Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Công tác QLNN về đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho LĐNT nói riêng có tầm quan trọng và ý nghĩa cho sự nghiệp phát triển ĐTN nhằm đáp ứng NNL nói chung, công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ có chất lƣợng cao nói riêng đang thực sự trở thành yếu tố quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH, đảm bảo cho sự tăng trƣởng kinh tế và phát triển bền vững nƣớc ta nói chung và của tỉnh Đăk Nông nói riêng. Sự chỉ đạo của tỉnh, chính quyền các cấp, các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức đoàn thể xã hội và ngƣời dân tỉnh Đăk Nông đã triển khai và thực hiện mạnh mẽ công tác dạy nghề. Dù mới thành lập, nhƣng tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đạt mức khá cao trong nhiệm kỳ qua 13.5%. Quản lý hoạt động đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho LĐNT nói riêng trong tất cả các hệ đào tạo, các ngành nghề đã đạt đƣợc một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, hoạt động ĐTN và đào tạo nghề cho LĐNT chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về NNL cho các lĩnh vực KT-XH của tỉnh đặc biệt là nhân lực kỹ thuật công nghệ cao. Ở luận văn này, sau phần đề cập đến những vấn đề lý luận về ĐTN và QLNN về hoạt động ĐTN cho LĐNT (chƣơng 1), và thực trạng về hoạt động ĐTN và QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Đăk Nông (chƣơng 2, luận văn đƣa ra 4 giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả ĐTN nói chung và ĐTN cho LĐNT nói riêng trong giai đoạn hiện nay, từ đó góp phần phát triển NNL phục vụ cho các lĩnh vực KT-XH của địa phƣơng đến năm 2020.

pdf111 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản hƣớng dẫn thực hiện việc đào tạo nghề cho LĐNT và việc tham mƣu đề xuất giải quyết các vƣớng mắc khó khăn của các Bộ, ngành còn chậm. Một số quy định của Đề án không còn phù hợp với thực tế. Một số chƣơng trình, dự án, đề án có quy định về hoạt động dạy nghề cho đối tƣợng là LĐNT do cá Bộ, ngành khác (Ủy ban dân tộc, Bộ Công thƣơng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì thực hiện, dẫn đến khó khăn trong quản lý, theo dõi và tổng hợp báo cáo kết quả, hiệu quả chung về đào tạo nghề cho LĐNT. Đại bộ phận lao động nông thôn chƣa có nhận thức đúng về đào tạo nghề, học nghề. Một phần do tập quán và thói quen canh tác, nông dân tiến hành sản xuất nông nghiệp theo kinh nghiệm, nông dân coi sản xuất nông nghiệp nói riêng và các hoạt động khác trong khu vực nông thôn nói chung là công việc giản đơn không phải học. Do đó nông dân nhận thức về việc học tập để sản xuất chƣa thực sự cần cho bản thân họ. Nhu cầu học tập của họ đƣợc dồn vào cho thế hệ con cháu với mục đích là tìm lối thoát khỏi nghề nông và cuộc sống ở nông thôn. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong một thời gian dài chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Nhiều Bộ, ngành, địa phƣơng và xã hội nhận thức chƣa đầy đủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đào tạo nghề chỉ là cứu cánh có tính thời điểm, không phải là vấn đề quan tâm thƣờng xuyên, liên tục và có hệ thống. Đào tao nghề hiện nay thƣờng tập trung vào các ngành mũi nhọn trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp và một số ngành nghề thuộc ngành phi nông nghiệp nhƣ: Sửa chữa máy nông nghiệp, Điện công nghiệp, Điện dân dụng, Hàn, Cắt gọt kim loại, Công nghệ ô tôĐồng thời nhận thức về nguồn lao động lâu nay mới đƣợc quan tâm về mặt số lƣợng, về chất lƣợng, trình độ của 68 nguồn lao động nhƣ khả năng và năng lực thực hiện các công việc có hiệu quả cao ít đƣợc chú ý đặc biệt là đối với lao động nông thôn. Các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn hiện mới chỉ dừng lại ở mức quy mô nhỏ, rời rạc, thiếu thống nhất, thông qua các chƣơng trình hoặc hoạt động nhƣ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ là chủ yếu. Việc xây dựng các chiến lƣợc đào tạo, kế hoạch đào tạo lao động nông thôn dài hạn cho các vùng, miền chƣa hiện thức hoặc chƣa căn cứ vào thực trạng lao động, định hƣớng phát triển của địa phƣơng, nhu cầu về nguồn nhân lực. Tuy nhiên, việc dạy nghề cho lao động nông thôn hiện nay chƣa đầy đủ và chƣa đồng bộ, còn chồng chéo, chƣa đảm bảo tính hệ thống, chƣa có tổ chức quản lý thống nhất. Sự chƣa đồng bộ thể hiện qua việc lập kế hoạch đào tạo, dạy nghề giữa cấp Trung ƣơng, cấp tỉnh, giữa các Bộ và cơ sở, các dự án hỗ trợ phát triển. Tham gia quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngoài hệ thống các trƣờng, các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, trung tâm giới thiệu việc làm, hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, hệ thống Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm của Hội Nông dân Việt Nam, hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng, còn có các tổ chức, cá nhân, các chƣơng trình phát triển cũng tham gia vào quá trình dạy nghề nông dân. Một số huyện có các trung tâm dạy nghề, song phần lớn các nghề dạy trong các trung tâm chƣa gần với nghề khu vực nông thôn cần có, đối tƣợng đến học cũng không phải là nông dân, những ngƣời đang làm việc ở khu vực nông thôn mà mới chỉ dừng lại ở đối tƣợng con em của nông dân là chủ yếu, các điều kiện dạy và học rất hạn chế cả về quy mô và tính kỹ thuật, khó có khả năng đáp ứng đƣợc các mục tiêu đào tạo. Đội ngũ giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn còn thiếu về số lƣợng và chất lƣợng. Hầu hết các giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn 69 thiếu kiến thức và kỹ năng khi làm việc với nông dân. Mặt khác các hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực nông thôn rất đa dạng, đồi hỏi ngƣời giáo viên không chỉ có kiến thức chuyên môn, mà còn cần có những kiến thức lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng mô hình, giám sát đánh giá Tài liệu đào tạo lao động nông thôn chƣa đáp ứng kịp với sự thay đổi của khoa học công nghệ trong nông nghiệp, đồng thời chƣa căn cứ vào nhu cầu học tập của ngƣời lao động, chƣa có sự tham gia của ngƣời nông dân trong quá trình xây dựng và phát triển tài liệu. Các tài liệu phần lớn viết theo hƣớng hàn lâm, viết nhiều và dài, trong khi đó với tâm lý ngƣời nông dân rất ngại đọc các tài liệu viết dài, nhiều chữ ít có hình Thời gian và các tổ chức lớp học chƣa thực sự phù hợp lao động nông thôn. Những ngƣời lao động nông thôn thƣờng là những lao động chính trong gia đình, do vậy họ không thể và không muốn tham gia các khóa học với thời gian dài, địa điểm xa nhà, phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng lý thuyết nhiều. Việc tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn mới chỉ dựa trên nhu cầu học nghề mà chƣa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng huyện và của cả tỉnh. Cụ thể, chƣa gắn với quy hoạch phát triển làng nghề, quy hoạch phát triển kinh tế vùng. Sự phối hợp với các doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra sau học nghề còn lỏng lẻo. Các cơ sở dạy nghề chƣa phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong việc biên soạn chƣơng trình đào tạo nghề để đào tạo lao động cho doanh nghiệp. 