Luận văn Quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại cục đăng kiểm Việt Nam

Qua nghiên cứu đề tài luận văn "Quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam" có thể rút ra những kết luận khoa học như sau: Việt Nam là quốc gia có lợi thế rất lớn về hệ thống GTĐTNĐ. Trong thời gian qua, các phương tiện GTĐTNĐ đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Vì vậy, cần thực hiện tốt việc QLNN đối với các phương tiện GTĐTNĐ. Trong đó, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là một nội dung không thể thiếu để bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. QLNN về đăng kiểm PTTNĐ thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị và đòi hỏi có sự tham gia cả cả hệ thống chính trị và người dân. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Cục ĐKVN vừa là cơ quan tham mưu vừa là có quan có thẩm quyền trực tiếp trong việc đăng kiểm PTTNĐ và giữ vị trí quan trọng nhất trong hệ thống các cơ quan có thẩm quyền quản lý về lĩnh vực này. Trong thời gian qua, công tác QLNN về đăng kiểm PTTNĐ đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần bảo đảm an toàn giao thông. Tuy nhiên, từ thực tiễn của Cục ĐKVN cho thấy công tác QLNN về đăng kiểm PTTNĐ cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Để khắc phục được những hạn chế, bất cập đó, cần phải tăng cường QLNN về đăng kiểm PTTNĐ theo hướng chính quy, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả phục vụ sự phát triển bền vững. Hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ đáp ứng yêu cầu tăng cường QLNN trên các lĩnh vực nói chung, gắn với việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về đăng kiểm PTTNĐ nói chung và của Cục ĐKVN nói riêng cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau:98 Một là, hoàn thiện thể chế QLNN về đăng kiểm PTTNĐ. Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ. Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của Chính phủ, Bộ GTVT và các cơ quan chức năng trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ. Bốn là, kiện toàn tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp giữa các đơn vị thuộc Cục ĐKVN và cải cách thủ tục hành chính, phương thức tiến hành đăng kiểm PTTNĐ. Năm là, kiện toàn đội ngũ và nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phục vụ QLNN về đăng kiểm PTTNĐ. Sáu là, tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa Cục ĐKVN với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ. Bảy là, tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ tin học và tăng cường hợp tác quốc tế về đăng kiểm PTTNĐ. Thực hiện được các giải pháp trên đây đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo từ Chính phủ, Bộ GTVT và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong ngành giao thông với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, lực lượng thanh tra, cảnh sát đường thủy và sự ủng hộ của toàn xã hội. Trong đó, Cục ĐKVN phải chủ động phát huy vai trò là cơ quan tham mưu và là đầu mối chính trong việc tổ chức hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ./.

pdf114 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại cục đăng kiểm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao thông đường thủy nội địa. Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội thông qua hoạt động giao thông đường thủy nội địa nhằm phát huy thế mạnh của giao thông đường thủy nội địa. Nhiều giải pháp đã được thực hiện như sắp xếp lại cơ cấu, tổ chức các cơ quan chức năng chuyên ngành, phát huy lợi thế tự nhiên và ưu thế về năng lực, giảm giá thành vận tải. Ngày 01/12/2011 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Chỉ thị số 09/CT- TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền đã cụ thể thể chế hóa thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật. Cụ thể Quốc hội ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa. Chính phủ ban hành Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 20/08/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa; Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa; Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27/02/2015 về quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa. Các bộ như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường, UBND cấp tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo thực hiện pháp luật giao 76 thông đường thủy nội địa. Rất nhiều văn bản trong số các chính sách, pháp luật được ban hành đề cập đến nội dung đăng kiểm phương tiện thủy nội địa và coi đăng kiểm phương tiện thủy nội địa là nội dung quan trọng bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong bộ máy nhà nước đã tích cực phối hợp với nhau trong việc tổ chức thực hiện pháp luật và phối hợp với các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân về giao thông đường thủy nội địa. Với hệ chủ trương, chính sách và thực tiễn về phát triển giao thông đường thủy nội địa thời gian qua cho thấy quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa đã bước đầu mang tính chính quy, được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, với những hạn chế, bất cập hiện nay thì việc tăng cường tình chính quy trong quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa cần phải tiếp tục được quan tâm. Thứ hai, bảo đảm công tác quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa có tính chuyên nghiệp. Một trong những yếu tố quan trọng để bảo đảm tính chính quy trong quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa là tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực công tác này. Để bảo đảm tính chuyên nghiệp trong quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa đòi hỏi phải tập trung và những nội dung sau: - Xây dựng và hoàn thiện thể chế về quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa, đặc biệt là các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng kiểm để hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa được thực hiện có nề nếp, phục vụ kịp thời nhu cầu đăng kiểm phương tiện thủy nội địa của toàn xã hội. 77 - Xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thông cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa có trình độ chuyên môn, bản lĩnh vững vàng và đặc biệt quan trọng là tác phong chuyên nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Thứ ba, hoạt động quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa là việc thực thi quyền hành chính, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. Vì vậy, với những yêu cầu của nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước hiện nay đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa phải bảo đảm tính minh bạch và hiệu quả trong hoạt động. Tính minh bạch trong toàn hệ thống đăng kiểm đòi hỏi các cấp, các ngành và đặc biệt là Đăng kiểm Việt Nam cần tăng cường công khai thông tin về tổ chức và hoạt động của mình, công khai các trình tự, thủ tục thực thi nhiệm vụ và đặc biệt là nâng cao trách nhiệm giải trình trong thực thi nhiệm vụ công vụ. Bên cạnh đó, để phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội thì hoạt động quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa phải bảo đảm tính hiệu quả với quan điểm chi phí cho hoạt động quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thấp nhất nhưng đạt được hiệu quả cao nhất, đáp ứng kịp thời cho sự phát triển của kinh tế xã hội và nhu cầu của các tổ chức, cá nhân. 3.1.2. Quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý trên các lĩnh vực nói chung, gắn với việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là một nội dung của QLNN nói chung, vì vậy, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ đáp ứng yêu cầu tăng cường QLNN trên các lĩnh vực nói chung, gắn với việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách 78 hành chính giai đoạn 2011-2020 được ban hành theo Nghị quyết số 30c/NQ- CP, ngày 08/11/2011 của Chính phủ. Từ vai trò và thực tiễn QLNN về đăng kiểm PTTNĐ, để góp phần thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020, ngành GTVT nói chung và Cục Đăng kiểm nói riêng cần bám sát mục tiêu trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn bằng những nhiệm vụ cụ thể sau: - Xây dựng, hoàn thiện thể chế về QLNN về đăng kiểm PTTNĐ đồng bộ với hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước; - Hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ phải góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính; - Xây dựng hệ thống các cơ quan QLNN về đăng kiểm PTTNĐ từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền. - Hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ phải góp phần bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước; - Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đăng kiểm PTTNĐ có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. Những nhiệm vụ trên đây phải được cụ thể hóa bằng hoạt động cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền trong QLNN về đăng kiểm PTTNĐ, đặc biệt là cụ thể hóa trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ GTVT và Cục ĐKVN. 79 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nuớc về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý Thể chế quản lý là điều kiện đầu tiên bảo đảm cho hoạt động QLNN được thực hiện theo pháp luật. Đề nâng cao hiệu quả QLNN về đăng kiểm PTTNĐ đòi hỏi không chỉ hoàn thiện thể chế về đăng kiểm PTTNĐ mà còn phải hoàn thiện thể chế quản lý trong lĩnh vực GTĐTNĐ nói chung. Gần đây, Luật GTĐTNĐ năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014. Tuy nhiên, từ những bất cập, hạn chế trong thực hiện QLNN về đăng kiểm PTTNĐ hiện nay một số văn bản pháp luật đã có một số hạn chế nhất định. Vi vậy, cần rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của các Bộ, ngành và UBND các địa phương (nghị định, thông tư, chỉ thị, quyết định...) để tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật GTĐTNĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành cho phù hợp với thực tế. Những nội dung cần sửa đổi, bổ sung phải hướng đến các mục tiêu xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia để phủ kín toàn bộ phạm vi hoạt động công tác đăng kiểm, áp dụng cho tất cả các đối tượng phương tiện thuỷ nội địa. Từng văn bản, quy chuẩn luôn được cập nhật, soát xét, sửa đổi nâng cao tính khả thi, phù hợp với thực tế, cải cách thủ tục hành chính tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong triển khai thực hiện công tác đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa. Về giải pháp lập pháp, cần phân nhóm những chế định pháp luật để sử đổi bổ sung trong thời gian tới hướng đến các mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất, hoàn thiện các chế định về GTĐTNĐ bảo đảm thực sự là cơ sở pháp lý để thiết lập trật tự an toàn GTĐTNĐ, khai thác tốt tiềm năng thiên nhiên và phát huy nguồn lực của mọi thành phần kinh tế đầu tư khai thác 80 GTVT đường thủy nội địa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế ngày càng cao. Thứ hai, bổ sung những chế định mới về GTĐTNĐ để kịp thời điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh. Những quy định mới phải được kế thừa và phát huy các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, những nội dung đã được kiểm nghiệm trong thực tế và có tính ổn định được hoàn thiện nâng thành điều luật. Ví dụ như nội dung QLNN về GTĐTNĐ mặc dù đã được đưa vào Luật GTĐTNĐ trong lần sửa đổi, bổ sung năm 2014 nhưng trong nội dung này, cần tiếp tục phải được thể chế hóa trong Luật với quy định cụ thể về nội dung QLNN về đăng kiểm PTTNĐ. Thứ ba, tiếp tục rà soát những nội dung mang tính kỹ thuật chi tiết hoặc những vấn đề chưa được điều chỉnh bởi pháp luật hoặc chưa được kiểm nghiệm đầy đủ và ổn định thì được quy định khung trong Luật nhưng phải quy định ở các văn bản dưới luật. Điều này góp phần xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia để phủ kín toàn bộ phạm vi hoạt động công tác đăng kiểm, áp dụng cho tất cả các đối tượng phương tiện thuỷ nội địa. Đối với từng văn bản, quy chuẩn phải luôn được cập nhật, soát xét, sửa đổi nâng cao tính khả thi, phù hợp với thực tế, cải cách thủ tục hành chính tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong triển khai thực hiện công tác đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa. Trong thời gian tới, những văn bản quy định nội dung mang tính kỹ thuật chi tiết cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Bộ GTVT cần sớm ban hành các quy chuẩn kỹ thuật sau: - Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng PTTNĐ chế tạo bằng vật liệu polypropylen copolyme . - Bổ sung, sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng PTTNĐ vỏ thép chở xô hóa chất nguy hiểm (QCVN 01: 2008/BGTVT). 