Luận văn Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

Mục tiêu cơ bản của Chương trình Quốc gia về phòng, chống ma túy là tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực QLNN của chính quyền các cấp, phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng CAND, trách nhiệm của các bộ, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia phòng, chống ma túy. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền thành phố đã chỉ đạo các cơ quan QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh kiềm chế sự gia tăng của tội phạm và tệ nạn ma túy; triệt phá các đường dây, tổ chức tội phạm ma túy, ngăn chặn có hiệu quả ma túy thẩm lậu từ nước ngoài vào địa phương; đã củng cố, kiện toàn Trung tâm cai nghiện và quản lý sau cai, hoạt động cai nghiện đạt nhiều kết quả tốt; công tác triệt xóa cây có chứa chất ma túy đã được triển khai và đẩy mạnh ở nhiều phường, xã đạt kết quả tích cực; công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy đã mở rộng đến tận nhiều tầng lớp trong xã hội; hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy với các tỉnh, thành phố thuộc Vương quốc Campuchia đã được mở rộng, phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Bên cạnh đó, chưa có một đề tài nào đi sâu nghiên cứu hoạt động QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá một cách có hệ thống, toàn diện. Vì vậy, đề tài: “Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Rạch Giá" mà phạm vi nghiên cứu tập trung vào QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Rạch Giá có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

pdf102 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được phát hiện và quản lý; + 90% số người nghiện ma túy được điều trị cai nghiện và 85% người nghiện ma túy đủ điều kiện được học nghề; + Giảm từ 15% đến 20% tỷ lệ tái nghiện so với hiện nay; + Đấu tranh có hiệu quả, trấn áp mạnh tội phạm ma túy; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, khám phá các vụ án về ma túy; tập trung điều tra mở rộng, đấu tranh xử lý triệt để số đối tượng chủ mưu, cầm đầu các đường dây, băng ổ nhóm sản xuất, mua bán, vận chuyển và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; + Giải quyết cơ bản các tụ điểm, điểm phức tạp về tệ nạn ma túy trên địa bàn, không để tồn tại kéo dài, chủ động có kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh không để hình thành địa bàn trọng điểm về ma túy; không để xảy ra tình trạng người nghiện sử dụng ma túy công khai nơi công cộng; + Đẩy mạnh công tác truy tố, xét xử tội phạm về ma túy, hàng năm đưa ra xét xử lưu động tại phường, xã từ 10% đến 15% số vụ án phạm tội về ma túy do Tòa án nhân dân thành phố thụ lý; + Quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh hợp pháp các loại tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần; không để sản xuất, điều chế ma túy tổng hợp ở thành phố Rạch Giá. - Định hướng đến năm 2030 + Trên cơ sở tổng kết đánh giá thực hiện các mục tiêu cụ thể đến năm 2020, xác định các nhiệm vụ trọng tâm để tập trung đầu tư nguồn lực, tiến hành đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố, duy trì các mục tiêu đã đạt được và hướng tới đẩy lùi tệ nạn ma túy, tạo môi trường xã hội lành mạnh phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; 69 + Tập trung tuyên truyền có hiệu quả, chủ động phòng ngừa, kiềm chế tốc độ gia tăng người nghiện, tiến tới ngăn chặn phát sinh người nghiện mới. Tăng từ 03 đến 05 phường, xã không có tệ nạn ma túy, thu hẹp dần phường, xã có tệ nạn ma túy; + Chủ động phòng ngừa, phát hiện, kiên quyết đấu tranh triệt phá các đường dây, băng nhóm hoạt động tội phạm về ma túy. Xóa bỏ tận gốc không để hình thành, phát sinh mới các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy. - Nhiệm vụ + Tập trung đẩy mạnh và đổi mới các biện pháp, nội dung công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy và tác hại, hậu quả của tệ nạn ma túy, gắn với việc tiếp tục tổ chức học tập quán triệt và triển khai sâu rộng Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 - 3 - 2008 của Bộ Chính trị về “tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới” và Chương trình hành động số 20-Ctr/TU, ngày 12 - 7 - 2008 của Thành ủy về thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị đến toàn thể cán bộ đảng viên, công nhân viên chức và mọi tầng lớp nhân dân để tích cực tham gia hỗ trợ lực lượng chuyên trách trong phòng, chống và kiểm soát ma túy; + Quản lý chặt chẽ người nghiện ma túy; tổ chức cho tất cả người nghiện ma túy được khai báo tình trạng nghiện và đăng ký hình thức điều trị, cai nghiện phù hợp; áp dụng các biện pháp quản lý, giáo dục người nghiện ma túy và tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho các đối tượng sau cai nghiện; thực hiện có hiệu quả công tác quản lý sau cai nghiện và phòng ngừa tái nghiện. Huy động nguồn lực tại chỗ để hỗ trợ người nghiện, người sau cai nghiện; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia dạy nghề, giải quyết việc làm cho người cai nghiện và sau cai nghiện, lồng ghép công tác cai nghiện và quản lý sau cai với các chương trình kinh tế - xã hội khác như giảm nghèo, tăng hộ khá, dạy nghề, giải quyết việc làm;... 70 + Chủ động nắm tình hình, tổ chức đấu tranh và triệt xóa cơ bản các đường dây, tổ chức, tụ điểm phức tạp về ma túy; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng thẩm lậu ma túy qua biên giới và sản xuất trái phép ma túy tại thành phố; + Thực hiện các cam kết và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống và kiểm soát ma túy. 3.3. Giải pháp bảo đảm quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang 3.3.1. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy, nhất là Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 - 3 - 2008 của Bộ Chính trị về “tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới” và Chương trình hành động số 20- Ctr/TU, ngày 12 - 7 - 2008 của Thành ủy về thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị; Luật Phòng chống ma túy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy. Các cấp chính quyền đưa nội dung nhiệm vụ công tác phòng chống ma tý trong nhiệm kỳ, định kỳ của Đảng, chương trình, kế hoạch hành động các cấp để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và coi nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội để đánh giá hiệu quả, chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Cụ thể hóa trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong phòng, chống ma túy, đặc biệt là ở cấp cơ sở xã, phường, khu dân cư. Tăng cường thực hiện chức năng giám sát công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy thông qua các đợt kiểm tra giám sát tại cơ sở và báo cáo định kỳ về tình hình, kết quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật để nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung cho kịp thời, phù hợp. 71 Xã hội hóa công tác phòng, chống ma túy; tích cực đẩy mạnh hoạt động phối kết hợp liên ngành, phát huy sức mạnh cộng đồng trong công tác phòng, chống ma túy. Chú trọng lồng ghép, phối hợp chương trình phòng, chống và kiểm soát ma túy với các chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, HIV/AIDS. Triển khai Chương trình phòng, chống và kiểm soát ma túy gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; kết hợp thực hiện nội dung xây dựng xã, phường không có tệ nạn ma túy. Nâng cao hiệu quả thực hiện các kế hoạch liên tịch giữa cơ quan Nhà nước các cấp với các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp; củng cố, hoàn thiện cơ chế, quan hệ phối hợp giữa các ngành với nhau và giữa các ngành với các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn về phòng, chống ma túy. Thành phố rà soát, cập nhật và xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cùng tham gia công tác phòng, chống ma túy. - Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên thành phố trong việc tổ chức các hoạt động chiều sâu ở cơ sở, nhất là hoạt động vận động toàn dân phát hiện, tố giác người vi phạm và phạm tội về ma túy. 3.3.2. Hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế quản lý Khung pháp lý là cơ sở, nền tảng cho mọi hoạt động của xã hội nói chung và trong phòng, chống ma túy nói riêng. Khung pháp lý chính là những định chế, văn bản pháp quy, các đề án mang tính pháp lý quy định hoặc hướng dẫn về mọi hoạt động của lĩnh vực ngăn chặn ma túy, quản lý cai nghiện và sau cai nghiện. Đó là những tiền đề tạo nên hành lang pháp lý đảm bảo cho các chương trình ngăn chặn ma túy, cai nghiện và sau cai nghiện hoạt động theo đúng đường 72 lối, chính sách pháp luật, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo và vì mục đích vì nhân dân phục vụ của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh đó, khung pháp lý còn là những chuẩn mực để đánh giá tiến trình, mức độ hoạt động và hiệu quả của các hoạt động đó. Chính vì vậy văn bản pháp luật cần phải chuẩn, chính xác và phù hợp với thực tế, phản ánh đúng quy luật vận động của thực tế. Xuất phát từ tinh thần đó, các văn bản pháp lý quy định về vấn đề phòng, chống ma túy từ Trung ương đến địa phương mặc dù đã khá chi tiết và đầy đủ song cũng cần phải điều chỉnh một số chi tiết sau: Tất cả những văn bản từ Trung ương đến địa phương cần chuyển tải được tư tưởng ngăn chặn ma túy, đầu tư cho cai nghiện là đầu tư cho con người, vì con người, vì sự an toàn và phát triển kinh tế - xã hội chứ không phải đầu tư cho người nghiện ma túy. Cần thay đổi căn bản quan niệm về quản lý cai nghiện và xác định đầu tư cho quản lý sau cai nghiện, chống tái nghiện, cần được đặt nặng ngang bằng với quản lý cai nghiện tập trung, thậm chí hơn thế nữa, vì theo nghiên cứu của y học nghiện ma túy là bệnh mãn tính của người sử dụng do vậy quyết định sự thành công của cai nghiện là quá trình quản lý sau cai nghiện. Giải pháp hoàn thiện chế độ, chính sách cho đội ngũ làm công tác phòng, chống ma túy Cơ chế chính sách đối với cán bộ, nhân viên phòng, chống ma túy đó là một yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong phòng, chống ma túy. Đối với công tác ngăn chặn ma túy, quản lý cai nghiện và sau cai nghiện do đặc thù riêng các cán bộ phải sống, sinh hoạt và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, căng thẳng, thậm chí phải hy sinh cả tính mạng, cuộc sống gia đình cho công việc. Vì thế khi xây dựng chế độ, chính sách cho đội ngũ này phải ưu tiên, nó thể hiện sự quan tâm chia sẻ trách nhiệm một cách đúng mực của toàn xã hội đối với đội ngũ này. Chế độ chính sách đó cụ thể là tiền lương, phụ cấp, thưởng, chế độ bảo hiểm, chế độ đào tạo bồi dưỡng, chế độ sinh hoạt và các chế độ ưu tiên khác. 73 Đội ngũ trực tiếp tham gia ngăn chặn và triệt phá các vụ mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng ma túy là lực lượng phòng, chống ma túy các cấp của Công an thành phố và lực lượng phòng, chống ma túy của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố về thời gian làm việc không cụ thể, công việc rất nguy hiểm, các đối tượng buôn bán ma túy rất liều lĩnh, thường là con nghiện bị nhiễm HIV, bất chấp tất cả để chống trả các lực lượng chức năng khi bị phát hiện và bắt giữ. Thành phố cần có những chế độ ưu đãi, đặc biệt và thiết thực hơn để khuyến khích, hỗ trợ họ yên tâm công tác và làm việc. Hoàn thiện chế độ tiền lương, phụ cấp cho cán bộ và nhân viên làm công tác quản lý cai nghiện tại các Trường, Trung tâm: Lực lượng cán bộ, nhân viên tham gia vào hoạt động quản lý, giáo dục trong các Trường, Trung tâm cai nghiện là rất lớn, gồm: cán bộ quản lý, cán bộ tư vấn, y tế, giáo dục, dạy nghề...nhưng cán bộ, nhân viên thường hưởng lương và chế độ làm việc theo bằng cấp, trình độ đào tạo, phụ cấp và chế độ đãi ngộ rất ít, thường không có trợ cấp độc hại và nguy hiểm. Cai nghiện cho các đối tượng sử dụng ma túy là một khâu rất quan trọng, là bước đầu giúp các đối tượng từ bỏ không dùng đến ma túy. Do vậy, thành phố cần có các chính sách hỗ trợ khuyến khích thiết thực giúp các cán bộ, nhân viên ở đây yên tâm công tác. Hoàn thiện chế độ chính sách, lương, phụ cấp cho cán bộ và nhân viên làm công tác quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng: Lực lượng tham gia hỗ trợ quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng thường là Công an, cán bộ phòng, chống tệ nạn xã hội của phường, xã và lực lượng tình nguyện. Bên cạnh đó có các lực lượng khác hỗ trợ như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, các