Luận văn Quản lý nhà nước về chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh

- Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai tang: người lao động đã có ít nhất 5 năm đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu; trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở. - Người lao động đang đóng BHXH, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần. + Mức trợ cấp tuất 1 lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH, mổi năm tham gia BHXH bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH trước năm 2014; 2 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng + Mức trợ cấp tuất 1 lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu./.

pdf105 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ham gia BHXH bắt buộc theo Luật định. Ngoài nguyên nhân doanh nghiệp né trách nghĩa vụ thực hiện chính sách BHXH cho ngƣời lao động, còn có nguyên nhân chƣa có sự phối hợp giữa các ngành liên quan để thống nhất về mặt quản lý nhà nƣớc về lao động. Do vậy giải pháp đặt ra là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH và Chi cục Thuế quận, cụ thể là khi thực hiện các thủ tục quyết toán với các doanh nghiệp, để xác định chi phí tiền lƣơng, cơ quan Thuế quy định doanh nghiệp có xác nhận của cơ quan BHXH về số lao động, quỹ tiền lƣơng tham gia BHXH; bên cạnh đó cần thực hiện nối mạng máy tính giữa cơ quan Thuế và cơ quan BHXH để chia sẻ thông tin về nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia BHXH theo Luật BHXH của doanh nghiệp. - Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với Liên đoàn lao động, Tòa án nhân dân và Chi cục thi hành án trong kiện doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN ra Tòa Hiện nay, chế tài đối với các hành vi vi phạm Luật BHXH còn quá nhẹ chƣa đủ sức răn đe. Mức phạt quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Nghị định 88/2015/NĐ-CP của Chính phủ đối với hành vi vi phạm pháp luật BHXH còn quá thấp, doanh nghiệp dễ dàng chấp thuận nộp phạt để tiếp tục tái phạm. Biện pháp chế tài sau xử phạt hầu nhƣ không có, việc phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng để trích nộp BHXH không hiệu quả, biện pháp cuối cùng là khởi kiện doanh nghiệp ra Toà án. Luật BHXH năm 2014 và công văn số 105/TANDTC - PC&QLKH ngày 14/4/2016 của Tòa án nhân dân tối cao cũng đã quy định quyền khởi kiện các hành vi vi phạm pháp luật BHXH đƣợc giao cho tổ chức Công đoàn. Do đó BHXH quận cần có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với Liên đoàn Lao động Quận triển khai công tác khởi kiện tranh chấp về BHXH theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật BHXH nhằm đem lại lợi ích chính đáng cho ngƣời lao động. 3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra về bảo hiểm xã hội 76 Thời gian qua, UBND quận đã có sự quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra pháp luật BHXH, tuy nhiên hoạt động này còn lồng ghép với các lĩnh vực khác nhƣ thực hiện pháp Luật về lao động, việc làm, tiền lƣơng .v.v. nên hiệu quả chƣa cao. Mặc khác, công tác kiểm tra của cơ quan BHXH đến nay chủ yếu mới chỉ là kiểm tra trong nội bộ ngành, việc kiểm tra đối với các doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động chỉ là kiểm tra nghiệp vụ để đôn đốc thực hiện, cơ quan BHXH không có thẩm quyền kết luận xử lý. Thẩm quyền thanh tra chuyên ngành về BHXH đƣợc giao cho BHXH cấp tỉnh, nên để thực hiện thanh tra chuyên ngành ở những đơn vị nợ BHXH, BHXH Quậnphải báo cáo, đề xuất BHXH thành phố thực hiện. - Để nâng cao hiệu quả công tác thu nộp BHXH, BHYT, BHTN của doanh nghiệp, BHXH Quận cần thực hiện các nội dung sau: + Thứ nhất, cơ quan BHXH quận cần chủ động, thƣờng xuyên theo dõi, rà soát, đôn đốc và phân loại các đơn vị nợ để có sự quản lý, tác động bằng các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế nợ phát sinh. + Thứ hai, tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Thanh tra sở Lao động, Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quận, Liên đoàn lao động quận và các cơ quan có chức năng trong kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các quy định của Luật BHXH. + Thứ ba, báo cáo BHXH Thành phố hỗ trợ kịp thời các trƣờng hợp nợ BHXH kéo dài, số nợ cao để thực hiện thanh tra chuyên ngành. - Để đảm bảo công tác chi trả đúng theo quy định của Luật BHXH, đúng nguyên tắc chi trả BHXH và an toàn nguồn quỹ BHXH, BHXH quận cần thực hiện những nội dung sau: + Quản lý chặt chẽ công tác chi trả lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua Bƣu điện, thƣờng xuyên theo dõi việc cắt giảm các đối tƣợng hƣởng chế độ chết, chuyển đi nơi khác kịp thời nhằm tránh chi để phải thu hồi tiền; thực hiện quyết toán chi trả BHXH theo đúng quy định. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc quy định: 77 “cán bộ BHXH, cán bộ chi trả không đƣợc ký nhận thay các chế độ BHXH, BHTN của ngƣời hƣởng” theo quy định tại Quyết 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 của BHXH Việt Nam. + Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ việc thực hiện thẩm định, giải quyết hồ sơ chế độ BHXH theo đúng quy trình hiện nay. Lƣu ý thời gian giải quyết hồ sơ theo đúng quy định, những hồ sơ giải quyết nhanh hay hồ sơ trả sớm hơn thời gian quy định cần phải đƣợc phê duyệt của lãnh đạo để kiểm soát chặt chẽ quy trình. + Đôn đốc, triển khai nhanh phƣơng thức chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dƣỡng sức qua tài khoản của ngƣời lao động để ngƣời lao động thụ hƣởng quyền lợi một cách nhanh chóng đồng thời hạn chế tình trạng doanh nghiệp nhận tiền nhƣng chậm chi trả lại cho ngƣời lao động. 3.2.5. Tiếp tục công tác cải cách thủ tục hành chính, đổi mới và nâng cao chất lƣợng phục vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội Sau đợt tổng rà soát các thủ tục hành chính, BHXH Việt Nam đã công bố các thủ tục hành chính đƣợc sửa đổi, bổ sung, thay thế, gồm: thủ tục hành chính trong giao dịch điện tử; thủ tục hành chính đƣợc sửa đổi, bổ sung, thay thế thuộc 3 lĩnh vực: chi trả các chế độ BHXH, thực hiện chính sách BHXH, thực hiện chính sách BHYT; thủ tục hành chính đƣợc sửa đổi, bổ sung, thay thế thuộc lĩnh vực thu BHXH, BHYT, BHTN và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. Về số lƣợng hồ sơ (gồm biểu mẫu, tờ khai, đơn, công văn đề nghị) đã giảm 