81 - Bổ sung, sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngăn ngừa ô nhiễm trên PTTNĐ (QCVN 17: 2011/BGTVT). - Bổ sung, sửa đổi Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng PTTNĐ vỏ gỗ. Mã số đăng ký: Sửa đổi 1:2017 QCVN 84:2014/BGTVT. - Biên soạn Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng PTTNĐ cao tốc. Mã số đăng ký: QCVN XX:2017/BGTVT. - Biên soạn Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về tàu du lịch Thứ tư, hệ thống pháp luật phải định rõ trách nhiệm quản lý giữa các bộ, ngành và địa phương trên cơ sở mỗi việc có một cơ quan chịu trách nhiệm, phù hợp với nội dung cải cách hành chính Nhà nước. Trong những nội dung đó, cần có quy định về việc phân cấp và xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Cục ĐKVN trong thực hiện chức năng QLNN về đăng kiểm PTTNĐ. Thứ năm, phải gấp rút hoàn thiện các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đăng kiểm PTTNĐ. Đây là một mảng nội dung còn nhiều bất cập trong thời gian qua. Các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đăng kiểm PTTNĐ cần được hoàn thiện theo hướng sau: - Trao cho Cục ĐKVN chức năng thanh tra chuyên ngành để nâng cao vai trò của ĐKVN trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đăng kiểm PTTNĐ. Theo Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Thanh tra Ngành GTVT, Cục ĐKVN Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Trong thời gian tới, cần quy định Cục ĐKVN cũng là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, có thẩm quyền kiểm tra, xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đăng kiểm phương tiện nói chung và đăng kiểm PTTNĐ nói riêng. 82 - Sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo để tạo cơ sở pháp lý cho Bộ GTVT, Cục ĐKVN xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng quy định rõ thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết các khiếu nại, tố cáo phát sinh trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ nói chung và đăng kiểm PTTNĐ nói riêng. 3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa Thứ nhất, Bộ GTVT và Cục ĐKVN phải chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt các nội dung, yêu cầu trong các văn bản sau: - Chỉ thị 08/CT-TTg ngày 12/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách để nâng cao chất lượng và chống tiêu cực trong công tác đăng kiểm phương tiện GTVT; - Đề án nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và PTTNĐ góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường; - Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động và phòng, chống tiêu cực trong công tác đăng kiểm. Thứ hai, Cục ĐKVN phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, kiểm soát những nội dung cụ thể như sau sau: - Lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm soát chặt chẽ nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa thông qua hồ sơ, chương trình phần mềm máy tính giám sát kỹ thuật tàu sông do đơn vị gửi, tăng cường kiểm soát trực tiếp nghiệp vụ tại các đơn vị thông qua công tác thanh tra các đơn vị Đăng kiểm, nhằm duy trì sự phối hợp và thống nhất trong hoạt động nghiệp vụ đánh giá trạng thái kỹ thuật phương tiện, đặc biệt lĩnh vực kiểm tra phương tiện đóng mới, kiểm tra vãng lai nhằm thực hiện tốt các qui định của Cục, Qui chuẩn và tiêu chuẩn; nâng cao chất lượng phương tiện, tăng uy tín của cơ quan đăng kiểm. 83 - Chỉ đạo, kiểm soát, giải quyết các vướng mắc trong triển khai hướng dẫn giám sát, chương trình quản lý PTTNĐ mới như kiểm soát lại các đơn vị trong việc phân loại công dụng phương tiện, bổ sung các thông số kỹ thuật, giám sát ngoài phạm vi được giao, gắn số kiểm soát và dán tem trên phương tiện và chụp ảnh khi thực hiện kiểm tra đóng mới, hoán cải, chu kỳ nhằm quản lý phương tiện được chặt chẽ hơn và không ách tắc sản xuất. - Chỉ đạo quyết liệt các đơn vị đăng kiểm nhanh chóng nâng cấp VR-SB cho phương tiện phù hợp với yêu cầu, tiến độ của Bộ GTVT và thực hiện ngay việc đổi Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho các phương tiện có ghi tuyến cụ thể để phương tiện hoạt động trên các tuyến vận tải ven bờ biển đã được Bộ GTVT công bố. Tăng cường, nâng cao chất lượng kiểm tra chu kỳ với các phương tiện này. - Đánh giá các cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi PTTNĐ. - Kiểm tra, đánh giá lại chất lượng thẩm định thiết kế, việc tuân thủ các quy định của các đơn vị Đăng kiểm thực hiện công tác thẩm định thiết kế. Chấn chỉnh và quy định lại công tác thẩm định thiết kế nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định thiết kế. - Thực hiện kiểm soát công tác thẩm định thiết kế PTTNĐ đối với các đơn vị đăng kiểm. - Yêu cầu các đơn vị đăng kiểm kiểm tra, thống kê xem xét lại các phương tiện đã giải bản, chuyển vùng và thực hiện xóa tên các phương tiện này khỏi chương trình quản lý tại đơn vị theo quy định hiện hành nhằm thống kê lại số lượng tàu hiện đã đăng kiểm hiện còn hoạt động. Bổ sung các thông tin kỹ thuật còn thiếu vào Hồ sơ đăng ký kỹ thuật trong chương trình quản lý tàu sông. - Bổ sung, sửa đổi các lỗi hồ sơ đăng kiểm của các đơn vị trong phần mềm quản lý mới cho PTTNĐ trên toàn quốc. 84 - Chỉ đạo các đơn vị Đăng kiểm tăng cường việc kiểm tra tàu khách cao tốc, tàu khách du lịch, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện chở khách, tàu dầu góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Yêu cầu đơn vị thực hiện đợt kiểm tra chéo, kiểm tra lại sự phù hợp giữa thiết kế, tàu thực và quy định áp dụng; phải phối hợp với các cơ quan chức năng như: Thanh tra giao thông, Cảng vụ, Cảnh sát đường thuỷ để kiểm tra đột xuất tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ với các phương tiện 3 tháng/ lần giữa hai kỳ kiểm định. - Chỉ đạo và yêu cầu các đơn vị đăng kiểm hàng tháng công khai danh sách tàu khách quá hạn đăng kiểm và tin PTTNĐ quá hạn đăng kiểm kèm đường dẫn Website của Cục ĐKVN trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương. - Chỉ đạo, xử lý các vướng mắc phát sinh trong giám sát kỹ thuật (đóng mới, hoán cải, sửa chữa và khai thác phương tiện thuỷ nội địa) tại các đơn vị. - Hướng dẫn các đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm tra, lập và cấp hồ sơ đăng kiểm theo hướng đơn giản, thuận tiện, chính xác và nhanh chóng. Thống kê, tổng hợp số liệu các phôi giấy chứng nhận, ấn chỉ, thực hiện quản