tổ chức xã hội cần có những phụ cấp, hỗ trợ, đãi ngộ sao cho hợp lý và tốt hơn. 3.3.3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác ngăn chặn buôn bán ma túy Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy phòng, chống và kiểm soát ma túy từ thành phố đến phường, xã cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Nâng cao trách nhiệm chỉ đạo điều hành của UBND các cấp về chỉ 74 đạo thực hiện các giải pháp phòng, chống và kiểm soát ma túy ở địa phương; tăng cường năng lực cho đội ngũ làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống ma túy và lực lượng chuyên trách làm công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy của Công an thành phố. Tăng cường biên chế và bố trí đủ lực lượng làm công tác phòng, chống tội phạm ma túy cho Công an các phường, xã trọng điểm về tệ nạn ma túy; chuẩn hóa về tổ chức bộ máy, cán bộ ở Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động - Xã hội và Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy. Tăng cường năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ thường trực phòng, chống ma túy của Ban Chỉ đạo các cấp, đội ngũ tình nguyện viên, thông qua tổ chức tập huấn, trang bị kiến thức về phòng, chống ma túy. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước về phòng, chống và kiểm soát ma túy. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ vào công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống ma túy các cấp đáp ứng yêu cầu đòi hỏi trong việc thu thập, quản lý, xử lý thông tin, thống kê và công bố số liệu, báo cáo về tình hình tệ nạn ma túy; xây dựng, thực hiện và quản lý các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về phòng, chống ma túy và huy động các nguồn lực. Hàng năm, thành phố có kế hoạch bố trí đào tạo và đào tạo lại như mở các lớp tập huấn, giảng dạy ngắn hạn về kiến thức chuyên môn mới, kỹ năng cho các cán bộ đã công tác và cán bộ mới tham gia quản lý Nhà nước về phòng, chống và kiểm soát ma túy để họ có thể trang bị kiến thức mới, bắt kịp với xu thế phát triển của xã hội và trong lĩnh vực này. Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền và giáo dục phòng, chống ma túy Hiện nay lực lượng làm công tác tuyên truyền tác hại của ma túy là rất mỏng và yếu. Lực lượng này hầu hết là kiêm nhiệm, là cộng tác viên, tuyên truyền viên các đoàn thể chính trị - xã hội. Phần lớn lực lượng này đều chưa được đào tạo chuyên sâu về tuyên truyền, các kiến thức về ma túy, tâm lý của người nghiện ma túy. Do vậy khi đội ngũ này tham gia công tác tuyên truyền, 75 hầu như phải đào tạo lại từ đầu. Hàng năm các lực lượng này phải được tập huấn nâng cao trình độ chuyên sâu, để phù hợp với sự phát triển của xã hội và sự đa dạng và phức tạp của ma túy để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Các thầy, cô giáo phụ trách mảng tuyên truyền, giáo dục về tác hại của ma túy trong các trường học, cấp học luôn luôn phải cập nhật, trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn về lĩnh vực của mình bằng nhiều biện pháp khác nhau. Để nâng cao tay nghề, bắt kịp với xu thế phát triển chung của xã hội; các cấp quản lý, lãnh đạo trong phòng chống ma túy phải có những kế hoạch cụ thể như bố trí, cử những cán bộ đang đảm nhận vị trí tuyên truyền, giáo dục trong các trường học được tập huấn các kỹ năng truyền thông, bồi dưỡng kiến thức bằng các khóa ngắn hạn... để cho họ có thể vững tâm giảng dạy lại cho các lớp học sinh về tác hại, cách phòng, chống và kiểm soát ma túy một cách có hiệu quả. Thành phố cần có kế hoạch, chương trình đưa lực lượng cán bộ làm công tác tuyên truyền đi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác hoặc ở các nước có kinh nghiệm về phòng, chống và kiểm soát ma túy để học tập nâng cao trình độ. Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác quản lý cai nghiện và sau cai nghiện Mỗi cán bộ, nhân viên phải tự nâng cao về nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bằng nhiều hình thức khác nhau. Mỗi cá nhân cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, vận dụng sáng tạo trong thực tiễn. Cán bộ, nhân viên phải xây dựng ý chí phấn đấu vươn lên, xây dựng cho mình quyết tâm khắc phục khó khăn, làm việc có kế hoạch, khoa học, hiệu quả. Có nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đối với cán bộ nhân viên trong các Trung tâm, chủ động sáng tạo trong công tác đào tạo và đào tạo lại, rà soát lại trình độ chuyên môn của các cán bộ đã được đào tạo. Căn cứ vào chức năng của từng đơn vị, nhu cầu sử dụng cán bộ hiện nay để lên kế hoạch đào tạo và đào tạo lại một cách tổng thể, đem lại hiệu 76 quả thiết thực. Mục đích của đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên là để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, nhu cầu mới của Trung tâm trong tình hình mới. Trước mắt cần đào tạo ngay kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho các cán bộ đang làm việc tại các Trung tâm cai nghiện để nâng cao trình độ, nghiệp vụ quản lý. Duy trì tổ chức cho các cán bộ học tập các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản của Thành phố, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị, tổ chức các chương trình tọa đàm giao lưu với nhiều chủ đề mang nhiều nội dung phong phú phục vụ công tác chuyên môn. Chủ động mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho cán bộ, mời các chuyên gia có trình độ về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, về tâm sinh lý, chuyên gia về nghiệp vụ, giáo dục, dạy nghề về tư vấn, tổ chức lao động sản xuất, y tế phục hồi sức khỏe... đến Trung tâm giảng dạy, hướng dẫn trực tiếp cho cán bộ quản lý. Chọn lọc những cán bộ có trình độ năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần cầu thị, Trung tâm tạo điều kiện cho cán bộ được đi học các khóa chính quy dài hạn (đào tạo bác sĩ, chuyên gia tâm lý, quản lý) về phục vụ đơn vị lâu dài. Có kế hoạch đào tạo lại đội ngũ cán bộ đã qua đào tạo theo các chức danh đang đảm nhận bằng việc tạo điều kiện cho cán bộ tham dự học tập các lớp chính quy theo các hệ dài hạn, tại chức, tổ chức học tập và hướng dẫn cán bộ nhân viên làm việc theo nội quy, quy chế làm việc của Trung tâm. Hàng năm, Trung tâm luôn có các kế hoạch đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho cán bộ nhân viên trong Trung tâm để nâng cao trình độ chuyên môn và các kỹ năng khác. 3.3.4. Đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục Phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống cơ quan thông tin, tuyên truyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp với công tác tuyên truyền. Thường xuyên đổi 77 mới nội dung, triển khai đồng bộ các loại hình thông tin tuyên truyền, duy trì, phát huy các loại hình tuyên truyền hiệu quả; Tăng cường tuyên truyền bề rộng, đẩy mạnh tuyên truyền chiều sâu, phát huy hiệu quả tuyên truyền bằng tiếp cận trực tiếp; chú trọng lồng ghép các nội dung tuyên truyền về phòng, chống ma túy với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; Tập trung tuyên truyền cho số người có nguy cơ mắc nghiện cao ở cộng đồng, học sinh trong trường học, cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hàng, người đang cai nghiện trong các Trung tâm; Tăng cường công tác quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa giải trí, ngăn chặn không để phát sinh tệ nạn ma túy; Các phương tiện truyền thông cần tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức, nội dung thiết thực; các cơ quan báo đài của thành phố phát huy lợi thế của mình để đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền phòng chống ma túy, khai thác tuyên truyền có hiệu quả trên hệ thống đài truyền thanh tại các phường, xã; thông qua hoạt động của các đoàn thể góp phần tạo bước chuyển biến tích cực, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống ma túy và tác hại của ma túy nhằm làm giảm tệ nạn ma túy trong đời sống xã hội; gắn tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy với các nội dung xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng khu phố, ấp văn hóa... xây dựng xã, phường không tệ nạn xã hội. Lồng ghép với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các cuộc mít tinh, diễu hành, treo băng rôn, khẩu hiệu...Giới thiệu, biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn. Đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục tác hại của ma túy trong trường học Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội và đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên trong các hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma túy ở từng cấp học, trường học... 78 Chủ động, thường xuyên cung cấp, cập nhật thông tin về các vấn đề phòng, chống ma túy, HIV/AIDS đến đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội. Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội với các nội dung: Kiến thức và các kỹ năng tổ chức hoạt động truyền thông thay đổi hành vi cho thanh thiếu niên về phòng, chống tệ nạn ma túy; phòng, chống HIV/AIDS, kỹ năng lập kế hoạch, quản lý, điều hành, giám sát hoạt động của các mô hình can thiệp trong thanh thiếu niên. Đa dạng hóa về nội dung, phương pháp tuyên truyền, giáo dục bảo đảm tính thân thiện, phù hợp với đặc điểm của từng các cấp học, lồng ghép với các hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống tại các cấp học, trường và lớp. Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, hội thi tìm hiểu kiến thức về phòng chống tệ nạn ma túy; chiến dịch truyền thông nhân ngày thế giới phòng chống ma túy (26-6); Tháng thanh niên, Chiến dịch Tình nguyện Hè; Chiến dịch truyền thông nhân ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS (01-12),... Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống ma túy trong cộng đồng, khu dân cư Tiếp tục xây dựng, củng cố, duy trì hoạt động và nhân rộng các mô hình can thiệp phòng, chống ma túy; phòng, chống HIV/AIDS và mại dâm tại cộng đồng như: Đội thanh niên tình nguyện thắp sáng niềm tin, Đội tuyên truyền thanh niên, câu lạc bộ thanh niên phòng, chống tệ nạn ma túy; phòng, chống HIV/AIDS và mại dâm, các Hội thi, Hội trại,... phù hợp với nhu cầu, nhận thức của các nhóm đối tượng thanh thiếu niên và đặc điểm của địa phương. Đa dạng hóa hình thức hoạt động, phối hợp giữa tuyên truyền và hành động, lồng ghép nội dung, phòng chống tệ nạn ma túy; phòng chống HIV/AIDS, mại dâm với các hoạt động của đoàn thể thu hút đông đảo thanh thiếu niên và nhân dân tham gia. Tổ chức học tập, quán triệt cho thanh thiếu niên chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tệ nạn ma túy; phòng chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng tuyên truyền cho người dễ bị lây nhiễm HIV; đưa nội dung phòng, chống 79 ma túy; phòng, chống HIV/AIDS, mại dâm vào các buổi sinh hoạt của Đoàn thanh niên, các cuộc họp tổ dân phố, khu phố, ấp... Tăng cường và phối hợp các hình thức tuyên truyền trực tiếp và truyền thông đại chúng để chuyển tải nội dung về phòng, chống tệ nạn ma túy; phòng, chống HIV/AIDS, mại dâm. Biên tập và phát hành các tài liệu tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn ma túy; phòng chống HIV/AIDS, mại dâm (bản tin, tờ rơi, áp phích, đĩa nội dung tuyên truyền,...) phù hợp với từng nhóm đối tượng thanh thiếu niên. Phối hợp cùng các cơ quan báo chí, Website, mở các chuyên mục tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn ma túy; phòng, chống HIV/AIDS và mại dâm. Giới thiệu, tuyên truyền rộng rãi các cách làm hay, những mô hình, gương điển hình trong công tác phòng, chống các tệ nạn ma túy; phòng, chống HIV/AIDS, mại dâm. Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể trong việc triển khai, xây dựng mô hình, phòng chống tệ nạn ma túy; phòng, chống HIV/AIDS và mại dâm ở các phường, xã. Phối hợp với các ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Công an, các tổ chức nghề nghiệp, nhằm tập hợp, hỗ trợ, tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên sau cai nghiện ma túy. Gắn với các nội dung được cụ thể trong các phong trào, trong đó đặc biệt chú ý đến các đối tượng thanh niên sau cai nghiện ma tuý; phát động phong trào và tổ chức ký cam kết “Thanh niên nói không với ma túy” trên địa bàn phường, xã. Tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả và nhân rộng các mô hình hoạt động. Xây dựng kế hoạch phối hợp với các ban ngành liên quan nâng cao tính hiệu quả trong công tác phòng, chống ma túy; phòng ,chống HIV/AIDS và mại dâm. Đẩy mạnh triển khai các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát nguồn cung cấp ma túy Để thực hiện tốt công tác này phải tăng cường và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, từng tổ chức và của mỗi công dân. Đẩy mạnh các hoạt động thiết thực vận động các tầng lớp nhân dân thành phố tích cực tham gia. Tích cực hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy” và Ngày 80 “toàn dân phòng, chống ma túy” (26-6), UBND thành phố xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố. Theo đó, ngoài việc tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 - 3 - 2008 của Bộ Chính trị về “tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới” và Chương trình hành động số 20-Ctr/TU, ngày 12 - 7 - 2008 của Thành ủy về thực hiện Chỉ thị số 21- CT/TW của Bộ Chính trị; Luật Phòng chống ma túy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản chỉ đạo của các cấp lãnh đạo về công tác phòng, chống ma túy, UBND thành phố Rạch Giá có kế hoạch chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, ban ngành của thành phố thực hiện. Cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân, cán bộ, công nhân viên trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức cảnh giác trước phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại đối tượng, phát động sâu rộng phong trào toàn dân tham gia tố giác tội phạm, nhất là tội phạm về mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy. Công an thành phố chủ động kiểm tra ngăn chặn nguồn ma túy thẩm lậu từ nước ngoài vào hoặc từ thành phố trung chuyển ra nước ngoài và các địa phương lân cận; kiểm soát, quản lý chặt chẽ các loại tiền chất, chất gây nghiện, hướng thần và thuốc tân dược gây nghiện; chủ động phòng ngừa việc điều chế và sản xuất ma túy tổng hợp trên địa bàn thành phố. Tổ chức đấu tranh với các đối tượng mua bán, vận chuyển ma túy từ các địa phương khác vào thành phố tiêu thụ. Tăng cường các hoạt động điều tra, phát hiện, bắt giữ và sớm kết luận đề nghị truy tố các đối tượng mua bán, vận chuyển, tàng trữ và tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy. Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân thành phố phối hợp với Công an thành phố đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố xét xử các vụ án ma túy, tổ chức 81 đưa ra xét xử lưu động tại các địa bàn trọng điểm về ma túy, để nâng cao tính giáo dục, phòng ngừa và răn đe tội phạm. Triển khai thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Công an, trong đó, coi trọng biện pháp vận động quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy; chú trọng công tác điều tra cơ bản nắm chắc tình hình, thường xuyên rà soát địa bàn, tăng cường lực lượng trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, tập trung triệt xóa các đường dây, ổ nhóm mua bán ma túy. Kịp thời phát hiện và đấu tranh triệt xóa, giải quyết triệt để, dứt điểm các điểm, tụ điểm hoạt động tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn; ưu tiên đầu tư trang, thiết bị chuyên dùng cho lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng làm công tác phòng, chống ma túy. Ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma túy xâm nhập vào thành phố; tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan điều tra với cơ quan truy tố, xét xử tội phạm về ma túy, nhằm nâng cao hiệu quả công tác truy tố, xét xử nghiêm minh và thi hành án tội phạm ma túy. Tăng cường hiệu quả, nâng cao nhận thức về công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát tiền chất. Quy định trách nhiệm quản lý, kiểm tra, kiểm soát và cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, nhất là nhóm tiền chất có nguy cơ cao. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành chức năng trong quản lý Nhà nước, tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm việc sản xuất, kinh doanh trái phép thuốc tân dược gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy, việc trồng các cây có chứa chất ma túy, tổ chức sử dụng ma túy trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện. - Đối với Công an thành phố Quán triệt phương châm lấy phòng ngừa là chính, lực lượng Công an thành phố cần huy động lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, các ngành, các cấp, đoàn thể trong cộng đồng dân cư tham gia phát hiện, tố giác các hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng ma túy của các đối tượng. 82 Hàng năm tập trung làm tốt công tác điều tra cơ bản để nắm tình hình về nguồn ma túy, người phạm tội ma túy, các điểm nóng, tụ điểm phức tạp về ma túy để đưa ra các biện pháp chủ động phòng, chống sao cho thích hợp và hiệu quả. Tập trung giải quyết cơ bản các địa bàn phường, xã trọng điểm về ma túy. Thực hiện cơ chế duy trì các địa bàn đã giải quyết, không để phát sinh các địa bàn phức tạp mới. Phối hợp chặt chẽ với UBND phường, xã và gia đình quản lý thật chặt, răn đe nghiêm khắc với những đối tượng sau cai nghiện trở về tái hòa nhập cộng đồng để phòng ngừa tái nghiện. Phối hợp với các tổ chức xã hội, Ban chỉ đạo phường, xã tổ chức tuyên truyền, giáo dục về Luật phòng chống ma túy thông qua biện pháp ấn hành văn bản luật và phát cho các gia đình trên địa bàn, kết hợp với hệ thống thông tin đại chúng như: phát thanh, truyền hình, các báo hàng ngày, các bản tin, tạp chí, tờ rơi, pano, áp phích... đồng thời sử dụng có hiệu quả hệ thống loa truyền thanh của các phường, xã để hực hiện việc tuyên truyền phòng, chống ma túy. Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp có kế hoạch chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể xã hội tích cực tham gia công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, xây dựng cụm dân cư, tổ dân phố, cơ quan, trường học không có người nghiện ma túy, không có tụ điểm mua bán ma túy. Nâng cao hiệu quả hoạt động tố giác tội phạm qua đường dây nóng, có những biện pháp đảm bảo bí mật, an toàn cho cho người phát hiện, tố giác cho nhân dân yên tâm. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Chỉ đạo Công an các phường, xã thường xuyên tổ chức điều tra nắm bắt tình hình số người nghiện, số đối tượng hoạt động phạm tội về ma túy. Những địa bàn, tụ điểm hoạt động phức tạp về ma túy, những người có nguy cơ mắc nghiện cao, số đối tượng bị bắt nhiều lần nhưng không xử lý được. Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo giải quyết và phải chịu trách nhiệm chính nếu để tình hình phức tạp về ma túy xảy ra tại địa phương mình phụ trách. 83 Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế, có kế hoạch quản lý các loại chất tân dược được phép lưu hành trên thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở thuốc tân dược có biểu hiện nghi vấn trên địa bàn thành phố. Tăng cường công tác lập, phân loại hồ sơ trước khi đưa đối tượng đi cai nghiện lâu năm, nhiều tiền án, tiền sự cần đưa vào các trường giáo dưỡng do ngành quản lý, nhằm hạn chế sự phức tạp. Kiên quyết bắt giữ, có biện pháp xử lý thích hợp những đối tượng có biểu hiện lợi dụng kẽ hở của pháp luật để buôn bán, tàng trữ chất ma túy. Mở rộng liên kết phối hợp tác chiến trong phát hiện đường dây, xử lý tội phạm với các đơn vị bạn. Tăng cường phối hợp hội thảo, trao đổi thông tin kinh nghiệm với cơ quan kiểm soát và phòng, chống ma túy của Liên hợp quốc (UNDP) với các tỉnh thuộc vương quốc Campuchia và các nước trong khu vực để hợp tác phòng, chống tội phạm ma túy. 3.3.5. Nhân rộng mô hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện Hoạt động quản lý cai nghiện tại các trường, trung tâm Quy hoạch các cơ sở cai nghiện ma túy với phương châm: đủ chỗ, đủ tầm và hiệu quả để cai nghiện cho toàn bộ người nghiện trên địa bàn thành phố. Thống nhất về quan đểm đầu tư cho cai nghiện là đầu tư cho an toàn, lành mạnh vì sự phát triển của xã hội, chứ không chỉ là đầu tư cho người nghiện ma túy, cai nghiện ma túy ngoài các liệu pháp cắt cơn, tâm lý cá nhân, tâm lý nhóm, thể thao...nhất thiết phải dùng phương thức lao động cải tạo để phục hồi chức năng cơ thể và giáo dục người nghiện biết quý trọng của cải vật chất. Bổ sung và nâng cao hiệu suất làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tại các Trường, Trung tâm cai nghiện thông qua các cơ chế chính sách thích đáng. Thành phố cần có cơ chế thu hút người có trình độ đào tạo chuyên môn cao như các ngành: y, dược, sư phạm, tâm lý ...về công tác tại các Trung tâm cai 84 nghiện, nhằm bổ sung thêm cán bộ nhân viên cho Trung tâm để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thành phố nên có các cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tập thể y, bác sỹ tại các Trung tâm đầu tư nghiên cứu các công trình khoa học thực nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả cai nghiện và chống tái nghiện. Hoạt động quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng Quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng (chống tái nghiện) là một biện pháp vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng vào việc giảm tỉ lệ tái nghiện cũng như các tệ nạn xã hội khác. Cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cấp cơ sở phải luôn quan tâm đầu tư, chỉ đạo hệ thống cộng tác viên ở xã, phường tham gia phát hiện sớm những đối tượng tái hòa nhập cộng đồng tái nghiện, cũng như đối tượng nghiện mới để tiến hành đưa đi cai nghiện và điều trị sớm. Khắc phục tình trạng phân biệt đối xử với những người nghiện sau khi cai trở về tái hòa nhập cộng đồng bằng các biện pháp truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng như giảm kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nghiện ma túy. UBND các phường, xã trên địa bàn thành phố cần thiết lập cơ chế kiểm tra, thanh tra công tác quản lý cai nghiện tại cộng đồng đối với các ban chỉ đạo địa phương. Nghiêm túc theo dõi các hoạt động trên địa bàn và có cơ chế hỗ trợ khi cần thiết đối với những cá nhân có quyết tâm cai nghiện nhưng không đủ điều kiện. Chính quyền địa phương cần huy động các lực lượng Công an, các tổ chức xã hội, tình nguyện viên... trên địa bàn tham gia hỗ trợ, quản lý sau cai nghiện, trực tiếp đào tạo kỹ năng tư vấn, kỹ năng quản lý người nghiện cho các lực lượng tham gia. Khi người nghiện tái hòa nhập cộng đồng, việc quản lý người nghiện tại gia đình là rất cần thiết, người thân của các đối tượng cần xây dựng cho họ lịch sinh hoạt của bản thân một cách chi tiết, để họ theo đó mà thực hiện. 85 Giúp các đối tượng hòa nhập với xã hội bằng cách đưa họ tham gia vào các phong trào đoàn thể, khu phố, cụm dân cư, giúp họ tự tin hơn và không bị mặc cảm. Đảm bảo cho người sau cai nghiện tiếp cận được với các dịch vụ hỗ trợ tại địa phương một cách tốt nhất như: các thủ tục hành chính, vay vốn, giới thiệu việc làm, học nghề .v.v.. Tóm lại, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý cai nghiện và sau cai nghiện, các giải pháp phải thực hiện đồng bộ và kết hợp với các biện pháp ngăn chặn nguồn cung cấp ma túy, kiểm tra giám sát chặt chẽ các đối tượng sau cai nghiện tại cộng đồng, mới có thể làm giảm tỉ lệ tái nghiện cũng như nghiện mới. Muốn giảm tỉ lệ tái nghiện cho những đối tượng sau cai tái hòa nhập cộng đồng, khâu rất quan trọng là ổn định được cuộc sống gia đình, tạo việc làm cho những đối tượng nghiện ma túy sau cai tái hòa nhập cộng đồng. Khi họ có công việc ổn định, tự nuôi sống bản thân, không có thời gian rảnh rỗi thì họ sẽ ít có nguy cơ sử dụng lại ma túy. Trong các Trường, Trung tâm khi đào tạo nghề cho những đối tượng cai nghiện, nên đào tạo ngành nghề phù hợp cho những đối tượng trên để khi họ ra khỏi Trường, Trung tâm cai nghiện có thể kiếm được việc làm tự nuôi sống bản thân, không phải phụ thuộc vào gia đình thì rất khó khăn và nan giải. Đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có một kế hoạch, lộ trình và những chính sách, biện pháp hợp lý thì mới có thể tạo được điều kiện cho những đối tượng này. Trên thực tế đã có đào tạo nghề cho đối tượng cai nghiện tại các Trường, Trung tâm và giới thiệu việc làm cho người sau cai nghiện tại cộng đồng nhưng chưa thực sự có hiệu quả. Chính sách đào tạo nghề cho người sau cai và giải quyết việc làm tại cộng đồng chưa căn cứ vào thực tế, nhu cầu xã hội, trình độ năng lực của người học, cũng như sở thích đam mê của họ... Mà các Trung tâm, cơ sở đào tạo nghề đại trà, đào tạo chung chung, một số nghề cố định cho mọi đối tượng sau cai, thời gian đào tạo ngắn, thực hành ít... cho nên khi các đối tượng ra khỏi Trường, Trung tâm tái hòa nhập cộng đồng một thời gian không 86 thể xin được việc làm hoặc làm được nghề mình đã được đào tạo nên khả năng tái nghiện rất cao. Muốn giải quyết được việc làm cho các đối tượng sau khi cai nghiện một cách bền vững, các Trường, Trung tâm cần thay đổi cách thức, tư duy ngành nghề đào tạo. Nên đào tạo những ngành nghề mà xã hội có nhu cầu cao và ổn định chứ không phải đào tạo những nghề mà Trường, Trung tâm có thế mạnh. Đào tạo phải có chất lượng, đảm bảo học viên được trang bị một nghề nghiệp thực sự chứ không phải đào tạo hình thức như hiện nay. Những đối tượng được đào tạo cần ưu tiên theo những tiêu chí, hoàn cảnh cụ thể... Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố cần xúc tiến tạo việc làm, các chính sách hỗ trợ cho người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Những hỗ trợ cần tập trung chủ yếu vào những nguồn, sản phẩm thu hút nhiều lao động thủ công, trình độ không cao, những Trung tâm đào tạo này phải luôn đảm bảo được đầu ra cho các học viên sau cai nghiện. Dạy nghề tại các Trường, Trung tâm nên chú ý tập trung vào các nghề như: rửa xe, cắt tóc, gội đầu, máy dân dụng, may mặc, cơ khí, xây dựng, thủ công mỹ nghệ... dần dần mới hướng vào dạy những nghề có trình độ cao, phù hợp hơn. UBND thành phố, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố cần nghiên cứu các cơ chế, tạo liên kết đầu tư giữa các Trường, Trung tâm cai nghiện với các công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất.v.v.. có những chính sách khuyến khích họ thu nhận hoặc tạo việc làm cho những đối tượng khi cai nghiện học nghề tại các Trường, Trung tâm và sau này tái hòa nhập cộng đồng đến làm việc. Tiếp tục đa dạng hóa, xã hội hóa các hình thức, biện pháp cai nghiện, trong đó chú trọng biện pháp cai nghiện tập trung với triển khai nhân rộng hình thức cai nghiện và quản lý sau cai tại gia đình, cộng đồng theo quy định của pháp luật hiện hành. Mở rộng Đề án điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone nhằm giảm thiểu tác hại do ma túy gây ra. Khuyến khích các tổ chức, tư nhân tham gia vào công tác quản lý cai nghiện bằng điều trị thay thế Methadone có thu phí dưới sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng. 87 Cần có các cơ chế, chính sách khen thưởng, khuyến khích, tạo điều kiện cho cộng đồng, dân cư trong xã hội tham gia vào công tác đấu tranh, tuyên truyền phòng chống ma túy và cai nghiện ma túy bằng nhiều hình thức. Khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia công tác quản lý người sau cai nghiện tại cộng đồng nhằm hạn chế tỉ lệ tái nghiện. Hàng năm tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá hiệu quả một số mô hình quản lý cai nghiện và quản lý sau cai nghiện có hiệu quả để tiếp tục chỉ đạo triển khai nhân rộng. 3.3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy Phòng, chống ma túy là không phải nhiệm vụ riêng từng nước, khu vực cụ thể nào. Hợp tác quốc tế và khu vực để cùng nhau trao đổi thống nhất đưa ra các chế tài xử phạt về hành vi vận chuyển, buôn bán ma túy xuyên quốc gia. Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế và nghĩa vụ quốc tế trong phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ngoài việc tiếp tục phối hợp với các tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia để phòng, chống ma túy theo chương trình mà thành phố đã ký kết. Về lâu dài, thành phố cần đẩy mạnh giao lưu quốc tế rộng hơn nữa để tăng cường hợp tác, học hỏi chuyên môn, kinh nghiệm của các nước tiên tiến có kinh nghiệm về phòng, chống ma túy cũng như các biện pháp cai nghiện để vận dụng và triển khai hiệu quả quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố Rạch Giá trong thời gian tới. 88 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 Do tác động nhiều chiều của các yếu tố kinh tế, xã hội trong điều kiện hiện nay, tệ nạn ma tuý ở Rạch Giá sẽ còn diễn biến phức tạp. Tội phạm ma túy gắn kết chặt chẽ với các loại tội phạm khác như tham nhũng, rửa tiền, buôn bán vũ khí, phụ nữ và trẻ em...đang và sẽ là thách thức lớn đối với toàn xã hội. Bởi vậy, nếu không có những giải pháp quản lý đồng bộ, phù hợp theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tệ nạn ma tuý thì có thể làm cho tình hình này để lại nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cộng đồng. Việc nghiên cứu có hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trong tình hình hiện nay làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Rạch Giá trong thời gian tới có ý nghĩa quan trọng để giải quyết những vấn đề cấp bách đối phó với tệ nạn ma túy. Các giải pháp tập trung vào nâng cao năng lực phòng, chống tệ nạn ma túy của cơ quan Nhà nước của thành phố Rạch Giá nói chung, lực lượng Công an thành phố Rạch Giá nói riêng góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn này ở thành phố Rạch Giá trong tình hình mới. Trong đó việc đề xuất hoàn thiện tổ chức bộ máy, lực lượng phòng, chống ma túy của thành phố Rạch Giá được coi là giải pháp trung tâm nhằm tăng cường vai trò của cơ quan có thẩm quyền đối với việc tổ chức đấu tranh và phát động nhân dân và toàn xã hội tham gia đấu tranh chống tệ nạn ma túy. 89 KẾT LUẬN Mục tiêu cơ bản của Chương trình Quốc gia về phòng, chống ma túy là tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực QLNN của chính quyền các cấp, phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng CAND, trách nhiệm của các bộ, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia phòng, chống ma túy. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền thành phố đã chỉ đạo các cơ quan QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh kiềm chế sự gia tăng của tội phạm và tệ nạn ma túy; triệt phá các đường dây, tổ chức tội phạm ma túy, ngăn chặn có hiệu quả ma túy thẩm lậu từ nước ngoài vào địa phương; đã củng cố, kiện toàn Trung tâm cai nghiện và quản lý sau cai, hoạt động cai nghiện đạt nhiều kết quả tốt; công tác triệt xóa cây có chứa chất ma túy đã được triển khai và đẩy mạnh ở nhiều phường, xã đạt kết quả tích cực; công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy đã mở rộng đến tận nhiều tầng lớp trong xã hội; hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy với các tỉnh, thành phố thuộc Vương quốc Campuchia đã được mở rộng, phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Bên cạnh đó, chưa có một đề tài nào đi sâu nghiên cứu hoạt động QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá một cách có hệ thống, toàn diện. Vì vậy, đề tài: “Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Rạch Giá" mà phạm vi nghiên cứu tập trung vào QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Rạch Giá có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể đánh giá trên những nội dung sau: Thứ nhất, luận văn đã khái quát và đưa ra hệ thống lý luận về QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy gồm: khái niệm, mục đích, nguyên tắc, quan điểm, nội dung của QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Những nội dung này được phân tích, trình bày loogic, khoa học và có hệ thống. 