56% thủ tục hành chính. Về chỉ tiêu trên tờ khai, biểu mẫu đã giảm 82% thủ tục hành chính. Về quy trình, thao tác thực hiện đã giảm 78% thủ tục hành chính. Đây là nổ lực đáng ghi nhận của ngành BHXH trong thực hiện Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2016-2017 mà cụ thể là cải cách hành chính đối với doanh nghiệp. Đối với BHXH quận cần phải triển khai kịp thời các quy trình tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ mới theo hƣớng dẫn của BHXH Việt Nam và BHXH thành phố, sao 78 cho chủ trƣơng cải cách thủ tục hành chính của ngành BHXH đến với từng đơn vị sử dụng lao động, ngƣời lao động và ngƣời hƣởng chế độ BHXH. Qua đó, tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình giải quyết hồ sơ và ngƣời lao động đƣợc thụ hƣởng chính sách một cách đầy đủ, kịp thời đúng theo quy định của pháp luật. 3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chi trả bảo hiểm xã hội Không nhƣ các ngành khác, cơ sở dữ liệu của ngành BHXH là rất lớn, đối với mỗi ngƣời lao động quá trình làm việc tham gia BHXH có thể diễn biến từ 1 tháng cho đến trên 40 năm, do vậy cần phải quản lý quá trình tham gia BHXH để làm cơ sở giải quyết các chế độ BHXH cho họ khi đến tuổi hƣởng hƣu trí (55 tuổi đối với lao động nữ, 60 tuổi đối với lao động nam) hoặc giải quyết các chế độ BHXH khác khi họ đang trong quá trình tham gia lao động. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu này cần đƣợc kết nối thành một kho dữ liệu chung của ngành nhằm mục đích tra cứu chính xác quá trình tham gia BHXH của ngƣời lao động, tránh giải quyết hƣởng trùng lắp các loại chế độ BHXH, kịp thời phát hiện những sai phạm hoặc những hành vi trục lợi quỹ BHXH. Ngoài ra việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nghiệp vụ tạo ra phong cách làm việc khoa học và hiệu quả, xây dựng các nguyên tắc bảo mật, an toàn, có sự kiểm soát và tính toán khoa học khi lƣu trữ, xây dựng đƣợc sự tin cậy đối với các đối tƣợng tham gia BHXH, từ đó giúp cơ quan BHXH nâng cao đƣợc chất lƣợng phục vụ. Để triển khai các ứng dụng CNTT, ngành BHXH đã triển khai lắp đặt mạng diện rộng (WAN) và mạng Internet đối với 63 tỉnh thành và hơn 700 huyện khắp cả nƣớc. Kết nối giữa BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh và BHXH huyện đƣợc cải thiện mạnh mẽ nhờ mạng diện rộng này. Việc quản lý và cấp sổ BHXH và thẻ BHYT theo đó cũng trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn rất nhiều. BHXH Việt Nam cũng đã trang bị 218 máy chủ có cấu hình đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để đáp ứng việc cài đặt phần mềm và cơ sở dữ liệu nghiệp vụ cho BHXH 63 tỉnh, thành phố trực thuộc 79 Trung ƣơng. Các nhà mạng cũng kết hợp với ngành BHXH để cung cấp các phần mềm ứng dụng lập hồ sơ BHXH cho doanh nghiệp ngày càng nhiều. Tuy nhiên trên thực tế hiệu quả của việc kết nối và giao dịch hồ sơ điện tử còn chƣa cao. Hồ sơ giao dịch điện tử báo giảm lao động của doanh nghiệp chuyển cho cơ quan BHXH Quận, đƣợc phần mềm ứng dụng thông báo thành công, nhƣng thông tin truyền lên cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam không chuyển kịp thời xuống cho BHXH Quận, nên xảy ra nhiều trƣờng hợp doanh nghiệp chờ BHXH quận thực hiện hồ sơ, nhƣng cơ quan BHXH quận không biết và không có thông tin để làm; và cuối cùng, doanh nghiệp phải lập hồ sơ giấy gửi qua bƣu điện để thực hiện nghiệp vụ báo giảm lao động do nghỉ thai sản hoặc ốm đau thì cơ quan BHXH mới có cơ sở giải quyết chế độ cho ngƣời lao động. Phầm mềm ứng dụng giải quyết hồ sơ BHXH những năm qua còn rời rạc theo từng loại nghiệp vụ thu (phầm mềm SMS), kế toán (phần mền VSA), duyệt hồ sơ chế độ (phầm mềm Xét duyệt), quản lý lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH (phần mền BHXH Net). Do đó, việc kết nối dữ liệu thu BHXH làm cơ sở xét duyệt chế độ BHXH còn chƣa đồng bộ, viên chức giải quyết chế độ còn phải nhập vào phần mềm quá trình đóng BHXH của ngƣời lao động làm cơ sở chi trả BHXH nên còn xảy ra sai sót. Từ năm 2016, ngành BHXH đã đƣa vào ứng dụng phần mềm mới nhƣ TST (thu, cấp sổ thẻ), phầm mềm TCS (ốm đau - thai sản), phần mềm kế toán BHXH. Tuy đã có sự kết nối dữ liệu giữa các phần mềm với nhau nhƣng các phần mềm này còn đang trong quá trình vừa thực hiện vừa điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phƣơng. Riêng đối với BHXH thành phố Hồ Chí Minh, việc áp dụng các phầm mềm trên còn gặp nhiều khó khăn do số lƣợng doanh nghiệp và ngƣời lao động quá lớn. Từ những phân tích trên, để đạt hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các hoạt động BHXH, trong đó có công tác chi trả BHXH, ngoài 80 những nội dung áp dụng công nghệ thông tin đã làm tốt hiện nay, BHXH quận cần tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Thứ nhất, BHXH quận cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ tất cả các ứng dụng của các phầm mềm để khai thác tốt nhất cho công tác quản lý BHXH tại quận. Trong quá trình giải quyết hồ sơ, cần có sự đối chiếu, tham khảo với số liệu trên hồ sơ lƣunếu thấy có dấu hiệu sai sót; đề xuất nhà viết phần mềm điều chỉnh sửa chữa những lỗi của phần mềm ứng dụng cho kịp thời. Đồng thời, trƣờng hợp hồ sơ sai do lỗi phần mềm cần có hƣớng giải quyết nhanh chóng, đúng theo quy định. - Thứ hai, định kỳ hàng năm BHXH thành phố và BHXH quận, huyện cần tổ chức kiểm tra, đánh giá lại năng lực chuyên môn của viên chức phụ trách công nghệ thông tin tại các quận, huyện và viên chức giải quyết hồ sơ chế độ trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, bảo đảm chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu thực tế của công việc. 3.2.7. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ viên chức Bảo hiểm xã hội quận Để thực hiện đƣợc tất cả các giải pháp nêu trên, giải pháp quyết định là phải có đội ngũ viên chức ngành BHXH có đủ “tầm”, có “tâm”, có “nghề nghiệp” giỏi và “năng lực” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Chính vì thế, xây dựng đội ngũ viên chức cơ quan BHXH Quận 9 theo hƣớng chuyên nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp tốt, có chuyên môn vững vàng, có năng lực thực thi nhiệm vụ là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Bảo hiểm xã hội Quận, cần quan tâm thực hiện những nội dung sau: - Đề xuất với Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục có ý kiến với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nghiên cứu áp dụng cơ chế đặc thù đối với BHXH Thành phố Hồ Chí Minh so với BHXH các tỉnh, thành phố khác về biên chế cũng nhƣ về tiền lƣơng và phúc lợi. Do số lƣợng doanh nghiệp, số lao động và ngƣời hƣởng chính sách BHXH tại thành phố Hồ Chí Minh quá lớn chiếm gần 20% tỷtrọng cả nƣớc; mức chi phí cho cuộc sống tại thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nƣớc còn quá cao, để từ đó nâng cao đời sống của cán bộ, viên chức, tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức an tâm công tác, gắn bó với ngành. 