lý, cấp phát, sử dụng giấy chứng nhận có số Xê ry theo Qui chế mới. - Chỉ đạo các đơn vị kiểm tra, báo cáo và xử lý về tai nạn đường thuỷ tại địa bàn. - Soát xét hồ sơ đăng kiểm do các đơn vị gửi về, thông báo, chấn chỉnh và hướng dẫn cho các đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm tra, giám sát kỹ thuật theo đúng qui định. - Rà soát các hoạt động đăng kiểm của đơn vị trên địa bàn được giao, thực hiện nghiêm các hướng dẫn nghiệp vụ của Cục ĐKVN; công khai thủ tục đăng kiểm để người dân chấp hành đúng quy định của pháp luật. Các đơn vị 85 chú trọng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức, tạo không khí làm việc mẫn cán, cởi mở và hòa đồng trong cơ quan. - Chỉ đạo các đơn vị phải thường xuyên cập nhật, phổ biến các văn bản, chỉ thị của các cấp liên quan đến công tác đăng kiểm, như: + Văn bản của Bộ GTVT: Số 1106/BGTVT-VT ngày 27/01/2014 “về triển khai thực hiện Thông báo kết luận số 70/TB-BGTVT tại cuộc họp về tăng cường siết chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”; số 239/TB-BGTVT ngày 17/3/2014 “về kết luận của Bộ trưởng GTVT tại cuộc họp về nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm”; số 3016/KH- BGTVT ngày 20/3/2014 “về kế hoạch hành động Năm an toàn giao thông 2014"; số 230/TTr-P2 ngày 25/3/2014 “về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm định xe cơ giới đường bộ, phương tiện thuỷ nội địa”; số 3562/BGTVT-TCCB ngày 02/4/2014 “về bố trí lãnh đạo phụ trách và người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm công tác đăng kiểm”; số 07/CT- BGTVT ngày 14/4/2014 “về chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương lao động, nâng cao đạo đức công vụ đối với công chức, viên chức”; số 4770/BGTVT-VT ngày 28/4/2014 “về tiếp tục triển khai quyết liệt và hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng trong thời gian tới”. + Các văn bản của Cục ĐKVN: Số 83/ĐKVN ngày 15/01/2014 “về Chương trình thi đua năm 2014 - Đổi mới hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, chất lượng hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, tăng tốc và phát triển hơn nữa”; số 417/ĐKVN-TS ngày 21/02/2014 “về tăng cường giám sát kỹ thuật các phương tiện thuỷ”; số 733/KHLN-ĐKVN ngày 21/3/2014 “về Kế hoạch phối hợp liên ngành bảo đảm trật tự, ATGT ĐTNĐ năm 2014”; số 822/ĐKVN ngày 27/3/2014 “về tăng cường quản lý công tác đăng kiểm phương tiện; số 1066/ĐKVN ngày 15/4/2014 “về thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 12/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ”, 1673/ĐKVN ngày 19/5/2014 86 3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa Thứ nhất, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ GTVT cần tăng cường thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về lĩnh vực GTĐTNĐ và tập trung vào công tác đăng kiểm PTTNĐ của Cục ĐKVN và các đơn vị trực thuộc Cục ĐKVN. Phạm vi thanh tra trách nhiệm phải tập trung chủ yếu vào những nội dung sau: - Công tác tổ chức thực hiện đăng ký, đăng kiểm PTTNĐ; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường PTTNĐ. - Hoạt động quản lý, đào tạo, cấp, đổi, thu hồi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền viên và người lái PTTNĐ. - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về GTĐTNĐ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn GTĐTNĐ. - Công tác quản lý hoạt động vận tải đường thủy nội địa. - Việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ GTĐTNĐ. - Hoạt động bảo vệ môi trường trong hoạt động GTVT đường thủy nội địa. - Công tác tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ. - Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ.. Thứ hai, cần tăng cường kiểm tra tàu khách, tàu dầu, tàu sông cỡ nhỏ hoạt động kinh doanh vận tải, chở khách du lịch, tàu lưu trú nghỉ đêm, nhà hàng nổi. Yêu cầu đơn vị thực hiện đợt kiểm tra chéo, kiểm tra lại sự phù hợp 87 giữa thiết kế, tàu thực và quy định áp dụng; tăng cường phối hợp giữa Cục ĐKVN với các cơ quan chức năng như: Thanh tra giao thông, Cảng vụ, Cảnh sát đường thuỷ để kiểm tra đột xuất tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ với các phương tiện 3 tháng/ lần giữa hai kỳ kiểm định. Trong thời gian tới, cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ, tăng cường biên chế cho các lực lượng thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ. Các lực lượng chuyên trách phải được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và được đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 3.2.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy, đinh rõ thẩm quyền và cải cách thủ tục hành chính trong đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa Thứ nhất, cần tiếp tục thực hiện phân công, phân cấp giữa các đơn vị thuộc Cục ĐKVN trong đó có phân cấp quản lý và tham mưu giữa Phòng Tàu sông và các đơn vị trực thuộc khác để bảo đảm công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Cục ĐKVN được thông suốt. Thứ hai, tổ chức hệ thống các đơn vị đăng kiểm rộng khắp trên toàn quốc. Các đơn vị đăng kiểm được trang bị cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện công tác đăng kiểm. Trang bị phần mền thực hiện và quản lý phương tiện từ Cục Đăng kiểm đến các đơn vị đăng kiểm. Thực hiện quản lý hệ thống chất lượng theo ISO 9000. Thứ ba, tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính và phương thức thực hiện đăng kiểm PTTNĐ theo hướng: với phương tiện từ 15 tấn đến dưới 200 tấn và công suất máy từ 15 sức ngựa đến dưới 135 sức ngựa, Cục ĐKVN lập các mẫu định hình để phục vụ công tác đăng kiểm và bà con áp dụng cho thuận 88 tiện. Với phương tiện từ 5 tấn đến dưới 15 tấn, tổng công suất từ 5 đến 15 sức ngựa thì đăng kiểm đo trực tiếp phương tiện, đưa vào phần mền tính toán nhanh tàu sông và cấp hồ sơ cho chủ phương tiện. Chủ phương tiện không phải làm bất kỳ thủ tục nào. Thứ tư, đẩy nhanh công tác đăng kiểm, thuận tiện hơn nữa cho người dân đối với tàu nhỏ: Rà soát các mẫu định hình đã xây dựng, kiểm tra việc áp dụng các mẫu đã xây dựng. Chỉ đạo các đơn vị đăng kiểm tiếp tục xây dựng các mẫu định hình mới (mẫu tàu nhỏ), phù hợp với tình hình phát triển của địa phương, đồng thời tổ chức đánh giá xác nhận năng lực cho các các cơ sở chuyên đóng mới các mẫu tàu nhỏ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vừa thực hiện đăng kiểm phương tiện được nhanh