90 Đồng thời, luận văn đã xây dựng hệ thống những vấn đề lý luận về hiệu lực, hiệu quả QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Do đó, nội dung luận văn đã có những đóng góp nhất định, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá. Thứ hai, luận văn đã khảo sát và đánh giá thực trạng QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá hiện nay, trong đó đánh giá kết quả của việc ban hành thể chế hành chính và thực hiện pháp luật phòng, chống ma túy; tổ chức bộ máy và công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phòng, chống ma túy; hiệu quả, hiệu lực QLNN về phòng, chống ma túy trên các mặt: đấu tranh chống tội phạm ma túy; quản lý và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, cai nghiện ma túy và quản lý sau cai; xóa bỏ và thay thế cây có chứa chất ma túy; hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy. Những kết quả trên là cơ sở để luận văn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Rạch Giá trong thời gian tới. Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, các quan điểm của Đảng, Nhà nước và của cấp ủy, chính quyền thành phố về phòng, chống ma túy, luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá trong thời gian tới. Các giải pháp luận văn đưa ra khá đồng bộ, mang tính khả thi cao và phù hợp với thực tiễn hoạt động QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá hiện nay. Tóm lại, luận văn đã có những đóng góp tích cực nhất định, nhằm không ngừng hoàn thiện hệ thống lý luận về hoạt động QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Có thể khẳng định, đây là công trình khoa học đầu tiên, nghiên cứu có hệ thống về hoạt động QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Rạch Giá. Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại thành phố Rạch Giá trong thời gian tới./. 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Khắc Ánh (2013), Quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 2. Bộ Công an (2012), Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 3. Bộ Công an (2006): Quyết định 826/2006/QĐ-BCA(X13) ngày 20/7/2006 quy định về chức trách, nhiệm vụ của công an xã, phường, thị trấn. 4. Bộ Công an - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Nghị quyết liên tịch số 03/2010/NQLT, ngày 24/6/2010 về "Phối hợp phòng, chống tội phạm ma túy trong thanh thiếu niên". 5. Bộ Công an - Viện Nghiên cứu Chiến lược và Khoa học Công an (2005), Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân. 6. Chính phủ (2009), Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. 7. Chính phủ (2012), Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ hướng dẫn Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. 8. Chính phủ (2013), Nghị định số 111/2013/NQ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn. 9. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 167/2013/NQ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. 10. Chính phủ (2013), Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. 92 11. Chính phủ (2014), Nghị định số 107/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ- CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. 12. Chính phủ (1998), Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm. 13. Công an thành phố Rạch Giá (2011), Báo cáo rà soát và xây dựng phương án biên chế Công an thành phố Rạch Giá năm 2011. 14. Công an thành phố Rạch Giá (2010), Báo cáo tổng kết công tác đấu tranh phòng, chống ma túy năm 2010. 15. Công an thành phố Rạch Giá (2011), Báo cáo tổng kết công tác đấu tranh phòng, chống ma túy năm 2011. 16. Công an thành phố Rạch Giá (2012), Báo cáo tổng kết công tác đấu tranh phòng, chống ma túy năm 2012. 17. Công an thành phố Rạch Giá (2013), Báo cáo tổng kết công tác đấu tranh phòng, chống ma túy năm 2013. 18. Công an thành phố Rạch Giá (2014), Báo cáo tổng kết công tác đấu tranh phòng, chống ma túy năm 2014. 19. Công an thành phố Rạch Giá (2015), Báo cáo tổng kết công tác đấu tranh phòng, chống ma túy năm 2015. 20. Công an thành phố Rạch Giá (2016), Báo cáo tổng kết công tác đấu tranh phòng, chống ma túy giai đoạn 2010 - 2016. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 23. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập (tập 5), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập (tập 6), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 93 25. Hồ Chí Minh, Toàn tập (tập 12), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. 26. Học viện Cảnh sát nhân dân (2007), Giáo trình quản lí nhà nước về an ninh trật tự, Hà Nội. 27. Học viện Hành Chính (2006), tài liệu tham khảo quản lí hành chính nhà nước về văn hoá – xã hội, giáo dục – y tế, an ninh - quốc phòng, Hà Nội. 28. Học viện Hành chính (2009), Giáo trình Quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 29. Nguyễn Duy Hùng, Hồ Trọng Ngữ (1997), Những vấn đề lí luận và thực tiễn quản lý nhà nước về an ninh trật tự, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Công an, Hà Nội. 30. Nguyễn Lân (2003), Từ điển Từ và Ngữ Hán - Việt, Nxb Văn học, Hà Nội. 31. Trần Viết Long và tập thể tác giả Học viện CSND (2007), Quản lý nhà nước về an ninh trật tự, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 32. Quốc hội (2005), Luật Công an nhân dân, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Nguyễn Xuân Yêm (1998), Một số vấn đề quản lía nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dau_tranh_phong_chong_toi_pham.pdf
Luận văn liên quan