81 - Đề xuất với BHXH thành phố Hồ Chí Minh, có tính đến đặc thù của từng quận, huyện; mức độ phức tạp khi quản lý các doanh nghiệp dƣới 10 lao động, địa bàn hoạt động rộng và tình hình kinh tế xã hội của từng quận, huyện để giao biên chế cho phù hợp. - Đối với nội bộ BHXH Quận 9, cần chú trọng các nội dung sau: + Tăng cƣờng trách nhiệm quản lý của giám đốc, các phó giám đốc và các tổ trƣởng trong quản lý viên chức ở tổ nghiệp vụ về chất lƣợng nghiệp vụ đƣợc phân công phụ trách, về đạo đức nghề nghiệp và tinh thần phục vụ nhân dân. Bố trí, phân công viên chức đảm nhận nhiệm vụ ở các tổ nghiệp vụ một cách phù hợp với khả năng, chuyên môn, tính cách và phẩm chất đạo đức, nhất là viên chức ở tổ chế độ. + Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy trình luân chuyển hồ sơ thu cũng hồ sơ nhƣ chi trả BHXH, từ khâu tiếp nhận, giải quyết chế độ và chi trả chế độ sao cho đúng với quy định của ngành và quy định của pháp Luật. Thƣờng xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức để có hƣớng dẫn kịp thời, khắc phục sai sót và ngăn chặn không để tiêu cực xảy ra. + Có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tuyên truyền thuyết phục và kỹ năng xử lý tình huốngcho viên chức. Thƣờng xuyên tổ chức nội dung sinh hoạt chuyên đề về các lĩnh vực nghiệp vụ nhƣ thu, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ, công nghệ thông tin, tuyên truyền, kiểm tra ... để phát huy ƣu điểm đạt đƣợc, đề ra các giải pháp khắc phục hạn chế, qua đó viên chức ở các tổ nghiệp vụ khác cũng đƣợc tham dự để nâng cao sự hiểu biết của mình về tất cả các nghiệp vụ. Trên thực tế, viên chức của tổ chế độ muốn thực hiện tốt công việc đƣợc giao thì cần am hiểu về tất cả các nghiệp vụ khác do “chi trả BHXH là đầu ra của BHXH”. + Phát huy vai trò của giám đốc, các phó giám đốc và tổ trƣởng tổ nghiệp vụ, chủ động trong giải quyết công việc của tổ, phối hợp với các tổ khác, các phòng nghiệp vụ của BHXH thành phố để nắm bắt thông tin và phối hợp giải quyết hồ sơ theo thẩm quyền. Tiếp tục giữ mối quan hệ hợp tác với UBND 13 phƣờng và các 82 ban ngành của Quận để họ phối hợp với mình thực hiện tốt nhất nhiệm vụ đƣợc giao. + Quan tâm đến tâm tƣ tình cảm, cuộc sống của viên chức trong cơ quan. Động viên kịp thời khi họ có những khó khăn trong công việc và cuộc sống. Giáo dục họ giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, tránh xa các hành vi sai phạm và lấy vụ tiêu cực ở BHXH Nhà Bè làm bài học và không để vi phạm pháp luật BHXH. 3.3. Khuyến nghị Nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9 trong những năm tới, tác giả luận văn đã đƣa ra một số giải pháp nêu trên. Tuy nhiên trong các giải pháp đó có một số số nội dung không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan BHXH Thành phố Hồ Chí Minh, do đó tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền cụ thể nhƣ sau: 3.3.1. Đối với Quốc Hội - Sửa đổi Luật xử lý vi phạm hành chính theo hƣớng tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH để đủ sức răn đe. - Nhanh chóng đƣa Luật hình sự sửa đổi có bổ sung xử lý hình sự với hành vi vi phạm pháp luật BHXH đối với chủ sử dụng lao động, ngƣời lao động và các tổ chức, cá nhân vào cuộc sống. - Hiện nay, Luật BHXH và Luật Công đoàn quy định công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp (với những đơn vị, doanh nghiệp chƣa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở) có trách nhiệm đại diện cho tập thể ngƣời lao động khởi kiện đơn vị, doanh nghiệp nợ BHXH ra Tòa. Tuy nhiên, việc khởi kiện phải do công đoàn cơ sở hoặc phải có giấy ủy quyền của ngƣời lao động, đối với doanh nghiệp có hàng ngàn ngƣời bị vi phạm quyền lợi BHXH sẽ phải có hàng ngàn giấy ủy quyền, mặc khác công đoàn cơ sở lại nằm trong doanh nghiệp, chủ tịch công đoàn thƣờng là kiệm nhiệm, cũng hƣởng lƣơng do chủ sử dụng lao động trả, đây là những khó khăn khiến việc khởi kiện của tổ chức công đoàn chƣa phát huy hiệu quả. Kiến 83 nghị, Quốc hội cần nghiên cứu sửa đổi Luật BHXH về công tác khởi kiện theo hƣớng công đoàn cấp trên và cơ quan BHXH địa phƣơng cùng cấp khởi kiện doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH để công tác khởi kiện khả thi và đạt hiệu quả. 3.3.2. Đối với Chính Phủ - Nghiên cứu, xem xét giao chỉ tiêu biên chế cho ngành BHXH Việt Nam tƣơng xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Giao khoán biên chế và kinh phí quản lý cho BHXH Việt Nam chủ động thực hiện nhiệm vụ quản lý BHXH theo luật định. Áp dụng cơ chế đặc thù trong việc phân bổ định biên, phân bổ tài chính cho thành phố Hồ Chí Minh nói chung và BHXH thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, nhằm đáp ứng việc thực hiện quả chính sách BHXH tại một thành phố lớn nhất cả nƣớc. - Chỉ đạo BộTài chính, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tiếp tục chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nhất là việc sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính liên quan đến việc phải sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc chức năng, quản lý của các bộ, ngành khác. 3.3.3. Đối với UBND Thành phố Hồ Chí Minh Đề nghị UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo và giao chỉ tiêu cụ thể cho UBND các quận, huyện để triển khai và thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết 21 của Bộ chính trị trên địa bàn. Các ban ngành chức năng phối hợp với cơ quan BHXH quận, huyện thống kê đầy đủ số đơn vị, doanh nghiệp thuộc diện tham gia BHXH trên địa bàn làm cơ sở để khai thác mở rộng nguồn thu; phối hợp triển khai chính sách BHXH, BHYT, BHTN đến với ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và nhân dân trên địa bàn. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giải thích để nhân dân tham gia các loại hình BHXH có hiệu quả hơn. 3.3.4. Đối với các ban ngành có liên quan Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan QLNN ở địa phƣơng, đặc biệt sự phối hợp giữa Ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Liên đoàn lao động, Ban 84 Quản lý khu công nghiệp, Khu công nghệ cao vớicơ quan BHXH trong việc triển khai và thực hiện pháp luật BHXH. Liên đoàn lao động thành phố và Liên đoàn lao động các quận, huyện phối hợp tốt với cơ quan BHXH địa phƣơng trong việc khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH ra Tòa. Hiện nay, cơ quan BHXH không có đƣợc số lao động và tình hình ký kết hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Cơ quan quản lý lao động cũng không có đƣợc số liệu chính xác do đơn vị sử dụng lao động không khai báo đúng, đầy đủ số lao động đang sử dụng. Kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo các ngành chức năng (Sở Lao động - Thƣơng binh và xã hội, Sở Kế hoạch đầu tƣ) phối hợp với Liên đoàn lao động thành phố tiến hành rà soát, quản lý chặt chẽ số lƣợng ngƣời lao động trên địa bàn, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các trƣờng hợp vi phạm pháp luật về lao động và BHXH một cách có hiệu quả nhằm đảm bảo quyền lợi BHXH cho ngƣời lao động. 85 Kết luận Chƣơng 3 Quản lý nhà nƣớc về BHXH nói chung và chi trả BHXH nói riêng là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh việc chi trả kịp thời đầy đủ chế độ đối với ngƣời thụ hƣởng chính sách BHXH; công tác quản lý, khai thác mở rộng nguồn thu, mở rộng diện bao phủ BHXH đến với từng ngƣời lao động, chống thất thu quỹ BHXHvà tuyên truyền chính sách BHXH đến với ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động và nhân dân là một yêu cầu cấp thiết. Quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực BHXH tốt sẽ góp phần đảm bảo ASXH của quốc gia; qua đó mỗi ngƣời lao động đều đƣợc đóng góp xây dựng quỹ BHXH và thụ hƣởng thành quả đóng góp của mình theo đúng quy định của pháp luật. Từ nội dung phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014-2016, luận văn đã nêu ra đƣợc những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong QLNN về chi trả BHXH. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các định hƣớng và giải pháp mà cơ quan QLNN các cấp cần thực hiện trong thời gian tới, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết 21 của Bộ chính trị đề ra và Chiến lƣợc phát triển ngành BHXH đến năm 2020 trên địa bàn Quận 9, góp phần đảm bảo ASXH trên địa bàn Quận 9 và Thành phố Hồ Chí Minh. 86 PHẦN KẾT LUẬN Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta. Trong những năm qua, công tác bảo hiểm xã hội đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định đời sống nhân dân, thực hiện công bằng và ổn định chính trị - xã hội. Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội từng bƣớc đƣợc hoàn thiện phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc; số ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội tăng qua các năm; việc chi trả lƣơng hƣu và các chế độ bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật, quyền lợi của ngƣời thụ hƣởng bảo hiểm xã hội đƣợc đảm bảo. Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện chính sách và chi trả chế độ bảo hiểm xã hội cho ngƣời thụ hƣởng. Ngày 01/01/2016, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực thi hành có nhiều điểm mới so với Luật BHXH năm 2006 (có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2007) nhƣ mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc; điều chỉnh quyền lợi thụ hƣởng các chế độ bảo hiểm xã hội;bổ sung nội dung quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm xã hội (thêm quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ BHXH); bổ sung cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Tài chính, UBND cấp tỉnh quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ BHXH); thêm quyền và trách nhiệm cho tổ chức Công đoàn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc (Tổ chức công đoàn: khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động, tập thể ngƣời lao động theo quy định tại khoản 8 Điều 10 của Luật Công đoàn). Qua hơn mƣời năm triển khai thực hiện Luật BHXH, bên cạnh những mặt đạt đƣợc cũng còn một số hạn chế trong QLNN về BHXH cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu về mặt lý luận cũng nhƣ tổng kết thực tiễn để tìm ra những giải pháp nhằm hoàn 87 thiện hoạt động QLNN trên lĩnh vực BHXH, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về BHXH, quản lý nhà nƣớc về BHXH và thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, luận văn đã có những đóng góp sau: 1. Từ những nghiên cứu lý luận về BHXH và chi trả BHXH, kết hợp với kinh nghiệm thực hiện chính sách BHXH của một số quận huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các quận huyện ở tỉnh khác, luận văn đã làm rõ và cũng cố thêm vai trò quan trọng của BHXH, sự cần thiết khách quan QLNN về chi trả BHXH. 2. Trên cơ sở phân tích thực trạng QLNNvề chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2016, luận văn đã chỉ ra một cách khách quan những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân; những hạn chế và nguyên nhân. Trong đó: Những kết quả đạt được chủ yếu là: - Công tác thu BHXH hàng năm đều đạt kế hoạch đƣợc giao, đối tƣợng tham gia BHXH ngày càng đƣợc mở rộng đến ngƣời lao động, không phân biệt thành phần kinh tế nhà nƣớc hay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Công tác chi trả BHXH cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu “bù đắp thu nhập” và thụ hƣởng chính sách cho ngƣời lao động và ngƣời hƣởng chế độ BHXH. - Công tác phối hợp giữa các ban ngành liên quan trong thực hiện chính sách BHXH đƣợc chú trọng, công tác tuyên truyền các chế độ BHXH đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn đƣợc quan tâm thực hiện,nhận thức và tầm quan trọng của chính sách BHXH của xã hội đƣợc nâng lên, thể hiện qua: sự chủ động triển khai chính sách BHXH của các cấp chính quyền, cơ quan BHXH quận; việc chấp hành pháp luật BHXH của đa số đơn vị sử dụng lao động; sự hiểu biết về BHXH của ngƣời dân tăng lên, ngƣời lao động thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc cơ bản thấy rõ quyền lợi của mình khi tham gia BHXH. 88 - Công tác cải cách thủ tục hành chính đƣợc cơ quan BHXH từ trung ƣơng