Luận văn Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

An toàn thực phẩm có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng một cách trực tiếp và thường xuyên đến sức khỏe con người mà về lâu dài còn ảnh hưởng tới chất lượng nòi giống. Bên cạnh đó, ATTP còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Không những vậy, ATTP còn là một trong những tiêu chí quan trọng để đáng giá mức độ phát triển của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nhất định. Đặc biệt, trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay, khi ATTP đã và đang trở thành một chủ đề nóng, gây nhiều bức xúc và nhận được nhiều sự quan tâm, theo dõi từ phía dư luận xã hội, đã cho thấy đòi hỏi về sự nỗ lực từ phía UBND các cấp, các ngành trong đảm bảo ATTP là cần thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy, đề tài luận văn: “Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” đã đề cập, đi sâu và phân tích và làm rõ những nội dung cụ thể: Một là, cơ sở khoa học QLNN về ATTP. Trong nội dung này, Luận văn đã hệ thống hóa khái niệm ATTP và QLNN về ATTP. Đồng thời, làm rõ những khái niệm khác có liên quan như: Tổ chức QLNN; thanh tra, kiểm tra; xã hội hóa trong QLNN; hợp tác quốc tế về QLNN; một số khái niệm cơ bản trong lĩnh vực QLNN về ATTP. Trên cơ sở đó, Luận văn đã đưa ra những đặc điểm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN về ATTP, chủ thể thực hiện và các nội dung QLNN về ATTP. Bên cạnh đó, Luận văn đã đề cập tới một số kinh nghiệm đặc biệt trong QLNN về ATTP ở một số tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước, từ đó rút ra một số kinh nghiệm trong QLNN về ATTP cho tỉnh Vĩnh Phúc. Hai là, trên cơ sở các số liệu thống kê từ báo cáo của tỉnh Vĩnh Phúc đối với hoạt động QLNN về ATTP trong năm năm 2012- 2016, Luận văn đã đi sâu phân tích và làm rõ thực trạng về ATTP và QLNN về ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó, Luận văn đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế tồn tại của QLNN về ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Ba là, Luận văn đã làm rõ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về ATTP. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm kiện toàn QLNN về120 ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trong những năm tiếp theo, tỉnh Vĩnh Phúc cần xác định rõ những phương hướng, đó là: Tiếp tục tăng cường các hoạt động và hoàn thiện QLNN về ATTP là một nhu cầu tất yếu, là nhiệm vụ vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu dài; QLNN về ATTP cần được thực hiện xuyên suốt theo “chuỗi cung cấp thực phẩm”; tăng cường QLNN về ATTP cần đi theo hướng xây dựng một hệ thống quản lý chính quy, chuyên nghiệp, từng bước tiến lên hiện đại; tăng cường QLNN về ATTP gắn với việc đẩy mạnh xã hội hóa các tổ chức thực hiện dịch vụ về ATTP, thu hút sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội vào QLNN về ATTP; đẩy mạnh mở rộng hợp tác quốc tế trong QLNN về ATTP. Trong phạm vi của đề tài, chắc chắn Luận văn chưa thể đề cập hết được toàn bộ tất cả những khía cạnh của QLNN về ATTP. Tuy nhiên, với những nội dung đã được phân tích và làm rõ, Luận văn sẽ có những đóng góp nhất định đối với lý luận, thực tiễn cho QLNN về ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và những địa phương khác trên địa bàn cả nước. Đồng thời, phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành về hành chính, QLNN và ATTP.

pdf136 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng/doanh nghiệp xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường năng suất của doanh nghiệp. + Hỗ trợ 01 triệu đồng/sản phẩm đối với đánh giá hợp quy, phù hợp quy định về ATTP sản phẩm thực phẩm phục vụ xuất khẩu. Hỗ trợ không quá 2 sản phẩm/năm cho một doanh nghiệp. * Chính sách về ATTP trong quy hoạch các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Tại Vĩnh Phúc, mô hình chợ truyền thống vẫn còn khá phổ biến và đóng vai trò nhất định trong nếp sinh hoạt của đời sống xã hội hàng ngày. Do đó, việc cải tạo các chợ, xây dựng mới các trung tâm thương mại đảm bảo điều kiện ATTP phục vụ người tiêu dùng là nhu cầu thiết thực và tất yếu. Trong những năm tiếp theo, để hoàn thiện chính sách về ATTP trong quy hoạch các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần xác định và thực hiện theo các nội dung khuyến khích và hỗ trợ như sau: Thứ nhất, về thuê diện tích mặt bằng phục vụ kinh doanh thực phẩm, dịch vụ thực phẩm: - Chính sách khuyến khích về tài chính, tín dụng đối với kinh doanh thực phẩm, dịch vụ thực phẩm tại các chợ, trung tâm thương mại được quy hoạch đảm bảo điều kiện ATTP: + Thương nhân kinh doanh tại các chợ đầu mối nông sản, chợ mới xây dựng có thể được vay ưu đãi để đầu tư nâng cấp quầy, sạp, mua dụng cụ đo lường hoặc tăng vốn lưu động mở rộng kinh doanh với lãi suất ở mức 4,5%- 7%/năm đối với ngắn hạn; 7%- 9%/năm đối với trung và dài hạn. + Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc áp dụng ưu tiên giảm mức thuế từ 10%- 20% tùy theo điều kiện và quy mô của các hộ kinh doanh thực phẩm, dịch vụ thực phẩm. 110 + Đối với thương nhân kinh doanh thực phẩm, dịch vụ thực phẩm tại các chợ nhưng có góp vốn đầu tư xây dựng (hoặc cải tạo, nâng cấp) chợ thì có thể được giảm 15%- 25% thuế thu nhập doanh nghiệp tùy theo điều thực tiễn của thương nhân. + Thu hút thương nhân kinh doanh thực phẩm, dịch vụ thực phẩm vào các chợ mới xây dựng nhưng hoạt động kém hoặc không có hiệu quả: Ưu tiên lựa chọn lô, sạp, quầy hàng trong chợ (nếu nhiều thương nhân cùng lựa chọn một điểm kinh doanh thì áp dụng hình thức bốc thăm); miễn 60% tiền thuê sử dụng lô, sạp, kiốt từ 12- 15 tháng; miễn giảm 50%thuế thu nhập doanh nghiệp từ 9-12 tháng. - Thực hiện thu theo khung giá cho thuê mặt bằng kinh doanh (quầy, sạp, kiốt) tại các chợ, trung tâm thương mại theo bảng như sau: + Thực hiện mức thu phí cho thuê đối với khu vực có mái che do Nhà nước xây dựng hoặc doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ xây dựng: 2.000 VNĐ/m2/ngày đối với chợ loại 1; 1.500 VNĐ/m2/ngày đối với chợ loại 2; 1.000 VNĐ/m2/ngày đối với chợ loại 3. + Thực hiện mức thu phí cho thuê đối với khu vực không có mái che hoặc có mái che do người bán xây dựng: 1.500 VNĐ/m2/ngày đối với chợ loại 1; 1.000 VNĐ/m2/ngày đối với chợ loại 2; 800 VNĐ/m2/ngày đối với chợ loại 3. + Thực hiện mức thu phí cho thuê đối với các mặt hàng