn quản lý kinh tế tập thể tại các trường tỉnh và Trung ương. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về HTX từ huyện đến xã, đối với cán bộ Phòng Tài chính-kế hoạch và Phòng Nông nghiệp phụ trách tham mưu quản Nhà nước về HTX cần phải có trình độ chuyên môn về quản lý kinh tế và được bồi dưỡng chuyên sâu về quản lý HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng. Đối với công chức xã phụ trách về HTX ít nhất cũng được đào tạo về trung cấp quản lý hành chính, trung cấp kinh tế hoặc đại học nông nghiệp và bồi dưỡng thường xuyên về quản lý HTX nông nghiệp. Đối với cán bộ quản lý HTX nông nghiệp cần có chính sách khuyến khích đối tượng này học nâng lên trình độ văn hóa, tổ chức đào tạo bồi 61 dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế, về quản lý HTX nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, kỷ năng nắm bắt thông tin thị trường. Trung ương và tỉnh cần nghiên cứu đổi mới chương trình, nội dung tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về HTX và cán bộ quản lý HTX phù hợp với tùng đối tượng. Theo hướng có một chương trình giãng dạy chuyên sâu về quản lý điều hành đối với HTX nông nghiệp, trong cán bộ quản lý HTX nông nghiệp như giám đốc, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, thành viên. Mỗi đối tượng này cần có một chương trình tập huấn riêng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng. Về lâu dài Trung ương cần có mở các lớp đào tạo trung cấp hoặc đại học chuyên về quản lý kinh tế tập thể để đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về HTX để nâng cao trình độ năng lực quản lý Nhà nước đối với HTX đáp ứng với yêu cầu phát triển HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng trong thời gian tới. Cán bộ quản lý khu vực HTX phải là những người có hiểu biết đúng đắn về bản chất HTX cũng như các quy định pháp luật liên quan đến khu vực kinh tế tập thể. Do vậy UBND các cấp, các sở ban ngành và phòng chuyên môn huyện, hàng năm hoặc đình kỳ cử cán bộ tham gia các khóa bồi dưỡng cho cán bộ quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể. Việc tham gia các lớp tập huấn này cần mang tính bắt buộc. Hàng năm cơ quan quản lý HTX cần kiểm tra sát hạch trình độ các cán bộ phụ trách lĩnh vực HTX tại địa phương mình. 3.2.3. Hoàn thiện thủ tục đăng ký hoạt động của HTX nông nghiệp Huyện xây dựng một bộ thủ tục hành chính về quy trình thủ tục đăng ký hoạt động của HTX theo hướng giảm bớt các thủ tục không cần thiết. Mở các lớp tập huấn hướng dẫn các thủ tục đăng ký hoạt động HTX, 62 quy trình thủ tục chuyển đổi, đăng ký hoạt động lại HTX cho cán bộ quản lý HTX. Tổ chức tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính về đăng ký mới, chuyển đổi, đăng ký lại hoạt động HTX tại tổ một cửa, hướng dẫn một cửa liên thông, nhằm tạo thuận lợi cho cán bộ quản lý HTX. Hướng dẫn xây dựng điều lệ HTX, phương án sản xuất kinh doanh cho HTX, các quy định về quản lý tài chính, báo cáo định kỳ và công khai minh bạch tài chính, tài sản cho thành viên HTX. 3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các cấp Tăng cường công tác giám sát Hội đồng nhân dân, của Ủy ban mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đối với việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển HTX theo Luật hợp tác năm 2012; kịp thời phát hiện những hạn chế, bất cập khi triển khai thực hiện luật và các văn bản hướng dẫn trên thực tế để kiến nghị tỉnh, Trung ương bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về HTX kể cả đối với cán bộ quản lý nhà nước về HTX và hoạt động của các HTX, của thành viên HTX. Tập trung thanh tra, kiểm tra về các quy trình điều kiện thành lập HTX, về đại hội thành viên, về quản lý tài chính, về báo cáo công khai minh bạch tài chính, tài sản Nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng tập huấn đối với đội ngũ thanh tra, kiểm tra để nâng cao trình độ năng lực, phẩm chất nghề nghiệp thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giaocó chế độ đãi ngộ về vật chất tinh thần để họ có thể yên tâm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Mặc khác cần xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn ảnh hưởng đến hoạt động của HTX. 63 Trung ương và tỉnh quy định về cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật cũng như xây dựng chế tài trong trường hợp các cơ quan chức năng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm của mình. Mặc khác Nhà nước cần quy định bổ sung giao cho cơ quan quản lý HTX chức năng kiểm tra, giám sát xử lý các HTX vi phạm pháp luật. Đồng thời cần hoàn thiện khung pháp lý, nhất là Luật HTX hiện hành để đảm bảo quyền độc lập, tự chủ của HTX. 3.2.5. Hỗ trợ chính sách để HTX nông nghiệp thích ứng với cơ chế phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Phát triển kinh tế thị trường đi đôi với chủ động, tích cực hội nhấp quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ngoài những thuận lợi cho phát triển HTX nông nghiệp như: thị trường mở rộng hơn và dễ tiếp cận hơn, có môi trường để học hỏi, các HTX nông nghiệp phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức: phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sẽ tạo nên sức ép cạnh tranh gay gắt đối với HTX nông nghiệp, ngay cả trên thị trường nội địa; hội nhập làm tăng phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài. Do vậy HTX nông nghiệp có thể dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường quốc tế. Như vậy, vấn đề đặt ra là trong hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp phải đạt được mục tiêu cho các HTX nông nghiệp khai thác tốt các thời cơ, thuận lợi, đồng thời vượt qua những khó khăn thách thức trong phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, phát huy vai trò của HTX nông nghiệp trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Để các HTX nông nghiệp thích ứng với phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, trước hết nhà nước cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của HTX nông nghiệp trên cơ 64 sở các nguyên tắc cơ bản của HTX và phù hợp với điều kiện phát triển HTX nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường và hội hập quốc tế hiện nay. Giảm thiểu các thủ tục hành chính theo hướng hỗ trợ cho sự ra đời và theo hướng các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với HTX nông nghiệp. Nhà nước cần tập trung vào việc ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ các HTX nông nghiệp phát triển. Ở địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc và vận dụng thực hiện các chính sách hỗ trợ đó một cách linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HTX nông nghiệp phát triển. Thứ hai, xây dựng các mô hình điển hình các HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, mô hình liên hiệp các HTX nông nghiệp. Các mô hình này sẽ giúp nông dân khắc phục cơ bản những thua thiệt trên thị trường, gia tăng lợi ích thông qua liên kết hữu cơ trong chuỗi giá trị sản phẩm nhằm tăng cường sức mạnh tập thể của các thành viên. Thứ ba, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương từ địa phương (tỉnh, huyện, xã), tạo sự thống nhất, chặt chẽ trên cơ sở công khai, minh bạch và ổn định trong công tác quản lý nhà nước để thuận lợi cho HTX nông nghiệp hoạt động thích ứng với thị trường và hội nhập quốc tế. 3.2.6. Xây dựng mô hình chuẩn về HTX nông nghiệp Thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm nhân rộng từng vùng, miền và cả nước. Trong đó chú ý về cách thức quản lý Nhà nước ở địa phương cấp huyện, việc xây dựng các chương trình, kế hoạch xây dựng và phát triển HTX nông nghiệp, việc vận dụng cơ chế chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đối với HTX nông nghiệp; đối với việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, cán bộ quản lý HTX nông nghiệp, việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về HTX nói chung, HTX nông nghiệp nói riêng trên địa bàn cấp huyện để các địa phương vận dụng thực hiện. 65 Đối với huyện thường xuyên tổ chức sơ tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm về phát triển HTX nông nghiệp. Qua đó kịp thời rút ra những bài học tốt để phát huy, những kinh nghiệm chưa tốt để khắc phục. Xây dựng và nhân rộng mô hình HTX điển hình trong nông nghiệp. Tập trung xây dựng và từng bước nhân rộng mô hình HTX kiểu mới trong nông nghiệp, hỗ trợ các HTX trong liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ tại các vùng nguyên liệu tập trung có lợi thế cạnh tranh của địa phương như: lúa, mía, khóm, thủy sản, rau màu, chuối Khi có điều kiện chú trọng quan tâm xây dựng hình thành liên hiệp HTX, có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp liên doanh, liên kết với các HTX, hộ nông dân; phối hợp liên kết giữa các doanh nghiệp, HTX, tổ chức tín dụng với hộ nông dân là thành viên với HTX trong việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, giúp các HTX trở thành đầu mối chủ yếu trong việc ký kết hợp đồng mua bán và làm đại lý mua bán với doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản và vật tư nông nghiệp trên thị trường nông thôn; thực hiện lòng ghép các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX. Xây dựng mô hình HTX nông nghiệp chuyên ngành, phát triển đa dạng các loại hình HTX nông nghiệp ở từng địa bàn với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và văn hóa khác nhau nhằm phát huy thế mạnh tiềm năng ở từng địa bàn trong huyện. Tổ chức, củng cố lại hoạt động của HTX nông nghiệp theo