2.2.3.2. Nguyên nhân khách quan Chƣa định hƣớng tốt trong công tác phân luồng, định hƣớng đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông để tƣ vấn cho các em tham gia học nghề. 70 Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn mang tính chất hộ gia đình nên chƣa sử dụng nhiều lao động qua đào tạo do đó việc gắn đào tạo với giải quyết việc làm chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao. Năng lực của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh còn yếu, chƣa đƣợc đầu tƣ một cách đồng bộ, dẫn đến rất khó khăn trong công tác tuyển sinh học viên và đào tạo nghề theo phát triển kinh tế - xã hội; các cơ sở dạy nghề chủ yếu đào tạo đƣợc những nghề hiện có, còn những nghề xã hội cần thì chƣa đáp ứng đƣợc. Là một tỉnh còn khó khăn nên nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách hỗ trợ của Trung ƣơng để đào tạo nghề và mua sắm trang thiết bị dạy nghề. Ngân sách địa phƣơng đầu tƣ cho đào tạo nghề còn hạn chế, chủ yếu là hỗ trợ giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Tiến độ giải ngân kinh phí vẫn còn chậm. Kinh phí hỗ trợ từ Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia về Việc làm - Dạy nghề hàng năm không đồng đều, ảnh hƣởng đến việc xây dựng kế hoạch và thực hiện dạy nghề hàng năm của tỉnh. Một bộ phận cán bộ, đảng viên ở cơ sở nhận thức chƣa đầy đủ về dạy nghề, chƣa coi trọng công tác đào tạo nhân lực phục vụ CNH, HĐH; nhiều ngƣời lao động chƣa nhận thức đúng về lợi ích của việc học nghề nên tham gia học nghề chƣa nghiêm túc; đơn vị dạy nghề chƣa thực sự coi việc dạy nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ chính trị quan trọng... Cơ sở vật chất của các CSDN còn chƣa đƣợc trang bị đồng bộ và đầy đủ do các nguyên nhân yếu tố lịch sử để lại. Trình độ sử dụng máy móc hiện đại, tiên tiến của giáo viên, ngƣời dạy nghề còn chƣa đƣợc trang bị đầy đủ dẫn đến nhiều máy hiện đại (nhƣ máy cắt, hàn công nghệ cao, máy tik mak, Hàn khí) chƣa đƣợc sử dụng hết công năng. 71 Tiểu kết Chƣơng 2 Chƣơng 2, luận văn đã trình bày sơ lƣợc về điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Đăk Nông đặc biệt là thực trạng hoạt động, quản lý đào tạo nghề cho lao động nông .Từ đó đề cập đến những mặt đạt đƣợc và định hƣớng công tác đào tạo nghề theo chủ trƣơng chung của Tỉnh. Công tác đào tạo nghề của tỉnh đƣợc đánh giá một cách khách quan là đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng về quy mô, số lƣợng và chất lƣợng đào tạo nghề; mạng lƣới các cơ sở đào tạo nghề phát triển mạnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề đƣợc tăng cƣờng. Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đăk Nông trong thời gian qua đã thu đƣợc nhiều kết quả nhất định: Công tác quy hoạch đƣợc tiến hành tƣơng đối đồng bộ từ thị tỉnh xuống các huyện, thị xã, công tác lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn thƣờng xuyên và có hiệu quả; kinh phí đầu tƣ từ ngân sách cho đào tạo nghề tăng lên, đồng thời xã hội hóa đƣợc đẩy mạnh là động lực vật chất quan trọng; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề không ngừng nâng cao về số lƣợng lẫn chất lƣợng; công tác kiểm tra, giám sát đƣợc quan tâm và chú trọng. Điều này góp phần làm cho các đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực sự là một công cụ hữu ích của Đảng và Nhà nƣớc trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực ở địa phƣơng. Tuy nhiên, hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng bộc lộ các điểm hạn chế nhƣ: thiếu đội ngũ cán bộ quản lý có chất lƣợng, kinh phí đầu tƣ còn thấp so với nhu cầu thực tế, công tác quy hoạch còn mang tính ngắn hạn, thanh tra, kiểm tra chƣa thực sự đánh giá đúng hiệu quả hoạt động của Đào tạo nghề 72 Chương 3 PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK NÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc 3.1.1. Trung ương Chúng ta biết rằng, ĐTN trong đó có đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong phát triển kinh tế - xã hội đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm triển khai thực hiện. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa XI chỉ rõ: “Phải hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao độnghoàn thiện pháp luật về dạy nghề; ban hành chính sách ƣu đãi về đất đai, thuế, đào tạo giáo viên, hỗ trợ cơ sở hạ tầng.nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề. Đổi mới phƣơng thức, nâng caochất lƣợng dạy và học, gắn dạy nghề với nhu cầu thực tế”. Trong kế hoạch phát triển công tác đào tạo nghề đến năm 2020 nói chung và Đề án 1956/TTg nói riêng, Đảng và Nhà nƣớc ta đã coi phát triển dạy nghề là là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội;là một nội dung quan trọng của chiến lƣợc, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, đòi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phƣơng, các cơ sở dạy nghề, đơn vị sử dụng lao động và ngƣời lao động. Điều này đã đƣợc thể hiện rõ: Tại Đại hội XII, kế thừa những thành tựu của Đại hội XI, khẳng định một lần nữa định hƣớng phát triển nƣớc ta đến năm 2020. Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 đã xác định mục tiêu phát triển đối với nguồn nhân lực và khoa học công nghệ là: Ƣu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là công nghiệp sản xuất trang thiết bị, máy móc làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông – 73 lâm – thủy sản, sản phẩm xuất khẩu; sản xuất phân bón, thức ăn cho chăn nuôi và thuốc bảo vệ động thực vậtQuy hoạch phát triển nông thôn và phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cƣ. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn bó với bảo bảo vệ môi trƣờng. Triển khai xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bƣớc đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìnvà phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của nông thôn Việt Nam. Chiến lƣợc phát triển phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 đã cụ thể hóa mục tiêu trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH là: Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng lao động cả về só lƣợng và chất lƣợng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lƣợng đào tạo của một số nghề đạt trình độ chuẩn khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho ngƣời lao động, góp phần thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội. 3.1.2. Địa phương Đào tạo nghề nói chung và ĐTN cho LĐNT nói riêng là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cả hệ thống chính trị, của ngƣời lao động và toàn xã hội nhằm nâng cao chất lƣợng lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Học nghề là quyền lợi, nghĩa vụ của lao động nhằm tạo việc làm, chuyển đổi việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Đổi mới và phát triển đào tạo theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình; đáp ứng đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng, phù hợp về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao 74 động của từng địa phƣơng nói riêng, của tỉnh nói chung; tạo cơ hội cho lao động tham gia thị trƣờng lao động kỹ thuật ở trong nƣớc và ngoài nƣớc. Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động và yêu cầu của thị trƣờng lao động, gắn đào tạo nghề với chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh, từng ngành và từng địa phƣơng; vận động, khuyến khích tối đa các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn các huyện tham gia dạy nghề cho lao động gắn với các chƣơng trình, dự án hỗ trợ sản xuất, đời sống đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ trên địa bàn và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. 3.2. Dự báo phát triển Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đăk Nông đến năm 2020 Trên cơ sở chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Đề án 1956, tại Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND ngày 10101/2011của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông đƣa ra chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020 là 30.000 ngƣời. Bảng 3.1 Chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đăk Nông đến năm 2020 Đơn vị tính: Ngƣời Chỉ tiêu đào tạo Ƣớc thực hiện cả năm 2010 Giai đoạn 2011 - 2015 Giai đoạn 2016 - 2020 Tổng cộng 1. Số lao động nông thôn đƣợc đào tạo nghề 6.560 25.000 30.000 61.560 Theo nhóm nghề đào tạo: - Phục vụ sản xuất nông nghiệp. 4.256 10.000 12.000 26.256 - Phục vụ phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, cung ứng cho các 2.304 15.000 18.000 35.304 75 doanh nghiệp, XKLĐ,... Chia theo trình độ đào tạo - Dạy nghề thƣờng xuyên (dƣới 3 tháng). 2.350 5.000 5.000 12.350 - Sơ cấp nghề. 3.210 16.700 20.800 40.710 - Trung cấp nghề. 1.000 2.500 3.000 6.500 - Cao đẳng nghể. 0 800 1.200 2.000 Tỉ lệ tốt nghiệp có việc làm tối thiểu Trên 70% Trên 70% Trên 85% Trên 80% 2. Số cán bộ công chức cấp xã đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng 400 7.200 4.000 11.600 (Nguồn: Phụ lục kèm theo Quyết định 04/2011) 3.3. Giải pháp Để thực hiện đƣợc mục tiêu đào tạo nghề cho 30.000 lao động nông thôn trong giai đoạn từ năm 2016- 2020, cần thực hiện một số giải pháp nhƣ sau: 3.3.1. Tổ chức tuyên truyền, tư vấn học nghề cho lao động nông thôn 3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp: - Làm cho lao động nông thôn biết rõ các thông tin về tổ chức đào tạo nghề cho họ để họ sẵn sàng tham gia các khóa huấn luyện đào tạo. - Nâng cao nhận thức về các lĩnh vức nghề đối với ngƣời lao động nông thôn. - Giúp họ tự chọn lấy một nghề phù hợp với hứng thú và năng lực cá nhân. - Nâng cao nhận thức về dạy nghề đối với đối với các cấp, các ngành và địa phƣơng. 76 + Nội dung và cách thức thực hiện: - Tăng cƣờng công tác vận động, tuyên truyền để nông dân hiểu rõ về mục tiêu, lợi ích của các chƣơng trình dạy nghề cho lao động nông thôn. - Cùng với công tác tuyên truyền, khuyến khích sự tham gia của nông dân vào quá trình đào tạo nghề, để nông dân nhận thức đƣợc vai trò và trách nhiệm của họ đối với công tác dạy nghề thông qua việc xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng chƣơng trình đào tạo, giám sát và kiểm tra quá trình đào tạo nghề - Đối với quá trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn, ngƣời lao động nông thôn là yếu tố chủ thể đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế của mỗi gia đình nói riêng và của cả nông thôn nói chung. - Do trình độ văn hóa và trình độ tay nghề thấp dẫn đến tâm lý chung của lao động nông thôn ít chịu đổi mới, dè dặt khi đón nhận các yếu tố kỹ thuật mới, nhận thức chƣa đầy đủ về việc cần phải đƣợc đào tạo, chƣa có đƣợc tầm nhìn cả hiện tại và tƣơng lai trong việc xác định nghề cần học., học cái gì? học nhƣ thế nào? học ở đâu?.. cho nên các cấp chính quyền địa phƣơng phải đi sâu vận động và hƣớng dẫn cụ thể, chu đáo. + Điều kiện thực hiện: - Các tổ chức xã hội, các cơ quan truyền thông đại chúng phối hợp thực hiện biện pháp. - Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ có thể trở thành lực lƣợng tiên phong, nòng cốt trong công tác tuyên truyền tƣ vấn. - Ban chỉ đạo của tỉnh điều hành, phối hợp tốt các bộ phận chức năng làm việc có hiệu quả. - Chính quyền địa phƣơng các cấp, cũng nhƣ các tổ chức khác còn đóng vai trò định hƣớng, tƣ vấn về nghề nghiệp, hỗ trợ và tổ chức dạy nghề, nâng cao năng lực làm việc cho lao động nông thôn. 77 3.3.2. Lập kế hoạch và thiết kế chương trình đào tạo + Mục tiêu của biện pháp: - Xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch về dạy nghề cho lao động nông thôn trƣớc mắt và lâu dài cho các đối tƣợng, các khu vực khác nhau. - Để nâng cao năng lực làm việc, chất lƣợng của lao động nông thôn phải có đƣợc những chiến lƣợc cũng nhƣ các kế hoạch dạy nghề cho nông dân một cách cụ thể dựa trên chiến lƣợc chung về phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn của quốc gia. + Nội dung và cách thức thực hiện: Việc xây dựng kế hoạch dạy nghề cần tiến hành theo quy trình: - Xác định yêu cầu về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu nguồn nhân lực, cả cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ. - Phân tích, đánh giá đúng đắn nguồn lao động hiện có của địa phƣơng, so sánh với yêu cầu về nhân lực, để từ đó xác định nhu cầu, lập kế hoạch bổ sung, đào tạo bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho lao động của địa phƣơng. - Hoàn thiện hệ thống tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn Xây dựng mạng lƣới cơ sở dạy nghề cho nông dân trên cơ sở xem xét, đánh giá lại các tổ chức đã tham gia vào công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trong thời gian qua trên tất cả các mặt, từ hệ thống trƣờng lớp, đội ngũ giáo viên, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, các ngành nghề đang đƣợc dạy tại các cơ sở dạy nghề, nội dung, tài liệu và phƣơng pháp giảng dạy cho lao động nông thôn để biết đƣợc cái gì đã đƣợc, cái gì chƣa đƣợc cần bổ sung và hoàn thiện. - Mạng lƣới các cơ sở dạy nghề hiện nay chủ yếu tập trung ở các khu vực đô thị, trong khi đó đặc điểm lao động nông thôn là vừa là ngƣời lao động vừa là các chủ hộ, họ quan tâm nhiều đến công việc gia đình, cho nên cách bố trí các lớp học thích hợp nhất với lao động nông thôn là gần nơi ở của họ, để 78 sau các buổi học họ có thể tham gia sinh hoạt với gia đình. Do vậy chú trọng phát triển hình thức dạy nghề tại trung tâm học tập cộng đồng trên thực địa - Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên dạy nghề. Đặc điểm của dạy nghề cho lao động nông thôn để có kết quả cao là tính thực hành của các bài học, cộng với các phƣơng pháp dạy học cho ngƣời lớn tuổi. Do vậy đòi hỏi giáo viên dạy nghề cho nông dân ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng tay nghề thành thạo, cần có phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với ngƣời nông dân. Về lâu dài, cần xây dựng chƣơng trình đào tạo giáo viên dạy nghề cho nông dân, với các nội dung cần tập trung các chuyên đề về kinh tế, kỹ thuật, nông nghiệp, mà các chuyên đề này là các bài giảng ở lớp, làng, xã. Phƣơng pháp sƣ phạm, phƣơng pháp khuyến nông, tổ chức lớp học, phƣơng pháp đánh giá nhu cầu đào tạo, phát triển tài liệu. Tham quan các mô hình khuyến nông, lâm Trƣớc mắt cần cần thực hiện chuơng trình đào tạo giáo viên dạy nghề cho nông dân từ các giáo viên tiềm năng nhƣ cán bộ khuyến nông xã, cán bộ thú y, bảo vệ thực vật xã, cán bộ khuyến nông huyện, khuyến nông viên cơ sở, cán bộ Hội nông dân hoặc nông dân giỏi. - Nội dung, tài liệu, hình thức và phƣơng pháp đào tạo nghề cho nông dân: Để xác định dạy cho nông dân những nội dung gì, các cấp chính quyền địa phƣơng phải lập đƣợc kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở kế hoạch nhân lực sẽ xác định đƣợc kế hoạch đào tạo nội dung gì, các cơ sở đào tạo có trách nhiệm đào tạo theo kế hoạch của địa phƣơng và chỉ có làm nhƣ thế mới có thể quản lý đƣợc dạy nghề cho nông dân làm cho quá trình đào tạo gắn đƣợc với mục tiêu sử dụng. - Nguyên tắc cơ bản cho việc xác định nội dung đào tạo: Nội dung dạy cho lao động nông thôn cần đƣợc xác định cho từng vùng cụ thể, vì mỗi vùng 79 không chỉ có cơ cấu ngành nghề khác nhau mà trình độ dân trí cũng khác nhau. Trong mỗi chƣơng trình nên chia ra nhiều học phần khác nhau, nông dân có thể lựa chọn theo học toàn chƣơng trình hoặc học từng phần riêng biệt, khi học xong cần cấp chứng chỉ về nghề nghiệp cho nông dân. - Việc xác định chƣơng trình dạy cần có sự tham gia của lao động nông thôn. Thông qua việc tiếp xúc tìm hiểu nhu cầu học nghề của nông dân, các nhà hoạch định nội dung chƣơng trình sẽ biết đƣợc ngƣời lao động nông thôn cần gì, khả năng thu nhận và tƣ vấn cho họ trong việc lựa chọn, xác định nghề cần học. - Nội dung dạy cho nông dân phải gắn với chiến lƣợc phát triển kinh tế của vùng, của địa phƣơng, với mục tiêu phân bố lại lao động nông thôn cũng nhƣ với khoa học công nghệ cao. Hai nội dung quan trọng của công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn phải đƣợc cụ thể hóa từng bƣớc trong các chƣơng trình dạy nghề cho lao động nông thôn. Thời gian và quy mô mỗi khóa học Về thời gian học cho mỗi chƣơng trình và mối loại đối tƣợng. Các chƣơng trình/ khóa học nên thực hiện trọn vẹn một quy trình, chu kỳ sinh trƣởng và phát triểnNếu chƣơng trình khóa học hay chuyên đề có nội dung lớn cần chia nhỏ thành các Module và đƣợc tổ chức học theo một trật tự logic với thời gian dài hơn, kết thúc mỗi module, ngƣời học đem những kết qủa học đƣợc áp dụng vào thực tế công việc, từ đó sẽ thấy đƣợc những điều thiếu cần phải đƣợc bổ sung để đề xuất, bổ sung cho nội dung học tập của giai đoạn học tiếp theo. - Về quy mô lớp học đào tạo nghề cho nông dân chỉ nên 25-30 ngƣời là phù hợp, nhằm đẩm bảo chất lƣợng dạy và học, cũng nhƣ phát huy khả năng tham gia của ngƣời học trong quá trình trao đổi kinh nghiệm, kiến thức. Tài liệu học tập, tài liệu viết cho các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn phải viết ngắn, từ ngữ đơn giản phù hợp với ngôn ngữ địa phƣơng, dễ hiểu dễ nhớ 80 kèm theo các tranh, ví dụ minh họa và các nội dung đƣợc trình bày theo trật tự của một quy trình công việc. Giáo trình cần trình bày đẹp, nhỏ, tiện lợi cho học viên sử dụng hàng ngày. Khi xây dựng giáo trình cần chú ý đến yếu tố nông dân trong quá trình phát triển tài liệu, để đảm bào sự phù hợp với nội dung đào tạo, văn hóa và nhu cầu của lao động nông thôn. - Hình thức và phƣơng pháp dạy nghề cho nông dân cần đảm bảo nguyên tắc sau: Học trọn một vụ cây trồng (lúa, ngô, khoai, sắn..) , trọn một giai đoạn của dự án, trọn một công việc, trọn một quy trình sản xuất, chế biến Học bằng thực hành, học từ kinh nghiệm sẵn có của học viên Hoạt động nhóm để phát huy sức mạnh tập thể, nhóm hoạt động không chỉ trong thời gian trên lớp mà duy trì lâu dài trên thực tế : nhóm sở thích, nhóm sản xuất của nông dân Đào tạo những học viên giỏi trở thành huớng dẫn viên, giảng viên nông dân.Tăng cuờng hình thức Huấn luyện đồng ruộng cho nông dân (FFS) - Cân bằng về cung – cầu, đào tạo định hƣớng cầu và tạo ra hệ thống đào tạo nghề linh hoạt Vấn đề cơ bản trong việc phát triển đào tạo là tạo ra sự cân bằng và hiệu quả trong việc cung cấp các kỹ năng phù hợp với nhu cầu trong thị trƣờng lao động. Cần xác định rõ ràng “nhu cầu của ai?”