đến quận huyện đƣợc thực hiện quyết liệt, bƣớc đầu đạt những hiệu quả to lớn, nâng cao chất lƣợng phục vụ cho doanh nghiệp và ngƣời lao động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Về hạn chế: Luận văn đã chỉ ra hạn chế lớn nhất là tình hình nợ BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn quận có xu hƣớng gia tăng, nhƣng cơ quan QLNN ở địa phƣơng chƣa quản lý đƣợc. Tình trạng một số doanh nghiệp vi phạm pháp luật BHXH, nợ BHXH kéo dài đã làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quyền lợi BHXH của ngƣời lao động. Nguyên nhân của hạn chế: Chủ yếu là bộ máy QLNN về thực thi pháp luật BHXH chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ đƣợc giao; cơ chế phối hợp giữa các ngành liên quan trong việc quản lý doanh nghiệp: từ khi giấy cấp phép thành lập doanh nghiệp, đến khi hoạt động kinh doanh, tham gia BHXH, giải thể, phá sản chƣa chặt chẽ, đồng bộ; công tác tuyên truyền chƣa đạt hiệu quả, chƣa sâu rộng đến từng nhóm đối tƣợng thụ hƣởng chính sách; bên cạnh đó chế tài chƣa đủ mạnh, chƣa đảm bảo tính răn đe, làm cho doanh nghiệp tiếp tục vi phạm pháp luật BHXH. 3. Từ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đã phân tích ở Chƣơng 2, luận văn đƣa ra một số giải pháp cơ bản và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9. Trong đó tập trung vào các giải pháp: tiếp tục nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị ở địa phƣơng đối với công tác BHXH; tăng cƣờng công tác phối hợp giữa cơ quan BHXH với các ban, ngành liên quan và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật BHXH;đổi mới công tác tuyên truyền để ngƣời sử dụng lao động chấp hành pháp luật BHXH, còn ngƣời lao động thì hiểu biết về BHXH để bảo vệ quyền lợi của chính mình; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH; nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác bảo hiểm xã hội. 89 Trong điều kiện hội nhập quốc tế của đất nƣớc hiện nay, nhu cầu thành lập và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng lớn, đi đôi với việc sử dụng lao động cũng gia tăng, mối quan hệ ba bên trong hoạt động BHXH và chính sách BHXH càng nảy sinh nhiều vấn đề cần nghiên cứu và hoàn thiện về lý luận và cả thực tiễn. Do hạn chế về thời gian và khả năng, tác giả luận văn chỉ mong đóng góp một số định hƣớng và giải pháp, kiến nghị trên cơ sở nghiên cứu lý luận chi trả BHXH và thực tiễn thực hiện chính sách BHXH tại Quận 9 nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9 - thành phố Hồ chí Minh. Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong đƣợc sự góp ý, phê bình của các Nhà khoa học và những ngƣời quan tâm đến đề tài này để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./. 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bảo hiểm xã hội Quận 9, Báo cáo hoạt động các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, Lƣu hành nội bộ. 2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2005), Bảo hiểm xã hội Việt Nam 10 năm xây dựng và phát triển 1995-2005, Lƣu hành nội bộ. 3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tạp chí Bảo hiểm xã hội các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016. 4. BHXH Việt Nam và Tổng cục thi hành án dân sự “Quy chế 1680/QCPH- BHXHVN-TCTHADS ngày 08/5/2015”. 5. BHXH Việt Nam,Chƣơng trình 4954/Ctr-BHXH ngày 08/12/2015 về “Chương trình công tác tuyên truyền năm 2016”. 6. BHXH Việt Nam,Quyết định 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 ban hành “Quy định hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH”. 7. BHXH Việt Nam, Quyết định 828/QĐ-BHXH ngày 27/05/2016 ban hành “Quy định quản lý chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”. 8. Bộ chính trị (2012), Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020, Nghị quyết 21. 9. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2001), Bảo hiểm xã hội – Những điều cần biết, Nhà xuất bản thống kê. 10. Đổi mới và phát triển Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam (2015), Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. 11. Học viện Hành chính Quốc gia (2001), Giáo trình Quản lý học đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục. 12. Hƣớng dẫn mới nhất thi hành Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn (2013), Nhà Xuất bản Lao động. 13. Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 (2016), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 91 14. Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 (2006), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 15. Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010 (2016), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật. 16. Những vấn đề chủ yếu của Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X nhiệm kỳ 2015-2020, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2015. 17. Những vấn đề cơ bản về hành chính nhà nước và chế độ công vụ, công chức (2014), Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin. 18. Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Chương trình hành động số 99- CtrHĐ/QUngày 22/7/2013 về thực hiện Chương trình hành động số 32- CtrHĐ/TU của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020. 19. Trƣờng cán bộ Thanh Tra (2005), Một số vấn đề về Quản lý Nhà nước, Nhà xuất bản thống kê. 20. Văn Kiện Đại hội Đảng Thời kỳ đổi mới và hội nhập (2008), Nhà XB Chính trị Quốc Gia – Hà Nội. 21. Văn kiện Hội Nghị lần Thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI, Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội năm 2012. 22. Nguyễn Huy Ban (1996), Hoàn thiện pháp luật Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam – lý luận và thực tiễn, Luận án Phó tiến sĩ. 23. Hà Văn Chi (2003), Chế độ lương hưu của các đối tượng nghỉ hưu thời kỳ trước và sau năm 1995, thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu cấp ngành. 24. Nguyễn Văn Châu (1996), Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội hiện nay và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu, Đề tài khoa học cấp Bộ. 25. Phan Thị Cúc (2007), Giáo trình Nguyên lý bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 92 26. Nguyễn Văn Định (2003), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 27. Trƣơng Tất Ga ( năm 2010), Hoàn thiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ. 