chóng, thuận tiện vừa có các phương tiện đảm bảo chất lượng. Các đơn vị đăng kiểm phối hợp với huyện, xã thông báo ngày, giờ kiểm tra tới chủ phương tiện tại địa điểm cụ thể và cử đăng kiểm viên đến để tiến hành kiểm tra và cấp hồ sơ tại chỗ cho phương tiện. Thứ năm, quản lý chặt chẽ và chia sẻ thông tin trên mạng gắn với việc công khai minh bạch hóa thủ tục hành chính bằng phần mềm quản lý công tác thẩm định thiết kế và quản lý cấp phát ấn chỉ trong “Chương trình quản lý và giám sát kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa”. Đồng thời, thực hiện việc đưa dữ liệu, thông tin về Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường PTTNĐ lên website để các cơ quan liên quan thực hiện việc làm thủ tục điện tử cho các phương tiện vào, rời cảng biển. 3.2.5. Nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phục vụ quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa Thứ nhất, bảo đảm đủ số lượng và năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của Phòng Tàu sông để thực hiện tố các nhiệm vụ được giao, cụ thể là: 89 + Xây dựng trình Cục trưởng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, giám sát kỹ thuật, phân cấp và đăng ký kỹ thuật tàu sông. + Tổ chức xây dựng, bổ sung, sửa đổi quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các văn bản kỹ thuật có liên quan đến thẩm định thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu sông để Cục trưởng ban hành hoặc Cục trưởng trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. + Tổ chức biên soạn các hướng dẫn nghiệp vụ, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trình Cục trưởng ban hành; tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm soát công tác thẩm định thiết kế, giám sát kỹ thuật, phân cấp, xác định trọng tải, đăng ký kỹ thuật tàu sông. + Đề xuất với Cục trưởng việc ký kết, tham gia hoặc không tham gia các Điều ước quốc tế có liên quan đến tàu sông. + Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ theo kế hoạch được giao. + Thẩm định thiết kế kỹ thuật tàu sông trong đóng mới, sửa chữa, hoán cải theo quy định. + Tổ chức thực hiện đăng ký kỹ thuật tàu sông, kể cả việc đăng ký hành chính tàu sông theo các thoả thuận giữa Cục với các Sở GTVT. + Kiểm tra và thực hiện việc đánh giá cơ sở vật chất, tình trạng hoạt động của các thiết bị kiểm tra và điều kiện kỹ thuật, nguồn nhân lực của các đơn vị đăng kiểm tàu sông. + Tham gia giám định các sự cố, tai nạn về tàu sông, đề xuất với Cục trưởng các biện pháp khắc phục, phòng ngừa. + Tổ chức biên soạn, bổ sung sửa đổi, cập nhật các quy trình, hướng dẫn công việc, liên quan và thực hiện, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9000 có liên quan đến hoạt động của Phòng. 90 + Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Phòng theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước của Cục. + Chủ trì biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo, cử cán bộ tham gia giảng dạy, đào tạo và đánh giá để trình Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm và treo hạng đăng kiểm viên PTTNĐ. + Thực hiện in ấn, quản lý, cấp phát, thu hồi tài liệu, biểu mẫu, ấn chỉ đã được Cục trưởng quy định. + Báo cáo Cục trưởng đột xuất, định kỳ về công tác hoạt động giám sát kỹ thuật, phân cấp và đăng ký kỹ thuật tàu sông. + Quan hệ với các cơ quan có liên quan và phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Cục để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và uỷ quyền của Cục trưởng. + Thực hiện các nhiệm vụ khác và quản lý tài sản của đơn vị do Cục trưởng giao. Hiện nay, Phòng Tàu sông chỉ có 15 cán bộ. Để đảm đương được những nhiệm vụ trên đây, cần tăng cường thêm cán bộ, trước mắt cần tăng thêm 02 kỹ sư vỏ tàu thủy, 01 kỹ sư máy tàu thủy để bảo đảm người có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật về lĩnh vực được giao. Thứ hai, bảo đảm đủ số lượng và năng lực chuyên môn cho đội ngũ đăng kiểm viên để thực hiện việc đăng kiểm kịp thời, đáp ứng nhu cầu rất lớn về đăng kiểm PTTNĐ hiện nay với mục tiêu thực hiện công tác đăng kiểm hết số phương tiện hiện có và đảm bảo chất lượng. Thường xuyên tổ chức đánh giá nghiêm túc năng lực đăng kiểm viên và thực hiện tốt công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại đăng kiểm viên PTTNĐ các đơn vị đăng kiểm trong cả nước (các đơn vị Đăng kiểm trực thuộc Cục ĐKVN và trực thuộc các Sở GTVT). 91 Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và ban hành giáo trình đào tạo đăng kiểm viên. Tổ chức lớp tập huấn đào tạo đăng kiểm viên mới, đăng kiểm viên nâng cao, đăng kiểm viên đa năng và quản lý đăng kiểm viên PTTNĐ. 3.2.6. Tăng cường sự phối hợp giữa Cục Đăng kiểm Việt Nam với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa Thứ nhất, phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiến hành tổng điều tra lại số lượng PTTNĐ trên toàn quốc. Thứ hai, kết hợp với phòng quản lý giao thông của các huyện thông báo đến chủ phương tiện thời gian cụ thể từng ngày sẽ đến khu vực neo đậu của các phương tiện tại địa phương để thực hiện đăng kiểm. Tổ chức với lực lượng cảnh sát đường thủy kiểm tra liên ngành và nếu phương tiện nào chưa đăng kiểm thì kiểm tra để tiến hành đăng kiểm tại chỗ cho phương tiện. Phương tiện đi đến địa phương nào có đơn vị đăng kiểm tại địa phương đó phục vụ. Chủ phương tiện chỉ cần điện thoại, hoặc Fax yêu cầu kiểm tra đến cơ quan đăng kiểm là đơn vị đăng kiểm thống nhất ngày giờ kiểm tra và bố trí đăng kiểm viên thực hiện. Để dễ dàng kiểm soát phương tiện đã đăng kiểm và thời hạn đăng kiểm, từ năm 2011 đến nay, Cục ĐKVN đã tiến hành dán tem đăng kiểm và hàn số kiểm soát lên phương tiện nhằm hỗ trợ chủ phương tiện nắm được thời hạn kiểm định của phương tiện để đưa phương tiện vào đăng kiểm, đồng thời cung cấp cho cơ quan tuần tra kiểm soát ở cảng, bến, trên hành trình biết để kiểm soát, xử lý, công khai danh sách các phương tiện quá hạn đăng kiểm trên Website của Cục ĐKVN, đồng thời có văn bản thông báo, hướng dẫn cách tra cứu đến các cơ quan quản lý. Các đơn vị đăng kiểm tại địa phương đã thông tin PTTNĐ quá hạn đăng kiểm kèm đường dẫn Website của Cục ĐKVN trên các phương tiện thông tin đại chúng tại các địa phương, thông báo đến các chủ phương tiện. 92 Thứ ba, phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiếp tục tuyên truyền cho người dân về Luật GTĐTNĐ, ý nghĩa của việc đăng