. Trong bối cảnh hiện nay, hiển nhiên đó là nhu cầu của ngƣời sử dụng lao động trong thị trƣờng lao động – thể hiện ý tƣờng là đạo tạo theo định hƣớng cầu. Do đó các phƣơng pháp sau có thể đƣợc sử dụng đề nhận biết các nhu cầu: Sự tham gia của ngƣời sử dụng lao động trong việc xác định nhu cầu; năng lực phân tích xu hƣớng thị trƣờng; mức độ thu hút và khả năng tạo việc làm thông qua các tiêu chí về mức lƣơng, thời gian lao động; điều tra thực 81 trạng việc làm của ngƣời học sau khi học xong; phổ biến tới ngƣời lao động về xu hƣớng việc làm một cách hiệu quả + Điều kiện thực hiện: - Phát triển chƣơng trình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra. - Mục tiêu của mô hình là hƣớng tới việc giúp cho học viên có đƣợc kỹ năng “cứng” và kỹ năng “mềm” càn thiết khi ra trƣờng, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động, đòi hỏi của xã hội cũng nhƣ bắt nhịp đƣợc với những thay đổi nhanh của kỹ thuật – công nghệ trong thực tiễn sản xuất tại các doanh nghiệp. Ngƣời học khi ra trƣờng có thể thích ứng với các thay đổi của môi trƣờng làm việc theo hƣớng tích cực. - Giúp các chƣơng trình đào tạo đƣợc xây dựng và thiết kế theo một quy trình chuẩn. Các công đoạn của quá trình đào tạo sẽ có tính liên thông và gắn kết chặt chẽ. Giáo viên, ngƣời dạy nghề phải tuân theo các phƣơng pháp giảng dạy tiên tiến và đáp ứng các tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học. Nhờ vậy sẽ góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên, ngƣời dạy nghề có chất lƣợng cao. 3.3.3. Tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo + Mục tiêu của biện pháp: - Thực hiện đầy đủ mục tiêu, kế hoạch và chƣơng trình đào tạo cho các khóa học ngắn hạn, dài hạn. - Cải thiện chất lƣợng và hiệu quả trong dạy nghề, tăng cƣờng sự hấp dẫn và phù hợp với ngƣời học nghề - Dạy nghề cần đạt đƣợc sự phù hợp đối với thị trƣờng lao động và nghề nghiệp của mọi ngƣời. - Để tăng sự thu hút cho dạy nghề, cần tạo ra môi trƣờng học tập thuận lợi cho học viên. + Nội dung và cách thực thực hiện biện pháp: 82 - Nâng cao chất lƣợng dạy nghề ban đầu bằng cách cải thiện chất lƣợng và năng lực của giáo viên, ngƣời dạy nghề, lãnh đạo nhà trƣờng, giới thiệu tính linh hoạt trong việc học nghề, có thể học nghề theo thời gian, học nghề thƣờng xuyên, học nghề theo hình thức vừa học vừa làm, , nâng cao nhận thức của ngƣời dân khi tham gia học nghề. - Đảm bảo năng lực làm việc đƣợc tích hợp vào chƣơng trình giảng dạy, bao gồm cả các kỹ năng mềm và các kỹ năng nghề đƣợc tích hợp vào các bài giảng, phân bổ thời gian học lý thuyết và thực hành phù hợp với từng đối tƣợng ngƣời học, thời gian học. - Tổ chức các hoạt động giảng dạy và học tập thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng quản lý nghề nghiệp, kỹ năng kinh doanh trong quá trình học tập. - Cung cấp cho học viên theo học ban đầu tiếp cận với các cơ sở vật chất và tài liệu giảng dạy, trang thiết bị kỹ thuật mới. Các cơ sở dạy nghề cần đẩy mạnh việc học tập tại nơi làm việc trong các doanh nghiệp/tổ nhóm sản xuất/ hợp tác xã có điều kiện thích hợp. Tăng cƣờng tính thích hợp, chất lƣợng và ƣu việt của cả dạy nghề ban đầu và dạy nghề thƣờng xuyên - Đảm bảo chất lƣợng Việc cung cấp dạy nghề chất lƣợng cao là một điều kiện hấp dẫn tiên quyết. Để đảm bảo chất lƣợng đƣợc cải thiện cần tăng tính minh bạch, tin cậy lẫn nhau, khuyến khích quá trình học tập không ngừng nghỉ, học tập suốt đời. + Điều kiện thực hiện: - Thiết lập một khung đảm bảo chất lƣợng chung cho các cơ sở dạy nghề và áp dụng chung cho cả cơ sở dạy nghề và nơi làm việc. - Chất lƣợng của giáo viên, ngƣời dạy nghề 83 - Đào tạo cho giáo viên, ngƣời dạy nghề nâng cao kiến thức bằng cách cung cấp các hình thức đào tạo linh hoạt, các buổi hội thảo, hội nghị, đào tạo từ xa, đào tạo bằng cách tự nghiên cứu - Xây dựng nguyên tắc hƣớng dẫn và xây dựng nội dung thực hành tốt nhất để nâng cao hiệu quả, yêu cầu dói với giáo viên dạy nghề. 3.3.4. Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn + Mục tiêu của biện pháp: - Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát theo kỳ kế hoạch và đột xuất nhằm phát hiện và điều chỉnh các hoạt động đào tạo chƣa đáp ứng. - Các huyện, xã trên địa bàn tự tổ chức giám sát các CSDN, doanh nghiệp, ngƣời dạy nghề, ngƣời học nghề, CSVC việc thực hiện đào tạo nghề tại địa bàn huyện, xã. + Nội dung và cách thức thực hiện: - Kiểm tra các điều kiện tổ chức các khoá học về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên, cán bộ kỹ thuật, tài liệu, học cụ, xƣởng thực hành, ruộng thí nghiệm. - Kiểm tra điều kiện dự lớp của các học viên để xếp lớp cho phù hợp với trình độ năng lực và nhu cầu của họ. - Kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình đào tạo, không cắt xén, thêm bớt để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra. - Kiểm tra uốn nắn kịp thời phƣơng pháp huấn luyện, phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên và phƣơng pháp học tập của học viên, giúp họ theo kịp trình độ chung và vƣơn lên nắm bắt những kỹ thuật tiên tiến. - Kiểm tra đầu ra để cấp chứng chỉ học nghề cho những ngƣời đạt yêu cầu, có thể bổ túc những thiếu hụt mà học viên chƣa đạt đƣợc để họ có thể hành nghề sau khóa học. 84 + Điều kiện thực hiện: - Ban chỉ đạo trung ƣơng thực hiện luân phiên kiểm tra, giám sát tại các địa phƣơng. - Ban chỉ đạo cấp tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động của Đề án đối với tất cả các huyện. Ban chỉ đạo cấp huyện kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động của Đề án đối với tất cả các xã trên địa bàn. 3.4. Một số kiến nghị và đề xuất 3.4.1 Đối với Trung ương Đề nghị Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội nâng cao chính sách hỗ trợ tiền ăn, tiền xe đi lại cho giáo viên, ngƣời dạy nghề thƣờng xuyên phải đi xuống các thôn, buôn để dạy nghề đặc biệt chú trọng ngƣời học nghề thuộc đối tƣợng ƣu tiên đối tƣợng là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ bị thu hồi đất khi tham gia học sơ cấp nghề.. Tiếp tục bổ sung thêm kinh phí hỗ trợ cho lao động nông thôn học nghề; Nguồn kinh phí để đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập. Đồng thời, bổ sung thêm quy định cụ thể đối với công tác đào tạo