28. Đoàn Thị Lệ Hoa (2012), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ. 29. Đỗ Quang Khánh (2002), “Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh và những vấn đề hoàn thiện”, Đề tài nghiên cứu cấp ngành. 30. Hồ Văn Phú (năm 2009), Hoàn thiện quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội, Luận văn Thạc sĩ. 31. Bùi Văn Rự (2000), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn để xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp”, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Bộ lao động- Thƣơng binh và xã hội, Hà Nội. 32. Trần Xuân Vinh (2002), “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội hiện nay”, Đề tài nghiên cứu cấp ngành. 33. Website Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh 34. Website Bảo hiểm xã hội Việt Nam 35. Website Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh 93 PHỤ LỤC STT Phụ lục Nội dung 1 Phụ lục 1 Kết quả chi Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2014-2016 2 Phụ lục 2 Kết quả thu bảo hiểm xã hội giai đoạn 2014-2016 3 Phụ lục 3 Mức lƣơng cơ sở 4 Phụ lục 4 Mức lƣơng tối thiểu vùng giai đoạn 2014-2016 5 Phụ lục 5 Các chế độ Bảo hiểm xã hội hiện hành theo Luật số 58/2014/QH13, Luật Bảo hiểm xã hội 94 Phụ lục số 1: KẾT QUẢ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 Đơn vị tính: đồng STT Loại chế độ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số ngƣời Số tiền Số ngƣời Số tiền Số ngƣời Số tiền I. Chế độ hàng tháng 87.168 223.979.872.738 89.242 265.292.316.191 92.236 307.507.886.001 1 Hƣu trí viên chức và hƣu trí quân đội 72.593 209.681.433.600 74.054 250.093.011.600 76.767 290.938.308.000 2 Trợ cấp cán bộ xã 25 20.382.000 27 20.382.000 28 23.811.600 3 Mất sức lao động 5.692 5.495.640.000 5.939 6.309.918.000 5.981 6.724.590.000 4 Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 1.894 1.677.543.600 1.981 1.227.398.400 1.999 1.319.450.400 5 Hƣu trí có tham gia BHXH tự nguyện 1.023 775.777.300 1.101 954.386.575 1.268 1.177.623.593 6 Tuất 5.724 2.800.633.400 5.910 2.885.441.050 5.936 2.943.566.350 7 Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hƣu 217 3.528.462.838 230 3.801.778.566 256 4.380.536.058 II.Trợ cấp 1 lần 4.405 73.792.686.875 4.888 91.523.449.450 5.170 111.651.004.130 1 BHXH 1 lần 4.186 70.469.168.900 4.667 87.171.537.006 4.874 104.841.734.129 2 Tuất 74 1.914.077.425 82 2.853.798.894 123 4.957.764.151 3 Mai táng phí 125 1.227.500.000 117 1.378.000.000 145 1.693.100.000 4 Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 8 106.730.550 10 85.786.000 12 130.245.550 5 Trợ cấp khu vực 1 lần 12 75.210.000 12 34.327.550 16 28.160.300 IV. Trợ cấp ốm đau, thai sản, dƣỡng sức 43.101 74.649.515.992 48.316 82.341.907.624 61.000 108.043.679.384 1 Ốm đau 32.824 8.119.750.216 36.580 8.899.293.851 48.552 15.501.709.357 2 Thai sản 8.807 64.164.228.276 10.420 71.313.963.773 10.859 89.465.531.027 3 Dƣỡng sức phục hồi sức khỏe 1.470 2.365.537.500 1.316 2.128.650.000 1.589 3.076.439.000 Tổng cộng: 134.674 372.422.075.605 142.446 439.157.673.265 158.406 527.202.569.515 95 Phụ lục số 2: KẾT QUẢ THU BHXH, BHYT, BHTN GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 Đơn vị tính: đồng STT Khối đơn vị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số đơn vị Số lao động Số tiền thu Số đơn vị Số lao động Số tiền thu Số đơn vị Số lao động Số tiền thu 1 Hành Chính - sự nghiệp 103 5.583 79.092.497.748 102 5.702 81.894.497.437 104 5.648 87.370.969.557 2 Doanh nghiệp Nhà nƣớc 18 6.109 68.193.963.999 18 4.987 56.899.700.542 19 4.692 80.299.333.910 3 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.148 18.596 215.167.149.552 1.295 19.262 273.733.538.622 1.559 20.287 320.519.252.410 4 Khối Liên doanh 64 23.131 410.138.074.806 63 25.981 475.045.348.223 76 33.866 687.486.735.556 5 Xã, phƣờng 13 484 6.179.105.346 13 474 6.279.758.406 13 272 4.318.519.594 6 Lao động ngoài công lập 27 544 7.277.947.015 31 568 8.197.216.678 36 725 10.677.386.424 7 Hợp tác xã 6 99 1.649.902.785 6 79 1.337.034.427 7 68 1.470.898.643 8 Bảo hiểm y tế 211 116.625 65.660.934.859 220 121.486 76.274.178.628 252 139.150 103.161.294.208 Tổng cộng: 1.590 171.171 853.359.576.110 1.748 178.539 979.661.272.963 2.066 204.708 1.295.304.390.302 96 Phụ lục số 3: MỨC LƢƠNG CƠ SỞ Năm Thời điểm áp dụng Mức lƣơng cơ sở (trƣớc năm 2013 là mức lƣơng tối thiểu chung) Tỉ lệ tăng 1995 01/01/1995 120.000 1997 01/01/1997 144.000 20,0% 2000 01/01/2000 180.000 25,0% 2001 01/01/2001 210.000 16,7% 2003 01/01/2003 290.000 38,1% 2005 01/10/2005 350.000 20,7% 2006 01/10/2006 450.000 28,6% 2008 01/01/2008 540.000 20,0% 2009 01/05/2009 650.000 20,4% 2010 01/05/2010 730.000 12,3% 2011 01/05/2011 830.000 13,6% 2012 01/05/2012 1.050.000 26,5% 2013 01/05/2013 1.150.000 10,95% 2016 01/05/2016 1.210.000 10,52% 97 Phụ lục số 4: MỨC LƢƠNG TỐI THIỂU VÙNG Năm Thời điểm áp dụng Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 2014 01/01/2014 2.700.000 2.400.000 2.100.000 1.900.000 2015 01/01/2015 3.100.000 2.750.000 2.400.000 2.150.000 2016 01/01/2016 3.500.000 3.100.000 2.700.000 2.400.000 (Nguồn: Bảo hiểm xã hội Quận 9) 98 Phụ lục số 5: CÁC CHẾ ĐỘ BHXH HIỆN HÀNH Nội dung các chế độ BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện đƣợc quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, nhƣ sau: A. CHẾ ĐỘ BHXH BẮT BUỘC 1. Chế độ ốm đau: Khi bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc hoặc có con dƣới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con thì ngƣời lao động đƣợc hƣởng chế độ ốm đau nhƣ sau: - Làm việc trong điều kiện bình thƣờng thì đƣợc hƣởng 30 ngày, nếu đã đóng BHXH dƣới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dƣới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên; - Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ lao động - Thƣơng binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì đƣợc hƣởng 40 ngày nếu đã đóng BHXH dƣới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dƣới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. - Thời gian hƣởng chế độ khi con ốm đau trong một năm đƣợc tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dƣới 3 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 3 tuổi đến dƣới 7 tuổi. - Ngƣời lao động hƣởng chế độ ốm đau mức hƣởng bằng 75% mức tiền lƣơng, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trƣớc