đúng bản chất của HTX, Luật HTX năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật, phát huy vai trò làm chủ của thành viên, vận động thành viên HTX góp vốn và nâng mức vốn góp, vận động thu hút thêm thành viên, hợp nhất, sát nhập HTX cùng ngành nghề và địa bàn hoạt động để tăng tiềm lực tài chính và quy mô hoạt động của HTX, giải thể HTX hoạt động kém hiệu 66 quả, hoạt động hình thức đi đôi với việc thành lập mới theo Luật HTX năm 2012. Tiểu kết chương 3 Chương 3 đã đưa ra quan điểm phát triển hợp tác nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, cùng những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể. Để thực hiện đúng quan điểm đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đó, trên cơ sở những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp trên dịa bàn huyện U Minh Thượng đã nêu ở chương 2, ở chương này đã nêu lên các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện. 67 KẾT LUẬN Xây dựng và phát triển HTX nông nghiệp là một yêu cầu tất yếu trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, nó là khâu đột phá để tái cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp, gia tăng sức cạnh tranh và nâng cao giá trị hàng hóa nông sản và tăng thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên HTX nông nghiệp phát triển còn nhiều khó khăn, hiệu quả đem lại còn thấp, trong đó có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân có tầm quan trọng đặc biệt đó là công tác quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của HTX. Luận văn này trên cơ sở lý luận khoa học về HTX, thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện U Minh Thượng đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện. Những giải pháp đó nếu được thực hiện tốt trong thực tế tin rằng sẽ đem lại hiệu quả cao trong xây dựng và phát triển HTX trong nông nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới. 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Bí thư, Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. 2. Ban Chấp hành Trung ương, Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW3 (khóa IX). 3. Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị TW7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 4. Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng (2001), Kinh tế tổ hợp tác, HTX ở Việt Nam-thực trạng và định hướng phát triển, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Bộ Chính trị, Kết luận về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết TW5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. 6. Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ (2003), Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nước ta, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội năm 2011- 2020. 8. Chính phủ (2013), Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật HTX năm 2012. 9. Đảng bộ tỉnh Kiên Giang (2012), Chương trình "củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả quá trình kinh tế tập thể giai đoạn 2012-2020". 10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. 69 12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Khóa IX. 16. Nguyễn Văn Giàu (2015), Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả Luật HTX năm 2012, góp phần phát triển bền vững mô hình HTX kiểu mới", Tạp chí Cộng sản (số 90). 17. Vương Đình Huệ (2015), "Về xây dựng, phát triển và nâng cao hiệu quả của HTX trong nông nghiệp", Tạp chí Cộng sản (số 105) . 18. Liên minh HTX Việt Nam (2005), Báo cáo của BCH Liên minh HTX Việt Nam khóa, Hà Nội. 19. Phạm Quang Phan và TS Nguyễn Văn Linh (2002) "Bàn về vai trò kinh tế hợp tác trong nền kinh tế quá độ ở Việt nam", Tạp chí kinh tế và phát triển, (số 36). 20. Vũ Văn Phúc (2002), "Về chế độ kinh tế HTX ở nước ta", Tạp chí lý luận chính trị, (số 1). 21. Quốc hội (1996), Luật Hợp tác xã. 22. Quốc hội (2003), Luật Hợp tác xã. 23. Quốc hội (2012), Luật Hợp tác xã. 24. Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã (1999), Đổi mới tổ chức và quản lý các HTX trong nông nghiệp, nông thôn, Nxb. nông nghiệp, Hà Nội. 25. Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang (2016) Báo cáo của huyện U Minh Thượng về kinh tế tập thể giai đoạn 2012-2016. 70 26. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang , Các Báo cáo tổng kết về kinh tế hợp tác, HTX của tỉnh Kiên Giang. 27. Hoàng Việt, "Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp", Tạp chí Cộng sản, (số 19). 28. Hồ Văn Vĩnh (2005), "Phát triển HTX nông nghiệp trong thời kỳ CNH, HĐH ở nước ta", Tạp chí Cộng sản, (số 8). 29. Hồ Văn Vĩnh, Nguyễn Quốc Thái (chủ biên) (2005), Mô hình phát triển HTX nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hop_tac_xa_trong_nong_nhie.pdf
Luận văn liên quan