nghề theo hƣớng liên kết đào tạo và quy định riêng đối với đào tạo nghề theo chƣơng trình hợp tác quốc tế (Công tác ngoại vụ - an ninh quốc phòng đối với tỉnh bạn Mondulkiri). Nâng mức hỗ trợ đối với lao động nông thôn tham gia học nghề. Đề nghị Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội Trung ƣơng bổ sung thêm nguồn vốn tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời lao động sau khi học nghề đƣợc tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển chăn nuôi, kinh doanh, sản xuất... 3.4.2. Đối với tỉnh Đăk Nông 3.4.2.1. Đối với UBND tỉnh 85 Đề nghị UBND tỉnh bố trí ngân sách Ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo nghề đặc biệt là các nghề trọng điểm. Đề nghị UBND tỉnh nên sớm xây dựng chiến lƣợc phát triển dạy nghề, hoàn thiện hành lang pháp lý để quản lý một cách chặt chẽ hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT từ nay đến năm 2020. Quy định cụ thể, thống nhất về cơ chế xã hội hoá trong đầu tƣ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chú trọng hệ thống doanh nghiệp là nguồn thu hút đầu tƣ dạy nghề xã hội hóa rất lớn. Thực hiện công tác quy hoạch lại mạng lƣới các cơ sở dạy nghề và đầu tƣ vồn, nguồn lực khác thực hiện Đề án phát triển Trƣờng TCN Đăk Nông để đáp ứng quy mô đào tạo nghề. 3.4.2.2. Đối với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Chủ trì tham mƣu phối hợp với các sở, cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ xây dựng phƣơng án phân bổ kinh phí thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT, cải tạo cơ sở vật chất của các CSDN trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; điều phối và hƣớng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT tại địa phƣơng; Xác định nhu cầu đặt hàng dạy nghề hàng năm theo hƣớng dẫn của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; Tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, ngƣời dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; 86 3.4.2.3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Ủy ban nhân dân các xã chỉ đạo Phòng Lao động – Thƣơng binh và Xa hội chủ động lập kế hoạch, phối hợp với các tổ chức đoàn thể liên quan triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, tƣ vấn tuyển sinh, cán bộ chuyên trách công tác Dạy nghề (nếu có) theo dõi, kiểm tra và báo cáo về Sở Lao động- Thƣơng binh và Xã hội đối với công tác dạy nghề đồng thời có ý kiến đề xuất, kiến nghị các vẫn đề tồn tại, vƣớng mắc của các cơ sở sở dạy nghề đóng trên địa bàn huyện, thị xã để tìm ra các giải pháp tháo gỡ 3.4.2.4. Đối với các cơ sở dạy nghề Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác tuyển sinh học nghề đúng nghề đào tạo, đối tƣợng, số lƣợng ngƣời học, địa bàn tuyển sinh nêu trong hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề ký với cơ quan đƣợc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn và quy chế tuyển sinh học nghề. Tổ chức dạy nghề theo đúng chƣơng trình đào tạo, kế hoạch dạy nghề đã đƣợc phê duyệt. Tổ chức kiểm tra, công nhận tốt nghiệp đối với ngƣời học nghề trình độ sơ cấp nghề đúng quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề chính quy. Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề ký với cơ quan đƣợc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ dạy nghề và quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành; báo cáo tình hình, kết quả tổ chức dạy nghề theo quy định; Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của lao động sau học nghề. Tổ chức các đợt tƣ vấn nghề nghiệp cho ngƣời học nghề, đối thoại doanh nghiệp nhằm tìm kiếm việc làm cho ngƣời học sau tốt nghiệp, tạo thƣơng hiệu cho cơ sở ĐTN 87 Tiểu kết chƣơng 3 Trên cơ sở phân tích thực trạng, những mặt đạt đƣợc, một số tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động dạy nghề và QLNN về hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh Đăk Nông ở chƣơng 2. Từ đó, trong chƣơng 3, luận văn đã đề xuất các giải pháp cho công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Nếu xét một cách tổng quát các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho LĐNT trong xu thế hiện nay rất đa dạng và tƣơng đối mới, nhƣ: các giải pháp về quy hoạch, về kinh phí, nhân lực, xã hội hóa, chuyển đổi mô hình dạy nghề công lập sang tƣ thục Luận văn này đề xuất các giải pháp tổng thể, trong đó chú trọng vào giải pháp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT và đẩy mạnh đặt hàng nguồn nhân lực đã qua đào tạo nghề. Cũng trong Chƣơng 3, luận văn đã hệ thống hóa những quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nƣớc, của tỉnh Đăk Nông đối với công tác đào tạo nghề cho LĐNT, đƣa ra giải pháp cho công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT trên địa tỉnh đến năm 2020 88 KẾT LUẬN Công tác QLNN về đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho LĐNT nói riêng có tầm quan trọng và ý nghĩa cho sự nghiệp phát triển ĐTN nhằm đáp ứng NNL nói chung, công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ có chất lƣợng cao nói riêng đang thực sự trở thành yếu tố quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH, đảm bảo cho sự tăng trƣởng kinh tế và phát triển bền vững nƣớc ta nói chung và của tỉnh Đăk Nông nói riêng. Sự chỉ đạo của tỉnh, chính quyền các cấp, các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức đoàn thể xã hội và ngƣời dân tỉnh Đăk Nông đã triển khai và thực hiện mạnh mẽ công tác dạy nghề. Dù mới thành lập, nhƣng tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đạt mức khá cao trong nhiệm kỳ qua 13.5%. Quản lý hoạt động đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho LĐNT nói riêng trong tất cả các hệ đào tạo, các ngành nghề đã đạt đƣợc một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, hoạt động ĐTN và đào tạo nghề cho LĐNT chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về NNL cho các lĩnh vực KT-XH của tỉnh đặc biệt là nhân lực kỹ thuật công nghệ cao. Ở luận văn này, sau phần đề cập đến những vấn đề lý luận về ĐTN và QLNN về hoạt động ĐTN cho LĐNT (chƣơng 1), và thực trạng về hoạt động ĐTN và QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Đăk Nông (chƣơng 2, luận văn đƣa ra 4 giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả ĐTN nói chung và ĐTN cho LĐNT nói riêng trong giai đoạn hiện nay, từ đó góp phần phát triển NNL phục vụ cho các lĩnh vực KT-XH của địa phƣơng đến năm 2020. 