khi nghỉ việc với thời gian tối đa là 180 ngày (bệnh dài ngày) trong một năm, nếu vẫn tiếp tục điều trị thì đƣợc hƣởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp là 50%, 55% và 65% tùy theo thời gian đóng BHXH, tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH. 99 2. Chế độ thai sản Ngƣời lao động đƣợc hƣởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây: lao động nữ mang thai; lao động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ; ngƣời lao động nhận nuôi con nuôi dƣới 6 tháng tuổi; ngƣời lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản; lao động nam có vợ sinh con. Ngƣời lao động phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trƣớc khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Lao động nữ sinh con, có thời gian đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dƣỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trƣớc khi sinh con. - Trong thời gian mang thai, lao động nữ đƣợc nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trƣờng hợp ở xa cơ sở y tế hoặc ngƣời mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thƣờng thì đƣợc nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. - Thời gian nghỉ việc hƣởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ Lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần, đƣợc nghỉ việc và hƣởng chế độ thai sản trƣớc và sau sinh con là 6 tháng (thời gian nghỉ hƣởng chế độ trƣớc khi sinh tối đa không quá 2 tháng). Nếu sinh đôi trở lên, từ con thứ hai mỗi con đƣợc nghỉ thêm 1 tháng. - Mức trợ cấp bằng 100% lƣơng bình quân đóng BHXH của 6 tháng gần nhất trƣớc khi nghỉ sinh nhân với số tháng đƣợc nghỉ hƣởng thai sản. - Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi: lao động nữ sinh con hoặc ngƣời lao động nhận nuôi con nuôi dƣới 6 tháng tuổi thì đƣợc trợ cấp 1 lần bằng 02 lần mức lƣơng cơ sở cho mỗi con tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng ngƣời lao động nhận nuôi con nuôi. Trƣờng hợp sinh con nhƣng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha đƣợc trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lƣơng cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. - Trƣờng hợp lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con đƣợc nghỉ việc hƣởng chế độ thai sản (chỉ tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con): 05 ngày làm việc; 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu 100 thuật, sinh con dƣới 32 tuần tuổi; Trƣờng hợp vợ sinh đôi thì đƣợc nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con đƣợc nghỉ thêm 03 ngày làm việc; Trƣờng hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì đƣợc nghỉ 14 ngày làm việc. 3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Ngƣời lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. - Trợ cấp một lần: suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì đƣợc hƣởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần đƣợc quy định nhƣ sau: + Suy giảm 5% khả năng lao động thì đƣợc hƣởng 05 lần mức lƣơng cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì đƣợc hƣởng thêm 0,5 lần mức lƣơng cơ sở; + Ngoài mức trợ cấp quy định, còn đƣợc hƣởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống thì đƣợc tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH đƣợc tính thêm 0,3 tháng tiền lƣơng, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trƣớc khi nghỉ việc để điều trị. - Trợ cấp hằng tháng: ngƣời lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì đƣợc hƣởng trợ cấp hằng tháng. Mức trợ cấp hằng tháng đƣợc quy định nhƣ sau: + Suy giảm 31% khả năng lao động thì đƣợc hƣởng bằng 30% mức lƣơng cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì đƣợc hƣởng thêm 2% mức lƣơng cơ sở; + Ngoài mức trợ cấp quy định, hằng tháng còn đƣợc hƣởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống đƣợc tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH đƣợc tính thêm 0,3% mức tiền lƣơng đóng BHXH của tháng liền kề trƣớc khi nghỉ việc để điều trị. Từ 01/7/2016 chế độ tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo Luật An toàn, vệ sinh lao động: Dƣỡng sức phục hồi sức khỏe: 101 Ngƣời lao động sau thời gian nghỉ hƣởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu. - Thời gian nghỉ dƣỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau và thai sản từ 5 đến 10 ngày tùy trƣờng hợp và mức hƣởng một ngày bằng là 30% mức lƣơng cơ sở (trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc). - Thời gian nghỉ dƣỡng sức phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp từ 5 đến 10 ngày tùy trƣờng hợp và mức hƣởng một ngày bằng 25% mức lƣơng cơ sở nếu nghỉ dƣỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lƣơng cơ sở nếu nghỉ dƣỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung. 4. Chế độ hƣu trí - Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có đủ 20 năm đóng BHXH; nam từ đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Ngƣời lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò. - Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 cho đến trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lƣơng hƣu hằng tháng của ngƣời lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật BHXH năm 2014 đƣợc tính bằng 45% mức bình quân tiền lƣơng tháng đóng bảo hiểm xã hội tƣơng ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. - Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lƣơng hƣu hằng tháng của ngƣời lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật BHXH năm 2014 đƣợc tính bằng 45% mức bình quân tiền lƣơng tháng đóng bảo hiểm xã hội tƣơng ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội nhƣ sau: a) Lao động nam nghỉ hƣu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; 102 b) Lao động nữ nghỉ hƣu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, đƣợc tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Lương bình quân khi nghỉ hưu: - Ngƣời lao động thuộc đối tƣợng thực hiện chế độ tiền lƣơng do Nhà nƣớc quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lƣơng này thì tính bình quân tiền lƣơng tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trƣớc khi nghỉ hƣu nhƣ sau: · Trƣớc ngày 01/01/1995: bình quân 5 năm cuối. · Từ ngày 01/01/1995 đến 31/12/2000: bình quân 6 năm cuối. · Từ ngày 01/01/2001 đến 31/12/2006: bình quân 8 năm cuối. · Từ ngày 01/01/2007 đến 31/12/2015: bình quân 10 năm cuối. · Từ ngày 01/01/2016 đến 31/12/2019: bình quân 15 năm cuối. · Từ ngày 01/01/2020 đến 31/12/2024: bình quân 20 năm cuối. · Từ ngày 01/01/2025 trở đi: tính toàn bộ thời gian - Ngƣời lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lƣơng do ngƣời sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lƣơng tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. - Ngƣời lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tƣợng thực hiện chế độ tiền lƣơng do Nhà nƣớc quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lƣơng do ngƣời sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lƣơng tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lƣơng do Nhà nƣớc quy định đƣợc tính bình quân tiền lƣơng tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định vừa nêu trên. Trợ cấp một lần khi nghỉ hƣu: ngƣời lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tƣơng ứng với tỷ lệ hƣởng lƣơng hƣu 75% thì khi nghỉ hƣu, ngoài lƣơng hƣu còn đƣợc hƣởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần đƣợc tính 103 theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tƣơng ứng với tỷ lệ hƣởng lƣơng hƣu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì đƣợc tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lƣơng tháng đóng bảo hiểm xã hội. 5. Chế độ tử tuất - Ngƣời lao động đang đóng BHXH hoặc đang hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng khi chết thân nhân đƣợc trợ cấp mai táng phí bằng 10 lần mức lƣơng cơ sở và trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần. - Các đối tƣợng thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây khi chết thì thân nhân đƣợc hƣởng tiền tuất hằng tháng: đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhƣng chƣa hƣởng BHXH một lần; đang hƣởng lƣơng hƣu; chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đang hƣởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. - Thân nhân của các đối tƣợng đƣợc hƣởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm: Con chƣa đủ 18 tuổi, con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 trở lên hoặc vợ dƣới 55 tuổi, chồng dƣới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con đƣợc sinh khi ngƣời bố chết mà ngƣời mẹ đang mang thai; cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, ngƣời khác mà đối tƣợng này có trách nhiệm nuôi dƣỡng nếu từ đủ 60 trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Ngoài trƣờng hợp đầu, các trƣờng sau phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhƣng thấp hơn mức lƣơng cơ sở. Thân nhân thuộc diện hƣởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định mà có nguyện vọng hƣởng trợ cấp tuất một lần, trừ trƣờng hợp con dƣới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lƣơng cơ sở; trƣờng hợp thân nhân không có ngƣời trực tiếp nuôi dƣỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lƣơng cơ sở. 104 - Mức trợ cấp tuất 1 lần đối với thân nhân của ngƣời lao động đang làm việc hoặc ngƣời lao động đang bảo lƣu thời gian đóng BHXH đƣợc tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lƣơng, tiền công tháng đóng BHXH trƣớc năm 2014; 2 tháng mức bình quân tiền lƣơng, tiền công tháng đóng BHXH từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lƣơng, tiền công tháng. Mức trợ cấp tuất 1 lần đối với thân nhân của ngƣời đang hƣởng lƣơng hƣu chết đƣợc tính theo thời gian đã hƣởng lƣơng hƣu, nếu chết trong 2 tháng đầu hƣởng lƣơng hƣu thì tính bằng 48 tháng lƣơng hƣu đang hƣởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hƣởng thêm 1 tháng lƣơng hƣu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lƣơng hƣu, mức thấp nhất bằng 3 tháng lƣơng hƣu đang hƣởng. B. BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ngƣời tham gia BHXH tự nguyện đƣợc hƣởng 2 chế độ hƣu trí và tử tuất: 1. Chế độ hƣu trí a) Ngƣời lao động hƣởng lƣơng hƣu khi có đủ các điều kiện sau đây: - Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; - Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. b) Ngƣời lao động đã đủ điều kiện về tuổi nhƣng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chƣa đủ 20 năm thì đƣợc đóng cho đến khi đủ 20 năm để hƣởng lƣơng hƣu. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 cho đến trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lƣơng hƣu hằng tháng của ngƣời lao động đủ điều kiện hƣởng lƣơng hƣu đƣợc tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tƣơng ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lƣơng hƣu hằng tháng của ngƣời lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này đƣợc tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này và tƣơng ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội nhƣ sau: 105 - Lao động nam nghỉ hƣu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; - Lao động nữ nghỉ hƣu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, ngƣời lao động đƣợc tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. 2. Chế độ tử tuất - Các đối tƣợng sau đây khi chết thì ngƣời lo mai táng đƣợc nhận trợ cấp mai tang: ngƣời lao động đã có ít nhất 5 năm đóng bảo hiểm xã hội, ngƣời đang hƣởng lƣơng hƣu; trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lƣơng cơ sở. - Ngƣời lao động đang đóng BHXH, ngƣời lao động đang bảo lƣu thời gian đóng BHXH, ngƣời đang hƣởng lƣơng hƣu khi chết thì thân nhân đƣợc hƣởng trợ cấp tuất một lần. + Mức trợ cấp tuất 1 lần đối với thân nhân của ngƣời lao động đang đóng hoặc ngƣời lao động đang bảo lƣu thời gian đóng BHXH đƣợc tính theo số năm đã đóng BHXH, mổi năm tham gia BHXH bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lƣơng, tiền công tháng đóng BHXH trƣớc năm 2014; 2 tháng mức bình quân tiền lƣơng, tiền công tháng đóng BHXH từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lƣơng, tiền công tháng + Mức trợ cấp tuất 1 lần đối với thân nhân của ngƣời đang hƣởng lƣơng hƣu chết đƣợc tính theo thời gian đã hƣởng lƣơng hƣu, nếu chết trong 2 tháng đầu hƣởng lƣơng hƣu thì tính bằng 48 tháng lƣơng hƣu đang hƣởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hƣởng thêm 1 tháng lƣơng hƣu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lƣơng hƣu./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_chi_tra_bao_hiem_xa_hoi_tren_di.pdf
Luận văn liên quan