sản xuất thủ công của hộ kinh doanh: 800 VNĐ/m2/ngày. + Thực hiện mức thu phí cho thuê đối với chợ được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn không từ ngân sách nhà nước hoặc các nguồn viện trợ không hoàn lại: Không quá 02 lần mức thu quy định đối với các mức thu như đã nêu ở trên. Thứ hai, hỗ trợ về kiến thức và kỹ năng kinh doanh cho thương nhân kinh doanh thực phẩm, dịch vụ thực phẩm trong chợ, trung tâm thương mại được quy hoạch đảm bảo điều kiện ATTP: - Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về ATTP, chất lượng hàng hoá, chống hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng, phòng chống cháy nổ... định kì 02 lần/năm; - Ban quản lý các chợ, trung tâm thương mại đóng vai trò là trung gian trong hỗ trợ thương nhân tiếp cận, giao dịch với cơ quan nhà nước giải quyết những vấn đề liên 111 quan đến hoạt động kinh doanh (hướng dẫn đăng ký kinh doanh, đăng ký mã thuế, mức thu thuế, thay đổi mặt hàng kinh doanh, giấy chứng nhận điều kiện ATTP... ); - Phổ biến, hướng dẫn chính sách, pháp luật kinh doanh; cung cấp thông tin về giá cả thị trường trong và ngoài tỉnh; nhắc nhở thực hiện các quy định pháp luật, quy chế của chợ, trung tâm thương mại thông qua các cuộc họp tổ chức hàng tháng, tổng kết hoạt động hàng quý. 3.3.5. Giải pháp đối với thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Thanh tra, kiểm tra về ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian vừa qua đã nhận được nhiều sự quan tâm từ Đảng bộ, UBND các cấp. Các cuộc thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất được nâng cao về số lượng và chất lượng, đặc biệt trong đó thể hiện rõ sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa, trong những năm tiếp theo tỉnh Vĩnh Phúc cần thực hiện theo những giải pháp như sau: Một là, tỉnh Vĩnh Phúc cần nhanh chóng hoàn thiện và ổn định tổ chức thanh tra chuyên ngành tại các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong QLNN về ATTP, bao gồm: Chi cục ATVSTP Vĩnh Phúc, Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản Vĩnh Phúc, Chi cục Quản lý Thị trường Vĩnh Phúc. Mỗi cơ quan chức năng cần tổ chức phòng chức năng thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về ATTP có cơ cấu ổn định từ 03- 05 cán bộ, công chức. Hai là, cần ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các ngành ở các cấp hành chính trong thanh tra, kiểm tra về ATTP trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc: - Hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATTP phải bảo đảm không chồng chéo giữa các ngành, các cấp, thống nhất từ cấp tỉnh tới cấp xã. Trường hợp có sự trùng lặp kế hoạch thanh tra, kiểm tra, cần thực hiện: Nếu kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp dưới trùng với kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp trên, thực hiện theo kế hoạch kiểm tra của cơ quan cấp trên; nếu kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan cùng cấp trùng nhau về địa bàn, cơ sở thì các bên trao đổi thống nhất thành lập đoàn 112 liên ngành; cơ quan chủ trì việc thanh tra, kiểm tra về ATTP có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc yêu cầu phối hợp và kết quả thanh tra, kiểm tra cho cơ quan tham gia phối hợp. - Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATTP. Ba là, các cấp, các ngành, trong quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra về ATTP cần thực hiện tốt theo các nguyên tắc: - Xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATTP, khi triển khai, thực hiện: Tăng cường kiểm tra cơ sở thực hiện không tốt, kiểm tra toàn diện, chi tiết các cơ sở có dấu hiệu vi phạm; tập trung thanh tra, kiểm tra vào các cơ sở thực phẩm chưa được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; đối với cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, dịch vụ nấu ăn lưu động, tổ chức bếp ăn tập thể cần có kế hoạch kiểm tra, giám sát chất lượng thường xuyên; đối với các lễ hội có hình thành dịch vụ ăn uống đi kèm cần được theo dõi, kiểm tra thường xuyên về chất lượng ATVSTP; kiểm tra chặt chẽ hồ sơ về chất lượng và điều kiện ATTP của thực phẩm chế biến được đưa từ tỉnh ngoài vào thị trường trong tỉnh, đặc biệt là sản phẩm của các cơ sở nhỏ, sản xuất thủ công, công nghệ thấp, chưa có thương hiệu. - Các cơ quan quản lý xây dựng, thiết lập hồ sơ đầy đủ thông tin về các cơ sở thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp quản lý; rà soát chính xác số lượng, phân loại định kì các cơ sở thực phẩm trên địa bàn; xác định tần suất thanh, kiểm tra đối với mỗi cơ sở. - Các cơ quan có thẩm quyền, trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP. Trên cơ sở đó, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, từng bước thay đổi hành vi và nhận thức của người dân trong chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP. - Hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATTP cần được tiến hành có trọng điểm, triệt để đối với từng đối tượng, từng loại hình sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thực phẩm và từng loại mặt hàng ở từng thời điểm khác nhau. Trong đó, đặc biệt chú trọng 113 vào các đợt cao điểm trong năm như: Tết Nguyên đán, tháng Hành động, tết Trung thu... 3.3.6. Giải pháp đối với xã hội hóa trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Xã hội hóa trong QLNN về ATTP là một nhu cầu tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về ATTP. Để thực hiện tốt các mục tiêu xã hội hóa trong QLNN về ATTP đòi hỏi những động thái tích cực từ phía toàn cộng đồng và nỗ lực từ phía các cơ quan QLNN về ATTP ở các cấp hành chính. Căn cứ vào tình hình thực tiễn nền kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, để thực hiện hiệu quả xã hội hóa trong QLNN về ATTP, có thể tính tới các giải pháp như sau: Một là, đối với các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo cần thực hiện tốt các nội dung: - Duy trì cam kết đảm bảo ATTP vì trách nhiệm cộng đồng, đặt sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng là tôn chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh. - Đi đầu trong việc áp dụng các quy trình HACCP, ISO, GAPS và các cải tiến thích hợp nhằm nâng cao, cải thiện chất lượng ATTP. - Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các cơ quan QLNN khác trong việc cảnh báo, kiểm soát nguy cơ và phòng chống NĐTP, các bệnh truyền qua thực phẩm. Hai là, đối với các cơ quan