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (1999), “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của thanh tra dạy nghề” Quyết định số 588/1999/QĐ- BLĐTBXH. 2. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2004), Những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong lĩnh vực dạy nghề, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 3. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2006), “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, Quyết định số 07/2006/QĐ số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH phê duyệt. 4. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2007), “Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề”, Quyết định số 01/2007/QĐ- BLĐTBXH. 5 Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2007), “Điều lệ trường cao đẳng nghề”, Quyết định số 02/2007/QĐ- BLĐTBXH. 6. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2007), “Điều lệ trường trung cấp nghề”, Quyết định số 03/2007/QĐ- BLĐTBXH. 7. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2007), Quy định sử dụng, bồi dưỡng giáo viêndạy nghề, Quyết định số 07/2007/QĐ- BLĐTBXH. 8. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2007), “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, Quyết định số 14/2007/QĐ- BLĐTBXH. 9. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2007), “Tạm thời danh mục 48 nghề đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trình độ trung cấp nghề năm 2007”, Hà Nội, Quyết định số16/2007/QĐ- BLĐTBXH. 90 10. Bộ Luật lao động (2002), “Quản lý đào tạo nghề qua mạng tại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ giáo dục học, Viện khoa học và giáo dục Việt Nam. 11. Nguyễn Văn Can (2004), “Thực hiện “song nguyên chế” một giải pháp phân luồng giáo dục ở các thành phố của Trung Quốc”,Tạp chí giáo dục. 12. Chính phủ (2006), “Hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề”, Nghi định số 139/2006/NĐ-CP. 13. Chính phủ (2006), “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề”, Nghị định số 73/2006/NĐ-CP. 14. Chính phủ (2007), “Về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2007”, Nghị định số 03/2007/NĐ-CP. 15. Nguyễn Hữu Chí (2003), “Những giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 16. Đỗ Minh Cƣơng (2005), “Đổi mới hệ thống dạy nghề theo 3 cấp trình độ”, Tạp chí Lao động và Xã hội (255), Tr. 7- 8. 17. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 18. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 19. Nguyễn Văn Đại (2009), “Vấn đề dạy nghề cho lao động nông thôn thực trạng và giải pháp”, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp bộ, Trường đại học lao động xã hội. 20. Phạm Ngọc Đỉnh (1999), “Quản lý Giáo dục nghề nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện hành chính quốc gia Hà Nội. 91 21. Phan Huy Đƣờng (2010), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội. 22. Nguyễn Minh Đƣờng, ThS. Nguyễn Thị Hằng (2008), “Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội – Quan niệm và giải pháp thực hiện”, Tạp chí khoa học giáo dục (32),Tr. 18 – 20. 23. Học viện hành chính quốc gia (2006), Tài liệu tiền công vụ - Quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, Hà Nội. 26. H’Kiều Oanh BKrông (2015), “Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đăk Nông” 25. Dƣơng Đức Lân (2004), “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề thông qua việc tăng cường mối quan hệ trường, ngành”, Tạp chí Lao động và xã hội (số 230, 231, 232/2004). 26. Dƣơng Đức Lân (2005), “Phát triển dạy nghề theo hướng hội nhập với khu vực và thế giới”, Tạp chí Lao động và xã hội. 27. Luật Giáo dục (2005), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Luật Dạy nghề (2007), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 29. Nguyễn Hoàng Nam (2009), “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công, Học viện tài chính, Hà Nội. 30. Nguyễn Trần Nghĩa (2003), “Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa”, Luận án tiến sỹ giáo dục học. 31. Nguyễn Thị Kim Thanh (2010) Quản lý nhà nƣớc về hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” 32. Niên giám thống kê tỉnh Đăk Nông 2014. 33. 34. 92 35. 36. 37. 38. Một số bài viết của các tác giả đã đƣợc đăng trên Trang thông tin Điện tử của Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Đăk Nông (RSS) và Trang web của Trƣờng Trung cấp nghề Đăk Nông; - Hội nghị tƣ vấn, tuyển sinh học nghề; - Báo cáo Sơ kết 5 năm (2010-2014) thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, kế hoạch năm 2015 và giai đoạn 2016-2020 của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956/TTg; - Báo cáo đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Hội nghị công tác dạy nghề khu vực Tây Nguyên; - Báo cáo 5 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đăk Nông - Đăk Nông nỗ lực đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn năm 2014; - Đề án phát triển dạy nghề các cơ sở dạy nghề đã đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt - Một số luận văn Thạc sỹ,Tiến sĩ trong lĩnh vực đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực - Báo cáo Kinh tế - Chính trị - Xã hội, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12; - Nguồn Internet................... 93 DANH MỤC PHỤ LỤC LUẬN VĂN PL01: Tình hình phát triển mạng lƣới cơ sở dạy nghề tỉnh Đăk Nông PL02: Phiếu khảo sát 94 PHỤ LỤC 01 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MẠNG LƢỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ TỈNH ĐĂK NÔNG Đơn vị tính: ngƣời (Quy mô đào tạo/năm) TT Tên cơ sở dạy nghề Loại hình sở hữu Địa chỉ Quy mô đào tạo hiện tại Ghi chú 1 Trƣờng trung cấp nghề Đăk Nông Công lập Phƣờng Nghĩa Tân – TX Gia Nghĩa 1.030 Đã đƣợc cấp GCN-ĐKHĐDN 2 Chi nhánh Đăk Nông – Trƣờng CĐN Việt Bắc Công lập Phƣờng Nghĩa Phú – TX Gia Nghĩa 295 Đã đƣợc cấp GCN-ĐKHĐDN 3 Trung tâm DN Đăk Nông Công lập Xã Nhân Cơ – huyện Đăk Rlấp 1.200 Dự kiến QMĐT 4 Trung tâm DN Hội nông dân tỉnh Công lập TX Gia Nghĩa 390 Đã đƣợc cấp GCN-ĐKHĐDN 5 Trung tâm GTVL Đăk Nông Công lập TX Gia Nghĩa 630 Đã đƣợc cấp GCN-ĐKHĐDN 6 Trung tâm GTVL Hội phụ nữ Công lập Phƣờng Nghĩa Trung – TX Gia Nghĩa 2.640 Đã đƣợc cấp GCN-ĐKHĐDN 7 Trung tâm DN huyện Cƣ Jút Công lập Huyện Cƣ Jút 300 Dự kiến QMĐT 8 Trung tâm DN huyện Đăk Rlấp Công lập Huyện Đăk Rlấp 300 Dự kiến QMĐT 9 Trung tâm DN huyện Đăk Mil Công lập Huyện Đăk Mil 300 Dự kiến QMĐT 95 10 Trung tâm DN huyện Đăk Song Công lập Huyện Đăk Song 300 Dự kiến QMĐT 11 Trung tâm DN huyện Krông Nô Công lập Huyện Krông Nô 300 Dự kiến QMĐT 12 Trung tâm DN huyện Tuy Đức Công lập Huyện Tuy Đức 300 Dự kiến QMĐT 13 Trung tâm DN huyện Đăk Glong Công lập Huyện Đăk Glong 300 Dự kiến QMĐT 14 Trung tâm DN tƣ thục Đại Lợi Tƣ thục Xã Tâm Thắng – huyện Cƣ Jút 1.470 Đã đƣợc cấp GCN-ĐKHĐDN 15 Trung tâm DN tƣ thục Gia Nghĩa Tƣ thục Phƣờng Nghĩa Phú – TX Gia Nghĩa 390 Đã đƣợc cấp GCN-ĐKHĐDN 16 Hợp tác xã 18/4 Đăk Nông Tƣ thục Phƣờng Nghĩa Thành – TX Gia Nghĩa 360 Đã đƣợc cấp GCN-ĐKHĐDN 17 Trung tâm DN Nhân Ái Tƣ thục Xã Đăk Hoà – huyện Đăk Song 200 Dự kiến QMĐT 18 Trung tâm DN Trƣờng Phƣớc Tƣ thục Phƣờng Nghĩa Trung – TX Gia Nghĩa 200 Dự kiến QMĐT TC 10.905 96 PHỤ LỤC02 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Trong những năm gần đây, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhằm đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhanh đội ngũ lao động kỹ thuật trực tiếp, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Sự phát triển của ngành dạy nghề thời gian qua có vai trò to lớn của công tác quản lý nhà nước. Việc đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là một việc hết sức cần thiết. Nghiên cứu này giúp cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách có những biện pháp và giải pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về dạy nghề. Với mục tiêu như vậy chúng tôi mong nhận được sự cộng tác của các anh (chị) để có thể thu được nhiều thông tin quí giá giúp cho các cơ quan chức năng của tỉnh và nhà nước có những chính sách cụ thể để hình thành nên sự chuyển biến tương đối rõ nét về bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh. Xin anh (chị) đánh dấu X vào ô trống nếu anh (chị) đồng ý. THÔNG TIN CHUNG: • Giới tính: 1. Nam 2. Nữ • Tuổi . • Dân tộc. • Trình độ học vấn Sơ cấp 97 Trung cấp chuyên nghiệp/học nghề Cao đẳng/đại học Trên đại học • Việc làm đang đảm nhận hiện nay.. I. PHẦN DÀNH CHO HỌC VIÊN Câu 1: Anh/chị quan niệm thế nào là đào tạo nghề? • Dạy nghề là hoạt động dạy và học tại nơi làm việc, các cơ sở dạy nghề, trung tâm đào tạo, các lớp học không chính quy • Đào tạo nghề là hoạt động đào tạo mang tính thực hành kỹ thuật nhiều hơn lý thuyết • Đào tạo nghề là hoạt động đào tạo khác với các loại hình đào tạo hàn lâm khác  - Ý kiến khác Câu 2: Anh/chị thuộc nhóm đối tƣợng học nghề nào dƣới đây? • Ngƣời có công với cách mạng, hộ nghèo, họ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời tàn tật, ngƣời bị thu hồi đất canh tác • Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020 Câu 3: Anh/ chị cho biết trên địa bàn mình sinh sống có cơ sở dạy nghề nào đang tổ chức dạy nghề không? • Có 98 • Không • Ý kiến khác Câu 4: Anh/chị đã từng tham gia lớp học nghề nào chƣa? • Đã từng tham gia • Chƣa bao giờ • Kể tên một nghề mà anh/chị đã từng học (nếu có) ........................... .............................................................................................................. Câu 5: Anh/chị tham gia học nghề theo hình thức nào? • Tập trung tại trƣờng/ cơ sở dạy nghề • Các lớp lƣu động do cơ sở dạy nghề tổ chức • Hình thức khác Câu 6: Lý do anh/chị thích học nghề? • Nội dung, chƣơng trình, giáo trình dễ hiểu, dễ tiếp thu • Học nghề để đƣợc hỗ trợ tiền • Tham gia học theo phong trào với mọi ngƣời • Ý kiến khác Câu 7: Anh/chị có hài lòng về nghề đã học không?  Rất hài lòng   Hài lòng   Bình thƣờng   Ý kiến khác  Câu 8: Hãy cho biết cảm nghĩ của anh/chị khi sau khi học nghề?  Cảm thấy yên tâm   Cảm thấy vui   Cảm thấy tự hào   Cảm thấy tựtin   Cảm thấy mình hiểu biết  99 Câu 9: Theo anh/chị để đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần phải có những tác động nào sau đây: • Từ các chính sách của nhà nƣớc • Bản thân học viên phải nổ lực tìm hiểu thông tin để đăng ký nghề học phù hợp cho mình • Nhà trƣờng và xã hội phải có tuyên truyền và giáo dục về ý nghĩa của việc học nghề và tạo việc làm đối với bản thân mỗi cá nhân. Câu 10: Theo anh/chị những yếu tố sau có ảnh hƣởng đến cơ hội học nghề của mình không? • Điều kiện tự nhiên • Phong tục tập quán • Văn hóa • Kinh tế - xã hội Câu 11: Anh/chị có cho rằng chính sách của nhà nƣớc và chính sách của tỉnh giúp anh/chị đƣợc học nghề phù hợp. • Có • Không • Không có ý kiến gì II. PHẦN DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC, CÁN BỘ QUẢN LÝ SỰ NGHIỆP VÀ GIÁO VIÊN DAỲ NGHỀ Câu 12: Nhà nƣớc quản lý thông tin tuyên truyền về học nghề nhƣ thế nào? • Qua các cuộc họp của đoàn thanh niên tại thôn, bon, nơi cƣ trú • Qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng ( đài, tivi) • Ý kiến khác Câu 13: Nhà nƣớc có chính sách quản lý, đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ, giáo viên trong lĩnh vực dạy nghề không? • Thƣờng xuyên 100 • Không thƣờng xuyên • Ý kiến khác Câu 14: Nhà nƣớc có tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dạy nghề không? • Có • Không •Không có ý kiến gì Câu 15: Anh/ chị biết Nhà nƣớc quản lý và sử dụng các nguồn lực phát triển dạy nghề; tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề không? • Có • Không • Không có ý kiến gì Câu 16: Anh/ chị biết Nhà nƣớc quản lý công tác tạo việc làm cho học viên sau học nghề nhƣ thế nào? • Doanh nghiêp/ tƣ nhân tuyển dụng • Để học viên tự tạo việc làm • Đề nghị Trung tâm Giới thiệu Việc làm tỉnh giới thiệu thông tin về thị trƣờng lao động • Tất cả những ý trên Câu 17: Thái độ của anh/chị đối với chính sách đào tạo nghề đối với thanh niên dân tộc thiểu số? • Rất hài lòng • Hài lòng • Không hài lòng • Không ý kiến gì 101 Câu 18: Theo anh/chị giải pháp đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trƣờng lao động có phải là giải pháp quan trọng không? • Có • Không • Ý kiến khác Câu 19: Anh/chị đánh giá những quyết định và qui định về vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn (05 năm trở lại đây) • Khả thi • Tƣơng đối khả thi • Không khả thi • Không có ý kiến gì XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ANH/CHỊ!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dao_tao_nghe_cho_lao_dong_nong.pdf
Luận văn liên quan