kiểm phương tiện trên truyền hình, báo đài trung ương và địa phương, tuyên truyền tại chỗ neo đậu; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng để bảo đảm khi các phương tiện đã giải bản, dừng hoạt động phải thông báo đến cơ quan quản lý. Thứ tư, phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, Sở GTVT cùng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chỉ đạo các đơn vị đăng kiểm phối hợp hoạt động liên ngành trong tuần tra, kiểm soát nhằm duy trì trật tự an toàn GTĐTNĐ, giảm thiểu tai nạn, hạn chế tình trạng phương tiện không đăng ký, đăng kiểm vẫn hoạt động tự do, tình trạng phương tiện đóng mới không có sự giám sát kỹ thuật của cơ quan đăng kiểm. Việc kiểm soát cần đồng bộ giữa kiểm soát trên hành trình và kiểm soát tại các cảng, bến. Để thực hiện các giải pháp bảo đảm tính phối hợp giữa Cục ĐKVN và các cơ quan, đơn vị có liên quan cần có sự vào cuộc của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc chỉ đạo các cơ quan hữu quan, các quận, huyện, phường, xã tăng cường kiểm soát theo thẩm quyền, cùng phối hợp thực hiện đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa. Đồng thời, Bộ GTVT cần chỉ đạo các cơ quan quản lý tốt các bến thủy nội địa hiện nay hoạt động không phép. Điều đó góp phần các phương tiện phải chấp hành tốt quy định về đăng kiểm PTTNĐ. 3.3.7. Tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ và hợp tác quốc tế về đăng kiểm phương tiện thuỷ nôi địa Thứ nhất, về ứng dụng khoa học công nghệ Một trong những mục tiêu của Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành GTVT giai đoạn 2014 - 2020 và định hướng đến năm 2030 (được 93 ban hành theo Quyết định số 2490/QĐ-BGTVT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT là: Chủ động ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong tổ chức, quản lý và khai thác vận tải nhằm phát triển hệ thống GTVT an toàn, thông minh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và có chi phí hợp lý. Đối với Cục ĐKVN, trước mắt cần tiếp tục hoàn thiện thực hiện phần mềm “Chương trình quản lý và giám sát kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa”. Với điều kiện hiện nay, giải pháp phù hợp là cơ sở dữ đăng kiểm PTTNĐ được triển khai theo mô hình phân tán, sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin của Cục ĐKVN trong đó: + Tại đăng kiểm trung ương: Hệ thống máy chủ lưu trữ cơ sở dữ liệu chính thức tại trung ương, cơ sở dữ liệu tạm thời tạm của các đơn vị bên ngoài gửi đến; Máy chủ dữ liệu được cập nhập vào cuối mỗi ngày, để công khai các dữ liệu lên trang web của Cục ĐKVN; Các máy trạm tại đặng kiểm trung ương là các máy tại các phòng ban thuộc Cục ĐKVN, truy cập vào hệ thống máy chủ qua mạng dữ liệu nội bộ của cơ quan. + Tại Các đơn vị V (hoặc S): Máy chủ tại mỗi đơn vị có nhiệm vụ lưu trữ thông tin của đơn vị và đồng thời đồng bộ các dữ liệu chung từ máy chủ cơ sở dữ liệu chính thức trên trung ương; Máy chủ tại mỗi đơn vị kết nối với máy chủ tại trung ương qua mạng riêng là mạng nội bộ của ngành đăng kiểm. Máy trạm tại đơn vị truy cập theo mạng nội bộ của cơ quan. Thứ hai, tiếp tục hợp tác với Hiệp hội quốc tế các tổ chức giám sát kỹ thuật và phân cấp tàu (OTHK) trong lĩnh vực xây dựng qui phạm và nghiên cứu khoa học; hợp tác, trao đổi thông qua hình thứ hội thảo, hội nghị hoặc các đoàn đào tạo, bổi dưỡng để nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ; mở rộng quan hệ, giúp đỡ các nước láng giềng như Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ. 94 95 TIỂU KÉT CHƯƠNG 3 Việt Nam là một trong số quốc gia trên thế giới có hệ thống sông, kênh dày đặc, tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy rất thuận lợi giữa các địa phương và các vùng trong cả nước. Hệ thống giao thông ĐTNĐ ở Việt Nam bao gồm các sông, kênh, rạch, đầm, phá, hồ, vụng, vịnh, đường ven bờ biển, đường từ đất liền ra đảo, đường nối các đảo thuộc vùng nội thủy. Cả nước có 3.551 sông, kênh... (3.045 sông, kênh nội tỉnh và 406 sông, kênh liên tỉnh) với tổng chiều dài 80.577 km, nối với biển thông qua 124 cửa sông, trong đó có khoảng 42.000 km sông, kênh có khả năng khai thác vận tải (mực nước đạt trên 60 cm - ứng với cấp kỹ thuật cấp VI). Tính đến năm 2014, toàn quốc có khoảng 6.700 cảng bến thủy nội địa, trong đó có 131 cảng thủy nội địa và hơn 6.500 bến thủy nội địa, tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn, thuận lợi; trên 806.000 chiếc phương tiện, với tổng trọng tải 5.799.709 tấn phương tiện, 749.412 ghế hành khách và tổng công suất máy 6.431.298 mã lực. Các bộ như Bộ GTVT, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo thực hiện pháp luật GTĐTNĐ. Rất nhiều văn bản trong số các chính sách, pháp luật được ban hành đề cập đến nội dung đăng kiểm PTTNĐ và coi đăng kiểm PTTNĐ là nội dung quan trọng bảo đảm an toàn GTĐTNĐ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong bộ máy nhà nước đã tích cực phối hợp với nhau trong việc tổ chức thực hiện pháp luật và phối hợp với các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân về giao thông đường thủy nội địa. Để bảo đảm thực hiện các quy định trên đây, Chính phủ, Bộ GTVT và Cục ĐKVN đã xây dựng hệ thống tổ chức đăng kiểm PTTNĐ theo hướng chính quy, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả. Thực hiện hoàn thiện hệ 96 thống chính sách, pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ và kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác đăng kiểm PTTNĐ. Việc đăng kiểm PTTNĐ phải được thực hiện đúng thẩm quyền, nội dung, quy trình và bảo đảm công khai, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm. Trong thời gian qua Cục Đăng kiểm đã có sự phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan liên quan, tổ chức trong việc thực hiện pháp luật về đăng kiểm; Cục Đăng kiểm tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học, trao đổi công nghệ,trao đổi đào tạo đăng kiểm viên, hợp tác vói các tổ chức nước ngoài trong cùng lĩnh vực. 97 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu đề tài luận văn "Quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam" có thể rút ra những kết luận khoa học như sau: Việt Nam là quốc gia có lợi thế rất lớn về hệ thống GTĐTNĐ. Trong thời gian qua, các phương tiện GTĐTNĐ đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Vì vậy, cần thực hiện tốt việc QLNN đối với các phương tiện GTĐTNĐ. Trong đó, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là một nội dung không thể thiếu để bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. QLNN về đăng kiểm PTTNĐ thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị và đòi hỏi có sự tham gia cả cả hệ thống chính trị và người dân. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Cục ĐKVN vừa là cơ quan tham mưu vừa là có quan có thẩm quyền trực tiếp trong việc đăng kiểm PTTNĐ và giữ vị trí quan trọng nhất trong hệ thống các cơ quan có thẩm quyền quản lý về lĩnh vực này. Trong thời gian qua, công tác QLNN về đăng kiểm PTTNĐ đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần bảo đảm an toàn giao thông. Tuy nhiên, từ thực tiễn của Cục ĐKVN cho thấy công tác QLNN về đăng kiểm PTTNĐ cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Để khắc phục được những hạn chế, bất cập đó, cần phải tăng cường QLNN về đăng kiểm PTTNĐ theo hướng chính quy, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả phục vụ sự phát triển bền vững. Hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ đáp ứng yêu cầu tăng cường QLNN trên các lĩnh vực nói chung, gắn với việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về đăng kiểm PTTNĐ nói chung và của Cục ĐKVN nói riêng cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau: 98 Một là, hoàn thiện thể chế QLNN về đăng kiểm PTTNĐ. Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ. Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của Chính phủ, Bộ GTVT và các cơ quan chức năng trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ. Bốn là, kiện toàn tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp giữa các đơn vị thuộc Cục ĐKVN và cải cách thủ tục hành chính, phương thức tiến hành đăng kiểm PTTNĐ. Năm là, kiện toàn đội ngũ và nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phục vụ QLNN về đăng kiểm PTTNĐ. Sáu là, tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa Cục ĐKVN với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ. Bảy là, tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ tin học và tăng cường hợp tác quốc tế về đăng kiểm PTTNĐ. Thực hiện được các giải pháp trên đây đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo từ Chính phủ, Bộ GTVT và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong ngành giao thông với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, lực lượng thanh tra, cảnh sát đường thủyvà sự ủng hộ của toàn xã hội. Trong đó, Cục ĐKVN phải chủ động phát huy vai trò là cơ quan tham mưu và là đầu mối chính trong việc tổ chức hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ./. 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nội vụ (2013) Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính (Ban hành kèm theo Quyết định số 2367/QĐ-BNV ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ), Học viện Hành chính, Hà Nội. 2. Bộ GTVT (2000), Quyết định của Bộ GTVT về việc ban hành tiêu chuẩn, chức trách và nhiệm vụ của đăng kiểm viên phương tiện thuỷ nội địa, Hà Nội. 3. Bộ GTVT (2004), Quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT qui định về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa, Hà Nội. 4. Bộ GTVT (2004), Quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thuỷ nội địa, Hà Nội. 5. Bộ GTVT (2009), Quyết định về quản lý tuyến vận tải thuỷ từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam, Hà Nội. 6. Bộ GTVT (2009), Quyết định về công bố tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia, Hà Nội. 7. Bộ GTVT (2010), Thông tư Quy định về phòng chống, khắc phục hậu quả lụt bão; ứng phó sự cố thiên tai và cứu nạn trên đường thuỷ nội địa, Hà Nội 8. Bộ GTVT (2011), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa, Hà Nội 9. Bộ GTVT (2011), Thông tư “Sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về đăng kiểm PTTNĐ ban hành kèm theo Quyết định số 25/2004/QĐ- BGTVT ngày 25/11/2004 và quy định về tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ của đăng kiểm, Hà Nội 10. Bộ GTVT (2011), Thông tư quy định về quản lý đường thủy nội địa, Hà Nội 100 11. Bộ GTVT (2012), Thông tư quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đăng kiểm, Hà Nội 12. Bộ GTVT (2012), Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thuỷ nội địa, Hà Nội 13. Bộ GTVT (2013), Thông tư quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam, Hà Nội 14. Bộ GTVT (2013), Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng PTTNĐ - QCVN 72: 2013/BGTVT, Hà Nội 15. Bộ GTVT (2013), Báo cáo 8 năm thực hiện Luật giao thông đường thủy nội địa (2005-2012), Hà Nội 16. Bộ GTVT (2013), Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam, Hà Nội 17. Bộ GTVT (2014), Thông tư quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới, Hà Nội 18. Bộ GTVT (2014), Thông tư 66/2014/TT-BGTVT quy định về đăng kiểm PTTNĐ, Hà Nội 19. Bộ GTVT (2014), Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành giao thông vận tải giai đoạn 2014-2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội 20. Bộ GTVT (2015), Thông tư quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phưong tiện thủy nội địa, Hà Nội 21. Bộ GTVT (2015), Thông tư 48/2015/TT-BGTVT quy định về đăng kiểm PTTNĐ, Hà Nội 101 22. Bộ GTVT (2016), Thông tư quy định về xây dựng, ban hành, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật thủ tục hành chính, kiểm tra, xử lý văn bản, rà soát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực GTVT, Hà Nội 23. Bộ Tài chính (2016), Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, Hà Nội. 24. Bộ Tài chính – Bộ GTVT (2014), Thông tư liên tịch hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Cục Đăng kiểm Việt Nam, Hà Nội. 25. Bùi Huy Khiên (2013), Quản lý công, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà nội,tr.123-186 26. Chính phủ (1996), Nghị định của Chính Phủ số 40-CP ngày 05 tháng 07 năm 1996 về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa, Hà Nội 27. Chính phủ (2008), Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 và Nghị định số 47/2003/NĐ-CP ngày 12/5/2003 của Chính phủ về lệ phí trước bạ, Hà Nội 28. Chính phủ (2011), Nghị quyết ban hành tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Hà Nội 29. Chính phủ (2012), Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT, Hà Nội 30. Chính phủ (2013), Nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Hà