QLNN về ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần thực hiện tốt: - Đẩy mạnh xã hội hóa một số nội dung của hoạt động QLNN về ATTP như: Hoạt động xét nghiệm về ATTP, chứng nhận hợp quy, chứng nhận điều kiện ATTP, thông tin, truyền thông về ATTP... ; tạo điều kiện tốt để các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức đoàn thể phát huy vai trò trong việc tham gia đảm bảo ATTP,... - Ban hành các chính sách khuyến khích, danh mục và lộ trình xã hội hóa các dịch vụ phục vụ hoạt động QLNN về ATTP. 114 - Hoàn thiện cơ chế quản lý, đánh giá, công nhận các tổ chức xã hội làm dịch vụ phục vụ quản lý ATTP thuộc các thành phần kinh tế. - Tổ chức đánh giá năng lực các tổ chức kiểm nghiệm, các tổ chức chứng nhận chất lượng ATTP hiện có để chỉ định các cơ sở đáp ứng yêu cầu tham gia kiểm tra, chứng nhận về ATTP. 3.3.7. Giải pháp đối với hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Hợp tác quốc tế sẽ nâng cao đáng kể hiệu quả hoạt động QLNN về ATTP. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, để thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực QLNN về ATTP, thời gian tới, cần xây dựng và triển khai một số nội dung như sau: Một là, đề xuất Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ trong việc cử cán bộ tham gia học tập kinh nghiệm và khoa học kĩ thuật về phát triển mô hình điểm ATTP; giám sát, đánh giá nguy cơ về bệnh truyền qua thực phẩm ở một số các nước phát triển có quan hệ hợp tác quốc tế với Việt Nam như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Úc... Hai là, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh Vĩnh Phúc tham gia gia vào dự án phát triển chuỗi quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ thực phẩm an toàn theo sự hỗ trợ của Đan Mạch, Canada, Nhật Bản hiện đang được trển khai tại Việt Nam. Ba là, tỉnh Vĩnh Phúc cần tăng cường giao lưu, kí kết các hợp tác song phương thông qua đó, tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, và tranh thủ sự hỗ trợ từ phía các địa phương tương ứng ở các quốc gia phát triển có quan hệ quốc tế với Việt Nam về lĩnh vực ATTP. Bốn là, thực hiện các chính sách nhằm thu hút sự đầu tư, hỗ trợ từ phía các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp – Liên hợp quốc... trong lĩnh vực QLNN về ATTP. 3.3.8. Các giải pháp khác * Đẩy mạnh xây dựng và phát triển các mô hình điểm về ATTP 115 Xây dựng và phát triển các mô hình điểm về ATTP là giải pháp mang tính chất thực tiễn cao, có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn phục vụ người tiêu dùng. Với thực tiễn kinh tế- xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, cần xây dựng và phát triển mở rộng các mô hình điểm về ATTP, trong đó xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm an toàn bao gồm các khâu từ cung cấp vật tư nông nghiệp, làm đất, chăm sóc, thu hoạch, giết mổ, bảo quản sau thu hoạch, vận chuyển tới sơ chế, chế biến, đóng gói an toàn, chuyển tới tay người tiêu dùng thông qua các điểm phân phối đạt chuẩn. Trong đó, cần chú ý, xây dựng chiến lược phát triển vùng chăn nuôi chất lượng cao, khép kín chuỗi cung cấp nguyên liệu theo hướng “từ trang trại đến bàn ăn đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật. Trong đó, kiểm soát chặt chẽ toàn bộ các yếu tố từ nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, con giống, quy trình chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh cho đến sản phẩm cuối cùng. Bên cạnh đó, cần chú trọng quy hoạch, xây dựng mô hình các chợ, trung tâm thương mại đảm bảo ATTP phục vụ phân phối thực phẩm an toàn tới người tiêu dùng. Để thực hiện thành công và phát triển các mô hình điểm về ATTP, cần có sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư đúng mức từ phía UBND tỉnh và sự tham gia tích cực từ phía các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm. * Triển khai thực hiện tiếp nhận công bố hợp quy, xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm qua mạng Thực tiễn triển khai hoạt động tiếp nhận công bố hợp quy, xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy còn tồn tại những bất tiện như: Doanh nghiệp phải đi lại liên hệ trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền nhiều lần dẫn tới lãng phí về thời gian, tốn kém về chi phí đi lại; tốn kém cho cơ quan QLNN về in ấn tài liệu hướng dẫn và các loại giấy tờ kèm theo; thời hạn giải quyết hồ sơ thường bị kéo dài do phần lớn các doanh nghiệp đều chưa thể hoàn thiện ngay hồ sơ qua một lần hướng dẫn ... Tổ chức triển khai hoạt động tiếp nhận công bố hợp quy, xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm qua mạng có thể giải quyết triệt để những hạn chế 116 tồn tại nêu trên. Những thuận tiện và lợi ích mang lại khi triển khai các hoạt động này qua mạng đó là: - Doanh nghiệp không phải đi lại liên hệ nhiều, bên cạnh đó, tránh được các lỗi sai cơ bản và có thể theo dõi, cập nhật thông tin liên tục về tiến độ xử lý hồ sơ qua mạng. - Giảm thiểu được sự quá tải trong việc xử lý hồ sơ lên cơ quan QLNN có thẩm quyền. - Tính chuyên môn và sự chuyên nghiệp được nâng lên một tầm cao mới, góp phần quan trọng trong việc đơn giản hóa và chuyên nghiệp hóa các thủ tục hành chính. Để tổ chức triển khai hoạt động tiếp nhận công bố hợp quy, xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm qua mạng, tỉnh Vĩnh Phúc cần thực hiện theo những nội dung như sau: - Xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến phục vụ cho triển khai hoạt động tiếp nhận công bố hợp quy, xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm qua mạng. - Công khai quy trình xử lý hồ sơ qua mạng; công khai hướng dẫn doanh nghiệp đăng kí, nhập dữ liệu cho hồ sơ. - Công bố tiến trình xử lý hồ sơ cho các doanh nghiệp tiện theo dõi và cập nhật. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần đề xuất yêu cầu hỗ trợ từ phía Cục ATTP- Bộ Y tế hoặc cử cán bộ trực tiếp đi học tập, học hỏi kinh nghiệm về triển khai hoạt động tiếp nhận công bố hợp quy, xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm qua mạng tại Cục ATTP- Bộ Y tế. 3.3.9. Kiến nghị với các cơ quan hành chính cấp trung ương Nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về ATTP tại các địa phương trên địa bàn cả nước, các cơ quan hành chính cấp trung ương bao gồm: Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương cần triển khai một số nội dung như sau: Một là, tổ chức rà soát lại hệ thống VBQPPL về ATTP (gồm Luật ATTP, các nghị định, thông tư, thông tư liên tịch), tìm ra những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập 117 và cùng thống nhất chỉnh sửa sao cho phù hợp với thực tiễn. Trong đó, Chính phủ đóng vai trò chủ trì, điều phối việc rà soát, chỉnh sửa; các bộ: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương rà soát các VBQPPL theo thẩm quyền ban hành. Bên cạnh đó, để hoạt động rà soát và chỉnh sửa đạt hiệu quả cao, cần có sự tham gia, góp ý từ phía các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng, các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Đồng thời, để tránh việc các VBQPPL về ATTP có tồn tại mâu thuẫn, bất hợp lý, không phù hợp với thực tiễn khi ban hành từ cấp trung ương, nên giao trách nhiệm tham mưu, soạn thảo và thẩm định các VBQPPL về ATTP cho những người có nhiều kinh nghiệm làm việc, có chuyên môn và hiểu biết sâu về lĩnh vực ATTP. Hai là, chủ động hơn trong hướng dẫn thực hiện các VBQPPL về ATTP đối với các địa phương thông qua các văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định, thông tư, quyết định, công văn chỉ đạo, hướng dẫn... Đặc biệt, cần chú trọng thống nhất trong hướng dẫn giữa các bộ, ngành trực tiếp thực hiện QLNN về ATTP đối với địa phương thông qua các thông tư liên tịch. Một số nội dung cần được nhấn mạnh nhằm hoàn thiện hướng dẫn thực hiện các VBQPPL về ATTP như: - Rà soát và hướng dẫn thi hành lại đối với một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn: Quy định xử lý vi phạm hành chính về ATTP; hướng dẫn chi tiết về điều kiện ATTP; hướng dẫn chi tiết phân loại quy mô các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm - Hướng dẫn thi hành mới đối với những nội dung chưa được quy định cụ thể chi tiết như: Hướng dẫn thi hành mới một số điều tại Luật ATTP; hướng dẫn chi tiết về phân loại quy mô các cơ sở thực phẩm trong quản lý; ban hành các QCVN, TCVN mới về thực phẩm; hướng dẫn tổ chức QLNN về ATTP ở cấp huyện và cấp xã; hướng dẫn về tổ chức, thẩm quyền, chức năng của ban chỉ đạo về ATVSTP và đoàn liên ngành ATTP tại các cấp hành chính - Rà soát, cập nhật và tiếp tục hướng dẫn thực hiện đối với các quy hoạch, các chương trình, ví dụ như: Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn 2030; quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tại các địa phương nhằm đưa ra các điều 118 chỉnh và hỗ trợ kịp thời. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Tại Chương 3, Luận văn đã đưa ra những quan điểm của Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về ATTP. Đồng thời, trên cơ sở phân tích thực trạng ở Chương 2, tại Chương 3 Luận văn đã đưa ra được hệ thống giải pháp khá toàn diện nhằm kiện toàn QLNN về ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm: Giải pháp kiện toàn ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các VBQPPL về ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Giải pháp kiện toàn tổ chức QLNN về ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Giải pháp kiện toàn nguồn lực đầu tư QLNN về ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Giải pháp kiện toàn chính sách QLNN về ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Giải pháp kiện toàn về thanh tra, kiểm tra QLNN về ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Giải pháp kiện toàn xã hội hóa trong QLNN về ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Giải pháp về hợp tác quốc tế trong QLNN về ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và một số giải pháp khác như: Đẩy mạnh xây dựng và phát triển các mô hình điểm về ATTP; triển khai thực hiện tiếp nhận công bố hợp quy, xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm qua mạng. Đồng thời tại chương 2, Luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan hành chính cấp trung ương về rà soát và hướng dẫn thực hiện các VBQPPL về ATTP Để nâng cao hiệu quả QLNN về ATTP, trong những năm tiếp theo, tỉnh Vĩnh Phúc cần triển khai đầy đủ, nghiêm túc và đồng bộ các giải pháp nêu trên. 119 KẾT LUẬN An toàn thực phẩm có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng một cách trực tiếp và thường xuyên đến sức khỏe con người mà về lâu dài còn ảnh hưởng tới chất lượng nòi giống. Bên cạnh đó, ATTP còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Không những vậy, ATTP còn là một trong những tiêu chí quan trọng để đáng giá mức độ phát triển của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nhất định. Đặc biệt, trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay, khi ATTP đã và đang trở thành một chủ đề nóng, gây nhiều bức xúc và nhận được nhiều sự quan tâm, theo dõi từ phía dư luận xã hội, đã cho thấy đòi hỏi về sự nỗ lực từ phía UBND các cấp, các ngành trong đảm bảo ATTP là cần thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy, đề tài luận văn: “Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” đã đề cập, đi sâu và phân tích và làm rõ những nội dung cụ thể: Một là, cơ sở khoa học QLNN về ATTP. Trong nội dung này, Luận văn đã hệ thống hóa khái niệm ATTP và QLNN về ATTP. Đồng thời, làm rõ những khái niệm khác có liên quan như: Tổ chức QLNN; thanh tra, kiểm tra; xã hội hóa trong QLNN; hợp tác quốc tế về QLNN; một số khái niệm cơ bản trong lĩnh vực QLNN về ATTP. Trên cơ sở đó, Luận văn đã đưa ra những đặc điểm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN về ATTP, chủ thể thực hiện và các nội dung QLNN về ATTP. Bên cạnh đó, Luận văn đã đề cập tới một số kinh nghiệm đặc biệt trong QLNN về ATTP ở một số tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước, từ đó rút ra một số kinh nghiệm trong QLNN về ATTP cho tỉnh Vĩnh Phúc. Hai là, trên cơ sở các số liệu thống kê từ báo cáo của tỉnh Vĩnh Phúc đối với hoạt động QLNN về ATTP trong năm năm 2012- 2016, Luận văn đã đi sâu phân tích và làm rõ thực trạng về ATTP và QLNN về ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó, Luận văn đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế tồn tại của QLNN về ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Ba là, Luận văn đã làm rõ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về ATTP. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm kiện toàn QLNN về 120 ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trong những năm tiếp theo, tỉnh Vĩnh Phúc cần xác định rõ những phương hướng, đó là: Tiếp tục tăng cường các hoạt động và hoàn thiện QLNN về ATTP là một nhu cầu tất yếu, là nhiệm vụ vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu dài; QLNN về ATTP cần được thực hiện xuyên suốt theo “chuỗi cung cấp thực phẩm”; tăng cường QLNN về ATTP cần đi theo hướng xây dựng một hệ thống quản lý chính quy, chuyên nghiệp, từng bước tiến lên hiện đại; tăng cường QLNN về ATTP gắn với việc đẩy mạnh xã hội hóa các tổ chức thực hiện dịch vụ về ATTP, thu hút sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội vào QLNN về ATTP; đẩy mạnh mở rộng hợp tác quốc tế trong QLNN về ATTP. Trong phạm vi của đề tài, chắc chắn Luận văn chưa thể đề cập hết được toàn bộ tất cả những khía cạnh của QLNN về ATTP. Tuy nhiên, với những nội dung đã được phân tích và làm rõ, Luận văn sẽ có những đóng góp nhất định đối với lý luận, thực tiễn cho QLNN về ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và những địa phương khác trên địa bàn cả nước. Đồng thời, phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành về hành chính, QLNN và ATTP. 121 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Thế Anh (2010), “Thể chế quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản ở Việt Nam”, Đề tài khoa học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội. 2. Lê Văn Bào, Hoàng Hải (2013), Truyền thông an toàn thực phẩm tại cộng đồng, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội. 3. Bộ Công Thương (2014), Cẩm nang an toàn thực phẩm trong kinh doanh, Nhà Xuất bản Hồng Đức, Hà Nội. 4. Bộ Y tế (2005), Kỷ yếu hội nghị khoa học vệ sinh an toàn thực phẩm lần thứ 3, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội. 5. Chính phủ Việt Nam (2012), Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 về chế độ phụ cấp công vụ, Hà Nội. 6. Chính phủ Việt Nam (2012), Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội. 7. Nguyễn Ngọc Diệp (1999), 1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam, Nhà Xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. 8. Tô Tử Hạ (2003), Từ điển hành chính, Nhà Xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 9. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Nguyễn Hữu Hải (2015), Quản lý học đại cương, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Vũ Thanh Hoa (2011), “Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 12. Học viện Hành chính Quốc gia (1997), Quản lý hành chính nhà nước, tập II- Ngạch chuyên viên, Nhà Xuất bản Lao động, Hà Nội. 13. Học viện Hành chính Quốc gia (1998), QLNN công chức cao cấp, Hà Nội. 8 122 14. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Nghị Quyết số 88/2013/NQ- HĐND ngày 16/7/2013 về việc phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013- 2020, Vĩnh Phúc. 15. Lâm Quốc Hùng (2011), “Tình hình và xu hướng ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam giai đoạn từ 2002- 2010”, Chuyên đề khoa học, Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế, Hà Nội. 16. Phạm Ngọc Khái (2011), Quản lý an toàn thực phẩm, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội. 17. Trần Thị Khúc (2014), “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 18. Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn (2002), Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính, Nhà Xuất bản Lao động, Hà Nội. 19. Nguyễn Duy Lãm (1996), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 20. Hoàng Khắc Nam (2006), Quan hệ quốc tế: Những khía cạnh lý thuyết và vấn đề (viết chung), Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 22. Lê Du Phong (2006), Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà Xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội. 23. Quốc hội khóa 12 (2010), Luật An toàn thực phẩm, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội. 24. Trương Thị Thúy Thu (2003), “Quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam từ góc nhìn cải cách hành chính”, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 25. Nguyễn Tiệp (2005), “Phát triển thị trường lao động nước ta các năm 2005- 2010”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế ( 326) tr. 52-56. 123 26. Nguyễn (2010) Tiệp, Nguồn nhân lực xã hội, Nhà Xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội. 27. Nguyễn Hữu Tri (2012), Lý thuyết tổ chức, Nhà Xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Trần Quang Trung (2014), Thanh tra An toàn thực phẩm, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội. 29. Đoàn Trọng Truyến (1993), Nội dung và phương thức hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đề tài KX 05-08, Hà Nội. 30. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ và trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng năm 2030, Vĩnh Phúc. 31. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Vĩnh Phúc. 32. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Quy hoạch về phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Vĩnh Phúc. 33. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Kế hoạch số 1100/KH-UBND ngày 04/4/2012 về triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc. 34. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Đề án số 3116/ĐA-UBND ngày 17/6/2013 về việc phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020, Vĩnh Phúc. 35. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Quy định thực hiện đầu tư, hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020, Vĩnh Phúc. 36. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Quyết định số 24/2013/QĐ-UBND ngày 10/10/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành Quy định thực hiện đầu tư, hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020; Vĩnh Phúc. 37. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2015), Kế hoạch số 450/KH-UBND ngày 20/10/2015 về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016- 2020, Vĩnh Phúc. 124 38. Viện Nghiên cứu Khoa học Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia (2009), Thuật ngữ hành chính, Hà Nội. 39. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nhà Xuất bản Đà Nẵng- Trung tâm Từ điển học, Đà Nẵng. 40. Như Ý (1996), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 125 PHỤ LỤC 01 MỘT SỐ CÁC VBQPPL TIÊU BIỂU VỀ ATTP DO CÁC CƠ QUAN CẤP TRUNG ƢƠNG BAN HÀNH - Luật Tiêu chuẩn và QCVN số: 68/2006/QH11 ngày 12/07/2006. - Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số: 59/2010/QH12 ngày 30/11/2010. của Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn. - Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 25/02/2005 của Bộ Chính trị về tăng cường hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. - Nghị định 89/2006//NĐ-CP ngày 30/08/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá Quyết định số: 12/2006/QĐ-CP ngày 09/3/2006 của Bộ Y tế về phân cấp nhiệm vụ quản lý và tham gia QLNN về ATVSTP. - Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/07/2008 của Chính phủ về việc quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. - Kết luận số 43-KL/TW ngày 01/4/2009 của Bô ̣Chính trị về ba năm thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bô ̣Chính trị. - Nghị định 67/2009/NĐ-CP ngày 03/08/2009 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và QCVN và Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành. - Nghị định 54/2009/NĐ-CP ngày 05/06/2009 của Chính phủ về việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá. - Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng, ATVSTP. - Nghị định 31/2010/NĐ-CP ngày 29/03/2010 của Chính phủ quy định về xử 126 phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. - Nghị định 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về việc quản lý thức ăn chăn nuôi. - Luật An toàn thực phẩm số: 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010. - Chỉ thị số 08/CT-TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với QLNN về ATTP trong tình hình mới. - Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. - Thông tư số: 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế về quy định điều kiện ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. - Luật Quảng cáo số: 16/2012/QH13 ngày 21/06/2012. - Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. - Thông tư số: 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP. - Thông tư số: 16/2012/TT-BYT ngày 22/10/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm. - Thông tư số: 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế về quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng. - Thông tư số: 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm. - Thông tư số: 15/2012/TT-BYT ngày 12/09/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. - Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu. - Thông tư số: 08/2013/TT- BYT ngày 13/03/2013 của Bộ Y tế về quảng cáo 127 thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. - Thông tư số: 24/2013/TT-BYT ngày 14/08/2013 của Bộ Y tế về “Quy định mức giới tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm” . - Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi. - Nghị định số: 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. - Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP. - Thông tư số: 13 /2014/TTLT- BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/04/2014 của Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong QLNN về ATTP. - Thông tư số: 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. - Thông tư số: 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế quy định về quản lý thực phẩm chức năng. - Thông tư số: 54/2014/TT-BCT ngày 18/12/2014 quy định điều kiện đảm bảo ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa chế biến. - Thông tư số: 09/2015/TT-BYT ngày 25/05/2015 của Bộ Y tế quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế. - Thông tư liên tịch số: 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27/10/2014 - Luật chất lượng, sản phẩm hàng hoá số: 05/2007/QH12 ngày 12/07/2006. 128 PHỤ LỤC 02 MỘT SỐ CÁC VBQPPL TIÊU BIỂU VỀ ATTP DO UBND TỈNH VĨNH PHÚC BAN HÀNH - Quyết định số: 58/2008/QĐ-UBND ngày 10/11/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thành lập Chi cục ATVSTP trực thuộc Sở Y tế Vĩnh Phúc. - Chỉ thị số: 45/2009/CT-UBND ngày 17/08/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc tăng cường hoạt động chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo ATTP. - Quyết định số: 58/2009/QĐ-UBND ngày 09/11/2009 của UBND Vĩnh Phúc về việc thành lập Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Vĩnh Phúc. - Quyết định số: 664/QĐ-UBND ngày 16/3/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc “Về việc thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Vĩnh Phúc”. - Quyết định số: 371/QĐ-SYT ngày 20/9/2010 của Sở Y tế về việc thành lập Trung tâm ATVSTP huyện trực thuộc Chi cục ATVSTP Vĩnh Phúc đóng trên địa bàn 09 huyện/thành phố/thị xã. - Quyết định số: 1581/QĐ-UBND 07/07/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc “Về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Vĩnh Phúc”. - Quyết định số: 3870/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ và trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Quyết định số: 588/QĐ-UBND ngày 03/3/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về phê duyệt Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Kế hoạch số: 1100/KH-UBND ngày 04/4/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. - Quyết định số: 1674/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về phê duyệt Quy hoạch vùng rau an toàn tỉnh Vĩnh Phúc từ 2012- 2020. - Đề án số: 3116/ĐA-UBND ngày 17/6/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020. - Nghị Quyết số: 88/2013/NQ-HĐND ngày 16/7/2013 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020. 129 - Quyết định số: 24/2013/QĐ-UBND ngày 10/10/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành Quy định thực hiện đầu tư, hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2013-2020. - Quyết định số: 208/QĐ-SNN&PTNT ngày 05/5/2014 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc về việc thành lập các trạm quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản liên huyện. - Quyết định 2664/QĐ-UBND, 2665/QĐ-UBND, 2666/QĐ-UBND, 2667/QĐ- UBND, 2668/QĐ-UBND, 2669/QĐ-UBND, 2670/QĐ-UBND, 2671/QĐ-UBND, 2672/QĐ-UBND ngày 01/10/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp tại các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh. - Quyết định số: 33/2015/QĐ-UBND ngày 19/11/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về ban hành “Quy định trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”. - Quyết định số: 117/QĐ-CT ngày 14/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc “Về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Vĩnh Phúc”. 130 PHỤ LỤC 03 CÁC VĂN BẢN, QCVN, TCVN TIÊU BIỂU VỀ THỰC PHẨM VÀ ĐIỀU KIỆN ATTP Các văn bản quy định về điều kiện ATTP STT Số văn bản Tên- trích yếu nội dung 1 55/2010/QH12 Luật An toàn thực phẩm 2010, Quốc hội 12 2 46/2007/QĐ-BYT Quyết định của Bộ Y tế về quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm 3 379/QĐ-BNN-KHCN Quyết định Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Khoa học công nghệ về việc ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả an toàn 4 1121/QĐ-BNN-KHCN Quyết định Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Khoa học công nghệ về việc ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè tươi an toàn 5 1579/2009/QĐ-BNN-KHCN Quyết định Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Khoa học công nghệ về việc ban hành quy trình chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa an toàn 6 1504/2009/QĐ-BNN-KHCN Quyết định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Khoa học công nghệ về việc ban hành quy trình chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn 7 1506/2009/QĐ-BNN-KHCN Quyết định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành quy trình chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn 8 15/2009/TT-BNN Thông tư ban hành danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản 9 68/2010 /TT- BNNPTNT Thông tư của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về ban hành “Danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về ATVSTP đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, sản xuất lưu thông trong nước 10 2864/2011/QĐ-BNN-QLCL Quyết định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về quy định các chỉ tiêu kiểm tra về chất lượng 11 76/2011/TT-BNNPTNT Thông tư của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về quy định danh mục các loại thực phẩm được phép chiếu xạ và liều lượng hấp thụ tối đa cho phép 12 15/2012/TT-BYT Thông tư của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung đảm bảo ATTP đối với cơ sở sản xuất, 131 kinh doanh thực phẩm 13 16/2012/TT-BYT Thông tư của Bộ Y tếquy định về điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm 14 27/2012/TT-BYT Thông tư của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm 15 24/2013/TT-BYT Thông tư của Bộ Y tế về ban hành “Quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm” 16 8/2015/TT-BYT Thông tư Bộ Y tế về sửa đổi bổ sung một số quy định của Thông tư 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm 17 54/2014/TT-BCT Thông tư của Bộ Công Thương quy định điều kiện đảm bảo ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa chế biến Một số QCVN của Việt Nam về thực phẩm, ATTP STT Số văn bản Tên- trích yếu nội dung 1 QCVN 1:2009/BYT QCVN quốc gia đối vớichất lượng nước ăn uống 2 QCVN 2:2009/BYT QCVN quốc gia đối với chất lượng nước sinh hoạt 3 QCVN 02 - 14: 2009/BNNPTNT QCVN quốc gia về cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thuỷ sản - Điều kiện đảm bảo ATTP, vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường 4 QCVN 02 - 15: 2009/BNNPTNT QCVN quốc gia về cơ sở sản xuất giống thủy sản - Điều kiện an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường 5 QCVN 01 - 06: 2009/BNNPTNT QCVN quốc gia đối với cơ sở chế biến cà phê - điều kiện đảm bảo ATTP 6 QCVN 01 - 07: 2009/BNNPTNT QCVN quốc gia đối với cơ sở chế biến chè - điều kiện đảm bảo ATTP 7 QCVN 01 - 08: 2009/BNNPTNT QCVN quốc gia đối với cơ sở chế biến điều - điều kiện đảm bảo ATTP 8 QCVN 01 - 09: 2009/BNNPTNT QCVN quốc gia đối với cơ sở chế biến rau quả - điều kiện đảm bảo ATTP 9 QCVN 02 - 01: 2009/BNNPTNT QCVN quốc gia đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuỷ sản - điều kiện đảm bảo ATTP 10 QCVN 02 - 02: 2009/BNNPTNT QCVN quốc gia đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuỷ sản - Chương trình đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm theo nguyên tắc HACCP 11 QCVN 02 - 03: 2009/BNNPTNT QCVN quốc gia đối với cơ sở chế biến thuỷ sản ăn liền - điều kiện đảm bảo ATTP 12 QCVN QCVN quốc gia đối với cơ sở sản xuất đồ hộp 132 02 - 04: 2009/BNNPTNT thuỷ sản- điều kiện đảm bảo ATTP 13 QCVN 02 - 05: 2009/BNNPTNT QCVN quốc gia đối với cơ sở chế biến thuỷ sản khô- điều kiện đảm bảo ATTP 14 QCVN 02 - 06: 2009/BNNPTNT QCVN quốc gia đối với cơ sở sản xuất nước mắm- điều kiện đảm bảo ATTP 15 QCVN 02 - 07: 2009/BNNPTNT QCVN quốc gia đối với cơ sở sản xuất nhuyễn thể hai mảnh vỏ - điều kiện đảm bảo ATTP 16 QCVN 02 - 08: 2009/BNNPTNT QCVN quốc gia đối với cơ sở sản xuất nước đá thủy sản - điều kiện đảm bảo ATTP 17 QCVN 02 - 09: 2009/BNNPTNT QCVN quốc gia đối với kho lạnh thủy sản - điều kiện đảm bảo ATTP 18 QCVN 02 - 10: 2009/BNNPTNT QCVN quốc gia đối với cơ sở thu mua thủy sản - điều kiện đảm bảo ATTP 19 QCVN 02-11: 2009/BNNPTNT QCVN quốc gia đối với chợ cá - điều kiện đảm bảo ATTP 20 QCVN 02 - 12: 2009/BNNPTNT QCVN quốc gia đối với cảng cá - điều kiện đảm bảo ATTP 21 QCVN 02 - 13: 2009/BNNPTNT QCVN quốc gia đối với tàu cá - điều kiện đảm bảo ATTP 22 QCVN 3-1:2010/BYT QCVN quốc gia đối với các chất được sử dụng để bổ sung kẽm vào thực phẩm 23 QCVN 3-2:2010/BYT QCVN quốc gia đối với acid folic được sử dụng để bổ sung vào thực phẩm. 24 QCVN 3-3:2010/BYT QCVN quốc gia đối với các chất được sử dụng để bổ sung sắt vào thực phẩm 25 QCVN 3-4:2010/BYT QCVN quốc gia đối với các chất được sử dụng để bổ sung calci vào thực phẩm 26 QCVN 3-5:2011/BYT QCVN quốc gia đối với các chất được sử dụng để bổ sung Magnesi vào thực phẩm 27 QCVN 3-6:2011/BYT QCVN quốc gia đối với các chất được sử dụng để bổ sung Iod vào thực phẩm. 28 QCVN 4-1:2010/BYT QCVN quốc gia đối với phụ gia thực phẩm Chất điều vị 29 QCVN 4-2:2010/BYT QCVN quốc gia đối với phụ gia thực phẩm Chất làm ẩm 30 QCVN 4-3:2010/BYT QCVN quốc gia đối với phụ gia thực phẩm Chất tạo xốp 31 QCVN 4-4:2010/BYT QCVN quốc gia đối với phụ gia thực phẩm Chất chống đông vón 32 QCVN 4-5:2010/BYT QCVN quốc gia đối với phụ gia thực phẩm Chất giữ màu 33 QCVN 4-6:2010/BYT QCVN quốc gia đối với phụ gia thực phẩm Chất chống oxy hóa 34 QCVN 4-7:2010/BYT QCVN quốc gia đối với phụ gia thực phẩm Chất chống tạo bọt 35 QCVN 4-8:2010/BYT QCVN quốc gia đối với phụ gia thực phẩm Chất ngọt tổng hợp 133 36 QCVN 4-9:2010/BYT QCVN quốc gia đối với phụ gia thực phẩm Chất làm rắn chắc 37 QCVN 4-10:2010/BYT QCVN quốc gia đối với phụ gia thực phẩm Phẩm màu 38 QCVN 4-11:2010/BYT QCVN quốc gia đối với phụ gia thực phẩm Chất điều chỉnh độ 39 QCVN 4-12:2010/BYT QCVN quốc gia đối với phụ gia thực phẩm Chất bảo quản 40 QCVN 4-13:2010/BYT QCVN quốc gia đối với phụ gia thực phẩm - Chất ổn định 41 QCVN 4-14:2010/BYT QCVN quốc gia đối với phụ gia thực phẩm Chất tạo phức kim loại 42 QCVN 4-15:2010/BYT QCVN quốc gia đối với phụ gia thực phẩm - Chất xử lý bột 43 QCVN 4-16:2010/BYT QCVN quốc gia đối với phụ gia thực phẩm Chất chất độn 44 QCVN 4-17:2010/BYT QCVN quốc gia đối với phụ gia thực phẩm Chất khí đẩy 45 QCVN 4-18:2011/BYT QCVN quốc gia đối với Phụ gia thực phẩm Nhóm chế phẩm tinh bột 46 QCVN 4-19:2011/BYT QCVN quốc gia đối với Phụ gia thực phẩm Enzym 47 QCVN 4-20:2010/BYT QCVN quốc gia đối với Phụ gia thực phẩm Nhóm chất làm bóng 48 QCVN 4-21:2011/BYT QCVN quốc gia đối với Phụ gia thực phẩm Nhóm chất làm dày 49 QCVN 4-22:2011/BYT QCVN quốc gia đối với Phụ gia thực phẩm Nhóm chất nhũ hóa 50 QCVN 4-23:2011/BYT QCVN quốc gia đối với Phụ gia thực phẩm Nhóm chất tạo bọt 51 QCVN 5-1:2010/BYT QCVN quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng 52 QCVN 5-2:2010/BYT QCVN quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng bột 53 QCVN 5-3:2010/BYT QCVN quốc gia đối với các sản phẩm phomat 54 QCVN 5-4:2010/BYT QCVN quốc gia đối với các sản phẩm chất béo từ sữa 55 QCVN 5-5:2010/BYT QCVN quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men. 56 QCVN 6-1:2010/BYT QCVN quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai 57 QCVN 6-2:2010/BYT QCVN quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn 58 QCVN 6-3:2010/BYT QCVN quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn 59 QCVN 8-1:2011/BYT QCVN quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm 134 60 QCVN 8-2:2011/BYT QCVN quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm 61 QCVN 9-1:2011/BYT QCVN quốc gia đối với muối Iod 62 QCVN :2011/BYT QCVN quốc gia đối với muối ăn bổ sung iod 63 QCVN 01-132:2013/BNNPTNT QCVN quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện ATTP trong sản xuất, sơ chế 64 QCVN 02 - 16: 2012/BNNPTNT Quy chuẩn Việt Nam về cơ sở sản xuất nước mắm - Điều kiện đảm bảo ATTP 65 QCVN 02 - 17: 2012/BNNPTNT Quy chuẩn Việt Nam về cơ sở sản xuất thủy sản khô - Điều kiện đảm bảo ATTP 66 QCVN 02 - 18: 2012/BNNPTNT Quy chuẩn Việt Nam về cơ sở cơ sở sản xuất sản phẩm thủy sản dạng mắm - Điều kiện đảm bảo ATTP 67 QCVN 12-4:2015/BYT QCVN quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm 68 QCVN 19-1:2015/BYT QCVN quốc gia đối với hương liệu thực phẩm - Các chất tạo hương vani 69 QCVN 18-1:2015/BYT Thông tư ban hành QCVN quốc gia đối với chất hỗ trợ chế biến thực phẩm - Dung môi Một số TCVN của Việt Nam về thực phẩm, ATTP STT Mã số tài liệu Tên- trích yếu nội dung 1 TCVN 5375 - 1991 Tiêu chuẩn Việt Nam đối với sản phẩm ong- yêu cầu vi sinh và phương pháp kiểm tra 2 TCVN 7042- 2002 Tiêu chuẩn Việt Nam đối với sản phẩm bia hơi- Quy định kĩ thuật 3 TCVN 5107 : 2003 Tiêu chuẩn Việt Nam đối với nước mắm - Quy định kĩ thuật 4 TCVN 5289 : 2006 Tiêu chuẩn Việt Nam đối với thuỷ sản đông lạnh- Yêu cầu vệ sinh 5 TCVN 7597 : 2007 Tiêu chuẩn Việt Nam đối với dầu thực vật- Quy định kĩ thuật 6 TCVN 5267:2008 Tiêu chuẩn Việt Nam đối với mật ong, các sản phẩm đã chế biến và sử dụng trục tiếp 7 TCVN 5908- 2009 Tiêu chuẩn Việt Nam đối với kẹo- Quy định kĩ thuật TCVN7046:2009 Tiêu chuẩn Việt Nam đối với thịt tươi – Yêu cầu kĩ thuật 8 TCVN 8679:2011 Tiêu chuẩn Việt Nam đối với mắm tôm - Quy định kĩ thuật 9 TCVN 7048:2002 Tiêu chuẩn Việt Nam đối với thịt hộp – Quy định kĩ thuật 10 TCVN 7049 : 2009 Tiêu chuẩn Việt Nam đối với sản phẩm thịt chế biến có xử lý nhiệt - Quy định kĩ thuật 11 TCVN 7050 : 2009 Tiêu chuẩn Việt Nam đối với thịt và sản phẩm thịt chế biến không qua xử lý nhiệt - Yêu cầu kĩ thuật 135 12 TCVN 7043 : 2013 Tiêu chuẩn Việt Nam đối với rượu trắng – Quy định kĩ thuật 13 TCVN 7044 : 2013 Tiêu chuẩn Việt Nam đối với rượu mùi – Quy định kĩ thuật 14 TCVN 7045:2013 Tiêu chuẩn Việt Nam đối với rượu vang – Quy định kĩ thuật 15 TCVN 5250: 2015 Tiêu chuẩn Việt Nam đối với cà phê rang- Quy định kĩ thuật 16 TCVN 5251: 2015 Tiêu chuẩn Việt Nam đối với cà phê bột- Quy định kĩ thuật 17 TCVN 7402:2004 Tiêu chuẩn Việt Nam đối với kem thực phẩm- Yêu cầu kĩ thuật 18 TCVN 6465:2008 Tiêu chuẩn Việt Nam đối với phụ gia thực phẩm. Sorbitol 19 TCVN 6464:2008 Tiêu chuẩn Việt Nam - Yêu cầu kĩ thuật đối với phụ gia thực phẩm. Kali axesulfam 20 TCVN 6463:1998 Tiêu chuẩn Việt Nam -Yêu cầu kĩ thuật đối với phụ gia thực phẩm. Chất tạo ngọt. Kali sacarin 21 TCVN 6462:2008 Tiêu chuẩn Việt Nam -Yêu cầu kĩ thuật đối với phụ gia thực phẩm. Erytrosin 22 TCVN 6461:2008 Tiêu chuẩn Việt Nam -Yêu cầu kĩ thuật đối với phụ gia thực phẩm. Clorophyl 23 TCVN 6460:2008 Tiêu chuẩn Việt Nam -Yêu cầu kĩ thuật đối với phụ gia thực phẩm. Caroten (thực phẩm) 24 TCVN 6459:2008 Tiêu chuẩn Việt Nam -Yêu cầu kĩ thuật đối với phụ gia thực phẩm. Riboflavin 25 TCVN 6458:2008 Tiêu chuẩn Việt Nam -Yêu cầu kĩ thuật đối với phụ gia thực phẩm. Ponceau 4R 26 TCVN 6457:2008 Tiêu chuẩn Việt Nam -Yêu cầu kĩ thuật đối với phụ gia thực phẩm. Amaranth 27 TCVN 6456:2008 Tiêu chuẩn Việt Nam -Yêu cầu kĩ thuật đối với phụ gia thực phẩm. Brilliant blue FCF 28 TCVN 6455:2008 Tiêu chuẩn Việt Nam -Yêu cầu kĩ thuật đối với phụ gia thực phẩm. Sunset yellow FCF 29 TCVN 6618:2000 Tiêu chuẩn Việt Nam -Yêu cầu kĩ thuật đối với phụ gia thực phẩm. Axit photphoric thực phẩm và axit phosphoric kĩ thuật. Yêu cầu kĩ thuật. 30 TCVN 6454:2008 Tiêu chuẩn Việt Nam -Yêu cầu kĩ thuật đối với phụ gia thực phẩm. Tartrazin 31 TCVN 6466:2008 Tiêu chuẩn Việt Nam -Yêu cầu kĩ thuật đối với phụ gia thực phẩm xirô sorbitol 32 TCVN 1459:2008 Tiêu chuẩn Việt Nam -Yêu cầu kĩ thuật đối với gia thực phẩm. Mì chính (tuyển tập) 33 TCVN 7714:2007 Tiêu chuẩn Việt Nam -Yêu cầu kĩ thuật đối với thực phẩm chế biến từ ngũ cố dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 136 34 TCVN 7247:2003 Tiêu chuẩn Việt Nam -Yêu cầu kĩ thuật đối với thực phẩm chiếu xạ 35 TCVN 6829:2001 Tiêu chuẩn Việt Nam -Yêu cầu kĩ thuật đối với cơ sở chế biến thủy sản. Điều kiện đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình đóng hộp 36 TCVN 7406 : 2004 Tiêu chuẩn Việt Nam đối với bánh ngọt không kem- Yêu cầu kĩ thuật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_an_toan_thuc_pham_tren_dia_ban.pdf
Luận văn liên quan