Nội 31. Chính phủ (2013), Nghị định quy định xử phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thuỷ nội địa, Hà Nội 102 32. Chính phủ (2014), Nghị định quy định điều kiện kinh doanh vận tải đuờng thủy nội địa , Hà Nội 33. Chính phủ (2014), Nghị định quy định niên hạn sử dụng của PTTNĐ và niên hạn sử dụng của phương tiện thủy được phép nhập khẩu, Hà Nội 34. Chính phủ (2015), Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật giao thông phương tiện thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông phương tiện thủy nội địa, Hà Nội 35. Chính phủ (2015), Nghị định quy định xử phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa, Hà Nội. 36. Cục Cảnh sát giao thông (2015), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về phối hợp kiểm tra, xử lý PTTNĐ vi phạm các quy định về đăng ký, đăng kiểm và an toàn kỹ thuật, Hà Nội. 37. Cục Cảnh sát giao thông (2016), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế số 04/PHLN-ĐK ngày 05/3/2005 về phối hợp giữa các lực lượng Cảnh sát đường thủy, Đường thủy nội địa Việt Nam, ĐKVN trong thực hiện Luật giao thông phương tiện thủy nội địa, Hà Nội. 38. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (2016), Báo cáo tổng kết công tác phối hợp liên ngành bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phương tiện thủy nội địa năm 2016 triển khai nhiệm vụ trọng tâm 2017, Hà Nội. 39. Cục ĐKVN (2001), Qui định tiếp nhận, xem xét và thực hiện các yêu cầu kiểm tra; Tiếp nhận và gửi công văn, Hà Nội. 40. Cục ĐKVN (2006), Qui định ban hành quy định về đào tạo, đánh giá, bổ nhiệm và sử dụng Đăng kiểm viên phuơng tiện thủy nội địa, Hà Nội. 41. Cục ĐKVN (2006), Hướng dẫn thi hành Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên, Hà Nội. 42. Cục ĐKVN (2011), Hướng dẫn giám sát và đánh giá trạng thái kỹ thuật phương tiện thủy nội địa-2011, Hà Nội. 103 43. Cục ĐKVN (2012), Công văn về việc ” Thực hiện hướng dẫn giám sát và phần mềm quản lý phương tiện thủy nội địa”, Hà Nội. 44. Cục ĐKVN (2012), Báo cáo giám sát phương tiện thủy nội địa và khiếm khuyết trong giám sát kỹ thuật phương tiện thủy nội địa, Hà Nội. 45. Cục ĐKVN (2013), Công văn về việc tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn của PTTNĐ khi hoạt động . Hà Nội. 46. Cục ĐKVN (2013), Công văn về việc giám sát kỹ thuật phương tiện thủy nội địa, Hà Nội. 47. Cục ĐKVN (2013), Quyết định về việc ban hành "Quy chế chi Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi của Cục ĐKVN", Hà Nội. 48. Cục ĐKVN (2014), Quyết định về việc ban hành Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Cục ĐKVN, Hà Nội. 49. Cục ĐKVN (2015), Báo cáo tổng kết công tác thực hiện kế hoạch năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016 của Cục ĐKVN , Hà Nội. 50. Cục ĐKVN (2015), Công văn về việc” Thực hiện quy định về đăng kiểm, kết xuất và gửi dữ liệu báo cáo giám sát PTTNĐ” , Hà Nội. 51. Cục ĐKVN (2015), Tăng cường giám sát kỹ thuật các phương tiện chở người, vận chuyển khách du lịch, Hà Nội. 52. Cục ĐKVN (2016), Báo cáo tổng kết công tác thực hiện kế hoạch năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của Cục ĐKVN, Hà Nội. 53. Cục ĐKVN (2016), Ban hành quy định kiểm tra công nhận tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên phuơng tiện thủy nội địa, đào tạo bổ sung chuyên môn, thực tế năng lực thực hànhvà Hội đồng công nhận đăng kiểm viên, Hà Nội. 54. Nguyễn Hữu Hải (2010), Quản Lý Hành Chính Nhà Nước, Học viện hành chính, Hà Nội,tr. 2-14 104 55. Nguyễn Hữu Tri (2006), Quản Lý Hành Chính Nhà Nước, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội,tr. 5-2497. 56. Nguyễn Tấn Dũng (2013), Quyết định về việc áp dụng cơ chế quản lý tài chính đối với Cục Đăng kiểm Việt Nam, Hà Nội 57. Nguyễn Tấn Dũng (2014), Chỉ thị về các giải pháp cấp bách để nâng cao chất lượng và chống tiêu cực trong công tác đăng kiểm phương tiện giao thông vận tải, Hà Nội. 61. Phòng Tàu sông (2009), Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010 đối với lĩnh vực kiểm định PTTNĐ, Hà Nội. 62. Phòng Tàu sông (2010), Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011 đối với lĩnh vực kiểm định PTTNĐ, Hà Nội. 63. Phòng Tàu sông (2011), Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 đối với lĩnh vực kiểm định PTTNĐ, Hà Nội. 64. Phòng Tàu sông (2012), Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 đối với lĩnh vực kiểm định PTTNĐ, Hà Nội. 65. Phòng Tàu sông (2013), Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 đối với lĩnh vực kiểm định PTTNĐ, Hà Nội. 66. Phòng Tàu sông (2014), Báo cáo thực hiện kế hoạch 8 tháng đầu năm 2014 đối với lĩnh vực kiểm định PTTNĐ, Hà Nội. 67. Phòng Tàu sông (2015), Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016 đối với lĩnh vực kiểm định PTTNĐ, Hà Nội. 105 68. Phòng Tàu sông (2016), Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017 đối với lĩnh vực kiểm định PTTNĐ, Hà Nội. 69. Trần Anh Tuấn (2015), Quản Lý Công, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội,tr 62-64. 70. Quốc Hội (2004), Luật giao thông đường thủy nội địa, Hà Nội. 71. Quốc Hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 72. Quốc Hội (2006), Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. 73. Quốc Hội (2008), Luật giao thông đường bộ, Hà Nội 74. Quốc Hội (2010), Luật Thanh tra, Hà Nội 75. Quốc Hội (2012), Luật Giám định tư pháp, Hà Nội 76. Quốc Hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Hà Nội 77. Quốc Hội (2014), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa, Hà Nội 78. Quốc Hội (2015), Luật tổ chức Chính phủ, Hà Nội 106 PHỤ LỤC 1. Bộ GTVT (2013), Quy định về biểu mẫu giấy chứng nhận và sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển, PTTNĐ và sản phẩm công nghiệp sử dụng cho PTTNĐ, Hà Nội 2. Cục ĐKVN (2009), Quyết định V/v ban hành "Quy chế quản lý in ấn, cấp phát, sử dụng phôi giấy chứng nhận và các ấn phẩm trong lĩnh vực đăng kiểm phương tiện thủy nội địa ", Hà Nội. 3. Cục ĐKVN (2013), Hướng dẫn về công tác thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa, Hà Nội. 4. Cục ĐKVN (2013), Hướng dẫn về công tác xây dựng, thẩm định và quản lý thiết kế mẫu định hình PTTNĐ; Sao và thẩm định thiết kế PTTNĐ theo mẫu định hình đã được công nhận, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dang_kiem_phuong_tien_thuy_noi.pdf
Luận văn liên quan